Tuesday, December 30, 2008

Tại sao cho đến ngày hôm nay CSVN vẫn còn ngồi đó bóc lôt người dân việt
Bài nói chuyện ngày 4.4.2005 tại nhà thờ St Hippolyte Quận 13 Paris

Hứa vạng Thọ

Kính thưa quý vị Đại Diện các Tôn Giáo, các Đoàn thể, các Hội Đoàn,
Kính thưa quý vị,

Chỉ còn bốn tuần nữa là đến ngày 30 tháng tư đen đánh dấu 30 năm mất nưóc của người việt quốc gia ở hải ngoại. trong khi đó thì tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, từ khi Bức tường Bá Linh sụp đổ(9/11/1989) đến ngày Eltsine(26.12.1991) lên thay Gorbatchev kéo theo sự tan rã của Đế Quốc Sô Viết, và gần đây là ngày Ben Laden tấn công nước Mỹ thanh thiên bạch nhật(11.9.2001).

Những chuyện không bao giờ ngờ tới đã đến một cách bất chợt như trường hợp của Liên Xô và các nước Đông Âu, đã mang lại bao nhiêu hy vọng tràn trề cho chánh nghĩa quốc gia.

Nhưng tại sao cho đến ngày hôm nay, CSVN vẫn còn ngồi đó bóc lôt người dân việt, thiết lập một chế độ độc tài đảng trị sắt máu? Phải chăng dân Việt Nam chưa có đủ trình độ ý thức, thiếu can đảm để tranh đấu đòi công bằng tự do cho chính mình? hay là CSVN được lòng người dân? Phải chăng thành phần đối kháng trong nước cũng như tại hải ngoại quá yếu, không có kỹ thuật, không tranh thủ được lòng dân ?

Kính thưa quý vị,
Trước khi chúng ta cùng nhau thảo luận, trước hết, tôi xin mạn phép trình bày một cách tóm lược diễn tiến tình hình chánh trị trong nước Việt Nam, và trong khối cộng đồng người việt ở hải ngoại trong thời gian vừa qua. Sau đó, tôi sẽ phân tích những khó khăn gặp phải trong cuộc tranh đấu chống CSVN của chúng ta, và sau cùng tôi xin phác họa một vài ý kiến hầu đóng góp phần nào trong nỗ lực trên đây.

Kính thưa quý vị,
Trong khoảng thời gian 1975-2005, chế độ CSVN đã có thay đổi phần nào: cho phép người tỵ nạn về thăm nhà, chế độ hộ khẩu gần như không còn áp dụng nữa, cho dân du lịch ra nước ngoài, ruộng vườn không còn bị quốc hữu hóa. CSVN cũng xây cât lại các thành phố, các nhà máy điện v.v…

Tuy nhiên, xã hội VN hiện nay đầy dảy thối nát, tham nhũng và băng hoại trầm trọng.

Trong “Báo Công an thành Phố Hồ chí Minh” số 146 ngày 1.1.2005, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cho biết là "cả nước có 3622 xã không có tệ nạn ma túy và mại dâm trong năm 2004 chiếm 46,25% số xã trong cả nước". Điều đó có nghĩa là 53,75% làng xã đều có ma túy mại dâm, nói nôm na là quá nửa nước.

Trong báo Tuổi Trẻ, ngày thứ Ba 21.12.2004( Mục Thời Sự trang 2 - "Mỗi năm, VN giảm được 300.000 hộ nghèo "), Ông Nguyễn thiện Trưởng cho biết như sau :

" Đại dịch HiV sắp bùng phát ở VN, cứ 75 gia đình VN có 1 gia –đình có người nhà nhiễm HIV" . Số người bị Siđa là bao nhiêu ? Ông Trưởng không có nói dối, nhưng không dám nói hết sư thật(vì sợ bị khiển trách). Được biết rằng dân số VN là 85 triệu người, ước lượng khoảng 16 triệu gia đình( 1 gia-đình gồm có từ 5 đến 6 người), như vậy có trên 200 ngàn gia – đình có thân nhân bị Siđa(1, 2 hay 3 người bị siđa ?), nói chung tối thiểu là 200 ngàn người: không lẽ chỉ bằng con số bệnh nhân ở Pháp sao? Con số mà giới trách nhiệm về Siđa của Tổ chức Quốc Tế về y tế đã đưa ra năm 2000 là xấp xỉ 400 ngàn người bị nhiễm HIV(nói nôm na là bị Sida)tại VN.

Tờ Tuổi Trẻ ngày 24.6.2004 rất vui mừng khi đăng lại bản tin của hảng Thông Tấn Xã REUTERS loan báo rằng Mỹ cho bổ sung VN vào danh sách 15 nước được hưởng ngân quĩ chống SiDA trị giá 15 tỷ Đôla. 14 nước còn lại thuộc Châu Phi và vùng biển Caraïbe. Môt quan chức Mỹ cho rằng các trường hợp lây nhiễm HiV/ Sida có thể lên đến 1 triệu người VN vào năm 2010.

Đó là chưa kể đến những bệnh do thực phẩm và nước uống ô nhiễm gây ra. Tờ báo Công An trích dẫn nói trên còn cho biết "Hàng ngàn người dân sống bằng nguồn nước nghĩa địa" tại phường Bình Trưng Đông quận 2 thành phố Saigon.

Cha mẹ không có tiền đóng học phí cho con mình vì quá nghèo trong khi đó thì "con ông cháu cha" chạy xe mercédes cả 100 ngàn đô, xài tiền như nuớc, đốt tiền không tiếc thương.

Về mặt kinh tế, thì đồng tiền VN bị phá giá rất nhiều. CSVN giấu đầu lòi đuôi :

" Trong báo tuổi trẻ ngày thứ năm 24.6.2004, thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn ngọc Tuấn tuyên bố: chỉ số giá còn có thể tăng đến 9%". Theo tính toán của Tổng cục Thống kê thì trong vòng 6 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 7,2 % vượt gần gấp rưỡi chỉ tiêu được Quốc Hội CSVN thông qua.

Vậy mà, theo Báo Công an thành Phố Hồ chí Minh ngày 1.1.2005, trích dẫn trên đây thì chỉ số giá chỉ tăng đến 9,5%. Điều trùng hợp là gần đúng như con số đã loan hồi tháng 6.2004. Trong khi đó, thì từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2004, giá cả tăng rất nhanh trên thế giới nhất vì giá dầu lửa, sắt thép tăng cao trên thi-trường quốc tế. Nếu chỉ tính chỉ số gia tăng tương đương như trong 6 tháng đầu năm 2004(tức là 7,2%), thì tính chung cho cả năm 2004 phải là 14%.

Điều đó phù hợp với giá gạo đã tăng từ 2002 đến đầu năm 2005 như sau:

Một ký gạo hạng rẻ nhất giá từ 1500 đồng - đến 2000 đồng năm 2002, đến năm 2005 đã tăng lên từ 2500 đồng đến 3000 đồng. Đó là chưa kể đến nạn thất nghiệp trên dưới 8 triệu người so với số người đến tuổi sãn xuất được(16 tuổi) là 40 triệu.
Mặt khác, từ trước đến giờ, người dân VN xài tiền giả in từ TC sang, nhưng cán bộ thì xài tiền đô, hoặc "cây vàng".

Mới đây CSVN cho in tiền mới từ bên Úc khó có thể làm giả được. Trên tờ báo " Saigon Giải Phóng" ngày thứ sáu 18.2.2005, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã kêu gọi người dân nên đề phòng tiền giả lưu hành hiện nay mệnh giá 50000 đồng.

Về mặt chánh trị, CSVN dưới áp lực quốc tế buộc phải trả tự do cho các linh mục, các vị tăng ni, các nhân sĩ mà chúng đã giam cầm từ bấy lâu nay. Việc nầy chỉ là quà dâng cho Mỹ để xin cho Phan văn Khãi được gặp TT Bush vì CSVN bị TC chèn ép quá mức.

CSVN đâu có dựa được vào Nga nửa, vì đàn anh đã bỏ mộng CS Đại Đồng từ năm 1991, và các người CSVN phe thân Nga đã bị phe thân TC loại khỏi "chính trường" từ lâu như Võ nguyên Giáp, Bùi Tín, v.v…

Tuy nhiên, chúng ta rất phấn khởi khi thấy các thành phần trẻ như Lê chí Quang,v.v…đã can đảm chống lại guồng máy bạo lực đỏ.

Sự nhượng đất và biển của VN cho TC đã khiến cho người lính CSVN mất hết lý tưởng chiến đấu chỉ còn lo chạy miếng cơm manh áo cho gia đình. Theo báo Công An Thành Phố HCM ngày 24.6.2004, CSVN đã ban hành nghị định về xử phạt vi phạm trên vùng biển và thềm lục địa VN gồm 5 chưong 30 điều. Chỉ cần CSVN áp dụng nghị định nầy là đủ phạt TC rồi! Nhưng phạt hay không là chuyện khác.

Kính thưa quý vị,
Sau đây là tôi xin trình bày đến tình hình của người Việt tại hải ngoại.

Trước năm 1975, số người việt định cư tại Âu Châu và Pháp kể từ thời VN còn là thuộc địa của Pháp được ước lượng là không quá 100 ngàn người. Phần đông số người nầy có đời sống tương đối dễ chịu hơn so với những người tỵ nạn sau nầy.

Sau thảm họa 30.4.1975, số người Việt tỵ nạn trên thế giới ước lượng đến 2 triệu 500 ngàn người nhiều nhất là tại Mỹ(không kể đến khoảng trăm ngàn người đã chết trong lòng biển cả nếu không nói là hơn). Số người tỵ nạn VN ở tại Pháp không quá 50 ngàn người.

Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, số người Việt tăng thêm vì do công nhân VN từ Đông âu xin tỵ nạn ở lại, đôi khi viện cớ là chống đối CSVN. Một số khác, nhân dịp đi du lịch , hoăc du học ở Âu Châu tìm cách lén lút ở lại.

Số người Việt kể trên không thể ước lượng là bao nhiêu nhưng không dưới 30 ngàn người nếu dựa trên số nhân công CSVN ( 100 ngàn người) đưa sang Đông Âu, và Liên Xô để trã nợ tiền mua vũ khí trước đây.

Do đó, trong khối người Việt tại Âu Châu, thật khó mà biết được ai làm việc cho CSVN, ai là kẻ a dua theo để gọi là " kiếm chút cháo ". Tôi xin nhắc lại ở đây một vài sự kiện đã qua để chúng ta "ôn cố tri tân".

Vào năm 1986–87 khi Gorbatchev bắt đầu nói đến Peroistroika, và Glasnost, CSVN chưa biết theo đường lối nào, chúng rất lúng túng thì Nguyễn văn Linh đưa ra chiêu bài " Đổi mới", cán bộ nằm vùng cho rộ lên hòa hợp hòa giải.

Đến năm 1991/1992 khi Liên Xô sụp đổ thì CSVN cho ra bong bóng "thay đổi hiến Pháp" thì ôi thôi bao nhiêu là các nhà học giả, chuyên viên thạc sĩ luật pháp ở hải ngoại trổ tài bàn luận thế này, thế nọ hầu cho CSVN để mắt xanh coi có thể chọn mình để " kinh bang tế thế" chăng. Chẳng những thế, nhiều đoàn thể lại nghe cố vấn Mỹ đưa ra lộ trình giải quyết giùm CSVN vì chúng bối rối. Nhiều đoàn thể vì thế đã tan rã thành từng mãnh vụn.

Tưởng sao, té ra là CSVN có thay đổi hiến pháp thật nhưng quan trọng nhất là bỏ đoạn nào lên án TC trong hiến pháp CSVN năm 1980 để cho hiến pháp 1992 của họ không còn làm mất lòng đàn anh nữa như đoạn văn dưới đây trong lời nói đầu như sau:

"Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia, phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía bắc, bào vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình."

Còn điều 4, điều căn bản của hiến pháp CSVN thì y như củ chỉ khác là khoác thêm áo ngoài cho tốt là "tư tưởng Hồ chí Minh", và "học thuyết Mác Lê Nin" biến thành "chủ nghĩa Mác LêNin" vì hết còn tánh chất khoa học. Kỳ dư đảng CSVN vẫn tiếp tục lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Nhờ thế, CSVN đã thành công trong việc chia rẽ hàng ngũ người VN ở hải ngoại.
Đến ngay như Ông Nguyễn văn Thiệu còn kêu gọi hòa hợp hòa giải với CSVN. Tôi xin trích dẫn bài viết sau đây của LS Nguyễn văn Chức " Trò Hề Đại Hội Toàn Quân " đăng trong báo Góp Gió ngày 5.10.2004:

Trong tờ báo "Orange County Register World" số ra ngày 12.5.1993, mục News trang 16, đã ghi lại cuộc phỏng vấn ông Thiệu với hàng tít lớn như sau: "Thieu calls for Unity, talks with Hanoi(Thiệu kêu gọi đoàn kết, nói truyện với Hà Nội) và ngay dòng dưới, chử đậm, tờ báo tường thuật :

" Former South Vietnamese President asks other anti communist exiles to put aside differences to help their homeland"(Cựu TT Miền Nam VN kêu gọi những người tỵ nạn chống cộng khác – nghĩa là những người Việt Tỵ Nạn không ở trong nhóm của ông- hãy theo Ông để hòa hợp hòa giải với VC"….

và một đoạn sau LS Nguyễn văn Chức viết tiếp:
" Do đó tại Đức ngày 30.9.1995, Ông Mai viết Triết đã ca tụng CSVN có công dành độc lập cho Đất Nước: Người CSVN sau nhiều năm gây chiến tranh huynh đệ tương tàn, đã thực hiện được Độc Lập Thống Nhất, dù có thật hay không đi nửa, đó cũng là một công lao, dân tộc VN sẵn lòng ghi nhận biết ơn".

Trên đây là đoạn trích dẫn từ bài viết của Ls Nguyễn văn Chức.

Còn chuyện của ông Nguyễn cao Kỳ về VN, hay Nguyễn Khánh đòi cứu giúp CSVN thì cũng là chuyện bình thường, vì những cá nhân đó chỉ biết "lo việc nhà trước việc nước".
Ngoài những người kể trên đã làm nản lòng chiến sĩ chống CSVN, còn có Mặt Trận Hòang Cơ Minh nay biến đổi thành Đảng Việt Tân đã làm đồng bào hải tỵ nạn hải ngoại mất niềm tin nơi những người tranh đấu. Chúng tôi không muốn tranh luận ở đây vì đó là một phong trào lúc đầu có chánh nghĩa, nhưng sau đó đã bị những phần tử lưu manh chui vào làm ung thối. Cựu đại tá Phạm văn Liễu, một sáng lập viên của MT đã nói rất rõ điều nầy trong quyễn sách của ông " Trã lại ta sông núi quyễn 3 ".

Kế đến, là chánh phủ tuồng chèo Việt Nam Tự Do của Nguyễn hữu Chánh(NHC). Diễn Đàn Ky Tô Hữu trong một buổi họp báo tại Cali năm 2004 với trên 1000 người tham dự đã tố cáo các thủ đoạn bịp bợm của NHC và có cho thu lại buổi họp dưới dạng DVD để phổ biến.

Nguyễn hữu Chánh cũng đã lôi kéo được một số cựu tướng lãnh, và một số "trí thức". Tại sao? Tiền để tổ chức ở đâu ra ?

Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây về khả năng chánh trị của những người trí thức.

Thông thường đối với người Việt chúng ta, vì là một nước chậm tiến, nên những ai có cấp bằng đại học đều được coi là trí thức. Nhưng đối với xã hội tây phương, đó chỉ là những chuyên viên thôi cũng giống như những người nhạc sĩ, hay những người tài xế taxi,v.v..Trí thức còn đòi hỏi nhiều khả năng, nhiều hiểu biết hơn nửa. Người làm chánh trị cũng là môt chuyên viên, và ngoài ra phải có khả năng, có tài lãnh đạo mới có thể thành công được. Hãy coi những gương như Nguyễn mạnh Tường, Trần đức Thảo,v.v.. bị Hồ chí Minh xỏ mũi dễ dàng.

Hãy coi gương như Ông Bérégovoy, cố Thủ Tướng Nước Pháp, chỉ có bằng CAP Gaz, hay như Ông Monory, cựu chủ tịch Thượng Viện Pháp, chỉ có bằng BEP Mécanique.

Hãy coi lại những người CSVN như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, v.v..có cấp bằng Đại Học đâu vậy mà chỉ huy những người có cấp bằng đại-học ở trong nước chưa kể là "cái đám chuyên gia" ở hải ngoại cầu mong về phục vụ cho bọn bóc lột đó.
Còn các tướng lãnh có phải là một giai cấp để lãnh đạo chánh trị không ?

Chỉ tại các nước nhược tiểu, kém mở mang thì quân đội có vũ lực trong tay thì mới lên cầm quyền được(với sự yểm trợ của ngoại bang). Hãy nhìn lại lịch sữ của những quốc gia đó khi người lãnh đạo là quân nhân.

Kính thưa quý vị,
Nói tóm lại, phong trào tranh đấu của người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn ở hải ngoại càng ngày càng giảm sút nhiều vì :

1- Ảnh hưởng tai hại của những đoàn thể bịp trên đây;
2- Sự trở cờ hèn hạ của những người đã từng cầm quyền trước đây của Miền Nam;
3- Kinh tế của các nước tây phương càng ngày càng khó khăn hơn khiến người việt tỵ nạn quá bân bịu về sinh kế nên bớt hăng say;
4- Thời gian như câu tục ngữ : " Thời gian là một liều thuốc bổ ", nó làm cho người tỵ nạn quên dần nhũng đau thương. Còn đòi hỏi gì nữa khi có chút đỉnh tiền bạc về thăm nhà, ăn cho sướng miệng, chơi bời cho thỏa thích dù rằng mình có lảnh RMI( tiền cấp dưỡng xã hội tối thiểu để sống – revenue minimum d'insertion), hoặc tiền già.

Tuy nhiên, những ngọn cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trên các tiểu bang nước Mỹ đã khiến chúng ta vững tin thêm nơi thế hệ tiếp nối. Vã lại, dù thế nào chăng nữa chúng ta vẫn còn đây và còn tranh đấu với một trái tim ( nói theo phật giáo ) " kim cương bất hoại ".

Ngoài ra, một yếu tố khác rất thuận lợi cho chúng ta, là tình hình kinh-tế của VC đang cơn bế tắc, không cứu vãn được: dịch gà, hạn hán, giá thị trường café xuống dốc đã gây bao thảm cảnh cho đồng bào Thượng, nay làm sập tiệm các ngân hàng đã cho vay.

Chúng ta đừng quên rằng khi CSVN gặp khó khăn trong nước thì chúng tạo dư luận bên ngoài hải ngoại để đánh lạc hướng dư luận bên trong. CSVN quảng cáo rầm rộ là sẽ nhập vào tổ chức thế giới thị trường. Nhưng đó không phải là dễ ăn: như Cam Bốt chẳng hạn là nước nhõ chậm tiến đầu tiên, được nhập vào OMC ( organisation du commerce) hay WTO(world trade organisation). Tình trạng hiện nay của CamBốt rất bi đát. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, mỏ kim loại đều nằm trong tay các công ty thế giới và bọn cầm quyền Mafia Miên đỏ.

Chính ngay như TC, khi nhập vào WTO thì cũng phải chuẩn bị dẹp bỏ các công ty nhà nước èo uột, đóng cửa các ngân hàng phá sản. Dự trù tổng số người thất nghiệp sẽ lên đến 200 triệu người trong năm 2007. Do đó để đánh lạc hướng dư luận trong nước TC đưa ra đạo luật cho phép TC dùng vũ lực tấn công Đài Loan nếu Đài Loan tuyên bố Độc Lập. Phải chăng Đài Loan thật sự có ý định đó với sự xúi dục của Mỹ ? Nếu thật như vậy, Mỹ có dám đụng độ trực tiếp với TC hay không? dù biết rằng TC có bom nguyên tử, bom khinh khí, hoả tiển liên lục địa,v.v.. để cho thế giới nổ tung lên ? Dân Mỹ có sẳn sàng chấp nhận điều nầy hay không ?

Các công ty toàn cầu Mỹ có để yên cho TT Mỹ gây chiến hay không? Nên nhớ rằng, giá cả nhân công của TC rất rẽ, và chế độ lao động ở TC rất có lợi cho giới chủ nhân. Nhiều người Việt tranh đấu cứ đoan quyết rằng Mỹ sẽ nhảy vào tấn công TC, và dùng VN làm thành trì ngăn chận làn sóng TC xâm lăng Đông Nam Á. Dó là chuyện hoang tưởng, ít nhất là trong vòng vài thập niên tới.

Làm chánh trị, không có nghĩa là tiên đoán suông, một cách mơ hồ, mà phải tiên đoán khoảng thời gian nào có thễ xảy ra điều đó.

Kính thưa quý vị,

Trước khi chấm dứt bài nói chuyện hôm nay, tôi xin gợi ý một vài phương thức hầu đóng góp cho cuộc tranh đấu chung của chúng ta. Tôi xin đưa ra một vài nguyên tắc căn bản sau đây để chúng ta có thể cộng tác với nhau dễ dàng hơn:

1- Cuộc tranh đấu của nguời Việt QG ở hải ngoại khác với cuộc tranh đấu chống độc tài CSVN ở trong nước, từ những lời phát biểu đến hành động.
Chúng ta nên cố gắng tìm hiểu những người tranh đấu ở trong nước hơn là đã kích họ và chụp mũ họ là chống đối cuội. CSVN đâu cần phải làm như vậy? CSVN chỉ biết bỏ tù những người chống đối họ mà thôi, và đó cũng là một nguồn lợi vô tận để trao đổi khi xin viện trợ các nước Tây Phương.

2. Trái lại, ở hải ngoại, những người nào hô hào cộng tác với CSVN, mới chính là những tay hoạt đầu mong cho CSVN sẽ ban ơn "khuyễn mã" cho họ. Họ chính là kẻ thù hàng đầu của chúng ta như Thích Nhất Hạnh trong cơn dầu sôi lứa bõng như vậy cúa Phật Giáo trong nước mà về thăm VN, là nhằm tiếp tay CSVN, chứng minh gián tiếp cho thế giới thấy rằng CSVN không có đàn áp tôn giáo.

Muốn "hòa hợp, hòa giải" thì phải có đối thoại. Muốn có đối thoại thì phải có "Dân Chủ" vì Dân Chủ là đối thoại.

Có người ở hải ngoại lại tung ra luận điệu ru ngũ của CSVN cho rằng thế hệ gìa nua cầm đầu nước VN sắp chết hết rồi, thế hệ trẻ lên sẽ đổi khác hơn.

Chúng ta đùng quên rằng : "Quyền lực làm ung thối" ( Le pouvoir corrompt).
Chúng ta hảy nhìn kỷ lại lớp người cầm quyền của Việt Nam, TC, và Bắc Hàn hiện nay đều ở vào lứa tuổi 50- 60.

Trong lịch sử thế giới từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, vợ giết chồng, con giết cha, em giết anh để dành ngôi báu là chuyện thường tình, dừng kể chi đến bạn bè, đồng chí. Hảy nhớ lại xem coi Chirac đã phá Chaban Delmas, hoặc như Balladur phản bội Chirac, Mitterrand gạt bỏ Rocard,v.v…

Chúng ta phải có can đảm vạch mặt chỉ tên những kẻ làm lợi cho CSVN. Ở hải ngoại, mà chửi đổng Phan văn Khải, v.v.. thì vô tội vạ . Phải có can đảm vạch mặt thẳng những tay trở cờ dù rằng đó là bạn thân của mình hay những cấp chỉ huy của mình nếu có đủ bằng cớ.

Ngoài ra, chúng ta hãy cố gắng kiểm soát sự dùng chữ của mình đừng để bị kẻ thù của mình chi phối, vì lời nói, chữ viết phát biểu tư tưởng và thái độ của mình. Chấp nhận từ ngữ của kẻ thù và chối bõ từ ngữ của mình là đầu hàng kẻ thù.
Chẳng hạn như các từ ngữ sau đây : thay vì "áp lực" thì dùng "sức ép", thay vì " chuyên viên" thì "chuyên gia ", thay vì "mặt " thì dùng "diện", thay vì "nhóm chữ" thì "cụm từ" v.v.. Chúng ta có thể dựa vào đó mà coi ai là CS nằm vùng .. Ngoài ra thay vì nói "Tôi ở tù CS " thì lại nói "tôi đi cải tạo/ hay tù cải tạo". Điều đó cũng cho thấy là khi "Đảng Việt Tân" đòi đổi ngày Quốc Hận 30/4/75 thành ngày " Quốc Kháng" hay "Ngày tranh đấu cho Tư Do" là đã dụng ý cho chúng ta rõ để xem phản ứng của chúng ta.

3. Vận động sự ủng hộ của các chánh phủ Tây Phương khác với vận động sự ủng hộ đồng bào ở hải ngoại vì quyền lợi có khác. Đây là một sự thật quá hiển nhiên nên tôi xin phép không đề cập đến ở đây.

4- Tranh đấu khác nhau tùy vùng chúng ta định cư.

Tranh đấu chống CSVN ở Mỹ khác với khác với tranh đấu ở Pháp, hay ở Âu Châu. Học nói tiếng Anh dễ hơn học nói tiếng Pháp, hay tiếng Đức. Do đó tiếp xúc với người Mỹ dễ dàng thông cảm hơn với người Pháp hay người Đức. Đó là chưa kể đến vấn đề tìm kiếm viêc làm ở Mỹ dễ hơn ở Âu Châu.

Mặt khác số người Việt Quốc Gia tỵ nạn tại Âu Châu, không đông hơn số người "Việt lao công" ở Đông Âu, cũng như số người Việt thân cộng ở tại Pháp.

Bên Mỹ, số cư tri người Việt có thể làm lệt cán cân bầu cử quan trọng, khác hẳn bên Âu Châu.

Đối với người Mỹ, hai chữ "cộng đồng" không nghe chói tai vì đó là truyền thống của họ, nhưng trái lại ở Pháp nó sẽ gây ra sự e dè, khó chịu vì Pháp chủ trương "phi cộng đồng", vì trong hai chữ "cộng đồng" đã có ý niệm tách rời ra khỏi "Xã hội chung của người Pháp ".

5. Vai trò của các hội đoàn và các đảng chánh trị.

Trước hết, chúng tôi xin cần làm tỏ hai chữ "chánh trị". Sống ở các nước Tây Phương, chánh phủ còn khuyến khích và ủng hộ người dân nên tham gia làm chánh trị, vì đó là bổn phận công dân bằng cách miễn thuế lợi tức cho những ai đóng góp cho các Đảng Chánh Trị. Họ sợ rằng, nếu người dân không làm chánh trị, thì sẽ bị bọn hoạt đầu mị dân lợi dụng.

Trái lại ở VN, ai làm chánh trị thì CSVN bỏ tù. Trước 75, thì họ tự gắng cho mình hai chữ "cách mạng" nhằm cướp chánh quyền .

Ở hải ngoại, một số người vì chán nản những phong trào "bịp", những "chánh phủ trò hề" do bọn CSVN núp ở đàng sau giật dây, nên xa lần những phong trào, những đảng chánh trị tranh đấu chân chính khác.

Ngoài ra, còn một số đông, vì sợ CSVN làm khó dễ khi về VN, nên cũng tìm cách xa lánh và ngụy biện cho rằng "tôi không biết làm chánh trị". Nhưng khi họ đi tỵ nạn sang các nước Tây Phương, là họ đã làm một hành động chánh trị rồi, nếu không thì có chánh phủ tây phương nào lại chịu nhận họ vì đó là môt gánh nặng kinh tế. Xin hảy thành thật với lòng mình để đừng làm tủi hổ vong linh của những người đã hy sinh tìm tự do trên biển cả.

Ở hải ngoại, CSVN còn chụp mũ những người tranh đấu là làm chánh trị, với tất cả sự xuyên tạc là "các ông ấy muốn về cai trị nươc như ngày xưa", và kèm theo luận điệu nhân đạo "đồng bào chúng ta nghèo lắm, nên gởi tiền về giúp đở họ". Dân trong nước nghèo là tại nhà cầm quyền bóc lột họ, và bất tài, thi hành một sách lươc sai khi quốc hửu hóa ruộng vườn từ sau 1975 đến 1990.

Riêng về các hội đoàn từ thiện VN ở hải ngoại, muốn được CSVN chấp nhận đương nhiên là phải bắt tay với CSVN, làm viêc có lợi cho CSVN. Phải chăng những hội đoàn nầy rất thương dân mình? Chúng ta hãy nhìn lại ở nước Pháp nầy. Làm viêc thiện nguyện đòi hỏi rất nhiều chuyên môn, khả năng. Nó đã trở thành chuyên nghiệp. Đại Học Pháp đã có mở những khóa huấn luyện cho những người hoạt động từ thiện, với cấp bằng Đại Học.

Thỉnh thoảng ở Pháp, lại lòi ra những sự biển thủ của những người trách nhiêm chẳng hạn như chủ tịch hội ARC ( Association pour la Recherche contre le Cancer - Hội nghiên cứu chống bệnh ung thư) Ông chủ tịch đã bị đưa ra tòa vì đã ăn cắp vài chục triệu quan Pháp .

Hiện nay bên Mỹ, vụ Đỗ văn Trọn gạt đồng bào quyên tiền trên 1 triệu 500 ngàn đô, đang bị kiện đưa ra toà, giống như Mặt Trận HCM trước đây vậy. Rồi đây, các hội đoàn " từ thiện" cũng sẽ lần lượt được chánh quyền Pháp chiếu cố về sổ sách chi thu trong nay mai.

Trở lại vấn đề vai trò của các hội đoàn, và các đảng chánh trị ở hải ngoại.

Mục tiêu của hội đoàn quốc gia chân chính, và của các đảng chánh trị QG không khác nhau lắm, nhưng phương thức hoạt động thì khác.

Các hội đoàn QG có mục tiêu là "tâp hợp những người QG để giúp đỡ từ tinh thần lẫn vật chất, gia đình các thành viên, nhằm duy trì tinh thần QG dân tộc đối chọi lại với chủ nghĩa CS". Chúng ta đừng để bị lôi cuốn vào các hoạt động thái quá như nhảy đầm ăn chơi, nhậu nhẹt hằng tuần, v.v…

Để kết thúc buổi nói chuyện hôm nay, tôi xin nói rõ là tại sao chúng ta tranh đấu chống CSVN. Có bốn lý do :

1. Người dân Việt Nam không có tự do vì công an muốn giam cầm lúc nào cũng được. Không có quyền hội họp, không có quyền phát biểu ý kiến dù là tố giác tham nhũng đi nữa.

2. Người dân Việt Nam không được bảo vệ bằng luật pháp vì CSVN dùng luật rừng do đảng CSVN lãnh đạo. Nhà nước chỉ quản lý mà thôi.

3- CSVN là một chế độ độc tài đảng trị không phải là một chế độ dân chủ. Đảng viên CSVN thay nhau lên nắm quyền , hối lộ tham nhũng công khai. Họ mượn tiền các ngân hàng thế giới, và đục khoét tiền của dân. Thế hệ sau nầy sẽ trả giá rất đắt.

4- Chỉ trong vòng thập niên tới, nếu còn chế độ CSVN, nước VN chắc chắn sẽ là một chư hầu của TC.

Trước nguy cơ của tiền đồ Tổ Quốc Việt Nam, mong rằng chúng ta sẽ dấn thân nhiều hơn nữa vì thời điểm sắp tới rất thuận lợi cho cuộc tranh đấu của chúng ta nhằm mang lại công bằng, tự do, dân chủ và độc lập cho nước Việt Nam.

Trân trọng kính chào quý vị.
Tình Nghĩa, Nghĩa Tình

Khôi An
Dec 27, 2008

Tôi đã lớn lên và đã hiểu ra rằng tôi không hề phải chọn lựa giữa quê hương thứ nhất Việt Nam và quê hưong thứ hai Hoa Kỳ. Tôi yêu mến đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã cưu mang tôi, cho cây tôi lớn lên thành một cây quýt ngọt, và đất nước này không hề phiền hà khi tôi đem chia xẻ trái ngọt đó với nơi tôi sinh ra.

Lần đầu tiên tôi có ý định viết chuyện này là năm 1989. Năm đó, cả nước Mỹ xôn xao tranh cãi về việc một người đàn ông đã đốt lá cờ Mỹ ngay trên thềm toà nhà Quốc Hội trong buổi họp thường niên cuả đảng Cộng Hoà. Lúc đó tôi đã nghe nhiều bàn tán về sự kiện này từ phía chống đối cũng như phe ủng hộ. Ngày đó tôi vưà mới tốt nghiệp đại học, chưa để ý nhiều đến những sinh hoạt chính trị xã hội ở chung quanh, nhưng trong lòng tôi đột nhiên dâng lên một cảm xúc gần như là tiếc cho ngươì đàn ông đã làm hành động đó. Nếu ông ta từng nhìn lá cờ Mỹ qua đôi mắt của tôi và của hơn một trăm ngươì bạn đồng thuyền vaò buổi sáng muà hè năm ấy, không biết ông ta có hành động khác đi chăng?
. . .
Đêm trung tuần tháng 7 năm 1983 bắt đầu khá êm ả. Con thuyền nhỏ đầy kín ngươì đã ra hải phận quốc tế được gần 24 tiếng. Tôi đã hơi quen với mùi hôi tanh lợm giọng trong thuyền nên cảm thấy hơi tỉnh táo, ngồi bó gối nhìn cô em gái nằm bên cạnh đang mê man vì say sóng. Ngước mắt nhìn lên bầu trời đang chuyển dần từ màu xám sang màu đen thẫm, tôi thầm cầu nguyện cho được bình an. Cám ơn trời, biển khá êm, con tàu không vật vã mà chỉ chồm lên hụp xuống theo từng đợt sóng. Tiếng khóc cuả con nít, tiếng càu nhàu than thở, tiếng chửi thề cũng lắng dần khi mọi ngươì chìm vào giấc ngủ mệt mỏi...

Hình như tôi có thiếp đi một lúc vì khi tôi giật mình choàng dậy thì sự hoảng sợ đã chụp xuống chung quanh. Bác tài công đang hối hả kêu mấy ngươì lái phụ và các thanh niên khác dùng bạt bịt kín khoang thuyền nơi mọi người đang nằm chen chúc. Chiếc đèn măng xông duy nhất trong phòng máy bị thổi tắt phụt sau khi bác tài công ra lệnh:

- Tắt đèn! Tắt hết đèn đi!!!

Lắng nghe những lời thì thào trao đổi một lúc tôi mới hiểu ra rằng tàu chúng tôi đang bị tàu cuớp Thái Lan đuổi bắt. Chúng tôi phải tắt hết đèn chạy xuyên vào biển đen trong khi tàu Thái ra sức rượt theo. Cả tàu đuợc lệnh tuyệt đối im lặng, những đứa bé vưà lên tiếng khóc phải bị bịt miệng ngay. Không biết lúc đó tôi còn trẻ quá, dại dột quá, có nhiều tin tưởng quá, hay vì cảm xúc cuả tôi đã tê dại đi, nên tôi không thấy sợ hãi lắm. Tôi gần như không cảm được sự hãi hùng của hơn một trăm sinh mạng đang loi ngoi trong khoang thuyền bịt kín. Tôi chỉ thấy khó thở vô cùng; tôi chỉ thấy nhẹ gánh cho em tôi đang mê man, chắc nó không phải cảm thấy sự ngộp thở tưởng chừng như không kham nổi mà tôi đang chịu; tôi chỉ biết tự nhủ ráng lên, ráng lên; và tôi không ngừng cầu xin Thượng Đế, Chúa, Phật, và tất cả những đấng thiêng liêng cứu vớt chúng tôi...

Chúng tôi chạy vòng vèo ngay truớc mũi tử thần trong suốt một đêm, và bình minh tới dù không ai mong đợị. Những tia sáng đã quét đi màn đêm đang che chở chúng tôi. Bác tài công buông những câu chửi thề uất hận khi khoảng cách giữa bọn cướp và chúng tôi thu ngắn trong khoảnh khắc... Rồi tôi lại nghe bác lại chửi, nhưng lần này đuợm vẻ ngạc nhiên pha chút vui mừng:

- ĐM, hình như tụi nó bỏ đi hả bây?

Tấm bạt bịt khoang được hé ra cho chúng tôi khỏi chết ngộp, và qua cái khe hở nhỏ đó, một con cá nhỏ xíu bằng ngón tay cái đã phóng vào thuyền, rơi xuống ngay cạnh tôi. Tôi ngước mắt cố nhìn nhưng vì đang ngồi bẹp trong khoang thuyền nên tôi chẳng thấy được gì ngoài một mảng trời đang sáng dần.

Bỗng bác tài công và những nguơì trong phòng máy trên cao vụt la lớn:
- Có tàu! Có tàu lớn ở đàng xa kià!
- Tàu gì vậy? Vái trời cho không phải tàu Liên Xô!

Chúng tôi như đuợc hồi sinh, ai cũng nhỏm lên nhìn nhưng vì lúc đó chiếc tàu kia chỉ là một đốm nhỏ ở xa nên tôi chưa thấy gì cả. Vài phút sau, có tiếng máy rồi một chiếc máy bay trực thăng nhỏ bay qua. Người trong thuyền la hét như điên cuồng, nhiều người đàn ông cởi áo phất lia lịa nhưng máy bay chỉ lượn vài vòng rồi... mất hút. Dù sao chúng tôi cũng có một tia hy vọng ở chân trời, chúng tôi vội nhắm cái chấm ở tít đằng xa mà chạy tới. Và chiếc tàu kia hình như cũng đang chạy về phía chúng tôi vì nó càng ngày càng lớn dần.

Và, suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên giây phút đó, giây phút ngươì đàn ông ngồi trên cao la lạc giọng:
- Thấy rồi! Thấy cờ Mỹ rồi!!!

Nước mắt ông ràn rụa trên khuôn mặt khắc khổ lấm lem dầu máy. Mọi người đứng bật lên làm thuyền chao mạnh. Chúng tôi đã thật sự được sống!

Chiếc tàu vớt chúng tôi là một hàng không mẫu hạm của Mỹ. Nó to như một toà nhà mười mấy tầng, những ngươì lính đầu tiên phải leo thang dây xuống để đem con nít và những ngươì yếu sức lên trước. Em tôi đã tỉnh dậy như một phép lạ và chúng tôi bám vào thang dây, dò từng bước leo lên boong tàu. Vưà lên tới nơi, mỗi ngươì được trao một ly sữa và một trái táo trước khi tụ tập trong một góc boong. Và ngạc nhiên thay, trên tàu đã có cả trăm ngươì Việt Nam chạy ra mừng chúng tôi. Thì ra chiếc tàu Mỹ này vừa mới vớt một thuyền vượt biên khác ngày hôm trước. Sau khi mọi ngươì đã lên tàu lớn, những nguơì lính Mỹ tưới xăng lên chiếc thuyền mà chúng tôi vưà rời khỏi rồi châm lưả đốt. Đứng trên boong tàu nhìn vói theo chiếc thuyền nhỏ xíu đang bốc cháy và trôi dần ra xa, biết rằng mình vô cùng may mắn, nhưng lòng tôi vẫn thoáng chút ngậm ngùi...

Tổng cộng thuyền nhân đuợc cứu từ hai chiếc ghe vuợt biên lên tới gần hai trăm năm mươi người. Hồi đó, tiếng Anh cuả tôi kém và tính tình nhút nhát nên không dám hỏi han những người lính ở trên tàu. Tôi chỉ nghe nói lại là chiếc hàng không mẫu hạm này đang trên đuờng đi công tác ở Phi Luật Tân. Họ đã nhìn thấy tàu chúng tôi từ rất xa và quyêt định đi chếch qua để cứu chúng tôi. Chiếc trực thăng bay qua trước khi tàu đến cũng là do vị thuyền trưởng đã gởi tới để xem xét tình trạng của chúng tôi.

Không hiểu vì sao mà trên tàu có sẵn một số quần áo cũ. Chúng tôi đuợc phép lựa những thứ tạm mặc đuợc để thay đổi hàng ngàỵ. Khổ nỗi đống quần áo đã qua sự lựa chọn cuả những người lên trước nên chỉ còn toàn những thứ khó mặc. Tôi nhặt đại hai cái áo to bằng bốn lần khổ người tôi, và một bộ áo liền quần màu xanh bó sát. Chẳng hề gì, tôi vẫn vô cùng sung sướng vì ước mơ gần như hoang đường nay đã thành sự thật: tôi đã trốn thoát khỏi Việt Nam và đang ở trên tàu Mỹ.

Ngày đó tôi vưà học xong trung học. Sau 8 năm đói khổ sau bức màn sắt cuả Cộng Sản, thế hệ chúng tôi hầu như quên mất có một thế giới bên ngoài.. Trong những ngày trên tàu Mỹ tôi đã gặp lại những hành động lịch sự, những cử chỉ nhân ái gần như đã biến mất trong xã hội nơi tôi vừa ra đi. Những ân nhân của chúng tôi ân cần đến từng chi tiết nhỏ, một trong những việc đầu tiên họ làm là phát phong bì, giấy bút cho chúng tôi viết thư báo tin cho người thân. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ chiếc phong bì màu xanh nhạt có hình chiếc hàng không mẫu hạm và tên tàu ở góc, tôi vẫn còn nhớ ánh mắt thương cảm của những người trên tàu nhìn chúng tôi nhếch nhác, bơ phờ dò từng bước lên tàu.

Suốt thời gian trên tàu tôi vô cùng ái ngại cho những ngưòi lính và những sĩ quan đã tốn không biết bao nhiêu công sức để lo cho hơn hai trăm ngươì chúng tôi. Vì hàng không mẫu hạm là đơn vị quân sự nên chúng tôi không được phép ra khỏi phần cuối boong tàu. Mỗi người được phát một tấm chăn dạ màu xám, loại chăn nhà binh Mỹ mà tôi đã thấy trước năm 1975. Chăn rất tốt và khí hậu Thái Bình Dương vào muà hè khá ấm nhưng chúng tôi phải nằm ngay trên boong và gió thổi lồng lộng khi tàu chạy nhanh nên ban đêm vẫn lạnh. Tôi ngủ đuợc rất ít nhưng chính vì thế tôi càng có cơ hội chứng kiến sự tận tâm cuả những người trên tàu. Sáng sớm tôi vưà thức dậy đã thấy ngươì ta đang lăng xăng dọn thức ăn sáng cho chúng tôi. Mất mấy tiếng mới phục vụ hết đám ngươì đông đúc nên chỉ vài tiếng sau là họ lại lục tục lo bữa ăn trưa, rồi ăn tối. Thức ăn quá lạ miệng nên tôi không thấy ngon, ngay cả trái chuối cũng khác ở Việt Nam, nhưng tôi nhớ nhất là ly cà phê đầu tiên trên tàu. Đã từng nếm những ly cà phê đen sánh quậy với sữa đặc ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên lắm khi ngậm ngụm cà phê Mỹ pha sẵn. Thật tình, cà phê sao chua lè và trong veo, y như là nước giảo của cà phê Việt Nam!

Vấn đề vệ sinh cho hơn hai trăm người chen chúc trong khoảng không gian nhỏ mới thật là kinh khủng. Thuỷ thủ đòan phải dùng nylon đen che thành mấy phòng tắm quay mặt ra biển, nhà vệ sinh cũng là nylon đen quây quanh mấy thùng sắt to.

Mỗi sáng nhân viên trên tàu cùng chúng tôi dọn dẹp, và tôi không thấy người nào tỏ thái độ khó chịu cho dù trong khi làm những việc cực nhọc nhất.

Mấy ngày ngắn ngủi trên tàu mãi mãi là một trong những kỷ niệm khó quên nhất trong đời tôi. Trên chiếc hàng không mẫu hạm hùng vĩ đó, tôi đã đuợc xem cảnh tàu chở xăng xáp vào tiếp nhiên liệu cho tàu lớn ngay trên biển, đã được chứng kiến những sinh hoạt hàng ngày quy củ răm rắp như một trong guồng máy nhưng đuợc thực hiện bởi hải đoàn đầy ắp tình người. Tôi nhớ nhân viên trên tàu ngoài nhiệm vụ riêng họ còn phải chăm sóc đủ thứ cho chúng tôi, và phải lo rất nhiều giấy tờ cho thủ tục gởi chúng tôi vào trại tị nạn Thái Lan. Bận rộn vậy nhưng không khí trên tàu luôn ấm cúng và thân tình. Tôi vẫn nhớ lễ chào cờ mỗi sáng, đám người tị nạn đứng sát bên thuỷ thủ đoàn cùng lắng nghe quốc ca Hoa Kỳ vang vọng. Tôi vẫn mường tượng đuợc cảm giác bàng hoàng khi nhìn lá cờ Hoa Kỳ bay lồng lộng trên bầu trời xanh biếc cuả Thái Bình Dương mà tự nhủ không biết mình sẽ ra sao nếu chiếc tàu này đến trễ chỉ một vài tiếng trong buổi bình minh hôm trước...

Mỗi buổi chiều khi công việc đã xong, người trên tàu túa ra trò chuyện với chúng tôi. Từ vị sĩ quan trong đồng phục trắng toát tới anh thuỷ thủ trong đồng phục xanh, ai cũng ân cần vui vẻ. Họ đuà giỡn với con nít, trò chuyện với mọi nguời, cố lắng nghe những câu tiếng Anh vụng về cuả chúng tôi để tìm hiểu xem chúng tôi có cần thêm gì hay không. Để chúng tôi giải khuây, họ còn căng màn chiếu phim. Tôi nhớ mãi cuốn phim đó là phim Điệp viên 007 James Bond với tựa đề "For Your Eyes Only". Giữa trời đêm lồng lộng ngàn ánh sao, trên con thuyền băng băng xuyên vào biển đen, những hình ảnh rực rỡ chớp tắt trên màn ảnh vĩ đại làm tôi mơ màng tưỏng như mình đang trôi trong đêm hoa đăng thần thoại của một giấc mơ kỳ diệu...

Như thế đó, tôi đã may mắn gặp đuợc cái đẹp đẽ nhất cuả nước Mỹ trước khi đặt chân tới đất nước này. Tôi đến Mỹ với vài đô la và mấy bộ quần áo tồi tàn nhưng gia tài cuả tôi là lòng cảm mến sâu xa với một miền đất giàu tình ngươì, cùng với hoài bão sẽ cố gắng sống cho xứng đáng với sự hy sinh cuả gia đình, với sự may mắn mà Thượng Đế đã nhờ những "sứ giả" trên tàu Mỹ đem đến cho chúng tôi.

Những bối rối vì ngôn ngữ, những trở ngại khi hội nhập đôi khi có làm tôi buồn nản, nhưng tôi thấy quay quắt nhất là những khi nhớ về Việt Nam. Những chuyện nhỏ nhặt như khi đi chợ Việt Nam, nhìn người ta xăm soi tìm cho được những trái tuyệt hảo nhất trong đám nhãn mọng tươi nhập cảng từ Á châu cũng làm tôi bùi ngùi. Tôi nghĩ đến những trái hơi có tì vết mà không ai thèm mua kia cũng có thể là hàng xuất khẩu từ Việt Nam, là tinh hoa chắt ra từ quê hương nghèo nàn của tôi, là loại hàng "xuất khẩu" mà người đi làm bình thường như cha mẹ tôi không bao giờ mua nổi.

Tuy thế, vấn đề lớn nhất tôi gặp phải trên đất Mỹ là một chuyện tôi chưa hề nghĩ tới: đó là tình cảm của tôi với nước Mỹ đã làm tôi hoang mang. Ngay từ nhỏ, những câu tục ngữ như "Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nhà nghèo" đã thấm sâu vào lòng tôi. Cho dù tôi biết chắc rằng tôi không liều mạng vượt biển vì miếng cơm manh áo, tôi ra đi không phải vì tôi chê mẹ Việt Nam nghèo khó, nhưng trong trí óc cuả một thiếu nữ đang trưỏng thành một mình trên miền đất mới, tôi cảm thấy gần như... có lỗi khi thấy mình càng ngày càng quen với đời sống mới và thật sự yêu mến quê hương thứ hai này. Có lẽ cảm giác đó giống như đưá con nuôi cuả một gia đình giàu có, một ngày kia trở về quê cũ và cảm thấy băn khoăn khi bắt gặp mình ngập ngừng, xa lạ trước cha mẹ ruột nghèo nàn xấu xí.

Không hiểu may mắn hay không may cho tôi là khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra thì tôi còn nhỏ. Vì thế, trong lòng tôi không có cảm giác hụt hẫng và đau đớn của nhiều người lớn khi bị "đồng minh Mỹ bỏ rơi". Khi tôi nghe vài ngưòi nói rằng nước Mỹ cưu mang chúng ta không phải vì họ tốt mà vì họ có trách nhiệm với người Việt, tôi hiểu tại sao họ nghĩ thế nhưng tôi không cảm được. Tôi kính trọng suy tư riêng cuả mỗi ngươì, nhưng riêng tôi, tôi thấy cái tinh tuý cuả hiệp chủng quốc vượt khỏi những nhiệm kỳ tổng thống hay đảng phái. Tinh tuý đó đến từ những nguơì dân Mỹ. Có lẽ tình cảm cuả tôi với nước Mỹ đã thành hình từ lúc nhìn con tàu mang lá cờ Mỹ lớn dần từ phía chân trời trên Thái Bình Dưong, từ khoảnh khắc thấy người lính Mỹ ôm chặt em bé nhớp nhúa ói mửa vào lòng để đem lên tàu, từ khi anh thủy thủ ân cần dùng con dao nhỏ cắt bớt chiếc dép cao su cho vừa chân tôi, từ hình ảnh người sĩ quan trong bộ đồng phục trắng toát đang xắn quần, gò lưng kéo dây ghìm cho thuyền nhỏ đứng yên để chúng tôi bước lên bờ biển Thái Lan, từ hình ảnh những ngươì Mỹ đứng một hàng dài lưu luyến dõi theo đám thuyền nhân chúng tôi đang lục tục đi vào trại mà còn cố ngoái lại nhìn qua làn nước mắt.

Tôi tin rằng không phải vị thuyền trưởng nghĩ rằng người Mỹ có trách nhiệm với chúng tôi, hay vì sự may mắn khi con cá nhỏ nhảy vào tàu mà chúng tôi được vớt. Nước Mỹ có quyền không cho phép chiếc hàng không mẫu hạm đi chệch hải đồ để cứu người, giống như bao con tàu khác đã làm ngơ với những chuyến vượt biên kém may mắn. Hơn nữa, những gì không thật sẽ không tồn tại lâu bền, cho nên tình cảm ban đầu cuả tôi với nước Mỹ sẽ mất đi nếu tôi không càng ngày càng thấy Hoa Kỳ là một đất nước bao dung. Tôi không ngây thơ nghĩ rằng - hay mong rằng - nước Mỹ là hoàn hảo; nhưng với tôi nuớc Mỹ là một dòng sông mênh mông, đôi khi cũng đem theo rác dơ, đôi khi cũng dậy sóng nguy hiểm, nhưng dòng sông đó đã rộng lòng đem nước và phù sa đến cho những giống cây đến từ khắp nơi có cơ hội đơm trái ngọt...

Người sống lâu ngày trong bình an, sung sướng thường quên rằng mình may mắn. Người đàn ông đốt lá cờ Mỹ trên thềm nhà Quốc Hội chắc chỉ nhớ đến những rác rưởi trong dòng sông, chắc ông ta không hiểu rằng chỉ ở Hoa Kỳ ông ta mới dám chà đạp quốc kỳ ngay trước toà nhà lập pháp mà không sợ rằng mình sẽ "ra đi không có ngày về". Ông ta chắc chắn không biết rằng lá cờ đó đã khiến hải tặc Thái Lan buông chúng tôi, đã quyết định giữa cuộc sống bình an ở Hoa Kỳ và cái chết - hay một cuộc sống nô lệ trên xứ Thái đau khổ hơn cả cái chết - cuả hơn một trăm người trên chiếc thuyền vượt biên vào một ngày hè năm 1983.

Thời gian trôi qua. Tôi đã lớn lên và đã hiểu ra rằng tôi không hề phải chọn lựa giữa quê hương thứ nhất Việt Nam và quê hưong thứ hai Hoa Kỳ. Tôi yêu mến đất nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã cưu mang tôi, cho cây tôi lớn lên thành một cây quýt ngọt, và đất nước này không hề phiền hà khi tôi đem chia xẻ trái ngọt đó với nơi tôi sinh ra. Tôi đâu phải là cá hồi mà phải chọn lựa giưã sông và biển? Tinh thần cuả nước Mỹ luôn khuyến khích mọi người góp sức làm thế giới tốt đẹp hơn và tôi sẽ làm như thế. Tôi sẽ cố gắng để bằng cách này hay cách khác, trao lại những may mắn và cơ hội mà tôi đã được trao. Hy vọng là tôi sẽ góp phần để một ngày nào đó người dân Việt Nam không còn phải tìm cách ra đi cho dù phải trả giá bằng tính mạng hay nhân phẩm.

Tôi yêu Việt Nam đã sinh thành ra tôi và tôi yêu Hoa Kỳ đã duỡng dục tôi. Đôi khi tôi tẩn mẩn phân tích tình cảm cuả mình: với Việt Nam là tình, với Hoa Kỳ là nghiã... Rồi tôi lại loay hoay tự hỏi có phải như vậy không, hay là ngược lại? Cuối cùng tôi bật cười, nghĩ mình thật là lẩn thẩn, bởi vì tình cảm đâu cần gì phân loại và đặt tên.

Tuesday, December 23, 2008

ĐẦU HẠT TIÊU & LƯỠI LOÀI RẮN

Đinh Lâm Thanh

‘Phồn vinh giả tạo’ và ‘văn hóa đồi trụy’ là hai câu nói đã làm cho nhiều người phải điên lên trong thời gian đi tù cãi tạo, vì mỗi ngày phải lặp đi lặp lại hằng lần chục như con két, nhất là những lúc lên lớp hay lúc bị kiểm thảo. Đây là loại ‘ranh ngôn’ do những bộ óc siêu việt của ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ phát minh mục để ngày đêm nhét vào tai người miền Nam. Nghe mãi luận điệu nầy đến nỗi vừa thoáng thấy cái loa phóng thanh thì ai cũng lợm giọng buồn nôn !

Không biết anh em chế độ cũ đi tù cãi tạo còn nhớ hai chữ ‘ngồi đồng’ ? Danh từ mà chúng ta dùng để gọi những buổi học tập kiểm thảo của B (trung đội), của tổ (tiểu đội). Quản ngố bắt tất cả ngồi yên hàng giờ để suy gẫm, ăn năn tội lỗi đã phạm trong thời gian làm tay sai cho ‘Ngụy quân Ngụy quyền’ cũng như đế quốc Mỹ, đồng thời phải vận dụng trí óc thật thông suốt để ‘quán triệt’ đường lối anh minh và nhân đạo của cách mạng ! ‘Ngồi đồng’ là cảnh tù nhân trong vị thế giống như ngồi thiền, mỗi người một góc, mắt nhắm, yên lặng tỏ vẻ chăm chú và thành tâm học tập. Nhưng bọn cán ngố đâu biết trong đầu tù nhân đang nghĩ gì, có người thì ao ước một miếng cơm cháy, cục đường, lát cá khô, có người đang thả hồn tưởng tượng vài phút mặn nồng với gia đình vợ con…Trong một buổi ngồi đồng, tôi còn nhớ rõ, tên quản ngố đến bên và hỏi : Qua thời gian các anh được cách mạng khoan hồng tha tội chết, vào đây học tập để thông suốt đường lối nhân đạo của cách mạng cũng như ‘quán triệt’ được nền khoa học tiên tiến hiện đại của xã hội chủ nghĩa. Vậy bây giờ anh có thấy những của cải vật chất mà thằng Mỹ để lại ở miền Nam là hoàn toàn giả tạo không ? Tôi gãi đầu chưa biết trả lời thế nào cho ổn thỏa thì anh bạn tù kế bên đã nhanh miệng giải vây : Thưa anh cán bộ, nghe nói tụi Mỹ đã dùng phi thuyền lên đến mặt trăng rồi phải không ? Không cần suy nghĩ, hắn cười mỉa và trả lời ngay : Chẳng mới mẻ gì, thằng Mỹ nó bắt chước chúng ta đấy ! Rồi hắn tiếp tục huênh hoang : Các anh bị thằng Mỹ nó bưng bít tin tức chứ người Việt Nam chúng ta đã lên và ngự trị trên mặt trăng từ ngày xưa ! Người lên mặt trăng đầu tiên của nhân loại chính là anh hùng Nguyễn Văn Cuội, vì mê chị Hằng nên ở lại không trở về quả đất nữa ! Các anh có biết không, anh Nguyễn Văn Cuội là người Thanh Hóa của miền Bắc chúng ta đấy ! Cả tổ ‘ngồi đồng’ trên mười người không ai dám hé răng cười vì sợ phạm phải tội ‘bôi bác cách mạng’. Nhưng trong bầu không khí trang nghiêm của buổi học tập, anh em tù kể luôn tên cán ngố, đều nghe rất lớn nhiều tiếng đánh rấm (địt) liên tục phát ra trong đám anh em tù. Tội nghiệp, trong bao tử chẳng có gì ngoài không khí nhưng phải bậm miệng nín cười thì dĩ nhiên hơi trong bụng bắt buộc phải thoát ra ở đàng dưới !!!

Sau mấy chục năm từ rừng chui ra, tiếp xúc với văn minh nhưng Hà Nội vẫn tật ngồi đáy giếng, bưng bít, nói láo và bịp bợm không biết ngượng mồm. Cái loa tuyên truyền và chương trình nhồi sọ trẻ thơ trước sau như một, vẫn bài bản cũ rích như ngày chúng vừa kéo quân vào Nam. Những chuyện thần thoạị như chị nông dân dùng súng trường hạ ph áo đài bay B52, trẻ chăn trâu dùng ná cao su bắn rơi máy bay lên thẳng của Mỹ-Nguỵ. Ngược lại, khi tuyên truyền cho cái quân đội dép râu anh hùng thì máy bay phản lực của nhân dân núp sẵn trong mây chờ máy bay địch đến là xông ra bắn rụng như sung, anh hùng quân đội anh dũng lấy lưng chống cỗ pháo của quân ta đang tuột dốc hoặc can đảm đút đầu vào họng súng đại bác của địch để cản viên đạn đang bắn ra từ nòng …vân vân và vân vân ! Nếu thuật lại nguyên văn những chuyện nầy cho người ngoại quốc, thì từ cụ già xuống đến trẻ con chắc chắn bò lăn ra cười đồng thời phải thay ngay cái quần lót và tấm tã (couche) !

Một điều lạ lùng là đám người rừng về thành phố cứ cho rằng miền Nam phồn vinh giả tạo, của cải là đồ dỗm mà ngày đêm chúng lại dành giựt vơ vét để đưa ra Bắc. Ngay cái bàn cầu tiêu cầu tiểu cũng gở đem về làm chậu rửa mặt mà cứ lên giọng là đồ giả tạo !

Nói đến văn hóa đồi trụy thì lại càng nực cười hơn nữa. Ngày vừa vào thành phố, đám rừng rú phát cho đám trẻ con còn mặc quần dây thung, mỗi đứa một băng vải đỏ, xem như biểu tượng của ‘cách mạng’ để chúng đi từng nhà hò hét, lục lạo, thu hồi sách vở báo chí gọi là ‘văn hóa đồi trụy’ ! Tội nghiệp cho người miền Nam quá sợ, đem nạp cho chúng tất cả tài liệu, sách vở nào in từ chế độ trước. Một lũ ngu si hả hê đem tiêu hủy chiến lợi phẩm văn hóa để rồi sau đó ít lâu chúng lại đi bới móc thùng rác kiếm từng cuốn sách, cuốn truyện, từng tờ báo đem về lót dưới gối, đêm đêm lấy ra đọc để thưởng thức cái hay ho, cái quyến rũ ‘đồi trụy’ của Mỹ Ngụy để lại, để mở mang khối óc hạt tiêu và học đòi văn minh theo lối hàm thụ ! Nếu cán ngố nào may phước kiếm được một vài tấm ảnh Playboy nào đó, thì không gì quý hơn, liền treo ngay trên đầu giường thay hình ‘bác Hồ vĩ đại’ và tối thì lấy xuống ôm ngủ để mơ màng ! Già mồm lên tiếng chưởi bới nhưng ngay cái ban văn hóa nô bộc của trung ương đảng cũng tranh nhau tìm đọc cho bằng được ‘cái văn hóa đồi trụy’ của Mỹ-Ngụy xem nó hay ho, tốt đẹp như thế nào mà toàn thể dân chúng miền Bắc, từ dân ngu khu đen đến tên cán bộ chóp bu đều say mê như điếu đổ và ghiền như phải thuốc phiện !

Chuyện buồn cười chưa chấm dứt ở đây mà có thể nói là bắt đầu thì đúng hơn. Cả giòng họ từ trung ương xuống địa phương, từ nhỏ đến lớn, từ con đến cha đều tìm đường ra nước ngoài để kiếm cái ‘phồn vinh giả tạo’ và học cho bằng được cái ‘văn hóa đồi trụy’ của Mỹ-Ngụy ngày trước ! Các tay gộc thì ăn cắp tiền của dân chúng, vơ vét tài nguyên quốc gia đưa ra ngoại quốc nhờ Mỹ-Ngụy cất giấu giùm, đồng thời đưa con cái cháu chắt ra ngoài vừa học vừa dọn đường trốn chạy khi dân chúng đứng dậy xách búa kềm, đòn gánh, gậy gộc xông vào hang ổ chủ tịch. Gởi con ra nước ngoài học được chữ gì, kiếm được mảnh bằng nào thì đúng là phước đức bảy mươi đời của cha ông để lại, rồi mở tiệc ăn khao từ ngày nầy qua ngày khác. Chúng đâu biết xấu hổ mà huênh hoang in trên danh thiếp, gắn vào cửa làm việc, ra đường thì ưỡn ngực khoe khoang, hân hạnh đội trên đầu những cái ‘đồi trụy’ và ‘giả tạo’ lượm được ở ngoại quốc !

Những tên cộng sản đổi đời, dù bây giờ đi xe hơi ở nhà lầu, tiền tỷ trong ngân hàng nhưng cốt khỉ vẫn là khỉ. Khi ra làm việc (nhân viên các tòa đại sứ cộng sản) ở nước ngoài thì không dám chường mặt ra với quốc tế mà chỉ giỏi vấn đề bán visa, buôn lậu, chôm chỉa, câu trộm tôm cá, vơ vét và ăn cắp đồ giả tạo ! Là công dân ‘cái nôi của nhân loại’ vang danh quốc tế mà chỉ biết cúi đầu ú ớ, mở miệng không ra lời trước mặt FBI (Mỹ) cũng như cảnh sát của các xứ kém văn minh Châu Phi. Thế mà lúc nào cũng vênh mặt lên cho mình là ‘đỉnh cao trí tuệ của nhân loại’, thật đáng buồn cười !

Một hiện tượng đang gây ồn ào : Đem con cái ra gả bán xứ ngoài ! Nếu được làm thông gia với một gia đình Ngụy trước đây là một điều nở mày nở mặt cho giòng họ. Chúng đã quên rằng trước kia thường rêu rao là, sau năm 1975 bọn phản động chạy theo làm nô lệ cho Mỹ. Bây giờ từ cán bộ chí mén đến lãnh tụ nước đều sắp hàng xin được làm nô lệ cả Việt lẫn Mỹ ! Chuyện xảy ra ngược đời nầy chỉ thấy ở đảng cộng sản Việt Nam !

Mới đây, tên thủ tướng có dịp sướng trân người như vừa trúng lô độc đắc, là cô con gái rượu đã vớ được một Việt kiều Mỹ gốc người tỵ nạn. Thôi thì từ nay ngôn chính danh thuận, được qua Mỹ thăm sui gia, khỏi phải chui rúc đi cửa hậu, con gái là dân Mỹ thì được tự do chuyển tiền qua gởi trong các ngân hàng của bọn tư bản phản động ! Nhân tiên lễ vu quy con gái tên thủ tướng, tôi có lời chúc mừng, mộng ước đã thành và nay mai người ‘đầu nón cối chân dép râu’ phải năn nỉ thằng rể Ngụy xin cái quốc tịch của xứ ‘phồn vinh giả tạo’và ‘văn hóa đồi trụy’ để vinh thân phì gia !

Để kết luận bài nầy tôi cũng không quên nhắc thủ tướng một câu mà trước đây chính miệng ‘ngài’ đã nói ra sau khi vừa lên làm người : Từ năm 1975 Mỹ bắt cóc trẻ em và người tỵ nạn qua Mỹ để làm nô lệ ! Vậy bây giờ ‘ngài’ phải ăn nói làm sao với thằng rể, vì ngày nay Mỹ chẳng thèm bắt ai nữa mà chính những tên cộng sản gộc phải van xin để được làm nô lệ !

Đảng cộng sản Việt Nam đúng là một đám ngợm, thế giới chỉ tìm thấy ở chúng có hai cái vĩ đại nhất, đó là, Đầu hột tiêu và lưỡi loài rắn.

Monday, December 22, 2008

BA DÒNG NƯỚC MẮT

phạmtínanninh

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận đuợc thư Bình, thằng bạn thân tình từ thời nối khố. Nó là đứa cuối cùng trong đám bọn tôi rời xa đất nước, vừa mới được sang định cư bên Mỹ theo diện HO 31. Lá thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng:

" Tao đã đến Mỹ vừa đúng hai tuần. Ở đây ồn ào và ngột ngạt quá, tao muốn tìm một chỗ bình yên. Mày có cách nào giúp tao sang Bắc Âu với mày. Bởi tao nghe mày kể bên ấy dù có buồn và mùa đông khá lạnh, nhưng cuộc sống yên bình, thích hợp cho những người cần một nơi để chửa trị những vết thương khó lành được trong lòng.

Tao đang có nhiều vết thương, và cũng đang có nhiều điều rối ren không giải quyết được. Rồi có dịp tao sẽ tâm tình với mày sau. Bây giờ, bằng mọi cách mày giúp tao sang đó với mày. Càng sớm càng tốt.."

Hơn một tháng trước, Định đã báo cho tôi biết việc Bình sẽ sang Mỹ. Nó đã phụ giúp vợ Bình sẵn sàng tất cả mọi thứ để đón Bình. Định còn bảo khi nào Bình đến Mỹ rồi, nó sẽ báo để tôi sang thăm. Ba thằng gặp lại, tha hồ mà kể chuyện xưa. Vậy sao bây giờ vừa mới đoàn tụ vợ con, Bình lại muốn sang Bắc Âu với tôi, một nơi xa tít mịt mùng ?

Gọi điện thoại cho vợ Bình và Định nhiều lần, nhưng không ai bốc máy. Hôm sau tôi vào sở xin lấy trước một tuần hè, và đặt vé máy bay sang Mỹ.

Bọn tôi là ba thằng bạn thân từ những ngày mới lớn. Cùng học một lớp ở trường làng, rồi lên trường huyện. Điều đặc biệt là tên của ba thằng đều có vần "inh". Trong lớp bạn bè thường gọi bọn tôi là Ninh-Bình-Định, mặc dù cả ba thằng chưa hề biết quê quán của Quang Trung đại đế, cái nơi nổi tiếng "con gái cầm roi đi quyền" đó nó ra sao. Tuổi thơ ở nhà quê khá nhọc nhằn, nhưng lại có biết bao kỷ niệm êm đềm của những ngày câu cá tắm sông, những trận bóng sôi nổi trước nhiều khán giả là đám con gái cùng trường, mà trái banh chỉ là những trái bưởi rụng nhặt được phía sau hè.

Rồi cả ba thằng được may mắn vào thành phố Nha Trang học trung học. Dù khác lớp nhưng cùng vào một đội bóng của trường. Đội bóng bao lần chiếm giải quán quân. Sau khi đậu tú tài, nhìn thấy con đường học hành sao mà xa xăm diệu vợi quá. Muốn học thêm phải khăn gói vào tận Sài gòn, trong lúc kinh tế gia đình đang lúc khó khăn. Không đành lòng bắt cha mẹ phải còng lưng thêm chút nữa, ba thằng rủ nhau vào lính. Làm đơn tình nguyện vào binh chủng không quân, bởi hình ảnh những chàng phi công hào hoa đi mây về gió, trong bộ đồ bay, khăn quàng cổ tím, đã là thần tượng của bọn tôi từ lâu lắm. Vậy mà chỉ có riêng tôi là mộng ước không thành, vì thiếu thước tấc, bị loại ngay vòng khám sức khỏe đầu tiên. Hai thằng bạn được toại nguyện, nhưng không vui. Vì kể từ hôm nay, không còn "chúng mình ba đứa" nữa. Tôi tiễn hai thằng đến Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân nằm bên bờ biển Nha Trang, rồi một mình khăn gói vào Sài gòn học tiếp.

Khi bọn nó sang Mỹ học phi hành, thì tôi vào quân trường Thủ Đức. Cứ vài tuần tôi nhận thư từ bên Mỹ. Nhìn tấm ảnh hai thằng chụp trước cổng trường, hoặc đứng bên cạnh một chiếc F 5, tôi thấy thèm cái oai phong của tụi nó. Sau khi về nước chỉ có thằng Bình đươc lái phản lực A-37 cho một phi đoàn đóng ở Biên Hòa, còn thằng Định thì ra phi đoàn trực thăng tận ngoài Vùng 1.

Tôi ra trường, được bổ sung về một tiểu đoàn tác chiến đang làm lực lượng lưu động cho Quân Đoàn, rày đây mai đó, gần như chỗ nào có trận chiến là tôi có mặt. Vậy mà so với mức độ hiểm nguy, chết chóc, chẳng nhằm nhò gì với cái chuyện đi bay của thằng Định. Bởi phi đoàn của nó chuyên thả và bốc những toán biệt kích delta trong các vùng địch. Sau một chuyến công tác, nếu may còn sống, được thưởng một số tiền và mấy ngày phép xài chơi. Bao nhiêu lần nó thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Nó bảo đúng là đạn tránh nó. Nhờ vậy mà nó là thằng thường có mặt ở thành phố Nha Trang. Cứ sau một lần thoát chết, nó trở về đây, còn tôi và thằng Bình, cả năm chỉ được một tuần "anh về với em rồi anh lại đi". Có lẽ nhờ vậy mà nó có khá nhiều mối tình để kể cho bọn tôi nghe mỗi lần có dịp gặp nhau, hay bất ngờ liên lạc được trên các tần số không lục.

Nhưng rồi trong ba thằng, tôi lại là thằng bước lên xe hoa trước nhất. Thằng Định vẫn muốn thoải mái đi mây về gió, không bị vướng chân vướng cẳng, còn thằng Bình thì khá kín miệng nên chuyện tình duyên của nó bọn tôi cũng mờ mịt lắm.

Một lần tiểu đoàn đổ quân xuống Ninh Hòa lúc hai giờ sáng, khi cả cái thị trấn nhỏ này còn đang say ngủ. Đại đội tôi được chỉ định vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau, quần áo chỉnh tề, tôi rủ thêm hai thằng bạn lính vào một ngôi nhà phía trước "thăm dân cho biết sự tình", không ngờ "hồn lỡ sa vào đôi mắt em", đôi mắt nai tơ của cô bé chủ nhà. Đám cưới tôi có mặt cả hai thằng bạn nối khố, và hai thằng đều tình nguyện làm phụ rể.

Ba năm sau, Định lên chức quan ba, được thuyên chuyển về một phi đoàn đóng ở Pleiku làm trưởng phòng hành quân, nên chúng tôi có nhiều dịp gặp nhau, khi ở thành phố, khi thì trong các cuộc hành quân trực thăng vận. Lâu lâu nó tình nguyện bay tiếp tế cho đơn vị tôi, thả cho tôi vài ký thịt tươi và chai rượu đế. Mùa hè 72, tôi bị thương ở căn cứ Võ Định, Kontum. Suốt hơn hai tuần bị địch bao vây và pháo kích nặng nề, tôi nhận lệnh phải mở đường máu rút quân ra, nhưng vết thương nặng ở chân phải của tôi là một trở ngại lớn cho đơn vị. Trong lúc Định đang bay chiếc CNC (trực thăng chỉ huy), nhưng đã điều động hai chiếc võ trang (gunship) bắn nghi binh và yểm trợ, rồi một mình nhào xuống bốc tôi trong lưới đạn phòng không dày đặc. Chiếc trực thăng bị nhiều vết đạn mà bọn tôi vẫn an toàn. Mặc dù nó dày dạn kinh nghiệm và bay rất tài ba, nhưng đúng là đạn đã tránh nó, như nó vẫn thường ba hoa với đám bạn bè.

Chỉ có thằng Bình là "số đẻ bọc điều". Từ A-37 nó chuyển sang lái F-5, nhưng vẫn quanh quẩn ở Biên Hoà, rồi Cần Thơ. Nó là thằng đẹp trai và ít nói. Trước đám con gái, tôi và thằng Định thì líu lo chuyện dưới biển trên trời, còn nó chỉ ngồi cười mỉm. Có lẽ nhờ vậy, mà sau này nó âm thầm về Nha Trang và cua dính Mỵ Khê, một cô bé răng khểnh khá xinh ở trường Nữ, mà ngày xưa cả ba thằng đều quen biết, bởi đã từng thách nhau cùng đạp xe theo "tán", sau các buổi tan trường.

Mỗi lần về Nha Trang thăm bồ, nó đều rủ tôi và Định bay về Nha Trang với nó một vài hôm. Lúc này chiến trường Tây Nguyên khá sôi động, phi đoàn Thần Tượng ở Nha Trang có một biệt đội trực thăng tăng cường cho Pleiku, mà hầu hết các chàng pilot đều là bạn thân của Định, nhờ vậy mà tôi và Định về Nha Trang dễ dàng như đi chợ. Có khi chỉ ở Nha Trang một đêm, rồi sáng hôm sau lại có mặt ở chiến trường. Những lần gặp nhau, đều có mặt Mỵ Khê. Cô bé học trò trường nữ ngày xưa bây giờ đã là cô giáo. Nhưng có lẽ đi dạy học chỉ để làm kiểng, bởi cô ta là con nhà giàu. Ông bà già có mấy tiệm buôn trên đường Độc Lập. Mỵ Khê được nuông chiều, nên ngay cả chuyện bếp núc cũng không rành. Lần nào gặp nhau ở nhà nàng, bọn tôi cũng chỉ được mời một món duy nhất mà nàng rất tự hào do chính tay mình nấu : cháo trắng ăn với hột vịt muối.

Cuộc tình này cũng kéo dài đến mấy năm. Không phải để tập làm sao "đừng nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng" như lời khuyên trong sách, mà vì cha mẹ Mỵ Khê rất tin vào bói toán. Tuổi tác của hai người chưa thể kết hôn.

Cuối cùng, đến mùa hè 73, thì cuộc tình dài này cũng kết thúc bằng một cái đám cưới khá linh đình ở nhà hàng La Frégate. Khách khứa lên đến trăm người.

Lần này chỉ có thằng Định được làm phụ rể, còn tôi bị loại khỏi vòng chiến bởi "xác thân đã nhuốm mùi trần tục", một vợ mấy con, nên được thằng Bình giao cho cái chức tiếp tân, chỉ đứng mỉm cười đón khách.

Đúng là thằng Định có số đào hoa. Không biết tài tán gái thế nào mà sau đám cưới, tôi đi tìm nó khắp nơi, cuối cùng bất ngờ gặp nó ôm chặt cô bé phù dâu xinh đẹp, ngồi ngoài bờ biển. Có lẽ đúng như mấy ông bà già thường nói "lắm mối tối nằm không ", đến ngày mất nước thằng Định đào hoa nhất bọn vẫn cứ còn độc thân.

Tháng 3-75, miền Trung mất vào tay giặc, Định theo phi đoàn di tản về Nha Trang rồi Biên Hoà. Trong cái cảnh dầu sôi lửa bỏng này nó gặp lại vợ chồng Bình. Sau một ngày với bao nhiêu phi vụ hiểm nguy, tối đến hai thằng lại bù khú mày tao mi tớ với nhau như cái thời còn đi học. Mỵ Khê, bà xã của Bình cũng vừa sinh được cô con gái đầu lòng, nên căn cư xá lúc nào cũng rộn rã tiếng cười hoà lẫn tiếng khóc của trẻ thơ. Nhờ vậy mà hai thằng phi công cũng bớt được phần nào những ưu tư lo lắng trong giờ phút lâm nguy của chính mình và đất nước.

Sau những trận đánh lẫy lừng của các đơn vị ở Long Khánh, cũng chỉ có khả năng cầm chân địch hơn một tuần. Biên Hoà bỏ ngỏ. Phi đoàn của Bình nhận lệnh đem máy bay xuống phi trường Trà Nóc tránh pháo. Bình nhờ Định đưa vợ con về Tân Sơn Nhất, cùng ở tạm trong cư xá, nhà của một thằng bạn cùng khoá, sau mấy lần bị thương, không còn khả năng phi hành nên về làm trong Bộ Chỉ Huy Hành Quân Không Quân.

Ngày 29.4, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích liên tục. Tình hình nguy ngập, cả phi đoàn của Định chỉ còn lại vài chiếc trực thăng. Anh em trong phi đoàn ngồi lại tính chuyện bay ra hạm đội Mỹ đang chờ ngoài biển..

Trong lúc bạn bè chạy ngược xuôi tìm chỗ cho vợ con, chỉ có Định là một thân một mình nên chẳng lo lắng gì, ngoài cái tâm trạng bực tức, chán chường. Định liên lạc với Bình, báo cho biết việc phi đoàn của nó sẽ bay ra hạm đội, bảo Bình thu xếp gấp về Sài gòn để kịp đưa vợ con đi. Định bảo là nó được dành ba chỗ trên tàu, vừa đủ cho vợ chồng Bình và một đứa con nhỏ. Nhưng Bình từ chối, bảo là vùng 4 còn an toàn, phi đoàn phản lực của nó được đặt dưới quyền của tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam. Bình chỉ nhờ Định lo cho vợ con nó đi cùng. Tùy tình hình nó sẽ đi sau.

Khi Định và vợ con Bình đến đảo Guam hai ngày, thì biết tin Sài Gòn thất thủ. Định đi tìm Bình khắp nơi nhưng không thấy. Người ta bảo có lẽ Bình đã bay sang Thái Lan.

Ngày tôi khăn gói đến địa điểm trình diện "học tập cải tạo" bất ngờ gặp Bình. Trong cái cảnh "nước mất nhà tan" này mà có được một người bạn thân thì cũng vơi được nỗi buồn. Nó kể là anh em trong phi đoàn không đành rời căn cứ trong lúc hai ông tướng quân đoàn vẫn còn ở lại sống chết với anh em. Sau khi hai ông tự sát, thì tình hình đã quá muộn màng, địch quân bao vây, pháo kích dữ dội vào phi trường, nên anh em chỉ còn kịp phá hủy một vài hệ thống trên phi cơ.

Ở tù chung trong trại tù An Dưỡng Biên Hòa gần một năm, khi chuyển ra ngoài Bắc mỗi thằng bị chia mỗi ngả.

Ra tù, tôi ghé lại thăm gia đình Bình. Ông già nó qua đời, chỉ còn bà mẹ và cô em gái, nhưng nhà cửa được xây lại khang trang và cuộc sống khá sung túc so với những người khác trong vùng. Mẹ nó bảo tiền bạc do vợ Bình gởi về đều đặn. Bà còn khoe mấy tấm ảnh của vợ con Bình được phóng lớn treo trên vách.

Đúng một năm ra khỏi tù, tôi vượt biên. Trong trại tỵ nạn Bataan, bên Phi, khi chuẩn bị lên đường định cư thì nhận tin Bình được thả về. Nhưng chỉ vài tháng sau thì lại được tin nó bị bắt khi tổ chức vượt biên. Mãi đến tám năm sau nó mới lên đường sang Mỹ theo diện HO. Tôi định chờ một vài tuần để nó tạm ổn định cuộc sống và gia đình, tôi sẽ bay sang thăm vợ chồng nó và thằng Định, thì bất ngờ nhận lá thư này của nó.

Máy bay đáp xuống phi trường Fayetteville, North Carolina lúc 9 giờ rưởi tối. Một phi trường nhỏ ở một nơi tôi hoàn toàn xa lạ. Anh tài xế taxi người da đen chở tôi chạy lòng vòng qua những rừng thông hoang vắng càng làm đầu óc tôi căng thẳng, lúc nào cũng trong tư thế "ứng chiến" để đối phó với những điều bất trắc. Cuối cùng thì anh ta cũng tìm tới được địa chỉ nhà Bình. Trong nhà tối om. Cổng khoá chặt. Tìm chuông cửa nhưng không thấy. Tôi mở bóp tìm địa chỉ của Định, nhưng lâu nay viết thư cho tôi, Định chỉ dùng P.O.Box. Tôi hỏi anh tài xế taxi tên một motel gần nhất. Tôi viết vài chữ lên tấm giấy nhỏ, bảo Bình đến tìm tôi ở motel ấy, rồi gắn lên cửa.

Trưa hôm sau, người đến tìm tôi không phải là Bình, nhưng là ông già vợ của Bình. Tôi chỉ gặp và nói chuyện với ông vài lần trong ngày đám cưới của Bình, nhưng nhận ra ngay. Mặc dù bây giờ ông già hơn xưa, nhưng có tướng đẹp lão. Và vẫn còn hàng ria mép. Ông bảo chính Mỵ Khê nhờ ông đi đón tôi. Trên đường đưa tôi về nhà, ông cho biết là ông đang làm chủ một khách sạn nhỏ và một nhà hàng. Ở cách xa nhà vợ chồng Bình chừng hai mươi phút lái xe.

- Tội nghiệp, vợ chồng nó đang có chuyện buồn. Chuyện phức tạp quá nên hai bác đã cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được. Cháu là bạn bè thân, hy vọng cháu nói bọn nó nghe.

- Cháu muốn được nói chuyện riêng với bác trưóc khi gặp vợ chồng Bình.
Tôi muốn biết rõ ràng việc gì đã xảy ra với vợ chồng Bình, để biết cách ứng xử sao cho thích hợp.

Ông già của Mỵ Khê quay xe lại, tìm đường rẽ sang một hướng khác. Hơn mười phút sau, ông dừng xe trước một nhà hàng Á châu.
- Cháu vào đây với bác. Nhà hàng này là của bác.

Ông bảo người con gái đứng trong quày mang cho tôi một phần ăn, và một tách trà cho ông, rồi kéo tôi ngồi xuống một cái bàn nằm riêng trong góc. Ông bảo tôi cứ dùng cơm tự nhiên, rồi bắt đầu tâm sự :

- Hai bác thật là buồn và khó xử, chẳng biết phải tính làm sao. Khi thằng Định đưa con Mỵ Khê, vợ thằng Bình sang Mỹ với đứa con chưa tròn một tuổi. Một thân một mình nơi xứ lạ quê người, tất cả từ việc lớn đến việc nhỏ gì nó cũng trông cậy vào thằng Định. Mà Định quả là thằng chí tình với bạn bè, Nó hết lòng lo lắng cho vợ con thằng Bình, mê chuyện học hành mà đành phải bỏ, đi làm hai ba ca để vừa có đủ tiền lo cho mẹ con Mỵ Khê, mà còn gởi về Việt Nam giúp gia đình thằng Bình sau tháng 4/75 trải qua bao năm túng quần. Rồi cũng chính nhờ thằng Định giúp việc bảo lãnh gia đình bác từ Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ với mẹ con Mỵ Khê. Nhưng rồi tất cả cũng vì Bác mà gây nên cớ sự. Trước khi rời Việt Nam, hai bác có ra chào vợ chồng anh chị sui gia, là ba má của thằng Bình. Ông bà khóc lóc kể cho bác biết là có tin do vợ một người bạn cùng tù với Bình vừa ra thăm chồng ngoài Bắc về, bảo là Bình đã bị bắn chết trong một lần trốn trại với mấy người bạn tù khác nữa ở biên giới Lào. Chính vì vậy mà hai bác khuyên con Mỵ Khê nên tiếp nối với Định, bởi bao nhiêu năm nay nó đã hy sinh ở vậy để tận tình lo lắng cho mẹ con Mỵ Khê, và cháu Lina, con của Bình cũng xem Định như là cha của nó. Hai bác tâm tình khuyên mãi, tụi nó mới làm đám cưới. Sống với nhau hơn mười năm, tụi nó có hai đứa con, thì mới nhận được tin là thằng Bình vẫn còn sống, chỉ bị thương nhẹ, rồi đem đi biệt giam ở một trại tù nào khác, không ai biết. Từ ngày ấy thằng Định buồn ghê lắm và lúc nào cũng ngồi thơ thẩn một mình. Nó giấu việc này không dám nói với thằng Bình, và cũng chính nó phụ với hai Bác gởi tiền về giúp đỡ gia đình Bình và lo cho Bình sang Mỹ theo diện HO.

Tôi đưa tay xin ngưng lời bác.
- Bây giờ thằng Định đang ở đâu thưa Bác ?

- Trước ngày thằng Bình sang đây, thằng Định mang hai đứa con của nó với Mỵ Khê sang đây nhờ hai bác mướn người giữ hộ, rồi "mu" qua Hawaii. Con Mỵ Khê khóc lóc, bảo nó cứ ở lại đây, khi nào thằng Bình sang Mỵ Khê sẽ nói chuyện với thằng Bình, thằng Bình sẽ hiểu được bao điều khúc mắc và chắc sẽ không buồn. Hai bác cũng giải thích cho nó biết, dù sao thằng Bình với con Mỵ Khê cũng đã xa cách quá lâu, và sự việc xảy ra là do bao nhiêu nghịch cảnh đẩy đưa, chứ Định là một thằng tốt bụng, hết lòng chung thủy với bạn bè. Hai bác cũng sẽ nhận trách nhiệm này trước mặt thằng Bình, khi nó tới đây.

- Rồi cuối cùng ra sao, thưa Bác ?

- Vợ chồng bác khuyên giải suốt cả mấy ngày liền, nhưng nó vẫn không nghe, nó xin lỗi hai bác và con Mỵ Khê, rồi nhờ bác trao lại cho thằng Bình một lá thư. Nó xin được phép dán lá thư lại nên hai bác cũng chẳng biết nó viết cái gì trong đó. Khi đến Hawaii, nó có gọi phôn về cho bác, bảo đang chạy taxi với một thằng bạn cũ. Chút nữa bác sẽ cho cháu số phôn của nó, để cháu liên lạc khuyên giải nó hộ bác.

Bác chở tôi lại trước nhà vợ chồng Bình, bỏ tôi trước cửa, chỉ tôi cái chuông điện nằm kín phía bên trong cánh cửa, rồi lái xe về. Bác bảo là để đám trẻ bọn tôi gặp nhau sẽ được tự nhiên hơn.

Người ra mở cửa là Mỵ Khê. Vừa nhận ra tôi, Mỵ Khê nắm chặt tay tôi, nhoẻn miệng cười, nhưng lại bật khóc ngay sau đó. Mỵ Khê đưa tôi vào nhà, chỉ cho tôi nơi Bình ở, căn nhà sau, chung vách với gara xe. Tôi gõ mấy lần, cửa mới mở.

Sau bao nhiêu năm hai thằng bạn thân từ thời nối khố gặp lại nhau, nhưng đều không vui, ôm lấy nhau mà lòng dạ bùi ngùi.

Suốt đêm hôm ấy tôi ở trong phòng Bình, nhưng hai thằng không ngủ, nằm tâm sự thâu đêm.

Tôi chưa biết phải nói điều gì với Bình, thì Bình mở đầu tâm sự.

- Khi biết việc này, tao có bất ngờ, và dĩ nhiên cũng buồn ghê lắm. Nhưng chỉ sau một đêm suy nghĩ, tao lấy lại được sự bình thản, và nghĩ là Mỵ Khê đã thuộc về Định, và hai người rất xứng đáng trong tình yêu, trong cuộc hôn nhân mới này. Tao phải cám ơn thằng Định, đã hết lòng cưu mang vợ con tao và cho Mỵ Khê một gia đình hạnh phúc, một chỗ dựa vững chắc trên xứ lạ quê người. Hơn nữa tao và Mỵ Khê xa cách khá lâu, trong lúc nàng đã hội nhập vào xã hội Mỹ này từ lâu rồi, còn tao bây giờ cũng đã già, lại là một thằng quê mùa, bệnh hoạn, mà vết thương trên thân xác cũng như trong lòng tao vẫn chưa lành được.Tao tự biết mình thực tình không còn thích hợp, không còn xứng với nàng. Tao cũng đã tâm tình với Mỵ Khê và điện thoại cho thằng Định, nói hết nỗi lòng. Mong nó trở về đây. Cháu Lina, con gái của tao cũng nhớ nó mà khóc cả ngày. Tao hiểu, con bé còn xa lạ với tao lắm. Mà nó xa lạ là phải. Không dễ dàng gì cho một cô con gái đã hơn 20, không hề biết mặt cha từ lúc mới năm tháng tuổi, bây giờ phải chấp nhận một ông cha bất ngờ từ trên trời rơi xuống

- Thế rồi vợ mày và thằng Định tính sao ?

- Mỵ Khê thì chỉ khóc và im lặng, còn thằng Định thì nhất quyết trả Mỵ Khê lại cho tao. Nó còn bảo là nó nhớ tao lắm, nhưng không muốn gặp tao.

- Bây giờ mày tính sao ? Tao sẽ giúp được gì cho tụi mày ?

- Tao nhờ mày. Chỉ có mày có thể giúp tao trong lúc này. Mày đưa tao qua Hawaii gặp thằng Định và tâm tình giải thích để nó trở về với vợ con tao.

- Còn mày thì sao ?

- Tao một thân một mình. Nếu mày kéo tao sang Nauy ở với mày là phúc cho tao. Có mày tao sẽ dễ quên bao nhiêu chuyện đau lòng. Còn nếu không được thì tao lang thang đâu cũng được. Lâu lâu kiếm được tiền tao lại ghé về đây thăm cháu Lina, cho dù trong lòng nó, có lẽ tao chưa hề là cha của nó.

Ba thằng bọn tôi lại gặp nhau, qua bao nhiêu năm chia cách cùng những dông tố trong đời. Ôm nhau mừng rỡ mà sao nghẹn ngào, không ai nói nên lời, chỉ có nước mắt chảy dài trên má. Ngày xưa, thằng Định là đứa ba hoa, khôi hài nhất trong bọn, vậy mà cũng không mở miệng để nói một lời, dù chỉ là một chữ hello, mà nó đã thường xài từ lúc còn ở Việt nam, mỗi khi gặp bạn bè.

Không biết lúc này trong đầu hai thằng bạn đang nghĩ điều gì. Riêng tôi đang hình dung tới cuộc chiến bi thảm mà kẻ chiến thắng lại là những con người tàn ác nhất đã tạo nên bao chia ly tan tác.

Sáng nay, chủ nhật, mùa đông Bắc Âu khá lạnh. Tôi thức giấc đã lâu nhưng còn đang trùm chăn nằm nán trên giường thì nghe điện thoại reo. Bốc ống nghe chưa kịp hỏi là ai, thì nghe bên kia đầu giây giọng nói quen thuộc của thằng Định :
- Hello! Ninh ơi. Có thằng Bình đây, nó muốn nói chuyện với mày.

Tôi nghe giọng nói yếu ớt nhưng rất vui của Bình :
- Bình đây. Gọi thăm vợ chồng mày và báo cho mày một tin vui. Tao đang ở nhà vợ chồng thằng Định đây. Vừa từ bệnh viện về. Vợ chồng Định lên tận Houston tìm thăm tao, báo tin cháu Lina bị bệnh rất nặng cần phải thay gấp một quả thận. Bác sĩ cho biết cách tốt nhất là lấy thận của nguời cùng huyết thống, nên tao theo Định và Mỵ Khê bay xuống North Carolina ngay để kịp thời lo cho cháu. Bác sĩ bên này giỏi thật. Mọi việc tiến hành nhanh chóng. Bây giờ đã xong xuôi. Cháu Lina cũng đã khỏe lại. Đáng lẽ tao đã về lại Houston, vì tao vừa mới mở cái tiệm giặt ủi, do vợ chồng thằng Định giúp vốn, vợ chồng nó cũng vừa mua cho tao một ngôi nhà nhỏ, ở bên cạnh hai thằng bạn cùng phi đoàn với tao ngày trước, nhưng vợ chồng nó nhất định giữ tao lại. Cả cháu Lina nữa. Nó cũng muốn có nhiều thời gian để tâm tình với cha của nó. Mày cố gắng bay sang đây với tụi tao cho vui.

Chưa kịp trả lời, tôi lại nghe giọng nói của đàn bà :
- Ông bà qua đây để tôi còn đãi món cháo trắng ăn với hột vịt muối.

Tôi nghe những tiếng cười khúc khích, rồi giọng đùa nghịch của thằng Định xen vào :
- Hello, Ninh ! Mỵ Khê bây giờ nấu ăn nghề lắm đó, biết nấu cả cháo trắng tới bảy món. Vợ chồng mày nhớ bay qua sớm, không thì mất phần đó nghe chưa.

Tôi buông ống nghe, thẫn thờ nhìn ra ngoài cửa sổ như muốn tìm kiếm một điều gì. Trời mùa đông Bắc Âu phủ đầy tuyết trắng, nhưng sao trước mắt tôi đang lung linh bầu trời xanh bao la của cả một thời tuổi thơ. Cái thuở ba thằng chúng tôi vui đùa nghịch ngợm, trong lòng chưa hề vướng bận chuyện chiến tranh kéo theo bao cay đắng cuộc đời.

Thèm

Người Trong Nước
December 20, 2008

Lời Giới Thiệu Bài Viết [Tiểu Tử: ]

Trên đây là lá thơ viết lỡ dở, của ai viết cho ai tôi không biết. Thơ viết trên giấy tập học trò, chữ nhỏ li ti, nhưng đẹp và rõ nét. Tình cờ, tôi nhìn thấy nó trong xấp giấy gói hàng của bà bán xôi đầu ngõ Ngô Tùng Châu, vì tò mò nên tôi xin.Về nhà, đọc thơ mà lòng nghe rưn rứt. Rồi thắc mắc tại sao người viết không gởi đi, để nó phải ra nằm chung với giấy vụn gói hàng? Một phần vì vậy mà tôi đã mang nó theo khi tôi vượt biên, để bây giờ tôi chép lại gởi đăng đây đó với hy vọng có người đọc và nhận ra thằng bạn còn kẹt lại mà viết cho ông ta ít hàng, đại khái: « X. ơi ! Tao nè! Tao đã đọc được thơ mầy… » Chỉ bao nhiêu đó thôi, tôi cũng thấy mãn nguyện. )

----------------------------------
Tụi bây biết không? Bây giờ tao đi làm bằng xe đạp.. Tụi bây đừng cười. Tao không giỡn đâu. Hồi xưa, hồi trước 1975, trong bọn mấy đứa tụi mình, tao là thằng tếu nhứt. Tao hay kể chuyện tiếu lâm, hay bịa chuyện này chuyện nọ để chọc cười, để phá phách cho vui với nhau. Nên tụi bây thường nói: “Coi chừng ! Nó nói cái gì mình phải xin keo coi có đúng không, rồi hãy tin”. Hồi đó, khác. Bây giờ, khác. Tụi bây đi hết rồi, chỉ còn mình tao kẹt lại. Nói thiệt hay nói dóc đều không còn ý nghĩa gì nữa, cũng không còn giá trị gì nữa đối với tao. Bởi vì không còn ai để giỡn, không còn lòng dạ đâu để giỡn, và cái cười của tao đã vượt biên đâu mất từ lâu....

Điều ngộ nghĩnh là, bây giờ, bất cứ chuyện gì tao kể ra chắc chắn tụi bây đều không tin ráo ! Bởi vì tụi bây đã di tản trước ngày 30 tháng tư 1975, không thấy không biết những gì đã xảy ra ở trong nước, làm sao mà tin ? Vả lại “những gì đã xảy ra” đã không xảy ra theo quy luật thông thường. Tất cả đều bị xáo trộn, đảo lộn một cách nghịch lý đến nỗi tao là người sống trong đó mà lắm khi tao phải tự hỏi: “Làm sao có thể như vậy được?”. Vậy mà nó đã “như vậy được” tụi bây à! Khó tin nhưng có thậ ! Cho nên, những gì tao viết ở đây cho tụi bây hoàn toàn là những chuyện có thật mà... khó tin đó.

Ngoài ra, trong cuộc sống hằng ngày, tao cứ phải nghe ra rả nói láo nói dóc, cứ phải luôn luôn nói láo nói dóc... Nào là “Đã vượt chỉ tiêu 150%” (Chỉ tiêu là con số đã được ấn định trước cho mức sản xuất, không biết là bao nhiêu, nhưng thấy tháng nào cũng vượt, năm nào cũng vượt, nghành nào cũng vượt – tao phải... dịch những chữ mới rõ ràng ra như vậy cho tụi bây hiểu, bởi vì bây giờ mình không còn nói giống như hồi trước nữa). Nào là “Đã hồ hởi phấn khởi đi làm nghĩa vụ” nghĩa là đi làm cái nghĩa vụ gì đó một cách... khoái trá sôi động bởi vì biết chắc rằng không đi cũng không được. Nào là “Hoàn toàn nhất trí” ( Bây giờ không nói nhứt nữa, mà nói nhất. Nghe.... cách mạng hơn ), nghĩa là “đồng ý hoàn toàn”, cho nó rồi, kẻo không thì... kẹt lắm. Mọi người đều “nhất trí” hết mà mình không “nhất trí” thì nó... lòi ra coi không giống ai. Thành ra “nhất trí” cũng có nghĩa là “phải làm như mọi người”. Tụi bây hiểu chưa ? Nào là “Làm việc rất là năng nổ”. Tao nghĩ chắc khỏi cần dịch. Tụi bây cứ nghe “nó... lốp bốp” là đoán ra cái nghĩa của nó rồi. Đại khái là làm việc giống như có cờ phất trống khua, có loa trên loa dưới ồn ào, còn lè phè suốt buổi hút thuốc uống trà là chuyện khác... vân vân và vân vân... Kể không hết !

Sau bao năm dài sống trong môi trường như kể trên, “cái thèm” rất lớn của tao là được sống thật, nói thật. Cho nên, viết cho tụi bây giống như tao được... giải phóng. Vậy những gì tao kể ra đây, tụi bây khỏi phải xin keo!

Bây giờ, tao đi làm bằng xe đạp. Vẫn làm ở sở cũ. (Còn được làm việc ở sở cũ là may đó nghen. Nhiều người bị đổi đi nơi khác xa hơn và thường thì ở một nghành nghề không dính dấp gì với phần chuyên môn của mình hết. Cách mạng mà !). Cái xe hơi con cóc , tao đã cho nó lên nằm trên bốn gộc cây để bán lần bán hồi bốn bánh xe, cái bình điện, cái đề-ma-rơ... Hầu như tháng nào tao cũng phải bán một món gì trong nhà, bởi vì lương của tao cộng với những gì vợ tao và hai con gái lớn kiếm được hằng tháng... không đủ sống. Tình trạng đó bắt đầu từ sau hai “trận” Nhà Nước đổi tiền.

Đạp xe riết rồi cũng quen. Khoảng cách trên mười cây số từ nhà đến sở, tao coi như “pha”. Chỉ bực mình là xe đạp của tao hay sút sên khi nó “nhảy” ổ gà. Mà đường sá bây giờ, ổ gà ở đâu nó... lòi ra nhiều quá. (Người ta nói Mỹ rút đi, để lại toàn là đồ giả không – tao nghe sao chép vậy!). Cho nên, ở nhiều đoạn đường, tao lái xe tránh ổ gà giống như người say rượu! Vậy mà có hôm vẫn cứ sút sên vì “nhảy” ổ gà, cho nên, vào tới sở hai tay tao thường lấm lem dầu, đất, mà áo quần thì ướt đẵm mồ hôi.

Bây giờ, tao làm việc “thông tầm”, nghĩa là làm suốt tới chiều rồi về sớm không có về nhà ăn cơm nghỉ trưa như hồi trước. Vì vậy, mỗi sáng tao mang theo một lon ghi-gô cơm với vài miếng cá mặn để ăn tại bàn viết buổi trưa. Chiều về sớm, tao có bổn phận nấu cơm làm đồ ăn - những món tầm thường như hột vịt luộc hột vịt chiên…vv - bởi vì giờ đó vợ con tao còn kẹt ở tổ may thêu tuốt trong Gò Vấp. Ờ…bây giờ tụi nó cũng đạp xe đi làm xa như tao và cũng đi hằng ngày như tao. Đổi đời mà….

Mỗi sáng đi làm, lúc nào tao cũng đem theo cái giỏ đi chợ treo tòn ten ở ghi-đong, giống như đi chợ chớ không giống đi làm ! Bởi vì trong sở thường hay... bất thần bán cho nhân viên (gọi là “phân phối” chớ không gọi là “bán”, nghe có vẻ như được… cho, nhưng mình phải trả tiền !) cá, rau cải... vv. Tuy không nhiều và không được lựa chọn vì phải... bắt thăm trúng lô nào lấy lô đó, nhưng rẻ hơn ngoài chợ thành ra cũng đỡ. Cho nên, đi làm việc mà ngày nào cũng nhóng nhóng hỏi thăm “coi bữa nay có phân phối gì không ?” và chiều về đến nhà, thằng con tao – thằng út đó, tụi bây nhớ không ? bây giờ nó lớn đại rồi – chạy ra mở cổng lúc nào cũng hỏi: “Bữa nay có mua được gì không ba ?”. Và hôm nào thấy trong giỏ có đồ gì để ăn là mắt nó sáng rỡ. Tội nghiệp, sống trong sự thiếu thốn triền miên, có đứa nhỏ nào, có người lớn nào mà không nghĩ đến miếng ăn?

Bây giờ, tao hút thuốc lá vấn tay. Tao tự vấn lấy. Không phải tao muốn lập dị mà vì tao không đủ tiền mua loại thuốc điếu kỹ nghệ thông thường (Ờ! Nghèo đến nước đó. Tụi bây có tin không ? ) Mới đầu, tao vấn thuốc rê Gò Vấp. Nó nặng muốn... tét phổi! Về sau, tao bắt chước thiên hạ mua thuốc lá Lạng Sơn đã xắt sẵn - nghe nói là giống thuốc Virginia, mấy ông ngoài Bắc bảo thế! - đem trộn với thuốc Gò Vấp, hút thấy được. Vậy là mỗi khi muốn hút, tao cứ tà tà xé một miếng giấy quyến, tà tà rứt một miếng thuốc kéo cho dài dài ra khi để lên lòng giấy, rồi đặt hết tâm tư vào mấy ngón tay (của cả hai bàn tay đang chụm đầu lại nâng nhẹ giấy và thuốc!) để ém, lận, cuốn, xe... cho điếu thuốc được tròn đều trước khi đưa lên lưỡi liếm. Xem thật “ung dung nhàn hạ”. Giống như một nghi thức. Và tao có quyền tà tà vấn thuốc như vậy bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào: trong khi làm việc, trong các buổi hội họp học tập, và cả ngay trước mặt ông xếp của tao nữa (Bây giờ gọi là “thủ trưởng”, nôm na là “cái đầu đứng đầu”. Còn cái đầu có cái gì trong đó hay không lại là chuyện khác). Cho nên, hút thuốc vấn – đối với tao – giống như là một cách thoát tục, cái “tục” quá... tục mà tao đang sống bây giờ. Tuy nhiên, sao tao vẫn nghe thèm điếu thuốc ba số năm là loại thuốc mà mấy chục năm tao đã hút ! Làm như mùi vị của nó còn nằm ở đâu trong máu trong xương. Nhiều đêm trở giấc, tao nghe thèm ray rứt, thèm chảy nước mắt!

Chiều hôm qua, trên đường về nhà, đạp xe tới chợ Tân Định thì trời bỗng đổ mưa. Tao tấp vô đụt mưa dưới mái hiên tiệm nước nằm ở góc đường dọc hông chợ (tao quên tên) và đường Hai Bà Trưng. Lúc đó, cỡ gần năm giờ (đồng hồ tay, tao đã bán từ lâu, nên từ lâu, tao chỉ... đoán giờ thôi!). Trong tiệm thấy lai rai có người ăn uống.

Tao đã đứng sát vào vách vậy mà gió cũng tạt mưa vào ướt hết phía dưới chân. Một lát, tao nghe lạnh chân. Rồi tao nghe đói. Cái đói đến một cách đột ngột, giống như nó chui từ dưới chân chui lên. Hồi nãy đạp xe trên đường, tao có thấy đói đâu, mặc dù buổi trưa tao chỉ ăn có một lon ghi-gô cơm với ít mắm ruốc – dĩ nhiên là tao có uống thật nhiều trà, thứ này, loại thường thôi, trong sở (Bây giờ gọi là “cơ quan”) có chị nhân viên tối ngày cứ châm đầy bình cho mình uống “líp” – Vậy mà bây giờ tao lại thấy đói. Có lẽ tại vì lỗ mũi tao nghe mùi hủ tiếu, mùi mì. Ờ... tụi bây không biết chớ từ lâu rồi – tao không nhớ là bao nhiêu lâu, nhưng chắc là lâu lắm – tao chưa được ăn mì. Bây giờ đứng đây, bên đường ngang hông chợ Tân Định, phía trên gió, vậy mà vẫn “đánh hơi” rõ mồn một mùi nước lèo của xe mì nằm bên đường Hai Bà Trưng, phía dưới gió, rõ như hơi của nước lèo đang bốc lên ngay trước mũi! Tao nuốt nước miếng.

Thèm quá! Tao thèm ăn ngay một tô mì! Thọc tay vào túi quần, tao đụng hai tờ giấy bạc. Móc ra xem thì ra là hai đồng. Tao chỉ có ngần đó thôi! Nhưng hai đồng, đủ để ăn một tô mì rồi! Thì ăn... đại một tô cho nó đã ! Tao dợm bước vào tiệm nước bỗng nhớ lại vợ tao hồi sáng khi trao cho tao hai đồng đó, có dặn: “Chiều, anh ghé chợ Cây Quéo mua 6 cái hột vịt và nửa giỏ rau. Về, anh bắc nồi cơm bỏ vô luộc trước. Chừng mẹ con em về, em làm nước mắm rồi dầm cho nhà ăn.” Hình ảnh cả nhà tao 7 đứa quây quần bên “nửa giỏ rau và 6 cái hột vịt” và hình ảnh tao một mình ngồi ăn tô mì... làm tao khựng lại. Tô mì mà tao muốn ăn, thèm ăn, là cả một bữa ăn của gia đình ! Tao không thể đổi được. Thà là tao nhịn thèm. Thà là tao chịu đói để về ăn chung với vợ con. Ăn thứ gì cũng được, ít nhiều gì cũng được, dở ngon gì cũng được. Miễn là ăn chung với tụi nó. Để thấy rằng cuộc đời tao bây giờ chỉ còn lại có tụi nó là quí thôi ! Tao nghe thương vợ thương con vô cùng. Và tao cũng nghe thương thân tao vô cùng...

Tao đứng yên nhìn ra mưa bỗng nghe hai má của mình ướt ướt. Tao đưa tay lên vuốt mặt mà nghĩ rằng mình vuốt nước mưa trên má...

Thursday, December 18, 2008

Các Nước Bắc Âu Theo Chủ Nghĩa Xã Hội (Socialism)?

Một số người thường hay ngộ nhận rằng ĐQ Mỹ là đại diện cho Tư Bản, chống lại "Phe CS", còn các nước Pháp, Thuỵ Sỹ, Úc, Canada & Bắc Âu theo CNXH.

Xin được bàn về nước Mỹ trước.

Thật ra bản thân nước Mỹ cũng là một đấu trường giữa hai phe: Cộng Hòa VS Dân Chủ.

Hầu hết các nước Tây Phương, nếu không theo Trục CS, thì đều là những nước Dân Chủ. Chính Quyền do dân bầu, không được độc tài, chuyên chế...

Tuy nhiên một số nước như Pháp, Bắc Âu, Úc hoặc Canada thì có chiều hướng Socialist, thiên về "XHCN" hơn.

Nhưng xin đừng lầm lẫn Socialism của những nước này với CNXH do Lennin, Stalin, Mao, Castro hay hai cha con nhà họ Kim theo đuổi.

Socialism mà các nước này theo đuổi, chủ yếu là CÔNG BÌNH BÁC ÁI, PHÚC LỢI XÃ HỘI... nói theo kiểu VN là: XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.

Dân các nước này chấp nhận đóng thuế nhiều hơn, để chính phủ có thể lo cho những chương trình Phúc Lợi Xã Hội tốt hơn (cho tất cả mọi người, dù đóng thuế ít hay nhiều).

Ngược lại, phe Tư Bản Mỹ, đại diện là Đảng Cộng Hòa, thì chủ trương khác. Họ chống lại chủ nghĩa Xã Hội/Socialism, không muốn chính quyền có quá nhiều quyền lực, không muốn "cưu mang" những kẻ lười biếng...

Họ chủ trương nhiệm vụ chính của chính phủ chỉ là lo về AN NINH (Quốc Phòng), HẠ TẦNG CƠ SỞ/INFRASTRUCTURE (Cầu Cống, Đường Sá...) hoặc những chương trình nghiên cứu quy mô lớn, đòi hỏi nhiều vốn (NASA)...

Họ cũng có quỹ phúc lợi xã hội (Welfare, Medi-Care, Social Security...) nhưng chủ yếu là lo cho trẻ em, những người già yếu tàn tật. Ít khi giúp đỡ những thanh niên đang tuổi lao động...

Đảng Dân Chủ thì lại có xu hướng nghiêng về CNXH, ủng hộ những chính sách (chương trình PLXH) tương tự như các nước Bắc Âu hơn.

Nói chung, Đảng CH gồm những người giàu có, tài giỏi (hoặc tự tin)... theo chủ nghĩa Cá Nhân, "Hồn Ai NẤy Giữ", "Tay Làm Hàm Nhai", làm ít ăn ít, làm nhiều ăn nhiều. Không đâu rỗi hơi lo cho người khác... Thường thường họ là những doanh nhân, những người đã có tuổi (hết còn bồng bột, "lý tưởng"), đã có sự nghiệp, tài sản...

Đảng Dân Chủ gồm những người có tinh thần (lý tưởng) bác ái, thương tha nhân, muốn xã hội bình đẳng, muốn ai ai cũng được hạnh phúc... Đa số là những giáo sư, nghệ sỹ, một số luật sư, những nhà "hoạt động xã hội"/social activists...

Hai phe này vẫn tranh thủ nhân tâm của nhân dân Mỹ, qua các kỳ bầu cử Quốc Hội (để chọn Dân Biểu, TNS).

Thường thì dân Mỹ sẽ bầu Tổng Thống khác đảng với QH (đa số)... hai nhiệm kỳ qua, đa số trong QH Mỹ theo Đảng Dân Chủ; TT Mỹ, George W. Bush thuộc Đảng CH.

Nhưng chính quyền Mỹ, dù do Đảng DC hay CH lãnh đạo, đều không bao giờ theo CNCS.

Nếu Barrack Obama có lên cầm quyền, được sự ủng hộ của QH, đa số theo Đảng DC, thì họ chỉ thay đổi những chuơng trình Phúc Lợi Xã Hội. Ví dụ như lập ra quỹ Y Tế Toàn Quốc (thay vì để tư nhân tự lo liệu như hiện nay), đánh thuế những người giàu (Tư Bản Mỹ) nặng hơn...

Còn về cơ chế, vẫn là "Dân Chủ", do dân bầu (Tam Quyền Phân Lập). Hiến Pháp vẫn là trên hết. Những Quyền Tự Do căn bản (Bills of Rights) là "Bất Khả Tư Nghị". Dân chúng sẽ không bao giờ để chính quyền tước đi những quyền này của mình (Tự Do Ngôn Luận...], bằng cách theo dõi tin tức & bình luận trên Báo Chí/Truyền Thông, một cơ chế Dân Chủ (không chính thống, nhằm giám sát Hành Pháp, Lập Pháp & Toà Án). Chính Phủ không được trù dập/kiểm sóat (sensor) Giới Truyền Thông. Và dân chúng có quyền bãi nhiệm những quan chức bị chứng minh là bất tài, tham nhũng hoặc "vô lại" (thiếu đạo đức)...

Các nước Bắc Âu cũng vậy. Họ là những xã hội Dân Chủ.

Xin đừng lầm lẫn (lập lờ) giữa những ngôn từ: Dân Chủ, Cộng Hòa, Liberal, Conservative, Socialism/XHCN...
Về Giải Nobel Hoà Bình Một Năm Xưa.

Phạm thắng Vũ
Oct 12, 2008.

Cựu Tổng thống Phần Lan là ông Martti Ahtisaari đã được loan báo đoạt giải Nobel hòa bình năm 2008, theo thông báo của Ủy Ban Giải Nobel công bố thứ sáu 10/10.

Ole Danbolt Mjoes, Chủ tịch Ủy Ban Norwegian Nobel Committee, nhận xét: Martti Ahtisaari là một nhà hòa giải quốc tế xuất sắc. Ông đã cho thấy vai trò hòa giải quan trọng ra sao, qua các kết quả ngoại hạng của mình.

Trong các thành tích của ông, Ủy Ban Giải Nobel có nhắc tới các cố gắng không mệt mỏi giúp cho Namibia được độc lập và vụ giải quyết vụ lộn xộn của tỉnh Aceh của Indonesia vào năm 2005.

Trứơc đây đã 2 lần ông cũng tham gia giải quyết điều đình cho tình hình của Kosovo, lần đầu năm 1999 và thứ nhì giữa các năm 2005 và 2007. Năm 2007, ông cũng tham gia vụ giải quyết các vấn đề của Iraq nữa.

Ông lập ra Ủy Ban Crisis Management Initiative, chuyên giải quyết các vụ xung đột trên thế giới như ở Bắc Ai Len, vùng Trung Á và Sừng Châu Phị.

Ngoài các chứng nhận, huy chương, người đoạt giải Nobel còn nhận được 1,4 triệu Đô La USA tiền thưởng.

Trước ngày Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy (do Quốc hội Na Uy lập ra) công bố danh tính người được họ trao tặng giải Nobel Hoà Bình nầy thì nhiều người Việt Nam đều hy vọng Ủy Ban Giải Nobel Na Uy sẽ chọn Hoà Thượng Thích quảng Độ (y như trong lần trao giải năm ngoái 2007) nhưng kết quả đã không như vậy. Có bao giờ trong chúng ta , người Việt Nam có ý nghĩ Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã dị ứng hay không hảo cảm với các cá nhân ứng viên giải Nobel Hòa Bình là người Việt? Có thể lắm vì trong quá khứ đã từng có một cá nhân người Việt Nam đã được Ủy Ban Giải Nobel Hoà Bình trao tặng vì những hành động...gọi là... mang lại Hòa Bình cho một vùng chiến sự (sôi động nhất thế giới khi đó) mà Ủy Ban nầy đã nghĩ, đã tin tưởng nên mới trao tặng để chỉ trong một thời gian ngắn (ngay trong tháng 8) người nầy đã thẳng thừng tuyên bố từ khước không nhận giải thưởng. Khi mà Ủy Ban Giải Nobel Hoà Bình quá tin tưởng vào nhân thân vào hành động của một cá nhân X,Y,Z nào đó để rồi đã chọn lựa, trao tặng cho cá nhân đó một giải thưởng (thật danh dự, lớn lao) mà sau đó bị người nầy từ chối phũ phàng giải thưởng. Cái tình cảm, cái tự ái, cái danh dự của Ủy Ban Giải Nobel tất nhiên là phải ít nhiều bị tổn thương. Chắc chắn là vậy.

Tháng 8 năm 1973, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na uy đã công bố danh tính 2 cá nhân Henry Kissinger và Lê đức Thọ được họ chọn trao tặng giải thưởng chung Nobel Hoà Bình vì (theo Uỷ Ban ) rất xứng đáng bởi đã nỗ lực để kết thúc chiến cuộc tại Việt Nam (Nguyên văn: US Secretary of State Henry Kissinger and North Vietnamse Poliburo Member Le duc Tho were awarded the 1973 Nobel Peace Prize today for their efforts to officially end the Vietnam War). Henry Kissinger thì hoan hỉ nhận giải (1/2) thưởng dù sau đó đã bị Sở Thuế Hoa Kỳ (IRS) đánh thuế mất tới 65.000 Đô La. Lê đức Thọ sau những bối rối (vì sự thực gã cùng đồng bọn là các tay đầu lãnh CS Hà Nội thực sự có bao giờ làm các nỗ lực kiến tạo hòa bình cho người dân Việt). Do đó gã Lê đức Thọ đã từ chối không nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình nầy với lý do: vì Hiệp Định Paris 1973 tiếp tục bị vi phạm bởi chính quyền Mỹ và tay sai Miền Nam Việt Nam.

Có thể gã Lê đức Thọ (cùng bộ sậu đầu lãnh CS Hà Nội) nghĩ ta (huyên hoang từng đánh thắng giặc Pháp, giặc Mỹ) mà nay phải xoè tay nhận một cái giải thưởng Hòa Bình của tụi Tư Bản Phương Tây thối nát sao?...mà sự thực ta (trung thành với đường lối Xô Viết) có bao giờ có ý tưởng gì về hòa bình trong đầu. Bọn Ủy Ban Nobel trao giải lầm thì kệ thây họ chứ ta thì không lầm. Ta còn phải tiếp tục cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam nữa mà sao lãnh giải được. Phải từ chối thôi.
Sự thực ai cũng biết rõ Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã bị mắc lừa về (vẻ bên ngoài) của bản Hiệp Định Paris 1973 cũng như các hành động...lăng xăng tìm kiếm hòa bình của hai gã Henry Kissinger-Lê đức Thọ. Kissinger chỉ mong làm sao ngưng chiến để kéo được các tù binh Hoa Kỳ (trong tay Việt Cộng miền Nam và CS Bắc Việt) và Lê đức Thọ (để có thời gian) lấn đất (vụ kéo cờ xí chỗ), lập thêm nhiều sư đoàn (từ đám tù binh được chính quyền miền Nam VNCH nuôi ăn béo tốt mới trao trả) và chuẩn bị khí tài (vũ khí nặng như xe tăng T54 loại mới, Hoả tiễn SAM...) để tiếp tục phá vỡ hòa bình (ngồi ị lên bản Hiệp Định 1973) cùng với sự làm ngơ đồng loã của Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Hiệp Định ICCS và sau cùng để lùa cả nước Việt vào cái rọ CS đói nghèo mà hậu quả còn di luỵ tới tận ngày nay.

Sau ngày 30-4-1975, có lẽ xấu hổ về việc làm của mình trong vụ Hiệp Định Paris 1973 nên Henry Kissinger đã đề nghị...trả lại giải thưởng Nobel Hoà Bình nầy nhưng các thành viên trong Ủy Ban Nobel Hoà Bình đã từ khước.
Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
--------------------------------------------------------------------------------
Ủy Ban Bãi Nhiệm Nghị Viên Madison Nguyễn đã mở ra 2 bữa tiệc gây quỹ Recall: 1) vào ngày thứ Bẩy 6/12/2008 lúc 11 giờ AM; 2) vào ngày Chủ Nhật 7/12/2008 lúc 11 giờ AM. Cả hai buổi tiệc đều tổ chức tại nhà hàng Bo Town, tọa lạc trên đường số 2, (nhìn xéo qua là chợ Đại Thành).

Tôi có mặt dự tiệc vào ngày thứ Bẩy 6/12/2008. Buổi tiệc hôm đó rất được sự ủng hộ của đồng hương, nên số người ngồi chật ních nhà hàng; Bầu không khí náo nhiệt và vui vẻ lắm.

Theo lời giới thiệu của anh Lê Lộc thì quan khách đặc biệt đến ủng hộ việc làm chính nghĩa của Uỷ Ban Bãi Nhiệm gồm có:

1) Phái đoàn các vị dân cử ở Nam Cali gồm có: - Giám Sát Viên quận hạt Ỏrange Janet Nguyễn, Tân nghị viên thành phố Garden Grove L.s Andrew Đỗ, Uỷ viên Học khu Tiến Sĩ Lê Kim Long
2) Ông Pat Waite, Editor of the Evergreen Times
3) Nhiếp Ảnh Gia, Trung Tá Nguyễn Ngọc Hạnh

Trong phần phát biểu của bà Giám sát viên quận hạt Orange, Janet Nguyễn đã nói rất chân tình về trách nhiệm của một vị dân cử đối với cử tri. Khi một người được tín nhiệm của cử tri để ngồi vào ghế đại diện, phải luôn tâm niệm rằng mình từ đâu đến và mình làm việc cho ai, để rồi biết dẹp bỏ quyền lợi cá nhân, bè phái mà một lòng phục vụ cho cử tri. Bà Janet Nguyễn đã đến ủng hộ tiếng nói của cư dân SJ (nói chung), cư dân khu vực 7 (nói riêng) trong ngày họp Hội Đồng TP vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái (2007), cho nên bà rất sững sờ khi thấy bà nghị viên Madison Nguyễn đã không biết lắng nghe tiếng nói của cử tri trong khi trách nhiệm của bà nghị viên Madison là phải lắng nghe ý kiến của cư dân để thực thi những yêu cầu chánh đáng của cư dân trong khu vực bà đảm nhiệm. Tiếc thay, bà Madison đã không làm điều đó, bà chỉ biết nghĩ đến cái lợi, cái quyền của bà mà đi ngược lại ý muốn của cư dân.

Bà Giám sát viên quân hạt Orange đã kêu gọi cử tri khu vực 7 hãy chung một lòng để hành xử quyền hạn của một cử tri, là dùng lá phiếu của mình để bãi nhiệm và nghị viên bất xứng Madison Nguyễn để chứng tỏ sức mạnh lá phiếu của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, để nói gián tiếp cho tất cả các vị dân cử thuộc các sắc dân khác biết rằng, hãy lấy tấm gương Madison Nguyễn mà làm bài học.

Tôi nghe những lời bà Janet Nguyễn phát biểu, tôi cảm nhận được tư cách và tinh phần phục vụ cử tri của bà thật cao độ và đáng phục; bởi bà biết nói lên tiếng nói của lương tâm người ngồi ghế đại diện cử tri. Bà nói thẳng thắn bằng cái tâm và cái dũng của người làm chính trị, bà Janet Nguyễn không làm "chính trị đểu" bằng cách "ôm nhau mà sống"... cho ấm cật!

Tôi ngẫm nghĩ thấy, cộng đồng người Việt từ Nam Cali đến Bắc Cali, chúng ta có rất nhiều người đang đảm nhiệm các chức vụ dân cử... thế mà có ai dám đứng thẳng nói dõng dạc, không thiên vị quyền lợi bè phái, như bà Giám Sát Viên quận hạt Orange?

Rõ ràng chuyện Little Saigon nổ ra, đã cho ta thấy rõ bộ mặt của những người đang và đã vỗ ngực vì đồng hương, vì dân tộc và vì Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng lúc nào cũng chỉ đặt quyền lợi cá nhân, bè phái trên tất cả ...

PY


Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
--------------------------------------------------------------------------------
Chiều hôm qua, thứ Hai 15/12/2008, giờ tan sở, trên freeway đã bắt đầu đông xe cộ. Tôi buồn tay vặn đài phát thanh Việt ngữ để nghe tin tức San Jose dạo này có gì lạ không, bất chợt nhằm ngay lúc xướng ngôn viên Thanh Tùng (đài VT News, AM 1500, hậu sinh của hệ thống Viên Thao (Đỗ vẫn Trọn)) báo cáo rằng, vào lúc 5:30 PM "nhà văn" Đỗ vẫn Trọn sẽ đọc một lá thư gửi cho bà nghị viên Madison Nguyễn. Tôi cho đó là một chuyện lạ của sự việc "cà cuống chết đến đít vẫn còn cay", nên muốn xem bọn "nâng ghế" nghị viên Madison giở những trò... hề gì cho biết.

Trong lá thư Đỗ vẫn Trọn tự đọc trên chương trình phát thanh VT News, tôi nghe mà bắt cười ha hả... vì tôi không thể ngờ một người từng vỗ ngực xưng danh là nhà văn, có 2, 3 tác phẩm (và có cả "đại thi hào" Du Tử Lê tận miệng khen ngợi tài viết văn), bây giờ tôi mới nghe tận tai mình bằng chính miệng của nhà văn Đỗ vẫn Trọn đọc lên lá thư của ông ta gởi cho bà nghị viên Madison Nguyễn, chẳng khác nào văn một chú bé học lớp ba trường làng bởi những lý luận quá kém cỏi.

Nội dung bức thư của nhà văn Đỗ vẫn Trọn, tôi xin tóm lược một số điểm chính (mà tôi muốn bàn thảo trên diễn đàn):

1) Nhà văn Đỗ vẫn Trọn nêu trong thư rằng, ông không bầu cho ban đại diện cộng đồng, tại sao ban đại diện cộng đồng Bắc Cali lại nhận làm đại
diện...

>> Điều này chứng tỏ bộ óc trường làng của nhà văn Đỗ vẫn Trọn là ở chỗ này. Thưa ông nhà văn, ông la làng như thế tưởng rằng hay, ai dè ông tự vạch áo cho thính giả biết cái ngu dốt của kẻ đã ăn cơm Tự Do Dân Chủ của Hoa Kỳ hàng chục năm trời mà vẫn còn ngu si đần độn. Một thí dụ cho ông nhà văn hiểu: Tôi không bầu cho ông Obama, nhưng ông Obama nay đắc cử là Tổng thống Hoa Kỳ, đại diện cho toàn khối dân chúng Hiệp Chủng Quốc, thế thì chẳng lẽ tôi lên đài phát thanh của ông tôi tuyên bố rằng, ông Obama lếu láo, tôi có bầu cho ông bao giờ mà ông dám nhận là đại diện cho dân chúng Hoa Kỳ! Ông nghĩ làm sao đây? Tôi với ông cùng một chung một tư tưởng lớn đấy, ông dám cho tôi lên đài của ông phát biểu như thế không? ông ủng hộ tôi hỉ? Lòi cái ngu rồi ông Đỗ vẫn Trọn ơi!

2) Ông lên tiếng cảnh báo việc làm bãi nhiệm của UB Bãi Nhiệm Madison, nếu cộng cuộc bãi nhiệm nghị viên Madison thành công thì sau này các ông trong UB Bãi Nhiệm sẽ cắn rứt, hối hận vì đã cố gắng truất nhiệm một người dân cử gốc Việt.

>> Điều này, thật nực cười cho ông nhà văn Đỗ vẫn Trọn đã "lo con bò trắng răng"! Việc bãi nhiệm bà nghị viên Madison Nguyễn thành công hay không... không phải do Uỷ Ban Bãi Nhiệm toàn quyền quyết định, mà do chính QUYẾT TÂM THỂ HIỆN QUA LÁ PHIẾU BẦU CỦA TOÀN THỂ CỬ TRI KHU VỰC 7. Nếu như sự ca tụng của nhóm Our Voice và của ông dành cho bà nghị viên Madison Nguyễn là trung thực thì các ông sợ gì? Ngày 3 tháng 3 năm 2009 là ngày cử tri khu vực 7 quyết định vị trí đại diện của bà nghị Madison gần kề, nên các ông run như cầy sấy, hết đài phát thanh Quê Hương, đến chương trình VT News của ông... phun độc đểu vào Uỷ Ban Bãi Nhiệm, việc làm này càng tởm cái danh "nhà văn" của ông (mà thật ra ông có phải là nhà văn bình thường như bao nhà văn khác đâu!)

3) Ông chê trách Uỷ Ban Bãi Nhiệm dùng điển tích "Rước voi về dày mả tổ" để tố nghị viên Madison Nguyễn, và ông minh chứng hành động của Uỷ Ban Bãi Nhiệm đã đi thâu nhận những chữ ký của cử tri sắc dân khác để cố gắng bãi nhiệm bà nghị viên Madison Nguyễn - theo ông - chính là "Rước voi...".

>> Này ông nhà văn Đỗ vẫn Trọn ông đang "ăn cơm" của xứ sở Tự Do Dân Chủ, mà sao ông không rành rẽ về thể thức và tiến trình Dân Chủ gì hết trơn vậy? Chính bà nghị viên Madison Nguyễn đã từng tuyên bố rằng, bà ta không chỉ đại diện cho sắc dân Việt mà bà còn phải đại diện cho những cộng đồng khác, sắc dân khác nữa. Cử tri gốc Việt ở khu vực 7 so với cử tri các sắc dân khác cao lắm khoảng 10%, vả lại khi trả lời trong cuộc phỏng vấn với ký giả tờ báo SJ Mercurry News, chính mồm bà Madison Nguyễn đã đòi hỏi con số 96,000 cử tri của khu vực 7 đồng thanh đòi bà từ chức thì bà mới từ chức, chứ còn gần 5,000 chữ ký hợp lệ đòi bãi nhiệm bà thì bà chỉ coi đó là thiểu số! Ông mang danh là một nhà văn, một người làm truyền thông, gốc Việt, đang được sống đầy đủ tự do dân chủ ở Hoa Kỳ mà ông còn ra sức bênh vực cho "cái đầu bệnh hoạn" của bà nghị viên Madison nữa, thì rõ "cái đầu" của ông chắc cũng phải cùng chung một nhãn hiệu "made in XHCN".

4) Cũng trong bức thư gởi cho nghị viên Madison Nguyễn, ông Đỗ vẫn Trọn còn tố cáo Ủy Ban Bãi Nhiệm là đã bêu rếu khuyết tật "9 ngón" của bà nghị viên Madison Nguyễn .

>> Ông Đỗ vẫn Trọn ơi! ông mang danh là nhà văn, nghĩa là người có kiến thức và làm văn hóa đó mà, sao ông lại quá hàm hồ để đưa ra một kết luận quá ư hàm hồ của những kẻ tụ tập tại phông ten, cầu muối vậy ? Trong thư ông gởi cho nghị viên Madison, mà sao toàn là những chuyện như là ... méc má! Má ơi! coi tụi nói ... hội đồng má kìa! Nực cười chết đi được ; vả lại, cái kiểu méc má của ông nó chẳng khác nào "méc má cho có méc" chứ không đầu đuôi gì hết . Ông chơi ngon, ông hãy nói rõ người nào (danh tánh đàng hoàng) đã bêu rếu cái "9 ngón" của nghị viên Madison ? hay ông chỉ chập choạng nghe thiên hạ sự trên diễn đàn người ta "F...ck" cái lươn lẹo của bà nghị viên Madison Nguyễn, rồi có người đặt cho bả cái "nick name": con Ma chín ngón! ??! Người trong Ủy Ban Bãi Nhiệm mà bêu rếu khuyết tật ... thì rất đáng trách (mà chẳng ai dại gì làm cái điều mất lòng cử tri như thế, chỉ có kẻ ngu si mới dùng cái "chiêu" bất nhân ấy thôi); cớ gì ông lại "gắp lửa bỏ vào tay" Ủy Ban Bãi Nhiệm thế, mất tư cách nhà văn lắm ông Đỗ vẫn Trọn ạ!

Ngày 3 tháng 3, 2009 càng gần kề, San Jose lại có lắm chuyện lạ... chờ xem!

PY

Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
--------------------------------------------------------------------------------
(Viết một chút xíu về "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn)

-Đỗ vẫn Trọn là chủ hệ thống truyền thông Viên Thao, gồm cả Lịch niên giám tử vi quảng cáo. Sau đó ông ta có "đẻ" ra 2,3 tập truyện (tôi nhớ không lầm, truyện đầu tay là Vết Tràm, kế đến là Mưa Trên Phố Núi...). Nhưng đặc biệt truyện của ông "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn vừa được quảng cáo trong cộng đồng người Việt thì... ô là la... tiếng nhỏ to đã đi khắp nẻo, rằng, tập truyện đề tên Đỗ vẫn Trọn nhưng "nhà văng" thiếu tài viết - nói trắng ra - "đặt cọc" cho người khác viết giùm! Thế là tự nhiên tiếng tăm "nhà văng" của ông được nổi cộm hơn bề dày của tập truyện.

-Không ngừng ở đó, cư dân địa phương lại biết đến "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn có tấm lòng "đại từ đại bác": hay dùng tiền của bá tánh để vừa có tiếng và vừa có miếng! Thể hiện qua chương trình "Khơi Nguồn Ánh Sáng" cho người mù (đục tinh thể). Từ chương trình "Khơi Nguồn Ánh Sáng" này, ông "nhà văng " Đỗ vẫn Trọn đã bị tố cáo đem tiền quyên góp được (lên đến cả triệu đô) giao cho VC, gọi là làm nghĩa vụ quốc tế - với bằng chứng là báo chí của VC trong nước đã đăng tin khen ngợi - ( h**p://xxx.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00Ce3P).

-Cũng chính "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn đã đem lên đài phát thanh, quảng cáo, nhắm vào lòng từ tâm của cộng đồng người Việt hải ngoại, dành cho một "bà mẹ của 250 trẻ mồ côi ở VN" tên Huỳnh Tiểu Hương. Sau lần quảng cáo đó, bóng dáng của Huỳnh Tiểu Hương xuất hiện hà rầm tại các tổ chức lễ lạc tại địa phương San Jose... (làm ăn khấm khá là cái chắc rồi); tuy nhiên "ông Trời có mắt", nên Huỳnh Tiểu Hương bị... bể mánh, bị tố cáo với đầy đủ hình ảnh Huỳnh Tiểu Hương chụp hình với các đại cán bộ lãnh đạo VC! và Huỳnh Tiểu Hương được sự tiếp tay của một cán bộ Việt Tân nữa! Rồi trong một cuộc ra mắt thơ của... tại nhà hàng Thành Được thì đột nhiên có vấn đề: một Linh mục đứng ra tố cáo thẳng mặt Huỳnh Tiểu Hương... và từ đó, sinh hoạt cộng đồng người Việt không ai còn thấy bóng dáng của Huỳnh Tiểu Hương nữa. Trong câu chuyện Huỳnh Tiểu Hương quyên tiền của đồng bào hải ngoại về giúp các trẻ em kém may mắn tại VN - đã nổ tanh bành - nhưng đến khi cô Tim "Rờ Bô" của Thuỵ Sĩ cũng giở thói "xin đểu", người Việt tị nạn tại hải ngoại lại... bật ngửa mà sáng mắt (đâu cần "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn cứu giúp mổ mắt, phải không nà? )

Viết tới đây tôi xin ngừng, viết nhiều sợ lạc đề đó bạn ơi!

PY
Sau đây là câu trả lời của ông Lý Thái Hùng (Việt Tân) dành cho báo Tin Việt News:

TVNs: Điều sau cùng xin ông cho biết ý kiến về sự kiện mà ký giả Lê Bình nêu ra trong cuộc họp báo ngày 11 tháng 2 năm 2006 là ông Hoàng Hồ, một đảng viên của đảng Việt Tân liên hệ đến bà Huỳnh Tiểu Hương, đang bị dư luận cho là có liên hệ đến cộng sản?

Lý Thái Hùng: Tôi xin khẳng định với ông là đảng Việt Tân không có liên hệ gì đến các hoạt động của bà Huỳnh Tiểu Hương. Sự việc chiến hữu Hoàng Hồ của chúng tôi có những tiếp xúc nào đó với bà Huỳnh Tiểu Hương trong Hội Chợ Tết tại Fairground như ký giả Lê Bình đề cập là do sự quen biết cá nhân, chứ không do những chỉ thị nào của cơ sở tại San Jose. Còn việc bà Huỳnh Tiểu Hương có liên hệ ra sao với nhà cầm quyền cộng sản như ký giả Lê Bình đề cập thì đây là vấn đề mà cộng đồng và chúng tôi cũng rất quan tâm tìm hiểu.

Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
-------------------------------------------------------------------------------
Từ hôm nay 18/12/2008, trong lòng mỗi người (dù ủng hộ Recall hoặc Chống Recall) đều đang bắt đầu "count-down": chỉ còn vỏn vẹn 47 ngày nữa là trang lịch sử Little Saigon tại San Jose ghi thêm một biến chuyển tích cực nhất của cử tri khu vực 7; ngày 3/3/2009 là ngày bầu cử riêng biệt cho cử tri khu vực 7 nói lên ý nguyện bãi nhiệm nghị viên Madison Nguyễn hay không?

Trước tiên tôi xin trích đăng lại một dữ kiện chi tiêu của cả hai bên (Recall và "Anti-Recall")

Uỷ Ban ĐÒI Bãi Nhiệm chi trả cho:

1) Việt Nam Nhật báo: 100 Mỹ kim
2) Việt Nam AM Radio: 500 Mỹ kim
3) Tuần báo Tiếng Dân: 700 Mỹ kim
4) Radio Bolsa : 3,342 Mỹ kim
5) HDR Communication (Hạnh Giao Lê) 4,200 Mỹ kim
Tổng cộng: 8,842 Mỹ kim

Nhóm "Anti-Recall" của Madison Nguyễn đã chi trả cho:

1) CM Magazine 300 Mỹ kim
2) Thời Báo (Vũ bình Nghi) 540 Mỹ kim
3) V-Times 700 Mỹ kim
4) Viet Weekly 1,000 Mỹ kim
5) Radio Sóng Việt 2,000 Mỹ kim
6) Tin Việt News 2,000 Mỹ kim
7) Viên Thao Media 2,200 Mỹ kim
8) Quê Hương Radio 6,000 Mỹ kim
Tổng cộng: 14,740 Mỹ kim

Qua bản sơ khởi tổng kết chi trả cho việc quảng bá tiếng nói của mỗi bên, chúng ta nhận thấy được nguồn tài chánh của phe bênh vực bà Madison Nguyễn quả là dồi dào, và những cơ sở truyền thông được hưởng lợi do bà Madison Nguyễn đem lại là:

1) Quê Hương Radio - nhận 6,000 Mỹ kim - một đài phát thanh 24/24, ra rả phát đi những luận điệu "kinh thường trình độ suy nghĩ" của thính giả.
2) Viên Thao Media - điều khiển hệ thống Viên Thao không ai khác hơn là "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn; hèn chi, ngày vừa qua ông "nhà văng" đã viết một bức tâm thư "mang lòng dạ và trí óc của đứa con nít lớp 3 trường làng" và tự đọc trên làn sóng phát thanh của ông ta
3) Radio Sóng Việt là chương trình phát thanh Việt ngữ, trên tần số AM 1430, cư dân ai cũng biết đó là CÁI LOA CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN "CHỆCH HƯỚNG", thuộc cánh với Hoàng thế Dân.

Cho nên với 3 chương trình phát thanh trên hai tần số khác nhau và 5 tờ báo... đang vung những chiêu "bẩn" để cố tạo điểm son cho bà nghị viên Madison Nguyễn, hòng mong cử tri khu vực 7 không bãi nhiệm vào ngày 3/3/2009. Lực lượng quả là hùng hậu và từ xưa đến nay 3 chương trình phát thanh và 5 tờ báo kia, đã có quá nhiều thành tích: "nhổ ra liếm vào", "ký giả đi bằng đầu gối", "chống cộng để đạp cộng đồng"... thì rõ ràng cư dân San Jose đang mắc phải 2 chứng bệnh: nhức đầu, đau tai... hơn một năm nay rồi đó!

Bên Recall chỉ biết dựa vào chương trình phát thanh cuối tuần của bà Hạnh Giao Lê, Việt Nam AM Radio của Huỳnh Hớn để truyền tải những thông báo, quan điểm chính thống đến với thính giả và cử tri khu vực 7, chỉ để mong họ có lập trường cương quyết mà bầu "YES" Bãi Nhiệm Madison.

PY

Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
--------------------------------------------------------------------------------
Cách đây gần một tuần lễ, cư dân người Việt có nghe nói bà nghị viên Madison Nguyễn sẽ có một buổi gây quỹ CHỐNG RECALL, tin đó đã đúng sự thật!

Ngày 17 tháng 12 năm 2008, lúc 6 giờ chiều tối, tại nhà hàng Mofit nằm trên đường số Một, downtown San Jose đã dành chỗ cho nhóm ủng hộ bà nghị viên Madison Nguyễn tổ chức buổi gây quỹ. Lần này là lần thứ 2, lần đầu đã tổ chức tại quán cà phê Panoma trong khu Century Mall, nằm trên đường Story Rd.

Tổng số quan khách, ban tổ chức và phóng viên báo chí, có khoảng 50 - 60 người
(đa số là khách ngoại quốc, quan quyền của thành phố San Jose)
Xin được điểm mặt:

1) Chuck Reed, Thị trưởng thành phố SJ
2) Nghị viên Pete Constant, khu vực 1
3) Nghị viên Sam Liccardo, khu vực 3
4) Nghị viên Pierluigi Oliverio, khu vực 6
5) Nghị viên Nancy Pyle, khu vực 10
6) Nghị viên Judy Chirco, khu vực 9
7) Larry Stone, Chánh sở thuế thổ trạch quận hạt Santa Clara
8) Linda Zellot, Cựu nghị viên thành phố

Còn về phía người Việt, người ta thấy rất ít, nổi cộm có:

1) Bs Nguyễn Xuân Ngãi
2) Ký giả Cao Sơn (nick name đài QH đặt cho là "ký giả đi bằng đầu gối").

Trong phần phát biểu của quan khách tham dự, thị trưởng Chuck Reed một lần nữa, không hết lời khen ngợi nghị viên Madison Nguyễn và hứa sẽ giúp đỡ cho bà nghị viên Madison Nguyễn đạt được thắng lợi trong ngày bầu cử bãi nhiệm 3/3/09 sắp tới. Sau đó, bà Madison đáp lời, bằng, tự giới thiệu thân thế cũng như thành quả mà bà ta đã đạt được trong thời gian đương nhiệm, và bà có nhấn mạnh đến vấn đề RECALL bà là không cần thiết, bởi vì, bà cho rằng việc làm ấy sẽ làm tốn kém ngân quỹ của thành phố, mà số tiền sẽ không phải ít ỏi, có thể số tiền lên đến 1 triệu 500 ngàn Mỹ kim.

PY

ghi chú:
Tôi ủng hộ Ủy Ban Bãi Nhiệm, nên tôi có mặt trong buổi gây quỹ vào ngày thứ Bẩy 6/12/08, còn buổi gây quỹ CHỐNG RECALL, tôi ghi lại theo tin tức trên diễn đàn Việt Nam Nhật Báo của chị Quỳnh Thi .
Tôi so sánh hai buổi gây quỹ ấy để tìm ra chân lý của CHÍNH NGHĨA và GIAN MANH:

Tính cách đại diện cử tri: - Madison Nguyễn là nghị viên đương nhiệm khu vực 7
- Ủy Ban Bãi Nhiệm đại diện cho cử tri khu vực 7 MUỐN BÃI NHIỆM bà nghị viên Madison Nguyễn . (Nên nhớ, theo luật tiểu bang đòi hỏi những người trong Ủy Ban Bãi Nhiệm phải là cư dân của khu vực 7).

Căn bản của Chính Nghĩa là DỰA VÀO CỬ TRI:
- Tiệc gây quỹ của Ủy Ban Bãi Nhiệm hầu hết là cử tri người Việt Nam (95%); còn lại số rất ít là quan khách sắc dân Mỹ, Mễ (tôi đã tường trình trong bài viết mở đầu cho chủ đề)

-Tiệc gây quỹ của nhóm "Anti Recall" ủng hộ Madison Nguyễn không dựa vào cử tri mà chính yếu dựa vào quyền lực của "người ngoài" (không thuộc khu vực 7) và đang có chức quyền trong thành phố . Tiền quyên góp được rất nhiều là do các doanh gia, giới nhà giầu ở xa, ngoài phạm vi khu vực 7 . Madison Nguyễn đã quên câu "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nên bà quên khuấy cái chức nghị viên đại diện dân là chính nhờ lá phiếu của cử tri khu vực 7 tín nhiệm mà trao cho bà, chứ không phải do ông thị trưởng, các đồng viện, các ông bà chánh sở, giám đốc nào trao cho bà đâu đấy nhá . Tại sao bà nghị viên Madison Nguyễn lại chơi trò "mượn oai hùm nhát thỏ" thế hử ? tồi quá, rõ mặt tay sai việt gian nằm trong huyết quản của bà rồi còn gì để chối ?

Một điều ngạc nhiên trong lần gây quỹ này, người ta không thấy bóng dáng ông Hoàng thế Dân (Việt Tân), Nguyên Khôi (đại diện cho Quê Hương Radio), Hoàng Thưởng chủ tịt bảo vệ ... ma mớp và Henry Le (Lê văn Hướng, được Vẹm phong tặng danh hiệu Việt kiều ... tiên tiến) . Theo tôi, chắc có lẽ, buổi gây quỹ lần đầu Hoàng thế Dân cương ẩu ... "vùi dập" bậy bạ, làm bà nghị viên Madison ...tè quá, nay phải cho nghỉ ở nhà . Hoàng Thưởng chủ tịt gì mà ăn mặc luộm thuộm, video quay hình thấy hết cái cúc áo trên cài khuy áo dưới, mât tác phong bảo vệ chính nghĩa của bà nghị viên, nên bị đá văng ... cho chừa . Còn chàng Nguyên Khôi, phóng viên Quê Hương Radio, đi đến đâu là bị thính giả xỉ vả, la ó đến đó, bể mặt truyền thông trung thực, nên ở nhà làm phóng sự vẫn ... chả sao .

PY


Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
-------------------------------------------------------------------------------

Một suy nghĩ cần ghi lại để mọi người quan tâm đến "Câu Chuyện Little Saigon" được biết thêm, đó là lối ví von của những người lên tiếng ủng hộ bà nghị viên Madison Nguyễn đều chung một gốc, học một thày, đọc một sách!

Điển hình:
1) Bà Kim Anh lên đài phát thanh Quê Hương kêu gọi cử tri khu vực 7 đừng ký tên vào danh sách đòi bãi nhiệm, bà nại cớ rằng bà nghị viên Madison Nguyễn đã làm được nhiều việc tốt cho khu vực 7... hễ bãi nhiệm bà Madison rồi cư dân khu vực 7 sẽ mồ côi! Trời hỡi! ai mà ví von cái kiểu... bất hiếu quá! người ta dùng chữ mồ côi chỉ là để nói lên cái bơ vơ thiếu thốn sự chăm sóc của phụ, mẫu; chứ ai lại dùng chữ mồ côi vào chuyện bãi chức một vị dân cử? Coi vị dân cử như cha mẹ, đặt vua trên cả mẹ cha... thì rõ ràng người ấy có cái đầu rất nặng nề phong kiến, độc tài, vô luân khi đang sinh hoạt ở kỷ nguyên 2000, thời buổi tự do dân chủ đang được đề cao tột đỉnh.

2) Ông "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn ví von "rước voi về dày mả tổ" để chê trách Uỷ Ban Bãi Nhiệm, làm cái công việc đi xin chữ ký của người Mễ, Mỹ (cộng đồng sắc dân khác) để cố truất nhiệm bà nghị viên gốc Việt Madison Nguyễn - là "rước voi dày mả tổ"? Úy trời thần, ông địa ơi! một "nhà văng nhớn". Đỗ vẫn Trọn, mà phóng bút "to tát" chi để trật đường rầy vậy? Lấy voi để ví... tạm hiểu rồi, còn lấy mả tổ để ví... thiệt thắt họng quá ông "nhà văng nhớn" ạ. Madison Nguyễn mới chỉ ngồi ở chức vị nghị viên, một chức dân cử "nhỏ xíu xiu" mà ví chi tới MẢ TỔ vậy ông? Nghị viên Madison Nguyễn chi trả cho ông ít hơn cả số tiền chi cho Quê Hương Radio, mà ông đã cả gan chơi gác bà "dám đốc" Đoan Trang... sau ngày 3/3/09, nếu bà Đoan Trang bị cảnh mồ côi... thì ông liệu thần hồn nghe không!

3) Khi nghe ông "nhà văng nhớn" Đỗ vẫn Trọn đọc lá tâm thư gửi bà nghị viên Madison Nguyễn trên làn sóng AM 1500, bây giờ tôi mới té ngửa ... bức tâm thư gửi cho nghị viên Madison Nguyễn sao chỉ toàn là những điều ông oán trách phe ĐÒI RECALL, duy chỉ có một điều duy nhất lại là để đề cao công trạng của bà nghị viên gốc Việt họ Nguyễn ! Nếu phân tích bức tâm thư này thì người ta có thể nghi ngờ sợi dây thần kinh nhớ của ông "nhà văng nhớn" có vấn đề - vì - rõ ràng nội dung của bức tâm tư đã đề nhầm tên người nhận! (Đáng nhẽ, bức tâm thư đó, ông "nhà văng" Đỗ vẫn Trọn cần phải gởi thẳng đến Ủy Ban Đòi Bãi Nhiệm Nghị Viên Madison Nguyễn mới đúng . Hé hé hé ... thì ra ông "nhà văng nhớn" muốn nâng váy bà nghị viên ... bằng bức tâm thư ... méc má mì!

PY

Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
--------------------------------------------------------------------------------
Nhân lúc tôi thông báo cho các bạn đọc bốn phương biết số tiền chi trả của hai bên (RECALL va "ANTI RECALL), nay tôi chuyển đến các bạn cách chỉ dẫn tự tìm kiếm sổ sách khai báo tài chánh của RECALL & ANTI RECALL được lưu trữ trong website của thành phố San Jose.

Một điều tôi muốn nhấn mạnh cùng các bạn, rằng, Uỷ Ban Đòi Bãi Nhiệm Nghị Viên Madison Nguyễn chỉ biết trông cậy vào sự đồng tình của cử tri khu vực 7 và sự ủng hộ tinh thần + vật chất của toàn khối người Việt, do đó phần tài chánh rất hạn hẹp, trong khi Uỷ Ban Đòi Bãi Nhiệm phải cậy nhờ Luật sư giỏi về luật công quyền để đem vụ vi phạm luật Brown Act của nghị viên Madison Nguyễn ra trước quan toà. Tục ngữ VN có câu: "không bột khó gột thành hồ", nhất là ở xứ văn minh này tât cả đều tính bằng tiền: "no money no talk"! Quý bạn đọc tìm hiểu báo cáo tài chánh của cả hai bên, sẽ thấy mà thương... Uỷ Ban Đòi Bãi Nhiệm

1) Quí vị vào trang nhà của google để tìm: City of San Jose
2) Sau khi "enter", google sẽ hiện ra địa chỉ website của City of San Jose.
3) Nhích chuột vào chữ City of San Jose để bấm "click"
4) Trang website của City of San Jose sẽ hiện ra trước mặt.
5) Quí bạn hãy nhìn về cột hàng dọc bên tay phải, bên dưới chữ "Local Government", quí vị sẽ thấy "City Clerk" - đúng nó rồi! - nhích chuột lên để bấm (click) vào nó.
6) Sau đó sẽ hiện ra trang web "Welcome to Office of The City Clerk" và bạn tiếp tục nhìn xuống những hàng chữ bên dưới, có hình cờ Hoa Kỳ và chữ "City of Elections" - ngay bên dưới, bạn sẽ kiếm được chữ "Campaign Reports", nhích chuột và bấm (click) vào đấy.
7) Lại hiện ra trang mới: "Welcome to the City of San Jose Electronic Filling System for Campaign and Lobbyist Reports", ngay hàng chữ ấy sẽ là đề mục "Public Access Portal", nó đấy! nhích chuột đến và bấm (click) vào đề mục ấy.
8) tiếp tục hiện ra "Search by Name". Ở khung này, quý bạn hãy gõ tên "Madison Nguyen" và nhấn nút "Enter".
9) Sau khi bấm "Enter", màn hình sẽ hiện ra trang mới, trang này cho quý vị thấy có 2 reports: hàng chữ đầu ghi:- No Recall of Madison Nguyên; hàng kế tiếp là - Recall Madison Nguyen OMTE. Quý bạn bấm vào hàng chữ "No Recall of Madison Nguyen" để quý bạn xem báo cáo tài chánh của nhóm NO RECALL; sau đó quý bạn bấm vào Recall Madison Nguyen OMTE, quý bạn sẽ coi được bản báo cáo tài chánh của Uỷ Ban Đòi Bãi Nhiệm.

Chúc quý bạn đi đến nơi... không khó khăn.

PY

Về: Câu Chuyện Little Saigon (Đoạn kề cuối)
--------------------------------------------------------------------------------
Có một điều mà đa số cư dân gốc Việt tại San Jose còn lầm lẫn với sự tuyên truyền "đểu" của nhóm Our Voice (dẫn đầu phải kể đến là Hoàng thế Dân (Việt Tân), đám "ăn cơm chúa múa tối ngày" trên QH radio, Sóng Việt radio và "ní nuận dzởm" trên tờ Quan Điểm Cộng Đồng với Bùi Duy Thuyết và Dương Diên Nghị).

Tuyên truyền "đểu" là tuyên truyền thế nào? Xin thưa ngay, bọn Our Voice (Ao Voi) này dùng chiêu thức của vẹm, nói hoài nói mãi, nói đi nói lại, đứa dại nói sẽ nghe!
Bọn Ao Voi tỉ tê rằng thì là... cộng đồng đã đòi được tên Little Saigon rồi, hãy ngưng lại, không nên RECALL nghị viên Madison Nguyễn nữa. Chúng "ní nuận" rằng, nghị viên Madison Nguyễn là người Việt Nam, ngồi ghế nghị viên là đại diện cho người Việt ở hội đồng thành phố, truất phế ghế nghị viên do người Việt ngồi, tức là tiếng nói của người Việt sẽ mất và cũng tạo cho sự khinh bỉ của các cộng đồng sắc dân khác... blah blah blah...:eek

Cái đểu của nhóm Ao Voi khi "ní nuận" kiểu lừa phỉnh "tự ái dân tộc" là KHINH THƯỜNG TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ CỦA CỬ TRI KHU VỰC 7! Chức vụ nghị viên do dân cử, người lãnh nhận làm đại diện toàn thể cử tri, làm đúng hành tốt thì sẽ được lòng thương mến của cử tri, làm lếu hành láo thì bị cử tri đả đảo, tiến hành bãi nhiệm theo đúng thể thức của pháp luật đòi hỏi. Không vì "tình tự dân tộc, sắc da, tiếng nói" mà bao che, cố níu cái ghế đại diện cho sắc dân của mình. Sống ở xứ sở văn minh dân chủ này mà còn có đầu óc bệnh hoạn hẹp hòi... thì nên sống với XHCN cho hợp với thiên đường đỉnh cao loài người!

PY

Blog Archive