Tuesday, April 29, 2008

Những huyền thoại cần phải được xóa bỏ

Những huyền thoại giống như những lớp kính râm mà chúng ta đang bị đeo. Có thể tự chúng ta đeo hoặc do bị bọn việt gian cộng sản đeo vào mắt chúng ta. Có người nhìn qua lăng kính màu hồng, thấy đời tươi đẹp quá, cứ phấn khởi mà ngồi đó để chờ vị cứu tinh của dân tộc xuất hiện, đó là một ông Goóc Ba Chớp Việt Nam nào đó. Có người nhìn qua lăng kính màu đen, tối quá, đi bị vấp té. Có người tưởng mình bị loạn thị, lo đi bác sĩ nhãn khoa. Thật ra, vấn đề rất đơn giản: chỉ cần tháo bỏ mấy lớp kính râm, quăng vào sọt rác là chúng ta sẽ được sáng mắt như cũ! Sau đây chúng ta thử tìm hiểu xem những lớp kính râm ấy - huyền thoại- đã tác hại đến chúng ta như thế nào trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ cho đất nước? Và chúng ta phải có những biện pháp đối phó với những huyền thoại ấy như thế nào?

Huyền thoại 1:

Chỉ có những người cộng sản mới diệt được cộng sản mà thôi. Dĩ độc trị độc. Muốn xóa bỏ hay canh tân chế độ cộng sản thì chúng ta phải chịu khó NGỒI CHỜ một ông Goóc Ba Chớp hay một ông Goóc Ba Nháng nào đó, đang ở trong bộ chính trị hay đang ở trong trung ương đảng hay đã về vườn, đứng dậy phất cờ khởi nghĩa.
Người Việt ở hải ngoại không thể làm được cái gì hết. Họ chỉ là những con bò sữa. Nhiệm vụ chính của họ là gởi tiền về yểm trợ cho những nhà dân chủ ở trong nước để những người này ..... NGỒI CHỜ mấy ông CHỚP-NHÁNG!!!

Nhận xét:

Đây là luận điệu tuyên truyền rất bố láo, bịp bợm của bọn việt gian cộng sản tung ra, thông qua mạng lưới tay sai của bọn chúng để ru ngủ người dân trong và ngoài nước. Chúng ta cần ý thức rõ:

- Muốn chấm dứt tình trạng nô lệ thì phải HÀNH ĐỘNG NGAY, CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Đã làm nô lệ được 63 năm rồi, còn muốn ngồi chờ tới bao giờ? Hay muốn ngồi chờ tiếp 37 năm nữa cho đủ 100 năm

- Tại sao chỉ có cộng sản mới diệt được cộng sản, còn người quốc gia là đồ bỏ? Hồi thời tổng thống Ngô Đình Diệm, kế hoạch ấp chiến lược, tát nước bắt cá, không diệt gần hết hạ tầng cơ sở của việt cộng là gì? Vụ đấu tranh vừa rồi của đồng bào ta tại San Jose đòi lại cái tên "Little Sai Gon" không phải là một đòn chí tử, một cú đấm như trời giáng vào mặt mấy tên đầu gấu trong bộ chính trị việt cộng hay sao? Bọn chúng muốn dùng 65 triệu đô để mua đứt khu phố người Việt nhưng chúng đã bị thất bại hết sức thảm hại! Những con "MA" âm binh của bọn chúng đã bị cộng đồng ta đánh cho chèm bẹp, sứt càng gãy gọng. Những tên phù thủy điều khiển âm binh sẽ có ngày bị chính những âm binh quay lại quật chết bọn chúng!

- Bất cứ người dân nào cũng có thể diệt được cộng sản miễn là họ có tấm lòng yêu nước, không cần biết người dân đó đang ở trong nước hay ngoài nước và không nhất thiết phải là đảng viên cộng sản.

- Huyền thoại 1 nhằm dụ dỗ người Việt ở hải ngoại gởi tiền về cho những nhà dân chủ BỊP và ĂN BÁM hay nói trắng ra là gởi tiền về để nuôi bọn việt gian cộng sản cho chúng thêm béo tốt, thêm sức mạnh để chúng tiếp tục đè đầu cỡi cổ 85 triệu dân trong và ngoài nước! Chẳng hạn hiện nay đảng Dân Chủ 21 đang quyên tiền để thực hiện bộ phim về cuộc đời của nhà DÂN CHỦ DỎM Hoàng Minh Chính. Ông bà nào ở hải ngoại có muốn CHẾT NGU cho lũ lưu manh chính trị điếm đàng thì cứ việc gởi tiền về!!!

Huyền thoại 2:

NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ HEO MỌI.

-Mấy ông việt cộng ổng giỏi về chính trị lắm. Phải là mấy ông việt cộng ở trong nước trốn ra được nước ngoài, phải là mấy ông đảng viên cộng sản ly khai hay phản tỉnh thì mấy ổng nói chuyện chính trị nghe mới có giá trị!

Nhận xét:

Đây là cái tâm lý "chuộng đồ ngoại" đảo ngược. Tâm lý người Việt trong nước luôn luôn chuộng đồ ngoại. Bất cứ cái gì được chế tạo ở ngoài nước thường được đánh giá cao hơn những đồ "lô" (lô can - đồ trong nước) Cái tâm lý này nó đã được hình thành từ lâu đời, lâu dần nó đã biến thành một thứ gien di truyền. Một sản phẩm tiêu dùng, ví dụ như một đôi giày, nếu mang các nhãn hiệu như "made in USA - France- Italy- Japan- Taiwan- Thailand" ..v..v.. thì được các chủ nhân của nó trân quý vô cùng, mặc dù chưa chắc gì nó đã đẹp bền bằng những đôi giày nội địa. Còn về mặt tư tưởng thì những tên cộng sản bò tót mỗi khi muốn làm cho ra vẻ quan trọng, trí thức, thường mở đầu những câu nói của chúng như:

- Ông Các Mác/ ông Lê Nin/ ông Ăng Ghen/ bác Mao Trạch Đông đã nói rằng ....

Tôi nhớ hồi còn ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến một cặp vợ chồng sống ở Pleiku về Sài Gòn thăm người chú ruột. Hai vợ chồng này khệ nệ đem về thành phố một con .... heo mọi. Người cháu nói với ông chú:

- Thưa chú Bảy, vợ chồng cháu ở xa, có chút món quà địa phương đem biếu chú!

Ông chú vừa trông thấy con heo đã vội trầm trồ:

- Ồ, con HEO MỌI!

Sợ mọi người trong nhà chưa hiểu rõ thế nào là heo mọi nên ông bèn đi luôn một đường giải thích:

- Heo mọi chính là heo rừng đó. Heo rừng tức là heo sống ở .... trong rừng! Loài heo mọi thịt rất săn chắc, giống nhỏ con, lùn. Con nào nặng tối đa chỉ khoảng hai chục ký. Heo mọi mà làm đồ nhậu thì hết xảy!

Những "nhà dân chủ" ở trong nước mà trốn ra nước ngoài hay được việt cộng cho xuất cảng ra hải ngoại cũng giống như những con HEO MỌI ở trên rừng về thành phố. Những "nhà dân chủ" như Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần chính là những con heo mọi. Khi ra hải ngoại những tên này tha hồ nói phét một tấc tới trời và nhất là khi bọn chúng lết được đến hang Bắc Pó tại quận Cam thì được đón tiếp hết sức long trọng. Những tên bưng bô tha hồ xun xoe, điếu đóm chỉ vì đây là "đồ nội thứ thiệt", là những con HEO MỌI! Và khi "diễn thuyết" thì những tên này thường trích dẫn những thành tích "heo mọi" của mình để hù hè khán giả:

- Hồi còn ở trong đảng tôi đã thấy/ tôi đã nghe/ tôi đã phát biểu/ tôi đã chống đối/ tôi đã đấu tranh/ tôi đã gặp bác Hồ/ tôi đã từng chống đối Duẩn-Thọ ....

Những thằng việt cộng là những thằng lưu manh nói phét. Muốn nhìn thấy BẢN CHẤT của bọn chúng không có gì là khó. Người quốc gia đã nhìn thấy từ hồi kháng chiến chống Pháp rồi. Bọn chúng không phải là một cái gì huyền bí như vũ trụ để chúng ta không thể biết mà phải chờ được nghe những con HEO MỌI nói thì mới biết thế nào là cộng sản!

Còn giỏi về chính trị? Chính trị theo kiểu của bọn việt gian cộng sản chính là sự tổng hợp của toàn bộ những sự tàn ác, tham lam, hèn hạ, đểu cáng, lưu manh, điếm đàng của cả loài người, của bọn Tàu cộng mà thành! Bằng những kinh nghiệm sống của chúng ta, bằng cả núi tài liệu sẵn có và bằng những nhân chứng còn sống, chúng ta thừa sức hiểu rõ bản chất của bọn chúng. Và thừa biết cách làm thể nào để làm cho cái chế độ cực kỳ tham tàn, hung ác của bọn chúng phải bị tiêu vong.

Những con heo mọi hoàn toàn vô tích sự. Hoặc giả nếu gọi là "có ích" thì bất quá nó chỉ có thể trở thành mồi nhậu cho các bợm nhậu trong một bữa chớ nó không thể nào làm cho cuộc sống của người dân được khá hơn. Tâm lý sùng bái heo mọi phải được xóa bỏ. Đưa nó lên bàn thờ cùng với bốn quả dưa hấu là một trò hề mà lịch sử sẽ mãi mãi phê phán!

Huyền thoại 3:

Muốn lật đổ việt cộng thì phải chờ cho người Mỹ "bật đèn xanh". Người Mỹ chưa bật đèn xanh thì không làm được gì hết!

Nhận xét:

Đây là luận điệu của những kẻ có đầu óc nô lệ, quen ăn bám, bất tài, suốt đời chỉ mong ỷ dựa vào người khác. Làm chính trị là ta phải đi vận động cả thế giới cũng như vận động chính quyền Mỹ giúp ta. Nhưng đó không phải là cứu cánh. Phải tự cứu mình trước khi trời cứu. Phải chứng tỏ chúng ta có thực lực thì người Mỹ và thế giới mới ủng hộ. Không ai muốn đi ủng hộ những kẻ tay trắng, thùng rỗng kêu to. Muốn chứng tỏ mình có thực lực thì hãy tích cực sử dụng HAI VŨ KHÍ ĐANG CÓ SẴN TRONG TAY RẤT LỢI HẠI, đó là LÁ PHIẾU và ĐÔ LA.

* Lá phiếu:

Vận động toàn bộ cử tri gốc Việt hãy tham gia thật đông đảo trong bất cứ cuộc bầu cử nào tại địa phương, ví dụ như: bầu cử cấp thành phố, cấp tỉnh bang, liên bang ..v..v.. Khi chúng ta giơ tay tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ, chúng ta đã từng đọc những lời thề là thi hành bổn phận của người công dân. Một trong những bổn phận đó là đóng thuế và đi bầu. Tiếc thay, trong mấy chục năm qua, cộng đồng người Việt là cộng đồng lười đi bầu nhất! Có nhiều người còn bài bác rằng: - bầu cử là chuyện của mấy thằng tây, thằng Mỹ. Mình tiếng tây tiếng Mỹ không rành, biết cái gì mà bầu? Bầu thằng nào lên cũng vậy, mình cũng vẫn đi làm cu li, lương mấy đồng một giờ!

Đây là quan niệm rất sai lầm và hết sức tai hại và cũng là lý do vì sao chúng ta đi biểu tình chống cộng sản 33 năm mà việt cộng không sụp đổ!

Chúng ta hãy nhìn những cộng đồng của những sắc dân khác, ví dụ như người Cam-Pu-Chia, người Lào, người Ấn Độ, những người gốc Ả Rập. Họ rất đoàn kết và tỷ lệ đi bầu cao hơn người Việt rất nhiều. Những thành phố nào có cộng đồng gốc Ấn Độ và người gốc Ả Rập thì tỷ lệ đi bầu của họ rất cao và họ luôn luôn có khá nhiều đại diện của họ trong các cấp chính quyền, hành pháp cũng như lập pháp. Cộng đồng của người Cam-Pu-Chia tuy ít hơn người Việt rất nhiều nhưng tiếng nói của họ đối với chính quyền mạnh hơn người Việt, bởi vì họ biết bảo nhau đi bầu.

Khi những cử tri ghi danh đi bầu, tên tuổi của những cử tri đó sẽ được lưu trữ trong hệ thống điện toán của sở thống kê. Tòa thị chính sẽ tìm hiểu xem các sắc dân nào đi bầu nhiều hay ít. Lấy ví dụ, trong một thành phố X, số người Việt cư ngụ rất đông đảo, chiếm tỷ lệ khoảng 20% dân số toàn thành phố nhưng chỉ có .... 2% thường xuyên tham gia bầu cử thì ông thị trưởng sẽ coi nhẹ tiếng nói của cộng đồng người Việt. Và giả sử có một đoàn văn công của việt cộng đến thành phố X xin trình diễn tại công viên nhân ngày 19 tháng 5, sinh nhật của thằng Hồ chó chết. Ông thị trưởng chấp thuận liền. Cộng đồng người Việt biểu tình, la ó, làm thỉnh nguyện thư phản đối. Nhưng tiếng nói của chúng ta không được lắng nghe. Ông thị trưởng và các vị dân cử khác sẽ tính toán: - những người Việt tuy đông nhưng tỷ lệ đi bầu của họ chỉ có 2%, không ảnh hưởng đến cái job của mình! Trái lại, giả sử tỷ lệ cử tri người Việt trong thành phố đi bầu là 90% thì ông thị trưởng buộc lòng phải lắng nghe ý kiến của những người biểu tình. Chúng ta có thể cử đại diện và nói thẳng với ông thị trưởng là:- tỷ lệ đi bầu của chúng tôi rất cao, tới 90%. Nếu ông biết chiều theo nguyện vọng của chúng tôi, không cho phép bọn việt cộng trình diễn văn nghệ thì trong đợt bầu cử sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ ông. Bằng không thì chúng tôi sẽ không bỏ phiếu cho ông nữa! Ông thị trưởng sợ mất JOB, mất lương cao, mất nhiều bổng lộc béo bở, chắc chắn phải chiều theo nguyện vọng của cộng đồng người Việt!

Sức mạnh của chúng ta nằm ở lá phiếu, quan trọng hơn việc đi biểu tình rất nhiều. Người Mỹ nể sợ chúng ta vì chúng ta biết sử dụng lá phiếu chớ không phải đi biểu tình nhiều. Hiến pháp đã cho chúng ta cái QUYỀN để gây áp lực với chính phủ, thậm chí có thể cho về vườn các vị dân cử một cách hợp pháp mà chúng ta không biết sử dụng, thậm chí KHÔNG SỬ DỤNG! Một ví dụ rất rõ ràng là vụ đấu tranh đòi cái tên "Little Sai Gon" tại San Jose vừa rồi. Sự đoàn kết của cộng đồng người Việt, có buổi biểu dương lực lượng lên đến 15 ngàn người biểu tình. Điều này làm cho ông thị trưởng và các vị dân cử phải rét, phải run đầu gối! Nếu những người biểu tình này sử dụng lá phiếu của họ để bầu người khác thì ông thị trưởng sẽ mất job. Một khi bị thất cử rồi thì viễn ảnh bị đói, phải lãnh welfare sẽ chập chờn ngay trước mắt!

Nếu tỷ lệ đi bầu của người Việt tại Mỹ rất cao thì chắc chắn tiếng nói của chúng ta đối với tổng thống Mỹ và quốc hội Mỹ sẽ được quan tâm nhiều hơn. Họ sẽ không dám cho phép mấy thằng chó lãnh đạo của việt gian cộng sản sang thăm nước Mỹ, dù chỉ là sang để chui cửa hậu và trốn tránh như những con chó. Chúng ta đỡ nhọc công phải đi biểu tình để phản đối. Ngoài ra những vận động của chúng ta đối với hành pháp và lập pháp về việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước cũng sẽ được ủng hộ nhiều hơn.

*Đô la:

Trong những bài viết trước, tôi đã đề cập đến vấn đề này: chúng ta có vũ khí trong tay nhưng không biết sử dụng, thậm chí lại đưa vũ khí cho kẻ thù để nó bắn vào đầu chúng ta! Có nhiều người than thở: tại sao đi biểu tình suốt mấy chục năm nay mà sao cộng sản nó cứ còn hoài! Lý do vì chúng ta VỪA CHỐNG CỘNG VỪA NUÔI VIỆT CỘNG! Việt kiều vẫn cứ xếp hàng về Việt Nam để du lịch. Mỗi năm Việt kiều gởi về Việt Nam khoảng sáu, bảy tỷ đô la, chưa kể những đường giây gởi lậu, số tiền có thể lên đến hàng chục tỷ. Rồi Việt kiều về nước ăn chơi, tiêu xài. Việt cộng nó lại dùng chính những đồng đô là của chúng ta để thực hiện nghị quyết 36, đánh chúng ta bể đầu sứt trán!

Nếu nguồn tiền đô la từ nước ngoài bị ngưng lại, như cái cây không được tưới nước thì nó phải chết. Bọn việt gian cộng sản không có tiền để nuôi đám âm binh gồm công an, bộ đội và đám công nhân viên chức, tổng cộng khoảng 10 triệu thằng, thì đám âm binh này bị đói, sẽ nổi loạn, đứng dậy quay súng bắn vào đầu kẻ thù. Những tên phù thủy sẽ bị chính đám âm binh của bọn chúng quật chết. Chúng ta đỡ phải nhọc công!

Chúng ta chỉ cần áp dụng hai biện pháp sau đây là bọn việt cộng sẽ khốn đốn ngay lập tức:

1. Hạn chế 80% số tiền gởi về Việt Nam, kéo dài liên tiếp trong hai năm. (Không thể hạn chế 100% vì nhiều lý do khác nhau)

2. Tẩy chay toàn bộ hàng hóa từ Việt Nam gởi sang, kể cả những đoàn văn công của việt cộng.

KẾT LUẬN:

Lòng dân ở trong nước đã sẵn sàng nổi dậy. Hiện nay vụ tăng giá gạo là thời cơ rất tốt. Vũ khí chúng ta đang có trong tay chớ không phải chúng ta không có gì. Không cần phải ngồi chờ ông Ba Chớp Ba Nháng nào hết. Cũng không nên đặt quá nặng việc chờ cho ông Mỹ hay ông Tây nào đó bật đèn xanh. Chỉ cần hai vũ khí LÁ PHIẾU và ĐÔ LA, kết hợp với toàn dân trong nước là chúng ta có thể làm nên chuyện.

Đức Phật đã dạy rằng: - không cần đi tìm chân lý. Nó đang ở ngay trước mắt chúng ta. Chỉ cần xóa đi những tấm màn u minh là chúng ta sẽ thấy chân lý. Những tấm màn u minh cũng ví như những huyền thoại láo lếu mà bọn việt gian cộng sản và bọn bưng bô, lòn trôn đã vẽ ra. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ nêu ra ba huyền thoại chính. Còn nhiều huyền thoại khác như : - lòng "tha thứ" - giáo dục cho người dân hiểu thế nào là dân chủ - người cộng sản và người quốc gia cùng tồn tại, cùng hợp tác để cai trị đất nước (cương lĩnh của đảng Dân Chủ 21) - hòa hợp hòa giải ..v..v..

Không hành động càng sớm càng tốt thì chờ đến bao giờ? Chỉ một vài năm nữa thôi là nước Việt Nam sẽ biến mất trên bản đồ thế giới, và SẼ TRỞ THÀNH QUẬN "QUẢNG NAM" CỦA TRUNG CỘNG!!!

HẾT

Trần Thanh

Tưởng niệm ngày 30 tháng 4 năm 2008
LÀM THINH TRƯỚC ĐIỀU QUẤY LÀ ĐỒNG LÕA ...

Huỳnh Quốc Bình.
Ngày: 4/24/2008

(Nhân ngày Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương và kỷ niệm Quốc Hận 30-4, đánh dấu 33 năm cả nước Việt Nam rơi vào tay VC, tôi viết bài nầy để trân trọng tặng cho những ai từng góp phần chống lại sự xâm lăng của quân cộng sản Bắc Việt để bảo vệ miền Nam, nhất là những Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thân yêu đến giây phút cuối cùng, hầu cho nhiều người có dịp xuống tàu hay lên phi cơ lánh nạn VC.)

Châm ngôn của người Anh có câu: "Làm thinh trước điều quấy là đồng lõa với điều đó". Hoặc "Ai thấy điều sai trái cần phản đối, và có khả năng làm điều đó nhưng không làm thì trở nên tòng phạm với hành động sai quấy đó". (Who can protest and does not is accomplice in the act). Căn cứ vào ý nghĩa của câu nầy, nếu ai có khả năng và hoàn cảnh cho phép để góp phần ngăn chận những hành động sai trái, hay tội ác chung quanh mình, mà tỏ ra thụ động hoặc có thái độ bàng quan, thì người đó có tội. Điều nầy không chỉ là ý của con người mà còn là tiêu chuẩn của Kinh Thánh nữa: "Kẻ biết điều lành mà chẳng làm là phạm tội" (James: 4:17). Mới đây có người đã nhắc đến lời khẳng định của Hội Phóng Viên Không Biên Giới: "Chúng ta không biết chắc sự lên tiếng của chúng ta có cứu được ai không? Nhưng có điều chắc chắn là khi chúng ta im lặng sẽ có nhiều người chết vì sự im lặng của chúng ta…" (The Journalist without Border: "We are not sure when we speak up we could save anyone but we are very sure there are many people will be killed because of our silence.")

Cùng một ý với câu trên, trong các sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh tại hải ngoại, người ta thấy có những thành phần quá khích, dốt nát nhưng lại muốn làm lãnh tụ, chụm năm tụ bảy với bọn bất hảo, tuy khoẻ mạnh nhưng thích ăn bám xã hội, viết báo lá cải, tung thư rơi, tán phát thư điện tử chửi bới vung vít những ai không chịu đầu phục bọn chúng. Bọn này lợi dụng kẽ hở của luật pháp Hoa Kỳ để làm điều bất chính. Người tử tế thì sử dụng những phương tiện và quyền hạn đó để bênh vực người bị đàn áp, còn kẻ gian thì lợi dụng phương tiện đó như một thứ vũ khí để tấn công những ai nằm trong danh sách do quan thầy chúng ra lệnh. Mánh khoé của chúng là góp nhặt những dữ kiện có thật để thêm vào những dữ kiện không đúng sự thật, hầu tạo cho người nhẹ dạ tin tưởng vào những gì chúng nói. Ngay cả người Quốc Gia với nhau, khi thấy những bài báo nặc danh tấn công vào thành phần mình không ưa, cũng tỏ ra khoái chí; mặc dù chúng nó đã từng chửi mình trước đây. Hành vi sử dụng phân nửa sự thật để hạ uy tín người khác theo kiểu tuyên truyền xám được VC áp dụng trước ngày 30-4-75. Ngày nay, VC và kẻ gian cũng đang áp dụng phương pháp này tại hải ngoại. Chúng chuyên làm công việc lăng nhục những người chống cộng, hãm hại người lương thiện, chụp mũ và vu khống những người có lòng với đất nước và dân tộc Việt Nam bằng những lời lẽ vô cùng đê hèn và ác độc.

Thiên hạ dễ bị lừa và tin rằng bọn chúng là những người "chống cộng". Có người nêu thắc mắc tại sao người quốc gia mà không bênh vực người quốc gia, mà lại viết những điều có lợi cho những kẻ gian manh? Tuy nhiên, người ta cũng hiểu được bản chất của chúng là gian tà, thuộc loại "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Tôi không thắc mắc điều đó, nhưng lại ái ngại cho những người từng được mọi người kính trọng thì lại ngồi chung bàn, ăn chung mâm với bọn đểu cáng, rồi sẽ có ngày tự chôn vùi thanh danh của mình. Tiếc thật. Vậy thì, nếu chúng ta lên tiếng phản đối chưa chắc gì kẻ gian sẽ từ bỏ hành động gian ác. Nhưng, chắc chắn sự lặng im sẽ khiến cho bọn VC nằm vùng tiếp tục lộng hành. Nếu ai cũng có thái độ thờ ơ thì kẻ gian sẽ được nước làm tới, chúng sẽ khích bác người nầy, tạo mâu thuẫn người kia, mua chuộc thành phần bất hảo quậy phá những sinh hoạt lành mạnh trong cộng đồng người Việt tự do, khiến cho ai cũng chán ngán vì cảnh hỗn quan hỗn quân. Cảnh "chó nhảy bàn độc" sẽ làm nản lòng người khác, và kết quả sẽ là có ít người muốn dấn thân phục vụ cộng đồng chúng ta. Đây là điều lãnh đạo trong đảng cướp VC tại Việt Nam đang mong chờ.

Liên quan đến chuyện trong nước. Căn cứ vào những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay, hay chỉ cần lấy móc điểm 30-4-75, bất cứ người Việt Nam nào còn có lương tri không thể nói những điều có lợi cho đảng VC, hay có những hành động giúp cho cái đảng cướp nầy tồn tại.

Trong một chương trình hội luận về chính trị xã hội trên đài "Việt Nam Hải Ngoại" do tôi điều hợp hằng tuần, có một thính giả từ tiểu bang New Mexico, ông là một cựu sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, từng bị VC giam cầm nhiều năm trong các nhà tù sau ngày 30-4-75, gọi điện thoại vào đài để bày tỏ nhận xét của ông. Ông nói rằng: "Điều đáng buồn là người ta thấy không ít kẻ đã tự đâm đui hai mắt của mình để không còn nhận ra những hiện tượng quá đáng do kẻ gian bày ra trong các sinh hoạt tại hải ngoại và những nghịch lý do đảng CSVN tạo ra tại Việt Nam ngày nay....". Câu nói nầy nghe có vẻ cay đắng và chua chát quá, nhưng suy nghĩ lại, tôi mới thấy nó vô cùng thấm thía trước tình trạng đất nước ta hiện nay và các hiện tượng có những tên "đón gió trở cờ", quá ươn hèn, nhu nhược rồi nói hay làm những điều có lợi cho đảng VC bạo tàn... Thành phần nầy xuất hiện nhan nhản hằng ngày, chung quanh chúng ta. Nếu chúng ta không muốn dính dấp đến chính trị, hay cho chuyện đó không liên can đến mình, thì sẽ có ngày chúng ta sẽ phải ân hận như đã từng ân hận về ngày 30-4-75 hoặc sau bao tháng năm nằm trong tù VC.

Tôi phải trình bày dài dòng ở các phần trên để xin được nhắc nhở rằng: Bất cứ ai, hễ thấy điều đúng là làm, thấy điều sai trái là can thiệp, thấy người cô thế bị hà hiếp thì bênh vực. Thì người đó đã làm đúng với lương tâm của chính mình. Người nào đang giữ những chức vụ cao trọng trong tập thể, kể cả đạo và đời, lại càng phải có trách nhiệm đối với những điều vừa được đề cập ở đây.

Làm lớn phải có tư cách và có tinh thần dấn thân cao, phải biết cố vấn người khác giải quyết những khó khăn chung, hoặc đứng ra hoà giải giữa những bất đồng giữa những người cùng chiến tuyến, chứ không nên khích bác, xúi dục người này chống người kia, tạo nghi ngờ nhau. Làm lớn không chỉ chờ đọc diễn văn hay để chờ được mời đi ăn cổ. Một con người bình thường cũng cần phải biết đau xót trước nổi khổ đau của người khác. Một con người có đạo đức, còn lương tri, không thể làm ngơ trước sự lộng lành của những tên Việt cộng hay Việt gian ở Việt Nam, hay những cánh tay nối dài của chúng tại hải ngoại. Loại người này không thể là người lãnh đạo tốt.

Đối với những ai đang lãnh đạo tinh thần người khác lại càng phải ý thức rằng: Góp phần ngăn chận tội ác, hay lên tiếng để giảm thiểu những điều sai trái. Chẳng hạn như, VC giam cầm quản thúc hai vị Hoà Thượng khả kính Thích Huyền Quang và Hoà Thượng Thích Quảng Độ thì chúng ta phải nói rằng VC vi phạm nhân quyền hay chà đạp quyền tự do tín ngưỡng. Hoặc tình trạng Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị tòa án VC bịt miệng, thì chúng ta phải nói cho thế giới biết rằng: "Việt cộng bịt miệng Linh Mục Lý trước toà". Việt cộng đàn áp Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, đánh đập Mục Sư Nguyễn Công Chính, hay đàn áp Đạo Tin Lành, Đạo Công Giáo, Phật Giáo, Hoà Hảo, Cao Đài, hoặc cướp giật tài sản của dân, bỏ tù dân một cách vô cớ, thì chúng ta có bổn phận phải tri hô cho mọi người biết. Đó là hành động của một người có liêm sỉ. Nói ngược lại sự thật là tự đánh mất sự liêm sỉ.

Kết luận: Tại hải ngoại, nếu có một bạn trẻ Việt Nam nào vẫn còn mù mờ về những gian manh hay thủ đoạn của VC, hay chưa từng kinh nghiệm về những tội ác do VC tạo ra gần nửa thế kỷ qua, thì chúng ta có thể thông cảm. Nhưng những người nhận mình là "trí thức", từng hưởng bổng lộc của thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà, từng ăn trên ngồi trước trong chính quyền nầy, từng "bỏ của chạy lấy người", từng bị VC hành hạ trong nhà tù nhiều năm sau ngày 30-4,... mà vẫn còn mơ hồ về VC thì không thể chấp nhận được. Nếu ai nhận mình là người có đạo hay con dân Chúa, chắc chắn phải biết Kinh Thánh không lên án sự ngu dốt là cái tội, mà hèn nhát mới có tội. Ở đâu chép điều nầy? Xin thưa, Kinh Thánh có khuyến cáo trong sách sau chót, Khải Huyền (Revelation) 21:8. Đoạn nầy đề cập đến nhiều tội khiến con người không hưởng được Nước Trời, trong đó tội hèn nhát và tội nói dối sẽ bị quăng vào nơi "hồ lửa và diêm cháy bừng bừng". Ai muốn vào đó thì cứ thoải mái có hành động dối trá, cứ tiếp tục hèn nhát và làm thinh trước điều quấy để được… yên thân trong cõi đời tạm bợ nầy../-

Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box 20361
Salem, OR 97307, USA.
(503) 949-8752

huynhquocbinh@yahoo.com

Monday, April 28, 2008

Khôn Ngoan Trong Việc Ác!

Tác Giả: Huỳnh Quốc Bình

Người dân trong nước từng nhận xét rằng đảng Việt cộng là bọn người rất "khôn ngoan trong việc ác, nhưng dốt nát trong việc lành". Ý muốn nói là VC rất gian manh, VC rất thủ đoạn, bất chấp việc gây ra tội ác, xem mạng sống con người như bèo... Còn đối với việc lành như lo cho dân, bảo vệ dân, thì VC chỉ giỏi qua các khẩu hiệu để tuyên truyền mà thôi. Trong cuộc chiến Quốc- cộng, chúng ta không thể phủ nhận rằng VC thì quá gian manh, trong khi phần lớn người Quốc Gia thì lại thờ ơ, khinh địch, có quá nhiều người còn mơ hồ về bản chất thật của người cộng sản, nên chúng ta đã để miền Nam lọt nốt vào tay VC trong giai đoạn 30-4-75. Chính vị sự thờ ơ đó nên ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện đã phải thốt lên:

Vì ấu trĩ thờ ơ, u tối
Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương,
Cả nước đã quay về một mối
-Một mối hận thù, một mối đau thương!
hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm luân thường
Đảng tới là tan nát cả
Lịch sử sang trang, phũ phàng tai hoạ,
Nào đâu chính nghĩa thắng gian tà?
Đau đớn nầy không chỉ riêng ta
Mà tất cả!
.....
Lỗi lầm tại ai?Xét ra tất cả...
Mấy ai người đem hết tâm can?
Trước quân thù hung hiểm gian ngoan.
Biết bao kẻ mơ hồ mong hưởng lạc!

• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì ông Dương Văn Minh, đã không kêu gọi binh sĩ buông súng đầu hàng CS Bắc Việt ngay ngày 30-4-75, để ông long trọng tiếp đón "người anh em bên kia" vào Dinh Độc Lập, nhanh chóng khai tử chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì chúng ta đã không từng ngậm ngùi, nuốt lệ bỏ lại sau lưng những người thân yêu ở quê nhà để tìm đường lánh nạn cộng sản.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn, thì không có cái cảnh quân, công, cán, chính, trong chính quyền miền Nam tự mình khăn gói ghi danh đi vào tù hằng chục năm để bị VC hành hạ, chỉ vì tin tưởng sẽ được trở về xum họp với gia đình trong vòng vài tuần lễ với 15 ngày lương thực do VC kêu gọi mang theo.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì làm sao VC có thể kịp thời "biến chiêu" để không còn trịch thượng miệt thị những người Việt bỏ nước ra đi, đang sống tại hải ngoại trở thành "khúc ruột xa nghìn dặm" để họ bòn rút nguồn tài chánh, củng cố chế độ.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì làm sao có thể nhanh chóng có những chiêu bài "xây dựng đất nước" để chiêu dụ người ngoại quốc và những người nhẹ dạ về VN đầu tư hay giúp nước.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì không có những tay khoa bảng tại hải ngoại, vội vã vồ lấy và cổ võ cho lời nhận định rằng "kẻ thù của dân tộc VN là nghèo đói và lạc hậu" mà họ không đủ khôn ngoan để nhận ra đâu là nguyên nhân đưa đến tình trạng nghèo đói và lạc hậu tại Việt Nam.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn, thì không có một số người Quốc Gia tại hải ngoại thay vì bỏ thì giờ chống cộng thì lại đi tấn công người cùng chiến tuyến một cách điên cuồng.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn, thì không có những người cùng chung niềm tin tôn giáo với Linh Mục Nguyễn Văn Lý lại đi nghi ngờ về đời sống đạo đức của vị Linh Mục khả kính và đảm lược nầy khi người đứng lên tuyên bố "tự do tôn giáo hay là chết".
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì không có những người về lại quê hương thăm viếng giáo hội và khi trở ra đã chăm chỉ đến các nhà thờ Tin Lành VN để "làm chứng" một cách hùng hồn rằng: "làm gì có chuyện Đạo Tin Lành ở VN bị đàn áp?".
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì đã không có những người từng gọi Mục Sư Nguyễn Hồng Quang là anh em trong Chúa của mình, nhưng lại mơ hồ về VC và tin rằng Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Truyền Đạo Phạm Ngọc Thạch, Cô Lê Thị Hồng Liên... bị bỏ tù vì "tội chống người thi hành công vụ".
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn, thì làm gì có chuyện các tu sĩ chân chính của Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài, và Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong nước bị VC giam cầm, quản thúc triền miên nhưng thế giới lại tưởng rằng các vị đó đang được nhà nước ưu đãi.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì làm gì có cái cảnh những kẻ đội lốt tu sĩ suốt đời viết bài, thuyết pháp, nói những điều có lợi cho VC, được VC mời về VN cùng với bầu đoàn thê tử một cách rầm rộ để cho thế giới tưởng rằng nhà nước VN đã cởi mở.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì làm sao có thể lèo lái một số người có học tại Hoa Kỳ, đang sống đời tự do, sử dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống, chụp mũ các tồ chức đấu tranh chân chính tại hải ngoại một cách bền bỉ, bằng cái vỏ bọc chống cộng.
• Nếu VC không gian manh thủ đoạn thì làm sao họ có thể tung hoả mù để rồi có những người từng giữ những chức vụ quan trọng trọng chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hoà, ngày nay tuy tuổi đã xế chiều rồi mà vẫn chưa phân biệt được đâu là bạn đâu là thù, để biết rõ mục tiêu mà tấn công. Những vị nầy có nhiều thì giờ nhưng thay vì sử dụng uy tín, khả năng hay thì giờ của mình để viết bài lên tiếng vạch trần âm mưu của VC, thì họ lại tiếp tay cho kẻ gian châm chích vào các kẽ hở của những người cùng chiến tuyến với mình, cho VC và kẻ gian tha hồ "nhả đạn". Tiếc thật!.
• Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì làm sao mua chuộc được một ông Tướng của phía người Quốc Gia , từng đứng hàng thứ nhì trong chính quyền, ngày nay lại dễ dàng bán linh hồn cho giặc ở cái tuổi gần đất xa trời. Nhục thật!
Tôi có thể chứng minh nhiều trường hợp khác nữa, nhưng vì khuôn khổ của bài viết, nên chỉ xin được liệt kê một cách tổng quát để mọi người cùng suy nghĩ mà thôi.

Nếu chỉ cần đề cập những gì xảy ra từ ngày 30-4-75 đến nay thôi thì chúng ta thấy rằng: Việt cộng luôn mong muốn 80 triệu đồng bào trong nước co đầu, rút cổ và cứ "tự do" chạy gạo mỗi ngày để cung ứng cho cái bụng, phải biết tuân phục chế độ... Nhưng VC không hoàn toàn toại nguyện, vì số người công khai chống lại chế độ, ngày càng mạnh mẽ và đông hơn.... Đối với khối người Việt hải ngoại gồm những người chán ghét chế độ VC nên đã bỏ nước ra đi thì luôn tìm cách chống lại chế độ nầy, bằng cách tố cáo tội ác VC trước dư luận quốc tế, gây khó khăn cho chế độ trên nhiều mặt trận khác nhau... Dĩ nhiên là VC không thể đàn áp, hoặc bịt miệng khối người nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Bởi không thể trực tiếp ảnh hưởng người Việt hải ngoại nên VC tìm đủ mọi cách cách ly gián bằng những chính sách rõ ràng, kể cả phải chi nhiều tài khoản cho công tác nầy. Mong đợi của VC là nhìn thấy người Việt hải ngoại chia năm xẻ bảy và mỗi khi bước ra khỏi nhà là nhìn đâu cũng thấy kẻ gian và ai cũng có thể là VC.

Tôi nhận xét như vậy sẽ có người không đồng ý với tôi, bởi vì ai cũng tin rằng VC không thể qua mặt được mình. Chính vì sự tin tưởng lạc quan như thế mà nhiều người đã dần dần trở thành nạn nhân của VC mà họ không hề hay biết. Qua những gì tôi trình bày, thì câu hỏi kế tiếp được đặt ra là chúng ta phải làm gì để đối phó trước sự gian manh, thủ đoạn của VC? Xin thưa, đây không phải là chuyện đơn giản, nhưng nếu người Việt Tự Do đều đồng một lòng, có sự bình tĩnh, sáng suốt trong các phản ứng, thì chúng ta có thể nhận ra đâu là chính nghĩa, dâu là gian tà, đâu là chân thật, đâu là gian manh, để có thể giải trừ những việc ác của VC.

Tôi xin phép được đề nghị một vài ý kiến thô thiển và tiêu biểu:

Chúng ta cần cẩn thận trong việc lý luận rằng "tụi VC nằm vùng đôi khi chống cộng hơn người quốc gia", hoặc "thời buổi vàng thau lẫn lộn, cần phải cẩn thận", hoặc "VC đã xâm nhập các tổ chức đấu tranh, tham gia các tổ chức đó coi chừng mắc mưu VC...". Đối với những nhận xét và lời khuyến cáo nầy dù không hẳn là sai, nhưng chúng ta không thể dừng ở đó để trở nên yếm thế, hay nghi ngờ hết mọi người. Nếu chỉ đưa ra nhận xét như đinh đóng cột đó mà không có giải pháp đi kèm, thì nhận xét nầy, thoạt nghe rất hữu lý, nhưng nếu mọi người chiụ khó phân tích thì quả thật sự suy diễn nầy vô cùng tai hại cho những nỗ lực đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Loại nhận xét nửa vời nầy sẽ làm cho người khác tỏ ra dè dặt đối với những ai tích cực chống cộng. Nếu VC không gian manh, thủ đoạn thì người Việt Tự Do đã không nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, ngó đâu cũng thấy kẻ gian.

Chúng ta chắc phải đồng ý rằng không thiếu những trường hợp những tên VC thứ thiệt, hoặc những tay chuyên làm lợi cho VC, họ chửi VC hung hãn hơn những người chống cộng thứ thiệt. Xin mọi người đừng vội mừng vì lối chửi rủa tàn độc dành cho những cá nhân hay tổ chức nào đó mà mình không thiện cảm, rồi mình tỏ ra hài lòng, vì thấy có "đồng minh". Chúng ta đừng quên là VC gian manh , thủ đoạn, sẽ không chừa một ai. Và trên thực tế chúng ta đều biết là văn chương Việt Nam không phải như vậy? Truyền thống của dân tộc Việt Nam là hài hoà, tương kính, chứ không phải lối ăn nói lưu manh, hàm hồ hay chỉ giỏi ăn miếng trả miếng với người cùng chiến tuyến nhưng lại khiếp nhược trước kẻ thù VC. Có một nhà trí thức VN đã than phiền rằng: "Đọc những bài viết của những kẻ tự nhận mình là người "quốc gia chống cộng" đăng tải trên mạng lưới toàn cầu và các tờ báo lá cải, chửi rủa người khác một cách tàn độc và bẩn thỉu, khiến tôi phải rùng mình, và lợm giọng. Tôi thương cho tiếng Mẹ đẻ của mình bị một số người vô ý thức sử dụng với mục đích bất chính..."

Để phân biệt chánh tà, chúng ta hãy đọc những lời chửi đổng VC của thành phần nầy bằng những lời đao to búa lớn, mà những tội ác nầy ai cũng đã biết. Thí dụ như: "Hồ Chí Minh là tên tội đồ dân tộc, phản bội tổ quốc, đảng CSVN là lũ sâu bọ làm người..." và thách đố người khác phải tuyên bố giống như vậy, nếu không, những người ấy sẽ không được họ công nhận là người chống cộng. Thật ra ai cũng hiểu là nếu người ta chỉ vào một con chó điên và chửi rủa hay miệt thị nó là đồ súc vật thì đâu phải là hành động chống chó điên tích cực, mà phải tích cực góp phần ngăn chận lũ chó gieo nọc độc cho chó và cho người mới là đáng nói... Ngoài ra, nếu mọi người chịu khó xem xét một cách khách quan sẽ thấy thành phần nầy ít khi hoặc nếu không muốn nói là họ không bao giờ vạch rõ những gian manh của VC cho mọi người thấy, họ chỉ nguyền rủa VC ở những điểm mà ai cũng rõ như ban ngày. Theo tôi, thành phần nầy có nhu cầu chửi VC cho thật hăng để tạo cái vỏ bọc chống cộng, hầu có "chính nghĩa" để miệt thị những người Quốc Gia có lòng và những tổ chức đấu tranh chân chính, đúng theo chỉ thị của VC. Cái khác biệt giữa những người chống cộng và những thành phần sử dụng chiêu bài chống cộng để tấn công người Quốc Gia là ở chỗ đó.

Cũng có những trường hợp những người tuy cũng thù ghét VC, nhưng vì quá căm tức VC đến nổi trở nên quá khích, và đã vô tình làm lợi cho VC. Không thiếu những trường hợp người ta tấn công người cùng chiến tuyến vì quyền lợi riêng tư, vì tư thù, hoặc vì bị VC khống chế nên phải làm theo lệnh của VC... Điều phũ phàng là thành phần nầy có khi lại là "thần tượng chống cộng" đối với những ai từng bị VC hành hạ trong tù, từng có người thân mất mạng vì VC, từng tan nhà nát cửa vì VC... Thành phần nầy cũng là điểm tựa tương đối an toàn dành cho những tay háo danh, hoặc những tay có việc làm bất chính trong cộng đồng núp bóng, họ cần có những thoả hiệp để không vạch áo của nhau cho người khác xem lưng. Nhóm người nầy là nhóm người tuy có "đồng" nhưng không "hoà", vì họ chẳng ưa thích gì nhau. Điều nầy rất xứng với nhận xét của nhân gian qua cái câu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".

Nhìn chung, chúng ta thấy gì?
Trong các sinh hoạt của con người bình thường ngoài xã hội. Người có hiểu biết, thường cố dằn xếp, đối thoại ôn hoà để những dị biệt, những bất đồng, những xung đột lớn trở thành nhỏ đi, để có tình đoàn kết thật sự trong vòng người Việt Tự Do. Người có hiểu biết thường không chủ trương đôi co với những người kém hiểu biết đã tạo ra những lỗi lầm. Người có hiểu biết thường rất quyết liệt vơi kẻ thù VC, nhưng luôn nhịn nhục người cùng chiến tuyến. Thế nhưng những kẻ tiểu nhân thì không biết như thế, họ tỏ ra ngông nghênh, trịch thượng với mọi người, vì tưởng lầm rằng người khác khiếp sợ mình. Thành phần nầy luôn thích xé chuyện nhỏ cho to, hoặc dàn dựng những chuyện không có thật để vu khống, chụp mũ, miệt thị người khác, họ bất chấp quyền lợi của dân tộc và tình đoàn kết trong các sinh hoạt cộng đồng và đấu tranh. Họ thật sự là cái mụn nhọt của người Việt Tự Do, cắt mổ thì đau, để yên thì nhức nhối.

Kết luận: Để giảm thiểu thành phần nầy, và đồng thời góp phần ngăn chận những hành động gian manh, thủ đoạn của VC, chúng ta cương quyết không tiếp tay đồn đãi những điều mà chính mình không rõ thực hư. Khi phê bình hay chỉ trích người khác, cần minh danh và chịu trách nhiệm những gì mình nói. Tránh sử dụng những từ ngữ tục tĩu, hạ cấp không phù hợp với tính nhân bản của dân tộc Việt Nam.

Khi nghe người nầy tố cáo người kia là VC hay Việt gian... Thay vì chúng ta thắc mắc rằng tại sao ông Mít bà Xoài bị tố cáo như thế mà không lên tiếng biện minh? Nếu không cải chính, có phải chăng vì mình có nên không dám phản bác? Tỏ ra im lặng tức là chấp nhận những lời tố cáo đó... Thì chúng ta nên đặt vấn đề với những kẻ tố cáo người khác, và đòi hỏi họ phải đưa ra bằng cớ. Làm được như thế, chúng ta sẽ không tạo môi trường cho kẻ gian hoành hành người lương thiện. Đừng tiếp tay dung dưỡng thành phần xấu nầy giống chế độ VC độc tài trong nước, khi họ chụp mũ bừa bãi người dân vô tội bằng những tội danh mơ hồ, và bắt người dân phải chứng minh rằng mình vô tội. Chúng ta cần mạnh dạn dạy những phần tử phá hoại nầy về bài học cư xử công bằng, nhân ái với chính người Việt của mình tại những quốc gia tự do dân chủ, để những sinh hoạt trong vòng người Việt tự do không bị vẩn đục, để VC không còn cơ hội ly gián chúng ta qua những hành động gian manh, thủ đoạn, cố hữu của họ trong suốt nhiều thập niên qua...

Sau cùng, tôi xin được kết thúc bài viết nầy bằng lời tâm tình thật ngắn với đồng bào Việt Nam thân yêu của tôi: Tội ác chỉ lùi bước, khi có nhiều người trong chúng ta can đảm xông tới đối đầu với nó. Tội ác chỉ bớt đi khi có nhiều người trong chúng ta từ chối thoả hiệp với nó. Tội ác chỉ có thể không còn, khi mỗi người trong chúng ta biết rõ con người thật của mình và phải tự nghiêm khắc với chính mình.

Huỳnh Quốc Bình
P.O. Box 20361, Salem, OR 97307, USA.
(503) 949-8752
huynhquocbinh@yahoo.com
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG XƯA - (33 năm sau ngày gãy súng)
phạmtínanninh

Hơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa, chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong những năm 72 và 73, đơn vị chúng tôi đã có hơn hai trăm anh em vĩnh viễn nằm lại nơi này để giữ vững miền địa đầu, cửa ngõ quan trọng nhất vào Tây Nguyên, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nằm không xa phía dưới - thành phố Pleiku.

Dừng chân dưới chân núi ChuPao, nhớ tới những trận đánh khó khăn ác liệt với những toán địch quân bị xích chân trong những hầm núi đá, cố bám trụ những cái "chốt", nhằm cắt đứt QL 14, con đường huyết mạch nối liền Kontum với Pleiku, và hình dung tới từng khuôn mặt của những anh em đã không bao giờ còn trở lại, một số đã gởi xác thân lại cho rừng núi nơi này, tôi xót xa khi nghĩ là mình còn mắc nợ họ. Món nợ máu xương không bao giờ trả được.

Ngày ấy chiến trường ác liệt, có nhiều người lính phải hy sinh ngay khi vừa mới bổ sung cho đơn vị, mà ban quân số chưa kịp nhận hồ sơ lý lịch. Đa số rất trẻ, độc thân, và gia đình ở tận những miền xa, nên mồ mả không có ai chăm sóc. Hơn ba mươi năm rồi, qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi, có lẽ hầu hết các nghĩa trang trong thành phố đã bị giải tỏa từ lâu, và nếu có được cải táng ở một nơi nào đó, chắc trên mộ bia không còn ghi đơn vị cũ. Chúng tôi đến đây như để tìm lại chút kỷ niệm và mong được vơi đi chút nào lòng trắc ẩn, chứ chuyện tìm lại được mồ mả của anh em – hy vọng rất mong manh.

Cả thành phố Kontum bây giờ đã đổi khác. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được các địa danh ngày trước. Những B12, B15, Thành DakPha, Đồi Sao Mai, Bệnh Viện Dã Chiến. Nơi có những bản doanh, căn cứ từng mang tên những người anh, người bạn anh hùng của tôi đã nằm xuống để bảo vệ Kontum: Võ Anh Tài, Đặng Trung Đức, Trần Công Lâm…Chúng tôi tìm đến một số nhà quen lúc truớc. Tất cả không còn. Những người chúng tôi gặp đa số mới vào từ miền Bắc. Người Kontum xưa giờ chắc cũng đã tứ tán bốn phương trời. Tội nghiêp cho người dân Kontum bất hạnh. Bao nhiêu năm tháng hứng chịu chiến tranh, có lúc thành phố bị mỗi ngày hàng ngàn quả đạn pháo, vậy mà họ vẫn ở lại, vẫn cùng với những người lính chúng tôi giữ vững thành phố này trong suốt những thời kỳ ác liệt nhất. Nhưng rồi cuối cùng, giữa tháng 3/75, Kontum bị bỏ rơi tức tưởi khi không còn bóng dáng quân thù. Những người lính ở đây được lệnh tử thủ, ngăn chặn miền địa đầu tam biên cho Pleiku di tản. Tôi từng được nghe người Kontum kể lại chuyện những người lính hào hùng, tự sát vào giờ thứ 25, khi Kontum bị lọt vào tay giặc. Nghĩ tới đó, lòng tôi thấy nghẹn ngào, nước mắt cứ trào ra.

Đúng như chúng tôi dự đoán, tất cả mọi nghĩa trang trong thành phố, nơi bạn bè tôi được chôn cất, không còn nữa, người ta đã giải tỏa để xây lên một số cơ sở công quyền và những khu giải trí.

Chúng tôi tìm đến Tòa Giám Mục, cũng là nơi mà đơn vị chúng tôi đã phải đổ khá nhiều máu xương để tái chiếm trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Một vị linh mục đứng tuổi, tiếp chúng tôi niềm nở. Ông cho biết là, mồ mả trong các nghĩa trang lúc xưa đã được cải táng và chuyển đến địa điểm mới, nằm trên cây số 9, đường lên Tân Cảnh. Tuy nhiên chỉ có những ngôi mộ có thân nhân nhận lãnh và tự cải táng thì mới có mộ bia, còn những ngôi mộ khác thì không biết ra sao. Ngài còn tốt bụng, sẵn sàng hướng dẫn chúng tôi đến đó. Cây số 9, gần căn cứ Non Nước, nơi ngày xưa đơn vị tôi đã bao lần cùng với các chiến sĩ thiết giáp hào hùng của Chi Đoàn 1/8 KB đẩy lui những đợt tấn công biển người của địch, giữ vững cửa ngõ vào thành phố Kontum.

Mất gần hai tiếng đồng hồ, đi khắp nghĩa trang, chúng tôi vẫn không tìm ra bia mộ nào có cái tên quen. Nhiều ngôi mộ không có bia. Đưa vị linh mục trở lại Tòa Giám Mục, cám ơn và chia tay ngài. Đã hơn 12 giờ trưa, chúng tôi tìm một nơi nào đó để ăn cơm. Nhớ tới quán ăn Bạch Đằng và Thiên Nam Phúc ngày xưa, nơi có mấy cô chủ quán dễ thương, mà đám lính tráng chúng tôi thường ghé lại đây ăn uống sau những tháng ngày dài hành quân trong núi, một anh bạn hỏi thăm đường đến đó. Nhưng quán bây giờ đã đóng cửa và những người xưa cũng đã trôi dạt về những nơi nào đó. Bọn tôi rủ nhau ra bờ sông Dakbla, dọc theo con đường về làng Tân Hương, nơi lúc xưa có mấy cái quán nhỏ để những ngày tương đối bình yên, bọn tôi ra ngồi uống cà phê, ngắm dòng sông chảy ngược, tạo huyền thoại một thời này, mà nhớ tới vợ con hay người tình đang ở đâu đó, để rồi sau lúc chia tay chẳng biết ngày mai ai còn ai mất. Dọc theo bờ sông bây giờ là những hotel, nhà hàng, nhà trọ và biệt thự của các ông quan lớn. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được một cái quán ăn bình dân, nhưng khá sạch sẽ, nằm dưới tàng của một cây trứng cá.

- Buổi trưa nên vắng khách. Bà chủ vui vẻ vừa đón chúng tôi vừa giải thích.

Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ gần bờ sông. Xa xa phía bên kia là làng Phương Hòa thật dễ thương ẩn mình dưới những vườn cây. Nhìn mấy bờ đê bên bìa làng, tôi nhớ tới cái chết của người phi công anh hùng Phạm văn Thặng. Tôi đã chứng kiến phi vụ thật can trường này. Anh là trưởng phi tuần gồm hai chiến đấu cơ AD-6 , đánh bom vào một mục tiêu có nhiều ổ súng phòng không của địch. Anh lao phi cơ xuống thật thấp bắn chính xác, tiêu hủy mục tiêu, tạo một đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ, rồi bay lên từ trong đám lửa ấy. Đang trên đường bay về, anh phát hiện có nhiều đạn phòng không bắn lên từ một khu vực khác. Anh quay trở lại, lao phi cơ xuống trút hết những quả bom còn lại, rồi bay vút lên không trung. Đúng lúc ấy, máy bay anh bị trúng đạn. Cánh bên phải phát hỏa. Anh phi tuần phó bay kèm theo, bảo vệ và hối thúc anh nhảy dù ra. Bộ binh chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp cứu. Nhưng anh từ chối, bảo là nếu anh nhảy dù ra, phi cơ sẽ rớt xuống khu dân cư trong thành phố. Anh cố gắng bay qua bên kia bờ sông, đáp khẩn cấp (crash) xuống khu ruộng trống phía dưới. Anh điều khiển thật tài tình, nhưng vì phi cơ đã hư hỏng, không còn theo ý muốn, đâm vào một bờ đê và phát nổ. Anh Phạm văn Thặng đã anh dũng hy sinh. Điều cảm động hơn, khi người đại diện của Sư Đoàn đến nhà anh để chia buồn cùng gia đình và đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, đã kể lại cảnh nghèo nàn của gia đình anh, một trung tá phi công của QLVNCH.

- Mấy ông anh từ xa tới. Chắc tính làm ăn gì chứ cái thành phố này thì có cái gì mà tham quan. Phải không?

Câu hỏi của chị chủ quán làm tôi giật mình. Mấy anh em khác im lặng, nhìn tôi như thầm nhắc cho tôi cái nhiệm vụ trả lời.

- Không, bọn tôi tìm thăm người quen, nhưng không gặp.
- Ở khu vực nào, có nhớ địa chỉ không ? Tôi sẽ tìm giúp các anh. Tôi là dân ở đây mà.

Tôi mỉm cười :
- Cám ơn chị. Ở trong nghĩa trang thành phố, nhưng đã bị dọn đi nơi khác rồi, biết đâu mà tìm.

Chị chủ quán khựng lại chưa kịp để thức ăn xuống bàn, nhìn tôi ngạc nhiên :
- Sao lại phải ở trong nghĩa trang ?
- Vì họ đã chết rồi. Chết từ năm 1972 lận. Tôi buồn bã trả lời .
- Vậy chắc các anh đây là lính Cộng hòa mình ? thuộc đơn vị nào ?

Nghe mấy chữ "lính Cộng hòa mình" tự dưng tôi cảm thấy gần gũi với người đàn bà xa lạ này. Tôi thân thiện :
- Anh em bọn tôi thuộc sư đoàn 23, trung đoàn 44 chị ạ.
- À, vậy có anh nào ở đại đội trinh sát ?
- Không, bọn tôi ở trung đoàn và tiểu đoàn . Một người trong chúng tôi trả lời.

Sau một khắc yên lặng, chị lên tiếng:
- Em có mấy người bạn ở trinh sát. Lúc trước cũng nằm trong nghĩa trang thành phố, nhưng khi có lệnh giải tỏa, em đã chuyển các anh ấy lên cây số 9 rồi. Chị chủ quán tỏ ra thân thiện và thay đổi cách xưng hô.
Chúng tôi vừa bất ngờ vùa xúc động. Sau khi dọn bàn xong, mang nước trà ra mời chúng tôi, chị kéo ghế ngồi xuống rồi tâm sự.

Thì ra chị là bạn gái của anh Bình, trung sĩ Bình, ở đại đội trinh sát của đại úy Minh, sau này là đại úy Mạnh. Anh tử trận hồi mùa hè 1972. Ngày đó chị còn đang đi học, nhưng chiến tranh ác liệt quá, trường phải tạm đóng cửa. Chị ở nhà phụ bán cà phê cùng với người chị ruột. Bà chị này quen khá thân với Mạnh. Khi ấy Mạnh còn là trung úy đại đội phó. Anh Bình thường theo Mạnh tới đây, rồi dần dà quen nhau. Từ khi Bình chết, chị thường đến thắp hương và chăm sóc mộ phần Bình và những đồng đội của anh nằm trong nghĩa trang thành phố.
Năm 1978, nhà cầm quyền Cộng sản ra lệnh giải tỏa nghĩa trang, chị chạy khắp nơi kêu gọi bà con cùng góp tiền góp sức với chị, nhưng cũng chỉ kịp cải táng hơn 20 ngôi mộ của những anh em trinh sát về địa điểm mới. Hầu hết mồ mả của những anh em chiến sĩ còn lại, đã bị san bằng. Chúng tôi cảm động. Không ngờ trong thời buổi nhá nhem tình nghĩa, có lắm kẻ sớm vong ơn, phản suy phù thịnh, vẫn còn có nhiều người Kontum nặng tình với lính.

Theo yêu cầu của bọn tôi, chị cùng chúng tôi đi thăm mộ anh Bình và các anh em trinh sát. Hơn hai mươi ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, nằm bên nhau ở khu phía đông nghĩa trang. Điều đặc biệt trên các tấm bia, trước mỗi cái tên đều có kẻ hai chữ TS. Chúng tôi thắp hương cho từng ngôi mộ xong, quay lại thì thấy chị đang ngồi sụt sùi trước mộ anh Bình. Khi thấy bọn tôi, chị lau nước mắt đứng dậy và nói một mình:

- Thật tội nghiệp, anh ấy hy sinh khi tìm cách chui qua hàng rào để bắn hạ chiếc xe tăng của VC vừa đột nhập vào chiếm bệnh viện

Tôi nhớ lại trận chiến ác liệt này. Khi VC mở đợt tấn công thứ nhì vào thành phố Kontum nhằm rửa hận lần thảm bại ở tuyến tây bắc: Hơn một trung đoàn bộ và nguyên một tiểu đoàn xe tăng của sư đoàn 320 bị chúng tôi xóa sổ. Lần này chúng dùng mấy chiếc M113 đã cướp được của Sư Đoàn 22 BB từ khi Tân Cảnh thất thủ, dẫn đầu môt đơn vị gồm những chiến xa T 54 + T59 có bộ binh yểm trợ, nhằm lừa phi cơ quan sát của ta, xâm nhập vào bệnh viện dã chiến, nằm cạnh thành DakPha, cách vòng đai phi trường chừng 800 mét, với thủ đoạn lợi dụng vào những thường dân và binh lính bị thương nằm trong bệnh viện, để uy hiếp lực lượng của ta.

Tiểu Đoàn 4/44 do Thiếu Tá Võ Anh Tài chỉ huy đã đánh một trận chiến vô cùng gay go ác liệt với một lực lượng địch đông gấp ba lần, dùng chiến xa T 54 làm nổ lực chính. Xe tăng địch nép theo những vách nhà bệnh viện. Muốn diệt chúng phải tiếp cận để có thể dùng những khẩu M 72 hiệu quả, anh Tài cùng toán quân báo đã dẫn đầu đơn vị, tìm cách chui qua hàng rào bệnh viện, và anh đã hy sinh bởi bị chính mìn của ta phát nổ. Người anh cả của Tiểu Đoàn, một sĩ quan xuất thân từ khóa 16 VBĐL lừng danh, đã nằm xuống dọn đường cho đơn vị mình cứu nguy bệnh viện, nơi có đồng bào và cả đồng đội của anh bị địch quân dùng làm bàn đạp trong ý đồ bất nhân của chúng. Đại Đội Trinh Sát đang bảo vệ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn được điều động tiếp ứng, đột nhập đánh vào sườn địch.

Trinh Sát 44, một đại đội với bao chiến công hiển hách từ thời đại úy Trần Công Lâm, Phan công Minh và sau này là Đoàn quang Mạnh, đã đánh một trận thật tuyệt vời, bắn cháy nhiều chiến xa địch, đuổi đám tàn quân Cộng sản chạy thoát thân ra khỏi bệnh viện và giữ vững một lần nữa vòng đai thành phố. Đại đội Trinh sát này dưới sự chỉ huy tài ba và gan dạ của trung úy Phan Công Minh, đã từng đánh một trận thần tốc, chỉ bằng lựu đạn và cận chiến, giải cứu cho một Tiểu Đoàn BĐQ /BP bị vây trên đỉnh núi ChuPao. Minh bị thương nhưng vẫn tiếp tục điều quân, vừa phá vòng vây cứu nguy cho đơn vị bạn, vừa diệt những cái chốt cuối cùng, khai thông QL 14, để lực lượng chiến xa của Lữ Đoàn II KB lên tăng cường cho mặt trận và hộ tống đoàn xe tiếp tế, lần đầu đến Kontum kể từ khi cuộc chiến khởi đầu. Tướng Trần văn Hai, nguyên Chỉ huy trưởng BĐQ, lúc ấy là TLP/ QĐII đã cùng đại tá TMT/QĐ Lê Khắc Lý, đến QYV Pleiku ôm lấy người đại đội trưởng trẻ tuổi tài ba gan dạ Phan Công Minh ngay khi vừa mới được tản thương về, và gắn lon đại úy cùng anh dũng bội tinh với nhành dương liểu cho Minh tại đây. Lúc ấy Minh vừa tròn 25 tuổi.

- Đại úy Mạnh bây giờ ở đâu, các anh có gặp anh ấy không ?

Câu hỏi của chị đã cắt mất dòng hồi tưởng của tôi. Tôi lên tiếng trả lời chị :
- Anh Mạnh đã chết trong tù cải tạo từ năm 1978 chị ạ.

Im lặng một lúc, tôi lại nghe tiếng chị khóc .
- Chị Hà em, bạn gái của anh Mạnh lúc xưa cũng bị chết năm 75 khi VC vào chiếm Kontum. Mộ chị nằm ở ngay phía trước đây.

Vừa nói, chị vừa dẫn chúng tôi đến đó. Nhìn bức ảnh trên mộ bia tôi mang máng nhớ lại người con gái tên Hà ở một quán cà phê nhỏ nằm trong vườn cây sau nhà, hơn ba mươi năm về truớc.

Nghĩa địa mới này nằm không xa làng Trung Nghĩa. Tôi rủ chị cùng với chúng tôi ghé lại lại thăm làng và khu nhà thờ. Nơi mà ngày xưa ông cha chánh xứ đã cùng chúng tôi chiến đấu bảo vệ những giáo dân ngoan đạo . Nghe nói ngài đã bị tra tấn đến chết trong trại tù cải tạo.

Ra khỏi nghĩa trang, nhìn về phía bắc, rừng núi ngày xưa, dù không tránh được dấu vết của đạn bom, nhưng vẫn còn xanh tốt, giờ sao lại xơ xác điêu tàn. Tôi hỏi chị bạn gái anh Bình, nghe tiếng chị thở dài :

- Tham nhũng bây giờ còn tàn phá nhiều hơn cả chiến tranh ngày trước .

Tôi nhớ lại những vụ án ở đây, có liên quan đến nhiều ông lớn. Mới đây bà Thao Y Bình, Bí Thư Tỉnh Đoàn Kontum đã ăn cướp đến gần 140 tỷ đồng của dân nghèo, và ông Trần văn Thiên, chủ tịch huyện Dak Glei đã thông đồng bán bao nhiêu gỗ quí.

Trên đường vào làng Trung Nghĩa, tôi hồi tưởng tới trận chiến trên tuyến Tây Bắc Kontum. Nơi đơn vị tôi đã thắng một trận thật lẫy lừng, làm tiêu hao cả sư đoàn 320 mà địch quân thường hãnh diện là Sư Đoàn Thép, mở đầu cho bao nhiêu chiến thắng sau đó để Kontum, Tây Nguyên không lọt vào tay giặc.

Đúng vào sáng 30 tết năm 1972, khi chuẩn bị buổi tiệc tất niên cho các đơn vị tại hậu cứ Sông Mao sau một năm đối mặt với chiến trường, Trung Đoàn 44 chúng tôi nhận khẩu lệnh của Tướng Ngô Dzu, Tư Lệnh QĐ II, di chuyển khẩn cấp lên An Khê để thay thế vị trí Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ vừa rút quân về nước. Vừa đến An Khê vào chiều mồng một tết, chúng tôi đã cùng với Thiết Đoàn 3 KB tham chiến, giải tỏa áp lực địch đang bao vây một số căn cứ phòng thủ của các đơn vị thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn dọc theo đèo An Khê nằm trên QL 19. Tình hình tương đối yên tĩnh, các căn cứ Đại Hàn được giải tỏa, QL 19 đã khai thông, chúng tôi vừa đảm trách giữ an ninh cho QL19 từ Pleiku đến Bình Khê, vừa thiết lâp lại các căn cứ pháo binh, phòng thủ. An Khê là một địa danh làm người ta nhớ tới hai đoạn đèo Mang Yang và An Khê cùng những khúc quanh "tử thần", mà ngày xưa cả một tiểu đoàn thiện chiến của đội quân viễn chinh Pháp bị lọt vào ổ phục kích, để gần như phải xóa sổ.

Ngày 24/4/72, Tân Cảnh thất thủ khi BTL Tiền Phương của SĐ22 bị tràn ngập. Đại tá Lê Đức Đạt, vị tư lệnh không được sự ủng hộ của tay phù thủy John Paul Vann, cố vấn Mỹ QĐII&QK2, đã từ chối lời mời lên máy bay của người cố vấn SĐ khi phòng tuyến bị chọc thủng bởi nhiều chiến xa T 54 của địch. Ông ở lại chiến đấu và vùi thây nơi chiến địa. Căn cứ Tân Cảnh thất thủ, quận Dakto mất, một BTL/Sư Đoàn bị rơi vào tay giặc mà không hề có bất cứ sự yểm trợ nào của lực lượng đồng minh, cùng cái chết của vị tư lệnh liêm sỉ, khí phách hào hùng thời ấy đã là một trang chiến sử nói lên cái bi phẫn của QLVNCH, báo trước sự bỏ rơi của người bạn đồng minh Mỹ, đã từng cam kết bảo vệ miền Nam, tiền đồn của Thế Giới Tự Do.

Căn cứ địa đầu thất thủ, kéo theo sự xáo trộn của một Sư Đoàn bao nhiêu năm trấn thủ tam biên, tạo thuận lợi để địch quân tràn xuống uy hiếp Kontum.

Trung Đoàn 44 nhận lệnh di chuyển khẩn cấp lên phi trường Pleiku để được không vận lên Kontum. Lúc này thành phố Kontum đang bất ổn, VC đã có mặt một số nơi trong thành phố và pháo kích thường xuyên vào phi trường, một vài phi cơ bị trúng đạn phải nằm ụ tại chỗ. Chúng tôi được lần lượt không vận vào ban đêm bằng C 130. Khi sắp vào không phận, máy bay tắt hết đèn. Phi cơ không đáp mà chỉ bay rà qua phi đạo để chúng tôi nhảy xuống từ cửa phía sau.

Tiểu Đoàn 1 và 2/44 đựơc chở thẳng tới phòng tuyến tây bắc, thay thế cho một liên đoàn BĐQ vừa bị tiêu hao quân số. Hai vị tiểu đoàn trưởng lại là hai người bạn cùng tốt ngiệp khóa 19 VBĐL thao lược, can trường: Đại úy Đặng Trung Đức và Nguyễn Xuân Phán. Ngay sau khi nhận khu vực trách nhiệm, từ vị tiểu đoàn trưởng đến binh sĩ cùng nhau lập phòng tuyến chiến đấu, đặc biệt là đào những hầm hố chống chiến xa phía trước.

Vào khoảng 5 giờ sáng, ánh trăng hạ tuần còn mờ ảo dưới màn sương, các toán tiền đồn phát hiện có nhiều chiến xa địch đang tiến về hướng nam. Các đơn vị được lệnh xuống giao thông hào, và dỡ bỏ tất cả các lều poncho để tránh sự phát hiện của địch. Trên hệ thống vô tuyến, tất cả báo cáo đã sẵn sàng. Địch quân tập trung đánh vào phòng tuyến TĐ 2 của Đại úy Nguyễn Xuân Phán. Chúng không ngờ có một đơn vị thiện chiến mới toanh vừa mới có mặt trên chiến trường này, nên sau một loạt tiền pháo, chúng xua những chiếc T54 dàn hàng ngang, lực lượng bộ binh ồ ạt theo sau. Mặc dù đây là lần đầu tiên trực chiến với xe tăng địch nhưng không hề nao núng, mặc cho những xích sắt tha hồ rú gào đe dọa, Đại úy Phán bình tĩnh vừa gọi pháo binh tác xạ ngăn chặn, phân tán và tiêu diệt bộ binh địch, vừa ra lệnh cho đơn vị chỉ khai hỏa khi những chiếc T 54 tới gần trước mặt, trong tầm bắn chính xác hữu hiệu của những khẩu M 72, loại vũ khí chống tăng duy nhất mà đơn vị được cấp, và một số B40, B41 của địch thu dược từ chiến trường An Khê. Đó là một quyết định táo bạo và sáng suốt. Chiếc T54 đầu tiên bị bắn hạ do chính anh Tiểu Đoàn Phó, đại úy Nguyễn văn Hướng. Ngay sau đó, hàng loạt xe tăng địch bị bắn cháy. Cả một tiểu đoàn ồ ạt hô xung phong. Cộng quân bị đánh bất ngờ, khiếp sợ, quay đầu chạy. Một chiếc T54 ủi thẳng vào hầm BCH/TĐ, bị ta bắt sống cả xe lẫn địch, trong đó có tên đại đội trưởng. Tiểu Đoàn 1/44 của Đại úy Đức trở thành lực lượng ngăn chặn hữu hiệu, đánh bất ngờ bên hông địch, đám tàn quân chỉ còn kịp buông súng đầu hàng. Chiến thắng ấy tất nhiên là công trạng của tất cả mọi người, nhưng sẽ là thiếu sót lớn lao, nếu không nhắc tới thiếu tá Ngô văn Xuân, vị trung đoàn phó tốt nghiệp khóa 17 VBĐL hiền lành mà tài năng đảm lược. Lúc nào tiếng nói thật bình tĩnh, trấn an, dặn dò, đốc thúc của Bá Hòa (danh hiệu của anh) cũng vang trên hệ thống vô tuyến làm nức lòng chiến sĩ. Ngay sáng hôm ấy, khi khói lửa chưa an, Thiếu Tướng Nguyễn văn Toàn vừa nhận chức vụ Tư lệnh QĐII thay thế Tướng Ngô Dzu, bay lên thị sát mặt trận. Ông vẫn đội bê rê đen, đứng trên xe M113 và đi bộ ngay trên phòng tuyến, bắt tay từng anh em binh sĩ, vui mừng với chiến tích đầu tiên của ông và gắn lon thăng cấp cho vị trung đoàn trưởng. Người ta đã nói nhiều về cá nhân ông, nhưng ít ai biết được ông là một dũng tướng ngoài chiến trường.

Chiến công hiển hách này đã mở đầu cho hằng loạt chiến thắng khác của tất cả những đơn vị tham chiến để bảo vệ Kontum và giữ vững vùng địa đầu Tây Nguyên trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu lên thăm Kontum, mừng chiến thắng. Khi trực thăng ông đáp xuống căn cứ B 12, bản doanh của BTL/SĐ23BB, đạn pháo của VC thi nhau rót xuống, nhưng vị Tổng Tư lệnh đã xua tay từ chối nhận chiếc áo giáp từ vị đại tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Ít nhất ông cũng đã chứng tỏ được cái uy dũng của một người xuất thân từ lính. Nhân dịp này Tổng Thống đã gắn lon Tướng cho đại tá Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư Đoàn. Các anh Tiểu Đoàn Trưởng đều được vinh thăng một cấp. Riêng vị trung đoàn phó thầm lặng Ngô văn Xuân được thăng cấp bằng một quyết định riêng sau đó. Anh được điều về làm Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn và sau này là một trong những vị trung đoàn trưởng thao lược của QLVNCH.

Trung Nghĩa bây giờ chẳng còn môt chút gì dấu tích chiến tranh, nhưng nhìn ở đâu tôi cũng thấy bóng dáng anh em đồng đội cũ, những người bạn trẻ tuổi can trường của chúng tôi ngày trước.

Đặng Trung Đức đã hy sinh vào mùa hè 1973 khi vừa được trực thăng vận xuống phía bắc căn cứ Non Nước. Tên anh được đặt cho bản doanh BTL/SĐ. Vợ con anh đã sang Pháp, nhưng chị Đức đã mất từ năm 1982, hai đứa con nhỏ phải nhờ ông bà ngoại nuôi nấng. Bà mẹ già góa bụa, mà Đức là con một, cũng đau buồn mà đi theo Đức chưa đầy một năm sau ngày Đúc hy sinh.

Trần Công Lâm, người bạn cùng khóa thân thiết nhất của tôi - người sĩ quan chưa hề biết mùi chiến bại, đi hành quân mà chưa gặp địch là không chịu quay về -, trước khi nắm Tiểu Đoàn 3/44, đã từng là một đại đội trưởng Trinh Sát lừng danh với bao chiến công hiển hách, vang dội khắp Quân Đoàn, cũng đã nằm xuống cuối năm 1973 trên đỉnh Ngok Wang đèo heo gió hú.

Nguyễn xuân Phán sau những năm tháng tù đày, hiện lưu lạc ở một thị trấn nhỏ thuộc tiểu bang Washington bên Mỹ và vẫn hăng say trong các tổ chức xã hội, cộng đồng. Thỉnh thoảng anh xuống San Jose gặp gỡ bù khú với anh em, vẫn cạn ly một trăm phần trăm, dễ thương, vui vẻ như ngày nào. Anh bảo chỉ có những lúc vui với anh em và say mèm mới có thể quên được nỗi đau.

Phan Công Minh thì đang sống âm thầm ở một thành phố biển ngoại ô New York. Hơn 10 năm đi cày 2, 3 "job", để đủ lo cho các con ăn học, thời gian còn lại chỉ đủ để uống rượu tiêu sầu. Bây giờ tương đối rảnh rang, truyền nghề đánh giặc lại cho thằng con trai lớn vừa tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đang hành quân trên chiến trường Irak.

Riêng anh Ngô văn Xuân, mòn mỏi, bệnh hoạn sau hơn 13 năm tù. Nhưng dường như những vết thương chiến trường, tù ngục còn trên thân xác không làm cho anh đau đớn bằng vết thương trong lòng. Nỗi đau của một người đã hiến đời cho binh nghiệp mà giữa đường phải đành vất cung bẻ kiếm. Bây giờ anh sống lặng lẽ ở một nơi gần thành phố San Jose, làm thơ Hoa Tâm, nghiên cứu về Thiền và Phật học.

Còn lại, những đồng đội khác, hoặc đang sống lê lết khốn cùng ở đâu đó bên quê nhà với thương tích trên người, hoặc lưu lạc muôn phương, một số đã hy sinh, xác thân nằm ở một nơi nào đó, giữa núi rừng Kontum này, hay hoang lạnh trong các nghĩa trang, đã dời đi hoặc bị san bằng, nhưng có lẽ hồn thiêng vẫn còn phảng phất đâu đây. Tôi đốt hết bó nhang còn lại chia cho anh em. Chị bạn gái của anh Bình cũng xin được chia phần. Chúng tôi đứng nghiêm khấn vái bốn phương trời. Cầu nguyện hồn thiêng của những đồng đội cũ được sớm siêu thoát trên chốn vĩnh hằng, và xin tất cả tha lỗi cho chúng tôi, những người còn sống nhưng đã không trả được – dù chỉ một phần nhỏ nào - món nợ máu xương cho họ.

Suốt đêm hôm ấy không ngủ được, chúng tôi nằm kể lại bao nhiêu chuyện vui buồn trên chiến trường xưa, nhắc lại từng tên, từng khuôn mặt bạn bè. Chúng tôi cũng tranh luận thật nhiều về cuộc chiến đã qua và những cái chết của đồng đội mà thấy lòng nặng trĩu những đau buồn với bao điều tức tưởi.

Sáng hôm sau, chị chủ quán, bạn gái anh Bình, mời chúng tôi ăn sáng rồi tiễn chúng tôi ra đầu cầu Dakbla. Chị đứng yên lặng không nói một lời gì. Nhìn những giọt nước mắt chảy dài trên má chị, trong lòng chúng tôi có lẽ ai nấy cũng đang giữ riêng một nỗi ngậm ngùi. Nhìn dòng sông Dakbla chảy ngược qua cầu, tôi có cảm giác như lòng mình cũng đang chảy ngược về những nơi nào đó, những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
LTS. CSVN tung ra nhiều đòn đọc hiểm nghèo, nhằm chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại , nhất là cài người trong các tôn giáo, thiếu tổ chức chặt chẽ. Bài viết nầy có nhiều dữ kiện chính xác nên đăng lên đây để dư luận hiểu rõ vấn đề .

TÀI LIỆU : Mục sư ( Mục súc) Huỳnh Quốc Bình (HQB). ??
Quỷ Kiến Sầu

Huỳnh Quốc Bình còn có tên Huỳnh Văn Giai gốc Quãng Nam, nhờ chính sách Dinh Điền của Đệ I Cộng Hòa nên được di dân vào ở CaMau. Hồi nhỏ từng học tiểu học Quản Long, sau theo học trườùng trung học Bán công Nguyễn Hiền Năng thuộc tỉnh Cà Mau (An Xuyên). Học tới lớp Đệ Ngũ thì y xin vào Địa Phương Quân của Biệt khu Hải Yến cho tới tháng 4-1975.

Lúc mới tới Mỹ, y định cư tại thành phố San José, quen biết được một viên sĩ quan cấp Trung Úy thuộc Quân Cảnh QLVNCH tên là Trần Minh Hoàn, một đoàn viên của Mặt Trận HCM . Qua T/U Hoàn, Huỳnh Quốc Bình được giới thiệu vào Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Sinh hoạt với Trần Minh Hoàn một thời gian ngắn, thì HQB lại giờ trò láu cá qua mặt Hoàn nhiều việc, khiến Hoàn cáu giận; chẳng may Trần Minh Hoàn ngã đùng ra chết, HQB lại nhờ tài điếu đóm đã bắt mối được với Phan Công Chánh, người gốc quận Đơn Dương tỉnh Tuyên Đức, (gốc Quảng Nam) một sinh viên du học và là đảng viên CSVN trước năm 1975.

Sau khi ra trường, Phan Công Chánh được ở lại dạy học tại P.S.U. tức Porland State University. Lúc ở đây, Phan Công Chánh đem cờ đỏ sao vàng của CSVN treo lên trường đại học PSU nên bị đồng bào VN ở Porland biểu tình phản đối, vì thế Phan Công bị đuổi không còn được dạy buộc phải dời cư về Bắc California.

Huỳnh Quốc Bình nhờ Phan Công Chánh viết thư giới thiệu với anh ruột là Mục sư Phan Công Văn, thuộc Giáo hội Tin Lành ở Oregon nên từ đó HQB mới dời về sinh sống tại Salem thủ phủ của bang Oregon và gia nhập Hội thánh Tin lành của Mục sư (MS) Phan Công Văn. Do HQB vì lẻo mép và quá mất nết bị lật tẩy nên MS Văn phải đuổi ra khỏi giáo hội; hắn bèn chạy theo MS Trịnh Văn Hạnh, lại do hành vi đốn mạt và lừa bịp hắn cũng bị khai trừ.

Cuối cùng y chạy qua nhà thờ Tin lành của Mỹ tên là Nazarette ở đường Sandy, Portland bang Oregon; ở đây Giáo hội cho HQB mượn trụ sở để sinh hoạt trong các ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật; thay vì lo việc thờ việc Chúa thì trái lại Bình không những chỉ lo tụ tập đám MT/Việt Tân tuyên truyền có lợi cho VC mà còn viết bậy sửa đổi Thánh Kinh, đăng trên tờ Phương Đông Times, một tờ báo của MT nên bị các giáo dân công giáo trong khu vực thưa MS Quản nhiệm nên bị đuổi.

Đảng Việt Tân biết mục súc Huỳnh Quốc Bình là một tay đại bịp rất thích hợp với MT Phở Bò nên vớ lấy y, cho nhập đảng rồi phong cho làm Mục sư bịp để giảng Thánh kinh trên đài Tiếng Nước Tôi. Giảng dạy Thánh kinh theo lối Tự biên Tự Diễn của CSVN nên bị nhiều giáo dân chũi là cương ẩu và nói bậy vì thế đi đến đâu cũng bị đuổi nhưng vẫn trơ tráo tự nhận mình là Mục Sư.

Tin tức chính xác từ Oregon cho biết Huynh Quốc Bình chưa bao giờ tốt nghiệp một trường Thần Học nào, cũng như chưa từng được thụ phong chức Mục Sư, nhưng đi đâu y cũng tự xưng mình là Mục sư, tỉ như trên tờ báo Phương Đông Times số 672 ngày 24-6-05, một tờ báo của Phở Bò VT tại vùng tây-bắc, trong một bản tường thuật về một cuộc biểu tình chống Phan Văn Khải, Huỳnh Quốc Bình cũng mạo nhận là Mục sư .
Tuy chỉ mới học tới lớp Đệ Ngũ, nhưng được mô tả là một tay lanh lợi hoạt đầu và lẻo mép, lại thích nổ nên bọn Việt Tân đã bơm cho nó làm chức Chánh Chủ khảo để chấm giải cho một cuộc thi viết văn do MT/Phở bò tổ chức trong dịp 30-4-05 vừa qua.

Chỉ cách đây hai tuần, trong một buổi tổ chức hội luận trên đài Tiếng Nước tôi, HQB bị một Đại Úy Quân Cảnh tên Lương Văn Nhựt chất vấn như sau:

1-/ Phần lớn các Mục sư ở đây, không mấy ai lớn tiếng chống cộng mà riêng ông thì có vẻ ra mặt chống VC. Xin hỏi, ông học trường Tin Lành nào? Thụ phong ở đâu và vị chức sắc nào truyền chức cho ông? HQB ú ớ rồi phớt lờ không trả lời câu hỏi của ông LVN.

2-/Tại sao chỉ có Ông và Trần Diệu Chân mới có thẻ báo để chất vấn PVK mà người khác không có? Ai là chủ tịch hội báo chí VN; và ai là người cấp thẻ ký giả cho ông? Ông lên án tên Phan Văn Khải là đồ nói láo, nhưng chính ông cũng là cá mè một lứa, vì ông không phải MS mà tự xung MS, thiếu học mà xưng là kỹ sư, ký giả là nói láo, vì vậy báo Góp Gió mới gọi ông là đồ Mục Súc vậy có đúng không?.

Một điều quan trọng, trước đây khi còn sinh hoạt cộng đồng ở Porland, Huỳnh Quốc Bình đã dẫn Tổng Lãnh Sự Việt Cộng Nguyễn Xuân Phong tới giới thiệu chính quyền tiểu bang ở Salem để xin cho VC được gửi một chiếc xe hoa có cắm cờ đỏ sao vàng để tham dự, nhưng chính quyền tiểu bang vì tế nhị đã từ chối lời yêu cầu của Lãnh sự quán VC ở San Francisco, do đó tên Nguyễn Xuân Phong đã bị thất bại.

Một năm sau khi HQB bị bay chức không làm chủ tịch cộng đồng nữa thì ông Ái lên thay thế ; ông Ái bèn đem chuyện HQB dẫn NXP tới Salem để vận động cho Lãnh Sự Quán CSVN được trình diễn một xe hoa có cắm cờ đỏ sao vàng. Sự tố cáo của ông Ái trước mặt gần 200 đồng bào Việt Nam, trong đó có cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần và Mục Sư Dương Sáu. Ông Võ Văn Sáu, chủ nhiệm bóp Góp gió WA thách thức ông HQB đối chất về vấn đề nầy, nhưng hắn ta đã lờ đi.

Lúc ông Ái, chủ tịch cộng đồng chất vấn Huỳnh Quốc Bình vấn đề nầy, Bình không trả lời Có hay Không , mà chỉ trả lời, đây là một kiểu chống cộng theo cách thức mới.

Hành động này cũng như của Nguyễn Đình Xài là sui gia với Hoàng Cơ Định nói là : Đừng chống CSVN nữa, mà phải giúp CSVN mạnh để chống Trung Quốc .

Nghe thật quá hay, những chứng tỏ dốt bỏ mẹ, Trung Cộng & Việt Cộng cùng một lò mà.

VT, một đảng bịp, một tổ chức mafia, lẽ dĩ nhiên phải dùng những tên đại bịp như Huỳnh Quốc Bình, Nguyễn Đình Xài thì cũng phải thôi.

Thử hỏi, một tên vô loại như tên Huynh Quốc Bình thì biết gì mà bàn đến chuyện Đâm sau lưng chiến sĩ . Phải chăng bọn Việt Tân / Phở Bò vì muốn cứu bồ , giúp bọn tay sai VC thoát khỏi cơn lốc của Cộng Đồng Người Việt đang phá nát kế hoạch Liên Kết Trong Ngoài bịp của CSVN nên mới xui Huỳnh Quốc Bình, một tay đại bịp ra đánh trống khua chuông để giải toả cho cái được gọi là Bàn Tròn Ba Bên của tay cò mồi Hoàng Minh Chính.

Huỳnh Quốc Bình mà lạm bàn đến những chuyện yêu dân, yêu nước và chống CSVN và xiên xỏ chụp mũ cho những ai phê bình những thằng Việt Gian phản động cò mồi là Đâm Sau Lưng Chiến Sĩ thì không khác gì cũng như mụ tú bà bô bô cái mồm để lo chuyện bảo vệ trinh tiết cho mấy cô điếm trong lầu xanh -

www.tinparis.net
33 năm của những người lính.

33 năm đã trôi qua, đếm từ cái mốc thời gian 30 tháng 4 năm 75 đến 30 tháng 4 năm nay 2008. 33 lần Tháng Tư, lại Tháng Tư, lại 30 Tháng Tư!.

33 lần xoáy mũi dao nhọn vào vết thương vẫn còn ứa máu của những người lính miền Nam trước năm 1975 may mắn sống còn sau cuộc chiến.

33 năm tiếc, nhớ, thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đời chồng chất.

33 năm những người lính còn ở lại quê nhà oằn oại chịu đựng ngon roi thù của kẻ chiến thắng.

33 năm những người thương binh vẫn từng ngày ngậm ngùi nhìn thân thể với những vết sẹo, những thương tật chiến trận để lại.

33 năm còng lưng gánh nặng những đau buồn, tủi nhục, khắc khoải của người lính thua trận mà không phải vì mình bất tài, hèn yếu.

33 năm đã trôi qua, những người lính vẫn mắc nợ những người lính, nợ nghiệp lính, nợ quê hương tổ quốc nhưng cuối nẻo đường trần không bao giờ trả được!

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma!!

33 năm đã trôi qua nhưng vết hằn cuộc chiến vẫn còn đó!

33 năm trăn trở, tiếc nuối một quãng đời dang dở, nửa đường đứt gánh ... đời lính!
*
Cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng 4.

33 năm đã trôi qua, người Việt lưu vong nhìn lại quê hương Việt Nam, không ai không khỏi ngậm ngùi chua sót. Chiến tranh là tàn phá, là tai ương, là tử vong điều không thể tránh được và người dân cả hai miền Nam Bắc đều trông đợi hòa bình, nhưng cái mốc hòa bình 30 tháng tư năm 1975 đầy nghịch lý, người dân miền Nam đã trốn chạy hòa bình!

Những người ty nạn đầu tiên sợ hãi, hốt hoảng ra đi, những cặp vợ chồng lếch thếch, tay bồng, tay bế, tay dắt con cái, tay xách, tay mang những tài sản cá nhân gom góp vội vàng, gỏn gọn chỉ là cái bao, cái túi, họ chạy đi mà không biết mình sẽ đi đâu, đến đâu. Chồng mất vợ, vợ lạc chồng, con cái thất tán, giữa sự sống và chết họ chen lấn xô đẩy, dành giật lấy một chỗ đứng, chỗ ngồi trên máy bay, trên những con tầu rời bỏ quê hương.

Chấm dứt chiến tranh, hòa bình, nhưng hàng triệu người đã trốn chạy ra biển, họ vượt biển bằng những chiếc thuyền mong manh phó mặc cho số mệnh, họ cầm bằng cái chết để trốn chạy cộng sản, đó là cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng tư, 33 năm về trước.

33 năm nghiền ngẫm cái nghịch lý của ngày chấm dứt cuộc chiến 30 tháng tư. Cái nghịch lý của luật trời: Người hiền lương thua kẻ gian ác? Cái nghịch lý của định mệnh: Những người tù lương thiện ở trong các nhà tù mà người cai tù là những tội phạm.
*
33 năm CS tàn phá đất nước.

Sau cuộc chiến, Cộng Sản Việt Nam thay vì xây dựng, đoàn kết, hướng về một chân trời mới đầy hứa hẹn cho dân tộc, họ lại đạp đổ, phá nát, tàn phá, bần cùng đất nước nhiều hơn trong chiến tranh. Họ quỷ quái mưu mô hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, họ cướp bóc tài sản trắng trợn, họ giết phe bại trận một cách tinh xảo che mắt được thế gian, nhân loại, họ giết từ từ, giết chầm chậm, giết người mà không thấy máu, giết thể xác, giết phần hồn, giết cả triệu quân dân cán chính miền Nam, giết bằng đầy ải, tù đày, giết gián tiếp cả những người thân thuộc, gia đình, cha mẹ, vợ con.

33 năm những oan hồn của người tù cải tạo, của thuyền nhân trên biển vẫn còn vất vưởng nơi trại tù, nơi rừng sâu núi thẳm, trên biển khơi mênh mông.

33 năm văn minh xã hội chủ nghĩa thụt lùi, đạo đức suy đồi, đầy dẫy những tệ đoan, tham nhũng, ăn chơi, đĩ điếm đồi trụy trong cuộc sống hiện nay ở trong nước.

33 năm hàng vạn những người con gái Việt phải đi làm vợ làm đầy tớ xứ người, lũ lượt khắp nơi người dân Việt phải đi làm lao công, tôi mọi, làm nô lệ xứ người, những xứ mà trước năm 75, thua kém, chậm tiến lạc hậu hơn miền Nam VN.

33 năm, người dân Việt trong nước lẫn hải ngoại vẫn phải nặng trĩu hoài vọng tự do, dân chủ, phú cường, niềm hoài vọng xa tầm tay với khi vẫn còn tập đoàn thống trị CS, cai trị bằng công an, nhà tù.

33 năm người Việt lưu vong vẫn còn phải trầm tư hướng vọng về quê hương với tủi hận, xót xa, thương phận nước long đong đầy ắp oan khiên.

33 năm kết thúc một cuộc chiến, đất nước không còn chia đôi bằng tên gọi, chính quyền, trên bản đồ, nhưng thực tế, dân Việt vỡ ra thành nhiều mảnh phiêu dạt khắp nơi trên thế giới. Không còn tiếng súng nhưng thù xưa vẫn còn, chiến tranh không còn bằng súng đạn nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, không chỉ ở trong nước mà cả ở khắp nơi hải ngoại có người Việt sinh sống. Chiến tranh vẫn còn giữa người Việt quốc gia và Cộng Sản, giữa người dân trong nước đang đòi tự do dân chủ với tập đoàn cai trị, với đảng cộng sản. Chiến tranh chỉ thật sự chấm dứt khi đảng Cộng Sản bị khai tử và Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có chính quyền dân cử, chính quyền từ dân mà ra.
*
33 năm làm người ty nạn.

Tôi là người ty nạn, đúng nghĩa của một người ty nạn, nếm đúng mùi vị đắng, chát của thân phận ty nạn. Tôi đến xứ sở này, thành phố này không tính toán, không chọn lựa 33 năm về trước, khi gần đến tuổi 30 với độc nhất một bộ quần áo lính màu xanh hải quân đã bạc mầu, không lon lá huy hiệu, nó chỉ khác với quần áo thường vì có hai túi trước và có cầu vai. Chân đi đôi dép Nhật đã mòn quẹt vì lê lết trong các trại ty nạn. Trong túi không có lấy một đôla. Tôi đến đây không được đón tiếp ở phi trường chờ lấy hành lý như những người ty nạn sau này. Không được nghe lời chào hỏi bằng tiếng Việt. Và, cả mấy tháng sau tôi vẫn còn thẫn thờ, câm lặng, bậm môi chịu đựng nhát búa khốc liệt của định mệnh. Tôi mất tất cả những gì đã có trong cuộc đời, nghề nghiệp, cấp bậc, tương lai... và khởi đầu cuộc đời như một đứa bé mới bập bẹ tập nói, tập đi. Tôi đến đây đơn độc, để lại vợ và hai con còn bé nhỏ nơi quê nhà, lúc bấy giờ, nơi ấy, nơi này giống như âm dương cách trở, mờ mịt, bít bùng tin tức và, ngày ấy ai cũng nghĩ là vĩnh viễn không có ngày gặp lại như những người di cư vào Nam năm 1954 bỏ lại người thân ngoài Bắc. Chung quanh tôi lúc ấy, cái gì cũng xa lạ, tôi không thể ngày nào cũng ăn nhạt nhẽo miếng sandwich, trứng, thịt, hot dog, hamburger. Tôi thèm một bát cơm với chén nước mắm chanh ớt, ước muốn một đĩa rau muống luộc, thèm một lát cá kho... mong tìm được một người Việt để chào hỏi, để tâm sự bằng tiếng Việt.

Những ngày đầu ty nạn, tôi cô đơn lầm lũi trong gia đình một người Mỹ khá giả ở một khu rất sang trọng của thành phố, mặc dù hai vợ chồng này tôi đã quen biết từ trước, người sĩ quan cố vấn của tôi khi còn phục vụ tại Việt Nam .

Tôi ngỡ ngàng sao đường phố ở Mỹ im vắng, không có người đi bộ. Tôi đi suốt một ngày trên xe Bus, từ sáng sớm đến tối khuya, chuyển hết xe này đến xe khác, dò theo những tuyến đường trên bản đồ lộ trình, thành phố sao rộng lớn mênh mông, lẫn lộn cả với đồi, núi, rừng cây... tôi ngóng nhìn khắp phía để hy vọng tìm được một người VN...
*
Những kẻ phản bội.

33 năm ở thành phố này, tôi được cái hân hạnh làm người đến trước tiếp đón nhiều người đến sau, được nhìn những nét mặt ty nạn còn xạm đen khắc khổ ngơ ngác của những đợt thuyền nhân đến từ các trại ty nạn Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương. Rồi đến những đợt HO, những đợt đoàn tụ cha con, chồng vợ... Những người ty nạn đến sau đều có thân nhân, bạn bè, đồng hương người Việt ra tận phi trường tiếp đón, hôm trước hôm sau đã vui vẻ, cười nói tiếng Việt ồn ào, có tiệc tiếp đón dù sơ sài, có phở, có bún bò Huế, có bánh xèo, bánh cuốn và mau chóng hội nhập nếp sống rất Việt Nam giữa lòng xứ sở Hoa Kỳ..

Cam-nghi

Tôi nhắc đến kỷ niệm chuyện tị nạn của tôi ở đây để trần tình với những người có ý nghĩ là đến sau thiệt thòi, trâu chậm uống nước đục. Sau cái mốc thời gian 30 tháng tư, không có cái buồn nào hơn hay kém cái buồn nào, và người tị nạn đến trước, đến sau chưa biết ai buồn, ai khổ hơn ai...!!

Tôi muốn nhắc đến những ngày đầu ty nạn của mọi người vì hôm nay, quanh tôi đã có nhiều người làm bộ quên, hay cố tình quên quá khứ ty nạn, quên đi những con thuyền mong manh trên sóng biển, quên đi những ê chề nhục nhã với cướp biển, hải tặc, quên những ngày tù đầy cộng sản, quên những cán bộ quản giáo ngu dốt nhưng có quyền lên mặt dậy bảo, quên những ngón đòn thù, những báng súng nện lên thân thể.

Những gì đau khổ trong quá khứ cũng nên bỏ lại cho quá khứ để sống với hiện tại và tương lai, quên được là điều đáng mừng nhưng đừng quay lưng trở mặt với chính nghĩa quốc gia, cuộc chiến chống cộng vẫn còn, người Việt cả ở trong nước lẫn hải ngoại vẫn đang phản kháng, chiến đấu để đạp đổ chế độ Cộng Sản, đòi tự do, dân chủ, đòi hỏi chính quyền CS phải bảo toàn lãnh thổ đừng âm mưu, lén lút dâng đất dâng biển cho Tầu Cộng.

Quên quá khứ ty nạn cũng được, nhưng đừng làm cản trở, đừng tiếp sức cho Cộng Sản trong cuộc chiến đòi tự do, dân chủ cho quê hương, đừng phản bội xương máu chiến sĩ đã hy sinh cho cuộc chiến vì tự do chống giữ miền Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản.

Tôi muốn nhắc lại chuyện ty nạn vì hôm nay quanh tôi, những người chỉ mới đây, như mới ngày hôm qua đến xứ sở này còn ngơ ngác xin làm người ty nạn Cộng Sản mà hôm nay đã xuênh xoang áo gấm về làng, hưởng thụ, huênh hoang với hai chữ Việt Kiều.

Có những người, những đảng phái vì ham danh hám lợi còn quay về hợp tác, bênh vực cho cái chế độ CS tàn ác.

Có những con buôn, những nhà báo đốn mạt, chỉ vì vài trăm bạc, vài chục bạc trả cho một cái quảng cáo thương mại hàng tháng trên những tờ báo chợ, mà bán rẻ lương tâm, trơ trẽn tuyên truyền, ca ngợi Cộng Sản.

Tôi đã nhìn một người chủ báo, mot nguoi ham-danh mà nghĩ thầm "Cái mặt kia, cái con người na`y chỉ đáng giá 0.10 USD".


Viet cho ngay thang tu den

Hướng Dương txd

Một năm, rồi lại một năm, cứ như thế thời gian nhanh chóng trôi qua. Mới ngày nào chúng ta kỷ niệm 30 năm mất nước, nay đã 33 năm! Ba mươi ba năm, nửa đời của một con người, đã trôi qua mà một số chúng ta vẫn sống trong hoài vọng. Chúng ta vẫn chờ đợi, chúng ta vẫn mong, chúng ta vẫn ngóng trông một biến cố. Và cho đến nay biến cố vẫn chưa xẩy đến – và khi xẩy đến, liệu chúng ta có còn được chứng kiến? - Thế rồi trong sự xa xút của tinh thần, chúng ta bám víu vào những chuyện không tưởng, như chuyện loan truyền trên Internet mới đây rằng nhà tiên tri đại tài Juselino của xứ Ba Tây nào đó đã tiên đoán đến năm 2009 trước lễ Giáng Sinh chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tan rả, lăng Hồ Chí Minh sẽ bị sét đánh, lồng kiếng đựng xác ướp của ông sẽ vỡ tung. Sự thất vọng đưa chúng ta đến những ước mơ viển vông, làm cho chúng ta quẩn trí - giống như khi bị kẹt lại, vào những năm Miền Nam mới rơi vào tay Cộng Sản, nhiều người đã mơ tưởng rằng có cả sư đoàn quân ta đang ở trong bưng chuẩn bị cuộc kháng chiến, và lộng hơn, họ còn tin vào những lời đồn đãi rằng máy bay phantom của Mỹ trở lại bỏ bom để hỗ trợ quân ta nổi dạy - Ước vọng hão huyền tạo ra những ý tưởng nhảm nhí.

Người ta ai cũng thích kỷ niệm những ngày vui như những ngày chiến thắng, những ngày vinh quang. Phải chăng vì vậy mà ngưởi Mỹ không có ngày nào để kỷ niệm Chiến Tranh Việt Nam? Tôi tự hỏi tại sao họ không lấy ngày ký Hiệp Định Paris 27 tháng Giêng làm ngày kỷ niệm cuộc chiến đó chấm dứt? Đối với chúng ta ngày đó là ngày bắt đầu của sự tủi nhục. Hiệp Định Paris là dấu hiệu đồng minh bỏ rơi chúng ta. Đồng minh của chúng ta bỏ chạy. Đồng minh của chúng ta đầu hàng địch. Chúng ta thấy mà chẳng làm gì được. Chúng ta chịu chết. Thân phận nhược tiểu là thế. Thân phận Việt Nam là thế. Hết Tây đến Mỹ, hết Genève đến Paris, hết 54 đến 75. Hai lần chúng ta chạy trốn Cộng Sản.

Chúng ta, những người trước đây sống tại Miền Nam Tự Do, chúng ta không có cái vui để ăn mừng, cái đẹp để kỷ niệm. Ngay cả những chiến thắng của chúng ta, chúng ta cũng không được ăn mừng. Bởi vì sau những cuộc chiến thắng đó là cuộc thảm bại cuối cùng. Sự thể đó làm chúng ta đau lòng. Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa mang dấu tích của bao nhiêu lần chúng ta chiến thắng oai hùng. Chúng ta chỉ nhắc lại để nuối tiếc. Việt Cộng thảm bại nhưng chúng vẫn cứ ăn mừng. Chúng cứ coi đó là chiến thắng. Chỉ vì chúng thắng trận cuối cùng. Và ba bốn mươi năm sau chúng ta vẫn đang nỗ lực "giải độc" – với những cuộc tranh luận vể Chiến tranh Việt Nam tại Lubock, Texas - nỗ lức nói cho người Mỹ biết rằng họ nói láo, họ bôi bẩn sự thật. Rất may một số học giả Mỹ trẻ đã tìm tòi nghiên cứu, họ nhận thức trung thực hơn, họ đã ý thức được đâu là chân lý. Lịch sử rồi cũng sẽ được phanh phui rõ ràng. Tác dụng của giòng thời gian.

Vì chẳng có ngày vui để ăn mừng, chẳng có chiến thắng để kỷ niệm, chúng ta cứ kỷ niệm những tang tóc đau thương, chúng ta cứ tưởng nhớ những ngày đen tối của quá khứ. Càng kỷ niệm, càng tưởng nhớ thì nỗi buồn trong lòng càng càng xâu xé, những hình ảnh bi thảm càng ám ảnh tâm trí chúng ta. Chúng ta cần một biến cố để xóa đi quá khứ đau thương, để còn hướng về tương lai - người Mỹ có chữ "khép lại" (closure), khép lại vết thương trong lòng - nhưng sao mãi biến cố này vẫn chưa xẩy đến?

Có người cho rằng rồi thì biến cố cũng sẽ xẩy ra thôi. Vì phòng trào đòi dân chủ, đòi tự do báo chí, đòi đa đảng nay đã phát triển rộng lớn. Vì phong trào dân quê mất đất kéo nhau về tỉnh rầm rộ biểu tình đòi công lý công bằng. Vì công nhân bị tài phiệt ngoại quốc bóc lột sức lao động oan ức đồng loạt liên tiếp đình công. Vì kinh tế Việt Nam đang đi vào ngõ bí, lạm phát gia tăng, những "bong bóng" trong thị trường chứng khoán và nhà đất đang vỡ, đầu tư của ngoại quốc quá nhiều mà quản lý lại không tốt, gây gia tăng giá cả trong thị trường tiêu thụ, làm khốn đốn ngưởi dân nghèo, nhà nước phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn về mặt tiền tệ mà vẫn không xong, và mới đây nhất, chính phủ đã phải quyết định giảm mức gia tăng phát triển kinh tế xuống. Người ta cứ nhìn vào những yếu tố tiêu cực – tiêu cực đối với Việt Cộng nhưng tích cực đối với chúng ta - để mà phấn khởi, để mà nuôi hy vọng. Thế nhưng những yếu tố đó có "làm nên cơm cháo" gì hay không? Công Sản Việt Nam, với sự bảo trợ của đàn anh Trung Quốc vĩ đại, vẫn cứ sống trơ trơ. Chế độ tàn bạo vẫn cứ tồn tại. Bao nhiêu những tên "tư bản đỏ" vẫn hút máu dân sống nhăn răng - chứ không phải chết nhăn răng – ăn chơi phe phỡn, tỉnh bơ trước những khổ đau của người dân khốn nạn.

Với giòng thời gian là sự biến chuyển, sự đổi thay. Ở nước ngoài, xung quanh chúng ta, áp lực của đồng tiền – nghị quyết 36? - đã làm cho "gió xoay chiều", nhiều ngưởi đã thay lòng đổi dạ. Chỉ vì quyền lợi những kẻ hèn hạ không biết nhục nay chuyển sang "ca tụng chế độ XHCN" quên đi "gốc rễ quốc gia" của mình, cố tình xóa đi tất cả những hình ảnh khốn nạn mà chính mình phải chịu đựng trước kia – như chạy trốn, ở tù, sống gian nan bao năm với CS - Họ trơ trẽn phản bội lại tất cả những giá trị cao cả của con người để được miếng ăn, Họ tự đưa họ xuống bùn nhơ để được chút lợi lộc. Những hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, báo Việt Weekly, báo Người Việt, Madison Nguyễn, Tuệ Sĩ, thân hữu Già Lam, Giao Điểm v..v.. ngày càng nhiều. Chúng làm chúng ta buồn phiền, uất ức, đau lòng, chán nản.

Khi con người Cộng Sản thay đổi thì con người quốc gia cũng thay đổi. Chế độ Cộng Sản nay theo con đường phát triển kinh tế tư bản và một thiểu số người đã trở nên giàu sụ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta làm cho một số Việt kiều không còn muốn làm người quốc gia nữa. Họ tự cảm thấy rằng đã đến lúc họ nên từ bỏ chính nghĩa để có thể lợi dụng thời cơ. Giữ tinh thần quốc gia chống Cộng lợi ích gì? Để tự bào chữa họ lý luận rằng làm gì còn Cộng Sản? Nay thì chỉ còn Đô La. Ca sĩ "di tản" vể Việt Nam hát cho "đồng bào", Việt kiều về lấy con ông lớn để ăn ké, thương gia nước ngoài về "đi" với cán bộ để làm ăn lớn. Mới đầu chỉ là dăm người sau đó ngày càng nhiều hơn. Họ tự nhủ "người ta làm thì mình cũng làm!" và cứ như thế, một hai ba chúng ta cùng bán nhân cách!

Vẫn biết cả thuyết nhà Phật lẫn thuyết Mác xít đều nhấn mạnh rằng mọi chuyện trên đời đều phù du, không gì là bất biến, không gì tồn tại mãi mãi. Nhìn đổi thay theo giòng thời gian chúng ta không nên ấm ức, bận tâm, hay buồn phiền. Cớ gì mà cứ đến ngày 30 Tháng Tư là lỏng mỉnh lại cứ rộn lên, tim mình lại cứ nhức nhối? Uất hận cũng chẳng đi đến đâu, vẫn biết thế, nhưng sao vẫn cứ uất hận? Nhìn cảnh đời ta cứ thản nhiên đi. Nhưng lạ thay sao ta không thản nhiên được?

Hãy cố ngủ cơn ngủ bình yên như mọi ngày! Đừng để 30 tháng Tư làm mình thao thức đêm khuya!
Một vài cảm nghĩ nhân ngày 30 tháng 4 -
Trần Thanh -

Thấm thoát đã 33 năm kể từ ngày bọn cướp việt gian cộng sản chiếm được miền Nam. Hàng năm chúng ta làm lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng tư, cũng như chúng ta làm lễ tưởng niệm tết Mậu Thân năm 1968. Chúng ta gọi là TƯỞNG NIỆM chớ không ai gọi là làm lễ KỶ NIỆM. Chỉ có ông Nguyễn Ngọc Ngạn, trong Paris By Night 91, chủ đề Huế-Sài Gòn-Hà Nội, dùng hai chữ "kỷ niệm" để nói về vụ thảm sát hồi tết Mậu Thân ở Huế!

Ai gây ra vụ tàn sát giết người hết sức ghê rợn đó thì không thấy ông đề cập đến. Ông chỉ nói đó là những đau thương của đồng bào! THỦ PHẠM gây ra tội ác không bao giờ bị các MC nêu đích danh. Họ tránh né không dám nói đụng chạm đến các "ông cố nội"! Hay vì lý do gì đó bị ngọng miệng không nói được? Đã dám nêu ra những thảm cảnh dân đói, dân nghèo, những vụ Mậu Thân, Trường Sa Hoàng Sa mà KHÔNG DÁM NÊU ĐÍCH DANH THỦ PHẠM thì việc đấu tranh trở nên vô ý nghĩa! Điều rất quan trọng hiện nay là ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu rõ lý do tại sao ba triệu người Việt phải bỏ nước ra đi, tại sao phải tưởng niệm ngày 30 tháng 4 và tưởng niệm vụ thảm sát ở Huế hồi tết Mậu Thân, và quan trọng nhất: AI LÀ THỦ PHẠM? Phải nói rõ cho thế hệ trẻ biết rằng đó chính là tên đầu sỏ Hồ Chí Minh và cái đảng việt gian cộng sản của hắn đã gây ra những tội ác tày trời, cho tới bây giờ những tội ác đó vẫn còn đang tiếp diễn. Thủ phạm đó có những tên gọi như "việt cộng, việt minh, việt gian cộng sản" và những tiếng lóng khác dùng để chỉ bọn chúng như "răng đen mã tấu, nón cối dép râu, mafia đỏ, vẹm, bọn cướp ..v..v.." Giới trẻ phải được biết để chúng tiếp tục ngọn lửa đấu tranh. Tre già măng mọc. Phải chuẩn bị thế hệ trẻ tiếp bước thế hệ cha anh. Điều đáng tiếc là những trung tâm băng nhạc chỉ nêu những chủ đề "chống cộng" như là một cái nhãn hiệu để lấy lòng khán giả, để dễ bán băng chớ họ KHÔNG DÁM CHỐNG CỘNG ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN! Có những chương trình rất dài, chủ đề là "chống cộng" mà trong suốt cuộn băng, khán giả không bao giờ nghe các MC nhắc tới hai chữ "cộng sản". Còn mấy chữ đại húy kỵ (như kỵ nói động tới tên ông cố nội) như "việt cộng" thì tuyệt đối không dám nói. Nếu có MC nào dám dùng nhóm chữ "việt gian cộng sản" để nói về bọn mafia đỏ thì có lẽ thế giới này đã có hòa bình rồi!!!

Tôi đã chứng kiến cảnh đoàn quân việt cộng tiến vào Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4. Lúc khoảng 10 giờ sáng, lính nhảy dù vẫn còn kháng cự quyết liệt với việt cộng tại Bà Quẹo và ngã tư Bảy Hiền. Sau đó một toán lính dù kéo một khẩu pháo 155 ly rút lui về ngã sáu Hiền Vương, hạ nòng xuống, hướng về phía ngã tư Bảy Hiền, dự trù bắn trực xạ. Sau đó toán lính dù giải tán và một anh đã tử thương tại chỗ, xác của anh bị chương sình lên tới mấy ngày hôm sau mới được đem đi. Đến khoảng ba giờ chiều thì việt cộng bắt đầu tiến vào Sài Gòn. Xe tăng cùng đủ loại quân xa của chúng xếp hàng dài, di chuyển chậm chạp trên đường Lê Văn Duyệt (đường Cách Mạng Tháng Tám) Hai bên đường là những tên việt cộng xếp hàng dọc, đi bộ vào thành phố. Dân chúng ùa ra ngoài đường để xem. Lần đầu tiên trong đời họ trông thấy những cán binh việt cộng. Những tên việt cộng đứng trên xe vẫy tay, cố nở những nụ cười làm quen với đồng bào. Nhưng tuyệt nhiên không có ai tỏ thái độ đón chào những vị khách không mời mà đến. Người ta ra đường xem việt cộng là vì tò mò chớ không phải ra để đón chào những anh chiến sĩ "giải phóng". Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe Jeep có cắm cờ của mặt trận giải phóng, trên xe đầy nhóc những tên sinh viên nằm vùng, chạy ngoài đường, bóp còi inh ỏi. Bọn chúng cầm loa pin hô to những khẩu hiệu tung hô bọn cướp.

Nhìn thấy những tên việt cộng, người dân Sài Gòn có cảm tưởng khinh ghét xen lẫn thương hại. Tên nào tên nấy ốm nhom như những con khỉ, mặc những bộ quân phục rộng thùng thình, áo bỏ ngoài quần, dài tới đầu gối. Đa số đều mang dép râu, thỉnh thoảng có vài tên mang dày ba ta của Trung Cộng. Hầu hết bọn chúng đều mang súng AK, có một số tên dùng súng M16 hoặc carbin. Có tên, có lẽ là anh nuôi, quàng cái ruột tượng gạo trên cổ, trên vai mang đòn gánh, xỏ đầy nồi niêu xoong chảo, trông không khác gì anh "bộ đội cụ Hồ" hồi năm 1945 tiến về Hà Nội! Đa số bọn chúng đều môi thâm vì sốt rét. Từ sĩ quan đến lính, không có một tên nào đeo quân hàm. Bọn chúng được lệnh tháo bỏ quân hàm vì sợ bị ám sát! Người dân chỉ đoán tên nào đeo súng ngắn, có lẽ đó là sĩ quan.

Vài ngày sau, bọn lính việt cộng nhanh chóng biến thành trò cười cho những người dân trong thành phố. Tên nào tên nấy ngố quá, ngáo quá. Bọn chúng là những con khỉ ở trên rừng mới về thành phố. Sự dốt nát và nhà quê của bọn chúng có thể thông cảm được vì bọn chúng bị cưỡng bức "sinh bắc tử nam", làm gì được ăn học tới nơi tới chốn như những người dân miền Nam bị Mỹ ngụy "kềm kẹp"! Nhưng người dân ghét bọn chúng ở chỗ: dốt mà không chịu nhận là mình dốt, vẫn cứ tỏ ra mình là "đỉnh cao trí tuệ"! Cái tội của bọn chúng là ở chỗ đó. Vì vậy mà mới có hàng trăm câu chuyện tiếu lâm về những tên khỉ rừng xâm lược này: - nào là bọn chúng thấy băng vệ sinh của phụ nữ thì tưởng là khẩu trang, lấy bịt ngang mồm để quét dọn; nào là thấy bồn cầu tiêu thì đổ rau muống vào để rửa, khi giật nước thì rau trôi đi mất; nào là khi dùng những bồn cầu thì bọn chúng vẫn phải trèo lên ngồi xổm như đi ỉa ở trên rừng; nào là bọn chúng kháo với nhau rằng mông đít của con gái miền Nam có nổi gân! Bọn lính việt cộng vào ở trong các tòa building của các công sở mà người Mỹ bỏ lại. Bọn chúng tiếp tục chở cây ở trên rừng về, đem vào trong building để làm bếp "đại táo", nấu những chảo cơm cho khoảng vài chục người ăn. Quần áo chúng giặt đem phơi tràn lan ra ngoài hành lang. Toàn bộ máy giặt máy sấy trong building đều bị phế bỏ. Những tòa building sang trọng, sạch sẽ, chỉ trong một thời gian ngắn đã biến thành những cái sở thú cho đám khỉ rừng cư ngụ. Một vài ngày sau bắt đầu có những cuộc "giao lưu" giữa những người dân Sài Gòn và những tên bộ đội xâm lược. Những câu chuyện diễn ra đại để như thế này:

- Ở ngoài bắc có cà phê không anh?
- Ối dào, thiếu gì!
- Còn cà chua?
- Thiếu gì! Chỗ nào cũng có. Ăn không hết phải đổ bỏ!
- Còn cà pháo?
- Ối dào, thiếu gì! Món ăn truyền thống của bọn tớ mà!
- Còn cà chớn?
- Ối dào thiếu gì! Chỗ nào cũng có! Bọn tớ có thiếu gì cà chớn!!!

"Cà chớn" là hai chữ tiếng lóng của người dân miền Nam, đồng nghĩa với chữ "lưu manh, đểu giả". Mấy tên bộ đội cứ tưởng đó là một loại trái cây như cà chua, cà pháo nên cương sảng là "bọn tớ có thiếu gì cà chớn"! Làm những người dân Sài Gòn được một trận cười vỡ bụng! Đến ngày 19 tháng 5 thì bọn bộ đội làm lễ mừng sinh nhật bác Hồ. Những người dân ở ngã ba ông Tạ thấy mấy tên bộ đội đi mua chó, trói mõm, trói gô bốn cẳng con chó rồi xỏ vào đòn gánh, khiêng đi ngoài đường. Người dân tìm hiểu thì được biết bọn chúng không dám vào các quán thịt chó ở đây vì sợ bị bỏ .... thuốc độc! Nhưng sau này khi quen nước quen cái thì những tên bộ đội cũng vào nhậu thịt chó ở ngã ba ông Tạ như điên. Và nhất là khi đã hơi ngà ngà xỉn thì cái tật nói phét bẩm sinh do "bác" Hồ truyền lại, được dịp tuôn ra từ những cửa miệng của những tên bộ đội:
- Ở ngoài bắc bậc trung học chỉ cần học đến lớp 10 là đủ rồi. Ở trong Nam học đến lớp 12 là phí phạm thời gian quá!

Thật ra, đa số các tên việt cộng đều chỉ học đến lớp 6, lớp 7, tên nào may lắm là được học đến hết lớp 10. Bọn chúng mong được đi bộ đội "sinh bắc tử nam" để nếu có chết thì cũng được "chết no" với tiêu chuẩn 21 ký gạo! Tôi đã gặp một tên bộ đội ở ngã ba ông Tạ, nghe hắn kể về bác Hồ như sau:

- Bác tuy chết nhưng vẫn còn .... sống!? Tóc, râu và móng tay của bác vẫn mọc dài ra. Hàng tuần vẫn phải có các đồng chí chuyên gia của Niên Xô vào cắt móng tay cho bác. Hàng tháng các đồng chí bảo vệ lăng vẫn phải vào để hớt tóc cho bác!!!

Tên bộ đội là dân nhà quê chính cống, nói giọng bắc đặc sệt. Vẻ mặt và tác phong của hắn rất ngờ nghệch. Nhìn thấy sự cuồng tín, tôn thờ "bác" của hắn đến mù quáng, tôi bỗng thấy thương hại. Những người dân miền bắc đã bị bọn việt gian cộng sản nhồi sọ tối đa để biến họ thành những con thiêu thân, phục vụ cho những tham vọng điên cuồng của bọn đầu gấu bắc bộ phủ. Bọn giặc cộng đã bị nhồi sọ tới mức tin tưởng rằng "bác" của bọn chúng vẫn còn sống thì thử hỏi miền Nam không mất sao được? Trong khi đó thì những người dân miền Nam không có ai gọi các người lãnh đạo của mình là "bác Diệm" hay "bác Thiệu"!

Có một điều mà bất cứ tên việt cộng nào cũng bị choáng ngợp nhưng không dám nói ra khi bọn chúng, từ rừng núi, bước chân vào thành phố Sài Gòn để "giải phóng": đó là sự phồn vinh của xã hội miền Nam vượt ngoài sức tưởng tượng của bọn chúng! Và đây là sự phồn vinh thật sự chớ không phải "phồn vinh giả tạo" như bọn chúng thường bị tuyên truyền. Hầu như gia đình nào, dù nghèo, cũng có ti vi, tủ lạnh và xe gắn máy. Xe đạp là đồ bỏ. Thời điểm năm 1975, đối với bọn việt cộng, phải là cán bộ từ trung-cao trở lên mới có đủ tiêu chuẩn sắm được một chiếc xe đạp Phượng Hoàng và một cái đổng (đồng hồ), cái đài (radio). Tên nào hội đủ ba tiêu chuẩn đạp-đổng-đài thì muốn tán gái đẹp cỡ nào cũng được! Đối với những tên biết suy nghĩ thì bọn chúng đã nhận ra được một sự thật hết sức phũ phàng: bọn chúng đã bị bác và đảng lừa bịp quá trắng trợn, lãng phí biết bao nhiêu xương máu và cuộc đời để đi "giải phóng" một xã hội mà cái xã hội đó lại văn minh hơn gấp ngàn lần xã hội miền bắc!!! Biết là như vậy nhưng tên nào cũng ngậm câm không dám nói ra, lơ mơ là toi mạng! Đó là lý do vì sao "chiến sĩ gái" Dương Thu Hương, khi vào đến Sài Gòn thì đã ngồi bệt ngay bên lề đường và khóc!

Tôi đã chứng kiến một gia đình người bắc di cư 1954 ở ngã ba ông Tạ, có bà con họ hàng ở ngoài bắc khá đông. Sau ngày "giải phóng" thì "người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng" Người bà con ngoài bắc vào thăm, sau khi anh em ruột thịt gặp nhau, mừng tủi tuôn trào nước mắt thì người em miền bắc đã khuyên: - Em khuyên anh chị nên vượt biên. Các anh chị không thể nào sống được với bọn cộng sản đâu. Chúng em đã sống với bọn chúng trên 20 năm rồi, chúng em biết rất rõ tâm địa của bọn chúng. Toàn thể người dân miền bắc đều bị bọn chúng lừa. Chúng em cứ tưởng các anh chị bị Mỹ ngụy kềm kẹp, rất nghèo khổ không có bát đũa, phải ăn cơm bằng gáo dừa. Do đó chúng em đã cất công đem một chục bát quý bằng sành ở Hà Nội vào đây để biếu các anh chị .... thế nhưng, vào đây thì chúng em mới ngã ngửa ra ....

Người em đáng thương đó, vốn là một giáo sư đại học, đã bật khóc. Ông ta là người trí thức, ông ta nhanh chóng nhận ra sự lừa bịp trắng trợn của tập đoàn việt gian cộng sản.

Sau biến cố 30 tháng 4, hàng triệu người đã vượt biên, sang nước ngoài để làm lại cuộc đời. Ba mươi ba năm đã trôi qua, cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã trưởng thành và lại tiếp tục "phồn vinh giả tạo" như cái xã hội miền Nam lúc trước, và cũng đúng như cái giọng điệu tuyên truyền của bọn cộng sản. Hai mươi năm sau 1975-1995, bọn đầu gấu lại mò sang nước Mỹ xem thử bọn Việt kiều "phản quốc" sinh sống như thế nào, có phải là "phồn vinh giả tạo" như hồi năm 1975 mà bọn chúng đã từng chứng kiến không. Và một lần nữa, bọn chúng lại choáng ngợp bởi vẻ giàu sang của các khu phố người Việt bên nước Mỹ. Sau 20 năm chịu khó làm việc, đa số người Việt đều đã mua được nhà và xe hơi. Người nào cũng da dẻ hồng hào, béo tốt, nhất là thế hệ trẻ sinh ra và trưởng thành tại Mỹ. Thành công rất lớn của cộng đồng người Việt tại hải ngoại là trong lãnh vực giáo dục. Tỷ lệ những người tốt nghiệp đại học khá nhiều, vượt hơn những sắc dân khác. Tốt nghiệp lớp 12 và cao đẳng là chuyện rất bình thường. Thế hệ trẻ nói tiếng Mỹ như gió, người nào cũng đỏ da thắm thịt và xinh đẹp, có lẽ do bị tư bản Mỹ "đầu độc" bằng nhiều món ăn độc hại!

Bọn đầu gấu nhìn những cộng đồng người Việt tại hải ngoại bằng những con mắt hết sức thèm thuồng, tựa như con chó sói nhìn thấy những con cừu, con nai béo tốt. Ái chà, những con nai mập mạp, những con bò đầy ắp sữa như thế này mà không làm thịt thì uổng lắm! Nghĩ cho cùng, đất đai, tài nguyên và con người đều là "tài sản" của bác Hồ mà! Bác chết đi thì đảng cộng sản việt gian đương nhiên được kế thừa những tài sản đó! Thế là bọn chúng lại ra sức, cố chiêu dụ và "giải phóng" cho bằng được những con bò sữa! Bọn chúng đã bỏ ra hàng tỷ đô la quyết tâm khống chế cho bằng được cộng đồng người Việt tại hải ngoại nhưng bọn chúng đã thất bại. Cờ vàng ngày càng phát triển khắp nơi trên thế giới, bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt sinh sống. Những tên đầu gấu việt cộng mỗi khi sang Mỹ đều phải đi lén lút và trốn chui trốn nhũi như những con chó. Hơn hai mươi lăm năm dụ dỗ những con bò sữa Việt kiều nhưng tính cho đến thời điểm năm 2008, số Việt kiều đem tiền về Việt Nam để đầu tư chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Số trí thức về bưng bô cho việt cộng cũng rất ít so với lượng trí thức rất đông đảo tại hải ngoại.

Trước đây tôi có đọc một bài viết trên internet ký tên ông Nguyễn Đan Quế, một nhà đấu tranh cho dân chủ tại quốc nội. Nội dung bài viết này hiến kế: muốn xóa bỏ chế độ độc tài của cộng sản một cách nhanh chóng thì Việt kiều ở hải ngoại phải đem tiền về nước để đầu tư càng nhiều càng tốt. Người dân trong nước sẽ có dịp để so sánh giữa hai hệ thống kinh tế tư doanh và quốc doanh. Họ sẽ thấy tư doanh là nổi bật hơn thì họ không ủng hộ quốc doanh nữa, thế là chế độ cộng sản tự dưng bị sụp đổ, không tốn một viên đạn!!! Tôi ngờ rằng bài viết này là do bọn việt gian cộng sản viết rồi mạo nhận ký tên ông Quế chớ không có ai lại LÝ LUẬN RẤT NGU XUẨN và hết sức có lợi cho việt cộng như vậy! Cũng như có mấy bài viết bằng tiếng Anh và bài "WTO mồ chôn đảng cộng sản", tôi ngờ rằng không phải do ông Quế viết!

Năm nay nhân dịp tưởng niệm ngày Quốc Hận, cùng nhau ôn cố tri tân, từ những bài học đau đớn trong quá khứ, chúng ta rút ra những kinh nghiệm để quyết tâm đấu tranh tiêu diệt bọn cộng phỉ, đem lại tự do, thanh bình cho đất nước. Bọn cộng sản nói một đằng làm một nẻo. Cứ nhìn kỹ tên nhạc nô Trịnh Công Sơn thì chúng ta thấy:


- Trong bản nhạc "Khi đất nước tôi thanh bình" hắn đã viết:
.... khi đất nước tôi thanh bình, trẻ em đi hát đồng dao ngoài đường.
.... khi đất nước tôi thanh bình, mọi người ra ngõ chào nhau nụ cười .....

Thực tế đã khác hẳn. Khi được thanh bình, dưới sự cai trị của bọn cướp, trẻ em Việt Nam đã bị mang bán ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục. Nhiều em bé đã bị bán cho các tổ chức buôn trẻ em. Bọn người ác thú đã bẻ tay, bẻ chân các em, biến các em thành những người tàn tật để đi ăn xin, dễ gợi lòng thương, dễ kiếm được tiền!!! Nếu các em có hát "đồng dao" như tên tội đồ Trịnh Công Sơn mô tả thì đó là bài đồng dao: - lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin hãy bố thí cho con một đồng để húp cháo!

Sau năm 1975, mọi người dân miền Nam có ra ngõ mời chào nhau nụ cười không thì thực tế đã chứng minh. Hàng triệu gia đình tan nát, tù đày, chết trên biển cả, bị cướp đất cướp nhà,bị đuổi đi vùng kinh tế mới, còn sung sướng gì mà "mời nhau nụ cười"!

Trong bản nhạc Huế-Sài Gòn-Hà-Nội, tên nhạc nô họ Trịnh đã viết:

- ..... đường đi đến những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ, dân ta về cày bừa đủ áo cơm no!

Thực tế thì như thế nào? Các nhà tù của "Mỹ ngụy" vẫn được việt cộng tiếp tục dùng để giam nhốt người. Không những thế, bọn chúng còn xây thêm hàng chục ngàn nhà tù khác để nhốt cho đủ chỉ tiêu "nhốt nhốt nữa nhốt mãi". Người dân trong nước đang bị giam cầm trong hai ba lớp nhà tù, đất đai nhà cửa thì bị cướp trắng, làm gì có vụ "dân ta về cày bừa đủ áo cơm no"!!! Láo khoét!

Trong một bài hát khác của tên phản tặc Trịnh Công Sơn, bài hát "Em ra nông trường", có những lời như sau:

- Em ở nông trường về thăm lại thành phố. Gặp nhau không bày tỏ đâu ai biết em đi xa. Em đi trồng lúa em đi trồng cà. Tay em cầm cuốc tay em cầm dao pha ....

Bài hát này đã được những người dân trong nước sửa lời lại để diễn tả cho đúng tâm trạng những cô gái Việt bị bán ra nước ngoài để làm điếm hoặc làm vợ những tên chồng già Đài Loan:

- ... Em ở bên Tàu về thăm lại làng xóm. Gặp nhau không bày tỏ đâu ai biết em đi xa. Em đi làm gái, em đi làm tiền. Tay em bồng bế tay em cầm ly bia!!!

Tất cả những gì tên việt gian họ Trịnh viết đều còn sờ sờ ngay ra đó. Vậy mà một số kẻ ngu ngốc vẫn không tỉnh ngộ, còn làm lễ tưởng niệm, tổ chức ca nhạc để vinh danh một thằng giặc điếm đàng, phét lác, đi bưng bô cho việt cộng! Băng nhạc Thúy Nga 91 vẫn cố đưa bản nhạc "Bài ca dành cho những xác người" của Trịnh Công Sơn do Khánh Ly hát. Theo ý của hắn, những người chết tại Huế năm Mậu Thân là do bom đạn của Mỹ ngụy gây ra. Trong tất cả những bài hát của hắn, luôn luôn hắn lên án phía Việt Nam Cộng Hòa và ca ngợi phía cộng sản. Hắn là tên việt cộng từ trong máu tủy việt cộng ra. Từ bài học Trịnh Công Sơn ta nên rút ra bài học về SỰ PHẢN BỘI và quyết liệt vạch mặt, tẩy chay bọn đi hàng hai, vừa khoác áo "người quốc gia" vừa đi lòn cửa sau để xin bưng bô cho việt cộng.

Để kết thúc bài viết này, xin mượn mấy câu thơ sau đây của thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật:


Đời anh gắn liền đám đông
Tự do hoặc chết chứ không cúi đầu
Làm người chẳng khác ngựa trâu
Hỏi em mơ ước sống lâu làm gì .....

Nếu sống như ngựa trâu thì chẳng thà chết đi cho rồi. Còn nếu muốn sống cho ra con người thì phải chọn một trong hai con đường: Tự Do hoặc Chết. Đó chính là ý nghĩa của ngày 30 tháng tư. Chúng ta không được quyền từ bỏ ý chí chiến đấu để sinh tồn. Những con chó sói việt gian cộng sản nó đã giàn trận sẵn, dày đặc ở hải ngoại. Bọn chúng đang đứng chờ sẵn ngay tại cửa nhà, chỉ cần thời cơ đến là bọn chúng xông vào ăn thịt chúng ta. Lúc đó có ân hận thì đã quá muộn!

HẾT

Trần Thanh
Ngày 29 tháng 4 năm 2008

Blog Archive