Tuesday, November 30, 2021

Saïgon: La Pagode - Givral - Continental Hotel. - Trở về quá khứ 

La Pagode
Tọa lạc tại góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do, La Pagoda là một trong những quán cà phê иổi tiếng lâu đời nhất tại Sài Gòn. Các tài liệu xưa mô tả La Pagode sang trong và mang đậm chất Paris. La Pagode năm ở địa chỉ 209 đường Tự Do, thuộc sở hữ của một ông chủ người Pháp lúc bấy giờ. Quán được trang trí theo kiểu Pháp và cũng phục vụ theo kiểu Pháp. Diện tích quán cũng không quá lớn, chỉ tầm 60m2, sức chứa chừng 10 cái bàn gỗ mặt vuông, ghế ngồi cũng bằng gỗ, rộng, có thành tựa, cửa kính dày hai mặt, khách ngồi trong quán có thể ngắm nhìn ra phía côɴԍ viên Chi Lăиg rợp bóng mát cây xanh và con đường Catinat nhộn nhịp.
Cafe La Pagode ngày xưa
La Pagode tọa lạc tại góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do
Bên trái hình là côɴԍ viên Chi Lăиg, bên phải hình là tòa nhà 7 tầng ở số 216 đường Tự Do (ngay góc đường). Nhìn qua bên kia đường cнíɴн là quán La Pagode (ngay chỗ có chữ La màu đỏ ở trong hình trên). Tòa nhà bên trái hình là khách sạn Alfaca.

Những năm 1960, 1970, La Pagode là nơi gặp gỡ thường xuyên của các nhà văи, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ. Họ cùng trò chuyện, bàn luận và trao đổi về những tác phẩm, côɴԍ việc với nhau. Không những thế, La pAgode cũng được xem là địa điểm lý tưởng cho những ai thích yên tĩnh và có tâm нồn lãng mạn, yêu thiên nhiên.
Sau năm 1975, La Pagode tồn tại được một thời gian sau đó trở thành điểm bán vé máy bay. Ngày nay, vị trí của La Pagode trở thành một phần của trung tâm thương mại Union Square.

Givral
Sài Gòn Givral nằm ở trong thương xá Eden ở ngay mặt tiền góc đường Lê Lợi – Tự Do, nơi đây không chỉ là một trong những quán cafe lâu đời nhất Sài Gòn mà còn một minh chứng cho những thăиg trầm lịch sử của nơi đây. Được khai trương vào khoảng giữa thập niên 1950 bơi một người Pháp sống lâu năm ở Việt Nam là Alain Poitier. Ngồi trong quán cafe Givral nhìn ra đối diện có thể thấy trọn Công trường Lam Sơn ở đầu đại lộ Lê Lợi, hoặc nhìn qua phía đường Tự Do có thể thấy được Continental Palace, Opera House, và sau này còn có thêm Caravelle Hotel.
Vào khoảng năm 1900, vị trí của Givral là một quán giải khát иổi tiếng “Grand Café de la Musique”. Sau đó quán cafe nhường chỗ cho tiệm тнuốc tây đầu tiên ở Sài Gòn là Pharmacie Solirène và sau này một phần nền đất đó là quán Givral
Năm 1950, tiệm тнuốc tây Pharmacie Solirène bị dở bỏ và nơi này được xây dựng cao ốc Eden được giữa đường Lê Lợi, hai bên là Tự Do và Nguyễn Huệ, và quán cafe Givral được hình thành từ đó.

Givral иổi tiếng với những món bánh ngọt tuyệt hảo. Tiệm tràn ngập ánh sáng bởi những khung cửa kính nhìn ra Nhà hát Lớn. Đây là nơi tụ tập của các nhà văи nghệ sĩ, nhà báo, “ông nghị” vào các buổi sáng, cánh phóng viên thường tụ tập ở nơi này vì nó ở ngay trước trụ sở Quốc Hội (sau 1967 là Hạ Nghị Viện). Họ thường ghé đây để nhâm nhi cà phê, trò chuyện về nhiều thứ bên lề trước khi tỏa đi khắp nơi cho côɴԍ việc riêng của mình.
Quán Givral chỉ tồn tại đến năm 2010 bởi tòa cao ốc Eden bị dở bỏ để xây dựng một trung tâm thương mại lớn. Đối với nhiều người, sự giải thể của Givral là mội sự tiếc nuối rất lớn, bởi đây là nơi ghi dấu bao ký ức của nhiều thế hệ người Sài Gòn xưa, chứng kiến những thăиg trầm lịch sử của Sài Gòn suốt hơn nửa thế kỷ.

Givral được khai trương trở lại vào năm 2012, tuy nhiên nó không còn là kiến trúc cổ điển kiểu Pháp như xưa nữa, mà thay vào đó là nội thất gỗ mang nét hoài cổ của Sài Gòn xưa nhưng hiện đại và sang trọng hơn.
Cafe Givral với diện mạo mới năm 2012

Đến năm 2013, Givral một lần nữa phải đóng cửa, cнíɴн thức chấm dứt gần 60 năm tồn tại, có lẽ là vì chi phí thuê mặt bằng tại đây quá cao.
Givral đóng cửa vào năm 2013

Continental Palace
Continental Palace là khách sạn có quy mô lớn đầu tiên tại Sài Gòn, được hoàn thành vào năm 1880 với không gian sang trọng và kiến trúc đậm chất Pháp. Ở tầng trệt của khách sạn là quán cafe theo phong cách Pháp, là địa điểm tập trung của giới thượng lưu, quý tộc và hầu hết là khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn.
Tầng trệt khách sạn Continental Palace có góc cà phê nhỏ để khách có thể nhâm nhi cà phê và ngắm Sài Gòn. Đến nay, góc cà phê này vẫn giữ nguyên



Dù xưa hay nay, con đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay) cũng luôn là tâm điểm sầm uất của Sài Gòn. Ngày nay, bên cạnh những quán cafe lâu đời thì đã xuất hiện nhiều quán cà phê, tiệm rượu, vũ trường, và chất riêng của Sài Gòn vẫn luôn trường tồn giữa phố thị nhộn nhịp.

Cuộc Trùng Phùng Hội Ngộ

Mới năm xưa, được toà cho phép ly dị, chia đôi tài sản và con cái, Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển, còn bà Âu Cơ thì dẫn 50 người con lên núi.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, năm nay hai người lại gặp nhau tại khu nhà trọ gần lò thiêu Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, TP/ Saigon. Cả hai đều già, khá tiều tụy, gương mặt không còn giữ được mấy những nét thần thoại của thuở hồng hoang.

Bà Âu Cơ dè dặt nắm lấy bàn tay gầy rộc của Lạc Long Quân, giọng cảm động:

– Ông và các con thế nào ? Cuộc sống chắc cũng cơ cực lắm?

– Thì đã hẳn. Nghề biển bây giờ khó sống lắm. Trước ra khơi xa thì còn kiếm ăn được, nhưng sau này giặc Tàu hung hãn quá, ngư dân cứ ló mặt ra là nó giết. Con mình bị chúng nó ủi chìm tàu, chết hết 10 đứa, chỉ còn 40 đứa, tôi sợ quá bèn cho chúng nó đi lao động xuất khẩu một mớ, số còn lại chỉ đánh bắt loanh quanh gần bờ, nhặt nhạnh con tôm, con cá sống qua ngày…

Bà Âu Cơ cắt ngang:

– Con ông còn được ở ngoài đời bương chải là may rồi. Con tôi đi tù gần hết. Từ ngày dẫn con lên núi làm cái nghề phá sơn lâm, tôi thấy không khá được ông ạ. Tiền bạc và gỗ quý thì chạy vào nhà các quan với lại tụi kiểm lâm, lâu lâu có bắt đi tù thì toàn là thợ rừng như đám con mình. Thấy thế tôi mới dắt mấy đứa còn lại xuống đồng bằng, cho chúng nó học lấy cái chữ những mong đổi đời. Ai dè tốt nghiệp đại học ra, không đứa nào có việc làm, toàn chạy shipper.

Lạc Long Quân nhìn sâu vào mắt vợ, ông thấy dù sao trong đôi mắt buồn dịu vợi của bà vẫn còn phảng phất đôi nét quý phái triều đình, và hỏi

– Sao bà không lo cho đứa nào vào đảng để dễ kiếm ăn?

– Vào đảng thế nào được ? Tại ông cả đấy. Thấy tên cha là Lạc Long Quân là chúng nó gạch bỏ ngay thôi, bảo xuất thân phong kiến.

– Lạ nhỉ. Lạc Long Quân gằn giọng, đôi lông mày bạc phếch chau lại, hàm râu bạc rung rung. Đúng ra họ phải ưu tiên cho con của bậc tiền nhân.

– Không dám đâu. Bà Âu Cơ nói giọng uất ức: Cái chế độ này nó thế rồi. Chỉ ôm lấy cái vỏ bọc chuyên chính vô sản nhằm giữ ghế và phục vụ cho lợi ích của thằng bạn vàng 4 tốt thôi. Nói thật chứ, nếu bây giờ Hai bà Trưng có sống dậy đánh đuổi giặc Tàu thì chúng nó cũng sẽ cho cả voi lẫn hai bà lên thớt.

Nghe nói tới chuyện chính trị, Lạc Long Quân rét run lên, bèn hỏi lảng qua chuyện khác:

– Dưng mà bà ở khu trọ này bao lâu rồi, mà hôm nay ta mới gặp nhau?

– Tôi chỉ mới tới thuê ở tạm hai ngày nay thôi, trong lúc chờ lấy tro cốt của thằng Út, ông nhớ thằng này không, cái thằng mà vừa sinh ra đã kêu “khổ, khổ” đó. Nó bị F0, người ta nhốt nó vô khu cách ly, được 7 ngày thì chết vì đói và vì bịnh nền. Bà Âu Cơ sụt sùi, đưa cái khăn tay thêu rồng phượng, mà ngày xưa ông tặng bà, lên lau nước mũi. Còn ông sao lại ở đây ?

– Tôi trọ ở đây lâu rồi, tôi ở với mấy thằng con lớn nhất của mình. Tụi nó làm đạo tỳ với lại làm công cho lò thiêu Bình Hưng Hòa này chứ đâu.

– Ồ, vậy là con mình sẽ thiêu con mình à?

– Chắc vậy đó. Lạc Long Quân khóc nấc lên: “Củi đậu đun hạt đậu, cùng sinh ra một gốc, nỡ đun nhau thế ư”. Khóc chán xong, lại nín, rồi rụt rè đề nghị: Thôi, hoàn cảnh nó thế rồi, hay là bà ở lại đây luôn, tụi mình góp gạo thổi cơm chung. Tôi thề sẽ không ly dị bà nữa.

Bà Âu Cơ ngồi lại ngay ngắn, nói giọng nghiêm trang:

– Em cũng muốn lắm, thưa Lang quân. Nhưng truyền thuyết đã bắt đôi ta phải chia lìa. Cả nước đều biết chuyện này. Chả nhẽ bây giờ ta lại bắt học sinh phải học lại là:

Lạc Long Quân và bà Âu Cơ cuối đời về sống chung với nhau, đẻ thêm 100 cái trứng…

Lạc Long Quân xem chừng hiểu ra, ông sửa lại mũ áo và nói với giọng cũng nghiêm trang không kém:

– Ái khanh nói chí phải. Mệnh trời đã đặt thế rồi, khiên cưỡng mà chi. Thôi để hôm nào hết giãn cách, ta sẽ đưa nàng đi ăn cơm tiệm một bữa, rồi mình lại chia tay vĩnh viễn…

Ngoài kia, trời đang nắng, bổng giông bão từ đâu vần vũ kéo tới và trời bắt đầu đổ mưa. Chỉ chốc nữa thôi, cái thành phố HCM khốn khổ này lại sẽ ngập đến… lưng quần.

Đỗ Ngà
NHỮNG CHIẾC ROLLS-ROYCE VÀ SỐ PHẬN CÁC ĐẠI GIA

Đầu năm 2008, Dương Thị Bạch Diệp (Giám đốc Công ty bất động sản Diệp Bạch Dương) gây xôn xao dư luận khi đặt mua chiếc Rolls-Royce Phantom màu lục tại Anh Quốc với giá trị lên tới 2,3 triệu USD, trong đó giá gốc là 1 triệu USD, còn thuế, phí là 1,3 triệu USD. Một siêu xe đắt giá nhất từ trước đến nay tại Việt nam vào thời điểm đó.

Chưa hết, để tăng thêm phần giá trị cho siêu xe đắt giá của mình Bạch Diệp về quê ở Quy Nhơn, Bình Định mua một Biển số tứ quý 7 với giá bằng hai cái sân tennis(tức là công an Bình Định cấp biển tứ quý 7 cho chiếc siêu xe của bà, đổi lại bà xây cho công an Bình Định hai sân tennis).

Qua hơn 10 năm thăng trầm cùng siêu cưng của mình nay bà phải nói lời chia tay với siêu cưng để nhận bản án chung thân với tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Để sở hữu Phantom Rồng mang biển số đuôi 88, bầu Kiên đã phải chi tới 40 tỷ đồng. Sự xuất hiện của chiếc xe này trên sân vận động Hàng Đẫy hồi giữa năm 2012 đã gây chú ý lớn trong dư luận lúc bấy giờ.

Nhưng chỉ 1 tháng sau khi Phantom Rồng xuất hiện trên sân Hàng Đẫy, bầu Kiên bị bắt về hành vi “kinh doanh trái phép” và bị tuyên án 30 năm tù, nộp phạt 75 tỷ đồng tiền trốn thuế cũng như 100 triệu đồng cho hành vi lừa đảo trong phiên xét xử cuối năm 2014.

Phải chăng, đằng sau những tài sản nghìn t, những siêu xe đắt giá nhất...đó chính là những hành vi phạm tội.

Một điều đáng lưu tâm rằng " Hầu như tất cả các trùm tội phạm trên xứ thiên đường này đều được vỗ béo, sau đó mới làm thịt".

Đây là một trong những đặc thù của xứ thiên đường mà đa số các trùm tội phạm mù mắt không nhận ra vì bị cuốn hút theo dòng chảy của những đồng tiền bẩn và hậu quả đều phải dính chưởng vào lò.

Thực ra những bản án này cũng chưa tương xứng với những hành vi mà chúng gây ra, bởi lẽ đất đai, tiền bạc của nhà nước thất thoát chính là đất đai, tiền bạc của dân đóng góp, nhưng chúng đã cấu kết với quan tham để tàn phá, vơ vét, hưởng thụ... đến lúc mập mình rồi bị thịt thì cũng chẳng có gì hối tiếc...tài sản của chúng vẫn để lại cho con cháu ăn dọng chín đời chẳng thể nào hết được, đây cũng là một lý do để chúng sẵn sàng đánh đổi mạng mình.

LT, 23.11.2021.
Facebook Lê Tiến
Một cổ nhiều tròng

Tội nghiệp cho thân phận Biden, một cổ nhiều tròng.

Ai cũng nghĩ cho quyền lợi của mình. Biden muốn "có chức" phải nghe theo họ, xúm nhau xẻ thịt phanh thây Nước Mỹ, Dân Mỹ.
Muốn yên cũng không được: lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mây bay gió cuốn còn nhiều... Ông Biden ơi!

JESSE WATTERS chỉ trích Ông, có đúng không dzậy? lên tiếng, trả lời dùm đi:

" Cuối tuần Lễ Tạ ơn, thời điểm để kiểm những phước lành của chúng ta. Nhưng nhiều người Mỹ đã tức giận trong năm nay, vì nó làm thâm thục " túi tiền" của rất nhiều người, vì sự bất tài của nhà lãnh đạo chúng ta. Joe Biden là một tổng thống tồi tệ: không hiệu quả và hoàn toàn xa rời quần chúng.

Người Mỹ cảm thấy mệt mỏi với những lời nói dối và thất hứa của Biden, và nó đang thể hiện nhiều hơn bao giờ hết. Ông ấy đạt mức chấp thuận thấp kỷ lục là 36%. Các cuộc thăm dò cho thấy các đảng viên Đảng Dân chủ không muốn ông ta tranh cử vào năm 2024, nhưng Joe hiện nói với họ rằng ông ta đang tranh cử, chỉ để cố gắng trấn an họ.

Họ lo lắng vì ông liên tục "xuống dốc". Tờ báo tồi tệ nhất của Mỹ, Washington Post, nói rằng các chiến lược gia và quan chức của Đảng Dân chủ nghi ngờ viec ông ấy tranh cử vào năm 2024. Đảng của ông ấy thậm chí còn không tin ông ấy nữa. Các chính sách của ông đang làm tổn hại đến nền kinh tế.

Lạm phát đang ở mức cao kỷ lục.

Người Mỹ không đủ tiền mua xăng.

Người Mỹ vẫn còn mắc kẹt ở Afghanistan.

Joe's đã mở cửa biên giới,

các vụ án COVID đang gia tăng,

Cướp bóc, tội phạm [đang] lộng hành trên đường phố.

Danh sách này vô tận khi nói đến những sai lầm của Biden, và tất nhiên, tất cả đều nầy Dân Mỹ phải gánh chịu. Biden đã mất đi sự tin tưởng của người dân Mỹ.

Ai siết cổ Ông mà khiến cho tồi tệ quá vậy?

Có phải Ông này không?
Hay Bà này?
hay cả hai người, kẻ nắm đầu, người cầm tay?

Hay Ngoại nhân, vì "kẹt" mà đành chịu " cá nằm trên thớt", mở miệng mắc quai!
Khiến Ông thân bại danh liệt, Ông không là số Dách nữa? ảo tưởng thôi!
Giờ đây, Ông chỉ "có chức" thôi ...

Lưu-Vĩnh-Lữ
Học ngành y khoa ở Mỹ

Việc xin vô học Y Khoa không dễ như những ngành khác. (Hình: Hannah McKay – Pool/Getty Images)

Ở Mỹ có hai loại trường Y Khoa: trường MD (Doctor of Medicine) và trường DO (Doctor of Osteopathic Medicine). Sinh viên tốt nghiệp ở hai trường này điều đủ điều kiện để dự kỳ thi lấy bằng hành nghề bác sĩ ở Mỹ (1).

Trường MD có lâu đời hơn và điều kiện xin vô học khó hơn trường DO. Cả hai điều học cùng một chương trình và kéo dài bốn năm. Song, trường DO còn phải học thêm 200 giờ OMM (Osteopathic Manual Medicine). Đây là phương pháp dùng tay để định bịnh, trị bịnh và ngừa bịnh.

Hiện giờ ở Mỹ có 154 trường MD và 38 trường DO. Năm 2020, trường MD có 20,387 người tốt nghiệp và trường DO có 7,448 sinh viên tốt nghiệp.

Việc xin vô học Y Khoa không dễ như những ngành khác. Nội việc nộp hồ sơ xin học thôi cũng đã rất phức tạp. Ngoài điểm trung bình học bạ (GPA), giấy tự giới thiệu bản thân (personal statements), giấy giới thiệu của trường, của thầy dạy, giấy chứng nhận làm thiện nguyện trong nhà thương, giấy làm việc cho bác sĩ đở đầu, giấy chứng nhận làm nghiên cứu sinh, còn có điểm thi MCAT (Medical College Admission Test).

Trong số giấy tờ nộp đơn này, điểm thi MCAT, GPA và giấy tự giới thiệu bản thân là quan trọng nhất. Trong giấy tự giới thiệu, bạn phải giải thích lý do mình muốn trở thành bác sĩ và tại sao trường sẽ chọn bạn thay vì những thí sinh khác.

Còn trong ba giấy tờ nộp đơn đó, điểm thi MCAT là quan trọng nhất. Vậy thì MCAT là cái gì? MCAT là kỳ thi trên toàn nước Mỹ để xin vào học trường Y Khoa (2). Điểm thi MCAT là điểm chuẩn dùng để lọc hồ sơ nộp đơn. Trừ một số rất ít học sinh trung học quá xuất sắc được tuyển thẳng vào trường Y (3), 99.9% phải học ít nhất hai năm dự bị Y Khoa, rồi mới đi thi MCAT.

Đây là cuộc thi không có chuyện đậu hay rớt. Vấn đề là thi được bao nhiêu điểm. Tùy số điểm thi MCAT mà trường Y sẽ gọi đi phỏng vấn. Rất ít người chỉ học hai năm dự bị rồi đi thi MCAT, 99% học hết bốn năm mới dám đi thi.

Trường Y không cần bạn tốt nghiệp bốn năm đại học. Tuy nhiên, nếu bạn tốt nghiệp Cử Nhân Toán, Triết, Văn Chương hoặc Kỹ Sư Điện, Hoá, Cơ Khí hay bất cứ bằng cấp bốn năm nào khác, đơn của bạn sẽ được cứu xét ưu tiên hơn. Nhưng nếu bạn có bằng bốn năm (BS) hoặc cao hơn (MS, PhD) (4), mà điểm thi MCAT của bạn thấp thì hồ sơ của bạn sẽ có số phận hẩm hiu.

Điều kiện bắt buộc để nộp đơn vô học Y là bạn phải có hai năm Dự Bị. Trong hai năm đó, bạn phải học: 2 lớp Vật Lý; 2 lớp Hóa Đại Cương (General Chemistry); 2 lớp Hóa Hữu Cơ (Organic Chemistry); 2 lớp Vạn Vật (Biology 1 &2) hoặc 2 lớp Sinh Hóa(Biochemistry); 2 lớp Toán (Calculus 1&2); 1 lớp Toán Xác Xuất; 2 lớp Anh Văn; 1 lớp Tâm lý Học (Psychology) và 1 lớp Xã Hội Học (Sociology). Tất cả những lớp này đều phải lấy ở trường Đại Học của Mỹ. Trường Y không nhận những tín chỉ dự bị Y Khoa lấy ở các trường ngoài nước Mỹ, dù bạn có bằng MS hoặc PhD ở trường Mỹ. Nói rõ hơn, bạn phải lấy lại phần lớn những cua căn bản như Vật Lý, Hóa Học, Vạn Vật và Sinh Hóa ở trường Mỹ.

Bài thi MCAT có bốn phần. Điểm tối đa mỗi phần là 132, thấp nhứt là 118. Như vậy, điểm lớn nhất của MCAT là 528. Điểm thấp nhất là 472. Điểm trung bình của thí sinh là 500. Điểm trung bình để vào học trường MD là 510, trường DO là 506. Cộng 4 và trừ 4 vào điểm trung bình cho ta điểm tối đa và tối thiểu MCAT của 80% sinh viên được chọn vào học. Số 4 này được tính từ công thức: 80% diện tích của Bell shape =1,285 x độ lệch chuẩn (standard of deviation), trong trường hợp này, độ lệch chuẩn trung bình của MCAT từ 2016-2020 là 3. Như vậy 1,285×3 gần bằng 4, tính như là 4 đi. Điểm tối thiểu là điểm trường dùng để lọc hồ sơ. Dưới điểm này khó được trường cứu xét hồ sơ. Sau đây là bốn phần của bài thi MCAT:

1. Căn bản Vật Lý và Hóa Học (Chemical and Physical Foundations of Biological Systems)
2. Đọc và hiểu Anh Văn (Critical Anlysis and Reasoning Skills)
3. Vạn Vật và Sinh Hóa(Biological and Biochemical Foundation of Living Systems)
4. Tâm Lý Học, Xã Hội Học và Cách ứng xử trong Vạn Vật Học (Psychological, Social, and Biological Foundations of Behavior).

Trong hai phần, Vật Lý Hóa Học và Vạn Vật Sinh hóa, 1/4 câu hỏi là câu hỏi đơn, 3/4 là đoạn văn dài, mỗi đoạn có khoảng ba câu hỏi.

MCAT là kỳ thi trên toàn nước Mỹ để xin vào học trường Y Khoa. (Hình: ULISES RUIZ/AFP via Getty Images)

Câu hỏi đơn là câu hỏi trực tiếp (stand alone) về kiến thức. Nếu bạn giỏi, bạn sẽ dể trả lời trúng. Do COVID-19, bài thi MCAT bị rút ngắn, họ bỏ tất cả các câu hỏi đơn. Tôi biết một thí sinh gốc Việt, có bằng MS of Med Science (4), thi MCAT trước COVID-19 được 506, nộp đơn chỉ được một trường kêu đi phỏng vấn, được xếp dự khuyết, nhưng không được kêu vô nhập học. Năm sau đi thi lại MCAT, vì không còn những câu hỏi đơn, chỉ thi được 502, phần đọc và hiểu tiếng Anh giảm từ 125 xuống chỉ còn 123. Thê thảm.

Đối với những thành phần thiểu số cần được nâng đỡ (người Mêxico, Mỹ gốc Phi và dân da đỏ bản xứ) hoặc gia cảnh nghèo khó, chỉ cần 499 là được kêu đi phỏng vấn. Những thành phần khác, điểm được kêu đi phỏng vấn phải trên 506 là ít nhất. Điểm trung bình để vào học Y MD thường khoảng 510. Những trường Y MD có tiếng ở Texas như Baylor hoặc UT Southwestern điểm trung bình là 514, điểm tối thiểu được họ kêu đi phỏng vấn là 510.

Đây là cuộc thi rất khó. Cách đây vài năm, tôi có đọc một bài viết của một vị phụ huynh ở California khoe đủ thứ về đứa con học trường chuyên của mình ở Việt Nam. Cậu con này chỉ mới qua Mỹ hai năm là đi thi MCAT. Cậu về nói với phụ huynh là bài thi MCAT rất dễ, chỉ cần học xong trung học ở Việt Nam là đủ sức đi thi.

Cái đó tôi cho là nói chơi, bởi 38 năm trước, tôi đã dại dột vác đầu đi thi MCAT nên tôi biết nó khó lắm. Hồi đó, thi MCAT mất hai ngày, bây giờ rút ngắn lại chỉ còn một ngày. Thi xong, bảo đảm ai cũng mệt mỏi và chỉ muốn… đi ngủ.

Điểm thi MCAT mỗi năm mỗi cao hơn. Số người nộp đơn xin học tăng mỗi năm, gắp đôi so với bốn năm về trước. Có nhiều sinh viên phải bỏ ra từ sáu tháng đến một năm để “gạo.” Đủ biết chuyện thi MCAT “sinh tử” thế nào.

Tại sao bài thi MCAT khó? Đối với học sinh sanh đẻ ở Mỹ, bài đọc và hiểu Anh Văn đã khó, học trò ngoại quốc thì phải nói trăm lần khó hơn. Đừng thấy người ta nói tiếng Anh như “bắp rang” rồi nghỉ là họ sẽ thi bài này được điểm cao. Trong giao tiếp hằng ngày, chỉ cần 200 chữ là ta có thể đủ sức “nổ” tiếng Anh, nhưng muốn thi MCAT phải cần ít nhứt 1,500 chữ.

Học sinh ngoại quốc thi phần này được từ 123 đến 124 là quá giỏi, nhưng 124 là điểm dưới trung bình. Nếu bạn không thuộc thành phần cần được nâng đỡ, dưới điểm này hồ sơ của bạn sẽ khó được cứu xét. Tiếng Mỹ gọi điểm này là điểm cut off.

Học trò gốc Việt sanh đẻ ở Mỹ, thi phần đọc Anh Văn này phần lớn được từ 124 đến 127(6). Nhưng đâu phải chỉ bài thi đọc và hiểu Anh Văn là khó thôi đâu, những bài khác cũng rất khó. Đó là những đề thi dài cả trang giấy, nội chuyện đọc không thôi là đã nhức đầu rồi, đừng nói đến trả lời mấy câu hỏi sau đó.

Các phụ huynh không nên ép con mình nếu nó không có khả năng. (Hình: Jens Schlueter/Getty Images)

Bài thi về Tâm Lý, Xã Hội cũng vậy. Đó là những đoạn văn dài bàn về các vấn đề dính líu đến Tâm Lý, Xã Hội nhưng sau đó là những câu hỏi hóc búa về các đồ biểu (graph) trong đoạn văn. Tức là nó thuộc loại problem solving. Bạn cần phải có khả năng phân tích dữ kiện để xử lý nó. Không dễ trả lời 59 câu hỏi trong 95 phút nếu bạn phải đọc tới, đọc lui để hiểu câu hỏi.

Tóm lại, bài thi MCAT là bài thi đọc tiếng Anh, loại tiếng Anh rắc rối. Nó hoàn toàn khác hẳn với những bài thi ở trường bạn học. Những câu hỏi trong bài thi này, ngoài chuyện bạn phải hiểu rất rõ câu hỏi, bạn phải biết phân tích rồi mới trả lời trúng được.

Ở Mỹ, đi học dự bị Y Khoa không có nghĩa là đi học Y Khoa. Cứ 30 người đi học dự bị, sau hai năm sẽ chỉ còn 10 người là có gan tiếp tục theo đuổi, phần còn lại phải bỏ cuộc.

Tại sao phải bỏ cuộc? Dễ hiểu thôi. Nếu bạn học toàn điểm B hoặc bị 1 đến 2 con C của “cua” Hóa Hữu Cơ (Organic Chemistry) hoặc Sinh Hóa (Biochemistry) là bắt buộc bạn phải bỏ cuộc, vì hai con C này đủ để đưa điểm trung bình GPA xuống dưới 3.7, mà dưới điểm này, đơn xin học của bạn ít khi được cứu xét.

Sau kỳ thi MCAT, thì chỉ còn hai, ba người có điểm trên 504 để nộp đơn. Ít hơn điểm này, nếu bạn không thuộc thành phần thiếu số hoặc con nhà nghèo, bạn nên đi thi lại hoặc bỏ cuộc. Trong hai, ba người còn lại nộp đơn, chỉ một người là vô được Y Khoa.

Ở tiểu bang Texas, mỗi năm có khoảng hơn 9,000 người nộp đơn, nhưng chỉ nhận chừng 1,650 người. Vì điểm MCAT là điểm chuẩn trên toàn quốc nên nó là điểm trường y dùng để lọc hồ sơ.

Nếu điểm MCAT của bạn thấp hơn điểm tối thiểu mà trường y bạn nộp đơn đặt ra, thì hồ sơ của bạn sẽ vô thùng rác (trash). Trên điểm quy định, người ta sẽ coi thêm điểm GPA rồi mấy giấy giới thiệu, đặc biệt giấy tự giới thiệu của bạn (personal statement), để quyết định có nên kêu bạn đi phỏng vấn hay không.

Trong giấy tự giới thiệu của bạn, bạn phải giải thích lý do bạn muốn trở thành bác sĩ và tại sao trường y sẽ chọn bạn thay vì các thí sinh khác. Bạn phải đọc kỹ phần mục tiêu của trường (missions statement) để viết sao cho phù hợp với mục tiêu của họ. Sau điểm MCAT, giấy tự giới thiệu của bạn ảnh hưởng rất lớn trong quyết định trường y có gọi bạn đi phỏng vấn hay không.

Nếu bạn nhận được giấy trường y mời bạn đi phỏng vấn, cơ hội bạn được nhận vô học Y Khoa tăng từ 0% lên 50%. Càng nhiều trường gọi bạn đi phỏng vấn, xác xuất được nhận càng tăng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có người được bốn trường kêu đi phỏng vấn nhưng chẳng có trường nào nhận. Mỗi một cuộc phỏng vấn sẽ dạy cho bạn kinh nghiệm để kỳ phỏng vấn tới bạn sẽ làm khá hơn.

Hồi tôi đi phỏng vấn cách đây gần 40 năm, chỉ có hai người phỏng vấn tôi. Bây giờ, số người phỏng vấn có thể tăng lên bốn người hoặc hơn nữa tùy trường. Cuộc phỏng vấn có thâu băng để hội đồng nhận sinh viên vô học xem lại nếu cần. Đây là cơ hội để trường y sẽ chọn bạn, thay vì chọn thí sinh khác khi cả hai có cùng điểm MCAT, cùng GPA.

Tài ăn nói, cách giao tế của bạn sẽ rất quan trọng trong cuộc phỏng vấn này. Người Mỹ rất giỏi trong việc tìm kiếm nhân tài. Ở Mỹ, người ta vẫn nói học trò điểm C thường làm xếp của mấy anh điểm A. Người Á Đông mình cứ cho mấy anh học giỏi ở trường là số một, Tây Phương họ nghĩ khác. Giỏi không phải chỉ giỏi Toán Lý Hóa mà nó còn phải giỏi ở cách ăn nói, giao tế hằng ngày và nhất là cách bạn xử trí nhanh trong những hoàn cảnh khó khăn.

Nên nhớ rằng, ở bất cứ xã hội nào ngoài chuyện may mắn ra, tài ăn nói và nghệ thuật giao tế vẫn là hai chìa khóa giúp bạn thành công trên đường đời. Đây là cơ hội duy nhất để bạn chứng tỏ cho trường y thấy rằng bạn là người xứng đáng được họ nhận vô học.

Tôi biết có thí sinh điểm MCAT 510, được bốn trường Y kêu đi phỏng vấn nhưng chẳng có trường nào nhận vô học. Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, những người phỏng vấn bạn sẽ ngồi xuống quyết định có nên nhận bạn vào học hay không. Do đó, cuộc phỏng vấn này rất quan trọng. Tôi sẽ không bàn về kỹ thuật trả lời phỏng vấn ở đây, vì nó là chuyện bạn phải tập luyện lâu ngày, mà cũng có thể nói, trời có cho bạn khả năng để tập hay không.

Tóm lại, việc xin học Y Khoa ở Mỹ rất khó khăn, nó không dễ như có nhiều người “nổ.” Điểm thi MCAT rất quan trọng. Muốn có điểm cao, bạn nên cố gắng học thêm tiếng Anh ngay từ thời trung học. Rèn luyện mỗi ngày để có thêm từ mới. MCAT là bài thi đọc và hiểu tiếng Anh. Không giỏi tiếng Anh không thể nào có điểm cao được. Điều quan trọng là cố gắng hết sức mình. Không bỏ cuộc. Các phụ huynh không nên ép con mình nếu nó không có khả năng. Ở đời này, thiếu gì nghề khác cũng làm ra tiền, đâu cần phải học Y.

Bác Sĩ ĐẶNG QUANG TÂM, MD

_________

(1) Muốn có bằng hành nghề bác sĩ ở Mỹ, bạn phải qua bốn giai đoạn:

(a) Thi bước 1 của USLME (US License Medical Exam) sau khi học xong năm thứ hai trường y. Bài thi này chỉ có đậu hoặc rớt, chứ không có điểm số.

(b) Thi bước 2 của USLME, phần bịnh lý (Clinical knowledge) sau khi học xong năm thứ ba. Bài thi này rất quan trọng trong việc nộp đơn xin làm nội trú. Điểm bước 2 càng cao thì cơ hội bạn xin vô được ngành chuyên môn tốt càng nhiều hơn. Hai kỳ thi bước 1 và 2 này tốn $940 cho mỗi kỳ thi.

(c) Thi bước 3 của USLME, phần định bịnh (Clinical Skill) sau khi làm xong một năm nội trú ở nhà thương, ngành chuyên môn nào cũng được, miễn là xong một năm. Kỳ thi này tốn $1,580.

(d) Sau khi đã đậu ba kỳ thi trên, bạn phải thi luật hành nghề bác sĩ ở tiểu bang bạn muốn hành nghề (Medical Jurisdiction Test). Ở tiểu bang Texas, bài thi này tốn $34. Nếu bạn học trường DO, bạn có hai chọn lựa. Hoặc thi USMLE như học trò MD, hoặc thi COMPLEX dành riêng cho học trò trường DO.

Kỳ thi này cũng có ba bước như USMLE. Mỗi bước của USMLE hoặc của COMPLEX bạn được thi tổng cộng 4 lần (ba lần trong 12 tháng), nếu bạn rớt cả 4 lần, bạn không được đi thi nữa. Nếu đó là bước 1 hoặc bước 2 của USMLE hay của COMPLEX, trường y sẽ không cho bạn tiếp tục học. Còn nếu là bước 3 thì nhà thương bạn đi làm nội trú sẽ cho bạn nghỉ việc. Bằng bác sĩ của bạn chỉ dùng đi dạy học chứ không hành nghề bác sĩ được.

Đậu xong 4 bước này bạn mới xin được giấy hành nghề bác sĩ. So với kỳ thì MCAT thì kỳ thi USLME tương đối dễ hơn, những câu hỏi thường là những câu mà tối thiểu một người bác sĩ cần phải biết, trong khi MCAT, bạn phải suy nghĩ để đoán câu trả lời. Tóm lại, bài thi USLME giống như bài thi bạn học ở trường Y, bạn hiểu rõ vấn đề là bạn trả lời trúng, không cần phải phân tích, suy đoán như bài thi MCAT.

(2) Nói rỏ hơn, dù bạn ở Cali hay New York, bạn sẽ thi cùng một bài thi, do dó điểm thi MCAT được dùng làm điểm chuẩn để so sánh. Trong khi đó, điểm GPA thay đổi tuỳ trường, tuỳ thầy dạy. Điểm GPA được nhận vào học trường y càng ngày càng cao. Hiện giờ, ở những trường công trong tiểu bang Texas, điểm GPA của những bạn được nhận vào học là từ 3.8/4.0 trở lên. Ở Mỹ người ta tính điểm bài thi thế này:

*90-100 điểm A=4.0
*80-90 điểm B=3.0
*70-80 điểm C=2.0
*60-70 điểm D=1.0
Dưới 60 điểm F(rớt)

(3) Nói là được nhận tuyển thẳng vô Y Khoa, nhưng những học sinh này cũng phải học 2 năm dự bị Y Khoa ở trường do trường Y chỉ định, phải thi MCAT và điểm MCAT phải trên 500 mới được chánh thức vô học năm thứ nhứt Y Khoa. Tóm lại, họ chỉ được bảo đảm vô trường y mà thôi. Chứ không phải học xong Trung Học là đủ “sức” vô học Y Khoa ở Mỹ. Hiện giờ, chương trình loại này gần như đã chấm dứt, vì người ta rút kinh nghiệm: học giỏi ở Trung Học, chưa chắc học giỏi ở đại học.

(4) Bác Sĩ Cử Nhân
MS Cao Học
PhD Tiến Sĩ
Trong số những người nộp đơn xin học trường y không ít người có bằng MS hoặc PhD. Chuyện này thường thôi. Lớp tôi học có sáu người có bằng PhD, một người có bằng DDS (Nha Sĩ).

(5) MS of Med Science (MS=Master of Science) là chương trình hậu đại học, kéo dài 12-18 tháng, dành cho những ai không vô được trường y. Ngoài một số giờ dạy luyện thi MCAT, phần còn lại học giống như chương trình năm thứ nhất của trường Y. Hiện giờ, có vô số trường mở chương trình này vì nhu cầu xin học Y Khoa rất lớn.

(6) Đây là sự thật đau lòng. Muốn thi phần đọc Anh Văn này, bạn phải tập luyện từ thời còn học… Trung Học. Nếu điểm thi SAT phần Anh Văn, ở Trung Học, của bạn không cao, nó là lời cảnh cáo quan trọng. (SAT là bài thi để xin học đại học, học trò lớp 11 phải thi lúc tựu trường khoảng 1 tháng). Nếu điểm Anh Văn quá thấp, bạn phải đọc báo, sách để có thêm từ (vocabulary), phải biết cách nào để hiểu ý chánh của bài văn, để từ đó có thể đoán câu trả lời. Nếu cần bạn nên bỏ tiền ghi tên học những lớp dạy thêm. Phần lớn thí sinh mà Anh Văn không phải là tiếng mẹ đẻ, không học trung học ở Mỹ, thi bài đọc và hiểu tiếng Anh chỉ được từ 120-121.

(7) Sau đây là ba câu hỏi tiêu biểu cho ý chính của bài viết này. Nên nhớ bạn chỉ có 1 phút để trả lời 1 câu hỏi mà thôi.

1-Căn cứ theo bài viết này, tỷ số được dùng đề tính số sính viên còn lại sau hai năm dự bị, sau kỳ thi MCAT và sau khi được nhận vào học trường Y là:
(A) 1/5
(B) 1/4
(C) 1/3
(D) 1/2

2-Điểm tối thiểu của bài thi Đọc và hiểu tiếng Anh để được trường Y cứu xét hồ sơ nộp đơn là:
(A) 123
(B) 124
(C) 125
(D) 126

3-Theo tác giả bài viết, câu trả lời nào dưới đây SAI về bài thi MCAT.
(A) Phần thi đọc và hiểu tiếng Anh rất khó cho thí sinh mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ dù họ sinh đẻ ở Mỹ.
(B) Phần thi Vạn Vật, Hóa Học, Sinh Hóa và Vật Lý cũng là những bài thi đòi hỏi trình độ Anh Văn cao.
(C) Phần thi Vạn Vật, Hóa Học, Sinh Hóa và Vật Lý đòi hỏi trình độ hiểu biết cao hơn chương trình dự bị Y Khoa.
(D) Phần thi Tâm Lý và Xã Hội không đòi hỏi bạn phải có trình độ chuyên môn cao về hai môn này.
(E) Chẳng có câu nào SAI cả.

TB: Tôi viết bài này cuối năm 2019 đầu 2020, nên có nhiều chi tiết đã thay đổi do điểm MCAT càng ngày càng cao. Năm nay, 2021, điểm trung bình MCAT để vào học trường MD ở Texas, đã không còn 510 nữa. Có nhiều thí sinh tôi biết, 510 cũng chỉ được một, hai trường kêu đi phỏng vấn, nhưng chẳng có trường nào nhận vô. Điểm tối thiểu của JAME students, tức là những người thuộc diện cần giúp đỡ cũng tăng từ 499 lên 502. Điều này cho biết việc xin học bác sĩ ở Mỹ càng ngày càng khó khăn hơn.

Saturday, November 27, 2021

TIN TỨC – 27/11/2021

GÓI QUÀ THỨ NHÌ ĐANG ĐƯỢC RẶN ĐẺ
Sau khi gói quà thứ nhất, 1.200 tỷ đã được vặn vẹo đủ kiểu để thông qua, phe DC đang đi rao bán gói quà thứ nhì. Nguyên thủy đây là gói quà gọi là “Chi tiêu xã hội để xây dựng lại tốt đẹp hơn”, trị giá 3.500 tỷ do cụ xã nghĩa Bernie Sanders đề nghị. Nhưng vì quá lớn, nên bị chống đối mạnh, ngay cả trong hàng ngũ các đồng chí DC. Bây giờ, cụ Biden cắt đi còn một nửa, 1.750 tỷ, hy vọng có thể thông qua. Tuy nhiên, sau khi hạ viện mau mắn thông qua thì bây giờ vẫn đang kẹt tại thượng viện, còn đang trong vòng thương thảo, đổi chác, mua chuộc, áp lực,… Chưa ai rõ cuối cùng sẽ có bao nhiêu tiền và có thông qua được không.

Cụ Biden khoe gói quà này sẽ từ trên trời rớt xuống, không tốn một xu nào hết, không tăng thuế ai hết, không gây thâm thủng ngân sách và Nhà Nước cũng không cần đi vay mượn ai hết. Kẻ này thề đây là tuyên bố thật của cụ Biden chứ không phải do kẻ này phịa ra để bôi bác cụ Biden đâu. Ai muốn tin cụ Biden thì cứ tin đi, đêm Giáng Sinh, ông già Noel sẽ chui vào nhà tặng ‘con mẹc’ cho mỗi người. Dưới đây là vài ý kiến về gói quà thứ nhì:

- Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội tính ra gói quà 1.750 tỷ sẽ tạo ra 367 tỷ thâm thủng ngân sách. Đố quý vị biết tiền bù đắp thâm thủng ở đâu ra?

- Một ủy ban chuyên gia nghiên cứu lưỡng đảng -Committee for a Responsible Federal Budget- cho biết chương trình 1.750 tỷ thật ra sẽ tốn 4.900 tỷ vì nhiều kế hoạch đã được chôn sâu, hay đánh giá thấp trong gói quà, cũng như chỉ tính chi phí ngắn hạn trong khi được dự trù sẽ tồn tại lâu dài, chẳng hạn chương trình kéo dài 10 năm nhưng tính tiền có 5 năm đầu.

NHỮNG ƯU TƯ LỚN NHẤT CỦA DÂN MỸ
Vấn đề khả năng lãnh đạo chính trị đã trở thành ưu tư quan trọng nhất của dân Mỹ, quan trọng hơn cả dịch COVID và tình trạng kinh tế bết bát hiện nay.

Thăm dò mới nhất của Gallup đã là một gáo nước lạnh xối lên đầu hói của cụ Biden, khiến cụ mất thêm một mớ tóc bạc.


BIDEN MỞ CỬA KHO DỰ TRỮ DẦU XĂNG CHIẾN LƯỢC.
Cụ Biden tuần rồi đã rình ràng cho biết sẽ cho phép lấy ra 50 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược của Mỹ để giảm áp lực trên giá dầu xăng. Nghe cũng vui. Cho đến khi nhìn lại cho kỹ:

- Trong số 50 triệu đó, 18 triệu sẽ được dành xuất cảng qua giúp Trung Cộng và Ấn Độ theo đúng giao kèo đã có;

- Chỉ có 32 triệu còn lại dành cho Mỹ, nhưng mà là dành cho các công ty cung cấp điện và gas, để giảm bớt giá điện và hơi đốt sưởi ấm trong mùa đông tới, không phải để giảm giá xăng hiện nay. Nước Mỹ xài 18,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, 32 triệu thùng sẽ đủ cho chưa tới… hai ngày!!!

Ngay sau khi tin này được loan ra, giá dầu thô trên thế giới tăng ngay 3%, vượt qua mức 82 đô một thùng, xác nhận giới tài chánh thế giới coi việc mở kho dự trữ của cụ Biden như trò đùa, sẽ chẳng thay đổi một ly số lượng dầu xăng cần thiết, và dầu xăng vẫn khan hiếm, vẫn tiếp tục tăng giá thôi.

Bơm 50 triệu thùng dầu hiển nhiên chỉ là tiểu xảo lừa thiên hạ, làm như mình đang cố gắng làm cái gì đó. Việc cần làm là đúng như TT Trump chủ trương, gia tăng sản xuất dầu nội địa thay vì tìm đủ cách chặn như ngưng xây đường dẫn dầu Keystone XL, cấm đào giếng dầu ngoài khơi biển Tây Mỹ,…, để Mỹ hết lệ thuộc vào dầu nhập cảng, hết bị chi phối bởi giá dầu thế giới luôn luôn bị các vua dầu hỏa Ả Rập, Trung Cộng và Nga thao túng.

Ở đây có chuyện vui thật ý nghĩa.

Bà bộ trưởng Năng Lượng Jennifer Granholm hùng hổ ra trước báo chí khoe cụ Biden đã tặng cho dân 50 triệu thùng dầu xăng trong kho dự trữ, giúp giảm giá xăng đáng kể trong những ngày tới. Một nhà báo táy máy hỏi bà vậy chứ 50 triệu thùng đó đủ cho dân Mỹ xài bao lâu, bà ta ú ớ. Nhà báo hỏi tiếp một ngày dân Mỹ xài bao nhiêu thùng? Bà đành thú nhận “Tôi không biết”.

Bộ trưởng lo chuyện dầu xăng đấy!

THĂM DÒ ÁC MỘNG CHO BIDEN
Trang mạng Politico đã xì ra tin văn phòng chuyên gia Fabrizio, Lee & Associates đã thăm dò về hậu thuẫn của ông Trump so với cụ Biden, và khám phá ra tại 5 tiểu bang then chốt nhất đã khiến ông Trump thất cử khít nút -bỏ qua chuyện gian lận-, hậu thuẫn của ông đã tăng mạnh, và nếu có cuộc bầu tổng thống ngay bây giờ, ông Trump sẽ đè bẹp cụ Biden tại tất cả 5 tiểu bang này, nghĩa là sẽ đắc cử tổng thống rất dễ dàng, nếu không có gian lận quy mô dĩ nhiên.
Thăm dò này có vẻ quá lạc quan, tuy thể hiện rõ hướng đi của dư luận Mỹ hiện nay. Thiên hạ càng ngày càng hối hận đã bầu cho một cụ lẩm cẩm và vô tài nhất lãnh đạo xứ đại cường này. Cái may cho cụ Biden là còn tới 3 năm để tìm phao cứu sống. Vấn đề là có tìm ra không?

Ông Trump chưa cho biết ông có ý định ra tranh cử lại năm 2024 hay không.

ANH ĐỒNG TÍNH TRỞ THÀNH THẦN TƯỢNG MỚI
Từ hai ba tuần nay, TTDC bối rối về hậu thuẫn đang rớt như sung của cụ Biden, đã lo đi tìm hay dựng lên thần tượng mới để làm bánh xe dự phòng trong tình trạng cụ Biden lọt đài thật.

Nhiều cơ quan truyền thông đã công khai thả bong bóng thăm dò, sợ cụ Biden có thể qua đời, hay bị Alhzeimer, hay không có khả năng ra tái tranh cử, xem phản ứng của quần chúng như thế nào. Khám phá ra đa số dân Mỹ cũng có những quan ngại tương tự.

Trong khi đó, hậu thuẫn của bà phó Kamala cũng không cao hơn ngọn cỏ dại.

TTDC tung ra ý kiến mới: ngôi sao mới được tung hô là anh bộ trưởng Giao Thông đồng tính Buttigieg! Theo tung hô của TTDC, năm 2024, bà Kamala có thể sẽ ra tranh cử tổng thống cùng anh đồng tính ra phó. Liên danh này sẽ là liên danh ‘lý tưởng’ của phe cấp tiến, vì sẽ thu hút được phiếu của phụ nữ, dân da màu và dân lại cái, chuyển giới,… Đây là liên minh lý tưởng nhất của khối cấp tiến. Bất kể khả năng của cả người trong liên danh cộng lại vẫn mỏng hơn tờ giấy. Khả năng bà phó Kamala? Chỉ cần nhìn vào hàng loạt 'thành tích' của bà trong gần một năm qua, và nhìn vào tỷ lệ hậu thuẫn 28% của bà. Khả năng ông bộ trưởng Giao Thông? Cứ nhìn cảnh kẹt hàng cả nước thì biết.
Buttigieg (bên trái) và ...chồng

Các cụ vẹt tị nạn nên chuẩn bị đổi bài ca, bắt đầu tung hô đồng tính là vừa.

ĐIỀU TRA THUẾ CỦA TRUMP XÌ HƠI
Công tố của New York, ông Cyrus Vance đã bỏ ra 3 năm đi rình bắt ông Trump, trên nguyên tắc về tội trốn thuế hay khai gian thuế gì đó, nhưng trên thực tế là đi mò tôm, tìm cho ra bất cứ tội gì có thể bắt được. Ông ra trát bắt công ty chuyên khai thuế cho ông Trump và tổ chức Trump Organization phải nộp giấy thuế từ 6 năm trước khi ông Trump làm tổng thống. TT Trump khi đó kiện để chống lại, nhưng thất bại, tòa phán công ty khai thuế phải nộp đủ giấy khai thuế ông Vance đòi hỏi, nhưng không cho phép công bố. Ông Vance cử không biết mấy chục hay mấy trăm chuyên gia thuế và luật thuế để đi moi rác trong suốt cả năm qua sau khi thắng kiện và có mấy vạn trang hồ sơ thuế trong tay.

Bây giờ, ông Vance còn đến cuối tháng Chạp thì hết nhiệm kỳ, phải về hưu, không còn đi câu tôm hùm Trump nữa mà về nhà đi câu cá lóc.

Vấn đề là cho đến nay, còn một tháng nữa là hết nhiệm kỳ, mà ông Vance vẫn chưa tìm ra được bất cứ một cái tội lớn nhỏ nào để truy tố ông Trump hết. Chẳng những vậy, ông Matthew Calamari, tổng giám đốc điều hành -Chief Operating Officer- của Trump Organization đã được văn phòng công tố Manhattan cho biết, ông sẽ không bị truy tố gì hết.

Theo chuyên gia luật Elie Honing của CNN (CNN chứ không phải Fox News đau các cụ ơi!), cuộc điều tra về gian lận thuế của Trump và Trump Organization coi như hạ màn và xì hơi vì mò suốt mấy năm chẳng bắt được con tép nào.

Theo nhiều chuyên gia khác, ông Trump đã cố tình làm khó làm dễ ông Vance để làm như thể ông có nhiều tội đang cố giấu diếm, để rồi ông Vance mắc bẫy, bị hố to.

Câu chuyện ngay từ đầu đã hơi lạ. Công ty khai thuế của ông Trump là một trong những công ty khai thuế lớn nhất nước, tất nhiên họ phải làm việc rất kỹ chứ đâu thể nào thông đồng giúp ông Trump trốn thuế được, nhất là từ sáu năm trước khi làm tổng thống, khi ông Trump vẫn chỉ là một trong cả vạn khách hàng của văn phòng khai thuế. Họ khai thuế cho cả vạn đại tập đoàn và đại gia, đâu phải là công ty riêng của một mình ông Trump.

Hơn nữa, trong vụ này, ngân hàng lớn nhất của Đức, Deutsche Bank, cũng bị điều tra rất kỹ vì ông Vance cho rằng ông Trump đã lừa họ bằng cách khai gian, thổi phồng trị giá các tài sản của ông để vay mượn những số tiền lớn, bạc trăm triệu đô. Nhưng cuộc điều tra ngân hàng này cũng xì hơi luôn, vì ngân hàng này cho biết họ cho ông Trump vay dựa trên định giá tài sản của ông Trump do chính các chuyên gia của ngân hàng nghiên cứu cũng như dựa trên tính khả tín tín dụng của ông Trump, chứ không dựa trên lời khai của ông Trump. Chuyện này hết sức ấu trĩ. Tất cả các anh tị nạn làm nghề môi giới bán nhà đều biết rõ ngân hàng luôn luôn có chuyên viên lượng giá nhà chứ không bao giờ tin vào trị giá do khách hàng cung cấp.

Thù ghét cá nhân đối với cá nhân ông Trump đã biến ông Vance thành một người mù quáng, kéo theo cả giàn vẹt tị nạn chạy theo hò hét, tố ông Trump cả vạn tội, bây giờ ‘làm thinh’ hết.

QUAN TÒA NGHI NGỜ CĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA VỤ ÁN 6/1/2021
Bà quan tòa liên bang của District of Columbia -thủ đô Washington- bà Dabney Friedrich đã tỏ ý nghi ngờ việc truy tố cả mấy trăm người tham gia vào cuộc biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021 đã đi quá xa khi bộ Tư Pháp của cụ Biden gán lên đầu tất cả mọi người cái tội ngăn cản pháp lý -obstruction of justice-, dựa trên lập luận những người biểu tình đã cản trở một thủ tục pháp lý của quốc hội để chính thức xác nhận người đắc cử tổng thống. Đây là tội lớn mà thủ phạm phải đi tù 20 năm. Nghĩa là bộ Tư Pháp của cụ Biden muốn tất cả 5-600 người bị bắt phải đi tù 20 năm hết. Chỉ vì tham gia một cuộc biểu không bạo động, chẳng gây thiệt hại gì, mà trong đó chỉ có đúng một người chết vì bị cảnh sát bắn (trong vụ biểu tình này, có một cảnh sát chết vì đột qụy, theo chính điều tra của cảnh sát quốc hội, và 3 người biểu tình cũng chết vì đột qụy hay tai biến não, không liên quan gì đến bạo động trong biểu tình, cho dù phe ta lúc nào cũng hô hoán cuộc biểu tình đã giết chết 5 người).

Tính trả thù, trừng phạt tàn bạo của bản án gây sốc cho nhiều quan tòa.

Bà quan tòa cho rằng việc áp dụng tội cản trở công lý không đúng theo ý định của luật. Theo bà, tội danh gây rối -harassment- khiến thủ tục pháp lý bị trì hoãn -delayed- có vẻ thích hợp hơn, và tội này có thể đưa đến án tù vài ngày đến 3 năm tù tối đa, chứ không đòi hỏi 20 năm tù.

Bộ trưởng Tư Pháp là thẩm phán Garland, người trước đây Obama bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện nhưng bị phe CH chặn. Ông này mà vào TCPV thì phe bảo thủ CH sẽ từ tử thương đến tử nạn.

NEW YORK TIMES KHUI CẬU ẤM BIDEN LEM NHEM
Báo phe ta loan tin động trời. Theo điều tra riêng của báo NYT, cậu ấm Hunter Biden bị tố đã là trung gian đứng ra dàn xếp giúp một công ty Trung Cộng mua một mỏ cobalt của Mỹ với giá 3,8 tỷ đô.

Cuộc giao dịch được thực hiện qua trung gian công ty Bohai Harvest của cậu Hunter dàn xếp cho một công ty Trung Cộng Molybdenum mua một công ty Mỹ đang khai thác cobalt tại Congo, với giá 3,8 tỷ đô.

Bohai là công ty chuyên làm môi giới, giới thiệu các công ty Trung Cộng đầu tư mua các công ty Mỹ, chính xác hơn là giúp các đại gia đỏ Tầu cộng rửa tiền tham nhũng. Cậu Hunter và hai anh bạn, trong đó có con riêng của bà vợ của John Kerry (cựu thượng nghị sĩ, cựu ngoại trưởng, cựu trung úy hải quân ở VN, bây giờ là đặc sứ lo về khí hậu cho cụ Biden) nắm giữ một phần ba cổ phần, còn lại là các đại gia TC.

Công ty này trước đây cũng đã gây xôn xao khi dàn xếp cho Nga qua trung gian của một công ty Ukraine mua một công ty Mỹ chuyên sản xuất uranium khi cụ Biden còn đang làm phó TT cho Obama.

NYT không viết rõ anh Hunter có nhờ ảnh hưởng của ông bố hay không, và cũng không ghi rõ anh ta nhận được bao nhiêu huê hồng trong vụ mua bán này.

MỸ ĐẠI LOẠN
San Francisco
Tối Thứ Sáu tuần rồi, một tiệm bán ví phụ nữ hạng siêu sang, Louis Vuitton ở Union Square, trung tâm San Francisco bị cướp vào dọn sạch tiệm.
Qua ngày hôm sau tối Thứ Bẩy, tại Walnut Creek, ngoại ô San Francisco, một đám mà cảnh sát ước lượng ít nhất 80 tên đi trong 25 chiếc xe, đã chặn nguyên một khu phố, tràn vào công khai ăn cướp tiệm Nordstrom, là tiệm bán quần áo tương đối hạng sang. Cả mấy chục tên vào tiệm khiêng cả lô quần áo ra chất lên xe đậu trước tiệm, rồi thản nhiên ra đi.

Video cho thấy không có tên nào có súng, nhưng có gậy sắt để đập cửa kính tiệm, cũng chẳng thấy một anh cảnh sát hay bảo vệ nào của tiệm ra cản.
Qua hôm sau, tối Chủ Nhật, tại thành phố siêu sang Beverly Hills, lại xẩy ra một vụ đập kính, ăn cắp bóp ví Louis Vuitton. Tuy nhiên, không may cho đám ăn cướp, đúng lúc xe cảnh sát đi tuần ngang qua, nên chúng lo tháo chạy, chưa kịp ăn cắp gì.

Chicago
Cũng ngày Chủ Nhật, tại Chicago, một đám cướp gồm 14 tên công khai đập kính một tiệm Louis Vuitton tại khu Oak Brook của Chicago, lúc 3g30 trưa trước sự hiện diện của cả ngàn người trong khu thương mại. Khiêng sạch cả tiệm.

Los Angeles
Vài hôm sau, Thứ Tư vừa qua, tới phiên một tiệm Nordstrom ở Los Angeles, bị 5 tên công khai vào khiêng bóp ví đắt tiền ra khỏi tiệm.

Santa Rosa
Cũng trong ngày Thứ Tư trên, vào lúc 11g30 sáng, một nhóm người công khai nghênh ngang vào một tiệm bán computers và iPhone của Apple tại Santa Rosa, phía bắc của San Francisco, vét sạch tiệm, trong khi khách hàng và nhân viên đứng ngẩn ngơ nhìn, không một người nào dám nhúc nhích, ngăn cản.
Trộm đang gỡ iPhones


Các tiểu bang do DC kiểm soát như Cali, Illinois, Connecticut,… đang trở thành thiên đường của cướp bóc, là chuyện xẩy ra thường xuyên, công khai, mà chẳng ai ngăn cản. Cảnh sát sau đó có điều tra và bắt lai rai cho có, nhưng bọn cướp coi như pha.

Cướp Nordstrom, Vuitton, iPhones… là loại hành động mà cụ VV Lộc nhận định “… ai nỡ lòng nào mà nổ súng bắn dân vào các tiệm tạp hóa ôm ra những mớ hàng thực sự chỉ đáng bỏ đi”. Cụ VVL ơi, nhà cụ có gắn hệ thống báo động -alarm system- không vậy? Hình như cụ ‘nghèo’ lắm, trong nhà toàn là đồ đạc thuộc loại “đáng bỏ đi” mà dân ăn cướp rất ưa thích, phải không, thưa cụ?

NỊNH DA ĐEN TỚI BẾN
Một đại học công giáo (!) trực thuộc Đại Học Columbus, tiểu bang Ohio, đã tung ra một bức tranh mới, cho thấy Đức Mẹ Maria đang ôm hôn Đức Chúa Giê-Su.

Chuyện bình thường thôi. Nhưng vấn đề là Chúa Giê-Sư trong hình không ai khác hơn là … George Floyd!!!
Đức Chúa George Floyd

Floyd là tên du thủ du thực da đen, trong lúc say xỉn ma túy, đi mua thuốc lá trả bằng tiền giả, bị bắt rồi chết sau khi bị cảnh sát đè xuống chấn cổ. Được phe cấp tiến phong Thánh. Bây giờ, sau một năm làm Thánh, đã được thăng chức, trở thành Chúa Giê-Su luôn.

Các cụ tị nạn bên Tây Âu trước đây bị sốc, khiếu nại khi thấy có người dám vẽ hình Chúa Giê-Su ban phước cho Trump, bây giờ nghĩ sao nhỉ?

VẸT BÀO CHỮA CHO BIDEN
Giá xăng tăng như chưa bao giờ thấy từ mấy chục năm nay. Thiên hạ sống ở Mỹ mà không có xe để đi lại thì là đại đại nạn. Do đó giá xăng tăng là chuyện cả nước khốn đốn. Ai cũng ngỏng mõ trông chờ Nhà Nước làm cái gì, để rồi thấy rõ Nhà Nước Biden… chẳng làm gì hết, ngồi nhìn và rằng thì là mà.

Một con vẹt tị nạn biểu diễn ngay vai trò bưng bít, bào chữa cho cụ lẩm cẩm Biden. Anh này viết “Các em có thấy hơn 7 tỷ người còn lại của cả thế giới, không hề có cơ hội để bỏ phiếu cho Dâu Bí Đần, mà vẫn phải chịu giá xăng cũng như giá cả của mọi thứ trên đất nước họ đang sống tăng vọt trong suốt năm 2021 này không?”. Ý muốn nói giá xăng tăng là đại họa của cả thế giới, không thể đổ trách nhiệm lên đầu cụ Biden được.

Nghe cũng có lý đấy. Cho đến khi nhớ lại vụ COVID tấn công. COVID đánh trên 200 nước trên thế giới, gần 260 triệu người bị nhiễm và trên 5 triệu người chết, thuộc đủ quốc tịch, khắp nơi. Cũng chuyện “hơn 7 tỷ người còn lại của cả thế giới, không hề có cơ hội để bỏ phiếu cho Trump mà vẫn phải chịu dịch COVID trong suốt năm 2020”. Thế nhưng phe ta chúi mũi sỉ vả TT Trump, cho đến giờ này vẫn còn hùng hổ viết cần truy tố Trump về tội giết nửa triệu dân Mỹ. Chứ chẳng nghe con vẹt nào giảng giải cả thế giới bị dịch đánh, Trump có ba đầu sáu tay cũng chẳng cản được và không thể bắt tội một mình Trump được.

COVID đánh cả thế giới: lỗi tại Trump.

Giá xăng tăng trên cả thế giới: cụ Biden chỉ là nạn nhân.

Vẹt lý luận một chiều cho dù lố bịch tới đâu cũng phải mang ra xài vì không có cách bào chữa nào khác.

Muốn biết ai chịu trách nhiệm về tăng giá xăng, xin mời đọc bài dưới đây:

CẬP NHẬT COVID



Tóm lược
Tình trạng vẫn không thay đổi bao nhiêu trong tuần rồi.

Số người bị nhiễm giảm nhiều tuy vẫn trên 606.000 người, so với gần 700.000 người tuần trước. Số người chết tăng từ 8.300 tuần trước lên tới 9.400 tuần rồi.

COVID mới
Cuối tuần qua, thế giới choáng váng với tin khám phá ra một biến thể mới của vi khuẩn COVID, cực độc hại, chẳng những rất dễ lây lan mà còn hoàn toàn không bị thuốc ngừa hay thuốc trị hiện hữu có thể diệt được.

Vi khuẩn mới này, mới được khám phá ra tại Phi Châu, trong hai xứ Botswana và Nam Phi, và luôn cả tại Hồng Kông. Nhiều nước và hãng máy bay liên hệ đã rục rịch trở về những biện pháp kiểm soát gắt gao.

Chính quyền Biden đã ra lệnh giới hạn du hành với 8 nước Phi Châu vùng Nam Phi. Việc này, hiển nhiên chỉ có cụ Biden mới làm được, chứ ông Trump mà giới hạn du lịch với Phi Châu thì sẽ bị đàn hặc ngay. Còn nhớ khi TT Trump giới hạn hành khách du lịch từ Tầu và Âu Châu, cụ Biden khi đó đang tranh cử, đã lớn tiếng tố cáo Trump có chính sách bài ngoại cuồng điên, hysterical xenophobia.

Thị trường chứng khoán Mỹ rúng động vì lo ngại vi khuẩn mới có thể bắt đóng cửa kinh tế thế giới trở lại, và Dow Jones cũng như Nasdaq rớt ngay hơn 1.000 điểm buổi sáng Thứ Sáu 26/11 sau khi mở cửa chợ, tuy phục hồi lại chút đỉnh và Dow Jones rớt hơn 900 điểm khi đóng cửa chợ sớm, kỷ lục rớt mạnh nhất trong năm 2021.

Âu Châu nổi loạn chống áp đặt chích ngừa
Trước đe dọa COVID tấn công mạnh qua đợt thứ tư bên Tây Âu, nhiều chính quyền đã muốn tại ban hành những biện pháp ngăn chặn gắt gao nhất, từ bắt buộc tất cả chích ngừa, đeo khẩu trang, cho tới đóng cửa kinh doanh lại.

Trước những chuẩn bị này, cả vạn dân Tây Âu đã tràn xuống đường biếu tình chống đối. đặc biệt là tại Hòa Lan, Áo Quốc, Ý, Đan Mạch,…
Bên trái: Hòa Lan; bên phải: Áo Quốc

Vũ Linh

Blog Archive