Thursday, July 31, 2008

Kêu gọi tham gia biểu tình để yểm trợ cộng đồng Tibet tại công trường Nhân Quyền Trocadero, ngày 8 tháng 8 năm 2008

Xin mời quý vị tham dự vào lúc 13 giờ với cờ vàng ba sọc đỏ

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do Tại Pháp

Appel à une mobilisation massive des Citoyens, 8 août 2008 dimanche 20 juillet 2008 par La Communaute Tibetaine

Appel à une mobilisation massive des Citoyens actifs pour une manifestation nationale du 8 août 2008 sur le parvis des Droits de l’homme au Trocadéro à Paris à 13h afin de dénoncer la mascarade des "Jeux Olympique" de la Honte de Pékin et les répressions chinoises dans le Tibet occupé au mépris des normes du Droit International : de la souveraineté nationale et de l’intégrité territoriale du Tibet.

Le Tibet est passé sous l’occupation chinoise depuis 1950, un an après de la création de "l’Empire du Milieu" à l’image de "l’URSS et alors, le peuple tibétain mène une résistance pacifique qui est guidée par les principes de la non violence ainsi que celui de la vérité pour un Tibet tibétain, libre et démocratique.

le but principal de notre mobilisation à l’occasion de l’ouverture des JO à Pékin, est de montrer au Monde entier que depuis les événements du 10 mars 2008. le Tibet reste toujours fermé au monde extérieur et le gouvernement chinois applique une politique de terreur en déployant son armée dans les trois provinces tibétaines d’U Tsang, Amdo et du Kham. les Tibétains du Tibet sont traité comme moins que rien par le pouvoir occupant qui est très violent et arrogant vis à vis des Tibétains résistants.

Depuis trois mois, le gouvernement chinois vient de mettre en place un nouveau type d’impôt de dix yuan chaque jour en destination de toutes les familles tibétaines pour nourrir les soldats chinois qui sont présents dans tous les endroits concernés par des manifestations tibétaines. les arrestations arbitraires et les enlèvements sont quotidiennes pour les Tibétains du Tibet.

Une campagne massive de dénigrement et de diffamation contre Sa Sainteté le Dalai Lama est renforcée dans les monastères et dans les régions reculées du Pays. Les autorités chinoises obligent les Tibétains sous la contrainte de dénoncer leurs Chef d’état et chef spirituel : Sa Sainteté le Dalai lama comme étant "un séparatiste." Pour que le Monde entier connaisse la vérité, nous invitons tous les journalistes du Monde entier à se rendre au Tibet pendant JO de Pékin dans toutes ses provinces afin de faire des reportages.

Il va de votre devoir en tant que journalistes à révéler à l’opinion mondiale la situation réelle du Tibet sous l’occupation chinoise en toute objectivité comme la Chine s’était engagé pour favoriser les conditions du travail des journalistes et respecter la liberté d’action des journalistes. Donc ça sera une occasion pour tester la conformité des actes des autorités chinoises par rapport leurs déclarations officielles.

A travers cette journée d’action des citoyens libres, nous réclamons les points suivants : l’arrêt immédiat des violences chinoises au Tibet, l’ouverture du Tibet aux enquêteurs internationaux ainsi que aux journalistes et enfin l’engagement de Monsieur Hu Jintao de manière sincère et concrète dans un dialogue direct avec Sa Sainteté le Dalai Lama afin de trouver une solution politique bilatéralement satisfaisante à la question du Tibet.

Soyons nombreux et unis pour dénoncer les atrocités du Régime totalitaire chinois responsable des crimes contre l’humanité et de génocide au Tibet.

http://www.congdongnguoiviet.fr/SinhHoatC/0807KeuGoiBieuTinhTibetH.htm

Người cựu tù Phạm Tín An Ninh ra mắt sách: Ở Cuối Hai Con Ðường


Nguyên Huy/Người Việt

Ở cuối hai con đường, dù là những đoạn đường gian lao, khổ ải nhưng vẫn là nơi gặp được tình người để từ đó người ta có thể yêu thương nhau mà cùng chung xây dựng hạnh phúc. Ðó là suy nghĩ và mong mỏi của người cựu tù Phạm Tín An Ninh khi ông viết tập truyện ngắn đầu tay “Ở Cuối Hai Con Ðường”.

Tập truyện ngắn này vừa được tác giả và gia đình từ Vương Quốc Na Uy tới cho ra mắt tại phòng sinh hoạt của nhật báo Viễn Ðông vào chiều hôm Thứ Bảy 26 tháng 7 vừa qua.

Khoảng ba trăm đồng hương trong đó nhiều người từng là độc giả của ông đã đến tham gia buổi ra mắt sách này khiến phòng sinh hoạt không còn một chỗ trống. Nhiều người đã phải đứng trong suốt buổi, kể cả phía ngoài hội trường.

Lý do khiến cuộc ra mắt sách này được đông đồng hương đến theo một số người tham dự cho biết thì “cuốn sách này tác giả đã thể hiện được cái tình người đối với nhau dù trong những hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt mà chế độ Cộng Sản đã áp đặt lên người dân Việt. Một lý do khác cũng khiến đồng hương đến đông là vì tác giả đã xin được cống hiến toàn số tiền bán sách cho Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH”.

Ba giáo sư uy tín trong cộng đồng người Việt hải ngoại là cựu Thứ Trưởng Giáo Dục VNCH Nguyễn Thanh Liêm, Tiến Sĩ Trần Huy Bích và Giáo Sư Lưu Trung Khảo đã nhận đến giới thiệu phân tích, đóng góp ý kiến về cuốn sách này.

Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm xin “chỉ đề cập đến vài khía cạnh về nghệ thuật viết của một nhà văn mới”. Giáo sư Liêm rất đồng ý với nhiều độc giả đã viết trên các mạng thông tin rằng “sự sáng tạo của Pham Tín An Ninh thật đầy nhân bản tính”. Theo Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm thì Phạm Tín An Ninh đã là một tiểu thuyết gia thành công vì ông đã phản ảnh được những sự kiện hiện đại trong một giai đoạn lịch sử quá đau thương của dân tộc. Hầu hết các truyện của tác giả viết đều là những chuyện thật mà ông được chứng kiến, phải trải qua. Truyện của ông khá là ly kỳ và hấp dẫn chứng tỏ ông là người đã sống nhiều cộng với óc tưởng tượng phong phú nên đã đạt được nghệ thuật lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Ở trong hầu hết những truyện ngắn của ông, vẫn theo Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, truyện nào tác giả cũng nuôi dưỡng được cái tinh thần nhân bản nên có thể kết luận rằng “ở cuối hai con đường người ta có thể gặp nhau để cùng nhau xây dựng”.

Với Giáo Sư Lưu Trung Khảo thì giáo sư đã chọn hai truyện “Thằng Bé Ðánh Giày Người Nghĩa Lộ” và truyện “Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang” để phân tích nghệ thuật dàn trải cái tinh thần nhân bản, bác ái của tác giả. Nghệ thuật ấy ở chỗ nhân vật phản diện trong các truyện rất hiếm mà truyện nào thì cũng bàng bạc sự nhân ái của những nhân vật hiện ra trong truyện. Ðiều kỳ thú là ai đọc cũng có thể tìm thấy phần nào mình trong đó. Theo Giáo Sư Lưu Trung Khảo thì tác giả không chỉ là người nhân ái mà còn là người hết sức nhạy cảm. Tác giả viết ra “để giải tỏa những băn khoăn trăn trở của mình, để trao gởi một thông điệp cho các thế hệ sau rằng chỉ có cái tình con người mới là cái tồn tại trong cuộc sống này”. Và sau hết, Giáo Sư Lưu Trung Khảo kết luận: “Cuốn sách này là một khí giới hữu hiệu góp phần làm triệt tiêu cơ chế phi nhân của Cộng Sản ở quê nhà”.

Ðến Giáo Sư Trần Huy Bích, một nhà mô phạm nổi tiếng về công việc nghiên cứu văn học của mình đã đưa ra ba nhận xét qua tác phẩm này, một là tác giả là một con người nhân hậu, tình nghĩa, hai là tác giả có tinh thần lo cho người khác trước khi lo cho bản thân và ba là sự bao dung, tinh thần lạc quan không thù hận nên cả cuốn sách tác giả đã không tả ra những cái ác dù cái ác nó cứ ẩn tàng suốt trong các truyện.

Sau chót, tác giả Phạm Tín An Ninh đã lên xin cảm ơn đồng hương độc giả và nhất là những cá nhân, cơ quan tổ chức đã hỗ trợ tác giả trong cuộc ra mắt sách này như Nghị Viên Dina Nguyễn, như nhật báo Viễn Ðông, đài phát thanh Little Saigon Radio, thân hữu và đồng ngũ... Trong lời phát biểu này, tác giả Phạm Tín An Ninh cũng đã bầy tỏ cái nguyện vọng của mình là được góp một phần nhỏ trong việc xoa dịu nỗi đau của anh em thương phế binh từng một thời là đồng ngũ chiến đấu. Ðồng thời cũng là để bầy tỏ một tâm nguyện. Ông nói: “Tôi viết là để vinh danh những người đàn bà, những người vợ lính, những thương phế binh để cho con cháu biết đến cái lý do sự có mặt của mình tại những miền đất không phải là quê hương của mình. Tôi viết cũng là trách nhiệm của mình với quê hương, với dân tộc. Tôi không có ý định làm nhà văn, tôi không làm văn mà cuốn sách này chỉ là một nhật ký của một người lính ghi lại quá khứ chập chùng oan khiên. Tất cả những chuyện tôi kể lại đây đều là từ sự thật, dù có chút hư cấu. Ðiều tâm nguyện nữa của tôi là mong anh em đồng đội chúng ta biết yêu thương nhau mà đừng chia rẽ nữa. Chúng ta đã mất hết tất cả chỉ còn lại chút tình người, xin hãy gìn giữ lấy...”.

Nói đoạn tác giả đã chuyển tất cả số tiền bán sách trong dịp này được hơn 7 ngàn Mỹ kim cho bà Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội H.O. cứu trợ TPB & Quả Phụ VNCH.

Tập truyện “Ở Cuối Hai Con Ðường” của Phạm Tín An Ninh gồm 19 truyện ngắn đều phát xuất ra từ một sự thật diễn ra hầu như quá quen thuộc với những con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đau thương từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm được thêm miền Nam Việt Nam. Những sự thực éo le, ngang trái, oan khiên... ấy của người dân Việt đã hầu như quá quen thuộc đến độ người ta đã không còn chú ý tới coi như lịm chết trong nỗi đau chung, nhưng hễ có ai động đến, nhắc nhở là chúng ta lại cùng nhau khó mà nguôi ngoai khắc khoải, hận thù. Nhưng với Phạm Tín An Ninh, ông đã nhắc đến không một hận thù nào mà chỉ đan xen chằng chịt tình người vào những sự thật oan khiên trùng điệp cho con người Việt Nam từ khi nước Việt Nam có “Bác Hồ, có Ðảng“để thức tỉnh mọi người nhất là với những lớp trẻ còn quá thơ ngây trong trắng.

Quí độc giả có thể liên lạc với tác giả qua e-mail: phamtinanninh@yahoo.no.

(NH)

Tuesday, July 29, 2008

"Thái Dương" NGUYỄN VĂN XANH - Một người như mọi người!

* William S. Reeder

(Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)

Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người "anh hùng" được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình. Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku).

Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn gon trong phần tổn thất của quân bạn: "Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích". Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ. NHT
* * *

Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nhì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài..

Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt t5n công mà người Mỹ quen gọi là "Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972" (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây.

[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]

Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây - giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.

Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.

Hôm đó là ngày=2 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!

Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phòng20thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ.

Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã20vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.

Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.

Sau khi cất cánh khỏi phi trường Ko ntum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.

Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc.. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim - dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.

Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngC3y trước khi bị bắt.

* * *
Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá.

Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger còn sống.

Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông - là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì c ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái "cầu" này để vào trại.

Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ - gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bB gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!

Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.

"Nhà vệ sinh" này thực ra chỉ là vài cai hố xí để bạn phóng uế xuống. "Vấn đề" là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có "nhu cầu", người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là "nhà vệ sinh" ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không c bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có "vấn đề". Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có "vấn đề". Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được "chiêu đãi" bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây "yucca" ở châu Mỹ La-tinh.. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hB được cạo râu.

Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.

Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.

* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!

Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố gang hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi "phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi", tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.

Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.

Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát.. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái ngược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.

Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, lai còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon lam. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.

Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.

Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại20ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!

Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậy, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.

* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bư ớc đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây "cầu" bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng vo người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!

Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm cong việc áp giải.

Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới "khách sạn Hilton - Hà Nội" lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.

* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.

Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.

Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho "trang chủ" mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong mot ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.

Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.

Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh - vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy. /-
Cờ vàng và cuộc chiến đấu không cô đơn trên vùng đất lạnh Yukon, Canada …

Hải Triều

Ta đi trong tuyết ươm hơi lạnh Mà lửa từ tim vẫn nhóm hồng Với lá cờ vàng trên ngực áo Ta thấy còn hơi ấm non sông.

Yukon là một vùng đất hẻo lánh, Tây Bắc của lục địa Canada giáp ranh Alaska của Hoa Kỳ. Thủ phủ của Yukon là thành phố Whitehorse . Cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở thành phố này chỉ khoảng vài chục gia đình, không kể một số không rõ những đồng bào người Bắc vượt biên đến từ các trại tỵ nạn Hồng Kông. Mùa Đông Yukon lạnh như Siberia/Tây Bá Lợi Á của Nga, cực lạnh, trung bình xuống tới con số -40c độ âm.

Trong giữa tháng 7/08 vừa qua, cộng đồng tỵ nạn Việt Nam trên toàn thế giới hân hoan chào mừng rừng cờ vàng tự do rực rỡ tràn ngập vùng trời Sydney, Úc Đại Lợi trong Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Sydney tháng 7/2008 với hình ảnh Đức Giáo Hoàng ban phép thánh trên mảnh cờ vàng và tự Đức thánh Cha quàng lên cổ ngài, Hà Nội im tiếng, đắng cay. Dư âm và hình ảnh rực rỡ, hùng tráng, vang động ngời lên khát vọng tự do qua rừng cờ vàng vẫn còn trong lòng người, còn trên báo chí Úc, Việt Nam, còn trên các Diễn Đàn internet…, thì trên vùng đất hẻo lánh Yukon, cực Tây Bắc Canada giáp ranh Alaska, nơi mặt trời không lặng vào mùa Hè, nhiệt độ lạnh kinh người vào mùa Đông, nơi có một số ít người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống… bất ngờ, trong những ngày qua, chúng tôi nhận được tin cờ đỏ có thể được những thành phần thân cộng cho xuất hiện nhân dịp lễ hội "Whitehorse Heritage Festival Society" tại Yukon, Canada. Một số đồng bào tỵ nạn cộng sản đi từ miền Nam ở đây đã phải đối diện với một tình huống khó khăn và phức tạp vì sự can dự của sứ quán cộng sản ở Ottawa (cung cấp cờ đỏ cho cuộc diễn hành theo lời yêu cầu của một vài nhân tố gốc Hà Nội…), sự thiếu thông tin và hiểu biết về bản chất của vấn đề "người Việt tỵ nạn cộng sản" trong các giới chức Canada, và chúng tôi không loại bỏ kể cả vấn đề an ninh "đang đè nặng" bà con Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên vùng đất lạnh cô đơn này, đã tạo nên những tình huống khó khăn, khó xử cho đồng bào ở đây, và việc cờ đỏ "có thể xuất hiện" trong ngày hội "Whitehorse Heritage Festival Society" đã gây nên những phản ứng dây chuyền trong các cộng đồng Việt Nam từ Canada qua tới Hoa Kỳ. Thế nhưng, "Yukon sẽ không cô đơn! Chúng tôi, những người tỵ nạn cộng sản trên khắp Canada sẽ có mặt!"

Một số viên chức Canada có trách nhiệm trong ngày tổ chức lễ hội ngỏ ý là họ không làm chính trị, họ đứng trung lập, họ cho rằng nhóm người Việt Nam nào muốn sử dụng cờ cộng sản là quyền tự do của họ; thế nhưng chính họ, những người trong cộng đồng Canada đã từng mở vòng tay đón nhận người Việt tỵ nạn cộng sản ra đi từ hai miền Nam Bắc Việt Nam trong tư cách những người tỵ nạn chính trị, từ bỏ cộng sản sau khi cộng sản chiếm miền Nam năm 1975, đã không nhận ra điều nghịch lý của vấn đề. Tại sao chánh quyền và những người Canada liên quan hay có trách nhiệm trong lễ hội lại cho phép hay tạo điều kiện cho những người từ bỏ cộng sản giương cờ đỏ sao vàng của cộng sản đi diễn hành? Và những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản giương cờ đỏ cộng sản do sứ quán cộng sản cung cấp theo lời yêu cầu, đi giữa thành phố/ thủ phủ Whitehorse của Yukon … có còn nguyên tư cách "tỵ nạn chính trị, tỵ nạn cộng sản" hay không? Quả tình đây là một thái độ, một hành động chính trị có chủ đích. Nếu sự kiện này xẩy ra, chúng tôi sẽ đặt vấn đề với Ottawa, cả từ Chính Phủ đến Quốc Hội, về tính cách pháp lý tỵ nạn chính trị của những thành phần "bỏ cộng sản nhưng vẫn tôn thờ cờ đỏ hay làm việc cho cộng sản". Riêng những ai, người Việt sinh sống tại Canada , liên lạc với sứ quán cộng sản để xin cung cấp cờ cho ngày diễn hành, họ nhân danh một đảng viên cộng sản, hay nhân danh người tỵ nạn cộng sản để mang cờ cộng sản?

Festival này dành cho các sắc dân thiểu số sống ở Canada hay dành cho người của đảng cộng sản Việt Nam ? Điều này đâu phải là tự do! Điều này là một hành động nghịch lý cả về mặt nguyên tắc, chính trị và cả nhân cách và lương tâm. Hành động này xúc phạm chính danh tỵ nạn, xúc phạm đến cộng đồng người Việt tỵ toàn Canada và toàn thế giới. Làm sao có thể giải thích thuận tình, thuận lý, nếu đây không là một âm mưu có ý đồ chính trị, lợi dụng tự do và coi thường nhận thức của người Canada ?

Khi tôi viết những dòng này chuyển đến bà con tỵ nạn cộng sản toàn thế giới thì nhiều người Việt Nam, kể cả Liên Hội Người Việt Canada, Cộng Đồng Người Việt vùng Greater Vancouver, các hội đoàn quốc gia từ Mỹ và Canada đã lên tiếng với nhiều email gửi đến chính quyền Yukon và người tổ chức ngày lễ hội truyền thống, giải thích và phản đối sự hiện diện của cờ cộng sản, đồng thời minh định vị trí và sự hiện hữu của lá cờ vàng tự do truyền thống của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới.

Hình ảnh cờ vàng tràn ngập Sydney ở Úc châu trong ngày Đại Hội Thanh Niên Thế Giới cũng được anh Hùng Tống, phó chủ tịch ngoại vụ của Cộng Đồng Vancouver chuyển theo các email gửi các viên chức Canada ở Yukon . Nghĩa là họ được giải thích và thông tin đầy đủ về vấn đề "cở đỏ, cờ vàng". Hành sử hợp lý hay không là quyền của họ, phản đối là quyền của người Việt tỵ nạn cộng sản, nay là công dân Canada, là quyền của chúng tôi!

Theo tin tức chúng tôi nhận được, anh em và cộng đồng Việt Nam ở Yukon đã và đang ráo riết chuẩn bị tham dự ngày "Whitehorse Heritage Festival Society", đại diện các hội đoàn quốc gia ở các nơi trên lãnh thổ Canada, kể cả Hội Cựu Quân Nhân Ontario, hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Hội Ái Hữu Võ khoa Thủ Đức Vancouver, và ngay cả đại diện Tổng Hội Thủ Đức Hải Ngoại và Nhóm Nhà Văn Quân Đội… cũng sẽ bay lên Yukon với bà con. Xin nói thêm, con đường Yukon – Vancouver xấp xỉ 2500 cây số, bằng khoảng 2 lần con đường Sài Gòn - Hà Nội! Và người Canada, những người cộng sản ở Hà Nội lẫn sứ quán CSVN tại Ottawa sẽ nhận ra rằng Cộng Đồng Tỵ Nam Cộng Sản Việt Nam nhỏ bé ở Yukon tuy nhỏ, nhưng là một bộ phận chung, không tách rời khỏi Cộng Đồng Tỵ nạn Cộng Sản ở Canada nói riêng, và trên toàn thế gới nói chung. Chúng tôi sẽ đến với nhau, chúng tôi sẽ không bỏ rơi nhau với cả tấm lòng và quyết tâm bảo vệ chính danh tỵ nạn của những người bỏ nước ra đi vì hai chữ Tự Do… " We are the world, we are the one!" Chúng tôi rất ấm lòng khi đọc những email lên tiếng từ các nơi đổ về Yukon . Chúng tôi rất ấm lòng khi Yukon lên tiếng gọi anh em. Chúng tôi rất ấm lòng khi Toronto góp tiền phụ chi phí cho Vancouver bay lên Yukon . Ngoài ra, Tổng Hội Thủ Đức Hải Ngoại sẽ nhận cung cấp toàn bộ cờ vàng cần thiết cho ngày diễn hành, kể cả lá đại kỳ giăng ngang đường, kể cả một phần trang phục cổ truyền cho ngày diễn hành…

Tinh thần và hình ảnh mầu cờ vàng của Đại Hội Thanh Niên Thế Giới tại Sydney , Úc Đại Lợi sẽ được duy trì, mang theo lên phía Bắc Canada , sẽ xuất hiện huy hoàng tại Yukon trong đầu tháng 8/08 này, bất chấp tình huống ra sao.

Hải Triều
Nhóm Nhà Văn Quân Đội 604 879 1179

Monday, July 28, 2008

CON CUA ĐỒNG VIỆT NAM

Cua Đồng là lọai cua sống trên đồng ruộng. Cua đồng là món ăn thuần túy của người Miền Bắc, họ làm những món ăn rất nhiều, như :
- Nấu canh rau đay
- Nấu canh bún - Riêu cua - Luộc- Kho- Bánh đa , nấu canh cua ( miền trung ).
- Làm mắm etc.

Miền trung tôi không rành lắm những món ăn họ làm từ cua. Miền Nam thì món cua đồng rất ít thông dụng. Ngọai trừ các món ăn đơn giản như, luộc, nuớng, rang. Nhưng cũng rất ít người ăn. Cua Đồng mỗi mùa nước chuẩn bị khô, chúng đào hang rất sâu để trốn nắng. Chúng đợi cho tới nước mưa thấm hang, đất mềm, chúng mới chui lên khỏi hang. Chúng tìm nhau trên những bụi cây, đám cỏ gốc rạ còn đứng sơ rơ giữa cánh đồng lồi lỏm nuớc. Để trao thân, để tạo giống và.. Chúng tìm những món ăn, như :- Cá trê đi bộ *- Cá Rô trườn mình **- Cá lóc vượt đập *** etc.

Nói về cua đào hang, phải nhắc đến ếch " Điền Kê" ( gà đồng ) lọai ếch là lọai ma mảnh. Chúng chờ cho các anh chị cua đào hang xon, làm chỗ ở tươm tất. Thì chúng chui vào hang của cua, chúng sống bằng nước bọt của cua, thổi lên khi cua thở và là khi giúp chúng cần nước. Cho đến khi chúng đói lòng, là lúc anh chị cua đang lột. Thì chúng bò xuống chén luôn thịt của kẻ đã dày công hạng mã, khoét vách đào hang cho chúng tá túc, trong mùa hạng hán đất khô, nuớc cạn. Ếch nếu xét ra nó còn tệ hại hơn lòai Tu Hú, với đám Quạ Đen nhiều. Vì Tu hú chỉ có thay trứng tráo con, chớ không giết kẻ dày công làm cho nó hưởng.

Trở lại chuyện cua, cua ở xứ tôi thật ra nó ngập tràn đồng đâu đâu cũng có. ( Xin nhớ là trước năm 1975 ). Những người canh tác lúa ruộng rất khổ tâm với chúng. Vì nếu lỡ lúc gieo giống lúa, có vào ba anh chị cua trong đám mạ. Thì bao nhiêu mầm lúc đều lọt vô đôi càng, đưa ngay hố miệng của chúng. Hồi con nhỏ, mỗi khi có những đám mưa đầu mùa tôi xách thùng đi bắt ốc và bắt cua đem về luộc, chấm nuớc mắm chanh, ăn cũng ngon lắm. Nhưng rồi thời gian càng qua thì thằng con người tôi ít dần đi tìm bắt cua bắt ốc.

- Cua giả nấu canh rau đay (Miền Nam gọi là cây bố ), món nầy là món của người miền Bắc thuần túy 100%. Sau này vì có một số người Bắc Du nam, cho nên cũng có người miền Nam ăn món này. Trong phần hiếm hoi đó có tui. Rau đay không biết nó có ở VN lúc nào. Nhưng từ lúc Nhật chiếm Đông Dương, có lẽ cây Bố được cấy trồng nhiều nhất. Nạn đói năm Ất Dậu ( 1945 ) của khắp xứ Bắc Kỳ, cũng vì cái cây bố của lũ Nhật Lùn mà nên.

Cách nấu canh rau đay ( trong cái đầu còi cọc sự nhớ đã lưng, nếu tôi có viết sai xin quý vị thông cảm ).- Cua đồng một kg - Rau đay một kg ( bó )- Trứng gà một quả- Một nhúm tôm khô.- Cua đồng , rữa sạch lấy ổ bụng ( phân ) phổi , yếm bỏ.( bỏ cua vô cối đá cứ đâm cho vỏ cua , mai cua , gần thành bột ).- Rau đay rữa sạch chỉ lấy lá và đọt non.- Tôm khô giả nhuyễn.- Tất cả ba thứ trộn chung. Bắt nồi nước nấu cho thật sôi, thả bột cua, tôm khô, hòa trứng vô trước. Nêm tí bột ngọt đường muối ( hoặc nước mắm ) cho vừa ăn. Khi thấy những vật hòa chung, nổi lên. Thì thả lá đọt rau đay, trộn đều, tắt lửa. Là chúng ta có một bữa canh cua nấu với rau đay rồi đó.

* Cá trê đi bộ, cứ mỗi đám mưa đầu mùa. Thì gia dình nhà cá. Từ cá lóc, cá trê, cá rô. Vượt sông vượt đập, đường, liếp, để lên đồng sinh đẻ. Chúng lội từng đàn, chúng vượt ngang mấy chặng đường để an tòan đáp bến, là cánh đồng thuở lúc mới sinh ra. Những con may mắn thì gặp ngay rạch, vũng để hòa mình vào đó. Những con không may lọt vào chỗ khô cạn, không có nước là đành phơi thây. Mặc cho các loài khác banh thây xẻ thịt. Trong đó có anh chị cua, kiến, ruồi, lằn, nhặng. Thậm chí mèo, chó, chồn đều cũng dự phần thanh tóan, đám cá, vì cầu sinh hóa ra tử.

* - Cá trê đi bộ là :Chúng lấy hai gai ( kỳ ngang ) của chúng vươn ra rồi cứ nhích mình theo mỗi lần, chiếc gai cày dưới đất.

** Cá Rô trườn mình, thật ra chúng chẳng có trườn mình. Mà chúng dùng cái mang, để bám đất, rồi lắc mình theo chiều nghiêng, mà lên cạn.

*** Cá Lóc ( Cá Tràu ) Miền Trung ( Cá Quả ) Miền Bắc. Cứ mỗi mùa mưa là chúng theo nguồn nước trở lại nơi chúng sinh đẻ, để rồi chúng cũng đẻ sinh tạo giống. Cá lóc khôn hơn, nó chỉ đi theo nguồn nuớc, để lên đồng, qua các rạch mương. Mà hầu như các rạch mương người dân quê thường đắp đập cả. Cho chúng muốn vượt qua thì phải nhảy.

Cua là loại ăn tạp giống gì nó cũng ăn. Người ta đặt rọ cua , họ bỏ vô trong rọ những con cá chết , mực thúi, hay thịt , để chúng bắt mùi mà bò vô rọ. Ở Vancouver BC người ta bẩy cua bằng lồng Stainlees steel , để bắt những con cua mà chúng ta thấy có trong mấy hồ kiếng của tất cả các siêu thị Việt, Tàu. Con này theo gọi đúng nó thì là con đại ba khía mới. Vì nếu cua biển thì biết bơi, đằng này nó chỉ có biết bò. Nhìn thân hình chúng đâu có chi con ba khía. Từ cái càng cho đến chiéc mai đều giống Ba Khía. Nó chỉ có khác màu và con to hơn con ba khía thôi. Thân cua BC thì màu xám, thân con ba khía màu xám tím, càng con đực lại đỏ tươi. Con ba khía nếu ngắm dung nhan, thì con ba khía đẹp hơn con cua BC nhiều.

Câu đố về cua :
1-/-8 chèo bơi cạn , 2 nạng chỏi thiên , con mắt láo liên đầu đuôi không có. ( con cua )

2-/- gươm 8 giáo mặc áo da bò thập thò cửa lỗ.( Ba khía )


Tác giả ?!

Thursday, July 24, 2008

Từ những tâm tình hiệp thông nhân Đại Hội Thanh Niên 7/2008 tại Sydney

Mai Ly
Sydney 21/7/2008

Thành phần được CSVN "gài" vào Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Sydney, từ 15 đến 20/7/2008, họ là những ai, họ được chỉ thị phải làm gì và họ đã làm gì trong suốt tuần Đại Hội này, ít ai được rõ.

Lý do là vì họ không ra mặt, và dường như họ ......chẳng làm gì hết.

Nói cách khác, chắc họ thấy rõ không nên ra tay làm gì cả vì nó sẽ ...lố bịch lắm, nó sẽ ... phơi bày cái ác giữa bầu không khí nhân ái, thánh thiện của suốt tuần lễ Đại Hội.

Theo tuần tự thời gian, một số bạn trẻ từ trong nước đã tâm tình như sau:

Ngày 13/7, Chủ Nhật, ngày đầu tiên chúng em đặt chân đến Sydney, chúng em được sắp xếp ở chung với các nhóm trẻ Việt Nam từ các nơi đến. Chúng em hỏi các bạn: À, bạn này từ Mỹ thì mang cờ Mỹ, nhóm kia ở Canada đến thì cầm cờ Canada, còn tụi em từ Việt Nam thì cầm cờ Việt Nam chứ ạ? Bọn em có mang theo cờ trong cặp này.

Các bạn nhìn chúng em rồi bảo: Bạn ra hỏi Ban Tổ Chức đi nhé. Ban Tổ Chức thì bảo chúng em: Các em cứ cất trong cặp đi, đừng mang ra, ở hải ngoại không dùng cờ này đâu, vài ngày nữa rồi tính.

Thế là chúng em cất trong cặp.

Ngày thứ hai, ngày thứ ba, và các ngày kế tiếp, chúng em sinh hoạt chung với nhau trong hội trường Whitlam Centre, tất cả các bạn đến từ mọi nơi, có khi chung cả khối 3 ngàn người Việt Nam, có khi chia ra từng nhóm nhỏ. Rất vui, rất cởi mở. Các bạn ở Úc đón tiếp chúng em rất niềm nở, hỏi han đủ chuyện. Từ chuyện học hành đến chuyện việc làm và sinh hoạt trong gia đình, trong các giáo xứ chúng em ở Hà Nội, Bùi Chu, Hà Tĩnh, Huế, Đà Lạt, Kontum, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Sàigòn, v.v. ....và cả những sinh hoạt ngoài xã hội. Lạ quá, các bạn hải ngoại đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác qua những câu chuyện chúng em kể. Các bạn ấy không biết (và không chấp nhận) rằng ở Việt Nam, làm gì cũng phải hối lộ. Ở Úc, hối lộ là mất việc làm! Đối với bọn em, ở trong nước quen rồi, không hối lộ làm sao mà sống? Này nhé, bằng cấp đại học hay tiến sĩ hay tốt nghiệp phổ thông, cứ chi tiền ra là có ngay. Chạy xe ngoài đường, có lỡ phạm luật thì cứ nhét tiền cho công an là xong, chứ mà để họ ghi phạt thì rắc rối to! Ở Úc thì đừng hòng hối lộ người ghi phạt, đã bị phạt nặng hơn, còn bị trừ điểm! À hay quá, ở cái xứ có luật lệ thích nhỉ!

Còn nữa, ở Úc, chuyện COCC (xê ô xê xê/ con ông cháu cha) là không có đâu. Bạn này học giỏi, bạn kia khôn lanh, được chọn trong những kỳ tuyển chọn nhân viên là sẽ được việc. Không phải như ở Việt Nam, con cán bộ là có việc ngon, còn bọn em thì mãi mãi chỉ có những việc làm ... đói meo. Con bạn học cùng với em, bố nó là cán bộ "khung" nghĩa là cán bộ "gộc", thành ra nó là "dân nhà nòi" rồi. Hiện nó đang du học ở Mỹ, khi về nó sẽ đương nhiên là trưởng phòng, rồi từ từ, mai kia mốt nọ, nó sẽ làm đến...Thứ Trưởng như bố nó đấy! Bọn em chẳng tin là con cháu cán bộ du học về rồi sẽ thay đổi Việt Nam tốt hơn đâu.

Ngược lại, một bạn trẻ sanh ra ở Úc kể cho chúng em rằng gia đình bạn toàn là đàn ông, chỉ có một "đứa" con gái, đó là ...mẹ của bạn. Ối giời ơi! bạn phải nói là "nhà bạn chỉ có một người đàn bà, đó là mẹ bạn, tiếng Việt mình phong phú lắm!".

Chúng em được học hỏi giáo lý rất nhiều về Đức Chúa Thánh Thần, vì chủ đề của Đại hội là: "Hãy lãnh nhận Sức Mạnh từ Chúa Thánh Thần, và hãy trở nên nhân chứng của Ngài."

Vâng, chúng em tin rằng trong mấy ngày này, Đức Chúa Thánh Thần đang thổi hơi, đang ban sức mạnh và soi sáng chúng em qua những trao đổi với các bạn trẻ, với các cô các chú ở Úc và từ các nơi. Chúng em nhận ra được đâu là gian tà, đâu là chân lý. Sự ác cạnh sự lành, những dối trá cạnh những hành xử đầy nhân bản, yêu thương. Các bài hướng dẫn đến từ các Đức Giám Mục, các linh mục và cả từ các bạn trẻ lên chia sẻ kinh nghiệm thực tế đã đánh động chúng em. Rồi đến các buổi văn nghệ. Chúng em hòa đồng và hiệp thông trong yêu thương. Chúng em cùng hòa vang trong các bài hát chung, nhất là bài của linh mục Chu Văn Chi tại Sydney: "Gần nhau trao cho nhau yêu thương tình loài người, gần nhau trao cho nhau tin yêu đừng gian dối, gần nhau trao cho nhau ánh mắt nhân loại này, tình thương trao cho nhau xây đắp trong tình người. Cho dù rừng thay lá xanh đi, cho dù biển cạn nước bao la, ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi!"

Rồi đến ngày đón Đức Giáo Hoàng,Thứ Năm 17/7. Trước khi tất cả được xe bus chở đến Barangaroo Park trên City, thì một anh trong Ban Tổ Chức hỏi thăm bọn em thấy thế nào trong mấy ngày qua, còn định mang cờ đỏ đi không. Câu trả lời là : "Anh ơi, chúng em không đưa cờ đỏ ra đâu, vì nó sẽ kỳ lắm, nó sẽ lạc lõng trong cái không khí vui tươi, hiệp thông và thánh thiện này. Nhưng mà anh ơi, bọn em tâm sự với anh thật lòng thế này, bọn em mong anh hiểu cho, anh đừng chụp hình bọn em mà có "dính" cờ vàng nhé, vì bọn em được chọn qua đây rồi thì về cũng phải báo cáo cho tập thể chứ đâu phải không, nên anh hiểu cho bọn em nhé."

Trong thâm tâm chúng em đã hiểu rằng, cờ vàng là cờ của Việt Nam, đã được dùng từ lâu lắm, trước khi bọn em ra đời, và cả trước khi ba má bọn em ra đời nữa. Còn cờ đỏ là cờ của một đảng phái đem ra làm cờ cho cả nước. Ở Úc này, cờ đảng phái không bao giờ được áp đặt cho cả dân tộc Úc. Nếu xẩy ra đìều này thì ngay cái đảng phái đó bị tẩy chay ngay, nhất là khi đảng phái đó làm cho dân nghèo hơn, đói hơn, bị đối xử bất công hơn và còn để cho mất đất mất biển nữa. Nhưng mà ở Việt Nam, quyền hành ở trong tay "người ta" thì bọn em làm gì được? Thôi thì cứ phải thủ cho an toàn.

Ra đến City, trong ngày Khai Mạc Đại Hội, chúng em chứng kiến đoàn rước cờ các nước. Đẹp quá! Một bạn trẻ Việt Nam trong Đại Hội đã cầm lá cờ vàng đại diện cho Việt Nam. Tất cả mọi người Việt Nam tham dự đều hoan hô, vỗ tay la hét ầm ĩ. Hễ đứng cạnh một người Việt Nam là thấy reo hò như muốn bể lồng ngực. Chúng em cũng chia sẻ niềm vui này. Trong thâm tâm, chúng em, là những người đang sống cảnh bất công, kềm kẹp tại Việt Nam, tiếng gào thét trong lòng chúng em cho một Việt Nam công bằng, nhân ái còn phải lớn hơn các bạn ở Úc.

Trước khi qua Úc, chúng em lo lắm, cứ nghĩ là người Việt ở Úc và các nước ...dữ dằn lắm! Vì sẽ xem chúng em như là .... Việt cộng con!!! Nhưng mà, sau mấy ngày gần gũi, chúng em thấy rõ lòng nhân ái của các bạn và của các cô các chú chăm sóc cho chúng em. Chúng em đâu có bà con họ hàng gì với các cô các chú trong các giáo xứ tại Úc mà được các cô các chú cho ăn, ngủ, còn đưa đi đón về suốt cả tuần, còn nấu phở, bún riêu cho chúng em. Trong chỗ Đại Hội, hôm nào mà Ban Tổ Chức Úc lo phần ẩm thực, thì chúng em khổ tâm lắm vì không nuốt được thịt trừu, nó hôi quá!!! Đi bộ hằng 5-7 cây số, mệt nhừ tử. Về đến phái đoàn Việt Nam chúng em được ăn cháo gà. Có bữa đứa nào về trễ quá thì chỉ còn mì gói, nhưng sao nó ngon lạ lùng trong cái không khí lạnh căm của mùa đông Sydney.

Rồi đến sáng ngày Chủ Nhật 20/7, lễ Bế Mạc Đại Hội. Trước đó, chúng em nhận được lệnh của trong nước là phải giương 400 lá cờ đỏ, để át cờ vàng đã xuất hiện quá nhiều trong ngày Khai Mạc Đại Hội. Tuy nhiên, chúng em đã bảo nhau không thực hiện lệnh này. Và quyết định liều lĩnh này của chúng em đã tỏ ra sáng suốt, bởi vì, chao ôi, nhìn đâu cũng thấy cờ vàng, nhất là khi phái đoàn người Việt, có đến 5,000 người tiến vào trong khu chính thức cử hành lễ tại Randwick Race Course. Rợp trời, một màu vàng chói chang, lộng lẫy giữa những lá cờ muôn sắc của các nước khác! Đẹp quá, và ý nghĩa quá! Lúc đó, có chụp hình góc cạnh nào cũng "dính" cờ vàng, nhưng chúng em không sợ nữa. Tới đâu hay đó, khi về chúng em có bị làm khó dễ thì chúng em sẽ trả lời là: Không có cách nào chụp hình mà không có cờ vàng, vì ở đâu cũng có, chụp từ trái, từ phải, từ đằng trước, đằng sau, chụp gần sân khấu cử hành lễ hay chụp xa sân khấu cũng có cờ vàng, không tránh được.

Ấy thế mà bọn chúng em cũng có vài đứa bị một phóng viên Báo Thanh Niên kéo ra một chỗ, trong góc kẹt, để giăng vài lá cờ đỏ và chụp hình lén lút để phóng viên này "tường trình" về Đại Hội. Bọn em chẳng lạ gì cái kiểu tường trình dối trá này.

Nhưng bọn em sẽ là nhân chứng của sự thật!

Đi một đàng học một sàng khôn. Qua Đại Hội Thanh Niên Sydney 2008, chúng em học được không biết bao nhiêu là sàng khôn! Rất nhiều điều chúng em đã hiểu ra. Cho đến lúc bước lên máy bay về Việt Nam, chúng em vẫn còn như đang sống trong mơ. Thực tế ra sao khi chúng em trở lại cuộc sống bình thường? Sẽ bị hạch hỏi? Sẽ phải làm báo cáo? Sẽ phải tường trình theo chỉ thị? Và còn gì nữa? Sẽ bị theo dõi trong sinh hoạt hằng ngày và trên các trao đổi vi tính với các bạn trẻ mà bọn em vừa được sống chung những ngày vui tươi, thân ái và đầy ý nghĩa?

Chúng em tin tưởng là Đức Chúa Thánh Thần đang sống trong chúng em, đang ban sức mạnh cho chúng em, sẽ giúp chúng em làm chứng nhân.

Chúa Thánh Thần sẽ tác động cho người trẻ Việt Nam trong cũng như ngoài nước tiếp tục hiệp thông để cùng xây dựng một Việt Nam nhân ái, công bằng, dân chủ, tự do.

Sau Thánh lễ Bế Mạc, Đức Giáo Hoàng tuyên bố chính thức: "Chúng ta sẽ gặp lại nhau tại Đại Hội Thanh Niên Thế Giới lần tới tại Madrid vào năm 2011". Các bạn trẻ Tây Ban Nha nhẩy cỡn, vỗ tay, reo hò bằng tiếng Tây Ban Nha, la hét theo nhịp điệu: "Viva/ Papa", "Benedicto/ we can't live without you" "Madrid, Espagnola!". Họ quàng vai nhau kết thành một chuỗi dài vừa đi vừa tung tăng nhẩy nhót. Họ giương cao ngọn cờ Tây Ban Nha để được các phóng viên chụp hình, nét mặt rạng rỡ tin yêu. Họ làm rầm trời rầm đất như thể cả cái sân với 500,000 người này chỉ có mình họ hiện diện.

Chúng em nhìn họ mà thèm. Họ ngây thơ sung sướng quá! Chúng em mơ ngày Đại Hội Thanh Niên sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Nhưng Việt Nam thế nào? Dứt khoát phải là một Việt Nam công bằng, nhân ái, nơi đó dân chủ tự do triển nở, để các bạn trẻ Việt Nam năm châu cùng nắm tay nhau xây dựng đất nước phú cường và hiệp thông với nhau, như lần này, để cùng tổ chức Đại Hội. Và ngọn cờ được phất cao, dứt khoát không phải là ngọn cờ của bạo lực, dối trá, gian tà như hiện nay.
WYD: Cờ Vàng Đại Thắng

Hoàng Nguyên

Tối hôm nay, ngày bế mạc của Đại Hội Thanh Niên Thiên Chúa Giáo (WYD) toàn thế giới, chúng tôi ngồi quây quần quanh TV xem lại phần phóng sự lễ bế mạc trên đài SBS. "Cờ vàng kìa, cờ vàng kìa", đám bạn bè la lên.

Một lúc sau, trong khi ngồi ở phòng ăn cùng một anh bạn lo việc chuyển cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thế Phong, CT CĐ NVTD UC, lên mạng internet, thì chúng tôi lại nghe đám bạn rú lên, "Cờ vàng quá trời kìa". Chúng tôi vội vã lại phóng trở lại TV xem, xem như thể chưa từng thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ bao giờ. Cả bảy người chúng tôi, 3 người theo Thiên Chúa Giáo, 1 người theo đạo Phật và 3 người không có đạo, 14 con mắt dán vào TV, tìm những chiếc cờ vàng trong đám đông hành hương ngày bế mạc WYD.
Tôi bỗng khóc, Cờ Vàng tôi lộng lẫy !

Xin Tạ Ơn Người - những bàn tay run rẩy
Từ mẹ già, em bé, giương cao.
Thế hệ con tôi như biển sóng trào
Giơ tay phất, tiếng gào chen nước mắt.

[Ngạo Nghễ Cờ Ta Bay/ Tho Hoang Phong Linh]

Không có một lá cờ máu.. Cờ vàng phất phới mọi nơi. Cộng đồng người Việt trên khắp thế giới đều hướng về Sydney, theo dõi WYD, chú mục vào trận đấu cờ, giữa cờ vàng và cờ đỏ. Kết cuộc, cờ vàng toàn thắng, thắng đến 100%. Hôm nay, tôi có muốn viết một bài phân tích, một bài bình luận cho khúc chiết cũng không được, bởi vì cũng như toàn thể người Việt tự do, trong lòng người viết tràn ngập một niềm vui sướng, xúc động về sự chiến thắng của lá cờ vàng.

Không biết phải giận hay nên cám ơn Hồng Y Phạm Minh Mẫn trước những lời tuyên bố tiêu cực về lá cờ vàng. Người xưa có câu, thỉnh tướng không bằng khích tướng, không có bức thư của Hồng Y Mẫn thì chắc chắn cũng có nhiều lá ờ vàng bay trên Sydney trong đại hội WYD, nhưng không thể tràn ngập như vậy. 6000 lá cờ, trong đó có 1000 lá cỡ trung và đại. Không có câu nói như khiêu khích "cờ vàng cản trở sự hiệp thông" của Ngài thì chúng ta cũng không có sự háo hức đợi chờ, sự hân hoan đón tin đại thắng như hôm nay.

Ta hạnh ngộ trong ngày vui Đại Hội.
Cờ tôi đó, tung hoành trong gió nổi
Chia Niềm Tin cùng Thế giới hôm nay.
Cờ không nói, nhưng vẫn vẹn Tình Say
Cùng Nhân Loại hòa chung nguồn Đạo Sống.

Trước ngày bế mạc, một website của người Việt hải ngoại có đưa tin về sự chuẩn bị của tòa đại sứ CSVN tại Úc, bảo rằng họ chuẩn bị 600 lá cờ đỏ và giáo hội đã chính thức công nhận, sẽ treo cờ đỏ. Người ta xôn xao, có kẻ xúi rình rình "đập" những người mang cờ đỏ, có người lo đại hội sẽ chinh thức treo cờ đỏ. Việc Vatican có chấp nhận lá cờ đỏ cũng không làm cho người ta ngạc nhiên vì đó là lẽ thường trên bang giao quốc tế, nhưng viêc cờ đỏ tranh sắc với cờ vàng trong buổi lễ làm chúng ta quan tâm. Song, đám anh chị em chúng tôi thì thấy không có gì phải đáng lo cho lắm, bởi lẽ chúng tôi đều biết và đều tin tưởng tinh thần chống Cộng mãnh liệt, sự đoàn kết và sức đấu tranh của đồng hương ở NSW, cũng như của toàn Úc châu.

Sau những trận thư hùng kịch liệt như trận SBS, trận Duyên Dáng VN, cả thế giới đều tin tưởng CĐ Úc châu. BS Nguyễn Mạnh Tiến chấm dứt nhiệm kỳ, thế hệ trẻ hơn liền tiếp nối. Trong trận cờ vàng ngày 20/7 vừa rồi, phải ghi nhận sự lãnh đạo thành công và tinh thần mạnh mẽ của LS Võ Trí Dũng CT CĐ NSW và BCH CĐ, ông Nguyễn Thế Phong, CT CĐ liên bang và BCH, cùng cộng đoàn Công Giáo tiểu bang NSW.. Dĩ nhiên, không có đồng bào, không có từng cánh tay của mỗi đồng hương đưa lên thì không thể có một rừng cờ đại thắng.

Bao sắc dân từ muôn hướng về đây
Đang trẩy hội, triệu lòng chung một hướng.
Có thấy không, giữa biển người sóng lượn
Cờ Vàng tôi đang ngạo nghễ tung bay ?

Giữa hàng ngàn quyết tâm giương cao ngọn cờ vàng, một thanh niên trở nên nổi bật. Phạm Vũ Anh Dũng, người đã khiến cho hàng triệu trái tim người Việt tị nạn CS bồi hồi, xúc động và vô cùng hãnh diện. Như đã nói trên, trước lễ bế mạc vài ngày, có những nguồn tin cho rằng VC sẽ đánh một trận lớn. Song chiều 18 tháng 7, khi anh Phạm Vũ Anh Dũng trao chiếc khăn choàng cờ vàng ba sọc đỏ cho Đức Giáo Hoàng và được Ngài choàng lên cổ, thì người yêu cờ vàng đã kể như chiến thắng quân cờ đỏ vẻ vang. Việc choàng chiếc khăn cờ vàng của Đức Giáo Hoàng đã không những vô hiệu hóa mà còn như một lời răn ngược lại những điều mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã tuyên bố trước kia. Chiếc khăn cờ vàng quàng vào cổ Ngài không thể nào làm tắt nghẽn sự hiệp thông của giới trẻ VN như lời Hồng Y Mẫn. Ông Nguyễn Thế Phong cho biết, đây chẳng phải là một sự tình cờ, mà chúng ta đều có chuẩn bị. Cờ đỏ vào đây, cờ đỏ phơi thây!

Trên mặt chính trị đối ngoại, có lẽ Vatican không thể không thừa nhận sự chính thức của lá cờ đỏ, nhưng thiết nghĩ, lẽ nào lòng các vị chủ chăn lại ủng hộ một chế độ vô thần, một chế độ theo chủ thuyết không chấp nhận tôn giáo. Lẽ nào các Ngài không biết VC chiếm đất của nhà thờ (không biết Hồng Y Mẫn có biết không)? Một sự kiện rất đáng lưu ý, được ông Nguyễn Thế Phong kể lại trong cuộc phỏng vấn của đài 4EB, là một số linh mục từ VN sang dự lễ, đã choàng lá cờ vàng lên người. Đây là cử chỉ vô cùng cảm động và đáng ngưỡng phục. Lá cờ vàng là lá cờ dẫn đến sự hiệp thông với tôn giáo, lá cờ đỏ là lá cờ hiệp thông với đám mafia đang hút máu dân Việt chúng ta. Ôi, tôi ước mong Hồng Y Phạm Minh Mẫn đọc được câu này, thật là vui quá.

Tôi vẫn còn quê hương trong cờ bay gió lộng
Màu Vàng tươi linh hiển của Non Sông.
Tôi lắng nghe lời Giáo Lý Hiệp Thông
Đang lừng vang tám hướng.

Bên cạnh đó, vở kịch mang tên "Vượt Biên", được trình diễn cho giới trẻ VN trong đại hội xem, cũng có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Vở kịch "Vượt Biên" nhắc cho các bạn trẻ nhớ, hoặc biết, lá cờ đỏ chính là lá cờ đã xua chúng ta ra biển. Nó nhắc cho tất cả chúng ta nhớ chỉ có lá cờ vàng mới là lá cờ của chúng ta. Ai chấp nhận lá cờ đỏ, xin ở lại phụng sự đảng CSVN, đừng léo hánh vào vùng đất tự do này. Người chấp nhận lá cờ đỏ là kẻ quay lưng phản bội vong linh của hàng triệu chiến sĩ đồng bào đã bỏ mình cho lý tưởng tự do. Không nhớ rõ có phải vở kịch này do linh mục Chu văn Chi biên doạn hay không, nhưng chúng tôi xin thành tâm cảm ơn và ngưỡng một soạn giả, cùng người đã cho phép vở kịch được trình diễn trong dịp WYD. Quá sức có ý nghĩa, quá sức hay.

Bao Người Con tuẩn tiết hy sinh.
Nguyện lòng son, thà quyết tử, chết Vinh,
Xin tận hiến, giữ nguyên Cờ Chính Nghĩa.
Đáy trùng dương thành hoang vu huyệt địa
Triệu hồn dân quyện mãi sắc Cờ Thiêng.

Chúng ta không thấy cờ đỏ xuất hiện, chúng tôi cũng không nghe ai nói Hồng Y Phạm Minh Mẫn có mặt trong WYD. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Hồng Y Mẫn cũng không ló dạng ra công chúng. Đây là một minh chứng hùng hồn, rằng cho dù CSVN có dụ dỗ, có dùng các cô hoa hậu khoe đùi, có bung nghị quyết 36, họ vẫn không làm người Việt tị nạn chấp nhận được lá cờ máu. Tuyên bố của Hồng Y Mẫn như là một lối thăm do nhiệt độ chính trị của lòng dân hải ngoại, kết quả, lòng dân vẫn sục sôi khi ai chạm đến lá cờ vàng. Sóng đại dương năm xưa đã cuốn đi sinh mạng của bao nhiêu người dân Việt, thì sóng người tị nạn hôm nay đã nhận chìm lá cờ đỏ trong phần lãnh thổ tự do.
WYD là ngày lễ trong đại của Thiên Chúa Giáo, nhưng đã được tất cả người Việt, dù từ tôn giáo khác hay không có đạo, chia sẻ niềm vui. Trong đại hội này, người Việt tự do đã thắng bọn vô thần độc tài chuyên chính. Trong đại hội này, hàng ngàn lá cờ vàng đã phất phới tung bay. Ba mươi sáu năm trước, 1972, các chiến sĩ VNCH đã anh dũng dựng lại lá cờ trên cổ thành Quản Trị. Ba sáu năm sau, 2008, những người con Việt không súng ống, không quân phục đã tiếp bước, phất cao hàng ngàn lá cờ tại Sydney. Mẹ VN ơi, chúng con vẫn còn đây.

"...Ngước cao nhìn Cờ cho rõ.
Tổ Quốc tôi còn đó.
Đang nghạo nghễ tung bay...."



(Tất cả những dòng thơ trong bài này được trích từ tác phẩm "Ngạo Nghễ Cờ Ta Bay..." của thi sĩ Hoàng Phong Linh)

Wednesday, July 23, 2008

Không Cho Phép Mình Quên  

NGUYỄN KHÁNH VŨ 
Việt Báo Thứ Sáu, 7/18/2008, 12:02:00 AM

Bài số 2355-16208431-vb6180708
Tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu. Bài viết mới nhất của ông thể hiện quan điểm của thế hệ một rưỡi của người Mỹ gốc Việt, trả lời câu hỏi “Vì sao tôi chống Cộng”. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết. M0ong bạn Vũ tiếp tục viết.
***
Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên,  và mới nhất là bài "Nước Mỹ và vợ tôi".
Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống? Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.

Bài học số 1: Việt cộng giết người Quốc gia ngay trong thời kỳ phôi thai kháng Pháp, đánh Nhật, vì Việt cộng muốn cướp quyền lãnh đạo đất nước, để có thể toàn quyền làm tay sai cho cộng sản quốc tế trước kia, và nay cho quan thầy Trung cộng.

Bài học số 2: Trong những kỳ cải cách ruộng đất, Việt cộng đã giết biết bao người dân vô tội, giết ngay cả những người mà có lẽ chẳng bao lâu trước đó đã hào phóng bỏ ra vàng, tiền của đóng góp trong các cuộc quyên góp cho Việt cộng.

Bài học số 3: Ký kết ngưng bắn với Việt cộng chưa ráo mực thì Hồ Chí Minh xua ngay quân giết hàng ngàn đồng bào miền Nam vô tội trong Tết Mậu Thân.

Bài học số 4: Việt cộng xé ngay bản hòa đàm Paris mà chúng chỉ vừa ký.

Bài học số 5: Trường học Cai Lậy, nơi bao trẻ thơ đang ê a bên trang sách, sao lại là mục tiêu pháo kích của Việt cộng? Sao Việt cộng lại nhẫn tâm  bắn vào hàng ngàn đồng bào vô tội đang trốn chạy "giải phóng quân" trên đại lộ kinh hoàng?

Bài học số 6:  "Nhà nước thông báo để nhân dân đừng tin vào các tin đồn thất thiệt. Nhà nước sẽ không đổi tiền". Và việc đổi tiền, thực chất là một cuộc ăn cướp tài sản của người dân miền Nam, được tiến hành chỉ một ngày sau đó. Đây là một nhóm thổ phỉ cai trị, chứ không phải là một nhà nước pháp trị. 500 đồng tiền Việt Nam cộng hòa đổi lấy 1 đồng tiền Hồ. Việt cộng có cái gì để mà đổi?

Bài học số 7:
-  "Ngày mai em sẽ chở các con đến đây thăm anh", Mẹ tôi bịn rịn chia tay Ba tôi sau khi chở Ba tôi đến địa điểm tập trung "cải tạo".
- "Em về ráng lo cho Thầy Mẹ và các con. Đêm nay chắc chắn anh sẽ bị đem đi nơi khác. Và em cũng đừng mong anh sẽ về sau 10 ngày", Ba tôi căn dặn.
- "Nhưng… cách mạng thông báo tập trung 10 ngày mà", Mẹ tôi trả lời.
Ôi thương thay cho người dân hiền lành, thật thà đất nước tôi. Và chắc đâu đó ở Hà nội, đã có một nhóm người ngồi cười khoái trá.

Trên đây là một ít trong số những bài học "cơ bản" mà tôi luôn tự nhắc mình và “không bao giờ cho phép mình quên.”

Có nhiều người cho rằng Việt cộng đã thay đổi rồi. Với tôi, Việt cộng chỉ là một loài tắc kè dỏm và hạ cấp. Nó thay đổi màu để tồn tại, để tiếp tục lừa bịp, che đậy cái bản chất bất biến của chúng là tàn ác và đê hèn. Với những người cùng một dòng máu Việt thì chúng chẳng chừa một hành vi bẩn thỉu nào, nhưng với kẻ thù phương Bắc, kẻ thù mà ngàn năm trước cha ông ta đã chỉ mặt đặt tên, thì chúng lại quì gối. Khi đọc bản tin Giang Trạch Dân vào tắm ở Đà nẵng, rồi vào Saigon gặp mặt hoa kiều Chợ Lớn, sau đó mới bay ra Hà nội để gặp bọn đàn em ở Ba Đình, lòng tôi sôi sục căm hờn, tủi nhục. Với cái thằng Tàu phù này, Việt Nam xem chừng chỉ là cái ao làng của nó. Khi đọc bản tin thấy đám du khách Trung cộng phất cờ, đón đuốc thế vận trên đường phố Saigon trong khi những người dân Việt bị cô lập, bị đẩy ra xa, tôi biết rằng tôi vẫn còn sáng suốt. Tôi vẫn thấy rõ cái tồi tệ, xấu xí của Việt cộng dù đang được che đậy dưới một cái áo màu mè bên ngoài của một con tắc kè. Việt cộng đã thay đổi?
Tôi may mắn có một người cha sáng suốt với những phân tích sắc bén, thuyết phục. Ông luôn là người đầu tiên tôi tìm đến để tham khảo và hỏi ý kiến khi nghe hoặc đọc thấy những biến động nào trong xã hội. Là một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ở tuổi ngoài 70, ông vẫn canh cánh trong lòng chuyện vận mạng đất nước. "Muốn chống cộng mình phải hoặc là có tiền hoặc là có quyền", Ba tôi nói. Và trong tình thế không có cả hai, ông vẫn chống cộng theo cách riêng. Ông hun đúc tinh thần yêu nước cho con cháu trong gia đình qua các câu chuyện kể, qua những nhận định tình hình, nhắc nhở con cháu tỉnh táo trước những mưu chước của Việt cộng. Ông nhắc con cháu dành chút thời gian thắp một nén nhang, đặt một ít hoa, nơi đài chiến sĩ Việt-Mỹ nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong. Ông cố gắng đến với các cuộc biểu tình  nghiêm túc trong cộng đồng. "Mình đến dù không làm được gì nhưng mình phải đến để thể hiện chính kiến của mình, đồng thời động viên anh em", Ông thường nói như vậy. Ông đến với các buổi ra mắt sách có liên quan đến lịch sử, đến quân đội và luôn ủng hộ mua sách từ những đồng tiền ít ỏi Ông nhận được hàng tháng. Tôi được nghe rất nhiều lần từ những người bạn của Ông, từ sơ giao đến thân tình, "Mỗi lần gặp anh, tôi hiểu ra nhiều vấn đề quá".

Tôi luôn cố gắng theo Ba tôi tham gia các cuộc biểu tình nghiêm túc trong cộng đồng. Tôi phụ giúp giảng dạy Việt ngữ cho các em nhỏ với hy vọng góp một bàn tay phá vỡ cái nghị quyết 36 mà Việt cộng đã và đang cố gắng thực hiện tại hải ngoại qua sách báo, qua các chương trình ca nhạc của chúng. Tôi tranh thủ giờ ăn trưa trong công ty, để viết bài và tham gia tranh luận trên các diễn đàn với cố gắng "giành dân, lấn đất" với Việt cộng trên mạng điện toán. Tôi luôn mua băng gốc các chương trình ca nhạc, các tài liệu lịch sử để ủng hộ các trung tâm, các cơ sở có đường hướng chống Cộng rõ ràng. Tôi cố gắng giải thích cho các con tôi khi chúng thắc mắc về lá cờ máu chúng thấy trong sách báo.

Bạn bè tôi, có người cho tôi chống cộng cực đoan. Là người Việt nên tôi vẫn nhớ Ông Bà ngày xưa có dạy "một câu nhịn, chín câu lành". Tôi cũng cho mình là một người Công giáo kiên định và vâng phục. Chúa tôi có dạy rằng "Nếu có kẻ tát con má bên phải, con hãy đưa má bên trái cho kẻ đó tát".  Kính thưa Ông Bà, Việt cộng ngày xưa đày Ba con nơi rừng sâu, chỉ thả về khi Ba con khập khễng trên đôi nạng gỗ với một bệnh án sống thêm được vài tháng là hết. Mấy chị em con bị xếp vào hàng cuối cùng trong xã hội vì "trúng" đủ mọi "tiêu chuẩn" của Việt cộng, dân Bắc di cư-đạo Công giáo-con Ngụy quân Ngụy quyền. Ngày xưa Việt cộng gọi chúng con là đĩ điếm bám chân đế quốc thì nay là "khúc ruột ngàn dặm", một khúc ruột mà hàng năm có thể gửi về trong nước gần 10 tỉ tiền đế quốc. Bao nhiêu đồng bào nghèo lê lết sống bên Cambodia hay còn kẹt lại ở Philippines, bao nhiêu công nhân làm tôi mọi khắp nơi, bao nhiêu cô gái bán thân khắp vùng Đông Nam Á, thì sao không là "khúc ruột"? Trước, Việt cộng giết dân miền Bắc trong "cải cách ruộng đất", chôn sống dân miền Trung trong Mậu Thân, đày đọa, thủ tiêu quân cán chính miền Nam sau ngày "giải phóng", nay Việt cộng lại tiếp tục cướp đất của bao người dân thấp cổ, bé miệng, tiếp tục tàn phá quê hương, phá bỏ đạo đức làm người. Người dân đã chẳng những "một nhịn", mà trăm ngàn "nhịn", mà "lành" vẫn không thấy. Ông Bà kính, làm sao có "lành" với quỷ? Lạy Chúa, Việt cộng đánh đồng bào con thê thảm trong "cải cách ruộng đất". Việt cộng chôn sống đồng bào con trong Tết Mậu Thân. Việt cộng đánh gia đình con và biết bao gia đình miền Nam tan nát sau "ngày giải phóng". Việt cộng đẩy đồng bào con ra biển Đông và hàng ngàn người đã bỏ mình, đã ô nhục, nhơ nhớp dưới tay hải tặc. Nay Việt cộng tiếp tục đánh phá các cộng đồng hải ngoại, nơi chúng con đang xây dựng lại cuộc sống mới cho thế hệ mai sau. Lạy Chúa, chẳng những cả hai má chúng con đã để cho Việt cộng tát, mà toàn thân, lục phủ ngũ tạng cũng tang thương. Thì nay xin Chúa cho con theo câu "có lúc con phải hiền như con trừu, có khi con phải khôn ngoan như con rắn". Tôi có cực đoan không khi tôi chống Cộng hay Việt cộng đã thay đổi chăng?
Tôi sẽ còn chống cộng ngay cả khi Việt cộng không còn trên quê hương tôi. Ngày quê hương thanh bình, tôi sẽ về lại vùng quê Mỹ Tho hiền hòa, mở một ngôi trường dạy học cho các em nhỏ. Và lồng trong những bài học Việt văn, toán học, tôi chắc chắn sẽ kể cho các em nghe những tội ác của Việt cộng, nhắc cho các em những kinh nghiệm thương đau của cha ông, với một hy vọng các em sẽ không bao giờ để cái chủ nghĩa quái thai này xuất hiện một lần nữa trên đất nước thân yêu dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi viết bài này trong niềm tưởng nhớ người Chú, người Cậu, những sĩ  quan anh dũng của quân lực Việt Nam cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến, những đứa em và bà con xa gần chết trên biển Đông,  vì lý tưởng tự do.

Tuesday, July 22, 2008

ĐÀI PHÁ-THANH SBS ÚC CHÂU:" TRONG THUYỀN TỴ NẠN ĐẾCH TRUYÊN THÔNG".

TRƯƠNG MINH HÒA

Tại Úc Châu, ở từng địa phương, với sự giúp đỡ của chính quyền tiểu bang, nên hầu như ở tiểu bang nào cũng có đài phát thanh, với thời lượng một giờ mỗi tuần, do các Cộng Đồng Người Việt Tự Do đảm trách trong nhiệm vụ thông tin, văn hóa, bảo vệ lập trường tỵ nạn chính trị. Tuy nhiên HỆ THỐNG PHÁT THANH SBS RADIO, bao trùm các tiểu bang, mỗi ngày một lần với thời lượng 1 giờ, nay có kế hoạch tăng giờ và dùng hệ thống Digital. Hệ thống SBS radio thành lập từ năm 1989, do luật sư Lưu Tường Quang ( cựu nhân viên ngành ngoại giao VNCH) làm tổng giám đốc ( hay là trưởng nhiệm SBS), hệ thống có nhiều ngôn ngữ, trong đó có chương trình Việt ngữ. Từ ngày thành lập, hai đài Việt ngữ: ở Sydney do cô Ngọc Hân; ở Melbourne do Quốc Việt làm trưởng đài, nhưng vào những tháng đầu năm 2008, hai đài phát thanh thu gọn thành một trong việc cải tổ nhân sự, cũng giống như đài BBC giảm bớt thời lượng vậy, nên cô Ngọc Hân nghỉ việc, thế là Quốc Việt trở thành trưởng đài. Được biết là từ ngày làm lớn, luật sư nhà ta ít hay không dám tới thủ đô Canberra trong ngày quốc hận 30 tháng 4 để biểu tình với đồng bào Úc, trong khi đó ông xếp của ông ta cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm thường ra biểu tình và lên phát biểu. Hình như ông không muốn làm phương hại đến" tình hữu nghị Vẹm-Úc đời đời bền vững, như tiền đưa, tay hứng" dù xăng có thể cạn, xe có thể nằm đường, song chân lý ấy hổng bao giờ thay đổi. Dù hổng có đi biểu tình, phát biểu, nhưng cũng có cho nhân viên tới để làm phóng sự, đó là mặt mặt sau cùng như" first and final notice" ghi trong các bill ( hóa đơn), được coi như là" bảo vệ lập trường tỵ nạn", tức là" có còn hơn không, có chồng hơn ở góa".

Nhân viên làm việc của đài phát thanh ăn lương và có nhiều bổng lộc của chính phủ, có thể nói những ai có lòng phục vụ cộng đồng, hăng hái làm công tác" thiện nguyện" nhưng có lãnh lương và thù lao, có thể gọi là" ăn cơm nhà HÀNG vác ngà voi". Hệ thống SBS radio do chính phủ cấp tiền hàng triệu Úc Kim mỗi năm, do cơ quan chuẩn chi lưỡng viện quốc hội liên bang; do đó họ có phương tiện dồi dào, có cả xe phát thanh lưu động, nhân viên đi đâu cũng có công tác phí....nên cứ phát thanh, hổng cần lưu ý đến đất nước, lập trường, làm gì làm cũng lãnh lương, nên đài SBS đã tung hoành gần 20 năm qua. Một điều rõ nét là: những gì có quan hệ đến" chia rẻ cộng đồng" như sự tranh cải về xây dựng trung tâm sinh hoạt cộng đồng ở Victoria giữa ông chủ tịch Nguyễn Thế Phong và các ban ngành khác- vụ lộn xộn bầu cử cộng đồng Người Việt Tự Do Nam Úc, đưa đến việc Hội Đồng Thành Phố Charl Slurt không cho người Việt sinh hoạt trung tâm do cộng đồng mua, được đài dành cho các cá nhân, đại diện phe nhóm tranh cải-Ngay cả vụ tranh cải giữa 2 cánh Việt Tân, cũng được đài mời cả Trần Xuân Ninh lên phát biểu-Vụ bà Hồ Mai là nữ thị trưởng đầu tiên của người Việt ở thành phố Marybynong, đem thị xã kết nghĩa với thành Hồ, bị phản ứng mạnh, đài phát thanh Sydney do Ngọc Hân, cho bà Hồ Mai mượn làn sống để biện minh cho việc phản bội cử tri người Việt..... Nhưng vài chuyện quan trọng trong cộng đồng thì bỏ qua, như vụ đoàn múa rối nước Thăng Long sang Úc, đến Tây Úc diễn suốt 2 tuần, bị biểu tình...thay vì mời những người tham dự biểu tình phỏng vấn, thì cô Ngọc Hân lại mời một nhân vật chưa bao giờ xuất hiện biểu tình là ông Nguyễn kỳ Hưng lên làn sòng để nói ( nghe đâu nằm trong Hội Chả Giò Việt Nam, thuộc tiệm Phở Bò, nay là Tiệm Vịt Tiềm?). Gần đây, thì đài phát thanh Melbourne của Quốc Việt dành ưu tiên phát biểu khá thường trực của thượng tọa Thích Quảng Ba, cũng là" tu nhất kiếp, khá nhát thời" với cơ sở chùa, cư xá....dù Úc Châu có nhiều vị cao tăng.

Theo ông Lưu Tường Quang, có lần nói trên đài SBS, thì hệ thống phát thanh nầy" độc lập và phi chính trị", dù tất cả các nhân viên điều hành đều là" TỴ NẠN CHÍNH TRỊ". Đài có những buổi phát thành hàng tuần với phần tin Việt Nam, Úc, thế giới, thể thao, khoa học, vui đời nghệ sĩ ( tiếng hát Úc Châu, sau nầy mới dẹp khi cải tổ, thu gọn năm 2008), Việt Nam Quê Hương mến yêu, y học.....mặc dù hầu hết những nhân viên phát thanh đều học các trường ở miền Nam, nhưng họ chuộng dùng những từ ngữ đặc thù của đảng Cộng Sản chuyên" đấu tố, khủng bố, kích động hận thù đấu tranh giai cấp.." như: chất lượng, sự cố, thời thượng, chế độ, nghiêm túc, đảm bảo, xử lý, cơ bản, động viên, phát hiện, tình huống ( phát thanh viên Hoàng Thọ có sáng tạo dùng chữ nầy trong mục thể thao nữa)....ngay cả cái mục chuyên môn như" sức khỏe là vàng" do Thái Hòa thực hiện, cũng thường hay dùng những từ" đấu tố y học" hay là" đấu tố vi trùng", điển hình là buổi phát thanh ngày 9 tháng 6 năm 2008, phát thanh viên Thái Hòa đã dùng quá nhiều từ" CHẾ ĐỘ", được lập lại nhiều lần như: chế độ ăn kiêng, chế độ thể dục thể thao, chế độ đi bộ, chế độ thuốc men,.....khiến người nghe tưởng như đang nghe đài của" CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN" vậy. Những từ ngữ y khoa nầy mà áp dụng để" đấu tố" vi trùng thì không kết quả, nhưng làm cho người nghe cảm thấy bị" đấu tố màng nhỉ" là điều không thể chối cải.

Người dân miền Bắc có thân nhân bị đấu tố chết, gia đình bị trù dập trong đợt cải cách ruộng đất, hay dân miền Nam sau 1975 bị đánh tư sản, người thân bị tù đài...chán ngấy những từ ngữ của đảng qua các buổi" lên lớp" hay đài phát thanh tuyên truyền rỉ rả suốt ngày đêm. Nay họ bỏ nước ra đi, nào ngờ lại bị đài" hiếp dâm lổ tai và bị đấu tố màng nhỉ" lần nữa, khiến vết thương tâm lý bị khơi động. Dù có nhiều người phản đối, nhưng đài SBS vẫn bình chân như vại, áp dụng chính sách BA KHÔNG của VC thời chiến tranh:" không thấy, không nghe, không biết". Ngày xưa Khổng Tử ở bên Tàu khuyên học trò:" một ngày không đọc sách, nhìn vào kiếng, thấy mặt đáng chê", thì ngày nay tại Úc Châu, nhân viên đài phát thanh SBS:" một ngày hổng xài từ Việt Cộng, là ăn cơm hổng ngon!". Một điều ngoạn ngục và trùng hợp lạ lùng như đây là" sự trùng hợp lịch sử" là: khi chương trình Thời Sự TV4 của Việt Cộng phát ra trên SBS TV thì nhiều người, kể cả giới trẻ cũng có thể" tiếp thu" được những lời tuyên truyền của đảng qua các từ ngữ, từng được đài phát thanh SBS hướng dẫn và tập người nghe làm quen từ lâu mà không hay; có thể là hơn cả chục năm, người Việt ở Úc Châu đã bị 2 đài nầy" đầu độc bằng ngôn ngữ" rất tinh vi qua làn sóng do chính người Việt mang danh tỵ nạn chính trị thực hiện, mới là nguy to, như chuyện nàng Mỵ Châu ngồi sau lưng An Dương Vương trên đường bôn tẩu sự truy đuổi của Triệu Đà, hổng ngờ là đứa con gái cưng của mình rải lông ngỗng trắng để chỉ đường cho giặc" phát hiện". Thể chế chính trị miền Nam có trường đại học văn khoa, có tự điển...thế mà những người phát thanh không dùng, trái lại rất tâm đắc các từ VC, có khi dùng một cách lốt bịt như các câu" chất lượng công tác, chế độ y tế, tình huống thời thượng..."

Nổi bật là đài dành rất nhiều cảm tình với các tu sĩ trong nước, như trường hợp huề thượng, kiêm thiền sư THÍCH THANH TỪ. Tu sĩ Phật Giáo nầy không lạ gì với đồng hương ở San Jose ( Hoa Kỳ) qua vụ hợp tác với sư bà Đàm Lựu, chùa Đức Viên để hạ cờ vàng ba sọc đỏ vào tháng 11 năm 1996. Riêng ở Úc Châu, những chuyến" hoằng pháp" có theo băng video day thiền năm 1998, sư cũng hạ cờ nhiều nơi, vì" trọng Phật kính tăng" nên vài nơi đành phải hy sinh biểu tượng hồn thiêng sông núi để làm vừa lòng thầy ( xin đồng bào ở những nơi ấy ở Úc Châu tìm hiểu ai là người hùa theo sư nầy hạ cờ vàng). Đài SBS ở Sydney lẫn Melbourne đều dành nhiều lần quảng cáo những buổi thuyết pháp của Thanh Từ vào tháng 10 năm 2003, bất chất sự phản đối của nhiều người, vì họ đã biết sư nầy là ai, người" dị ứng" với lá cờ vàng ba sọc đỏ, dù ông vẫn" mặc áo cà sa vàng", giống như Hồng Y Phạm Minh Mẫn hay bầy quạ đen LINH MỌP quốc doanh ra hải ngoại" móc túi" mà còn gọi người cho tiền là NGỤY và không thèm chào cờ vàng, như ma quỷ gặp thánh giá. Đặc biệt là đài phát thanh SBS do Quốc Việt làm trưởng, là người chịu ảnh hưởng nặng nề ( hay là đồ đệ Làng Mai?) nên hay ca tụng thiền sư Thích Nhất Hạnh lên đài qua các buổi phát thanh, đến độ thầy Nhất Hạnh ăn bánh tráng cuốn với rau sống, chấm nước tương mà được Quốc Việt lập lại nhiều lần, như" Thiền" vậy. Thích Nhất Hạnh không còn lạ gì với phong trào phản chiến, được coi là kẻ" núp bóng từ bi đâm sau lưng chiến sĩ", qua cuốn Bạch Thư của huề thượng Thích Tâm Châu, năm 1994, trang 31 có đoạn:

" Sau đó Viện Hóa Đạo Ấn Quang chuyển hướng theo đường lối hòa bình khuynh tả. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử các vị ra nước ngoài liên tục với các nhóm phản chiến, yêu cầu Mỹ rút quân, phản đối chính sách chống Cộng của VNCH, đòi hòa bình. Viện Hóa Đạo Ấn Quang cử thượng tọa THÍCH NHẤT HẠNH làm trưởng phái đoàn bên cạnh hòa đàm Paris"

Thích Nhất Hạnh lập ra Làng Hồng, sau cải danh thành Làng Mai, được coi là người làm" cuộc kách mạng Phật Giáo" với chủ trương Thiền Tiếp Hiện, cho tu sĩ được" chút chút" để lấy trớn mà tu cho mau, thoát khỏi kiếp luân hồi, tức là tu hành có đôi có cặp mới đạt tới" chánh quả?" Hầu tìm về cõi Non Bồng Nước Nhược, đúng là" tu nhất kiếp, khoái nhất thời". Nhưng tu theo môn phái thiền Tiếp Hiện, được người bình dân học vụ gọi là LÀNG MÔN (đừng hiểu theo kiểu nói lái là mất đi ý nghĩa thâm sâu của ngành TU ĐẠO và ĐẠO TU nầy), môn đệ LÀNG MÔN cũng có lúc tu lúc không, chớ lúc mà" TÃ HỒNG CÀI HÁNG" là hổng có" chế độ ngồi thiền" đâu, ngay cả Bác Hồ, vị chủ địt dạy đĩ muốn nằm trong hang Pác Pó với mục đích yêu cầu:" trường kỳ bám trụ" cũng phải chạy dài, chớ nào hung hăng như con bọ xít lúc NẮNG CỰC mà dám:" Thề cùng nhau UỐNG MÁU quân thù...". Là người mặc áo cà sa, nhưng không thèm niệm Phật, là một môn phái" mượn Phật để hổng theo Phật" mà phát huy Business, nên sơ nghiệp LÀNG MÔN lên đến vài trăm triệu, được coi là thành quả:" tu nhất kiếp, giàu nhất thời", nên gia tài đồ sộ của Làng Môn được hiểu là:" tiền do Phật tử đóng góp, dưới sự quản lý của Thích Nữ Chân Không, do Thích Nhất Vẹm lãnh đạo":

" Ăn táo, nho, bơ....mặc áo tăng.
Tiến hiệp giao hoan, Tiếp Hiện GẦN.
Tu mà khoái lạc, ta mù mắt *
Chân giả cuộc đời, sao chả dâng?
Mê tu Ngọc Phượng, M...tê tái.
Tăng c... Nhất Hạnh, sướng tu căn.
Lúc Thiền đến đỉnh, ta liền thúc.
Tịnh thất Non Bồng, tất thịnh chăng?"
( ghi chú: * tục ngữ có câu" sướng con C...mù con mắt. )

Ngày 9-11-2005, Quốc Việt đọc nguyên một bài" tham luận" của Nhất Hạnh với lòng tư bi như" bồ tác" qua vị thương cảm nạn nhân cơn sóng thần Sunami", Ngài chỉ kêu gọi chứ chẳng dám BÁN LÀNG MAI, LÀNG MÔN để lấy tiền cứu trợ nạn nhân...như tinh thần từ bi của đức Phật. Từ nhiều năm qua, đài Quốc Việt là nơi chuyên chở những thành phần được coi là đám" đặc công đỏ trong phong trào dân chủ" như Nguyễn Gia Kiểng, Bùi Tín....toàn là những kẻ bị dị ứng cờ vàng, nên hay đưa những nhân vật nầy lên đài phỏng vấn mỗi khi có biến động trong nước, như nhằm gởi một thông điệp với đồng bào Úc Châu là: đây mới chính là người, tổ chức chống Cộng đáng tin đấy!...do đó, trong một lần phát thanh, mục Việt Nam Quê Hương Mến yêu, Quốc Việt và Phượng Hoàng dùng nhiều tài liệu, không rõ nguồn gốc và ít ai biết để nói xấu, nhục mạ anh hùng dân tộc là vua Quang Trung (nói sự loạn luân trong gia tộc giữ vợ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc..) gây nhiều khó chịu, nhưng rất phù hợp với Nguyễn Gia Kiểng trong Tổ Quốc Ăn Năn. Khi đồng bào ở Melbourne đấu tranh cùng với cộng đồng để hạ lá cờ máu của Việt Cộng treo ở trường TAFE Box Hill, thì đài phát thanh của Quốc Việt ở địa phương và cả Sydney lại" tịnh khẩu" nếu không nhờ các tờ báo tiếng Việt, thì tin tức nầy ít ai biết.

Ngày 30 tháng 4 năm 2003, cũng Quốc Việt với bài" cần xóa bỏ làn ranh Quốc-Cộng" với vài tay viết xa lạ được trích đọc, hình như là người của các tờ báo đảng ở Việt Nam?. nhằm kêu gọi" hòa hợp hòa giải" giữa người Việt hải ngoại và trong nước, xóa bỏ hận thù để cùng nhau xây dựng đất nước, dĩ nhiên là theo" định hướng xã hội chủ nghĩa" chớ còn gì nữa? Trong thời gian phẩn uất cao độ của đồng bào về việc đảng Cộng Sản Việt Nam đem bán phụ nữ sang Đài Loan, thì đài phát thanh SBS Melbourne do phó đài Phượng Hoàng, ưu ái dành nhiều buổi phát thanh, cho một cán bộ văn hóa vận Việt Cộng là TRẦN THỊ LOAN, liên tiếp binh vực cho việc buôn người nầy, đó là gáo nước lạnh tạt vào mặt những ai có chút quan tâm với đất nước, tình người,sĩ diện dân tộc. Một điều đáng lưu ý là hai đài phát thanh hay cho những cán bộ Cộng Sản mượn diễn đàn để" biện minh" cho đảng, như đài Melbuorne dành nhiều buổi phát thanh cho tên đại diện Vietnam Airline lên đài phân bua về những bê bối của hãng đối với hành khách gốc Việt. Ngay cả bác sĩ Nguyễn Trọng Nhân, hội Chữ Thập Đỏ Việt nam, sau làm bộ trưởng y tế, cũng được Ngọc Hân mời lên đài để cổ đọng" bọn đĩ điếm du côn" đóng tiền cứu trợ thiên tai, bảo tố;....v...v...

Trong tháng 7 năm 2004, nói về hiệp định Geneve, đài SBS Melbourne đã dùng nhiều kỳ để phát thanh, đài dùng nhiều tài liệu của tiến sĩ Lê Xuân Khoa, là một trong 10 vị khoa bảng ở Mỹ được Nguyễn Đình Bin chọn để quan hệ như là" Việt Kiều yêu nước", ông nầy còn viết một số bài báo trên tờ New York Times, Los Angeles Times nhằm chuẩn bị dư luận Mỹ qua chuyến" tiến về Bắc" đầu tiên của Việt Gian Nguyễn Cao Kỳ. Tài liệu của nhân vật Nguyễn Ngọc Giao ( luôn được Phượng Hoàng gọi một cách trang trọng là: nhà báo Nguyễn Ngọc Giao), ông ta là cựu phát ngôn viên của tổ chức Vẹm trá hình tay chân Cộng Sản" Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" do luật sư Nguyễn Hữu Thọ lãnh đạo ( luật sư Thọ có 6 vợ, cũng là tên quỷ râu xanh hạng nặng, hắn từng vớt vợ của tên khủng bố Nguyễn Văn Trổi). Nguyễn Ngọc Giao hiện sinh sống ở Pháp, là người ủng hộ chính sách" đổi mới" của tổng bí Nguyễn Văn Linh với công thức" lấy kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", cũng giống như hầu hết cán ngố, ông ta luôn coi" tên quốc tặc Hồ Chí Minh là yêu nước, là vĩ đại, là cha già".

Với những nguồn gốc" tư liệu" như thế nên cả hai người phụ trách mục" Việt Nam Quê Hương Mến Yêu" đã đưa ra cách chạy tội cho Hồ Chi Minh và bè lũ, sau khi hết bài nói về hiệp định Geneve, ngụ ý của hai phát thanh viên nầy là: hiệp định Geneve ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 là do áp lực, sự áp đặt của đại diện Nga là Molotov, đại diện Trung Cộng là Chu Ân Lai và bên phía Pháp là thủ tướng Mendes Frances...họ cấu kết với nhau để chia cắt đất nước, còn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là" nạn nhân", vô tội vạ, thật đáng tội nghiệp thay! Chính Ngô Đình Diệm là người phản đối hiệp định, rồi lại không thi hành tổng tuyển cử 1956, theo qui định, nên Đảng Cộng Sản mới đem quân vào Nam đánh. Tức là việc bội đội Cộng Sản xâm nhập vào Nam đánh phá là có" chính nghĩa". Thật là nguy hiểm vô cùng.

Đài phát thanh SBS sydney do Ngọc Hân làm trưởng cũng thường dành nhiều ưu ái cho cánh Phật Giáo Phước Huệ, phần lớn là từ thiện, mổ mắt, cứu tế...cho Việt Nam với quỷ VABAT ( họ ra vào Việt Nam làm công tác, trong khi những tu sĩ chân chính như Quảng Độ, Huyền Quang...cứu tế cũng phải vào tù). Được biết huề thượng Thích Tắc Phước, tục danh là Trần Văn Canh, tức là Ông Bảy Canh, trước 1975, là trưởng ban thông tin khối Phật Giáo Ấn Quang, với nhà xuất bản" SEN VÀNG", sau 1975, đi tỵ nạn theo diện đăng ký với người Hoa rất sớm, từ 1978, sang Úc tu hành, sau đổi pháp danh là Thích Phước Huệ, nay chủ trương nhà xuất bản in ấn" NHỮNG CÁNH SEN HỒNG" cho phù hợp với tình hình" tu đạo". Phước Huệ được ghi nhận là người từng phạm giới cấm, theo huề thượng Huyền Tôn thì nhân vật có tên là" Năm Thợ May" có quan hệ mật thiết với Ngài Phước Huệ. Do đó nên ở Úc Châu có hai cánh Phật Giáo: Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Phước Huệ lãnh đạo, và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại do huề thượng Thích Như Huệ lãnh đạo; lập lại trường hợp Phật Giáo miền Nam trước 1975. Đài Ngọc Hân cũng có nhiều mục, ngoài ra có quảng cáo thương mại, sinh hoạt cộng đồng, quảng cáo luôn" gánh hàng rong" của vài người tổ chức ăn uống thuộc nhóm của Trần Văn Mẫn ( là người tốt nghiệp trường văn công, ca múa Việt Nam, di dân sang Úc theo diện hôn phối), từ thiện ưu tiên, thường được đưa những người làm từ thiện lên đài nói chuyện nhiều phen, ca tụng.... nhưng KHÔNG ĐỌC THÔNG BÁO CỦA CỘNG ĐỒNG KÊU GỌI ĐỒNG BÀO BIỂU TÌNH CHỐNG VĂN HÓA VẬN. Điển hình như vụ TV4, dù đài dành mục ý kiến của dân phản đối, nhưng từ chối không đọc thông báo của cộng đồng kêu gọi dân biểu tình. Ngọc Hân cho là" đọc thông báo biểu tình là phạm luật". Được biết nước Úc, Mỹ....tôn trọng ý dân, quyền bày tỏ lập trường chắc chắn là được hiến pháp qui định, nên các cuộc biểu tình của cộng đồng đều có xin phép, được chính quyền, cảnh sách chấp nhận. Như vậy là đài SBS đã" bị miệng" cộng đồng từ lâu. Cũng may là nhờ các tờ báo tiếng Việt đăng thông báo kêu gọi đi biểu tình, và nhất là hai đài phát thanh tư nhân: Vietnamese radio in Australia của Nguyễn Đình Khánh và đài 2VN Radio của Hoàng Nam nên con số đồng bào tập trung ở Sydney, ngay bản doanh của giám đốc Nigel Milan, phó giám đốc Shaun Brown ngày 28-11-2003 với hơn 5 ngàn, và ngày 2-12-2003 với 12 ngàn người... ở Melbourne hơn 5 ngàn, Adelaide với hàng ngàn người. Kết quả là SBS TV phải ngưng tức khắc chương trình Thời Sự của Việt Cộng sau 60 ngày phát hình. Trong thời gian dầu sôi lửa bỏng nầy, ông tổng giám đốc Lưu Tường Quang xuất ngoại công tác, không có ở Úc. Dù không thèm đọc thông báo của cộng đồng kêu gọi biểu tình, nhưng sau khi chiến thắng, đài cũng dành buổi phỏng vấn những người lãnh đạo cộng đồng. Như vậy đài SBS đúng là" độc lập và phi chính trị", chỉ làm việc ăn lương và sợ làm" phương hại đến tình hữu nghị Việt-Úc đời đời bền vững như răng CÁ MẬP và môi con Kangaroo" nên hàng năm con cá mập Việt Cộng cắn khoản 100 triệu Úc Kim tiền viện trợ từ môi con Kangaroo... và cũng làm ra vẻ là phục vụ cộng đồng; nằm giữa chẳng mất phần mền là vậy:

" Ai về nhắn với Ét Bi Ét.!
Đặng cả VI-XI lẫn Úc mà"

Đây là những điều đã xảy ra, làm đau lòng nhiều người Việt tỵ nạn, vì cơ quan truyền thông chánh mạch như SBS Radio không phục vụ đúng mức cho những người thọ thuế ( trong đó có người Việt Nam sinh sống). Họ thường đưa ra những tin tức" hồ hởi phấn khởi" như Việt Nam nhận được cấp viện nước nầy, nước nọ....kinh tế phát triển. Được biết ông Lưu Tường Quang đã đột ngột từ chức hơn một năm nay và ông Nigel Milan, giám đốc SBS TV cũng ra đi, không biết lý do gì. Từ nhiều năm qua, đài SBS radio làm mưa làm gió trên hệ thống phát thanh" thừa tiền lắm của" với sự tài trợ hơn 90% của chính phủ liên bang, họ độc quyền phát thanh nên đã có những chương trình như thế. Ngày nay, các đài phát thanh tư nhân, nhiều giờ của Nguyển Đình Khánh, Hoàng Nam....và có cả SBTV ở Mỹ chuyển vận, hy vọng đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ, nhân quyền. Cũng may, nếu không có, SBS sẽ còn hướng dẫn dư luận đi về đâu?

Tại Hoa Kỳ, ở Little Saigon, trong khi vụ nhật báo Người Việt đăng hình Chậu rửa chân nghề Nail bằng biểu tượng hồn thiêng sông núi cờ vàng ba sọc đỏ, thì đài SBS thường hay trích và đọc những tin tức và họ gây chú ý quảng cáo" Tin từ báo Người Việt" như để giải độc cho một đồng minh thân cận? Đài nầy rất là:" kính trọng" những" đỉnh cao trí tuệ nòi người" nên thường dùng chữ ÔNG để đọc, như: thủ tướng chính phủ Việt Nam, ÔNG Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn khải,..... đài nầy cũng thích lãnh tụ Hồi Giáo Nam Dương, phái Jemayah Islamyah là Abu Bakir Bashir, người được coi là chủ chốt trong vụ đánh bom ở Bali, làm cho 220 người chết, trong đó có 88 người Úc, thế mà trong buổi phát thanh ngày 22 –12-2004, phát thanh viên đài SBS Sydney cho là:" Giáo Sĩ Hồi Giáo CẤP TIẾN", có phải" ăn cơm tui, hại tao không?". Đài còn dành nhiều ưu ái cho những nhà" đấu tranh Giũ chân trong nước", những" tù nhân lương lẹo"....như Hoàng Minh Chính. ( TinParis. Đồng bào nào có thâu đoạn nầy xin đưa cho chúng tôi để nhờ Chánh Phủ Úc giải quyêế hộ vấn đề nầy )


Tác giả Nguyễn Ngọc Nga, trong quyển" Mối Thù Phải Trả" có câu chuyện tựa đề là" tấm ảnh lật ngược" nói về thời Việt Minh, ờ vùng đất Cà Mau hẻo lánh, có ông Sáu Vinh, từ Saigòn, sợ chiến tranh mà về đây lập nghiệp năm 1940, ở vùng nầy phải bị Việt Minh trấn lột, nhất là " tuần lễ vàng" làm gia đình ông mất nhiều tư trang. Nhà ông có nhiều đất, giàu, nên bọn cán bộ Cộng Sản thường đến để" xin ủng hộ"; nói ủng hộ cho có vẻ là" văn chương cách mạng" chớ hổng cho là bị qui là phản động, tay sai thực dân, chết không kịp ngáp. Rồi kể từ ngày Phạm Hùng , giám đốc sở Công An Nam Bộ đặt trụ sở tại nhà ông, dù tốn kém gà vịt, thức ăn, thuốc hút....nhưng so ra thì cũng còn rẻ chán; do thấy xếp lớn uy quyền ở nhà, nên bọn cán bộ địa phương hổng dám tới, ông thoát nạn, nhưng con ở đợ tên Lụa, được ông Sau Vinh biệt phái công tác" đấm bóp" cho Phạm Hùng, thế là cô gái nầy trở thành người" nâng bi, bợ dái" cho tên quỷ xứ nầy. Sau đó vì lý do an ninh, nên Phạm Hùng dời bản doanh, thì con Lụa đi theo, làm công an luôn. Trước khi đi, Phạm Hùng tặng tấm hình trắng đen, kích thướt bằng quyển sổ học trò, được Sở Thông Tin chụp ghi vài dòng:" thân tặng anh Sáu Vinh, một công dân yêu nước, đã ủng hộ kháng chiến hết mình". Vì sơ ý nên dòng chữ và ký tên lộn ngược, nên Sáu Vinh phải treo tấm ảnh lật ngược. Nhờ tấm hình nầy mà Sáu Vinh thoát được nhiều phen tống tiền của đám cán bộ địa phương, chúng nhìn thấy tấm hình và chữ ký sợ khiếp vía. Sau khi con Lụa theo Phạm Hùng, tới Saigon, đổi vùng, giao con Lụa cho La Văn Liếm tiếp tục" xử lý" đến ngày tập kết ra Bắc thì con Lụa được mang cái" bụng cách mạng". Sau năm 1975, con Lụa trở thành cán bộ Cốm trong ngành Công An, năm 1997, Trung Ương Đảng cử con Lụa ra hải ngoại để củng cố hàng ngủ, tình hình; trên chặng đường đi, con Lụa ghé qua Úc, cơ sở đầu tiên là cô HỒNG PHƯỢNG, là đứa con gái của tên Cộng Phỉ ác ôn TRẦN VĂN THỜI, hiện tên hắn được Việt Cộng đặt cho huyện Sông Ông Đốc ở Cà Mau ( Huyện Trần Văn Thời), dân chúng gọi những kẻ gian manh, láo cá là" dân HUYẸN TRỜI-THẦN". Trần Văn Thời có ba vợ, là do" tiền hiếp dâm, hậu bà xã", con Hồng Phượng, Hồng Phi là con bà thứ ba. ( Nghe đâu con Hồng Phi làm việc ở ty Bưu Điện?). Sau nầy Trần Văn Thời bị Tây xơi tái nên Hồ Chí Minh đã đặt tên hắn với tên ác ôn Phan Ngọc Hiển ở vùng Cà Mau từ lâu. Bài viết nầy Nguyễn Ngọc Nga cho biết là con Hồng Phượng có nói đài phát thanh Éc Bi Éc và tờ báo VIỆT LỤN ( nơi nầy là diễn đàn của kỷ sư Nguyễn Diễn Ca, cầm đầu tổ chức Tạp Nhạp Dân Chủ Điên Ngoa) thường nhạo báng những người chống Cộng quyết tâm.... đó là hai cơ quan truyền thông nằm trong sự khống chế của đám nầy và tên tiến sĩ HƯNG NỔ ( du học trước 1975, là cơ sở nằm vùng cài sang). Câu chuyện nầy xin được tóm lược từ quyển sách trên, tùy đọc giả suy luận.

Từ lâu, ở Úc Châu nầy, đài phát thanh SBS gây nhiều bực mình cho người nghe, họ đã" đấu tố lổ tai, màng nhỉ" từ năm 1989 đến nay. Trong các mục văn hóa, sinh hoạt, đặc biệt đài ở Melbourne, có phát thanh viên Phượng Hoàng, nhiều lần giới thiệu" nhà phê bình văn học Nhớn Nguyễn Hưng Quốc", là giáo sư ở trường đại học Melbourne, từng có" phương án" đưa sinh viên người Úc về Việt Nam để" điều nghiên" văn hóa, văn chương Việt Nam" như là" sự trong sáng trong tiếng Việt" mà thời còn sống ở Miền Bắc, tưởng thú Phạm Văn Đồng đã làm theo Nhờ dạy của Bác, nhằm thoát khỏi tiếng Tàu, gọi Thủy quân Lục Chiến là" NÍNH THỦY ĐÁNH BỘ" Văn Sĩ thành Nhà Văn...nhưng Họa Sĩ thì chưa gọi là Nhà Vẽ... nên sau 1975, họ mới mang nền văn hóa" văn minh miệt vườn, văn học Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" vào, chỉnh trang cái tên dài" nhà bảo sinh" thành XƯỞNG ĐẺ, có lần tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc vừa dẫn học trò về tới Việt Nam là bị trục xuất, nhưng học trò da trắng thì được ở lại học tập văn hóa Việt để thấm nhuần" nền văn hóa Vẹm". Theo sự giới thiệu của Phượng Hoàng trên đài SBS, thì nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc cho bài thơ CON CÓC là" chất lượng" nhất trong văn học....thật vậy, bài thơ con cóc chưa biết ai là tác giả, nó thật là" giản đơn" như chuyện" tứ khoái: ăn, ngủ, địt, ỉa", thế mà hầu hết các đại thi hào như Nguyễn Du, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương.... đều mù mắt, không nhận ra cái" tinh hoa" văn học của tiếng Việt:

" Con cóc trong hang.
Con cóc nhảy ra.
Con cóc ngồi đó.
Con cón nhảy đi"

Sau đó có thể con cóc nhảy lại vô hang, nhảy xuống sình, nhảy xuống mương, nhảy xuống hố, nhảy vào đống rác( văn thơ)......VÂNG VÂNG và VÂNG VÂNG.....cứ thế mà phát huy truyền thống" con cóc nhảy". Trong phần giới thiệu nhà" đại phê bình văn học" tầm vóc nầy, có nói đến trang web Tiền Vệ, là nơi qui tụ những tài danh từ trong và ngoài nước; theo sự phát biểu của nhà phê bình văn Họt thì: có những người nổi tiếng, gởi bài cũng chưa chắc được Tiền Vệ đăng" nhưng có những người viết thường mà đạt" chất lượng văn chương" cũng được đang dài dài. Nên đọc giả và tác giả được chọn lọc đặc biệt, chứ hổng phải ai muốn ra vào như cái chợ Trời đâu nhé!

Đó là vài nét sinh hoạt truyền thông của cơ quan" TRONG THUYỀN TỴ NẠN, NHƯNG ĐÉCH TRUYỀN THÔNG" điển hình là đài phát thanh" ăn cơm tự do, nói cho người hổng đóng thuế"; người thọ thuế là công dân Úc gốc Việt, đáng lẽ cần được phục vụ cho xứng đáng mồ hôi của họ để trả lương cho nhân viên; trái lại thì đài làm những việc có lợi cho những kẻ hổng đóng thuế bao giờ mà còn bòn rút viện trợ hàng trăm triệu mỗi năm, đã vậy, " nâu nâu" những kẻ đó còn đi" CÔNG DU" mà tất cả các lần đều" CU DÔNG" ( vác Cu dông tuốt), làm tốn thêm ngân sách cho cảnh sát, an ninh để bảo vệ những kẻ hổng đóng thuế nầy, từ bên kia đại dương mò qua ăn mày....xin nhắc nhở với SBS rằng: tục ngữ có câu: " ăn cây nào rào cây nấy", thì quí vị" ăn trái tỵ nạn mà hổng rào", còn cho đám Vẹm vào hái quả, thì có ngày bị chúng áp dụng câu:" ăn trái giết kẻ trồng cây" đấy!

Bài học những ngày cuối cùng của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lịnh quân đoàn 4, đã gởi bài Nhật lịnh qua đài phát thanh Cần Thơ để phổ biến, không ngờ đài có nằm vùng, nên chúng vứt bài viết của thiếu tướng vào thùng rác; trái lại đọc những lời kêu gọi của Việt Cộng. Nên nhớ là trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa có nhiều cơ quan tình báo, an ninh....nên những người làm việc cho đài phát thanh cũng phải được" điều chuẩn an ninh" trước khi phục vụ, thế mà vẫn bị nội tuyến. Do đó, ở hải ngoại, nhất là các cơ quan chính phủ, tuyển chọn dựa vào bằng cấp, nên Vẹm, con cháu chúng dể dàng xâm nhập. Tuy nhiên, mỗi người là một" giới chức an ninh" không lương, có những cặp mắt dày kinh nghiệm, cũng có khả năng" phát hiện" ra những bất thường trong các cơ quan truyền thông để kịp thời cảnh giác, phòng bịnh hơn trị bịnh./.

Blog Archive