XÃ NGHĨA MỸ
Sau khi Biden rút dù tháo chạy, bà phó Kamala lên thay thế, ra tranh cử TT cuối năm nay. Bà tuyên bố "Trong một nhiệm kỳ, Biden đã có gia tài thành tích vượt qua hầu hết các TT làm đủ hai nhiệm kỳ" (In one term, he has already surpassed the legacy of most presidents who served two terms in office).
Bà dân biểu Nancy Pelosi nói "Nước Mỹ thật sự đã có phúc lớn hưởng được sự khôn ngoan và tài lãnh đạo của Biden, là TT luôn luôn tin tưởng vào khả năng của dân Mỹ, và cho dân Mỹ đạt được nguyện vọng (always believing in the possibilities of America and giving people the opportunity to reach their fulfillment).
Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh tụ khối đa số DC trong thượng viện ca tụng Biden là một "công chức tận tụy và một tổng thống tuyệt đối đặc biệt" (the most dedicated of public servants, and an extraordinary president).
Để giúp quý độc giả hiểu cho rõ những lời khen tặng trên, kẻ này xin dịch qua tiếng Nôm cho quý vị. Bà Kamala cám ơn Biden để lại gia tài của mẹ là 'một nước Mỹ buồn' nhưng chưa tệ nhất. Bà Pelosi khen Biden biết đã mất hậu thuẫn, sẽ thua, tránh đường rồi tự sát cho dân Mỹ đạt được nguyện vọng. Ông Schumer khen Biden là công chức biết nghe lệnh thượng cấp.
Khen nức nở, nhưng sự thật thế nào?
Quý vị đọc và nghĩ cho kỹ: đó có phải là những lời khen dành cho một TT thật sự có đại công với đất nước và dân tộc không? Một TT tháo chạy mà sao mọi người xúm lại cám ơn vì đã biết phải tránh đường? Mà trước đó, theo tin tức của tất cả giới truyền thông, chính những người nức nở ca tụng Biden lại là những người đã dùng đủ mọi cách ép Biden phải tự sát. Kể cả Obama đã điện thoại cho Biden cho biết nếu Biden không rút ngay thì qua ngày hôm sau, bà Kamala sẽ viện dẫn tu chánh án 25 của Hiến Pháp để 'đảo chánh'. Biden đọc diễn văn rút lui trong khi gia đình ôm nhau cùng khóc sướt mướt.
Thô bạo và thô bỉ nhất phải là bà Pelosi khi bà đã là người chủ chốt trong việc kéo giò Biden, nhưng bây giờ lại hùng hổ tuyên bố "Biden xứng đáng được khắc tượng trên núi Rushmore"!!!
Núi Rushmore
Như DĐTC đã viết, ông nghị sĩ dở hơi của đảng DC, John Fetterman đã nói một câu thật ý nghĩa: “Làm ơn tha cho tôi, đừng than khóc gì cho Biden khi dấu tay của quý vị vẫn còn trên cán dao đâm sau lưng Biden”.
Sự thật là Biden cuối cùng cũng chỉ là con chốt cần phải thí để cánh tả Mỹ có thể áp đặt chế độ xã nghĩa lên xứ Mỹ này thôi. Tất cả những tung hô hay múa may đảo chánh trong hậu trường chỉ là những màn múa rối hỏa mù của đám cánh tả muốn che lấp sự thật. Những con vẹt tị nạn a dua theo chỉ là đám u mê theo voi hít bã mía mà tuyệt đối không ý thức được mình đang làm gì, khỏi cần bàn thêm.
Tuần này, DĐTC sẽ cùng quý độc giả xét cho kỹ chế độ xã nghĩa mà cánh tả Mỹ đang muốn áp đặt vào xứ thành đồng của tự do dân chủ này.
Phải nói ngay, xã nghĩa theo mô thức Mỹ hoàn toàn chưa phải là chế độ CS của những Xít-ta-lin hay Mao, cũng khác rất xa các chế độ xã nghĩa Bắc Âu hay Tây Âu, mà mang những sắc thái đặc biệt Mỹ, qua ít nhất hai đặc điểm chung dưới đây.
1. Chính trị 'lý lịch'
Chính trị cổ điển là chính trị dựa trên quan điểm ý thức hệ chính trị bảo thủ hay cấp tiến, tự do dân chủ hay độc tài đảng trị, tư bản hay cộng sản. Đó là chính trị để người dân được lựa chọn giữa các chính sách lớn, các luật lệ Nhà Nước.
Chuyện đáng nói là cái loại chính trị cổ điển đó đã được mang vào bảo tàng viện ít nhất từ thời Obama rồi. Thời đại này là thời của chính trị gọi là 'lý lịch', tạm dịch từ tiếng Mỹ là 'identity politics', theo đó chẳng ai dòm ngó tới chính sách gì, hay ý thức hệ gì, cũng chẳng thèm để ý tới những thành quả cụ thể và thực tế trên cuộc sống của người dân, mà chỉ chú tâm vào những nét đặc trưng của mỗi chính trị gia, kiểu như da màu gì, thuộc chủng tộc nào, giới tính gì, theo tôn giáo nào, tính tốt tính xấu cá nhân như thế nào.
Đó chính là nền tảng của sách lược 'an bang tế thế' mới, văn minh, tiến bộ, gọi là DEI, nghĩa là Diversity-Equity-Inclusiveness.
Cái lạ là tất cả những yếu tố quan trọng mới dùng để lượng giá giá trị của một người lãnh đạo, lại là những yếu tố chẳng có một ly ảnh hưởng nào trên cá nhân mỗi người dân, trên gia đình họ, trên quyền lợi chung của cả nước và cả dân tộc. Tổng thống có là da xanh hay đỏ, lại cái hay lại đực,... chẳng có một ly ảnh hưởng nào đến quyền lợi của gia đình tôi. Thế đấy, mà bây giờ lại thành tiêu chuẩn bầu cử quan trọng nhất. Y chang kiểu năm xưa, cụ VVLộc nhà ta nhất định bỏ phiếu cho Obama vì anh ta là da đen, rồi cho bà Hillary sau đó chỉ vì bà là... đàn bà, Obama và Hillary giỏi hay tệ không quan trọng. Bây giờ, không cần nói ra, ai cũng biết cụ VVL sẽ bầu cho Kamala vì chẳng những đó là da đen mà lại còn đàn bà nữa, kiểu như Obama + Hillary, wá đả!
Cái biện bạch của những người chủ tương 'chính trị theo lý lịch' này rất giản dị: họ cho rằng một phụ nữ làm tổng thống chẳng hạn, sẽ bảo vệ quyền lợi phụ nữ mạnh và hữu hiệu hơn. Hay một tổng thống da đen sẽ có ưu tiên bảo vệ quyền lợi dân da đen hơn. Nghĩa là họ chấp nhận một tổng thống phe phái, không lo cho toàn dân, mà chỉ ưu tiên cho một khối dân nào đó, cho khối dân giống mình, như cùng giới tính, cùng màu da, còn những khối dân khác thì... who cares? Họ bỏ qua hoàn toàn yếu tố căn bản nhất: người được chọn theo tiêu chuẩn màu da, giới tính đó có khả năng hay có kinh nghiệm như thế nào? Có gánh vác nổi trọng trách không? Có đủ cái bao dung để lo cho TẤT CẢ MỌI CÔNG DÂN bất kể giới tính hay màu da không?
Trong cái nhìn cổ điển, trách nhiệm được trao cho người có khả năng và kinh nghiệm nhất, bất kể người đó da màu gì hay giới tính nào. Đó gọi là chính sách tuyển dụng người theo thành tích, Mỹ gọi là chế độ 'meritocracy', dựa trên merit, tức là có thành tích xứng đáng hay không, được áp dụng trong chính trị từ trước tới gần đây, và cũng được áp dụng triệt để trong kinh doanh, trong hành chánh: đưa đến những kết quả tất nhiên là những người giỏi hơn cũng là những người có trách nhiệm cao hơn và lớn hơn, mà hậu quả là cả nước được nhờ. Trong kiểu tuyển dụng người theo những tiêu chuẩn mới như giới tính và màu da, thì khả năng, kinh nghiệm và thành tích giỏi hay dở trở thành những yếu tố phụ, giỏi thì tốt, tệ cũng chẳng sao. Tức là vì nhu cầu 'lý lịch', chấp nhận những người dở hơn, để rồi kết quả chung cuộc là một chế độ tầm thường, hay 'mediocracy'. Thay vì nâng cả nước lên, tiêu chuẩn lý lịch chỉ kéo cả nước xuống hạng tầm thường. Cũng chẳng sao vì theo lý tưởng xã nghĩa, công bằng là chính, phát triển là phụ.
Cái mô thức 'chính trị lý lịch' bây giờ đã lan ra cả nước, đặc biệt là trong khối cử tri của đảng DC. Thật ra, nếu những tiêu chuẩn 'lý lịch' được áp dụng đồng đểu thì tuy hạ cấp cả nước, vẫn còn có thể hiểu được. Nhưng chính trị lý lịch bây giờ lại được dùng một chiều, cố nâng cao đám DC trong khi nhận chìm khối CH.
Diễn biến đó giải thích tại sao, trước đây cử tri DC hết sức đắn đo ngại việc bỏ Biden cho dù tất cả mọi thống kê và tin tức thời sự đều xác nhận về mặt quyền lợi của nước Mỹ và dân Mỹ, Biden đã là TT tệ hại nhất lịch sử cận đại Mỹ. Sau khi Biden bị lãnh đạo đảng DC 'đảo chánh' không phải vì bây giờ họ mới biết Biden quá tệ, mà vì bây giờ họ thấy rõ Biden sẽ bị Trump tàn sát không còn manh giáp, dân Mỹ vội vã ôm chầm lấy người được lãnh đạo đảng 'đề cử' thay thế, bà Kamala. Đảo chánh để đáp ứng đòi hỏi của bầu cử, để thắng.
Vấn đề đối với cử tri DC là cái 'lý lịch' của Trump -ông già da trắng, triệu phú- không chấp nhận được, bất cần biết những thành tích về kinh tế, xã hội, an ninh,... gì gì mà Trump đã đạt được cho đất nước. Cái 'lý lịch' không hoàn hảo theo tiêu chuẩn 'văn minh cấp tiến' của Trump đã khiến một nửa nước Mỹ mù quáng không còn nhìn thấy chính sách, sách lược gì nữa, không còn nhìn thấy những thành quả an bang tế thế của Trump, cũng chẳng nhìn thấy những đại họa lạm phát, nạn trộm cướp hoành hành, khủng hoảng biên giới, của Biden. Mà chỉ nhìn thấy cái bản mặt thấy ghét của Trump so với cái mặt lờ mở thấy tội nghiệp, đáng thương hại của Biden thôi.
Chính trị 'lý lịch' dựa trên DEI đó bây giờ đã thành nền tảng trong sách lược vận động tranh cử của liên danh DC khi không ai nghe liên danh này nói gì về chính sách nào hay chương hành động như thế nào, mà chỉ nghe họ xoáy vào việc bôi bác cá nhân ông Trump và cá nhân ông Vance, rồi tung hô bà Kamala trong tư cách đàn bà da đen. Tuy bảo đảm sẽ được ít nhất một phiếu của cụ VVLộc, nhưng hậu quả trên cả nước là một câu hỏi khổng lồ. Phe chống bà Kamala bây giờ gọi bà là DEI VP, nghĩa là một VP được bổ nhiệm nhờ chính sách DEI, chứ chẳng phải nhờ tài năng, khả năng, kinh nghiệm gì ráo.
Chính trị 'lý lịch' đó cũng đã lan vào cộng đồng tị nạn để một đám tị nạn trốn chạy CS không nhìn thấy chính sách cực tả của đảng DC, không nhìn thấy cái 'nón cối' với ngôi sao đỏ khổng lồ trên đầu bà Kamala và ông Walz, để chỉ còn bị ám ảnh bởi cái cà vạt quá dài của ông Trump. Mà chỉ lo hùa theo đảng DC, công kích Trump về những chuyện phịa hết sức trẻ con, ấu trĩ như nói láo, dâm đảng, trốn thuế,...
2. Văn hóa thức tỉnh
Đây chính là điểm đặc biệt phản ảnh rõ nét nhất sự khác biệt giữa chính quyền Biden và tất cả các chính quyền tiền nhiệm, kể cả các chính quyền thiên tả của Obama và Clinton. Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có một TT, một chính quyền nào đã tung ra cuộc 'cách mạng văn hóa' lớn hơn cuộc cách mạng 'văn hóa thức tỉnh' của Biden.
Chủ nghĩa CS phát huy hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tạo phân hóa trong xã hội, khai thác sự phân hóa, mâu thuẫn đó để gây ra tranh chấp xã hội, rồi khích động khối 'bị khai thác' chống lại khối gọi là 'khai thác'. Cái phân hóa đó, được Các Mác sáng tạo ra, xé ra cho thật to, chính là phân hóa trong tầng lớp kinh tế giữa những người gọi là 'có của' -have-, đối nghịch với những người gọi là 'không có của' -have not-. Nôm na ra, giữa thành phần lao động đối nghịch với thành phần tư bản chủ nhân tại Nga. Mao Trạch Đông thấy ngay môn vũ khí khai thác quần chúng cực lợi hại này, nhưng khổ nỗi, xã hội Trung Hoa không có các khối lao động và chủ nhân, nên Mao bỏ tương chao xì dầu Tầu vào, biến thành xung khắc dân bần cố nông đối nghịch với điền chủ sở hữu đất đai.
Biden -hay chính xác hơn, đám cực tả đang nắm giây cương con ngựa già Biden- cũng muốn áp dụng chính sách khai thác mâu thuẫn trong quần chúng tương tự. Nhưng kẹt nỗi trong cái xứ Mỹ không có dân lao động bị chèn ép cũng chẳng có bần cố nông chết đói, phe cực tả Mỹ bèn sáng chế ra mâu thuẫn quần chúng mới là mâu thuẫn chủng tộc và mâu thuẫn giới tính.
Cái văn hóa thức tỉnh đó dựa trên 2 cột trụ lớn:
1. Khai thác mâu thuẫn chủng tộc
Thập niên 1960, dưới thời TT Johnson hợp tác với khối trí thức CH trong những tiểu bang bắc Mỹ, đã tung ra nhiều luật mới mang tính khai phóng cho dân da đen, thoát khỏi nạn kỳ thị chủng tộc da đen. Từ đó đến nay, đã có thêm rất nhiều thay đổi nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của dân da đen hơn nữa. Thế nhưng, thực tế là khối dân da đen vẫn còn chìm sâu trong những tệ nạn xã hội như nghèo đói, thiếu giáo dục, thiếu phương tiện y tế, bất công, cướp bóc, bắn giết, vẫn bị chèn ép,... Nghĩa là vẫn chưa được bình đẳng hoàn toàn với khối dân da trắng. Nghĩa là vẫn còn những ấm ức có thể khai thác thành mâu thuẫn lớn để khích động họ, biến họ thành những vũ khi chính trị của chủ nghĩa xã hội tân thời, trong bối cảnh Mỹ. Khối dân da đen tại Mỹ lên tới trên 12% tổng số dân Mỹ, không phải con số nhỏ nhoi, khai thác được sẽ là sức mạnh rất đáng kể.
Những 'tai nạn' như vụ tên du thủ du thực George Floyd bị chết dưới tay cảnh sát da trắng, đã là những cơ hội ngàn vàng để phe tả DC khai thác, khích động quần chúng nổi dậy đấu tranh, và họ đã khai thác tối đa thật. Một tên du thủ du thực bị chết -có thể vì ma tuý quá liều- mà TT phải cử hai đại diện từ Tòa Bạch Ốc đi dự đám ma, phe DC trong quốc hội, từ chủ tịch hạ viện và lãnh tụ thượng viện trở xuống, tất cả quỳ gối gục đầu tạ lỗi, cả chục thành phố đặt tên đường, đúc tượng dựng trong công viên,... Câu hỏi lớn cho đám này: Floyd đã có công trạng hiển hách gì với đất nước ngoài việc say ma túy, dùng tiền giả mua thuốc lá, rồi chết khi bị cảnh sát bắt giữ, rất có thể đã chết vì ma tuý quá liều?
Chính sách gọi là 'thượng tôn da đen' đi đến những mức lố bịch thật quá đáng, như cả ngàn tay du thủ du thực lợi dụng cái chết của Floyd để xuống đường đốt phá và nhất là ăn cướp, ăn cắp, nhưng tất cả đều được tha bổng, không một tên nào bị truy tố bất cứ tội gì; hay như một chị cầu thủ bóng rổ da đen bị Nga bắt vì sở hữu ma tuý, đã mau mắn được Biden giúp, điều đình xin Nga thả về Mỹ đổi lấy một tên Nga, buôn súng đạn lậu lớn nhất thế giới. Thậm chí, phải trao những trách nhiệm sinh tử lớn nhất cho khối da đen, bất kể hậu quả ra sao, như bộ trưởng Quốc Phòng và cả Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực đều phải là da đen.
Chính sách nịnh dân da đen đi đến mức phi lý khi Nhà Nước nghiên cứu việc bỏ ra cả ngàn tỷ đô gọi là tặng dữ cho dân da đen để bồi thường việc ông bà mấy đời của họ đã bị làm nô lệ. Nghĩa là bắt những người chưa bao giờ sở hữu một nô lệ da đen nào -như chính kẻ này hay bất cứ ông bà Việt tị nạn nào khác- phải đóng thuế bá thở để bồi thường cho những người chưa một ngày nào là nô lệ.
Lạ lùng hơn nữa, chính sách nịnh dân da đen lại dẫn đến những cái gọi là 'cải tổ giáo dục' đưa đến các việc như hủy bỏ chấm điểm, thi cử, vì sợ dân da đen luôn đứng cuối sổ cảm thấy bị xúc phạm vì bị chứng minh là quá dốt.
Vẫn chưa bằng cao điểm của chính sách nịnh dân da đen là việc chọn một bà lai -chỉ mới lai thôi- da đen vô tài bất tướng làm phó TT, rồi bây giờ được đưa ra tranh cử cầm đầu cả đại cường Cờ Hoa này.
2. Khai thác mâu thuẫn giới tính
Nhân loại đã có lịch sử ít ra là 20.000 năm, với khoảng 5.000 năm là lịch sử có ghi chép. Trong suốt thời gian đó, nhân loại chấp nhận loài người có hai giới tính, đàn ông và đàn bà. Thế nhưng trong cái 'văn hóa thức tỉnh' quái dị mà đảng DC đang áp đặt lên xứ Mỹ, loài người, hay chính xác hơn, dân Mỹ, có nhiều giới tính lắm: đàn ông, đàn bà, nửa ông nửa bà, cả ông lẫn bà, chẳng ông chẳng bà. Một cách thực tế, có nghĩa là ngoài đàn ông và đàn bà rõ ràng, tất cả những loại giới tính khác từ xưa đến nay, đã không được nhìn nhận, họ sống trong bí mật, dồn nén, ấm ức. Đảng DC tinh mắt hơn người, đã thấy ngay đó là khối người có thể được khích động thành vũ khí chính trị, trong cuộc chiến mà họ cố tạo ra, dàn dựng ra, gọi là cuộc chiến thức tỉnh, tranh đấu cho những 'người' thiểu số mà nhân quyền đã bị chà đạp từ mấy chục ngàn năm qua.
Khai thác vũ khí giới tính đắt đầu bằng chính sách thượng tôn những thiểu số đó: thượng tôn đồng tính, chuyển giới, lưỡng giới, lung tung giới. Tới độ nhân danh việc bảo vệ và nâng đỡ những 'người' thuộc loại 'dị nhân' này, phải trao cho họ những trách nhiệm lớn nhất để họ hiểu là chúng ta nhìn nhận tuy họ quái dị về chuyện giới tính nhưng lại có khả năng hơn người. Như ông đồng tính Buttigieg được bổ nhiệm là bộ trưởng chỉ vì can đảm dám hôn môi 'ông chồng' trước ống kính tivi cho cả thế giới khâm phục. Hay ông Brinton được bổ nhiệm thứ trưởng chỉ vì dám để râu nhưng lại mặc váy.
Khai thác vũ khi giới tính đi xa thêm một bước nữa, đúng theo lời dạy của 'bác Hồ', phải lo chuyện 'trồng người' cho trăm năm sau. Chính quyền DC của Biden chui vào trường học, dạy trẻ con về sex, về thủ dâm, về cách tạo cực điểm khoái lạc, về tính đa dạng của sex, như các hiện tượng đồng tính, chuyển giới, lưỡng tính, trai giả gái, gái giả trai,... Đưa đến hậu quả tai hại là đám trẻ con mà bộ óc chưa phát triển đầy đủ đã bị rối loạn, khiến nhiều đứa không biết mình giới tính gì, hay nổi hứng nhất thời muốn đổi giới tính chơi. Cánh cực tả của đảng DC thấy ngay đó là vũ khí mới triệt tiêu quyền lực bảo thủ cổ hủ của bố mẹ, cho đảng ta cơ hội chiếm quyền kiểm soát đám trẻ đó, y chang mô thức Mao đã khai thác đám nhóc Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực cá nhân hắn.
Trước cái chính sách kinh khủng đó, ít ra thì một số bố mẹ, cử tri Mỹ tại Virginia đã giật mình, hốt hoảng đến độ bầu cho ông Glenn Young, mù tịt chẳng biết chính trị là gì, làm thống đốc để chặn cơn hồng thủy khùng điên đó. Phong trào 'giải phóng trẻ con khỏi những thành kiến hủ lậu về giới tính' bị chặn đứng trên cả nước, hay ít nhất cũng đang thu mình tạm nằm im chờ thời, lấy sức để vùng mạnh lại qua hy vọng sẽ có được hậu thuẫn của... chính quyền Kamala.
Bà Kamala nếu đắc cử sẽ như thế nào?
Đó là nói chuyện tạm gọi là 'quá khứ' thời Biden. Bây giờ thực tế là Biden đã đi vào lịch sử, xấu hay tốt, con cháu chúng ta mới biết chắc được. Bây giờ, hay đúng hơn, vài năm tới mới là tương lai cụ thể cần lưu ý. Nếu Trump đắc cử thì mọi người đã rõ nước Mỹ sẽ như thế nào, dựa trên bốn năm ông Trump đã làm TT, tuy sẽ có ít nhiều thay đổi, dĩ nhiên. Cái mù mịt là nếu bà Kamala đắc cử thì nước Mỹ sẽ ra sao, tương lai chính chúng ta sẽ ra sao?
Trên căn bản đây là những câu hỏi khó trả lời chỉ vì bà Kamala là ẩn số vĩ đại, vì trong gần 4 năm bà làm phó TT, bà đã tuyệt nhiên chẳng làm bất cứ chuyện gì để thiên hạ có thể dự phóng bà sẽ làm gì nếu đắc cử. Không ai biết bà sẽ có chính sách gì.
Tuy nhiên, dựa trên một vài chỉ dấu như
1) bà chẳng làm gì mà chỉ gật và tung hô cụ xếp Biden trong suốt bốn năm,
2) bà được xếp hạng đứng về phía tả của cả Biden,
3) bà chọn thống đốc thiên tả nhất nước làm phó, và
4) cả Biden lẫn bà đều chỉ là con rối của cánh cực tả trong đảng DC, ta có thể đoán chừng những tai ương chính trị lý lịch và văn hóa thức tỉnh, chẳng những sẽ tiếp tục, mà chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.
Đó có phải là cái gì dân Mỹ ước mơ không?
Vũ Linh
No comments:
Post a Comment