Thursday, August 26, 2010

Chửa bệnh GOUT không cần uống thuốc

Cách đây không lâu, gọi hỏi thăm sức khỏe của một người bạn thân đang cư ngụ tại SJ, tôi dược biết bạn mình đang bị đau khổ vì bệnh GOUT hành-hạ ..

Bạn tôi cho biết rằng nhiều người khi lớn tuổi thường hay mắc bệnh này và tệ hơn nữa là hiện nay DƯỜNG NHƯ chưa có cách điều trị cho tuyệt bệnh mà chỉ có cách tiếp tục ... UỐNG THUỐC .

Bạn còn cho biết thêm rằng nếu chỗ khớp xương nào đau quá thì đến phòng mạch BS để được chích vào chỗ đó 1 mũi thuốc khá đắt tiền, và dù có Medicare, bạn vẫn phải trả $100 Co-Pay cho một mũi chích mà thuốc chỉ có công hiệu giảm đau trong khoảng 1 hai tuần.

Nhưng có điều may mắn là tại SJ nơi bạn tôi đang cư ngụ có một MD gốc Trung-Hoa không lấy Co-Pay nên vị BS này rất đông thân chủ gốc Việt.

Nghe thấy căn bệnh này từ khá lâu, nhưng đến nay mới có dịp tìm hiểu thêm và xin gửi tới các bạn những tài liệu tham khảo dưới đây để TÙY NGHI áp-dụng theo trí phán xét của mỗi cá nhân.

Kẻ hèn này KHÔNG có dụng-ý nào khác ngoài mục đích muốn thay lời thăm hỏi thân-tình bằng những lời GÓP Ý để Bạn và những người đang đau khổ vì bệnh GOUT có thể tận-dụng dược-tính đặc biệt của BLUE CHERRY JUICE để uống thay thế cho nước giải khát mà lại có công hiệu giải trừ những đau đớn của bệnh GOUT.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nguyên-nhân, nguồn bệnh, biến chứng, phòng ngừa và cách điều trị đang được áp-dụng từ trước tới nay.

Cuối cùng là cách CHỮA BỆNH GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC trong mục số (6) bên dưới .

1. Nguyên nhân của bệnh Gout:Bệnh này do nồng độ ACID URIC trong máu tăng quá cao.

Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin.

Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm. Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp. Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng làm lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate.

Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

2. Nguồn bệnh Những hoàn cảnh và lý do sau đây có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:- Đa số lý do là vì đã uống nhiều Rượu, đặc biệt là rượu ... BIA.

- Một số bệnh và vài thứ thuốc dùng để điều trị các bệnh khác cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, Diabetes, High Chloresterol .... và ngay cả ít vận động,… cũng làm tăng acid uric.

- Một vài loại thuốc như thiazide, aspirin liều thấp và cyclosporine ...

- Một phần tư (25%) số bệnh nhân bị Gout là do di-tuyền.- Nam giới thường thấy mắc bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.

3. Biến chứng Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.

4. Điều trị

- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau như Indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…).

- Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm có Steroid như prednisone.Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.- Trường hợp bạn bị cơn Gout nặng, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp (như đã giới thiệu về một MD gốc TH tại SJ trong phần mở đầu).

5. Phòng ngừa Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout.

Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này.

Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và Probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất.

6. CHỮA BỆNH GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC:

Có khá nhiều tài liệu chứng minh về DƯỢC tính của Black Cherry có khả năng làm giảm thiểu sự đau đớn vì các bệnh đau khớp xương và đặc biệt là bệnh GOUT .

Xin giới thiệu một tài liệu tiêu-biểu, rõ ràng và dễ hiểu hon cả:

Mời Click ===> http://coachlevi. com/health/ relieve-joint- pain-with- black-cherry- juice/

Nhiều người cho biết rằng KHÓ có thể tìm mua Black Cherry Juice. Nhưng chính tôi đã đi tìm và thấy những chai nhỏ 8 oz Concentrate Black Cherry, được bầy bán trong những Grocery Stores (như Fred Meyers, Safeway) với giá $3.99/ea.

Bạn có thể mua một vài chai đem về pha nước rồi uống thử nếu thấy hiệu-nghiệm thì tiếp tục mua Online với giá rẻ hơn với giá $5.53 một chai 16 oz .

(Nếu mua trên $65 thì không phải trả tiền Shipping cost.)

Click vào đây để mua Online 16oz Bottle ===> http://www.iherb. com/ProductDetai ls.aspx?pid= 5668&at=0

CÁCH UỐNG:

- Pha 1 phần Black Cherry Concentrate đó với 5 phần nước.

- Hãy uống như một loại nước giải khát thông thường (Coke, Soda ...)

Thân chúc quý bạn khỏi đau vì GOUT bằng một cách chữa trị ít tốn kém."

Black Cherry Juice – A Natural Anti-Inflammatory

Posted by Levi on April 11, 2008 in Health Articles Comments(11) and anti-inflammatory

Expensive, exotic juices have been all the rage for the past few years, with claims from “boosts energy levels” to “cures cancer” and everything in between. I’ve used a few of them, from deep sea vegetation to goji and acai berries, and I’ll admit that most do taste pretty awesome.

But… they’re expensive, and you can’t really tell if they’re working unless you actually have a serious illness that improves while you’re using the juice.

That’s why I was happy to hear that plain old black cherry juice has been in the headlines this year. It’s much simpler than the exotic juices, it costs just $8 per bottle, and I have seen it work!

The Secret is in the Cherries!

In this day and age where everything is fixed with some prescription drugs or miracle supplements, it’s almost a secret that eating fruits is a great way to get healthy. Cherries, along with many other fruits, are rich in antioxidants that promote blood circulation and joint health.

However, cherries are also rich in isoqueritrin and queritrin, two important flavonoids. According to leading researchers, queritrin is one of the most potent antioxidants ever discovered!

But wait, there’s more! Cherries also contain these wonderful substances called anthocyanins, which are the natural dyes and pigments that give cherries their dark red color. Anthocyanins have been called “Mother Nature’s all-natural chemotherapy agents.”

The Benefits of Black Cherry Juice
Cherry juice concentrate is highly regarded for its ability to relieve painful arthritis, gout, and other types of joint pain.

Gout is a type of arthritis caused by a buildup of uric acid in the joints. Normally uric acid builds up in the blood and is removed by the kidneys in urine, but if it’s not, it can enter joints and crystallize, which leads to pain and inflammation. (That makes me think of the sharp and pointy “rock candy” I had as a kid… except that instead of eating it, it is stuck inside my joints… which would have to be extremely painful!)

My grandma successfully used this stuff to ease the pain of arthritis in her knee, which is how I first heard of it. Luckily I don’t have arthritis, but I do have my fair share of joint pain, so I decided to give this stuff a shot.

It turns out that black cherry juice concentrate tastes very good, and it’s extremely healthy even if you don’t have bad joint pain. I did happen to have joint pain, though, due to a dislocated shoulder and some rotator cuff problems.

While taking the black cherry juice for about a week, I noticed a decrease in the swelling, and I could tell my shoulder was definitely healing because of the increase in range of motion. (That could have happened anyway as a normal part of the healing process, but if the cherries played even a small role, I’m a happy camper.)

Buying Black Cherry Juice
I got my black cherry juice locally at a health/herb shop. If you don’t have one, try something like GNC.

You could also order online – the brand I used is available at www.dynamichealth. com, on the black cherry juice concentrate page.

Consuming Black Cherry Juice

This juice concentrate is thick and sugary. It does taste good alone if you like the sweetness, but otherwise, mix a few teaspoons of it in a cup of water. You could also use it in smoothies or mix it in with some plain, organic yogurt. (You know, the healthy but sour yogurt… it tastes good mixed with the sweet cherry juice.)

Take as much as you want, and then hope it relieves your pain. I would give this a shot before you start swallowing handfuls of ibuprofen, as it is healthier and all-natural (and less likely to have any side effects.)
KHI CHẾT TA ÐEM THEO ÐƯỢC BẤT CỨ GÌ ...?


“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. ...Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi.

Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh)

Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thế giới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Hymalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lần thấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách rách nát của người chết ấy chỉ thấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perry đã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý: “Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bên gầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chết người ấy vẫn để lại không mang theo sao?” Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con: “Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”

Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ tro thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cải. Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh.

Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết không mang theo được một cent nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán... không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay cũng có hiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìm hiểu xem mình

PHẢI LÀM GÌ LÚC ÐANG CÒN SỐNG TRÊN ÐỜI?
Vậy khi đang còn sống nên cõi đời nay thì ta nên làm gì?

Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành hưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớt dần “cái Ta” của mình đi. Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thì tình thương bao la dễ nẩy nở. Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thương đồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” - mà có khi còn đáng thương hơn mình nữa. Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng thương hơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Ta không những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa. Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khác thì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình.

Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho, khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấy được sự hạnh phúc vui sướng đến với mình.

CÓ PHẢI KHI CHẾT, KHÔNG MANG THEO ÐƯỢC GÌ HAY KHÔNG?
Trở lại vấn đề Khi Chết không mang theo được gì, nhiều người đã nhận thức rõ điều ấy, và đó là một sự thật hiển nhiên mà từ cổ đại tới nay, mọi người trên quả đất đều thấy và biết.

Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì Khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết “cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ. Cho đến nay, sự kiện gọi là Nghiệp quả hay Nghiệp báo vẫn còn gây nhiều thắc mắc khó hiểu mặc dù số lượng người tin vào Nghiệp (Karma) và nhất là tin vào vấn đề có sự tái sinh ở kiếp sau ngày càng gia tăng thấy rõ tại các nước Âu Mỹ.

NGHIỆP LÀ HẬU QUẢ CỦA KIẾP TRƯỚC?
Tái sinh vào kiếp sau tức là sau khi chết sẽ lại hóa sanh trở lại qua một kiếp đời khác.

Như vậy khi một người nào đó chết đi thì thật sự người đó không chết, vì chỉ cái thân xác tan rã mà thôi còn cái tinh anh vi diệu của người ấy (con ngươi, thường gọi là Hồn hay Linh hồn) lại chuyển qua một đời sống mới qua một thân xác mới. Sự luân chuyển từ kiếp nầy qua kiếp khác gọi là sự luân hồi. Mỗi giai đoạn sống trong sự chuyển hoá luân hồi ấy gọi là mỗi Kiếp. Mỗi Kiếp người đều phải chịu hậu quả của những hành động gây ra từ kiếp trước - tạo ra các nguyên nhân hay có thể gọi là cái nghiệp. Đó là luật Karma hay còn gọi là luật Quả Báo hoặc Nghiệp báo. Sự luân chuyển từ kiếp này qua kiếp khác gọi là Luân hồi.

NGƯỜI CHẾT CHỈ MANG THEO “CÁI NGHIỆP” CỦA HỌ ÐỂ TẠO QUẢ CHO KIẾP SAU..
Để hiểu rõ giai đoạn này, ta hãy bất đầu khi một người chết đi, họ trở thành bất động. Sở dĩ xác thân khi chết bất động vì thật ra nó chỉ là một khối vật chất bình thường trong tự nhiên mà thôi.

Nó như cái áo mặc, khi chết chính là lúc trút bỏ cái áo ấy. Khi sống, xác thân cử động được là nhờ có sự hổ trợ hợp đồng của các giác quan như thấy, nghe, nhận biết, ngửi, nếm, suy nghĩ tính toán... Khi chết, thân xác bất động thì các giác quan âý cũng mất luôn.

Tuy nhiên có 2 thể vật chất đặc biệt không bị mất đi, vẫn còn tồn tại. Hai thể này có tên gọi là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà kinh Phật giáo gọi là hai thức. Hai thức này sẽ là cầu nối giữa cái xác thân đã chết vớì các xác Thân sanh trở lại của kiếp kế tiếp. Mạt Na Thức có nhiệm vụ sao chép lại bao quát về cá tánh, bản năng, năng khiếu, cảm xúc, sự hiểu biết và ký ức, hành vi cử chỉ lẫn tư tưởng của con người mà nó liên hệ lúc còn sống. Tất cả những ghi nhận, sao chép này từ Mạt Na Thức sẽ truyền hết cho A lại Da thức lưu trữ. Như vậy có thể hiểu A lại Da Thức như là một cái thư viện lưu trữ các tài liệu sách vở của một người lúc còn sống.

Tài liệu ấy bao gồm các đặc tính, bản năng, thói hư tật xấu và cả tánh tốt của người đó. Tuy nhiên tùy theo sự dồn nén tập trung tư tưởng, tình cảm nào đó quá nhiều như uất hận, căm thù, đau khổ, sợ hãi, nuối tiếc... thì những tư tưởng tình cảm ấy sẽ là đầu mối cho đời sống kế tiếp mang nặng tất cả những gì đã bị kích động dồn nén ấy. Do đó mà các vị chân tu thấy rõ điều đó đã căn dặn mọi người rằng; lúc sắp qua đời phải cố giữ tâm yên bình không nên nuối tiếc, đau buồn hay căm giận. Đặc biệt sự căm thù, lòng tức giận là mối nguy ghê sợ nhất nếu phát sinh lúc lâm chung thì lúc tái sanh sẽ rơi vào vòng đau khổ cùng cực. Ðó cũng là lý do tại sao lúc người vừa mới chết, mọi người có mặt nên đọc kinh cầu nguyện, nhắc nhở tâm linh người chết nên sáng suốt, vui vẻ hầu tránh sự mê mờ u tối, lầm lạc khiến dễ sa vào chốn địa ngục.

NGƯỜI CHẾT CÓ CÒN BIẾT GÌ KHÔNG?
Đây là câu hỏi mà nhiều người đã thường đặt ra khi đứng trước xác thân một người vừa mới qua đời.

Nhiều người thắc mắc cho rằng một khi đã chết thì làm sao người chết nghe thấy, nhận biết những gì xung quanh nữa? như vậy tụng Kinh, đọc Kinh, nhắc nhở những điều tốt lành bên cạnh họ có ích gì nữa đâu? Phật Thích Ca bậc đã đắc đạo, giác ngộ, nên thấy biết hết những nguyên lý thâm sâu vi diệu trong vũ trụ. Theo Phật thì: khi một người chết thì cái xác thân của người đó trở nên bất động và không còn các tiếp nhận qua các giác quan liên hệ về thấy, nghe, ngửi, sờ, nhận thức nữa vì các giác quan ấy cũng không còn. Tuy nhiên nhờ hai thức còn lại là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức mà người chết vẫn còn hiểu biết mặc dù tim đã ngừng đập, không còn thở, không còn cử động nữa mà thôi.

SỰ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHẾT KÉO DÀI ÐƯỢC BAO LÂU?
Các kinh sách Phật giáo đều cho biết là thời gian ấy là 49 ngày. Một thời gian vô cùng quan trọng đối với người chết. Vì người ấy tuy đã chết rồi nhưng nhờ hai thức quan trọng là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức còn tồn tại nên người chết vẫn còn hiểu biết rất rõ những sự việc chung quanh. Khi sắp chết, tim đập yếu dần, nhiệt lượng cơ thể giảm. Trong khi các giác quan bình thường sắp sửa biến mất thì hai thức Mạt Na và A Lại Da lại đảm trách công việc vào lúc này. Ta có thể nhận biết điều này khi thấy phần nhiều những người chết rất tỉnh táo vào giờ phút cuối cùng sắp từ giả cõi đời. Có người chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ trước khi chết hay dặn dò vợ con điều này điều kia. Ây là do thức Mạt Na của người ấy phát động vào lúc người ấy sắp lìa đời. Thức Mạt Na là phần ghi nhận tất cả những gì liên quan tới cảm nghĩ, nhận thức hành động của người ấy nên thức này khi mở ra chẳng khác nào mở cuốn tự điển của cuộc đời nên không quên bất cứ điều gì trước đây dù xa xưa tới mấy. Cái nhớ, biết rõ ràng như thế nên trước khi lìa đời người chết nói năng rất tỉnh táo sáng suốt.

Trong khoảng thời gian 49 ngày, thức A Lợi Da trước đây im lìm khi người còn sống thì nay hoạt động Vì là nơi tích trữ các dữ kiện về tâm thức hành động bản năng, tư tưởng, tình cảm, ý muốn của người ấy lúc còn sống do Mạt Na Thức chuyển tới nên vào giai đoạn này, nếu vì lý do nào đó mà A Lợi Da Thức bị kích động mạnh bởi những tác động ảnh hưởng bên ngoài như sự kêu gào thãm thương, đau đớn của thân nhân người chết hay bản thân người sắp chết căm hờn, tức tối, oán thù thì những tác động âý sẽ khiến người chết không nguôi và ảnh hưởng tới cuộc đời kế tiếp khi tái sanh khó mà vào được hoàn cảnh thanh lành. Như vậy khi một người chết, ta nên nghĩ là người ấy chết về phần xác thân mà thôi còn một phần thuộc tâm linh vẫn còn ràng buộc với thân xác, chưa hẳn rời ra ngay nên người chết ấy chưa hẳn là đã chết một cách tuyệt đối. Tình trạng này có khi lâu đến mấy ngày. Trong thời gian đó phần cảm nhận mà người chết có được là nhờ thức gọi là Thần Thức. Chính Thần Thức này là do Mạt Na Thức và A Lại Da Thức kết hợp lại mà thành. Khi chết Mạt Na Thức và A Lại Da Thức liên kết nhau tạo nên một thân mới khác, nhưng thân mới này không có hình hài gọi là Thân Trung ấm. Mặc dầu Thân Trung ấm vô hình vô tướng nhưng lại có sự thông hiểu tinh tường hơn cả người sống.

Thân Trung ấm chính là cái thân chuẩn bị của tương lai khi xác thân cũ sẽ tan rã, hủy hoại.

Khi chuyển biến từ kiếp này qua kiếp khác, thức A Lại Da đóng vai trò quan trọng vì nó chứa đựng một năng lực vô song.
SỨC MẠNH CỦA NGHIỆP LỰC.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Gia Cát khi tìm hiểu về Thần Thức và Năng lực bảo vệ đã có những ghi nhận như sau: Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là Thần Thức. Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầu nhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo.

Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớ không gì khác. Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh... của người đã chết đầy đủ, không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi) Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời, thân xác đã tan rửa nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thần thức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.

THẦN THỨC THOÁT KHỎI THÂN XÁC TỪ VỊ TRÍ NÀO?
Trong dân gian ta thường nghe nói: người chết thì Hồn ra khỏi xác. Chữ Hồn ấy chính là Thần Thức. Khi một người chết đi thì trong một thời gian nào đó mặt dầu người đó đã chết nhưng vẫn còn hiểu biết và sự hiểu biết ấy còn linh diệu hơn khi người đó còn sống. Âý là do sự hiện hữu và hoạt động của Thần Thức. Nhưng Thần Thức cũng sẽ rời khỏi xác thân sau một thời gian. Thần Thức sẽ thoát ra hỏi thân xác người chết ở những vị trí khác nhau tùy vào Nghiệp lực. Nếu nghiệp lực nặng nề thì Thần thức sẽ thoát ra từ phần dưới của cơ thể người chết như từ bàn chân từ bụng hay đầu gối. Nếu Nghiệp lực thanh cao tốt lành thì Thần thức sẽ thoát ra từ trán, mặt hay ngực.

Nhiều tài liệu Kinh điển cổ xưa cho hay rằng có thể quan sát sắc thái, tình trạng, cảm giác thể hiện nên gương mặt của người sắp chết mà suy đoán vị trí thoát ra của Thần Thức như sau: Khi thấy gương mặt người chết nhăn nhó, mặt xám đen, quằn quại thì biết ngay là Thần Thức thoát ra từ bàn chân. Nếu người sắp chết đòi ăn, đòi uống, tiếc nuối, than vãn, khổ sở, đau đớn thì Thần Thức chuyển từ bụng xuống đầu gối và thoát đi.

Nếu người chết bình tỉnh, sáng suốt, dặn dò người thân mọi điều và giả từ ra đi hay từ từ nhắm mất trong an bình tự tại thì Thần Thức sẽ thoát ra từ ngực hay trán hoặc mặt.

NGHIỆP CÓ NHIỀU LOẠI:
Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau.

Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:
1) Nghiệp hiện tại: Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.
2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.
3) Nghiệp bất định: Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.
4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại.
5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán . Ví dụ người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.
6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Ví dụ một người lúc gần chết dùng vũ khí giết người vì căm tức hay để trả thù.

NGUYÊN NHÂN HÀNH ÐỘNG PHÁT SINH MỨC ÐỘ NGHIỆP QUẢ.
Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ta nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau. Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề!

Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo.

Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu!

Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả.

Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp. Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.

Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện.

Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.

Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương.

Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.

Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh.

Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi?
Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi?
Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau?
Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau?
Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau?
Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt?

Chúa đã dậy rằng: Đừng Mắc Nợ ai chi hết, Chỉ mắc nợ yêu Thương mà thôi!” Hay “Ngươi phải yêu kẽ lân cận mình như mình yêu mình vậy.” Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ở không biết điều với cha mẹ chồng.

Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồng nào lại đem lòng ghét bỏ con dâu. Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy”

Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người.

Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối(lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói....), xúi giục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người..) ..vân vân .

Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi. Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật: Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm. Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ÐAU KHỔ!!!
Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ T.Q. đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể con người”: Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người:

Khổ vì bị Sanh ta, Khổ vì bị Già, khổ vì bị Bệnh, Khổ vì bị Chết, Khổ vì bị gần với những thứ mình không ưa, Khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, Khổ vì muốn mà không được, Khổ vì có quá nhiều sức khỏe và Ngũ ấm. Ngũ Ấm gồm năm thứ:

1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng.
2) Thọ chỉ những cảm giác
3) Tưởng chỉ những sự tưởng tưởng, suy nghĩ
4) Hành chỉ cho các hành động tạo tác
5) Thức chỉ cho các cái biết của “Ý”

Cư sĩ T.Q – thân thể con người – Báo Viên Giác - số 113, tháng 10-1999 Ðức Quốc)

Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Các Tâm của mỗi người. Cái Tâm đó thường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật.

Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm” đã nói lên điều đó.

Ngoài cái Tâm ta còn có Cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “Của Ta” hay “chính là Ta” Vì cái Thân ấy mà Ta phải Khổ. Có Thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có ham muốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả. Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.

Nếu biết Các Xác Thân chỉ như các áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ mà thôi.

Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấp dẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác. Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưng thật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấy nghe, nếm ngửi...vân...vân. bộc lộ qua tai, mắt, mủi, miệng, lưởi...Khi chết những thứ đó đều mất đi. Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cái Thân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với các bụi mà thôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàn theo ý ta không? Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ý nó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưng cái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là các Thân làm ta Khổ

Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình” luôn.. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ. Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ sao lại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được? Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụ như khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta có Thiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mình muốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.

Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam, ganh ghét, giận hờn. tức tối...Nghĩa là vì Cái Thân và Các Tâm mà càng ngày mình càng phát triển

Tham Sân Si, lòng thù hận nhiều lên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình. Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút, hằng ngày, hằng giờ... mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiến tạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết??!...!...
Rượu Tỏi (Thần Dược)

Trần Duy Linh,

I - Xuất Xứ
Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được.

Ðược Tổng Thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế về Ai Cập nghiên cứu chia nhau đi xuống nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập các tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu (đông nhất là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản) nhận xét là ở Ai Cập nhà nào cũng có 1 lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay nước họ vẫn là thế.

Ngày xưa Ai Cập là một đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là xử dụng gươm dao chém giết nhau. Thời ấy làm gì có thuốc kháng sinh, nên họ chỉ dùng nước tỏi để uống & cũng để rửa các vết thương.

Ở các vùng tỏi được ngâm rượu theo những công thức khác nhau. Chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu và phân tích. Kết luận cái gì tốt rồi sau đó thông qua một báo cáo gởi cho WHO. Sau đó WHO tổng kết & hội thảo về vấn đề này. Rồi đến năm 1980 họ thông báo :

Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh:

1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư)
3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử).

Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là :

5) Trĩ nội & trĩ ngoại.
6) Ðại tháo đường (tiểu đường)

Nhật cũng công bố : "Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao".

II – Nguyên Lý
Con người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh. Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặt biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường (glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những chứng bệnh như trên.

Trong tỏi có 2 chất quan trọng :

1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.

2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

III - Kết quả chữa bệnh
Tác giả tổng hợp bài viết này theo kinh nghiệm chứng thực cho biết : Từ năm 1970 bị thấp khớp nặng_sưng cả các khớp phải đi bằng gậy chống. Thuốc tân dược & đông y dùng đã nhiều như "Cao hổ cốt", "rượu tắc kè" (lúc nào cũng có sẵn), thế mà bệnh không đỡ lại nặng thêm. Năm 1975 bị ngã gần chết. Năm 1981 bị ngất phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện 3 ngày mới hết nên sức khoẻ càng giảm.

Vào cuối năm 1982 mới bắt đầu uống rượu ngâm tỏi, thì 20 ngày sau bắt đầu thấy giảm bệnh sưng khớp. Qua 3 tháng, huyết áp trở lại bình thường. Bệnh viêm họng cũng khỏi. Hen phế quản giảm nhiều. Ngoài ra tác giả còn cho biết bịnh trĩ nội mỗi năm đi mất 5, 7 lần. Hen phế quản nặng cấp cứu nằm bệnh viện 2, 3 lần. Từ khi liên tục dùng rượu tỏi cho tới nay đã gần 8 năm mà không phải đi bệnh viện lần nào cả. Ngủ rất bình thường, ăn thì tiêu hoá tốt, đặt biệt đối với bệnh thấp khớp thì coi như thuốc thần. Vì tác giả trước đây khổ vì thấp khớp, nay khỏi hẳn không còn biểu hiện gì cả.

Cho nên, kết luận của người Nhật phần trên là hoàn toàn đúng:

"Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.

(Theo World Hearth Organizations)

Tôi có dùng rượu tỏi để phòng và trị một số bệnh. Tuy nhiên, khi tôi dùng rượu tỏi vào buổi tối thì có cảm giác bị xót bao tử vào giữa đêm, hơi bứt rứt. Nhờ chuyên mục sức khoẻ của quý báo tư vấn giúp : có phải rượu tỏi gây ảnh hưởng bao tử không ; có cách nào khác dùng tỏi chữa bệnh thay cho rượu tỏi ? Cám ơn quý báo ! (lehang@ ... )

Trả lời :
Anh (chị) dùng rượu tỏi có cảm giác bị xót bao tử có thể là do ảnh hưởng của rượu. Chứ tỏi có tác dụng làm lành vết thương, tỏi cũng nóng, nhưng không đến mức làm xót bao tử. Dân gian còn có một cách khác dùng tỏi thay cho rượu tỏi đó là tỏi trộn mật ong, được làm bằng cách : dùng tỏi còn tươi có tép nhỏ, xay nát rồi đem trộn với mật ong, cho vào trong chai để dành dùng dần (mật ong có tác dụng bảo quản tỏi không hư). Dùng tỏi trộn mật ong, ngoài những tác dụng gần giống như rượu tỏi : hỗ trợ tiêu hoá, tiêu diệt các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh (nhờ tỏi có một số tinh dầu, chất kháng khuẩn, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh), còn giúp kháng được một số gốc oxy hoá, các yếu tố thuận lợi dẫn đến ung thư ... Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng sát trùng, giải độc, hành khí. Mật ong khi trộn với tỏi, ngoài công dụng bảo quản tỏi không hư, mật ong còn là chất bổ dưỡng cung cấp các vitamin, giúp làm lành các vết loét bao tử. Người bình thường mỗi ngày dùng một muỗng mật ong cũng rất tốt, có thể dùng riêng một mình mật ong, hoặc có thể pha với nước chanh để dùng.

Nói thêm : dân gian còn có cách dùng mật ong đánh với lòng đỏ trứng gà (trứng gà đã được kiểm dịch), đánh đến khi lòng đỏ trứng chuyển sang màu trắng hơi vàng lợt (lúc này mật ong đã làm chín lòng trứng), xong rót bia vào và đánh đều lên sẽ có một thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Trần Duy Linh (SG)
 
Cách bào chế rượu tỏi

Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi /lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.

* * * * *

1 - 250 gam tỏi . Tỏi có tép nhỏ và có mùi thơm khi bấm vào, lột vỏ, cho vào cối giả hoặc máy sinh tố xay nhỏ hạt. Không cần nhuyễn nhừ như trái cây uống sinh tố. Cho vào 1/2 lít rượu trắng, loại rượu ngon chuyên dùng để ngâm thuốc.
2 - Đậy kín nắp lọ (dùng lọ thuỷ tinh). Sau khi ngâm 10 ngày, múc bả tỏi cho vào compress (vải mùng) vắt ráo. Nhớ làm mỗi lần một tí, cho đến khi hết tỏi đã ngâm trong lọ.
3 - Nước cốt tỏi có được và rượu còn trong lọ, cho tất cả vào chai thuỷ tinh. Đậy kín để 1 tuần, sau đó bắt đầu uống.

Rượu tỏi hơi khó uống vì hôi nồng và nóng, vì thế lúc bắt đầu nên uống chừng 5, 10 giọt, khi quen dần thì tăng lên, nhưng đừng quá 5 ml mỗi lần uống. Ngày có thể uống 1 hoặc 2 lần.

* * * * *
Cách làm Rượu Tỏi
Việt Nam Thư Quán

Vật liệu :
- 40 gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40 gram)
- 100 ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu Lúa mới)

Cách làm :
1. Thái tỏi thật nhỏ
2. Cho tỏi vào lọ đã rửa sạch
3. Cho rượu vào
4. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều

Quan sát :
Mới đầu rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ.

Cách dùng :
Mỗi lần dùng 40 giọt (compte gouttes) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Vì lượng ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào thì mới uống thành một ngụm.

Uống liên tục cả đời.
Người phải kiêng rượu không uống được rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, một số lượng không đáng kể.

Bí quyết :
40 gram tỏi như thế, dùng trong 20 ngày thì hết, trong khi phải ngâm đến 10 ngày mới dùng được, cho nên cứ phải ngâm sẵn một lọ gối đầu để dùng liên tục.

Chữa bệnh :
World Health Organization đã chính thức công bố rượu tỏi có thể chữa được 5 nhóm bệnh sau:
1. Thấp khớp (sưng, vôi hoá, mỏi)
2. Tim mạch (huyết áp thấp hoặc cao, nở van tim, ngoại tâm thu)
3. Phế quản, họng (viêm, hen, xuyễn)
4. Tiêu hoá (khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử)
5. Ngủ bất bình thường hay mất ngủ

Wednesday, August 25, 2010

Lá đu đủ chữa ung thư Mộc Lan (DCVOnline)

Một người bạn của tôi vừa báo tin anh có thể bị ung thư tụy tạng. Tuy chỉ là hàng chữ ngắn “mỗi ngày tôi thấy mình yếu đi...” nhưng tôi biết anh đang thật lo buồn. Làm sao không lo buồn khi căn bệnh nan y kia như bản án tử hình treo lơ lửng. Cái đáng sợ không phải là cái chết mà là đợi cái chết đến.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm, hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và chữa lành. Thế nhưng rất nhiều khi bệnh phát quá nhanh, hay không “chịu thuốc”, hay tái phát sau một thời gian thuyên giảm và mọi phương pháp điều trị đều vô hiệu. Nói chung, dù với nền y dược học tân tiến ngày nay, ung thư vẫn còn là một bệnh rất khó chữa; cơ hội khỏi bệnh, thoát chết rất mong manh, vì thế người bệnh và thân nhân đều không khỏi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng.

Trong tâm trạng u ám đó tôi chợt nhớ tới đã nghe ai nói về việc lá đu đủ có thể trị khỏi ung thư lẫn lộn giữa những bài thuốc, quảng cáo về cây trái, hoa lá: tỏi chữa cao áp huyết, lá dứa trị tiểu đường, hoa cứt lợn chữa viêm xoang mũi, đậu trắng giảm mỡ trong máu... đăng tràn lan trên báo mạng, báo giấy nên rất khó biết vụ đu đủ chữa ung thư là đúng hay sai.

Nhưng tôi vẫn lên mạng tìm kiếm. Trong số các bài viết, có tin làm tôi chú ý nhất vì nhắc đến một nhà văn tên tuổi, nhà văn Văn Quang – tác giả tiểu thuyết “Chân trời tím” lúc trước và loạt bài “Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự” gần đây. Mẩu tin đó là một email của một người tên Hùng gởi cho bạn anh. Trong thơ có đoạn (1):
“Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái email tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư phổi, tôi bèn viết email nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm.

Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất giản dị. Chỉ bốc một nhúm (lá đu đủ khô – ML) cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày, càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này, cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp cho anh chị.”

Không biết người viết tên Hùng là ai nhưng chắc ông cũng ở trong tâm trạng như tôi, cố làm một cái gì đó cho bạn mình. Tôi cũng muốn tìm cách liên lạc với nhà văn Văn Quang để xác minh thông tin trên, nhưng chợt nhớ lại cách đây không lâu ông đã bị làm khó dễ, cắt điện thoại, lấy đi máy vi tính… nên tôi nghĩ không nên phiền ông thêm nữa (2).

Bệnh viện Việt Nam đã biết và đã làm thử nghiệm lá đu đủ (3):
Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền ở Bệnh viện 108 đã theo dõi một số bệnh nhân dùng lá đu đủ chữa ung thư và tiến triển tốt. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có công bố chính thức nào về tác dụng của nó.

Nhiều bệnh nhân ung thư truyền tụng nhau bài thuốc từ lá đu đủ. Giáo sư Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết bài thuốc này do bà Lê Thị Đặng ở TP HCM sưu tầm. Nguồn gốc của nó là của thổ dân Australia, được ông Stan Sheldon tìm thấy.

Bài thuốc như sau: Hái lá lẫn cuống đu đủ, để tươi, cho càng nhiều càng tốt vào một ấm hoặc nồi, đổ thêm chút nước rồi đun nóng từ từ cho đến khi sôi. Sôi được 5 phút thì tắt lửa, để chừng hai tiếng đồng hồ, chắt nước đã sắc đặc vào bình hoặc chai, cất trong tủ lạnh. Uống 200 ml một lần, 3 lần/ngày. Thuốc đắng khó uống, nhưng phải uống đều đặn. Ngoài ra, phải uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, ngay sau ly nước thuốc.

Nam H. Dang, MD, PhD, Professor and Deputy Division Chief, University of Florida Shands Cancer Center
Nguồn: University of Florida

Nhưng đặc biệt nhất và đáng mừng nhất là những thông tin về công trình nghiên cứu mới đây của Bác sĩ Tiến sĩ Nam H. Dang, ông hiện là giáo sư Đại học Florida (USA) và giám đốc UF Shands Cancer Center Clinical Trials Office (4).

University of FloridaTheo nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý Dân tộc học) số tháng 2/2010, bác sĩ Nam Dang và các đồng nghiệp lần đầu tiên ghi nhận chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1–type cytokines. Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bịnh ung thư qua hệ thống miễn dịch (5).

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó tránh được tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện nay. Bác sĩ Nam nói “Qua những điều tôi nghe và thấy trong một lần thực nghiệm thì không bệnh nhân nào dùng nước lá đu đủ có dấu bị nhiễm độc; dường như ta có thể uống nó trong một thời gian dài – hễ còn thấy có tác dụng thì cứ uống.”

Những nhà nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

Bài nghiên cứu của bác sĩ Nam Dang và đồng nghiệp có tựa: “Nước chiết lá Carica papaya cho thấy những tác dụng chống khối u và miễn dịch” – Vậy Carica papaya là gì? (6).

Carica papaya là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là paw paw. Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây paw paw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina Tribola và cũng được dùng làm thuốc trị ung thư hiện có bán trên thị trường.

Đu đủ là cây thân thảo, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài; bên trong có nhiều hạt nhỏ đen tròn.

Trái đu đủ khi chín có màu đỏ cam vì chứa nhiều beta–carotene và carotenoid. Carotenoid chính là nhóm chất chống oxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư.

Đu đủ được dùng nhiều trong ngành thực phẩm nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym (chất men) do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm. Từ chất papain này người ta chế ra thuốc trị bịnh tiêu hóa, chất làm mềm thịt, thuốc thoa ngoài da trị phỏng, ngứa, bị cắt và bị ong chích. Tương truyền nam tài tử Harrison Ford khi đóng phim “Indiana Jones and the Temple of Doom” đã bị rách dĩa cột sống và được chữa bằng thuốc tiêm có chứa chất papain.

Theo Wikipedia, hạt đu đủ cũng ăn được, có vị cay nồng, nên có nơi nghiền hạt đu đủ để dùng thay hạt tiêu. Lá đu đủ non có thể luộc hay hấp để ăn. Một số nơi còn uống lá đu đủ như trà để phòng bệnh sốt rét. Dân gian Việt Nam vẫn thường nhắc tới món canh đu đủ xanh hầm giò heo dành riêng cho các bà mẹ mới sinh con để thêm nhiều sữa.

Phụ nữ truyền nhau cách làm đẹp với mặt nạ bằng đu đủ: xay nhuyễn đu đủ, cho thêm mật ong và chút nước cốt chanh. Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch. Mặt nạ chi mà ngọt ngào quá; chắc khó nhịn được, lâu lâu phải thè lưỡi ra liếm!

Trước kia người Mỹ ở vùng tôi ở không “biết ăn” đu đủ nên các chợ thực phẩm không bán đu đủ; nếu có thì thường sống nhăn, sượng ngắt. Dạo dần đây, các chợ Á châu biết người Mễ, Việt, Tàu thích ăn loại trái giúp nhuận tràng này nên đã có bán đu đủ chín cây, mềm và ngọt; còn có cả đu đủ xanh để làm món gỏi đu đủ trộn tôm thịt hay bò khô tương ớt.

Tuy đu đủ có nhiều lợi ích và ngon miệng nhưng vẫn cần lưu ý vài điều sau (7):

– Không nên ăn hạt đu đủ vì trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

– Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Hiện tượng này có tên carotenemia, sẽ hết sau một thời gian ngừng ăn.

– Đu đủ chín giàu chất đường nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.

– Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các thuốc nhuận tẩy khác.

-- Đu đủ xanh có chất mủ cây (latex) làm ống dẫn trứng co thắt mạnh nên phụ nữ đang có mang không nên ăn đu đủ xanh để tránh bị sảy thai.

(DCVOnline: Trên đây là những thông tin đại chúng, không phải là kết quả của các nghiên cứu trích dẫn từ các công trình của giới làm khoa học.)

Các món ngon được chế biến từ trái đu đủ chắc còn nhiều nữa, nhưng xin dành phần đó cho những nhà nấu nướng nhé; câu chuyện chính ở đây vẫn là “Đu đủ vs. Ung thư”.

Cũng cần nhắc tới ông Stan Sheldon, người Úc nổi tiếng vì đã dùng lá đu đủ tự chữa bịnh ung thư cho mình (8).

Hàng ngàn năm trước, thổ dân Úc châu đã biết dùng nước chiết lá đu đủ để trị bịnh. Năm 1962, ông Stan Sheldon, 70 tuổi, một bệnh nhân ung thư phổi được bác sĩ cho biết chỉ còn sống thêm 5 tháng nữa. May sao, ông được người mách cho biết bài thuốc lá đu đủ và đã uống nước sắc lá trong vòng 2 tháng. Sau đó ông đi khám, chiếu x–ray lại, thì lạ thay, cả 2 lá phổi đều sạch trơn. Các bác sĩ chuyên môn ban đầu không tin chuyện ấy, nhưng sau khi chính họ đích thân thử nghiệm thì thấy ông Sheldon quả đã hết bệnh ung thư. Các bác sĩ chịu thua, không giải thích được, chỉ còn cách khuyên bệnh nhân mình cứ tiếp tục uống lá đu đủ.

Bài thuốc của ông Sheldon (hay của thổ dân Úc), theo các bài viết trên mạng, là lá và cành đu đủ tươi nấu với nước trong 2 tiếng đồng hồ cho ra thuốc. Có thể cất nước thuốc vào tủ lạnh để uống dần, nhưng sẽ bị lên men sau 3, 4 ngày; nếu thấy nổi lên lợn cợn thì không nên uống nữa.

Còn có lời khuyên không nên dùng loại đu đủ đã bị biến đổi di truyền (GM –Genetically Modified, hay, GE – Genetically Engineered). Từ năm 1998, Hawaii đã thay đổi hệ di truyền của cây đu đủ để chống virus hữu hiệu hơn. Vì sản lượng cao nên loại đu đủ GM này được những nước khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia nhập hạt từ Hawaii để trồng đại trà. Người ta cho rằng đu đủ GM có thể gây dị ứng, làm lờn thuốc trụ sinh, và không cho nhiều chất papain như đu đủ chưa bị biến thái (9).

Nhưng không có bài viết tiếng Anh nào nhắc đến việc cần uống nước lá đu đủ với mật mía như trong bài thuốc tiếng Việt ở trên. Có lẽ chỉ vì thuốc sắc có vị đắng nên kèm thêm mật cho ngọt cổ họng, cũng như trong gói thuốc bắc thường kèm theo trái xí mụi hay trái táo tầu vậy.
Trên đây là những tin tức thâu thập được trên mạng Internet. Cho tới nay, nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có thực sự tác dụng hay không, nếu có thì ở chừng mức nào, và các phản ứng phụ có thể xảy ra.

Tuy nhiên, tin lá đu đủ chữa được ung thư vẫn là một tin rất vui, rất đáng lưu ý. Tôi chuyển các websites về lá đu đủ cho người bạn nhưng không biết anh ta, một người Mỹ, có dám thử bài thuốc lá lẩu ấy hay không. Ước mong sao anh sẽ không cần dùng tới nó.

Hiện nay có 5 cách chính để điều trị ung thư: phẫu thuật (surgery), phép chữa bằng tia X (radiotherapy), phép chữa hoá học (chemotherapy), dùng hệ thống miễn dịch (biological therapy), và phép chữa bệnh dùng hormone (hormone therapy) (10).

Biết đâu trong tương lai sẽ có thêm cách thứ 6 – payaya therapy. Nếu thế các chợ sẽ bày bán lá đu đủ bên cạnh trái đu đủ; thêm cái siêu sắc thuốc là trọn bộ. Tới chừng đó nhà văn Văn Quang chắc sẽ giống ông Stan Sheldon, sẽ cười mà nói rằng, “Ối! Tui đã biết cái này từ khuya!”

Nguồn trích dẫn:
(1) Chữa Ung Thư Bằng Lá Đu Đủ, Bá Nguyễn, haingoaiphiemdam.com, 14/11/2003.
(2) Công an cắt điện thoại, tịch thu laptop của nhà văn Văn Quang, 05/06/2009, nguoi-viet.com
(3) Lá đu đủ có chữa được bệnh ung thư? Trần Hương, 20/06/2010, vietduchospital.edu.vn
(4) Nam H. Dang, MD, PhD, medicine.ufl.edu
(5) Aqueous extract of Carica papaya leaves exhibits anti-tumor activity and immunomodulatory effects, Noriko Otsuki, Nam H. Dang, Emi Kumagai, Akira Kondo, Satoshi Iwata, Chikao Morimoto, 12/02/2009, herbalnet.healthrepository.org
(6) COM researcher finds cancer-fighting properties in papaya tea, Elizabeth Connor, news.medinfo.ufl.edu, 09/03/2010
(7) Chữa bệnh bằng đu đủ, s.tin247.com
(8) What people use when they have cancer and want to get well with alternative treatment, Wellness Warrior, jmblog.com, 12/03/2010
(9) Proplems with GM papaya, Michael Hansen, greenpeace.org, 02/05/2005
(10) Di truyền tế bào Soma và ung thư, Nguyễn Như Hiền, huse.edu.vn, 2005

Wednesday, July 21, 2010

Những khúc nhạc tù

Nguyễn Hữu

Cuối năm nhớ anh tôi và những bài hát cũ

Năm xưa từ buổi giặc về,
Quê hương đỏ một màu cờ xâm lăng.
(NHN)

Năm 1982, anh tôi về sau nhiều tháng năm tù ngục. Tôi không gặp anh trong suốt thời gian anh ở trại tù A–30 Phú Khánh. Tôi thích đời sống lặng lẽ, ít bạn bè và ít để ý đến những cái bề ngoài, mặc cho thiên hạ nói sao cũng được còn anh tôi thì thích đàn đúm ồn ào, bạn bè giao du tứ tung nên anh em khó nói chuyện với nhau. Dù nhiều lúc tôi cũng muốn thăm anh nhưng tính tình anh em tôi không hợp nhau nên tôi cho là sự có mặt của mình là điều không cần thiết lắm. Điều chính là tôi không muốn thấy mặt đám côn đồ ngồi tại “Ủy Ban Nhân Dân Xã” để xin “giấy phép thăm nuôi” nên tự an ủi là cứ để thằng em nhỏ xin và đi thăm cũng được. Vì thế, trong thời gian ấy, tôi không hiểu được sự suy tư của anh thế nào và đời sống tù ngục đã ảnh hưởng tâm tình anh ra sao.

Anh được thả về bất ngờ ngoài sự tiên liệu của gia đình. Anh bước lên căn gác nhỏ, giang sơn riêng của tôi, trong lúc tôi đang nằm lơ mơ nghĩ ngợi viễn vông. Tôi ngồi dậy nhìn tấm thân gầy còm trong tấm áo vá chằng vá đụp bằng những mảnh vải đủ màu, chào anh mà vẫn tưởng mình đang nằm mơ:
– Anh hai về hồi nào?

Rồi tôi dụi mắt và cao giọng gọi:
– Má ơi! Anh hai về rồi!

Anh cười đáp:
– Mới về tới nhà. Gặp má ngoài cầu Bi rồi! Má nói chút nữa má về sau.

Đưa mắt nhìn quanh căn gác nhỏ, thấy mấy tập nhạc cổ điển Tây phương của Tarrega, Schubert, Paganini, Bach… phủ đầy bụi và cây đàn guitar đứt giây treo trên vách, anh ngạc nhiên hỏi tôi:
– Mày không còn chơi đàn nữa sao?

Tôi chỉ lên bàn thờ ông bà, có treo hai câu thơ của Phan Chu Trinh (1) viết bằng chữ Hán. Anh lẩm nhẩm đọc:
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung.

Tôi tiếp lời:
– Thì nhạc nhiếc còn ý vị gì trong hoàn cảnh hiện tại!

Anh cười cười rồi hỏi:
– Mày không sợ chúng nó vào làm khó dễ sao?

Tôi ậm ừ rồi trả lời:
– Hừ! Nhà này đâu có ai biết chữ Tàu phù. Chúng làm khó dễ thì bảo chúng là từ hồi trước tới giờ, gia đình mình cứ nghĩ là chữ “thánh hiền” nên vẫn để vậy mà không biết. Với cái đám “người mới xã hội chủ nghiã” này thì chúng tìm đỏ mắt mới có người dịch và giải thích cho chúng biết. Hơn nữa, chúng nó bô bô là “chế độ ta ưu việt” thì đâu phải là bọn cường quyền.

Tôi cầm mấy tờ báo “Quân Đội Nhân Dân” bước xuống gác, đi ra nhà bếp nấu vội ấm nước châm vào bình trà. Trở vô, anh em cùng ngồi xuống. Anh hỏi tôi về những thay đổi trong gia đình, bà con, làng xóm qua bao nhiêu năm anh xa nhà. Anh kể qua loa đời sống trong tù và hỏi thăm tôi về bạn bè anh. Tôi cay đắng khuyên anh đừng nhắc đến những thằng “Cách Mạng 30” của anh nữa. Tôi mừng cho anh đã thoát từ nhà tù nhỏ và bước sang nhà tù lớn. Tạm thời hãy nghỉ ngơi vài tuần rồi từ từ tính. Anh trầm ngâm với những suy tư cho tương lai.

Qua những câu chuyện dính líu đến sách vở, anh hỏi tôi:
– Ai viết hai câu thơ cho mày đem treo lên bàn thờ vậy?

– Nhìn chữ viết xiêu vẹo, ngã nghiêng như “phượng múa rồng bay” của thằng mới tập đồ chữ Hán thì “còn ai trồng khoai đất này”?

Anh cười:
– Mày dịch cho tao nghe thử ra sao?

– Anh đã biết nhiều bản dịch hay rồi, nhưng anh hỏi thì tui dịch vật theo cách riêng của thằng võ vẽ học chữ Nho.

Rồi tôi hắng giọng ngâm, Muôn dân dưới gót cường đồ,
Văn chương tám vế: giấc hồ, cơn say!

Có tiếng má tôi vọng lên nhắc anh tôi, “Con nhớ đem “giấy ra trại” đi “trình diện” với “Ủy Ban Nhân Dân” rồi về nhà nói chuyện sau chớ nếu trễ thì thêm phiền đó con. Trời cũng sắp tối rồi.”

Trước khi đi xuống, anh nhìn chồng báo “Quân Đội Nhân Dân” và hỏi:
– Có tin gì lạ không?

Tôi ném cho anh cái nhìn tinh quái rồi nói:
– Thứ này chùi đít còn chưa được, bị độc lở đít huống chi là để vào mắt. Anh tưởng tôi đọc sao?

– Vậy thì mày giữ lại để làm gì?

– Giữ lại để nhóm lửa. Thời buổi “gạo châu củi quế” này, dùng thứ này để nhóm lửa là “thực thi đúng chức năng” như bọn “người mới xã hội chủ nghiã” khoác lác.

Anh lẩm nhẩm:
– Hết thuốc chữa rồi!

Anh cầm cây đàn phủi bụi, bước xuống cầu thang và nói:
‒Tao cần cây đàn ít ngày.

Vài tuần đầu anh nằm nhà nghỉ ngơi, viết lách lăng nhăng chi đó trong lúc tôi bận bịu cùng mấy con bò, cày mấy thửa ruộng của “hợp tác xã” cho mùa tới nên chẳng nói chuyện với nhau được nhiều. Một buổi tối nọ, anh tìm đâu được một ít trà và cà phê ngon nên lên gác tìm tôi và rủ tôi lên sân thượng ngắm trăng. Cầm cây đàn guitar theo, anh hỏi tôi:
– Mày muốn nghe nhạc tù không? Tao hát cho nghe.

Tôi ỡm ờ đáp, “Lâu quá chẳng nghe hò hát, đàn địch gì. Nghe nhạc cũng được.”

Sau vài chung trà, anh so lại dây đàn và bắt đầu đưa tôi vào cung bậc dìu dặt của âm thanh, bắt đầu với hình ảnh đau xót, quằn quại của quê hương đang chìm trong tang tóc. Anh mở đầu bằng nỗi hờn vong quốc.

Hờn quốc biến, núi sông buồn tê tái
Máu xương rơi, quằn quại súng gươm kề
Chiều loạn sử, khói mây mờ biên ải
Nghìn vi lô, hiu hắt gió kêu gào
Đoàn người đi, tay cùm, vai gông xích
Ngoảnh về Nam, mà nườc mắt tuôn trào
Việt Nam Vong Quốc Ca
Nguồn: Nguyễn Hữu

Giặc về! Giặc về!
Lửa cháy! lửa cháy!
Khắp xóm làng, phố phường
Ruộng đồng Việt nam quê hương thân yêu chìm trong biển máu
Hào hung! Hào hùng!
Lớp lớp người hy sinh nằm xuống
Đem máu xương xây đắp màu cờ
Ôi đau thương!
Ôi quê hương! Trời Nam than khóc!
Súng thù gieo bao cảnh điêu tàn
Anh về giết em!
Con về giết cha!
Chị về giết mẹ!
Người về giết chết quê hương!
Năm xưa từ buổi giặc về
Quê hương đỏ một màu cờ xâm lăng
Bao người quên ngủ, quên ăn
Trông về phương Bắc, dấy lên căm hờn
Trang thảm sử
Tấm long son
Vì ai nên nỗi mất còn tang thương?
Ngục tù! Ngục tù!
Mọc lên! Mọc lên!
Khắp xóm làng, phố phường
Ruộng đồng Việt nam quê hương thân yêu chìm trong khổ ách
Nghèo nàn! Nghèo nàn!
Lớp lớp người ra đi lìa xứ
Lê tấm thân đất khách quê người

Việt nam ơi! Quê hương tôi chìm trong tang tóc!
Mắt mẹ hoen suối lệ mỏi mòn
Trông chờ bóng con
Muôn trùng cách biệt
Hận tràn núi sông
Chan hoà nước mắt đau thương
Ôi! Máu dân Nam theo tháng ngày xám lạnh!
Hồn dân Nam, khắc hận muôn đời
Đồng bào ơi!
Máu thắm da vàng xót xa
Ai lấy cửa nhà dân ta?
Ruộng ta lên xanh, sao dân ta vẫn đói?
Đất nước ta giàu, sao vẫn mãi lầm than
Ngậm ngùi, từ buổi sa cơ
Quê hương nhuộm đỏ màu cờ xâm lăng
Bao người quên ngủ, quên ăn
Trông về phương Bắc dấy lên căm thù
Trang thảm sử
Tấm lòng son
Vì đâu nên nỗi mất còn, tang thương?

Vẫn chờ! Vẫn chờ!
Ánh sáng, ánh sáng
Khắp xóm làng phố phường
Ruộng đồng Việt nam quê hương thân yêu ngày mai rực sáng
Chào mừng! Chào mừng!
Lớp lớp người ra đi vì nước
Đem máu xương xây đắp hòa bình
Việt nam ơi! Quê hương tôi ngày mai hạnh phúc
Tiếng cười vang trong nỗi vui mừng
Anh về với em!
Con về với cha!
Chị về với me!
Người về sống với quê hương.

A! Khắp núi sông vang tiếng cười mở hội
Trời phương Nam nắng dội thanh bình
Đồng bào ơi!
Mau tiến lên đường hát ca
Sông núi này là của ta
Ruộng ta lên xanh cho dân ta no ấm
Đất nước ta giàu ta sống trong tự do

(Việt Nam Vong Quốc Ca)

Tiếng nhạc hòa với lời hát nỉ non, tha thiết đi kèm những hình ảnh giết chóc, ngục tù, nghèo đói, ly tan đã và đang xảy ra trên quê hương mình làm tôi đau nhói. Đoạn cuối trầm hùng đầy mơ ước và hy vọng. Tiếng nhạc chấm dứt đưa tôi về thực tại. Tôi đã nghẹn lời yêu cầu anh hát lại lần nữa.

Rồi anh kể cho tôi nghe chuyện ngục tù bên trong. Tôi kể anh nghe chuyện tù ngục bên ngoài. Anh em tôi cùng đau xót về chuyện người vợ một anh lính Thượng.

Chị đã gùi đứa con nhỏ, trèo đèo lội suối từ một buôn làng xa tít ở Ban Mê Thuột xuống A–30, Phú Khánh để thăm chồng khi có người cho tin là chồng chị còn sống ở trại tù A–30. Chị không có “giấy phép thăm nuôi” nên “cán bộ” không cho vào. Chị đã ăn xin quanh quất đâu đó, sống đầu đường xó chợ trong nhiều tháng và hằng ngày vẫn lẩn quẩn ở cửa trại tù. Một buổi chiều nọ, “cán bộ” không muốn thấy mặt chị nữa nên cho chị vào thăm chồng nhưng phải đi ngay sau giờ thăm nuôi và không được quanh quẩn gần trại tù nữa, nếu không họ sẽ nhốt chồng chị vào hầm tối. Chị vào nấu được cho chồng nồi cơm nhỏ với số gạo chị xin được trong nhiều ngày. Cả hai vợ chồng nhìn nhau nước mắt lưng tròng. Màn đêm sắp tới và giờ thăm nuôi đã hết, “cán bộ” đuổi chị ra khỏi cổng. Chị ngoái cổ nhìn chồng rồi bồng con hướng về rừng núi âm u.

Anh lại hát cho tôi nghe nỗi lòng, tâm tình của những kẻ “ly hương trên chính quê hương của mình”.

Làm sao anh nói được
Mỗi lần thăm nuôi
Nhìn em tay mang tay xách
Mà lòng anh ngậm ngùi!

Lời ru xưa của mẹ
Vang vọng từng nỗi buồn xa vắng mênh mông:
“À ơi! Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”

Này khoai, này đậu, này đường
Này gạo, này mắm độn cùng hờn căm
Em mang lên để nuôi chồng
Đói cơm, lạnh áo giữa vòng khổ sai
Dù em nhan sắc tàn phai
Dù cho rau cháo qua ngày quạnh hiu
Quê nhà em phải chắt chiu
Nuôi chồng tù ngục, bao nhiêu năm rồi?

Tiễn nhau, ngày ấy, em ơi!
Bồng con em đứng giữa trời đổ mưa
Anh cười, bẹo má con thơ
Hôn em, hẹn sẽ trở về nay mai
Bao năm? Cơn ác mộng dài!
Vợ Nam, chồng Bắc đã hoài nhớ thương

Ai hay chăng: cảnh đọan trường
Ly hương trên chính quê hương của mình!
Nếu mai chết dưới đòn thù
Đau lòng thiếu phụ mỏi mòn chờ mong
Cơn binh biến có ra gì thân thế
Vì quê hương đem máu xương tưới lên cuộc sống nhọc nhằn
(Nỗi Buồn Thiếu Phụ)

Và anh hát lên tiếng lòng đau xót của những người vợ trẻ cô đơn, mơ về kỷ niệm, dưới bong trăng khuya thao thức gởi nỗi nhớ thương về chồng không có ngày về:
Đêm nay rằm trăng sáng
Trăng vườn khuya ngậm ngùi
Chói lòa màu kỷ niệm
Em nhớ chàng khôn nguôi
Đêm nay lòng thao thức
Chàng lênh đênh phương nào?
Trong hồn mơ em lạnh
Nhớ chàng đến tái tê
Đêm nay rằm trăng sáng
Trăng tàn phai lạnh lùng
Xót xa màu kỷ niệm
Em nhớ chàng mênh mông
Đêm nay nằm thao thức
Chàng đau thương nơi nào?
Trong hồn mơ em gọi
Nhớ chàng đến đớn đau

Núi một đời trầm mặc
Rừng một đời thâm nghiêm
Chàng một đời phiêu bạt
Em một đời ngóng trông
Trong vô cùng em thét
Chàng ơi! Tuyệt khúc! Chàng!
(Tuyệt Khúc Chàng)

Dưới ánh trăng trong đêm ấy, anh kể cho tôi nghe về đời sống thê thảm của những em bé ở vùng “Kinh Tế Mới” mà anh có dịp gặp và nói chuyện trong những đợt chặt cây trên rừng. Thân phận của các em có những người cha không biết là còn sống hay đã vùi thây nơi rừng thiêng, nước độc nào đó và những người mẹ vật lộn với sỏi đá khô cằn nơi đèo heo hút gió còn hẩm hiu hơn những người tù như anh và tương lai chúng một màu u tối. Anh hát cho tôi nghe Em Học Trò Vùng Kinh Tế Mới.

Em học trò, năm nay em mấy tuổi?
Đi học sao cuốc, xẻng lại cầm tay?
Nón em đâu? Mà sao em mặc áo,
Vá trăm nơi, không che kín thân gầy?

Nhà của em trên vùng kinh tế mới
Dưới chân đồi hiu hắt đế, tranh thưa
Đất xám xịt, cuốc lên toàn đá sỏi
Vũng, ao lầy đọng váng nước phèn chua.

Nhà một mái, gió lay lùa vách rạ
Bếp than nghèo, đến bữa chỉ ngô khoai
Đồng hợp tác, mẹ đi về vất vả
Nón cời che trên áo bạc sờn vai

Đau xót quá! Một đôi lần mẹ nói:
“Cha một đời chiến đấu cho quê hương
Xây ảo tưởng, bị lũ người phản bội
Ngăn bước cha về bên mẹ, bên em.”

Em học trò! Ngày mai em đi học
Chân không giày, cuốc, xẻng lại cầm tay
Chế độ đưa em đến trường để tập
Quen nỗi nhọc nhằn của tổ quốc tương lai
(Em Học Trò Vùng Kinh Tế Mới)

Tôi đã thực sự ngạc nhiên với lời kết mai mỉa nhưng rất xác thực trong bài hát. Lời than của người tù cho em học trò vùng “kinh tế mới“ cũng là lời chung cho cả dân tộc dưới “ánh sáng của Đảng và niềm tin xã hội chủ nghĩa”. Tôi nhận ra là những tháng năm tù ngục đã hun đúc tâm chí anh, làm anh hoàn toàn thay đổi cách nhìn về tình người, tùnh đời. Tôi không bình phẩm về những bài hát mà nhớ lại hai câu thơ của Tam Nguyên Vị Xuyên Trần Bích San:

Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài (2)

Đêm giao thừa năm ấy tôi đưa anh lên nhà T., thằng bạn “mất dạy” đã cùng tôi chia xẻ nhiều tâm tình sau cuộc đổi đời. Chúng tôi ngồi quanh trong căn phòng nhỏ trên gác nhà T. đấu láo. Sau vài ly rượu nhỏ, anh cầm đàn hát cho chúng tôi nghe. Tiéng nhạc chậm buồn hòa theo tiếng hát đầy đau xót, ngậm ngùi, anh vẽ cho chúng tôi hình ảnh người tù trẻ ngồi trong xó tối trong một trại tù xa xôi nào đó. Trong đêm giao thừa ngồi chờ tiếng pháo, người tù mơ ước được một chén trà, nghĩ đến thân phận, nhớ về những người thân yêu nơi quê cũ và gởi tâm tình qua không gian và thời gian lắng đọng của đêm cuối năm.

Thấy hoa nở khắp núi rừng xa tít
Anh giật mình mới biết đã sang xuân
Đêm giao thừa biết lấy gì đón Tết?
Anh thở dài, khói thuốc cũng bâng khuâng

Nơi quê cũ, anh chắc em còn thức
Thắp dùm anh ngọn nến giữa đêm đen
Chiêu tưởng lại những tháng ngày cơ cực
Kiếp lưu đày vì đánh mất quê hương.

Mang trong tim trọn niềm tin, hy vọng
Một con đường không mong sống vinh thân
Anh chỉ nuốn một đời bên em, bên mẹ
Bên mái tranh chiều, nghe gió lộng ven sông

Mơ ước ấy, nay có còn đâu nữa
Cả những tháng ngày cơ khổ yêu em
Anh đã mất một thời xưa lãng mạn
Áo thư sinh, tóc nghệ sĩ bềnh bồng

Trong xó tối ngồi chờ nghe pháo Tết
Dăm ba thằng mơ ước chén trà thanh
Nghe hiu hắt trên từng manh áo bạc
Xót xa đời tuổi trẻ phủ rêu xanh

Chân học trò đã quen đời phiêu lãng
Nhưng nhà tù cướp mất tuổi xuân anh
Chiều cuối năm, mẹ chúng mình chắc khóc!
Hỏi thằng con lưu lạc đã bao năm?

Em chớ trách vì sao anh lỗi hẹn
Không trở về thăm mẹ với thăm em
Em yêu dấu, làm sao anh về được
Khi nhà tù còn mọc khắp quê hương?
(Giao Thừa Khúc)

Từ dạo ấy anh em tôi gần gũi nhau hơn. Chúng tôi chia xẻ với nhau những ý nghĩ về chế độ mà tình yêu quê hương, đất nước được chôn vùi do “tình yêu giai cấp”, những giá trị đạo đức tốt đẹp từ ngàn xưa được thay thế bằng “Đảng tính”, lấy hận thù để dày xéo quê hương. Và anh đến với tôi và bạn bè tôi bằng tình cảm chân thành, bằng sự cảm thông về những bi thương mà đất nườc và dân tộc đang trải qua.

Những đêm trăng, chúng tôi ngồi trên đống gạch đá gần nhà T., chia nhau chén trà hay ly cà phê nhỏ và chuyền cho nhau bịch thuốc rê. Những điếu thuốc sưởi ấm chân tình ngày ấy đưa chúng tôi gần nhau hơn. Chúng tôi cùng hát cho nhau nghe những ca khúc chan chứa tình người, tình nước, mặc kệ những gì xảy ra chung quanh mà chúng tôi thừa biết rằng đâu đấy cũng có vài đôi mắt rình mò bọn “phản động” chúng tôi đang làm gì. Trong những đêm trăng nồng ấm ấy, tôi buông thả hồn mình về những phương trời xa xăm nào đó, nơi mà con người còn dám nói thẳng nói thật, yêu thương và lo lắng cho nhau mà không phải được “chỉ đạo” do bất cứ ai hoặc cái “Đảng” nào.

Anh tôi về chưa được bao lâu đã phải đối mặt với thực tế phũ phàng, với đời sống và sinh kế thật khó khăn. Anh vay tiền rồi theo người quen đi vào miền Nam nuôi vịt. Công việc làm ăn thất bại, mất cả công lẫn vốn. Anh trở về với tâm trạng rã rời. Tôi thông cảm và an ủi anh bằng cách nhờ đến công sức và tiền bạc của bạn bè, anh em xây cho anh ngôi nhà nhỏ để gia đình anh có nơi ra vào.

Ngày tôi rời quê hương tôi dắt theo hai đứa em nhỏ và có gợi ý cho anh cùng đi. Anh suy nghĩ nhiều ngày cho tôi hay là dù có thoát được chế độ man rợ của Cộng Sản Việt Nam thì cuộc sống của những kẻ tha phương không biết rồi sẽ ra sao và nếu bốn anh em tôi cùng mất mạng trên biển một lần thì chắc chắn là mẹ tôi không chịu đựng nổi. Anh quyết định ở lại và muốn dành thì giờ cho vợ con anh sau bao nhiêu năm tù ngục. Anh chép vội cho tôi một ít thơ, nhạc để tôi đem theo làm hành trang như là món quà đầu tiên trong đời mà anh cho tôi. Tôi cầm lấy và đọc cho anh hai câu thơ cũ, không nhớ là ý thơ của ai, thay cho lời từ biệt.

Nếu một mai chẳng có ngày trở lại
Thì tìm em tận cuối đáy hồn anh

Anh tôi ở lại phải vào tù lần nữa vì được nhà nước mời “tái tập trung cải tạo”. Ra khỏi tù lần sau, anh thiếu người thân thiết khuyên nhủ và chia xẻ những lo âu. Nghèo túng, bất đắc chí, bị ảnh hưởng của xã hội chung quanh mà ai cũng dùng rượu để giải sầu nên anh vùi đầu vào men rượu rồi dính vào nghiện ngập. Tôi vài lần thư từ khuyên nhủ nhưng rồi cũng không làm gì được vì mỗi kẻ mỗi nơi. Anh đốt đời mình qua chén rượu rồi ra đi về thế giới vĩnh hằng trong sự đau xót của gia đình.

Những ngày mới định cư trên đất này, tôi có ý nghĩ là sẽ ghi lại những bài hát cũ vì những bài thơ và tập nhạc anh viết cho tôi đã bị hư mất trên đường vượt biển. Bao nhiêu năm đã qua, dự tính của mình cũng chẳng bao giờ thực hiện được. Tôi không có duyên với văn chương, âm nhạc, ít bạn bè và lang bạt qua nhiều tiểu bang vì sinh kế. Tôi chọn đời sống lặng lẽ, lại thiếu nhiệt thành với những hoạt động văn học, nghệ thuật nên buông xuôi. Tâm hồn tôi đã thui chột và bao mơ ước ngày cũ đã lụn tàn. Tôi hổ thẹn với chính mình là đã thiếu tích cực trong việc hoàn thành tập “Tù Khúc A30” mà tôi nghĩ là những chứng tích hùng hồn của một giai đoạn đầy đau thương của đất nước và dân tộc mà những thế hệ kế tiếp cần biết đến.

Đôi lúc đọc vài tin tức về đời sống dân chúng trong nước, lòng tôi càng tê tái hơn. Bao nhiêu năm đã qua, trừ những kẻ cầm quyền và những gia đình có thân nhân ở nước ngoài, đại đa số dân Việt nam vẫn nghèo đói. Trong khi những quốc gia chung quanh Việt nam càng hung mạnh, giàu có hơn thì Việt nam lại càng nghèo, càng lạc hậu hơn. Vì sao? Có phải vì “Đảng” vẫn tiếp tục đè đầu cưỡi cồ dân chúng? Dưới sự hướng dẫn của đám giặc Tàu, Nga, “Đảng” đã hy sinh xương máu bao nhiêu triệu dân cả Bắc lẫn Nam để trở thành nhóm “ăn mày quốc tế” và lạy lục chính kẻ mà chúng gọi là “kẻ thù Mỹ Ngụy”. Phạm Văn Đồng, tên đại diện cho tập hợp của đám đầu trộm đuôi cướp này, từng tuyên bố với báo chí Tây phương là “những kẻ bỏ nước ra đi là những tên ma cô, đĩ điếm, chây lười lao động…” thì nay chính đám đàn em quay lại xin xỏ những tên “ma cô đĩ điếm” này góp phần xây dựng quê hương. Và những đồng tiền viện trợ cho nhân dân Việt Nam nghèo đói được đám “cướp ngày” này nhét vào túi tham, dấu vào trương mục những ngân hàng ngoại quốc. Lúc thì bợ Nga, khi thì lạy Tàu, rồi cúi đầu van xin Mỹ xin viện trợ, đầu tư … mà miệng thì bô bô là vẫn “tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Cái câu chúng nói là của già Hồ, thường đem dạy cho dân chúng là “Đánh thắng giặc Mỹ ta xây dựng hơn mười lần xưa” đã được thực hiện thế nào sau 30 năm chiếm được miền Nam so với những quốc gia chung quanh? Đảng vẫn tròng cái ách “xã hội chủ nghĩa” lên đầu dân Việt để kéo lê cái cày “Mác–Lê“ cày nát quê hương. Và cái đám “cán bộ” Việt Cộng đi tới đâu thì người Việt bình thường tránh xa hơn là tránh sâu bọ.

Việc thăm lại gia đình, ngưòi thân là điều đáng quý nhưng riêng với cá nhân tôi hơn hai mươi năm đã qua, vì không muốn nhìn lại đất nước tang thương dưới sự tàn bạo man rợ của chế độ, tôi vẫn chưa trở lại thăm nhà hay nhìn mặt người thân trước phút lâm chung dù lòng rất đau xót. Sự mong chờ một ngày mà “khắp núi sông vang tiếng cười mở hội” và niềm hân hoan của những đứa con đi xa trở về trong vòng tay đất nước vẫn chưa tắt trong tôi. Đất nước chúng ta sẽ không bao giờ giàu có, no ấm, thanh bình, tự do khi chính cái Đảng cướp ấy vẫn thao túng, bán đứng tài nguyên và nhân lực quốc gia cho kẻ thù truyền kiếp.

Những ngày cuối năm sắp về, tôi ngồi ghi lại vài ca khúc cũ cho bè bạn. Những hận thù, giết chóc, ngục tù, ly tan đã xảy ra trên quê hương được nhìn qua con mắt của những người sống trong lòng chế độ. Những cảm nghĩ và tâm tình chân thành, không vẽ vời thêu thùa thoát ra từ con tim rướm máu của nhiều người đã sống, chia xẻ và nói lên những khổ đau mà đại đa số người Việt đã trải qua sau 30/04/1975. Và sau hết, tôi xin lỗi với hương hồn anh tôi là tôi đã không thực hiện được những mong ước thuở nào.

Tôi hát lên bài hát cũ - nhớ về anh và gởi lời chúc bình an của anh tôi đến cho mọi người - dù anh em tôi là những kẻ ngoại đạo, như anh đã từng hát cho chúng tôi nghe thuở nào.

Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm
Đêm nay Chúa giáng trần
Ngồi đây bên song cửa sắt
Ôi Noel! Noel!
Chúa lại về
Sao nghe bơ vơ lạc loài?
Trên tầng cao thánh giá
Chúa gục đầu thương xót
Mang vết thương vĩnh hằng

Trong căn chòi bé nhỏ
Bạn bè anh đang ngồi
Không tiệc trà, thánh lễ
Không ánh nến lung linh
Chắp tay anh nguyện cầu
Khói thuốc bay ngậm ngùi
Đêm nay Noel về
Trên phố phường xa vắng
Xin đón Chúa dùm anh

Đêm nay đêm tàn đông
Sương gieo gió lạnh lung
Chúa ra đời cơ cực
Cho thế gian yên lành
Con hát lên mừng Chúa
Bằng trái tim nhiệt thành
Con gục đầu xin Chúa
Cho Việt Nam hòa bình
(Lời Ngục Thánh)
Tù khúc A-30
Nguồn: Nguyễn Hữu

Philadelphia, Giáng Sinh năm 2005
Dường ra khỏi Basra
Kính tặng Sgt. Nguyễn Khắc Bình & gia đình


Khi tôi đặt bàn chân đầu tiên chạm xuống đất Mỹ, tôi đã để ý rất kỹ, cái cảm giác đầu tiên bao giờ cũng vậy, nó gây một ấn tượng sâu sắc lâu dài trong ký ức. Vậy mà trong giây phút đó tôi chỉ ngẩn ngơ một chút, một chút thôi rồi bị đẩy theo dòng người… Cái cảm giác bàng hoàng, sâu sắc nhất phải kể là lúc máy bay cất cánh rời Việt Nam. Khi chiếc máy bay United Airline nhấc mình rời phi đạo, tôi ý thức được mình không còn đặt chân trên mảnh đất quê hương nữa. Tôi lơ lửng, bay cao và bay cao mãi. Đột nhiên tôi có cảm giác xác thân không còn tồn tại, tôi giống như một thứ linh hồn đang lơ lửng rời bỏ trần gian.

Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này. Tôi hiểu, cha mẹ đang cắt ruột đấy, và tôi cũng đang quặn lòng phải rời bỏ gia đình để đi du học.
“Phải bám trụ.” Ba cái chữ này ám ảnh và mọc rễ trong tâm trí tôi. Nhưng mà làm thế nào để bám trụ? Để được ở lại nước Mỹ, vào quốc tịch, và sau này kéo hết gia đình sang, đó là mục tiêu tối thượng, và cũng là niềm mơ ước của cả gia đình, điều đó thật không dễ. Con đường tắt là kết hôn với người có quốc tịch. Ở ký túc xá, trong lớp, đi shopping, đi làm thêm, hay bất cứ lảo rảo nơi đâu tôi cũng dán mắt vào những đứa con gái. Tôi đoán và xác định mục tiêu, con nhỏ này còn Việt Nam quá, chắc chỉ có thẻ xanh, con nhỏ kia có vẻ Mỹ hóa chắc chắn là có quốc tịch rồi hay nó đẻ ở đây. Tôi bất kể tuổi tác, nhan sắc, trong đầu vẽ ra một cuộc tình chớp nhoáng, mà cái nào cũng kết thúc bằng một buổi lễ tuyên thệ tại sở Di Trú. Nhưng mà thực tế, chưa có lần nào tôi mở miệng làm quen, tôi vẫn đứng đó với một tâm trạng xuôi xị, hèn hèn. Tệ hơn nữa, trước mặt họ, tôi có cảm giác mình là người làm bằng thủy tinh trong suốt, họ nhìn thấy tâm địa bất chánh, những ý đồ đen tối rõ mồn một như một vết mực đen vấy bẩn khắp người. Những thằng du học sinh khác bảo, hãy coi chừng, léng phéng với họ có ngày ăn dao, ăn đạn đấy. Chúng nó bày, muốn ở lại, chỉ có nước kết hôn giả. Kết hôn giả ngốn rất nhiều tiền. Cha mẹ tôi đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản duy nhất để lo chuyện du học rồi, đánh chết tôi cũng không dám nghĩ tới tạo một gánh nặng nữa cho gia đình. Một thằng bạn khác bảo, đăng lính đi, phục vụ trong quân ngũ một thời gian vừa được quy chế vào quốc tịch, vừa được học bổng học đại học, nhất cử lưỡng tiện. Chiến tranh Iraq mới bắt đầu, nhu cầu cần lính đang cao. Và tôi, quyết định ngay, mở một con đường máu, vào quân đội để thoát hiểm.

Quyết định vào lính làm mọi người kinh ngạc. Bạn tôi nói, “Đi lính bây giờ là nhảy vô địa ngục.” Tôi cười cười, vò vò cái đầu gần như trọc lóc. Không, tôi chỉ muốn làm một cú “vượt vũ môn” thôi. Tương truyền ngày xưa có một loài cá chép, cứ ba năm thì được vượt vũ môn để hóa thành rồng. Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật.

Tôi không kể cho ai nghe về thời huấn nhục ở quân trường. Làm thế nào để từ một người dân trở thành một người lính? Nó đã tóm gọn trong hai chữ huấn nhục. Người ta huấn luyện người lính đứng vững trong mọi tình thế, kể cả khi địch bắt, bị tra khảo và chịu nhục hình.

Tôi gửi cho gia đình một tấm hình lễ mãn khóa. Tôi trong bộ quân phục bộ binh, vác súng, qua nhiều tư thế. Mẹ tôi khóc. Mẹ đã vất vả nuôi ba tôi trong tù nhiều năm. Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường. Trong thư cha viết, “Cha tôn trọng quyết định của con. Phải nhớ rằng, một ngày làm lính, cả đời là lính. Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được.” Kể từ đó, cha không viết về những chuyện đã rồi, thư cha toàn là những trang liệt kê về những ưu điểm của đủ thứ vũ khí các loại, và cách đối phó những tình thế nguy hiểm. Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì.Tôi nghĩ, những vũ khí xưa ở chiến trường Việt Nam hiện nằm trong viện bảo tàng. Chiến trường Iraq ở sa mạc, trong lòng núi, ngoài thành phố, chợ búa, và bên vệ đường. Nguy hiểm nhất là những “road bomb”. Nó chỉ là những chất nổ tự tạo, rất đơn sơ, nằm lẫn trong gạch đá, rác rến phế thải ở ven đường. Ở một nơi mà kẻ thù không những chỉ là con người, mà còn là gạch đá, rác rến, cỏ cây thì đó là nơi tối nguy hiểm. Nhưng tôi không nói với cha điều này.

Ra trường một năm đơn vị tôi mới tới phiên qua Iraq. Trước đó, chúng tôi đã được thao tập nhuần nhuyễn về chiến trường mới, thực tập trên các địa hình sa mạc Black Rock (Nevada), leo lên những mỏm núi chót vót ở những vùng thạch sơn kỳ vĩ của Arizona. Mùa Đông chúng tôi len lỏi hành quân trên những rặng núi trắng xóa trên Canada. Hè, chúng tôi xuống Texas, lang thang lạc lối trên sa mạc miền viễn tây, chịu đựng cái nóng và khát cả tuần để tự mưu sinh thoát hiểm. Bộ chỉ huy đơn vị nói, phải biết sinh tồn trong “tủ lạnh” và trên “lò nướng” để khi qua Iraq làm tụi Al- Qaeda “lé” mắt.

Chiến tranh Iraq bắt đầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 và ngày 1 tháng 5 khi viếng thăm chiến hạm USS-Abraham Lincoln ông Bush tuyên bố chiến tranh chấm dứt. Chính quyền độc tài bị lật đổ, chuẩn bị cho một nền dân chủ đang được tiến hành, mọi đảng phái đều được tham chính thông qua bầu cử. Ngày 13 tháng 12 cùng năm đó, Saddam Hussein bị bắt, hy vọng phục quốc tiêu tan.

Nhưng mà ở Iraq súng vẫn nổ khắp nơi. Từ thành phố đến thôn quê, rừng núi, sa mạc, nhà thờ, trường học, chợ búa, đâu đâu cũng có những ổ kháng cự. Nhỏ thì dăm ba người, lớn lên đến vài trăm. Thoạt trông họ là thường dân, cầm súng lên họ là giặc. Không phải dân Iraq chỉ chống Mỹ, mà xem ra họ chống nhau còn tàn tệ hơn. Quân kháng chiến có thể xả súng bắn vào chợ búa, nhà thờ, trường học, thậm chí đám cưới hay tang lễ.

Khi tôi đặt chân đến Mosul, pháo đài kiên cố nhất của đảng Baath do giáo phái Sunni phe Saddam thì giao tranh vẫn còn ác liệt.
“Sức mấy mới hết chiến tranh.” Thằng Michael Tea, tiểu đội trưởng mới của tôi nói. “Mỹ có rút hết quân thì chiến tranh vẫn còn.”

“Tại sao còn?” Tôi ngạc nhiên.

“Mày tưởng tụi Iraq chỉ có chống Mỹ hả? Tụi nó chống nhau còn dữ hơn chống Mỹ.” Thấy mắt tôi vẫn tròn xoe, nó nói. “Cùng là dân Iraq, gốc Ả Rập, cùng Hồi giáo, nhưng phe Sunni chống phe Shi’a, hai phe này lại cùng chống người Kurd ở miền Bắc, người Kurd lại chống chánh quyền Iraq bất kể phe nào cầm quyền, người Turkman cũng chống chánh quyền Iraq, chống Sunni, chống phe Shi’a, chống người Kurd, người Assyrian Christian chống hết tất cả các phe khác họ.”

“Trời ơi, nhức đầu quá.”

“Tao điên mất.” Mấy thằng trong đơn vị tôi ôm đầu la.

Tôi bình tĩnh hỏi, “Trong các nhóm, nhóm nào đông nhất?”

“Giáo phái Shi’a đông nhất, chiếm gần 60% dân số. Phái Sunni 20% đứng nhì. Thứ ba là người Kurd miền Bắc cũng khoảng 20%. Mấy nhóm còn lại chừng 3%.”

“Dễ ợt. Chỉ cần ổn định các phe phái lớn trước thì các phe nhỏ phải chịu phép thôi. Iraq sẽ thái bình”

Michael Tea cười lớn, “Chuyện đó con nít cũng biết. Nhưng mà làm sao để họ ngồi lại với nhau họa chăng chỉ có Trời mới biết.”

“Nhưng tại sao họ chống nhau?” Thằng Ted hỏi.

“Nguyên nhân bắt nguồn từ Giáo chủ Muhammad. Sinh năm 571, nhưng mãi đến năm 610, bốn mươi mốt tuổi, ngài mới bắt đầu rao giảng kinh Qur’an và thành lập Hồi giáo. Đến năm 632, ngài bị bệnh và nghĩ tới việc truyền ngôi. Bấy giờ, trong hàng tín đồ bắt đầu chia ra hai phe. Một phe theo kiểu cha truyền con nối, Giáo chủ không có con trai nên ủng hộ người con rể tên Ali Abu Talid nối ngôi. Nhưng phe khác cho rằng, Giáo chủ là người thừa sai của Chúa, vậy người đại đệ tử Abu Bakr mới đủ đạo hạnh tiếp tục ngôi vị đó. Cuộc tranh chấp dẫn tới việc Giáo chủ phải ra phán quyết cuối, nhưng cả hai phe đều không chờ được nên xảy ra bạo loạn và khi ấy đã có kẻ ra tay giết Giáo chủ. Từ đó đến nay không thấy ai thắc mắc, điều tra hung thủ đã sát hại Giáo chủ. Người ta bận lo tới việc tranh ngôi. Cho tới bây giờ kể như bất phân thắng bại.”
“Hơn cả ngàn năm trôi qua, Ali và Abu cũng không còn, ai lãnh đạo thì cũng đọc kinh Qur’an thôi, có chi mà tranh chấp.” Tôi nói.

“Đạo Hồi có một tỷ ba dân số khắp thế giới, giáo quy gắt gao, người lãnh đạo quyền hạn hơn Tổng Thống, vua chúa một nước. Chính Ali và Abu chắc cũng không ngờ, nếu biết trước họ đã tận diệt nhau chứ không chịu chia thành hai phe, di họa tới bây giờ.” Michael Tea nói, “Mày không tranh chấp, dễ thua thiệt lắm.”

Tôi vào quân đội, rồi được nhập tịch, tương lai đem cả gia đình sang, nghĩ tới cảnh đoàn tụ, tôi “lời” quá cỡ, thua thiệt chỗ nào. Tôi tiếp tục thắc mắc.
“Vậy giáo phái Sunni của Saddam thuộc dòng nào?”
“Họ là truyền nhân của đại đệ tử Abu Bakr, là thiểu số. Còn phái Ali con rể Muhammad là phái Shi’a thân Iran chiếm đa số.”

“Trời đất!” Tôi kêu lên, “Làm thế nào mà Saddam lấy thiểu số thắng đa số ?”

“Lấy bàn tay sắt.” Michael Tea trả lời tỉnh bơ. “Chính nghĩa, công lý hay gì gì nữa cũng bị đè bẹp thôi. Trong 25 năm, Saddam xử tử cả trăm ngàn người.”

“Ối trời ơi.” Cả tiểu đội kêu lên, thật kinh khủng.

Đêm đó, tôi trằn trọc nghĩ về Saddam. Iraq là một vùng đất cổ, có hai con sông Euphrates và Tigris vắt qua. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của nhân loại, bởi người ta tìm thấy dấu vết con người xưa nhất trái đất ở đây. Vì sống giữa vùng đất được bồi đắp phù sa của hai con sông nên người ta gọi nền văn minh này là nền văn minh Lưỡng Hà. Thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt được dùng làm vũ khí. Các công trình nghệ thuật kiến trúc như thành Babylon, vườn treo sau này trở thành kỳ quan thế giới cũng phát xuất từ đây. Văn hóa phát triển rực rỡ như thế nhưng dân cổ đại Iraq yếu xìu, đánh giặc dở không thể tả. Liên tiếp trải mấy ngàn năm Iraq luôn bị các chủng tộc khác xâm chiếm và cai trị. Iraq chưa bao giờ giành được độc lập, tự vẽ biên giới cho mình. Sau thế chiến thứ nhất, đế chế Ottoman thống trị Trung Đông bị Anh, Pháp, Mỹ đánh bại. Chính người Anh đã vẽ lại bản đồ cho Iraq. Nhưng Saddam và đảng Baath mới giành độc lập cho Iraq từ Anh. Như vậy kể ra Saddam là một anh hùng, chưa chắc là tội nhân. Nghĩ tới đó, không chịu nổi, tôi hỏi Michael. Nó bật cười lớn.

“Ya, ya. Saddam là anh hùng, nhưng là anh hùng của 20% dân số thôi.” Nó nạt tôi, “Ngủ đi. Sống ở đây, khóa miệng lại. Tuyên bố bậy bạ, sáng mai 60% dân số còn lại sẽ giết mày đó.”

Nhưng mà tôi vẫn không tài nào ngủ được. Nếu Saddam là người Shi’a có thể tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không độc tài, tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không xâm chiếm Kuwait, không mơ làm Thành Cát Tư Hãn thống nhất Ả Rập, tình thế sẽ khác. Và nếu tôi không mất ngủ, tình thế cũng sẽ khác.

Mới mờ sáng, đơn vị tôi nhận lệnh tới Haji Ibrahim. Đây là vùng núi cao nhất Iraq, trên 11 ngàn feet, nằm sát biên giới Iran. Bộ chỉ huy đơn vị nói, những tổ chức người Sunni đang rút về đây, họ sẽ truy quét người Kurd ra khỏi vùng núi để chiếm lấy địa bàn. Nếu để họ chiếm được khu vực này sau rất khó kiểm soát. Đây cũng có thể là con đường vận chuyển vũ khí lậu từ Iran chuyển cho khủng bố. Nhiệm vụ chúng tôi là bảo vệ người Kurd, chận đứng con đường tiếp tế vũ khí từ Iran.

Mặt trời chưa lên, ba phi đội UH-60 Black Hawk bay hàng một luân phiên thả chúng tôi xuống chân núi. Chân vừa chạm đất, chúng tôi vừa lăn vừa chạy. Phải biết biến mình thành một mục tiêu luôn luôn di động. Có thể những tay bắn tỉa của địch đang phục kích đâu đây. Cuộc hành quân bắt đầu từ giữa hai khe núi thấp nhất và tỏa ra những vùng phụ cận. Núi Iraq rừng lơ thơ, cỏ không cao quá gối, nhiều nơi chỉ có toàn đá trọc. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh, tất cả tản ra, kiểm soát những hang động trước khi tiến lên núi, chú ý hầm hố và những bãi mìn.

Tiểu đội dàn ngang, ghìm súng chầm chậm tiến lên. Kiểu đội hình này, cha tôi viết, là thế tiến nguy hiểm, vì địch nấp ở đâu đó quạt một tràng là tiểu đội tiêu. Tôi đâm sợ, thằng Michael Tea không có kinh nghiệm, đáng lẽ nên dàn hàng một tiến lên mới đúng. Tôi kêu Michael trong earphone. Nó la, “Nhìn vô ống nhắm, quan sát những điểm đen kìa.” Những điểm đen thường là những cửa hang, lấp bằng vải bạt hay ván tạp. Tôi rùn mình xuống, lò dò tiến. Mắt dán vào ống nhắm và điều chỉnh. Cái ống nhắm này tôi nài nỉ mãi mới được loại 50MM có thể phóng mục tiêu lớn ra từ 3 đến 9 lần, rất rõ. Tôi gắn ống nhắm trên khẩu M4A4 có 2 cò, vì bên dưới còn thêm bộ phận phóng lựu M203, sức công phá mạnh và xa hơn M.79 ở chiến trường Việt Nam. Tiểu đoàn trưởng nói, hành quân 2 ngày, quân trang gọn, nhẹ để dễ leo núi, không quân yểm trợ nếu có tình thế bất ngờ. Nhưng cha tôi viết, nếu đụng trận diễn tiến không lường được, cuộc hành quân có thể kéo dài. Vì vậy, hành trang của tôi nặng trĩu như một cuộc chuyển quân xa hay sắp đụng một trận lớn. Ngoài ra, cái áo khoác tactical vest nhiều túi của tôi nhét đủ thứ, 4 băng đạn dự trữ 1,800 viên, 10 quả M203, dao găm Ka-Bar bén ngót, kính hồng ngoại tuyến ban đêm, một canteen nước, hai phần MRE thức ăn liền, mặt nạ chống hơi gas vì người Kurd đã từng bị Saddam tấn công bằng hơi độc Sarin chết hàng loạt.

Lúc ngồi trên trực thăng, thấy tôi vũ trang đến tận răng, cả đội nhìn tôi như quái vật.
“Ê, mày định một mình tiêu diệt hết một tiểu đoàn hả?” Thằng Ted xỏ ngón tay tìm coi có cái túi nào còn trống trên cái áo vest phồng cứng của tôi.

“Oh! My heroes” Thằng Robert láu lỉnh, giả vờ chắp tay ngưỡng mộ. “Có mày, chắc tụi tao ở không quá.”

Tôi nổi sùng, hất tay tụi nó, nạt. “Kệ tao.” Nhưng mà nhìn lại, tôi thấy mình giống như “Cái Bang Tám Túi” thật. Đem nhiều thứ quá cũng không giống ai. Lần sau tôi sẽ rút kinh nghiệm.

Có một bàn to lớn mò mẫm bóp cái ba-lô sau lưng tôi.
“Trời ơi, nó đem theo mền nữa đây này.” Thằng Ed cười hô hố, “Mày tính định cư trên núi luôn à?”

“Câm miệng.” Tôi quát lên một tiếng, bực tức, thằng này lớ quớ khi xuống đất tôi sẽ đá cho nó một cái để đời. Nhưng mà nhìn lại, nó bự hơn, bàn tay của nó to gấp ba lần tay tôi.

Michael Tea, tiểu đội trưởng, nạt, “Shut up.” Đôi mắt nó rà một lượt, tia nhìn phát ra lửa, chúng tôi nóng ran cả người.

Có tiếng súng M4 “tạch, tạch, tạch… ” ròn rã. “Đụng rồi.” Có tiếng la sau lưng tôi. Cả bọn nằm rạp xuống. Chừng ba mươi giây, Michael ở đằng trước quay đầu ra hiệu, chúng tôi tẻ hai bên, nhường cho hai thằng mang M249 đi giữa, một thằng lui ra sau dự bị. Chúng tôi bò lên, ép sát hai bên, tiến gần cửa động. Chắc chắn có người, tôi thấy tấm bạt rung rinh, nhất định không phải dân, có lẽ tụi Baath đã đi trước một bước.

“Marhaba” Tiểu đội trưởng cầm micro gọi lớn ba, bốn lần, không ai trả lời.

Qua kính nhắm, tôi thấy tấm vải bạt nhúc nhích như có người đứng ngay sau đó. Tôi đặt tay vô cò sẵn sàng, thằng nào lú ra, tôi nả liền. “Tiên hạ thủ vi cường.” Tôi nghĩ, “Thà bắn lầm còn hơn bị bắn chết.” Tôi không muốn chết, nhất là chết ở đây. Mặc kệ ông Bush muốn xây dựng dân chủ hay phát huy tự do gì gì đó, tôi không “ke”. Tụi Iraq có chết khô trên giếng dầu, tôi cũng không “ke”. Tôi chỉ muốn sống để trở về. Để mơ, một ngày nào, cha mẹ em út tôi được đặt chân lên miền đất hứa.

“Hello. Hello. Anybody’s there?” Thằng Michael kêu muốn tắt hơi.

Cửa hang vén khẽ, một nhánh cây ló ra, đầu có cột một miếng vải trắng. Đầu hàng rồi, chúng tôi thở phào, không cần phải nổ súng. Nhưng vì đề cao cảnh giác, biết đâu địch trí trá khó lường, Michael vẫn kêu họ bằng tiếng Ả Rập.

Họ bắt đầu đi ra, dè dặt từng người một. A! tôi nhận ra, đây là dân quân Kurd, họ trang phục khác người Iraq, đàn ông mặc quần phùng (kiểu Thổ), áo sơ mi, đầu quấn khăn xếp, râu tóc ngắn gọn. Tất cả hai mươi bảy người, kể cả bốn đứa trẻ chỉ độ 12,13 tuổi. Trong bộ tộc Kurd, người nào vác nổi súng, người đó là lính, bất kể nam phụ lão ấu.

May quá, người Kurd ở đây, có nghĩa vùng này an toàn. Trong khi tiểu đội liên lạc cấp trên, tôi đi một vòng khảo sát.

Chỉ suy diễn từ cái hang này tôi cũng thấy vấn đề kiểm soát an ninh, hay ngăn chận sự chuyển vận vũ khí qua lại biên giới là một chuyện nan giải. Cửa hang nhỏ, nhưng càng vào trong càng rộng, khuôn viên chính giữa có thể chứa vài ngàn người. Ở giữa động có một hồ nhỏ, nước trong vắt. Họ nói, mùa Xuân tuyết trên núi tan, nước theo khe chảy xuống tích tụ nên hồ, đủ dùng quanh năm. Đàng sau còn có một cửa khác ăn thông, có thể thoát ra bằng vách khác. Cái cửa hậu này không phải do thiên nhiên mà do họ đào phá từ năm này qua năm khác mà thành. Tôi đi vòng lòng xem qua nơi ăn, chốn ở của họ. Có lẽ đây là trạm trú quân của quân du kích nên đồ đạc, bếp núc không có dấu vết đàn bà. Nồi niêu xoong chảo, ấm chén của họ có lẽ toàn là đồ từ thời Adam, Eva, cũ kỹ thấy phát sợ.

Người Kurd có mặt ở Iraq có lẽ từ thời khai thiên lập địa. Họ không phải giống dân Ả rập, không theo đạo Hồi. Sự khác biệt văn hóa, phong tục, ngôn ngữ, trang phục, biến họ thành cái gai trong mắt dân Ả Rập. Trải qua hàng ngàn năm, họ đã bị các chủng tộc, các thời đế chế, vua chúa khắp nơi truy sát. Nhưng mà, với sức chiến đấu dẻo dai, khả năng sinh tồn mạnh mẽ, họ đã trốn chạy liên tiếp từ đời này qua đời khác. Khi bị truy sát ở Iraq, họ bồng bế nhau qua Thổ, khi Thổ đánh đuổi, họ chạy qua Syria, khi bị Syria càn, họ trốn qua Iran, bị Iran đánh, họ lại chạy về Iraq. Họ sống du mục và chạy loanh hoanh khắp biên giới bốn nước. Lịch sử của người Kurd là lịch sử chạy. Cho tới bây giờ họ chưa có điểm dừng chân.

Tôi nghe nói, sau thế chiến thứ I, người Anh ký hiệp ước giúp họ thành lập quốc gia Kurd, thủ đô đáng lẽ là Mosul. Đổi lại, người Kurd ký kết cho Anh khai thác mỏ dầu lớn ở miền Bắc, lãnh địa Kurd. Hiệp định đã ký kết, năm 1927, Anh đã khai thác dầu. Nhưng quốc gia Kurd đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Không phải người Anh bội ước mà người Kurd đã bỏ mất cơ hội lập quốc có một không hai. Vì đây là thời gian, Anh cũng đang thành lập Iraq. Do trốn chạy khắp nơi, người Kurd đã bị phân hóa từ đời nào cũng không biết. Khi tiến hành việc thành lập quốc gia, người Kurd ở Thổ thích chính sách của Thổ, người Kurd ở Iran thích theo khuôn mẫu Iran, người Kurd ở Syria thích theo chế độ như Syria, người Kurd ở Iraq lại không thích ý kiến các nhóm khác. Không ai nhường ai. Mấy năm sau, Iraq tuyên bố độc lập, biên giới bao trùm luôn phần đất Kurd. Và người Kurd từ đó lại tiếp tục: Chạy.

Nghe tới đoạn này, tôi cảm thấy buồn. Mong rằng người Việt tỵ nạn khắp nơi Mỹ, Anh, Úc, Pháp, sau này trở về sẽ tránh vết xe đổ như người Kurd.

Tiểu đội ra lệnh tập hợp, chúng tôi trở vào trong hang. Một vòng tròn, nửa là Kurd, nửa Mỹ. Tiểu đoàn mới thả dù một quân nhân thông dịch tới. Người Mỹ sẽ bảo vệ người Kurd, tạm thời vẽ một khu tự trị cho họ. Từ thành phố Tikrit trở lên là khu Cấm Bay, ngoại trừ máy bay Anh Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Phía Mỹ sẽ cung cấp khí giới và huấn luyện dân quân Kurd. Đổi lại, Kurd kiểm soát và phát hiện những con đường vận chuyển vũ khí lậu qua biên giới. Vũ khí và toán huấn luyện sẽ tới sau. Nhiệm vụ chúng tôi rời khỏi nơi đây và tiếp tục hành quân sau lưng núi.

Thằng Ted chửi, Robert chửi, Ed cũng chửi, còn tôi chửi… thầm.
“Tại sao họ không để tụi mình ở lại huấn luyện?” Thằng Bob cự nự.

“Đây là lệnh. Chấm hết.” Tiểu đội trưởng kết thúc.

Chúng tôi đi vòng sau lưng núi. Núi này tiếp ngọn núi kia. Màu đá tim tím, phẳng lì, dốc cao thoai thoải. Ba-lô trên vai tôi chĩu xuống, oằn vai. Mới 17:00 tức năm giờ chiều, trời đã nhá nhem. Gió thổi buốt mặt. Chúng tôi dừng lại bên một khe trũng, mấy lùm cây thưa cao quá đầu người, che khuất một cái hang. Tôi mệt đứ đừ. Tựa vào gốc cây, tôi đứng thở dốc. Mấy thằng kia quân trang nhẹ hửng, cũng mướt mồ hôi. Khi thằng Michael chạy tới, nó xua tụi tôi như xua tà.

“Đi, đi vào trong kia kiểm soát trước.” Nó chửi te tát, “Chưa kiểm soát mà đứng đây chơi, tụi bây muốn chôn thây ở đây chắc?”

Cái thằng này có thể lên tới tướng đây. Nó không hề biết thương anh em đồng đội. Mồ hôi người ta mà nó tưởng như nước lã.

Chúng tôi chạy vào trong hang, kiểm soát. Tôi mệt muốn xỉu, từ sáng tới giờ chỉ đi và chạy, chưa có hột cơm nào. Đã vậy, đôi mắt chập chập cứ muốn ríu lại. Nếu gặp địch, tôi cũng phải ngã ra ngủ một giấc cái đã, chuyện đánh đấm tính sau.

May quá, cái hang cạn, không có người. Michael nói, khi nào chắc chắn an toàn mới được nghỉ ngơi, ăn uống. Thằng Ted giỡn, “Sao nó không nói, khi nào bắt được Bin Laden, ăn cơm cũng chưa muộn.”

“Clear.” Thằng Bob từ bên sườn chạy vòng qua nói.

“Clear.” Thằng Tom ở vách sau hay đâu đó cũng la lên trong máy.

“Clear, clear.” Hai ba tiếng nữa của ai đó vọng ra. Tiểu đội trưởng liên lạc với trung tâm hành quân rồi phân công. Chúng tôi đóng chốt ở đây. Một, hai, ba, thằng Michael chỉ tôi, Ed và Ted, ba đứa bây: chốt Một. Rồi nó khoác tay, kéo một đám theo sau, đi đóng chốt Hai. Nhưng mới vài ba bước nó quay lại, chỉ xuống chân núi.
“Đêm nay, tụi bây chia nhau canh giữ hẻm núi phía dưới. Có phát hiện gì báo ngay, không được tự ý hành động.” Nó quay qua tôi, “Còn mày, tối nay, không được làm thơ, không được ngủ.”

Chưa kịp phản đối, nó khóa miệng tôi. “Đây là lệnh.”

“Yes, sir.” Tôi gào lên, tức muốn ói máu.

Ted và Ed bảo, “Ăn cái đã, từ sáng tới giờ tao đói muốn rã ruột.” Tụi nó ăn, tôi kê đầu trên ba-lô ngủ. Có nhiều khi ngủ ngon hơn ăn gấp cả ngàn lần.

Ngủ được ba tiếng, thằng Ted lôi tôi dậy. Đổi phiên. Trời bây giờ tối đen như mực. Tôi có cảm giác bị người ta quẳng vào cái lỗ đen trong vũ trụ. Vừa nằm xuống, thằng Ed, thằng Ted đã ngủ say như chết. Tôi dụi mắt, mắt cay xè. Tôi uống một hớp nước, cũng chưa tỉnh nổi. Bây giờ thiên đường không phải là thành Babylon, không phải là vườn treo Hanging Garden, không phải ở Địa Đàng, hay trên Thiên Đàng, mà là ở trong cái mền bông mềm như nhung, mướt rượt, mượt mà. Tôi đang ước được chui đầu vào đó, đánh một giấc trăm năm.

Tiếng Michael léo nhéo trong máy. Tôi trả lời rồi lôi trong ba-lô một tấm ponchos, một lọ thuốc Alert. Thuốc này uống vào bảo đảm tỉnh như sáo suốt 48 tiếng đồng hồ. Tấm ponchos, tôi trải ra tủ đều cho hai đứa bạn. Đêm trên núi cao, sương xuống lạnh lắm.

Tôi ngồi thu lu trong bóng tối. Một chút sau mắt quen với màn đêm, tôi thấy đêm không đen như tôi tưởng. Trời trong và cao vút, đêm có ngàn sao lấp lánh, một mặt trăng lưỡi liềm chênh chếch hướng Đông. Trăng lưỡi liềm cong vút, bóng nguyệt treo ơ hờ, sắc trăng mờ nhạt lung linh làm đêm trở nên huyền ảo. Không hiểu sao trong tất cả truyện cổ Ả rập người ta chỉ thấy bầu trời và ánh trăng lưỡi liềm. Bây giờ, tôi ngó trăng. Trăng cũng ngó tôi. Mà không, trăng ngó vạn vật. Tôi cũng ngó vạn vật. Đêm thật yên tĩnh. Tôi lắng nghe tiếng gió mơn man vuốt ve lưng núi, tiếng cỏ lao xao, rì rào chen lẫn trong tiếng đập đều đặn của trái tim tôi.

Ba tiếng đồng hồ trôi qua. Tôi ngồi im trong một tư thế gần như bất động. Nhìn xuống khe núi bên dưới, bốn bề vắng tanh. Có ai biết nỗi khổ của một con sói rình mồi? Phải kiên nhẫn lắm. Tôi nhìn vào khe núi như nhìn vào một khoảng không vô định.

Hai giờ sáng. Giờ này là của thằng Ed đây. Nhưng tôi tỉnh táo lắm, cho hai đứa nó ngủ thêm một chút. Bây giờ, trăng chếch về Tây. Đêm Iraq thật huyền diệu, nhưng mà tôi vẫn nhớ một vầng trăng vằng vặc xa tít ở quê nhà.

“Trời xanh, trăng có tự bao giờ?
Ngưng chén, đêm nay hỏi một câu
Người với lên trăng, vin chẳng được
Khi đi, trăng lại mãi theo nhau.”*1

Có phải ánh trăng này từ Việt Nam đã theo tôi tới đây chăng? Còn sao nữa? Sao Hôm, sao Mai đâu? Tôi nhìn trời rồi nhìn điểm “nóng” dưới khe núi. Một vì sao đang rơi trong lùm cỏ. Sao nhấp nháy, nhấp nháy. Thật vô lý. Tôi dụi mắt mình mấy lượt. Quả thật, có một ngôi sao đang rơi trong lùm cỏ. Cái gì đó hả? Tôi chộp khẩu súng, mở kính nhắm, điều chỉnh tầm nhìn. Không phải ánh sao. Điểm sáng là ánh đèn pin đang vẫy qua, vẫy lại. Tôi lấy googles*2 nhìn, đèn tắt. Nghe tiếng lách cách, thằng Ted, thằng Ed đồng nhỏm dậy. Chúng bò lại bên tôi, thì thầm.
“What’s up?” Nó hỏi, “Cái gì vậy?”

Không đợi tôi trả lời, nhanh như cắt, nó chộp súng, quan sát qua ống kính, “Oh, men.”

Tôi gọi máy, báo cáo tình hình. Michael lệnh, theo dõi mục tiêu, khoan nổ súng. Nó báo cáo về Trung Tâm hành quân. Ba thằng tôi xác định tọa độ, theo dõi địch. Có thể đây là tụi vận chuyển vũ khí tiếp tế cho khủng bố. Có một đường hầm hay hang động bí mật nào đó đi ngang qua eo núi này. Có lối vào ắt phải có lối ra. Không biết phía trước núi có ai phát hiện gì không? Không biết số lượng vũ khí là bao nhiêu và số người tham dự đường dây này? Của tổ chức nào?

Mười phút sau, tiểu đội tôi tề tựu. Vì hang động ăn sâu trong núi, không thể tiêu diệt hết nếu chỉ tấn công bên ngoài. Các đơn vị khác cũng đang bao quanh trước và sau núi. Trung Tâm sẽ chi viện một phi đội trực thăng AH-64 Apache để tấn công cả hai cửa hang. Nếu sức kháng cự lớn, trung tâm sẽ gọi các loại F mang bomb bunker*3 yểm trợ sau.

Trong khi chờ đợi chúng tôi di chuyển vào vị trí phối hợp. Mắt tôi không rời mục tiêu. Bên dưới một toán người sắp hàng một, lặng lẽ trước và sau đẩy những thùng sắt to và dài bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi nóng ruột. Có thể là những air-missile SA-7B hay SA-14, dễ di chuyển. Cả đoàn khoảng hai mươi người đã bắt đầu đi vào cửa hang. Trời ơi! Không khéo họ sẽ mất hút trong ấy hay cố thủ sẽ khó đây. Cần phải tấn công ngay. Nhiều họng súng chĩa ngay về phía họ.

Trong phút chốc, tiếng máy bay vần vũ ngay trên đầu. Cả chục chiếc đèn cực mạnh sáng rực như ban ngày. Có tiếng loa kêu gọi đầu hàng. Phía địch bỏ chạy tán loạn. Có kẻ chạy thẳng vào hang, có kẻ trở đầu súng chĩa lên bắn máy bay. Những chiếc Apache đảo vòng vòng. Chúng tôi nổ súng bắn địch. Họ buông súng, thân xác ngã vật ra. Tai tôi không nghe thấy gì. Tiếng nổ chát chúa, liên tục. Trên không, máy bay nả những chiếc rocket AGM-114 Hellfire bay liệng vô hang. Ầm. Ầm. Những tiếng nổ lớn, mặt đất rung rinh, lửa vụt sáng chóe và những luồng khói đen bốc lên cuồn cuộn. Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp.

Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết. Những kẻ này mặt mũi bình thường, nhưng giờ đã là những cái xác vô tri. Nếu sống, có thể có một ngày nào đó dám tôi mời hắn uống café trên đường phố Baghdad. Xem chán, tôi vào hang động, nhưng bị chận lại. Người ta đang đưa những chuyên viên vũ khí tới đây. Cũng có thể có mìn hay chất nổ tự hủy đã được gài sẵn.

Đơn vị tôi được lệnh trở về, tuy cuộc hành quân vẫn còn tiếp diễn. Về sau quân đội phải khóa kín biên giới Iran, Syria ngăn chận vũ khí đổ vào Iraq.

Từ mùa Xuân năm 2004, tổ chức Al-Qaeda với Musab-al-Zarqawi, dân quân vũ trang Mahdi của phái Shi’a, phe giáo sĩ Al- Sadr, tổ chức tấn công dữ dội khắp nơi. Trong đó Musab al-Zarqawi là tên khủng bố kinh hoàng nhất. Hắn dùng kiểu hành hình thời thượng cổ, lấy lưỡi gươm Sinbab chặt đầu tất cả các con tin ngoại quốc để áp lực Mỹ rút quân vô điều kiện. Các nạn nhân trước khi chết đều sợ hãi. Nhưng những người chưa bị bắt, chưa bị chặt đầu, chưa sợ. Thế giới Hồi giáo khắp nơi cũng phản đối. Al-Zarqawi bôi nhọ Hồi giáo. Hồi giáo không man rợ như Zarqawi. Phải chống Mỹ kiểu khác. Lực lượng vũ trang Sunni tổ chức phản công mạnh mẽ ở Fallujah bắt đầu tháng 3 năm 2004, giết bốn nhân viên an ninh cung cấp lương thực của tổ chức Blackwater. Họ cột bốn cái xác vào một chiếc xe, diễu lê khắp phố phường Iraq. Chủ ý răn đe buộc Mỹ rút quân. Nhưng cách đó thất bại. Người ta nhìn thấy tổ chức Sunni dã man, cần phải tiêu diệt. Trận đánh đẫm máu với Sunni là trận 46 ngày đêm ở Fallujah. Người Mỹ so sánh với trận Mậu Thân Huế năm 1968. Mỹ mất 95 binh sĩ, và địch bỏ lại 1,350 xác chết đủ mọi sắc tộc như Chechnyan, Iran, Syrian,… Ả Rập,…… Sau tháng 11 năm 2004 trở đi, tình hình có vẻ lắng xuống.

Người Iraq xoay qua chống Mỹ theo kiểu khác: Kiểu Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ “thua” không phải trên mặt trận quân sự, mà “thua” trên mặt trận tâm lý. Chiến tranh tâm lý mở rộng. Phong trào phản chiến, những vụ Mỹ Lai được khai thác triệt để. Các tổ chức chống Mỹ, tổ chức nhân quyền đua nhau tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền. Nổi tiếng nhất là cô Lynndie England và anh lính Charles Graner của trại tù Abu-Ghraib. Bức hình nổi tiếng tình tứ nhất của họ là bức hình lột truồng sáu người tù và bắt họ chồng chéo nhau xếp thành hình Kim Tự Tháp. Thế giới phẫn nộ, người Mỹ phẫn nộ, lính Mỹ phẫn nộ, chính quyền Mỹ rất phẫn nộ, nhưng tôi không… phẫn nộ. Tôi nghi, cặp tình nhân này điên ư? Họ không biết hành động vậy là vi phạm nhân quyền, vi phạm quân kỷ à? Tù như chơi. Họ biết, nhưng vẫn làm. Và ai là người đang đứng chụp hình cho họ đấy? Một nhân vật thứ ba. Rõ ràng đây là một vụ vi phạm nhân quyền có dự mưu. Cặp Lynndie và Charles đã lãnh bao nhiêu tiền? Khác với vụ Mỹ Lai, tòa án quân sự Mỹ làm rùm beng chuyện này. Họ xử nặng và tuyên bố sẽ lôi hết các vụ vi phạm nhân quyền ra công lý.

Cuối năm 2005, chúng tôi được lệnh điều về miền Nam. Mười lăm ngàn quân nhân canh giữ an ninh cho các thùng phiếu. Tất cả các tổ chức, giáo phái, phe phía chủng tộc, ghét Mỹ hay thân Mỹ đều được mời tham chính. Tất cả do người dân quyết định bằng lá phiếu. Ông Bush tin, với cách này, mọi người đều có mặt trong chính quyền, người dân sẽ quyết định chính thể của họ. Chúng tôi nghĩ, ông Bush lầm. Mọi phe nhóm đều không có ý định hợp tác tham chính, mỗi một phe đều muốn giành lấy độc quyền cai trị và tiêu diệt đối lập. Họ muốn dùng bàn tay sắt như Saddam. Họ chống Mỹ vì Mỹ không để điều đó xảy ra.

Sau bầu cử, người Iraq mở những mặt trận mới. Họ tiêu diệt nhau tận tình. Người Sunni xả súng bắn vào chợ búa người Shi’a, 65 người chết. Người Shi’a ném bom vào đám cưới Sunni, 124 người chết. Người Sectarian (không biết từ đâu tới) đánh bom vào thánh đường Al-Askari của người Shi’a ở Samarra, 165 người chết. Người Sunni lái xe bom lao thẳng vào lãnh địa Sadr giết chết 215 người. Con số người chết tăng đều như người ta nhân các giải độc đắc lotto hàng tuần. Đây chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc nội chiến tương lai.

Đầu năm 2007, ông Bush tuyên bố tăng quân, tăng chi cho cuộc chiến Iraq. Mặc, trong khi người ta phản chiến khắp nơi. Tình hình Iraq không thể ổn định, nhưng cũng không thể rút quân. Tiến thoái lưỡng nan. Mỹ rút, một cuộc nội chiến chắc chắn sẽ xảy ra. Tàn khốc còn hơn thời Saddam và chiến tranh hiện tại. Người Iraq giết người Iraq. Và mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu người Mỹ.

Giấc mơ ổn định Iraq giống như chuyện nằm mơ ban ngày. Mọi hận thù sắc tộc, tôn giáo gì đó là những mối thù truyền kiếp có thể sẽ kéo dài cho tới ngày tận thế. Đồng minh các nước lục tục rút quân về. Người Anh cũng bắt đầu giảm quân ở căn cứ Basra.

Tiểu đoàn tôi được lệnh di chuyển từ Samarra tới Basra. Khi ngang qua Baghdad chúng tôi được viếng thủ đô, thăm thắng cảnh trong 48 giờ. Nhiều người không đi, họ ở lại trong đơn vị, chỉ ra ngoài khi có nhiệm vụ. Baghdad là tụ điểm của khủng bố, phá hoại, bắt cóc, của “road bomb” và “tự sát”. Bởi đây là nơi gây nhiều tiếng vang, lấy thành tích dễ nhất. Nhưng cơ hội ngàn năm một thuở, tiểu đội tôi quyết định ra ngoài. Viếng thăm xứ Ngàn Lẻ Một Đêm là điều tối ư cần thiết.

Chúng tôi mặc thường phục, lận súng ngắn, máy định vị, rồi ra đường. Baghdad lớn lắm, người đông, có con sông Tigris bắc ngang chia thành hai khu vực. Thủ đô đầy nhà cửa dinh thự, kiến trúc cổ công phu rất đẹp, khu dân cư tầm thường đơn giản, và đường sá xây dựng rất cẩu thả. Những người trẻ mặc âu phục, đa số trung niên người già ăn vận theo truyền thống. Đàn ông mặc thawbs (áo dài chấm chân), đội mũ kufiyah (mũ úp) hoặc gutra (khăn trùm) có egals (vòng vải quấn quanh đầu). Đàn bà mặc abaya (áo đen trùm kín thân người), đầu quấn khăn choàng lớn.

Bỗng dưng, thằng Ted hỏi đố, “Thằng nào thấy đứa con gái Iraq đi giày cao gót đầu tiên, tao tặng $100 dollars.”

Cả bọn xôn xao, cười như Tết. Giải thưởng hấp dẫn đây. Nhưng làm sao kiếm ra. Bọn tôi chúi mắt vào chân tụi con gái. Thật đáng kinh ngạc. Lòng vòng nãy giờ, thấy hơn trăm đứa, chẳng có mạng nào mang giày cao gót cả. Mà đàn bà đẹp là nhờ giày cao gót. Giày cao gót làm dáng đi yểu điệu, mảnh mai. Bây giờ tôi chợt hiểu ra, trông con gái Iraq không có nét dịu dàng, mềm mại là bởi tướng đi chắc nịch, hơi giống tướng đàn ông. Đã vậy, khăn áo kín mít, trông như những con quạ di động, chẳng có gì hấp dẫn. Vòng qua nhiều đường phố, cả thành phố chỉ có một loại cây duy nhất là cây Chà là. Chúng tôi lẩn quẩn khắp nơi, đường phố Iraq rất dễ lạc, nhà cửa cây cối các nơi đều giống nhau. Chiến tranh, khủng bố, bom nổ làm khắp nơi tiêu điều. Iraq ít có nhà hàng, quán xá, café… như các thành phố khác. Tiếp xúc người dân ở đây cũng đáng ngại. Họ sợ bị nghi ngờ, bị trả thù. Chúng tôi cũng sợ hỏi trúng những người ôm bom tự sát.

Chúng tôi quyết định trở về khu trung tâm, viếng dinh Saddam. Nghe nói, Saddam cũng chán đàn bà trùm chăn, trong dinh treo toàn hình Marilyn Monroe vén váy. Nhưng mà Saddam có tới 23 cái dinh, luân phiên ngủ mỗi ngày, vậy cái nào mới có hình các kiều nữ Hollywood khỏa thân, ở truồng
“Mày tưởng Saddam có dành một cái dinh để tu chắc?”

Cả bọn cười sằng sặc.

Chúng tôi quay lại con sông Tigris, băng qua cầu. Tại đầu cầu này, năm đó, khi tiến vào Baghdad, sư đoàn 3 đã dừng lại mấy ngày chờ lệnh. Người ta đợi một sự thỏa thuận buông súng của lực lượng Vệ binh Fedayeen trung thành với Saddam, để tránh những tổn thất nhân mạng không đáng có. Lúc đó Baghdad có tin đồn, Mỹ hết đạn. Một số tay súng lập lô cốt phòng thủ ngay trên đường phố, dùng AK-47 chống xe tăng M1Abrams. Trong chiến tranh đôi lúc cũng khiến người ta chết vì những tin đồn nhảm nhí như thế.

Bốn mươi tám giờ ở Baghdad qua mau, đơn vị gấp rút chuyển quân xuống Basra. Cách 55 dặm về phía Nam Baghdad là thành Babylon. Đoàn quân xa chầm chậm qua khu vực này. Thành Babylon cổ xưa, rộng tới mười cây số vuông, nơi cách đây gần ba ngàn năm người ta đã xây dựng đền đài cung điện cao ngất để lên trời. Năm 1258, Hốt Tất Liệt đã dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm một nửa Châu Âu, rồi tràn qua Iraq. Lịch sử ghi, người Mông Cổ đi tới đâu, cái gì không cướp được là phá hủy. Kinh sách không đọc được đều bị đốt, kể cả những thứ về kiến trúc, y học, thiên văn. Ngọn lửa đốt cháy thành Babylon và tất cả sách vở hơn ba tháng mới tắt. Dân trong thành cũng chết sạch. Người Mông Cổ đã tiêu hủy cả một nền văn minh cổ xưa, phát triển rực rỡ nhất của loài người. Bây giờ, gạch đá ngổn ngang, phế tích tang thương, khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi.

“Ôi, bên bờ sông Euphrates
Thành Babylon đổ nát
Mà ta còn ngồi đây
Đàn đã lỡ lên dây
Kẻ thù còn bắt hát,
Ngợi ca về Zion
Làm sao ta hát được
Bài ca trên đất lạ…”
(Psalm 137)

Nhưng mà, đáng lẽ người Iraq phải thù Mông Cổ mới đúng. Đằng này, họ đi thù Mỹ. Tôi nghĩ, có thể bắt đầu do một sự hiểu lầm nào đó. Năm 1927, khi người Anh phát hiện mỏ dầu ở Kirkuk, lần đầu tiên khoan giếng, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Dầu bắn mạnh và phun cao như một thứ nham thạch vọt ra từ trong miệng núi lửa. Ngọn cao tới 15 mét, dầu tràn như lũ lụt. Chỉ cần một que diêm cả thành phố sẽ ra tro. Sau chín ngày, người Anh mới dập tắt được ngọn lửa. Mặc dù đó là một tai nạn, nhưng người Iraq vẫn ngờ, đó là một đòn dằn mặt. Chớ có tự ý khai thác dầu. Kỹ thuật khoan dầu, xưa nay vẫn được giữ kín như một thứ bí mật quốc phòng.

Đoàn quân xa theo quốc lộ chạy thẳng xuống Basra. Chúng tôi vượt qua nhiều khúc sông, hồ và đầm lầy. Nơi đây là bình nguyên trù phú nhất của Iraq, nhưng đất đai không màu mỡ. Cỏ lún phún thưa, gần đầm có lau sậy, có nơi có những hàng Chà là rợp bóng như hàng dừa của Bến Tre. Vùng cằn cỗi vậy mà là cái nôi của con người ư? Thủy tổ của loài người, dấu tích ông Abraham đã từng sinh sống nơi đây. Vùng đất nghèo dân khó, nông dân ở đây đi xuồng thô, ở lều vải, chẳng có ai cất nổi một căn nhà.

Bây giờ là tháng Sáu, trời vào Hè. Nhiệt độ 120F, Iraq trở thành một cái lò nướng khổng lồ. Nóng rát mặt, rộp da. Chúng tôi băng qua một khu sa mạc. Gió bắt đầu nổi lên. Bộ chỉ huy báo động, khoảng một tiếng nữa sẽ có bão. Bão sa mạc đến bất ngờ và qua cũng trong chớp mắt. Chúng tôi dừng lại và chờ đợi. Những tấm bạt, lều, ponchos được trưng dụng tối đa. Chúng tôi phủ lên những vũ khí, đạn dược và bịt chặt các nòng súng. Cá nhân đeo mặt nạ, và chui vào xe trú ẩn. Hơn một tiếng sau, bão rú. Tiếng gió rít như xé lụa tận trên cao, rồi bão ầm ầm xô tới. Một con sóng màu vàng cuồn cuộn cuốn tung đất cát ngùn ngụt lăn qua sa mạc. Chúng tôi khum đầu xuống, đất cát đổ xuống mình lộp độp nghe như tiếng mưa rào. Khi trời im bão, chúng tôi đứng lên, rũ cát, nhìn ra xa. Mặt đất như mới thay da, một màu cát mới tinh khôi trải dài ngút tận chân trời.

Cách Basra hơn 46 dặm, chúng tôi dừng lại nghỉ. Lính đua nhau nhẩy ào ào xuống, chạy vào làng. Đây là Al-Qurnah, Vườn Địa Đàng của Adam và Eva, thủy tổ của loài người. Tất cả kinh thánh viết, trong vườn Địa Đàng đầy cây trái và bát ngát hương hoa, duy chỉ có mỗi một thứ Trái Cấm của cây Tree of Life là không ăn được. Ai ăn Trái Cấm sẽ bị đuổi ra vườn Địa Đàng, tự trồng trọt để nuôi thân, rồi sẽ già và chết. Nhưng Eva hàng ngày nhìn quả Cấm trên cây và thắc mắc. Satan dụ dỗ, Chúa cấm ăn vì ăn Trái Cấm con người sẽ thông minh như Chúa, sẽ làm được những điều Chúa muốn làm. Eva cắn ngay một miếng và nàng dành một trái cho Adam. Ăn xong, khi đến trước Chúa, lần đầu tiên Adam bỗng mắc cỡ vì thấy mình lõa lồ. Chúa biết hai người đã phạm điều cấm nên đày họ ra khỏi vườn Địa Đàng…

Bây giờ, tôi cũng muốn chạy tới xem cây Tree of Life, bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ trộm cắn một Trái Cấm. Xin Chúa hãy đày tôi ra khỏi Vườn Địa Đàng hay nói đúng hơn đày tôi ra khỏi Iraq, tránh xa cuộc chiến này. Tôi chưa muốn chết, nhất là chết ở một đất nước không có dây mơ rễ má nào với tôi. Nhưng khi vào làng, tôi thấy một đám đông chùm nhum chờ đợi để chụp hình dưới cây Tree of Life. Một gốc cây sù sì không có lá, đang giơ những cành khô hiểm hóc nổi bật dưới trời xanh.

Tháng 7 năm 2007, 441 lính Anh thuộc nhóm Danish rời Basra. Đây có lẽ là nhóm thứ chín rời trại. Những chiếc trực thăng bốc họ rời căn cứ. Tôi ngó lên bầu trời nhìn cho tới lúc dấu trực thăng mất dạng. Tôi thèm có một ngày tôi cũng bay bổng để ra khỏi vùng đất Basra.

Chúng tôi đóng quân gần căn cứ Anh. Nơi này là ngoại ô bảo vệ Basra, bảo vệ các giếng dầu và hệ thống dẫn xuất, hệ thống khí đốt quan trọng của Iraq. Ngoại trừ thủ đô, đây là thành phố lớn nhất Iraq, dân số một triệu rưỡi. Basra còn nhiều ngành hóa học, công nghiệp khác. Chỉ nói về dầu, Iraq đã cung cấp 20% năng lượng cho thế giới. Trong cuộc chiến với Iran năm 1980, do lượng định sai, Iraq đã bất ngờ tấn công và bao vây nhiều làng mạc Iran, tiêu diệt hàng trăm binh sĩ. Nhưng sau đó Iran tập trung lực lượng phản công, đánh thẳng vào Basra, giết chết hàng ngàn lính Iraq, phá hủy hệ thống dẫn dầu của Basra. Tuy vậy, Saddam vẫn tuyên bố chiến thắng. Để bù đắp chiến phí và thiệt hại chiến tranh, Saddam quyết định cần phải nâng cao giá dầu gấp bốn, năm lần. Thế giới phải trả giá cho những sai lầm của Iraq. Nhưng Kuwait, một quốc gia kề cận Basra vẫn bán dầu với giá rẻ. Saddam lên án Kuwait phá giá dầu. Hơn nữa mỏ dầu Kuwait có một phần nằm dưới lòng đất Iraq. Năm 1990, Iraq xua quân xâm chiếm Kuwait. Cả thế giới nổi giận. Mỹ và đồng minh đánh vào Iraq. Trước khi rút quân, Saddam ra lệnh đổ hàng triệu thùng dầu xuống vịnh Persian và đốt 700 giếng dầu của Kuwait. Đầu năm 2003, để tử thủ Basra, Saddam cũng ra lệnh quấn mìn dầy đặc chung quanh 400 giếng dầu của Basra. Nhưng người Mỹ mua dầu bằng dollars, họ không bao giờ đi đốt tiền, dù là tiền của người khác. Mỹ bao vây giếng dầu, lính Iraq cũng không thể uống dầu để chiến đấu. Họ lục tục theo nhau kéo cờ trắng.

Chiến tranh kéo dài đến mệt mỏi. Để áp lực nước Mỹ rút quân, khối Ả Rập dùng đủ mọi cách tăng giá dầu. Thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Giá dầu nhích dần. Chính phủ mới của Iraq đã thỏa thuận ký hiệp khai thác dầu với Mỹ, Anh, Trung Quốc.

Ước mơ kết thúc cuộc chiến là ước mơ chung của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, nó là nỗi hy vọng lớn nhất của những người lính, nhiều khi còn vui hơn niềm vui chiến thắng.

Ngày 10 tháng 9 Tư lệnh chiến trường Iraq General David Petraeus tuyên bố, Hè năm tới sẽ rút 30,000 quân số. Ông Bush cũng hứa, cho phép 5,700 quân nhân từ các đơn vị được về đón Giáng Sinh. Chao ơi! Chúng tôi nhẩy cỡn vì sung sướng. Niềm vui như được ngồi trên một tấm thảm thần của xứ sở Aladin bay lượn ra khỏi nơi đây.

“Kỳ này về, tao sẽ đi học trở lại.” Thằng Ted nói, nó vào lính để được hưởng học bổng toàn phần.

“Tao sẽ ứng cử nghị viên thành phố.” Michael Tea, đúng là con nhà nòi, ba nó là Thượng nghị sĩ.

“Tao sẽ lấy vợ và đẻ một chục con.” Edward tuyên bố thẳng thừng.

Tụi tôi hè nhau thụi nó. “Ê, mày muốn quân đội phá sản vì đám con của mày à?” Ed cười hô hố.

“Còn mày?” Tụi nó quay qua tôi.

“Ước mơ lớn nhất của tao là được nhập quốc tịch, rồi bảo trợ gia đình sang.” Tôi cười ngượng nghịu.

Cả bọn vỗ vai tôi, “Ô! Chuyện nhỏ.” Chúng nó cười khuyến khích, “ Mày sẽ được như ý.”

Hôm sau, đúng vào ngày thứ Sáu, tiểu đội nhận lệnh trực. Tiểu đội trưởng huấn thị, theo báo cáo Bộ chỉ huy tuy cường độ khủng bố giảm nhẹ, nhưng số thương vong do các vụ tấn công vào mục tiêu dân sự vẫn còn nhiều. Ở Baghdad 265 người, Kirkuk 450 người,… Dự báo, khắp nơi sắp có nội chiến.

Tôi mặc kệ nội chiến. Cứ giết nhau đi. Saddam này chết, sẽ có một Saddam khác lên thay. Còn tôi sẽ rời khỏi nơi đây, bằng cách này hay cách khác.

Chúng tôi bốn thằng, hai thằng trên lô cốt, hai thằng ở ngay cổng. Vai đeo súng, mắt nhắm ra xa, chúng tôi rảo bước trước doanh trại. Đi lính, tôi ghét nhất là đi tuần và canh gác. Nhiệm vụ chán chết người. Mà trong phim mấy thằng lính gác đều là mấy thằng chết trước.

Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Trời ơi, khát. Uống bao nhiêu đi nữa, nước cũng bốc thành hơi trong bụng.Tôi nhìn qua thằng Ted, mặt mày nó khô khốc, đôi môi rộp, da đỏ bừng. Tôi tưởng tượng, chỉ cần bật tí lửa nó sẽ bốc cháy như cây đuốc sống. Nhìn nó, tôi thông cảm được tâm trạng người lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Tại sao tôi lại đổ mồ hôi và máu tại chiến trường này? Vì lý tưởng tự do dân chủ ư? Hai phần ba thế giới không có dân chủ, đâu phải chỉ mỗi mình Iraq? Vì Saddam độc tài, sở hữu vũ khí giết người hàng loạt à? Mỗi một nước thuộc thế giới thứ ba đều có một thằng lãnh đạo độc tài như thế. Hay vì dầu hỏa? Phong trào phản chiến ở tại nước Mỹ lên án, chính phủ đem sinh mạng người lính đi bảo vệ túi tiền cho các hãng dầu. Nhưng muốn ký kết hiệp ước khai thác dầu, hay hạ giá dầu có nhiều cách, không nhất thiết phải mở một cuộc chiến. Tổn phí cuộc chiến Vùng Vịnh lần I, sáu tuần lễ, ngốn hết 61 tỷ dollars, buôn bán dầu hỏa đâu giàu mau thế; chiến tranh Vùng Vịnh lần II trong 5 năm tiêu hết 577 tỷ. Thế giới nói, người Mỹ đánh giặc theo kiểu con nhà giàu. Nhưng trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ keo kiệt đến mức độ kinh tởm. Mỹ chi 111 tỷ cho cuộc chiến 20 năm. Lấy 111 tỷ chia cho 20, mỗi năm 5 tỷ rưỡi. Và trong thời kỳ cuối, quốc hội Mỹ đã từ chối 300 triệu dollars viện trợ để cứu lấy đồng minh.

Trưa đúng Ngọ, mặt trời đang đứng ở đỉnh đầu. Tôi đứng tỳ tay vào thành cổng, ôm chặt khẩu M4A4, đây là loại tối tân nhất, chỉ thiếu bộ phận hồng ngoại tuyến IRIS như đội đặc nhiệm. Còn cha tôi, và những người lính miền Nam chỉ được dùng loại M1 Garant hay Carbine, bắn từng phát để chống với AK-47 tối tân, hiện đại nhất Liên Xô. Dùng xe tăng M41, thiết vận xa M113 để dàn trận đánh nhau với T.54 của địch. Ví như người ta dúi cho lính miền Nam một con dao cùn trong trận tử chiến. Mãi đến sau Tết Mậu Thân, miền Nam mới được tiếp viện giới hạn M.16 và chiến xa M.48. Nhưng, đã quá muộn.

Người ta ví, chiến tranh Việt Nam là nơi tiêu thụ vũ khí thừa từ thế chiến thứ II, cứu các xưởng vũ khí Mỹ bị thua lỗ. Chiến tranh Iraq là nơi thử nghiệm những thứ vũ khí mới. Và những người lính miền Nam chết trong tay đồng minh nhiều hơn trong tay địch.

Ôi! Việt Nam. Ôi cha ơi! Những người tù sau chiến tranh bị đày đi chém tre, đẵn gỗ trên ngàn và bỏ xác trên núi rừng xa lạ.

Nước mắt tôi rơi, trái tim tôi vỡ.

“Khát quá.” Tiếng thằng Ted khàn đục. “Nước đâu?”

Nó chụp chai nước suối của thằng Ed quăng xuống, chuyền cho tôi một chai.

Không. Tôi không khát. Nước ở đây này. Nước mắt tôi rơi như mưa, và tôi đang nhấm từng giọt mằn mặn trên môi như người ta nhấm rượu.

Từ xa, một chiếc xe vận tải xuất hiện. Thằng Ted chộp ống nhìn, quan sát. Nó nói, xe giao sữa. Nó lui vào trong, ra sau cổng, lấy máy rà mìn. Tôi cũng ngó qua ống nhìn. Xe chạy băng băng. Tôi nhận ra, thằng lái xe là Abu gì đó, tôi quên mất. Nó vẫn thường giao sữa mỗi thứ Hai, thứ Năm. Nhưng hôm nay là thứ Sáu mà. Ngày thứ Sáu người Hồi giáo đồng loạt nghỉ, không có ai làm việc vào ngày này. Tôi dán mắt vào ống nhìn. “Trời ơi!” Tôi kêu lên, gần đến cổng, mà nó xả hết tốc lực.
“Xe bomb.” Tôi thất thanh kêu. Không còn kịp nữa, tôi lao ra về phía trước, đưa khẩu súng nhắm. Trong trại, đơn vị đang ăn trưa, hơn 400 lính đang ngồi đầy trong đó. Nếu bắn, thật nguy hiểm. Có thể tôi bị thương hoặc sẽ chết. Bắn thằng Abu, xe vẫn lao tới. Không suy nghĩ nữa, tôi quyết định trong nháy mắt.

Tôi bóp cò phóng lựu bên dưới khẩu M4, một quả M203 bắn vọt ra như hỏa tiễn, đâm ngay thùng xe. Tôi nhìn thấy một đường khói còn chưa tan hẳn. Một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển mặt đất. Lô cốt rung rinh. Cát và đá mịt mù. Mà lạ quá, bỗng nhiên tôi thấy mình nhẹ hửng, bay lên, bay lên cao. Tôi nhìn xuống. Ôi, thân xác tôi kia. Tôi nằm bất động. Những mảnh kim loại cắm đầy người. Chiếc xe bomb nát như tương. Thằng Abu mất xác.

Khi cả đơn vị chạy ra, tiếng xe cứu thương kêu inh ỏi. Họ khiêng xác tôi lên. Cả tiểu đội khóc cuống cuồng.

“Còn nước còn tát.” Michael đập đập tay vô xe cứu thương.

“Hãy cứu nó đi.” Tụi nó gào lên, chạy theo xe.

“Cứu cái gì?” Tôi la lên, nhưng chúng không nghe. “Tao ở đây nè.”

Bây giờ, thế giới hai nơi. Tôi bắt đầu mơ màng chìm trong giấc ngủ. Đâu đây văng vẳng bài hát tôi yêu.

“… Trả súng đạn này. Ôi, sạch nợ sông núi rồi
Tôi trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất, năm nao… ” *4

Cuối cùng thì tôi cũng tìm được con đường ra khỏi Basra.

Nov. 10/2008

NTTA







________________________________________________________________________



*1 Bài Nâng Chén Hỏi Trăng thơ Lý Bạch



*2 Kính đêm có tia hồng ngoại



*3 Bom phá hầm, hang động



*4 Bài hát Một mai giã từ vũ khí.



Ghi chú của tác giả: Tang lễ Sgt. Nguyễn Khắc Bình được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các đại diện đơn vị, đoàn thể địa phương, các cơ quan truyền thông và thứ trưởng Bộ Quốc Phòng (trên truyền hình ABC, BCS… ) Để tri ân sự hy sinh của Sgt. Nguyễn Khắc Bình, Bộ Quốc Phòng đã hoàn thành tâm nguyện NKB, bảo trợ nguyên cả gia đình anh sang Mỹ. Tôi viết truyện này với sự thành kính và xúc động trước tấm gương và tinh thần hy sinh của người lính Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ Mỹ.







Reply

Reply to all

Forward

Blog Archive