Thursday, October 30, 2008

Dzỏm hay Dzin?

Trần Văn Giang
(Halloween 2008)

“Chúng ta đang sống trong cái thế giới mà nước chanh để uống được làm bằng vật liệu và mùi vị nhân tạo; trong khi dầu lau bàn ghế tủ thì lại làm từ nước chanh nguyên chất!”
– Alfred E. Newman

Mọi người chúng ta dễ bị gạt gẫm mặc dầu đã hết sức đề cao cảnh giác. Thánh Phao Lồ đã dặn dò là : “Đừng để ai lừa gạt mình (“Let no man deceive you by any means - 2 Thessalonians 2:3).” Nhưng sự lường gạt thấy nhan nhản từ mọi phía chung quanh chúng ta. Nói thì lúc nào cũng dễ; nhưng làm lại rất khó. Đôi khi ngay chúng ta lại là diễn viên chính của sự lừa phỉnh chứ không không phải là nạn nhân đâu đấy!

Tâm trí chúng ta đặt hết vào chỗ cao mà tài sản, những gì quí báu, sự ao ước của chúng ta đang ngự trị. Chính các thứ cao quí oan trái này làm cho mắt của chúng ta bị mờ. Chúng ta chỉ thấy những cái mà mình muốn thấy. Những cái mà mình muốn thấy mới dễ lừa gạt chúng ta hơn những cái bình thường. Những lời căn dặn trong kinh Chúa, kinh Phật, các bài học ngụ ngôn chúng ta chỉ đọc cho vui cho yên tâm thôi; không hề đem ra dùng cho đời sống!

Dzỏm (giả) được định nghĩa là: “Dùng một sự việc không có thật; rồi làm người khác tin đó là sự thật.” Sự việc đó có thể là giả dạng (giả hình dáng), một câu nói lừa phỉnh tuyên truyền hay một sự lôi cuốn khích động vô căn cứ. Hiển nhiên, sự dzỏm không phải để chọc cười vô hại mà thường có ẩn ý vụ lợi, mồi chài, lường gạt, sự bất lương, một trò quỷ quyệt ma bùn…

Địa bàn của đời sống xã hội đương thời không còn giới hạn ở “sau lũy tre xanh”- nơi mà mọi người biết nhau khá rõ rang; và ở đó vấn đề giả mạo, lường gạt cũng không dễ dàng. Ngày nay, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người xa lạ không phải là bạn bè, thân thuộc, láng giềng, đồng nghiệp. Trên khía cạnh pháp lý, chúng ta bắt buộc phải căn cứ, phải tùy thuộc vào các yếu tố gọi là “hợp lệ” chẳng hạn như giấy khai sinh, giấy lý lịch căn cước cá nhân, giấy phép hành nghề, văn bằng tốt nghiệp... để có một niềm tin nào đó vào người mà mình phải gặp gỡ, làm việc chung… Nhưng đời sống văn minh đã tạo cơ hội tốt cho mọi sự dzỏm. Từ bé cho đến khi lớn khôn chúng ta đã học được rất nhiều cách để che dấu “bớt” sự thật về lý lịch, khả năng và tư cách của mình. Trường học và gia đình đã dậy đỗ chúng ta cách học thế nào để đóng vai trò của người khác (role models) chứ không phải của chính bản thân mình! Truyền thông (báo chí, TV, phim ảnh, internet…) quảng bá việc đóng vai trò của người khác rất rộng rãi. Những vở kịch, phim ảnh, “shows” trên TV làm chúng ta hoang mang cứ tưởng những chuyện hoang tưởng là “thật” trong đời sống! Quảng cáo thương mại đã tận lực trong việc làm chúng ta tưởng là mình đang là một người khác, đang ở một nơi nào đó đang làm việc không phải của mình và chẳng liên quan gì đến mình cả? Thí dụ: bỗng nhiên trở thành đẹp đẽ vì biết trang điểm, nhuộm tóc; hay trở thành giầu đẹp trai vì đang lái các xe xa hoa đắt tiền; hay bổng nhiên cảm thấy thông minh tuyệt vời vì đang xử dụng các máy móc dụng cụ hiện đại, tối tân… Thêm vào đó, trí tưởng tượng của con người đã làm chúng ta “hổng cẳng” bay bổng theo các “fantasy” không thực và không phải của chính mình từ lúc còn bé (Halloween, makeups, quần áo mới, đồ chơi mới…)

Rất nhiều cơ nguyên có sẵn chung quanh chúng ta cố tình hay vô tình khuyến khích sự giả dối: mướn quần áo, mướn xe, dùng máy trả lời tự động, giải phẫu thẩm mỹ thay hình đổi dạng ngoài sức tưởng tượng…

Những trường hợp giả dối điển hình như là: làm gián điệp, thường dân đội lốt tu hành, dân di cư bất hợp lệ dùng giấy tờ giả mạo. FBI của Hoa kỳ đang giúp đỡ và tài trợ cho hơn 4000 người thay đổi tất các chi tiết về cá nhân từ hình dáng cho đến lý lịch, nơi cư trú trong chương trình “bảo vệ nhân chứng (Federal Witness Protection Program)” để họ không bị trả thù sau khi làm nhân chứng ở tòa án tố cáo các tổ chức tội ác. Hoa kỳ có trên 500,000 người dùng bằng cấp và chứng chỉ tốt nghiệp giả mạo trong số đó có đến 10,000 y sĩ có bằng cấp giả. Cứ 3 người đi làm thì có 1 người đã sửa đổi kinh nghiệm và bằng cấp của mình một cách gian lận, vô căn cứ khi họ xin việc làm.

Người ta thường nói “từ thiện phải bắt đầu ngay từ chính gia đình mình (charity begins at home).” Vấn đề xã hội cũng vậy. Chẳng hạn chúng ta chính là diễn viên: từ sự việc sử dụng “software” lậu, nhờ người khác làm bài thi dùm, nhờ người khác thi bằng lái xe dùm cho đến việc dùng “cable TV” lậu, khai thuế gian (che dấu bớt các nguồn lợi tức, khai thêm các khoản lỗ lã không có thật) khoe khoang về các thành tích cá nhân do mình tự tưởng tượng ra… Hoặc là nạn nhân: bị lường gạt mua đồ dzỏm, bị đòi phải trả những khoản tiền mà mình không hề mua hay nợ…

Vấn đề giả tạo hay gian lận về nguồn gốc hay tiểu sử dường như mỗi ngày một gia tăng phi mã. Gần đây nhất, chúng ta đã nhìn thấy “phó đề đốc giả,” (hạ sĩ mang lon tướng một sao hải quân Hoa kỳ), “văn sĩ giả,” (văn sĩ viết hồi ký phịa để tự đánh bóng mình) “ca sĩ giả,” (ca sĩ nhép môi lường gạt cả thế giới ở Olympic 2008) “người đẹp giả.” (Cindy Thái Tài, Cát Tuyền…) ” “linh mục giả,” “sư thầy giả…”

Bà mẹ vợ tôi là một con chiên công giáo rất ngoan đạo, thành tín và gương mẫu. Những năm trước đây, bà cụ hàng tháng đã trích một ngân khỏan đáng kể từ tiền hưu trí nhỏ bé của mình để bảo trợ cho một người đang tu học ở nhà chung ở Việt Nam sắp thành linh mục. Chuơng trình này đã được các nhà thờ Việt Nam rất đứng đắn tại Orange county khuyến khích trong các năm qua (!) Năm 2005, khi cả gia đình tôi từ Hoa Kỳ về thăm Việt Nam, vừa buớc ra khỏi phi trường Tân Sân Nhất, bà cụ tôi không kể gì đến các em, các cháu chưa có dịp gặp gỡ cụ sau bao nhiêu năm xa cách, cụ phải đón xe đi thẳng đến thăm ông cha trẻ này ngay tức thì. Bà cụ không thể chờ lâu hơn chút nữa để xem kết quả của nhiều năm làm việc công quả thiêng liêng. Bà cụ tôi đã rất ngỡ ngàng ê chề khi phát giác ra ông cha trẻ đã “xuất tu” và lấy vợ có con đùm đề từ khuya rồi (mà không có ai thẻm thông báo chi cả!!!)

Plato đã viết là: “Những chuyện có thể gạt gẫm chúng ta dường như có chung một đặc điểm là làm cho chúng ta cảm thích thú hạnh phúc khi nghe hoặc nhìn thấy.” (“All that deceives may be said to enchant"). Chẳng khác gì hình ảnh một con nhện đói đứng trên mạng nhện mời mọc con ruồi là: “Xin mời anh bước vào thăm nhà tôi. Căn nhà nhỏ bé này là căn nhà xinh nhất mà anh chưa từng thấy!” Chúng ta thử nhìn lại chúng ta xem có khôn ngoan hơn con ruồi này hay không?

Đã biết vấn đề lương thiện khi phải tự khai báo trình bày nguồn gốc và tiểu sử thật của con người là trọng tâm của mọi sự trao đổi trong đời sống. Chúng ta luôn cầu mong là những người mà chúng ta giao dịch hàng ngày là người “thật,” luôn luôn nói sự “thật.” Sự thật là một tài nguyên xã hội (social resource) rất cần thiết. Hàng ngày, chúng ta có thể mau chóng nhận ra lý lịch và công việc của người lạ mà mình phải tiếp xúc bình thường qua các nhãn quan như đồng phục, giấy chứng nhận…. Nhưng kỹ thuật điện tử ngày nay đã gần như vô hiệu hóa khả năng quyết đóan bằng nhãn quan của chúng ta. Kỹ thuật điện số đã giúp cho việc giả mạo (lý lịch) dễ dàng hơn lúc trước.

Tóm lại, sự giả tạo (“dzỏm”) đều có nguyên nhân và mục đích:

Giả để được nhận các lợi nhuận chẳng có dính dánh gì đến mình
Giả để tránh bị hình phạt tội phạm (cướp của giết người…)
Giả (dạng) để để bảo vệ đời tư và tài sản của mình
Giả để thỏa mãn các ước vọng dỏm mà mình không có khả năng đạt
Giả để đùa cho vui thôi
Giả để thử khả năng chặn xét của chính quyền và xã hội
Giả để phá hoại mà không bị nhận diện
Giả để xâm nhập (gián điệp) lấy tin tức…

Trong trường hợp “dzỏm” và “dzin” đứng sát bên cạnh nhau. Làm cách nào mình có thể phân biệt họ? Phải công nhận là thật khó mà nhận ra ai là giả ai là thật? Tôi nghĩ là người “thật” nên đề nghị: “Để loại trừ người giả, có lẽ là xin quí vị bắn chết cả 2 người cùng một lúc.” Thường thường bản chất của người giả (dzỏm) là hèn nhát; hắn sẽ không dám “xin được sẵn sàng chết” để chứng tỏ mình là thật (dzin) đâu!

Nói về dzỏm mà không nói gì về CSVN thì thấy thiếu sót một cái gì to tát. Nhân tiện đây cũng xin quí vị biết thêm là đã có ít nhất 2 ông chủ bút thân mến của tôi đã thắc mắc là: “Tại sao cứ mỗi lần viết cái gì xấu xa và ‘negative’ là anh lại quàng CSVN vào?” Tôi trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi (?): “Anh là chủ bút có lẽ anh đọc rất nhiều thì tại sao lại không thấy CSVN và XHCN là nguồn cảm hứng vô tận về cái mảng này? Văn vĩ còn thấy nói chi tôi?”

Suốt 63 năm qua, nhân dân Việt đã bị CSVN và HCM lường gạt từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, hết năm này qua năm khác… (Thân Dậu niên lai…) Lường gạt từ chuyện chính trị chính em như đảng Lao động, kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng vô sản, cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, điều 4 Hiến pháp CS Việt nam; đến các khẩu hiệu phản văn hóa như: Tam vô (vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc); đến các chỉ thị ngây ngô mị dân như: Ba Cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), Ba khoan (khoan yêu , khoan cưới, khoan đẻ), Bốn nhà (liên kết chặt chẽ giữa Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp và Nhà nước – Chỉ thị của “Tể tướng” Nguyễn tấn Dũng ký tại Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2006).

Bản chất của HCM và đảng CSVN là “dzỏm” nhưng họ lại thích dùng chữ “thật” để vải thưa che mắt thánh. Chẳng hạn, cho đến khi sắp sửa được “lộng kính” đưa vào trong “lăng” rồi mà HCM vẫn còn cố gắng gạt gẫm dân Việt thêm một lần nữa qua “4 chữ thật” trong bản di chúc của mình. HCM đã “dặn dò” rất “thật” về công tác xây dựng Đảng CS như sau:

“Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”

Thông thường điều gì mà cứ phải nhấn mạnh nhấn nhẹ thì, chăm phần chăm, điều đó là “dzỏm!” kém giá trị! Quảng cáo thương mại cũng y hệt như vậy.

Trá hình (giả dạng, giả danh, giả nhân, giả nghĩa) là một chiêu độc của “bác.” Từ đầu bếp cho đến thợ ảnh, thông dịch viện, tà lọoc (tòan những nghề ngỗng khiêm nhường với đồng lương tối thiểu!) thì “bác” lấy tiền của ở đâu mà nay ở Paris, mai ở Luân đôn, Moscow, Quảng châu, Thượng hải, Hongkong, Bangkok… Cứ như cóc bỏ đĩa. Dân Việt đi định cư ở Mỹ, Canada và các quốc gia ở Âu châu đều biết tỏng là mất việc (thất nghiệp) vài tháng không được lãnh trợ cấp (của chính phủ) là có thể đi ăn mày (homeless) ngay!!! Lấy tiền lấy của ở đâu (?), còn lòng dạ nào (?) mà tính chuyện tiếu ngạo, lang bạt kỳ hồ… Ngọai trừ (rõ ràng như ban ngày còn trừ với cộng gì nữa?) “bác” là tay sai (điệp viên!) đắc lực có lãnh trợ cấp khẩm của một đảng cướp giết người bất lương nào đó? Số tên và bí danh mà bác đã dùng để che đậy cái nghề dzỏm của Bác có thể đem dùng đặt tên cho một nửa các con đường tình sử thơ mộng ở “thành phố mang tên bác” rồi! Chỉ kể con số các tên mà bác đã giả dạng thì “Bác” cũng vĩ đại đấy chứ!!!

Nói gần nói xa không qua nói thật: Nhân dân Việt Nam cần phải đứng lên! Đã đến lúc chúng ta phải mở mắt ra nhìn cho rõ giả và thật; phải can đảm và quyết liệt cùng nhau đóng cái cọc nhọn vào thân thể của con quỷ đỏ “Dracula” mà chúng ta đã vô tình, đã nhẹ dạ quá tin để cho hắn cái quyền “quản lý” ngân hàng máu của dân Việt trong suốt 63 năm qua!!! Máu của dân Việt đổ ra đến khi nào mới đủ???
NHỮNG THẰNG ĂN CẮP DĨ ĐẠI VIỆT GIAN CỘNG SẢN

Trần Gia Tự

Cộng Sản Chủ Nghĩa đã đẻ ra những thằng ăn cắp mà Karl Marx đã không bao giờ có thể nghĩ đến được bởi vì chính Karl Marx đã ăn cắp mớ lý thuyết lùi hoá rối bòng bong lấy con khỉ làm tổ tông của Charles Darwin để tạo nên lý thuyết về cái xã hội không giai cấp trong trí tưởng tượng của mình. Rồi Lenin lại lấy cái lý thuyết phá hoại nền đạo đức và triệt tiêu xã hội đó của Karl Marx để thành lập một nước Xô Viết man rợ, để rồi từ đó cái lý thuyết Cộng Sản Vô Thần đó trở thành bệnh dịch hạch lan tràn khắp thế giới. Giờ đây chỉ còn lại vài nước bị cai trị bởi những tên độc tài khát máu dùng cái tấm ván mục nát Cộng Sản Chủ Nghĩa để che đậy cho những hành động vô luân, dã man của chúng nó.

Cái tên gọi màu mè, hoa mỹ Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và tám chữ bịp bợm, láo khoét Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc với lá cờ máu sao vàng thực chất chỉ là một Nước Cộng Sản Độc Tài Chư Hầu Việt Gian, Thuộc Quốc của Trung Cộng - Đàn Áp Nhân Dân - Nỗi Bất Hạnh của Dân Tộc và là một trong những nước nghèo nhất thế giới với những người dân kiếm chưa đến một đô la một ngày bị đè đầu cỡi cổ bởi những thằng ăn cắp dĩ đại kiếm cả ngàn, cả chục, cả trăm ngàn đô la mỗi ngày. Một sự chênh lệch như từ Trái Đất đến Sao Hoả mà chưa có nước nào trên thế giới này có được và có thể hiểu được. Sự chênh lệch quá lớn giữa những người dân nghèo và những thằng ăn cắp dĩ đại tự xưng là Đảng được chọn lựa bởi Nhân Dân theo điều 4 Hiến Pháp đó tạo nên một sự phân biệt rất rõ ràng giữa hai giai cấp: những thằng Ăn Cắp Dĩ Đại Việt Gian Cộng Sản và đám nô lệ dân tộc Lạc Việt bần cùng, ngu dốt và tuyệt vọng.

Ăn Cắp Vặt
Vì nghèo vì đói nên hầu như nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng có nạn ăn cắp vặt. Nhỏ thì trong lớp học, bạn bè ăn cắp viết, thước của nhau. Lớn thì sinh viên đến phòng của các bạn chơi ăn cắp điện thoại di động. Lớn nữa thì đến nhà bạn bè và bà con chơi ăn cắp tiền bạc, xe máy.v.v. Rồi trong các công sở, xí nghiệp nạn ăn cắp vặt là thường xuyên. Hở cái gì ra thì mất cái đó nên mới có câu nói: "Để hở thì rinh, để kín thì rình" và "Cái gì dính trên người thì còn." Những chuyện vui đen như khách nước ngoài đi máy bay gần đến Việt Nam đưa tay ra khỏi cửa số máy bay vớt mây bị mất cái đồng hồ hay những chuyện có thật như những chiếc xe gắn máy đắt tiền bị phạt giam ở đồn công an vài ngày khi đem về thì đã bị thay hết những bộ phận tốt trong xe bằng những bộ phận giả kém hơn giờ đây chẳng còn làm ai cười nổi vì nạn ăn cắp vặt hiện là chứng bệnh kinh niên, mãn tính của hầu hết người dân Việt.

Các siêu thị nào ở trong nước cũng đều có một dàn nhân viên bảo vệ cực kỳ hùng hậu mặc dù đã có camera quan sát. Nạn ăn cắp vặt đã khiến cho các tập đoàn siêu thị nước ngoài phải lúng túng và tìm cách lo đối phó khi đặt chân đến Việt Nam. Điển hình là tập đoàn siêu thị Cora của Pháp cách đây vài năm khi mới khai trương siêu thị ở ngã ba Vũng Tàu trong vòng tuần lễ đầu tiên đã phải méo mặt vì dân chúng quanh đó lợi dụng sự ngây thơ của nước ngoài đã vào siêu thị Cora ăn bánh mì, bánh ngọt no nê xong đi ra hay là vào cởi bộ quần áo dơ, cũ ra bỏ lại mặc quần áo mới rồi đi về không quên bỏ các món đồ hộp, đồ chơi nho nhỏ vào trong túi. Các siêu thị trong nước của Cán Bộ Việt Gian Cộng Sản thì quá rành người Việt Nam nên không ngây thơ, ngày đầu mới khai trương đã có một lực lượng bảo vệ và an ninh hùng hậu như tập đoàn siêu thị Coopmart của Nhà Nước xuất thân từ Liên Hiệp Hợp Tác Xã mà ra với phương châm: "Nhà nước chúng tao không ăn cắp của Nhân Dân chúng mày thì thôi chứ làm gì có chuyện Nhân Dân chúng mày ăn cắp được của Nhà Nước chúng tao".

"Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt". Không chỉ ăn cắp, ăn cướp ruộng đất, tài sản của nhân dân ở trong nước mà thôi, các cán bộ Cộng Sản khi đi công cán ở nước ngoài cũng ăn cắp vặt tạo nên danh tiếng cho người Việt Nam ở nước ngoài. Cách đây vài năm, bà giám đốc Bia Huda ở Huế khi đi qua Thái Lan ăn cắp cái mắt kính hàng hiệu trong siêu thị bị bắt quả tang, bị nhốt mấy ngày và cô cán bộ Thành Đoàn của thành phố mang tên thằng Bác Hồ Dĩ Đại khi được cử đi học ỏ Singapore cũng đã ăn cắp cái xách tay hàng hiệu. Còn người Việt ở Mỹ chẳng ai lạ gì thằng Đại Sứ đi bắt sò trộm trong công viên. Nhân dân Việt Nam vì nghèo đói nên phải ăn cắp vặt lẫn nhau khi bị bắt thì bị Luật Rừng của Việt Gian Cộng Sản tuyên án một cách nặng nề như chỉ ăn cắp một chiếc xe đạp mà bị tù mười mấy năm, còn cán bộ Việt Gian Cộng Sản ăn cắp ruộng đất, tài sản của Nhân Dân đã giàu mà lại còn đi ăn cắp vặt ở nước ngoài thì khi về nước chỉ bị khiển trách vì ăn cắp vặt quá dở mới để bị bắt!

Nạn ăn cắp vặt này do Chủ Nghĩa Cộng Sản đẻ ra và lây nhanh chóng như cúm gà.

Ăn Cắp Các Loại Bằng Cấp
Trong nước các cán bộ từ cấp địa phương cho đến trung ương ai nấy cũng đều có hai ba cái bằng cử nhân hay tiến sĩ lận lưng. Những bằng cấp đó đều do ăn cắp của người khác mà có! Sao ăn cắp được? Nhiều người học giỏi nhưng vì phải vừa đi học vừa đi làm nên không thể đến lớp thường xuyên được, phải thiếu một vài giờ học nên không được thi tốt nghiệp và vì vậy có nhiều người giỏi, có năng lực nhưng chưa bao giờ có được cái bằng nào cả. Trái lại cán bộ Nhà Nước Việt Gian Cộng Sản vừa đi chơi vừa đi nhậu nên mặc dù không đến lớp thường xuyên nhưng các thầy cô và hiệu trưởng không ai dám đánh rớt! Điển hình là thằng Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Đảng, tên thái thú Việt Gian Cộng Sản những năm đầu của thập niên 90 cũng "tấp tễnh người đi, tớ cũng đi" học Đại Học Luật, hai ba tháng mới đến lớp một lần bằng xe hơi có tài xế đưa đón. Lúc đó nó còn làm Bí thư thành uỷ thành phố mang tên thằng Bác Dĩ Đại, khi nó mang cái đầu con vịt vào trong lớp ngồi nghe sấm thì tài xế đậu xe trong sân trường ngồi chờ hết giờ học để chở nó về. Hiện nó có bằng Cử Nhân Luật, cúi đầu trước Trung Cộng và áp dụng Luật Rừng cho người dân Việt Nam và đất nước Việt Gian Cộng Sản của nó. Còn các cán bộ địa phương thì đi đến lớp vài ba năm sẽ có cái bằng tốt nghiệp phổ thông hay hồi xưa gọi là tú tài. Hầu như tất cả các thằng cán bộ Việt Gian Cộng Sản trên toàn thể đất nước Việt Cộng và ở các Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Việt Cộng nước ngoài đều có bằng cấp rất cao và những bằng cấp đó đều do ăn cắp mà có được.

Nạn ăn cắp bằng cấp này chỉ sinh sôi, nảy nở theo cấp số nhân trong Chủ Nghĩa Cộng Sản mà thôi.

Ăn Cắp Văn Hoá và Kỹ Thuật
Ở trong nước nạn ăn cắp văn hoá và kỹ thuật đã trở thành truyền thống của cả nước. Trở thành truyền thống vì hiện nay đất nước đang nằm trong tay bọn Việt Gian Cộng Sản và khởi đầu nạn ăn cắp văn hoá là việc ăn cắp quyển Ngục Trung Nhật Ký của thằng Bác Hồ Dĩ Đại, tên cầm đầu của bọn Việt Gian Cộng Sản. Và vì nạn ăn cắp văn hoá là truyền thống và thường xuyên nên nó được coi là chuyện thường tình, chuyện vui ở cái đất nước có tên gọi là Cộng Hề Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Gian, tham nhũng, ăn cắp và tra tấn nhân dân một cách độc lập, tự do, hạnh phúc. Có thằng ăn cắp các điệu múa minh hoạ của người khác cho bài nhạc lại nói rằng đó là do ý tưởng trùng nhau, có thằng ăn cắp thơ nhạc của người khác khi bị phát hiện thì lại nói rằng bài nhạc, bài thơ của mình ra đời trước. Riêng thằng Bảo Chấn thì ăn cắp nhạc của Nhật lại còn nói là Nhật ăn cắp nhạc của mình. Còn việc ăn cắp các phần mềm thì Việt Nam được phong tặng danh hiệu Đệ Nhất Cao Thủ trên thế giới. Năm 99, Giám Đốc Microsoft ở Châu Á qua Việt Nam giới thiệu phần mềm Windows 2000 đã phải khóc mếu khi trình bày rằng phần mềm này chỉ mới phát hành ở Mỹ và Châu Âu, sẽ giảm giá còn 75 đô la cho Việt Nam vì là nước nghèo. Mọi người cười ồ và la lên có rồi, có rồi, có lâu rồi, mua ở ngoài tiệm chỉ có nửa đô thôi! Buổi họp báo giới thiệu phần mềm Windows 2000 cho đất Việt chỉ kéo dài khoảng độ ... mười phút. Ngài Giám Đốc Microsoft ở châu Á đã phải cám ơn dân chúng Việt Nam đã cho ông ta thấy được sự khéo léo và tinh hoa của dân tộc Việt!

Trong các xí nghiệp quốc doanh những bản vẽ kỹ thuật, những công trình thiết kế đầy sáng tạo của các kỹ sư âm thầm làm việc ngày đêm đã được Giám Đốc kiêm Bí Thư Chi Bộ Đảng điền tên của mình vào và được đưa vào danh sách đề cử nhận Huân Chương Sáng Tạo của Đảng và Nhà Nước Việt Gian Cộng Sản. Trong các trường học cũng vậy, những công trình sáng tạo các đồ dùng dạy học của các giáo viên cũng được đề tên Hiệu Trưởng một cách công khai và chỉ có những giáo viên trong trường đó mới biết tác phẩm đó là của ai, còn tác giả của nó thì âm thầm nâng niu đứa con của mình mà mình không được quyền gọi nó là con.

Không những ăn cắp văn, thơ, nhạc hay các sáng tạo của kỹ sư, giáo viên mà thôi những chuyện không nói thành có và có nói thành không cũng là chuyện thường tình và là chuyện vui. Như cái xác ướp của thằng Bác Hồ Dĩ Đại, Nhà Nước Việt Gian Cộng Sản nói rằng hai chữ trinh tiết của nó vẫn còn nguyên vẹn. Lê Văn Tám là công trình sáng tác của thằng Việt Gian Trần Huy Liệu. Như con Dương Thu Hương nói binh lính Việt Nam Cộng Hoà hãm hiếp đàn bà con gái dù không hề thấy, cũng không hề nghe nói đến và vẫn mãi mãi yêu mến thằng Bác Dĩ Đại từ lúc còn là Cháu Ngoan của nó!

Nạn ăn cắp văn hoá, kỹ thuật là độc quyền của Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Ăn Cắp Đất Đai
Khởi xướng cho việc ăn cắp đất đai là thằng Bác Hồ Dĩ Đại. Nó đã ăn cắp hai quần đảo Hoàng Trường Sa của Nước Việt Nam Cộng Hoà âm thầm đem bán cho Trung Cộng để đổi lấy vũ khí xâm chiếm miền Nam. Cho nên con cháu của nó cũng noi gương nó "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta chia nhau bán lấy xài" tiếp tục đem đất đai vùng biên giới, vùng biển bán rẻ mạt cho Trung Cộng để lấy đô la. Không có gì sung sướng cho bằng ăn cắp đất đai của nhân dân chia cho con cháu, nhưng tốt nhất là đem bán cho nước ngoài lấy ngoại tệ gởi ngân hàng nước ngoài. Đất đai là loại tài sản có giá trị nhất trong số các mặt hàng ăn cắp hiện nay của Việt Gian Cộng Sản. Toà Khâm Sứ số 42 phố Nhà Chung và khu đất của giáo xứ Thái Hà đã bị ăn cắp trắng trợn nhưng vì bị bắt quả tang nên thằng Việt Gian Cộng Sản Lê Thế Thảo, chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội vội lấp liếm bằng cách chuyển qua thành công viên và để đó chờ vài năm khi mọi người quên đi, không còn để ý đến nữa sẽ biến thành vàng bạc, đô la. Như cái công viên Chi Lăng trên đường Đồng Khởi (Tự Do ngày xưa) góc Lê Thánh Tôn nay sắp trở thành cao ốc có giá hàng tỉ tỉ. Khắp nơi trên đất nước đâu đâu cũng có người dân bị Nhà Nước Việt Gian Cộng Sản ăn cắp đất đai hợp theo "Luật Pháp" của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tức là hợp theo Luật rừng và Pháp trường của bọn Việt Gian Cộng Sản! Nạn ăn cắp đất đai chỉ tồn tại và phát triển ở Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Những Thằng Ăn Cắp Dĩ Đại
Hiện nay tiến sĩ giấy xuất hiện tràn lan. Cứ mỗi độ thu về thì bằng tiến sĩ được cấp phát vô tội vạ còn hơn là lá mùa thu nữa cho nên có chuyện vui là bây giờ sợ người ta không còn kính trọng bác sĩ nữa mà chỉ kính trọng tiến sĩ thôi nên bác sĩ nào cũng rán kiếm cho mình cái bằng tiến sĩ còn không thì cũng là thạc sĩ. Dạ thưa bác sĩ, em bị đau ở ... Không, anh phải gọi tôi là tiến sĩ bác sĩ cơ! Vâng, dạ thưa tiến sĩ bác sĩ, em bị đau ở ... Dạ thưa, xin cho gặp bác sĩ X. ... Ở đây không có bác sĩ X. mà chỉ có tiến sĩ X. thôi! Dạ thưa, xin cho gặp tiến sĩ X. ... Coi chừng bị viêm ruột thừa mà mấy cái thằng tiến sĩ bác sĩ đó đem cái buồng trứng của mình cắt quách đi thì đếch có sinh con đẻ cái gì được nữa đâu đấy nhé! Những thằng tiến sĩ bác sĩ giấy này được xem là những thằng ăn cắp vì chúng nó đi học tiến sĩ ở nước ngoài thì rớt nhưng về nước thi tiến sĩ thì lại đậu. Chúng nó ăn cắp những học bổng của nước ngoài dành cho những người giỏi giang hơn chúng nó nhưng lại không có được những đặc quyền đặc lợi như chúng nó.

Ngay cả Lenin và Mao Trạch Đông cũng chưa hề biết ăn cắp văn học là gì. Và thằng học trò của hai đứa nó lại hơn thầy rất xa, quả là nhà có phúc. Chính thằng ăn cắp Bác Hồ Dĩ Đại đã khởi xướng cái truyền thống ăn cắp cho các cán bộ Việt Gian Cộng Sản của nó. Những ai có đầu óc biết nghe ngóng, nghiền ngẫm, suy luận tới lui, xuôi ngược cũng đều nghi ngờ rằng cái ông Vô Danh là tác giả của tập thơ Vô Đề đã hao mòn, kiệt sức, bệnh hoạn và đã bị công an tra tấn đến chết tự bao giờ rồi, còn cái thằng mạo nhận là tác giả của tập thơ đó chỉ là thằng ăn cắp dĩ đại và nguy hiểm hơn nữa nó lại là thằng Việt Gian Cộng Sản Nằm Vùng chỉ đứng sau thằng Bác Dĩ Đại của nó mà thôi. Thật ra mà nói những ai chưa từng sống trong lao tù Cộng Sản còn nghi ngờ chứ những ai đã trải qua rồi thì hoàn toàn tin rằng tác giả đó bệnh hoạn, ốm yếu chẳng thể nào sống nổi với những trận đòn tra tấn dã man sau khi quăng tập thơ vào Toà Đại Sứ Anh. Ngoài những yếu tố chính như ý và lời thơ tuyệt tác còn những yếu tố phụ như bức thư bằng tiếng Pháp với nét chữ bay bướm chứng tỏ trình độ tiếng Pháp rất cao .v.v.

Chỉ khi nào thằng ăn cắp đó gọi thằng Bác Hồ Dĩ Đại bằng "nó" như trong tác phẩm Vô Đề chứ không gọi bằng "Bác" trong "Hạt Máu Thơ" và chứng minh được mình là tác giả của tập thơ Vô Đề bằng cách sáng tác ra được những bài thơ "uy vũ bất khuất" thì thiên hạ mới phục lăn sát đất mà thôi. Còn "Hạt Máu Thơ" có lẽ do thằng Bùi Pín rặn ra hay thằng ăn cắp nào rặn ra cũng được và gọi thằng Bác Hồ Dĩ Đại bằng "Bác" thì không thể so sánh được với tập thơ Vô Đề cũng như con giòi chỉ nở thành con ruồi và con giòi dĩ đại chỉ nở thành con ruồi trâu chứ không thể nở thành con bướm được. Những con giòi dĩ đại đó sẽ nở thành những con ruồi trâu hút máu chiến sĩ và đồng bào trong và ngoài nước.

Chúng nó, những con giòi, những con ruồi, những con giòi dĩ đại, những con ruồi trâu cả lũ đều xúm vào hút máu và nước mắt, mồ hôi của những người khác. Chúng nó đã ăn cắp đất nước của cha ông để lại cho dân tộc Lạc Việt, đem dâng và gắn thêm một ngôi sao nhỏ vào cho đất nước Đại Hán. Một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ trên nền máu đỏ: Hán, Hồi, Mãn, Mông, Tạng, Việt. Linh hồn tiên tổ có còn quanh quẩn? Khóc hận thêm được ngàn năm nữa chăng?
Two Found Guilty of Conspiracy Involving the Importation and Sale of Falsely Labeled Fish from Vietnam

WASHINGTON— Peter Xuong Lam, of Fairfax, Va., was found guilty late yesterday by a federal jury in Los Angeles of conspiring to import mislabeled fish in order to avoid federal import tariffs, the Justice Department announced today. Lam also was found guilty on three counts of dealing in fish that he knew had been imported contrary to law. Arthur Yavelberg, of Reston, Va., a co-conspirator, also was found guilty of conspiracy to trade in misbranded food.

To date, 12 individuals and companies, including Lam and Yavelberg, have been convicted for criminal offenses related to a scheme to avoid paying tariffs by falsely labeling fish for import and then selling it in the United States at below market price.

“This criminal conspiracy was designed to avoid federal tariffs and flood our markets with illegally imported fish. Maintaining a level playing field for those who obey the law is essential,” said Ronald J. Tenpas, Assistant Attorney General for the Justice Department’s Environment and Natural Resources Division. “Today’s guilty verdicts send a strong message that the Justice Department and our federal law enforcement partners will investigate and prosecute individuals and companies that seek to undermine our markets and the rule of law.”

“The convictions of Mr. Lam and Mr. Yavelberg, as well as the guilty pleas of at least ten other who purchased fish despite the fact that they knew, or reasonably should have known, it was falsely labeled, will deter others in the import and wholesale community from engaging in such conduct,” said Sara Block, Special Agent for the National Oceanic and Atmospheric Administration Fisheries Office of Law Enforcement. “Anyone trading in such illegal products is now on notice that neither consumer fraud nor unfair competition will be tolerated.”

According to evidence presented during the two week trial, two Virginia-based companies, Virginia Star Seafood Corp., of which Lam became president, and International Sea Products Corporation, illegally imported more than ten million pounds, or $15.5 million worth, of frozen fish fillets from Vietnamese companies Binh Dinh, Antesco and Anhaco between May 2004 and March 2005. These companies were affiliated with Cafatex, one of the largest producers in Vietnam of a fish called Pangasius hypophthalmus.

Although the fish imported by Virginia Star and International Sea Products was labeled and imported as sole, grouper, flounder, snakehead, channa and conger pike, a type of eel, DNA tests revealed that the frozen fish fillets were in fact Pangasius hypophthalmus. Pangasius hypophthalmus is a fish in the catfish family marketed under approved trade names including swai or striped pangasius.

An anti-dumping duty or tariff was placed on Pangasius hypophthalmus imports from Vietnam in January 2003, after a petition was filed by the catfish farmers of America. The petition alleged that this fish was being imported from Vietnam at less than fair market value. None of the species names the defendants used to label the imported fish were subject to any federal tariffs.

Further evidence presented at trial showed that Kich Nguyen, the head of the Vietnamese producer, Cafatex, imported the fish to his son, Henry Nguyen who oversaw Virginia Star, International Sea Products and a third company, Silver Seas, of which Yavelberg was titled president.

Lam then knowingly marketed and sold millions of dollars worth of the falsely labeled and illegally imported fish to seafood buyers in the United States as basa, a trade name for a more expensive type of Vietnamese catfish, Pangasius bocourti, and also as sole. All of the fish sold was invoiced to match the false labels that were still on the boxes. The jury convicted Yavelberg of marketing the fillets, without necessarily knowing they had been mislabeled.

Many of the purchasers knew, or in the exercise of due care should have known, that the fish they were purchasing at less than market value was falsely labeled. Henry Yip, T.P. Company, David Wong, True World Foods, Inc., David Chu, Dakon International, Du Sa Ngo, Southern Bay, Joseph Xie and Agar Supply all have entered guilty pleas related to their participation in these transactions. Sentencings in all but two of these cases remain pending.

Lam faces a statutory maximum of five years in jail and fines of up to $250,000 for each of the counts on which he was convicted. Yavelberg faces a statutory maximum of up to one year in prison and $100,000 fine. Sentencing is scheduled for Feb. 23, 2009.

The case was investigated by Special Agents of the National Oceanic and Atmospheric Administration Fisheries Office of Law Enforcement, Food and Drug Administration’s Office of Criminal Investigations, and U.S. Immigration and Customs Enforcement. Senior Trial Attorney Elinor Colbourn and Assistant U.S. Attorney Joseph Johns, Chief of Environmental Crimes in the U.S. Attorney’s Office in Los Angeles, prosecuted the case.

Source: http://www.usdoj.gov/opa/pr/2008/October/08-enrd-967.html
[Multiculturalism Is the Future] South Korea’s foreign brides

Hidden dangers abound in the hastily arranged marriages that leave many women unprepared to deal with life in Korea

Editor’s Note: With the number of foreigners residing in South Korea exceeding one million, 2 percent of the country’s total population, a society that once presented itself as a single race has found itself past the threshold into a “global” society. But examples of friction and maladaptation are also increasing. The Hankyoreh is presenting a series in six installments entitled “Multiculturalism Is the Future,” examining methods of resolving cultural shocks and conflicts arising from rapid entry into a multicultural society.

2:00 p.m., September 22, 2008. The immigration center at Vietnam’s Ho Chi Minh International Airport. Family members have clustered around Tuyet (not her real name), 20, a young woman with an even younger-looking face, who sits in a wheelchair. Some of them lower their heads, unable even to look, and some of them hang onto the wheelchair and weep sadly. Neither the family nor the home country has changed, but this pretty young woman’s body is covered in wounds as she sets foot once again in her homeland a little over a year after marrying and traveling to South Korea. Tuyet’s mother, Nguyen Thi Lien Ji, 50, appearing worn-down in her reunion with her daughter, went to the airport hearing only that her daughter was coming back sick, and her body became rigid when she learned that her daughter was suffering from total paralysis, barely able to speak.

Four days later, it is Tuyet’s hometown, Tan Phu District, Dong Nai Province, located four hours from Ho Chi Minh City by car. As I meet with Tuyet again in a rundown house on the most secluded back street, she is lying on a cot in a dark hut, only blinking her eyes. Her mother says, “We are barely surviving, earning 30,000 dong (around 2,000 won) a day selling rice noodles.” As tears well in her eyes, she adds, “I don’t know how to live with my daughter coming back like this after getting married.” Barely managing to communicate through her younger brother, Tuyet says, “I missed my home so much, and I regret marrying and going to Korea recklessly.” Adding gestures with her hands, she says, “If there are other people making the same decision I did, I would like to stop them.”

Tuyet’s story is a typical example of the misfortune suffered by women who enter hastily arranged international marriages, without sufficient information or understanding about their husbands or the culture they are marrying in to. In Tuyet’s hometown village as well, there are several other young women who have immigrated to South Korea or Taiwan through international marriages.

In August of last year, Tuyet married a man from a South Korean farming village who was around 20 years her senior through an international marriage broker, but her husband was admitted to a mental hospital seven months after the marriage because of mental illness. Left alone in a country home with her old, invalid father-in-law, she was unable to bear the hardship and drank poison.

It is around 7:00 p.m. on the day of Tuyet’s homecoming. Darkness has fallen on District 8 in Ho Chi Minh City. The building is reminiscent of an inn, built on the side of a remote residential street, and women boarding together on its third floor have formed a line and come downstairs. Meeting strange foreign men for matrimonial interviews, they are young women from the country who have gathered together from all over Vietnam to enter international marriages.

A total of 27 women are living together in one large room. A young woman informs me, “We sleep on one blanket each, we eat plain rice and maybe noodles, and even that is only two meals a day. It’s already been several months of this tedious waiting.” The goal of these women from different homes, and in different positions, is one and one alone: international marriage. A 21-year-old woman from Can Tho, located four to five hours away by car, says, “If I can just escape from this situation, I don’t care how old the Korean man is.” These brides-to-be mostly go through a group marriage interview in the manner of a beauty pageant selection, and their trip to Korea is decided with just one day of ceremonies and consummation.

Taking wedding photographs with his Vietnamese bride in Ho Chi Minh City’s Tam Seng Park, “J,” a Korean farmer in his 40s, explains the schedule, saying, “Two days ago I came into Vietnam through the agency of a Korean marriage information service. The other day I had an interview with 60 or so other men at the wedding hall. Today is the wedding and the consummation, and after going on our honeymoon tomorrow, we’re going back to Korea the day after tomorrow.” These rapid marriages are producing many side effects, as in the case of Tuyet.

In the four years since 2004, the overall number of divorces in South Korea has gone down, but the number of divorces in 2007 for women immigrating through marriage was 5,974 cases, a 44.5 percent increase from the previous year. In the past year, there have also been three cases of women who have died from their husband’s abuse or taken their own lives.

Dr. Tran Hong Van of Vietnam’s Institute of Social Sciences, Southern Region, said, “It is a reality that more than 90 percent of Vietnamese women who have entered international marriages are going overseas to places like Korea through Vietnam’s illegal marriage brokerage system, which has developed into a corporate model over the past 10 years or so.” Dr. Tran emphasized, “The governments of South Korea and Vietnam have to put their heads to get and work to solve this problem.”

source :http://english.hani.co.kr/arti/english_edition/e_national/318968.html

Wednesday, October 29, 2008

KHÔNG NHỨT THIẾT PHẢI TÔN THỜ NGUYỄN CHÍ THIỆN !

Hoàng Nguyên(hoang4ebgmail.com)

Câu chuyện ông Nguyễn Chí Thiện có phải là tác giả của tập thơ Vô Đề hay không đã là đề tài xôn xao dư luận trên Internet và cả bên ngoài đời nhiều năm qua, đặc biệt chấn động trong mấy tháng nay. Nhiều người bảo đây là một nghi án văn học lớn nhất từ trước đến nay. Thế nhưng ngoài là một nghi án văn học, việc ông NCT là hay không là tác giả của tập thơ Vô Đề sẽ đưa đến những hệ lụy gì, có ảnh hưởng như thế nào? Đây là điều mà người Việt tị nạn chúng ta quan tâm.

Có hai hệ lụy chính, một là vấn đề tình cảm, hai, quan trọng hơn, là vấn đề chính trị.

Hệ lụy chính trị
Về tình cảm, tuyệt đại đa số người Việt chống Cộng đều thương ỳêu nhà thơ tài hoa, anh dũng, tác giả của tập thơ Vô Đề. Chúng ta đều muốn biết xem con người bằng xương bằng thịt NCT hiện đang sống có phải là tác giả này không, để đối xử với ông một cách thích hợp. Nhưng điều này không có tầm ảnh hưởng về chính trị.

Mặt chính trị mới là quan yếu nhất. Tiếng nói, lập trường của một nhân vật được mọi người yêu, phục, thường có sức mạnh hướng dẫn quần chúng. Nếu ông NCT là một điệp viên của VC thì người ta e ngại rằng ông có thể đưa quần chúng đi vào quỹ đạo mà VC muốn. Đây có lẽ là lý do chính yếu nhất khiến người ta cần đưa "nghi án" NCT ra ánh sáng. Ảnh hưởng chính trị của nghi án văn học "tác giả Vô Đề" là chủ điểm của bài phân tích này.

Trong các xã hội, tình trạng dân trí càng cao chừng nào thì sự tôn sùng thần tượng càng ít chừng đó. Trăm năm, ngàn năm truớc thì "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung", nhưng ngày nay, đặc biệt là ở những xã hội dân trí cao, người ta nghe theo lẽ phải, không tuân theo cá nhân. Các cường quốc như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp trong thế kỷ qua đứng đầu thế giới nhưng nguyên thủ của họ đến rồi đi, thậm chí đôi khi còn bị chỉ trích nặng nề. Họ hùng mạnh nhờ dân trí cao, không nhờ vào việc thần tượng hóa lãnh đạo.

Dân trí
Trường hợp của ông NCT cũng không ngoại lệ. Trình độ dân trí của người Việt ở hải ngoại nói chung khá cao. Hiện tượng thần thánh hóa một nhân vật ngày càng giảm đi. Cho nên, dù ông có đúng là tác giả của thi phẩm Vô Đề, ở hải ngoại này, nếu ông có khuynh hướng, chủ trương, hay phát biểu sai lệch với nguyện vọng của đồng hương thì tầm ảnh hưởng của ông không lớn như ở trong một xã hội có dân trí thấp.

Ta hãy lấy một ví dụ. Có một vi hữu trên diễn đàn trích dẫn lại lời phát biểu của ông NCT, trong đó đại ý ông NCT không khuyến khích những cuộc biểu tình chống Cộng của chúng ta (Người viết xin miễn trách nhiệm về phần này vì thứ nhất đây là một thí dụ, thứ nhì người viết không có khả năng phối kiểm tính xác thực của tin này). Nếu thực sự ông NCT có nói điều này, và nếu thực sự điều ông NCT tuyên bố không thuận theo suy nghĩ của quý vị lãnh đạo Cộng Đồng và đồng hương có quan tâm đến chính trị, thì ông NCT sẽ bị mất uy tín nhiều hơn là thuyết phục được số đông. Các vị lãnh đạo Cộng Đồng ngày nay không phải như những ông trưởng làng, tiên chỉ ngày xưa, nhắm mắt tuân theo giáo điều của nhà vua, và chúng ta, quần chúng ngày nay, suy nghĩ độc lập chứ không còn là ngu dân nữa.

Dân trí cao sẽ vô hiệu hóa phần nào khả năng hướng dẫn quần chúng của một cá nhân. Bên cạnh đó, có một hiện tượng mà một số người xem là có tác hại, lại vô cùng hữu ích, đó là sự tự do phát biểu ý kiến, phê phán trên diễn đàn, trước công luận.

Tự do ngôn luận
Một số người cho rằng việc "đánh phá" ông NCT là không tốt (có lẽ dùng chữ "phân tích", hay "phê phán" thì khách quan hơn từ "đánh phá"). Tuy không phải lập luận phê phán hay phân tích nào cũng có giá trị, nhưng chính nhờ kẻ nói ngược người nói xuôi, quần chúng mới có cơ hội nhìn được nhiều mặt của vấn đề và từ đó, khó có một cá nhân nào có thể hướng dẫn quần chúng đi sai đường, gây tác hại quá lớn.
Đến hôm nay, trên internet, số đông không còn, hay ít khi thẩm định một ý tưởng, một câu nói, dựa vào người phát biểu, mà người ta thẩm định trên nội dung của ý tưởng, lời nói ấy. Tự do ngôn luận đã giúp nâng cao dân trí.

Tóm lại, tuy sau buổi họp báo của ông NCT, nghi án vẫn hoàn nghi án, nhưng khi lùi lại ba bước, nhìn cuộc diện một cách tổng quát thì ta nhận thấy rằng cho dù ông Nguyễn Chí Thiện có thật là tác giả của tập thơ Vô Đề hay không, với điều kiện sinh hoạt ngôn luận tự do, với trình độ dân trí tương đối cao, tầm ảnh hưởng chính trị của một cá nhân, trong trường hợp này là của ông Nguyễn Chí Thiện, không lớn như trong những xã hội mà người ta thường thần thánh hóa thần tượng.

Hoan nghênh tự do ngôn luận. Cho dù nghi án văn học của thi phẩm Vô Đề không được giải quyết, chúng ta chỉ có hoặc thương hay ghét, hay nghi ngờ ông NCT, nhưng không nhất thiết phải nghe lời ông NCT, hay bất cứ ai, vì mỗi người trong chúng ta đều có tự do tư tưởng và suy nghĩ độc lập.
Thảm sát trên đảo Trường Sa: Chuyện chưa bao giờ kể.

Nguyễn Nhân Chứng - Tâm Thức Việt Nam

Số phận của ghe vượt vượt biên đi tìm đời sống tự do, dân chủ, hạnh phúc, ấm no. Câu chuyện sau đây được viết ra để tưởng niệm hơn 130 đồng bào trên "ghe ông Cộ" trên đường vượt biển tìm tự do đã bị Việt cộng tàn sát dã man vào tháng Tư năm 1979 ở đảo Trường Sa, và cũng để gửi đến các con yêu quý của ba: Chí Dũng, Đông Nghi, Tì Tì.

Trước khi vào chuyện:

Thời gian gần đây, dư luận đồng bào trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ trước nguồn tin Trung cộng đã xả súng bắn vào ngư dân Việt Nam đang săn bắt hải sản chung quanh khu vực đảo Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam, gây thiệt hại về nhân mạng cũng như tài sản cho ngư dân Việt Nam, Đây không phải là lần thứ nhất Trung cộng xả súng bắn vào ngư dân Việt Nam. Cách đây vài năm, Trung cộng cũng đã xả súng bắn vào ngư thuyền Việt Nam khiến cho 8 người bị chết và nhiều khác bị thương, sau đó Trung cộng còn ngang nhiên bắt giam nhiều ngư thuyền và ngư dân Việt Nam một cách trái phép vô cùng ngang ngược, bất chấp công pháp quốc tế về luật hàng hải. Đây là hai vụ điển hình nhất mà dư luận quốc tế có đưa tin và đề cập đến. Dĩ nhiên, là còn có nhiều vụ khác đã xảy ra nhưng không có người biết đến. Điều đáng để nói là: nhà cầm quyền Việt cộng đã không có lấy một hành động đáng kể nào được xem là để bảo vệ công dân của mình trước các hành động man rợ của Trung cộng. Thái độ nhu nhược và bất lực của Việt cộng trước việc Trung cộng bắn giết bừa bãi dân lành đã bị đồng bào nguyền rủa.

Nhưng đâu có ai biết được một câu chuyện đã xảy ra cách đây 28 năm về trước, cũng tại quần đảo Trường Sa này. Một cuộc tàn sát man rợ khác đã diễn ra, máu đào loang thắm cả một vùng biển, xác người trôi vất vưởng làm mồi cho muôn loài cá. Cuộc thảm sát man rợ này đã diễn ra do chính bộ đội Việt cộng, lực lượng trú đóng trên đảo Trường Sa ra tay thực hiện. Và..... nạn nhân là hơn 130 đồng bào vượt biển tìm tự do trên một con thuyền xuất phát từ thành phố Nha Trang.

Trung cộng là giống dân ngoại chủng luôn luôn có ý đồ xâm chiếm Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam cũng do bản chất xâm lăng, đồng thời muốn chứng tỏ thế nước lớn của mình đối với Việt Nam. Thế nhưng, bộ đội Việt cộng xả súng hàng loạt bắn thẳng vào chính những người cùng một dòng máu, cùng một màu da, cùng một ngôn ngữ, mà họ gọi là đồng bào, chỉ vì những đồng bào này đã bỏ nước ra đi vì không chấp nhận một chế độ độc tài cộng sản. Hành động này của bộ đội Việt cộng đã vượt qua mức tưởng tượng bình thường của con người. Hành vi tội ác này của chúng nó, ngày nay đã được đảng cộng sản xóa bỏ để trở thành quá khứ, và những người sống sót trên con tàu oan nghiệt đó trở thành những khúc ruột xa ngàn dậm theo chủ trương của đảng, cho dù những người này không và sẽ không bao giờ quên dược cái đêm kinh hoàng của tháng 4 năm 1979 của 28 năm về trước. Bộ máy tuyên truyền của đảng Vc giờ đây đang cùng với những cá nhân, đảng phái đón gió trở cờ đang cùng nhau diễn xuất kịch bản "xoá bỏ hận thù, hướng tới tương lai " Người sĩ quan bộ đội cộng sản, người đã trực tiếp ra lịnh thẳng tay tàn sát đồng bào vô tội trên đảo Trường Sa 28 năm về trước, nếu còn sống, có lẽ giờ đây đã biến thành một tay tư bản đỏ giàu sang, và đang ngồi ở vị trí Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Tác giả câu chuyện này xin được viết ra đây câu chuyện của 28 năm về trước, như một nén hương lòng thắp muộn để tưởng nhớ đến hơn 130 đồng bào trên " ghe ông Cộ " những người bạn đồng hành của tác giả đã bất hạnh gục ngã trước những họng súng oan nghiệt của những tên Việt cộng cuồng sát. Những người còn may mắn sống sót sau cuộc thảm sát trên, nếu có dịp được đọc những dòng chữ này xin hãy cùng nhau dành một phút để cầu nguyện cho những bạn đồng hành xấu số của chúng ta. Những kẻ theo cộng sản là những kẻ cuồng tín, cuồng sát. Cho nên chúng mới xả súng bắn những người chạy đi, dù là đàn bà hay con trẻ, trong tay không tấc sắt. Dù chúng đổi tên, thay áo bộ đội, vất nón cối, bỏ dép râu....

Nguyễn Nhân Chứng.

Chúa ơi cứu con với !
Tiếng thét đau thương, hãi hùng của người phụ nữ nằm sát cạnh tôi, cùng lúc với một dòng nước ấm văng vào mặt đã khiến cho tôi phải lấy tay vuốt mặt mình và bàng hoàng nhận ra toàn là máu, máu nóng đã ập vào mặt tôi từ người phụ nữ bên cạnh. Tôi ngẩng cao đầu lên một chút để nhìn sang bên cạnh, người phụ nữ đang oằn oại với vết thương một bên đùi vỡ toác do đạn xuyên phá, máu tuôn xối xả. Tôi xót xa nhìn người phụ nữ đang lăn lộn vì đau đớn, nhưng cũng đành bất lực không cứu giúp gì được, vì ngay bản thân tôi cũng đang nằm bẹp dí xuống sàn tàu để tránh đạn.

Đạn vẫn tiếp tục nổ, tiếng rên xiết, la hét, kêu gào, của những người bị trúng đạn quyện vào nhau tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn đến rợn người, âm thanh giữa biên giới của sự sống và cái chết chỉ diễn ra trong một cái nháy mắt, mới còn nghe rên la đó.... một loạt đạn tiếp theo đã ghim chặt vào thân người, lập tức tiếng rên la im bặt, một con người đã vĩnh viễn ra đi, những người khác tiếp tục rên la, chờ đợi loạt đạn tiếp theo cướp lấy mạng sống của mình.

Tôi tự nhủ thầm, muốn sống còn phải rời bỏ con tàu ngay lập tức. Tôi vùng dậy, và nhận ra con tàu đang chìm dần từ phía sau của thân tàu, phía trước của con tàu đã bị đạn pháo bắn gãy, đang chổng lên trời. Trước mặt tôi, chung quanh tôi, máu thịt văng tung tóe, thây người nằm la liệt, một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng chứng kiến. Thần kinh tôi tê cứng vì sợ hãi khiến tôi muốn khụy xuống, nhưng bản năng sống còn của con người trong tôi bừng sống dậy, tôi lao mình ra khỏi con tàu phóng xuống biển vừa lúc một cơn sóng biển chụp tới cuốn tôi rời xa con tàu. Thật là may mắn, tôi vừa rời xa con tàu thì dường như cùng một lúc, một trái đạn pháo kích rớt chính xác ngay giữa con tàu khiến con tàu gãy đôi và chìm xuống biển, mang theo toàn bộ số người có mặt trên tàu lên tới trên 130 người.

Trên mặt biển bây giờ đã không còn thấy bóng dáng con tàu đâu nữa, thay vào đó là những vật dụng bể nát của con tàu, những tấm ván bể nổi trôi lềnh bềnh trên sóng nước. Xác người chết ! xác người chết trôi nổi quanh tôi, phụ nữ, đàn ông, con nít, già có, trẻ có. Tất cả, không một ai còn được toàn vẹn thân thể, không một ai còn sống cả..... Có lẽ tôi là người sống sót duy nhất còn lại của con tàu, ngoài tôi ra thì chỉ còn lại toàn rặt là xác của người chết. Máu, là máu, từng vệt loang dài chảy ra từ vết thương của những xác chết, theo dòng nước trôi quanh tôi. Thủy triều đang lên, tôi rùng mình nghĩ đến đàn cá mập đói đang lẩn quẩn quanh đây chờ thủy triều lên cao sẽ theo mùi máu mà kéo đến, thì cho dù tôi có còn sống thì vẫn phải làm mồi cho đàn cá mập như những xác chết kia mà thôi!

Tôi vươn tay cố gắng chụp lấy một mảnh ván để bám vào, tôi bám chặt vào mãnh ván, nhắm mắt lại cầu nguyện, dọn mình chờ chết, và trong cái khoảnh khắc tuyệt vọng đó tôi đã nghĩ đến gia đình, nghĩ đến những người thân thương ruột thịt, đã không biết được rằng tôi đã bỏ thây giữa biển cả và làm mồi cho cá mập. Vĩnh biệt tất cả......
-----------------------------------------------------
Câu chuyện bắt đầu: Chuẩn bị ra đi tìm tự do, dân chủ, hạnh phúc, ấm no

3 giờ sáng thành phố Nha Trang vẫn còn chìm trong giấc ngủ, hàng trụ điện bên đường Nguyễn Thái Học tỏa ánh sáng mờ mờ, soi bóng tôi trên đường. Vai mang cái phao (loại ruột xe hơi được bơm căng lên) giả làm dân đi tắm biển sớm (đối với người dân Nha Trang thì việc có người đi tắm biển vào lúc 3- 4 giờ sáng là chuyện thường) tôi rảo bước thật nhanh hướng về phía biển cho kịp giờ hẹn. Xuống tới bãi cát, tôi đưa mắt nhìn quanh dò xét địa thế, bãi biển vắng lặng không một bóng người, tôi yên tâm cởi bỏ áo ra chỉ mặc chiếc quần cụt, giả vờ làm vài động tác thể dục trước khi bước xuống nước. Từ xa, về phía biển có ánh sáng mù mờ của một chiếc thuyền câu đang tiến vào bờ, tôi lại đảo mắt nhìn quanh kiểm soát lần cuối trước khi rời bãi cát. Bước xuống nước, tôi nhoài người bơi nhanh về hướng chiếc thuyền câu, trả lời đúng mật mã, một bàn tay vươn ra kéo tôi lên chiếc thuyền. Thuyền lướt nhẹ trên mặt biển hướng về "Hòn Tre" cá nhân tôi thì phải nằm sát xuống khoang thuyền không được ngồi dậy cho đến khi tới chỗ ẩn nấp ngoài đảo Hòn Tre.

Hòn Tre là một hòn đảo lớn, nằm cách bờ biển và hải cảng Nha Trang khoảng chừng 6 cây số, cư dân trên đảo này rất ít chỉ chừng vài chục gia đình, hầu hết đều sinh sống bằng nghề chài lưới. Nơi đây cũng là nơi ẩn nấp của các tàu thuyền và ngư dân mỗi khi gặp gió bão. Con thuyền chạy được chừng hơn tiếng đồng hồ thì tới một cửa động nằm khuất sâu vào phía trong trên đảo Hòn Tre, rất khó mà tìm thấy nếu không quen thuộc được địa hình nơi đây. Từ phía ngoài nhìn vào, tôi chỉ nhìn thấy một màu tối đen, bằng ánh sáng của cái đèn (pin) do người ngồi trước mũi soi sáng, chiếc thuyền câu từ từ lướt nhẹ vào động. Tôi được bỏ xuống đây để ẩn trốn chờ đêm đến sẽ ra " tàu lớn ". Một tốp 5 người đàn ông chạy ra đón tôi, ai nấy đều trần như nhộng, không mặc một thứ gì trên người ( sau này thì tôi cũng như họ vì không khí trong động rất oi bức khó chịu ) họ là những người đã đến trước tôi từ đêm hôm trước, cũng để chờ để ra tàu lớn. Trời đã sáng tỏ, nhưng từ phía bên trong động, chúng tôi nhìn ra bên ngoài cũng chỉ nhìn thấy được một vệt ánh sáng rất mờ, yếu ớt chiếu sáng vào trong động. Lúc này trong động chúng tôi cũng đã lờ mờ nhìn thấy được nhau, thật là một cảnh tượng sống động có một không hai mà trong cuộc đời của tôi đã được tận mắt nhìn thấy, 5 ông Adam của thời kỳ hồng hoang, ăn lông ở lỗ, trên người không một mảnh vải che thân, đang đứng giữa một thạch động thiên nhiên thì thào to nhỏ với nhau, vì cứ sợ bên ngoài nghe được. Nhưng thật ra thì có hét to lên cũng chẳng có ai người ta nghe thấy. Không khí trong động đã bắt đầu oi bức dần lên, tôi cũng phải lột bỏ cái quần cụt mang trên người để trở thành người tiền sử như những người khác.

Qua câu chuyện, tôi được biết nơi đây là nơi cất giấu dầu chạy máy dùng cho chuyến vượt biển, mỗi ngày một ít số dầu tồn trữ được tăng dần lên theo với thời gian, và đây là giai đoạn chót cho nên 5 người họ đã ở lại luôn trong thạch động, chờ tối nay thì sẽ chuyển sang tàu lớn. Tôi được chia cho một ít cơm với muối mè đã được vắt cục lại với nhau để đỡ đói chờ đêm đến ra tàu lớn, nằm ngả lưng trên mặt đá lởm chởm, tôi liên tưởng đến chuyến vượt biển đêm nay và cầu nguyện ơn trên cho mọi việc được thông suốt, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến tương lai không biết rồi sẽ đi về đâu, tôi bồi hồi tấc dạ. Đêm đến, ánh đèn pin từ cửa động chiếu ánh sáng vào, cùng với tiếng người nói chuyện với nhau. Rõ ràng là không phải những người trong ban tổ chức, mọi người nín thở chờ đợi, mọi người đều nằm ép sát mình xuống mặt đá, không dám cử động mạnh, cũng may là từ phía ngoài nhìn vào thì chỉ thấy một màu tối đen, nên chúng tôi đã không bị phát giác.

Thời gian chờ đợi tưởng chừng như vô tận, sau cùng thì nhóm người đó cũng bỏ đi, chúng tôi thở ra nhẹ nhõm. Một anh trong nhóm chúng tôi cho biết, đó là những người đi "soi mực" ban đêm và anh đoan chắc rằng họ chỉ vô tình đi lạc vào đây mà thôi. Vào khoảng giữa đêm thì chiếc thuyền câu liên lạc đã trở lại thông báo cho biết là: tối nay không thể khởi hành được vì có sự trục trặc do lý do an ninh. Mọi người lộ vẻ thất vọng, nhưng cũng đành phải nhận lấy phần lương thực cho ngày mai và tiếp tục chờ đợi. Thời gian chờ đợi trong thạch động dường như dài vô tận, chúng tôi chỉ có việc ăn xong rồi nằm hoặc đi lại cho giãn gân cốt, trò chuyện thì hạn chế tối đa vì lo sợ bị phát giác. Một ngày một đêm đã trôi qua, mọi người nôn nóng chờ tin từ con thuyền liên lạc, bóng đêm lại phủ đầy bên ngoài cửa động, con thuyền liên lạc đã trở lại và tiếp tục báo tin buồn vẫn chưa thể khởi hành được, chúng tôi nóng ruột thấy rõ, người đưa tin thì chỉ làm nhiệm vụ đưa tin và chuyển lương thực cho chúng tôi xong thì rút lui. Đêm thứ ba, bóng con thuyền đưa tin đã trở lại, lần này có vẻ hối hả hơn hai đêm trước, theo sau nó là ba chiếc thuyền câu khác nối đuôi nhau tiến vào thạch động, tôi đoán là giờ khởi hành đã tới. Quả đúng như tôi dự đoán, chúng tôi được lịnh "bốc" toàn bộ số dầu chạy máy lên bốn chiếc thuyền câu cùng với mọi người rời thạch động ra tàu lớn. Giây phút quan trọng đã đến, chúng tôi lần lượt chuyển hết số dầu lên thuyền, còn chúng tôi thì nằm sát xuống thuyền bên trên được phủ một tấm nylon để che kín. Bốn chiếc thuyền câu theo hàng dọc lặng lẽ rời thạch động hướng về tàu lớn. Khoảng nửa giờ sau, chúng tôi đã cập được sát tàu lớn đang bỏ neo chờ chúng tôi.

"Tàu lớn" là một chiếc ghe đi biển của ngư dân, dài khoảng 15 thước, rộng chừng 3 thước, mà dân trong nghề đi biển gọi là "3 lốc đầu bạc", dầu được chuyển cấp tốc và nhanh chóng lên tàu lớn, chúng tôi cũng đã lần lượt leo lên tàu lớn. Tàu nhổ neo, chạy ở vận tốc bình thường như là một chiếc tàu đánh cá bình thường khác đang hoạt động quanh đó. Tôi leo lên mui tàu tìm chỗ ngồi, tôi đã giật mình kinh ngạc khi nhìn thấy toàn bộ số người có mặt trên tàu. Đông quá! Chỗ nào cũng có người ngồi chen chúc, nhưng rồi tôi cũng không lấy làm quan tâm cho lắm, miễn sao con tàu cứ tiếp tục hướng mũi ra khơi hướng về Philippines.

"Tháng ba bà già đi biển" câu thành ngữ của những người hành nghề đánh cá, rất đúng trong trường hợp của chuyến vượt biển đêm nay. Mặt biển phẳng như gương, bầu trời trong vắt với muôn vì sao lấp lánh. Sau khi đã bỏ xa khu vực đánh cá trong vùng, con tàu mở hết tốc lực hướng mũi ra khơi. Mặt trời đã ló dạng từ phía chân trời, trời đã dần sáng tỏ, từ trên mui tàu tôi có dịp quan sát rõ hơn toàn bộ khung cảnh trên tàu, điều khủng khiếp đập vào mắt tôi đầu tiên là mặt nước biển chỉ cách bẹ tàu có chừng non 1 thước, chứng tỏ con tàu đang bị khẳm vì chở quá nặng, con tàu như đang oằn mình trườn tới phía trước với sức nặng vượt quá mức cho phép.

Trên khoang tàu la liệt là người, trước mũi, sau khoang, chỗ nào cũng có người. Nắng đã lên cao, tuy mới sáng sớm nhưng nắng giữa đại dương đã mang lại cái nóng khó chịu trong người rồi, vài người đã cởi áo ra cũng như tận dụng hết tất cả những gì khả dĩ có thể che nắng được để tránh cái nắng đã bắt đầu gay gắt. Chỗ duy nhất có thể tránh nắng được là cabin tàu đã được dành riêng cho gia đình chủ tàu, các hầm tàu bình thường dùng để làm nơi chứa cá sau khi thu hoạch được, đã được gỡ bốc nắp hầm đi dùng làm nơi tránh nắng, nhưng có lẽ dưới hầm tàu không khí quá ngột ngạt oi bức nên cứ chốc chốc lại có người trồi lên để hứng lấy khoảng không khí trống trải trên tàu, có người leo lên khỏi miệng hầm thì cũng có người lại chui xuống dưới hầm tàu, cái quy trình "cắc cớ" này cứ thế mà tiếp diễn trong suốt cuộc di hành. Vài tiếng khóc của trẻ em đã nổi lên vì khát nước, chủ tàu ra lịnh cung cấp nước uống cho mọi người, người lớn thì được ba nắp " bi đong ", con nít được gấp đôi trong ngày đầu tiên, cứ cách khoảng chừng 1 giờ đồng hồ thì lại cấp tiếp cho con nít, người lớn thì phải chịu nhịn lâu hơn.

Vì ngồi trên mui cabin nên tôi đã nói chuyện được với gia đình chủ tàu, theo như họ cho biết thì chuyến đi đã bị gặp khó khăn do địa điểm bị tiết lộ ra bên ngoài bởi những người chung vàng cho chuyến đi, do đó thân nhân của những người này đã "canh me" rất sát chuyến đi. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi phải chờ đợi trong thạch động hết hai ngày đêm, đêm thứ ba chủ tàu quyết định phải ra đi bằng mọi giá trước khi việc đổ bể. Tàu cập sát bờ biển nơi "kho gạo" để bốc người, số người dự trù chính thức là gần 60 người. Không ngờ, khi tàu cập vào bờ thì người ở mọi ngõ ngách túa ra leo lên tàu, và vì không muốn bị lộ nên chủ tàu đành phải chở hết số khách không có trong danh sách, sau khi kiểm soát lại thì được biết là con số người đã lên đến hơn 130 người.

Trời đã vào chiều, gió thổi lạnh, một đàn cá heo "dolphin" bơi cập theo hông tàu trông rất đẹp mắt, mặt trời đỏ ối đang từ từ lặn xuống chân trời, bóng tối bắt đầu phủ xuống, con trăng thượng tuần treo lơ lửng trên đầu, bóng con tàu trông thật cô đơn giữa biển cả mênh mông, con người đã trở nên vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, đâu đó văng vẳng tiếng cầu nguyện, lúc đầu nhỏ, sau to dần lên, và không hẹn hầu như mọi người trên tàu đều cầu nguyện theo tôn giáo mình. Biển hoàn toàn vắng lặng, không có bóng một con tàu nào qua lại, không gian là một màu đen che phủ đến lạnh người, con tàu vẫn lầm lũi lướt tới, tôi được anh tài công người của chủ tàu đưa cho một " tấm bạt " loang đầy dầu mỡ để che lạnh, tôi cùng vài người khác quây quần phía bên trong tấm bạt cho bớt lạnh.

Một ngày một đêm đã trôi qua trong an bình, mọi người thầm cảm tạ ơn trên đã che chở cho con tàu. Ngày thứ hai, nắng dường như gay gắt hơn, nắng như đổ lửa xuống những tấm thân đã rộp lên vì bị phỏng nắng, tiếng con nít khóc vang trời. Nước ! Nước đã trở thành một thứ quan yếu bật nhất trên tàu, chủ tàu đã cử bốn thanh niên lực lưỡng đứng canh gác khu vực để nước. con nít được ưu tiên tăng lượng nước uống lên từ 6 nắp lên 8 nắp, nhưng người lớn thì bị giảm xuống chỉ còn có một nắp mà thôi.

Ngày qua đi, đêm lại xuống, tiếng kinh cầu lại vang lên, thỉnh thoảng lại có tiếng nôn oẹ vang lên, đoàn lữ hành nằm dã dượi trân mình hứng chịu khí hậu lạnh lẽo của đại dương về đêm. Ngày hứng chịu cái nắng khủng khiếp, đêm về lại phải đón nhận cái lạnh, chỉ mới có hai ngày mà những con người khốn khổ đã teo hóp lại, sức đề kháng dường như đã không còn nữa.

Ngày thứ hai cũng trôi qua bình an, nhưng đoàn người thì đã hoàn toàn đuối sức, ai nằm chỗ đó, phó mặc cho con tàu muốn đưa mình đi tới đâu thì đi. Trưa ngày thứ ba thì sóng gió đã nổi lên, mặt biển đã không còn phẳng lặng nữa, gió đã nổi lên kéo mạnh từng cơn, bầu trời vần vũ, mây đen kéo về đen kịt, từ xa từng ngọn sóng bạc đầu đang kéo tới. Sóng to, gió mạnh, khiến con tàu chao đảo liên tục, từng cơn sóng cao vời bốc con tàu lên cao, nhìn xuống dưới là một hố sâu thẳm đến rợn người. Tôi cùng những người khác trên mui phải leo xuống khoang tàu, vì quá nguy hiểm nếu cứ tiếp tục ở lại trên mui tàu. Đang ở giữa trưa mà tôi cứ ngỡ rằng là đang lúc chiều tối vì bầu trời tối đen, chủ tàu trấn an mọi người rằng: "Đây là chuyện thường thôi, chỉ là "gió Nam", gió Nam thì mấy người làm nghề biển coi như cơm bữa." Hư thật ra sao không biết, nhưng mọi người đã quá hoảng sợ và trở nên nhốn nháo, khiến con tàu đã bị sóng nhồi chao đảo lại thêm tròng trành như muốn lật úp. Chủ tàu phải hét lớn ra lịnh, không được nhốn nháo, nếu không muốn tàu bị lật thì ai ở đâu ngồi đó. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc như muốn vỡ ra từng mảnh nhỏ, khiến mọi người đang lúc hoảng sợ càng thêm hoảng sợ, tiếng than khóc, tiếng gọi nhau vang lên thảm thiết, người ta dồn cục vào với nhau như để tìm sự che chở cho nhau.

Mưa đã bắt đầu trút xuống, ngày càng nặng hột hơn, mưa giăng trắng xóa cả một khoảng không gian rộng lớn giữa đại dương, con tàu vẫn trồi lên hụp xuống tưởng chừng như muốn hất văng những thuyền nhân xuống biển. Con tàu đã phải chuyển hướng, không thể nào đi theo hướng đã định mà phải cập theo sóng để tránh cho tàu khỏi bị lật úp, người tài công chính của tàu, người nắm giữ sinh mạng của hơn 130 thuyền nhân, giờ đây đang gồng mình ôm chặt bánh lái với sự giúp sức của hai người khác để giữ cho con tàu khỏi bị lật, giữ cho con tàu khỏi bị lật đã là một việc vô cùng khó khăn lắm rồi, việc nhận rõ phương hướng đã không còn được đặt ra nữa. Con tàu đã thật sự lạc mất phương hướng, mặc cho sóng gió đưa đẩy, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện và phó mặc số mệnh vào sự may rủi mà thôi. Cơn bão vẫn tiếp tục quần thảo từ trưa đến tối, nhồi con thuyền xoay vòng giữa cơn bão dữ, những người trên tàu giờ đây đa số đã phải chui vào hầm tàu để tránh khỏi bị hất văng xuống biển.

Đến tối thì cơn bão chấm dứt, mọi người ngoi ngóp bò dậy, may mắn thay suốt cơn bão dữ mọi người vẫn được bình an dù đã phải trải qua một ngày kinh hoàng khiến ai nấy không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc tiếp tục di hành thêm nữa. Có ánh đèn ! Có ánh đèn ! Một người la to, rồi nhiều người khác cùng la, cứ tưởng như là mơ. Nhưng quả thật, từ hướng bên phải của con tàu có ánh đèn leo lét khi ẩn khi hiện do sự trồi lên hụp xuống của con tàu. Tài công hướng mũi con tàu chạy thẳng vào nơi có ánh đèn, trông thì gần, nhưng thật ra thì tàu phải chạy gần hai giờ đồng hồ mới đến được. Càng đến gần thì mọi người nhận ra đó là một hòn đảo, đảo nhưng có ánh đèn, nghĩa là có người sinh sống trên đảo. Mọi người mừng rỡ quỳ tạ ơn trên đã dẫn dắt con tàu đến nơi bình an. Con tàu đang ngon trớn, bỗng nghe đánh..... ầm một tiếng lớn, tiếng máy tàu gầm rú liên hồi, anh tài công la lớn "Ghe mắc rạng", anh tài công cố gắng bằng mọi cách để xoay chuyển con tàu nhưng đành bó tay đứng nhìn, nhìn mũi tàu ghếch cao ở phía trước, tôi đoán là con tàu đã "cưỡi" lên đá ngầm rồi. Từng đợt sóng mạnh mẽ đánh vào mạng tàu như muốn phá vỡ con tàu ra làm trăm mảnh.

Nhìn vào phía trong đảo, thấy không còn xa lắm, từ chỗ con tàu gặp nạn vào đất liền khoảng chừng vài trăm thước. Phải rời tàu đi tìm phương tiện cấp cứu thôi, có người lên tiếng đề nghị. Thế là một số trai tráng khỏang chừng 20 người trong đó có tôi, tình nguyện rời tàu đi vào đảo tìm phương tiện cấp cứu, chúng tôi được quấn dây thừng thật chặt rồi lần theo đó mà vào chỗ nông hơn để đi vào bờ, thật may mắn là vào lúc đó thủy triều đang rút xuống cho nên chúng tôi có thể đi bộ vào đảo được, dưới chân tôi là muôn ngàn những con cầu gai cùng với các loại vỏ nghêu, vỏ ốc, mà tôi đã phải giẫm lên khiến cho lòng đôi bàn chân bị cắt đứt ngang dọc, khiến đau rát buốt óc. Chúng tôi lần mò, nối đuôi nhau tiến vào đảo, đặt chân được lên bãi cát trên đảo, chúng tôi nằm nhoài ra nghỉ lấy sức. Hồi tưởng lại cơn bão vừa qua, tôi vẫn còn hãi hùng và thầm cám ơn ơn trên đã che chở, bằng không có lẽ giờ này chúng tôi đã vùi thây giữa lòng biển cả rồi. Lấy lại được sức, đoàn người tiếp tục bước sâu vào trong đảo, riêng tôi thì còn quá mệt nên cũng chẳng vội vã bước theo họ. Vì lý do đó, cho nên tôi trở thành người cuối cùng ở sau chót của đoàn người. Bất ngờ, hàng loạt đèn pha từ phía trong đảo bật sáng chiếu thẳng vào chúng tôi. Có tiếng hô to..... ai đó, đứng lại, vào đây làm gì? Lúc đầu chúng tôi nghe không rõ vì gió biển thổi cùng với tiếng sóng, hơn nữa họ lại nói tiếng Việt phát âm giọng Bắc khiến chúng tôi ngỡ là một thứ tiếng ngoại quốc, có thể là tiếng Phi. Chúng tôi đã vô cùng mừng rỡ vì biết được mình đã tới nơi chốn mà mình muốn.

Chúng tôi vừa đưa cả hai tay lên trời, vừa làm dấu cho họ biết rằng chúng tôi đến đây là do thiện chí và cứ thế tiếp tục bước tới. Nhưng càng đến gần thì chúng tôi nhận ra rõ ràng là tiếng Việt chứ không phải là tiếng ngoại quốc. Có tiếng hô qua loa phóng thanh. Tất cả đứng lại..... nếu không sẽ bị bắn bỏ. Trời ạ...... chúng tôi đã lạc vào đảo của Việt Nam rồi! Chúng tôi lập tức đứng lại, hai tay vẫn đưa thẳng khỏi đầu, chúng tôi hội ý với nhau là: để qua mặt được họ, chúng tôi phải nói rằng tàu vượt biên do nhà nước tổ chức ra đi. Khi nói như vậy, chúng tôi ngầm hai ngụ ý:

Thứ nhất, khi biết là chúng tôi ra đi do nhà nước tổ chức thì họ sẽ tìm phương tiện giúp chúng tôi.

Thứ hai, nếu không giúp được gì thì họ cũng sẽ không làm khó dễ chúng tôi, trường hợp tệ lắm là họ sẽ bắt trở về đất liền để đi tù, trong trường hợp này thì mọi người sẽ an toàn hơn cả.

Giọng nói kia tiếp tục vang lên: Tất cả đứng yên tại chỗ đợi lịnh......Thời gian lặng lẽ trôi qua trong ngột ngạt. Khoảng chừng hơn 10 phút, thì đột nhiên từ phía bờ cát một loạt lửa da cam tóe lên cùng lúc với những tràng súng liên thanh nổ rền trời, tôi giật mình ngó về phía đoàn người. Tôi như bị hoa mắt vì thấy máu từ các thây người phun ra khắp nơi, thây người đổ ập xuống, tiếng rên la thảm thiết vang lên như muốn xé tan màn đêm. Việt cộng giết người..... nghĩ thế xong là tôi vội vàng bò hết tốc lực để tránh ra xa khỏi đoàn người và đứng lên vùng chạy về phía biển, vài người khác trong đoàn người cũng cố gắng mang thương tích vùng chạy ngược trở ra biển, một số chỉ chạy được nửa chừng rồi thì ngã xuống nằm lại luôn.

Bằng tất cả sức lực còn lại trong người, tôi chạy thẳng và nhào người ra biển, giẫm lên cầu gai, võ nghêu, võ ốc mà chạy càng xa, càng tốt, trong tôi bây giờ không còn có cảm giác đau đớn do bị cầu gai đâm thủng chân nữa, tôi hoàn toàn ở trong trạng thái vô cảm. Sau cùng thì tôi cùng vài người khác cũng đã chạy ra được nơi con tàu mắc cạn. Mọi diễn biến trên đảo đã được chúng tôi tường thuật lại, thực ra thì mọi người đã nghe được tiếng súng nổ tuy không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng cũng phần nào đoán ra được là đã có chuyện không lành. Khi nghe chúng tôi báo cáo lại mọi chuyện, mọi người đã vô cùng hoảng sợ. Tất cả đàn ông, trai tráng trên tàu, đều được huy động xuống để đẩy con tàu ra khỏi vùng đá ngầm.

Trời đã phụ lòng người ! Sức của con người làm sao chống chọi lại với sức mạnh của thiên nhiên, chúng tôi cố đẩy được con tàu xê dịch đi một chút, thì lập tức các ngọn sóng lại đánh đẩy con tàu trở về vị trí cũ. Đang lúc tất cả đang cố gắng đẩy con tàu thì súng lại nổ vang rền, đạn bay như rải về phía con tàu. Có tiếng thét kinh hãi... có người trúng đạn... có người trúng đạn, tiếp theo là những tiếng khóc, tiếng kêu gào, khung cảnh rối loạn cả lên, mạnh ai người đó chạy tìm chỗ nấp, nhưng nấp vào đâu bây giờ, giữa trời nước bao la và con tàu khốn khổ đang phải hứng chịu những vết đạn từ những con người tàn bạo? Súng đã thôi nổ liên hồi, nhưng vẫn tiếp tục nổ cầm chừng, và thỉnh thoảng lại có người gào lên kêu cứu khi thân nhân mình trúng đạn. Phải ở vào hoàn cảnh trên thì mới có thể cảm nhận được hết cái không khí dã man, tàn bạo, đầy khủng bố mà không thể có ngòi bút nào lột tả được hết. Súng vẫn nổ lai rai, đoàn người vẫn cố gắng trong tuyệt vọng để đẩy con tàu. Nhưng bất lực! Hoàn toàn bất lực! Mọi người đã kiệt sức vì đói lạnh, da thịt mọi người đã thâm tím đi vì lạnh. Tất cả đều buông xuôi leo lại lên tàu phó mặc cho trời. Suốt đêm đạn vẫn nỗ, người tiếp tục chết vì đạn, tiếng kêu khóc vẫn cứ vang lên mỗi khi có người trúng đạn chết. Từ nơi xa xa, có thấp thoáng ánh đèn chiếu sáng từ một hòn đảo khác bên cạnh. ..............

Trời sáng dần, tiếng kẻng buổi sáng phía trong đảo vang lên. Đoàn người tội nghiệp dõi mắt về hướng đảo trông chờ phép lạ. Trên đảo nhộn nhịp hẳn lên, bộ đội chạy tới chạy lui, gia đình thân nhân vợ con của bộ đội cũng chạy ra đứng nhìn con tàu nghiêng ngả. Đàn bà, con nít trên tàu được cho lên mui tàu hướng về trong đảo quỳ lạy xin được cứu giúp. Tiếng kêu khóc vang dội trời xanh, những con người Việt Nam khốn khổ đang quỳ lạy những con người Việt Nam khác ngừng tay bắn giết đồng bào mình. Lịch sử Việt Nam từ bao nhiêu ngàn năm nay chưa bao giờ có những trang sử ô nhục như thế này. Ô kìa.... phép lạ xảy ra, có bóng của những bàn tay vẫy phất như báo cho thuyền nhân biết là họ có thể vào bờ được rồi, những cái vẫy tay mời gọi từ phía trong đảo đã làm mọi người như sống lại. Ưu tiên cho đàn bà và con nít vào trước, dây thừng được lấy ra quấn chặt vào mình, cùng với sự giúp sức của vài thanh niên, sợi dây thừng dài được nối từ con tàu vào thân của những người xuống tàu lôi vào bờ. Đoàn người rời con tàu xa dần dần tiến vào bờ, dây thừng vẫn được quấn chặt vào người, cách bờ chừng 100 mét nhưng vẫn chưa thấy người từ trên bờ ra cứu giúp. Bỗng nhiên súng lại nổ. Trời ơi! súng nổ nhắm vào những người đang quấn chặt dây thừng ngang mình để vào bờ, thế là chỉ còn có chờ chết mà thôi, làm sao mà có thể chạy thoát được khi sợi dây oan nghiệt đang trói mọi người lại với nhau. Không một ai còn sống sót qua trò chơi man rợ của lũ người không tim trên đảo. Tiếng kêu gào thảm thiết lại vang lên của những người chồng, người cha, khi nhìn thấy cảnh vợ con mình bị bắn giết vô cùng man rợ như trên. Đàn bà con nít lại được đưa lên mui tàu chấp tay hướng vào đảo mà van lạy xin được buông tha, đáp ứng lại những lời van xin thảm thiết này là những tràng đạn lại nổ tiếp, bóng người đàn bà với tư thế hai tay chấp vào nhau vì đang quỳ lạy ngã chúi xuống biển từ trên mui tàu, cùng lúc với các em trẻ bật ngửa ra sau giẫy chết vì trúng đạn. Tàn bạo, man rợ, không thể nào tả hết.

Tàu vướng đá ngầm rồi, phải rời tàu thật nhanh.

Nắng đã lên cao, từ trong đảo bóng dáng bộ đội Việt cộng chạy lại ụ súng được mọi người trên tàu nhìn thấy rõ mồn một. Tấm phông che súng được kéo xuống, nòng súng được hạ xuống. Trời ơi !..... Một cây súng pháo với nòng súng dài có đến 10 thước đang hiện ra trước mắt mọi người trên tàu. Kinh hãi…. hỗn loạn trên tàu đã diễn ra, chỉ cần một trái đạn pháo từ khẩu súng đó mà trúng vào con tàu thì tất cả chỉ còn là tro bụi. Cầu nguyện, và dọn mình chờ chết, vì sẽ không còn ai sống sót sau khi trái đạn được khai hỏa bắn trực xạ vào một mục tiêu cố định là con tàu. Nhưng không, tấm phông đã được kéo lại che đậy khẩu súng, nòng súng đã được nâng lên cao, không còn ở vị trí sẵn sàng nhả đạn nữa. Bóng dáng bộ đội lại chạy nhốn nháo, và họ đang lấp ráp chân " đế " của cây súng cối. Dã man, tàn bạo, bộ đội cộng sản Việt Nam vì tiếc một quả đạn súng pháo lớn, nên đang thay vào đó là đạn súng pháo nhỏ hơn, và đó là trò chơi giết người của họ.

Ầm.... quả đạn đầu tiên được bắn ra rớt xuống biển cách con tàu chừng vài thước, mọi người chưa kịp hoàn hồn thì. Ầm.... quả đạn thứ hai rớt chính xác ngay mũi tàu, thịt xương văng tung tóe, máu đổ chan hoà, cùng lúc với hàng loạt đạn lớn nhỏ vang rền khắp nơi, tay chân, máu thịt, vung vãi ở khắp mọi nơi trên tàu, con người lăn lộn, vật vã với vết thương, khung cảnh của địa ngục trần gian đang phơi bày trước mắt tôi. Sau tiếng thét đau thương, hãi hùng của người phụ nữ nằm bên cạnh tôi. Tôi vùng dậy, nhoài mình phóng ra khỏi con tàu, một ngọn sóng cuốn tôi ra xa cùng lúc với một trái đạn khác rớt ngay giữa thân tàu, con tàu gẫy đôi và chìm xuống biển. Tất cả sự kiện xảy ra chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, sau khi tiếng kẻng buổi sáng trên đảo vang lên.

Chung quanh tôi xác người chết trôi vất vưởng khắp nơi, những người còn sống sót thì vẫn phải đang lặn hụp với từng cơn sóng biển, và từ trong bờ đảo những tên bộ đội Việt cộng khát máu vẫn giương súng nhắm bắn vào những người sống sót, rất may là nhờ sóng biển nhồi lên hụp xuống mà cái đầu tôi trở thành một mục tiêu khó bắn trúng của những kẻ sát nhân, có người đang cố gắng bơi ra xa khỏi tầm đạn, nhưng nửa chừng thì tôi bỗng thấy nằm bất động trôi vật vờ trên biển, tôi biết rằng họ đã trúng đạn hoặc chết vì vết thương quá nặng. Thủy triều đã lên cao, sóng biển không còn đánh mạnh nữa, và cũng chính vì vậy mà những người sống sót khó tránh khỏi tầm ngắm của lũ sát nhân. Tất cả đã vĩnh viễn ra đi, tôi cũng đã trôi ra xa khỏi tầm đạn và đang nằm chơi vơi giữa đại dương bao la, khung cảnh hoàn toàn im lặng đến rợn người. Tôi nhắm mắt lại cầu nguyện, nghĩ đến gia đình đang còn ở lại đất liền xa xôi, chỉ trong chốc lát nữa thôi những con cá mập sẽ kéo tới và tôi sẽ chết vì bị cá mập ăn. Nghĩ tới cá mập, tôi hoảng sợ mở mắt ra. Và kìa, từ hướng xa tôi nhìn thấy một chiếc thuyền câu đang trôi về hướng tôi. Thoạt đầu, tôi cứ tưởng bộ đội công sản Việt Nam hạ quyết tâm đuổi tận, giết tuyệt, nên không dám bơi lại gần. Nhưng nhìn kỹ lại thì tôi nhận ra trên chiếc thuyền đó hoàn toàn im lặng, không có một sự di động của bất cứ người nào trên thuyền, tôi hơi vững tâm và cố gắng bơi lại gần thuyền. Nắm được be thuyền và leo lên thì tôi trông thấy có người trên thuyền, nhưng mọi người đang nằm ở tư thế ẩn nấp. Thấy tôi leo lên thuyền họ bèn quay lại sụp lạy tôi và xin tha mạng, tôi không có thời giờ giải thích gì cả, bật ngửa ra nằm bất động trên sàn tàu.

Sau khi đã hoàn hồn và hỏi chuyện nhau thì tôi mới vỡ lẽ ra họ cũng trôi dạt vào đây và cũng bị bắn như chúng tôi. Thuyền của họ xuất phát từ Phước Tỉnh, Bà Rịa, trên tàu gồm 13 người gồm 11 người đàn ông và 2 đứa trẻ, bé chị vào khoảng 9 tuổi, bé em trai khoảng 6 tuổi. Ba của hai em bé này đã bị bắn vỡ đầu nằm chết ở phía mũi thuyền, một thanh niên khác bị bắn nát mất phần vai hai bên, hai cánh tay chỉ còn dính liền bởi phần da còn lại trên vai, đang nằm thôi thóp thở dưới hầm máy, tình trạng cho thấy là anh này sẽ khó thoát chết do vết thương quá nặng. Trong khi con thuyền đang trôi vật vờ như thế thì cũng có được 4 người khác từ chiếc tàu bị bắn chìm trước đó thoát chết, leo lên được con thuyền mà chúng tôi đang có mặt. Như vậy là tổng cộng số người thoát chết của hai chiếc thuyền là 16 người, con số trên 130 người đã bị bắn chết vùi thây dưới lòng biển lạnh.

Sóng lớn quá, có người rơi xuống biển.

Con thuyền cứ tiếp tục trôi vật vờ trên biển, nhưng càng lúc càng rời xa khu vực nguy hiểm, lúc này đã vào khoảng 10 giờ sáng, nhìn sang bên trái của con thuyền, chúng tôi nhìn thấy một hòn đảo khác cách chúng tôi không xa lắm. Nghĩa là con thuyền của chúng tôi đang nằm giữa vị trí của hai hòn đảo. Hòn đảo này tôi đoán có lẽ là hòn đảo mà chúng tôi đã thấy thấp thoáng ánh đèn từ đêm hôm trước, đêm hôm bị bộ đội Việt cộng tàn sát. Chúng tôi quyết định phải rời xa hai hòn đảo này càng sớm càng tốt nếu còn muốn sống. (Đây là một quyết định sai lầm mà chúng tôi đã phải trả giá rất đắt, sẽ được nói đến ở đoạn sau) chúng tôi dùng mái chèo cố gắng chèo con thuyền ra khơi, vì bình xăng của con thuyền đã bị bắn vỡ chảy hết dầu. Gió đã đổi chiều, thổi con tàu tội nghiệp của chúng tôi trôi vào cõi vô định. Con thuyền này dài chừng 6 thước, rộng gần 2 thước, loại thuyền dùng để đi câu ven bờ biển chứ không thể đi xa hơn. Vậy mà nó cũng đã chở 13 con người vượt được hàng trăm hải lý để đến nơi đây cùng chung số phận như chúng tôi.

Chiều xuống dần, không gian yên tĩnh, không có một bóng dáng của bất cứ một con tàu nào khác ngoài con thuyền của chúng tôi lạc lõng giữa đại dương. Tối đến, chúng tôi phát giác ra một chuyện chết người khác, con thuyền đang bị vô nước từ phía dưới lườn tàu, thế là chúng tôi tìm cách chặn nước không cho tràn vào, và cử người canh chừng để tát nước liên tục. Cứ hai người cho mỗi phiên trực tát nước, số phận của 16 người sống sót trên con thuyền này sẽ tùy thuộc vào hai người có nhiệm vụ tát nước ra khỏi tàu, nếu chẳng may họ buồn ngủ, hoặc mệt quá mà chểnh mảng thì con thuyền sẽ chìm và mọi người cũng sẽ chìm theo con thuyền, nhưng biết làm sao hơn đây! khi mà tất cả mọi người ai cũng còn mang nét mặt kinh hoàng vì mới vừa phải trải qua một biến cố quá đau thương và.... phó mặc mọi việc cho Thượng Đế.

Một đêm kinh hoàng trôi qua, người sống phải sống cùng xác chết trên một diện tích vô cùng chật hẹp của con thuyền, vấn đề vệ sinh chung đã được đặt ra, là phải giải quyết cái xác chết vẫn còn ở trước mũi thuyền. Thật là tội nghiệp cho hai đứa trẻ, chúng kêu khóc thảm thiết không cho thủy táng người cha thân yêu của mình. Chúng tôi cũng đành phải chìu lòng của hai em, nhưng sang đến ngày thứ ba thì chúng tôi phải giấu lén hai em mà thủy táng người quá cố để bảo vệ sức khỏe cho những người còn lại. Sau này biết được hai em đã lăn lộn khóc lóc vô cùng bi thảm, chúng tôi chỉ còn biết rớt nước mắt dỗ dành hai em.

Tình trạng của anh thanh niên bị thương dưới hầm tàu đã trở nên tồi tệ hơn vì không có thuốc men chạy chữa, vết thương đã thối rữa, biết là anh cũng sẽ không qua khỏi, tối ngày thứ ba, sau khi thủy táng người đàn ông ba của hai đứa trẻ, chúng tôi quyết định nấu cho anh chút cháo trộn với đường cát như là bữa ăn tối cuối cùng trước khi ra đi, tôi là người đã đút cháo cho anh ăn, suốt bữa ăn anh cứ liên tục kêu cứu cầu sống, tôi chỉ còn biết gạt lệ an ủi với anh là cố gắng chút cháo, rồi mọi người sẽ được cứu sống. Sáng hôm sau, chúng tôi thấy anh đã nhắm mắt lìa đời, thân thể anh tái xanh vì đã không còn máu. Chúng tôi cũng đã thủy táng anh và cầu nguyện cho linh hồn anh sớm được siêu thoát.

Đã hơn một tuần lễ lênh đênh trên biển, có một điều thật lạ lùng là chúng tôi không hề nhìn thấy bất cứ một thương thuyền nào qua lại vùng biển này cả. Không lẽ chúng tôi đã lạc vào một vùng biển chết? Lương thực còn được mấy kí gạo sau ngày bị bắn dùng để nấu cháo cầm hơi cũng đã hết, nước uống thì đã hết từ trưa, cơn đói khát đang đốt cháy ruột gan mọi người. Một ngày đói khát đã bắt đầu và sẽ còn tiếp tục không biết kéo dài đến bao lâu. Cầu nguyện, chỉ còn có biết cầu nguyện thôi, tất cả mọi việc đều đã được sắp đặt và an bài do Thượng Đế, con người đã trở thành vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên, vũ trụ.

Lại một ngày đói khát nữa, cái khát làm cho da thịt như muốn bốc khói, môi nứt nẻ, đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi thức ăn, nước uống. Tội nghiệp hai đứa trẻ, suốt ngày chúng cứ nói đến miếng ăn mà trước đây mẹ chúng làm cho chúng ăn, hoặc thứ nước uống mà chúng thích. Mọi người như mê loạn đi vì đói và khát. Dường như lời cầu nguyện của chúng tôi đã thấu tới trời xanh. Chiều hôm đó, trời đổ cơn mưa, những hạt mưa như những nước cam lồ trong chuyện thần tiên, tưới mát thân thể chúng tôi, chúng tôi say sưa ngửa mặt lên trời hứng lấy nước mưa mà uống, lấy thêm "can nhựa" trên tàu hứng lấy nước mưa dự trữ. Nhưng trời mưa lại dẫn đến một vấn đề khác. Thuyền ngập nước, thế là mọi người xúm vào tát nước cho thuyền khỏi chìm, rất may là cơn mưa không kéo dài, và còn may hơn nữa là từ đó cho đến ngày được cứu, cứ vài ngày lại có một cơn mưa ngắn giúp chúng tôi có đủ nước uống.

Vấn đề nước uống đã được giải quyết, nhưng còn thức ăn? Chúng tôi đã không còn được bất cứ một thứ gì để có thể ăn được. Cơn đói cứ dày vò, ám ảnh chúng tôi liên tục, người chúng tôi đã teo lại chỉ còn lớp da bọc lấy xương, hay nói cho đúng hơn là những bộ xương biết bò, vì chúng tôi không thể nào đứng vững được nữa. Một hôm tôi bò xuống hầm máy để cố gắng kiếm thử xem còn gì có thể ăn được không, tôi trông thấy một chai " xá xị " mới nhìn tôi cứ tưởng đó là một chai đựng dầu nhớt gì đó của mấy người thợ máy bỏ quên, nhưng tôi cứ cầm lên và ngửi thử. Một mùi thơm ngào ngạt bốc thẳng vào óc tôi, khứu giác tôi dường như mở ra tối đa để hít lấy mùi thơm đó. Mùi thơm của mỡ heo, đúng vậy, chai xá xị kia là một chai dùng để đựng mỡ heo dành để chiên đồ ăn của các ngư phủ. Tôi thọc ngón tay vào miệng chai và đưa lên miệng mút. Trời ạ! Thật là một thứ cao lương mỹ vị mà tôi chưa hề được thưởng thức qua bao giờ, tôi cứ mút lấy mút để cái thứ nước sền sệt nhưng vô cùng tuyệt hảo đó. Chợt nhớ lại những người ở trên, đặc biệt là hai đứa trẻ, tôi bò trở lên với chai xá xị, không ai còn để ý đến tôi vì mọi người đều đã nằm liệt. Tôi bò đến hai đứa trẻ, thò ngón tay tôi móc một ít mỡ heo nhét vào miệng các em, như là một liều thuốc tiên các em bừng tỉnh lại, tôi ra dấu cho các em cứ bình tĩnh mà mút mỡ heo, nhắm chừng các em đã dần dần có chút sinh lực trở lại, tôi trút một ít mỡ heo vào cái chén nhựa cho các em, còn lại tôi dùng một chiếc đũa thọt vào chai xá xị có mỡ heo và kêu mọi người lại mút lấy chiếc đũa thần kỳ diệu. Nhờ có chai xá xị mỡ heo mà chúng tôi có được một bữa tiệc sang trọng nhất trong đời.

Và cũng nhờ chút mỡ heo tuyệt vời đó mà em bé trai có chút sinh lực ngồi nghịch phá cái máy radio nhỏ xíu bất khiển dụng, cái radio bị vỡ lòi ra mấy sợi dây kẽm nhỏ, một bác lớn tuổi trên thuyền có sáng kiến uốn mấy sợi kẽm nhỏ đó thành những cái móc câu, dùng cước cột các móc câu đó lại, cạy các con ốc nhỏ bám theo be thuyền làm mồi. Kết quả thật bất ngờ khích lệ, buổi đầu tiên bác câu được hai con cá lớn độ bằng bàn tay người lớn. Cái cột buồm vô dụng được bác ấy chẻ ra từng miếng nhỏ dùng để nhóm bếp. Cũng may là trên thuyền còn có được cái hộp quẹt còn sử dụng được. Hai con cá được bác nướng lên chia đều cho mỗi người. Từ đó chúng tôi được chia ra làm công việc chẻ cột buồm để giữ lửa, bác ấy làm công việc câu cá. Ngày nào có được vài con cá thì bác chia đều cho mỗi người được một miếng bằng hai ngón tay, ngày nào không câu được thì mọi người nhịn đói uống nước mưa cho qua cơn đói.

Chúng tôi đã trôi trên biển 20 ngày qua rồi, nhưng vẫn không nhìn thấy bóng dáng của một chiếc thương thuyền nào, mỗi khi chiều xuống tôi thường bò lên trước mũi thuyền nằm trông ngóng bóng dáng một con thuyền. Nằm nhìn những con chim hải âu săn mồi trên biển mà lòng tôi tan nát, không ngờ rằng cuộc đời của mình lại kết thúc trong bi thảm như thế này. Sợ nhất là mỗi khi chiều về, màn đêm chuẩn bị buông xuống, chung quanh là một màu tối đen, không khí chết chóc cứ như lẩn quẩn đâu đây. Hoặc những khi trời nổi cơn giông, từng lượn sóng cao như mái nhà bốc con thuyền lên cao, rồi nhận con thuyền xuống đáy, rồi lại bốc lên, cứ như thế kéo dài hàng mấy giờ đồng hồ liền khiến chúng tôi vô cùng sợ hãi.

Tình trạng cô đơn giữa đại dương bao la kéo dài cho đến tuần lễ thứ ba thì chúng tôi nhìn thấy con tàu đầu tiên. Thật là không còn gì để diễn tả được nỗi vui mừng của chúng tôi, chúng tôi reo mừng, reo la cầu cứu, vì nghĩ rằng chắc chắn là mình sẽ được cứu. Nhưng, ô kìa ! Chiếc thương thuyền vẫn lạnh lùng rẽ nước phăng phăng chẳng buồn ngó đến chúng tôi, mặc dù khoảng cách của đôi bên quá gần, gần đến nỗi chúng tôi có thể nhìn thấy thủy thủ trên chiếc tàu buôn đang tập trung trên bong tàu để nhìn chúng tôi. Con tàu khuất dạng ở chân trời, chúng tôi ngỡ ngàng, hụt hẫng, sao lại có chuyện lạ lùng như vậy ? Sao lại có những người vô lương tâm đến như vậy? Thấy người sắp chết sao không cứu? Ngần ấy câu hỏi cứ quay trong đầu tôi cho tôi đến khi tôi lịm người đi vì mệt mỏi và thất vọng.

Lại có thêm bóng dáng một chiếc tàu buôn từ đàng xa, như được tăng thêm sức, tôi cùng vài người khác vùng dậy trèo lên mui ra dấu cầu cứu, và cũng như chiếc tàu thứ nhất, họ lạnh lùng bỏ đi mặc cho chúng tôi kêu gào đến kiệt sức. Từ đó trở đi, mỗi ngày chúng tôi nhìn thấy hàng chục chiếc tàu buôn qua lại trong vùng nhưng không một chiếc nào chịu cứu vớt chúng tôi. Thậm chí, có ngày chúng tôi còn nhìn thấy hạm đội của Mỹ đang thao dượt trên biển với máy bay phản lực lên xuống trên các chiến hạm. Từ dữ kiện này, tôi đoán là chúng tôi đang ở đâu đó trong vùng vịnh Philipines.

Chiều ngày thứ 30 trên biển, chúng tôi tuyệt vọng trong mòn mỏi, không còn hơi sức để kêu cứu nữa, mặc cho các tàu buôn vẫn qua lại nhìn chúng tôi sắp chết. Tôi nằm xoải trên mui con thuyền đưa mắt hững hờ nhìn chiếc tàu buôn mang hàng chữ Nhật chở đầy những cây gỗ với đường kính hai người ôm, chiếc tàu buôn đó, cũng như những chiếc khác trước đây, cũng lạnh lùng băng qua trước mặt chúng tôi mà đi thẳng, tôi cũng chẳng buồn ngó theo làm chi vì quá chán ngán với thế thái nhân tình.

Khoảng độ hai tiếng đồng hồ sau, tôi đang nằm nhìn mặt trời xuống dần thì bỗng giật mình vì tiếng còi hụ ngân dài, tiếng còi hụ giữa biển khơi nghe vang dội, tôi nhổm mình dậy nhìn thì trông thấy từ đàng xa chiếc tàu buôn chở gỗ mà tôi nhìn thấy từ chiều đang tiến về hướng chúng tôi. Và..... Trời ạ ! Thủy thủ trên tàu đang nhộn nhịp với dây thừng và phao cấp cứu, và quan trọng hơn nữa là nó đang giảm dần tốc độ để lựa thế lại gần thuyền chúng tôi mà tàu chúng tôi không bị lật do sóng vỗ. Dùng thân tàu to lớn như ngọn núi, chiếc tàu buôn chận lại các ngọn sóng đang vỗ về phía ghe chúng tôi như một bà mẹ đang bảo vệ đứa con bé bỏng của mình, các thủy thủ đang cố gắng quăng các sợi dây thừng sang phía chúng tôi. Họ đã cứu chúng tôi, sau khi đã cột được dây thừng vào thuyền chúng tôi, họ đã kéo được con thuyền cập sát hông chiếc tàu buôn, chiếc thang dây được buông xuống, chúng tôi từng người một dưới sự phụ giúp của các thủy thủ trên chiếc tàu buôn, chúng tôi đã lần lượt lên được chiếc tàu buôn an toàn. Leo lên được bong tàu chúng tôi ngã sóng soài xuống và nằm im không cử động gì được nữa, vì tất cả sinh lực còn lại đã được dồn lại cho việc leo lên chiếc tàu buôn to lớn kia sau gần hai tiếng đồng hồ cố gắng thực hiện.

Con thuyền nhỏ bé tội nghiệp của chúng tôi được kéo theo sau chiếc tàu buôn, nhưng sau đó có lẽ vì lý do an toàn đã được cắt bỏ, nhìn chiếc thuyền bé nhỏ tội nghiệp đã cưu mang chúng tôi một tháng trời ròng rã trên biển đang từ từ chìm xuống biển, chúng tôi không hẹn mà ai cũng bật lên tiếng khóc chào vĩnh biệt con thuyền.

Tối đến, chúng tôi được cho uống nước mát ướp lạnh, một loại nước uống thông dụng của người Đại Hàn có pha đường. Thật là một cảm giác khó tả, khi cầm ly nước trong tay nhưng chưa uống được vì quá vui mừng vì đã được cứu sống, tất cả xảy ra như một giấc mơ. Sáng hôm sau chúng tôi được cho ăn cháo loãng với nước tương (xì dầu) chúng tôi ăn như chưa bao giờ được ăn. Nhưng vì sợ chúng tôi bị bội thực, thủy thủ trên tàu đã không cho chúng tôi ăn nhiều, vậy mà cũng có người sau khi ăn xong bèn quay qua ói xối xả vì bội thực.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết đây là một chiếc tàu chở mướn của một công ty hàng hải Nhật Bản với thủy thủ đoàn và thuyền trưởng là người Đại Hàn, chiếc thuyền đang trên đường chở gỗ từ Pakistan về Okinawa, một hòn đảo nằm về phía cực Nam nước Nhật. Viên hoa tiêu cho chúng tôi biết diễn biến của sự việc như sau: Lúc chiều (là lúc mà tôi nhìn thấy chiếc thuyền) ông ta đã thấy con thuyền của chúng tôi và đã báo cáo lên thuyền trưởng xin phép được tiếp cứu, nhưng viên thuyền trưởng cho biết là ông ta không được phép làm vậy, nếu không tất cả nhân viên kể cả ông sẽ bị mất việc và gặp rắc rối, vì vậy mà chiếc tàu vẫn tiếp tục hải trình như tôi đã thấy. Tuy nhiên, viên hoa tiêu vẫn cứ tiếp tục van nài thuyền trưởng với lý do là sẵn sàng bị mất việc, chứ thấy người sắp chết mà không cứu là không được. Hơn nữa, theo tin tức khí tượng cho biết thì tối nay bão sẽ kéo tới và chắc chắn rằng con thuyền vượt biên sẽ bị nhận chìm xuống biển. Viên thuyền trưởng đã khóc và chấp nhận vớt chúng tôi. Vị trí mà chiếc tàu buôn đã cứu chúng tôi nằm cách đảo Lữ Tống (Luzon) của Philippines khoảng 60 cây số. Và nếu chúng tôi có sống sót qua cơn bão này thì chúng tôi sẽ trôi ra tới Ấn Độ Dương, vì gió đã đổi chiều và chúng tôi sẽ khó có cơ hội được cứu thoát vì đó không phải là hải trình của tàu buôn.

Chúng tôi cũng đã tường thuật lại chuyến vượt biên kinh hoàng của chúng tôi cho thuyền trưởng và toàn thể thủy thủ trên tàu được biết. Sau khi nghe chúng tôi tường thuật, thuyền trưởng đã đánh điện vào đất liền thông báo cấp tốc, vì trước đó qua tin tức ông cũng đã biết được chuyến vượt biên kinh hoàng này do những người sống sót trước đó tường thuật lại.

Số là trong cái đêm kinh hoàng đó, khi chúng tôi bị bộ đội Việt cộng tàn sát dã man, thì có 8 người đàn ông nhìn thấy có ánh đèn trên một hòn đảo ở từ phía xa, cách nơi chiếc thuyền bị nạn chừng vài hải lý, nên thay vì ở lại chờ chết, họ đã lặng lẽ dùng các can nhựa có trên tàu để bơi về phía hòn đảo có ánh đèn đó để tìm sinh lộ. Họ đã tìm đúng sinh lộ, vì đó là hòn đảo thuộc chủ quyền của Philippines. Họ được cứu và đưa về đất liền ngay đêm hôm đó.

Đêm đó, quân trú phòng trên đảo được lệnh báo động và sẵn sàng để cứu vớt các thuyền nhân mắc nạn, họ cho biết là có nghe tiếng súng nổ suốt đêm, và súng pháo kích sáng hôm đó, nhưng không thể làm gì khác hơn được là đứng nhìn, vì hòn đảo đang diễn ra cuộc tàn sát thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tóm lại, trong khi chúng tôi vẫn còn đang lênh đênh trên biển đúng một tháng, thì đã có 8 người trên chiếc "ghe ông Cộ" đã được cứu thoát do bơi sang đảo Phi.

Nhận được tin từ vị thuyền trưởng, Bộ Nội Vụ Nhật Bản đã đồng ý cho chúng tôi cập bến Okinawa, thuyền trưởng hoan hỷ loan báo tin này cho chúng tôi biết và chúc mừng chúng tôi thoát nạn. Ba ngày sau, chúng tôi cập bến hải cảng Okinawa. Người đầu tiên bước lên tàu để đón chúng tôi là một thông dịch viên tiếng Nhật, anh tên là Nguyễn Gia Hùng, một sinh viên du học tại Nhật Bản trước năm 1975, hiện đang phụ giúp với hội Caritas Nhật lo giúp đỡ những thuyền nhân Việt Nam đang tị nạn tại Nhật Bản. Chúng tôi đã vô cùng xúc động vì nghĩ mình đã được tái sinh lần thứ hai.

Chúng tôi bịn rịn bắt tay từ giã các vị ân nhân cứu mạng mình để lên đất liền làm thủ tục tị nạn, những người này cũng đã khóc khi tiễn chúng tôi bước xuống cầu tàu. Bước xuống tàu, chúng tôi đã nhìn thấy một rừng phóng viên báo chí, các hãng thông tấn thế giới đang chờ sẵn để lấy tin tức, một cuộc họp báo đã được tổ chức liền tại chỗ dưới sự hướng dẫn và thông dịch của các anh thuộc tổ chức Người Việt Tự Do tại Nhật Bản. Sau đó chúng tôi lên xe bus về trại tị nạn tại quận Motobucho, một trại tị nạn dành cho người Việt tị nạn được coi là lớn nhất nước Nhật với vỏn vẹn chừng 300 người Việt hiện đang tạm trú để chờ các quốc gia đệ tam nhận đi định cư.

Ngày hôm sau, tất cả các báo chí, đài truyền hình Nhật Bản đều cho chạy đi bản tin đầu với hình ảnh và tin tức về chuyến vượt biển kinh hoàng do tội ác Việt cộng gây nên, và 30 ngày đói khát lênh đênh trên mặt biển của chúng tôi. Cầm trên tay tờ báo, nhìn vào hình ảnh của chính mình, tôi đã rúng động không còn nhìn ra được mình nữa, thay vào đó là một bộ xương với hộp sọ nhô cao lên. Đôi dòng lệ đã âm thầm chảy xuống vì hạnh phúc. Tôi biết mình đã thực sự sống sót.

Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội. Cuộc vượt biển tìm tự do đầy bi thảm và kinh hoàng của tôi cũng chỉ là một sự đóng góp vào kho tàng tội ác của chủ nghĩa cộng sản. Điều đáng quan tâm là hiện nay đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn còn bị chìm đắm dưới sự độc tài, toàn trị của đảng Việt cộng. Chỉ có một con đường duy nhất là phải chấm dứt cái chế độ man rợ này, không thể nào nói chuyện hoà hợp hòa giải với những con người với đầu óc chai cứng vì đặc quyền, đặc lợi, mà họ đang thụ hưởng trên từng thân xác của những con người Việt Nam bất hạnh.

February 18, 2008
Tôi vượt ngục Long Giao - 1

Dương Phục
San Diego - 16-6-1983

Tôi còn nhớ hôm đó là ngày 19-5-77. Tất cả trại, bị lùa ra cánh đồng cỏ tranh phát quang. Đám cỏ tranh rậm cao ngang đầu, ngay sát đường cái. Chúng tôi vừa cuốc đất vừa có thể nhìn những người dân đi lại và các chuyến xe đò từ Long Khánh đi Cẩm Mỹ — Cẩm Đường chạy ngang.

Tôi cố ý tìm đám cỏ tranh ngay sát lề đường, vừa cuốc vừa ngóng các chuyến xe đò, vì tôi biết hôm trước thế nào Thủy cũng lên. Tuần trước, vợ chồng tôi đã liên lạc được với nhau qua cái lá thư chui nhét trong cái gói quà trong đợt thăm nuôi của mấy người bạn. Dân cải tạo thường dùng cách này để hẹn vợ lên đón đường, đi lao động, rình những lúc vệ binh lơ là, có thể sáp lại nói chuyện được dăm phút và tiếp tế đồ ăn.

Mãi gần đến trưa, trời nắng gắt, một chiếc xe đò từ Long Khánh lên, dừng lại tại ngã ba Cẩm Đường ngay trước quán cóc bên đường. Một vài người bước xuống, mặc dù cách khá xa, tôi nhận ngay ra Thủy trong bộ bà ba nâu, tay xách giỏ; mặc dù đã biết trước buổi hẹn, tôi chết trân trong cơn xúc động chợt ùa đến khiến tôi như cứng người lại đứng nguyên một chỗ. Thủy đi dọc theo giao thông hào ngăn giữa bờ đường và đám cỏ tranh, mắt dáo dác nhìn tìm trong đám cải tạo đang cuốc đất. Tôi biết Thủy không thể nào nhận ra tôi trong đám người lố nhố đứng trải khắp bãi cỏ. Tôi nhìn quanh tìm đám vệ binh, nhìn thấy một tên nón cối đứng trên mô đất cao theo dõi quan sát toàn bãi lao động. Tôi kéo lê chiếc cuốc băng qua bãi trống, đi về phía băng qua bãi trống, đi về phía Thủy.. Tôi biết chắc không thể thoát khỏi cặp mắt của tên vệ binh đứng trên mô đất. Thủy nhìn thấy tôi, khi chúng tôi cách nhau một đám cỏ tranh. Thủy khựng lại, chúng tôi nhìn nhau, xúc động đến độ không có một phản ứng nào, dù một cử chỉ bày tỏ đã được nhìn thấy nhau sau hai năm chia cách. Tôi thấy mắt Thủy nhìn xéo sau lưng tôi như báo động.. Tôi quay lại, tên vệ binh đang leo xuống mô đất. Tôi quăng cuốc, chạy nhanh về phía Thủy, nhảy xuống giao thông hào, khom người khuất sau đám cỏ tranh. Thủy ngồi xuống lề đường, tôi thấy môi Thủy mấp máy định nói điều gì, lại ngước lên nhìn về phía sau tôi, cuối cùng chỉ nói:

- Có ít đồ ăn đem cho bố.

Thủy đẩy túi bao cát lăn xuống rãnh hào, móc túi lấy bao thuốc lá Vàm Cỏ, một điếu thuốc rời cầm ngoài giọng rất vội:

- Trong thuốc này có thư rất quan trọng, cẩn thận nghe.

Tôi cầm nhét vội vào túi áo, hỏi:

- Con khỏe không?

Thủy gật đầu:

- Con ngoan lắm.

Tôi nhoài người vỗ vỗ vào tay Thủy:

- Mẹ sao, khỏe chứ, cố cố lên nhé.

Thủy cười cười

- Đừng lo, mẹ con bình an, đầy đủ lắm, nhận được quà tiếp tế của ba mẹ gửi về. Chỉ cần bố phải cố giữ sức khỏe.

Bỗng có tiếng động sau lưng tôi, một giọng nói nhỏ của người bạn cùng tổ báo động:

- Nhanh lên, tên vệ binh đang tới gần đó.

Thủy đứng lên và nói vội "Chiều mẹ trở lại, và quay bước nhanh sang lề đường bên kia, đi ngược về phía ngã ba.

Tôi cầm túi đồ ăn, định dúi vào bụi cỏ, thì tên vệ binh trờ tới quát:

- Đứng lên, đem cái túi đó lên đây.

Tôi bước lên khỏi rãnh hào, tên vệ binh giựt lại cái túi bao cát, trợ mắt sừng sộ.

- Ai cho phép anh hả?

Hắn mở túi, dốc ngược xuống, hai lon guigoz, và vài túi nylon đựng đường thẻ, muối vừng đổ xuống đất. Tôi liếc nhìn quanh, các bạn bè đều dừng tay cuốc, chăm chú theo dõi. Từ xa, tên quản giáo Bút xăm xăm bước nhanh, đến gần tôi, bất thình lình hắn vung tay đấm xối xả vào mặt tôi. Tôi ngã xuống đất, chịu thêm một cú đá mạnh vào ngang sườn.

Tên Bút gằn giọng:

- Đứng dậy, cởi hết quần áo, móc túi áo túi quần ra.

Tôi lồm cồm bò dậy, giả vờ như đang đau lắm, cố tình chống tay xuống đất đứng lên chầm chậm, trong lúc cố suy nghĩ tìm cách thủ tiêu điếu thuốc lá Thủy nói có thư quan trọng nhét trong đó. Tôi bắt đầu cởi quần trước, thật chậm.

Bút quay lại tên vệ binh ra lệnh:

- Xem trong túi đồ ăn có gì không?

Tên vệ binh mở nắp lon guigoz đổ dốc mớ thịt kho mặn tung xuống đất, xé bao nylon muối vừng. Lợi dụng lúc chúng đang chú ý kiểm soát mớ đồ ăn, tôi lùa tay vào túi áo, kẹp trúng điếu thuốc, vòng tay ra sau lưng búng mạnh ra sau.

Tôi tiếp tục cởi áo quăng xuống đất. Bút nhặt lên, lần tay vào từng ve quần áo, móc các túi, lấy ra bao Vàm Cỏ.

Bỗng sau lưng có tiếng một tên vệ binh khác:

- Anh Bút xem này.

Tôi quay lại, tên này đang cúi nhặt điếu thuốc gẫy rời, móc ra một tờ giấy mỏng nhỏ. Bút nhào tới, cầm lấy đọc. Người tôi căng ra hồi hộp "không biết Thủy viết gì trong đó."

Bút quay lại nhìn tôi, mắt trợn ngược, môi run lên, hắn giựt khẩu súng của tên vệ binh, chĩa ngay ngực tôi, mặt đanh lại.

- Mày dám mưu đồ chống Cách Mạng..

Tôi nghĩ nhanh, không lẽ hắn bắn mình ngay tại đây, và nhô người tới trong phản ứng tự vệ.. Bút nhào tới, quay báng súng xuống, dọng thẳng vào mặt tôi. Tôi giựt người ra sau, báng súng quất mạnh vào vai, ngã bật xuống đất.

Tôi nghe giọng Bút run lên "Trói nó lại, đem về trại." Tên vệ binh nắm tóc tôi kéo ngược lên, bẻ quặt hai tay tôi ra sau, trói bằng sợi dây điện. Hán quát "Đi!"

Tên vệ binh áp tải tôi về trại đúng lúc tiếng kẻng báo hết giờ lao động sáng. Hắn đẩy tôi chúi xuống gần chuồng heo, bước vào căn nhà tôn đặt văn phòng chỉ huy trại.. Lát sau, tên Tuất chính trị viên tiểu đoàn bước ra. Tên này mắt lé, mặt đen xám, tôi vẫn nhận ra mặt hắn tái đi tức giận. Tuất lầm lì không nói tiếng nào, mở trói và dùng chiếc còng sắt xích tay tôi vào thành chuồng heo và bỏ đi.

Đám cải tạo lần lượt vác cuốc về trại sau giờ lao động. Tôi nhìn thấy những người bạn thân trong nhóm "Ca Cóng" hàng ngày, Kỷ, Nghĩa, Nguyện, Tá Anh, Lưu Khương nhìn tôi ái ngại. Tá Anh đứng lại tần ngần qua hàng rào kẽm gai, tay phác một cử chỉ vô nghĩa.

Thật lâu sau giờ cơm trưa, tôi vẫn đứng đó, đói vã người đau ê ẩm. Không thấy tên nào đá động gì tới tôi. Chắc bọn chúng đang bàn các xử trí. Tôi cố trấn tỉnh, nhắm mắt cố để đầu óc nghỉ ngơi không suy nghĩ, để chuẩn bị đối phó tình thế sắp tới..

Tôi bỗng chợt nhớ ra Thủy hẹn — "Chiều nay trở lại bãi lao động". Bụng bỗng đau quặn cơn đau râm ran khắp người.. Toàn thân cồn cào trong cơn hoảng hốt lo sợ. Thủy trở lại thế nào cũng bị bọn cán bộ vây bắt, tôi không rõ Thủy viết gì trong lá thư chui đó, nhưng chắc chắn rất trầm trọng nên chúng mới hung dữ với tôi như vậy.

Tôi cuống cuồng nghĩ tới việc phải liều mạng, làm thế nào để báo động cho Thủy?

Gần đến giờ lao động chiều, tên Bút, từ cổng trại đi sang "Khung" theo sau là tá Anh vai vác ba lô dài. Tôi nhận ra túi đồ của tôi đựng chăn màn và vật dụng cá nhân. Tá Anh nằm ngủ cạnh tôi, chắc bị chúng trưng dụng khuân đồ đạc của tôi sang "Khung" để chúng lục soát. Bút ra lệnh cho tá Anh:

- Lấy chăn trải ra, đem hết đồ đạc trong túi bày ra từng món.

Tá Anh lôi ra từng món lỉnh kỉnh bày la liệt trên tấm chăn, trong đó có cả hình vợ con tôi và một xấp thư từ dày của Thủy gửi cho tôi trong hai năm qua.

Bút quay ra đứng nói chuyện với tên Tuất cách đó một quãng xa. Tá Anh cúi xuống tiếp tục bày hàng, không nhìn tôi, và nói thật nhỏ:

- Hồi nãy ở ngoài bãi, Bút tập trung các đội lại, đọc lá thư của vợ ông, bả dặn ông chuẩn bị vượt trại, bả đã móc nối được chuyến vượt biên tháng tới, đã có giấy tờ giả và chỗ trốn cho ông ở Saigon..

Tá Anh ngẩng lên nhìn về phía hai tên Bút và Tuất vẫn đang đứng nói chuyện, quay lại nhìn tôi:

- Tình trạng ông nguy lắm, cố tìm cách thoát, tụi nó dám xử ông như Ngô Nghĩa lắm.

Tá Anh dợm đứng lên. Tôi nói nhanh:

Hồi nãy bà xã tôi hẹn chiều trở lại bãi. Lát nữa đi lao động, ông cố làm cách nào ra hiệu báo động cho bả biết chuồn lẹ trước khi tụi nó bắt bả.

Tá Anh ngẩn ngơ lẩm bẩm:

- Bà trở lại thì nguy. Tôi sẽ cố, ông cũng phải cố bình tĩnh.

Tá Anh quay lại chỗ hai tên cán bộ báo cáo đồ đạc của tôi và lầm lũi đi về trại.

Bút và Tuất đến lục soát sờ nắn từng món. Xong cầm xấp hình và thư của Thủy đi vào văn phòng trại.

Chúng bỏ mặc tôi đứng bên chuồng heo tới chiều. Sau giờ lao động, Tuất quay lại mở còng, dẫn tôi vào văn phòng trại. Tên thủ trưởng trại ngồi sẵn đó, trên bàn một xấp hồ sơ khai báo của tôi khi mới nhập trại.

Tên thủ trưởng tra hỏi về lý lịch. Tôi lập lại y hệt như những lần khai báo trước. Cuối cùng, hắn đưa cho tôi một xấp giấy trắng và một cái bút.

- Anh viết khai báo tất cả mưu đồ trốn trại. Thành thật thì sẽ được giảm tội. Cố tình man trá, cách mạng sẽ xử trị đích đáng, nghe rõ không?

Cuối cùng, Tuất đem nhốt tôi vào conex, cạnh hàng rào sát kho thực phẩm. cái conex cũ rỉ của quân đội Mỹ để lại, chỉ vừa một người nằm, cửa không có khóa. Chúng dùng một dây sắt cứng luồn qua hai lỗ thủng, cuốn vòng bên ngoài bằng hai khoen và khóa bằng chiếc còng sắt bấm vào khoen. Sàn conex nhớp nháp, lạnh ngắt. Tôi ở đó, trong cái cũi sắt khốn khổ đúng 9 ngày, trước khi vượt thoát.

Trong 9 ngày đó, tôi đã tự hứa, nếu may mắn thoát được, sau này tôi sẽ nhớ mãi những ngày khốn khiếp này. Và tôi đã không quên.

Ngày thứ nhất - buổi sáng sớm, tên vệ binh mở cửa cho tôi đi cầu. Tôi nhìn quanh, cố ghi nhớ các lối đi và các hàng rào kẽm gai bao quanh trại. Tôi quyết định liều trốn, nếu không chúng sẽ xử bắn giống như Ngô Nghĩa ở Trảng Lớn, Tây Ninh. Vấn đề là phải có một thanh sắt nhỏ để phá cửa. Cái lối khóa của chúng, chỉ cần một thanh kim loại cứng lách vào và dùng sức xoắn mạnh nhiều vòng, sợi dây sẽ nóng lên và đứt.

Tôi chỉ nhặt được cạnh nhà cầu hai cái đinh sắt dài, quá ngắn để dùng tay làm thế xoắn. Tuy nhiên, tôi vẫn nhặt bỏ túi phòng hờ.

Buổi chiều, tên Tuất đến dục nộp bản tự khai, tôi viết loanh quanh cho đủ ba trang giấy, không nhận cũng không chối tội "chống phá cách mạng."

Ngày thứ hai - Ngay sau khi mở cửa cho đi cầu buổi sáng, tên Tuất lôi tôi lên văn phòng trạị Lần này, có một tên cán bộ lạ mặt, có vẻ cao cấp hơn cán bộ trại. Tuất đứng nghiêm người, "Báo cáo đồng chí làm việc", rồi bỏ đi.

Tên cán bộ này tỏ ra là một tay thẩm vấn chuyên nghiệp. Hắn đi qua đi lại trước mặt tôi, sau một câu hỏi, hắn tát mạnh vào mặt tôi. Tôi chịu trận đòn tới tấp suốt buổi tối với những câu trả lời lập đi lập lại, bắt tôi khai tên các bạn tù cùng âm mưu trốn, tổ chức làm giấy tờ giả và địa điểm sẽ lẩn trốn tại Saigon . Tôi lì đòn, trả lời cứng ngắc "Không biết". Cuối cùng, hắn dùng thanh gỗ cũ, đầu lởm chởm các mũi đinh rỉ sét, quất liên tiếp vào vai và lưng tôi.

Trước khi thả tôi về lại conex, hắn nói:

- Chúng tao đã bắt được vợ mày chiều hôm qua. Nếy mày thành thật khai báo, vợ chồng mày sẽ được giảm tội. Nếu không vợ mày sẽ bị đòn thay mày.

Lời nói này quất mạnh vào tôi còn hơn trận đòn. Tôi choáng váng, xây xẩm, cúi gầm người xuống đất, cố tránh không nhìn tên cán bộ, dấu cơn uất hận để khỏi chồm người lao vào tên khốn kiếp này.

Tên Tuất bước vào lôi tôi vào conex vừa lúc trời chạng vạng tối. Tôi nằm vật xuống thiếp đi. Tỉnh dậy, chắc đã khuya lắm, tôi thức tới sáng, bồn chồn đau đớn nghĩ tới Thủy giờ này đang trong một phòng giam nào đó, và bé An ở nhà không biết có ai trông coi?

Tôi vẫn tự hào là người có ý chí mạnh để đối phó với bất cứ một hoàn cảnh nào. Lần này, quả thật tôi muốn xụm trước sự bất lực của chính mình.

Ngày thứ 3 tới ngày thứ 9 - Mọi việc diễn tiến mỗi ngày lập lại với những câu hỏi tương tự, với những trận đòn thay đổi kiểu đánh. Có lần tên cán bộ nổi cơn hung, phang cả điếu thuốc lào vào đầu tôi. Tôi lăn ra vờ bất tỉnh để khỏi bị đòn tiếp.

Có lần tên Tuất nói với tôi:

- Cách mạng đã trừng trị nhiều tên cứng đầu hơn mày. Đợi đến lúc đem ra bãi, mới cuống lên van lạy.

Tôi vượt ngục Long Giao - 2
Bấy giờ, tôi biết chắc, dù khai báo thế nào, trước sau chúng cũng cho tôi "ra bãi" như trường hợp trốn trại của Ngô Nghĩa trong cùng thời gian tôi ở Trảng Lớn. Chúng cố khai thác về âm mưu vượt trốn ở trại và những tổ chức làm giấy tờ giả bên ngoài mà chúng nghi là tôi biết. Thật sự tôi không biết gì cả, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn giả vờ nói hớ ra vài câu cho chúng tưởng tôi có biết để chúng kéo dài cuộc điều tra. Khi nào biết không còn khai thác được gì thêm, chắc chắn chúng đem tôi ra xử tử.

Tôi vẫn chưa nghĩ ra cách nào tìm được thanh sắt bẻ khóa cửa. Nhưng tôi vẫn mãnh liệt tin tưởng thế nào cũng thoát, cảm thấy tinh thần và thể xác mình còn đủ mạnh. Tôi làm bộ bệnh hoạn yếu đuối, lúc nào cũng cố tình đi lết một chân. Chúng tưởng tôi bị nhốt lâu tê chân, không cử động được. Thỉnh thoảng, tôi giả vờ ngất xỉu mỗi khi tên cán bộ điều tra hung hãn quá, để khỏi bị cú đòn quá nặng. Nhưng cũng có lần, mặc dù đã vờ xỉu, hắn vẫn đổ nước thuốc lào vào mặt tôi, giựt tóc dậy đánh tiếp.

Đêm thứ tám trong cũi sắt, trời mưa xối xả, hắt đầy nước qua kẽ hở conex. Người tôi ướt sũng, run lập cập, ngồi co ro suốt đêm. Sáng hôm sau, khi tên vệ binh mở cửa, tôi bỗng nhìn thấy một thanh sắt dẹp, nhắn, ai vứt ngay sát hàng rào gần conex. Khi đi cầu về, tôi xin phép tên vệ binh cho cởi quần áo ướt để phơi.. Hắn nói "Được". Tôi vội đi ngay sát rào, cởi áo quần phơi trên rào kẽm gai ngay trên thanh sắt. Tôi chỉ mặc một chiếc quần đùi khi lên văn phòng trình diện tên cán bộ để lãnh trận đòn cuối cùng bị quất bằng dây điện.

Buổi chiều, tôi xin ra hàng rào lấy quần áo. Tên vệ binh đứng sau lưng tôi quãng xa. Tôi vờ làm rơi chiếc áo phủ lên thanh sắt, cúi xuống nhặt, tôi cuốn luôn thanh sắt cầm về conex. Khi tên vệ binh đã khóa cửa bỏ đi, tôi giở ra nhìn kỹ và nhận ra đây là thanh sắt ngang hông "porte bagage" xe đạp, vừa đủ cứng và đủ dẹp để luồn vào sợi dây sắt khóa cửa. Tôi mừng rỡ và hồi hộp nghĩ đến chuyện đào thoát đêm nay, trước khi quá muộn. Tôi cũng biết, nếu bại lộ, chắc chắn chúng sẽ bắn ngay tại chỗ.

Đêm đó, khoảng nửa khuya, trời cũng mưa gió ào ào như đêm trước. Tôi bắt đầu luồn thanh sắt vào dây chằng cửa, nắm hai đầu, bắt đầu xoắn. Tiếng cánh cửa đập vào thành conex kèn kẹt. Cũng may mưa đang dồn dập rơi ào ào trên nóc conex, nên tôi mạnh dạn cong người dùng hết sức bẻ. Loay hoay khoảng một tiếng đồng hồ, vòng dây sắt mới bắt đầu xoắn lại theo chiều quay của thanh sắt, tôi quay thật mạnh nhiều vòng, dây sắt đứt tung ra. Tôi ngồi bệt xuống sàn nghỉ mệt. Trời mưa lạnh, nhưng người tôi toát mồ hôi dầm dề.

Gần sáng, trời lạnh. Tôi bắt đầu đẩy cửa conex bước ra ngoài, nằm sát đất và bò một hơi băng ngang dãy nhà họp của bọn chỉ huy trại. Đến bãi trồng khoai mì, tôi ngồi dậy, khom lưng chạy lẫn giữa hai luống khoai dẫn ra con đường mòn tôi vẫn đi từ trại ra bãi lao động. Trời tối đen, nhưng tôi đã quá quen thuộc con đường này. Tôi chạy thật nhanh qua bãi đất trống, dẫn tới bãi cỏ tranh, tiếp tục chạy đến giao thông hào cách đây 9 ngày, vợ chồng tôi gặp nhau. Tôi nhảy xuống rãnh hào, nằm dài ra, tim đập mạnh, vừa mệt vừa hồi hộp.

Tôi đã thoát khỏi vòng trại, nhưng còn nhiều bất trắc, và phải rời khu vực này càng xa càng tốt. Tôi biết khu vực dân cư quanh trại cải tạo là làng Công Giáo của dân miền Bắc di cư. Chắc tôi sẽ tìm được sự giúp đỡ.

Trời tờ mờ sáng, tôi nghe tiếng những người dân nói chuyện rầm rận trên đường cái. Tôi nhỏm dậy, leo trên đường, đứng thẳng người, đi ngược về phía chợ Long Giao. Phía Trước tôi, lác đác vài bạn hàng đang quảy gánh ra chợ.

Ra tới gần chợ, trời đã sáng rõ. Từ đàng xa, tôi nhìn thấy bến xe Lam bên cạnh các sập chợ. Bỗng những chiếc nón cối lố nhố chung quanh xe. Tôi hoảng hốt, rẽ tắt ngang hông một căn nhà bên lề đường, vòng qua vườn sau nhà này, dẫn ra đường nhỏ giữa làng dân cư. Tôi không thể xuất hiện ở khu vực chợ giờ này. Đám bộ đội đang chờ xe Lam đi Long Khánh có thể từ những trại khác và không biết mặt tôi, nhưng sau 9 ngày nằm cũi, râu ria tôi mọc dài, quần áo nhớp nháp tả tơi, rất d bị nhận ra là dân cải tạo trốn trại.

Tôi rảo bước trên con đường trong làng, bọc sau lưng chợ, qua khu xóm bên kia. Tôi nghe thấy tiếng đọc kinh ê a vọng ra từ một căn nhà ven đường. Tôi quyết định xông bừa vào. Người đàn bà đang lần tràng hạt giật mình nhìn lên. Tôi nói nhanh:

- Thưa bác, cháu là cải tạo vừa trốn khỏi trại.

Bà cụ bật đứng dậy:

- Giê Su Ma, lậy Chúa tôi, thế cậu định đi đâu đây?

- Cháu cũng chưa biết. Thưa bác, ở đây có đường xe về thẳng Saigon không?

- Cậu phải ra đường cái, đón xe Lam lên Long Khánh, từ đó có xe đò về Sàigòn. Cậu phải đi nhanh lên, quanh quẩn ở gần đây nguy lắm.

- Thưa bác, cháu không có tiền, xin bác giúp cháu...

Bà cụ tần ngần ái ngại:

- Tôi chỉ có một đồng để cậu đi xe Lam, cậu cầm tạm... Thôi đi bình an nhá. Tội nghiệp quá, Chúa che chở cho cậu.

Tôi cầm một đồng, nói "cám ơn" và quay lại tìm lối ra đường cái. Đành liều vậy, không có cách nào hơn, cứ ra được tới Long Khánh rồi sẽ tính sau. Tôi đứng lấp ló ngoài đường, vẫy bừa chiếc xe Lam đang trờ tới. Xe vượt qua và ngừng lại cách tôi một quãng. Tôi chạy tới, nhào đại lên xe, chui vào ngồi cạnh một người đàn bà, không nhìn những người khác. Xe rồ máy, vưa đúng lúc tôi nhận ra tên vệ binh ở trại, ngồi góc trong cùng băng ghế. Hắn cũng vừa nhận ra tôi, mắt trợn tròn, há hốc mồm kêu: "Ơ! Ơ! mày..." Hắn chồm tới, hai tay nắm vai tôi hét lớn:

- Xe Lam! Đỗ lại! Đỗ lại!

Tôi hất tay hắn ra và dùng hết sức tống mạnh cú đấm vào mặt hắn, và lao ra khỏi xe Lam. Đầu tôi đập xuống mặt đường. Tôi tiếng xe Lam thắng gấp, tiếng tên vệ binh la hét ầm ĩ. Tôi chồm dậy, chạy thục mạng vào xóm nhà ven đường, vừa nhẩy bừa qua một hàng rào kẽm gai tọt vào vườn sau của một căn nhà. Người đàn bà đang ngồi giặt trong vườn, giựt thót người, giơ tay làm dấu thánh giá, kêu lên:

- Chúa ơi! ...

Tôi chạy ngang người bà, xong bước vào nhà, vừa nói:

- Cho tôi trốn tạm, tụi nó đang đuổi theo...

Tôi nhảy tới chiếc giường thấp ở góc nhà, nằm ép xuống đất, lẩn vào tận sát vách, nằm im trong thế áp ngực xuống đất. Tôi nghe tiếng tôi thở dốc và tiếng tim đập thình thịch. Lát sau, tiếng chân chạy thình thịch và tiếng tên vệ binh hỏi:

- Có thấy tên cải tạo qua đây không?

Tiếng người đàn bà run bắn:

- Không, không, tôi không thấy...

Tiếng chân tên vệ binh chạy về hướng khác. lát sau, tiếng người đàn bà nói nhỏ ngay trên đầu tôi:

- Ra đi, chui ra đi...

Tôi lần ra, đứng dậỵ, chưa kịp nói "cám ơn", người đàn bà đã cầm lấy tay tôi, nói lắp bắp:

- Tôi thương các cậu cải tạo lắm. Nhưng xin cậu cũng thương tôi, cậu hiểu chứ. Tôi không thể chứa cậu được, nguy hiểm lắm...

Mặt bà tái xanh, nắm tay tôi, lắc lắc, Tôi nói vội:

- Vâng, cháu không dám phiền bác. Nhà có bộ quần áo đàn ông nào không, xin bác cho cháu thay...

Bà nhìn bộ đồ quân đội VN cũ rách bươm của tôi, lắc đầu, giọng run lên như muốn khóc:

- Cậu phải đi ngay, đi ngay đi...

Bà rút tay lại, lùi lại. Tôi quay ra lối trước. còn nghe giọng bà nói với theo:

- Xin Ơn trên phù hộ cậu.... Xin Chúa tha tội cho con.

Tôi bấn loạn không biết chạy đâu. Chắn chắn tên vệ binh còn quanh quẩn đâu đây, chắc chắn nhiều tên khác sẽ ùa tới bao vây khu vực này. Tôi bỗng nghe tiếng chuông nhà thờ vang lên. Tôi quay lại đi nhanh về phía người đàn bà. Bà mở to mắt, hai tay chắp lại trước ngực, kêu nhỏ: "Lạy Chúa Tôi, lạy Chúa tôi..." Tôi hỏi:

- Bác chỉ cho cháu đường tới nhà thờ.

Bà chỉ về hướng tay trái:

- Cậu di lối này, đến ngã ba rẽ phải, cứ đi thẳng đến bãi đất trống, cậu sẽ nhìn thấy nóc nhà thờ.

Tôi nói "cám ơn", giơ tay vỗ vỗ vào lưng bà, quay ra cổng và cắm đầu chạy theo lối bà chỉ. Tôi chạy ào vào nhà thờ. Tiếng đọc kinh râm râm, những người ngồi hàng ghế sau quay lại. Tôi sấn tới hỏi lớn:

- Cha ở đâu, xin các bác làm ơn chỉ giúp...

Mọi người kinh ngạc, ngẩn người nhìn tôi, không ai trả lời. Các người ngồi ghế trước cũng quay lại, tiếng đọc kinh nhỏ hẳn. Một thanh niên ở hàng ghế trên đứng dậy, tiến đến bên tôi nói:

- Cha đang ở nhà xứ phía sau nhà thờ, anh đi lối này...

Tôi chạy tuốt lên phía trên, nhìn thoáng lên tượng Chúa trên cao, vọt ra phía cửa hông, vòng ra phía sau. Cửa nhà xứ đóng hờ, tôi đẩy cửa bước vào. Nhà khá rộng, có nhiều phòng. Tôi bước vội vào phòng cuối cùng, cạnh phòng tắm. Căn phòng chỉ có một giường nhỏ, một bộ bàn ghế, một tủ đứng to cao đựng áo l. Tôi nhìn quanh, chỗ an toàn nhất vẫn là gầm giường, tôi lại lăn người nằm sấp, sát vách tường.

Lát sau, tôi nghe tiếng bước chân chậm chạp bước vào phòng, nhìn qua chân giường, tôi thấy phần dưới của chiếc áo dòng đen. Tôi không biết có nên chui ra gặp Cha lúc này không, tôi lo ngại sự đột ngột làm Cha hốt hoảng. Một con chó chạy vào phòng, chúi mũi xuống gầm sủa ầm lên. Không có cách nào khác, tôi chui ra, đứng lên nhìn cha chờ đợi. Nét mặt của cha chỉ thoáng ngạc nhiên, nhưng vẫn bình thản.

Tôi nói:

- Con là cải tạo trốn trại, bọn vệ binh đuổi con gấp quá, phải chạy vào đây. Con xin Cha giúp con, cho nấp tạm chỗ nào, rồi con sẽ tìm cách đi chỗ khác sau. Cha giúp con, chúng bắt được con sẽ bắn con ngay.

Cha nói giọng khàn đặc:

- Được, cứ ở đây.

Cha quá già, chắc phải khoảng trên 80 tuổi, mặt nhăn nheo, giọng yếu ớt. Cha không nói gì thêm, không hỏi tôi câu nào, từ từ đi đến tủ áo, lấy chiếc áo lễ , choàng vào người, ra khỏi phòng lên nhà thờ làm lễ.

Tôi nghĩ chắc cha già không nắm vững mức độ trầm trọng; bọn vệ binh trại giờ này đang túa ra bao vây và lục soát khu vực này, chắc nhà thờ phải là nơi chúng chú ý nhất. Tôi nghĩ phải tìm nơi trú ẩn nào an toàn hơn cái phòng trống trải này. Tôi quan sát tủ áo l cao quá đầu, hơn nửa phần trên bằng kính trong suốt, phần còn lại bằng gỗ kín; trong tủ treo đầy áo l dài. Tôi mở tủ, bước vào, ngồi bệt xuống, thu người nằm gọn trong phần dưới được che kín, bên ngoài không thể nhìn thấy. Tôi cố hết sức thu gọn hai chân, hai vai chụm xuống, đầu bật ngửa ra sau, phần ót tựa vào bả vai, phần đỉnh tựa vào vách tủ, cố thu gọn cái đầu sát xuống để khỏi nhô lên trên cửa kính. Trong tư thế đó, tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tỉnh dậy, tôi nghe tiếng ho của Cha già, tôi chắc cha không biết tôi nằm trong này, tôi đẩy cửa bước ra, chợt khựng lại vì trong phòng, ngoài Cha già còn có một người đàn bà đứng tuổi. Bà nhìn tôi, không hề tỏ vẻ ngạc nhiên, có lẽ Cha đã nói với bà về tôi.

Cha nói:

- Nằm trong ấy sao chịu được. Thôi cứ ra nằm giường nghỉ đi.

Tôi nói như thuyết phục Cha:

- Xin Cha cứ để con nằm trong tủ. Con sợ chúng sẽ lục soát ở đây.

Cha gật đầu, kể lại hồi nãy chúng đã lục soát rồi, chúng vào một số nhà ở ven đường cái, đến khám xét nhà thờ nhưng chúng không vào nhà xứ.

Cha hỏi U già có gì cho tôi ăn không? U già gật đầu. Cha nói:

- Anh theo U Nhàn xuống nhà dưới ăn cơm.

U Nhàn vội nói:

- Thôi để con đem lên đây, dưới đó có nhiều người hay ra vào.

Cha gật đầu, rồi bỏ ra phòng ngoài. Cha không hề hỏi tôi định ở đây bao lâu và dự định thoát khỏi vùng này bằng cách nào.

U Nhàn đem cho tôi một tô cơm lớn và một bát canh nóng. Ăn xong, tôi vội chui trở vào tủ, nằm lại trong tư thế chân cong, đầu quẹo và cố dỗ dành giấc ngủ. Khi tôi thức dậy, trời đã tối, tôi nghe tiếng nói chuyện trong phòng. Giọng Cha và một giọng đàn ông khác. Tôi khẽ nhích người, nhô đầu lên phần cửa kính, ánh đèn tối tù mù, nhưng tôi vẫn nhận ra một vị linh mục trẻ đang ngồi ăn cơm với Cha già. Hai Cha đang nói chuyện liên quan đến sinh hoạt giáo xứ, tôi đoán Cha trẻ là phó xứ của Cha già. Ông khoảng 40 tuổi, nét mặt rất trí thức và có vẻ đẹp khắc khổ, giọng nói trầm ấm, mạch lạc tương phản với Cha già hiền lành chậm chạp. Tôi hy vọng nếu có dịp nói chuyện với Cha trẻ, chắc có thể được Cha giúp tìm cách đưa ra khỏi vùng đất nguy hiểm này.

Tôi không nghe hai Cha nhắc đến tôi trong suốt bữa ăn. Cha trẻ có vẻ không biết việc tôi trốn ở đây. Tôi đoán, chắc Cha già chỉ cho mình U Nhàn biết.

Xong bữa ăn, Cha trẻ chào đi ra khỏi phòng, tôi chắc Cha trẻ ở phòng bên cạnh. Cha già đến bên tủ gọi tôi:

- Anh ra ăn cơm.

Cha để phần cho tôi vài miếng thịt heo và một đĩa rau, tôi ăn bằng bát và đũa của Cha. U Nhàn vào phòng cùng với Cha và tôi bàn việc giúp tôi thoát khỏi vùng này. Cha già đề nghị sáng sớm mai, năm giờ sáng đã có xe Lam chạy về Long Khánh, tôi nên đón chuyến sớm nhất, từ Long Khánh đi xe đò về được Hố nai là an toàn. Cha đưa cho tôi tiền xe. U Nhàn dặn tôi phải dúi tiền cho lơ xe đò để đi chui. U Nhàn nói:

- Nhưng anh phải đi tắm, cạo râu, thay quần áo đi đã.

Cha cho tôi bộ quần áo của Cha, khá chật nhưng tôi vẫn cố mặc vào.

Đêm đó, tôi được ngủ một giấc ngon lành trên chiếc giường nệm, Cha nhường cho tôi và ra nằm ngoài phòng khách.

Sáng hôm sau, tiếng chuông nhà thờ làm tôi thức dậy, tôi sửa soạn vội vã. Không thấy Cha già đâu, chắc Cha đã lên nhà thờ chuẩn bị l sáng sớm. Cũng không thấy U Nhàn để chào từ giã. Tôi đi ngang phòng tắm, mở cửa sau, đi vòng ra phía trước, trời đã chạng vạng sáng, tôi lẻn tìm lối ra đường cái đón xe Lam.

Lát sau, chuyến xe chạy tới, từ đằng xa, tôi thấy loáng thoáng mấy cái đầu nón cối trên xe, tôi thụt lui, nấp sau gốc cây, chờ cho xe đi qua. Không thể đứng đón xe kiểu này, quá nhiều bất trắc biết đâu không chạm trán ngay một tên vệ binh khác biết mặt tôi như sáng hôm qua. Vả lại biết đâu bọn chúng không trải những trạm kiểm soát xe Lam dọc đường từ đây lên Long Khánh. Tôi quay trở lại nhà xứ, đi vòng theo lối cũ vào cửa sau nhưng cánh cửa đã khóa. Tôi nghe tiếng lục đục trong phòng tắm, tôi đu người bám vào hai lỗ hở, nhìn vào thấy Cha trẻ đang đánh răng, tôi khẽ gọi:

- Cha mở cửa sau cho con.

Tôi tụt xuống, ra đứng ở cánh cửa chờ. Tiếng lách cách mở khóa, cánh cửa hé mở. Cha trẻ ló đầu ra thấy tôi, Cha ngẩn người kinh ngạc:

- Anh là ai? Chuyện gì vậy?

- Con là cải tạo trốn trong phòng này từ hôm qua.

Tôi vưa nói vừa lách người vào. Cha trẻ bỗng dang hai tay ấn vào vai tôi, đẩy mạnh ra ngoài, tôi chồm tới, nghe tiếng khóa cửa phía trong, tôi đập cửa kêu gọi:

- Cha già đã cho con nấp trong tủ áo từ hôm qua, sáng nay cho con tiền xe nhưng con không đón được, nên mới trở lại. Xin cha mở cửa cho con.

Không nghe thấy tiếng trả lời, chỉ nghe tiếng chân lui xa.

Tôi vòng ra lối trước gõ cửa, bên trong hoàn toàn im lặng.

Tôi không biết U Nhàn ở đâu để tìm. Tôi đành đi lên nhà thờ, còn sớm nên chỉ lác đác vài người đi l ngồi hàng ghế trên. Cha già đang ngồi trong tòa giải tội. Tôi đi thẳng lên đến gần Cha, tôi quỳ xuống, nói nhỏ qua cửa lưới:

- Con không đi được, xin cha cho con trở lại phòng cũ.

Cha già đứng dậy, đi vòng qua tòa giải tội, không nhìn tôi. Cha từ tốn đi ra khỏi nhà thờ, xuống nhà xứ. Tôi đi theo sau lưng, Cha mở cửa cho tôi vào, không nói với tôi một tiếng. Tôi bước vào, nghe tiếng khóa cửa bên ngoài. Tôi lại chui nằm lại trong tủ..

Sau giờ l, Cha già trở lại phòng, tôi nghe tiếng Cha nói chuyện bình thản với một người nào khác. Cha nói Cha bị mệt và nhờ người kia sáng sớm mai đem xe chở dùm Cha lên bệnh viện Hố Nai.

Tôi nằm đó tới trưa. U Nhàn gõ cửa, đem cho tôi một bát xôi. U lặng lẽ không hỏi tôi một câu nào, nét mặt đầy ái ngại lo âu. Tôi ở trong tủ suốt ngày. Đến tối, tôi lại thấy Cha trẻ vào ăn cơm với Cha già. Hai Cha vẫn nói chuyện bình thản về công việc Giáo Xứ. Không ai nhắc tới tôi. Cha trẻ vẫn nói chuyện công tác Họ Đạo, giọng trầm ấm, linh hoạt nồng nhiệt như tối hôm qua. Chắc chắn, Cha trẻ không sao ngờ được tôi đang nấp trong tủ chỉ cách có hai bước.

Sau bữa cơm Cha già lại gọi tôi ra ăn. Cha chỉ nói vắn tắt với tôi sáng sớm Cha đi Hố Nai bằng xe nhà, tôi cứ việc theo Cha ra xe, ngồi cạnh Cha và đừng nói chuyện gì với người lái xe.

Mờ sáng hôm sau, đúng như lời Cha dặn, chiếc xe La Dalat chờ sẵn ngay trước nhà xứ. Tôi ngồi cạnh Cha già ở băng sau, phía trước thêm một người đàn ông ngồi cạnh tài xế. Chiếc xe rời Giáo xứ Long Giao chạy về Hố Nai êm xuôi. Dọc đường, Cha già lim dim ngủ, không nói với ai tiếng nào tôi cũng im lặng suốt chuyến đi. Chỉ có hai người ngồi trước thỉnh thoảng nói chuyện nhỏ. Cả hai đều không quay lại, hỏi tôi một tiếng.. Chắc họ cũng được Cha già căn dặn.

Xe dừng lại trước bệnh viện Sao Mai. Tôi xuống xe, định nói vài lời từ giã cha nhưng không sao mở miệng được. Cha từ tốn cầm tay tôi, giọng mệt mỏi chậm chạp:

- Thôi, con đi bình an. Chúa sẽ che chở con.

Tôi biết bây giờ nếu tôi nói bất cứ điều gì, tôi sẽ bật khóc. Tôi chỉ gật đầu chào Cha và quay lưng rảo bước bên lề đường, đi về phía chợ Sặt. Tôi chợt nhớ tôi chưa hề biết tên Cha. Tôi quay lại xe, thở hổn hển. Cha nhìn tôi chờ đợi.

- Thưa Cha, con chưa được biết tên Cha.

Lần đầu tiên, tôi thấy Cha cười: - Cha tên Trác. Con tên gì?

Tôi nói tên và lần này không sao cầm được nước mắt...

* Cha Trác đã mất tại Long Giao, Long Khánh năm 1982



Hết

Blog Archive