Thursday, January 28, 2010

Nạn nhân của chế độ độc tài và tư bản ‘ngậm miệng ăn tiền’

Hà Giang (Tóm lược)

Vụ xử án 4 trí thức đấu tranh dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long hôm 20 Tháng Giêng 2010 tại tòa án thành phố Sài Gòn, với bản án tổng cộng 33 năm tù giam cho 4 người, đã để lại nhiều ‘dư âm’ không chỉ với những ai là người Việt Nam.

Về bề nổi, họ là nạn nhân của chế độ độc tài đảng trị khi đòi hỏi đa nguyên đa đảng và một xã hội mà người dân có nhiều quyền tự do dân chủ hơn. Nhưng phía sau bản án ấy, họ còn là nạn nhân của giới tư bản ngoại quốc có mối quan hệ mật thiết với giới lãnh đạo Cộng Sản ở Việt Nam vì quyền lợi.

Trong một bài viết mới đây của nhà báo Greg Rushford có tựa đề ‘Crony Commies’ ông đã vạch trần bản chất tráo trở của những kẻ ‘ngậm miệng ăn tiền’ này.

Greg Rushford là chủ bút kiêm nhà xuất bản, là cựu phóng viên điều tra ở Washington, là tác giả của The Rushford Report, báo cáo về chính trị trong lãnh vực tài chính và mậu dịch quốc tế. Ông cũng tham gia với nhiều tạp chí như Far Eastern Economic Review, the Milken Institute Review, và Seafood Business. Ông đóng góp bài vở cho các báo như Wall Street Journal, cùng những ấn bản ở Á và Âu Châu của báo này.

* Khát vọng bị dập tắt
Mở đầu bài viết, nhà báo Greg Rushford nhận xét rằng, ‘Cho đến khi cơ quan an ninh đến gõ cửa nhà họ năm ngoái, Lê Công Ðịnh, Lê Thăng Long, và Trần Huỳnh Duy Thức được xem là những khuôn mặt tài năng và sáng giá nhất của lớp người trẻ chuyên nghiệp đang được thành hình tại Việt Nam.’

Ông dẫn chứng rằng Ðịnh, 41 tuổi, là một luật sư được đào tạo ở Mỹ, đã giao thiệp với những công ty bậc nhất của Việt Nam từ lúc anh ta còn trong tuổi ba mươi; là một thành viên năng nổ của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ðối với những người ái mộ Ðịnh trong giới thương mại Hoa Kỳ, anh là hiện thân của những tiến bộ của Việt Nam trên con đường trở thành một quốc gia pháp trị.’

Còn Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức là những doanh nhân trẻ trong ngành tin học, từng đóng những vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành kỹ nghệ thông tin mới nổi của Việt Nam trong thập niên vừa qua.

‘Cũng như Ðịnh, họ tạo được những mối giao hảo rất tốt với các công ty điện toán cao cấp, đặc biệt là quan hệ đối tác của họ với Cisco Systems, công ty mạng lưới (network) hàng đầu của Mỹ từ thung lũng hoa vàng Silicon (cũng là một thành viên nặng ký của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Sài Gòn). Sự nghiệp sáng sủa của ba người bạn trẻ chuyên nghiệp Việt Nam này chứng minh một niềm tin chung là đất nước thuộc thế giới thứ ba của họ có thể trở thành một xã hội ngày càng có nền kinh doanh phồn thịnh.’

Những trí thức tinh hoa này được xem là ‘một phần của một Việt Nam đang hiện đại hóa, Ðịnh, Long và Thức cũng không giấu diếm niềm tin của họ là một chính thể dân chủ đa đảng là điều tốt nhất cho đất nước. Họ mong mỏi ngày mà người dân Việt Nam, giống như những sắc dân khác trong một thế giới văn minh thượng tôn pháp luật, sẽ được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội, mà hiện giờ đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản ngăn cấm.’

Nhưng họ đã lầm, như lời nhà báo Greg Rushford khẳng định, ‘Tất nhiên, Bộ Chính Trị đảng CSVN, do những kẻ bảo thủ nắm quyền đang tranh giành nhau những vị trí chóp bu trong đại hội đảng đang gần kề, đời nào để yên cho họ.’

Và khát vọng đã bị dập tắt bằng một phiên tòa giả mạo cố hữu hôm 20 Tháng Giêng 2010 tại sài Gòn khi họ lãnh những bản án rất nặng nề.

* Những người ‘bạn’ bị bỏ rơi
Sau phiên tòa, tác giả Greg Rushford thừa nhận rằng, “Thế giới đã phản ứng rất mãnh liệt và nhanh chóng trước những bản án này. Ngày 21 Tháng Giêng, Ðại Sứ Hoa Kỳ Michael Michalak, phản kháng rằng những lời tuyên án đi ngược lại Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và đã khiến Hoa Kỳ đặt câu hỏi nghiêm trọng về cam kết tôn trọng pháp luật và cải cách của Việt Nam. Lãnh đạo của đại diện Liên Hiệp Âu Châu tại Hà Nội ban hành một công bố chung rằng phiên tòa và bản án là ‘một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam’. Ðại sứ của các nước trong Liên Hiệp Âu Châu nhấn mạnh là bản án không phù hợp với những quyền căn bản của con người là tự do tư tưởng, và tự do phát biểu ôn hòa, theo đúng quy định của Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền và Ðiều 19 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Việt Nam đã cam kết. Tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Human Rights Watch và Ân Xá Quốc Tế cũng tỏ mối quan tâm sâu sắc của họ về sự bất công của bản án.”

Thế nhưng, Greg Rushford nhận xét, “người ta thấy rõ ràng là những thân hữu cũ của Ðịnh, Long, và Thức trong giới doanh nghiệp Mỹ đã hoàn toàn im lặng. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn cương quyết từ chối không biểu lộ bất cứ một quan tâm nào, ngay cả trong bối cảnh riêng tư, về số phận của những đồng nghiệp đáng quý trước đây của họ.”

Tác giả cho rằng, ‘Ðây không phải là một chuyện ngẫu nhiên, mà là một thái độ được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong thời gian 6 tháng vừa qua, các nhà lãnh đạo của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (AmCham) đã cự tuyệt mọi yêu cầu nhận định về việc các nhà bất đồng chính kiến bị đàn áp.”

Greg Rushford dẫn chứng rằng, “Trong một e-mail tuần trước, tôi đã hỏi giám đốc điều hành AmCham tại Sài Gòn là ông có lo ngại rằng ông và các đồng nghiệp của ông đang tạo nên dư luận không thể tránh khỏi là ưu tiên hàng đầu cho giới doanh nghiệp Mỹ là ổn định chính trị, theo cách của ‘Bộ Chính trị CSVN’.

Ông Herb Cochran cho tác giả biết là ông sẽ ‘kiểm tra lại với hội đồng quản tri tại đây cũng như của chi nhánh AmCham tại Hà Nội.’ Kết cục là hóa ra cả hai ban quản trị đều không muốn phủ nhận những dư luận này, ngay cả khi nói chuyện riêng với nhau.”

Nhà báo Greg Rushford kết luận ‘đó là tín hiệu mà cộng đồng doanh thương ở Việt Nam đang gửi cho Hà Nội là một điều cố ý: Việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến được sự yểm trợ ngầm của các công ty Hoa Kỳ.’

Theo lời tác giả Greg Rushford, “Giới doanh thương Mỹ đã phát triển những mối quan hệ sâu sắc với nhà cầm quyền Cộng Sản, và những doanh nghiệp ‘quốc doanh’ đầy tham nhũng thuộc sở hữu của những lãnh đạo nhà nước. Quan hệ này sâu xa đến nỗi những người Mỹ thấy rằng quyền lợi song phương của họ với giới lãnh đạo Việt Nam phải đi song song với nhau.”

Và ông gọi tên cho hiện tượng này là “Cộng Sản và tay sai.”

Tác giả cũng chỉ ra cách mà “Cộng Sản và tay sai’ cùng nhau hoạt động.

“Khi nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, thì giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lại cho mình là những nhà cải cách kinh tế, háo hức đến giải cứu nền kinh tế thất bại của chủ nghĩa Marx-Lenin. Thoạt tiên, cũng có những dữ kiện chứng minh điều này đúng, nhưng dần dà, trong thập niên vừa qua, những công ty này thiết lập những quan hệ ngày càng mật thiết với những người Cộng Sản cũ hiện mà hiện vẫn còn nắm giữ quyền lực kinh tế trong nước. Ngày nay, những cải cách kinh tế mà Trưởng Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam hô hào, là những điều có ích cho lợi nhuận của họ.”

Còn đối với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa như Ðịnh, Long và Thức, thì Phòng Thương Mại Hoa Kỳ AmCham tại Việt Nam chia sẻ quan điểm của Bộ Chính Trị: “Họ là những kẻ đang gây rối”.

* Ngậm miệng ăn tiền
Khắc họa chân dung những nhà tư bản ‘ngậm miệng ăn tiền’, tác giả Greg Rushford đưa ra hình ảnh của ông Greig Craft, một trong những thành viên của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

“Làm chứng trước Hạ Viện Mỹ và ủy ban ‘đường lối và phương tiện’ vào ngày 17 Tháng Sáu, năm 1999, Greig Craft phát biểu những lý tưởng rất cao đẹp: ‘Quá trình phát triển kinh tế dần dà rồi sẽ báo hiệu việc mang đến tự do chính trị cuối cùng sẽ có ở Việt Nam’.

Ông Craft hiện giờ vẫn còn hoạt động tích cực tại Việt Nam, và vẫn còn nằm trong danh sách thành viên AmCham. Nhưng ông Craft lý tưởng đã không trả lời câu hỏi của báo chí đầu tháng này, là liệu ông còn dám đảm bảo với Quốc Hội như cách đây mười một năm là Việt Nam sẽ cho người dân của họ được tự do không. Những lãnh đạo đương thời của AmCham cũng không sẵn lòng bình phẩm về đề tài này.”

Còn chủ tịch của chi nhánh AmCham tại Sài Gòn, Tom Siebert, nói trong một email viết ngày 3 Tháng Mười Một năm 2009 rằng họ là một tổ chức “phi chính trị”. “Chúng tôi sẽ giới hạn ý kiến và đề nghị của chúng tôi vào những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà thôi”.

Khi tác giả hỏi Siebert, ông sẽ trả lời thế nào với những người ở Capital Hill trước đây không mấy ủng hộ giao thương với Việt Nam, là chuyện gì đã xẩy ra cho những tự do chính trị mà hiện giờ lẽ ra đang phải có, ông từ chối trả lời.

Vẫn theo lời tác giả thì “không có nhà lãnh đạo nổi bật nào khác của AmCham muốn nói về vấn đề pháp trị, hay người bạn cũ tên Ðịnh của họ. Tôi hỏi ông quản lý Fred Burke, quản lý đối tác của văn phòng của Banker & McKenzie, tại Sài Gòn, chủ tịch của ủy ban pháp lý, mà Ðịnh là một thành viên cho tới ngày anh bị bắt, rằng ‘Ðịnh có phải là bạn của ông không?’ Ông ta không trả lời.”

Tương tự như Lê Công Ðịnh, hai người Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long cũng bị những ‘người bạn’ của mình đối xử tương tự.

Tác giả cho biết Burke, một tư bản Hoa Kỳ đã giúp “một hãng sản xuất bia Hoa Kỳ trong việc mua cổ phần của công ty Sài Gòn Bia Rượu-Nước giải khát” của Việt Nam giá trị lên tới 24 triệu Mỹ kim và nhiều dự án làm ăn bạc tỉ đô la tại Việt Nam, đã rất ngần ngại không muốn nhắc đến tên Ðịnh là vì công ty pháp lý của ông phụ thuộc rất nhiều vào việc không làm phật lòng các cơ quan nhà nước Việt Nam.

Còn phát ngôn nhân của ông John Chambers, giám đốc điều hành của Cisco, từ chối bình luận về quan hệ kinh doanh của Cisco với Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long. Nhưng với tài liệu công cộng không được đầy đủ, không có chút nghi ngờ gì là hai nhà doanh nghiệp người Việt này đã có quan hệ chặt chẽ với Cisco và kinh doanh của cộng đồng người Mỹ.

* Cộng Sản, tư bản cùng ‘bắt tay’ làm giàu
Cuối cùng, nhà báo Greg Rushford nói rằng, “Ðể hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của những nhà tư bản ‘ngậm miệng ăn tiền’ này đến nền kinh tế Việt Nam ra sao, hãy xem xét một báo cáo ngày 21 Tháng Giêng của Bill Hayton (cựu phóng viên BBC tại Hà Nội) của báo Foreign Policy. Hayton trích dẫn những ví dụ cụ thể là ‘dù có một nguồn tài sản lớn mới đang đổ vào Việt Nam, đảng Cộng Sản vẫn còn nắm độc quyền được cả hai lĩnh vực kinh doanh công cộng và tư nhân.’ Ông nhấn mạnh rằng nhiều công ty ‘ngoài mặt là tư nhân’ chính là những công ty quốc doanh trước đây, hay vẫn còn một phần thuộc sở hữu của nhà nước, và đa số các công ty đều do các đảng viên điều hành. Ông nói thêm, ‘đa số những người nắm quyền chỉ huy cao cấp của các doanh nghiệp tư nhân đều được nhà cầm quyền bổ nhiệm, hay gia đình, và bạn bè của họ.’ Cấp lãnh đạo của Việt Nam đang biến nền kinh tế tư bản của Việt Nam thành một doanh nghiệp gia đình.”

Ðể dẫn chứng các kinh doanh gia đình làm việc như thế nào, Hayton đã chỉ ra một đám cưới được tổ chức vào năm 2008 tại khách sạn Caravelle sang trọng ở Sài Gòn: Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng, người quản lý của IDG Ventures Việt Nam, kết hôn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

IDG Ventures của Nguyễn Bảo Hoàng là một thành viên tích cực của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Nhà báo Greg Rushford, kết luận, “Ðiều này cho thấy, trong mắt của các lãnh đạo của giới doanh thương Mỹ, bày tỏ bất cứ sự thông cảm nào cho Lê Công Ðịnh, Lê Thăng Long, và Trần Huỳnh Duy Thức, thậm chí trong vòng không gian riêng biệt, cũng có thể là một đe dọa cho mối quan hệ kinh doanh béo bở của họ với chính phủ Việt Nam.”

Sunday, January 24, 2010


Đà Lạt và giấc mộng Tây Phương của tôi

Trịnh Thanh Thủy

Có người hỏi tôi nghĩ sao về Đà Lạt sau chuyến về thăm quê hương mới đây. Tôi không biết thu câu trả lời sao cho gọn ngoài một nhận xét trực giác "Đà lạt thay đổi phát chóng mặt" . Ngoài Nha Trang với số lượng du khách và kỹ nghệ khách sạn phát triển tột bực thì Đà Lạt là thành phố thứ nhì làm tôi sững sờ trước sự rộn ràng đổi mới của nó. Dưng không tôi tự hỏi, mình đã đón nhận sự tiến hoá thành phố thuộc địa Tây ngày xưa này bằng một tâm thức nào? Nhìn nó bằng mắt một du khách ngoại quốc hay bằng tâm thức xưa cũ của kẻ trở về nơi chốn đã ghi đậm ít nhiều kỷ niệm? Theo tôi, tâm thức hoài cổ sẽ bàng bạc hiện hữu không những ở các việt kiều như tôi mà còn ở những người Việt trong nước trước đây đã từng ghé thăm Đà Lạt nữa. Cái hồn Bà Huyện Thanh Quan, của "Chốn xưa xe ngựa" của "Người đâu bây giờ" nó mang mang, chao đảo, rin rít lòng người lắm. Tuy nhiên nỗi luyến lưu tôi, một khách du đôi lần ghé thăm, nay trở về sẽ khác hẳn với tình thương thắm thiết của những cư dân đã sinh ra và lớn lên nơi này, yêu từng con dốc, quý từng góc đồi. Đà Lạt xưa và nay khác nhau nhiều, hệt như nước mình,đã cởi áo, thay y. Nó đổi từng giây kiến trúc, biến từng nhịp sống, xoay từng cửa ô văn hóa con người. Đà Lạt trở mình lớn lên như một cô bé, bỏ nét thơ ngây, thay những hòn cuội ô quan trong túi áo ngày nào bằng chiếc gương con, hộp phấn màu, rùng mình thành thiếu nữ môi đỏ, mắt tím thời thượng. Nét quyến rũ của nàng khác hẳn năm xưa. Phong thái mới của nền kiến trúc lai tạp, cộng với thiết bị tiện nghi phong phú thế kỷ, thêm vào sự đông đúc phồn hoa thấm đậm đa văn hoá của du khách khiến Đà Lạt bỗng xôn xao áo lụa, chải chuốt điểm trang hơn. Niềm tiếc, nỗi nhớ, cái nhìn của người trở về chốn xưa là thương, là tưởng thưở hồn nhiên, hoài khuôn mặt đơn sơ, nuối dáng vẻ trắng trong cô bé tuổi hoa bướm ngày nào vậy. Mấy mươi năm rồi, Đà Lạt xưa của tôi là Đà Lạt của kiến trúc Tây Phương, là Đà Lạt của những ngôi biệt thự nằm rất yên tĩnh, vắng vẻ, an bình và nên thơ. Của những cơn mưa dai dẳng rả rích, lay phay trải dài những con đường đất đỏ, ướt mềm con dốc nghiêng nghiêng. Những rừng thông và dương sỉ xanh ngắt che bóng một, hai cô sơn nữ vai gùi, tay xách, tay ôm bước vội bên đường. Đâu đó xa xa rải rác những ngôi nhà sàn chân cao thả khói ban chiều lơ lửng. Tôi nhớ những chuyến xe đò vun vút quẹo qua từng khúc quanh nguy hiểm, để tâm trí du khách đậu lại sợ hãi trên những ngôi miếu nhỏ thờ vong hồn người tử nạn ở góc đường. Và nhớ những dãy đồi trà ngan ngát xanh típ tắt cuối con đèo qua Bảo Lộc. Thương thương làm sao dàn xu xu đầy trái vươn mình bên từng khoảng vuông mênh mông toàn là bắp núi. Những địa danh gợi nhớ Đơn Dương,Trại Hầm, Trại Mát, Trạm Bò, Đèo Ngoạn Mục, Nhà thờ con gà, Chợ Hoà Bình và nhiều nhiều thứ đáng nhớ khác đọng lại trong trí tôi khi tôi theo bố ghé thăm Đà Lạt ngày xưa. Tôi yêu những trái thông khô phủ đầy mặt đất những nẻo đường qua. Tôi thích mứt khoai, mứt mận, bánh phồng loại nho nhỏ bằng bàn tay bán rong ở bến xe, trái bơ, khô nai và những thức vặt vãnh đặc sản khác của Đà Lạt. Trong trí cô bé Sài Gòn lúc ấy của tôi con gái Đà Lạt thật đẹp với những khăn phula, má đỏ, môi hồng. Nhìn dáng vẻ sang cả người thiếu nữ đứng bán sách khu phố gần chợ Hoà Bình bên nét điềm đạm người con trai da trắng, áo len đen thành phố sương, lòng tôi hay bất cứ du khách ghé chơi nào không thoáng nhen nhúm chút mơ hoa và mơ yêu? Nói đến hoa, ai đến nơi này không mến chốn đất đỏ thiên đường của cỏ hoa chen sắc và cả hoa biết nói nữa. Có sống ở nơi cái nóng rịn rịt mồ hôi đuổi theo từng bước chân như Sài Gòn người ta mới cảm được nỗi hân hoan khi chạm nếm giọt mưa dầm lạnh lất phất đất cao nguyên. Mưa tưới tấm giọt phù sa dung nham ngày cũ làm nở vạn đoá hoa Đà Lạt. Cô bé say mê ngắm màu tím Pensés, Mimosa rực vàng. Để mắt êm ả rập rờn cánh bướm trên từng dậu Tigôn hồng nhạt bé xinh bờ tường những căn biệt thự. Óc bận rộn lay ký ức tìm câu chuyện cảm động đọc đâu đó về người con trai vì hái đóa tím dại cho người yêu mà té chết bờ vực sâu, trước khi chết còn thiết tha nhắn lại "Forget me not". Từ ngàn xưa hình ảnh những cặp tình nhân đã gắn liền với đất trời Đà Lạt, nên mỗi khi nói đến đi hưởng tuần trăng mật người ta liền nhớ đến nơi này. Khung cảnh thơ mộng, khí hậu mát lạnh của Đà Lạt rất thích hợp với tình yêu. Lên Đà Lạt mà lên một mình để nhìn đồi núi mênh mông, tê tê với cái lạnh se da của sương, man mát với cái ướt của mưa phùn, hỏi ai không thấy mình cần một bờ vai ôm, một vòng tay ấm? Thoát sự cuốn hút nhộn nhịp của phố thị, buông giây bon chen của thành đô, tìm về một góc phố êm ả, ấy mới phút thú vị đời người. Khách có thể thả bộ loanh quanh trên những con đường tĩnh lặng và tìm ra mấy khi tâm mình được yên ắng mà lắng xuống một cách dịu dàng như thế.

Ghé cà phê Tùng để ngắm phố, ngắm người, nghe vài cung tơ Pháp cũ của Sylvie Vartan, Chirstophe, khách lãng du dễ để sóng lòng lao đao theo bước chân ai ngoài khung cửa. Cà phê Tùng đã có mặt ở Đà Lạt hơn nửa thế kỷ. Nằm ở trung tâm khu phố Hòa Bình, vị thế cà phê Tùng là lợi điểm hàng đầu của nó. Chỉ cần nhìn qua khung kính, du khách có thể theo dõi bóng dáng các thiếu nữ thướt tha qua lại, nên nó một thời là nơi đóng đô của các cậu thanh niên và các đấng mày râu. Cái tên Tùng không những gợi hình những gốc tùng xanh ngắt mà còn khơi lại bao kỷ niệm, góc hồi ức của những chàng trai tha phương một chốn trở về ấm cúng. Đà Lạt có biết bao nhiêu quán cà phê, bao nhiêu nơi thanh lịch cho du khách dừng chân, tại sao những người muôn năm cũ có quay về lại chỉ muốn đến Tùng? Muốn ngồi xuống bên bức tường ám khói, cạnh những bức tranh cũ ngấm vết thăng trầm mà tưởng lại những con người cũng tầng tầng ám khói. Chiều nay tôi theo một người bạn đến Tùng, thăm lại những bức tranh úa màu thời gian của bác Đinh Cường, uống từng ngụm cà phê đăng đắng để nghe hồn nhỏ đều từng giọt. Tiếng thăm hỏi bà cụ chủ quán của anh bạn như mơ hồ, lãng đãng. Bà cụ kể ông cụ chết cách đây vài năm, khi đứng trước cửa quán bị một anh xe ôm lạc tay lái bay lên lề đường tông vào. Con cái giờ đi ra nước ngoài hết, cụ sống âm thầm trông coi cửa tiệm như một cái bóng khói ám dấu tường mỏi mệt. Nghe bà cụ khơi lại những vết bụi trên lớp tro quá vãng, anh bạn tôi bùi ngùi thăm hỏi những cư dân Đà Lạt thân quen cũ. Cụ ngao ngán nói giờ chỉ còn đủ đếm trên đầu ngón tay. Hiện nay Đà Lạt đang ngập lụt với dân định cư muốn chuyển hộ khẩu từ Bắc,Trung và miền Tây vào. Bây giờ, phỏng chừng, Đà Lạt có khoảng 26% dân miền Bắc nhập cư, 22% Trung, 18% miền Tây, 14% Dân tộc và 38% cư dân Đà Lạt cũ. Thật ra thì từ bao thế kỷ trước Đà Lạt đã là một thành phố toàn dân nhập cư, người dân tộc mới là dân chính gốc Đà Lạt. Anh bạn tôi an ủi cụ, người đến kẻ đi, đất lành chim đậu, mật độ dân số cao, thành phố mới phát triển nhanh và tiến hoá chứ bác ơi. Nhưng có điều sự phát triển, kéo theo kiến trúc xây dựng hỗn loạn quá, trông rối mắt và mất đi đường nét thẩm mỹ lai Pháp ngày trước. Gần đây có một bài báo phàn nàn về Đà Lạt ngổn ngang tình trạng xây dựng trái phép. Hằng năm có thêm hàng trăm căn nhà xây không phép được mọc lên mà chính quyền và ngành chức năng ở đây gần như chỉ đứng bên lề. Tình trạng này góp phần phá vỡ quy hoạch của thành phố Đà Lạt, làm bộ mặt thành phố xấu đi. Cụ ngồi thở than và dẫn dụ anh bạn tôi đổ cái nhìn về quá khứ, về thế giới đen trẳng những ngày anh bạn tôi thơ thẩn chờ ai cổng trường Lycee Yersin. Phút ấy tôi mới chợt nhận ra nét "rất Tây" của anh bạn mình. Tôi tự hỏi có phải cái Tây của phố núi và những từ ngữ: Pasteur, Lycée, Grand, Petit, Couvent, Oiseaux, Domaine de Marie...v... v..., trong đời sống hàng ngày đã nhiễm vào con người Đà Lạt làm cho cư dân Đà Lạt ngày đó có một nếp văn hoá rất thoáng và cởi mở không ? Còn các chàng trai Đà Lạt bị ảnh hưởng những cung cách Tây mà trở nên rất ga lăng, rất Tây không? Có lẽ tâm thức hoài cổ và hoài Tây của bà cụ cũng là tâm thức của những cư dân Đà Lạt xưa. Trong một bài báo tôi tình cờ đọc, có một thanh niên hiến đời mình vào thú sưu tầm đồ cổ và gia dụng dùng trong các ngôi biệt thự Pháp cũ. Anh sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ khoảng 3.000 món. * Điều làm nên sự khác biệt của tay chơi này với những nhà sưu tầm khác là tính địa phương của cổ vật. Hầu hết chúng là những món gắn liền với đời sống xã hội của Đà Lạt từ những ngày đầu khu nghỉ mát cao nguyên được người Pháp thành lập. Điều đáng quý là dù sống một cuộc sống kham khổ, thiếu trước hụt sau anh vẫn không bán những cổ vật ấy đi. Anh lưu giữ chúng như lưu giữ những hình ảnh phản chiếu của một thời quá vãng, một thưở văn hoá Việt nam dập dìu những tiếng Lơ, La, Moa, Toa đậm đà màu thuộc địa. Anh bạn nhân câu chuyện kể thêm về niềm "tự hào dân tộc" của mình. Ngày xưa, có một bài báo ở đất Nam (ý nói đất Sài Gòn cũ), đánh giá Đà Lạt là thành phố "trí thức" nhất miền Nam. Sự đánh giá đúng hay sai này "tùy thuộc vào người đối diện" nhưng tiêu chuẩn được đặt ra là "So với dân số, Đà lạt là thành phố có tỷ lệ trường cấp đại học cao nhất. (ý nói Việt Nam Cộng Hoà trước 75). Miền Nam trong thập niên 60, chỉ có bốn trường đại học thì Đà Lạt đã chiếm một tức Viện Đại Học Đà Lạt, còn ba Viện kia là Đại Học Sài Gòn, Vạn Hạnh và Huế (Khi ấy chưa có Đại học Minh Đức ở Sài Gòn và Đại Học Cần Thơ ở Cần Thơ) . Ngoài ra Đà Lạt còn 3 đại học quân sự là Trường Võ Bị Đà Lạt, Trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt (Lúc đầu học trình các trường này ngắn hơn nhưng sau cùng thì học trình cho cả 2 trường đều là 4 năm tức tương đương bậc Cử Nhân) và Trường Đại Học Tham Mưu cho các sĩ quan Trung Cấp (từ Trung uý cho đến Trung tá). Đà Lạt lại có 2 đại học thần học của Công giáo là Học Viện Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Hoàng Học Viện. Đặc biệt nơi này được giảng dạy bởi các giáo sư thần học ngoại quốc. Có khoảng trên 100 giáo sư từ phương Tây sang cư ngụ và giảng dạy. Nói tóm lại, nếu xét các định chế cấp bậc đại học ở đủ mọi lãnh vực thì Đà Lạt có thể dám chiếm tới 40 tới 50% tổng số của cả miền Nam thời ấy. Đó là chưa kể Đà Lạt có tới 4 hoặc 5 trường trung học chương trình Pháp vốn được xem là có giá trị cao ở đất Nam.

Tôi theo anh bạn đi thăm lại những ngôi trường cũ anh kể, nhìn lại nơi chốn "vang bóng một thời" của bao nhiêu mầm non đất nước ngày xưa đã mài đũng quần mòn ghế gỗ. "Vật đổi sao dời", tên trường đổi, có trường không còn. Anh bạn ngậm ngùi nhìn từng hàng ghế. Cái nhìn anh thẳm sâu hun hút dãy hành lang. Cánh cửa ký ức của anh có lẽ đang rộng mở đón hình ảnh cậu bé ôm cặp da ngây ngô, mặc đồng phục, đứng xếp hàng sau các bạn lần lượt vào lớp. Hôm sau, anh bạn dẫn tôi viếng cao nguyên Lâm Viên. Tôi và anh hì hục leo dốc đồi của đỉnh Liang Bang. Lên được một đoạn khá rộng rãi, tôi đứng vắt vẻo trên cao nhìn xuống thung lũng xanh rờn điểm sọc đỏ, màu của đất thịt, thấy lòng lâng lâng và thanh thản lắm. Lác đác đâu đó những vệt khói lam vắt ngang lưng trời trông cao nguyên màu mỡ đẹp khôn tả. Hít đầy phổi không khí sạch và thơm, tôi bỗng dưng cảm được cái ơn đất trời thiêng liêng kỳ diệu. Anh bảo tôi, thở đi vì chỉ nơi này mới có hương của phấn thông, hương của ban mai và hò hẹn. Phía bên kia trái núi là một cảnh đời khác, không khí ô nhiễm và thiên nhiên bị phá hoại đến tàn nhẫn. Theo ngón tay anh chỉ xa mút mắt, tôi thấy bóng những người dân tộc cần cù lao tác bên những thửa vườn hay ruộng xanh non. Anh nói nhà, đất của họ đã bị lấy đi, bị biến thành đất quy hoạch để bán cho các kẻ có tiền. Họ bị đuổi sâu vào trong núi, bên những chung cư xây vội. Những ngôi nhà sàn nên thơ giờ đã lần hồi biến mất. Người ta còn đuổi họ đi để lấy chỗ khai thác Bauxite. Giọng anh buồn khi chạm đến nỗi đau tứa máu của Lâm Viên. Tôi thấy được rừng thông bị tàn phá để lấy gỗ. Thác Cam Ly cạn kiệt không còn nước đổ. Đi tới đâu cũng nghe nơi này bị bán cho ngoại quốc, nơi kia bị sang cho ngoại kiều. Khuôn mặt anh sụp xuống trong góc nhìn màu xám về Đà Lạt. Sự thay đổi của Đà Lạt hôm nay làm giật mình kẻ trở về. Cái náo nhiệt xô bồ của phố xá đông nhộn làm vui tai người mới tới. Nét duyên dáng nồng nàn của miền núi và tính đa văn hoá của con người do sự tụ hội của du khách đến từ các nơi, tạo cho Đà Lạt một bản sắc đặt thù rất riêng. Nhịp tăng trưởng không ngừng của dân cư, kiến trúc và du khách,kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại, ngành du lịch, và nó còn kéo theo các ngành nghề khác nữa như giao thông, vận tải, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật. Nhưng chính tiềm năng dồi dào tài nguyên thiên nhiên đã hại Đà Lạt. Nó quyến rũ sự chiếm hữu của con người. Người ta đến để tận dụng khai thác và hủy hoại nó. Cái thuyết "tài mệnh tương đố" có phải đúng trong trường hợp này. Bất cứ sự phát triển nào cũng có hai mặt tiêu và tích cực. Tuy nhiên, theo tôi dù cho Đà Lạt có thay đổi đến đâu đi nữa. Tâm thức hoài cổ của cư dân ngày cũ có vằng vặc cao vợi mấy tầng đi nữa. Tình mến yêu Đà Lạt của mọi người vẫn còn nguyên đấy. Chỉ cần một bức tranh, một bài hát, một nhắc nhở ân cần, tấm lòng người đi xa sẽ sẵn sàng quay lại để nhớ về và thương mến. Có lẽ Đà Lạt mãi mãi là bông hoa miền cao nở rộ trên triền đồi ký ức của những kẻ phải lưu vong xa xứ.

http://chimviet.free.fr/36/trinhttn050.htm
LẬT NGỮA CON BÀI MAFIA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thiên phóng sự dài, từ tháng 6 đến tháng 12–2009 tại những khu rừng ở miền Bắc nước Pháp, đã loan tải một thực trạng đau lòng đối với người Việt Nam sống kiểu du mục rừng thời trung cổ. Chúng tôi tiếp cận và phỏng vấn trên 540 Người Việt Rừng, nay mới đúc kết được những ray rứt về thân phận người Việt xuất khẩu lao động bất hợp pháp tại quê người xứ lạ.

Có đến với Người Việt Rừng mới biết sự thật là trên đất Pháp lại xuất hiện mafia Việt Nam, một tập đoàn đã mấy mươi năm mặc áo giáp hộ thể của đảng cộng sản Việt Nam, lúc nào cũng vây quanh nói mộng để rồi tuyên chiến với dân, như cụm từ ý đẹp mà lòng xấu xa "Xóa-đói-giảm-nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động".

Đã đến lúc phải đặt thẳng vấn đề: Ai là người đang điều khiển bộ máy mafia Việt Nam? Họ hoạt động như thế nào trong "Xóa Đói Giảm Nghèo" và " Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động"? Đảng cộng sản Việt Nam và qui luật ăn thịt người như thế nào ?

Cậy quyền cướp của, trốc thân bần dân Việt
Những thành viên Người Việt Rừng tại Téteghem cùng chung cảnh ngộ, cùng xuất phát từ những ngân hàng có trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động". Chú ý nhất là một thanh niên 27 tuổi có trình độ đại học cho biết:

- Quê quán huyện Dương Kinh, Hải Phòng, đã có gia đình sinh hạ được một trai, một gái từ 3 đến 4 tuổi. Trước đây em đến Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để vay tiền của trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo" với mục đích là kinh doanh lò gốm sản xuất sành sứ, em phải thế chấp sổ đỏ với trị giá 20.000 đô la. Trong khi ấy căn nhà của cha mẹ, được tu bổ lại vào năm 1985, trị giá hiện thời là 250.000 đô la.

Ngày đầu cha mẹ và em đến Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, chủ yếu là đi vay tiền tại trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo" theo quảng cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng không ngần ngại đưa ra đề nghị căn nhà trị giá chỉ 100.000 USD mà thôi, như vậy là thế chấp theo ấn định của ngân hàng đương nhiên thấp hơn giá trị thị trường là một nửa (150.000 USD). Sau đó cha mẹ và em đồng ý lấy quyết định làm thủ tục vay tiền, ký tên vào văn kiện thế chấp, em chú ý nhất là tiền lãi mỗi ngày phải trả là 0,8 Mỹ kim.

Tiếp theo người cố vấn trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo" vẽ ra cho em một viễn cảnh mới, tươi sáng hơn: "Với số tiền này có thể nhanh chóng thu hồi lại sổ đỏ và đây cũng chính là cơ hội để trở mình, bước lên bậc thang gia đình sĩ diện. Quý vị phải liên hệ với "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động", mỗi tháng đồng lương tối thiểu là 5.000 đô la, chỉ cần làm việc khoảng 4 tháng là thành công như ý, sau đó tha hồ thực hiện ước mơ đổi đời tuỳ thích”. Rồi người cố vấn giới thiệu tiếp: "Hiện ngân hàng chúng tôi có "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động", nếu không ngại thì tôi mời chuyên viên hỗ trợ xuất khẩu lao động đến đây gặp quý vị".

Chuyện gia đình sĩ diện là thời thượng và thời cơ đổi đời như một sức hút nó thuyết phục em, cho nên không cho phép em từ chối hay bỏ lỡ cơ hội. Em cho rằng nắm bắt cơ hội vào lúc này là đúng lúc, thử hỏi một dịp may đến không hứa hẹn thì ai mà bỏ qua cho đành! Bỗng lòng háo hức và khao khát ấy bị cuốn hút vào sức mạnh của đồng tiền, chỉ cần bỏ ra một số vốn và sức lao động bình thường sẽ đem lại tương lai cho vợ con và báo hiếu được cho cha mẹ, cũng là dịp để biết xứ người qua xã hội, văn hóa và kiến trúc phương Tây, nhất là nhanh chóng thu hồi sổ đỏ về cho cha mẹ của em.

Sau khi em nghe chuyên viên ngân hàng giải thích thiệt hơn về kinh tế gia đình, tức thì em đồng ý vào vấn đề chính để đi lao động nước ngoài. Cùng lúc em nhờ giới thiệu để gặp chuyên viên ngân hàng phụ trách "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động". Chuyên viên ngân hàng còn cho biết: "Nếu chấp thuận xuất khẩu lao động thì trương mục "Xóa Đói Giảm Nghèo" sẽ chuyển trương mục qua "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động". Em gật đầu đồng ý và ký vào văn kiện chuyển trương mục.

Khoảng 7 phút sau có người bước vào giới thiệu tên họ là Vũ Bình, họ mời em qua văn phòng kế bên để làm việc. Trước hết chuyên viên này giới thiệu thành quả của những người đi lao động nước ngoài do Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức, với những tấm ảnh chụp, nào là nhà cửa khang trang đồ sộ, xe Honda VFR,V4 kiểu mới nhất. Tiếp theo chuyên viên trình bày thủ tục xuất khẩu lao động rất đơn giản, chi phí đi đường bộ 15.000 đô la, còn đường hàng không 20.000 đô la, thủ tục bao trọn gói xuất khẩu tính thành tiền và lãi mỗi ngày phải trả cho ngân hành là 5,3 đô la. Em ngồi tính nhẩm tiền lương mỗi tháng và tiền phải trả cho ngân hàng, như vậy em còn lại mỗi tháng là 4.841 đô la. Thế là tinh thần em bừng sáng, liền đồng ý lập thủ tục xuất khẩu.

Đến đây người chuyên viên cho biết:

- Đi đường bộ bằng xe ca, qua Trung Hoa rồi đến Anh Quốc, còn đi đường hàng không đến nước Nga rồi đi bắng xe ca đến Anh Quốc. Em nhận thấy dù đi con đường nào rồi cũng đến Anh Quốc, cho nên em đồng ý đi đường bộ để tiết kiệm được 500 đô la và tiền lãi phải trả cũng giảm xuống.

Cố vấn Vũ Bình cho biết:
- Cách thức trả tiền theo lộ trình đường bộ, chia thành 4 chặng gồm có: 1/ – Việt Nam–Trung Hoa: trả 2.000 đô la; 2/ – Trung Hoa–Nga: trả 3.000 đô la; 3/ – Nga, Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp Quốc: trả 2.000 đô la; 4/ – Pháp đến Anh Quốc: phải trả 4.500 euros; nếu thấy không cần thiết chi trả 4.500 euros, thì tự túc vào Anh Quốc. Tuy nhiên, sẽ có người hướng dẫn phương thức vào Anh Quốc, phần chi tiêu ăn và ở do tổ chức lo từ lộ trình cho đến điểm tập trung Pháp Quốc. Khi đến Anh Quốc thì có bộ phận lao động đưa đón, bảo đảm sắp đặt công ăn việc làm nhanh nhất là 2 ngày, chậm lắm là 3 ngày. Đặc biệt nếu ai trả theo trọn gói, đường bộ 15.000 đô la, đường hàng không 20.000 đô la sẽ bảo đảm thời gian là 15 ngày, đến nơi an toàn.

Thưa anh, thực chất cho đến nay mọi người ở trong rừng này, phải trả cho họ trên con số vay ban đầu là 15.000 hay 20.000 đô la và điều quan trọng là khi đến Trung Hoa, chúng em đã khai họ tên, nguyên quán và tuổi giả ít nhất khai hạ dưới một con giáp để hợp cho tuổi lao động Âu Châu. Sau khi em vào nước Nga thì mới phát hiện thân phận không còn quốc tịch và giấy thông hành, tự nhiên em trở thành vô tổ quốc, mới ngỡ ngàng, rồi đây họ sẽ muốn gì sau ngày mai!

Trước mặt và hiện nay em đã trả cho họ 17.500 đô la, đi đường bộ 1 tháng, ở trong rừng 2 tháng, chuyển hướng đi 3 lần, lần thứ nhất em ở lán 3 rừng Grande Synthe rồi chuyển đến lán 1 và chuyển đến rừng Téteghem, mỗi lần chuyển lán trại hay rừng là phải trả thêm tiền cho họ, đến nay em vẫn chưa vào được Anh Quốc.

Em có liên lạc về bên nhà cha mẹ cho biết:

- Số tiền vốn và lãi của ngân hàng đã tăng lên đến 30.000 đô la rồi, sao con chưa đi! Nhất là đứa con trai của em hỏi:

- Sao bố chưa đi ?

Lòng của em muốn đứt gan ruột ! Thưa anh, em nào ngờ lối tính tiền lãi của ngân hàng Việt Nam phi mã như vậy, theo em biết có nhiều người ở đây đã bị ngân hàng lấy sổ đỏ và phát mãi, xem như đã mất nhà, mất ruộng nương, mất đất thổ rồi!

Thưa anh, những ngân hàng quảng cáo xuất khẩu lao động nước ngoài mạnh nhất hiện nay là hệ thống Ngân hàng Chính sách–Phát triển (Nhà nước) như Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nông nghiệp, Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Quân Đội.

Ngoài ra còn có những ngân hàng tham gia xuất khẩu người lao động, như Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, tổng cộng 41 ngân hàng đã trở thành một tập đoàn xuất khẩu lao động nhiều hình thức, như tịch thu và thu mua bất động sản của dân để gôm về một mối mafia Việt Nam, qua cụm mỹ từ thương dân vô hạng "Xóa Đói Giảm Nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động".

Buồn nhất là Ngân hàng Quân Đội đi làm kinh tế "Xóa Đói Giảm Nghèo" thì còn tinh thần đâu mà giữ bờ cõi, họ chọn lấy kinh tế hoang dại này để cải thiện quân đội, bởi thế mới bị Trung Hoa xâm lăng, cướp đất, cướp biển mà trên miệng vẫn cười như gã làm hề trong đoàn trò xiếc!

Chúng tôi ngồi lắng nghe tiếng nói chân thực của Người Việt Rừng mà lòng xót xa:

- Cảm ơn em cho chúng tôi biết những chi tiết cần thiết về chuyện dài thê lương tại quê hương và tại rừng này, chúc em mạnh khỏe, may mắn cầm được số đỏ và nhanh chóng thu về sổ đỏ.

Đảng cộng sản Việt Nam và qui luật ăn thịt người
Chúng tôi trở lại rừng Grande Synthe lần thứ hai, đi thẳng vào lán thứ 4, góc bìa rừng phía Đông, đã nhận diện được người công an lần trước, đang đứng xa xa nay vẫn còn đây, chưa cầm số đỏ. Chúng tôi thừa biết người công an ẩn hiện này trong lán làm công tác kinh tế nước ngoài, vai trò của mỗi trưởng lán là "cần vụ mafia" tại địa điểm tập trung, hiện giờ ở trong rừng Grande Synthe có tất cả là 5 lán, do 5 ông trưởng lán cần vụ mafia điều phối đưa người vào Anh Quốc theo đường Cỏ hay đường Bãi.

Nếu có người vào rừng để trải tình thương, thì chỉ có cưỡi ngựa xem hoa mà thôi, không thể nào thấy người công an và biết được vai trò trưởng cần vụ mafia trong một tập thể và càng không biết phương cách sinh hoạt bí ẩn trong lán. Chúng tôi tiếp cận đã lâu ngày, tìm hiểu nhiều thành viên Người Việt Rừng, với nhiều giả cách giao tiếp, lần này thăm hỏi một trung niên:
- Xin lỗi anh có phải là trưởng lán không ?
- Thưa anh, không phải ạ.

Người thanh niên liền đưa tay chỉ về phía trước và nói tiếp:
- Thưa anh, người đứng đằng kia, mặc áo len màu xám là trưởng lán ạ.

Người thanh niên mặc áo len màu xám độ 40 tuổi, tự động đến chào chúng tôi, liền tranh thủ hỏi:
- Chào bạn, có phải là trưởng lán không ?

Người công an Cần vụ mafia đáp:
- Thưa anh đúng vậy, em là trưởng lán đây, xem ra hôm nay lại một lần nữa được tái ngộ với quý anh, hy vọng có tin vui.

Chúng tôi không chần chừ liền hỏi:
- Tin vui thứ nhất là xin bạn cho biết nguyên nhân nào bạn đi công tác đường cỏ, cũng như di chuyển lao động xuyên lục địa, từ Á qua Âu, thế thì theo qui luật tổ chức như thế nào để nhập cư được vào Anh Quốc ?

Công an Cần vụ mafia ngập ngừng, lòng ái ngại một hồi lâu suy nghĩ, rồi trả lời:
- Câu hỏi của quý anh khó trả lời quá. Theo em biết quý anh đã thăm viếng những lán khác trong rừng này, đương nhiên quý anh đã tiếp được nhiều nguồn tin khác nhau và đã đích thực tai nghe mắt thấy, cho nên em nói thẳng không lời nào dối cả và không hề sợ bất cứ ai. Chính em là Thiếu úy công an tại Đông Hà, do Tổng Cục đề cử đi công tác kinh tế nước ngoài. Trước khi đi em không nghĩ cực khổ như thế này, nếu biết trước thì thà ở quê nhà còn sướng hơn vì em có thiếu thốn gì đâu, đời sống gia đình rất sung túc.

Còn về qui định làm việc thì vẫn như cũ. Ngày trước thời 9 năm kháng chiến (1945–1954) hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960–1975) đưa đón người từ thành phố vào bưng biền, chiến khu và trở lại thành phố, chủ yếu là bắt cóc người có máu mặt hay đưa đón những người có thoả thuận. Còn hôm nay có sự tập trung người Việt ở trong rừng Grande Synthe này, cũng chỉ lặp lại công thức qui luật ấy mà thôi. Sự khác biệt là ngày nay xuất khẩu lao động ra nước ngoài để làm kinh tế cho đảng, nói chung qui luật bí mật bắt cóc người là sao y bản chính của đảng cộng sản Trung Hoa, rồi đảng cộng sản Việt Nam chế biến lại thành phó bản. Vì thế có thể nói rằng qui luật bí mật đưa đón, di chuyển người đã trở thành bất biến.

Nói cụ thể hơn, công an là gạch nối xuất khẩu lao động của "Xóa Đói Giảm Nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động". Công an có mặt trong nội vụ xuất khẩu lao động là đủ chứng minh không lấy gì trong sạch cả, tự em cảm nhận được, hôm nay và ngày mai chỉ là người đi chăn bầy cừu kinh tế cho đảng mà thôi!

Để anh hình dung rõ hơn, lúc đầu em với tư cách là đi công tác nước ngoài, không biết đi nước nào, trên đường đi chỉ biết chờ lệnh để nhận công tác. Khi lên xe thì đã thấy có 5 người lạ mặt cùng lứa tuổi, em nghĩ đây là đồng nghiệp. Khi xe vào nội địa Trung Hoa, hai ngày sau đến Hồ Bắc thay đổi xe, 5 người lạ mặt ấy không biết đi đâu, thấy họ bổ sung 22 người khác, già trẻ có cả. Xe tiếp tục lăn bánh từ Trung Hoa đến nước Nga thay đổi người và xe đến 4 lần, em lại gặp được 42 người Việt mình cùng hành trình. Khi đến Nga em gặp 76 người, và trên lộ trình từ Nga đến Pháp thay đổi người và xe 3 lần, xuyên qua 4 quốc gia Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp Quốc, nói chung mỗi lúc thay đổi xe là em gặp người mới, còn những người cũ hoàn tòan không gặp lại, cũng không biết hiện giờ họ đang ở đâu và làm gì.

Xoá đói giảm nghèo thế này đây!
Gần một tháng trôi qua, họ mới đưa em đến Pháp Quốc, cũng là người đầu tiên đến lán này vào lúc 5 giờ chiều. Họ cho biết em là người trưởng lán và cho phép em tự chọn một phó lán. Bỗng dưng nửa giờ sau có người xuất hiện, cứ tiếp nối theo vào lán, mỗi lúc càng đông hơn. Đến 8 giờ tối thì tổng số là 39 người. Tình hình ăn ở trong lán chưa ổn định thì đã có người gọi ra bãi để nhảy xe vào lúc 10 giờ đêm. Một đêm kinh hoàng mở màn cho những con thiêu thân xuất khẩu lao động nhảy xe vận tải, trong đó có em.

Thưa anh, em là Thiếu úy công an tại ngũ đã từng học chiến thuật, tác chiến nội ngoại thành, từng thảo ra kế hoạch tác chiến mà vẫn còn không biết người đưa, kẻ đón là ai. Lúc đầu em chỉ biết lệnh phụ trách tại đây, không thể biết hơn nữa, dù em có suy nghĩ nhiều cũng đành mù, bởi không định hướng được phía trước và người sau sẽ là ai. Lúc trước bố em có thuật lại những chuyến đi vào chiến khu, nay em đến rừng này cũng không khác mấy lời của bố em thuật lại về qui luật di chuyển người bí mật.

Sau 5 ngày ở đây, em mới biết được 39 người này đi trồng “cỏ”, thực ra là trồng cần sa. Sở dĩ em biết được là qua 16 người trong lán, họ đến từ Nga có nhiều kinh nghiệm sống hơn, vì họ đã ở nước Nga trên 15 năm.

Ăn thịt người, không nhả xương, không để lại dấu vết
Mỗi lần vào thăm viếng Người Việt Rừng chúng tôi đều để lại địa chỉ liên lạc nhanai@online.fr. Đến nay chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều e–mail của những thành viên Người Việt Rừng, một vài lời tâm tình tiêu biểu nhất qua e–mail của tonydeux1974 và minhtoi009, cho biết:

― Chào Bác. Hiện giờ thì cháu đã ở bên Anh Quốc rồi, cháu đã kiếm được việc làm sau 1 ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên mới chỉ là học nghề thôi, nghề gì thì Bác đã biết rồi. Đôi lúc cháu tưởng như chẳng bao giờ sang được bên Anh Quốc và nhất là thời gian ở rừng Angres thật tuyệt vọng, nhưng cháu có ý chí và cháu luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết mình để được sang đây. Cháu cũng thật sự xin lỗi Bác và người chị đi cùng với Bác vì hôm đó cháu nói chuyện không thật sự cởi mở. Bác biết đó, hoàn cảnh sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Chắc Bác đã xem trên truyền hình Canal Plus, nội dung phim và hình ảnh nói về cháu, là một trong những chủ lán trại tại Angres.

Bác biết rồi đó, thời đại này mà vẫn còn có những con người nghị lực sống khổ hơn thời kỳ đồ đá như thế. Nhưng cháu vẫn tin vào tương lai phía trước. Thưa Bác, cháu vẫn chưa trả lời với Bác và người chị cùng đi với Bác về câu hỏi "Học vấn của em ở quê nhà thế nào?". Bây giờ cũng muộn rồi !

Cháu rất nghiện tìm hiểu và đọc tài liệu cũng như báo chí ở trên mạng. Nay tuy phận cháu tạm ổn cũng không qua được và đồng cảm xót xa cho những người bạn đang ở lại trong rừng Angres. Dân ta có câu "Lần đầu chưa quen đường cây chưa thẳng". Mong rằng lần đầu tiên gặp Bác cũng như vậy. Mong Bác và người chị gái đó bỏ qua.

Ba tháng sau có một Người Việt Rừng, e–mail minhtoi009 cho biết:
- Chào anh Nhân Ái, em là Mình–tôi, quê ở phường Đúc cuối đường Trần Hưng Đạo Huế. Em đã vào được Anh Quốc hơn 7 tháng rồi, nay mới nhớ đến anh liền e–mail để cho anh biết. Hiện nay em đang sống tại một tỉnh xa, cách thủ đô London hơn 80 km, ở trong một ngôi nhà to lớn mà cứ tưởng như cái chuồng nuôi loài cầm thú vậy. Em phải sống trong nóng lạnh bất thường, trong nhà nóng trên 30 độ, ngoài nhà lạnh dưới 6 độ âm. Như vậy là anh đã biết em đang làm nghề gì rồi. Khi em còn ở trong rừng Téteghem Pháp Quốc được anh chỉ bảo rất nhiều về đời sống phương Tây và bảo em tránh nghề trồng cỏ. Em đến Anh Quốc chỉ mới 1 ngày, chân ướt chân ráo là họ chở em đi trồng cần sa liền! Những ngày tháng dài buồn vô hạn, chỉ một mình trồng cỏ. Ở đây u tịch lắm. Mỗi tháng người chủ nhà đến một lần để lấy cỏ.

À thưa anh, về căn nhà của em thế chấp cho Ngân hàng Quân Đội, nay đã bị phát mãi rồi, hiện vợ con em phải sống bên nhà ngoại. Không riêng gì em bị mất nhà, hầu như tất cả người trồng cỏ cũng đều như em. Thử hỏi lương của em mỗi tháng chỉ có 350 bảng Anh, tiền ăn và ở quá đắt đỏ, cần kiệm lắm mới còn lại 50 bảng Anh có người không còn đồng nào !

Giờ này thì em đã biết đường đến London, thường vào hộp đêm cuối tuần, mục đích là tìm lại bạn cũ để chia sẻ tâm sự buồn vui. Em đã gặp được người bạn xứ Hưng Yên, có gửi lời thăm anh đó. Em đến hộp đêm để tìm hiểu tâm trạng người cùng cảnh ngộ. Nhờ vậy mới biết nhiều về sinh hoạt của giới trồng cỏ, nhân đây gửi đến anh để tường tận. Hệ thống trồng cỏ chia ra làm 3 khâu sản xuất như sau:

1. Khâu tuyển mộ lao động trồng cần sa: Nhân công trồng cần sa tuyển mộ từ Việt Nam qua thủ tục "Xóa đói, giảm nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động". Người được tuyển mộ phải có bất động sản trên trị giá 100.000 đô la. Bất động sản thế chấp từ 15.000 đô la đến 20.000 đô la. Bây giờ em mới biết ngân hàng đánh bẫy tài sản của em bằng một nửa giá trị hiện thời. Đây là then chốt rút ngắn thời gian sớm nhất để ngân hàng tự do phát mãi thu hồi nợ, trước khi khổ chủ chưa kịp trả lãi bằng đồng tiền lao động nước ngoài của mình là đã mất tài sản rồi !

Em được biết những ngân hàng có trương mục "Xóa đói, giảm nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động" lập mọi thủ tục xuất khẩu lao động. Mỗi chặng hành trình do Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội lo toan. Tập trung và bãi đáp do Đại sứ quán nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam địa phương phụ trách. Quân đội và Công an phụ trách kinh tế nước ngoài, lo ăn ở tại địa điểm tập trung và hướng dẫn ra bãi đáp để di chuyển vào Anh Quốc. Lương lao động do người Trung Hoa phân phát.

Thưa anh, đầu óc của em không được minh mẫn lắm vì lúc này thường lo âu nhiều, nào là bị mất sổ đỏ, nhà và đất, bán mạng cho sinh tử mà vẫn phải trả ngân hàng 16.500 đô la. Thực tế lương lao động chính thức chỉ là 350 bảng Anh, chứ không như họ quảng cáo là 5.000 đô la! Ở đây làm việc mỗi ngày trên 12 giờ mà lương chưa tới một phần mười của vốn đã bỏ ra. Thân phận em nay là kẻ sống ngoài lề xã hội, không có hộ khẩu, thẻ tuỳ thân, quốc tịch. Sống ở xứ người em không biết ai để mà thưa kiện, em có liên lạc về quê nhà bằng điện thoại di động, cho biết số lương nhận được là 350 bảng Anh. Bây giờ thì cả gia đình đã mất hết hy vọng đổi đời. À em còn bị thê thảm hơn, vừa rồi em mắc bệnh phải tốn hao năm tháng lương mượn trước, mỗi tháng họ trừ vào tiền lương 50 bảng Anh.

Sinh hoạt ở đây cứ đều một nhịp: Cuối tháng thì có một người nói tiếng Tàu, đến trả lương bằng tiền mặt, còn người Việt thì đến lấy cần sa tươi. Em được biết họ tổ chức trên 500 địa chỉ trồng cần sa rất bí mật. Giữa họ và em không nói được một lời nào, em muốn nói chuyện nhưng họ ra dấu câm như hến.

Đời em kể như chết chưa chôn, vùi thây sống ở đây rồi anh ạ. Mạng sống của em do cha mẹ cho, chưa đền ơn báo hiếu thì mắc phải suốt cả đời này làm thân cầm thú cho kẻ chưa hề ân oán. Em vẫn hy vọng ngày trở về quê hương, nhưng được tin nhà nước Việt Nam từ chối không cho hồi hương những người lao động bất hợp pháp. Thế thì hy vọng ngày trở về quê hương hay ở đây cũng là một cách đã chết, nói chung những ai đồng cảnh ngộ như chúng em đều cảm nhận được sinh ra đời để chịu thiệt thòi nhất thế gian, có ai hơn sự thiệt thòi này !

Đặc biệt có hai người trồng cỏ bị bệnh không có tiền để chữa trị, vừa qua đời cách đây 3 hôm. Em nghe họ nói mỗi tháng có ít nhất là một người trồng cỏ qua đời, phần đông là người cao niên không chịu được cái nóng của trồng cỏ và khí hậu lạnh ngoài trời .

2. Khâu chế biến cần sa: Một người bạn làm trong khâu chế biến, nhiều lần gặp em trong hộp đêm, rồi dần dà thân nhau cho biết: Anh đã làm việc trong khâu chế biến 6 năm liền không thay đổi địa chỉ. Khâu chế biến chia ra từng tổ một từ 2 người đến 3 người. Hiện nay có thể trên 150 tổ, hoạt động rất bí mật, tổ nào biết tổ đó, nghe nói người Việt Nam phụ trách khâu này.

Cũng có vài người Việt Nam sống tại Anh Quốc, chuyên trồng cần sa bỏ mối, nhờ vậy họ có đời sống khá giả, tự hào đại gia. Rồi một hôm những thân hữu đại gia muốn phất cờ tự sản xuất cần sa, thành lập sân chơi riêng, tuyên bố không còn lệ thuộc tổ chức mafia Việt Nam. Họ mới có ý định tự sản xuất và không cung cấp cần sa, tức thì họ bị mafia Việt Nam thủ tiêu, chết tại chỗ 2 đại gia, không kịp một lời trăn trối. Tiếp đó là mỗi ngày thêm một đại gia đo ván, số còn lại bỏ của lấy người, di tản đến xứ khác như Nga, Canada để sống.

3. Khâu đóng gói, bao bì thành phẩm cần sa: Trong khâu này, nhân công là những thành viên trồng cỏ lâu năm và phải người được họ tín nhiệm, phần đông là công an Việt Nam mới được làm ở khâu này.

4. “Tài gia” cần sa: Một người bạn trong họp đêm cho biết: Tất cả cần sa thành phẩm do người Trung Hoa quản lý và độc quyền kinh doanh. Họ mua bán và chuyên chở bằng cách nào không ai biết. Đặc biệt những sản phẩm cần sa hiếm thấy trên thị trường Anh Quốc.

Và một phần tin tức em biết được là do kẻ nói đi, người nghe lại, rằng: Người tài gia cần sa chính là nhà nước Trung Hoa, còn nhà nước Việt Nam chỉ là một nhân công lớn. Báo chí, truyền hình Anh Quốc thường loan tải về thời sự cần sa. Cảnh sát Anh Quốc bắt người trồng cần sa, đôi khi loan tải bắt được một vài người chế biến, đóng gói, thành phẩm nhưng chưa bao giờ loan tải bắt trọn ổ chế biến thành phẩm cần sa, không biết khi nào cảnh sát Anh Quốc rờ tới đầu của tài gia đây? Cho đến nay, các tài gia vẫn đứng ngoài vòng pháp luật Anh Quốc và cả Âu Châu.

Sống không nhà, chết không mồ
Trước đây chúng tôi và nhiều người tưởng rằng những Người Việt Rừng trả chi phí cho tổ chức xuất khẩu lao động nước ngoại từ 15.000 đến 20.000 đô la, như vậy Người Việt Rừng phải khá giả dư ăn, dư để mới có số tiền trên, chứ ai nào ngờ số tiền trên do thế chấp sổ đỏ (sở hữu chủ tài sản). Người Việt mình xem cái nhà là gia tài chính không thể thiếu được, cho nên có câu: "Sống cái nhà, chết cái mồ". Bây giờ Người Việt Rừng gặp phải cảnh sống không nhà, chết không mồ! Quả thực chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam mới bùng lên quá nhiều sự lạ trên đời, khó ai mà ngờ đến được, từ sự kiện Cải Cách Ruộng Đất (1952–1956), Tết Mậu Thân (1968), dấy động cuộc tố cáo và truy nã các thành phần tư sản mại bản niềm Nam, trên thực tế là cướp tài sản của nhân dân miền Nam, đồng thời đẩy 3 triệu nhân mạng ra biển (1975–1990).

Sau 1975, đến tận bây giờ (2010), đảng cộng sản Việt Nam cứ leo thang đàn áp tín ngưỡng, người chí nghĩa Dân chủ, tù đày con dân của tổ quốc, tử hình hằng vạn người dân lương thiện, lập trại cải tạo khắp cả nước để tiện tay thù hằn, rừng già lùi bước hậu quả lũ lụt triền miên, cướp đất nhà cửa của dân để làm của riêng, tham nhũng, mua quan bán chức, bán tất biên cương biển cả, rừng vàng bạc biển về tay Trung Hoa. Thế mà đảng cộng sản Việt Nam xem ra chưa vừa túi tham. Nay thì đã rõ, bài bản mới của đảng ta là sắm vai cường hào ác đảng lột trần truồng người bị xuất khẩu lao động. Ngày hôm nay, những Người Việt Rừng đúng là sống không nhà, chết không mồ, dù các bạn biết hay không biết về chuyện đ


Nhà nước gian thì ắt có ngày sẽ sợ dân ngay
Họ là những chuyên gia kinh tế xuất khẩu hoang dại ngoại hạng, họ là Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ, Uỷ viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã ký nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007. Còn gọi là nghị định “Dân cười ra nước mắt”. Họ là Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên bộ trưởng Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, chỉ biết nhắm mắt để được chia mảnh xác nhân dân Việt Nam. Họ là Đặng Ngọc Tùng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng, quyết lãnh đạm để hưởng mối lợi lớn, một gật đầu muôn xác người chết mặc kệ bay. Trên đây là những người có trách nhiệm, chưa bao giờ chia sẻ tiếng nói lao động của nhân dân.

Người Việt Rừng hy vọng tiếng nói của mình được những người có trách nhiệm lắng nghe, và cho biết:
- Hiện trong nước có những ngân hàng quảng cáo thế chấp và cho vay để đi lao động nước ngoài, một hình thức xuất khẩu nô lệ mới, có tất cả là 5 diện xuất khẩu khác nhau như:

1. Xuất khẩu lao động theo luật quốc tế (10,5%): Nhà nước Việt Nam tuyển mộ lao động và ký kết theo luật lao động quốc tế, cung cấp lao động cho các nước Phương Tây. Thành phần này không có chuyên môn, phần đông làm tại các nông trường, trại chăn nuôi, khai mỏ, làm đường hoả xa, công nhân kiều lộ và công nhân các hãng mổ heo, gà, vịt v.v… Việt Nam chưa xuất khẩu lao động theo dạng chuyên viên như Ấn Độ.

Đường đến thiên đường £5000/tháng!
2. Xuất khẩu lao động bán chính thức (25%): Nhà nước Việt Nam bán lao động với giá thật rẻ cho các quốc gia như Pháp Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc v.v.

3. Xuất khẩu hôn nhân xuyên biên giới và phụ nữ bán thân nuôi miệng (0,5%): Nhà nước tổ chức bán phụ nữ cho các quốc gia Đông Nam Á như Đài Loan, Trung Hoa, Hàn Quốc, Phi Luật Tân, Singapore và lập ổ mãi dâm tại Thái Lan, Malaysia, Cambodge, Laos, Philippines.

4. Xuất khẩu lao động bất hợp pháp (10%): Những ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập hệ thống mafia, tuyển mộ công nhân biến thành nô lệ để sản xuất cần sa. Chủ lực sản xuất cần sa là tại các quốc gia như Anh Quốc, Canada...

5. Xuất khẩu nô lệ bất hợp pháp (40%): Nhà nước Việt Nam gia tăng xuất khẩu nô lệ và đưa người nhập cư lậu vào 40 quốc gia trên thế giới. Lao động bất hợp pháp gồm có:
- Albania: 25.000 người.
- Á–Rập–Xê–Út: 50.500 người.
- Anh Quốc: 32.000 người.
- Ba Lan: 37.500 người.
- Belarus: 31.200 người.
- Hercegovina: 34.000 người.
- Bulgary: 45.000 người.
- Croatia: 10.000 người.
- Cộng hòa Séc: 25.700 người.
- Đài Loan: 175.800 người.
- Germany: 59.053 người.
- Estonia: 20.000 người.
- Hàn Quốc: 475.000 người.
- Hoa Kỳ: 20.000 người.
- Hungary: 20.600 người.
- Kazakhstan: 12.700 người.
- Latvia: 20.500 người.
- Libya: 20.800 người.
- Lietuva: 20.000 người.
- Macedonia: 20.700 người.
- Macao: 30.200 người.
- Malaysia: 650.000 người.
- Moldovia: 16.400 người.
- Mongolia: 18.000 người.
- Montenegro: 20.000 người.
- Pháp Quốc: 25.000 người.
- Nga: 775.000 người.
- Nhật Bản: 25.000 người.
- Romania: 29.800 người.
- Slovenia: 27.000 người.
- Serbia: 19.000 người.
- Singapore: 25.900 người.
- Thái Lan: 45.000 người.
- Trung Hoa: 680.000 người.
- Úc: 40.400 người. Ukraina: 24.400 người.
- Uzbekistan: 27.100 người.
- Ykpaiha: 19.090 người.

Thành phần lao động trên đem lại cho đảng cộng sản Việt Nam khá nhiều tỉ đô la mỗi năm. Kinh tế này không thuộc về tài sản của quốc gia mà là tài sản của đảng cộng sản Việt Nam lưu trữ hải ngoại. Trên 40 quốc gia có mặt người Việt lao động bất hợp pháp sẽ là một thất thoát lớn về mặt kinh tế và bất ổn về mặt an ninh cho xã hội, nhưng có sao đâu, vì đó cũng là một nguồn ngoại tệ để vỗ béo đảng “ta”!

6. Bán trẻ em và sơ sinh (0,5%): Nhà nước Việt Nam thi hành đúng 12 điều luật ký kết với quốc tế về “Thủ tục nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi” như các quốc gia khác thì không có vấn đề tệ lạm bán trẻ em và sơ sinh. Việt Nam có luật pháp nhưng người nhà nước lại bước qua luật pháp một cách quá đáng mới biến Việt Nam thành chợ bán trẻ em và sơ sinh bằng những thủ tục trên trời dưới đất. Đây là môi trường sống khoẻ của tham nhũng, tự nó biến thành nơi đầu cơ hàng thịt tươi sống, cân bán bằng ký lô trẻ em. Họ còn tổ chức xuất khẩu trẻ em và sơ sinh qua Trung Hoa…Trung Hoa áp dụng chính sách chỉ có phép sinh một con duy nhất song dân số của quốc gia này vẫn đứng số 1 thế giới và sẽ tiếp tục tăng lên tới 1,5 tỉ dân vào năm 2033. Trong khi ấy tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, thế thì Trung Hoa mua trẻ em và sơ sinh Việt Nam để làm gì?

Tất cả những quan chức nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ xem đô la là thần tượng, họ quên đi người dân lao động nay sống tận đường cùng. Thế mà họ luôn cho mình là đảng của người lao động Việt Nam, sống cho người dân nghèo! Đúng là đảng cầm quyền có tuyệt chiêu nhất Việt Nam mới lập được hệ thống buôn người qua nhãn hiệu "Xóa đói, giảm nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động", lộng giả thành chân, mị dân bằng trăm ngàn kiểu mà dân thì cứ nghe ngọt thấu xương! Xem thế thì chỉ có đảng cộng sản “ta” mới dám làm chuyện bất lương phi thường!

Bản chất của đảng cộng sản Việt Nam là thế đấy, không chút mảy may tình người. Họ xem dân tộc Việt Nam như chiếc áo rách tả tơi, lúc nào phế bỏ cũng được. Họ chỉ biết chiếm đoạt tài sản của người dân qua hình thức “Xóa đói, giảm nghèo”, qua chương trình xuất khẩu lao động. Quả nhiên dịch vụ này do ngân hàng mafia trực thuộc nhà nước Việt Nam quản lý, nhà nước Việt Nam xem đây là một sáng tạo kinh tế vĩ đại nhất, thành công nhờ phương tiện lường gạt chính thống mà khá hữu hiệu.

Đảng cộng sản đã có quá nhiều nợ nần với nhân dân Việt Nam mà nay vẫn chưa trả. Năm 1975 họ tàn bạo đẩy người dân Việt Nam ra biển khơi để tịch thu tài sản, cuối cùng họ gom lại thành "khúc ruột dư ngoài ngàn dặm". Họ tiếp tục khai thác đô la trên thân xác mỹ danh "Việt Kiều yêu nước". Và ngày nay chiêu bài "Xóa Đói Giảm Nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động" cũng một phương thức cũ nhưng bằng thủ tục tréo ngoe để hợp pháp hoá việc ăn cướp nhà đất của nhân dân.

Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ có quyết định thông minh, cho nên không chọn niềm tin vào toàn dân để phát triển kinh tế, mà họ cứ chọn nghi ngờ để rồi đẩy đất nước vào tuyệt lộ kinh tế như ngày nay. Miệng của đảng viên lãnh đạo thì la ào ào và to tiếng nào là "Xóa Đói Giảm Nghèo" và "Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động", nghe qua thì cho nhà nước này đạo đức lắm, vì dân lắm! Nhưng hãy bình tĩnh lại, chiêm nghiệm cẩn trọng, đừng vội vã. Chỉ một khắc sau thôi mới thấy hành động của những kẻ nói năng nhân nghĩa ngọt ngào kia rất là bất lương, vô đạo đức.

Trong thâm tâm, những kẻ có chức có quyền ngày nay đều lấy đô là làm thước đo mọi chuyện, họ thà làm một đại thù của nhân dân Việt Nam còn hơn để chảy một đô la ra ngoài huyết quản. Từ đảng trưởng cho đến đảng viên tầm thường cũng vậy. Chính vì thế mà họ muốn và cần nắm giữ vận mệnh của những người khác muôn đời. Thiên hạ thường nói: Anh hùng hào kiệt tự có khí chất của dân tộc, còn tà ma ngoại đạo như đảng cộng sản Việt Nam cũng có mùi vị riêng của chúng, những thứ này đều toả ra từ trong ống xương tuỷ, dù có giải phẫu đổi khác thì cũng vậy thôi, mèo vẫn hoàn mèo!

Mafia Việt Nam, tổ chức xuất khẩu lao động bất hợp pháp, tưởng rằng đầu xuôi đuôi lọt, mọi chuyện có liên hợp từ những ngân hàng cho đến trồng cần sa tại Anh Quốc là ổn. Họ nào biết chuyện đời này lồ lộ buổi sáng thì khắc sau cả nhân loại đều biết và thấy tất cả hệ thống tổ chức xuất khẩu lao động bất hợp pháp, đương nhiêu không qua nổi lưới thường đời này, dù mafia Việt Nam có kỳ môn thuật số cũng vô ích thôi.

Tuy hiện nay người dân Việt Nam chịu đựng khổ đau quá nhiều, rồi cũng đến cảnh giới cùng tột nào đó, bỗng thông minh ra, thử hỏi chế độ mafia Việt Nam có còn tồn tại được bao lâu nhỉ?

Sự có mặt mafia trong nhà nước đảng cộng sản Việt Nam đúng là một trái bom nổ chậm. Bọn họ thực ra chỉ là một lũ thiển cận, làm kinh tài mà mặc áo giáp hộ thể đảng cộng sản Việt Nam, bởi vậy lúc nào họ cũng mặt lạ đồng chì lạnh, họ không phải tình máu đỏ da vàng, họ là công thức tiêu diệt tất cả dân tộc Việt Nam này, cho đến nay vẫn còn bơi trong ao tù nghèo khó và mãi mãi không bao giờ ra biển khơi nếu đảng cộng sản Việt Nam còn đó!

Trong khung cảnh hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đang ra sức triệt tiêu những mầm chống đối trong dân chúng. Nào là quy định không được tụ họp đông người, nào là chống “diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến” trong nội bộ đảng. Nào là bắt bớ giam cầm những người bất đồng chính kiến với những tội trạng đẫm màu sắc tưởng tượng bệnh hoạn là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Thật ra, họ đang run sợ trước viễn ảnh kinh hoàng hệt như của vợ chồng nhà độc tài Romania năm nào. Những hành vi điên cuồng chống lại trào lưu dân chủ hiện nay chỉ là thứ phản ứng tự vệ của kẻ không muốn mất quyền lợi. Chỉ có thế mà thôi! Buồn thay cho đảng cộng sản Việt Nam chỉ lo khư khư giữ cái mạng của mình chứ không lo nghĩa đồng bào. Một tập đoàn không sống vì tình nghĩa đồng bào thì sinh tồn để làm gì chứ?

Ngày nay, đảng cộng sản đã chiếm toàn cõi mảnh đất lớn của dân tộc Việt Nam và ngang tàng cho mình có quyền tối thượng, muốn dâng hiến cho ai vào lúc nào cũng được. Ngày nay đảng cộng sản Việt Nam không khác nào một Mân Việt ngày xưa dâng Hồ Nam cho người Hán...

Hy vọng mai này toàn thể nhân dân Việt Nam sẽ nhận ra dung mạo thật của cái gọi là đảng cộng sản Việt Nam mà lâu nay họ bị buộc phải gọi là “đảng và nhà nước “ta”!

* Huỳnh Tâm *

Các cơ quan truyền thông, quý độc giả có quyền sao chép, phổ biến những bài đăng trên trang web http://www.hvhnvtd.com (Hội Văn Hoá Người Việt Tự Do) nhưng xin vui lòng đừng cắt xén và nhất là đề nguồn gốc xuất xứ bài viết cùng tên tác giả. Đa tạ.

Friday, January 22, 2010

Báo Mỹ: VC Sẽ Sụp Vì Tư Bản Gia Tộc; Kinh Tế Tư Doanh VN Vẫn Do Đảng Viên Nắm

SAIGON (VB) -- Mạng lưới quyền lực của nhà nước CSVN đã cấu kết chặt với mạng lưới tài sản, và bàn tay cứng rắn của CSVN có thể sẽ biến các tiến bộ kinh tế tại VN vào một thảm họa xã hội.

Việt Nam sẽ đi về đâu? Chắc chắn là sẽ không bình yên. Báo Foreign Policy (foreignpolicy.com) hôm 21-1-2010 có bài viết nhan đề “Vietnam’s New Money” (Đồng Tiền Mới của VN) cho thấy một viễn ảnh u ám của kinh tế và xã hội VN, và dịch tóm tắt như sau.

Nhà phân tích Bill Hayton mở đầu bài viết bằng hình ảnh ngày 16-11-2008, kể về đám cưới của 2 doanh nhân tại khách sạn sang trọng Caravelle ở Sài Gòn: Chú rể là Nguyễn Bảo Hoàng, 36 tuổi, quản trị công ty đầu tư IDG Ventures Vietnam, và cô dâu là Nguyễn Thanh Phượng, 27 tuổi, chủ tịch quỹ đầu tư VietCapital. Hai công ty của cô dâu chú rể kết hợp quản trị 150 triệu đô la các khoản đầu tư ở VN.

Cô Phượng là con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Chú rể là Việt kiều công dân Mỹ, con của một gia đình chạy khỏi VN năm 1975 để trốn chế độ CS, bây giờ trở về để cưới con của một trong những người quyền lực nhất nước.

Đám cưới này biểu hiện cho thấy Đảng CSVN vẫn khống chế cả khu vực công lẫn tư. Nhiều hãng tư thực ra nguyên là hãng quốc doanh cũ (SOE) hay vẫn còn thuôc quyền nhà nước quản lý, và hầu hết vẫn điều hành bởi các đảng viên.

Hầu hết những người chỉ huy kinh tế tư doanh hiện này là do đảng chỉ định, hay gia đình họ, hay bạn bè của họ. Giới thượng lưu CSVN đang biến chủ nghĩa tư bản VN trở thành một kinh doanh gia đình. Và nếu phiên tòa xử 4 nhà dân chủ tuần này về tội lật đổ chính phủ có dấu hiệu nào, thì tình hình củng cố quyền lực đảng là diễn biến kinh sợ cho tương lai VN.

Có nhìều điển hình về mối quan hệ gia tộc và tiền bạc, quyền lực tại VN: một trong những người giàu nhất VN là Trương Gia Bình, chủ tịch công ty tin học lớn nhất VN, hãng FPT. Bình cùng là ngưòi duy nhất tại VN thường được nhắc với nhãn hiệu “cựu phò mã” bởi vì Bình từng kết hôn với con gaí cuả tướng Võ Nguyên Giáp.

Một thí dụ khác là Đinh Thị Hoa, người VN đầu tiên tốt nghiệp MBA, cao học kinh doanh, tại Đaị Học Harvard. Đầu thập niên 1990s, khi Ngân Hàng thế Giới muốn kích động nền kinh tế tư doanh ở VN, mới cấp học bổng cho tuổi trẻ, trong đó có Hoa. Khi về VN, Hoa sử dụng kiến thức để lập công ty có tên là Galaxy, bây giờ sở hữu một hãng PR (tiếp thị quảng cáo), chủ hầu hết các hệ thông tiệm ăn kiểu Tây Phương tại VN, một rạp hát lớn ở Sài Gòn, và cả một hãng sản xuất phim ảnh.

Trông thì đúng là mô hình kinh tế tư doanh thành công. Nhưng Galaxy là một trong nhiều công ty thuộc sở hữu của con cái các lãnh tụ đảng. Khi WB cấp học bổng cho Hoa, cha của Hoa là Thứ Trưởng Ngoaị Giao.

Việc kết hợp tài sản của cả nước vào tay các gia đình quyền thế tại VN đang bóp méo nền kinh tế này: kinh tế sẽ đi theo ý muốn của một số ít người, chứ không đi theo nhu cầu của đa số dân. Và mạng lưới chủ nghĩa xã hội bè cánh chia chác kinh tế đang trở thành một đe dọa cho ổn định tương lai VN. VN có cơ nguy gặp số phận của nhiều đứa con cưng trước kia của WB -- bùng nổ kinh tế, rồi sẽ sụp đổ.

Các hãng quốc doanh lớn nhất được hưởng nguồn tài trợ tiền không minh bạch cho các dự án tài chánh với rất ít hợp lý về kinh tế. Vào tháng 6-2008, tới 28 hãng quốc doanh xài 1.5 tỉ đô để thiết lập hay mua cổ phần trong các công ty quản lý tiền đầu tư, các hãng chứng khoán, các ngân hàng thương mại và các hãng bảo hiểm. Có 3/4 công ty tài chánh VN hiện sở hữu của các hãng quốc doanh lớn nhất (còn gọi là tổng công ty).

Với tiền dễ dàng xài như thế, nên mới xảy ra hiện tượng các hãng quốc doanh phải hối lộ khách hàng, cán bộ và thanh tra để nhắm mắt cho vi phạm luật. Câu hỏi là, vào thời khoảng khủng hoảng, Đảng CSVN có thể trừng phạt chính các đảng viên của họ không để đưa kinh tế đen naỳ trở lại vòng kiểm soát. Nhưng bao lâu nữa mới có thể làm thế?

Giới lãnh đaọ đảng CSVN có thể đứng kình với các công dân mới giàu đó hay không, và để đòi hỏi họ phải trao lại một phần tài sản xuyên qua đánh thuế để sẽ tạo phúc lợi cho những người nghèo ở các tỉnh xa hay không? Vụ kết án các nhà dân chủ tuần này có phaỉ là dấu hiệu cho thấy mạng lưới tham nhũng của đảng, của quyền lực và của đặc quyền hiện đã ra ngoaì vòng kiểm soát? Nếu thế, đồng tiền mới của VN có thể sụp đổ ngay dưới sức nặng của nó.
NHỮNG TẾT NĂM XƯA Ở PHAN THIẾT
MƯỜNG GIANG
 
Trước giao thừa mỗi năm suốt phần đời lưu lạc, tôi hay quẩn quanh dọc theo con phố nhỏ nơi xóm biển đìu hiu, mõi ngóng về bên kia bờ Thái Bình Dương, mà hồn rưng rưng thương nhớ Phan Thiết, một quê hương ngọt ngào sửa mẹ thế nhưng mãi vẫn muôn trùng. Ôi giấc mơ chưa chi đã dẫn ta về thôn xóm cũ, về những ngày xuân tết vẹn vầy, về lại với những trang lưu bút ngày xanh của một thời tuổi trẻ sao sớm phai tàn, chẳng biết bây giờ có ai còn nhớ ? Bao nhiêu năm qua rồi, mỗi lần tết đến lại buồn, nhất là lúc đứng nhìn những giọt mưa phùn nhỏ những giọt trắng trên từng cánh cúc đang hắt hiu nơi thềm gió.. Phan Thiết năm nao mùa đông trời thường se sắt không mưa nhưng nếu hờn dỗi bất chợt với một cơn mưa rào, thì đã thấy như xuân đang bắt đầu chúm chím trên giậu hoa, ngọn cỏ. Ðường phố được mưa lau chùi sạch sẽ nhưng hữu tình nhất vẫn là nụ cười của người Phan Thiết không còn thấy héo hắt muộn phiền. Những hàng vông, gốc phượng, những chiếc lá me non cũng phe phẩy mừng rỡ. Tất cả đang cùng xuân trở về.
 
+ Chợ đêm ngày Tết:
Trước tháng 5-1975 năm nào cũng vậy, hể tới mồng mười tháng chạp là không khí tết đã thấy bắt đầu ở đường Gia Long nhưng vui nhộn từ sáng 23 đưa ông Táo chầu trời. Bắt đầu từ ngày này, xã Châu Thành sẽ có người tới vẽ lô, đánh số khắp vùng dành cho chợ tết, từ hai con đường Nguyễn văn Thành, Lê văn Duyệt dọc theo vườn hoa nhỏ trước nhà sách Vui Vui và suốt con đường Gia Long chạy ngang nhà lồng chợ lớn.
 
Ngoại trừ khu vực quanh vườn hoa chỉ bán hoa tết, khắp nơi không ấn định món hàng, lô của mình trúng thầu muốn bán gì cũng được, cho nên khắp chợ tết vừa thấy lù lù một núi dưa hấu, đã gặp ngay gian hàng bán bánh mứt, rồi lại chuối, dưa và cứ thế xen kẽ lẫn lộn. Thông thường món hàng bày bán sớm nhất trong chợ tết là mai, sách báo, lịch xuân và quần áo may sẵn dành cho các gia đình nghèo. Chợ đêm chính thức mở từ ngày đưa ông Táo về trời cho tới chiều ba mươi mới tan. Gọi là chợ đêm vì người bán hàng trụ tại chổ suốt thời gian tết, dù có khách hay không. Chợ bắt đầu đông từ sau ngày 25, các nhà vườn quanh thành phố tại Phú Lâm, Phú Hội, Ðại Nẩm, Lại An kể cả Rạng, Thiện Nghiệp cũng bắt đầu mang các thổ sản địa phương như hoa, chuối, trái cây các loại, dưa hấu, cau trầu, gà vịt về bán tết. Ði chợ đêm Phan Thiết thật vui dù chỉ để xem người và được chen lấn, cho nên đêm qua đã đi, đêm nay cũng đi để mệt vì chen lấn người quen ke lạ cho tới xế chiều ba mươi tháng chạp tan chợ, mới hết đi chợ.

Những ngày giáp tết, hoa và trái cây từ muôn phương trút về vô số kể, như là người Phan Thiết chỉ biết ăn tết bằng hoa, mặc sức cho những kẻ có tiền lựa chọn. Thôi thì đủ thứ từ loài hoa bình dân như mồng gà, trường sanh, vạn thọ, cúc, thược dược.. mà ai cũng mua được cho tới những loài hoa vương giả khét tiếng của Bình Thuận, mà MAI là số một. Ðủ thứ mai, từ loại vàng phớt năm cánh mỏng lúc nào cũng như đang chực cuời với gió xuân, cho tới nhiều loại mai quý khác, nhiều cánh, đủ màu. Theo lời các bậc cao niên, thì mai là người bạn lâu đời của Phan Thiết, vì vậy mỗi độ xuân về, nhà nào có nghèo túng cũng ráng kiếm một cành mai để vui xuân. Hoa bán nhiều, người mua cũng đông nhưng có năm thiếu người thưởng thức, nên vào phiên chợ cuối chiều 30, các chủ hoa đã lạnh lùng vứt bỏ bên vệ đường, mặc cho hoa tàn, cánh rũ. Ôi thảm thê biết bao cho kiếp hoa.
 
+ Nuôi Vịt Tết:
Hằng năm cứ sau vụ lúa chín thì các nông dân vùng Hàm Thuận, Thiện Giáo nghỉ một thời gian ngắn, mới tiếp tục cày bừa trở lại vào tiết lập đông, để lo vụ muà đông - xuân. Chính trong thời gian này, một số lớn nông dân đã bắt đầu lo chuyện nuôi vịt tết, ngay trên những đám ruộng còn bỏ trống chưa cày trở lại, khắp Phú Lâm, Phú Hội, Bình Mỹ Thuận, Tầm Hưng, Ma Lâm.. Vịt con nuôi bằng lúa rụng, lúa sót trên các cánh đồng. Nghề nuôi vịt thấy vậy chứ vất vả trăm chiều, nhất là việc tìm thức ăn cho đàn vịt đông đảo hằng trăm, hàng ngàn con do nhiều người gộp lại nuôi chung. Khó nhất là giai đoạn vổ béo vịt để chuẩn bị bán. Lúc này vịt ăn nhiều và hay ăn bậy nếu bị đói, nên người chăn vịt ngoài việc mua thêm thức ăn như cá, cua, tôm, cám.. còn phải canh giữ cẩn thận để vịt không chạy loạn ăn mạ lúa của người. Thông thường không thấy có lộn xộn trong việc dành giựt vịt giữa các chủ nuôi, đây là bí quyết trong nghề nuôi vịt, không giải thích được.
 
Sau hai tháng bôn ba cực nhọc trên đồng cạn, dưới đồng sâu, giờ thì đàn vịt cả ngàn con cũng kịp lớn, béo nọng.. chực chờ từng chuyến xe đủ loại ngày đêm từ Phan Thiết lên để bốc vịt và trứng về bán cho kịp các buổi chợ tết. Quang cảnh làng xóm tỉnh mịch ở miền quê bỗng vui lên bởi tiếng kêu cạp cạp của bầy vịt đó đây khắp làng. Từ ngày 20 tháng chạp, nhà nào hầu như cũng đã có một vài cặp vịt , chục quả trứng, để chuẩn bị mâm cớm cúng ông Táo và tất niên ngày 30 tháng chạp.
 
+ Cái ăn trong ba ngày Tết:
Tưởng như cái thị xả nhỏ nhoi này sẽ không bao giờ ngủ được. Ðiều này cũng dể hiểu vì người Phan Thiết quanh năm suốt tháng làm lụng vất vả từ dân bờ cho tới bạn biển nhưng gặp dịp là thẳng tay tiêu xài lo gì, bởi xưa nay Bình Thuận vốn nổi tiếng là chốn rừng tiền biển bạc, là xứ ăn chơi, nên ‘cái nồi cũng bán, cái tơi cũng cầm’ cũng là sự thường tình vì cầm bán rồại mua sắm lại mấy hồi vào năm tới nếu trúng biển, được mùa. Chính những nét đặc trưng này đã làm cho người Bình Thuận hãnh diện khi giang hồ khắp chốn. Tóm lại đây là cách sống của dân Bình Thuận khó lòng thay đổi được.
 
Ði chợ trong ba ngày tết là để lo cho gạo nước đầy lu, làm các món ngon vật lạ để ăn cho nhiều và ngon, nên ai cũng thích đi chợ để mua sắm. Trong thời gian này, các lò bánh tráng ở ngoại ô Phan Thiết như Lại An, Phú Long, Tân An.. phải làm suốt ngày đêm vì khách hàng đặt bánh Tết ngay từ tháng 11 âm lịch. Bánh tráng là món ăn ngày tết, dùng để cuốn thịt măng kho hay bánh tàt, nên nhà nào cũng cần tới. Vùng quê không ai mua bánh mà chỉ tới lò tráng một vài thúng gạo, rồi trả tiền công mà thôi.
 
Từ trung tuần tháng chạp, trong khi tại các phố Gia Long, Ðồng Khánh, Ðinh tiên Hoàng, Lý thường Kiệt , Lê văn Duyệt.. quanh chợ lớn mới có vẻ tết, thì hầu như khắp xóm làng, ngõ hẹp Phan Thiết, nhà nhà đều bận rộn đóng cốm hộp. Ðối với phong tục cổ truyền Việt Nam, đây là món đặc biệt phải có để cúng trên bàn thờ ông bà trong ba ngày tết dù là lương hay giáo.
 
Theo sử liệu, thì cốm đã theo gót chân lữ hành của người dân Thuận Quảng trên bước đường nam tiến. Người dừng lại ở Thuận Trấn từ ba trăm năm trước thì cốm cũng nương theo và trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân miền biển mặn. Từ xuất xứ cốm sà lam Quảng Nam mà Hải Thượng Lãn Ông, qua tác phẩm ‘Nữ Công Thắng Lãm’ gọi là CỐM (croquantos) , chỉ một một loại bánh cổ truyền làm bằng hạt nổ, và mỗi vùng lại có một cách làm riêng. Tại Bình Thuận, cốm được làm bằng loại nếp ba tháng. Ðây là một đặc sản của địa phương có hương thơm ngào ngạt, chỉ riêng dùng để đóng cốm hộp. Nếp từ đồng dược mang về nhà ngay từ tháng 10 âm lịch, để kịp rang thành nổ mới kịp đóng cốm tết. Theo các nhà chuyên môn cũng như các bà nội trợ giỏi, thì muốn cho cốm ngon, ngoài nổ còn phải có bí quyết thắng đường, pha chế lượng gia vị hỗn hợp gừng, nho khô, me và thơm chín. Riêng cái khuôn dùng để đóng cốm gần như có kích thước nhất định, bằng gỗ hình khối chữ nhật, có thể tháo rời ra được để lấy cốm ra phơi nắng. Cốm được bọc bằng giấy màu đủ loại, các mặt đều có dán hoa hòe rất đẹp. Ngày tết, nhà nào dù theo đạo gì chăng nữa, cốm cũng đều có mặt trên bàn thờ. Tại Phan Thiết, trăm năm qua, gia đình ông Lê Chi chuyên nghề làm cốm tết bằng nếp trồng tại Phú Long. Ngày nay món cốm sấy qua nhản hiệu ‘Hòa Hiệp’ của Lê tộc tại Phan Thiết, đã là món hàng thời thượng có mặt khắp nơi, cũng như cái hương vị cay cay ngọt ngọt của cốm, làm chợt nhớ tới tết năm nao ở quê nhà.
 
Ăn Tết cũng không thể nào thiếu được món măng hầm với thịt heo hay vịt. Măng xuất xứ từ cây tre qua cái tên khoa học là bambusae thuộc giòng họ lúa (gramineae), có mặt mấy ngàn năm trên đất Việt, từ đồng bằng lên tới sơn khê. Tại Bình Thuận từ tháng 7 tới tháng 9 âm lịch là mùa xắn măng, vì thời gian này măng đã vương lên khỏi mặt đất bên các bụi tre khắp các địa phương trong tỉnh và những rừng tre kế cận dọc theo các bờ sông Quao, La Ngà, nhưng nhiều nhất là vùng Cà Tót, Ðức Linh, Gia Bát.. Lấy măng từ gốc tre già cũng dể, chỉ cần một cái câu liêm cán dài có lưởi sắt là đủ. Mụn măng tươi màu trắng, đem về bốc vỏ và luộc chín với nước pha ít vôi loãng. Sau đó đem măng luộc chín, đã biến thành màu vàng nghệ, tước sợi và đem phơi khô chừng hai hôm là dùng được. Trung bình 10 ký măng tươi mới lấy được 1 ký măng khô.
 
Măng được mua từ chợ về trước khi đem hầm thịt, lại phải ngâm với nước lá xả và luộc thêm nhiều lần cho măng mềm hơn, đồng thời mất đi chất đắng của gốc tre. Trước đây khi cá mòi còn, món măng tươi nấu với cá mòi trủng, mòi dầu là thức ăn phổ thông nhất khắp miền biển mặn Bình Thuận.
 
Ăn tết xưa nay, người Bình Thuận dù túng thiếu thế nào cũng không dám quên BÁNH TÉT, trước cúng gia tiên, ông bà lại cũng là món quà đặc biệt để tặng thân bằng quyến thuộc ăn chơi trong mấy ngày đầu năm. Theo sử liệu, bánh chưng hình vuông và dẹp, gói bằng lá dong rất thông dụng ở miền Bắc. Còn bánh tét là những đòn tròn, gói bằng lá chuối rất được ưa chuộng tại miền Nam. Cả hai đều làm bằng một thứ nguyên liệu giống nhau gồm nếp, nhân thịt, đậu.. Riêng bánh chưng miền Bắc có thêm thảo quả và dầu cà cuống nên bánh rất thơm ngon. Cả hai loại bánh trên đều xuất xứ từ thời Vua Hùng dựng nước, ngoài ra bánh còn mang ý nghĩa rất thiêng liêng về tập tính của dân tộc Việt, trong đó bánh dầy (tét) có hình tròn tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông là biểu hiệu của đất, nếp cùng nhân đậu, thịt mở là nhân sinh vạn vật. Sau cùng các lớp lá bọc bên ngoài mang ý nghĩa thâm sâu của người xưa, đó là sự đoàn kết đùm bọc của người trong một nước, cho dù ở hoàn cảnh nào, buồn vui, hoạn nạn hay hạnh phúc, đều phải sớt chia.
 
Phan Thiết năm nao tuy không là một nơi chốn phồn hoa đô hội nhưng vẫn là miền thị tứ sầm uất, giàu có, quy tụ người khắp mọi miền đất nước. Vì vậy chuyện ăn uống trong ba ngày tết tại đây cũng đa dạng và cầu kỳ, không những trong giới người Việt mà còn có nhiều khác biệt giữa năm bang hội người Hoa tại địa phương.
 
Nhưng dù là ai chăng nửa, đối với người Việt, nồi thịt kho măng khô là quan trọng hơn hết. Vơí người Phan Thiết gốc Nam phần, thì nồi thịt kho tàu phải có nước dừa để ăn với dưa giá sống có trộn thêm cà rốt, lá hẹ, ớt sắt sợi và cuống củ cải. Thịt được dùng để kho phải là thứ thịt heo ba rọi vừa nạc vừa mỡ. Kho nồi thịt ngon ăn ba ngày tết, đòi hỏi phải có kỷ thuật làm bếp giỏi, sao cho lúc chín, phần nạc thì có màu đỏ au đẹp đẽ, còn lớp mỡ thì da phải nở ra thật mềm mại, có như vậy ăn liên tiếp trong mấy ngày tết vẫn không thấy ngán, trái lại nhìn tới đã thèm. Còn phải có mấy hủ củ kiệu muối với tôm khô loại lạt muối, để các bợm nhậu đưa cay trong khi chờ cao lương mỹ vị ngày tết. Riêng củ cải được dùng với bánh tét gói với bánh tráng mỏng tại các lò Phước thiệu Xuân, Cây Chôm, Xóm Luạ.
 
Với các gia đình trung lưu, thì các bửa ăn tết luôn có món khổ qua dồn thịt bầm trộn với tôm quết nhuyễn, tuy vậy nhiều người cử vì sợ ăn rồi thì khổ quá suốt năm. Cũng do người Bình Thuận có gốc gác từ nhiều địa phương nên cái ăn cũng thật phong phú. Về món ngọt thì không làm sao tính hết, nào cốm, chè, xôi vị pha lá dứa hay lá cẩm. Còn mứt cũng đủ loại từ gừng cay, bí dòn, dừa thơm, cà chua cho tới hạt sen, chà là lạ miệng, món nào cũng ngon tuyệt cú mèo. Từ thập niên 70 về sau, người Phan Thiết gần như không gói bánh ít tại nhà, mà mua ở chợ. Hai bà Cửu Khói và Hai Nhan nổi tiếng nhiều năm về các loại bánh gói lá, kể cả bánh in Hải Dương, bánh bò bông, bánh bông lan và bánh sà lam gốc Duồng.
 
Nhưng ăn uống cầu kỳ phải nói là người Huế sống rất nhiều tại đây, nhà nào tết cũng có chả lụa, chả quế, giò thủ, thịt dông chân giò hay thịt gà nấu dông. Tuy nhiên hấp dẫn hơn hết là món giả cầy của Bắc Hà. Ðây là đặc sản Việt Nam nấu bằng giò heo cạo sạch lông, đem thui, chặt khúc nhỏ rồi nấu với riềng, mè.. tưởng tượng như đang ăn món “sống trên đời” lạ miệng, ăn hoài không thấy ngán.
 
Riêng người Phan Thiết gốc Hoa cũng có nhiều khác biệt. Họ ăn uống theo phong tục cổ truyền của cha ông có từ bổn xứ. Do trên người Quảng Ðông ngày tết thế nào cũng có lạc xưởng, thịt heo ướp ngũ vị hương loại hảo hạng có ướp rượu mai quế lộ, lạp xưởng gan heo, vịt khô lạp áp hay bắc thảo. Còn thêm lạp dục tức là món thịt heo ba chỉ cắt sọc từng dải phơi khô. Vịt khô, heo khô sẽ được hấp với gừng lát là nón ăn chính trong ba ngày đầu năm mới. Những nét đặc trưng của người Quảng Ðông là cúng con gà mái vào lúc giao thừa, còn ngày mồng hai mở cửa hàng phải làm gà trống thiến. Với các nhà giàu, ngày tết còn thêm món bát bữu với bong bóng cá, tóc tiên, hạt sen, nấm đông cô, táo đỏ, củ năn và bún tàu. Ðể lai rai đưa cay dĩ nhiên chẳng bao giờ thiếu các món nhắm như tôm khô, hột vịt bắc thảo, củ cải muối và thịt đùi heo hun khói. Còn trên bàn thờ khắp mọi nhà thì luôn luôn có ổ bánh tổ, ngoài bọc giấy hồng điều có in bằng mực tàu mạ hoàng nhủ các chữ phúc hay là đại cát. Ðặc biệt trong ba ngày tết, người Quảng Ðông không giết vịt vì kiêng tiếng kêu cạp cạp mà họ cho là xui xẽo trong sự làm ăn. Ðối vơí người Tiều, nhóm người Hoa đông thứ hai tại Phan Thiết, tuy cùng nằm trong tỉnh Quảng Ðông nhưng ngôn ngữ của họ lại thuộc Hạ Môn, Phúc Kiến. Do trên giữa hai bang có nhiều khác biệt, nhất là phong tục, tập quán trong ba ngày tết. Trong khi ngưòi Quảng Ðông không ăn vịt, thì ba ngày tết là dịp để người Tiều ăn vịt mà họ cho là lấy hên đầu năm. Món chính là vịt ram. Vịt sau khi làm xong, đem luộc vừa chín vớt ra, chặt thành miếng lớn rồi bỏ vào chảo mỡ đang sôi sùng sục. Riêng nước luộc vịt, được dùng để nấu xôi đậu phộng, ăn chung với thịt ram trên. Một số người Tiều lớn tuổi, ngày tết vẫn còn giữ phong tục dùng các món thịt ngỗng, vịt, đầu heo muối hun khói xác mía. Tóm lại món ăn của người Phan Thiết trong ba ngày tết năm xưa trước 1975 khi nhớ lại bánh tổ chiên, bánh tét giòn, cá thu kho ăn với dưa món. Rồi còn chả tôm, tré, nem, giò lụa.. bao nhiêu món ngon vật lạ của một thời quê hương hạnh phúc.
 
+ Hái lộc đầu xuân:
Ba trăm năm thành lập, ngoài việc duy trì và bảo quản nguyên vẹn các di tích cổ truyền của vương quốc Chiêm Thành, người Bình Thuận còn phát huy nền văn hoá Ðại Việt mà tổ tiên đã mang tới từ Thuận Quảng. Ðó là các công trình kiến trúc chùa, đình, dinh, vạn.. dù nay đã trải qua bao đổi đời thê thiết của thời cuộc, may mắn một số lớn vẫn còn nguyên vẹn trong sự bao che, bảo vệ của Việt Nam Cộng Hòa suốt thời kỳ bom đạn. Chung trong nền văn hoá đặc thù dân tộc, có tục hái lộc đầu năm rất được người Phan Thiết ưa thích và mến mộ. Tuỳ theo quan niệm và ý thích, mọi người có thể xuất hành ngay sau giao thừa, hoặc sáng mồng một tết nhưng dù có chọn giờ nào chăng nửa, thì cũng chung mục đích là mơ ước sang năm mới được an bình, hạnh phúc và thắng lợi.
 
Phan Thiết quê tôi, mãnh đất cuối cùng của miền Trung nước Việt, chói chang cát trắng và năm tháng chào đón gió biển lồng lộng. Thành phố của cá mực, nuớc mắm, dinh vạn, chùa chiền, của hát chèo, đua ghe, múa rồng, thỉnh ông đi chơi và ăn uống no say trong ba ngày tết. Tất cả bây giờ chỉ còn là một kỷ niệm. Năm nay cũng như bao mùa xuân qua, ta lại ăn tết xa nhà. Trong cái rét căm căm nới xứ người, chợt nhớ quay quắt những tết năm xưa cùng ai đi chùa hái lộc giữa cảnh vắng mù sương, chỉ còn có tiếng sóng biển từ xa vọng về.
 
Tuy khắp thành phố có nhiều chùa lớn và đẹp như các chùa Ông, Bà, Phật học, Bình Quang, Chùa Cát, Vạn Thiện, Thủy Tú, Nam Nghĩa.. nhưng vì số người đi lễ chùa và hái lộc quá đông, nên nơi nào cũng tấp nập nam thanh nữ tú, quang cảnh thật vui vẽ. Quanh năm suốt tháng làm việc vất vả, việc tết nhất cũng đã lo xong, nay có dịp nên ai cũng muốn đi vãng cảnh chùa, trước là để cúng Trời Phật, sau tìm một chút an bình cho tâm hồn, bởi vậy ai cũng thích chọn thời điểm giao thừa hay gần sắp sáng cho tinh khiết.. Ngày tết nên gì cũng mới hết kể cả sự giao tiếp. Trên mọi nẽo đường xe cộ tấp nập đông đảo. Hai vĩa hè cũng rộn rịp khách bộ hành, các cô các bà áo dài đủ màu tha thướt còn đàn ông con trai thì vận âu phục tươm tất, thỉnh thoảng có một vài cụ chít khăn đống, vận áo dài the. Nhưng lăng xăng nhất vẫn là lủ trẻ trong các bộ quần áo mới xúng xính, la hét vui cười, khiến kẻ bàng quang cũng cảm thấy hạnh phúc lây. Chùa chiền sáng rực ánh đèn, trong lúc người lớn kính cẩn làm lễ Phật, thì bên ngoài bọn trẻ nao nao chờ hái lộc. Cây không cao lắm, vừa vặn với tầm tay của người lớn, khắp nơi tô điểm bằng những bao lì xì đỏ thắm, treo trên các nhánh cây vừa trổ lộc xanh mơn. Nhiều người Hoa ở Phan Thiết năm xưa khi đi hái lộc đầu năm ở chùa Ông, thay vì hái lộc cây, họ lại mang về nhà hương lộc, tức là những cây nhang dài và lớn vừa cúng ở chùa xong, còn cháy dang dở vội mang về cắm ở bình nhang trên bàn thờ nhà mình.
 
Có còn hay không những đêm giao thừa mộng mơ trên quê hương yêu dấu? năm mới mặc áo mới đi bên nhau để được em khen là diện ghê. Còn em áo dài trắng ngoài khoác áo lạnh màu thiên thanh, đã đẹp lại càng thêm đẹp, làm sao ai có thể hững hờ.
 
+ Bài Chòi trong ba ngày tết:
Trước năm 1975, trong những dịp tết, người Phan Thiết hay tổ chức đánh bài chòi tại Xóm tỉnh (Phú Tài), Ðức Nghĩa, Khu 1 Bình Hưng.. kéo dài suốt ba ngày đầu năm, có hát bội phụ hoạ. Ðịa điểm chơi bài thường là khu đất rộng, nằm trên đám ruộng khô hay con đường hẻm rộng như tại Bình Hưng, để tiện việc cất những chòi cao, có bậc thang lên xuống, bao quanh một sân khấu nhỏ trống trải. Bài chòi có hai bộ, một để tại sân khấu rút thăm hô thai, còn bộ kia thì chia đều cho các chòi con trong số 29 con bài.
 
Bài chòi xuất phát từ Bình Ðịnh nhưng vào tới Bình Thuận thì cách chơi cũng biến chất. Tại Phan Thiết, nhà con mua vé rút thăm lấy ba con bài, rồi leo lên chòi cao có để một cái mõ gỗ dùng báo hiệu. Trên sân khấu, người hô thai mặc quần áo hát bội, biểu diển theo con bài được rút từ trong ống, với các bài bản có sẵn nói về tên của các con bài như nhất trò, nhì nghèo, ba bụng, tứ giống, năm dây.. Chòi nào có con bài trùng thì gỏ ba lần mõ báo hiệu và ai trúng đủ ba cặp thì thắng cuộc.. cứ thế tiếp tục chơi cho hết ba ngày tết rất vui vẽ. Trước năm 1975, người thắng ngoài tiền, còn được thưởng trầu rượu và một tràng pháo chuột, nên ai cũng muốn tham dự nhất là người xóm biển.
 
 
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Ðầu Giêng 2010
MƯỜNG GIANG

Thursday, January 21, 2010

NHỮNG MẦU ÁO HOA RỪNG

Mặt Trời đã lặn từ lâu rồi mà cái oi bức của mùa Hè như vẫn còn trong không khí và tỏa ra từ dưới lòng đất và từ những đám cỏ dại hắt lên làm anh cảm thấy như người mình hâm hấp sốt. Thỉnh thoảng có một cơn gió nhẹ thổi qua cũng chỉ đem lại cái hơi nóng của một vùng gần đó hoán đổi cho nhau mà thôi. Anh đứng đó đã lâu rồi trên con đê vắng bóng người, gầy gò và cô đơn lên nền trời còn hừng sáng chiếc áo rằn ri và chiếc quần tù mầu xanh. Anh phải đứng gác ở đây cho máy điện chạy cho đến đêm thì mới được vào trại sau phiên trực. Anh là một trong ba anh em đều cấp bực Trung Tá được điều về tổ điện của trại, để thay phiên nhau trực đêm cái maý điện trong căn chòi lá cạnh một nhánh nhỏ thuộc sông Hồng. Anh đứng xa ra ngoài này cho được thoáng một chút vì cái máy thi cũ kỹ và kêu đinh tai nhức óc.

Tiếng kẻng thu quân đã lâu, và những đội tù nhân lần lượt sắp hàng điểm số để vào trại giam sau một ngày lao động. Rồi tiếng kẻng báo hiệu đóng cửa những buồng giam vang lên theo gió đưa đi thật xa và những đội tù nhân lại sắp hàng điểm danh trước khi vào buồng giam. Sân trại giờ đây vắng ngắt và cả con đường chạy vòng quanh khu trai giam ban nãy còn tấp nập những áo vàng cán bộ công an canh tù lớp đi bộ, lớp chạy xe đạp về khu bếp của trại hay về khu gia bình để lo bữa cơm chiều thì bây giờ cũng vắng tanh.

Anh đứng trên con đê và vừa nhìn nó chạy thẳng tắp tới mút tầm mắt và mất hút sau lũy tre xanh của một ngôi làng nhỏ ven bên kia con sông. Từ xa anh thấy một bà lão tay chống gậy chậm chạp bước về phía anh có lẽ để thăm con cháu trong ngôi làng bên kia sông. Anh nhìn về phía trại giam và thầm nghĩ giờ này chắc các bạn mình đã "thanh toán" xong cái bánh bột hấp là khẩu phần cho bữa ăn chiều và đang "chiến đấu" chống lại cái nóng đến nung người của mùa Hè xứ Bắc, mồ hôi thì cứ nhỏ từng giọt một xuống cho đến khi mệt lả người và thiếp đi trong từng giấc ngủ. Chợt anh thoáng giật mình vì bà cụ đã đến bên cạnh anh từ lúc nào và nhìn vào chiếc áo Biệt Động Quân anh đang mặc trên người rồi hỏi giọng đầy dịu dàng:
-"Chắc anh là tù chính trị ở trong trại kia phải không?"
-"Đã thưa cụ đúng vậy ạ!"
-"Anh trước kia cấp bậc gì?"
-"Thưa cụ cháu cấp Tá"
-"Đẹp mặt nhỉ! chúng tôi cứ tưởng các anh ra đây như thế nào chứ ai ngờ ra nông nỗi này."

Anh nhìn chung quanh, bóng chiều đã xuống sẫm từ lúc nào và chỉ còn anh và bà cụ trên con đê vắng bóng người. Đã năm năm tập trung, lưu đầy qua bao nhiêu là trại giam và khổ ải nhưng lần đầu tiên anh thấy choáng váng như bị đánh trúng vào tim và không hiểu sao đột nhiên anh quì xuống, hai giọt nước mắt từ lâu tưởng đã khô cằn từ từ lăn xuống đôi gò má sạm nắng:
-"Thưa cụ, cháu xin chịu tội trước cụ, cháu đã bất tài không giữ được nước." Và cứ thế những giọt nước mắt cứ tuôn ra không thể cầm được nữa như những uất nghẹn từ lâu dồn nén bây giờ bất chợt được khai thông..
-"Thôi! Già nói vậy thôi anh đứng lên đi, âu cũng là số Trời. Đây, già chẳng có gì ngoài mấy cái bánh và nải chuối này thôi, anh cầm lấy vào trại mà ăn với bạn bè."
-"Thưa cụ, cháu rất cảm ơn lòng hảo tâm của cụ, đây là những thứ hiếm quí giá mà chúng cháu không bao giờ dám mơ ước tới trong trại giam nhưng xin phép cụ cháu không thể nhận được."

Anh vội bỏ nải chuối và mấy cái bánh vào trong tay nải cho cụ và đỡ bà lão bước lên con đê và nhìn theo bóng bà cụ mất hút sau lũy tre xanh của ngôi làng.
Tối hôm đó vào trại, bên cạnh ly nước trà, anh kể lại cho các bạn bè thân nghe và thấy bạn mình ai mắt cũng đỏ hoe.

Chợt anh nhớ tới hai năm trước khi anh ở trong một trại giam tại Hoàng Liên Sơn, mỗi ngày vào rừng đốn cây để xây dựng trại, có khi phải vào rất sâu trong rừng mới tìm được những thân cây đúng kích thước. Một hôm, anh và một anh bạn bị lạc đường và không tìm được lối ra thì may sao lại gặp một dân địa phương đưa về nhà và cho ăn một bữa khoai sắn no nê là một bữa tiệc thịnh soạn trong đời mà anh không bao giờ quên được. Anh rất ngạc nhiên nghe họ nói giọng người Hà Nội rất là thanh tao, hỏi ra mới biết năm 1954 khi Cộng Sản vào miền Bắc thì người Hà Nội cũ bị đuổi ra khỏi thành phố về vùng kinh tế mới trong rừng sâu, và nhà nước tịch thu hết nhà cửa và tài sản của họ. Bà chủ nhà khi biết anh và người bạn là sỹ quan chế độ cũ Sàigòn thì niềm nở hẳn ra rồi chỉ vào ngôi nhà lá đơn sơ của mình và chỉ lên bàn thờ:
-"Hai anh biết không? Ông nhà tôi sau tháng 4 năm 1975 vẫn nhất định không tin là mất miền Nam và cho rằng đó là thủ đoạn tuyên truyền của Cộng Sản mà thôi cho nên năm sau tìm mọi cách để vào miền Nam xem tận mắt sự thực ra sao. Khi trở lại ngôi nhà này, ước mơ một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ rời bỏ vùng núi rừng này để có thể trở về căn nhà thân yêu tại phố hàng Buồm năm xưa tan ra mây khói. Ông nhà tôi buồn bực quá và phát bệnh rồi mất đi năm ngoái."

Năm 1976, hàng trăm ngàn tù nhân chính trị chế độ cũ là những quân dân cán chính đã được đưa ra miền Bắc bằng mọi phương tiện, xe tải, xe lửa, tầu Sông Hương, và cả máy bay vận tải C-130. Sau vài năm, họ được cấp phát ngoài quần áo tù, là những bộ trellis rằn ri của những binh chủng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, TQLC, v.v. còn tồn động trong kho. Một phần dụng ý của kẻ chiến thắng là tiết kiệm vải vóc, một phần là muốn hạ nhục cho mặc quân phục mà trong trại giam.

Mục đích của chúng là đầy ải những màu áo hoa rừng đó nhưng có điều không một ai ngờ đến là kể từ đó những màu áo rằn ri này xuất hiện khắp nơi trong trại giam, khu gia binh, các vùng núi rừng chung quanh trại và người dân bắt đầu phân biệt được những tù chính trị và tù hình sự. Màu áo đó đi tới đâu cũng dần dần chiếm được cảm tình không những của người dân địa phương quanh vùng mà ngay trong khu gia binh của họ nữa. Dân chúng miền xuôi hay mạn ngược ngay cả đồng bào Tày, Nùng, Thái từ đó thường gọi những anh em tù chính trị là những "Người Tù Áo Hoa" để chỉ màu áo hoa rừng ngụy trang mà họ đang mặc. Có dịp tiếp xúc, thì họ rất là ngạc nhiên vì những người tù áo hoa này rất là hòa nhã và không có vẻ gì là ăn gan uống mật như Cộng Sản tuyên truyền và nảy sinh lòng cảm mến.

Vào khoảng cuối năm 1977 thi vùng núi Hoàng Liên Sơn và một số đồng bằng lưu vực sông Hồng bị ngập lụt trong giông bão và lũ lụt. Nước tràn vào ngập cả trại giam, cuốn trôi đi nhà cửa, gia súc, hoa màu của đồng bào, nương rẫy trắng xóa.
Nhiều gia đình người Tày và Thái mất sách tài sản nhỏ bé của họ và chỉ còn độc một bộ quần áo trên người. Cán bộ địa phương thì cũng chỉ "động viên" tinh thần đồng bào chứ không có được phẩm vật thuốc men gì để cứu trợ thời .

Vì thế, mỗi khi đi lao động ngang qua khu vực của đồng bào, anh em đều bảo nhau cố gắng gom góp từ cái áo cái quần, đôi dép, cái lon Guigoz đựng nước, cái nón lá, v.v. và thừa lúc cán binh không để ý thì quăng vào trong bụi cây ra dấu cho họ đến lấy.
Những đồng bào thiểu số này sau đó đều rất cảm động vì những nghĩa cử này của anh em tù nhân chính trị và sau đợt thiên tai đó, họ đã trả ơn lại bằng cách đem cho anh em tù nhân con gà, nắm xôi, v.v. nhưng anh em đều bảo nhau không nhận.

Có những lần đi ngang qua bản làng thì thấy dân làng đứng từ xa ôm con và cúi người xá anh em tù nhân như xá những vị thần đã cứu giúp họ trong cơn bĩ cực.

Thế rồi, đầu năm 1979, để trả đũa lại việc Bắc Việt cho quân sang đánh Campuchia, Trung Cộng đã xua quân đánh sáu tỉnh miền Bắc. Sợ các tù nhân trốn thoát cho nên các trại do bộ đội quản lý đều được lệnh chuyển về miền đồng bằng và giao cho công an và màu áo hoa rừng lại thêm tung bay khắp nơi. Nhiều câu chuyện tình đã nảy nở từ những có thôn nữ với các anh chàng hào hoa mặc áo trellis. nhiều dân làng xin vào trại thăm nuôi các anh nhưng bị từ chối vì tù nhân không được phép tiếp xúc với dân chúng.
Báo hại, nhiều anh bị kêu lên kiểm điểm và bị kỷ luật.

Mụ vợ của tay Thiếu Tá trưởng trại giam thì bất kể nội quy tìm cách buôn bán với những tù nhân trong trại để kiếm lời. Có nhiều lần thì mang hàng qua cửa trại trót lọt nhưng cũng có lần thì bị bắt và tịch thu. Anh em mới nói với Mụ và Mụ liền tìm cách liên lạc với trực trại để lấy lại món hàng. Khi gặp anh em tù nhân mụ nói một câu tỉnh bơ:"Các anh là Tù Quốc Tế, việc gì mà phải sợ chúng nó cứ mua hàng vào mà ăn, còn ông ấy í à, nếu tôi không mua bán móc ngoặc thi lấy đâu ra rượu Mai Quế Lộ với thịt thà mà ăn nhậu?". Thằng cháu nội của tay trại trưởng mới lên 7 tuổi thì rất là thích các chú tù nhân vì kể chuyện hay lắm và mơ ước khi lớn lên thì làm tù chính trị vì mặc áo hoa trông oai lắm, và mỗi lần thăm nuôi có nhiều quà lắm từ miền Nam đem ra. Bởi thế, mỗi lần lát sân xi măng hay sửa sang nhà cửa cho tên trưởng trại thì thằng cháu nội này khuôn ra hết nào rượu Mai Quế Lộ, thuốc lào ba số 8, trà ngon ra cho các chú uống và hút thoải mái.

Sau này, có vài cán bộ khi đi về quê ăn Tết hay về phép, lại vào trại xin bộ đồ rằn ri về làm quà cho gia đình vì mặc vào lao động rất là bền và đẹp nữa.

Phạm Gia Đại CVA65
Vài Cách Giản Dị Làm Giảm Áp Huyết Cao

Nguyễn Đức Trọng

Tin bạn Th. bị "stroke" làm tôi thật bàng hoàng, không tin là thật. Đến khi vào nhà thương nhìn thấy bạn nằm thiêm thiếp trong phòng hồi sinh thì mới chịu chấp nhận. Th. là một bạn học cũ ngày xưa, một người năng động, thể dục thể thao và tập võ đều đặn, nay mới bước qua tuổi 50. Tụi tôi trong đám bạn đều lắc đầu vì chẳng ai ngờ là hắn bị phải tình trạng thế này. Mặc dù không bị mổ sọ như vài người bạn khác, nhưng đây cũng là một ca khá nặng. Th. đã bị liệt nữa người, không nói được, và có lẻ phải học lại từ đầu các vần abc trước khi có thể viết xuống. Nhìn bạn nằm bất động trên giường thấy lòng xốn xang quá!

Mới tuần trước đi ăn đám cưới cậu em, gặp lại hai bà chị, người gầy người hơi mập, thấy hai bà lui cui móc bóp lấy thuốc uống trước bữa ăn, hỏi thăm thì mới hay hai bà bị áp huyết cao từ mấy năm nay và mỗi ngày đều phải dùng thuốc để ổn định tình thế. Nhìn qua lại chung quanh, sao thấy nhiều người cũng bị chung một tình trạng áp huyết cao. Nhân có bạn H. yêu cầu viết về chuyện này, tôi đọc lại sách vở, ghi lại những đặc tính của căn bệnh này và đưa ra vài phương thức để chúng ta có thể làm giảm hay dứt hẳn tình trạng khó ưa này. Những gì tôi viết ra trước hết là cho tôi, chứ không hẳn là cho các bạn đâu. Đây là một dịp cho tôi nhìn lại bản thân mình, cảnh cáo tôi phải để ý về sức khoẻ. Lý do là tôi hảo ngọt thích ăn đủ loại chè, ăn hàng khắp chốn, và tiệc tùng thì....liên miên.

"Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", đó là câu châm ngôn cho người lính ra trận, cũng như cho người sống trong thương trường. Điều này cũng đúng với các con bệnh muốn chiến thắng căn bệnh của mình. Thay vì chỉ biết chạy đến bác sĩ cầu cứu, uống thuốc để chống đở, chúng ta có thể tự mình làm giảm bớt áp huyết, giử cho sức khoẻ được bình thường, hết âu lo. Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu về chứng bệnh này và tìm cách dứt điểm nó xem sao.

Áp huyết cao còn được gọi là tên giết người thầm lặng (silent killer) bởi vì nhiều người mang chứng này trong người mà vẫn không biết. Ở Hoa Kỳ này, trong số 50 triệu người bị áp huyết cao, chỉ có 30 triệu người được xác định. Số còn lại thì không biết mãi cho đến một hôm đến gặp y sĩ vì một chuyện gì đó như mệt trong người, đau tim, tai biến mạch máu não, thận suy, v.v. Áp huyết trong người chúng ta tăng lên từ từ, trãi qua nhiều năm tháng, và cơ thể chúng ta cũng tự động điều chỉnh để thích nghi. Chúng ta cảm thấy "bình thường" mãi đến khi nghe cô y tá, hay ngài y sĩ phán "áp huyết của ông/bà cao quá"! Tuy nhiên chúng ta cũng có thể biết là chúng ta có vấn đề nếu gặp những tình trạng sau:
- chóng mặt nhức đầu, thường vào buổi sáng,
- ù tai,
- xây xẩm mặt mày mà không biết tại sao,
- hay bị chảy máu mũi,
- lên và xuống tinh thần không có lý do,
- quáng mắt nhìn hình ảnh không còn rõ ràng.

Tìm hiểu về áp huyết cao
Một khi hiểu rõ những gì tạo nên vào áp huyết, và thế nào là áp huyết cao, chúng ta có thể tuần tự tìm cách quân bình áp huyết của chúng ta. Đại khái là quả tim chúng ta bơm máu tinh lọc qua các động mạch chính, rồi vào các tỉnh mạch nhỏ đến khắp các tế bào. Hệ tuần hoàn trong cơ thể sẽ đưa máu dơ qua phổi để lấy thán khí ra khỏi máu, và qua thận để lọc các cặn bả khác. Máu sau khi lọc sẽ được đưa về tim để chờ được bơm lần tới. Giống như các máy bơm khác, trái tim của chúng ta bơm hay đẩy máu chạy quanh trong người bằng một lực mà chúng ta gọi áp huyết.

Do việc tim bơm máu đi trọn một vòng trong người, nên khi đo áp huyết, người ta chia ra làm hai phần - phần đẩy ra (systolic) mạnh hơn, và phần nằm trong hệ thống (diastolic), yếu hơn, nghỉ ngơi chờ máu dội ngược về đầy đủ cho lần bơm tới.
Áp huyết bình thường là 120/80. Nhưng cũng tuỳ người, tình trạng mà áp huyết tăng hay giảm cách nhau rất xa. Có người áp huyết rất tốt vào khoảng 100/70, đôi khi xuống 100/60. Nhưng khi họ nóng giận hay chơi thể thao áp huyết có thể lên 130/90 dễ dàng. Con số chúng ta nhắm đến là 120/80, và hiểu rằng cao hay thấp hơn một chút cũng nằm trong phần an toàn.

Như đã biết, không bao giờ có chuyện áp huyết tăng từ bình thường lên thật cao qua đêm, nó chỉ có thể leo thang từ từ qua thời gian mà thôi. Khi thấy áp huyết khi đưa máu về tim (diastolic) cao hơn 80 thì đấy chính là dấu hiệu cảnh báo chúng ta nên thay đổi lối sống và cách ăn uống. Tình trạng áp huyết cao ít khi nào là do một nguyên nhân đơn thuần. Thông thường nó là hệ quả của nhiều nguyên do. Sau đây là vài nguyên do thông thường.
- Rượu,
- Ăn quá nhiều dầu mỡ,
- Số lượng muối tiêu thụ quá nhiều, lệch chỉ số K (K-factor = potassium/sodium balance, sự cân bằng giữa chất kiềm và muối,
- Dư cân,
- Di truyền,
- Chất insulin tạo ra nhiều quá,
- Kém dinh dưỡng,
- Ít tập thể dục,
- Áp lực đời sống nặng nề,
- Loại người hướng ngoại.

Theo các chuyên viên về y khoa và dinh dưỡng, 85% trường hợp áp huyết cao có thể trở lại bình thường bằng cách thay đổi thức ăn hàng ngày, và lối sống. Hai phần ba của nhóm 15% còn lại có thể cắt giảm số lượng thuốc men cần dùng với cùng phương pháp như trên. Dĩ nhiên là việc giữ gìn sức khoẻ tốt cho bản thân, cho số mạng của mình đòi hỏi một sự quyết tâm liên tục. Và sự quyết tâm này so ra với việc đi học ở nhà trường để học lấy một nghề kiếm sống thì chẳng đáng chi hết. Tuy vậy, theo thống kê 93% những ngưỡi có bằng cấp cao khi đối diện với tình trạng áp huyết cao họ lại dùng thuốc thay vì cố gắng kiểm soát áp huyết của mình trở lại qua việc thay đổi thực phẩm ăn uống và cách sinh hoạt hàng ngày.

Nhưng ở mức nào thì gọi là áp huyết cao? Sau đây là bảng sắp hạng/phân loại:
Đối với áp huyết trong hệ thống, phần thấp của chỉ số (diastolic):
- 85 hay thấp hơn = bình thường
- 85 đến 89 = bình thường ở mức cao
- 90 đến 104 = áp huyết cao hạng nhẹ (mild hypertension)
- 105 đến 114 = áp huyết cao hạng trung bình (moderate hypertension)
- 115 hay trên = áp huyết cao hạng nặng (severe hypertension)

Đối với áp huyết khi tim bơm ra, phần cao của chỉ số (systolic), khi chỉ số thấp dưới 90:
- 140 hoặc dưới = bình thường
- 140 đến 159 = gần có chuyện (borderline isolated systolic hypertension)
- 160 hoặc hơn = có vấn đề (isolated systolic hypertension)

Trước khi đi vào các phương thức làm giảm áp huyết, có lẻ chúng ta cũng nên biết sơ những yếu tố nào trong người đã làm áp huyết gia tăng. Sau khi nắm vững vấn đề, chúng ta sẽ dễ dàng mà chọn lựa những lề lối sinh hoạt và thức ăn phù hợp với cơ thể, tình trạng của mình.

Áp huyết trong người chúng ta là thành quả của số lượng máu do tim bơm ra (cardiac output) và sức đề kháng của những thành phần nằm vòng ngoài như các động mạch lớn, nhỏ, tỉnh mạch, mao quản, v.v.

Chúng ta thấy có hai thành phần quan trọng xác định áp huyết.
a) Lượng máu tim bơm ra (cardiac output) là số máu bơm ra mổi lần tim bóp lại nhân cho số lần nhịp đập của tim trong một phút (heart pulse rate). Thông thường nhịp đập này phải dưới 80 lần trong một phút, trung bình là 70. Người nào khoẻ hơn thì nhịp đập còn xuống thấp hơn nữa như dưới 60 chẳng hạn.
b) Lực đối kháng bên ngoài: một khi máu được bơm ra khỏi quả tim, lực đối kháng này tạo nên bởi 3 yếu tố. Đó là mức độ luân lưu của máu, sự đàn hồi của mạch máu, và đường kính của các mạch.

Như vậy nhịp đập của tim, máu, mạch máu đều góp phần tạo nên áp huyết. Phần nào cũng quan trọng.

Cũng giống y chang như các máy bơm nước khác chúng ta có dịp xài qua, sau khi máu được bơm ra từ quả tim, sự di chuyển của máu được định bởi 3 yếu tố:
1) độ đậm đặc của máu (tạm dịch chữ Blood Viscosity): nếu máu quá đậm đặc thì sẽ khó di chuyển, ví dụ như mật ong thì khó luân lưu hơn so với nước;
2) độ co dản và sức chịu đựng của các động mạch và tỉnh mạch (elasticity and flexibility) : sự mềm mại, co dản nhẹ nhàng của các mạch máu sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng và nhanh chóng, có nghĩa là áp huyết sẽ thấp. Còn ngược lại mạch máu bị căng cứng sẽ làm cho áp huyết tăng cao.
3) số động mạch nhỏ và đường kính của chúng: nếu số động mạch nhỏ ít và đường kính của chúng bị thu hẹp vì lý do nào đó thì phải cần một áp lực thật cao để có thể bơm số lượng máu đầy đủ trở về tim, cần thiết cho lần bơm tới. Đây là yếu tố chính trong việc qui định con số áp huyết chúng ta. Sự co dản dễ dàng của các động mạch nhỏ và sự uyển chuyển của hệ thống tỉnh mạch sẽ làm cho áp huyết hạ thấp xuống.
Trong phần kế, chúng ta sẽ cùng khảo sát những phương thức làm giảm áp huyết, và cùng lúc làm giảm nguy cơ bị kích tim (heart attack), cũng như nguy cơ bị tai biến mạch máu não (stroke).

Cách đây vài hôm, sau khi thấy tôi bứt râu bứt tóc để viết bài, cô "hàng xóm" Thanh Đan của tôi trong lúc tản bộ đặt câu hỏi là "... khi nói đến áp huyết, tại sao cứ nghe người ta bị đau tim, và đứt mạch máu trên đầu mà không ở một nơi khác?..." Tôi giải thích tạm là:
- Trái tim của con người như một cái máy bơm trong một hồ nuôi cá, các mạch máu như các ống dây, quả thận như bộ phận lọc. Quả tim con người lúc còn trẻ và khoẻ mạnh giống y như máy bơm lúc mới mua về, ống dây mềm nhuyễn, bộ lọc chưa đóng cặn. Khi lớn tuổi thì cái kẹt của con người là chúng ta không thể thay thế các bộ phận như chúng ta có thể mua mà thay thế các phần trong hệ thống bơm của hồ cá. Chúng ta cứ thử nghĩ máy nào mà chịu cho nổi khi cá càng lúc càng thải nhiều chất dơ vào trong nước; bộ phận lọc càng lúc càng đóng dơ; ống dẩn bị rong rêu đóng đầy, đường kính của ống càng lúc càng nhỏ lại; dây ống qua thời gian bị chai không còn đàn hồi như lúc đầu và các phần nối có thể bị hở; và máy bơm (quả tim) phải làm việc liên tục sau mấy mươi năm không được thay thế, bảo trì đúng mức thì chắc chắn là không có cách gì kham nổi. Vì thế khi đề cập các hậu quả liên quan đến huyết áp, chúng ta thấy rõ ràng là vấn đề nằm ở chổ cái máy bơm hay quả tim, và các đường ống dẩn nước. Các bệnh dính đến quả tim thường là tim phải làm việc nhiều quá, chịu không nổi phải đưa đến việc thay tim, gắn thêm máy điều hòa nhịp tim (page maker), các van tim bị hở phải thay, v.v. Còn hệ thống mạch máu trong người thì không thể thay được nên chúng ta đành chịu. Nơi nào bị nứt, hay đứt thì nối hay vá nếu được, còn không thì sinh mạng con người chúng ta "đi đứt". Tôi biện minh là tại sao hay bị nứt/đứt mạch máu trên đầu vì đó là nơi mà mạch máu bị sử dụng nhiều nhất - sự suy nghĩ và tập trung của bộ óc, mà cùng lúc lại không được bảo trì đúng mức qua thể dục, nghỉ ngơi. Các mạch máu trên đầu so ra bị sử dụng nhiều và liên tục hơn nhiều lần so với các nơi khác trong cơ thể, từ đó đưa đến việc nó bị vở/nứt trong đầu chắc chắn phải chiếm đa số trong các trường hợp. Nói tóm lại chúng ta hầu như chỉ biết xài mà không để ý đến việc châm thêm dầu nhớt vào máy, cho máy nghỉ ngơi, lọc sạch đường ống dẩn, v.v.

Câu trã lời dựa trên sự suy luận bình thường (common sense) của tôi có thể không đúng hẳn, vậy mong các bạn bổ túc thêm cho được đầy đủ.

Sau đây là vài đề nghị để giúp làm giảm áp huyết.
1) Mua máy đo áp huyết và nhịp đập của tim
Việc đầu tiên chúng ta cần làm là mua một đo "electronic sphygmomanometer" . Máy này cho biết áp huyết độ bơm ra, trở về, và nhịp đập của tim trong cùng một lần đo. Giá của máy này vào khoảng $US 20-25, và có thể mua tại các tiệm thuốc, tiệm bán đồ dinh dưỡng (health food stores), các tiệm bách hoá lớn, qua thư tín, hoặc trên Internet. Vậy nhân dịp đầu năm bạn nào nghi ngờ là mình có thể bị áp huyết cao thì nên dùng tiền lì xì, hay tiền dằn túi mà sắm một cái trước khi ghé ngang thử thời vận tại sòng bầu cua, hay Las Vegas nha. Các bạn nhớ đọc lời chỉ dẩn cách sử dụng cho rõ ràng. Nếu chưa nắm vững các bạn có thể nhờ những dược sĩ tại các tiệm thuốc tây chỉ dẩn.
2) Ghi chép
Muốn theo dõi, so sánh áp huyết với mục tiêu đề ra của mình, chúng ta cần có một quyển sổ nhỏ để ghi lại áp huyết chúng ta đo hàng ngày. Các bạn đo mỗi ngày một lần, hay có làm biếng lắm là ba ngày một lần, vào cùng khoảng thời gian như buổi tôi trước khi đi ngủ chẳng hạn.

Đề nghị là các bạn mua một quyển sổ tay cở 3'x4' (7.5cm x 10cm) có vòng xoắn ở trên để dể dàng biên chép. Mỗi ngày trên 1 trang, bạn ghi lại ăn sáng món chi, ăn chơi giữa buổi món chi, ăn trưa món chi, buổi chiều ăn chơi món gì, buổi tối ăn chi, trước khi ngủ ăn chi. Mỗi bữa như vậy là một hàng. Và cuối cùng là bạn ghi lại cảm nghĩ của bạn về các món đã ăn như có cần thiết cho sức khoẻ không, có ích lợi gì cho sức khoẻ không, hay chỉ là ăn cho có, cho vui với bạn bè. Phần ghi cảm nghĩ này, bạn chỉ biên tối đa là 3 dòng mà thôi. Không nên dài hơn..

Các bạn đừng coi thường chuyện ghi chép này vì đây chính là yếu tố quan trọng để bạn theo dõi sức khoẻ của mình, là một khích lệ cho mình khi thấy càng ngày sức khoẻ mình càng khá hơn, và cũng để chứng minh với gia đình, bạn bè chung quanh là mình có thể kiểm soát lấy sức khoẻ chính mình.
Nhớ nha, bạn đi mua liền các món kể trên đi trước khi tiêu hết tiền trong mấy ngày Tết sắp đến.
3) Uống nước cho đầy đủ - 2 lít trong một ngày
Đây là việc quan trọng nhất chúng ta phải làm hàng ngày. Không cứ gì người bị áp huyết cao mới cần uống đầy đủ nước trong ngày. Ai cũng đều cần uống đủ số lượng nước cần thiết - tối thiểu là 2 lít nước lọc hay nước suối hàng ngày. Ngoài chuyện làm máu kém tính chất luân lưu, thiếu nước trong người là đầu mối cho bao nhiêu chuyện như làm táo bón, người trở nên nóng nảy, tiểu tiện khó khăn, gan phải làm việc mệt nhọc hơn, v.v. Nhưng làm sao để nhắc nhở chúng ta việc uống nước cho đây đủ, nhứt là với những bạn mãi mê làm việc và hay sợ uống nước nhiều lại đâm ra hay đi tiểu tiện. Thật ra chỉ có vài ngày đâu là bạn đi tiểu nhiều mà thôi, sau đó sẽ trở lại bình thường. Đề nghị cách uống nước cho dễ dàng:
- buổi sáng bạn uống liền 1 lít (khoảng 4 cups của Mỹ), sao đó vào sở uống 2, 3 ly, chiều tối về 2, 3 ly nữa là ngon lành rồi.
- nếu không thích uống ngay 1 lít vào buổi sáng, chúng ta có thể lấy bình nhựa 2 lít (bình sửa củ rữa sạch) để bên cạnh gần chổ làm việc, và sự hiện diện của bình nước sẽ nhắc nhở chúng ta uống cho đầy đủ, trãi dài suốt ngày. Còn không đôi lúc bận chuyện, mãi mê làm việc, chúng ta chỉ uống có một hoặc hai ly cà phê nguyên cả ngày. Tối về thì mệt quá chẳng muốn uống, hay uống không nổi nữa rồi.
Và nếu bạn có uống hơn 2 lít như 2 lít rưỡi cũng không sao. Những bạn nào bí tiểu tiện, hay bị nóng mặt nhức đầu, chảy máu cam cứ thử uống xem. Bạn sẽ thấy vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.
4) Điều chỉnh lượng muối (sodium) thu thập vào người
Để cơ thể được hoạt động đúng mức, tỉ số giữa chất muối và chất kiềm (sodium & potassium) cần thiết là cứ một phần muối ba phần kiềm. Lệch lạc số lượng này đều không tốt cho sức khoẻ con người. Sự lệch lạc giữa chất muối và kiềm thường là không thành vấn đề, bởi vì chúng ta có thể hấp thụ lượng muối hay kiềm cần thiết trong thức ăn. Nhưng khổ nổi là chúng ta tiêu thụ nhiều muối quá.

Khi lượng muối trong người quá nhiều thì cơ thể làm thế nào để trở lại quân bình?
Đầu tiên, thận có nhiệm vụ thải ra số lọc và thải ra số muối thừa. Nhưng vì số muối dư quá nhiều và thận lọc không hết, cơ thể chúng ta sẽ tự động gia tăng áp huyết để bắt quả thận thải ra nhiều chất muối hơn. Khi cơ thể cứ phải tăng áp huyết để lọc lượng muối thừa thì càng ăn mặn chúng ta càng rút ngắn đường về thiên đàng. :-)
Vài cách giản dị làm giảm áp huyết cao (bài 6)

Viết đến đây, tôi sực nhớ đến tỉ số potassium/sodium (K-factor) mà giáo sư Oshawa đề nghị trong phương pháp dưỡng sinh do ông đề xướng là 5 - cứ 5 phần potassium cho 1 phần sodium, tức là còn hơn phần cần thiết tối thiểu cho cơ thể là 3 phần potassium cho 1 phần sodium. Có nghĩa là cách ăn của giáo sư Oshawa rất lạt. Chỉ có điều tôi không đồng ý với cách thức của phương pháp dưỡng sinh này là uống ít nước quá. Khi uống quá ít nước trong thời gian ngắn chữa bệnh thì còn chấp nhận được, nhưng kéo dài hàng năm hay suốt đời thì tôi không đồng ý. Quá ít nước trong thời gian dài chắc chắn sẽ làm hại gan vì khó khăn trong việc thanh lọc, tiểu tiện khô và bí dễ đi đến ung thư bàng quang (prostate cancer), dễ làm cho con người trở nên nóng nảy, khô khan, v.v.

Các nhà khảo cổ cho biết tiền nhân chúng ta khoảng 10,000 năm trước tỉ số potassium/sodium thường là 16, hay trên 16. Trong các nước kỷ nghệ hiên nay như Mỹ, Âu châu hiện nay là 0.8. Cơ thể phải làm việc nhiều hơn để thải chất muối (sodium) dư ra ngoài, đồng thời giử lại potassium. Thông thường cơ thể khắc phục công việc này dễ dàng, chỉ tội là cùng lúc làm tăng áp huyết lên theo.

Cơ thể cần dùng hàng ngày vào khoảng 200-250 mg chất muối (sodium), tương đương với 650mg muối mỏ (salt), và khoảng 1,000mg chất kiềm (potassium). Và các bạn có biết là 1/4 muổng uống trà (teaspoon) muối mỏ dùng trong nhà có bao nhiêu "sodium" không? Câu trã lời sẽ làm bạn hết hồn 540mg "sodium", nghĩa là hơn gấp đôi số lượng cần dùng cho cơ thể trong một ngày. Trong khi đó hầu như muối được sử dụng vô tội vạ trong các món ăn bán chung quanh chúng ta. Các bạn cứ thử cầm 1 lon nước ngọt, 1 bình juice, 1 gói khoai tây chiên, 1 bịt phó mát, 1 cây xúc xích... và đọc thử xem số lượng "sodium" nằm trong đó là bao nhiêu. Đọc xong chắc bạn cũng đồng ý với tôi là chúng ta bệnh là phải thôi. :-)

Lý do gì đã khiến các nhà sản xuất thực phẩm dùng muối nhiều như vậy?Lý do đầu tiên là vì muối giúp cho thực phẩm đóng hộp lâu hư, thứ đến là giúp cho món ăn có khẩu vị đậm đà hơn, cuối cùng là giá phí của muối rẻ như bèo. Ngày xưa làm muối từ nước biển khó khăn biết bao, chuyên chở cũng khó nên các chính quyền thường độc quyền phân phối, hoặc đánh thuế trên muối rất nặng. Ngày nay thì muối tràn đồng, bất cứ món gì cũng đều cho vào, nhiều khi không cần. Lấy ví dụ như bột ngọt chẳng hạn, chất sodium vẫn nằm trong thành phần cấu tạo.

Cơ quan FDA của Mỹ mô tả khoảng cách "đầy đủ và an toàn" cho cơ thể là 1,100 đến 3,300 milligrams chất sodium và 1,875 đến 5,625 milligrams chất potassium. Nhưng chữ "đầy đủ và an toàn" không có nghĩa là "cần thiết". Ý nghĩa của nó là đối với hầu hết các người, không bị áp huyết cao, họ có thể tiêu thụ chất sodium trong khoảng đó mà sức khoẻ vẫn tốt, bình thường (satisfactory health), tức là không có triệu chứng gì quá độ xảy ra.

Nhiều người đã đề nghị FDA viết lại lời khuyến cáo của họ là giới hạn số lượng sodium tối đa là 1,500 milligrams hàng ngày và chất potassium tối thiểu là gấp ba lần, nghĩa là 4,500 milligrams potassium. Đối với những người mà chỉ số áp huyết thấp (diastolic) lên đến 85 thì chất sodium cần rút xuống còn 1,000 milligrams và chất potassium cần ít nhất là gấp bốn lần. Muốn nói gì thì nói, điều chúng ta cần tâm niệm là cứ một phần sodium và tối thiểu là ba phần potassium trong các thức ăn chúng ta đem vào người.

Trong các loại thịt, gà, cá, tỉ số thường thấy là 1 phần sodium cho 3 đến 6 phần potassium. Trong khi đó thì trong rau quả lượng potassium lại thường từ 10 trở lên.
So sánh giữa các thực phẩm, chúng ta thấy:
Một quả táo cho 1mg Sodium, 159mg Potassium, tức K=159
Một trái Avocado (bơ) cho 21mg Sodium, 1,097mg Potassium, K=52
Một trái bắp cho 4mg Sodium, 226mg Potassium, K=56
Một chén cornflakes (cerial) cho 351mg Sodium, 26mg Potassium, K=0.07
Một khúc Hot Dog cho 461mg Sodium, 71mg Potassium, K=0.15
Một lát Frozen Meat Loaf (5oz) cho 951mg Sodium, 196mg Potassium, K=0.20
Một miếng Apple Pie đông lạnh cho 298mg Sodium, 73mg Potassium, K=0.24
Tóm lại là trong rau cỏ, đậu, trái cây, lượng potassium thường là nhiều hơn potassium.

Vài lời khuyên trong việc cân bằng lượng muối (sodium) trong người:
a) tránh các món ăn làm sẳn nêm nếm bằng muối mỏ hay muối biển (salt/sea salt),
b) tránh các món làm sẳn mà không ghi rõ lượng potassium, sodium trên nhản,
c) không ăn các loại thực phẩm có quá nhiều sodium,
d) không thêm muối vào các món ăn; hơi khó một chút nhưng chúng ta có thể thay thế bằng bột hành, bột tỏi, hay bằng "Mrs. Dash's nonsalt herbs and spices" chẳng hạn,
e) ăn tráng miệng bằng các loại trái cây, ăn cà rem cũng được nhưng nên tránh các nón bánh ngọt nướng (cakes, pies),
f) mua một quyển chỉ cách nấu các món ít muối "low-sodium cookbook", hay "macrobiotic cooking" để làm kim chỉ nam.
g) nên có một bảng liệt kê lượng potassium và sodium trong thực phẩm troong bếp, hoặc mỗi khi đi chợ.
Đọc đến đây hẳn các bạn hiểu tại sao những người cao huyết áp sau khi uống nước cốt 5 loại rau xanh, hay cần tây/tàu, sau vài ngày thì áp huyết đi xuống rồi phải không? :-)
5) Gia tăng tiêu thụ thực phẩm có nhiều chất xơ (fiber)Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng áp huyết cao là do mập phì, dư muối, căng thẳng trong đời sống (stress). Chất xơ không là nguyên tố trực tiếp nhưng đóng góp không ít trong việc phát triển bệnh trạng. Và trung bình cho người cân nặng 125lbs cần nên có 25 grams chất xơ trong các thức ăn hàng ngày, người nặng 200lbs cần khoảng 35grams chất xơ.
Chất xơ cần thiết cho việc tiêu hoá thực phẩm mà chúng ta đem vào người. Nhưng nó sẽ không thể làm việc đúng mức nếu thiếu nước đi kèm. Nhớ nha bạn, mỗi ngày bạn cần uống tối thiểu là 8 ly nước, tương đương với 2 lít đó nha.
6) Tập thể dục đều đặn
Nhìn lại ngày còn trẻ ở lứa tuổi 20, 30, chúng ta ăn ít mà lại tập thể dục thể thao cả mấy tiếng trong ngày. Cộng thêm đó lại đi cắm trại, sống ngoài trời thiếu thốn, cùng ca hát với bạn bè. Bây giờ ở vào số tuổi 50, 60, ngoài chuyện ăn uống quá nhiều, hết sinh nhật, đến lễ cưới, đầy tháng, chúng ta lại không để ý đến việc vận động cơ thể. Các bạn cứ ngồi nhắm mắt nhìn lại và so sánh sinh hoạt của thời 20/30 với hiện nay thì biết tại sao mình lại bị áp huyết cao, dư cân, cao mỡ, cao đường,...
Bằng cách thể dục đều đặn như 5 ngày/tuần, mỗi ngày đốt khoảng 300 calories, là bạn có thể xuống 1lb dễ dàng trong tuần, nếu lượng calories đem vào của bạn đúng hay dưới mức cơ thể đòi hỏi. Nếu chúng ta có mục tiêu là giảm 10lbs thì chúng ta có thể thực hiện điều này trong 10 tuần một cách nhẹ nhàng.
7) Tập nghỉ ngơi (thiền, thư giản, tỉnh tâm, meditation, v.v.)
Qua nhiều thí nghiệm chúng ta đọc trên báo chí là nhờ vào các phương pháp thiền, tỉnh tâm, chúng ta có thể đem áp huyết xuống thấp hơn bình thường từ 5 đến 10mm.
8) Kiểm soát áp lực đời sống và phản ứng của mình
Có vài điều mà chúng ta có thể áp dụng để giúp chúng ta bớt căng thẳng thần kinh (stress):
- chuyện gì xảy ra thì cũng xảy ra rồi, mình chẳng làm sao mà quay ngược thời gian,
- chấp nhận hoàn cảnh, không giận dử đổ thừa cho ai,
- nhìn sự việc xảy ra với khía cạnh lạc quan, và tếu với nó.
- nhắm mắt và thở sâu (deep breath) chừng năm, mười hơi.
9) Bớt/bỏ rượu, thuốc lá
Ngoài chuyện làm hại cơ thể, rút ngắn đời sống, chúng còn làm giảm phần thưởng thức cuộc đời của chúng ta. Nếu đang bị cao áp huyết, các bạn nên thử nghiệm bằng cách rút xuống số lượng hàng ngày từ 3, 4 xuống còn 1 lon bia/ly rượu. Nếu áp huyết vẫn không thay đổi thì hay nhất là bạn bỏ hẳn.

Một khi đã hiểu biết về tình trạng sức khoẻ và nguyên nhân gây ra nó, bạn sẽ bỏ các thú vui tai hại này dễ dàng. Nếu bạn lại tập thiền và ăn uống ít muối, ít đường, bạn sẽ không còn cảm thấy sự cần thiết của rượu, thuốc lá để đạt đến trạng thái thoải mái, an lạc, vì thiền (meditation) đã cho bạn đầy đủ hết rồi.

Hi vọng bài viết đem lại các bạn một cái nhìn rõ hơn về tình trạng áp huyết cao và chọn cho mình một hướng đi thích hợp.

Thân ái,

Nguyễn Đức Trọng

Blog Archive