Wednesday, February 28, 2024

TÒA LIÊN BANG TUYÊN BỐ LUẬT 1,7 NGÀN TỶ USD CỦA BIDEN-PELOSI VI HIẾN!

 


Những Điều Bạn Chưa Biết Về Võ Nguyên Giáp | 28.02.24



Tuesday, February 27, 2024

Những ngày đầu tới Mỹ, bơ vơ lạc lõng.

"... Như trên đã nói mấy tháng sau khi đến New York, một nhân viên Chase đã tìm được nơi bán gạo và nước mắm.

Vợ chồng tôi ở rất xa thành phố. Muốn đi New York, chúng tôi phải đi xe lửa, xong lấy xe điện ngầm (Subway), xong đi bộ xa xôi mới mua được chai nước mắm đầu tiên.

Nhân cơ hội "host" đi vắng, vợ chồng tôi nấu cơm, luộc hột gà (không biết hột vịt bán ở đâu) dầm nước mắm, ăn ngon quá. Mấy tháng chưa ăn cơm. Buổi cơm đạm bạc đầu tiên ở Mỹ ngon quá sức.

Nước mắm thơm với người Việt Nam chúng ta. Nhưng đối với người Mỹ họ không chịu nổi mùi này.

Chúng tôi rất kỹ lưỡng mỗi khi rót nước mắm. Nhè nhẹ mở nút. Đổ một vài nhiễu nước mắm. Đậy nút lại chắc chắn. Lấy giấy lau kỹ miệng chai.

Tình cờ người nhà của Host thấy được, kể lại cho Host. Tao thấy tụi nó ăn cái gì quí lắm. Chúng mở chai rất trịnh trọng. Còn lau chai sau khi đổ nước đó ra chén. Tụi nó quí nước này lắm. Không biết nước gì.

Có lần vợ tôi làm chúng tôi hú vía. Mấy tháng đầu tiên ở Mỹ tôi suốt ngày ngồi xem TV để tự học tiếng Mỹ. Host nói gì tôi cũng không hiểu. Tôi nói gì host cũng đoán chừng ý tôi, lúc đúng lúc sai. Vợ tôi đã từng làm việc cho ngân hàng Chase ở Sài Gòn, nên tiếng Mỹ giỏi hơn tôi.

Mỗi ngày Nàng đi xe lửa xuống New York làm việc, chiều tối mới trở về. Hôm đó Nàng ngủ quên (hay lo ra không xuống đúng trạm?). Xe lửa chạy tới trạm cuối cùng ở tiểu bang Pennsylvania.

Đó là chuyến xe lửa cuối cùng. Một người Mỹ thấy Nàng lạc lõng ở sân ga, tội nghiệp, giúp gọi về Host ở New York. Host cũng không biết ga đó ở đâu, nên phải lấy bản đồ tìm đường đến đón Nàng về. Hôm đó tôi hú vía.

Kể từ đó Nàng nổi tiếng trên chuyến xe lửa giờ đó. Mỗi lần xe lửa ngừng ở trạm của Nàng, ai cũng nhắc nhở Nàng xuống xe. Người Mỹ rất hiếu khách. Họ thật tình thương và giúp đỡ người Việt Nam mình hội nhập vô xã hội..."

(Trích sách "42 năm sống ở Mỹ: Được gì, Mất gì?" của Lê Thanh Hoàng Dân, đã phát hành, có bán trên Amazon và BookBaby)

VẾT THƯƠNG KHÔNG BAO GIỜ LÀNH 

Tác gỉa : Nguyễn Duy An .

Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.

Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic chiếu phim 'Inside the Vietnam War'nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

1.
Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:

- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại uý Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?

- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng đuợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.

- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.

- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?

- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nước, chắc không sao chứ?

- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?

- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.

Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.

2.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thường đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:

Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðường đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...

Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất ngưởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.

- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.

- Ông...

- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

- Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?

- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?
Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

- Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.

-Mày không sợ hả?

-Sợ gì?

-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.

- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.

- Ði đi. Hẹn gặp lại.

3.
Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.

Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những người đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam(Vietnam Veterans Memorial).

Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.

Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.

Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.

Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.

- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.

Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong'cafeteria' sáng hôm dó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:

- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?

- Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.

- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?

- Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!

- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

4.
Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.

Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.

Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba người bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!

Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' bước theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?

Nguyễn Duy An


MAJOR TWIST In TRUMP CASE. Will beat Fani Willis and Letitia James in court



Danh ngôn vàng ngọc


LỜI VÀNG

1- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc.

( Trần Bình Trọng )

2- “Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ và dứt khoát ở lại với nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng Cộng Sãn vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ, nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào điều đau khổ tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước”.

(Cố TT Trần Văn Hương – 29/4/1975 – trả lời Đại sứ Hoa Kỳ G. Martin)

3- “Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi lọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các anh không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phán xét các anh là giặc đỏ hay tôi là nguỵ. Các anh muốn giết tôi các anh cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt”.

(Cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn – 14/8/1975 bị CS xử bắn tại sân vận động Cần Thơ )

DANH NGÔN VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

1-Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố tại Washington (Ngày15.4/2010)

-Stalin was a killer.
-Stalin là tên giết người.

2- Russia President Boris Yeltsin (Tổng Thống Nga)

-You can build a throne with bayonets, but you can’t sit on it for long.
-Communists are incurable, they must be eradicated.
-Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
-Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó.

3- Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev (Tổng Bí Thư Xô Viết)

-I have devoted half of my life for communism.
-Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives.
-Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản.
-Hôm nay, tôi đau buồn mà thú nhận rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

4- German Chancellor Angela Merkel (Thủ Tướng đông Đức)

-The communists make the people deceitful.
-Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.

5- Secretary General Milovan Djilas (Tổng Bí Thư Đảng CS Nam Tư)

-At 20, if you are not a communist, you are heartless.
-At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.
-20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.
-40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu.

6- Russian writer Alexandre Soljenitsym (Nhà văn Nga)

-When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don’t dare to say that he lies, walk away.
-If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.
-Khi thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi.
-Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.

7- Dalai Lama

-The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.
-The Communists are venomous insects that breed on the garbage.
-Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh.
-Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.

8- USA President Abraham Lincoln (Tổng Thống Mỹ)

-You can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, but you cannot fool all of the people all the time.
-Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người.

9- USA General Sheridan (Tướng Mỹ)

-The only good communist is a dead communist.
-Thằng cộng tuyệt vời nhất là thằng cộng sản chết.

10- USA President Ronald Reagan (Tổng Thống Mỹ)

-How do you tell a communist? – Well, it’s someone who reads Marx and Lenin.
-And how do you tell an anti-Communist? – It’s someone who understands Marx and Lenin.
-Làm sao biết ai là CS? – Đó là người đọc về Marx và Lenin.
-Làm sao biết ai chống cộng? – Đó là người hiểu về Marx và Lenin.

*** Chấm dứt chiến tranh VN, không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ cái giá phải trả cho loại Hòa bình đó, là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau.

NHẬN ĐỊNH CỦA DANH NHÂN

1- Im lặng là đồng loã.

-Văn hào Do Thái Elie Wiesel đã viết:
“Im lặng trước sự bạo ngược chỉ giúp cho kẻ bạo ngược.”

-Edmund Burke, nhà văn chính khách nổi tiếng của nước Anh, đã viết:
“Tội ác thành công dễ dàng nhất khi những người tốt không chịu nói ra một lời”.

2- Im lặng là chịu thua.

-Mục sư Martin Luther King, Jr., nhà tranh đấu da đen ở Hoa Kỳ (bị ám sát năm 1968), đã nói:

“Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.”

3- Im lặng là hèn nhát, là thiếu lương tâm.

-Tổng thống Abraham Lincoln đã nói:
“Trong lúc nên phản đối, sự im lặng làm con người trở thành những kẻ hèn nhát.”

-Mahatma Gandhi, nhà tranh đấu bất bạo động vĩ đại của Ấn Độ, đã nói:
“Sự im lặng trở thành sự hèn nhát khi tình thế đòi hỏi phải nói ra toàn bộ sự thật và có hành động thích nghi”.

-Mục sư Martin Luther King, Jr. đã nói:

Kẻ hèn nhát hỏi, ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi, ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi, ‘Có được tiếng tăm gì không?’.

Nhưng, kẻ có lương tâm hỏi, ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.

4- Im lặng là phản bội.

-Mục sư Martin Luther King, Jr.:

“Có khi sự im lặng là sự phản bội.”

“Chúng ta sẽ không còn nhớ những lời nói của kẻ thù, nhưng chúng ta sẽ còn nhớ sự im lặng của những người bạn của chúng ta.”

Vivi sưu tầm
Chuyển biến tâm niệm

Có câu: “Một niệm là thiên đường, một niệm là địa ngục”. Một ý niệm xuất hiện, có thể dẫn dắt con người đến với những điều tốt đẹp, hay đưa con người đến với những điều xấu xa. Một niệm khởi, vạn thủy thiên sơn. Một niệm diệt, thương hải tang điền. Tâm niệm quyết định vận mệnh, họa phúc của con người đều nằm trong một niệm.

Chuyển biến tâm niệm của mình, chính là chuyển vận, là đang thay đổi cuộc đời của chính mình.

1. Niệm chuyển, diện mạo thay đổi
Có câu: "Tướng do tâm sinh". Ý là tướng mạo của một người thay đổi theo tâm niệm của người đó.

Người có tấm lòng rộng lượng, khuôn mặt sẽ có vẻ đẹp sang trọng; người có tấm lòng nhân hậu, khóe miệng sẽ bất giác giương lên. Người có lòng dạ hẹp hòi, sẽ thường cau mày; người hay phiền muộn, đôi mắt thường sụp xuống...

Tâm niệm phát sinh cải biến tích cực, cả khuôn mặt cũng sẽ trở nên rạng ngời như ánh nắng mặt trời, khí chất ngời ngời. Ngược lại, tâm niệm luôn tiêu cực, thì tướng mạo cũng sẽ dần dần trở nên khó ưa, không được người khác yêu mến.

Có một câu chuyện thế này:

Có một người phụ nữ tính tình hẹp hòi, thường xuyên cãi vã chửi bới người khác vì những chuyện nhỏ nhặt. Thời gian trôi qua, người phụ nữ cảm thấy mình ngày càng trở nên xấu xí, già nua, và không được mọi người xung quanh yêu quý.

Người phụ nữ hoảng sợ vội vàng đến chùa xin lời khuyên của vị sư già. Vị sư già nhìn người phụ nữ một lúc rồi mỉm cười nói: "Cách để thay đổi diện mạo rất đơn giản, đó là hãy tập mỉm cười mỗi ngày”.

Người phụ nữ làm theo lời dặn, mỉm cười với mọi người mỗi ngày và trong lòng ngày càng trở nên bình yên và hoà ái hơn.

Dần dần, người phụ nữ phát hiện ra không chỉ những người xung quanh ngày càng gần gũi với mình hơn, mà khi soi gương nhận ra bản thân trông ngày càng rạng rỡ hơn.

ZZ"Hữu tâm vô tướng, tướng theo tâm sinh, hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt”. Không có cái gì đẹp hay xấu mà không có lý do, mọi thứ đều có nguyên nhân của nó. Tướng mạo sẽ tùy tâm niệm mà thay đổi, tâm niệm chuyển tướng mạo cũng sẽ phát sinh biến đổi theo.

Người có tâm niệm tích cực hướng về phía trước, tướng mạo sẽ rạng rỡ động lòng người. Thực ra, tướng mạo chính là bộ dáng của nội tâm.

2. Chuyển niệm, cơ thể thay đổi
Câu nói "Tâm là thuốc tốt nhất, thầy thuốc giỏi nhất là chính mình" đã khẳng định tầm quan trọng của tâm trạng đối với sức khỏe con người. Bởi vì: "Mọi bệnh đều do tâm sinh, mọi bệnh đều cần trị từ tâm”.

Thay đổi tâm niệm có thể thay đổi cơ thể của mình, điều này tốt như bất kỳ loại thuốc thần kỳ nào trên thế giới.

Có một câu chuyện kỳ diệu như thế này:

Hai người được chẩn đoán mắc cùng một căn bệnh ung thư bàng quang cùng tháng, cùng năm.

Nhưng sau năm năm, một người đã qua đời, người còn lại khỏi bệnh hoàn toàn. Người còn sống cho rằng, chiến thắng bệnh tật chủ yếu là do tâm trạng tốt và niềm tin mạnh mẽ của mình.

Sau khi phẫu thuật điều trị, ông ấy rất lạc quan và bình tĩnh, tĩnh tâm điều dưỡng, kiên trì vận động, hiện giờ ung thư đã biến mất không còn thấy bóng dáng tăm hơi, thậm chí ngay cả chất thể cũng tốt hơn.

Người đàn ông qua đời thì chìm đắm trong trầm cảm sau khi biết mình mắc bệnh ung thư, ngày ngày sống trong tuyệt vọng, mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để chữa trị nhưng vẫn không thể cứu sống ông.

Câu nói "Dược liệu không bằng thực liệu, thực liệu không bằng tâm liệu" đã khẳng định tầm quan trọng của tâm lý đối với sức khỏe, cuộc sống và đời người. Tâm niệm thực sự chính là trụ cột của sức khỏe, sinh mệnh và cuộc đời mỗi con người. Nó có thể hủy hoại một người, cũng có thể cứu vớt một người.

Nếu trong lòng luôn lo lắng, buồn bã, chỉ khiến cơ thể dần dần sa xuống vực thẳm.

Chỉ có duy trì tâm trạng lạc quan, vui vẻ đối mặt với cuộc sống mới có thể khơi dậy tiềm năng và sức sống của cơ thể, giúp bạn không dễ dàng bị khuất phục.

3. Chuyển niệm, hoàn cảnh thay đổi
Người ta thường nói: "Vạn vật tùy tâm, tâm niệm vừa chuyển, vạn vật đều chuyển”. Nhiều khi, sự thay đổi trong tâm niệm có thể ảnh hưởng đến hoàn cảnh tốt xấu của hiện tại. Vì tốt và xấu là hai mặt của một vấn đề, chúng phụ thuộc lẫn nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, hãy tự nhủ bản thân suy nghĩ theo hướng tích cực, có thể mọi thứ đều là sự an bài tốt nhất.

Năm 1934, Lão Xá đến Thượng Hải tìm một công việc như một nhà văn chuyên nghiệp, nhưng không thành công.

Vì mưu sinh, ông chuyển từ Thượng Hải đến Thanh Đảo, vừa sáng tác vừa dạy học.

Sau đó, ông từ bỏ công việc giảng dạy để tập trung cho việc sáng tác. Vì tài chính eo hẹp, hoàn cảnh của ông thậm chí có lúc rất tồi tệ. Không đủ tiền để ngồi xe, ông đi bộ, không có tiền đi ăn tiệm, ông tự nấu ăn mặc dù hương vị không sánh bằng đầu bếp, nhưng cá tôm thì tươi ngon hơn.

Thú vui thường ngày của ông là ra ngoài đi dạo khi thời tiết đẹp, ông rất thích thú: “Không cần tốn tiền và lại gần gũi với thiên nhiên”. Và chính trải nghiệm này đã khiến ông viết nên tác phẩm kinh điển của đời mình - Lạc đà Tương Tử, tác phẩm đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học.

Như người ta thường nói: “Không có trạng thái tốt hay xấu, nó chỉ do tâm tạo ra”.

Nhiều điều tốt và xấu trong cuộc sống không phụ thuộc vào hoàn cảnh hiện tại, mà phụ thuộc vào tâm của chúng ta. Có thể bạn chỉ cần một phút để thay đổi tâm niệm của mình, nhưng chính phút giây này cũng có thể thay đổi hoàn cảnh.

Khi bạn thay đổi tâm niệm và thái độ của mình, không buồn bã, không oán trách, tự nhiên bạn sẽ gặp được may mắn.

4. Chuyển niệm, số phận thay đổi
Trong Thái Căn Đàm có nói: "Khổ lạc vô nhị cảnh, mê ngộ phi lưỡng tâm, chích tại nhất chuyển niệm gian nhĩ. Nó có nghĩa là, đau khổ hay hạnh phúc đều tùy thuộc vào trạng thái của tâm; mê lầm hay giác ngộ chỉ cách nhau một ý niệm.

Tâm niệm thay đổi trạng thái, trạng thái thay đổi hành động, hành động thay đổi thói quen, thói quen thay đổi vận mệnh. Vì vậy, khi tâm niệm của một người thay đổi, vận mệnh cũng sẽ tự nhiên thay đổi theo.

Thời nhà Tống, có một họa sĩ tên là Chu Tử Minh, vẽ tranh phong cảnh rất xuất sắc, thỉnh thoảng ông cũng vẽ lừa.

Tài năng và danh tiếng của ông không chỉ khiến ông nổi danh, mà còn khiến đồng nghiệp ghen tị. Nhiều người tung tin đồn, hạ thấp ông, nói rằng ông chỉ biết vẽ lừa, vì vậy số người đến nhờ ông vẽ tranh ngày càng ít. Nhưng ông không hề tranh cãi hay đấu khẩu với những lời đồn đại, mà ngược lại, ông lấy đó làm động lực để luyện tập vẽ tranh lừa ngày càng tinh tế hơn.

Thật bất ngờ, Hoàng đế Tống Huy Tông lại có sở thích đặc biệt với tranh lừa. Khi biết được Chu Tử Minh là người vẽ tranh lừa giỏi nhất, ông đã triệu Chu Tử Minh vào cung để vẽ tranh.

Kể từ đó, Chu Tử Minh đã vẽ hàng trăm bức tranh lừa cho Tống Huy Tông và nhận được nhiều lời khen ngợi. Ông trở thành "người vẽ tranh lừa giỏi nhất thiên hạ" danh tiếng lẫy lừng.

Câu chuyện này cho thấy rằng, chỉ một ý niệm khác biệt, có thể chọn tranh cãi hoặc chọn buông bỏ, lại có thể thay đổi vận mệnh của một con người.

Nhà triết học Goethe từng nói: "Hạnh phúc của con người nằm ở hạnh phúc của tâm hồn”. Tâm niệm của mỗi người chính là người lái đò quyết định vận mệnh cuộc đời mình.

Tâm niệm tốt đẹp, mọi thứ đều tốt đẹp; tâm niệm ngay chính, vạn sự đều thuận lợi.

Trong suốt quãng đời còn lại, nếu muốn vận mệnh của mình thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn thì trước tiên phải chuyển niệm của mình. Như vậy, mới có thể một đường thông suốt, cả đời thuận lợi.

Tố Như biên dịch
Bộ Ảnh Bài Học Cuộc Sống

Bạn có biết rằng: Chỉ một bức hình đơn giản cũng có thể mang đến một thông điệp cuộc sống khiến bạn phải suy ngẫm?

Cùng xem bức hình dưới đây và suy ngẫm nhé !

1. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác để cảm thông và chia sẻ với khó khăn của họ.

2. Hãy đối xử tốt với cha mẹ bạn, nếu bạn không muốn sau này bị con cái đối xử tệ bạc. Đó là luật nhân quả.

3. Khi bạn chơi bời, hãy nghĩ tới những vất vả mà cha mẹ bạn đang phải chịu đựng để bạn có một tương lai tốt đẹp hơn. Đừng vì một chút sĩ diện mà làm khổ cha mẹ.

4. Đoàn kết là sống – chia rẽ là chết.

5. “Cái tôi và sự hiểu biết tỷ lệ nghịch với nhau. Hiểu biết càng nhiều, cái tôi càng bé. Hiểu biết càng ít, cái tôi càng to.” – Albert Einstein.

6. Đừng buồn nếu bạn cảm thấy cuộc sống đơn điệu, bởi sắc màu cuộc sống là do chính bạn tạo nên.

7. Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bạn.

8. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

9. Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn. Hãy bỏ thuốc vì sức khỏe của bạn và của những người mà bạn yêu thương.

10. Ô nhiễm môi trường đã và đang đẩy con người và các loài động vật đến bờ vực tuyệt chủng.


11. Đừng bao giờ chê bai vẻ bề ngoài của người khác bởi điều đó sẽ khiến họ tổn thương rất nhiều.

12. Sứ mệnh của người thầy là ươm mầm tài năng cho thế hệ trẻ.

13. Đôi khi chúng ta cứ mải mê kiếm tìm hạnh phúc mà không biết rằng hạnh phúc ở ngay bên cạnh mình.

14. Hãy sống làm sao để không ai muốn bạn chết.

15. Đừng bao giờ đầu hàng số phận

16. Đừng sợ thất bại, bởi những thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Hãy nhớ rằng: “Không ai trưởng thành mà chưa từng vấp ngã”.

17. Trong nhiều trường hợp cơ hội sẽ bị bỏ lỡ nếu không biết hợp sức cùng nhau.


18. Đôi khi sự thật lại bị bóp méo thông qua lăng kính của người khác. Bởi vậy, đừng vội tin những gì người khác nói với bạn.


Chuyện một cây cầu và Lòng Vô-Ơn của người Việt

Họ là đôi vợ chồng già, chồng người Đan Mạch – vợ người Việt đã đổ hết tâm sức xây được 24 cây cầu treo và 5 trường học tại những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam.

Thế nhưng, cuộc đời họ lại không gặp suôn sẻ ngay trên chính mảnh đất mà họ yêu quý, thậm chí họ còn bị người Việt lừa trắng tay, giờ phải sống trong một ngôi nhà xây tạm bợ. Nhiều người không biết tới họ nhưng vẫn đi qua những cây cầu họ đã xây, Sống Mới đã được sự đồng ý của facebooker Tung Xich Lo – người đã chia sẻ những thông tin về cặp vợ chồng Kurt Lender Jensen – Tiêu Thị Ngọc Sang (Nhung) trên trang mạng xã hội – để gửi tới bạn đọc câu chuyện về những con người, dù không mang dòng máu Việt nhưng vẫn nhiệt tâm với nước Việt.

Lần đầu tiên, tôi gặp ông Kurt và bà Nhung là qua sự hướng dẫn của ông anh tôi khi anh giới thiệu về họ: “cặp vợ chồng này có chung 1 trái tim tốt”, Tùng nên đến thăm họ. Trong nhiều năm qua, tại Đan Mạch, ông Kurt và bà Nhung đã được nhiều người dân Đan Mạch biết đến khi họ khởi đầu xây một cây cầu treo tại khu vực trồng cà phê, thuộc Bảo Lộc, Lâm Đồng bằng chính công sức và sự cần cù của họ.

Hành trình xây cầu chỉ bằng sự trợ giúp
Theo lời ông Kurt kể lại cho tôi, chyện xây cầu xuất phát từ một lần về thăm quê hương vợ, có người nhờ ông gắn giúp lại vài tấm ván cho chiếc cầu treo. Thoạt đầu nhìn chiếc cầu cũ kỹ, ông đã thốt lên rằng ông hoàn toàn có khả năng làm một cây cầu treo mới, còn chiếc cầu cũ như hiện tại thì vô phương sữa chữa. Lúc ấy ông nghĩ, chắc mọi người đều nghĩ “ông ta nói phét lác”. Nhưng ông Kurt đã bắt tay vào làm đúng như lời nói của mình.

Trở lại Đan Mạch, ông đã tích cực liên lạc với nhiều chuyên gia để xin vật liệu xây cầu. Công ty đầu tiên nhận giúp đỡ là một công ty sản xuất dây cáp, họ đã trả lời ngay lập tức rằng sẵn sàng trợ giúp mớ dây cáp ông cần dùng. Nhưng cáp của họ lại bọc nhôm, không có sự co giãn, e là không thích hợp cho việc làm cầu treo.

Cùng lúc đó, ông lại được một người bạn thân cung cấp cho ông một thông tin quan trọng: Hệ dây cáp căng giữa các tuyến cao tốc của Đan Mạch đang được tháo bỏ vì quá nguy hiểm. Thế là ông Kurt bắt tay liên lạc với sở đường bộ. Họ kết nối ông với một công ty đang thi công tháo gỡ của Đức. Công ty này đã không ngần ngại cho ông lấy những gì ông muốn.

Tuy nhiên, để cuộn những sợi dây cáp lại, ông phải liên lạc với một cơ sở điện lực tại địa phương. Sau khi nghe ông Kurt trình bày, công ty này vui vẻ chở những ống cuộn dây điện trống, đến thẳng đường cao tốc, nơi họ đang tháo gỡ dây. Để cho đôi vợ chồng Kurt – Nhung tự lăn dây cáp vào ống cuộn.

Cũng trong thời gian đó, ông Kurt tiến hành làm thử một chiếc cầu mẫu trong khu vườn của nhà mình. Ông cũng liên lạc với một công ty lớn của Đan Mạch, chuyên về nghành xây cầu có tên là Carl Bro và nhờ họ trợ giúp ông một bản vẽ sơ sài. Nhưng nhờ bản vẽ này, ông Kurt đã nhẩm tính được sẽ cần bao nhiêu mét cáp cho chiếc cầu trong thực tế.

Rồi ông lại tiếp tục nhờ đến một công ty chuyên về kỹ nghệ cung cấp các vật liệu cho ghe đánh cá có tên là Claus Harbo. Họ cũng rất ân cần giúp ông số trang thiết bị xiết dây cáp… mà ông cần dùng. Ngoài ra, Câu lạc bộ thể thao Lions Club, đã hỗ trợ thêm một máy phát điện và máy trộn bê tông cho công việc xây cầu của ông. Không dừng tại đây, ông xin tiếp được một số lượng sơn để bảo trì dây cáp của công ty Sadolin.

Cuối cùng ông liên lạc với hãng vận chuyển tàu Maersk mạnh nhất thế giới và đã được phép nói chuyện trực tiếp với tổng giám đốc, A. P. Muller. Tuy các tàu bè của hãng này không cập cảng Việt Nam, nhưng ông tổng giám đốc cũng vui lòng giúp ông Kurt chuyển số hàng ấy về Singapore, rồi nhờ các hãng khác chuyển tiếp số hàng trên về Việt Nam.

Coi như các công việc tại Đan Mạch tiến triển quá tốt. Tuy nhiên, khi số hàng trên về tới cảng Sài Gòn lại gặp vấn đề lớn nhất mà không nhận được sự trợ giúp nào khi phải chi tiền, thì hàng mới ra khỏi cổng. Ông Kurt đã phải thương lượng rằng cho ông lấy số hàng trước, còn tiền thì chiều ông mới đích thân đến nhà chủ kho để trả, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế để ông Kurt đối phó với những “nhũng nhiễu” thường nhật ở Việt Nam, bởi ông lấy đâu ra tiền để trả cho chủ kho, khiến ông phải… nói phét như vậy.

Khi nguyên vật liệu đã có mặt tại Việt Nam, lãnh sự quán Đan Mạch đã trợ giúp bê tông, sắt thép và cây ván, cùng với chi phí vận chuyển.

Thế nhưng, ngày khởi công xây cầu, ông chủ tịch tỉnh Bảo Lộc chỉ điều giúp ông Kurt một đội quân 20 người, trong đó chỉ có một người cầm theo cái xẻng, là công cụ lao động duy nhất. Ông Kurt đã bức xúc với hành động thờ ơ này của chính quyền địa phương và tuyên bố sẽ làm cây cầu tại một địa phương khác nếu sự trợ giúp nhân lực “èo uột” như vậy.

Ngày hôm sau, ông Kurt nhận được một đội quân gấp đôi là 40 người. Với kinh nghiệm của một người thợ hồ, hiểu biết nhìn bản vẽ, ông đóng vai trò chỉ huy và phân chia công việc lớn nhỏ cho thợ, thậm chí chia từng điếu thuốc lá cho thợ. Cô Nhung – vợ ông đóng vai trò thông dịch và chị nuôi cho 40 người nông dân đến giúp việc xây cầu.

Sau 25 ngày, chiếc cầu treo dài 65 mét và ngang 1,2 mét hoàn tất với tổng chi phí là 4500 USD. Khi chiếc cầu được khánh thành, một bà cụ đòi nắm tay ông Kurt dẫn bà qua cầu. Cụ bà này đã bật khóc vì nỗi vui sướng và tâm sự rằng, “Đã 20 năm nay, tôi chưa bước qua được sang bên này đồi”.

Sau khi hoàn thành cây cầu treo đầu tiên, ông Kurt đã có đủ tư liệu để hoàn tất hồ sơ gửi đến lãnh sự quán của Đan Mạch tại Việt Nam kèm một câu “Chiếc cầu đã xây xong”. Họ đã trao cho vợ chồng ông đảm nhận những công trình xây dựng trợ giúp sau này. Ông Kurt đã phấn khởi và thốt lên: “Tôi có thể xây thêm cả 10 chiếc cầu nữa, nếu có ai đó thanh toán chi phí”. Vợ chồng ông chấp nhận công việc với điều kiện chỉ nhận lương tương ứng với một người lãnh tiền thất nghiệp tại Đan Mạch. Vì nếu nhận lương cao hơn, coi như chương trình trợ giúp không còn đúng ý nghĩa.

Trong khi đó, Danida – một hội chuyên gia về việc giúp phát triển nông nghiệp tại các vùng nông thôn nghèo trên toàn cầu đã đánh giá cao tính tiết kiệm của chiếc cầu, khi chỉ làm hết ¼ chi phí so với giá trị thật của nó. 6 năm tiếp theo, cặp vợ chồng này đã hoàn tất 24 cây cầu nằm trong chương trình trợ giúp của chính quyền Đan Mạch. Họ còn tham gia xây luôn cả 5 ngôi trường học.

Nhưng về sau nhiều chương trình trợ giúp, phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối. Những khoản tiền trợ giúp không đến nơi cần nhận mà lọt thẳng vào túi những kẻ tham nhũng. Đến lúc này, cặp vợ chồng già tự nhận thấy “cuộc vui” đã kết thúc nên họ muốn rút lui về lại xứ xở Đan Mạch yên tĩnh. Ông Kurt cũng kể rằng, sau mỗi lần khánh thành cầu, vị chủ tịch tỉnh lại vui mừng khai tiệc ăn nhậu, thậm chí đã có lần hỏi ông: “Thủ tục đến Đan Mạch có dễ không?”

Những sóng gió khó ngờ trên mảnh đất Việt
Tưởng chừng như sau những phần đóng góp công sức cho xã hội, hai vợ chồng già sẽ được hạnh phúc an hưởng tuổi già, thì ngờ đâu Bộ nhập cư Đan Mạch đã bác bỏ đơn xin trở lại sống tại nước này của bà Nhung. Trong khi với khả năng tài chính của mình, ông Kurt không đủ khả năng nuôi vợ.

Tại Đan Mạch, ông Kurt cũng đang sống bằng đồng lương hưu ít ỏi bởi ông xuất thân từ một gia đình lao động. Từ năm 14 tuổi ông đã rời khỏi nhà và tự đi tìm việc kiếm sống bằng nhiều nghề. Rồi sau đó ông đã làm thủy thủ cho những hãng tàu khách đi khắp toàn cầu. Thời gian tiếp theo, ông trở lại Đan Mạch và làm thợ hồ trong 6 năm. Sau đó ông mua một chiếc ghe đánh cá và trở thành ngư dân. Ngay từ thời ấy, ông đã có những hành động được cho là khác người khi đoàn tàu đánh cá của Đan Mạch thường được sơn màu xanh da trời, còn thuyền của ông Kurt lại được sơn màu đỏ.

Năm 1992, lần đầu tiên ông về Việt Nam chơi cùng với một gia đình Việt Nam ông quen tại Đan Mạch. Trong chuyến đi này, ông đã yêu một người phụ nữ bản xứ, chính là bà Nhung. Sau nhiều lần thư từ và vài lần đi lại giữa Việt Nam – Đan Mạch. Đến mùa thu năm 1994, ông mới bảo lãnh được người vợ mới cưới sang Đan Mạch.

Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, thay mặt cho quốc gia Đan Mạch trong trương trình trợ cấp, cặp vợ chồng Đan – Việt này đã xây biết bao nhiêu cái cầu treo, các ngôi trường trong những vùng hẻo lánh…Thế nhưng, đến tuổi già, họ chỉ mong có được một mảnh đất nhỏ để hưởng thụ những năm cuối đời tại Việt Nam mà cũng không xong. Họ đã bị cả những người thân, những người gần gũi lừa gạt khiến cặp vợ chồng già phải bán nông trại cà phê tại Bảo Lộc, nơi họ gắn bó hơn 10 năm để tìm nơi yên tĩnh tại một eo biển đẹp.

Lần đầu tiên gặp tôi, họ sống trong một túp lều bằng bạt, dựng tạm bợ tai khu du lịch Bình Tiên, Ninh Thuận. Nơi đây họ đã bị lừa một cú “ngoạn mục” bởi một ngư dân và cả chức trách của địa phương khi “đồng lòng” bán cho họ miếng đất nằm trong quy hoạch của một dự án du lịch.

Vẫn chưa hết, sau chuyến đến thăm của tôi, những con người trên mảnh đất họ yêu quý lại một lần nữa dụ họ mắc mưu, bỏ tiền ra mướn đất đang nằm trong dự án tại Hòa Phú, gần Phan Rí, Bình Thuận. Hơn nửa năm sau, họ được chính quyền địa phương hứa hẹn “đền bù” bằng cách cho mướn một bãi biển đẹp hơn, tại Bãi Dương, Minh Hóa, cũng gần cửa Phan Rí. Tuy nhiên, miếng đất “hứa hẹn” ấy cũng đã từng dùng để lừa một người đàn ông mang quốc tịch Úc khiến anh này mất gần nửa năm theo đuổi vụ “mướn đất” và cũng mất một số tiền kha khá trong túi.

Đến lúc này thì sự chịu đựng của ông Kurt cho những gian xảo, lừa lọc của con người nơi đây cũng đã đến giới hạn, nhưng vì thương người vợ Việt Nam, ông không thể quay lại Đan Mạch mà bỏ vợ lại xứ này. Ông ta quyết định dành giụm số tiền ít ỏi còn lại, để mua được miếng đất sa mạc toàn cát, đầy mồ mả, ngay QL1, gần cây xăng Thắng Lợi, thuộc Chí Công, Bình Thuận.

Ông Kurt kể rằng, hàng xóm xung quanh cũng có người tốt, nhưng cũng vẫn có kẻ thích “bắt nạt” hoặc “bành trướng” chủ quyền sang nhà người khác. Mới đây, không hiểu vô tình hay ác ý mà có người đã phá hoại cái giếng nhà ông bằng cách thả dây thun cũ (cắt từ ruột xe đạp) vào trong ống bơm. Thế là ông Kurt phải xây cái giếng mới.

“Ông già và biển cả”
Ông Kurt rất thích trò chuyện tiếng Đan Mạch với tôi. Lâu lâu ông mới có cơ hội bày tỏ sự bức xúc của cuộc sống với một người hiểu được tiếng nước ông. Hai vợ chồng già rất quý hóa khách đến thăm nên rất muốn tôi ở lại. Nhưng vì tôi cũng là thằng ngang bướng với ý nghĩ ngủ một đêm tại nhà bạn bè mà phải đi trình giấy tờ với chính quyền địa phương thì nhiêu khê cho tôi quá. Thôi để tôi đi ngủ bụi và để cho đôi bạn già của tôi ngủ yên giấc.

Hiện nay ông bà Kurt, vẫn kiên trì định cư tại Chí Công. Miếng đất sa mạc và đầy mồ mả này nằm ngay QL1, gần giữa trạm xăng Thắng Lợi và khu đồi quạt gió, thuộc tỉnh Bình Thuận. Tôi chỉ thấy buồn là không giúp gì được cho họ.

Bạn yêu nước Việt ? vậy bạn đã giúp được gì cho người Việt? công sức bỏ ra liệu đã bằng đôi bạn già này chưa?

Họ chính là những người yêu nước Việt, những người có tâm hồn Việt nhưng cũng thật cực nhọc cho họ quá .... khi muốn yêu, muốn sống yên bình trên đất nước này cũng không được.

..Và những quan chức công bộc của xứ sở này - những kẻ luôn mồm rao giảng lòng yêu nước, luôn bi bô rằng vì dân vì nước (???) thì không chừa bất kỳ cơ hội nào để ôm hàng triệu đô la vơ vét được từ đất nước này, để bôn tẩu sang hưởng lạc tại các nước phương Tây !!!

CHIẾC LÒ ĐÀO TẠO NHỮNG TỈ PHÚ LƯU MANH CHO VIỆT NAM...!


Ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông Lê Viết Lam (Sungroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan), ông Ngô Chí Dũng (VP Bank)... và nhiều đại gia Việt khác khởi nghiệp và thành danh ở Đông Âu trước khi về Việt Nam đầu tư.

Đa số học được thói lưu manh từ khi sinh sống ở Đông Âu, các doanh nhân Việt Nam đưa hết về áp dụng cho đất nước. Doanh nhân Đông Âu trục lợi bằng mọi giá, không có tâm với nhân dân đất nước như thế nào thì doanh nhân Việt học theo, phá tan đất nước gấp 3, gấp 4 lần như thế.

VietJet Air chuyên chậm chuyến, bị dân gọi là Delay Airlines, còn nước chấm của Quang Masan thì chứa chất hóa học toàn phần, đến nỗi bị dân gọi là “thằng Chin Su”... Giàu nhờ đầu độc dân, giàu nhờ cướp đất dân.

- Anh Trần Phong Bảo khẳng định rằng: “Mấy loại này mà sang tư bản làm giàu được mới lạ, chỉ có Việt Nam mới chứa chấp thôi.”

- Công dân Hoàng Long tố cáo: “Bà Thảo (Vietjet Air) này đền bù dân oan mất đất khu vực Phước Kiển, Nhà Bè chỉ mấy chục nghìn đồng mỗi 1 mét vuông (năm 2011 cũng không có giá này). Sau đó phân lô xây nhà bán lại gần chục tỷ/căn. Ai dân Nhà Bè đều biết vụ này. Dân oan dạo trước biểu tình ngoài công trường dự án Phú Long Dragon Hill 2 (của Thảo) đầy ở đó, bị nó đàn áp thấy mẹ. Bảo sao không giàu. Vin Vượng cũng cách tương tự.”

Con ông cháu cha cấp cao Bắc Việt (trước 1975) sống trong nghèo đói, sau 75 thì 100% đều được ông/cha cho qua Đông Âu học tập, làm ăn, hay lánh nạn. Trong nước thì ông/cha ra tay vơ vét, trải thảm rước cháu/con về làm nhà tư bản đỏ, mỗi ngày một giàu.

- Ông Phạm Viết Anh Vũ cũng chẳng ngại ngần gì mà nói thẳng: “Tỉ phú công nghiệp với công nghệ thì hay chứ Anh Vượng tỉ phú bất động sản thì hay ho gì. Một phần các anh dùng tiền mua chuộc để làm giàu.”

Các tỉ phú trên chủ yếu toàn là gốc gác miền Bắc, xuất khẩu lao động cho Đông Âu. Nhờ mánh khóe làm ăn, những người làm thuê này nhanh chóng tích trữ được của cải và mở doanh nghiệp riêng, nhờ quan hệ dưới gầm bàn với các quan chức cho nên càng ngày càng giàu có. Phường đầu đường xó chợ gặp quan tham ắt đổi đời trong nháy mắt.

- Anh Trọng Bảo vạch trần thủ đoạn làm ăn của các đại gia kể trên: “Mấy thằng tỉ phú Việt Nam, không cướp đất thì cũng làm láo! Tài năng đâu mà đi lên.”

- Anh Hồ Toàn mỉa mai một người cùng họ: “Bọn này qua châu Âu làm ăn bất chính, buôn lậu, trong đó có tên Hồ Huy, chủ Mai Linh.”

Ấy vậy, thanh niên Việt Nam không ít bạn đang thần tượng những tên này. Không những vậy, với sự giúp sức của những tờ báo rẻ tiền, hình tượng của đám gian thương càng sáng lung linh lộng lẫy...!

Blog Archive