Tuesday, September 30, 2008

BEWARE of the Vietnamese American Heritage Foundation

Read in The Vietnamese American Heritage Foundation webpage (28 tháng 9, 2008):
http://www.vietnameseamerican.org/events.cfm

EVENTS

REFLECTIONS OF THE VIETNAMESE AMERICAN JOURNEY
The second annual fundraising event held in Austin Texas on April 21, 2007 was a HUGE success! We had over 200 attendees at the Akins High School Auditorium. This year’s Hall of Fame Inductees were Mr. Trinh Hoi, recipient of the Lifetime Humanitarian Award and Mr. Nam Loc Nguyen, recipient of the Lifetime Achievement Award. You may read their bios here.

Our past honorees and presenters were Ms. Khuc Minh Tho and Mr. Hubert Vo.

Năm 2006, Hội Bảo Tồn LS Văn Hoá... đã vinh danh bà Khúc Minh Thơ, là người sáng lập, Chủ Tịch HĐ Giám Đốc, Cố Vấn của Hội!!!
Qua năm 2007, vinh danh Trịnh Hội. Dù biết Trịnh Hội bị Cộng Đồng Úc tẩy chay, lên án.

http://www.vietnameseamerican.org/about_org.cfm (28 tháng 9, 2008)

Organization
Founding Members:
Nancy Bui, Trien Bui, Tho Minh Khuc, Loan Ngo, Dr. Duc Y Nguyen, Truc Nguyen, Trong Phan, Ph.D., Dr. Duc Van Tran, Tuyet Thi Tran

Officers
Nancy Bui - President
Binh Do - VP of Operation
Truc Nguyen - VP of Research
Vinh Tran - VP of Public Relation
Jeanne Nguyen - VP of Finance
Hung Lam -VP of Technology
Tuyet Tran - Treasurer
Bao Tran Pham - Secretary
Loan Nguyen - Chairwoman of Library Committee
Dao Vu Anh Hung - Chairman of VNTT Project Committee
Le Hoang An - Chairman of S.H.A.R.E. Project Committee

Board of Directors:
Khuc Minh Tho-Chairwoman, Nancy Bui-Vice Chair, Thieu Dang, Ph.D, Louise Hoang, Cam Van Nguyen, Truc Nguyen, Nhieu Thanh Ong, Vinh Tran, Esq.

Distinguished Members:
Kieu Chinh, Representative Hubert Vo, Councilman Tony Lam, Phuc Duong, Thuy Vu Thanh, Assembly Member Van Thai Tran

Board of Advisors

Kieu Chinh- Actress, Cultural and Humanitarian Activist
Geoffrey S. Connor, Esq.- Former Secretary of State of Texas
Gerald Hill – Former Vice President of Texas State University
Tho Minh Khuc- President of Families of Vietnamese Political Prisoners Association Morgan Little – Retired US Navy Captain, Vietnam Veteran
Dr. James Reckner- Director of Vietnam Center, Texas Tech University, Vietnam Veteran
Hubert Vo- Texas House of Representative, District No. 149
Khoa Xuan Le, Historian & College Professor
Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Thiệu

Tuyết Mai

Bà Nguyễn Thị Tuấn Anh, Trưởng Nữ của Tổng Thống Thiệu
Virgina. - Ban tổ chức gồm Ông Nguyễn Xuân Tám, BS Nguyễn Sơ Đông, Ông Lê Văn Hạnh, Ông Tạ Cự Hải, Ông Bùi Mạnh Hùng, Ông Đoàn Hữu Định cùng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và phụ cận đã trang trọng tổ chức Lễ Giỗ năm thứ bảy Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia và là Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH vào lúc 12 giờ trưa ngày 28 Tháng 9, 2008 tại một Hội trường của Best Western Inn, Falls Church VA.
Hội trường rực rỡ với nhiều cờ các quân binh chủng, cờ các Vùng Chiến Thuật và Sư đoàn. Bàn thờ có nhang đèn rất trang nghiêm. Có hơn ba trăm người tham dự, trong đó có sự hiện diện của Trưởng nữ của Tổng Thống Thiệu là Bà Nguyễn Thị Tuấn Anh và phu quân, Ông Hoàng Đức Nhã, Cựu Đại Sứ Bùi Diễm, Cựu Trung Tướng Linh quang Viên, Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh… cùng nhiều tướng lãnh và đại diện các quân binh chủng trong QLVNCH. Phía dân sự có đại diện tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài , Chủ Tịch Cộng Đồng HTĐ và phụ cận, đại diện Liên Minh Dân Chủ và nhiều đoàn thể chính trị.
Phía trước bàn thờ có bốn cựu sĩ quan Trừ bị Thủ Đức trong lễ phục đứng dàn chào, bên trái có nhiều phụ nữ trong quốc phục áo dài vàng, khăn vành vàng và bên phải có nhiều phụ nữ trong áo dài xanh dương, khăn vành xanh dương. Cuối phòng, đối diện với lễ đài là một hàng cựu quân nhân các quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân, Cảnh Sát, Cán Bộ Xây Dự Nông Thôn…Ông Bùi Mạnh Hùng và Ông Tạ Cự Hải điều hợp chương trình.


Mở đầu là lễ rước di ảnh Cố Tổng Thống Thiệu, gồm có Ông Lê văn Hiếu TQLC thủ lệnh kỳ, Ông Nguyễn Văn Mùi, Nhảy Dù thủ Tướng Kỳ và Ông Lâm Duy Tiên, Biệt Động Quân cầm di ảnh Cố Tổng Thống Thiệu. Trước bàn thờ Ông Hoàng Đức Nhã được mời an vị di ảnh Cố Tổng Thống Thiệu lên bàn thờ. Kế tiếp là lễ rước Quốc Quân Kỳ với đại diện các quân binh binh chủng Hải Lục Không Quân, theo sau là lễ chào quốc kỳ và một phút mặc niệm.


Sau đó Ông Nguyễn Xuân Tám, Tùy viên của Tổng Thống Thiệu được mời lên chào mừng quan khách. Bằng một giọng hùng hồn, ông Tám đã lôi cuốn mọi người chú ý lắng nghe và tán đồng ý kiến của ông với nhiều tràng pháo tay vang dội. Ông nói:

Dù gì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là biểu tượng chống Cộng của Miền Nam VN bên cạnh một quân đội anh hùng. Dưới bất cứ hình thức nào đi nữa thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là một chiến sĩ chống Cộng hơn ai hết. Gần một thập niên, trên cương vị lãnh đạo quốc gia Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã điều khiển đất nước trong một hoàn cảnh đầy oái oăm và nghiệt ngã. Ngoài kẻ thù truyền kiếp từ Miền Bắc đầy gian manh và xảo quyệt, ông còn phải chống đỡ một đồng minh đầy tráo trở và bất nhất. Chưa hết, ông còn phải chống đỡ một đám người khoát áo nhà tu, lợi dụng tôn giáo và đảng phái, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, họ đã toa rập với nhau phá nát miền Nam và đâm những nhác dao vào lưng chiến sĩ ngoài tiến tuyến” .

Ông Tám nói tiếp: “cũng nhân ngày giỗ này ta thử bỏ qua những đố kỵ, tỵ hiềm của những người vô trách nhiệm với đất nước để thấy rằng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm hết sức mình cho sự tồn vong của Miền Nam. Cũng nhân lễ giỗ này ta thử công bình với chính chúng ta để thấy rằng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm tất cả những gì phải làm, ông đã không bỏ bất cứ một nhân tài nào kể cả dân sự cho đến quân sự, từ hạ tầng cho đến thượng tầng, từ những cán bộ xây dựng nông cho đến các Trưởng Ty, Quận trưởng, Phó Tỉnh trưỏng được đào tạo ở Quốc Gia Hành Chánh…những nhà cách mạng lão thành cũng được Tổng Thống Thiệu mời ra chung lo việc nước. Về quân sự, có một sĩ quan tài giõi nào mà Tổng Thống Thiệu cho ngồi chơi xơi nước hay không? Cố nhiên không. Tất cả những người tài giõi đã được sử dụng đứng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc…


Với tất cả bổn phận và trách nhiệm của một công dân trên cương vị lãnh đạo quốc gia, với tất cả tấm lòng yêu nước tuyệt đối của ông, miền Nam VN không thể tránh khỏi sự bức tử. Từ Tết Mậu Thân, người bạn đồng minh đã phủi tay. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quân dân Miền Nam đã chứng tỏ cho thế giới phải nghiên mình và kẻ thù cũng phải khâm phục. Tầt cả những cố gắng ấy, những quyết tâm ấy, tất cả những sự hy sinh cao cả đó đã không đánh động được lương tâm và lương tri của những người đang mặc cả miền Nam ở bàn Hội Nghị. Việc gì đến, đã đến.

Đến nay thời gian đủ dài để cho một người với một lương tâm lương thiện thấy những gì đã xãy ra và tại sao chúng ta phải bỏ nước ra đi. Thời gian và lịch sử sẽ mãi mãi là một quan tòa vô tư và công chính. Nhưng quan tòa đó sẽ mãi mãi không có trong những người đầy dã tâm và ác ý .

Để kết luận, Ông Tám đã lập lại lời nói của Tổng Thống Thiệu trước đây: ”Đất nước còn thì còn tất cả, đất nước mất thì mất tất cả”.
Sau đó Ông Phan Hòa Hiệp đọc tiểu sử của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cố Tổng Thống Thiệu sinh ngày 11 Tháng 12, 1924 tại làng Trí Thủy gần tỉnh lỵ Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Ông lập gia đình tại Mỹ Tho với Cô Nguyễn Thị Mai Anh, có ba con và một con nuôi.

Ông thụ huấn Khóa Sĩ Quan Căn Bản Bộ Binh tại trường Coetquidan (Pháp quốc, 1949 và tốt nghiệp tháng Sáu 1950). Ông được bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt QGVN tại Đà Lạt tháng 3, 1955.

Ông đi Okinawa, Nhật năm 1962 thụ huấn tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Thái Bình Dương, sau giữ chức Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh Biên Hòa.

Năm 1964 được vinh thăng Thiếu tướng, rồi Trung Tướng năm 1965 và bắt đầu vào chính trường với chức vụ Phó Tổng Thống kiêm Tổng Trường Quốc Phòng trong chính phủ Phan Huy Quát, kiêm luôn chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực.

Năm 1965 ông được tín nhiệm trong chức vụ Chủ Tịch Uỷ Ban Lãnh Đạo QG. Đắc cử Tổng Thống nền Đệ Nhị CH trong hai nhiệm kỳ kể từ tháng 9, 1967


Tháng Tư, 1975 trước áp lực của HK và CS Hà Nội ông từ chức Tổng Thống VNCH. Sau khi rời quê hương ông sống một thời gian tại Luân Đôn, Anh Quốc. Năm 1985 ông định cư tại HK và sống tại West Newton và sau đó Foxboro thuộc tiểu bang Massachusetts.

Ông tạ thế ngày 29 tháng 9, 2001 tại Bệnh viện Beth Israel Deaconess, Thành phố Boston, MA, hưởng thọ 78 tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Sơ Đông trình bày ý nghĩa lễ giỗ. Ông Đính Hùng đọc điếu văn. Ba hồi chiêng trống của Giáo Sư Kim Oanh và Bà Tuyết Ngọc ngân vang. Hai ngọn nến được thắp sáng, trầm hương bay tỏa nghi ngút. Trước hết gia đình Cố Tổng Thông Thiệu niệm hương rồi lần lượt đến các đại diện tôn giáo, đại diện các hội đoàn, đồng hương dâng hương, lễ bái, các nhóm quân binh chủng kính cẫn chào tay trước bàn thờ.


Nhiều vị đại diện như Chủ Tịch CĐVN/HTĐ Ông Lý Văn Phước, Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QGVN/HTĐ và phụ cận cùng đại diện các Quân chủng Hải , Lục, Không Quân, Binh chủng TQLC, Dù, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh Sát… các Tôn giáo, các đoàn thể chính trị, Liên Minh Dân Chủ… lần lượt được mời lên phát biểu cảm tưởng.

Trước khi chương trình chấm dứt, Bà Nguyễn Thị Tuấn Anh, Trưởng Nữ của Tổng Thống Thiệu, đại diện cho thân mẫu có lời cảm tạ quan khách. Bà nói,

Hằng năm, nhiều tổ chức khác nhau, nhiều đoàn thể khác nhau cũng đã tổ chức lễ giỗ cho thân phụ chúng tôi dưới nhiều hình thức khác nhau. Năm nay, nhóm thân hữu và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ đã cử hành lễ một cách trân trọng với đầy đủ những lễ nghi cho một vị Nguyên Thủ Quồc Gia, một vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực đã nói lên lòng ưu ái và thân tình mà toàn thể quý vị đã dành cho thân phụ chúng tôi, nói riêng và gia đình chúng tôi nói chung.

Một lần nữa xin thay mặt cho gia đình, tôi chân thành cảm ơn toàn thể quý vị quan khách và kính chúc quý vị nhiều sức khỏe và vạn sự cát tường
”.

Ông Hoàng Đức Nhã cũng đại diện cho phu nhân của Cố Tổng Thống cảm ơn. Ông nói vì lý do sức khỏe bà không đến dự và cảm ơn quý đồng hương đã tỏ niềm thương mến Cố Tổng Thông Thiệu nhân ngày giỗ thứ bảy của ông.

Ông Nhã nói ông rất vui mừng và xúc động, ông cũng đặc biệt cảm xúc thấy những em trong Quốc Gia Nghĩa Tử có mặt trong hội trường này. Ông nói, không lời nói nào của ông có thể diễn tả được cảm xúc của gia đình và sự hãnh diện được quý đồng hương ôn lại một số việc, những gì mà trên ba mươi mấy năm nay nhiều người đã nói hay đã viết.

.
Ông Hoàng Đức Nhã

Ông nói: “Những gì đã viết về Tổng Thống của chúng ta, dù bằng tiếng Việt hay tiếng Mỹ cũng không nói lên được sự quyết tâm của Cố Tổng Thống Thiệu, cũng như không nói lên được sự cô đơn của Tổng Thống ở cương vị chỉ huy phải đối phó với một cuộc chiến đa dạng, với một kẻ thù đa diện. Tổng Thống lúc nào cũng quyết tâm thực thi lý tưởng bảo quốc an dân, không những để bảo vệ đất nước mà còn cải thiện đời sống cho tất cả nhân dân”.

Cuối cùng Ông Nhã cảm ơn các đồng hương đã đến chia sẻ với gia đình ông.

Chương trình được chấm dứt vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày.




Source : www.take2tango.com
BUỔI CƠM THÂN ÁI CỨU NGƯỜI THƯƠNG BINH

Trần Văn Dũng

Buổi chiều thu thứ Bẩy 27 tháng 09, lúc 16 giờ tại thành phố BERGEN hiền hòa và trìu mến, một số thân hữu và anh chị em thanh niên, cùng với sự góp mặt tinh thần của GIA ÐÌNH MŨ ÐỎ NAUY tổ chức buổi cơm thân ái nhằm nối lại nhịp cầu tình thương cho anh em thương phế binh QLVNCH. Trên 300 đồng hương đã hưởng ứng tham dự. Điều hãnh diện nữa là được nhiều cựu NIÊN TRƯỞNG và anh chi em QUÂN CÁN CHÍNH QLVNCH tham dự đông đảo.

Phần mở đầu nghi lễ QUỐC QUÂN KỲ, GÐMÐ NAUY và các thanh niên góp mặt rất trang nghiêm và OAI HÙNG trong bộ quân phục HẢI LỤC KHÔNG QUÂN.





Kế tiếp là chương trình giới thiệu những phù hiệu quân binh chủng QLVNCH, nhắc lại lịch sử QLVNCH một thời oanh liệt trên 4 vùng chiến thuật. Nhạc cảnh GIỜ NÀY ANH Ở ÐÂU, mô tả hình ảnh binh lửa mà người lính QLVNCH phải xông pha cõi nguy để bảo vệ từng tấc đất, bên cạnh bom đạn nổ vang trời. Trong lúc thi hành nhiệm vụ Anh đã hy sinh, nằm trên chiếc băng ca. Tiếng hát ROSA NGUYỄN đã làm mọi người cảm động và gợi lại những đau buồn của những cựu chiến binh, khi bị đồng minh bỏ rơi.

Ðể xoa dịu nỗi buồn của một thời chiến tranh, đội vũ thanh thiếu niên với những điệu vũ dân tộc để bày tỏ lòng biết ơn đến những cha anh đã góp phần thân thể của mình để bảo vệ miền Nam và chia sẻ đến những thương binh VN đang sống tận tuyệt dưới xã hội Cộng sản. Mọi người vỗ tay khen thưởng tinh thần các em đã dành nhiều công sức để tập dợt cho chương trình văn nghệ thật đầy đủ.





Xen kẽ là những tình khúc cho LÍNH giữa thời chinh chiến như bài MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ, 24 GIỜ PHÉP, NỖI BUỒN GÁC TRỌ, được hai giọng ca QUỐC PHÚ và QUỐC DŨNG, gợi lại ước mơ đơn sơ của người LÍNH trẻ nhưng lại không bao giờ đến. Những người bạn thân xa cách khi chiến tranh triền miên bốc cháy, nhận được tin nhau thì chính là lúc người bạn đã ngã gục nơi chiến địa. Ca khúc NÓ và TÔI cũng đã gây nhiều xúc động với tiếng hát VIỆT HÀ.



Sau đó là giải lao với bữa cơm thân ái. Những tâm tình cao quí gặp gỡ lại nhau. Tình đồng hương, tình bè bạn, tình chiến hữu năm nào nơi trận đầu giới tuyến khi đối diện quân thù như QUẢNG TRỊ thừa thắng BÌNH LONG anh dũng KOM TUM kiêu hùng, nay có cơ hội nhắc lại. Làm sao quên những người bạn năm nào, hiện nay cụt hẳn hai chân và tay, mù cả 2 mắt, đang lê lết nơi vỉa hè bán từng vé số hay xin ăn tình thương của đồng loại. Chúng ta phải làm gì đây?

Sau giờ giải lao thân mật, tiếp tục chương trình phần 2 với THIÊN THẦN TRONG BÓNG TỐI, 4 giọng hát TỐ TRINH, LỆ CHÂU, ROSA NGUYỄN, DIỄM KIỀU đã làm sân khấu thêm phần sôi nổi, nung đúc ý chí tinh thần tuổi trẻ hôm nay. Ðặt biệt trong chương trình này có sự góp mặt của THÙY TRINH với khúc điệu vũ tuyệt vời dành cho người LÍNH ước mơ khi trở về, và BERLINDUNG cũng từ phương xa DRAMMEN về tham dự bằng những tình khúc tự sáng tác rất nồng ấm.

Ðể trở lại giây phút sắp chia tay nhau và để tỏ lòng tri ân các anh em thương phế binh QLVNH đã từng hy sinh. QUỐC DŨNG diễn tả bài hát MỘT NGÀY TÔI ÐI QUA với phần phụ diễn hoạt cảnh của TRẦN VĂN DŨNG khóc cho bạn nằm xuống và chị VĨNH LIÊN diễn tả người chồng tử trận đã hy sinh. Kế đến nhạc cảnh VÉ SỐ cũng được DIỄM KIỀU diễn tả với sự phụ diễn của TRẦN VĂN DŨNG và chị VĨNH LIÊN thuật lại hoàn cảnh thực tế đau thương cùa cuộc đời rách nát thương phế binh, khiến khán giả đồng hương rơi lệ.



Ban tổ chức tạm tổng kết số tiền thu được từ những ân nhân đóng góp trên internet, qua điện thư và ngay tại hội trường. Tổng số thu là 50.000 kroner. BTC Buổi Cơm Thân Ái Cứu Người Thương Binh sẽ thông báo chi tiết tổng số chi thu vào thời gian sắp tới.

Trước khi chia tay, kết thúc chương trình với bài hợp ca LY CÀ PHÊ CUỐI CÙNG với ba tiếng hát QUỐC PHÚ, XUÂN PHÚ, QUỐC DŨNG đã làm đồng hương luyến nhớ tình nghĩa mặn nồng của HUYNH ÐỆ CHI BINH.

Xứ lạnh tình nồng BERGEN / NAUY
Trần Văn Dũng
Khúc Minh Thơ

Báo Saigon Nhỏ của Bà Hoàng Dược Thảo số 504 phát hành ngày 20 tháng 9 năm 2008 nơi trang 4 có đăng bài "Anh hùng" Khúc Minh Thơ của tác giả Đào Nương. Tác giả kể lại bà Khúc Minh Thơ có tâm sự với tác giả như sau: "Mấy năm nay "tụi nó" để cho chị ra vào thong thả... Chị mang tiền về mua nhà ở Vũng Tàu định về già vui vẻ với bà con trong nước." (trích nguyên văn).

Không biết có điều kiện gì hay không mà cộng sản tự nhiên dễ dãi với bà Khúc Minh Thơ quá vậy. "Mấy năm nay ra vào thong thả", vậy là bà đã về thăm tổ quốc xã hội chủ nghĩa nhiều lần lắm rồi. Yêu nước yêu xã hội chủ nghĩa đến thế là cùng !

Người xưa thường nói: "có qua có lại mới toại lòng nhau", hay "bánh ít đi thì bánh quy lại". Hai câu này khiến cho chúng ta phải suy gẫm, nếu bà Hội Trưởng Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị là người chống cộng thì ngay khi vừa đến phi trường Tân Sơn Nhất đã bị giữ lại rồi, có đâu mà "mấy năm nay ra vào thong thả" như đi chợ vậy.
Thêm vào đó, bà Khúc Minh Thơ đã nói với một vị cựu tù nhân chính trị rằng: "Không phải tôi đưa các ông qua đây để đi biểu tình", và bà cũng khuyên người khác: "chống cộng 50/50 thôi".

Tổng hợp các yếu tố trên, chúng ta hãy đặt dấu hỏi ???
Hỏi là tự trả lời !
Tâm Thư của Ộ Trần Văn Chính, Khu Hội CTNCT Dallas
-------------------------------------
Sự việc bắt đầu từ một bữa ăn tối đầu năm 2008 tại nhà hàng Arc En Ciel, Garland, với sự tham dự của bà Khúc Minh Thơ, ông Thái Hóa Lộc, Ô/B LS Nguyễn Xuân Phước, ông Vũ Đình Hiếu, tôi (đại diện cho Khu Hội CTNCT-DFW), bà Kim (Ủy Viên Xã Hội KHCTNCT-DFW) và một số người khác nữa, tổng cộng khoảng 10 người.

Sau vài câu chuyện hàn huyên, bà Thơ mở đầu bằng cách mời Khu Hội tham gia vào Ngày Tù Nhân Chính Trị sẽ được dự trù tổ chức tại DFW trong năm 2008 nhằm chuẩn bị cho một Đại Hội khác tại Washington DC 2009 để cám ơn các nhân vật Hành Pháp, Lập Pháp Hoa Kỳ đã có công trong chương trình H.O..

Tôi nói với bà Thơ rằng “Cá nhân tôi không có điều chi trở ngại, nhưng xin được biết thêm chi tiết để cùng bàn bạc với Ban Chấp Hành .”

Trong lúc đó, bà Kim cũng tâm tình với bà Thơ:

“Khu Hội tụi nầy lúc nào cũng ưu tư về vấn đề TPB-VNCH tạiVN. Với tiếng tăm và lời nói của chị có giá trị gấp trăm lần chúng tôi. Có thể nào chị đứng ra bảo trợ một đêm văn nghệ yểm trợ TPB tại địa phương này chăng? Mặc dù Khu Hội đã cố gắng hết sức nhưng tiền thu rất là hạn chế nên cần chị tiếp tay.”

Không chút do dự, bà thơ trả lời:

“Không thể được! Chuyện này có dính líu đến chính trị. Đợi khi chương trình định cư hoàn tất sẽ tính đến.”

Thì ra vì lý do trên mà trong bao nhiêu năm nay bà Thơ đã không hề nhắc nhở đến TPB, dù chỉ một lần. Cũng trong bữa tiệc, bà thơ có kể lại một câu chuyện khi bà còn là Thư Ký tại Tòa Hành Chánh tỉnh Sa Đéc, có một ông Chủ Sự Phòng nào đó đã buông lời xúc phạm đến cô nhi quả phụ (trong lúc đó có bà), lập tức bà yêu cầu ông Tỉnh Trưởng phải triệu tập tất cả các ông Trưởng Ty, Chủ Sự v.v. để bà được nghe lời xin lỗi.

Thật ra dù có muốn, ông Tỉnh Trưởng cũng không thể thỏa mãn lời yêu cầu cu/a bà vi `đó là chuyện cá nhân mà làm sao đình chỉ mọi công vụ?

Trong một dịp khác, tôi được ông Thái Hóa Lộc mời đến Tòa Soạn báo Người Việt Dallas một lần nữa để bàn về Ngày Tù Nhân Chính Trị, nhưng khi đến nơi thì ông Thái Hóa Lộc đã chở bà Thơ đi ăn trưa rồi ra thẳng phi trường, mà không một lời thông báo đến tôi là buổi hẹn bị hủy bỏ.

Lời mời (tham gia vào NTNCT) chỉ nói miệng, vô bằng, thì đùng một cái, bà Thơ đã tự ấn định chương trình, ngày giờ, địa điểm cho đêm văn nghệ “Góp Một Bàn Tay” ngày 6/7/2008 mà chúng tôi không hề được tham khảo ý kiến. Đêm văn nghệ “Góp Một Bàn Tay” nhằm mục đích thanh toán tiền giao kèo thuê mướn địa điểm không thể hủy bỏ, đồng thời BTC nói rằng tiền có dư sẽ yểm trợ cho các cựu TNCT phương xa về không đủ tài chánh. Đêm văn nghệ thành công, trên 600 người tham dự nhưng số chi thu không được công bố; tiền bao thuê chắc đã thanh thỏa nhưng vụ yểm trợ phương tiện di chuyển cho các cựu TNCT phương xa cho đến nay chưa nghe nhắc nhở đến.

Khoảng 1 tháng sau đêm văn nghệ “GMBT”, chúng tôi nhận được bản Dự Thảo Kế Hoạch Đại Hội CTNCTVN, ấn định vào các ngày 3,4 và 5 tháng 10 năm 2008 tại Dallas, TX với thành phần tổ chức:

Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị (Hội đã tưng bừng khai tử vào năm 1991, nhưng không biết được âm thầm tái khai sinh vào lúc nào)
Cùng phối hợp với Tổng Hội CNTCT
Ban Tổ Chức Địa Phương (không có Khu Hội CTNCT)
“Riêng ngày Chủ Nhật sẽ dành riêng cho sinh hoạt của TNCTNCT “(nguyên văn).

Ban Chấp Hành Khu Hội sau đó họp lại, có sự tham dự của ông Thái Hóa Lộc, đại diện cho bà Thơ, quyết định rằng: Khi người ta đã không nhờ đến mình, tội chi mình phải xin việc. Ban Chấp hành quyết định hoàn trả “bản Dự Thảo Kế Hoạch Đại Hội CTNCT” về nơi gởi.

Điều này khiến ông Thái Hóa Lộc trách khéo Ban Chấp Hành: “Khi yêu nhau thì việc gì cũng được cả; còn không thích thì tìm đủ mọi lý lẽ để phản bác, chối từ …” Và ông Thái Hóa Lộc đã chết bỏ với chữ “YÊU”, bất cần lý lẽ đúng hay sai từ đó cho đến nay.

Điều đáng nói là BTC Đại Hội CTNCT đã tự biên tự diễn một cách tự tôn quá đáng. Họ không tham khảo ý kiến hai Cộng Đồng và các Hội Đoàn tại đây, cho nên đã gây rất nhiều bối rối và trở ngại cho các sinh hoạt mà lịch trình đã được hoạch định. Một trong các sinh hoạt rất quan trọng là Đêm Văn Nghệ Gây Quỹ Giúp Thương Phế Binh VNCH được dự trù trong tháng 10/2008.

Tại sao gọi là quan trọng? Số là từ khi thành lập Khu Hội năm 1989, một trong các mục tiêu của KH là vấn đề yểm trợ TPB-VNCH được kéo dài cho đến nay. Nguồn tài trợ thường là do quý vị ân nhân đóng góp bất thường, định kỳ theo chiến dịch hoặc tổ chức các đêm văn nghệ gây quỹ v.v., nhưng quả tình chưa có ý niệm gì về ngày TPB chính thức được ban hành dưới chánh thể VNCH.

Năm 2004, một Liên Hội Chiến Sĩ VNCH được hình thành gồm nhiều Hội thuộc các quân binh chủng QLVNCH, kể cả lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Không quên đồng đội đang gặp cảnh khốn cùng, Liên Hội hàng năm cũng tổ chức Ngày Yểm Trợ TPB và lấy ngày 16 tháng 9 hàng năm làm Ngày Thương Phế Binh. Trong lúc đó, Khu Hội tìm ra được ngày 18 tháng 1 năm 1962 đã có Sắc Lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành “Luật Liên Đới Quốc Gia Tương Trợ Cựu Chiến Sĩ và Cô Nhi Quả Phụ”, có nghĩa ngày 16 tháng 9 chỉ là ngày chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị mà thôi. Sự kiện này gây tranh luận dài dòng lôi thôi suốt mấy năm thì vào thứ Sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2008, một số thanh niên đứng ra tổ chức Đêm văn Nghệ Nhớ Người Thương Binh, dù có nhiều rủi ro về tài chánh.

Nhằm tránh sự mất đoàn kết trong địa phương đang có chiều hướng gia tăng, vào tháng 3 năm 2008, hai Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và Fort Worth quyết định, và là lần đầu tiên, tổ Chức Ngày Yểm Trợ TPB-VNCH hàng năm chung với các hội đoàn, đoàn thể trong vùng. Thời điểm thích hợp để tổ chức là vào ngày 5 tháng 10 vì các tháng khác mọi người đều bận rộn với các sinh hoạt định kỳ đã được đặt kế hoạch trước.

Vì biết trước bên nhóm bà Thơ sẽ tổ chức trùng vào ngày 5 tháng 10 nên Ông Nguyễn Xuân Hùng, CT/CĐNVQG Fort Worth, người luôn xử sự điềm tỉnh, cân nhắc đã bốc điện thoại gọi thẳng đến hai ông Thái Hóa Lộc và Đặng Hiếu Sinh (trong Ban Tổ Chức địa phương của bà Thơ) để hỏi ý thì được hai ông này cho biết nếu Cộng Đồng tổ chức ngày TPB trong ngày 5 tháng 10 thì không có gì trở ngại. Khi đó hai Cộng Đồng và các Hội Đoàn mới quyết định tổ chức vào ngày kể trên.

Trong lúc công việc đang tiến triển thuận lợi thì bỗng nhiên bị khựng lại vì nhận được Thông Báo của Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị cho biết Hội cũng tổ chức Ngày Đại Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vào các ngày 3. 4 và 5 tháng 10 năm 2008, trong đó có mục tiêu số 4 như sau:

“Chia xẻ những mất mát, hy sinh của các Thương Phế Binh Quân Cán Chính VNCH…”

Người biết chuyện đâm ra thắc mắc: Ủa, hồi nào đến giờ đâu có nghe bà Thơ nhắc nhở gì đến TPB? Tại sao giờ lại có mục này? Bà Thơ có biết hay không biết 2 Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và Fort Worth đang chuẩn bị cho ngày TPB? Hay mục tiêu số 4 là một lối đãi bôi để câu thêm khách cho Ngày ĐH/CTNCT?

Sau đó, vào ngày 27 tháng 7 năm 2008, Ban Tổ Chức Ngày TPB (do hai Cộng Đồng và Hội Đoàn tổ chức) thấy có sự không ổn và ảnh hưởng bất lợi về nhiều phương diện nên đành phải triệu tập một phiên họp KHẨN để cả hai bên (Cộng Đồng và Ban Tổ Chức địa phương của bà Thơ) trình bày sự việc và tìm giải pháp. Xin xem Biên Bản Họp KHẨN đính kèm. Điểm chính yếu là ông Đặng Hiếu Sinh có hứa là sẽ dành cho Cộng Đồng một ít thời gian quyên góp tiền ủng hộ TPB trong đêm văn nghệ thứ Bảy, ngày 4 tháng 10 năm 2008, nhưng đề nghị này phải chờ quyết định của bà Thơ.

Nghe không lọt tai, sau khi Ban Tổ Chức địa phương Ngày CTNCT ra về, hai Cộng Đồng và các Hội Đoàn tiếp tục ở lại bàn thảo về đề nghị quyên góp tiền giúp TPB trong đêm văn nghệ. Kết quả biểu quyết, với đa số tuyệt đối (100%) về đề nghị này là:

1. Không đồng ý phối hợp với Ban Tổ Chức Ngày TNCT gây quỹ giúp TPB trong đêm văn nghệ của Ngày TNCT

2. Dời ngày tổ chức gây quỹ giúp TPB đến ngày 9 tháng 11 năm 2008 (điều này làm cho Cộng Đồng FW phải hủy bỏ chương trình gây quỹ cho CĐ đã được chuẩn bị)

Trong buổi phỏng vấn bà Thơ trên đài SaigonDallas 890AM và SaigonHouston 900AM, ký giả Dương Phục có hỏi bà Thơ:

- “…nghĩa là Cộng Đồng DFW buộc phải dời ngày yểm trợ Thương binh sang ngày khác?” Câu hỏi này được đặt 2 lần.

- “Anh nói gì tôi nghe không rõ.” Cả hai lần hỏi đều nhận được câu trả lời như nhau.
Vậy mà sau này, bà đi nói với người khác là Cộng Đồng ở đây đánh phá bà. Sau đó lại gọi cho bà để xin ý kiến làm sao có thể rút lui trong danh dự. Trong buổi phát thanh đó, bà Thơ nói là đã có sự thỏa thuận với ông Nguyễn Xuân Hùng, Chủ Tịch cộng đồng Fort Worth .

Khi bản Tuyên Bố của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị v/v bà Khúc Minh Thơ được phổ biến vào ngày 14 tháng 9 năm 2008 tại Trung Tâm Sinh Hoạt CĐNVQG Dallas thì 2 cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, giới truyền thông và kể cả các em thuộc Gia Đình Mỹ Việt đều bị phân hóa mãnh liệt. Kẻ binh, người chống, thậm chí có người đã dùng những lời lẽ thô tục, hăm dọa v.v. đối với cá nhân gia đình tôi và các vị trong Ban Chấp Hành Khu Hội.

Chính vì Ngày TNCT có quá nhiều phức tạp và nghi ky như thế, cho nên: Không ai có thể nhân danh hai Cộng Đồng NVQG Dallas và Fort Worth, Liên Hội CSVNCH, Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, kể cả Gia Đình Mỹ Việt vùng Dallas để tham dự Đại Hôi. Xin xem từng Thông Báo, Thư Ngỏ của hai Cộng Đồng và Gia Đình Mỹ Việt.)

Trong khi tôi viết những giòng chữ này thì tôi nhận được tờ Sài Gòn Nhỏ, ở Mục Phiếm Dị của bà Đào Nương cho biết bà Khúc Minh Thơ đã tự nhận mình đi đi về về VN, lại còn mua nhà ở Vũng Tàu …khiến tôi vô cùng chán nản. Tự trách mình đã tiêu tốn một thời gian dài vô ích về tình cảm cho một thứ “anh hùng rơm” được dựng lên bởi những kẻ vì mưu cầu tư lợi khác nhau mà tôn vinh bà Thơ.

Tôi cũng không muốn nói đến cảm tình nồng nàn giữa bà và TNCTNCT qua những Đại Hội có bà xuất hiện với những tràng pháo tay không dứt, dù biết là bà đã từng đi đêm và chấp nhận điều kiện của tên Đại Sứ Việt Cộng Trịnh Xuân Lãng để giải tán Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị. Xin trích một đoạn trong bài diễn văn tưng bừng giải tán Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ được đọc vào ngày 27 tháng 7 năm 1991, trước mặt của hơn 400 quan khách Việt Mỹ tại nhà hàng Harvest Moon (Virginia):

“Như chúng tôi vừa mới trình bày cùng quý vị, nhiệm vụ của hội GĐCTNCTVN đã tạm chu toàn, và sau khi thảo luận với quý vị lãnh đạo Tổng Hội CTNCTVN, tôi xin thay mặt toàn thể Hội Viên Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN long trọng tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động của hội kể từ tháng 1 năm 1992.”

Tôi lại không muốn nhắc đến những Khu Hội địa phương lần lượt cảm tạ, tưởng thưởng, vinh danh bà bằng những lời lẽ đầy tràn ngưỡng mộ. Các báo chí, MC tôn vinh bà tới tận đỉnh cao ….công to bằng Nhị Trưng, ơn lớn như trời biển v.v.

Trong cái dáng mộc mạc, khiêm tốn dễ mến, bà đã ôm lấy, nhận hết từ thượng vàng đến hạ cám vầng hào quang mà không chịu chia xẻ với bất cứ ai, dù đó là những người tiên phuông lãnh phần khó khăn gai góc hay những cộng sự viên hiện hữu quanh bà.

Tội nghiệp cho các cháu mang hai dòng máu Mỹ Việt, một cách nào đó, tôn vinh bà là MẸ”, nhưng MẸ cũng không để yên cho các con.

Bà chỉ ưa thích những kẻ mà bà nâng đỡ, cất nhắc từ tay bà, nhưng phải có cuộc đời ngoại hạng, chống lại hoặc đứng ngoài các Cộng Đồng NVQG, đại khái như:

- Nancy Bùi, Chủ Tịch Hội Bảo Tồn Lịch Sử & văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt, nữ thương gia làm ăn giao dịch với Việt Cộng từ năm 1996, dùng tiền của, khả năng áp lực trên sinh hoạt của CĐNVQG Austin khiến ông Đỗ V. Phúc kêu trời không thấu.

- Luật Sư Vinh Trần, con của Ô/B Hiển Trần, Cảnh Sát Viên, xác nhận lập trường của ông:

“Tôi lấy làm tiếc cho những người trẻ thuộc thế hệ của các ông (VNCH) đã được dạy dỗ để giết đồng bào mình vì không chịu lựa chọn đối thoại.”

- Trong Ban Tổ Chức Ngày TNCT, miền xa thì có ngụy quân tử Nhạc bất Quần; còn tại địa phương Dallas này thì có kẻ luôn chạy theo lợi nhuận khi tuyên bố với người viết: “Đời tôi chỉ biết có tiền. Tiền là trên hết.”

Đối với các nghệ sĩ lão thành, các nhà văn khả kính đang trong tâm trạng “dở khóc dở cười” khi thưởng thức món gân gà do bà Thơ dọn lên; nuốt thì không trôi mà nhả ra thì không thể được. Đành ngậm mà chịu.

Riêng các cháu thuộc giới nghệ sĩ trẻ thì rất phiền lòng vì ít nhiều cũng bị mất mát cảm tình của một số người từ lâu ngưỡng mộ.

Đối với đồng bào NVQG hải ngoại thì đây là một trận chiến huynh đệ tàn sát lẫn nhau chỉ vì Ngày TNCT thật lố bịch và vô nghĩa.

Đối với kẻ thù thì đây là một cơ hội hiếm hoi để tăng cường đàn áp người dân, đặc biệt là Giáo Dân xứ Thái Hà, mà không bị đồng bào hải ngoại phản kháng hay chỉ trích mãnh liệt.

Dù sao thì ba ngày Tù Nhân Chính Trị cũng sẽ qua đi. Tham dự hay không tham dự; ủng hộ hoặc tẩy chay không còn quan trọng nữa, nhưng vết thương trong lòng của Người Việt Quốc Gia hải ngoại nói chung và Cựu TNCT nói riêng không biết bao giờ mới hết rỉ máu, lành da.

Ngày 26 tháng 9 năm 2008
Trần Văn Chính
----------------
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas
3221 Beltline Rd. Garland, TX 75044
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Fort Worth
2117 Roosevelt Drive, Suite D, Pantego, TX 76013

Biên Bản Họp Khẩn
Ngày giờ: 2:25PM ngày 27 tháng 7 năm 2008

Địa điểm: Trung tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas

Thành phần tham dự: Có 33 người hiện diện gồm Ban Tổ Chức Gây Quỹ Giúp TPB/VNCH, Ban Điều Hợp Địa Phương của Ngày Tù Nhân Chính Trị, các hội đoàn, đoàn thể và thân hào nhân sĩ.

Sau phần nghi lễ Chào Cờ và Mặc Niệm, Ông Thái Hóa Tố, CT/CĐNVQG Dallas tuyên bố lý do có sự trục trặc trong việc tổ chức gây quỹ giúp TPB/VNCH (ngày 5 tháng 10 năm 2008) và tổ chức ngày Tù Nhân Chính Trị (từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 10 năm 2008). Ông yêu cầu mọi người thảo luận trong tinh thần dân chủ “bất đồng nhưng không bất hòa” và bỏ hết những dị biệt để dồn nỗ lực giúp đỡ TPB. Kế đến, theo đề nghị của Ông Nguyễn Kinh Luân, Trưởng Ban Tổ Chức Gây Quỹ Giúp TPB/VNCH, buổi họp sẽ được thâu băng và cuộn băng này sẽ do hai cộng đồng lưu giữ để làm tài liệu.

Chương trình họp được chia làm 2 phần: Phần I họp giữa hai Ban Tổ Chức (Gây Quỹ TPB và Ngày Tù Nhân Chính Trị) và phần II là buổi họp của Ban Tổ Chức Gây Quỹ TPB.

Trong phần I, Ông Đặng Hiếu Sinh trình bày chi tiết tổ chức của ngày Tù Nhân Chính Trị được kéo dài từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 10 năm 2008. Ông cho biết chương trình đã được bà Khúc Minh Thơ dự trù từ lâu và Ban Điều Hợp Địa Phương không phải là thành phần chính trong Ban Tổ Chức. Ông tuyên bố rõ ràng mục tiêu chính của Ngày Tù Nhân Chính Trị là tạo cơ hội cho các tù nhân chính trị có dịp gặp nhau. Ngoài ra, nếu sau khi kế toán sổ sách mà có dư tiền thì số tiền này sẽ được gửi giúp các thương phế binh ở VN. Ông cho biết thêm Ban Tổ Chức Ngày Tù Nhân Chính Trị không có ý định gây quỹ giúp TPB và xác nhận việc tổ chức gây quỹ giúp TPB vào ngày 5 tháng 10 năm 2008 của hai cộng đồng và hội đoàn không gây trở ngại gì cho chương trình Ngày Tù Nhân Chính Trị.

Cũng trong dịp này, ông ngỏ ý mong muốn có đại diện hai cộng đồng và các hội đoàn sẽ tham dự Lễ Khai Mạc của Ngày Tù Nhân Chính Trị.

Trong phần trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tổ chức, các vị trong Ban Điều Hợp Địa Phương như Ông Thái Hóa Lộc, Đặng Hiếu Sinh, Nguyễn Hân, Trương Quốc Tuấn, Nguyễn Quý Tuấn, Bà Angie Hồ Quang v.v. đã luân phiên trả lời thỏa đáng những thắc mắc của mọi người.

Kế đến, Ông Nguyễn Kinh Luân, đại diện Ban Tổ Chức Gây Quỹ Giúp TPB/VNCH trình bày hai lý do chính dẫn đến việc hai cộng đồng, Liên Hội CSVNCH, Khu Hội CTNCT, Hội CSVSQTBTĐ, các hội đoàn khác và thân hào nhân sĩ quyết định chọn ngày 5 tháng 10 năm 2008 để tổ chức gây quỹ giúp TPB. Hai lý do chính như sau:

1. Ông Trần V. Chính, Khu Hội Trưởng KHCTNCT-DFW cho biết Ông đã nhiều lần ngỏ ý với Bà Khúc Minh Thơ về việc nhờ Bà Thơ đứng ra tổ chức gây quỹ giúp TPB như Bà Thơ không quan tâm trong vấn đề này.

2. Ông Nguyễn Xuân Hùng có gọi điện thoại liên lạc với Ông Thái Hóa Lộc và Đặng Hiếu Sinh để hỏi ý nếu chọn ngày 5 tháng 10 năm 2008 tổ chức gây quỹ thì có gây trở ngại gì cho việc tổ chức Ngày Tù Nhân Chính Trị hay không. Ông Nguyễn Xuân Hùng được các Ông Thái Hóa Lộc và Đặng Hiếu Sinh cho biết là không có gì trở ngại

Dựa vào hai dữ kiện trên, trong buổi họp ngày 13 tháng 7 năm 2008, mọi người quyết định tổ chức gây quỹ vào ngày 5 tháng 10 năm 2008. Tuy nhiên, sau khi Ban Tổ Chức loan báo tin tức ra ngoài công chúng thì được biết trong Thông Báo của Ban Điều Hợp Địa Phương của Ngày Tù Nhân Chính Trị có phần nhắc đến (không rõ ràng) TPB. Vì vậy Ông Nguyễn Kinh Luân đã nhờ Bà Nguyễn Thái Thủy liên lạc với Ông Thái Hóa Lộc để tìm hiểu thêm chi tiết về chương trình của Ngày Tù Nhân Chính Trị. Dựa vào những dữ kiện do Bà Nguyễn Thái Thủy cung cấp, Ông Nguyễn Kinh Luân quyết định tổ chức buổi họp khẩn hôm nay để tạo cơ hội cho cả hai bên trình bày rõ chương trình của từng nhóm và sau đó tìm cách giải quyết để tránh những phân hóa có thể xảy ra.

Sau nhiều phát biểu sôi nổi, buổi họp quyết định cả hai Ban Tổ Chức sẽ nghiên cứu đề nghị phối hợp cả hai bên để gây quỹ giúp TPB trong chương trình văn nghệ được tổ chức vào tối đêm 4 tháng 10 năm 2008. Ông Đặng Hiếu Sinh cho biết sẽ trình lại đề nghị này đến Bà Khúc Minh Thơ để xin quyết định. Ông Thái Hóa Tố cũng cho biết là Ban Tổ Chức Gây Quỹ Giúp TPB/VNCH cũng sẽ tiếp tục nhóm họp để nghiên cứu đề nghị này.

Sau đó, Ban Điều Hợp Địa Phương của Ngày Tù Nhân Chính Trị ra về để Ban Tổ Chức Gây Quỹ Giúp TPB/VNCH tiếp tục chương trình buổi họp.

Trong phần II của buổi họp, sau khi lắng nghe nhiều ý kiến xoay quanh việc phối hợp chung với Ban Tổ Chức Ngày Tù Nhân Chính Trị được trình bày, các Thành Viên hiện diện đã biểu quyết như sau:

1. Biểu quyết với đa số tuyệt đối (100%) không đồng ý phối hợp cùng Ban Tổ Chức Ngày Tù Nhân Chính Trị tổ chức gây quỹ trong chương trình văn nghệ của Ngày Tù Nhân Chính Trị.

2. Biểu quyết với đa số tuyệt đối (100%) dời ngày tổ chức gây quỹ giúp TPB sang ngày 9 tháng 11 năm 2008.

Trong phần linh tinh, Ông Nguyễn Kinh Luân xin được từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban Tổ Chức vì các lỗi làm đã vấp phải trong lúc thi hành nhiệm vụ (xin xem Thư Từ Nhiệm đính kèm). Sau đó, buổi họp đã bầu ông Thái Hóa Tố (CĐ Dallas) vào chức vụ Trưởng Ban Tổ Chức.

Buổi họp được chấm dứt vào lúc 5:15 PM cùng ngày.

Thư Ký
Thống Đốc California phủ quyết SB 1322

Monday, September 29, 2008

SACRAMENTO, California (NV) -- Thống Đốc Arnold Schwarzenegger vừa phủ quyết Dự Luật SB 1322 hôm Thứ Hai vừa qua vì “không có lý do thuyết phục thay đổi luật” và trả lại Thượng Viện Tiểu Bang dự luật này, một thông cáo báo chí của văn phòng thống đốc California cho biết như vậy.

Trong lá thư gởi cho Thượng Viện Tiểu Bang, Thống Đốc Schwarzenegger viết: “Nhiều cư dân California chạy trốn chủ nghĩa Cộng Sản đến Hoa Kỳ để tìm tự do vì nhân quyền ở quốc gia họ không được tôn trọng. Luật pháp của California phải bảo vệ họ. Vì thế, tôi thấy không có lý do thuyết phục thay đổi luật mà trách nhiệm của chúng ta là bảo đảm các cơ sở công cộng không được dùng với mục đích lật đổ chính quyền Hoa Kỳ và California, hoặc gia tăng các hoạt động của Cộng Sản.”

“Vì thế, tôi không thể ký dự luật này,” thống đốc kết thúc lá thư.

Dự Luật SB 1322, do Thượng Nghị Sĩ Alan Lowenthal đưa ra hôm 20 Tháng Hai, nếu thành luật, sẽ không ngăn cản những người Cộng Sản hoặc có khuynh hướng Cộng Sản dạy và làm việc trong các trường công lập tại California.

Ngoài ra, Dự Luật SB 1322 cũng sẽ xóa đi những phần quy định trong bộ luật hiện hành không cho nhân viên thuộc ngành giáo dục có quyền công khai kêu gọi và âm mưu lật đổ chính phủ Hoa Kỳ.

Dự Luật SB 1322 đã được Hạ Viện thông qua hôm 4 Tháng Tám với tỉ lệ phiếu 41/31 và được Thượng Viện thông qua hôm 5 Tháng Tám với tỉ lệ phiếu 22/13. (Đ.D.)

Source: nguoi-viet.com
Cuốn Sổ Thông Hành

Mai Ly 28/09/2008

Đang khi giáo dân Thái Hà trải qua một cuộc bách hại lên cao đến mức khốc liệt nhất thì Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bị nhà nước CSVN kết án nặng nề vì câu tuyên bố rằng:” Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam (khi đi ra nước ngoài)”. Đây là một đoạn trong cuộc tiếp xúc với Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội ngày 20/9/2008. Vì câu nói này, vì thái độ cương quyết không nhượng bộ trước sự độc ác của “đảng cướp” CSVN (tức danh xưng theo linh mục Đinh Xuân Minh tại Đức), Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đang là mục tiêu tấn công của CSVN trong trận chiến một mất một còn giữa lãnh đạo CSVN và người dân Việt Nam.

Vào tháng Tư năm nay, khi đứng xếp hàng để được kiểm soát sổ thông hành trước khi được ra khỏi phi trường đi thăm thành phố Phuket – Thái Lan - vì du khách đông quá nên Tâm có thì giờ quan sát chung quanh.

Những người mũi lõ tóc xanh chẳng làm Tâm mảy may để ý, vì việc đi du lịch, hay đi nước ngoài, của họ là một chuyện quá tầm thường. Chẳng phải kỳ thị gì, nhưng tự động Tâm chỉ quan sát những người mũi tẹt da vàng giống...mình!!. Đây, một nhóm bạn trẻ người Nhật. Họ tung tăng cười nói, vui vẻ, mặt mày sáng sủa, đầy vẻ tự tin. Qua ánh mắt họ, Tâm nhìn được niềm hãnh diện là người dân xứ Phù Tang tân tiến. Kìa, một nhóm cao niên, họ xi xa xi xô tiếng Tàu, thật to giữa đám đông chỉ nói năng rù rì nhỏ nhẹ. À, họ phải là người Tàu, từ Đài Loan hay từ Trung Quốc. Cũng dễ nhận ra thôi, người Tàu ở đâu cũng vậy, hễ ráp vào nhau ở những nơi đông người thường hay tưởng chỉ có .....mình mình nên tha hồ nói lớn. Một cặp tình nhân người Đại Hàn âu yếm, lặng lẽ. Tâm nhìn họ mà thấy cả một tương lai tràn ngập yêu thương, hạnh phúc, cho một gia đình sắp thành tựu với những đứa con đầy đủ sự chăm sóc từ cha mẹ, từ xã hội và từ nhà nước của họ.

Nhìn quanh, từ gần đến xa, Tâm chẳng thấy người Việt đâu cả. Chẳng lạ gì. Người Việt ở nước ngoài thì hay đi chơi các nước Âu Mỹ hơn là cái xứ Thái Lan này. Người Việt trong nước thì có mấy ai có tiền mà đi du lịch sang Thái Lan? Nhưng mà, à, kia rồi, cách Tâm 1 hàng, vừa có một cặp vợ chồng khoảng gần 40 tuổi trông giống giống người Việt vừa mới đến xếp hàng. Đúng rồi! Hai đứa con họ khoảng 4-5 tuổi chạy tới chạy lui chơi đùa và nói tiếng Việt. Tâm dự trù rằng khi được kiểm sổ thông hành của mình xong, được qua bên kia rồi, thì Tâm sẽ chờ hai vợ chồng và hai cháu bé để được.... nói tiếng Việt, bởi vì từ ba tuần nay, đi khắp hai miền Nam Bắc Thái Lan, Tâm chưa thấy một người Việt nào cả. Tâm là dân “ba lô”, sống tại Úc đã hai mươi năm, đang nghỉ phép thường niên, và đang đi xem xem cái nước Thái Lan này nó tiến đến đâu. Tâm nghe ba mẹ kể, Tâm đọc báo chí, xem vi tính, thì thấy mức tiến bộ của Thái Lan hồi 1975 ngang ngửa với Việt Nam Cộng Hòa chứ không tiến một trời một vực như bây giờ nên Tâm cũng muốn biết xem Thái Lan nó tiến đến đâu, và cái tỉnh Phuket này nó vực dậy tới đâu sau trận cuồng phong Tsunami đã cuốn đi hàng trăm ngàn người trong vòng vài giây.

Tới phiên Tâm được xét sổ thông hành, một thủ tục bình thường để nhập cảnh. Ông Thái Lan nhìn sổ thông hành Úc của Tâm rồi nhìn Tâm, vẻ mặt là lạ. Ông hỏi: ”Người Úc hả?” Tâm vui vẻ trả lời: ”Người Úc gốc Việt.” Và ông gật đầu vui vẻ mời Tâm... qua phà, một cách kính cẩn, pha chút trìu mến. Thế là xong.

Sau này, Tâm la cà hỏi những nhân viên trong phi trường và những người dân Thái về ánh mắt là lạ của ông Thái Lan kiểm soát sổ thông hành của Tâm. Họ đều bảo là vì người cầm sổ thông hành Úc thường là người da trắng, tóc vàng tóc nâu chứ đâu có tóc đen mũi tẹt, bởi vì những người Âu Mỹ hay qua Phuket lắm, còn người Á châu mà đến từ Úc thì.... hơi lạ! Nhưng khi được trả lời là: “Người Úc gốc Việt” thì người nhân viên Thái Lan hiểu ngay vì họ biết, họ khâm phục và thèm thuồng được làm người đó.

Họ biết người Việt tại Úc bởi vì: trước đây, hồi cuối thập niên 70 rồi 80, Thái Lan từng là nơi dừng chân của người tỵ nạn Việt Nam, người Thái Lan hiểu rằng trong phần thuế họ đóng, trong các tiền viện trợ mà họ nhận từ nước ngoài, có phần dành cho người tỵ nạn cộng sản đến từ Việt Nam. Người Thái Lan cũng đau lòng vì bọn cướp biển – cũng là những người dân Thái - đã gây bao nhiêu nỗi oan khiên cho người tỵ nạn Việt Nam .

Họ khâm phục người Việt tại Úc là vì những người này đã trải qua bao nhiêu sóng gió trong cuộc đời mà nay họ thành công và đóng góp rất nhiều cho cộng đồng thế giới về đủ mọi mặt. Có người nhân viên Thái còn theo dõi kỹ đến mức nhớ rằng, người Việt tại Úc đã đóng góp nhiều nhất so với các sắc tộc khác tại Úc để giúp đỡ nạn nhân Tsunami. Tâm chẳng xa lạ gì điều này vì lúc đó, bà con Việt Nam tại Úc “bỏ nhỏ” với nhau rằng: Hồi trước người Thái Lan đã giúp mình trên bước đường tỵ nạn, thì nay mình nên trả cái nghĩa nàỵ Thế là bà con Việt Nam ùn ùn đóng góp. Đối với người Thái, điều đó chứng tỏ người Việt tại Úc rất giàu lòng từ tâm và sống rất đạo nghĩa, có trước có sau.

Còn việc có nhiều người Thái thèm được là người Việt tại Úc thì đó là vì họ mong được sống ở Úc, nơi có cuộc sống thoải mái hơn, ít những xáo trộn chính trị, bầu bán đáng tin cậy hơn, nói chung, nền dân chủ ở Úc vững mạnh hơn nên cuộc sống yên ổn hơn ở Thái Lan.

Cuốn sổ thông hành Úc mà Tâm cầm trên tay được người kiểm soát tin tưởng bởi vì từ Úc đến thì chẳng có gì đáng ngại. Sổ thông hành Úc mà lại là người Việt Nam, tức là người Việt định cư tại Úc, thì lại còn làm cho người kiểm soát quý mến hơn, có lẽ vì gần gũi do cái mã dù sao cũng là Á châu cả!!!!

Tâm ngoái cổ lại nhìn cặp vợ chồng người Việt và ngoắc tay họ. Chắc họ chẳng hiểu tai sao cái cậu này lại “dở hơi”, đã “qua phà” rồi còn không đi đi, đứng đó chờ “bọn mình” làm gì. Tâm đoán họ là người từ miền Bắc Việt Nam , qua giọng nói của các em, con họ. Hình như họ đang gặp rắc rối ở cửa ải xét sổ thông hành. Người chồng đang phân bua gì đó với nhân viên, người vợ thì hậm hực. Sau 10 phút vặn vẹo, rốt cuộc thì họ cũng “qua phà”.

Tâm chào họ và bắt chuyện: “Dạ, hai anh chị từ Việt Nam qua hả?”. Anh chồng trả lời: “Vâng, rõ bực với cái bọn này, làm mất bao nhiêu thì giờ!” Chị vợ hùa theo: “Cái lũ này chẳng văn minh tị nào. Ai đời rõ ràng cái hộ chiếu ghi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà cứ như là chúng nó không biết đọc không bằng, cứ xoay tới xoay lui, nhìn bọn tôi, hỏi những câu vớ vẩn.” Câu chuyện tiếp nối với chị vợ cứ chửi đổng và anh chồng cứ càm ràm chỉ vì..... mình là người đến từ Việt Nam , cầm sổ thông hành Việt Nam nên bị chận lại.

Sau này, tiếp xúc với những người Thái và những người từ nước ngoài đến Thái Lan, Tâm khám phá ra rằng, sở dĩ có “phân biệt đối xử” đối với người mang sổ thông hành Việt Nam là vì nhiều lý do.

Trước hết Việt Nam là một ổ bệnh tật, nay Sarrs, mai cúm gà, mốt tai xanh tai đỏ, liệu người Việt có mang những bệnh tật này vào nước người ta không.

Người mang sổ thông hành Việt Nam bao nhiêu phen đã bị khám phá ra rằng họ có mang những đồ quốc cấm, từ xì ke ma túy đến giấu diếm tiền bạc để còn mang ra rửa tiền ở nước ngoài.

Người Việt Nam đi từ trong nước ra, cầm sổ thông hành Việt Nam, trừ một số khiêm nhường thuộc diện “người tử tê’ “ còn đa số thuộc những “diện” sau:

- Hoặc là cán bộ nhà nước, tức là những kẻ gian ác, hối lộ, ăn trên ngồi chốc nên mới có tiền đi ra nước ngoài .

- Hoặc là những người có dây mơ rễ má gì với nhà nước nên mới được đi. Mà nhà nước VN thì nổi tiếng tham nhũng, hại dân. Vậy thì người đang cầm sổ thông hành của nước đó có đáng tin cậy không?

- Hoặc là những người ăn nên làm ra trên xương máu của chính đồng bào họ .

- Hoặc là những người được nhà nước cho đi để làm lợi cho nhà nước họ, hay cho cá nhân họ một cách mập mờ đánh lận con đen.

Đối với người nước ngoài, những người cầm sổ thông hành Việt Nam không “bình thường” như những du khách khác thoải mái đi chơi hay đi nghỉ ngơi sau khi đã để dành tiền trong một quá trình làm việc.

Tóm lại, người cầm sổ thông hành Việt Nam , dưới con mắt người kiểm sổ thông hành, cũng như các du khách đang xếp hàng chờ đợi, là một dấu hỏi to lớn cho sự an toàn của người đối diện. Người cầm sổ thông hành Việt Nam đem lại cho người ta sự nghi ngờ, nếu không muốn nói là “khi dể.”

Tại sao? Tại sao? Có phải tại “tự quốc tịch Việt Nam ?” hay tại cái nhà nước cấp sổ thông hành đó, đã đem cái nhục đến cho dân tộc Việt?

Thường thường, người cầm một sổ thông hành thường hãnh diện về cái nước cấp sổ thông hành đó cho họ. Trong dẫy hàng đứng chờ, họ hỏi han nhau từ đâu tới, và đó là đầu câu chuyện để nói về những cái hay cái đẹp của nước mình. Tuy nhiên người cầm sổ thông hành từ Việt Nam không được cái hãnh diện đó. Ngược lại, còn xấu hổ vô cùng.

Nước người ta thì giàu có hiên ngang, nước mình thì nghèo nàn nhược tiểu, cả từ hơn 30 năm hết chiến tranh rồi mà vẫn lẹt đẹt nghèo đói, bệnh tật.

Nước người ta thì tương lai sáng lạn. Nước mình thì tương lai là cả một bầu trời u ám.

Nước người ta thì tiến bộ, nước mình thì ngày càng tụt lùi. Chưa bao giờ người mình thê thảm đến độ bán con đi làm những nghề mất nhân phẩm. Chưa bao giờ một nhà nước lại đi dâng nước dâng biển cho ngoại bang.

Xoè sổ thông hành, người ta thường hãnh diện vì nhà nước của họ biết lo cho dân. Đau yếu thì nơi này có Medicare, nơi khác có giảm tiền thuốc v.v..., còn Việt Nam , nếu không có tiền thì chỉ còn chờ chết.

Chính vì những cái xấu hổ đó, người Việt ra đi từ Việt Nam thường không tham gia những câu chuyện tầm phào bắt đầu từ sổ thông hành.

Cầm sổ thông hành Việt Nam mà cảm thấy buồn tủi.

Cái huy hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên sổ thông hành Việt Nam biểu hiệu cho sự “gian manh, lừa gạt.” Người nước ngoài bình thường cảm thấy không thoải mái hay xem nhẹ, mỗi lúc tiếp xúc với người cầm sổ thông hành Việt Nam .

May ra có những người có tâm hồn vị tha, chia sẻ, thì có thể nhìn với cặp mắt khác. Đó là cặp mắt ái ngại, thương cho người Việt Nam đang bị đắm chìm trong sự kềm kẹp của một nhà nước tham nhũng, độc tài, đảng trị.

Câu nói nguyên văn của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là:

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Thế nhưng chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luận xây dựng thật là vững chắc trên nền tảng pháp lý.

Một người ở vị trí lãnh đạo một tôn giáo đã can đảm nói như vậy. Lẽ ra nhà nước CSVN phải ghi nhận sự thật này mà làm cho người dân bớt hổ thẹn khi cầm cuốn sổ thông hành Việt Nam chứ. Đằng này nhà nước VN lại còn cố tình cắt xén câu phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, làm lệch đi ý câu, từ đó tạo điều kiện cho các báo chí quốc doanh tha hồ bôi nhọ, dọa nạt, lên án Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Không những thế, đảng còn chỉ đạo cho bọn côn đồ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công an, hành hung, phỉ báng các linh mục và giáo dân.

Hai đứa bé của anh chị cán bộ chơi loanh quanh, chúng hát những câu vè ca ngợi ..bác Hồ!

Tâm thốt lên: Trời ơi, tới giờ này mà trẻ thơ (và người lớn) trong nước vẫn còn bị ru ngủ bởi tên Hitler Việt Nam , tên đồ tể đã gieo bao tai họa cho người Việt Nam cho đến ngày nay sao? Chẳng lẽ đến giờ này mà người dân Việt Nam còn ca ngợi cái đảng cướp đang làm cuộc đời mình khốn đốn sao? Không, trăm lần không, triệu lần không. Người dân Việt Nam đang hận nhà nước CSVN đến ngút ngàn, đang ớn nhà nước CSVN tới tận cổ !!!

Tâm nhìn sổ thông hành Úc của mình, so sánh cách đối xử mà người nước ngoài dành cho mình và cho hai anh chị cán bộ, mà đau lòng. Làm sao để cho người cầm sổ thông hành Việt Nam cũng được tiếp đón vui vẻ như người cầm sổ thông hành Úc, như Tâm?

Chỉ có một cách để hãnh diện khi cầm sổ thông hành Việt Nam, đó là khi trên sổ thông hành đó không có huy hiệu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nữa, mà chỉ là nổi bật hai chữ “Việt Nam” không mà thôi, hai chữ "Việt Nam" đầy tình nghĩa, không còn dính líu gì đến cái nhà nước, cái đảng đang cầm quyền mà người dân gọi là đảng cướp.
The Vietnamese Catholic Community In Australia - PRESS RELEASE

The Vietnamese Catholic Community In Australia
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.

Contacts:

Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552 650
paulvanchi@yahoo.

Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.

Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.

Sydney, September 26, 2008 – The Vietnamese Catholic Community in Australia (VCCA) would like to report to the Australian Community and the International Communities about the critical situation concerning persecution against the Catholic Clergies and faithful by the Vietnamese Communist government.

As this Press Release is being published, several Catholics are still being detained in prison. The Archbishop of Hanoi, the Most Rev Joseph Ngo Quang Kiet, and numerous leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been the subjects of a government campaign of public defamation and extreme legal action has been threatened against them all. The Vietnamese Catholic Community in Australia (VCCA) sent thousands of petitions to Prime Minister Kevin Rudd and the Australian Catholic Bishops Conference asking for help.

Since 18 December 2007, Hanoi Catholics have been organising daily prayer vigils outside the former building of the Nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated unlawfully by the Communist regime in 1959. The parishioners' protests only came to a halt at the Holy See's instruction when the government agreed on 1 February 2008 to return the building to the church. As understood by both sides, the Vietnamese Communist government was to undertake the steps necessary to return the property. However, it managed to delay returning the property using various bureaucratic maneuvers.

Suddenly on 19 September 2008 the government announced the buildings at the Nunciature would be demolished to make room for a playground. Demolition commenced immediately with the backing of its armed forces. This action clearly contradicts the policy of dialogue that the Catholic Church and the Vietnam Communist government have pursued. It insults the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community, ridicules the law, and does not respect the agreement the government had with the Catholic Church in Vietnam. It is also an immoral act and a mocking of society's conscience.

In Thai Ha parish, Redemptorists and their faithful have been repeatedly requesting the return of another property claiming that it was seized illegally – all to no avail. A public outcry and protests came after Thai Ha parishioners discovered that local government officials had secretly sold their land to private entities. These victims in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests completely complying with Vietnam law to call out for justice from the authorities since 5 January 2008.

The Vietnamese Communist government has not listened to them and repeatedly attempted to silence protestors by using large numbers of police and security forces, militiamen, and even street gang members.

Last month, the Vietnamese Communist government launched a terrorising campaign against Hanoi Catholics, starting with a threat to use "extreme actions" against Catholic priests, depicting them as "criminals" who "have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government". The campaign, which has ignited negative sentiment not only against Hanoi clergies but also the Church as a whole, was stepped up on 28 August by a series of arrests. Numerous priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested the release of detainees. Demonstrators claimed the police used stun guns, smoke grenades and beat them brutally, causing dozens to be hospitalised.

At the Redemptorist monastery in Thai Ha parish (the centre of one of the property disputes) street gang members attacked a shrine at the church from late Sunday night 21 September through early Monday morning 22 September. Police and city officials saw this but took no action.

Last Sunday evening 21 September a gang of about 200 youths wearing the blue shirts of the Youth Communist League came to the Thai Ha church to harass and spit on the face of our priests, religious and faithful. This followed a series of events last week when another group of thugs came to dump used motor oil and foul-smelling liquid onto the altar which was adorned with a religious statue of Our Lady.

Last night on 25 September, a gang of Communists chased Catholics away from the area before gathering at the gate of the Hanoi Archbishop’s office where they yelled out communist slogans calling for the head of the Archbishop of Hanoi, accusing him and other Catholic leaders of treason.

Priests and staff of the Hanoi Archbishop withdrew inside the office and closed the door. Hundreds of police and officials standing nearby to back the construction inside the Nunciature did nothing to help the Catholics. Instead, some of them helped the gang destroy an iron cross erected in January, and carried the Pieta statue into a truck. The statue had been located in front of the Nunciate even before the Nunciate was seized by the communists in 1959. Parishioners had moved the statue into one of the buildings just before Christmas last year.

Some people who were praying at that time ran into the nearby St. Joseph’s chapel (belonging to the Cathedral parish) where they continuously rang the bells to ask for help from surrounding parishes. At that point, police ordered the gang to withdraw to avoid a clash with Catholics who were rushing to the site. The truck with the Pieta statue drove away.

The Vietnamese Catholic Community in Australia denounces these actions and asks that the Vietnamese Communist government:
• Stop persecutions of Catholic clergies and their faithful
• Respect its own law and return the property to its rightful owner
• Stop immediately the violations of Human Rights.

Australia has a long tradition of being a beacon protector of Religious and Human Rights throughout the world and a beacon whenever humanity is in harm way. We respectfully request that you do everything in your power to ensure that the Hanoi regime desists from all sorts of violent repression of the protestors, and return the confiscated Church property that is at the root of the dispute. The Vietnamese Communist government must respect its own laws and international laws that it had signed and pledged to obey. It must immediately take firm and concrete action to prevent further Religious and Human Rights violations against followers of religious groups, recognizing their rights to practice their faiths free of harassment and oppression.

Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email: paulvanchi@yahoo.

2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com

3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com


THE VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN AUSTRALIA (VCCA).
BÀ CLAUDE SARRAUTE KÊU GỌI CHÍNH PHỦ HÀ NỘI TRAO TRẢ HÀI CỐT CỦA TRẦN VĂN BÁ LẠI CHO GIA ĐÌNH

Tham dự buổi tụ họp tưởng nhớ Trần Văn Bá và yểm trợ cuộc tranh đấu dựng bia tưởng niệm Trần Văn Bá, tại phòng khánh tiết của tòa thị sảnh quận 13, Paris, ngày 27/09/2008, nhà văn, nhà báo Claude Sarraute đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội trao trả hài cốt của Trần Văn Bá lại cho gia đình.

Bà Claude Sarraute tuyên bố : « vì cảm thông với mẹ Trần Văn Bá, một phụ nữ không hề hạ mình xin xỏ hay yêu cầu điều gì với chánh phủ Hà Nội, và vì ý thức hoàn tòan ý nghĩa tinh thần và tình cảm của việc mai táng người chết theo nghi thức và truyền thống trong văn hóa Việt Nam, tôi yêu cầu chính phủ Hà Nội hãy trao trả lại hài cốt của Trần Văn Bá để gia đình an táng Bá cạnh bên cha ở Việt Nam. »

Bà cho biết bà sẽ vận động tích cực để đạt được kết quả.

Bà Claude Sarraute, nhà văn, nhà báo, đã từng viết cột bình luận hàng ngày cho tờ «Le Monde», một nhật báo hàng đầu ở Pháp và ở Âu châu. Bà là quả phụ của Jean-François Revel, nhà tư tưởng chánh trị lớn của thế kỷ 20, thuộc hàn lâm viện Pháp, và ông cũng là một thành viên sáng lập Ủy Ban Quốc Tế Trần Văn Bá.

Con của Ông Jean François Revel là Mathieu Ricard , một khoa học gia, đại đệ tử và phát ngôn viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Pháp .

Monday, September 29, 2008

Lần Giỗ Thứ 7 Tưởng Niệm TT Nguyễn Văn Thiệu (29/09/01 - 29/09/08)




SƠ LƯỢC TIỂU SỬ & HÌNH ẢNH HOẠT ÐỘNG NHỮNG NĂM LÃNH ÐẠO (1965-1975).

PHẠM PHONG DINH

Nước Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại được hai mươi năm, trải qua hai nền Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của bốn đời tổng thống: Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương và Dương Văn Minh. Một đất nước nhỏ bé chỉ có mười tám triệu dân đã anh dũng chiến đấu chống lại một đại khối cộng sản mười ba nước với số dân hơn một tỉ người, với đạo quân tiền kích hiếu chiến hiếu sát của chúng là quân đội cộng sản Bắc Việt. Dẫu Bắc Việt đã nhận được sự viện trợ gần như vô giới hạn của khối cộng, đặc biệt Liên Sô và Trung Cộng từ sau ngày Hiệp Ðịnh Ba Lê 27.1.1973, dẫu Việt Nam Cộng Hòa đã bị cái gọi là “đồng minh, bạn” bỏ rơi một cách tàn nhẫn, quân đội Bắc Việt vẫn phải rất khó khăn khi tiến vào ngưỡng cửa Sài Gòn ngày 30.4.1975, và sẽ không hy vọng thắng bằng quân sự, nếu Ðại Tướng Dương Văn Minh quyết định đánh tới cùng. Hai chiến thắng ở Thủ Thừa, Long An, của Sư Ðoàn 7 Bộ Binh với người hào kiệt Ðại Tá Ðặng Phương Thành, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 12 Bộ Binh và người dũng tướng Lê Minh Ðảo, Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh ở Xuân Lộc, đã khẳng định rằng, khi mặt đối mặt trên chiến trường, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn chiến thắng.

Quân dân Việt Nam Cộng Hòa trong thế tứ bề thọ địch, phía trước là quân giặc hung hãng, bên cạnh là một người bạn phản trắc, từng nhiều lần giở trò đâm sau lưng, đâm ngang hông và thậm chí ngổ ngáo đâm ngay trước mặt, vẫn ngẩng cao đầu hiên ngang chiến đấu đến giờ thứ hai mươi lăm, thậm chí sang đến những ngày kế tiếp khi cuộc chiến đã tàn. Sau hơn ba mươi năm, sự thật lịch sử được phơi bày qua những hồ sơ đã được giải mật của từ mọi phía tham chiến, bức màn che giấu cái chết bi thảm của QLVNCH và Việt Nam Cộng Hòa đã được vén lên. Cộng sản Hà Nội sẽ hoàn toàn không thắng được quân dân Việt Nam Cộng Hòa, nếu không có sự trực tiếp hỗ trợ vô hạn của khối cộng, sự khiếp nhược và tiếp tay tích cực của điều gọi là “đồng minh”, và sự hèn nhát, thờ ơ và lãnh đạm của cái gọi là “thế giới tự do”. Ðiều gì chờ đón các binh đoàn cộng sản, một khi hàng trăm ngàn tay súng dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn giữ vững từng vị trí và thề tử sinh với giặc.

Ba mươi năm dài đã trôi qua mà niềm uất nhục của từng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn như những vết thương hãy còn sưng tấy và nưng mủ, khi mỗi lần nhớ lại khoảnh khắc quá khứ người ta buộc các anh phải buông súng. Cộng sản Hà Nội nên nhớ rõ rằng, Người Lính QLVNCH chỉ buông súng theo lệnh của hàng tướng Minh, chứ không phải chiến bại trên chiến trường. Lịch sử đã ghi nhận rõ ràng điều đó, các thế hệ sau cũng sẽ rõ được uẩn khúc đó. Ngày nay, Trung Cộng đã công khai công bố bản văn bán nước của cộng sản Hà Nội thông qua việc Hồ Chí Minh lệnh cho Phạm Văn Ðồng gởi công hàm ngày 14.9.1958 công nhận lãnh thổ lãnh hải của Trung Cộng, trong đó bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản công bố này chắc chắn sẽ được bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam và toàn thế giới, để người dân biết được bộ mặt bán nước của cộng sản Hà Nội, và để hợp thức hóa chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên những quần đảo này của Trung Cộng. Thế giới sẽ đương nhiên được an toàn khi ký kết những công trình khai thác dầu và khí ở đó. Nhân dân Việt Nam sẽ quăng vào mặt cộng sản Hà Nội kèm theo những bãi nước bọt bản văn bán nước nhục nhã này, chúng còn gì để rêu rao và để bào chữa nữa.

Ðất nước và nhân dân Việt Nam bất hạnh, Miền Nam dũng cảm kiêu hùng cũng bất hạnh. Bất hạnh không phải vì không đánh đuổi được giặc cộng, mà là vì chiến đấu trong nỗi cơ đơn cay đắng và cơ cực. Những người lãnh đạo của hai nền Cộng Hòa đã gồng gánh trên vai sức nặng của cuộc chiến đối đầu với quân địch đã đành, mà còn còng lưng dưới sức nặng phi lý và không cần thiết của những sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo với đồng minh nhưng khiếp nhược trước kẻ thù của người Mỹ. Chính những tướng lãnh và sử gia Hoa Kỳ đã khẳng định sự thật đó. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị giết chết, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị buộc phải từ chức, đều phản ảnh nỗi bất hạnh của quân dân Việt Nam Cộng Hòa.

Trong lần tưởng niệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhân ngày Giỗ Thứ Bảy của ông, chúng ta cùng ngậm ngùi lật lại vài trang sử cũ có liên quan đến đời binh nghiệp và những năm lãnh đạo đất nước của ông. Một người lãnh đạo trong tư thế đối đầu với mọi thế lực bạn lẫn thù, một cá nhân nhỏ bé mà phải đương cự với hầu hết những tay lãnh đạo sừng sỏ nhất của thế giới, một con phượng hoàng ở giữa bầy hổ lang: Mao Trạch Ðông, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Lê Ðức Thọ, Breznev, Kossygyn, Nixon, Kissinger. Và còn nhiều nữa, chưa kể đến nội thù mang đủ mọi màu áo tôn giáo và chính kiến. Thế mà ông đứng vững được đến tám năm, mà có lúc đã đem đến cho Miền Nam một nền kinh tế thịnh vượng trong bối cảnh tàn phá của chiến tranh. Tưởng công nghiệp ấy không phải người lãnh đạo nào cũng có thể làm được. Trong thời gian qua, chúng tôi may mắn tìm thấy được một vài tài liệu về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đặc biệt phần lược sử chính thức về ông do Bộ Thông Tin Việt Nam Cộng Hòa biên soạn và phát hành năm 1971. Chúng tôi xin lược dịch toàn bộ văn bản này. Ðồng thời chúng tôi cố gắng sắp xếp và bổ sung thêm một ít hình ảnh theo thứ tự những năm chấp chánh của Tổng Thống Thiệu, cùng chia sẻ với độc giả, huynh trưởng quân đội và chiến hữu, để gọi là thay thế cho những nén hương hoài niệm về những cống hiến của ông cho dân tộc và tổ quốc.


“Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là vị Tổng Thống thứ hai của Việt Nam Cộng Hòa và cũng là vị Tổng Thống thứ nhứt của của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa sau Hiến Pháp ngày 1.4.1967.

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5.4.1923 tại làng Trị Thủy, tỉnh Ninh Thuận, thuộc phía Nam miền Trung. Ông Thiệu xuất thân từ một gia đình nông dân có một cuộc sống trung lưu nhờ vào sự cần mẫn trong công việc đồng áng. Ông bà thân sinh của ông Thiệu luôn chăm chỉ làm lụng để nuôi dưỡng đàn con năm người, ba trai và hai gái. Nhưng người anh chị em này cũng đã luôn giúp đỡ lẫn nhau trong sự sinh sống. Những năm niên thiếu, ngoài việc cắp sách đến trường cho đến khi vào trung học, ông Thiệu đã giúp hai người chị gái trong công việc buôn bán.

Trong những năm cuối của Ðệ Nhị Thế Chiến, từ 1945-1946, như hầu hết những người trai trẻ trong thời chiến, chàng thanh niên Nguyễn Văn Thiệu tạm xếp bút nghiên theo tiếng gọi đất nước, tham gia vào những nhóm thanh niên yêu nước trong phong trào có danh xưng là Tái Kiến Thiết Quốc Gia (National Reconstruction), một tổ chức trá hình của Việt Minh. Tuy nhiên, chàng thanh niên Thiệu đã sớm nhận ra rằng trong thời hỗn mang ấy, cộng sản đã lợi dụng lòng yêu nước của những người Quốc Gia để áp đặt lên nhân dân Việt Nam một chủ nghĩa xa lạ, ngoại lai. Ông Thiệu quyết định từ bỏ hàng ngũ Việt Minh để theo đuổi lý tưởng của riêng ông. Ðó là lý tưởng Quốc gia chân chính.

Năm 1948, Trường Võ Bị Quốc Gia được thành lập. Khóa học thứ nhứt của Trường Võ Bị được khai giảng tại Huế để đào tạo sĩ quan chỉ huy cho Quân Ðội Quốc Gia. Trước khi vào Trường Võ Bị, ông Thiệu cũng đã tốt nghiệp Trường Hàng Hải Thương Thuyền, nhưng ông đã nhận thức rằng chỉ là ở Quân Ðội ông mới có cơ hội thực sự chiến đấu chống giặc cộng sản. Năm 1949, chàng sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp Khóa I Võ Bị Quốc Gia với cấp bậc Thiếu Úy.

Suốt cuộc chiến tranh 1949-1954, từ chức vụ Trung Ðội Trưởng lên đến Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng, rồi Tiểu Khu Trưởng, bước chân của ông Thiệu đã từng đặt lên mọi miền đất nước từ Nam, Trung và Bắc. Từ đồng bằng Miền Tây đến Hưng Yên, Phủ Lý ở Miền Bắc, trở vào Miền Trung trong chiến dịch năm 1954. Trong khoảng thời gian chỉ huy trên nhiều mặt trận đó, là một người lính chiến đúng nghĩa nhất, ông Thiệu đã góp vào những trang chiến sử những chiến thắng lừng lẫy. Ông được chiến sĩ và quân đội biết đến như là một người lính dũng cảm và chân chính, với tài lãnh đạo đơn vị và chỉ huy trên chiến trường. Ông còn chứng tỏ tài năng trong lãnh vực tham mưu quân đội.

Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu được đề cử đi tham dự nhiều khóa học ở ngoại quốc, như ở Trường Bộ Binh tại Coetquidan, Pháp quốc năm 1949. Tám năm sau, ông được củ đi học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu cao cấp ở Hoa Kỳ tại Trường Leavenworth, rồi năm 1960 tại trường Forth Bliss. Ngoài ra, Trung Tá Thiệu đã tham dự một khóa học ở Okinawa năm 1959.

Với những kinh nghiệm già dặn ở cả hai lãnh vực quân sự và lãnh đạo chỉ huy trong chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Khu II và Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, Trung Tá Thiệu được cất nhắc làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Ðà Lạt năm 1956. Trung Tá Thiệu đã góp công đào tạo hàng ngàn cấp chỉ huy hiện dịch ưu tú cho Quân Ðội trong bốn năm trách nhiệm. Với những thành quả to tát đó, ông xứng đáng được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vinh thăng lên Ðại Tá, rồi được bổ nhiệm làm Tham Mưu Phó Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Liên Quân trong năm 1960. Sang năm 1961, Ðại Tá Thiệu được đề cử trông coi Sư Ðoàn 1 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 11 Chiến Thuật, chịu trách nhiệm giữ yên bình cho toàn khu vực gọi là Khu Phi Quân Sự (Demilitarized Zone) bao gồm luôn phần lãnh thổ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tháng 12.1962. Ðại Tá Thiệu từ giã Sư Ðoàn 1 Bộ Binh trở về Miền Nam trông coi Sư Ðoàn 5 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 32 Chiến Thuật bao gồm phần lãnh thổ của 9 tỉnh thuộc khu vực Miền Ðông.

Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, Ðại Tá Nguyễn Văn Thiệu được Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng tín nhiệm trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Lục Quân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, kiêm Tổng Thư Ký Hội Ðồng Quân Lực (The Armed Forces Council). Cuộc đời binh nghiệp của Thiếu Tướng Thiệu vẫn xoay chuyển không ngừng, với chiều hướng đi lên, khi ông được đề bạt lên làm Tư Lệnh Vùng IV Chiến Thuật. Khi từ giã Miền Tây, ông lại được đề cử làm Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Tháng 6.1965, khi chính phủ dân sự của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho Quân Ðội, Hội Ðồng Quân Lực với 10 ủy viên đã bỏ phiếu kín bầu Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia, một chức vụ hành xử như Quốc Trưởng của Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp nối truyền thống dân chủ của nền Ðệ Nhứt Cộng Hòa, Trung Tướng Thiệu đã đắc cử Tổng Thống trong lần bầu cử ngày 3.9.1967, với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng Thống. Tổng Thống Thiệu tuyên thệ nhậm chức, tuyên thệ trung thành với dân tộc và tổ quốc ngày 31.10.1967, mở đầu cho một trang sử mới và là bước đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa.

Là một vị tướng chiến trường xuất sắc, Trung Tướng Thiệu đã được trao gắn rất nhiều huy chương Quân Ðội như sau:
- Ðệ Nhị Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương
- Ðệ Nhất Ðẳng Lục Quân Huân Chương
- Ðệ Nhất Ðẳng Không Quân Huân Chương
- Ðệ Nhất Ðẳng Hải Quân Huân Chương
- 11 huy chương các loại
- Lãnh Ðạo Bội Tinh, v.v

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng bà Ðệ Nhứt phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh, người sinh quán ở Mỹ Tho, tỉnh Ðịnh Tường, có hai người con (ở thời điểm 1971) là Nguyễn Thị Tuấn Anh, 17 tuổi và Nguyễn Quang Lộc, 10 tuổi. Bà Thiệu là đương kim Chủ Tịch Hội Bảo Trợ Gia Ðình Binh Sĩ QLVNCH (National Association for the Protection of Military Dependents). Bà còn là Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Phụng Sự Xã Hội Việt Nam (Vietnamese Women-In Service to the Society Association), đã khởi công xây dựng Bệnh Viện Vì Dân, là bệnh viện tân tiến nhất của Việt Nam”.

Từ năm 1971-1975, Tổng Thống Thiệu tiếp tục cương vị Tổng Thống nhiệm kỳ 2 với cụ Trần Văn Hương làm Phó Tổng Thống. Sau chiến thắng ngoại biên Kampuchea của cả ba Quân Ðoàn II, III và IV từ tháng 4.1970, quân cộng chạy trối chết ẩn náu sâu trong nội địa đất Miên, Tổng Thống Thiệu và nội các chánh phủ đã có được chút thời gian để phát triển kinh tế quốc gia. Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa được hồi sinh, doanh gia bắt đầu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, nền kinh tế sáng sủa và có nhiều thành quả lớn. Hãng Citreon Pháp thiết lập lập cơ xưởng ráp xe ở Sài Gòn, Quân Ðội xúc tiến việc thiết kế sản xuất xe “Jeep Citreon” thay thế cho lại xe Jeep chính cống của Mỹ. Những cơ xưởng kỹ nghệ điện tử, truyền thanh truyền hình phát triển mạnh. Nền tài chánh Việt Nam gặt hái nhiều tiến bộ đáng kể với việc thành lập nhiều ngân hàng tư thu hút tiền vốn từ quần chúng. Nhưng đặc biệt và nhiều ý nghĩa hơn hết phải là việc ban hành Luật Người Cày Có Ruộng (Land for Tillers) được Tổng Thống Thiệu long trọng ban hành ngày 26.3.1970 tại Cần Thơ, thủ phủ Miền Tây, trong đó mỗi nông dân chưa có ruộng riêng được cấp phát 3 mẫu ruộng (mỗi mẫu rộng 10.000 thước vuông, 100mx100m) miễn phí. Thuế viên trạch hàng năm chỉ đóng vài trăm đồng Việt Nam tượng trưng, tất cả số huê lợi từ ruộng rẫy, nông dân hoàn toàn sử dụng, không phải giao nộp chánh phủ một hột lúa hay một củ khoai nào. Các cửa hàng doanh thương mua bán nhỏ, thí dụ như những tiệm chạp phô, tiệm may, quán ăn, v.v... cũng chỉ đóng thuế môn bài vài trăm đồng cho một năm. Chúng ta cũng nhớ lại rằng, lương tháng một công chức hay một giáo sư trung học lúc đó trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng, hoặc lương một anh binh nhì khoảng 18.000 đồng, thiếu úy chừng 21.000 đồng, thì thuế nông nghiệp và doanh nghiệp hằng niên chỉ có khoảng 200 ố 300 đồng, là một con số thật nhỏ bé.

Với sự giúp đỡ tích cực của đoàn chuyên gia nông nghiệp Ðài Loan, Viện Lúa Gạo IRRI ở Phi Luật Tân phổ biến các loại lúa mới Thần Nông 5, Thần Nông 8, sản lượng lúa của VNCH tăng vùn vụt. Các kinh tế gia thế giới và Việt Nam đã nhìn thấy triển vọng gần, rằng Việt Nam không còn nhập cảng gạo nữa, chẳng những thế mà trong tương lai còn có thể xuất cảng ra nước ngoài để lấy ngoại tệ về. Tổng Thống Thiệu và nội các của ông đã đưa đất nước lên mức phồn thịnh trong vòng hai năm 1970 và 1971, các chuyên gia đã thiết kế những kế hoạch ngũ niên phát "triển nông, công, thương, khai hoang. Giáo sư Vũ Quốc Thúc được mời cầm đầu một nhóm chuyên gia nghiên cứu kế hoạch tái thiết và phát triển quốc gia.

Có thể nói rằng, hình ảnh những vị nguyên thủ quốc gia Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu bận rộn đi khắp mọi miền đất nước thường rất được thường xuyên nhìn thấy trên báo chí, truyền hình và phim thời sự. Hai vị Tổng Thống siêng năng đi thăm viếng những nơi chốn hẻo lánh nhất. Có khi là một chiếc cầu nhỏ của một toán tiền đồn Nghĩa Quân, một cái đồn lẻ loi giữa ruộng đồng của các anh Ðịa Phương Quân. Có lúc Tổng Thống Thiệu đến ăn Tết cùng các chiến sĩ ở trên một vùng cao nguyên đèo heo hút gió, hay ra tận miền hỏa tuyến để chia sẻ nắng bụi mưa bùn với những người lính ngày đêm trực diện với quân thù ở biên thùy, hoặc về những vùng sình lầy Cà Mau, Chương Thiện trao gắn huy chương cho những chiến sĩ lập kỳ công. Tổng Thống Thiệu còn là một người lính can đảm phi thường. Mặt trận Kontum tháng 6.1972 hãy còn nghi ngút khói than chưa tàn lụi mấy, mà ông đã cùng Trung Tướng Toàn đáp trực thăng xuống vinh thăng cấp bậc cho những chiến sĩ Kontum Kiêu Hùng, trong lúc pháo địch còn nổ ùng oàng chỉ cách mấy trăm thước.

Cũng trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm đó, khó ai có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra, khi ngày 7.7.1972, chiếc trực thăng của Tổng Thống Thiệu bất ngờ đáp xuống giữa lòng thành phố An Lộc đổ nát, trong lúc pháo địch nhểu xuống cách ông có 400 thước. Ông còn gọi điện về bảo bà Thiệu: “Bà ăn cơm trước đi, đừng chờ tôi. Tôi ở đây với chiến sĩ An Lộc”. Những người lính Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, mà ký ức về vị Tư Lệnh thân mến của các anh còn chưa phai mờ mấy, đã hân hoan công kênh Trung Tướng Thiệu lên trong những tiếng reo hò chiến thắng vang dội. Tổng Thống Thiệu đã vinh danh tất cả những người lính, bất kể quân binh chủng nào đã đóng góp vào cuộc vinh quang, là Những Người Lính Của Bình Long Anh Dũng.

Ngày 28.6.1972, đại quân Việt Nam Cộng Hòa, với Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân, Kỵ Binh, Pháo Binh, Công Binh, Không Quân, Hải Quân, cùng tất cả các binh chủng yểm trợ tiếp vận xuất phát từ chiến tuyến Mỹ Chánh, dưới quyền tổng chỉ huy của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I & Quân Khu I ngồi trên một chiếc thiết vận xa M113 đốc thúc và quan sát, hùng hậu xuất phát. Mấy ngày sau, Tổng Thống Thiệu cùng nhiều yếu nhân quân đội, chánh quyền, quốc hội, ngoại giao đoàn đã ra đến tận bờ sông Mỹ Chánh khích lệ tinh thần binh sĩ. Là một vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao, Trung Tướng Thiệu không cần thiết và không nên lặn lội ra đến chỗ đầu sóng ngọn gió, nơi lửa đạn hiểm nghèo. Nhưng là một người lính từng dầm sương trải gió ngoài chiến trường, và cái cá tính can đảm, năng động, Trung Tướng Thiệu biết rằng sự hiện diện của ông bên chiến hào, ở tận tiền tuyến, là một việc phải làm, thế nào cũng phải làm. Nó nói lên được rất nhiều điều rất ý nghĩa hơn muôn vạn lần những lời động viên suông ở hậu phương. Ông cũng không quên đến Huế lần thứ nhì thăm đồng bào và xem người ta tái thiết chợ Ðông Ba như thế nào sau cơn hỏa hoạn đầu tháng 5.1972 (Chợ Ðông Ba cháy là do Việt cộng mặc quân phục VNCH phóng hỏa, rồi chúng la làng lên, rằng người lính của chúng ta làm chuyện ấy. Ðó là sự vu cáo bỉ ổi của bầy âm binh ngạ quỷ, với những tội ác kinh thiên mà chỉ có những loài quỷ cộng mới có thể làm được. Trong tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung của ông Liên Thành, nguyên Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, kể lại lời khai của tên Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan khi ông thẩm vấn nó. Hoàng Kim Loan xác nhận hỏa hoạn tại chợ Ðông Ba là do Việt cộng nằm vùng ở Huế đốt, rồi vu cáo người lính VNCH). Ðồng thời, người Tư Lệnh ngày xưa cũng dành thì giờ đến thăm Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, mà giờ đây ông rất yên tâm phú thác sư đoàn cho vị dũng tướng Phạm Văn Phú.

Sau Hiệp Ðịnh Ba Lê ngày 27.1.1973, đồng minh Hoa Kỳ đã có kế hoạch rút bỏ khỏi Miền Nam, điều khoản quy định về việc tiếp tục yểm trợ chiến cụ cho QLVNCH đã dần dần bị quên lãng. Việc Một Ðổi Một những vũ khí và dụng cụ chiến đấu hư cũ hay mất mát không còn được thực hiện, đi dần đến cắt giảm hoàn toàn. Hai trăm ngàn binh đội miền Bắc được văn kiện Hiệp Ðịnh hầu như hợp thức hóa sự hiện diện ở Miền Nam, cộng thêm người và chiến cụ bổ sung rùng tuôn vào Nam theo con đường Hồ Chí Minh, giờ đã được rộng mở thênh thang mà không bị một sự trừng phạt nào từ phía Hoa Kỳ, thể theo quy định của Hiệp Ðịnh Ba Lê. Sự thất thủ Phước Long tháng 1.1975, rồi đến Ban Mê Thuột tháng 3.1975, cuộc trắc nghiệm thái độ của Hoa Kỳ đã được xác định: người Mỹ đã thực sự bỏ rơi đồng minh. Cộng sản Hà Nội khởi động cuộc tổng tấn công quyết định chiếm toàn bộ Miền Nam, đưa đến quyết định rút bỏ các Quân Khu II và Quân Khu I trong tháng 3.1975 của Tổng Thống Thiệu. Hai Quân Ðoàn II và I bị thiệt hại nặng, quân số sụt giảm nghiêm trọng, nhiều sư đoàn và đơn vị chiến đấu bị tan rã một cách bi thảm. Những yếu tố đó buộc người ta phải nghĩ đến giải pháp thay thế Tổng Thống Thiệu, bởi ngại ông vẫn cứ lệnh cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu. Ông Thiệu phải ra đi để nhường sân khấu chính trị lại cho một nhân vật nào đó mà phía cộng sản có thể “chấp nhận” nói chuyện được. Cái ảo tưởng đó đến ngày 30.4.1975, Hà Nội sẽ chứng minh nó hoàn toàn là điên rồ, vì chúng chỉ muốn chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 21.4.1975, Tổng Thống Thiệu lên đài truyền hình quốc gia đọc diễn văn từ giã dân chúng và Quân Ðội. Ông cay đắng nói nhiều lời trách cứ Hoa Kỳ tàn nhẫn bỏ rơi đồng minh. Chức vụ Tổng Thống được trao lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Tổng Thống Hương làm việc chỉ được một tuần lễ, ông là một chiến sĩ quốc gia có tinh thần chống cộng cứng rắn. Người ta lại phải áp lực cụ trao quyền Tổng Thống cho một nhân vật mềm dẻo và biết điều hơn. Trước mọi sức ép, Tổng Thống Hương đành bàn giao Dinh Ðộc Lập cho Ðại Tướng Dương Văn Minh ngày 28.4.1975. Ba ngày sau, vị Tổng Thống thứ tư của Việt Nam Cộng Hòa đọc lời đầu hàng trên hệ thống truyền thanh quốc gia buộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng ngừng chiến đấu. Lúc đó là 10 giờ sáng ngày 30.4.1975.

Sống đời lưu vong ở xứ người, thoạt tiên Tổng Thống Thiệu tạm cư ở Ðài Loan, thời gian sau ông sang cư trú ở Anh quốc, rồi cuối cùng sang định cư hẳn ở Hoa Kỳ, thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts. Mang mển trong lòng nhiều uẩn khúc và bí mật quốc gia, ông Thiệu lặng thinh cam chịu sự trách cứ của đồng bào và chiến hữu, về những thất bại và hậu quả ông đã gây ra cho đất nước. Thời gian dần trôi, ba mươi năm hơn, nhiều bí mật đã được phơi bày cho thấy còn rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Ðiều mà chúng ta có thể thấy được là, trong cương vị Tổng Thống của một nước nhược tiểu, Tổng Thống Thiệu đã làm tất cả những gì có thể để cứu vãn đại cuộc. Ông đã từng từ chối thẳng vào mặt Kissinger không chịu ký Hiệp Ðịnh Ba Lê ngày 31.10.1972, bất chấp sự bực tức điên người của ông Nixon, lúc đó đã sắp vào ngày bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai của ông. Tổng Thống Thiệu còn quyết tâm không ký Hiệp Ðịnh Ba Lê ngày 27.1.1973, tỏ rõ chủ quyền quốc gia. Nixon buộc phải gởi một bức thư với lời lẽ rất cứng rắn và hằn học: “Nếu chánh phủ ngài không chịu ký vào văn bản ngừng bắn, thì chúng tôi buộc phải tiến hành ký đơn phương. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo với thế giới rằng chánh phủ của ngài ngăn trở hòa bình. Vì lý do đó, chúng tôi buộc phải cắt đứt viện trợ quân sự và kinh tế cho Miền Nam Việt Nam ngay tức khắc”.

Bức thư của Tổng Thống Nixon đã có thể trả lời cho những trách cứ đổ lên sự câm nín của Tổng Thống Thiệu. Dù ông Nixon có cắt hay không viện trợ, thì số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được quốc hội Hoa Kỳ với đảng Dân Chủ chiếm đa số quyết định trong những tháng cuối cùng: “Không một xu nào nữa cho chánh phủ ông Thiệu”. Ngày nay, cũng đảng Dân Chủ đang rục rịch muốn bỏ chạy ra khỏi vũng lầy Iraq và có thể cả Afghnistan, nếu họ thắng được cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.2008 tới đây. Lịch sử như một chiếc bánh xe luôn lăn tiến về trước, nhưng có lúc nó cũng trở về khởi điểm ban đầu. Một cường quốc giàu có như thế, một quân đội hùng mạnh nhất thế giới như thế, chỉ đáng tiếc không có được những vị tổng tư lệnh đúng nghĩa, có tài thao lược bình định thiên hạ, có hùng tâm tráng chí đạt đến vinh quang, mà chỉ luôn nghĩ đến việc bỏ chạy trước địch quân. Một lần bỏ chạy ra khỏi Việt Nam là đã đủ. Nếu chạy nữa, không khéo thiên hạ sẽ đặt cho quân đội ấy, tổng tư lệnh ấy cái biệt danh “tướng chạy và quân đội chạy bậc nhất thế giới”.

Tổng Thống Thiệu mang những nỗi niềm u ẩn và nhiều bí mật ấy vào thế giới bên kia ngày 29.9.2001. Nhưng hẳn rằng, thời gian càng trôi qua thêm, thì các sử gia nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như cuộc đời của Tổng Thống Thiệu sẽ còn khám phá ra được nhiều điều còn chưa sáng tỏ nữa.
 

Source :www.take2tango.com

CẦN CẢNH GIÁC Về cái gọi là "TASTE VN" của VIỆT CỘNG ở Hải Ngoại.

Các bạn Sinh Viên Du Học thân mến,

Trong vài ngày tới một số trong các bạn có thể gặp bất lợi, tôi viết thư này để thông báo hầu các bạn có thể tránh được sự bất lợi này.

Được biết, vào đầu năm nay, một số SV du học từ VN đã tổ chức buổi triển lãm Taste Vietnam để quảng bá cho CSVN, tại đại học Standford, Hoa Kỳ. Trong ngày thứ Sáu, 03 tháng 10 sắp tới đây, một buổi Taste Vietnam tương tự sẽ được tổ chức tại Queensland, Úc Châu. Một nguồn tin cho biết buổi triển lãm được sự tài trợ của tòa đại sứ CSVN. Việc chủ đề "Taste Vietnam" được tổ chức tại hai nơi như vậy cũng chứng tỏ rằng đây không phải là một sinh hoạt tự phát mà là một công tác tuyên truyền có hệ thống của CSVN.

Trong khi đồng bào ở VN không có quyền tự do, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, trong khi các cô gái Việt còn phải bán trôn cho đàn ông ngoại quốc để nuôi miệng và nuôi gia đình, trong khi CSVN còn bám víu thế độc tài độc đảng và dân Việt Nam còn lầm than, đồng hương tị nạn CS ở hải ngoại không chấp nhận sự tuyên truyền cua nhà nước Việt Cộng. Mọi hình thức tiếp tay với các tổ chức tuyên truyền ở hải ngoại sẽ bị cộng đồng người Việt tị nạn chống đối và bẻ gãy.

Riêng với các bạn SV du học, nhiều bạn ra hải ngoại vừa học, vừa làm việc kiếm thêm tiền. Có lẽ các bạn cũng biết visa của các bạn không phải là visa để sang Úc làm việc. Chúng tôi được biết một nhóm đồng hương quyết tâm ghi nhận rõ các khuôn mặt du sinh tham dự, đặc biệt là các bạn có trong việc tổ chức của Taste Vietnam và sẽ tố cáo với chính quyền Úc nếu các bạn có làm việc kiếm tiền ở Úc. Nếu có xem chương trình "Border Security" trên truyền hình thì các bạn cũng biết những người vi phạm luật di trú như có visa du học mả làm việc kiếm tiền sẽ bị trục xuất khỏi nước Úc. Những người chủ mướn các bạn làm việc cũng bị liên đới trách nhiệm.

Biết được các bạn vừa học vừa làm đang có nguy cơ bị tố cáo, trục xuất, tôi xin thông báo rộng rãi để các bạn tránh tình huống xấu có thể xảy ra đối với bản thân các bạn. Rất mong các bạn suy nghĩ lại xem có nên tiếp tay với Taste Vietnam để chấp nhận nguy hiểm này hay không. Chủ đích của nhóm đồng hương được đề cập bên trên là bẻ gãy hoạt động tuyên truyền của nhà nước CSVN, không phải để hãm hại các bạn. Song le, nếu các bạn cố tình tiếp tay với nhà nước CSVN thì khó trách được người Việt tị nạn có biện pháp thích đáng.

Vài hàng báo cùng các bạn.

Trân trọng,

Hoàng Nguyên

(Kính nhờ quý vị nhận được thư này phổ biến rộng rãi, trước là để các bạn du sinh ở Qld thận trọng, không hợp tác tuyên truyền cho VC, sau là để góp thêm ý đối phó với các buổi tuyên truyền Taste Vietnam, có thể được du sinh nơi khác tổ chức sau này).
Tường Thuật Buổi Lễ Vinh Danh Trần Văn Bá
Tại Toà Thị Chính Paris Q 13 Ngày 27/09/2008

Vân Hải, Paris, 28/09/2008









Buổi lễ vinh danh Trần Văn Bá ngày 27/09/2008 tổ chức tại toà thị chính Paris quận 13 vẫn được toàn thể cộng đồng người gốc Việt tỵ nạn CS tại Paris nói riêng tiếp tục. Mặc dù BTC/TVBá ra thông cáo hủy bỏ, vì áp lực của chính quyền Pháp, buổi tổ chức này vẫn được tái lập sau khi cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Paris nói riêng, có phản ứng trước sự “cấm đoán” của chính quyền Pháp và sau khi BTC/TVBá lại ra thông cáo lần nữa…kêu gọi tiếp tục. Trong vòng một tuần lễ ngắn ngủi đầy hoang mang cũng như phẫn nộ, tất cả mọi dự tính trước đó đã bị hủy bỏ nay lại được cấp bách xây dựng lại trong tinh thần Thách Đố Bão Tố, Vượt Qua Thử Thách.

Buổi tổ chức vinh danh TVB gồm có 2 phần.
- Phần văn nghệ và triển lãm văn hóa do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do Tại Pháp đảm trách.
- Phần vinh danh TVBá, cũng có triển lãm những hình ảnh liên quan đến TVB và văn nghệ vinh danh do Tương Hội TVB trách nhiệm.

Nếu chỉ nhìn và đánh giá phiến diện, thì sẽ thiếu sót nhiều.
Nếu chịu khó nhìn vào chiều sâu, chắc chắn người thưởng ngoạn sẽ nhận thấy bừng bừng lòng yêu nước, chan chứa tình thương quê cha đất tổ Việt Nam, cũng sẽ cảm nhận thấy tính cách chính trị sâu sắc ẩn tàng trong sự lựa chọn đề tài, trong câu ca giọng hát, trong kịch bản, qua các lớp áo mão “cải lương” hay “ nâu sồng võ thuật” và trong lời giới thiệu từng tiết mục.

Nếu chịu khó đi một vòng các quầy triển lãm văn hoá, chắc chắn người thưởng ngoạn sẽ thấy rằng những tác phẩm trưng bầy đó không thể xuất hiện trong văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa VN.

Ngay tại một gian hàng tiểu công nghệ thuỷ tinh, người thưởng ngoạn cũng đọc thấy giòng chữ “đây là thành quả của một phụ nữ VN gốc thuyền nhân năm 1980, nay đã thành công tại Hoa Kỳ về công nghệ này”.

Nhìn một bức thi họa, cầm lấy một cuốn sách, lật vài trang, người đọc cũng có thể “đọc được” tinh thần quốc gia trong tác phẩm.

Ngắm một sáng tác điêu khắc, người ta cũng thấy “đôi cánh thiên thần”, chắc chắn không thể là đề tài mà nhà nước CSVN có thể duyệt xét …”thông qua”.

Cột bia TVB được đem đến đặt gần sân khấu, chưa kịp gắn ảnh TVBa trên đó nhưng đã có gắn 2 bảng đồng ghi những lời nói của TVB mà theo ông TVTòng vì những lời nói đó mà chính quyền Pháp cấm đoán, với lý do như TVBa.org đã đăng lên “Dự án nầy, với bản văn khắc trên Bia Vinh Niệm, sẽ làm mất đi tính vô tư của khu vực và có thể xúc phạm tình cảm của công chúng, đưa đến nguy cơ làm xáo trộn trật tự công cộng!”.

Con số thành viên của mỗi hội đoàn, con số người tham dự không phải là quan trọng để đại diện cho “thực lực” của người Việt quốc gia tỵ nạn CS, mà chính là cái TINH THẦN nói lên sự QUYẾT TÂM VƯỢT QUA NGHỊCH CẢNH, chấp nhận THỬ THÁCH, KHÔNG KHIẾP NHƯỢC trước bất công và đe dọa, mới là đại biểu cho cộng đồng người Việt Quốc Gia Tự Do, chan chứa tình yêu quê hương nguồn gốc và nói lên sự kiên trì trong mong đợi được nhìn thấy tương lai tươi sáng nơi quê nhà.

Buổi lễ kết thúc bằng những cành hoa đặt trước một cột bia TVBá làm bằng carton, thay thế cột bia thực sự, hiện nay có thể chỉ đang gặp “trở ngại kỹ thuật” trong việc dựng lên (trích lời phát biểu của ông TVTòng/ Tương Hội TVBa trong ngày 27/09/2008 tại Paris quận 13).

Sunday, September 28, 2008

Drugs and dirty money

Nick McKenzie
September 27, 2008

THE VIETNAM Airlines manager gripped his suitcase handle tightly as he strode through Melbourne Airport. He knew there would be trouble if any customs officials took an interest in its contents. With his airport access pass and polite smile, he strode briskly past the X-ray and pat-down stations.

Less than half a day later, his bag was unzipped in an office in Vietnam and its contents unloaded. Inside were bundles of crisp, clean notes — money made from the sale of ecstasy, ice and heroin on Australia's streets and in its nightclubs.

Watching the Vietnam Airlines manager as he moved through the airport was Australia's most powerful and secretive policing agency. For the Australian Crime Commission, the manager was a tiny cog in an international enterprise that rivals some of the world's biggest multinational businesses.

Since 2005, the ACC has uncovered intelligence linking Australian-based Asian organised-crime syndicates to a drug-trafficking network that stretches across Asia, Europe and North America and whose power base lies in Hong Kong and Macau. Drugs worth $1.5 billion have been seized and suspects charged with moving more than $100 million in drug funds overseas.

But the figures are just the tip of the iceberg. "These guys make Tony Mokbel look third-tier," says one source. The airline manager's bag is just one of many stuffed with drug money and spirited out of Australia under the gaze of the ACC. Some of the bags were carried by other Vietnam Airlines employees, including at least two senior pilots. Other cash amounts moved via money remitters in cramped offices in the Vietnamese enclaves of Footscray in Melbourne and Cabramatta in Sydney.

Over the past three years, dozens of alleged dirty-money handlers have received a knock on the door from investigators working with the ACC's Operation Gordian Taskforce, or the broader anti-money-laundering project born out of Gordian. More than 70 suspects have been charged with money laundering and drug offences. The scale of these operations is without precedent, although many of the seizures remain confidential or claimed by other police agencies.

Despite its successes, the ACC's operations sit at a crucial juncture. Many critical questions, such as exactly how much money is involved and the identity of the big bosses reaping the profits, are unanswered. What is known, though, should sound a major alarm to the Federal Government and the nation's police chiefs about the failure of traditional policing methods to interdict drug importations and about the pill popping habits of tens of thousands of Australians.

One former senior Victorian detective, who spent the past decade investigating organised crime, recently told The Age that the availability of and demand for party drugs in Australia was simply staggering. "It's a snowstorm out there."

What the Australian Crime Commission has found suggests that the amount of drug money leaving Australia, and the corresponding amount of drug trafficking, is grossly understated in public estimates.

"It surprised us, when we looked at the Gordian Taskforce, how much money was being generated by a fairly discreet group of criminals," says the commission's chief executive, Alastair Milroy.

Milroy says the commission's latest analysis suggests that between $4 billion and $12 billion in drug money is marching out of Australia annually. The figure is 10 to 30 times the public estimate provided by AUSTRAC, Australia's anti-money-laundering agency.

"Certainly we think that current estimates of the size of money leaving Australia might be conservative. But that is the purpose of what we are doing. We want to find out, by working with AUSTRAC, exactly how much more money is going offshore," he says.

The ACC is now attempting to paint the fullest picture to date of the impact of organised crime in Australia and the extraordinary challenges that need to be faced. In short, it is trying to measure the criminal economy. As glib and vague as the task might sound, the early intelligence suggests a need for Australian policing agencies to revise down claims about the impact of big drug busts in Australia. For instance, the commission found that just six weeks after swooping on those identified as the major dirty-money movers, the amount of drug cash sent offshore rose to even greater levels than before.

According to criminologist and associate professor John Walker, whose work informed the Federal Government's latest money laundering report, the commission's estimates should prompt a rethink about the policing of drug crime. "If the ACC is right, then Australia would have the most profitable market for illicit drugs on the planet," he says.

So, is there an ecstasy epidemic in Australia? Are traditional policing methods failing? And where are the billions of dollars in drug money going?

BORN to an impoverished family in war-ravaged Vietnam, Van Dang Tran knew what it was like to go without. As a young man, Tran trained as a fighter pilot in the Vietnamese Air Force. Further training as a commercial pilot in Sydney had led to one of the top jobs with Vietnam Airlines, flying its VIP clients to and from the country's major airports. When then foreign minister Alexander Downer flew to Vietnam in the late 1990s, Tran was in the cockpit.

But Tran's connections extended outside the airline industry. In June 2006, a secret phone tap picked up his voice on a phone call to one of the managers of the Long Thanh Money Transfer Company in Footscray. The manager asked Tran how many "green tops" he could carry. Tran replied he would take as much cash as his bag could hold.

When customs searched his suitcase a day later, they found 14 packages containing just over half a million dollars. The ACC later alleged in court (Tran pleaded guilty) that Tran had helped move $6.5 million out of Australia for Long Thanh's Melbourne and Sydney offices.

Long Thanh's managers are facing charges of moving an alleged $93 million out of Australia using couriers, wire transfers and good faith agreements, in which money remitters in Vietnam will pay the local recipient of a money transfer on the promise from the Melbourne remitter to square the debt later.

"It is very lucrative. Two little shops, one in Melbourne and one in Sydney and they allegedly moved $93 million in the space of a little over 12 months," says Milroy.

"That $93 million is only a snapshot of the criminal economy, a snapshot of the amount of money that has been generated by drug trafficking."

Police agencies usually crow about a problem they have shut down rather than one they are trying to come to grips with. But Milroy says that even the ACC is "surprised" at what its investigations have revealed about the amount of money leaving the country.

"The estimates at the moment range between $4 billion and $12 billion a year. We are not saying at the moment which end of the scale is right or wrong, but what we are saying is it is significant," he says.

"We are not economists and we are looking at money flows within a huge, trillion-plus economy. What is the impact of potentially billions of dollars going offshore in terms of lost jobs, lost infrastructure, lost projects, lost revenue? I don't know. It is a big economy, so maybe it is minuscule. But it is an interesting question," says Milroy.

The data already churning through the ACC's databases are producing interesting results. By using specially designed tracking and intelligence programs to monitor money leaving Australia via the regulated sector, the commission has begun separating money transfers into high-risk and low-risk groups.

High-risk money movers are then scrutinised. For instance, if a person's name matches that on a criminal database, alarm bells start ringing. Suspicious money movements have already led the ACC to drug importations, while early estimates suggest many of the top money movers in the high-risk category are linked to the drug trade.

Says one state police source aware of the ACC's operations: "The commission is finding evidence of specific imports without even setting out to look for them. Many of the seizures around the country come from the ACC, but you wouldn't know it because other agencies take the credit."

But the flow of drug money offshore is also highlighting an unpleasant reality — the scores of importations that Australian authorities are missing at the border. What the figures suggest is that despite regular seizures, massive quantities of drugs are frequently getting through.

Says Milroy: "There are a lot of good seizures by customs and the AFP that are having a good impact. But how do you quantify that impact? Clearly there are still drugs in the street and drugs that are getting through."

Recent drug busts support this; police and drug policy experts say the federal police's seizure in Melbourne in mid-2007 of the world's largest shipment of ecstasy — 14.5 million tablets — made no difference to the availability or price of pills.

Criminologist John Walker says the ACC's estimates about billions of drug dollars flowing overseas appear to confirm what many police privately concede: that despite the best efforts of customs and the AFP, many more drug importations pass over the nation's borders than are detected in individual police operations.

"If all police ever do is chase individual importations, they never see the big picture. I think what the ACC is doing, by looking at transnational organised crime as economists would, is a big breakthrough in law enforcement thinking in Australia," says Walker, who believes the ACC's figures should spark alarm about the failure of traditional policing to fight the drugs trade. "Law enforcement cannot solve an economic problem. It never solved prostitution or prohibition. In fact, what police do makes it worse because it drives up the price."

The ACC's work is likely to fuel calls to wed more effective policing with strategies aimed at dampening consumer demand for drugs. Federal Police Commissioner Mick Keelty acknowledged the need to do this recently at a news conference called to trumpet a big drug seizure. "What we have to do is to treat demand as much as we … deal with supply," he said.

Police drug expert Paul Dillon says the task is urgent, and the Federal Government must properly resource law enforcement while also boosting strategies for reducing demand. "If you don't do something about demand, you will see no meaningful benefit from police work. There needs to be more of a balance," says Dillon.

PETER Chen's thriving abalone business in Sydney was a far call from the small farm he was raised on in the rural backblocks of China's Guangdong province. In the early 1990s, Chen appeared no different from the hundreds of thousands of industrious Chinese migrants who, drawn by the promises of opportunity in the West, had settled in Canada, the US, Europe and Australia. But Chen was not content with the spoils of the seafood trade. In the mid-1990s, Australian authorities began to suspect that he may have been importing more than shellfish. Further investigation triggered more alarm bells. Police files linked Chen to one of China's big four criminal triad gangs, the Wo Shing Wo. The last public inquiry into Asian organised crime in Australia was conducted by a federal parliamentary committee in 1995, around the time Chen began to attract the interest of state and federal police.

The story is different in the US and Canada, where police and government reports have continuously highlighted the presence of Asian organised-crime groupings, including triads.

A 2003 US Library of Congress report estimated that the Wo Group triads had 20,000 worldwide members while a 2006 Royal Canadian Mounted Police report warned that global triad networks had "real potential to become formidable organised crime threats to Canada and the United States".

But in Australia, reference to triads or Asian organised crime has, over the past decade, dropped almost completely from public discussion. Minimal public scrutiny and debate, of course, suited Australian triad figures such as Chen. Lack of public pressure for action generally means no impetus for protracted and expensive organised crime investigations.

Throughout the 1990s, Chen was one of a number of suspected Asian crime figures who gradually built up wealth and power while staying a step ahead of police.

But too much money can be a bad thing. In 2003, ACC officers began to examine hundreds of cash transfers from banks in Sydney to six bank accounts in Hong Kong. Each transfer was below $10,000, the figure at which money transfers have to be reported to AUSTRAC, the nation's financial watchdog. As the transfers multiplied, Chen's phone was bugged. More than $3 million was wired to Hong Kong before Chen was arrested.

In March, he was sentenced to 9½ years in jail for money laundering. How the money was earned was never revealed in court, but police suspected Chen was part of a drug trafficking syndicate that had operated for years before being caught. Chen's Hong Kong-based brother was also jailed.

While the convictions were a good result, the impact of locking up a middle-ranking Australian Wo Shing Wo member was minimal. Figures such as Chen are disposable to the networks they belong to. Those at the board table of organised crime groups rarely get locked up. It is this daunting reality that underlines the ACC's drug money project. It is believed the ACC has monitored, in real time or shortly afterwards, hundreds of millions of drug dollars moving offshore, much of it linked to Asian organised crime syndicates. Watching dirty money move offshore, rather than seizing it, is a risky business for a policing agency, because it leaves open the possibility that money earned from drug dealing is pumped back into the crime syndicates to finance further shipments. But waiting can pay off; Operation Gordian has shut down several dedicated money laundering syndicates, while the ACC's continuing work has led to dozens more arrests.

"By taking out those particular money dealers that day, you are not going to stop the money going offshore," says Milroy. "The organised crime groups will find other ways to send the money offshore. To show your hand early on in the piece, you would actually be achieving very little in terms of stopping the money going offshore or shutting down the businesses."

The ACC's project is an ambitious one, in need of things often in short supply in Australian policing; resources, patience and improved co-operation between domestic and overseas law enforcement agencies, including some in notoriously corrupt countries. It will also need support from politicians, who are likely to be wary of making public concessions that the battle against the drug trade is not as successful as it appears in the news conferences that trumpet big drug busts.

Of course, relying on traditional policing methods in the hope of getting a few big busts at the border each year carries with it a big risk. An increasing concern among Australian police is that the country will become a "source" nation — that is, not only on the receiving end of drug importations, but a drug exporter as well.

If the ACC's money trail project reaches its potential, the pay-off may well be big. The commission will not say who is on their list of suspected top-ranking organised crime bosses, but it is understood they include high-ranking figures within multinational companies and figures with influence in some national governments.

"When you look at the amounts of money being sent overseas, you can't imagine that all that money is being used to resupply the Australian drug market," says Milroy.

"Some of that money has to go into the legitimate economy at the end point. I would imagine there has got to be investments in property, in business enterprises, maybe in financial services products. Someone has to be the ultimate beneficiary of all that wealth. That is where we need to get to in the end."

Nick McKenzie is part of the Age investigative unit.

http://www.theage.com.au/national/drugs-and-dirty-money-20080926-4ovf.html?page=-1

Blog Archive