Sunday, May 31, 2009

A legacy of corruption, economic ruin, repression and ethnic cleansing

By Scott Johnson May 27, 2009

Ho Chi Minh died in 1969, and on the anniversary of his birth this May the old guard in Hanoi predictably imposed another state celebration in his honor. More than just ‘keeping up appearances,’ the Vietnamese communist regime is fighting to retain ideological justification as today’s “money-making communists” cling to power. Since North Vietnamese forces in Soviet tanks first crashed the gates of the Presidential Palace in Saigon however, some three decades ago the Vietnamese communist party has done nothing but fail their people …. and fail them in spectacular fashion.

Vietnam hosts one of the most corrupt regimes in the world and in 2008 was rated by Transparency International as 121st ‘most corrupt’ amongst 180 nations. Likewise Vietnam is also one of the poorest with the average wage being a few dollars a day. Initially, the post war communists found an easy out, blaming its economic woes on French and American wars but as the years went by, the communist lie became harder to defend. Doi moi (renovation) grew older and the Vietnamese tiger remained asleep in the forest. The communist victory in Vietnam however, was doomed from the outset, predestined to birth a template for economic decay and endemic corruption ... and like their brutal human rights record, the failure in Vietnam is nothing less than a self-inflicted wound.

The origins of Vietnam’s problems can be traced to its conception. In the 1950s, Ho Chi Minh and his communist party murdered an estimated 50,000 people in Northern Vietnam. It was called the “Land Reform Program” but the only reform it did was the execution and starvation of tens of thousands of peasants and landowners. Earlier during the 1930s and 1940s, Uncle Ho and his gang eliminated their political opponents in a series of assassinations. Yes, murder, where the communists in mafia-like fashion shot and killed their opposition, thus ending the true Vietnamese nationalist parties, the Quoc Dan Dang and Da Viet.

It is through this use of terror that Uncle Ho and his cohort General Giap came to power forging the Viet Cong’s strategy of “terror.” The deliberate massacre of thousands of Vietnamese civilians in 1968 at the imperial city of Hue or the 1967 butchery of hundreds of tribal Montagnards by flamethrowers in the village in Dak Son would became a testament to Ho Chi Minh’s brutality. After taking over South Vietnam, the communists would further murder at least 80,000 Vietnamese people in Stalinist style re-education camps.

Today the children of Ho follow his legacy by mimicking China, North Korea, Cuba, Burma and Iran by maintaining power through brute force and censorship of the press. In March 2009 Reporters Without Borders declared Vietnam an “enemy of the internet” and all a citizen of Vietnam needs to do today is criticize the regime and security police will come for you with handcuffs.

The brutal repression of Vietnam’s tribal peoples also continues unabated. The U.S. State Department acknowledged killings of Montagnards by security forces and there are today hundreds of Montagnard political and religious prisoners rotting in Vietnamese jails.

The Montagnards of Degar people have in fact been subjected to decades of persecution in a “creeping” form of “ethnic cleansing.” The attack upon these indigenous peoples started in 1975 with the execution and imprisonment of their political and religious leaders. The next phase of attack was aimed at the Montagnards’s lifeblood, where the communists confiscated their ancestral lands to make way for forced migrations of ethnic Vietnamese. The Montagnards today have been driven into poverty and their natural resources, the once great forests of Vietnam have been deforested by companies controlled by the Vietnamese Army.

Religious persecution against Christians continues also and in April 2008 a 42-year-old Montagnard woman named Puih Hbat was arrested for having Christian prayer services in her home. Officials from the U.S. Embassy and the European Commission have investigated her case, yet Puih Hbat has not been heard of since and her family believes she may have been murdered in custody.

Vietnam’s Communist Party deny any such human rights violations, but have tried placating concerns raised by foreign investors. Party Chief Nong Duc Manh stated in 2006 that “Corruption threatens the survival of our regime,” and yet institutionalized corruption continues to plague the country at every level. The problem is, Hanoi hosts a most stubborn regime and unlike its former patron the Soviet Union, never undertook even the most palatable of communist admitted failings such as “de-Stalinization.” Hanoi responded to Krushchev’s denouncement of Stalin’s murderous reign with official idolization, calling Stalin a “marvelously noble ideal communist.” Never mind that Stalin killed millions of his own people.

Today Vietnam’s state press continues espousing paranoia of the threat to their sovereignty by overseas “hostile forces.” Hanoi went so far as to formally accuse the U.S. based Montagnard Foundation with terrorist allegations in the United Nations. While they lost this bogus bid to silence its critics Hanoi continues today to persecute the Montagnards with a vengeance.

In a comical farce, Vietnam’s leading newspaper the Nhan Dan actually ran an article on May 6, 2008 titled, “The Everlasting Vitality of Marxism.” Such diatribes against capitalism seemingly have no effect upon trade delegations from the West who eagerly reap the profits of Vietnam’s cheap labor markets. Yet reform is slow and party rhetoric won’t cure Vietnam’s deeply rooted communist ills. In March 2009, top secret politburo documents uncovered by the Paris based Vietnam Human Rights Committee described Hanoi’s plan to “maintain a climate of permanent fear” so they can “stay in power for another 20 years.”

So goes the strange saga of Vietnam. Communist on the outside, capitalist on the inside and…corrupt all over. It is stranger still, given their hatred of religion that Hanoi dared to promulgate its own religion. Yet they did exactly that in preserving Ho like Lenin for public display and proclaiming his saintly status, by alleging he was celibate! Truth be known Ho had numerous mistresses and the Vietnamese author Duong Thu Huong reports party officials murdered one such mistress named Xuan in 1957 by party officials just to keep the celibate myth alive. Bui Tin, the North Vietnamese Colonel who defected in 1989, also confirmed Ho’s sexual affairs, and lest we forget, communist party general secretary Nong Duc Manh long built his career on claims he was the illegitimate son of Ho Chi Minh!

Ho Chi Minh’s gift to the people of Vietnam however, was not his macabre corpse entombed in the stone monstrosity in Hanoi. His gift was authoritarianism, lies, corruption and repression built on the blood of the Vietnamese people. A gift of creeping ethnic cleansing, that glides across the Vietnamese landscape in a deathly bid to silence an ancient race of tribal people.

While the powers to be no doubt are trying to massage Vietnam out of its slumber, foreign aid and trade deals have yet to shake off Hanoi’s chains of corruption. The regime has entrenched its power and the transition to true democracy is held hostage by Uncle Ho’s ever recalcitrant children, the Vietnamese communist party.

Scott Johnson is a lawyer, writer and human rights activist who has focused on issues in South East Asia.

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1059:1059&catid=37:bandoc&Itemid=56
Thư của Ông Võ Văn Ái gởi Ông Nguyễn Quốc Nam, một tài liệu thật rõ ràng và bổ ích


Thưa Anh Nguyễn Quốc Nam,

Ba lý do khiến tôi hồi âm góp ý với anh về bức thư « Kính thưa Quý Anh Chị Em » anh gửi lên mạng Internet hôm qua 28.5 :

Một là thư gửi tới địa chỉ của tôi.

Hai là anh có lòng tốt xác nhận qua thư anh viết là « Việc YỄM TRỢ TỐI ĐA GHPGVNTN do Đại Lão HT THÍCH QUẢNG ĐỘ LÃNH ĐẠO đã, đang và sẽ là một chọn lựa RÕ RÀNG VÀ MINH BẠCH. Chúng ta đã minh chứng BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY ».
Ba là, câu anh viết : « KHÔNG PHẢI LÚC để chúng ta đem việc tranh chấp NỘI BỘ của GHPGVNTN vào các Tổ Chức Đấu Tranh, vốn đã có nhiều khó khăn, cũng vì những đánh phá vô ý thức, chỉ có lợi cho vc ».

Dù thư anh viết đề cập chuyện anh đang thực hiện Bữa Cơm Xã Hội Tại Chùa Khánh Anh của HT Thích Minh Tâm, nhưng lại đề cập sâu đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) nhưng sai lầm khi cho rằng có « tranh chấp NỘI BỘ của GHPGVNTN ».

Nên tôi muốn góp ý về những điểm sai lạc của anh.

Góp ý thứ nhất : Có thể do anh chuyên hoạt động về chính trị đảng phái, ít có cơ hội nghiên cứu hay tìm hiểu về tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng. Nên anh đã viết một câu không đúng với thực tại của Phật giáo tại Việt Nam khi nhận định rằng : « KHÔNG PHẢI LÚC để chúng ta đem việc tranh chấp NỘI BỘ của GHPGVNTN vào các Tổ Chức Đấu Tranh ».

Chữ « tranh chấp NỘI BỘ » làm cho người ta nghĩ tới chuyện riêng, chuyện cá nhân, chuyện vặt vãnh của một tổ chức. Chứ không là chuyện ly khai nhau vì lập trường dân tộc hay chính trị. Anh có nghe ai nói cuộc đấu tranh giữa người Việt dân tộc và người Cộng sản độc tài là « chuyện Nội Bộ của Việt Nam không » ? Không. Nó là chuyện tranh đấu sinh tử giữa độc tài và dân chủ, giữa dận tộc và ngoại lai.

Thưa anh. Việc mà anh gọi là « tranh chấp nội bộ của GHPGVNTN » liên quan mật thiết với cuộc đấu tranh chống độc tài Cộng sản hiện nay, không còn là chuyện nội bộ riêng tư như anh hiểu và anh không muốn dính vào hay lơ đi. Trái lại các « Tổ chức Đấu Tranh » như tổ chức của anh phải quan tâm, không thể tránh né. Việc ly khai và tranh chấp giữa nhóm của Hòa thượng Thích Minh Tâm (chùa Khánh Anh) với GHPGVNTN cơ bản xuất phát từ quan điểm chính trị giữa hai con đường tranh đấu hay thủ tiêu tranh đấu trước nạn độc tài Cộng sản đang làm đất nước điêu linh, dân chúng đói nghèo.

Trước khi đi sâu vào việc này, tôi cần mở dấu ngoặc để tránh ngộ nhận có thể xẩy ra. Tôi phân biệt Hòa thượng Minh Tâm như một Tăng sĩ trong nhiệm vụ dạy đạo cho quần chúng Phật tử với Hòa thượng Minh Tâm theo đường hướng chính trị mới của ngài. Tôi có thể đến học đạo hay bàn luận giáo lý đạo Phật với ngài như mọi tín đồ. Ở phạm vi này không có tranh chấp. Nhưng tôi có thể và có quyền bất đồng với ngài Minh Tâm trên phương diện lập trường hay đường hướng chính trị liên quan đến văn hiến dân tộc và giáo lý đạo Phật. Ở phạm vi này tôi đối diện với con người chính trị Thích Minh Tâm, chứ không là đối diện với một vị sư, một Tăng sĩ. Cũng thế, chùa Khánh Anh như một tự viện sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo, thì Phật tử chúng tôi đến lễ Phật, học đạo, tu dưỡng thân tâm, y như người Công giáo đến giáo đường, nhà thờ. Không có mảy may tranh chấp. Tranh chấp chỉ xẩy ra khi vị trụ trì ngôi chùa ấy, vị linh mục một giáo xứ kia, có quan điểm chính trị khác với quan điểm dân tộc của tín đồ Việt Nam.

Vậy xin phân biệt hai phạm trù tôn giáo và thế sự khi thảo luận.

Nội bộ GHPGVNTN không có tranh chấp cá nhân, quyền lợi, mà có tranh chấp trên lập trường dân tộc tương ứng với Hiến chương của GHPGVNTN bản tu chính ngày 12.12.1973 thông qua Đại hội khoáng đại kỳ V tại Saigon, và đối diện với ý thức hệ ngoại lai cộng sản.

Ngày 7.1.2007, Hòa thượng Thích Minh Tâm tự ý triệu tập cuộc họp Tăng Ni, vượt khỏi khuôn khổ của Hiến chương và Quy chế GHPGVNTN. Từ cuộc họp này, mặc dù ngài đã là thành viên thuộc GHPGVNTN, nhưng ngài lại cho thành lập một tổ chức mới lấy tên « Tăng Ni Việt Nam Hải ngoại » do ngài làm Trưởng ban Điều hợp. Chín tháng sau, trong 3 ngày 21, 22 và 23.9.2007 ngài triệu tập « Đại hội Về Nguồn » tại chùa Pháp Vân ở thành phố Toronto, Canada, đẩy mạnh việc ly khai GHPGVNTN. Vì vậy từ đó mới có tên Nhóm Về Nguồn. Nhóm Về Nguồn của Hòa thượng Thích Minh Tâm kết hợp với nhóm Thân hữu Già Lam của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Giáo sư Lê Mạnh Thát tại Bắc Mỹ đưa tới việc ly khai GHPGVNTN của 8 vị Hòa thượng, Thượng tọa ở Hoa Kỳ. Tám vị này thành lập tổ chức mới vào tháng giêng 2008, lấy tên « Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ » đứng đầu danh sách là Hòa thượng Thích Giác Nhiên, người đã về tham dự Phật Đản LHQ tại Hà Nội tháng 5.2008. Bức hình ngài Giác Nhiên đứng chụp trước Lăng ông Hồ Chí Minh phổ biến rộng rãi tại Hoa Kỳ.

Do phản ứng của Phật tử, và đặc biệt của Cộng đồng Người Việt Tị nạn chống đối khuynh hướng thỏa hiệp với Hà Nội của một số Tăng sĩ, Phật tử ở hải ngoại làm cho sinh hoạt tại các ngôi chùa này sa sút. Vì vậy mà trong năm 2008 có hiện tượng các nhóm ly khai GHPGVNTN bỗng trở về sử dụng lại danh xưng GHPGVNTN. Điển hình là tại Đại hội Về Nguồn do Hòa thượng Thích Minh Tâm chủ trì tại chùa Bát Nhã, Nam California, trong hai ngày 18 và 19.9.2008 đã lấy quyết định bỏ tên ly khai « Cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ » để tiếm lại danh xưng GHPGVNTN tại Hoa Kỳ.
Thưa anh Nguyễn Quốc Nam,

Muốn hiểu rõ vấn đề « tranh chấp nội bộ GHPGVNTN » hay « thay đổi lập trường chính trị của Hòa thượng Minh Tâm trên phạm trù thế sự, và bất tuân Hiến chương cùng quy chế GHPGVNTN trên lĩnh vực giáo hội » anh cần đọc 2 văn kiện của Nhóm Về Nguồn do Hòa thượng Thích Minh Tâm cầm đầu, thì anh mới nắm vững vấn đề liên quan giữa tôn giáo, dân tộc và Cộng sản ngày nay :

- Văn kiện thứ nhất có tên “Tuyên Bố Chung” của một số Tăng Ni hải ngoại theo đường hướng Hòa thượng Minh Tâm ký ngày 9.9.2008. Nội dung phản chống Giáo chỉ số 9 do Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8.9.2007 với chủ trương đấu tranh chống Cộng sản đàn áp GHPGVNTN, phản chống Thông bạch Hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 25.9.2007, cũng như Thông bạch Tiếm danh GHPGVNTN của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ ban hành ngày 24.8.2008.

- Văn kiện thứ hai có tên Thông bạch công bố ngày 1.1.2009 thiết lập cái gọi là « Văn phòng Điều hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại Liên châu » trụ sở đặt tại chùa Khánh Anh ở Pháp sau cuộc họp tại Sydney, Châu Úc, giữa mười ba (13) vị Tăng sĩ do Hòa thượng Minh Tâm cầm đầu. Thông bạch này tố cáo 3 điều : Một là tố cáo Viện Hóa Đạo do Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ làm Viện trưởng và Văn phòng II Viện Hóa Đạo ; hai là tố cáo các văn kiện kêu gọi đấu tranh của Viện Hóa Đạo gây ra đại nạn chia rẽ Phật giáo và không đúng với « sinh hoạt dân chủ ở xã hội ngày nay » ; ba là tố cáo những người Việt « nhân danh chống Cộng » gây rối sự tu học của các chùa viện, Tăng Ni, Phật tử ở hải ngoại.

Tôi biết anh không có thì giờ đọc hết các văn kiện thông qua các Thông cáo báo chí mà chúng tôi gửi đến anh thường xuyên, đưa tới sự hiểu lầm Phật giáo qua các câu viết trong thư anh. Cho nên tôi lấy ví dụ trước mắt mà nhiều người chứng kiến, kể cả anh, để anh dễ hiểu vấn đề. Đó là thái độ và hành xử của Nhóm Hòa thượng Minh Tâm và ông Lai Thế Hùng tại cuộc biểu tình trước LHQ ngày 8.5 vừa qua :

Như anh biết, vì hoạt động tại cơ quan Nhân quyền LHQ từ năm 1985 đến nay, nên tôi hiểu những vấn đề trầm trọng cần đối ứng. Ngày 8.5 là lần đầu tiên Hà Nội phải phúc trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ theo thể thức Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (Universal Periodic Review). Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã chuẩn bị hồ sơ Nhân quyền từ một năm trước, rồi đi gặp gỡ vận động các chính phủ thành viên LHQ suốt một năm ròng. Nhờ vậy mà các câu hỏi đã cất lên chất vấn và khuyến cáo phái đoàn Hà Nội hôm 8.5 rút từ thông tin của chúng tôi cung cấp. Không có các chất vấn ấy, thì chỉ còn lại những lời khen tặng của các quốc gia thân Hà Nội. Anh có thể đọc bản phúc trình của chúng tôi, được đăng trên Trang nhà LHQ, rồi so chiếu với các câu chất vấn tất hiểu lời tôi nói. Đó là chuyện bên trong. Chuyện bên ngoài Điện Quốc Liên, chúng tôi nghĩ rằng Người Việt Hải ngoại cần nói thay cho người dân không có tiếng nói trong nước bằng một cuộc biểu dương. Vì vậy, ngày 10.4.2009 chúng tôi tung lời kêu gọi đồng bào khắp năm châu về tham dự Biểu tình trước LHQ Genève ngày 8.5 ngay vào lúc Phái đoàn Hà Nội phúc trình bên trong Điện Quốc Liên.

Ngay tại cuộc Hội luận ở Paris hôm 11.4 mà anh có mặt và do anh Nguyễn Phúc Tửng nhân danh Văn phòng Liên lạc các Hội đoàn Người Việt tại Pháp tổ chức để hậu thuẫn Lời Kêu gọi Tháng 5 Bất tuân dân sự - Biểu tình Tại gia của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Sau khi thuyết trình về Lời Kêu gọi này, tôi lên tiếng mời các đoàn thể có mặt tham gia Biểu tình ngày 8.5 và đã được hội trường hưởng ứng hoan nghênh. Sau đó chúng tôi nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều đoàn thể, tổ chức, cá nhân tại các nước Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Úc châu. Danh sách cuối cùng gồm có 40 tổ chức, hội đoàn, cộng đồng, đảng phái. Thế là cuộc biểu tình do Cơ sở Quê Mẹ kêu gọi trở thành cuộc Biểu tình của Người Việt Năm châu, từ hưởng ứng đến cộng tác.

Thế nhưng, ngày 23.4.09, mười ba ngày sau, Nhóm Hòa thượng Minh Tâm và ông Lai Thế Hùng ra thông báo kêu gọi Biểu tình cùng ngày cùng địa điểm trước LHQ Genève. Rồi sang ngày 5.5.09, đột nhiên HT Minh Tâm ra thư kêu gọi biểu tình suốt 3 ngày 6, 7 và 8.5.09, hai ngày đầu nhằm cầu nguyện. Chẳng có gì đáng nói về hai kêu gọi mới này, vì sống ở các nước dân chủ, ai cũng có quyền tổ chức biểu tình. Biểu tình cho lý tưởng nhân quyền thì càng đông lời kêu gọi, càng đông tổ chức càng quý. Miễn đừng trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Điều đáng nói và đáng buồn là những chi xẩy ra tại Công trường LHQ sáng ngày 8.5.
Việc tách làm riêng qua hai lần kêu gọi ngày 24.4 và 5.5 của Nhóm HT Minh Tâm – ô. Lai Thế Hùng làm cho Ban tổ chức Biểu tình của Người Việt năm châu lo ngại. Vì vậy, thông qua đường dây viễn liên với mấy chục tổ chức các nước, tôi nhân danh Trưởng ban Tổ chức xin ý kiến nhằm đối ứng tình hình. Những việc tôi thực hiện là do ý kiến chung. Tại Pháp, bốn đảng Liên Minh Dân chủ (anh Nguyễn Quốc Nam), Đại Việt Cách Mạng Đảng (anh Nguyễn Bắc Ninh), Tổ chức Phục Hưng (anh Trần Minh Răn) và Đảng Thăng Tiến (anh Nguyễn Mạnh Hà) đại diện cho Phái đoàn Pháp tham dự biểu tình đáp lời mời của tôi đến họp tại trụ sở Quê Mẹ tối ngày 5.5 để hội ý việc diễn tiến cuộc biểu tình tại Genève. Do dư luận xôn xao về sự xuất hiện của Nhóm HT Minh Tâm – ô. Lai Thế Hùng, nên không ai muốn xẩy ra tình trạng có 2 cuộc biểu tình. Đầu buổi họp anh Nguyễn Quốc Nam đề nghị nên nhượng bộ HT Minh Tâm. Nhưng tất cả các anh có mặt không đồng tình, các anh lập luận rằng việc khởi xướng biểu tình công bố hôm 10.4 không đến từ HT Minh Tâm, nay Ban tổ chức đã hình thành và đã công bố thì cứ tiến hành. Lại có người cho biết trong buổi họp rằng theo sự thăm dò của nhiều người, thì lúc đầu HT Minh Tâm không có ý tham gia biểu tình khi Hòa thượng khẳng định rằng : « Để cho ông Ái làm ». Nhưng chẳng hiểu vì cớ gì 13 ngày sau (23.4) HT Minh Tâm lại ra thông báo riêng kêu gọi biểu tình riêng, thay vì tham gia chung với Người Việt Năm châu đã được xướng xuất 13 ngày trước đó (10.4.09) ?.

Trọng tâm buổi họp là mối âu lo trên một công trường mà có 2 bàn thờ tổ quốc, hai lễ chào quốc kỳ ! Do đó, tôi đề xuất rằng Ban tổ chức đã cậy nhờ Cộng đồng Việt Nam Tị nạn tại Hòa Lan cáng đáng việc thiết lập Bàn thờ Tổ quốc, giàn âm thanh và lễ chào quốc kỳ. Vậy hãy nhờ Cộng đồng Hòa Lan liên lạc với HT Minh Tâm thương thảo để tiến tới việc chỉ có một bàn thờ Tổ quốc, một lễ chào quốc kỳ mà thôi. Sau đó ai muốn thực hiện cầu nguyện hay chương trình gì thì mỗi nơi tự lo lấy. Đề nghị của tôi được đa số tuyệt đối thông qua và đưa vào biên bản gửi đi hôm sau.

Ngày hôm sau, 6.5, anh Nguyễn Liên Hiệp, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Tị nạn tại Hòa Lan điện thoại nói chuyện với HT Minh Tâm thì được Hòa thượng đồng ý dùng chung một bàn thờ Tổ quốc và một lễ chào quốc kỳ. Anh chủ tịch Hiệp báo tin vui này tới các thành viên trong Ban Tổ chức và cùng gửi cho HT Minh Tâm để biết. Anh Hiệp nói rằng gửi cho HT Minh Tâm cốt xem phản ứng ngài nếu anh viết sai sự thỏa thuận và hứa hẹn giữa anh và ngài. Nhưng ngài không hề phản ứng, tức ngài đồng ý với những chi ngài hứa khi được viết ra văn bản.

Than ôi, sáng ngày 8.5 tại Công trường LHQ Genève Hòa thượng Minh Tâm đã nuốt lời hứa qua 3 sự kiện :

Một là bắt mọi người phải quy phục chương trình riêng của Nhóm Minh Tâm – Lai Thế Hùng nếu muốn được sử dụng Bàn Thờ.

Hai là đồng bào khắp năm châu tề tựu về Công trường từ 6 giờ đến 8 giờ sáng theo lời kêu gọi ngày 10.4 của Cơ sở Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, đã bị HT Minh Tâm và ông Lai Thế Hùng 3 (BA) lần kêu cảnh sát Thụy sĩ đến đuổi đi. Chỉ những ai tháp tùng HT Minh Tâm mới được ở lại trên Công trường LHQ. Phái đoàn của Hòa thượng từ Pháp sang chỉ có 20 Phật tử, 8 vị Sư, cộng với 15 người thuộc một đảng chính trị ! HT Minh Tâm nói với những người bị đuổi rằng « Ông Võ Văn Ái không có giấy phép biểu tình » nên không ai được tới đây. Thật không có sự nhẫn tâm và kỳ lạ nào hơn cho một Tăng sĩ (HT Minh Tâm) và một chính trị gia (ô. Lai Thế Hùng) nói là « tranh đấu cho nhân quyền » lại kêu cảnh sát ngoại quốc đuổi người đồng hương đến tham dự biểu tình chống sự dối gạt của Phái đoàn Hà Nội ! Được tin này, tôi ra Công trường LHQ lúc 8 giờ sáng mang theo Giấy phép nhà chức trách Genève cho phép tôi tổ chức biểu tình ngày 8.5. Giấy ghi rõ tên tôi và tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam. Nhờ vậy mới chận đứng việc mượn tay cảnh sát nước ngoài trục xuất người Việt đến biểu tình. Thử tưởng tượng việc này xẩy ra tại Saigon, thì bao nhiêu Phật tử, bao nhiêu công dân Việt đã đi vào nhà tù Cộng sản ?!

Ba là, khi sự việc xẩy ra không tốt, trong tư cách Trưởng ban Tổ chức, tôi kêu gọi mọi người bình tĩnh, không phản ứng, và chờ cho Nhóm HT Minh Tân – ô. Lai Thế Hùng cử hành xong lễ chào cờ và cầu kinh, thì chúng tôi mới bắt đầu chương trình của chúng tôi. Thế nhưng trong thời gian chúng tôi cử hành nghi lễ, rồi tới đọc Thông điệp của 8 Nhân sĩ quốc tế hỗ trợ cuộc biểu tình, hoặc các nhân sĩ, đoàn thể lên máy vi âm phát biểu, HT Minh Tâm và ông Lai Thế Hùng cho mở loa cực mạnh phát lời tụng kinh rất lớn mong át các lời phát biểu của chúng tôi. Là Phật tử, tôi vô cùng xấu hổ cho những lời kinh nguyện cao siêu đem sử dụng đàn hặc tiếng nói cho nhân quyền, dân chủ của Người Việt từ năm châu tụ về. Tôi sực nhớ tới chùa Giác Minh ở Đà Nẵng trong lễ Phật Đản vừa qua, Công an Đà Nẵng bắt loa phóng thanh để trước mặt chùa rồi vặn âm thanh cực mạnh phát những bài hát cách mạng để át tiếng tụng kinh của chư Tăng và Phật tử trong chùa !!!

Trên đây là sự thật mà tôi nghĩ anh Nam và đông đảo người chứng kiến không thể phủ nhận.

Ba sự kiện nêu trên là lời tra vấn lương tâm người Việt đấu tranh sau 34 năm lưu vong. Nhân quyền là thế ư ? Dân chủ là thế ư ? Tôn giáo là thế ư ? Đây không còn là sự tranh chấp, ganh đua vặt nữa, mà là lợi dụng nhiệt huyết của quân chúng đấu tranh cho những viễn đồ không mấy sáng sủa, hay âm mưu gì khác ?.

Hòa thượng Thích Minh Tâm xuất hiện đấu tranh cho nhân quyền lần cuối vào năm 2003, khi ngài tháp tùng với Phái đoàn của Mặt Trận, nay gọi là Việt Tân, vào Quốc hội Châu Âu ở Bruxelles. Sau đó ngài nghỉ hưu tranh đấu cho đến đầu năm nay, 2009, sáu năm sau mới xuất hiện trở lại với ông Lai Thế Hùng trong chuyến thăm viếng các quốc hội ở Châu Âu, rồi xuất hiện trong cuộc biểu tình ngày 8.5 vừa qua. Hòa thượng thông báo cuộc biểu tình 3 ngày, thì hai ngày đầu 6 và 7.5 dành cho việc cầu nguyện. Những ai có mặt tại Genève hai ngày 6 và 7 không thấy một vị sư hay Phật tử nào ngồi cầu nguyện cả. Ngoài hàng cờ vàng và bàn thờ sắp sẵn như cuộc chiếm đóng công trường, thay vì cầu nguyện nghiêm chỉnh. Bản thân tôi đã đến chụp hình cảnh « cầu nguyện » hoang vắng này. 8 vị sư có mặt hôm 8.5 thì một vị đến từ Canada là « bộ đội chiến trường Kampuchia » trước khi xuất gia, đời sống đức hạnh như thế nào đồng bào Phật tử ở Toronto biết rất rõ, ông là một trong những Tăng sĩ chủ súy sự ly khai GHPGVNTN tại Canada, một vị đến từ Úc, dù vị này luôn luôn tuyên bố chống Cộng rất tợn, nhưng là người được Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công an, khen trong việc vận động tổ chức Phật Đản LHQ tại Hà Nội và việc chuẩn bị đưa Tăng Ni, Phật tử Hải ngoại về tham dự. Sự kiện này do Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết khi bị bắt tại Hà Nội ngày 23.8.2007 trong chuyến đi cứu trợ Dân Oan. Hòa thượng nghe từ miệng ông Hưởng « khen ngợi » trong khi bị thẩm vấn tại Bộ Công an Hà Nội. Ông Hưởng ao ước chư Tăng trong GHPGVNTN nên noi gương vị Thượng tọa ở Úc này.

Nếu không có sự phản ứng mãnh liệt của quần chúng Phật tử và các Cộng đồng người Việt, thì Nhóm Về Nguồn đã thực hiện dự tính đưa 500 Tăng Ni và Phật tử hải ngoại về tham dự Phật Đản LHQ tại Hà Nội. 500 người chả là bao, nhưng ý nghĩa chư Tăng, Phật tử hải ngoại về Hà Nội dự lễ Phật Đản của nhà nước cộng sản mới là đòn tuyên truyền lớn lao. Giống như 200 Tăng thân Làng Mai theo chân Sư Ông Nhất Hạnh 3 lần về nước tuyên truyền giúp Hà Nội thoát ly khỏi danh sách CPC của Hoa Kỳ. Nhà cầm quyền Cộng sản giao việc tổ chức Phật Đản LHQ cho Giáo sư Lê Mạnh Thát. Giáo sư Thát đã sang Châu Âu giữa năm 2007 ở chùa Viên Giác của Thượng tọa Như Điển bên Đức và chùa Khánh Anh tại Pháp của HT Minh Tâm để vận động hải ngoại về tham gia Phật Đản LHQ ở Hà Nội. Thời gian này, chính hai Thượng tọa Thích Quảng Ba và Thích Như Điển đã điện thoại về Saigon vận động mời Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và Đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang ra Hà Nội dự Phật Đản. Nhưng đã bị Ngài bác bỏ và rầy la.

Cuộc khánh thành chùa Thiện Minh ở Lyon tháng 8.2008, HT Minh Tâm đã mời Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (có chức vụ lớn trong Giáo hội Phật giáo Nhà nước) và một cán bộ trong Ban Tôn giáo chính phủ sang tham dự.

Tôi không chụp mũ các vị trên đây là Cộng sản qua những hành xử họ làm. Tôi nhận định rằng Cộng sản hay không chẳng quan trọng. Ý nghĩ và hành động của người quốc gia nào gây thiệt hại cho lý tưởng dân tộc trên phạm vi nhân quyền, dận chủ, tự do tôn giáo, đều không thể chấp nhận, đều làm lợi cho việc cứu vãn ngày tàn của chế độ Cộng sản. Mặt khác, tôi biết rằng hiện nay đang manh nha khuynh hướng mới trong một số chư Tăng, Phật tử, như Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Giáo sư Lê Mạnh Thát, Nhóm Về Nguồn, Nhóm Thân hữu Già Lam (ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Úc, Châu Âu). Khuynh hướng này nghĩ rằng « phải thỏa hiệp với Nhà nước Cộng sản để phát triển Phật giáo », nghĩa là thủ tiêu tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo. Tôi tôn trọng ý kiến này của họ, nhưng tôi không thể theo họ, ủng hộ lập trường này của họ, lý do khiến họ viết hàng chục bài nặc danh vu khống và mạ lị tôi 3 năm qua. Vì sao tôi không ủng hộ họ ? Vì cái gương trước mắt tôi thấy, là năm 1981, cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Minh Châu và Hòa thượng Thích Trí Thủ… những vị giáo phẩm trong GHPGVNTN, đã nghĩ như thế nên với tư cách cá nhân các Ngài gia nhập Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Thế nhưng 28 năm sau, Phật giáo không được phát triển chút nào mà còn tiêu trầm, lại còn biến bộ phận Phật giáo trong Giáo hội Nhà nước thành công cụ chính trị phục vụ Đảng Cộng sản.

Góp ý thứ hai : Anh xác nhận trong thư anh rằng « Việc YỄM TRỢ TỐI ĐA GHPGVNTN do Đại Lão HT THÍCH QUẢNG ĐỘ LÃNH ĐẠO đã, đang và sẽ là một chọn lựa RÕ RÀNG VÀ MINH BẠCH. Chúng ta đã minh chứng BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY ». Đọc lên tôi thấy có điều mâu thuẫn nội tại. Anh không thể ủng hộ cuộc đấu tranh Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn của GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, cùng lúc với việc ủng hộ HT Minh Tâm, là người chống lại lập trường và đướng hướng của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, chống lại GHPGVNTN.

Góp ý thứ ba : Chúng ta không thể nại cớ đừng làm gì, nói năng gì « có lợi cho Cộng sản » hay « ngư ông đang chờ trục lợi » để im lặng trên những hủ tục trong cộng đồng vốn chỉ làm trì hoãn cuộc đấu tranh và ngăn chận con đường chiến lược đưa tới tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Là một cộng đồng đấu tranh lấy lý tưởng dân chủ làm đầu, tức phải chấp nhận sự minh bạch trong đối thoại, trao đổi và phê phán. Chỉ có những hội kín, phát xít, cộng sản, mafia mới sợ công luận phê phán mà thôi. Không phê phán tất không có tiến bộ, không có khai mở kiến thức.

Chúng ta tranh đấu chống độc tài, ắt không thể công nhận lối làm việc, hành xử độc tài, độc đoán, riêng tư như kiểu vừa xẩy ra hôm 8.5 tại Công trường LHQ ở Genève của Nhóm HT Minh Tâm – ô. Lai Thế Hùng. Càng giấu diếm và không công khai thảo luận thì những lề thói ấy sẽ tiếp diễn làm hư hỏng cuộc đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ. Rồi những kẻ nằm vùng sẽ khai thác để phân hóa, ly gián làm hư thối cộng đồng. Trái lại nếu ta công khai thảo luận và khôn ngoan giải quyết mới là thượng sách phá vỡ sự khai thác của đối phương. Đừng quá sợ Cộng sản biết chúng sẽ cười, sẽ khinh. Chúng quá biết và biết rõ hơn cả chúng ta. Vấn đề của chúng ta hôm nay là vô hiệu hóa cái biết và sự khai thác làm ly tán cộng đồng của đối phương.

Góp ý thứ tư về việc khiếu kiện tại LHQ : Thư anh viết đề cao việc « tái in Cáo trạng VC » mà anh Nam cho là « HỒ SƠ vô cùng quan trọng (…) Làm được điều đó, chúng ta mới có được TƯ THẾ CHỦ ĐỘNG đánh vào MỘT TRONG NHỮNG TỮ HUYỆT của tập đoàn Mafia Hà Nội ». Do đó mới có việc tổ chức bữa cơm gây qũy tại chùa Khánh Anh của HT Minh Tâm.

Tôi đọc thấy phấn khởi. Tuy nhiên do lâu năm làm việc ở LHQ nên hiểu rõ các cơ cấu, thể thức, tôi bỗng e sợ cho anh nếu không làm đúng như khẩu hiệu anh minh xác « Tư thế chủ động đánh vào một trong những Tử huyệt của tập đoàn Mafia Hà Nội », tất sẽ làm cho đồng bào thất vọng.

Tôi đoán là anh Nam muốn nói tập hồ sơ nhân quyền mà anh và các bạn định dùng tố cáo Hà Nội tại LHQ theo thể thức Ecosoc 1503 ? Nếu đúng vậy, thì xin thưa rằng thể thức khiếu kiện Ecosoc 1503 nay chẳng còn hiệu lực gì. Hai mươi năm trước còn gây hiệu quả đánh động dư luận tại LHQ, vì thời ấy Hà Nội còn bị các nước Âu Mỹ bao vây kinh tế (Embargo) nên những chi ta tố cáo còn được báo chí, LHQ quan tâm. Nhưng ngày này Âu Mỹ làm ăn với Hà Nội một cách đồng lõa, báo chí lơ là chuyện vi phạm nhân quyền. Cho nên phải tìm những thể thức hoạt động khác, thích nghi xu thế toàn cầu mới mong đánh động dư luận. Không thể cứ « xưa sao nay vậy ».

Tôi biết rõ thể thức Ecosoc 1503, vì cơ sở Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam sử dụng và đệ nạp hồ sơ cho LHQ mỗi năm theo thể thức này, từ năm 1985 cho đến cuối thập niên 90. Khi thấy thể thức này vô hiệu lại tốn công vô ích khi thu tập và ngồi viết hồ sơ, nên chúng tôi đã bỏ, không đeo đuổi nữa. Có những cách làm, những việc làm khác hữu hiệu hơn.

Ecosoc 1503 là thể thức KÍN trong cơ cấu nhân quyền LHQ. Ai cũng có quyền nộp hồ sơ khiếu kiện. Nộp xong nhận được biên lai ghi nhận. Và thế là hết. Chẳng ai xét, chẳng ai lưu tâm giải quyết. Vì sao ? Vì trước kia trong Ủy hội Nhân quyền LHQ có hai phe kình địch một bên là Liên Xô một bên là Âu Mỹ tự do. Nộp hồ sơ xong còn phải vận động chợt ruột mới nhích tập hồ sơ đi từ cơ cấu này tới cơ cấu kia. Bao lâu chưa đưa ra khoáng đại thì coi như bỏ muối xuống biển. Tại các cơ cấu cấp dưới, phe Liên Xô vận động khối trung lập Châu phi, Châu Á, Ả Rập ngăn chặn tất cả hồ sơ khiếu kiện để vứt vào xọt rác.

Hôm 8.5 vừa qua, các quốc gia thân Hà Nội làm đuôi từ 6 giờ sáng để ghi danh phát biểu nhằm « mẹ hát con khen » Hà Nội. Bởi vậy mới có cảnh 15 quốc gia ghi danh mà không được phát biểu vì hết giờ. Trong số này có những nước dân chủ như Tiệp, hiện là Chủ tịch luân phiên Liên Âu, Irlande, Tây Ban Nha, Bỉ, v.v… Và khi phát biểu mỗi quốc gia chỉ được nói trong vòng 2 (hai) phút ! Cơ cấu Nhân quyền LHQ là như thế đấy !

Thập niên 90, Liên Xô tan vỡ, thì tại Ủy hội Nhân quyền LHQ nẩy sinh khối liên minh độc tài tả - hữu mới, gọi là nhóm « Like Minded Group » (tôi dịch là Nhóm Ngưu tầm ngưu) để ngăn chận tất cả hồ sơ tố cáo nhân quyền hay tiếng nói của các tổ chức Phi chính phủ. Qua năm 2006, Ủy hội chuyển thành Hội đồng Nhân quyền LHQ, thì nhóm Ngưu tầm Ngưu chuyển thành « Trục Cực Quyền » (Axis of Sovereignty, xem phân tích trong TCBC của chúng tôi ngày 13.5.09). Nhóm này chỉ chiếm 10% nhưng Tàu, Cuba, VN CS, Bắc Triều tiên, Birmanie, Sudan, Iran, v.v… vận động khối Ả Rập và Châu Phi chống lại mọi mưu toan bảo vệ nhân quyền.

Anh và các bạn hãy nhìn mấy con số sau đây để biết rằng việc tranh đấu cho nhân quyền không đơn giản là chuyện có một tập hồ sơ nộp cho LHQ là xong, khi chưa có sách lược nhân quyền toàn cầu và nhân sự hiểu biết vấn đề cùng nắm vững các cơ cấu LHQ :

Tại Đại hội đồng LHQ phiếu bầu cho Hoa Kỳ tụt từ 50,6% năm 1995 xuống 23,6% năm 2006. Về nhân quyền tại LHQ, Trung quốc tăng vọt từ 43% lên 82%, trong khi Hoa Kỳ từ 53% tụt xuống 22% !

Cho nên cái gọi là Hồ sơ nhân quyền Việt Nam có thành công hay không tùy thuộc vào ba yếu tố. Một là nội dung văn bản, tức tài liệu và cách viết. Hai là thể thức thu nhận tại LHQ có hiệu quả hay không. Ba là phương cách vận động bên trong thông qua các cơ cấu vừa phức tại vừa quan liêu. Tôi nói với sự hiểu biết và trong tư cách của người làm việc trong nội bộ LHQ 24 năm qua.

Thể thức Khiếu kiện 1503 như đã nói chẳng còn bao nhiêu hiệu lực. Và tôi dám khẳng định 99% là hồ sơ các anh sắp nộp, sau khi nhận được mẩu biên lai, là chìm vào hố lãng quên. Vì các cơ cấu nhân quyền LHQ chẳng giúp gì cho các anh, thêm Trục Cực Quyền sẽ tẩy phá tất cả những chi các anh dự tính.

Cho nên tôi rất e sợ câu viết của anh tuy rôm rả, hay ho : « HỒ SƠ vô cùng quan trọng (…) Làm được điều đó, chúng ta mới có được TƯ THẾ CHỦ ĐỘNG đánh vào MỘT TRONG NHỮNG TỮ HUYỆT của tập đoàn Mafia Hà Nội ». Nếu anh không thực hiện được 20% của ý muốn sẽ làm thất vọng quần chúng đấu tranh đang trông đợi ở sự khôn ngoan, giỏi giắn và chuyên nghiệp của anh và các bạn.

Những lời viết trên có chối tai, phật ý, thì xin anh thông cảm. Vì biết mà không nói là bất nghĩa. Cộng sản đã lừa dân, mị dân 60 năm qua. Tôi kỳ vọng ở con người làm chính trị như anh không vô tình hay cố ý sa vào bước xe trước đã đổ.
Trân trọng.

Võ Văn Ái

Wednesday, May 27, 2009

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG NẰM VÙNG. (Bài viết của Liên Thành).

Trong mấy tuần qua, tôi có đọc 2 bài viết của Trịnh Cung, tức Nguyễn Văn Liễu, và bài của anh Bằng Phong Đặng Văn Âu, viết về nhạc sĩ TCS

Trịnh Cung viết: “Trịnh Công Sơn và tham vọng chính trị.”

Bằng Phong Đặng Văn Âu viết:“Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn. Một thiên tài đồng lõa với tội ác”

Hai tác giả với hai bài viết nói về TCS, nội dung khác nhau, nhưng hầu như cả hai đều đưa ra chỉ một vài dữ kiện, hoặc khách quan, hoặc chủ quan, qua tình bạn của họ đối với nhạc sĩ TCS. Để rồi, Trịnh Cung và Bằng Phong Đặng Văn Âu đều không kết luận được, hoặc là không muốn kết luận, một điều quan trọng nhất: Trịnh Công Sơn bên nào? Bên này ? Bên kia? Hay nói trắng ra là: Trịnh công Sơn là ai? Quốc gia hay cộng sản?

Đã bao năm qua, kể từ sau 1975, và mãi đến những ngày gần đây, tôi vẫn giữ thái độ im lặng. Nhưng sau khi đọc xong bài của Trịnh Cung, cũng như của Bằng Phong Đặng văn Âu, tôi quyết định lên tiếng về những gì, mà vì lý do nghề nghiệp, tôi đã phải nắm rất tường tận về TCS. Lý do thì cũng đơn giản, quý vị có thể hiểu được khi đọc xong bài này.

Cuối cùng thì giờ đã điểm. Qua bao nhiêu ca ngợi, bao nhiêu tranh cãi, lý luận, có lẽ, đã đến lúc TCS nên trở lại với những gì của TCS. Đó là SỰ THẬT VỀ CON NGƯỜI TCS. Trong một bối cảnh mà đất nước đang nghiêng ngả tang thương bởi nhiều vấn nạn, cộng với một thảm họa tày trời: SỰ XÂM LĂNG CỦA TOÀN BỘ LỰC LƯỢNG CS QUỐC TẾ, ĐẶC BIỆT LÀ TRUNG CỘNG, QUA BÀN TAY CS HÀ NỘI, Trịnh Công Sơn đã cống hiến gì cho quốc gia?

Giữ nhiệm vụ trưởng cơ quan an ninh tình báo Thừa Thiên-Huế từ 1966 đến đầu 1975, tôi có bổn phận phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề gìn giữ an ninh trật tự, bảo vệ sinh mạng và tài sản cho đồng bào trong tỉnh. Và trên hết mọi chuyện, là đối phó với cục Tình Báo chiến lược Bắc Việt, lồng vào đó là một mạng lưới tinh vi và dày đặc CS nằm vùng tại Huế. Thật không sai khi nói Huế là một ổ nằm vùng. Do vậy, có lẽ chúng tôi là người “may mắn”(?!) PHẢI có bổn phận “BIẾT” rất “kỹ” về TCS và toàn bộ những phần tử hoạt động CS khác của Huế. Tôi biết TCS và nhóm người nối giáo cho giặc này, dưới tất cả các khía cạnh khác nhau.Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ thói quen đến phẩm hạnh, đến tiểu sử, đến gia đình, thậm chí, nếu cần, thì cả gia phả vv, tôi đều có bổn phận phải biết. Và tôi sẽ lên tiếng một cách thẳng thắn, về những sự việc, thông tin, dữ kiện mà chúng tôi có được về đương sự trong bài viết này. Hy vọng, sẽ cung cấp cho lịch sử, và cho những ai quan tâm đến vấn đề TCS, cũng như các hoạt động chung của đương sự với các phần tử nằm vùng khác tại Huế, mà dù yêu, dù ghét, dù hận thù, dù ngưỡng mộ tôn sùng, dù căm phẫn.... những thông tin chính xác và cần thiết, để quý vị có thể tự mình thẩm định, lại một cách đúng đắn, về con người TCS. Bởi vì, mỗi con người chúng ta, dù thế nào đi nữa, không ai muốn bị BỊP cả!

Trịnh Công Sơn bên nào: Bên này ? hay bên kia ? Quốc Gia?, Cộng Sản?

Trước khi xác nhận cũng như công bố nhiều chuyện liên quan đến TCS, xin được phác họa lại tình hình an ninh và nội chính của Thừa Thiên-Huế, sau ngày 1/11/ 1963:

Sau đảo chánh, ảnh hưởng và thế lực chính trị của PG Ấn Quang, và đặc biệt Trí Quang, Đôn Hậu đối với chính quyền trung ương cũng như địa phương, và trong hàng ngũ tín đồ Phật giáo tại miền trung, nhất là tại Huế, QUÁ MẠNH!

Chùa Từ Đàm trở thành Dinh Độc Lập II, đó là trung tâm quyền lực thật sự cho cả Miền Nam VN. Tại miền trung, chùa Từ Đàm là tàn cây cổ thụ đầy bóng mát, che chở cho mọi hoạt động của các cơ quan dân vận, tôn giáo vận, trí thức vận, tổ chức học sinh, sinh viên “Giải Phóng” thành phố thuộc Đại Học Huế và các trường Trung học. Tất cả đều nằm dưới sự điều động của tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế và Thành Ủy Việt cộng.

Hầu như không có một cơ quan an ninh nào của chính phủ VNCH dám sờ vào các ổ nằm vùng gần như công khai này. Họ chỉ lấy vải thưa để che mắt thánh, nhưng thật tình không ai dám đụng đến họ cả. Nếu đụng đến họ, sẽ bị lu loa là “tàn dư Mật Vụ Nhu Diệm”, là “đàn áp Phật Giáo”, là TÀN ĐỜI! Mọi tổ chức, mọi cơ sở nội thành của Việt Cộng được phát triển hết năng xuất. Tất cả là nhờ tài điều binh khiển tướng của Trung Tá điệp Viên Hoàng Kim Loan, thuộc Cục Tình báo Chiến lược Bắc Việt. Trung gian liên lạc là bí thư thân tín của Thích Trí Quang: Nguyễn Khắc Từ. Sau 1975, Nguyễn Khắc Từ lộ diện là viên đại tá Việt Cộng. Hổ trợ tận tình cho Hoàng Kim Loan là Trí Quang, Đôn Hậu.

Có thể nói từ 1963, sau đảo chánh, đến 1966, là thời gian nổi loạn Miền Trung của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu. Ba năm oan nghiệt này là thời đại mạt vận của tất cả các cơ quan tình báo dân sự cũng như quân sự của chính phủ VNCH. Trí Quang, Đôn Hậu và hệ thống rất lớn các “thầy tranh đấu” của họ, đã xóa sổ các cơ quan tình báo xuất sắc của chính phủ, tại nhiều nơi. Đặc biệt thảm hại nhất là tại Thừa Thiên- Huế. Hủy diệt các cơ quan tình báo có nghĩa là mở đường cho CS tự do ra vào, có nghĩa là sinh mạng Miền Nam đang hấp hối!

Trước 1963, Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung là do ông Dương Văn Hiếu làm trưởng đoàn. Nhưng, người chỉ huy thật sự bên trong lại là ông Ngô Đình Cẩn. Ông là một người có năng khiếu thiên phú về tình báo, dù chưa hề qua một trường lớp đào tạo chính quy nào. Có thể nói đây là một năng khiếu bẩm sinh kỳ lạ của ông, đặc biệt là năng khiếu chống du kích chiến và chống dấy loạn trong thành phố. Cơ quan tình báo tinh nhuệ này đã phá vỡ và bắt giữ hầu như toàn bộ các cán bộ tình báo cao cấp của Bắc Việt gởi vào miền Nam. ĐCTĐNMT đã bẽ gãy mọi mưu toan của Hà Nội về chính trị cũng như quân sự, nhất là mục đích phá rối chính trị để làm suy sụp Miền Nam. Xin dẫn chứng tài năng và công lao rất lớn của ông Ngô đình Cẩn, qua lời nói của đối thủ: đại tướng CS Văn Tiến Dũng: “ Dưới thời Diệm, ta đã gởi vào Miền Nam 60 ngàn cán bộ, cuối cùng chỉ còn 5 ngàn, như vậy là thiệt hại đến 90%”. Sau khi ông anh là TT Diệm bị đảo chánh, bị đám tướng lãnh phản loạn bất chấp luật pháp, bất chấp kỷ cương phép nước, bất chấp đạo lý, bất chấp tình người, giết, thì ông em út cũng bị cùng chung số phận! Tòa án gì đây? Luật pháp gì đây? Luật của Trí Quang? Luật của Đôn Hậu? Luật của cái gọi là“ Phật Giáo đấu tranh”?? Tội gì thưa quý vị? Tội bắt nhiều CS! Ông Dương văn Hiếu, nhờ có ông Cẩn thế mạng rồi, nên quý thầy hơi khó làm áp lực giết thêm nữa. Sau đó, nhờ “đế quốc Mỹ xâm lược” can thiệp, nên chỉ bị tù.

Một cơ quan tình báo tinh nhuệ, đặc biệt, và bí mật khác, do ông Phan Quang Đông chỉ huy cũng bị xóa sổ. Cơ quan này hoàn toàn chỉ liên quan đến những điệp vụ quan trọng ngoài bắc mà thôi. Họ không hề dính dáng gì đến chuyện đàn áp Phật Giáo cả, cũng bị Thích Trí Quang vu vạ rồi giết. Theo lệnh Hà Nội, Trí Quang áp lực, yêu cầu chính phủ đương nhiệm, qua trung gian Nguyễn Chánh Thi, tử hình Phan Quang Đông, một viên chức chỉ huy tình báo tài ba xuất sắc, với tội “ Mật vụ Nhu Diệm”!

Cơ quan tình báo thứ 3 hoạt đông rất hữu hiệu tại Huế, là Ty Công An Thừa Thiên của chính phủ VNCH. Số phận cơ quan này cũng bi thảm không kém. Ông Lê Văn Dư Trưởng ty bị bắt giữ.

Hầu hết nhân viên phụ trách tình báo của 3 cơ quan này, hoặc bị sa thãi, hoặc bị bắt, hoặc bị thuyên chuyển khỏi các chức vụ trọng yếu. Tất cả cũng với tội danh tương tự: “ Mật vụ Nhu-Diệm, đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quý thầy v,v…”

Sau khi loại trừ sạch các thành phần “Mật vụ Nhu Diệm ác ôn”, các thầy liền thay vào cái bình cũ là cơ quan tình báo của VNCH, loại rượu mới do quý thầy bào chế ra, đó là “rượu nằm vùng”!!

1. Nguyên Quận Trưởng Cảnh Sát Nguyễn Văn Cán, một cơ sở tình báo rất quan trọng của Trung tá điệp viên CS Hoàng Kim Loan, được phong làm truởng ty CSQG Thị xã Huế. Ngoài ra, Nguyễn Văn Cán còn là cơ sở nuôi dưỡng tên Phan Nam, Thành ủy viên thành ủy Việt Cộng Huế, đặc trách an ninh của cơ quan thành ủy VC, trú ngụ thường xuyên trong nhà của Nguyễn văn Cán. Sau 1975 Phan Nam làm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Huế.

2. Trần Văn Cư, đệ tử thân tín của Ông Đôn Hậu, được phong làm trưởng ty Công An Thừa Thiên. Trần văn Cư chính là người thẩm vấn thụ lý nội vụ ông Phan Quang Đông. Thừa lệnh CS Hà Nội, Đôn Hậu, và Trí Quang ngầm ra lệnh cho chính quyền, xử bắn Phan Quang Đông tại Sân Vận Đông Tự Do, thuộc quận III thị Xã Huế, với tội danh : ” Mật vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo thủ tiêu quí thầy,v.v…”

Đau đớn và cười ra nước mắt, là từ 1966 đến 1968, hai ty Cảnh Sát lại giao cho hai tay nội tuyến Việt Cộng: Ty CSQG tỉnh Quảng Trị thì Trưởng ty lại là Đại Úy Lê Cảnh Thâm, làm việc cho cơ quan Quân Báo của VC. Ty CSQG Thừa Thiên-Huế thì Trưởng ty là Đoàn Công Lập, nhân viên thuộc cấp của Trung tá điệp viên CS Hoàng Kim Loan.

Khoảng thời gian dài này là thời hoàng kim tuyệt đỉnh của các hoạt động CS nằm vùng. Chỉ cần dán nhãn hiệu “ Mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quý thầy” cho kẻ thù, là mọi việc xong ngay! Cả Miền Nam hoang mang, lo sợ, điêu đứng, biết bao thân phận bị vùi dập, cũng vì cái khẩu hiệu này.

Sau khi 3 cơ quan tình báo trọng yếu và vô cùng hữu hiệu này bị “các thầy” xóa sổ, các tổ chức cơ sở Việt Cộng trong thành phố Huế sinh sôi nẩy nở, phát triển tự do như rạ, như nấm . Chính quyền tuy biết, nhưng không dám đụng đến, vì sợ đụng chạm đến Phật Giáo. Sợ đến kinh hoàng mấy chữ “ Mật thám Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo”. Quý thầy đã thật sự thành công trong việc tự tôn, tự đồng hóa “CÁC THẦY LÀ PHẬT GIÁO”. Nói đến đây tôi không khỏi không bật cười, nhớ đến chuyện cũng tương tự như vậy. Đó là chuyện trên 30 năm nay, đảng CSHN cũng đã tự đồng hóa mình là tổ quốc! Và CS cũng đã thành công! Quý thầy cũng thành công!

Đại đa số các tổ chức CS như thế và hầu hết những kẻ tham gia trong các tổ chức đó, đều đã được Trí Quang, Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Kim Loan bọc cho cái vỏ tôn giáo. Tỷ dụ như Liên Đoàn Học sinh, Sinh viên Phật tử, công chức Phật Tử, Quân nhân Phật tử, Cảnh sát Phật tử, Tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba v..v...

Thành phố mọc lên như rạ những địa điểm hội họp, tiếp xúc, của nhiều trí thức, giáo sư , sinh viên, học sinh, hoạt động cho các tổ chức trí thức vận, tôn giáo vận của Thành ủy Huế. Những địa điểm nầy trong danh từ chuyên môn chúng tối gọi là những “căn cứ lõm” của địch, tỷ như:

1- Quán Café “Bạn Tôi.”
Ở đường Đào Duy Từ , tại vùng Đập Đá thuộc quận III thị xã Huế.

Thành lập bởi Lê Văn Sâm, SV luật khoa, chủ quán. Có Ngô Kha, vợ chồng Giáo sư Đỗ Long Vân ở Pháp về, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Hữu Ngô, nhà văn Túy Hồng, Phan Duy Nhân, Trần Quang Long.

2- Lực lượng giáo chức tranh đấu tại Huế:
Chủ tịch kiêm chủ bút diễn đàn báo Dân là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phó chủ tịch là Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm.

Ngoài ra còn có tờ Sinh Viên Huế của tổng hội SV Huế, và tờ Lập Trường của nhóm trí thức đại học Huế, do giáo sư Tôn Thất Hanh làm chủ nhiệm. Chủ trương: Chống lại cái gọi là “Chế độ Diệm mà không Diệm”.

Quý vị độc giả, ai là người uyên thâm, xin hãy diễn giải và dẫn chứng rành rẽ, cụ thể, chứng minh dùm tôi, cụm từ “ Diệm mà không Diệm” này! Tôi chịu thua. Những lộng ngôn này là do ai làm ra? Ai sáng tác? Ai nghe theo? Mục đích là gì? Phá nát tất cả các chính quyền Miền Nam? Bất kể là ai lãnh đạo?

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị họ gián tiếp giết, phong cho danh hiệu mang đầy tính tội ác, rùng rợn, răn đe: “Mỹ Diệm”, “Mật vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu quý thầy”. Đất nước sau đó tang thuơng đổ vỡ, chính trị rối loạn, nhưng vẫn chưa vừa lòng. Thừa thắng xông tới, họ răn đe các chính quyền kế tiếp khác bằng khẩu hiệu mang tính bình mới rượu cũ: “ Diệm mà không Diệm”. Chỉ đơn giản vậy, nhưng buồn cười thay, một loạt các chính quyền sau đó đều xếp re, không dám hó hé với nhóm “ Phật Giáo Đấu Tranh” này

3- Tuyệt Tình Cốc.
Nằm tại hẻm Âm Hồn thuộc quận I thị xã Huế. Nguyên là ngôi nhà của cha mẹ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Sau khi hai ông bà dời nhà ra gần cửa Đông Ba, anh em Tường, Phan biến nơi nầy thành trung tâm hội họp hoạt động của đám sinh viên, trí thức cơ sở thành ủy VC Huế.

Tuyệt Tình Cốc là một ngôi nhà tranh, trong một khu vườn nhỏ có cây Ngọc Lan. Đến mùa hoa nở, hương thơm ngát.

Nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, Ngọc Phan đã đặt tên cho cây ngọc lan này là “Cây hoa tình”, và ngôi nhà kia là “Tuyệt Tình Cốc, vay mượn trong tác phẩm kiếm hiệp Thần Điêu Đại Hiệp của tác giả Kim Dung

Tuyệt Tình Cốc thường xuyên do anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì sau nầy còn có họa sĩ Đinh Cường.

Trịnh Công Sơn, nữ văn sĩ Túy Hồng, Ngô Kha, Trần vàng Sao, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Xuân Kiêm, chủ tịch tổng hội sinh viên Huế, cũng đã xuất hiện nhiều lần tại đây. Hầu hết đám này là cơ sở sinh viên và trí thức vận của thành ủy Huế

Tuyệt Tình Cốc cũng là nơi xuất bản tờ báo Việt Nam Việt Nam của nhóm trên, trong khoảng thời gian phong trào tranh đấu Miền Trung của Thích Trí Quang, giai đoạn cao điểm vào đầu hè 1966.

4-Căn phòng của Lê Văn Hảo,
Giáo Sư nhân chủng học, Đại Học Huế cũng là nơi mà Hoàng phủ Ngọc Tường và đám sinh viên hoạt động cho Thành ủy VC dùng làm nơi viết và xuất bản báo chí.

Vô số những trí thức, học sinh, sinh viên hoạt động cho VC tại thành phố Huế. Họ tham gia sách động, trong vai trò lực lượng quần chúng: Cách Mạng đấu tranh của biến cố 1963, rồi cuộc tranh đấu bạo động 1966. Hãy nhìn, để phải giật mình tự hỏi: “Huế không mất vào tay CS trước Mậu Thân 1968 thì quả thật là một phép lạ”. Hãy nhìn danh sách một ổ việt cộng nằm vùng dưới đây:

- Nguyễn Thiết: Sinh viên Luật Khoa phụ trách Thanh niên Thành Ủy Huế, thoát ly lên mật khu 1965

- Trần Quang Long: SV Việt Hán Đại Học sư phạm, thoát ly năm 1968.

- Lê Minh Trường: Sinh Viên Mỹ Thuật: Vượt ngục lên mật khu, sau đó xâm nhập tái hoạt đông bị lực lượng CSĐB phục kích bắn chết tại làng Hải Cát Hạ, quận Nam Hòa.

- Vĩnh Kha. SV Văn Khoa: Chủ Tịch Tổng Hội SV , Đoàn trưởng đoàn SV Phật Tử.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường: Giáo Sư.

- Hoàng Phủ Ngọc Phan: SV Y Khoa.

- Nguyễn Đính: SV Văn Khoa, bút hiệu Trần Vàng Sao.

- Phạm thị xuân Quế: Bác sĩ. Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Thành Phố Huế.

- Thái Thị Ngọc Dư, sau này đậu Tiến sĩ Địa lý Học tại Pháp

- Trần Anh Tuấn: Tiến Sĩ Luật Khoa tại Mỹ

- Hoàng Văn Giàu: Phụ khảo đại học Văn Khoa Huế. Đoàn Trưởng đoàn SV Phật Tử Huế. Hiện ở Úc Châu

- Thái Thị Kim Lan: Sinh viên Văn Khoa , sau du học đậu Tiến Sĩ triết học tại Đức

- Nguyễn Đắc Xuân: SV Việt Hán, đại học Sư Phạm.

- Hùynh Sơn Trà: SV Y Khoa, thoát ly 1968

- Nguyễn Văn Sở: Đại học Sư Phạm Anh Văn. Thoát ly 1968

- Lê Thanh Xuân: Thoát ly 1968.

- Ngô Yên Thi: SV Văn Khoa. Thoát ly 1968.

- Nguyễn Hữu Ngô: SV Mỹ thuật

- Trần Hoài: SV Việt Hán: Đại học Sư Phạm. Thoát ly 1972

- Nguyễn Đức Thuận: SV đại học Sư phạm Anh Văn. Thoát ly 1968

- Trần Bá Chữ: SV đại học Sư Phạm Toán. Thoát ly 1968

- Nguyễn Thị Đoan Trinh, SV Dược Khoa Đại Học Sài gòn, sát thủ Mậu Thân 1968. Y thị trực diện đeo băng đỏ, nổ súng, hạ sát rất nhiều người. Thoát ly ngay sau CS bại trận Mậu Thân

- Lê Văn Tài: SV Mỹ Thuật, thoát ly 1968. Hiện ở Úc Châu.

- Nguyễn Văn Mễ: Học sinh lớp 12 Quốc Học. Thóat ly 1968

- Lê Phước Thúy: SV đại học Sư Phạm. Thoát ly 1968

- Lê Công Cơ: SV đại học khoa học. Thoát ly 1968

- Lê Khắc Cầm: SV, em giáo sư Lê Khắc Phò

- Lê Văn Hảo: Giáo sư nhân chủng học Đại Học Huế.

- Bà Đào Thị Yến, tức Bà Tuần Chi, nguyên Hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh và cũng là tình nhân của Thích Đôn Hậu. Thoát ly ra bắc cùng với Thích Đôn Hậu, sau Mậu Thân, cùng với Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm. Giáo sư Lê văn Hảo v…v…

- Bửu Chỉ: SV Mỹ thuật.

- Phan Duy Nhân: SV.

Và còn rất nhiều nữa….

Những cơ sở này, hiệp lực cùng với Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu, Thích Đôn Hậu, Thích Chánh Trực, bí thư thân tín của Thích Trí Quang là Đại Tá tình báo cộng sản Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Kim Loan, Trung tá điệp viên cục tình báo chiến lược Hà Nội, như thế đủ để phá nát Huế chưa? Thưa, Quá đủ!……..

Vì thế, miền Trung, đặc biệt Huế, đang bị nhuộm đỏ cách mạng, vừa hồng vừa chuyên. Miền Trung đang sôi sục lửa đấu tranh căm thù giai cấp! Đang là địa ngục của một mạng lưới CS nằm vùng khổng lồ, bán mình cho quỷ.

Ngày 23-1-1965 Thích Trí Quang cho lệnh học sinh sinh viên, đồng bào biều tình kéo đến đốt tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại số 4 đường Đống Đa. Sau đó đoàn biểu tình kéo đến đốt phòng Thông Tin Văn Hóa Hoa Kỳ (USIS) tại số 8 đường Lý Thường Kiệt, thuộc quân III thị xã Huế.

Ngày 27-2-1965 đám này họp báo ra mắt “Phong Trào Tranh Đấu Bảo Vệ Hòa Bình và Hạnh Phúc Dân Tộc” và “Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết”.

Chủ tịch là Thượng Tọa Thích Quảng Liên. Các thành viên: Bác sĩ Thú y Phạm Văn Huyến, thân sinh bà Phạm Thị Thanh Vân, tức bà Ngô Bá Thành. Nhà báo Phi Bằng, tức Cao Minh Chiếm, Luật sư Trịnh Đình Thảo. Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ. Bác sĩ Lê Khắc Quyến khoa trưởng Đại Học Y Khoa Huế cũng bí mật nằm trong tổ chức nầy.

Về Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết, chủ tịch là luật sư Nguyễn Long. Các đoàn viên chủ chốt là kỹ sư Hồ Văn Bửu, kỹ sư Tô Văn Cang.

Hai tổ chức nầy đều đòi hỏi:

* Quân đội Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam.
* Vấn đề thống nhất của Việt Nam phải để cho người Việt Nam tự quyết.

Ngày 1-3-1965, Thủ Tướng Chính Phủ VNCH, bác sĩ Phan Huy Quát, ra lệnh cách chức gần 50 công chức và khoảng 30 người bị bắt giữ. Trong đó có Cao Minh Chiếm, giáo sư Tôn thất Dương Kỵ và thú y sĩ Phạm Văn Huyến.

Ba nhân vật nầy được giải ra Huế. Tướng Nguyễn Chánh Thi muốn thả dù nhóm này qua bên kia vỹ tuyến 17. Thủ Tướng Phan Huy Quát phản đối vì sợ báo chí và dư luận quốc tế xuyên tạc.

Ngày 19-3-1965, tướng Nguyễn Chánh Thi chủ tọa một buổi lễ ngay tại bên này cầu Hiền Lương, sau bài diễn văn, Cao Minh Chiếm, Tôn Thất Dương Kỵ và bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến được dẫn từ phía bên nầy cầu, thuộc vùng chính phủ VNCH, sang đến giữa cầu, giao cho Cộng Sản Hà Nội. Cả ba lặng lẽ đi qua phía bên kia cầu phân chia biên giới Nam-Bắc.

Tình hình Huế mỗi ngày mỗi trầm trọng. Ngày 6-6-1966 lúc 12 giờ trưa, trên đài phát thanh tranh đấu tại Huế, Thích Trí Quang, tên cờ gian bạc lận, buôn thần bán thánh này, rút con bài cuối cùng: “Bàn thờ Phật”. Trí Quang chơi xã láng canh bạc cháy túi, không kể gì đạo đức tối thiểu: Đưa bàn thờ Phật xuống đường! Phật nào đồng ý cho hành động này?... Ngược lại, Phật đã độ trì người con trung nghĩa xứ Huế: Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan và lực luợng Đặc Nhiệm dẹp loạn miền Trung

Chỉ sau hai tuần lễ kể từ ngày 9-6-1966 toàn bộ lực lượng tranh đấu của Thích Trí Quang đã bị dẹp tan. Thích Trí Quang và đồng bọn, tướng Nguyễn Chánh Thi Tư Lệnh QĐI. Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận Tư Lệnh Sư Đòan I. Tất cả bị Đại tá Nguyễn Ngọc Loan bắt giữ.

Tôi liên tục mở các cuộc hành quân cảnh sát, bắt giữ toàn bộ đám cơ sở việt cộng nằm vùng cài trong Phật giáo, trong các tổ chức giáo chức, học sinh , sinh viên thuộc lực lượng tranh đấu của Thích Trí Quang. Một số lớn bọn chúng bị bắt giữ ngay, nhưng cũng có một số ít đã được trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan gởi giao liên và đưa lên mật khu. Điển hình hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân.

Chuyện khám phá ra TCS hoạt động nằm vùng, là do chúng tôi theo dõi anh em họ Phan. Cuộc đào thoát của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan đã may mắn làm bộc lộ chân tướng của Trịnh Công Sơn.

Người đứng ra thi hành là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, và Lê Cảnh Đạm, lúc đó là Tổng Thư Ký Đại Học Y Khoa Huế. Tôn Thất Dương Tiềm và Lê Cảnh Đạm là cán bộ trí thức vận của cơ quan thanh ủy VC Huế.

Và tôi đã vô cùng bàng hoàng, buồn bả ngẩn người, khi thấy Trịnh Công Sơn dính trong vụ này.

Lực lượng CSĐB đã bám sát theo dõi hai mục tiêu Tường và Phan từ lúc bọn này ẩn trốn tại nhà sách Khánh Quỳnh tại ngã tư Anh Danh, thuộc Quận I thành phố Huế. Tiệm sách nầy là của gia đình Tôn Thất Dương Kỵ một cán bộ cộng sản gộc tại Huế.

Sau đó, bọn chúng di chuyển qua trốn tại số 66 đường Phan Chu Trinh, quận III thị xã Huế. Đây là nhà an toàn của cơ quan Thành ủy VC Huế. Chủ nhân cũng là cơ sở nội thành, tên là Nguyễn Chính. Số 66 Phan Chu Trinh nằm ngay ngã tư Phan Chu Trinh-Nguyễn Trường Tộ, ngay đầu cầu Phủ Cam. Bên này cầu Phủ Cam là nhà tên Chính, và bên kia cầu Phủ Cam là nhà Trịnh Công Sơn, nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ, đối diện với tòa Tổng Giám Mục Huế.

Đó là một dãy chung cư. Căn của Trịnh Công Sơn và gia đình trú ngụ là: 11/3 Đường Nguyễn Trường Tộ, quận III, thành phố Huế.

Tôi nhớ không lầm thì đó là ngày 11/6/1966. Trời nhá nhem tối, tôi chỉ huy điệp vụ, đứng hơi xa hiện trường. Hai anh em Hoàng phủ Ngọc Tường từ nhà Chính, bên này cầu Phủ Cam, đi rất nhanh sang nhà Trịnh Công Sơn, bên kia cầu Phủ Cam. Trịnh Công Sơn đã có kế hoạch chuẩn bị trước cho hai tên này ăn cơm tối tại nhà. Sau đó, một chiếc xe hơi màu trắng đến đón Tường và Phan đi ngay.

Tài xế là Lê Cảnh Đạm. Hộ tống là giáo sư Tôn thất Dương Tiềm. Họ lên chùa Thiên Mụ, và sau đó đi bộ vượt Long Hồ, Ngọc Hồ, vượt nguồn tả sông Huơng đến mật khu sau núi Kim Phụng.

Chiếc xe hơi trắng đó là của bà Tuần Chi, tức Đào Thị Yến. Mậu Thân 1968, bà giữ chức vụ Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Huế. Vài ngày sau, đã cùng một phái đoàn đông đảo trí thức miền Nam và Thượng Tọa Thích Đôn Hậu, mà theo sự theo dõi ghi nhận của CSQG Thừa Thiên-Huế, cũng là người tình của bà, thoát ly ra Bắc.

Đó là lần đầu tiên mà lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế phát hiện hành động tiếp tay cộng sản của Trịnh Công Sơn.

Tôi sẽ không như Trịnh Cung hoặc anh Đặng Văn Âu chỉ nói thoáng qua về TCS. Vì “ méo mó nghề nghiệp”, tôi sẽ đi từng chi tiết một. Từ đời tư, gia đình, tình ái, sức khỏe, cá tính, tham vọng, đến những công tác tình báo mà TCS cộng tác với chúng tôi, những công việc mà TCS cộng tác với Cộng Sản, những công việc mà TCS cộng tác với Tình báo Ngoại Quốc. Kết quả và ảnh hưởng của những hành động của đương sự, đã gây tác hại như thế nào cho Miền Nam VN.

Đương nhiên sẽ đụng chạm và gây sóng gió. Và sóng gió không chỉ giới hạn riêng nhân vật TCS. Nhưng chỉ là sóng gió cho những ai trót đem lòng ngưỡng mộ tôn thờ nhân vật này một cách nhẹ dạ mù quáng. Còn những ai có chút bình tâm suy xét, biết yêu lấy quê hương khốn khổ này, thì những thông tin mà tôi đưa ra, sẽ chỉ là những xác tín. Nó rành rành như 2+2 là 4.

Với tất cả lương tâm và trách nhiệm của tôi đối với người dân Miền Nam VNCH và với lịch sử. Những gì tôi viết, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi sẵn sàng đối chất với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về vấn đề TCS. Và đặc biệt tôi càng rất muốn đối chất với những ai cho rằng những thông tin mà tôi đưa ra là sai trái về TCS và bất cứ nhân vật nào hoạt động CS có tên trong bài này

Ngay sau đó, tôi cho lệnh mở hồ sơ TCS, điều tra lý lịch chi tiết, bám sát theo dõi đương sự. Công việc nầy được giao cho toán xâm nhập E-16, mà trưởng toán là anh Nguyễn Bá Sơn.

Một thời gian sau, nhiều phát hiện cho thấy, TCS từ lâu đã có quan hệ chặt chẽ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Phan Duy Nhân, và đặt biệt với một cán bộ quan trọng của cơ quan Thành ủy VC. Cán bộ đó là Lê Khắc Cầm, em ruột của giáo sư Lê Khắc Phò. Y sống hợp pháp trong thành phố Huế, Trịnh Công Sơn rất thường xuyên liên lạc với y.

Ngoài ra, toán theo dõi cũng phát hiện được một số các cơ sở trong tổ chức trí vận thuộc tổ chức Học sinh-Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế cũng có liên lạc chặt chẽ với TCS như:

Huỳnh Sơn Trà, SV Y Khoa. Đặng Văn Sở, Đại Học Sư Phạm. Lê Thanh Xuân SV Luật Khoa. Trần Hoài, Đại Học Sư Phạm Việt Hán. Giáo sư Ngô Kha, Đinh Cường, Trần quang Long, Trần Vàng Sao, Bửu Chỉ, và nhiều nữa….

Với những dữ kiện, tin tức, của trưởng toán xâm nhập Nguyễn Bá Sơn trình lên, tôi quyết định móc nối, ép TCS làm tình báo viên xâm nhập trong tổ chức trí vận và tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng của cơ quan Thành Ủy VC Huế.

Công việc nầy không khó. Vì đã nắm rất vững vàng và có đầy đủ bằng cớ là TCS hoạt động CS, nên khi tôi bí mật tiếp xúc với TCS tại nhà an toàn của cơ quan tình báo Thừa Thiên-Huế, trong khoảng thời gian gần 4 tiếng đồng hồ, TCS, không còn cách nào khác, buộc phải cộng tác.

Và tôi có tin TCS không? Theo bản tính nghề nghiệp, dĩ nhiên, tôi phải nói chữ không. Ngay sau đó, tôi cài thêm một nhân viên tình báo xâm nhập tiếp cận vói TCS và những bạn bè cơ sở nội thành VC của TCS để có thể theo dõi và phối kiểm một số tin tức mà TCS cung cấp cho chúng tôi, cho đến tận ngày 29 tháng tư 1975.

Nhân viên này chính là một nhân chứng sống, để có thể xác nhận cho những ai còn thắc mắc rằng có phải TCS là nhân viên tình báo xâm nhập của lực lượng CSĐB thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, gài trong tổ chức cơ quan trí vận của thành ủy VC Huế hay không. Chính anh ta là người mà tôi đã giao cho ba giấy chứng nhận để đưa tận tay cho ba người: TCS và 2 người khác, xin tạm dấu tên

Đó là ba “sự vụ lệnh công tác đặt biệt’ do tôi, với tư cách là Chỉ Huy Trưởng BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế và là Tổng Thư Ký điều hành Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế, “yêu cầu mọi cơ quan Quân, Dân Chính, giúp đỡ người cầm giấy này đang thi hành phận sự”.

Sự Vụ Lệnh đặc biệt mà tôi cấp cho Trịnh Công Sơn là một lá bùa hộ mạng cực mạnh, bao bọc cho anh ta trong suốt nhiều năm. Nó đã giúp anh ta trốn quân dịch, khỏi bị bắt trong các cuộc ca hát phản chiến, hoặc biểu tình chống chiến tranh, chống chính phủ VNCH.

Vậy mà trong nhiều năm qua tại hải ngoại có một vài bài viết nói rằng trong thời gian chiến tranh, TCS phải trốn tránh cực khổ, nhọc nhằn để khỏi bị bắt đi quân dịch. Rõ là họ chỉ viết theo trí tưởng tượng, những hiểu biết mù mờ, hoặc theo lời kể vu vơ mơ hồ đâu đó.

Nhân viên giao sự vụ lệnh đặc biệt của tôi cho Trịnh Công Sơn hiện đang định cư tại vùng ngoại ô Washington D.C. Hoa Kỳ. Anh ta là một nhân chứng sống về vụ nầy.

1- Lý lịch ghi nhận tại cơ quan CSQG Huế

Sinh ngày 28/2/1939
Học lực: Tú tài I, tức lớp 11. Chương trình Pháp.
Tốt nghiệp trường sư phạm Quy Nhơn.
Giáo viên Tiểu học.
Nghiện rượu và thuốc lá nặng.
Sức khỏe trung bình.
Bị bệnh xuất tinh sớm, sau đó đến 1974 hoàn toàn bất lực.
Bản chất: Trầm lặng, kín đáo, khôn ngoan, giỏi che đậy ý nghĩ của mình.
Xem trọng tiền bạc, có tính phản bội, trọng phú khinh bần, sẵn sàng quay lưng với bạn bè hay ân nhân của mình trước kia, nếu như họ sa cơ lỡ vận

Gia đình:

Phụ thân của TCS là một quân nhân phục vụ trong quân đội Pháp, nghành tình báo, phòng 2. Ông bị tử nạn xe hơi do xe của quân đội Pháp gây ra.

TCS có một người cậu ruột tên là Lê Văn Tông, một thương gia giàu có tại đường Phan Bội Châu, Huế. Ông nầy có vợ lai Pháp hiện định cư tại Pháp. Ông ta là võ sư Nhu Đạo Judo Club Huế. Thật ra TCS không học nhu đạo ngày nào cả. Có lẽ Trịnh Cung không biết, nên đã viết TCS có tập nhu đạo. Trịnh Công Hà, em TCS mới học nhu đạo. Hà là người từng gây chấn thương cho Trịnh Công Sơn khi Trịnh Công Hà dùng một thế võ khóa chặt TCS giữa sàn nhà, trong lúc hai anh em giỡn chơi với nhau.

TCS là anh đầu trong một gia đình đông con.

Các em trai là:

1- Trịnh Công Hà.
Sĩ Quan Quân Lực VNCH
Cấp bậc cuối cùng: Đại úy

2- Trịnh Xuân Tịnh
Trốn quân dịch.

Các em gái:

1- Trịnh Vĩnh Thúy
Chồng là giáo sư Ngô Kha.

2- Trịnh Vĩnh Tâm.
Chồng là Đại úy QLVNCH Hoàng Tá Thích. Hoàng Tá Thích có anh ruột là Hoàng Xuân Tùy cấp bậc Đại Tá, Chính ủy Sư Đoàn Điện Biên Việt Cộng. Sau 1975 làm Thứ Trưởng Bộ Đại Học.

3- Trịnh Thị Hồng Diệu. Không có gì đặt biệt.

4- Trịnh Thị Vĩnh Ngân. Không có gì đặc biệt.

5- Trinh Vĩnh Trinh, em út. Theo ghi nhận, Trịnh Vĩnh Trinh cùng mẹ khác cha với những người trên.

Đã có quá nhiều tranh cãi về TCS, quá nhiều câu hỏi được đặt ra: ‘Trịnh Công Sơn bên mô? Bên Ni? Bên tê”.

Trong chức vụ và trách nhiệm của một Phó Trưởng Ty CSĐB và sau đó là Chỉ Huy Truởng BCH/CSQG/Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế trong 9 năm, từ tháng 6/1966 đến đầu năm 1975, và là người đích thân áp lực, móc nối và sau đó điều khiển TCS trong chiến dịch xâm nhập vào các bộ phận trí thức vận, tôn giáo vận, học sinh sinh viên Giải Phóng Thành Phố Huế, qua những phong trào quần chúng đấu tranh tại đô thị của cộng sản, tôi có thể xác nhận rõ ràng và minh bạch về con người của Trịnh Công Sơn:

- Trịnh Công Sơn: Bên ni. Quốc Gia

- Trịnh Công Sơn cũng là: Bên tê. Cộng Sản Hà Nội

- Trinh Công Sơn còn có khả năng là : Bên nớ. Tình báo ngoại quốc

Hay nói một cách thẳng thắn, theo danh từ chuyên môn của ngành tình báo, thì Trịnh Công Sơn là điệp viên hai mang 100% và có khả năng mang thứ ba là làm cho cơ quan tình báo ngọai quốc. Nhưng vấn đề đuợc đặt ra là, mang nào là mang chính ?

I- Trịnh Công Sơn: Bên ni.
Có phần đúng, TCS bên ni. Chính tôi đã tổ chức TCS làm tình báo viên cho ngành Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế. Mặc dầu trong khoảng thời gian từ 1966 đến ngày 28 tháng 4 năm 1975 cũng có lúc gián đoạn tạm thời vì anh ta không ở Huế. Nhưng chung chung thì anh ta đã hợp tác với chúng tôi trong khoảng thời gian không phải là ngắn.

Có người sẽ đặt câu hỏi, cái gì đã làm cho Trịnh Công Sơn hợp tác với Liên Thành, hay nói thẳng ra là chấp nhận làm tình báo viên cho CSĐB/ thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên- Huế:

1- Vì có máu phiêu lưu ưa mạo hiểm nuốn thành điệp viên?
Câu Trả lời: Không phải.

2- Vì tình cảm cá nhân giữa Liên Thành và Trịnh Công Sơn? Vì hai người quen biết với nhau từ lâu?
Câu trả lời: Cũng không phải.

3- Vì tinh thần ái quốc, tinh thần trách nhiệm của người quốc gia, tinh thần trách nhiệm của một người trẻ đối với hiện tình đất nước vào thời điểm đó?
Cậu trả lời: Lại càng không phải.

4- Vì quyền lợi bản thân, vì an ninh bản thân?
Câu trả lời: Đúng. Hoàn toàn đúng!

Khi tổ chức TCS, tôi đã dùng chiến thuật “Cây gậy và Củ rà rốt”:

Tôi đã đưa ra những bằng chứng rành rành hành động tiếp tay của TCS trong việc đào thoát của hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, do cơ quan B5 và thành ủy Huế trực tiếp tổ chức. Rồi việc một số cơ sở nội thành VC trong giới trí thức, sinh viên tiếp xúc thường xuyên với TCS, và nhất hạng là việc cán bộ Thành Ủy Việt Cộng Huế Lê Khắc Cầm, đã nhiều lần tiếp xúc vói TCS.

Tôi đã nói với TCS:
“Với chừng đó sự việc đủ cho tôi có thể ký lệnh bắt giữ anh, cho thẩm vấn, thiết lập hồ sơ, không đưa ra tòa, mà trong quyền hạn và chức vụ của tôi, ngoài Chỉ huy Trưởng CSQG, Tổng Thư Ký điều hành Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh, tôi còn giữ chức vụ là Tổng Thư Ký Hội Đồng An Ninh Tỉnh, tôi có thể đề nghị vì tình hình an ninh, giữ anh hai năm tại Phú Quốc và sau hai năm lại tái xét. Cứ như vậy mỗi đợt 2 năm. Có bao nhiều lần hai năm tại đảo Phú Quốc trong đời người, Anh có chịu nổi không? “

Đó là cây gậy mà tôi dùng làm áp lực với TCS.

Vậy còn củ cà rốt?

Ngoài những giúp đỡ, phe lờ những việc không tiện nói ra, để gia đình TCS có thể kiếm sống, củ cà rốt rất ngọt là một Sự Vụ Lệnh đặt biệt đại khái:

“ Họ và tên…….

Người mang giấy nầy là Viên Chức Đặc Biệt thuộc BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế. Yêu cầu các cơ quan Quân, Dân, Chính giúp đỡ, trong khi thừa hành phận sự.

Huế , ngày….

Chỉ Huy Truởng CSQG TT-Huế
Kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Phượng Hoàng Tỉnh.
Thiếu Tá Liên Thành. “

Bề mặt và bề trái của tấm giấy này chỉ để bảo vệ cho TCS trốn lính.
Để đổi lại, TCS cung cấp những tin tức địch mà chúng tôi cần. Tỷ như:

Danh tánh tổ chức, cá nhân các cơ sở nội thành VC trong các tổ chức trí vận, dân vận, tôn giáo vận của Thành Ủy VC. Các đường dây các trạm liên lạc nội thành của bọn chúng, kế hoạch hành động của bọn chúng v…v…Tóm lại những gì mà TCS biết được.

Nhưng những gì áp lực, những gì gượng ép, bắt buộc, thường kết quả không như mình mong muốn. Những gì TCS cung cấp cho chúng tôi chỉ là 1/10 những sự việc mà TSC biết được. Có nhiều việc rất quan trọng mà TCS đã tham gia, biết rõ ràng, tường tận, nhưng y vẫn giữ im lặng, không hề báo cáo. Trong khi đó, thì một đường dây nội tuyến khác của chúng tôi đã phúc trình sự việc lại cho chúng tôi. Xin đơn cử một vài trường hợp sau đây:

1-Tại bờ sông Hương thuộc vùng Gia Hội, đoạn đối diện với rạp Ciné Châu Tinh có một bến đò, thường xuyên có một chiếc đò neo tại đó, của một cặp vợ chồng nghèo, bán chè cháo độ nhật trên sông Hương về đêm. Người chồng là cơ sở nội thành của VC, nhưng thật ra lại là người của chúng tôi. Chiếc đò đó chúng tôi đã bỏ tiền ra mua và giao cho cơ sở sử dụng làm trạm liên lạc gặp mặt của cán bộ nội thành VC. Rất nhiều cán bộ, cở sở việt cộng trong tổ chức học sinh, sinh viên giải phóng thành phố Huế đến đó để hội họp, như: Bửu Chỉ, Ngô Kha, Trần Hoài, HoàngThị Thọ, Phạm Thị Xuân Quế… và ngay cả đương sự là TCS cũng đã đến đó hội họp một đôi lần. Nhưng tuyệt đối không bao giờ TCS cho chúng tôi biết trạm liên lạc này.

2-Cũng như vậy, trạm thứ hai là một quán café gần nhà Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Đây cũng là trạm liên lạc hội họp nội thành của bọn chúng. Chính TCS đã đi cùng Ngô Kha đến đây nhiều lần, nhưng đương sự vẫn tuyệt đối không báo cáo lên.

Chúng tôi cũng phát hiện rất nhiều thư từ, tài liệu VC từ nội thành Huế chuyển vào Saigon do TCS giao cho Nguyễn Hữu Đống chuyển đi. Lợi dụng những chuyến bay quân sự của một số bạn bè Không Quân, nên không bị ai soát hỏi.

II- Trịnh Công Sơn: Bên tê?

Những ai đã nghĩ rằng TCS là người Cộng Sản, hoạt động cho Cộng Sản điều đó đúng, đúng 100%. Tôi khẳng định như vậy .

Câu hỏi Trịnh Công Sơn: Bên tê?
Câu trả lời của tôi: Trịnh Công Sơn bên tê. Y hoạt động cho Cộng Sản.
Cán bộ điều khiển và chỉ đạo trực tiếp đương sự là: Lê Khắc Cầm.

Như đã biết trong một buổi họp mặt tại Tuyệt Tình Cốc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, vào thời điểm cao trào tranh đấu Miền trung đang lên cao 1965-1966, trước sự hiện diện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, HP Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Đinh Cường, nữ văn sĩ Túy Hồng, Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, những tay sinh viên tranh đấu gộc và cũng là đám cơ sở của Thành Ủy Huế, Trịnh Công Sơn đã hát một ca khúc mới. Bài này chỉ nói lên nỗi bất hạnh của tuổi trẻ bị cuốn vào cơn bảo của cuộc chiến, nhưng hoàn toàn không nói gì đến nguyên nhân của cuộc chiến, di hại của nó, cũng như cách giải quyết vấn đề, như là nhạc của các nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Phạm Duy vv. Bài hát đó là bài “Vết lăn trầm”:

“Bài ca dao trên cồn cát, trên ngai vàng quê nhà một thời ngủ yên tuổi xanh….rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình…”

Đó là bài nhạc phản chiến đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Tác phẩm này được thai nghén trong một cái lò cộng sản nằm vùng, theo ý muốn của cộng sản HN, thì dĩ nhiên nó là con đẻ của CS. Trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa với TCS đang cầm súng chiến đấu tất bật, thì TCS không làm gì cả. Chỉ ăn xổi ở thì, đến nỗi chợt thấy hoang vu quanh mình, nên đi làm cộng sản

Sau nầy TCS viết nhạc nói về cuộc chiến theo nhu cầu đấu tranh tại đô thị của đám SV, trí thức, hoạt động nằm vùng. Nhu cầu đó là làm tê liệt tinh thần bất khuất truyền thống của người VN, không muốn chiến đấu, bi quan nhu nhược, ỷ lại cầu an. Nhiệm vụ của TCS là chế ra những loại thuốc độc như thế!

Cũng đã có một vài phúc trình nói rằng, có một vài bài nhạc phản chiến của TCS, nhạc của TCS nhưng lời của Phan Duy Nhân. Phan Duy Nhân là một sinh viên, cán bộ cộng sản. Tôi nhớ không lầm thì y đã bị bắt và giam tại Côn Sơn từ sau Mậu Thân 1968

III- Trịnh Công Sơn: Bên nớ ? Tức cơ quan tình báo ngọai quốc
Tôi không muốn trả lời là YES, hay NO.

Không thể trả lời Yes vì chưa có thể công bố lúc này

Nhưng cũng không thể nói NO vì:

1- Có một số tin tức khá chính xác, cho rằng một số bài nhạc gọi là “Phản Chiến”, TCS đã viết theo đơn đặt hàng của tình báo ngọai quốc. Loại nhạc này được tung ra để tạo thêm chứng cớ là dân Miền Nam VNCH không muốn chiến tranh, muốn đầu hàng CS?. Bối cảnh phản chiến như thế, rất thích hợp và xác đáng cho việc “ Đồng minh tháo chạy”.

2- Như Trịnh Cung đã viết:

“ Ngày 30 tháng 4 thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó Đỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ, đề nghị Sơn là đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ”.

Đỗ Ngọc Yến là ai?

Ông Đỗ Ngọc Yến là nhân viên tình báo xuất sắc của chính phủ VNCH. Nhiệm sở phục vụ là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình báo.

Tình báo ngoại quốc đã phát hiện được những hoạt động của ông Đỗ Ngọc Yến trong sinh viên hoặc báo chí tại Sài Gòn, như là một cán bộ nội thành VC. Họ đã không biết rằng Đỗ Ngọc Yến là nhân viên của phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, được gài vào nằm vùng trong tổ chức địch, nên đã móc nối ông Đỗ Ngọc Yến. Là một người trung thành với đất nước, ông Yến trình sự việc nầy lên thượng cấp để xin chỉ thị. Ông đã được Phủ Đặc Ủy Trung Ương chấp thuận để ông làm việc cho tình báo ngoại quốc.

Tôi bạch hóa trường hợp của ông ĐNY, bởi lẽ, chính thể VNCH không còn, và ông ĐNY cũng đã yên nghĩ. Nhưng ông còn để lại một nỗi oan sai trên cõi đời phiền muộn này. Và những điều tôi nói ra không còn vi phạm an ninh cá nhân của ông nữa, cho nên tôi phải nói. Mục đích của tôi là chỉ muốn minh oan, hay đúng hơn là trả lại danh dự cho một nhà báo tài ba, yêu nước. Khi tấm hình ông Yến ngồi chung với tên Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam được tung ra, thì dư luận liền cho ông Yến là Cộng Sản. Mục đích của việc làm này chắc ai cũng hiểu.

Tấm hình đó, hơi giống truờng hợp tấm hình của nhiếp ảnh gia Mỹ Adam chụp Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công Cộng Sản Bảy Lốp, trong Mậu Thân 1968 tại Sàigon. Tấm hình đó chỉ có thể nói lên được một nửa những gì mà Adam muốn nói. Còn một nửa kia thì cần phải phân tích thật kỹ càng, rồi hãy kết luận về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, cũng chưa muộn .

Cũng vậy, Đỗ Ngọc Yến ngồi chung với Nguyễn Tấn Dũng có thể vì nghiệp dĩ tình báo và mối dây vương vấn của ông ta chưa dứt. Bởi vì ngày xưa ông đã phải vì nhiệm vụ, tuân lệnh thượng cấp, là Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH, họat động cho tình báo ngọai quốc. Và con tằm lại phải tiếp tục nhả tơ. Đó cũng là chuyện bình thường của một người làm tình báo chuyên nghiệp như ông mà thôi. Còn trái tim ông vẫn để lại VNCH

Xin trả lại công bằng, công lý và danh dự cho ông Đỗ Ngọc Yến, một chiến sĩ tình báo xuất sắc của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH

Vậy thì, chuyện Đỗ Ngọc Yến đi cùng nhà báo Mỹ đến, đề nghị đón Sơn và gia đình đi Mỹ vào ngày 30/4/1975 theo lệnh của ai?

- Phủ Đặc Ủy Trung uơng tình báo VNCH? Điều này không có

- Tình báo Việt Cộng?

- Tình báo Ngoại Quốc?

Chắc quí vị đã biết câu trả lời, là ai đã phái Đỗ Ngọc Yến và nhà báo Mỹ đến đưa TCS và gia đinh đi Mỹ, không cần tôi phải nói ra.

Những phân tích của CSQG Thừa Thiên Huế và suy nghĩ, ý kiến của tôi về Trịnh Công Sơn

Là một cán bộ điều khiển TCS trong chiến dịch xâm nhập vào hàng ngũ các tổ chức Cộng Sản tại Huế, trong một thời gian khá dài, BCH CSQG Thừa Thiên-Huế và tôi có những nhận xét sau đây.

1- Mặc dầu hợp tác với cơ quan tình báo quốc gia nhưng trái tim của TCS đã dành cho cộng sản.

2-Những xáo trộn chính trị, những cuộc biểu tình, đình công bãi thị, những ngày tuyệt thực, những đêm không ngủ, những màn văn nghệ đấu tranh phản chiến, đòi hòa bình (như đòi kẹo? nghe thật là dễ! thật là ngây thơ!), đòi người Mỹ rút quân, của đám trí vận nội thành, diễn ra triền miên tại Đại Học Huế, trên khắp ngỏ đường của cố đô. Công khai , hoặc bí mật, TCS đều góp tay vào.

3- Nỗi sợ lớn nhất trong đời TCS là sợ đi lính. Vì thế, bằng mọi giá, chấp nhận mọi điều kiện, để y được bao che trốn lính. Ngoài ra, để chắc ăn, TCS còn quyết tâm ve vãn các giới chức cao cấp của chính quyền VNCH thích nhạc của y, để cho y dễ dàng trốn lính. TCS đã trở thành con người hèn hạ thiếu tư cách

Trịnh Cung nói:

“TCS sai lầm với người Cộng Sản như sau:

Không ở trong đường dây của một tổ chức và chịu sự lãnh đạo của một tổ chức đó.”

Phát biểu của Trịnh Cung hoàn toàn dựa trên cảm tính, không dựa trên sự kiện. Phát biểu này hoàn toàn sai sự thật.

Ông Trịnh Cung, theo ghi nhận của CSQG, đã đổi tên từ Nguyễn Văn Liễu ra thành Trịnh Cung, không chỉ bởi tình bạn với TCS, mà còn bởi quan hệ tình cảm với cô em gái TCS là Trịnh Vĩnh Thúy. Có thể vì mối ràng buộc tình cảm nhiều mặt đã che mờ sự sáng suốt, nên Trịnh Cung đã không biết rằng ông anh rể hụt đang hoạt động cho cộng sản.

Tôi xin xác định: Trịnh Công Sơn nằm trong tổ chức trí vận của cơ quan Thành Ủy Việt Cộng Huế hẳn hoi. Và cán bộ lãnh đạo chỉ huy TCS là Lê Khắc Cầm

TCS đã nằm trong tổ chức nằm vùng tại Huế. Từng nhúng tay phối hợp giải thoát Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, theo chỉ thị của B5 và Thành Ủy. Sau này, những tên đại ác đó trở thành đao phủ thủ Tết Mậu Thân. TCS nghĩ gì khi viết và hát: “Chiều đi qua bãi dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…”

Xin hỏi vong hồn TCS, ai chôn xác anh em? Ai đã đập đầu anh em? Và ai đã giúp giải cứu những đại đồ tể này, để trở về giết dân lành Huế? TCS có trách nhiệm trong chuyện này hay không? Xin hỏi vong hồn ông?

Biết rất rõ ai gây ra chuyện thảm sát rùng rợn tại quê hương của chính mình, nhưng TCS sau đó vẫn tiếp tục hoạt động nằm vùng. TCS còn có trái tim không? Có tình nguời không? Rồi TCS vẫn viết nhạc phản chiến, mục đích phản đối chiến tranh một chiều. Có nghĩa là TCS chỉ phản đối cuộc chiến đấu của người đang phải tự vệ. Còn thì TCS ủng hộ và tiếp tay cho sự xâm lăng bằng vũ khí của CS đối với người dân Miền Nam. Như vậy, thử hỏi TCS có lương thiện không? Những lời lẽ mang tính triết lý về thân phận con người, trong nhạc TCS có thật sự từ trái tim anh ta? Nó có chút tình người nào không? Hay chỉ là những giai điệu vay mượn dối trá, phục vụ cho ác quỷ?

Trịnh Công Sơn phối hợp thường xuyên với lực lượng Sinh Viên Giải Phóng Thành Phố Huế của Trường Đại Học Huế, nhằm thi hành công tác dân vận, trí vận, qua những hội thảo, ca nhạc phản chiến. Tên tuổi đám CS nằm vùng có liên hệ chặt chẽ với y tôi đã viết ở phần trên.

Theo Trịnh Cung, Trịnh Công Sơn:

“Không dám thoát ly theo MTGPMN”. Điều này hoàn toàn không đúng, bởi lẽ:

Vai trò và trách nhiện của TCS rất quan trọng trong việc gây suy sụp tinh thần yêu nước của nhiều tầng lớp thanh niên Miền Nam Việt Nam. Qua những bản nhạc phản chiến, TCS đã tạo được một tình trạng tâm lý ươn hèn chủ bại cho một số người Miền Nam. Một số khác phản ứng chống chính quyền, gây bất lợi về mặt chính trị cho quốc gia. Như vậy, TCS đã và đang thực hiện được sứ mạng mà CS rất cần thời bấy giờ

Nếu TCS thoát ly, thì nhạc TCS sẽ bị chính quyền cấm. Và như thế thì làm sao có những buổi hội thảo chống chiến tranh? Làm sao TCS có thể đích thân tham dự, phổ biến nhạc phản chiến? Làm sao trở thành thần tượng, lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham dự tại các trường Đại Học Huế, Saigòn, Đà Lạt?

Về phương diện nầy, ta thấy ngay, MTGP đã khôn ngoan để TCS ở lại hậu phương địch, có lợi nhiều hơn là rút TCS ra mật khu.

Hơn nữa nếu TCS thoát ly ra mật khu, thì không phải tự ý y quyết định được, mà do Thành Ủy Huế. Y không gặp nguy hiểm như Tường và Phan, thì tại sao phải điều y ra mật khu? Trong khi nhu cầu hiện diện của y tại các đô thị, để hổ trợ cho các tầng lớp quần chúng đấu tranh, rõ ràng có lợi cho MTGP nhiều hơn.

Có một vài sự việc liên quan đến TCS tôi vẫn thuờng nghe trên một số báo chí, diễn đàn tranh cãi bàn luận:

1- Trịnh Cung và một vài người đã nói trong Mậu Thân 1968 Trịnh Công Sơn bị cộng sản giết hụt.

Ai giết hụt TCS? Hoàng Phủ Ngọc Tường? Hoàng Phủ Ngọc Phan? Nguyễn Đắc Xuân?

Ba tên ác quỷ này khi đó đang ở cánh Bắc của trận đánh Huế. Tức vùng chiến trận Quận I và Quận II. Cả ba đang say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội, làm gì có thì giờ để mà sang quận III, nơi TCS trú ngụ? Mà nếu có qua được Quận III chăng nữa, thì cũng chỉ để ôm nhau vui mừng, cùng hát bài: “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Vì TCS với bọn này “vừa là đồng chí, vừa là anh em mà”

Tôi khi đó là Phó Trưởng Ty CSĐB, và là Quận Trưởng quận III, vùng TCS trú ngụ. Vì vậy tôi biết rõ chuyện nầy lắm, xin đừng bịa đặt.

2-Ngày 30/4/1975 TCS cùng gia đình đã vào phi trường Tân Sơn Nhất để đi cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng TCS và gia đình đã bị ông Kỳ bỏ rơi. Lại một chuyện bịa đặt nữa.

Ngày 28 tháng 4/ 1975 tôi gặp TCS tại một địa điểm đã hẹn trước, tại thành phố Saigon. Tôi nói với TCS:

- “Tôi là người sẽ đưa anh đi. Đã có phương tiện cho anh và gia đình. Mỗi người chỉ mang một xách tay nhỏ mà thôi”.

TCS đã trả lời tôi:

- “Cám ơn Liên Thành, nhưng mình quyết định ở lại. Người cần đi là Liên Thành, nên đi gấp đi”.

Tôi chia tay TCS khoảng 11 giờ trưa ngày 28 tháng 4 năm 1975.

Sáng 30 tháng 4 năm 1975 khi tôi đang ở trên tàu ngoài vùng biển Vũng Tàu, thì TCS hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” trên đài phát thanh Saigòn. TCS đón những người anh em đồng chí của TCS vào thành phố, để nối vòng tay lớn của quỷ, của lạc hậu, nghèo đói, cơ cực. Người chở TCS đến đài phát thanh Saigon sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngoài Nguyễn Hữu Đống còn có Nguyễn Hữu Thái. Nguyễn Hữu Thái là tên đặc công thuộc Thành Ủy Saigòn, thủ phạm tung lựu đạn giết chết Giáo sư Nguyễn Văn Bông Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành chánh

Cuộc chiến đã chấm dứt hơn 34 năm qua, nhưng vòng tay của quỷ mà TCS đã mơ uớc để “Nối Vòng Tay Lớn” vẫn còn siết chặt vận mệnh dân tộc. Hẳn TCS dưới suối vàng vẫn còn vui lắm, vì có nhiều người vẫn còn ngưỡng mộ bài hát “Nối Vòng Tay Lớn” này!

Cái phi lý của hồi kết thúc của cuộc chiến này, mà một người thuộc thế hệ một rưỡi như Bác sĩ Châu An Huy Thành, trong một bài viết, đã phải ngậm ngùi:

“ Kể từ ngày 30/4/1975 đến nay, trong tâm khảm của tất cả người Việt Nam đều không nguôi câu hỏi: Tại sao Miền Nam VNCH lại thua? Tại sao cái đúng lại thua cái sai? Tại sao cái ác lại thắng cái thiện? Câu hỏi này không những đối với người Việt ở Miền Nam VNCH mà còn là câu hỏi cho cả thế hệ thanh niên lớn lên sau cuộc chiến tranh trong cả nuớc. Và mãi mãi sẽ là câu hỏi đau thuơng cho lịch sử việt Nam muôn đời sau”.

Tôi đã phải cúi mặt khi đọc câu hỏi này

Phải, đúng, thế hệ của chúng tôi đã có lỗi với quê hương, với đồng bào. Chúng tôi đã để cho “Cái đúng thua cái sai. Cái ác thắng cái thiện”.

Thế nhưng chúng tôi đã thua vì không còn súng đạn, để chống lại súng đạn của toàn bộ lực luợng CS quốc tế. Chúng tôi có lỗi, nhưng chúng tôi cũng đã tận lực.

Ai đã gây ra chuyện không còn súng đạn này? Truy nguyên câu hỏi, chúng ta phải nhận thấy rằng, cái đau của Miền Nam VNCH là đã có những kẻ thờ ma CS, nối giáo cho giặc. Đã giúp tạo ra những biến động chính trị tại Sài Gòn và tại Miền Trung. Lửa của những cuộc xuống đường, tự thiêu, đấu tranh bạo động, đã là nguyên nhân cho phong trào phản chiến quốc tế và tại Mỹ. Cuối cùng, một số kẻ phản chiến tại Mỹ trở thành những vị dân cữ, nghị sĩ.. thẳng tay cắt viện trợ cho Miền Nam, một xu cũng chẳng! CS đã đi bộ vào Miền Nam, ngồi xổm lên ngôi vị thống trị, gây bao tàn hại cho đất nước, bán đứng tiền đồ non sông cho Bắc Kinh.

Trong suốt chiều dài cuộc chiến, Quân Lực VNCH, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, đã chế ngự được cái sai, họ đã bóp nát được cái ác. Họ đã bảo vệ được bờ cõi, bảo vệ được sinh mạng và tài sản của đồng bào. Thế nhưng, bên cạnh đó, là những kẻ lãnh đạo quân sự cũng như hành chánh, các vị gọi là “ chính trị gia” đã ươn hèn xu nịnh, đã bợ đỡ những thế lực tôn giáo đen tối để được vinh thân. Họ nhắm mắt làm ngơ, mặc dầu biết rõ rằng, những kẻ lãnh đạo tôn giáo mà họ đang dựa vào, là những tên Việt Cộng nằm vùng. Như Trí Quang, Thiện Siêu, Đôn Hậu, Chánh Trực, Như Ý v..v… họ không dám cuỡng, dám chống lại bọn chúng. Vì chống lại, họ sẽ mất hết danh vong tiền tài chức tước. Họ thuần phục Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu, Chánh Trực như thuần phục thần linh.

Ngoài những tên Cộng Sản đội lốt tu hành mà tôi vừa kể trên, còn có một đám trí thức khoa bảng, sinh viên, đã được ông bà cha mẹ của bọn chúng dùng tiền bạc, dùng lúa gạo, dùng thực phẩm, dùng tinh hoa lễ nghĩa, đạo đức của miền nam nuôi nấng dạy dỗ, đào tạo chúng nên người, để rồi, một sớm một chiều, chúng quay lại phản bội ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, đi theo Cộng Sản. Chúng đem AK về thành phố bắn phá, sát hại đồng bào. Bọn này là ai? Bọn chúng là đám VC nằm vùng, là đám thành phần thứ ba, là đám giáo sư và sinh viên tại Huế mà tôi đã nêu tên họ nhiều lần ở phần trên. Và tôi sẽ lập đi lập lại những cái tên này cho đến mãn đời tôi. Điển hình là: Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tuờng, Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế. Và quá nhiều....

Từ sau 1963 đến 1972 đám VC đội lốt tu hành phối hợp với đám trí thức, SV cơ sở nội thành VC, đã phá nát miền Nam, đặt biệt là Huế. Hậu quả của những vụ tranh đấu của Trí Quang 1966, vụ tàn sát đồng bào Huế trong Mậu Thân 1968, vụ mưu toan tổng nỗi dậy tại Huế vào 5/1972 để chiếm Huế làm thủ đô cho MTGPMN, trước khi ký hòa đàm Paris 1973, tất cả chính là con đường dẫn tới hậu quả đau thương của ngày 30/4/1975.

Sau 30/4/1975, TCS đã không đuợc sử dụng. Tình trạng này là chung cho tất cả nhóm chính trị thuộc cái gọi là MTGPMN, chứ không riêng gì TCS. Cũng may cho TCS, sau này gặp bà Phan Lương Cầm, vợ thứ hai của Võ Văn Kiệt. Bà Phan Luơng Cầm là con nuôi của thiếu úy Phan Tử Lăng trong quân đội L H Pháp tại Huế. Sau này Phan Tử Lăng trở thành đại tá trong quân đội Nhân Dân của Võ Nguyên Giáp. Bà Cầm say mê nhạc Trịnh Công Sơn, và nhờ đó, Trịnh Công Sơn được Sáu Dân, tức Võ Văn Kiệt cứu vớt. Đời TCS bắt đầu sang một trang mới. Cất cánh giàu sang phú quí, quay lại hất hủi đám Trịnh Cung, Nguyễn Hữu Đống và đám bạn bè tranh đấu cũ tại Huế, mà đã một thời tận sức, tận lòng giúp đỡ TCS và gia đình y.

Giấc mộng cuối đời của TCS là mong muốn trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đúng như như Trịnh Cung đã viết trong bài “TCS và tham vọng chính trị”. Khi giấc mộng vàng này bị Hoàng Hiệp, chính trị viên của Hội Âm Nhạc Thành Phố HCM, và cũng là cán bộ trách nhiệm quản lý TCS ngăn chận, bóp nát, thì TCS tức giận, phản ứng bắng những lời lẽ tục tĩu mà tôi không dám lập lại. Nhưng tôi không hề ngạc nhiên là TCS đã nói như vậy. Xin đọc bài của TC để biết TCS đã nói gì với Hoàng Hiệp

TCS muốn trở thành đảng viên CS chẳng phải vì lý tưởng hoặc thiết tha gì với đảng CS Việt Nam lúc đó nữa, mà vì quyền lợi của một đảng viên được hưởng khi còn sống và ngay cả khi đã chết.

Những ngày bệnh họan, gần kề cái chết, mong ước của TCS là được an nghỉ trong nghĩa trang dành cho những đảng viên cộng sản.

Ngày 1/4/2001 TCS trút hơi thở cuối cùng. Gia đình TCS và nhất là Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của TCS đã vất vả chạy chọt, để cho TCS đuợc an nghỉ tại nghĩa trang dành cho đảng viên CS trong thành phố Sài Gòn, nhưng đã thất bại.

TCS bị chôn tại nghĩa trang Gò Dầu Hạ. Đó là nghĩa trang bình thuờng, không như uớc muốn. Nơi an nghỉ của những người mà bọn cộng Sản thường gọi là Ngụy Quân , Ngụy Quyền, Ngụy dân của chính quyền cũ.

Ba mươi bốn năm đã trôi qua, nhiều tranh luận về “thiên tài” TCS, hắn là ai? là Quốc gia hay Cộng sản?

Là người, vì lý do nghề nghiệp, cùng thế hệ, tuổi đời suýt soát nhau, TCS là bạn của anh tôi, thành phố Huế lại nhỏ, nên tôi biết rất rõ và sâu về TCS. Nhưng tôi vẫn im lặng. Không phải vì sợ khi phải đụng đến “Thiên tài” Trịnh Công Sơn của một số không nhỏ những người đã và đang hết lòng xuýt xoa ngưỡng mộ, mà thật tình vì trong lòng xem thường TCS.

Bất hạnh thay quê hương xứ Huế và đất nước Việt Nam lại có “thiên tài” kiểu này. Đã từ lâu rồi, ít khi tôi muốn nhắc đến tên TCS. Rất nhiều người hỏi tôi về TCS, vì họ biết là tôi biết tận kẻ răng chân tóc toàn bộ nhóm nằm vùng Huế. Họ muốn tôi xác nhận TCS là ai? Có hoạt động CS không? Tôi chỉ cười mà không nói. Thật ra thì cũng có phần muốn chờ xem có ai đó ngoài tôi ra, nói lên điều này. Bởi vì tôi tin rằng, tôi không phải là nguời duy nhất biết con người thật của TCS

Nhưng sau hai bài viết của Trịnh Cung, và anh Bằng Phong Đặng Văn Âu, gây tranh luận giữa hai phe chống và bênh TCS, tôi quyết định nói ra toàn bộ sự thật. Vì bản thân hai bài viết cũng như rất nhiều ý kiến về TCS đều thiếu sót, mù mờ. Cũng dễ hiểu, vì cả hai tác giả trên có lẽ đều không biết nhiều, biết sâu về TCS, thì làm sao độc giả có thể tìm cho mình một thái độ, một lý do nào đó để tiếp tục, hoặc yêu, hoặc hận. Vì thế tôi đã phải nói ra những gì mà tôi biết, rồi quý vị và lịch sử tùy nghi suy nghĩ. Yêu vẫn cứ yêu, ghét vẫn cứ ghét. Không sao cả!.

Hay là quý vị có thể bình tĩnh hơn, để đánh giá và chọn cho mình một thay đổi tình cảm nào đó?

Đương nhiên, những gì tôi vừa trình bày trên sẽ gây sóng gió đụng chạm. Con người bình thường ai cũng muốn sóng yên biển lặng, tôi cũng không khác. Nhưng vì là người mang bản chất đương đầu, thấy việc sai trái khó thể làm ngơ, thì giữa sự thật và sóng gió, tôi chọn sự thật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì tôi nói về TCS . Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ cá nhân nào, tổ chức nào muốn cùng tôi tranh luận về TCS ở bất cứ nơi nào, ngày giờ nào, trên các diễn đàn công luận. Nhưng tôi sẽ không tranh luận với bất cứ ai chỉ dùng bút danh, bút hiệu mà không có tên tuổi lý lịch thật, cũng như những ai không có những quan hệ ràng buộc tuơng đối với TCS, để có thể đưa ra những thông tin khả tín. Bởi vì nếu như thế, thì tôi xin trả lời như thế này: Tục ngữ VN mình có câu: “ Nói chuyện với cái đầu gối còn sướng hơn”.

Có một điều làm tôi áy náy. Đó là khi nghĩ đến người bạn, người đồng đội cũ, một người rất dễ thương, đại úy Trịnh Công Hà. Xin cho tôi gởi một lời xin lỗi độc nhất đến người bạn thân này

“Xin lỗi Trịnh Công Hà. Tôi không còn cách nào khác, tôi phải nói ra sự thật. Mất miền Nam VNCH là trách nhiệm của chúng ta. Tôi và bạn cùng chung lý tưởng và chiến tuyến. Nhưng bất hạnh thay, anh của bạn thì không. Anh của bạn đã nối giáo cho giặc, rồi thì giặc bán đứng giang sơn!. Tôi có còn chọn lựa nào không?, Trịnh Công Hà! Xin lỗi bạn".

Và có ai đó đặt câu hỏi cho tôi là sao không viết khi TCS còn sống? Sao không để TCS yên nghỉ. Thưa quý vị, tôi khó có thể viết khi TCS còn sống là bởi TCS có nhiều khả năng vẫn còn đang hoạt động cho tình báo ngoại quốc, có nhiều điều không thể bạch hóa. Còn câu hỏi sao không để TCS an nghỉ? Thưa quý vị, những tội lỗi với đất nuớc và dân tộc như thế, có chết ngàn năm cũng phải lôi ra….

Và lời cuối của tôi cho bài viết này, và cho TCS, đó là những nhận xét của Tố Hữu về những nhân vật nổi tiếng của miền nam, trong đó có TCS. Tố Hữu đã nhận xét về TCS như sau:

“TCS là thành phần không đáng tin cậy. Lý lịch xấu. Cha và nhiều người trong gia đình thời trước đã tham gia quân đội Pháp, làm phòng nhì của quân đội Pháp tại Huế. Thằng này sống ngã theo chiều gió”.

“TCS đã bị Trần Hoàn trù yểm thì cũng chẳng có gì lạ”.

Tôi không biết khi còn sống, Trịnh Công Sơn có biết Cộng Sản đã nhìn TCS như vậy không? Chẳng lẽ tôi còn biết mà TCS lại không biết? Phủ phàng và nhục nhã quá! Thật uổng công nô bộc tận tụy với chính quyền Cách Mạng.

Tủi nhục thay cho bất cứ ai mãi tìm danh vọng trong địa ngục, như đám nằm vùng Trịnh Công Sơn.

Liên Thành;
(Nguyên Trưởng Ban An Ninh Tình Báo Thừa Thiên-Huế).
Đi vào lòng địch: Câu chuyện thật của một Người Nhái Hải Quân VNCH

Thế Trân

(Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Kiệt và dữ kiện trong các trang web)

Lời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC - The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian ….

Cách đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng miền Nam Việt Nam ở ba mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc. 30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ địch ….

Trong một chuyến thám thính thâu lượm tin tức, chiếc máy bay EB-66 của không lực Hoa Kỳ bất thình lình bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Vừa kịp tung ra khỏi máy bay, Trung Tá Iceal “Gene” Hambleton kinh hãi chứng kiến cảnh chiếc máy bay bùng nổ làm thiệt mạng 5 người còn lại trong phi hành đoàn. Chiếc dù từ từ lượn xuống, dù bị mây mù che phủ không thấy đất, Trung Tá Hambleton biết chắc là 30 ngàn địch quân đang chờ mình dưới đất. Thế là guồng máy quân sự của đồng minh bắt đầu một cuộc “tìm kiếm và giải cứu” (search and rescue) đắt giá và tổn hại nhất trong cuộc chiến. Hai chiếc trực thăng Bộ Binh vừa nhào đến địa điểm giải cứu liền bị bắn hạ. Phi hành đoàn 4 người của chiếc Blueghost 39 thiệt mạng tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ nhì ráng “lết” đến một địa điểm an toàn và phi hành đoàn được một chiếc trực thăng khác đến giải cứu.
Màn đêm buông xuống, Trung Tá Hambleton trơ trọi một mình dưới đất trong sự che chở của rừng rậm, bủa vây tứ bề bởi một lực lượng địch quân lớn nhất trong cuộc chiến VN. Hôm đó là ngày Phục Sinh, chủ nhật 2 tháng 4, 1972. Không quân Hoa Kỳ (HK) biết vị trí của Trung Tá Hambleton nhưng không tài nào với tới nổi ông ta vì địch quân bủa vây dầy đặc. Tối đó họ chỉ có thể thả mìn xung quanh ông ta để ngăn cản địch quân tới gần. Sáng hôm sau, chiếc trực thăng “Jolly Green 65″ bay tới gần vị trí của Trung Tá Hambleton thì lập tức bị “dàn chào” bởi một trận mưa đạn tàn khốc. Lại phải “lết” về. Chuyến kế của “Jolly Green 66″ cũng không khấm khá. Đạn bắn rát từ tứ phía như xé nát chiếc trực thăng. Và cũng phải “lết” về lại căn cứ. Trước khi màn đêm phủ xuống vào ngày Thứ Hai, một chiếc máy bay hỗ trợ cho cuộc giải cứu bị hỏa tiễn SAM bắn hạ. Đại Uý William Henderson và Trung Úy Mark Clark nhảy dù thoát hiểm, đáp xuống đất gần vị trí của Trung Tá Hambleton. Cuộc giải cứu bây giờ không phải cho một người nữa, mà cho 3 sĩ quan Hoa Kỳ, mỗi người lạc một lối. Dưới đất, 3 người phi công HK chứng kiến tận mắt trong nỗi niềm thất vọng khi thấy các loạt giải cứu kế tiếp bị đẩy lui bởi hỏa lực tàn khốc của địch. Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 3 máy bay bị bắn hạ, 5 chiếc bị thiệt hại nặng nề, 4 người thiệt mạng. Và xui xẻo thay tối đó Đại Úy Henderson bị CSBV lùng bắt được. Trong khi đó, quân đội HK khám phá ra rằng Trung Tá Hambleton từng phục vụ với Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Không Quân (Strategic Air Command). Ông ta giữ trong đầu một kho kiến thức về hệ thống hỏa tiễn nguyên tử, cái loại dữ kiện không thể để rơi vào tay kẻ địch. Bằng mọi giá phải giải cứu cho được Trung Tá Hambleton.

Những ngày kế tiếp, không lực HK mở nhiều cuộc tấn công xung quanh cầu Cam Lộ. Vì hỏa lực địch quá mạnh, không chiếc máy bay nào có thể xuyên thủng vòng vây được. Trái lại hầu hết đều bị bắn hư hại nặng. Mọi người đều nhận ra là kẻ địch đang dùng hai phi công Hoa Kỳ làm mồi để nhử các chuyến giải cứu vào để tiêu diệt. Đến ngày 6 tháng 4, tổng cộng có đến 52 chiếc máy bay và 4 chiếc B-52 oanh tạc liên tục chung quanh vùng Cam Lộ. Trong lúc đó, chuyến phi hành “Jolly Green 67″ chuẩn bị để thực hiện cú “chộp” lấy Trung Tá Hambleton. Chiếc trực trăng “Jolly Green 67″ gần đáp xuống vị trí của Trung Tá Hambleton giữa khói lửa mịt mù, giữa những lằn đạn của địch cào nát phi cơ. Bị bắn quá rát, trực thăng rút lên không kịp, rơi sầm xuống đất nổ tung. Thiệt mạng tất cả phi hành đoàn 6 người. Trung Tá Hambleton gục khóc khi thấy biết bao nhiêu người thiệt mạng chỉ để giải cứu lấy mình. Bằng mọi giá ông ta tự nhủ cũng phải sống còn…. Ngày 7 tháng 4, một chiếc máy bay khác hỗ trợ cuộc giải cứu lại bị bắn hạ. Trung Úy Bruce Walker và Trung Úy Larry Potts bị thất tung.
Ngày 9 tháng 4, quân lực HK nhận thấy cuộc giải cứu kết hợp nỗ lực của nhiều binh chủng không thành công. 5 phi cơ bị bắn hạ, 9 quân nhân bị thiệt mạng, 2 người là tù binh, mất tung tích 2 sĩ quan khác. Không lực Hoa Kỳ gần như bó tay chưa biết tính toán như thế nào.

Lúc bấy giờ, Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Al Gray đưa ra một đề nghị khác: một cuộc giải cứu âm thầm bằng đường bộ. Ai thực hiện công tác này? Câu trả lời: Biệt kích Mỹ và Việt. Đại Úy Thomas Norris - (hình trái) - US Navy SEAL cùng 5 Người Nhái (Frogmen) Việt Nam từ căn cứ Đà Nẵng đến để chuẩn bị. Cùng lúc đó, không lực HK ra tín hiệu cho hai phi công HK kẹt trong lòng địch tìm cách tới điểm hẹn. Trung Úy Clark đang ở gần sông Cam Lộ, chảy về hướng Đông ra Cửa Việt. Tối ngày 10 tháng 4 sẽ men theo ven sông đến điểm hẹn. Còn Trung Tá Hambleton cách giòng sông gần 2 cây số cần phải được hướng dẫn để len lỏi qua vòng đai địch quân dầy đặc để đến bờ sông. Toán biệt kích tập trung tại một tiền đồn (forward operating base) nằm trên một ngọn đồi thấp cạnh sông Miếu Giang, quận Cam Lộ. Nhóm Người Nhái Việt Nam gồm có một Đại Úy trưởng toán, hai Hạ Sĩ Nhất, và hai Hạ Sĩ. Kiệt, 27 tuổi, lúc bấy giờ là Hạ Sĩ Nhất Trọng Pháo, thuộc sở Phòng Vệ Duyên Hải, và cũng là một Biệt Hải được huấn luyện theo mô hình của US Navy SEALs.

Từ tiền đồn, Norris cùng với nhóm Biệt Hải đi ngược dòng sông để giải cứu cho Trung Úy Clark trước, rồi Hambleton sau đó. Khi màn đêm buông phủ ngày 10 tháng 4, đội biệt kích khởi hành. 6 người trơ trọi trong bóng đêm đối đầu với một lực lượng địch quân đã bất chấp sức mạnh của không lực HK. Thoạt đầu, toán biệt kích dự tính bơi ngược dòng sông để gặp Trung Úy Clark trôi xuôi dòng xuống. Nhưng vì dòng nước chảy mạnh quá nên cả toán đành phải xâm nhập bằng đường bộ theo ven bờ sông. Toán biệt kích chậm rãi tiến từng bước trong màn đêm, vượt qua mặt từng đoàn thiết giáp, xe hàng, và các toán tuần tiễu thường xuyên canh phòng. Đây là một việc chậm rãi, nguy hiểm và có thể trở thành chết người trong nháy mắt. Nhóm điều hành chuyến giải cứu biết là nguy hiểm nên đã dặn cả toán là đừng đi quá một cây số vào cứ địa của địch ở thượng nguồn. Nhưng toán biệt kích biết là như vậy không đủ nên tiếp tục âm thầm vượt qua tai mắt kẻ địch để cuối cùng dừng lại và chờ … 2 cây số ở thượng nguồn.
Gần 3 giờ sáng, toán biệt kích phát hiện một vật di động xuôi dòng sông. Đó chính là Trung Úy Clark. Trước khi cả toán bắt đầu cuộc giải cứu thì một toán tuần tiễu của địch xuất hiện. Cả toán lặng yên chờ đợi trong khi Trung Úy Clark cứ trôi xuôi dòng sông. Đến khi kẻ địch đã đi qua thì Trung Úy Clark cũng biến dạng trên dòng sông nước chảy mạnh. Cả toán biệt kích rút lui đi dọc theo bờ sông để truy lùng Clark. Cuối cùng toán phát hiện ông ta đang ẩn núp ở ven sông. Trời đã hừng sáng, tuy đã tìm được Trung Úy Clark nhưng cả nhóm vẫn còn ở sâu trong vùng địch. Hết sức chậm rãi và cẩn trọng, toán biệt kích tiếp tục chuyến hành trình đào tẩu khỏi vùng địch. Trưa hôm đó, cả toán về đến vùng an toàn. Trung Úy Clark được bốc về Đà Nẳng. Toán biệt kích còn ở lại tiền đồn. Công tác của họ chưa xong vì vẫn còn một phi công HK cần giải cứu. Ngày hôm sau, 11 tháng 4, toán biệt kích chuẩn bị lên đường. Trong chuyến giải cứu hôm trước cả toán đã chứng kiến tận mắt lực lượng địch quân dầy đặc. Vì thế trước khi toán biệt kích lên đường, không lực HK đã dội bom phủ đầu các vị trí địch để dọn đường. Địch quân liền trả đũa với hàng loạt mọt chê bắn phủ đầu lên tiền đồn quân lực VNCH.

Thật là xui xẻo, người Đại Úy Biệt Hải Việt Nam và Trung Tá Anderson (cố vấn cho nhóm biệt kích) bị thương. Một Biệt Hải hộ tống hai người trở lại hậu cứ. Nhóm biệt kích chỉ còn lại 4 người: Tom Norris và 3 Biệt Hải VN. Nhóm biệt kích 4 người còn lại vẫn tiếp tục nhiệm vụ giải cứu. Họ lên đường rạng tối ngày 12 tháng 4. Lần này cả toán mạo hiểm gần 4 cây số sâu vào lòng địch. Càng vào sâu, nhìn thấy địch quân dầy đặc tứ bề, 2 người trong toán biệt kích e ngại và không muốn tiến thêm. Nhưng rồi cuối cùng cả nhóm vẫn tiến tới để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trời đã hừng sáng mà không thấy tăm tích ông ta đâu cả, toán biệt kích đành thất vọng rút lui. Trung Tá Hambleton, 53 tuổi, sau 10 ngày trốn tránh, đói khát sức khoẻ kiệt quệ, đầu óc mụ mẫm đi, phương hướng lẫn lộn. Thời gian không còn bao lâu trước khi ông ta gục ngã chết lịm trong rừng già. Hôm sau trong khi toán biệt kích nghỉ dưỡng sức thì không lực HK liên lạc bằng tín hiệu với Trung Tá Hambleton, động viên tinh thần ông ta cố gắng gượng sức để ra đến chỗ hẹn. Sức khoẻ của ông đã đến hồi nguy kiệt. Nếu toán biệt kích không “chộp” được ông tối nay thì có lẻ đó sẽ là cơ hội cuối cùng. Họ cũng lượng định rằng trong tình trạng sức khoẻ như vậy, Trung Tá Hambleton khó mà đến chỗ hẹn. Nếu muốn thành công, toán biệt kích phải đi tìm cho ra được ông ta.

Trong chuyến đi này, 2 Biệt Hải VN từ chối không tham dự. Người duy nhất tình nguyện đi là Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đối diện với hiểm nguy, Kiệt vẫn tình nguyện đi vì yêu chuộng sự hào hùng của ngành Biệt Hải, và cũng vì lòng nhân đạo không nỡ thấy người sắp chết mà không cứu. Hai biệt kích, một Mỹ, một Việt. Tom Norris và Kiệt mặc quân phục ngụy trang như bộ đội chính quy Bắc Việt, trang bị súng AK-47. Họ quyết định dùng xuồng đi ngược dòng sông lên hướng Bắc. Như thế sẽ lẹ hơn đi đường bộ và mới có đủ thời giờ để truy tìm Trung Tá Hambleton. Trong màn đêm, tay chèo, tay súng, họ nghe rõ mồn một tiếng trò chuyện của địch quân canh gác ven sông, tiếng gầm rú của xe tăng T-54, tiếng di động của cả đoàn quân hùng hậu. Họ chèo chậm rãi để tránh tai mắt kẻ địch. Một màn sương mù phủ lấp dòng sông che chở họ khỏi sự dòm ngó của kẻ thù nhưng đồng thời lại làm cho họ chậm tay chèo. Và họ cũng không ngờ là họ chèo gần đến cầu Cam Lộ, nơi địch quân đóng giữ. Khi nghe tiếng chân bộ đội Bắc Việt tuần tiễu đi lại trên cầu, họ mới biết là đi lố. May mắn là sương mù che phủ khắp vùng nên Tom và Kiệt không bị phát hiện. Họ chèo trở ngược lại, xuôi dòng sông và tìm kiếm Trung Tá Hambleton. Rồi cuối cùng Tom và Kiệt cũng tìm ra Trung Tá Hambleton, một thân hình tong teo gục ngã gần bờ sông. Ông ta chỉ còn thoi thóp thở. Tom và Kiệt đem Trung Tá Hambleton lên dấu dưới đáy xuồng, lấy lá chuối che phủ thân hình ông ta. Họ bắt đầu cuộc hành trình rút lui khỏi vùng địch, thoát khỏi gọng kềm của tử thần, vẫn một cách chậm rãi như mọi khi. Lúc bấy giờ hừng đông đã ló dạng. Bất thình lình, Kiệt nghe tiếng gọi “Ê, lại đây!”. Cả hai người cùng quay đầu lại và bắt gặp 3 tên lính Bắc Việt xa xa trên bờ. Tên đi giữa là sĩ quan, vắt khẩu K54. Hai tên cận vệ kè kè AK-47 hai bên. Khoảnh khắc đó thật dài như thế kỷ. Kiệt cảm thấy ớn lạnh dọc theo xương sống. Nhưng cả hai người đều bình tĩnh quay đầu trở lại, tiếp tục chèo xuồng xuôi huớng Nam. Vừa chèo, Kiệt đã bắt đầu đếm thời gian và lắng nghe tiếng súng của bọn chúng sẽ bắn theo. Nhưng chúng hoàn toàn im lặng. Một cái im lặng đáng nghi ngờ và hồi hộp vô cùng. Kiệt ráng lắng nghe tiếng chân rầm rập đuổi chạy theo. Nhưng tất cả không gian lúc ấy hoàn toàn trở lại bình thường im lặng. Một sự tĩnh mịch khó hiểu. Có thể chúng sẽ liên lạc máy để chận xuồng ở một đoạn sông sắp đến? Hay chúng đang chỉ điểm để pháo kích theo? Bấy giờ là giờ phút hết sức căng thẳng trong tâm não của Kiệt. Bao nhiêu giác quan của Kiệt được tận dụng tập trung quan sát để phản ứng kịp thời … Tom lập tức báo cáo bằng radio là đã giải cứu được Trung Tá Hambleton. Tuy thế chuyến giải cứu chưa xong vì họ vẫn còn sâu trong lòng địch và khi trời hừng sáng, sự ngụy trang của họ không qua mặt được kẻ địch. Vì thế, không lực HK được điều động sẵn để hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đúng như Kiệt dự đoán, kẻ địch đã báo động về sự xâm nhập của chiếc xuồng biệt kích. Tiếng la hét, tri hô vang dậy cả bầu không khí tĩnh mịch. Cuộc truy đuổi bắt đầu. Tom và Kiệt chèo hối hả, mượn dòng nước chảy mạnh để đưa con xuồng đi thật lẹ, cũng như nhờ cậy vào các tàng cây dầy đặc ven sông che dấu bớt hình ảnh chiếc xuồng mong manh. Trong khi đó đạn của địch không ngừng bắn xối xả ngang sông. Thấy hỏa lực địch quá mạnh, Tom và Kiệt tấp xuồng vào một bụi cây ven sông và gọi không lực yểm trợ ngay lập tức. Không gian yên lặng của đoạn sông bị xé nát bởi những lằn đạn bắn tứ phía. Đạn từ trên không bắn xuống, đạn từ dưới đất bắn lên, đạn từ hai bên bờ nhả xuống sông lia lịa. Và cũng nhờ sự yểm trợ không lực mạnh mẽ và liên tục, Tom và Kiệt cuối cùng cũng đưa con xuồng xuôi dòng an toàn. Khi gần đến tiền đồn của quân lực VNCH, quân đội hai bên dàn trận ra “tiếp đón” lần nữa. Cộng Sản Bắc Việt bên bờ Bắc, quân đội VNCH bên bờ Nam. Hai bên nhả đạn bắn qua lại dữ dội. Dưới cơn mưa đạn đó, Tom và Kiệt dìu Trung Tá Hambleton khỏi xuồng và chạy chặng nước rút nguy hiểm cuối cùng vào hầm trú ẩn … Cuộc giải cứu đã thành công vượt sức tưởng tượng của mọi người. Khi mà cả không lực Hoa Kỳ bó tay thì những biệt kích Mỹ, Việt gan dạ cùng mình đi vào trong lòng địch, chộp các phi công ra khỏi gọng kềm của tử thần.

Câu chuyện trên, người ta có viết thành sách, Hollywood có chuyển thành phim với những tài tử quen thuộc thủ vai các nhân vật chính trong câu chuyện. Vậy mà 2 nhân vật “CHÍNH” nhất trong truyện là Đại Úy Hải Quân (Navy SEAL) Hoa Kỳ Thomas Norris và Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, Liên Đoàn Người Nhái, Hải Quân VNCH không hề được nhắc đến. Hành vi dũng cảm, gan dạ phi thường này chỉ có một số người được biết để bảo vệ các dữ kiện quân sự liên hệ đến các chuyến giải cứu đường bộ. Đại Úy Thomas Norris được trao tặng huân chương “Medal of Honor”. Huân chương cao quý nhất của quân đội Hoa Kỳ trao cho những chiến sĩ đã có hành động dũng cảm phi thường. Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Kiệt, người Nhái anh dũng của Hải Quân VNCH, được trao tặng huân chương “Navy Cross”. Huân chương cao nhất có thể trao tặng cho quân đội đồng minh. Kiệt là người chiến sĩ Hải quân VNCH duy nhất nhận huân chương “Navy Cross” trong cuộc chiến Việt Nam. Đến nay đã gần 30 năm. Hồ sơ quân sự cũng đã được tiết lộ (declassify). Rồi cuối cùng những hành động dũng cảm, anh hùng này đã được mọi người biết đến.

http://www.vatv.org/tv/article.php?op=Print&sid=460&PHPSESSID=1554033c422982ee61cd011b6e458ea0

Blog Archive