Thursday, November 27, 2008

Đầu Tư Trực Tiếp của Ngoại Quốc LỢI hay HẠI? (Hướng Đương)

Những năm gần đây chúng ta nghe nói nhiều đến đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với những con số khổng lồ đưa ra lên đến nhiều chục tỷ mỗi năm, những con số này ngày càng gia tăng, và nhiều người coi đó là một điềm tốt đáng cho chúng ta “hồ hởi phấn khởi” – danh từ dùng trong nước -. Nhưng có phải cứ có tiền của ngoại quốc đổ vào trong nước mình nhiều là tốt hay không? Tiền ngoại quốc đổ vào để làm gì? Lợi nhiều cho ta hay cho những nước mang tiền vào đầu tư? Lợi cho ta về những mặt nào và hại về mặt nào? Cái lợi có hơn cái hại hay không? Chính sách tiếp nhận đầu tư của ta có bảo vệ quyền lợi của đất nước và dân tộc hay không? Ai là người được tận hưởng việc tiếp nhận đầu tư ngoại quốc, toàn dân hay chỉ một thiểu số nhỏ những kẻ lợi dụng thời cơ? Làm sao để bảo vệ được quyền lợi của người dân và đất nước? Đó là một số câu hỏi đặt ra khi tìm hiểu vấn đề phức tạp này.

Nhưng trước tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là đầu tư trực tiếp - một khái niệm dễ bị lầm lẫn với cổ phần đầu tư (portfolio investment) tức là đầu tư gián tiếp khi ngoại quốc bỏ tiền mua cổ phiếu của một công ty trong nước để đầu tư sinh lợi.

Đầu Tư Trực Tiếp Ngoại Quốc là Gì?

Đây là trường hợp một công ty từ một nước khác bỏ tiền ra xây dựng một nhà máy hay công xưởng tại nước ta. Loại đầu tư này là một đầu vật thể (physical investment) chứ không phải chỉ bỏ vốn ra chung như trường hợp cổ phần đầu tư. Công ty nước ngoài bỏ tiền ra xây nhà, đem máy móc và thiết bị thành lập nhà máy và sau đó hoàn toàn chỉ huy công việc sản xuất của nhà máy mà họ làm chủ và chịu trách nhiệm về kết quà làm ăn, lời được lỗ chịu.

Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư mới mẻ của những nước giầu có muốn lợi dụng công cuộc toàn cầu hóa thương mại và tài chính. Chính Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) đã là công cụ giúp phát triển khái niệm đầu tư trực tiếp, một hình thức bóc lột mà những nước tiên tiến áp đạt lên đầu cổ những nước kém mở mang. Nói cách khách đó là một hình thức thực dân mới (neo-colonialism), một hình thức đô hộ về mặt kinh tế mà không cần đến quyền lực chính trị và quân sự. Hơn nữa lối đô hộ và bóc lột tinh vi này dấu diếm dưới hình thức nhân đạo là trợ giúp nước được đầu tư phát triển và tân tiến hóa xã hội. Nhưng kỳ thực những nước mang tiền vào đầu tư là những con điả đói hút máu đất nước và dân nước được đầu tư – máu đây là sức lao động, trí tuệ cùa con người, và tài nguyên của đất nước.

Một điều đáng chú ý là hình thức đầu tư trực tiếp đã phát triển nhanh chóng trên thế giới: vào những năm 1970 tổng số đầu tư ngoại quốc trực tiếp hàng năm dưới 10 tỷ, sang đến những năm 1980 vẫn còn dưới 20 tỷ, để bộc phát vào những năm 1990 từ con số $26.7 tỷ vào năm 1990 vọt lên $179 tỷ vào năm 1998, và $208 tỷ vào năm 1999. Với những phát triển của kỹ thuật giao thông qua Internet và với vai trò ngày càng quan trọng của kiến thức thực dụng (technology), đầu tư trực tiếp đang và sẽ thay hình đổi dạng và thay vì bóc lột lạo động thể xác, bọn đế quốc mới (neo-capitalists) xoay qua bóc lột sức lao động trí óc và chúng nay chủ tâm đầu tư thêm vào ngành dịch vụ cũng như nghiên cứu và phát triển (R&D). Tuy nhiên phương thức đầu tư trực tiếp cổ điển - bỏ tiền ra xây nhà, đem máy móc và trang bị vào - vẫn là phương thức căn bản cho đến nay.

Tại Sao Ngoại Quốc đổ tiền vào Đầu Tư Tại Việt Nam?
Trong hai năm gần đây, những quốc gia đổ tiền vào đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất theo thứ tự là Singapore, Nam Hàn, Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông và Nhật Bản - số đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ và những nước phương Tây không thể so sánh bằng số tiền đầu tư của những nước vừa nói. Chỉ trong vòng bảy tháng đầu của năm nay, số đầu tư trực tiếp của ngoại quốc đã lên tới US$45.3 tỷ, so với cùng thời gian năm trước tăng 373% và qua mặt con số US$21.3 tỷ cho cả năm 2007. Khoảng hơn 650 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư lên tới US $44.5 tỷ đã được chính phủ CS Việt Nam cấp giấy phép. Đài Loan đứng đầu sổ với số vốn đầu tư US$8.4 tỷ, Nhật Bản đứng hàng thứ hai với US$7.2 tỷ, Malaysia hàng thứ ba với US$5.1 tỷ. Trong khu vực kỹ nghệ có 381 dự án với tổng số tiền đầu tư là US$ 21.5 tỷ và số còn lại US$22.8 tỷ bao gồm 243 dự án trong khu vực dịch vụ. Trong khu vực kỹ nghệ, dự án lớn nhất là thiết lập một nhà máy lọc Thép của Đài Loan trị giá US$7.9 tỷ, sau đó là một liên doanh đầu tư giữa Việt Nam, Nhật Bản và Kuwait để xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá US$ 6.2 tỷ và thứ ba dự án đầu tư US$ 4.3 tỷ của Brunei nhằm xây dựng một thành phố mới ở miền trung nước ta.

Vì những lý do gì mà ngoại quốc lại đầu tư trức tiếp vào Việt Nam những số tiền to lớn như vậy? Lý do thứ nhất là vì nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên, thứ nhì là vì nhân công tại nước ta rẻ, thứ ba là vì nước ta có một tỷ lệ lớn dân số trẻ, thứ tư nước ta mới tự do hoá hai khu vực sản xuất và dịch vụ, và sau chót là vị trí nước ta ngay sát Trung Quốc.

Những nước ở Đông Nam Á 35 năm trước đây không hơn gì Miền Nam Việtnam – như Đài Loan, Nam Hàn, Mã Lai, … – ngày nay coi nước ta như là một “bán thuộc địa” nơi đây làm ăn dễ dàng, kiếm lời ngon lành vì cái gì cũng rẻ, tiền trả nhân công thấp, khả năng lợi dụng thời cơ còn lâu dài vì theo ước tính của họ còn vài chục năm nữa những điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn mới hết. Mặc dù những trở ngại do một tình trạng tài chánh hỗn độn như hiện nay - lạm phát phi mã, đồng tiền mất giá, cán cân ngoại thương bất quân bình thiếu hụt tới 14.8 tỷ Mỹ Kim cho nửa năm đầu - tình trạng lao động bất ổn, mức độ kỹ thuật và chuyên môn thấp kém của nhân công, và sự kém cỏi của hạ tầng cơ sở kiến trúc của nước ta, bọn tài phiệt quốc tế vẫn tin tưởng rằng Việt Nam trong tương lai dài vẫn là miếng mồi ngon và chúng vẫn tiếp tục đổ tiền vào để “thừa nước đục thả câu.”

Một chuyên gia ở Tân Gia Ba cho rằng Việt Nam có tiềm năng tích cực tốt nhất thế giới về những mặt nguồn xuất cảng, phát triển dịch vụ, phát triển xây cất và mở rộng vùng ăn chơi bài bạc. Theo sự phân tích của những tên tài phiệt ở vùng Đông Á thì dân chúng Việt Nam có nhiều cảm tình với bọn chúng, dân chúng Việt trẻ trung thích tiêu dùng và có khuynh hướng ăn xài ngày càng cao, đồng thời ngày càng kiếm ra nhiều tiền hơn để tiêu xài. Những hàng hóa mà bọn ngoại quốc sản xuất tại Việtnam có sẵn ngay tại địa phương một thị trường tiêu thụ tốt mặc dù những sản phẩm đó không mang những nhãn hiệu nổi tiếng và phẩm chất chưa cao. Còn nhiều sản phẩm thị trường tiêu thụ này đang mong đợi và theo ước tính của chúng thì chúng còn có thể cho ra nhiều thứ “ăn khách” khác và thu về những món lời kếch sù. Một cuộc nghiên cứu về những thị trường phôi thai (emerging markets) hấp dẫn nhất trên thế giới để đầu tư sản xuất hàng tiêu thụ đã kết luận rằng sau ba năm liên tiếp đứng hàng thứ nhất, Ấn Độ nay đã phải nhường ngôi thứ này cho Việtnam. Trong số 30 thị trường thuộc loại ngon lành này, Việt Nam đang đứng hạng tư nay đã lên đứng hàng đầu (năm 2007). Một trong những yếu tố được coi là thuận lợi nhất cho bọn đầu nậu tư bản quốc tế là cơ cấu luật lệ làm ăn thoải mái của nước ta, cộng với tình trạng thiếu tổ chức – giúp chúng dẽ lợi dụng - của thị trường phôi thai Việt Nam. Mặc dù thị trường này nhỏ bé hơn nhiều thị trường khác nhưng nó “hấp dẫn” hơn vì có cơ đồ phát triển trong tương lai, ít ganh đua (competition), và mức háo hức tiêu xài của người dân gia tăng rất nhanh – hơn 75% trong vòng những năm từ 2000 đến 2007

Kết Quả Đầu Tư Trực Tiếp Ngoại Quốc
Tất yếu là tiền vào trong lúc nước ta nghèo đói thì như là một cơn mưa đổ xuống sau những năm tháng dài hạn hán. Không có tiền thì làm sao mà làm nên cơm cháo? Cho nên vào những năm cuối của thập niên 80 với chính sách đổi mới, và những năm đầu của thập niên 90, việc mở cửa biên giới cho ngoại quốc xâm nhập nước ta, bọn đế quốc mới lợi dụng tình trạng phôi thai của nền kinh tế nước ta bắt đầu từ từ mang tiền vào làm ăn kinh doanh để trục lợi. Nhưng phải chờ cho đến khi Việt Nam được chấp thuận cho vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) thì ngoại quốc mới chắc ăn ùn ùn kéo nhau, tranh đua đổ tiền vào đầu tư. Chỉ trong vòng có chục năm, bộ mặt nước ta đã thay đổi hoàn toàn nhất là ở thành thị. Nhà cửa đường xá được xây dựng lại, nhà chọc trời được xây cất, những cửa hàng của ngoại quốc mọc lên như nấm, xe hơi bắt đầu chạy đầy đường, hàng nhập cảng bùa phứa, khách sạn tiệm ăn và những nơi ăn chơi hoạt động rầm rộ - chẳng hạn như hơn 140 sân đánh golf để phục vụ những tên trưởng giả học làm sang đã chiếm khoảng 50,000 hecta ruộng, và giữa năm 2000 và 2006 tổng số đất ruộng lúa đã đã bị chiếm để xây cất nhà máy và cư xá đã lên tới 400,000 hec ta - , dân chúng kiếm được ra tiền tha hồ ăn chơi thoả thích. Khi thương nghiệp tự do được khuyếch trương, một giai cấp trung lưu mới bắt đầu nẩy nở, chưa đến kể một thiểu số những kẻ có quyền hành trở nên giàu sụ vì ăn cắp và ăn hối lộ. Riêng đối với một số nhỏ dân đen, đây cũng là cơ hội cho họ được hưởng chút mưa móc. Xã hội mới đã tạo ra một thị trường dịch vu lớn giúp họ kiếm được công ăn việc làm sống tương đối khá hơn xưa. Công nhân tìm được việc tại cách nhà máy do ngoại quốc xây lên, tuy không được trả lương cao nhưng ít ra cũng có được công ăn việc làm, không chết đói. Đó là một trong những mối lợi trước mắt, giống như xưa kia khi thực dân Pháp và quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam thì cũng đã có phát triển về kỹ nghệ sản xuất và dịch vụ tuy ở trên một tầm múc giới hạn hơn bây giờ, đời sống cũng thay đỗi vì có sự du nhập của nền văn minh phương Tây cũng như lối sống mới của một xã hội ăn chơi tiêu thụ của Mỹ (hình thức xa đọa là một bộ phận của loại xã hội ngày nay cũng như xưa kia trong thời chiến).

Một điểm khác được bọn đầu tư tư bản trực tiếp nêu ra để dụ dỗ mê hoặc chúng ta là phát triển kỹ thuật. Quả thật chúng ta được cái mối lợi này khi chúng ta chấp nhận để bọn tư bản mang thiết bị máy móc tân kỳ vào đất nước ta. Chúng ta được va chạm với những kỹ thuật máy móc tiên tiến, được học hỏi huấn luyện, được vun đắp kinh nghiệm thực hành, v..v.. nhưng, tuy rất quan trọng, những hiểu biết và kinh nghiệm thu thập được chỉ ở mức tầm thường, không ở mức độ nghiên cứu và phát triển (R&D) qui mô để tự phát tự đề xuất những chương trình sản xuất hay kỹ thuật khoa học của nước mình. Lệ thuộc vào ngoại quốc về phát triển kỹ thuật và khoa học không giúp nước ta tự phát triển đũ để đạt được tiến bộ đúng mức.

Không thể chối cãi được rằng ngày nay nước ta nay có một bộ mặt bề ngoài tân tiến, ngon lành không thua những nước khác trong vùng bao nhiêu. Nếu so với bộ mặt của nước ta vào những năm sau 1975 cho đến khi có chính sách đổi mới, chấp nhận phương hướng phát triển kinh tế thị trường tự do, thì quả là một trời một vực. Đang giẫy chết, nền kinh tế nước nhà được bọn đầu nậu quốc tề vực dậy, bơm sức cho chúng ta hồi tỉnh và sống lại. Nhưng tất cả chỉ là bề ngoài, thực lực chúng ta không có. Thử tưởng tượng nếu một ngày nào bọn đầu nậu quốc tế kéo đi thì chúng ta chới với như thế nào? Có giống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975 khi Mỹ bỏ rơi hay không?

Về phương diện kinh tế, chúng ta tự hào là nay chúng ta có những hãng xưởng nhà máy to lớn, chúng ta có những công trình xây cất khổng lồ, có những những kế hoạch làm ăn với quốc tế, v.. v.. nhưng tiền ở đâu ra mà có thể làm như thế? Nhà máy có phải của chúng ta hay không? Những kế hoạch làm ăn có phải là của Việt Nam hay là của Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bàn, Malaysia…và một số nước khác? Chúng thu hút hết tiền lời mang về xứ chúng, giống như xưa kia bọn thực dân Pháp đã làm vậy, có gì khác đâu? Không có lý gì mà bọn đầu nậu quốc tế lại thương yêu dân tộc Việt Nam trong khi chính chúng ta không thương yêu chúng ta.

Hậu Quả Đầu Tư Trực Tiếp Ngoại Quốc
Những người dân ở vùng thôn quê không có cách kiếm sống ùn ùn đổ ra thành thị để tìm công ăn việc làm. Những thành phố lớn lên nhanh chóng, dân số tăng vọt một cách khủng khiếp, gây nên nhiều vấn đề nan giải về mặt xã hội và môi sinh. Họ sống chui rúc, kiếm miếng ăn từng ngày, lo cho thân phận khốn nạn của mình. Những kẻ may mắn và có chút khả năng thì đi làm nô lệ cho bọn ngoại quốc: công nhân trong những hãng xưởng nhà máy, phục dịch về thể xác và tinh thần, bán chôn nuôi miệng, v..v... Không tìm được chỗ sống trong nước, họ sẵn sàng bỏ nước đi tới những quốc gia khác để bán sức lao động. Không bán chôn nuôi miệng được trong nước thì họ đi ra ngoại quốc để kiếm sống bằng thân xác họ. Thật là nhục nhã cho dân tộc Việt Nam! Nhưng có bao nhiêu người quan tâm? Người Mỹ có câu “Who cares?” áp dụng vào trường hợp nước ta trong cái giai đoạn lịch sử rối rắm này thật là thấm thía.

Trong những năm gần đây, công nhân đã nhận thức được rằng họ bị bóc lột sức lao động và đã mạnh dạn vùng lên đấu tranh đòi công bằng và quyền sống của họ. Họ đã biết dùng quyền đình công lãn công để phản đối bọn chủ nhân ngoại quốc bất nhân thất đức. Hàng chục hàng trăm ngàn công nhân nổi dạy tại khắp những nhà máy do bọn thực dân kinh tế Á châu làm chủ, cứ hết nhà máy này lại sang tới những nhà máy khác. Họ đòi tăng lương để có thể sống sót trong môi trường khó sống hiện nay vì lạm phát, giá cả gia tăng vùn vụt. Lương của công nhân trung bình là US$60 tức 1 triệu đồng một tháng thì chẳng phải họ sống kiếp của kẻ bị bóc lột là gì? Khác gì những phu đồn điền cao su xưa kia? Họ phải tranh đấu để được ăn một bữa cơm trưa “nuốt cho trôi” tại nhà ăn tập thể của nhà máy. Khí thế của công nhân nay bắt đầu làm cho nhưng tên tư bản đầu nậu Singapore, Hông Kông, Đài Loan, Đại Hàn và Mã Lai phải suy nghĩ lại. Báo chí tại những nước này trơ trẽn đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những biện pháp kiểm soát lao động, không cho công nhân dùng quyền đình công nổi dạy chống đối. Có khác nào bọn thực dân Pháp xưa kia đưa roi cho những tên tay sai quất đánh dân ta?

Tài nguyên nước ta dồi dào làm cho bọn tư bản ngoại quốc đổ xô vào khai thác. Những nguồn nguyên liệu và nhiên liệu của nước ta làm cho chúng rỏ rãi, chúng hăm hở nhảy vào khai thác để trục lợi. Vì cần tiền, chúng ta để cho bọn tư bản hết lợi dụng nguồn lao động trẻ có khả năng của đất nước cho đến những tài nguyên phong phú! Rồi sau này khi chúng ta có thể tự khai thác lấy thì thị trường lao động đã cỗi và nguồn tài nguyên đã cạn. Một thí dụ điển hình là dầu khí: Nhiều mỏ dầu đã cạn dần – như mỏ Bạch Hổ trước đây sản xuất 240,000 thùng mỗi ngày nay chỉ còn sản xuất được 150,000 thùng và tổng sản xuất dầu thô của Việt nam đã xút giảm 12% trong năm 2007- , những mõ khác nằm xa hơn trên thêm lục địa đang bị tranh chấp và Trung Cộng đang đe dọa cho chúng ta thêm một “bài học” vì để Công Ty Exxon vào khai thác.

Sống trong sự phồn vinh giả tạo, một số dân thành thị nay đã quen lối sống ăn chơi đàng điếm, phè phỡn ăn nhậu suốt ngày, tiêu xài phung phí. Chính bọn tư bản quốc tế đã muốn nô lệ hóa tinh thần lớp thanh niên ta, chúng đầu độc họ bằng lối sống văn minh nửa mùa, giả dối, biến lớp trẻ thành một lớp người thích ăn chơi đua đòi, ích kỷ, chỉ thích sống bằng vật chất, sống cho ngày nay không cần biết đến tương lai, sống cho thỏa bản năng thú tính tức là thích ăn ngon mặc đẹp, thích du hí chơi bời, thích hưởng đời. Lối sống của lớp người này nói lên một xã hội băng hoại trong đó ai ai cũng bịp bợm giả dối, tham lam ích kỷ, bất nhân. Họ được rèn luyện trong một môi trường xấu xa nên không thấy xấu xa, trái lại coi xấu xa là một sự bình thường. Sống trong một môi trường thối nát, họ không có được ý thức tốt xấu, phải trái. Thật đáng tội nghiệp.

Nhưng không phải ai cũng có thể lợi dụng thời thế, cũng có thể ăn cắp, ăn hối lộ, kiếm tiền dễ dàng. Đó chỉ là một thiểu số ăn trên ngồi chóc, vinh thân phì gia, tạo nên một giai cấp mới giầu có mà người ta gọi là tư bản đỏ. Chúng tham quyền cố vị, dùng bạo lực để củng cố chỗ đứng, bằng mọi giá chúng bảo vệ quyền lợi của chúng. Chỉ bằng đổ máu thì mới tiêu diệt được chúng. Bên cạnh là một giai cấp trung lưu sống bám vào bọn có quyền thế để được hưởng ké, trong đám này phải kể đến bọn tiểu tư sản. Còn lại là đại đa số người dân đen, sống nghèo khổ, chiụ sự bất công, chịu đựng số phận khốn nạn của con người. Cái hố giàu nghèo ngày càng lớn, xã hội ta dần dần đi đến một sự đối đầu giữa bọn giàu có cố nắm quyền trị vì và đại đa số bị trị khốn khổ, khốn nạn.

Kết Luận: Những nhà nghiên cứu xã hội cho rằng sự cách biệt giàu nghèo mang bất an đến cho xã hội và sẽ gây ra một cuộc bùng nổ sô sát giữa hai bên - việc nông dân tranh đấu đòi lại đất hiện nay là một dâu hiệu bất an chớm nở - . Người dân không thể chịu đựng mãi sự bất công nhất là trong một xã hội đang biến chuyển nhanh chóng. Hai thập niên trước đây toàn dân cùng nghèo cùng khổ, mọi người cùng chung một số phận bất hạnh. Ngày nay bỗng dưng có một số người lợi dụng thời thế bỗng trở nên giầu có quá sức tưởng tượng và họ sống bất kể đến những kể khốn cùng sống bên họ. Đã đến lúc trật tự xã hội phải được tái lập, quyền sống bình yên hạnh phúc phải được san sẽ đồng đều, mọi người dân phải cùng được hưởng những mối lợi do phát triền kinh tế xã hội mang đến.

Đồng thời, toàn dân cần ý thức rằng quyền lợi của đất nước phải được đặt trên quyền lợi của cá nhân hay phe nhóm. Quyền lợi của đất nước, của dân tộc phải được triệt để bảo vệ, không thể để mất vào tay một số thực dân mới mang tiền đầu tư vào lũng đoạn nước ta. Kinh tế nước ta phải do chính dân Việt Nam xây dựng bằng sức lực xương máu và nước mắt của chính mình, để rồi thành quả hoàn toàn do toàn dân Việt Nam thụ hưởng.
Từ Hoa Sen Trong Biển Lửa Cho Đến Sự Dối Gian Nhân Thế của Thích Nhất Hạnh Hay Hiện Tượng Trồng Cây Ngược Ðầu Của Nhà Sư Nhất Hạnh

HỒ ÐINH
Xóm Cồn

Từ những trang sử liệu, ta biết được VN là một quốc gia, một dân tộc bao đời, sống trong hình ảnh “ Việt Ðiểu Sào Nam Chi “.Nên có thể nói rằng, tôn giáo của người VN muôn đời, không phải chỉ biết có Phật hay Chúa mà thôi, mà là bản chất bất khuất, quật cường. Ðó mới chính là Ðạo Việt, mà tượng trưng là Ðền Ngọc Sơn, nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm, tại Hà Nội. Trong đền, vỏn vẹn chỉ có ba bệ thờ :Chính giữa thờ Hưng Ðạo Ðại Vương-Trần Quốc Tuấn, bên tả thờ Phật và bên hữu là Thần Nước và Ðất. Nói chung trên mọi nẻo đường đất nước, nơi nào người Việt cũng thờ kính giống nhau : Các Vị Anh Hùng Liệt Nữ, đã hy sinh cho Dân Nước, trải dài trong hai chục thế kỷ lập quốc, chống ngoại xâm Tàu, Pháp, Nhật và Ðệ Tam Cọng Sản Quốc Tế. Bên cạnh là bàn thờ Phật, Chúa, Trời Ðất, Thánh Hiền.

Khác với quan niệm của Tây Phương, luôn cho rằng uy quyền chính trị, không phải tự trên trời rớt xuống, mà phải dành đoạt, kể cả phải làm sao, khiến cho người khác khiếp sợ. Trái lại ở VN, ngoài các vị thần linh đã có sẵn trên bệ thờ, bất cứ ai muốn trở thành lãnh tụ, kể cả tôn giáo, trươc hết phải góp phần hy sinh cho đất nước, cũng như đã có công to cùng dân tộc, điển hình như Ðức Huỳnh Phú Sổ, Ðức Phạm Công Tắc.. Bởi vậy, nên Tể Tướng Lữ Gia , đã giết Triệu Ai Vương và Cù Thị, cũng vì lo cho nước. Hồ quý Ly và Mạc Ðăng Dung, tuy cướp được ngôi nhà Trần và Hậu Lê, nhưng lòng người cả nước, vẫn nhớ về công đức đánh đuổi giâc Mông Cổ, cùng với giặc Minh, của các vị Vua Trần và Bình Ðịnh Ðịnh Vương Lê Lợi. Tình trạng trên có khác đâu lòng người Việt tị nạn cọng sản, khắp nơi trên thế giới, từ sau ngày 30-4-1975, dù đang sống lưu lạc khắp quê người, vẫn luôn nhớ về quê mẹ và căm thù Rợ Hồ cũng như bọn Việt Gian Miền Nam, đã tiếp tay làm cho cả nước phải sống trong vũng bùn nô lệ của xã nghĩa thiên đường, từ ấy đến nay. Nên đừng bao giờ vọng tưởng, khi thấy người VN, trước mặt mình, đã xưng con, kính cha, thưa thầy, mà nghĩ rằng muốn làm gì thì làm

Hai ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, Phật giáo từ khi du nhập vào VN ngay đầu thế kỷ thứ 1 sau tây lịch, đã đóng góp lớn lao cùng dân tộc trong công cuộc chống xâm lăng. Chính các vị thánh hiền, cao tăng Phật giáo bao đời như Vạn Hạnh, Viên Thông, Phù Vân, Thạch Liêm, đã tạo nên những minh quân, dũng tướng như Lý Thánh Tôn, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Thái Tôn, Thánh Tôn, Nhân Tôn, Trần Hưng Ðạo, Trần Khắc Chung, Nguyễn Trải, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Phúc Chu.. một lòng vì dân cứu nước, làm cho đạo-đời thuần từ, nhân dân no ấm, hơn bao giờ hết.Những nhân vậi minh triết Phật giáo trên, mới đáng được xưng tụng là CAO TĂNG, THÁNH TĂNG và được các sử gia khi đề cập trong các trang Việt Sử, bằng sự trang trọng, khi thêm vào chữ “ ÐỨC “, giống như Ðức Phật Tổ, Ðức Chúa Trời, Ðức Trần Hưng Ðạo, Ðức Huỳnh Phú Sổ. Nhà sư Thích Nhất Hạnh, tuy lớn tuổi nhưng không phải là cao tăng, vì tư cách cũng như đức hạnh không xứng đáng. Về cá nhân ngoài đời, Nguyễn Xuân Bảo, là thành phần ký sinh trùng, cặn bả của xã hội Miền Nam, caọ đầu ẩn trong chùa trốn quân dịch, ăn hại và phá nát đạo-đời. Tại hải ngoại, dùng miệng lưỡi để lường gạt niềm tin của chúng sanh kiếm sống và làm giàu. Suốt mấy chục năm nay, đương sự luôn bưng bợ VC, phản bội quốc dân, gây nên khủng hoảng Phật Giáo từ đó đến nay, bằng sự đâm thọc, xúi bậy, trong nhiệm vụ của một điệp viên nhị trùng nằm vùng.

Tóm lại Phật giáo khi hội nhập vào trái tim VN, luôn làm sáng tỏ triết lý của nhà Phật “ Trong núi vốn không có Phật, mà Phật ở chính ngay trong tâm ta “. Nói một cách khác, trong tâm của người Phật tử thuần thành, theo ngũ giới, dù kính Phật, trọng Tăng. Nhưng không phải vì thế, mà ai cũng mù quáng u mê, cúi đầu nghe theo những lời thuyết giảng vu vơ, đi ngược lẽ đạo cũng như luôn tuyên truyền dụ dỗ chúng sanh, chạy theo kẻ thù bán nước Việt Cộng, của một ít sư ni buôn thần bán Phật, luôn cuồng điệu gây chia rẽ giữa các tôn giáo. Trong số này, lừng lẫy nhất vẫn là nhà sư Thích Nhất Hạnh, qua tục danh Nguyễn Xuân Bảo, từ lúc còn ở trong nước cho tới bây giờ trở lại nước, vào tháng 1-2005, tư tuởng và lâp trường làm lợi cho VC, vẫn không hề thay đổi.

Không ai có thể tắm hai lần, dưới cùng một dòng nước. Ðó là chân lý nhưng thảm trạng của Phật Giáo VN, từ mấy chục năm qua, lại đi ngược với chân lý trên, khi hai lần cùng tắm trong biển lửa, do VC gây ra. Ðúng như Nhất Hạnh đã viết” Hoa Sen Trong Biển Lửa “, nói về cuộc khủng hoảng của Phật Giáo, từ sau binh biến 1-11-1963 cho tới ngày mất nước 30-4-1975. Sau đó cho tới bây giờ, khi Nhất Hạnh dẫn hơn 200 tăng chúng về Hà Nội, cũng đã chơi trò “treo đầu dê ban thịt chó “, dùng miệng lưỡi lắc léo, qua chỉ đạo của Ủy Ban Tôn Giáo Trung Ương trong Nghị Quyết 36, để che đậy chạy tội cho VC trong hành động hủy diệt mọi tôn giáo hiện nay tại VN. Tất cả hành động của nhà sư Nhất Hạnh, quả thật không khác gì chuyện trồng cây ngược đầu. Mặc dù vậy cũng chẳng che dấu được ai và được lâu, vì quốc dân và bia miệng đã có lời phán xét cuối cùng rồi. Năm 1965, Nhất Hạnh đổ thừa cho chính quyền VNCH đàn áp Phật Giáo, để che chở tội lỗi của một số kiêu tăng loạn sư và VC. Năm 2005, Nhất Hạnh cùng Cao Ngọc Phượng, tức Thích Nữ Chân Không, qua cuôc phỏng vấn của báo Pháp, đã chụp cho Giáo Hội PGVNTN tại Hải Ngoại, vì tôn trọng Lá Quốc Kỳ “ Màu Vàng Ba Sọc Ðỏ “ của Quốc Dân VN, chống lại VC, nên mới bị bạo quyền cấm không cho hoạt động ở trong nước, sau ngày 30-4-1975 tới nay vẫn bị đàn áp và trù dập thê thảm.

1 Hoa Sen Trong Biển Lửa, Từ 1964-1975 tại VNCH :

Nói gì thì nói, từ sau ngày binh biến 1-11-1963 cho tới ngày mất nước, mất đạo sau tháng 4-1975, Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất tại Miền Nam VN, đã thăng hoa rực rỡ, nếu đem so sánh với thời kỳ từ năm 1954 trở về trước, hay với Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh của Bắc Việt từ 1945-1975, vì đã thực hiện rất nhiều công trình lợi ích cho xã hội, trong đó quan trọng nhất vẩn là lãnh vực giáo dục. Từ năm 1964, Viện Hóa Ðạo hoạt động rất mạnh, đào tạo được một số tăng ni trẻ tuổi, có kiến thức văn hoá và Phật pháp cao và đã trở thành những cao tăng, học giả, kiến thức cũng như đạo đức vang vong khắp năm châu. Nhiều người trong số này, được gởi sang tu học tại Ấn Ðộ, Tích Lan, Nhật, Pháp kể cả Hoa Kỳ. Khắp nơi chùa chiền được tu bổ cũng như xây dựng, nổi tiếng như các chùa Việt Nam Quốc Tự, Vĩnh Nghiêm.. Tại các tỉnh thị, thành phố kể cả các thị trấn lớn, từ bên này cầu Hiền Lương-Quảng Trị, vào tận Cà Mau, Hà Tiên.. ở đâu cũng có các Khuông Hội Phật Giáo và các trường tiểu-trung học Bồ Ðề. Theo thống kê của Tổng Vụ Giáo Dục, thuộc Viện Hóa Ðạo, tính tới ngày 16-6-1967, khắp Miền Nam đã có 80.000 học sinh tiểu trung học, do 400 giáo chức, dạy dỗ tại 112 trường Bồ Ðề. Ngoài ra Ðại Học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, cũng đã được khai giảng từ niên khóa 1967, do thương tọa Thích Minh Châu, một nhà sư thân cộng làm viện trưởng. Bên cạnh còn có thượng tọa Thích Thiện Ân, tốt nghiệp tại Mỹ, là khoa trưởng Văn Khoa và Nhân Văn. Vì nhà trường áp dụng theo lối giáo dục Hoa Kỳ, nên cấp chứng chỉ cho sinh viên, hằng ba tháng.. nên sinh viên theo học rất đông, để có chứng chỉ hoãn dịch, khỏi đi lính. Sau tháng 5-1975, tất cả các cơ sở cũng như chùa chiền, nhà thờ của Phật giáo, đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Ðài, Hòa Hảo. đều bị giặc cướp giựt tích thâu, để đảng làm của riêng hay công sở. Nhiều chức sắc tôn giáo, bị giam tù đến chết nơi ngục thất, trong số này có nhiều tuyên uý, khi bị gạt đi học tập cải tạo tận các trại giam ngoài Bắc.

Ngày nay, ngồi đọc lại những bài báo cũ của Lý Chánh Trung, đăng rải rác trên các tờ Ðất Mới, Ðối Diện, Ðiện Tín, Tin Sáng, Lập Trường.. công khai nhục mạ, chống đối chính quyền Miền Nam VN, đồng thời hết lòng trung hiếu, ca tụng Hồ Chí Minh và VC, ta mới thấy thấm thía về cái giá tự do, mà người VN từ sau ngày 30-4-1975, đã đổi bằng máu lệ, vàng tiền cùng sinh mạng, khi liều chết vượt biển tìm tự do trên biển Ðông. Tất cả đều là tội lỗi oan nghiệt, qua những tiếng khóc nức nở, của các nạn nhân chiến tranh trong suốt 20 năm qua, mà khởi nguồn từ những con người “ ăn chay niệm Phật hay tay lần chuỗi hạt, sau lớp áo chùng “.

Có đọc Thế Giới Mới số 220, xuất bản tại thành Hồ ngày 20-1-1997, mới nghe chính miệng nhà sư Thích Trí Dũng, hiện đang sống ngất ngưởng sang giàu, trong chùa Một Cột tại Thủ Ðức, khoe thành tích. Nhờ đó, ta mới biết được sư hổ mang, đã cậy nắp mồ Ngô Ðình Cẩn, chôn trong chùa Phổ Quang, kế nghĩa trang Bắc Việt, trong vùng Tân Sơn Nhất, để dấu vũ khí và nuôi tướng VC tên Trần Hải Phụng và đặc công Nguyễn Văn Bá. Trong trận Mậu Thân 1968, sư khoe là đả dùng xe của mình, để chở VC và súng đạn tấn công Sài Gòn, vì không ai lúc đó, dám xét xe hay chùa, nhà thờ của các sư ni cha cố, được coi như các Thái Thượng Hoàng của chế độ đương thời.

Có đọc Kiến Thức Phục Vụ Thuyết Minh Du Lịch, phát hành tại thành Hồ năm 1995, mới biết trong suốt cuộc chiến 1955-1975, hai ngôi chùa cổ kính nhất tại Sài Gòn là Giác Lâm Tự, trong vùng Phú Thọ Hòa, quận Tân Bình và chùa Giác Viên ở Bình Thới, qua các nhà sư Hồng Hưng Thiện Thuận, Minh Nguyệt.. là cơ sở hậu cần, chứa nuôi cán bộ và giữ công tác tình báo nội thành. Có đọc Hồi Ức của Mặt Trận GPMN, phần của Phan Nhẫn viết, mới biết được hành vi theo VC của sư ông Thích Thiện Châu và sư bà Mạn Ðà La, tự xưng là đại diện cho lực lượng thứ ba tại Pháp. Sư ông đã theo chầu ‘ bác ‘ năm 1998, còn sư bà, sau màn tranh chấp tài sản của sư ông để lại, với VC nằm vùng Phạm Trọng Chánh,trong trường TH.PBC.PT, được báo Tiền Phong đăng tùm lum, cũng đã vơ vét, về tu tiếp tại Hà Nội. Ngoài ra, cũng qua tài liệu trên, ta còn biết thêm cha cố Nguyễn Ðình Thi, trong “ Fraternité Vietnamienne “ , Trương Bá Cẩn.. ở Ba Lê, công khai theo VC. Năm 1969, khi Hồ Chí Minh theo Lê-Mác về cõi A Tỳ, chính các cha cố Nguyễn Ðình Thi (Pháp), Vương Ðình Bích (Tây Ðức) và Trần Tam Tỉnh (Canada).. đã lập đàn cầu nguyện cho quỷ vương, rất là trọng thể.

Huế muôn đời vẫn còn đó, nên ai làm sao có thể quên được những tên tuổi trí thức đương thời như Lê Khắc Quyến, Nguyễn Tuyên, Bùi Tường Huân, Nguyễn Duy Tài, Trần Quang Thuận.. và Ðai Học Huế, với một số sinh viên theo VC, lợi dụng tự do tín ngưỡng và nền dân chủ pháp trị phôi thai của VNCH, để “ dùng chính quả tim mình, làm trái phá mở đường rước xe tăng và bộ đội Hà Nội, vào đô hộ dân tộc “.Huế những năm chống Mỹ cứu đảng, từ 1964-1967 qua các sinh viên VC nằm vùng trong đại học như Trần Quang Long, Ngô Kha, Phan Duy Nhân, Lê Thanh Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, Lê Minh Trườngà, Nguyễn Ðắc Xuân.. Những người này, đến đại học trốn lính và mượn phương tiện Quốc Gia, để vót nhọn thơ thành chông, xuyên qua gan lính trận đang bảo vệ mạng sống cho mình. Cũng sẽ mài thơ như kiếm sắc, chặt đầu đồng bào Miền Nam, theo đạo Thiên Chúa tại Huế, Ðà Nẳng, để đào sâu thêm sự chia rẽ lương giáo. Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên phản tặc sát nhân đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968, đã vênh váo thừa nhận là, bọn chúng chỉ lợi dụng sự học hành, để tranh đấu, nổi loạn, ném lựu đạn đuổi Mỹ, chống Quốc Gia, hoàn thành sự nghiệp rước cọng sản về dầy mã tổ Hồng Lạc, như ngày nay chúng ta đã thấy. Tóm lại sự nhục nhã của một thời loạn lạc, nay đã là một pho sử miệng, muôn đời cười chê đám trí thức no cơm ấm cật, nên không biết làm gì hơn bằng làm tay sai cho giặc, đâm sau lưng chiến sĩ và đồng bào mình.

Ngay trong ngày 27-1-1973, khi Lê Ðức Thọ cùng Kissinger đang nâng ly mừng hiêp ước ngưng bắn tại Nam VN được ký kết ở Ba Lê, thì cũng trong thời gian đó, khắp hang cùng ngõ hẹp trên lãnh thổ VNCH, bộ đội VC đã tấn công dành dân chiếm đất. Tại Bình Thuận, cùng lúc VC tấn công 21 xã ấp, từ Tuy Phong vào tới ranh giới Bình Tuy. Nhưng quy mô nhất vẫn là tại Sa Huỳnh, Quảng Ngải, trong ý đồ của Hà Nội là chiếm vùng này, để cắt đôi lãnh thổ VNCH. Ngày 25-3-1973, VC tấn công và bao vây Trại Tống Lê Chân, cách An Lộc 15 km, do TD 92 Biệt Ðộng Quân trấn giữ. Trong bờ khói lửa triền miên, thì ở ngoài biển Ðông, qua sự đồng tình của Nixon-Kissinger, cùng với tờ văn tự bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Ðồng ký năm 1958, Trung Cộng xua tàu chiến cưỡng chiếm lãnh thổ của Hồng Lạc, tại quần đảo Hoàng Sa ngày 17-1-1974. Tháng 10-1974 quận Thường Ðức, Quảng Nam bị thất thủ, rồi tiếp tới là tỉnh Phước Long, mở đầu cho cuộc xâm lăng công khai của Bắc Việt, qua cái gọi là Hiệp định ngưng bắn hòa bình mà Mỹ đã dàn dựng với cọng sản quốc tế tại Pháp năm 1973.

Trong lúc cọng sản Bắc Việt đêm ngày tấn công VNCH trên khắp các mặt trận, kể cả tại Sài Gòn cũng như các thành phố lớn khác. Người lính VNCH lúc đó vừa phải trực diện đối mặt với cái chết từng giây phút tại mặt trận, để bảo vệ mạng sống ký sinh cặn bã của bọn phản chiến, thiên cộng, đang ẩn núp khắp nơi ở hậu phương, trong chùa, nhà thờ, tòa soạn, trường học.. Bọn này đang sống như người ngoại cuộc, dửng dưng trước sự đau khổ chết chóc của đồng bào, dù chúng cũng là người VN, cũng phải ăn và thở để mà sống, nên cũng phải có trách nhiệm làm người. Trong lúc cộng sản đang tiến quân như vũ bảo, thì hậu phương Miền Nam có những bộ óc hư hoại điên khùng,hết ký giả đi ăn mày, tới biểu tình đòi hòa hợp. Tất cả đang say men phản chiến của đám Hippy nghiện ngập ma túy “ The Beatles” đã làm loạn tại Mỹ, của Bertraud Russell, Jean Paul Sartre, Herbert, Marcuse.. công khai tán tụng Hồ Chí Minh và cọng sản, hô hào hòa bình, đòi quân dân miền Nam phải buông súng đầu hàng, để chim bồ câu trắng từ Hà Nội bay tới, mang hạnh phúc no ấm, cho đồng bào miền Nam, như trong ca khúc phản chiến của Tôn Thất Lập. Tai Hoa Kỳ, Pháp, Nhật.. nhiều con ông cháu cha, được học bổng du học, lại chạy theo phản chiến chống lại đồng bào mình, trong số này hung hăng nhất vẫn là Nguyễn Thái Bình, theo học ngành kỹ sư. Tên Việt gian này, vì làm loạn quá tại Mỹ nên bị trục xuất về nước và chết năm 1972..

Ðồng thời hằng ngày, trên các tờ Hành Trình, Ðối Diện, Ðất Nước, Tin Văn, Vấn Ðề, Ðiện Tín.. với Nhất Hạnh, Lý Chánh Trung, Nguyễn văn Trung (chủ biên Hành Trình), Thế Nguyên ( Trình bày), Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn (Tin Văn), Lữ Phương, Chân Tín.. công khai phỉ báng chính quyền, qua các bài viết ca tụng cọng sản một chiều. Các bài báo và sách vở loại này, hiện được đảng tái bản và lưu hành tràn lan tại các tiệm sách hải ngoại, muốn biết cú mua mà đọc cho biết. Ðiều này cũng đâu có gì lạ, vì từ tháng 6-1967 tới tháng 4-1975, các tờ báo trên là cơ quan tuyên truyền của Mặt Trận GPMN, do cán bộ văn công Hà Nội, là Nguyễn văn Bổng chỉ đạo. Còn Vũ Hạnh, Minh Trang, Ngụy Ngữ.. thì len lỏi vào các táp chí Bách Khoa, Văn.. để phun nọc.

Theo sử liệu, 1966 là năm cực kỳ hỗn loạn tại miền Nam . Ðây là hậu quả của ba năm xáo trộn chính trị, sau khi nhà Ngô bị sụp đổ vào ngày 1-11-1963. Quyền lực của chính phủ quốc gia, rơi rớt chuyền từ tay bọn loạn tướng Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm.. tới Nguyễn Khanh, Nguyễn Cao Kỳ.. Cuối năm 1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng Thống nền đệ nhị cọng hòa miền Nam, an ninh trật tự mới được vãn hồi.

Ðối với các sử gia hiện đại, thì giai đoạn 1964-1967, là thời kỳ của LOẠN TƯỚNG ố KIÊU TĂNG. Chính thượng tọa Thích Trí Quang, vì say mê giấc mộng kê vàng, mờ mắt trước tiện nghi vật chất Mỹ và quyền lực của thế nhân, đã gây nên cuộc khủng hoảng của Phất Giáo VN, trong lúc đang thăng hoa, trên con đường phát triển tột bực về vật chất lẫn tinh thần. Quân Ðoàn 1 hỗn loạn, vì cuộc nội chiến đảm máu, từ ngày 10/3/1966 ố 24/6/1966, giữa quân đội trung ương và phe ly khai tại Huế, Ðà Nẳng, Quảng Ngãi của Nguyễn văn Mẫn, Phan xuân Nhuận, Ðàm quang Yêu.. chỉ vì Thiệu, Kỳ, Có, chưa kịp lập chính phủ dân sự theo ý muốn của Trí Quang và cách chức Nguyễn Chánh Thi. Lợi dụng cơ hội ngàn năm có một, tổ chức võ trang cọng sản, qua cái gọi là “ lực lượng tranh thủ cách mạng “ của Bùi Tường Huân, Lê Tuyên, Lê Khắc Quyến.. trà trộn trong phe ly khai, xúi giục Phật Tử đem bàn thờ Phật, từ chùa ra ngoài đường, để ngăn chận các cuôc tiến quân. Ðồng thời chọn các chùa đình làm công sự phòng thủ, mục đích gây cảnh đổ vở chết người, để phe đối lập và VC có cớ, tố cáo chính quyền VNCH,đàn áp Phật Giáo VN, qua báo chí trong và ngoài nước, lúc nào cũng chực chờ chia phần ăn ké. Gây chết chóc lầm than cho chúng sanh tại QD1 chưa đủ, thượng tọa Trí Quang khi vào Sài Gòn, còn ra lệnh cho Phật tử, cưỡng chiếm các chùa Việt Nam Quốc Tự, Từ Quang.. làm chia rẽ, nứt rạn và hiềm khích trong hàng giáo phẩm lúc đó như Tâm Châu, Thiện Minh, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hộ Giác.. Ðó là chưa nói tới sự thù hận đổ máu, giữa Lương-Giáo cả nước, suốt mấy năm qua, cũng do bàn tay quá khích của Trí Quang tạo thành, khi hồ đồ coi Thiên Chúa Giáo nguy hiểm hơn kẻ thù cọng sản đệ tam quốc tế trước mắt. Sự cố chết người này, là một trong những lý do, khiến cho người miền Nam phải tan nhà, mất nước, mất đạo, sống lêu bêu khắp trời.

Trong lúc người quốc gia đâm chém tận tuyệt, thì VC nằm vùng trong trường học, chùa nhà thờ, đêm ngày không những vót thơ văn thành chông giết người, mà còn lợi dụng những hoá chất học cu, để làm thành những chai bom đặc nổ cháy, có sức công phá không thua gì lưu đạn. Ngô Kha, giáo sư, em rể Trịnh Công Sợn, chỉ huy du kích VC qua tên “ chiến đoàn Nguyễn Ðại Thức “, chận đánh TQLC. Hoa Kỳ trên đèo Hải Vân, bị bắt làm tù binh và chết trong khám. Trần quang Long cũng bị thương, được thả, tiếp tục theo VC rồi chết tại Tây Ninh trước 1975. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân, chỉ huy Ðoàn Phật Tử Quyết Tử, phá làng đốt xóm, thất bại trốn ra bưng và theo bộ đội Bắc Việt trở về Huế trong tết Mậu Thân 1968, chôn sống, giết đồng bào, đau thương không kể xiết, ngàn năm bia miệng còn truyền.

Lý do chính mà Thích Nhất Hạnh viết “ Hoa sen trong biển lửa “ vào năm 1966, ngoài việc đảo lộn đen trắng để bôi bác chính quyền VNCH, đàn áp tôn giáo, bịa chuyện trực thăng võ trang Mỹ, hạ cánh xuống làng quê Nam VN, để bắt cóc đàn bà , con gái. Ðây không phải là sự trùng hơp hay ngẫu hứng, để Nhất Hạnh lồng chuyện Mỹ vào trong một tác phẩm của Phật Giáo, vốn không có ăn nhập gì. Thật sự tất cả là kế hoạch chống Mỹ của cọng sản Hà Nội, qua cái loa Nhất Hạnh. Theo các tài liệu lưu trữ, từ ngày 7-9/2/1966, Mỹ và Nam VN đã họp thượng đỉnh tại Honolulu. Phía Hoa Kỳ gồm có TT.Johnson và các phụ tá J.Gardner, Orville Freman, Robert Koman, James Humprey.. cùng phái đoàn Nam VN, do các tướng Thiệu, Kỳ, Có, Thắng. Cầm đầu. Sau đó, hơn nửa triệu quân Mỹ cũng như Ðồng Minh (Úc, Tân Tây Lan, Ðại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân và Ðài Loan), liên tục vào giúp VNCH. Nói chung, từ năm 1966 ố 1973, quân Mỹ đã hiên diện khắp nơi, chiến đấu bên cạnh QLVNCH, lấy lại thế chủ động chiến trường, làm cho VC từ trong Nam ra ngoài Bắc, đều giao động lung túng. Năm 1966 cũng là thời điểm Ðồng Minh và Mỹ tại VNCH hành quân “ TÌM VÀ DIỆT DỊCH”, phá tan gần như tất cả các căn cứ, sào huyệt của VC, kể cả Cục R tại Củ Chi, Hố Bò, Tây Ninh. Trong lúc đó, QLVNCH thì đặt trọng tâm “ Bình Ðịnh Nông Thôn “, sàng lọc, khám phá những thành phần VC nằm vùng. Hai kế hoạch hành quân một lúc, cộng thêm với sự có mặt của các sư đoàn tinh nhuệ Hoa Kỳ, Ðại Hàn, Úc, Tân Tây Lan.. tại Sài Gòn cũng như các tỉnh, đã đánh bật VC ra khỏi nông thôn, thành thị.. từ lúc đó. Tóm lại, hậu quả của các biến cố chính trị khắp hậu phương miền Nam, mà trọng điểm ở Huế, Ðà Nẳng.. chỉ là sự thay đỏi sách lươc đấu tranh, giữa Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh, trước cường độ leo thang của chiến tranh, mỗi ngày một ác liệt. Nhất Hạnh khi bị Chính Phủ VNCH trục xuất ra khỏi nước, tại Pháp đã dựng đứng những câu chuyện hoang tưởng, để viết “ Hoa Sen Trong Biển Lửa “. Tuy vậy, nhà sư cũng đã tiên đoán đúng về vận mệnh của Phật Giáo VN, qua hai lần bị thiêu hủy trong biển lửa. Lần thứ nhất do lửa tham sân si của các lãnh tụ lúc đó, mờ mắt trước giấc mộng kê vàng, nên nghe lời xúi bậy của Nhất Hạnh, xây lâu đài trên cát. Lần thứ hai do chính bàn tay hủy diệt của VC và được bồi thêm bằng thùng xăng của Nhất Hạnh, mang từ Pháp về nước, trong tháng 1-2005. Lần trước, Phật Giáo VN chỉ mới rạn nức nội bộ. Lần này coi như bị hủy diệt hoàn toàn, trước bạo lực có thật của VC, chứ không phải đàn áp bịa chuyện, qua miệng lưỡi dối gian của sư ông Nhất Hạnh.

Cũng từ đó bao nhiêu thảm họa đã ập đến với hàng tăng lữ lãnh đạo Phật giáo ngay khi VC cưỡng chiếm được miền Nam . Ðầu tiên, Ðại đức Thích Như Phong bị chôn sống tại Quảng Trị ngày 17-9-1975, cho tới tình trạng các Hòa Thượng Huyền Quang, Quảng Ðộ, vào tù ra khám rồi lại bị giam lỏng đến nay, vẫn không hề thay đổi. Tóm lại, ngoại trừ một số tăng ni may mắn trốn thoát được thiên đàng xã nghĩa, tới được quê ngươì sống tự do, cơm no ấm cật, tiếp tục thuyết giảng, ngồi thiền. Hầu hết đồng bào còn lại, tan biến trong biển lửa bạo tàn, giữa lò sát sinh, hoặc tự thiêu như Ðại Ðức Thích Tuệ Hiền, cùng chết với 11 tăng ni, tại Thiền Viện Dược Sư ở Rạch Gỏi, Cần Thơ. Hay bị tra trấn cho tới chết, như Hòa Thượng Thích Thiện Minh trong tháng 10-1978, tại nhà tù của Sở Công An Sài Gòn. Riêng hai Hòa Thượng Thích Trí Thủ và Thanh Trì, thì bị đầu độc chết năm 1984 tại Bệnh Viện Vì Dân. Những hành vi tàn độc của VC, đã làm cho nhà sư Thích Ðôn Hâu mở mắt sám hối, vì bị nhiễm nọc đọc của tên đệ tử Nhất Hạnh. Hòa Thương Ðôn Hậu từ trần ngày 23-4-1992 tại Huế. Từ đó đến nay, trách nhiệm lèo lái con thuyền Phật Giáo VN, trong biển lửa VC, do hai Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Ðộ đảm nhận, tuy bị trù dập trong nước nhưng vẫn luôn ngời sáng trong tim của mọi người.

Nhưng Phật Giáo VN đã trường tồn trong dòng lịch sử dân tộc, bao đời cùng chịu chung nổi vinh nhục của đất nươc và muôn lần như một, vẫn đứng dậy đuợc, để ngất ngưởng cùng thời gian. Lần này, Phật Giáo VN đã đứng dậy, công khai đối mặt với đạn súng, mã tấu của VC, mà thời điểm mở màn cho cuộc tranh đấu là phiên tòa ngày 15-8-1995, Hà Nội mở ra để có cớ giam tù các vị lãnh đạo PG trong nước như Quảng Ðộ, Không Tánh, Nhật Ban, Trí Lực.. Sự bạo tàn vô lý bất nhân của cọng đảng, làm phẫn nộ người Việt trong và ngoài nước. Ðến nỗi 280 tăng lữ trong Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, cũng phải viết thư phản đối đảng ngày 10-9-1995. Tại Hải ngoại, năm tổ chức Phật Giáo, do các Hòa Thượng Tâm Châu. Mãn Giác, Huyền Vi, Thuyền Ấn và Hộ Giác lãnh đạo, ngày 17-9-1995, qua thảm trạng Phật Giáo VN bị VC đàn áp tiêu diệt, nên đã thề xóa bỏ hiềm khích chia phân, từ mấy chục năm qua, ngồi chung với nhau dưới bóng Phật Ðài, đặt quyền lợi của Tổ Quốc, đồng bào cùng Phật pháp trên hết.

2 Nhất Hạnh: nhà sư vô hạnh, một đời bán nước, phá đạo.
Nhà sư Thích Nhất Hạnh là một cán bộ trí vận của cọng sản đệ tam quốc tế, núp bóng trong Thiền Môn Phật Giáo Ấn Quang, cùng với đồng bọn là Ðại Ðức Nhật Thiện (Lê Mậu Chí ố công an VC Ðồng Hới), Bửu Tôn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi.. đã xúi giục Thượng Tọa Trí Quang, gây nên cuộc bạo động long trời lở đất ở Huế, đến độ phải khiên cả Bàn Thờ Phật ra đường để làm bia cho thiên hạ chê cười, từ đó đến nay và có thể muôn đời trong dòng sử Việt.

Hành động vô ích trên, chẳng những đã làm cho Phật giáo mất hết cái ý nghĩa thiêng liên, đã đạt được trong cuộc chính biến ngày 1-11-1963, mà còn khiến cho Phật Giáo VN, bị phân làm hai mãnh, đấm đá nhau không chút nương tay.

Sau khi đổ xăng châm lửa, làm khô cháy tòa sen, Nhất Hạnh qua Pháp, được Hà Nội chung tiền để lập Làng Mai. Chính trong giai đoạn này, năm 1966 nhà sư theo đơn đặt hàng của Bắc Bộ Phủ, viết “ Hoa Sen Trong Biển Lửa “, cũng như đã sáng tác bài thơ “ Bông Hồng Cài Áo “ tại rừng Tây Ninh vào năm 1961, cho Mặt Trận GPMN, kêu gọi người lính Nam VN hãy vì tình thương của mẹ, của quê làng, mà bỏ ngủ, chạy về với VC.

Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại làng Minh Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Theo tài liệu của Võ Phiến, trong “ văn học miền nam “, thì Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, còn các tài liệu khác thì nói là Nguyễn Ðình Bảo hay Nguyễn Văn Bảo. Sư chánh quán Thanh Hóa nhưng bên ngoại là làng Lê Lộc, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Năm 1942, Nguyễn Xuân Bảo mới bắt đầu đi tu nhưng đã thay đổi rất nhiều chùa ở Thừa Thiên, từ chùa đầu tiên là Bảo Quốc, tới Từ Ðàm và cuối cùng là chùa Từ Hiếu của Hòa Thượng Thích Nhất Ðịnh.

Tuy Nhất Hạnh đã tốt nghiệp Cử nhân văn khoa tại Sài Gòn năm 1959 cũng như từng được Chính Phủ VNCH, cấp học bổng sang Hoa Kỳ du học về môn “ Tôn Giáo Ðối Chiếu “ tại đại học Princeton ở tiểu bang New Jersey vào năm 1961. Nhưng nhà sư chỉ được mọi người biết tới vào năm 1964, khi xuất bản cuốn “ Ðạo Phật Ngày Nay “. Từ đó tên tuổi thường được giới văn học Miền Nam, xếp chung trong nhóm “ Thiền Vi “, của các nhà văn, trong phong trào Phật giáo thời đó như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Phạm Thiên Thư, Trụ Vũ, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ.. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, hào quang đó đã vụt tắt khỏi bầu trời văn học VN. Nguyên do vì nanh vút và nọc độc của nhà sư hổ mnag, đã công khai, bàng bạc khắp các sáng tác, từ những bài luận thuyết chính trị, tôn giáo cho tới truyện thơ, tuỳ bút.. mà nổi bật nhất vẫn là “ Hoa Sen Trong Biển Lửa “.

Tóm lại, suốt mấy chục năm qua, sư viết nhiều, in nhiều và nói cũng rất hăng. Nhưng tên tuổi của Nhất Hạnh, ngoài sự bị miệng đời bêu rếu, nguyền rủa, mỉa mai về một nhà tu bất hạnh, vô đức.. còn lại chẳng khác nào “ông bình vôi “, sống lâu lên lão làng, cùng với số phận của các tác phẩm đã xuất bản như: Ðể hiểu đạo Phật, tình người, chắp tay cầu nguyện cho bồ câu trắng hiện (1965), nẻo về cửa ý, vấn đề nhân thức trong duy thức học (1969), Văn Lang dị sử.... qua các bút hiệu Nguyễn Lang, Tâm Quán.. vẫn được nhà xuất bản Lá Bối của chính đương sự, tiếp tục in hay tái bản. Mục đích gởi tới các nhà sách để chưng làm kiểng, trên các bệ gỗ hay như tập sách mỏng “ Bông hồng cài áo “, được dùng một thứ kinh nhật tụng, trong dịp lễ Vu Lan hằng năm ở hải ngoại. Tóm lại hiện tượng múa may quay cuồng của Nhất Hạnh, từ 1965-1975 ở Nam VN cũng như một vài nơi trên thế giới, đã thưc sự kết thúc trong con mắt khinh bỉ và căm ghét của mọi người, từ sau khi Hà Nội nhuôm đỏ VN sau tháng 4-1975.

Tuy xuất thân là mộ tu sĩ Phật giáo nhưng Nhất Hạnh lại bị chi phối bởi những tư tưởng của các triết gia hiện sinh Thiên Chúa Giáo như Garbriel Marcel, Merleau Ponty và nhất là Emmanuel Mounier. Từ khi ra hải ngoại, nhà sư lại nhồi nhét thêm Tư tưởng của Thiền sư Shunryu Suzuki, trong Thiền Phái Nhật Bổn và một mớ giáo lý Phật Giáo nguyên thủy Ấn Ðộ, cộng thêm sách vở của các tông phái Thiền của Việt Nam, làm thành hệ tư tưởng Thiền Nhất Hạnh. Do ở chỗ có quá nhiều tư tưởng của nhiều người pha trộn, mới đầu thấy lạ và hấp dẫn nhưng càng đi sâu vào chi tiết, mới khám phá ra là Nhất Hạnh, đâu có khác gì Vô Thượng Sư Thanh Hải. Cả hai được tiếng thơm, do từ những đệ tử bốc rồi thả vào trong gió, để cho thiên hạ ngửi, mặc kệ khen chê .

3 Nhất Hạnh : Công Cụ Tuyên Truyền Của Việt Cộng.
Từ tháng 5-1966, Nhất Hạnh chính thức bị Chính Phủ VNCH trục xuất ra khỏi nước vì làm tay sai cho VC. Nhà sư xin tị nạn chính trị tại Pháp, lúc đó đang là thiên đàng của đám tướng tá và chính trị lưu vong của Miền Nam VN, gồm có Ðổ Khắc Mai, Vương Văn Ðông, Nguyễn Hữu Khương, Nguyễn Hữu Châu, Trần Ðình Lan, Âu Trường Thanh, Hồ Thông Minh.. được De Gaulle gom lại, lập thanh đạo quân MA, đánh phá VNCH, giúp Bắc Việt để trả thù vặt, về việc TT.Ngô Ðình Diệm, đã đuổi Pháp ra khỏi nước, đồng thời đã hữu sản hóa, tất cả tài sản của thực dân trên đất Việt.

Cũng trong tháng 5-1966, Nhất Hạnh sang nhập đảng phản chiến của Hoa Kỳ lúc đó, qua tố chức “ Fellowship for Reconciliation “ và đại học Cornell tại Nữu Ước. Trong dịp này, ngày 1-6-1966, nhà sư đã lấy 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận GPMN, rồi thêm râu ria vào, và gọi đó là 5 điểm, trong BẢN TUYÊN CÁO của Phật giáo Ấn Quang, trong đó bắt Kỳ từ chức, Mỹ rút quân, ngưng oanh tạc miền bắc và trên hết QLVNCH cũng như Ðồng Minh, phải bó tay chờ chết tại miền Nam, để chờ hòa bình. Về Pháp, năm 1967 nhà sư qua phương tiện và tiền bạc của Hà Nôi, Nhất Hạnh xuất bản “ Hoa sen trong biển lửa “, qua ấn bản Anh Ngữ “ Vietnam, Lotus in a sea of fire, a Buddist Proposal for peace “, trong đó, sư lên án Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ là độc tài, quân phiệt đàn áp Phật Giáo. Rồi xưng tụng Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, còn gọi Mặt Trận GPMN là của người quốc gia, chống nhà Ngô nhưng vẫn không quên cho biết, “ Mặt Trận “do đảng ta lãnh đạo, như lời đồng chí Lê Duẩn, đã tuyên bố chắc nịch trong kỳ đại hội đảng năm 1960.

Bốn mươi năm qua, nhà sư Nhất Hạnh cùng với người nữ phụ tá đắc lực nhất đêm ngày là Sư bà Thích Nữ Chân Không, tên đời là Fleurette Cao Ngọc Phượng, sinh tại Bến Tre, con Cao văn Móc và Elizabeth Bùi Kim Tiền, em ruột ca sĩ Cao Thái. Hiện sư ông, sư bà tạo được một tài sản kếch xù gồm Làng Hồng (Mai), ở Duras phía nam Pháp. Cũng tại đây, sư ông sư bà còn có chùa Pháp Vân ở Le Pey, chùa Từ Nghiêm ở Dieulivol và chùa Cam Lộ ở Meyrac. Tại Hoa Kỳ, sư ông sư bà có Ðạo Tràng Thanh Sơn tại Hartland, Tu viện Rừng Phong ở S.Woodstock nhưng qui mô giàu có hơn hết, vẫn là Tu Viện Lộc Uyển tại Escondido, San Diego, tiểu bang CA.

Tù năm 1942 tới nay, Nhất Hạnh như sống trong nhung lụa bạc tiền, dù thực chất là đi tu nhưng còn hơn cả triệu triệu người VN khác, trong lúc quê hương đang chiến tranh. Ði tu mà được học hành tới đại học, rồi lại được ngay TT. Ngô Ðình Diệm, chọn cho du học Mỹ. Rồi từ năm 1966 tới nay, nhà sư chỉ sống ở ngoại quốc, hết thuyết giảng tới thiền, quẩn quanh trong các làng Thiền, từ Pháp tới Mỹ, ăn chay nhưng ăn ngon, mặc nâu sồng nhưng mặc sướng và sang trọng. Như vậy, làm sao nhà sư chẳng quên hết chính đạo, để vọng ngữ, toàn tuyên bố và ăn nói bậy bạ trước đám đông ?

Là con nhà Phật, ai cũng biết minh triết của đạo, vỏn vẹn chỉ bao gồm bốn chữ khổ trong chân lý của Tứ Diệu Ðế. Ðó cũng là con đường tu trì của người Phật tử luôn biết sinh, bệnh và già đều là nỗi khổ của thế nhân, không ai có thể tránh được. Nhưng còn nỗi khổ vì tham sân si, ảo vọng, vô thường.. do chính tâm con người tạo ra, nếu không đi vào con đường bát chánh ( chánh kiến, chánh ý, chánh ngữ, chánh hành, chánh mạng, chánh tính tấn, chánh niêm và chánh định). Ngoài ra còn phải tuân theo ngũ giới như sát, dâm, tửu, đạo và ngoa ngôn. Như vậy nếu nhìn vào qui luật và giới cấm của nhà Phật, thì rõ ràng nhà sư Nhất Hạnh, từ đầu tới cuối đã phạm phải quá nhiều tội lỗi, đối với Phật Trời và con người, thì làm sao còn chỗ đứng trong cửa chùa, dù chỉ là một tín đồ bình thường, nói chi tới chuyện tự xưng là thiền sư, cao tăng hay Phật sống.

Giáo lý của Phật Giáo, luôn đối chọi với lý thuyết của Mác-Lênin, lấy vật chất làm tiêu đề và coi thuyết duy vật như một nền tảng, để đấu tranh giai cấp xã hội, triệt hạ mọi tôn giáo và hủy diệt phần tâm linh của con người. Hơn 2500 năm về trước, Ðức Phật Tổ Nhu Lai đã từ bỏ cuộc sống đế vương, cùng đời chịu chung niềm tân khổ. Ðó là một cuộc dấn thân trọn vẹn và cao cả, công khai chống lại chế độ phân chia giai cấp của đạo Bà La Môn cũng như sự tham ô tha hóa của tầng lớp tăng lữ và trên hết là những nghi lễ rườm rà đạo đức giả .

Cũng từ đó, đã có không biết bao nhiêu người noi gương dân thần cưú đời, cứu chúng sinh của Phật Tổ. Ðó là Thánh Ghandi, một đời đấu tranh không ngừng nghĩ, quyết tâm phá bỏ cho được xiềng xích, ràng buộc con người trong sự phân chia giai cấp. Kế tới là Ðúc Ðạt La Lạt Ma, qua hình ảnh chiếc áo cà sa màu vàng, đi mòn khắp các nẻo đường thế giới, để đòi lại đất nước và quyền sống cho dân tộc Tây Tạng, đang bị Trung Cộng đô hộ. Tại xã nghĩa thiên đường VN, sau ngày 30-4-1975, cũng đã có không biết bao nhiêu tăng ni Phật tử, những Tâm Châu, Huyền Quang, Quảng Ðộ, Tuệ Sỹ.. đem sinh mạng của mình ra, để thách đố với súng đạn và tù gông của VC, đòi quyến làm người, đòi tự do tín ngưỡng cho dân tộc, cũng như sự tồn vong của đất nước đang bị đảng cầm quyền đem dâng bán cho Tàu.

Cọng sản coi tôn giáo và con người là kẻ thù, rốt cục đã bị chính con người và tôn giáo hủy diệt tại Liên Xô, Ðông Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Tại Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam và Cu Ba, tôn giáo và con người, đang tiếp tục đấu tranh, để xóa bỏ hẳn một chủ nghĩa bạo tàn, dã mang, phi cầm phi thú, có một không hai, trong lịch sử của nhân loại. Thích Nhất Hạnh luôn tự xưng là đệ tử nhà Phật, nhưng lại đứng chung trong hàng ngủ của đảng cọng sản, để chống lại Phật giáo và dân tộc mình. Bởi vậy, suốt cuộc đời tu và hành đạo, nhà sư không bao giờ chịu hay nói đúng hơn là dám công khai đi trên con đường chánh đạo của một tu sĩ, mà chỉ vọng ngữ, loan ngôn, làm công cụ tuyên truyền cho đảng mà thôi.

Không phải tình cờ trong ngày 25-9-2001, khi mà Hoa Kỳ và cả thế giới đang khựng điếng, đau khổ vì bị khủng bố giết hại nhiều ngan người tại New York. Nhất Hạnh cũng là con người, lại là một nhà tu, lẽ ra phải tụng kinh sám hối trước bàn Phật, để cùng chia sẻ niềm đau và tiếng khóc của thế nhân, trước nỗi khổ sanh ly tử biệt, cho dù họ mới đây đã là kẻ thù của chính mình. Nhưng vì mang bản chất cầm thú của một tên cán bộ trí vận cọng sản, coi giết người là phương tiện để đạt cứu cánh, nên ác tăng đã làm ngược lại nhân tính của con người. Ðể chống lại kế hoạch của nước Mỹ va thế giới, đang tiến hành tiêu diệt khủng bố, nhà sư Nhất Hạnh bỏ ra 45.000 US, để đăng bài viết nhiều kỳ, trên tờ New York Times ( nguyên trang A5 và A22), vừa quảng cáo cho tên tuổi mình, đồng thời bịa chuyện, bịp xạo, mục đích làm cho người Mỹ có một cái nhìn không tốt, đối với cộng đồng người Việt tị nạn, đang sống nhờ trên đất nước họ. Một điều nực cười khác, là lúc quân đôi Hoa Kỳ và liên quân, đang tấn công Taliban để vây bắt tên trùm khủng bố Bin Laden, đang ở Afghanistan, thì chỉ có VC và Thích Nhất Hạnh, cùng lúc la làng, phản đối, với luận điệu thật là trùng ý nhịp nhàng.

Ðọc trên trang web :www.plumvillage.org, có bài phỏng vấn của Anne A Simpkinson, qua tựa đề “ What I would say to Osama Bin Laden “, được sư ông trả lời như sau: “..When We learned of the bombing of the Ben Tre village in Vietnam. Where 300.000 homes were destroyed, and the pilots told journalists that they had destroyed the village in order to save it. I was shoked, and (racked) with anger and grief.” Hỡi ơi ngao ngán thật cho người thiền sư, chỉ mới có nghe người khác nói là Tết Mậu Thân (1968), có vài du kích bắn vu vơ, thì lập tức Mỹ đem bom tới dội, tàn phá cả tỉnh Bến Tre, làm hư hại 300.000 căn nhà. Cũng vì xạo bịp quá mức, nên Nhất Hạnh cũng như nữ ký giả tờ NY.Times, được đồng bào Bến Tre và Hội ký giả VN tại Nam CA, gửi thư yêu cầu tới họp báo để làm sáng tỏ vấn đề. Tiếc thay lần đó Nhất Hạnh bận thuyết giảng và thọ giới tiếp hiện với nữ đệ tử Thích Nữ Chân không, nên vắng mặt.

Thật sự những lời của sư ông Nhất Hạnh, khi nói Mỹ giội bom phá nát tỉnh Bến Tre, làm hư 300.000 căn nhà của đồng bào, là hoàn toàn nói láo và xảo quyệt, làm xấu hổ lây tới những vị cao tăng, thánh tăng Phật Giáo đang có mặt tại hải ngoại. Nhưng biết làm gì hơn, trước một con người đã không còn nhân tính ?

Bên Tre hay Kiến Hòa, thời VNCH thuộc vùng 4 CT, diện tích 2880 km2, đất đai phì nhiêu vì được tạo thành bởi phù sa, của bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Trước năm 1975, tỉnh có dân số chừng 300.000 người, riêng tỉnh lỵ Trúc Giang có 50.000 người. Tuy mang tiếng là đất đồng khởi, thành đồng nhưng tình hình khắp tỉnh tương đối rất an ninh, ngoại trừ hai quận Mõ Cầy và Giòng Trôm vì hai điạ phương này có nhiều người tâp kết.

Theo kế hoạch tổng công kích, VC đã đồng loạt tấn công tất cả lãnh thổ VNCH, kể cả thủ đô Sài Gòn, nhân dịp hưu chiến vào những ngày Tết Mậu Thân 1968. Tại vùng 4 chiến thuât, tỉnh Kiến Hòa bị thiệt hại nặng, khi VC mở cuộc tấn công vào Thị X4 Trúc Giang, vào lúc 3 giờ sáng đêm mồng 2 rạng ngày mùng 3 Tết.

Căn cứ vào tài liệu hiện hành, ta biết tại Kiến Hòa, VC chỉ chiếm được các khu vực dân sự, thương mại. Riêng Ty Sở và Cơ Quan Quân Sự vẫn nằm trong sự kiểm soát của QLVNCH. Ðêm mồng hai Tết, người ta không biết được là VC đã vào thị xã bằng lối nào và lúc mấy giờ. Vì tới 4 giờ sáng ngày mồng ba Tết, tiếng súng giao tranh mới thật sự, nổ tại vị trí đóng quân của Pháo Ðội, đóng trong Sân Vận Ðộng. Tiếp theo VC đồng loạt pháo kích vào Tòa Hành Chánh và Bản Doanh của Trung Ðoàn 10 /SD7BB rất ác liệt, nhưng không làm gì được, vì nơi nào trong tỉnh cũng được phòng thủ rất kiên cố. Do trên sự liên lạc truyền tin, giữa Tỉnh Trưởng Kiến Hòa là Trung Tá Huỳnh văn Dư và Trung Tá Nguyễn Tường Diễn, Trung Ðoàn trưởng TRD10/SD7BB rất khả quan. Theo đó, Trung Ðoàn đã ra lệnh cho 2 TD3/10 và 4/10 đang hành quân gần đó, phải về giải toả gấp Thị Xã Trúc Giang, vào sáng mùng ba Tết.

Lúc 5 giờ sáng mồng ba Tết, Trung Tá Diễn vì lo sợ cho Pháo Ðội đóng tại Sân Vận Ðộng, nên tự mình dẩn quân đi tiếp viện, nên ông đã bị VC phục kích chết. Tuy nhiền vào lúc 10 giờ sáng ngày mồng ba Tết, hai Tiểu Ðoàn 3 và 4/10 đã vào thành phố, thanh toán hết VC tại các khu vực Hành Chánh, Tiểu Khu và Bệnh Viện Thị Xã. Nhưng trong khu vực thương mại, VC chiếm các cao ốc để cố thủ với hỏa lực rất mạnh, ngoại trừ Ðài Phát Thanh vẫn còn, vì sự chống trả của một Tiểu Ðội phòng thủ.

Buổi chiều cùng ngày, Tỉnh được hai Tiểu Ðoàn thuộc Lữ Ðoàn 2, SÐBB Hoa Kỳ đến tăng viện. Liên quân Việt-Mỹ đã mở các cuộc hành quân giải tỏa và đến ngày mồng bốn Tết, VC chém vè, bỏ lại tại trận điạ 300 xác chết và hơn 100 vũ khí đủ loại. Phía VNCH chết và bị thương 100 người. Riêng đồng bào Bến Tre có 90 chết, hơn 50 % nhà cửa trong thi xã bị hư hại, chợ Trúc Giang bị phá hủy hoàn toòn.

Tham dự trận tấn công này, VC đã sử dụng quân số gần một Sư Ðoàn (2000 người), gồm 2 Tiểu Ðoàn tân lập 3 và 4, hai Ðại Ðội Ðịa Phương , nhiều Trung Ðội Du Kích và Dân Quân. Trận chiến ác liệt vô cùng, vậy mà sư ông Nhất Hạnh dám loạn ngôn, với báo chí quốc tế, là chỉ có vài tiếng súng bắn vu vơ của du kích, thì Mỹ đã đem bom tới dội, làm nát tỉnh Bến Tre, khiến 300.000 của dân bị hủy diệt.

Trước năm 1975, Nhất Hạnh rầm rộ phản chiến, ngụy hòa, giúp Bắc Việt cưỡng chiếm được Miền Nam. Nay Nhất Hạnh lại về VN, để nối tiếp sứ mạng của một điêp viên trí vận tôn giáo, giúp Hà Nội có cớ bào chữa với thế giới, nhất là Hoa Kỳ, rằng Xã nghĩa có tự do tôn giáo, còn những thành phần Phật giáo đang tranh đấu trong nước, chỉ làm loạn mà thôi.

Do trên cũng đừng có lạ, khi thấy Ðảng đối xử thật là hết mực với sư ông, sư bà và các sư tăng chúng, từ khi vừa bước chân xuống sân bay Nội Bài ngày 12-01-2005. Ngoài việc huy động cả binh đoàn sư ni quốc doanh ra tiếp đón, có hoa rắc cho thơm mặt, có phóng viên tới phỏng vấn rồi phóng ngay lên ngay mạng quốc tế, để người Việt tị nạn ta hết hồn. Sư cũng được đảng cho phép đi thuyết giảng khắp nơi và được tiếp xúc với cả mọi người, kể cả báo chí ngoại quốc.

Lần trước Nguyễn Cao Kỳ về VN bị đồng bào chửi rủa thậm tê, dù thực chất là hắn chỉ về để làm Má Chín kiếm cơm. Lần này Nhất Hạnh cũng về VN, để truyền pháp trong thời gian ba tháng, nhưng dư luận lại im re. Thật sự dư luận không đề cập tới hay chỉ làm công việc thông tin, là vì đối với nhà sư này, ai cũng đã chạy mặt vì sự trơ trẽn, có một không hai trên trái đât, nên đâu có ai thèm lưu ý tới chuyện ruồi bu của cao tăng, ngoài cái đám đệ tử no cơm ấm cật lại thiền. Hơn nửa, ai cũng biết tại Xã Nghĩa mấy năm qua, đảng đã học theo sách lươc của thực dân Pháp, dùng đồng bóng vàng mã sự mê tín dị đoan để hủ hóa đạo Phật. Ðồng thời mở nhiều Trung Tâm Thiền, để mọi người ham nhập định, mà không còn chống đối Ðảng. Dù khắp VN ngày nay đã có nhiều chùa, trung tâm thiền nhưng nếu cho sư ông sư bà Nhất Hạnh, mở thêm vài nơi nửa, cũng đâu có hại gì cho Phật giáo quốc doanh. Mấy năm trước Thích Thanh Từ được đảng cho công du ra hải ngoại truyền thiền, thì nay Nhất Hạnh về giao lưu, quả là ngón đòn độc, chỉ có VC mới nghĩ tới. Nhưng độc thì có độc mà ngu vẫn ngu, vì hiện nay đối với người VN, những tên Kỳ, Nhất Hạnh.. chỉ còn làm hề trên sân khấu đời, cho thiên hạ bật cười chút chút, sau một ngày lao động chết xác, thế thôi !

Hãy học gương của Giám Mục Ngô Ðình Thục, trước phút lìa đời, đã biết ăn năn sám hối, nên được Tòa Thánh hồi phục lại chức sắc cũng như tình cảm, nên người đã thanh thản trở về với cát bụi. Nhà sư Nhất Hạnh, không lẽ nhờ thiền mà lột da sống đời như Bàn Cỗ, Lã Vọng. Thôi hãy buông con dao đồ tể, từ bỏ thiên đường VC, mà trở về với chánh đạo. Ngươi VN vốn hiền hòa nhân ái, Phật giáo cũng hỉ xả từ bi, sẽ mở rộng vòng tay đón nhận một kẻ lạc lối lầm đường, khi đã biết ăn năn hối ngộ.
Chuyện “Ôn Già Lam” (Lữ Giang)
Tú Gàn

Hiện nay đang có những sự tranh chấp khá gay cấn giữa các nhóm trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thường được gọi là Giáo Hội Ấn Quang. Nhóm “Thân Hữu Già Lam” đang bị Thượng Tọa Thiện Hạnh, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống của Giáo Hội Ấn Quang, lên án “vì một vài ý kiến bất đồng nào đó mà xây lưng lại với Giáo hội và vận động người khác chống lại Giáo hội, cô lập hai vị Hòa thượng đang lãnh đạo Giáo hội...” (Văn thư đề ngày 8.9.2007).

Quá trình lịch sử cho thấy đây là “chuyện dài muôn thủa” trong nội bộ của Giáo Hội Ấn Quang. Sự tranh giành quyền lực và sự bất đồng về đường lối cũng như chiến thuật giữa các nhóm tuy có khác nhau trong từng giai đoạn, nhiều khi đưa tới những cuộc chiến đẩm máu, nhưng tham vọng theo đuổi vẫn là một: Tiến tới thống lãnh Phật Giáo Việt Nam để từ đó tiến tới thống lãnh đất nước dưới chiêu bài “Phật Giáo và Dân Tộc”. Đây là vấn đề sẽ được chúng tôi bàn đến sau.

Hôm nay, nhân Thượng Tọa Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống tố cáo đích danh nhóm “Thân Hữu Già Lam”, nên chúng tôi xin đưa ra ánh sáng một sự kiện lịch sử rất quan trọng mà chúng tôi tin đã tác động mạnh trên tiến trình “Hoàn – Giải – Đoạn Nghiệp” của Ôn Già Lam và Giáo Hội Ấn Quang từ trước đến nay cũng như trong tương lai.

VÀI NÉT VỀ “ÔN GIÀ LAM”
Hòa Thượng Thích Thủ tên thật là Nguyễn Văn Kính, pháp danh Tâm Như, pháp hiệu Thích Trí Thủ, sinh ngày 1.11.1909 tại làng Trung Kiên, tổng Bích Xa, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 1926, khi được 17 tuổi ông xuất gia thọ giáo với Hòa Thượng Viên Thành tại chùa Trà Am, Huế. Năm 1929, khi được 20 tuổi, ông được thọ giới Tỳ Kheo tại chùa Từ Vân ở Đà Nẵng. Năm 1942, ông được Giáo Hội Tăng Già Thừa Thiên bổ nhiệm trú trì chùa Báo Quốc, v.v.

Năm 1960, Thượng Tọa Trí Thủ đã vào Sài Gòn tạo mãi một khu vườn tọa lạc tại số 498/11 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, và lập một ngôi chùa lấy tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 đổi thành Quảng Hương Già Lam (Quảng Hương là tên một học tăng đã tự thiêu năm 1963 để chống ông Diệm). Từ đó, Hòa Thượng Trí Thủ được gọi là “Ôn Già Làm” (Gọi theo kiểu người Huế để tỏ vẻ tôn kính). Trong thuật ngữ Phật Giáo, GIÀ LAM (Samghàràma) có nghĩa là Chúng viên, tức vườn sân nơi tăng chúng ở và đây cũng là một danh từ chung để chỉ các chùa chiền.

Về nhóm “Thân Hữu Già Lam”, Thượng Tọa Thiện Hạnh cho biết ở Tu Viện Quảng Hương Già Lam, cách đây một năm, đã hình thành một nhóm có tên gọi "Thân Hữu Già Lam". Thành viên có trên dưới 40 vị, gồm các Tu sĩ, Cư sĩ, Cư sĩ tu xuất. Các vị sinh hoạt dưới dạng Tăng già, chưa dám đứng hẳn vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo Hội Nhà Nước) năm 1981. Các vị quyên góp tiền gây quĩ xây dựng Đại Học, Thư Viện, Hội Trường, làm Văn Hóa Giáo Dục Phật Giáo. Đứng đầu nhóm có GS TS Lê Mạnh Thát, và học giả Thượng Tọa Thích Tuệ Sĩ. Thượng Tọa còn cho biết ông có đọc nội dung biên bản cuộc họp của các vị "Thân Hữu Già Lam" ngày 23.8.2006. Như vậy, theo Thượng Tọa Thiện Hạnh, nhóm “Thân Hữu Nhà Lam” đang tiến tới “hợp tác” hay sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước.

Tiểu sử của “Ôn Già Lam” cho biết trong cuộc đời “Ôn” đã có nhiều công trình cống hiến cho Phật Giáo, nhưng chúng tôi thấy có hai biến cố do “Ôn” thực hiện đã làm biến đổi cả cuộc đời “Ôn” và vận mệnh của Giáo Hội Ấn Quang:

Biến cố thứ nhất: Năm 1963, “Ôn” được Thượng Tọa Trí Quang cử ra Huế phát động phong trào tranh đấu ở đây với hai vụ nổi tiếng, đó là vụ hạ sát Sa Di Thanh Tuệ ở chùa Phước Duyên và vụ hỏa thiêu Thượng Tọa Tiêu Diêu ở chùa Từ Đàm. Hai vụ này đã được chính phủ Ngô Đình Diệm trình cho Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc, nhưng khi hồ sơ đang được dịch ra tiếng Anh thì cuộc đảo chánh đã xẩy ra.

Biến cố thư hai: Năm 1981, “Ôn” đã nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang, đem giáo hội này sát nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước và “Ôn” được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của giáo hội này. Đây là biến cố đã làm Giáo Hội Ấn Quang bể ra thêm nhiều mảnh.

Trong “Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh”, Đức Phật có giảng cho Thủ Ca Trưởng Giả: “Tất cả chúng sinh đều bị trói buộc vào NGHIỆP, đều nương tựa vào NGHIỆP, và tùy theo NGHIỆP mà chuyển vần.” Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin tường thuật lại những nét chính của vụ Sa Di Thanh Tuệ để giúp chúng ta suy nghĩ về luật nhân quả của nhà Phật.

CHỈ THỊ CỦA THÍCH TRÍ QUANG
Theo bản “Tổng Kết Nội Vụ Phật Giáo, Phúc trình tối mật số 10364/CSĐB/4M ngày 21.10.1963” của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, sau khi có thông cáo chung giữa Ủy Ban Liên Bộ và Ủy Ban Liên Phái, tình hình ở Huế dịu xuống, vì quần chúng mệt mỏi và mục tiêu đấu tranh quá trừu tượng nên họ không tham gia sôi nổi như lúc đầu nữa. Họ ít đến các chùa có tuyệt thực và các cuộc rước di ảnh Thầy Quảng Đức thường chỉ có đàn bà và trẻ con tham dự. Do đó, các nhà lãnh đạo đấu tranh ở Huế đã tìm cách khấy động lại bằng những vụ tự thiêu ngay tại Huế để gây xúc động trong giới Phật tử và đưa phong trào lên cao. Việc hạ sát Si Di Thanh Tuệ tại một ngôi chùa hẻo lánh rồi hô lên “tự thiêu” cũng nằm trong kế hoạch đó. (tr. 18).

Người được Thích Trí Quang phái ra Huế để lo đẩy mạnh phong trào đấu tranh đi lên, đó là Thượng Tọa Thích Trí Thủ. Ông vốn là người hiền lành, nhưng hành động theo mệnh lệnh của hai thành phần quá khích và cực đoan là Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh, nên đã đưa bản thân ông cũng như Giáo Hội Ấn Quang vào vòng chuyển luân của nghiệp báo khá cay nghiệt.

Phúc Trình Cảnh Sát nói trên có ghi nhận rằng khi lấy lời khai của Đại Đức Thích Chánh Lạc, Đại Đức này cho biết Thượng Tọa Thích Trí Quang có nhờ ông giao cho Thích Trí Thủ một lá thư. Cuối lá thư có câu: “Đã chiến đấu tức là chấp nhận sự hy sinh, mà đã không dám hy sinh thì đừng cản trở người khác hy sinh.” (tr. 41).

NHỮNG LỜI TƯỜNG THUẬT
Sa Di Thanh Tuệ tên thật là Bùi Huy Chương. sinh năm 1946 tại xã Ba Khê, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình có 5 anh chị em và Sa Di là con thứ tư. Thanh Tuệ đã xuất gia cầu pháp năm 1960 tại chùa Phước Duyên, xã Hương Long, quận Hương Điền, Thừa Thiên (gần chùa Thiên Mụ).

Trong cuốn “Công cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam tranh từ Phật Đản đến Cách Mạng”, Quốc Tuệ đã kể lại chuyện “tự thiêu” của Sa Di Thanh Tuệ như sau:

“Khác với Hòa Thượng Thích Quảng Đức và Đại Đức Nguyên Hương tự thiêu tại những nơi đô hội, náo nhiệt, Thầy Thích Thanh Tuệ, tức Bùi Huy Chương, 17 tuổi, lại tự thiêu tại một miền núi hẻo lánh. Bởi vậy, khi mọi người biết được thì chính quyền địa phương đã huy động nhân viên công lực áo ạt tới bao vây chùa Phước Duyên để giành thi hài hầu làm mất tông tích...

“Ngay chiều hôm Đại Đức Thích Thanh Tuệ thiêu thân, 13.8.63, từ Huế, Thượng Tọa Thích Trí Thủ đã đánh điện vào Sài Gòn yêu cầu Ủy Ban Liên Phái can thiệp với chính phủ Ngô Đình Diệm để chính quyền địa phương trao trả thi hài Đại Đức Thanh Tuệ cho Phật Giáo đồ mang về chùa Từ Đàm làm lễ an táng.” (tr. 346 – 347).

Theo tài liệu, chú tiểu (ở Huế gọi là Điệu) Thanh Tuệ chỉ mới thọ giới Sa Di chứ chưa thọ giới Tỳ Kheo, nên không thể gọi là Đại Đức được. Nhưng nhóm Phật Giáo đấu tranh đã tự động thăng cấp cho chú sau khi hạ thủ!

SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO?
1.- Một báo cáo tổng quát: Một viên chức quê ở xã Hương Long, quận Hương Điền, nơi Sa Di Thanh Tuệ “tự thiêu”, lúc đó đang là một viên chức cao cấp ở Huế (cấp bậc Quận Trưởng) và là một Phật tử, đã cho biết:

Sau khi được phái đi mở cuộc điều tra về vụ chú tiểu Thanh Tuệ “tự thiêu”, một mật báo viên đã làm cho ông Tỉnh Trưởng Thừa Thiên một bản báo cáo có nội dung đại khai như sau: Khoảng 1 giờ sáng 13.8.1963, một toán thanh niên Phật Tử ở làng Xuân Hòa (làng kế cận), mặc thường phục, đến chùa Phước Duyên thuộc xã Hương Long, quận Hương Trà, mời chú tiểu Thanh Tuệ, 17 tuổi, học sinh Trường Bồ Đề, Huế, ra trước sân chùa để nói chuyện. Chú tiểu vừa ra khỏi cửa chùa thì đám thanh niên này xông tới, lôi ra một góc bên sân chùa và đánh đập. Chú ấy la lớn cầu cứu. Bà vải Cao Thị Đỏ đang ở trong chùa, nghe tiếng kêu liền chạy ra, nhưng bị toán thanh niên này chận lại. Sau đó, thầy trù trì chùa Phước Duyên là Thích Đảnh Lễ, thường gọi là Thầy Phú (Nguyễn Đức Phú), đã bỏ trốn khỏi chùa.

Viên chức này cho biết, khi Thiếu Tá Nguyễn Mâu được cử đến làm Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, có ra lệnh tầm nả Thầy Phú. Tuy nhiên, theo viên chức này, Thầy Phú không hay biết gì về chuyện chú tiểu Thanh Tuệ bị đốt cháy, nhưng sợ bị liên lụy nên bỏ trốn. Thầy Phú đã từng bị Việt Minh bắt năm 1952 vì nghi thân Tây. Chùa Phước Duyên lại giữ tư thế độc lập, không gia nhập Tổng Hội Phật Giáo ở chùa Từ Đàm.

Trước tình trạng bất thường đã xẩy ra, chiều 13.8.1963, Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, Tổng Trấn Thừa Thiên - Huế, đã ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn thành phố Huế và các vùng phụ cận.

2.- Ghi nhận của ông Quận Trưởng Hương Trà: Ông Quận Trưởng Hương Tràø lúc đó đã cho biết như sau: “Mờ sáng hôm đó (13.8.1963), tôi chợt thức giấc, mở cửa phòng, đi ra đứng trước cửa hiên quận đường Hương Trà, đóng gần chợ Bao Vinh... Tôi thấy con đường trước quận có nhiều người đi khác thường. Tôi ra dò hỏi thì được trả lời là lên chùa Phước Duyên làm Phật sự...”

Ông liền vội gọi tài xế lấy xe Land Rover chở ông lên chùa Phước Duyên cách quận đường khoảng 5, 6 cây số. Qua khỏi trụ sở xã Hương Long, ông thấy người đi lại rất tấp nập. Khi ông đến cổng chùa Phước Duyên thì thấy có nhiều thanh niên mặc đồng phục gia đình Phật tử đứng giữ của. Họ không cho ông vào. Ông cho biết ông là Quận Trưởng Hương Trà, phần đất này thuộc nhiệm vụ kiểm soát của ông, nên không ai có quyền ngăn cản không cho ông vào. Ông liền lấy tay gõ vào cửa ầm ầm. Một lát sau cửa mở, ông thấy Thượng Tọa Thích Trí Thủ, nhưng không có thầy trù trì chùa Phước Duyên. Ông ngạc nhiên hỏi:
- Thượng Tọa ở chùa Từ Đàm sao lại qua đây và Thầy trụ trì Phước Duyên đâu rồi?

Thượng Tọa Trí Thủ thủng thỉnh trả lời:
- Vì thầy có việc vắng chùa nên tôi phải qua lo Phật sự thế vài bửa.

Ông hỏi Thượng Tọa có việc chi mà Phật tử về đông vậy. Thầy trả lời:
- Có chú tiểu vừa tự thiêu.

Ông hỏi lại:
- Tôi một lòng tôn trọng tự do tôn giáo và hết sức chấp hành thông cáo chung, thì tại sao phải tự thiêu?

Thượng Tọa ôn tồn trả lời:
- Thì có ai nói tại ông Quận mô?

Ông ngỏ ý muốn đi xem. Thượng Tọa Trí Thủ liền dẫn ông vào sân chùa có lát gạch, có chiều dài bằng chiều của chính diện và chiều ngang khoảng 10 thước. Ở gốc phải sân, sát mấy cây lựu, một xác người trần truồng, nằm nghiêng bên trái, chèo queo, đầu quay về phía vườn, chân quay về phía chùa, hai tay công chụm và hai chân khép co lên.

Xéo phía chân của xác khoảng 1 thước, có một cái đèn dầu nhỏ đang cháy leo lét. Cách xác khoảng vài bước, có một khoảng đất rộng được rãi cát mới, một nửa trên sân gạch và một nửa trên đất vườn. Ông quan sát kỹ xác chết thì không thấy dấu vế cháy ở đâu cả. Ông quay lại hỏi Thượng Tọa Trí Thủ:
- Thượng Tọa qua đây khi mô?

- Mới khi hôm.

- Ai để cây đèn dầu đây chi vậy?

- Thì chú ấy chứ ai. Chú dùng cậy đèn để châm lửa tự thiêu sau khi tự tưới lên mình cả mấy lít xăng.

Ông Quận Trưởng đã đảo mắt quanh sân để xem thùng xăng ở đâu, nhưng không thấy. Ông chỉ vào đám cát mới ở góc sân chùa và hỏi Thượng Tọa Trí Thủ:
- Rứa còn đám cát ni?

Thượng Tọa trả lời:
- Có chút máu loang ra đó, cho nên các em Phật tử phải phủ cát đi cho dễ coi.

Ông Quận Trưởng xin đi coi nơi ở của chú tiểu. Thượng Tọa Trí Thủ dẫn ông lên hiên chùa và đi đến cuối chính diện, ở đó có một phòng nhỏ khoảng 7 hay 8 mét vuông, có một cửa sổ mở ra sân chùa. Ông thấy ở một góc có cái giường gổ nhỏ trải chiếu bông, mùng gối xếp rất gọn gàng. Truớc cửa sổ là một cái bàn rộng, có nhiều sách và vỡ, trong đó có một cuốn sách toán lớp đệ tứ đang mở ra trên bàn. Sau đó, ông được kể lại, chú mới thi hỏng trung học phổ thông kỳ một và đang học để thi kỳ hai. Ông hỏi thầy Trí Thủ: “Chú có để lại thư từ gì không?” Thầy Trí Thủ lắc đầu.

Tuy nhiên, sau này “sử đấu tranh” của Phật Giáo có in lại 4 bức thư của “Đại Đức” Thanh Tuệ, được nói là tìm thấy 4 ngày sau khi Thích Thanh Tuệ “tự thiêu”: Một gởi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một gởi cho toàn thể Tăng Ni tín đồ Phật giáo Việt Nam, một gởi cho hai thầy Bổn sư và toàn thể đạo hữu chùa Phước Duyên, và một gởi cho thân phụ cùng thân quyến. Trong thư gởi Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo nhờ chuyển đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, “Vị Tổng Thống Thiên Chúa Giáo tại Sài Gòn”, Sa Di đã yêu cầu “chấm dứt mọi tình trạng khủng bố và áp bức Phật Giáo” và “Triệt để không cho bà Ngô Đình Nhu lên đài phát thanh tiếng nói Việt Nam Cộng Hòa để nhục mạ Phật Giáo bằng cách báng bổ Hòa Thượng Thích Quảng Đức...”, v.v.

Khi cùng với Thượng Tọa Trí Thủ ra trước sân chùa Phước Duyên, nơi có đông người, ông Quận Trưởng có nói lớn tiếng với Thượng Tọa Thích Trí Thủ để mọi người cùng nghe:

“Cái chết này bất thường, phải lập biên bản kỷ càng để khỏi lôi thôi về sau. Tôi về xin Biện Lý Tòa Án lo việc này ngay. Vậy xin thầy nhớ kỷ một điều là để nguyên hiện trường cho đến khi lập xong biên bản...”

Thượng Tọa Trí Thủ vổ nhẹ vai ông và nói: “Ông Quận cứ yên trí, không ai đụng chi mô.”

3.- Ghi nhận tiếp theo của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên: Sáng 13.8.1963, Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên được báo tin có tự thiêu tại chùa Phước Duyên, cũng đã phái nhân viên đến mở cuộc điều tra, nhưng lúc đó hiện trường đã có nhiều thay đổi. Bản phúc trình của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên cho biết như sau:

“Ngay sau khi được tin cấp báo có vụ hỏa thiêu, Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên đã phái nhân viên lập tức đến tại chỗ mở cuộc điều tra thì tại phạm trường đã có một số đông Phật tử đứng canh gác xung quanh, lại có rào dây thép gai làm vòng đai ngăn chận việc đến gần tử thi nạn nhân.

“Quan sát kỹ phạm trường, nhân viên hữu trách có những nhận xét như sau:

- Thi thể nạn nhân nằm ở ngay phía trong cửa chính vào chùa tai chỗ có rác, đất đai bị dẫm đạp và bới lộn lên chứng tỏ lúc nạn nhân bị thiêu đã có nhiều người ở đó, và phạm trường sau đó đã được sửa dọn lại để đánh lạc hướng điều tra của nhà chức trách.

- Cạnh thi thể nạn nhân có một cái thùng tròn còn hôi mùi xăng trên còn chiếc đèn dầu hôi nhỏ.

- Thi thể nạn nhân được đắp lại bằng một lá cờ Phật Giáo.

- Ngoài số Phật tử canh gác còn có mấy sư sãi đứng ở trong vòng đai, có cả máy phóng thanh và máy chụp hình.

- Phía trong chùa có một toán phụ nữ mang băng vàng ở ngực lo việc tiếp tế nước.

- Bốn bao thư do nạn nhân để lại (thư gởi Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, thư gởi hai thầy và đạo hữu Phước Duyên, thư gởi cha mẹ nạn nhân) viết bằng chữ in, không gióng mặt chữ ở các vở học của nạn nhân.

- Trong đêm xẩy ra án mạng chủ tự chùa Phước Duyên là ông Nguyễn Đức Phú, pháp danh là Thích Đảnh Lễ vắng mặt tại chùa.” (PTCS tr. 42).

Như vậy, từ khi ông Quận Trưởng Hương Trà ra đi đến khi nhân viên Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên đến khám xét, hiện trưởng đã có hai sự khác biệt quan trọng sau đây:

Khác biệt thứ nhất: Cảnh sát thấy cạnh nạn nhân có thêm một cái thùng tròn còn hôi mùi xăng. Trước đó, khi ông Quận Trưởng Hương Trà đến khám xét, ông không hề thấy cái thùng xăng này. Trên người nạn nhân cũng không có vết cháy nào. Thế nhưng, khi cảnh sát khám xác nạn nhân, lại thấy có vết cháy nám ở vai. Nhà chức trách nghi ngờ rằng sau khi ông Quận Trưởng lên tỉnh trình nội vụ, có người đã đem xăng tới tưới vào vai nạn nhân và đốt để chứng tỏ nạn nhân đã tự thiêu chứ không phải bị đánh chết. Vã lại, dù nạn nhân có tự thiêu thật, với những vết cháy nám đó cũng không đủ để khiến nạn nhân chết. Tóc tai và mặt mày của nạn nhân vẫn còn nguyên vẹn. Phần dưới của cơ thể nạn nhân không có dấu cháy nào.

Khác biệt thứ hai: Có thêm 4 bức thư được nói là do nạn nhân để lại, nhưng khi so tự dạng lại thấy chữ trong 4 bưc thư không giống chữ trong các vở của nạn nhân.

QUYẾT ĐỊNH CỦA TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ
Ông Quận Trưởng Hương Trà cho biết hôm đó khi ông mới về Quận và ra lệnh triệu tập cuộc họp thì được lệnh đến họp ngay tại Tòa Đại Biểu Chính Phủ. Khi đến họp, ông thấy hình như các cấp lãnh đạo chính quyền ở Huế đã được báo cáo về mọi chi tiết rồi. Ông Nguyễn Xuân Khương, Tổng Giám Đốc Điền Địa, mới được bổ nhiệm làm Đại Biểu Chính Phủ tại Trung Nguyên Trung Phần hôm 1.6.1963, đã hỏi ông: “Trung Úy tính như thế nào?” Ông Quận Trưởng trả lời: “Xin chờ Biện Lý lập biên bản xong đã. Đây là một chú tiểu vị thành niên, tự thiêu mà không có bút tích gì để lại cả...” Ông nói chưa dứt lời, Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí đã nói ngay:
- Chết rồi thì chôn, chôn tại chỗ.

Ông Quận Trưởng:
- Nếu các thầy không chịu mà đòi chôn ở nghĩa trang thì sao?

Thiếu Tướng Trí:
- Không được! Để biến thành biểu tình a?

Ông Quận Trưởng:
- Thì bắt mấy thầy ký giấy...

Thiếu Tướng Trí:
- Anh tin được họ sao? Thôi, không nói dài dòng, tôi nhắc lại: Chôn tại chỗ, ngay trong khuông viên chùa. Đó là lệnh!

Đại Tá, Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân Đoàn 1 kiêm Tư Lệnh Biệt Khu 11, kiêm Tổng Trần Thừa Thiên – Huế, mới được thăng Thiếu Tướng ngày 12.7.1963.

THƯỢNG TỌA TRÍ THỦ THẤT HỨA
Ông Quận Trưởng trở lại chùa Phước Duyên, nhưng khi vừa đến cầu Bạch Hổ thì được Xã trưởng Hương Long cho biêt chùa đã di quan ra đồng theo hướng chùa Linh Mụ. Ông tìm gặp Thượng Tọa Trí Thủ và thét lớn:
- Thầy nói láo, thầy gạt tôi, thấy hứa với tôi là để yên mọi thứ cho tòa lập biên bản, sao giờ này quan tài đã ra nằm đây?

Thầy Trí Thủ trả lời:
- Nói là nói vậy, chứ tôi nghĩ quan hôn tương tế, có chi mà phải rắc rối. Cũng nóng lòng muốn chôn cất sớm...

Ông Quận Trưởng gắt gỏng:
- Thầy nói rứa mà nghe được! Tôi đã nói với thầy đây là cái chết bất thường của một thiếu niên, phải lập biên bản kỷ lưỡng mà.

Thầy Trí Thủ nổi quạu:
- Vậy chừ ông Quận muốn sao?

Ông Quận Trưởng nói:
- Thầy có cả ngàn người, tôi chỉ có hai thầy trò. Thầy cho trói thầy trò tôi lại, quăng ở lề đường, rồi thầy muốn làm chi cứ làm mau lên.

Thầy nói nhỏ nhẹ hơn:
- Bậy nào! Làm vậy sao được!

Cuối cùng, theo đề nghị của ông Quận Trưởng, Thượng Tọa Trí Thủ đồng ý đi gặp ông Tỉnh Trưởng và ông Đại Biểu Chính Phủ để trình bày yêu cầu của Thượng Tọa.

Khi Thượng Tọa Trí Thủ vừa ra đi, ông Quận Tưởng gọi máy về Thiểu Khu Thừa Thiên – Huế trình bày tình hình và xin tăng cường ngay hai đại đội vận quân phục tác chiến nhưng không vũ khí. Trong lúc Thượng Tọa Trí Thủ chưa trở lại, Tiểu Khu đã cho 6 chiếc xe GMC chở lính đến. Ông Quận Trưởng liền cho dùng số quân xa và binh sĩ này làm thành một hàng rào cản, không cho đưa thi hài nạn nhân ra đường cái.

Theo phúc trình của Cảnh Sát Thừa Thiên, Hiến Binh đã được phái đến hợp với các viên chức của Quận Hương Trà lập biên bản vi bằng. Hiến Binh yêu cầu để thi hài nạn nhân lại ngay chỗ cũ để chờ khám nghiệm, các thầy không chịu, họ nhất định tẩm liệm ngay để đưa về chùa Từ Đàm. Hiến Binh đòi tịch thu tang vật, trong đó có các bức thư được gọi là “lưu bút” của nạn nhân, các thầy cũng từ chối không giao.

Tuy nhiên, khi quan tài được đưa ra gần chùa Linh Mụ, cách phạm trường khoảng 1 cây số rưỡi thì bị chận lại và được yêu cầu đưa về chỗ cũ, nhưng các thầy không nghe và tự động đặt trong một vườn hoang gần chùa Linh Mụ. (PTCS tr. 20).

Trong khi đó, Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí đã cho trực thăng bốc người anh ruột của chú tiểu Thanh Tuệ tên là Bùi Câu, một trung sĩ VNCH đang đóng ở Quảng Ngãi, đưa về Huế. Lúc 5 giờ chiều, khi Thầy Trí Thủ đã trở lại, trung sĩ này được đưa đến hiện trường, cầm loa nói lớn, đại khái như sau: Em tôi đã chết, nhưng các thầy không đồng ý đề nghị của chính quyền và chính quyền cũng không đồng ý với các thầy về việc chôn cất. Chỉ có em tôi là tội nghiệp. Em tôi đã chết thảm mà còn bị đưa ra quăng đường quăng sá, nên tôi xin cho gia đình được lãnh em tôi về. Nếu các thầy không hoan hỉ chấp thuận, tôi sẽ xin cấp chỉ huy và đồng đội giúp tôi để chấm dứt tình trạng đau đớn này.

Thầy Trí Thủ đứng dậy trả lời đại khái rằng chủ tiểu Thanh Tuệ một khi đã xuất gia thì là con chùa, con Phật. Gia đình không còn bổn phận hay quyền hành gì với họ nữa. Phương chi anh chỉ là một người anh đang ở lính, xa nhà. Anh về đi, đừng quấy rầy chúng tôi nữa.

Vào lúc 18 giờ cùng ngày, một Hội Đồng gồm các viên chức sau đây đã đến tại chỗ đặt quan tài:

- Ông Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Huế.

- Ông Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh Thừa Thiên.

- Bác Sĩ lý khám Nguyễn Văn Đệ.

- Ông Quận Trưởng Quận Hương Trà

- Ông đại diện xã Hương Long,

Họ yêu cầu chuyển thi hài nạn nhân về lại chùa Phước Duyên, nơi xẩy ra án mạng, để bác sĩ khám nghiệm tử thi, nhưng các sư sãi không chịu. Sau đó, Hội Đồng đã lập biên bản vi bằng tuyên bố bất lực. (PTCS tr. 20).

CUỘC HÀNH QUÂN CHỚP NHOÁNG
Thấy hai bên giằng co nhau, các Phật tử bỏ ra về khá nhiều, đến sáng hôm sau còn không đến một nữa.

Từ sáng 14.8.1963, Trung Sĩ Bùi Câu, anh của chú tiểu Thanh Tuệ, và một số thân nhân, thay mặt ông Bùi Dư, thân phụ của nạn nhân, đã đến Tòa Hành Chánh và Biện Lý Cuộc Thừa Thiên, xin chính quyền can thiệp để cho họ nhận lãnh thi hài của nạn nhân đem về nguyên quán chôn cất, vì ông Bùi Dư đã bị mất tích từ sáng 13.8.1963.

Khoảng 10 giờ sáng cùng ngay, Tiểu Khu Quảng Trị đã cho 2 xe du lịch chở thân nhân của chú tiểu Thanh Tuệ, hai xe jeep trần chở bàn thờ Phật, bài vị và bát nhang, một xe hồng thập tự để chở quan tài và 2 xe GMC chở một trung đội đi theo hộ tống, tiến thẳng vào nơi đang để thi hài của chủ tiểu Thanh Tuệ. Vì kế hoạch hành quân đã được Tướng Trí thiết lập rất hoàn chỉnh, nên việc đưa thi hài chú tiểu Thanh Tuệ về quê ở Quảng Trị đã được tiến hành một cách quá nhanh chóng và tốt đẹp. Sau khi đoàn xe tang đã đi một khoảng xa, mới có tin loan báo rằng Quân Đội đã cướp thi hài thầy Thanh Tuệ đưa về cây số 17 (An Lỗ) cho lính tập cận chiến!

ĐỀU COI LÀ “NGHIỆP VẬN”?

Sau âm mưu dùng xác Sa Di Thanh Tuệ để tổ chức cầu siêu và biểu tình chống chính phủ bị thất bại, “Ôn Già Lam” quyết định làm một vụ thứ hai tại ngay chùa Từ Đàm, đó và vụ hỏa thiêu Thượng Tọa Tiêu Diêu đêm 16.8.1963. Chúng tôi sẽ tường thuật vụ án này sau.

Trong Thông Cáo Chung giữa Hòa Thượng Tâm Châu và Hòa Thượng Hộ Giác đề ngày 26.6.1994, hai bên “đối thủ” đồng tuyên bố: “Đối với những sự việc xẩy ra trong quá khứ, đều coi là NGHIỆP VẬN của cá nhân, của tổ chức chung chịu và đến giờ phút này đều hỷ xả tất cả.” Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Tiến trình giải thoát đòi hỏi phải Hoàn Nghiệp và Giải Nghiệp rồi mới Đoạn Nghiệp. Trong khi Nghiệp cũ chưa Hoàn và Giải, Nghiệp mới lại được tạo ra thêm, làm sao Đoạn Nghiệp được? Vì thế, sẽ còn Pháp Nạn dài dài, kể cả hậu Cộng Sản!

Một số người tin vào luật quả báo của nhà Phật cho rằng “Ôn Già Lam” có trách nhiệm nặng nề trong cái chết của chú tiểu Thanh Tuệ, nên về sau “Ôn” và Giáo Hội Ấn Quang đã phải lãnh nhận luật quả báo khá thê thảm: “Ôn” đem Giáo Hội Ấn Quang sát nhập vào Giáo Hội Nhà Nước và được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự của giáo hội này. Tuy nhiên, nhà cầm quyền chỉ dùng ông một thời gian rồi loại. Khi “Ôn” đang ở chùa Già Lam thì được Công An mời đến trụ sở của Mặt Trận Tổ Quốc và cho nghe một cuốn băng ghi tiếng nói của một tăng sinh bị bắt khai về các hoạt động của một tổ chức chống chính quyền tại chùa Già Lam... Khi trở về, “Ôn” tỏ ra buồn phiền, ói ra máu, rồi lâm trọng bệnh nên được đưa vào bệnh viện Thống Nhất (Vì Dân cũ) ở Saigon. “Ôn” đã qua đời tại đây ngày 2.4.1984, thọ 76 tuổi.

Nếu đúng như sự tường thuật của Thượng Tọa Thiện Hạnh, nay nhóm “Thân Hữu Già Lam” cũng đang bắt chước Thầy mình, lăm le hợp tác với Cộng Sản. Có thể đây chỉ là “chiến thuật tiêu lòn” của nhòm này, định lợi dụng Phật Giáo Quốc Doanh để xây dựng cơ sở cho nhóm họ rồi sau lật lại thế cờ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy các nhóm Phật Giáo Ấn Quang không bao giờ qua mặt được CIA và Cộng Sản. Tổ chức này luôn bị CIA và Cộng Sản biến thành công cụ.

Wait and See!

Wednesday, November 26, 2008

Vạch Mặt Bọn Cỏ Đuôi Chó

Đọc bài “Ý Nga thi ca thi nhân”, tôi thấy Thi hữu Chu vương Miện nhắc đến Á Nam Trần tuấn Khải. Thú thực tôi không đọc ông này mà chỉ nghe danh khi còn ở Sàigòn. Mới đây, tôi có đọc bài của một tác giả nói đến Á Nam Trần tuấn Khải như sau, xin viết lại đây để quí bạn đọc tường lãm:

“Khi Việt Cộng vào Sàigòn, Á Nam Trần tuấn Khải năm đó là 80 tuổi (1975), ông làm thơ tự vịnh trong đó có câu đại ý bác Hồ vô Sàigòn, “ông được tái sinh, 80 tuổi nhưng (coi như) mới lên 1 tuổi”.

Á Nam Trần tuấn Khải, nếu tôi không lầm, đã chịu ơn mưa móc của Việt Nam Cộng hoà miền Nam Việt Nam biết là bao nhiêu, 80 tuổi chứ không phải thằng con nít 8 tuổi hay 18 tuổi mà đảo điên, mà không biết Hồ tặc là một thằng giặc bán nước cho kẻ thù truyền kiếp là Trung cộng, kẻ tội đồ của dân tộc đã giết tổng cộng 10 triệu đồng bào của y để leo lên đài danh vọng của CS đệ tam quốc tế. Nay tên hề già Á Nam Trần tuấn Khải, làm thơ tự hạ mình bằng đứa con nít mới 1 tuổi, Hồ tặc mới đẻ ra - tái sinh - thật là không biết nhục, uổng công cha mẹ sinh thành, lòn cúi để mong bọn VC ban cho miếng xương miếng xẩu, cơm thừa canh cặn, mang nhục lây cho trí thức miền Nam. Nhà thơ - nếu có thể gọi y là nhà thơ - như thế chỉ làm nhục cho Văn hoá miền Nam nói riêng và nước VN nói chung.

Còn Vương hồng Sển, cũng trí thức miền Nam, chuyên về khảo cổ, đã một thời được mời dạy tại Đại học Văn Khoa Sàigòn, một kẻ luôn tự phụ mình uyên bác hơn người, trước khi chết đã dâng hết tài sản khảo cổ nhiều năm cho Hồ tặc để mong kiếm chút danh nhưng y đã thất vọng não nề. VC không hề làm gì cho y ngoài việc tịch thu hết mọi đồ quí giá y đã dày công thu thập. Bọn VC trong lòng khỏi sao khinh bỉ hai tên già mù loà phản bội miền Nam này như những con chó ghẻ!

Vương hồng Sển cũng nâng bi bác cẩn thận trong cuốn “Hơn nửa đời hư”, viết về Sàigòn: “Thành phố mang tên bác kính trọng”. Y đề cập một cách kính cẩn đến Hồ Chí Mén dù Hồ Chí đã chết từ lâu trong đũng quần Nông thị Xuân rồi!!!

Chúng ta phải kính trọng những người hơn tuổi, nhất là các bậc tiền bối nhưng trường hợp những lão già đui mù này cần phải:

Vạch mặt chỉ tên


Miền Nam ta có nhiều thằng phản phé
Nào thằng Kỳ, Vương hồng Sển, Á Nam
Trịnh công Sơn ấy nòi cộng Việt gian
Cơm Quốc gia chúng nhồi, nâng bi Cộng!

Hải ngoại nay cỏ đuôi chó làm lộng
Chúng mê tiền nên tình nguyện gia nô
Chúng không cần biết đến mảnh dư đồ
Nước Việt Nam bọn quốc tặc dâng, bán!

Hoàng, Trường Sa chúng không hề bàn tán
Kệ Nam Quan, Bản Giốc đã dâng rồi
Nước mất còn, chúng ngậm miệng, thế thôi!
Chúng cam chịu một cảnh đời nô lệ

Hãy đứng lên dẹp tan phường đồ tể
Hãy thổi làn sinh khí đến toàn dân
Hãy hô vang câu “Sát Đát” oai thần
Để lấy lại mảnh giang san gấm vóc!

Hãy vạch mặt bọn vô liêm, lừa lọc
Dù thằng già, dù thằng trẻ, hài tên
Đã quá nhiều Ích Tắc, Thống, Đăng Dung (1)
Chúng Việt gian, dân phải lên án chúng!

Nếu không làm, chúng lại chê ta vụng!!

Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC

(1) Lê chiêu Thống, Mạc đăng Dung
Còn Hồ quý Ly và con trai thì tự trói nộp mình cho Thái Thú Tàu ở ải Nam Quan.
Bọn Bắc bộ phủ ngày nay không khác! Có lẽ còn tinh vi hơn!
Việt-gian cộng-sản chấm dứt việc xuất khẩu các nhà đấu tranh ra hải ngoại

Tôi nghĩ ở hải ngoại chúng ta không cần những nhà dân chủ (chống thực hay cống cuội) do Cộng Sản xuất khẩu ra hải ngoại để hướng dẫn hoặc lãnh đạo người Việt tị nạn chống Cộng! Đất nước, dân tộc chúng ta đang cần những nhà đấu tranh trực diện với bạo quyền Việt gian Cộng Sản ở trong nước.

Tôi nhận thấy những nhà đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền (thực/ giả chưa thể biết) khi bị Cộng Sản tống xuất ra hải ngoại đều rơi vào bàn tay của Đảng Việt Tân, tức là cái đảng cò mồi đấu tranh cuội, tay sai của Việt gian Cộng Sản mà thôi! Cộng Sản càng cho nhiều nhà đấu tranh ra hải ngoại càng gây cảnh bát nháo, chia rẽ, làm nản lòng những người thực sự chống Cộng ở hải ngoại.

Tôi thấy bà Bùi Kim Thành ra hải ngoại để phải phục vụ dưới trướng con Bút Vàng Đỗ Thị Thuấn và thằng ma cô Chu Tất Tiến mà xót xa, thương hại!

Quý vị nghĩ sao ?

Kính,

Hồ Công Tâm
Lần theo vết "dấu" của Bút Vàng

Toado91767.

Ngày này, 32 năm về trước, các sinh viên năm thứ 3 thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh khoá đốc sự 17 đang chăm chú trong các giảng đường tại học viện số 100 Trần quốc Toản, Quận 10, Thủ Đô Sàigòn bỗng nghe một tiếng nổ lớn phát từ khoảng cách không xa vang vọng tới, làm rung rinh và vỡ vụn một số cửa kính của các giảng đường, khiến họ phải giật mình tạm ngưng việc học để xem chuyện gì vừa mới xẩy ra.

Chính tiếng nổ ấy, đã vừa cướp đi của 199 bạn trẻ này một người thầy khả kính, nhà lãnh đạo và là nhà sáng lập phong trào Quốc Gia Cấp Tiến, vị Thủ Tướng tương lai của VNCH như lời loan truyền trong hàng lãnh đạo chính trị, hành chánh, trí thức và quân sự cao cấp nhất của Quốc Gia :Giáo sư Thạc Sĩ Quốc Tế Công Pháp, Viện sĩ Nguyễn Văn Bông,Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

Người ta đồn rằng sau khi ký kết mật ước Thương Hải với Mao trach Đông, cầm chắcTT. Nixon và nước Mỹ sẽ thay đổi chiến lược ở Đông Nam Á, cuộc chiến Quốc Cộng như thế sẽ nghiêng về thế đấu tranh chính trị hơn là quân sự, và như thế một vị thủ tướng dân sự tài ba, có uy tín tại quốc nội cũng như trên trường quốc tế là giải pháp cần phải có ở miền Nam Việt Nam trong thời điểm này và người ta cho rằng Giáo Sư Nguyễn Văn Bông đã được mời để đảm trách nhiệm vụ đầy khó khăn trong biến chuyển mới của lịch sử và hình như ông đã nhận lời.

Giữa lúc đó, cánh quân sự đang nắm giữ vận mệnh của Miền Nam, người ta đã cho rằng giới quân sự sẽ nhất quyết không nhả ra quyền lực họ đang nắm giữ và rằng cái chết của vị giáo sư chẳng qua là sự thanh toán trong giới chức quyền quân sự và hành chánh, nội bộ của Miền Nam.Vì thế, bên cạnh quan tài của chồng, bà quả phụ Nguyễn Văn Bông đã ngất xỉu nhiều lần khi nhắc đến cái chết đột ngột và tàn bạo của chồng mình, bà lúc ấy cũng ám chỉ rằng những kẻ giết người đã ganh ghét và đố kỵ tài năng của chồng mình.

Chúng ta không rõ là sau này, vào thời điểm nào thì nhà hữu trách Việt Mỹ trần tình lại cho bà Jackie Bông biết ai là thủ phạm; nhưng trên thực tế lúc án mạng do khủng bố xẩy ra,t hì trên đường từ Saigòn về Thủ Dầu Một , một gã thanh niên, độ tuổi 20 đang vội vã phóng xe hết cỡ:chính y, tên hung phạm giết người , vừa gây án xong, không chờ chính mắt kiểm tra kết quả, từ cuối 1 dẫy phố trên đường Phan Thanh Giản, chỉ nghe tiếng nổ và thấy khói, lửa bốc lên như đã tính toán từ ở góc đường Cao Thắng + Phan Thanh Giản, là y đã ba chân bốn cẳng rời khỏi hiện trường.Giờ đây, dù biết là đã chắc chắn lọt vòng vây bắt mà lòng y vẫn còn hồi hộp.

Tên sát nhân, giết người, ném đá dấu tay để rồi vu oan giá họa giữa những người quốc gia với nhau ấy đã làm theo lệnh của bọn đầu sỏ: Cộng sản Hànội.

Phải đợi mãi 15 năm sau,khi Nguyễn văn Linh làm TBT đảng CSVN, cho phép văn nghệ cởi trói, tên sát nhân ấy mới được phép trình bầy tự sự và y đã kể tòng đầu tuyệt vĩ vụ án mạng trên tờ Công An Thành Phố HCM.

Y, Huỳnh Bá Thành, nay mang quân hàm Trung Tá Công An thuộc Sở CATPHCM, người 15 trước chính là sinh viên thứ 200 của khoá DSHC17 do đặc công CS gài vào.

Trong loạt báo đăng trên tờ CA, chính y đã viết y là SV nội trú ở ngay trong Ký Túc Xá học viện, do đó y đã điều nghiên rất kỹ càng đường đi nước bước.Từ Ký Túc Xá đến chỗ đậu xe mà bác tài xế của Giáo Sư thường đậu chỉ có một bước chân.Ngày nào, giờ nào GS đi những đâu những đâu, y đều biết rành mạch VÌ Y LÂN LA LÀM QUEN và trở nên thân tình để HỎI TIN TỨC ẤY TỪ BÁC TÀI XẾ.Bác tài vô tình , có ngờ đâu đứa học trò của thầy Bông lại là một thằng đặc công VC, nên trong lúc vui chuyện Bác thường kể hết nhiều việc mà y cần dò tìm.

Tối hôm trước ngày gây án, y đã nhận quả bom từ tay của một nữ đặc công giả dạng người tình vào thăm y trong ký túc xá.Y đã ra cổng và dẫn cô đặc công vào uống nước tại CLB .Nửa đêm về sáng, thừa lúc mọi người ngủ mê, y đã thực hiện âm mưu ám toán, bò dưới gầm xe, y đã mất hàng tiếng đồng hồ để gắn quả bom nổ chậm định giờ.!

*********
Sau loạt bài, địa vị của y trong toà soạn báo CATP lên như diều gập gió, từ một biên tập viên y leo lên chức Phó Tổng biên tập, rồi Tổng biên tập.

Ngay trong thời điểm này, y đã cho đăng tải một loạt bài tô hồng cho một người mà trước đó chỉ là vô danh tiểu tốt; y đã biên tập và đích thân khen rằng nhà văn trẻ này có tinh thần cách mạng cao độ, là em của một nhà văn khá nổi tiếng trước 1975 hiện ở ngoại quốc: văn sĩ NHẬT TIẾN.

Y cũng không ngớt lời ca ngợi CHIM HÓT TRONG LỒNG là một tác phẩm mang chiều sâu bao hàm tư tưởng cách ma.ng.,thay đổi xã hội tư bản cũ kỹ nhiều bất công v....v. và v..v....... và cứ như thế NHẬT TUẤN đã lừng lững được ghi danh vào hội nhà văn TPHCM đồng thời là cộng tác viên và nhân viên trong ban biên tập báo CATP kể từ ngày đó.

Cách đây không lâu, Bút Vàng long trọng và lớn tiếng giới thiệu NHẬT TUẤN là nhà văn lớn rất có tâm hồn "chống phá Cộng Sản Việt Nam"....v..v....như mọi người quan tâm đều biết rõ.

Khi mọi người chất vấn việc này, Bà Giáo Sư Đại Học mà ông Nguyễn Phương Hùng vừa gọi là cô sinh viên F.U, đã có những lời lẽ thật không biết phải nói làm sao cho đúng.

NHẬT TUẤN, em của NHẬT TIẾN,chú ruột của cô MAI KHANH, người "đã chi tiền " mua cả Viet TIDE và LSR, và là em chồng của bà ĐỖ PHƯƠNG KHANH, ai ai cũng biết, chỉ có Bút Vàng không hề biết một mảy.

Bút Vàng đã dùng lời thậm tệ để gán cho những người bảo cô có liên hệ với Nhật Tuấn. Cô đã bảo cô không có liên hệ gì hết. Cô chỉ biết Nhật Tuấn "CHỐNG CỘNG" nên cô trân trọng giới thiệu rộng rãi đến người Việt hải ngoại một "NHÀ VĂN CHỐNG CỘNG Ở NGAY TRONG NƯỚC:NHẬT TUẤN" mà thôi.

Hỡi ơi!

Cô Bút Vàng có thể là không "máu mủ" gì với Nhật Tuấn, nếu cô không máu mủ gì với bà Phương Khanh, nhưng nhất định cô biết rõ Nhật Tuấn, cũng như hôm nay đây cô biết rất rõ đoàn Sứ Giả như lai là ai nên đã không ngớt trân trọng giới thiệu đến mọi người với tư cách một giáo sư Đại Học tự nhận.

Nhật Tuấn kẻ "chống cộng trong lòng địch" phây phây xuất ngoại như đi chợ và các THÁNH TĂNG trong đòan Sứ giả Như Lai do bọn VẸM từ VN gửi ra ngoại quốc sau 1975.

Hỡi ơi, các bậc phu huynh có con, cháu có được một GS như Bút Vàng giờ đây hẳn phải đau lòng lắm.

Không biết Giáo Sư còn định lừa người đến bao giờ nữa. Không biết giáo sư còn thoá mạ tất cả mọi người đến bao giờ nữa, không biết Giáo sư còn dậy học trò thói lừa đảo đến bao giờ và không biết bao giờ giáo sư mới ngưng dậy học trò biết...thoá mạ mọi người/
Chuyện Chó và Người

Tôi rất vui hôm nay có hai vị “đồng minh” HungNhuBui và NguyenThu Ana lên tiếng bênh vực lòai chó, để chúng không bị oan ức và miệt thị bởi có người vô cớ đem chó ra… đánh hay chửi họăc ví chó như VC! Trước đây đã lâu, tôi cũng từng lên tiếng về chó và đưa ra một thí dụ có thật hồi tôi làm việc ở QĐ 4 Cần Thơ:

Số là anh Trung sĩ TB là XNV truyền hình Quân Đội có đặt một cái bàn ngay cửa ra vào một văn phòng của Khối CTCT. Trên bàn dưới mặt kiếng là mảnh giấy cỡ nửa trang giấy đánh máy ghi đậm dòng chữ, lâu ngày quá không nhớ chính xác 100%, với nội dung như sau: “TỪ NGÀY TÔI GIAO TIẾP VỚI CON NGƯỜI, TÔI CHỈ THÍCH CHÓ”!

Kẻ ra người vào dễ nhìn thấy câu nầy, có người cảm thấy rất khó chịu nó và đề nghị anh chàng TB dẹp đi! Về sau không rõ số phận câu “châm ngôn” của chàng Trung sĩ TB tuy trắng trợn nhưng rất thực tế, có lẽ rút từ kinh nghiệm đau đớn trong đời đã một hay nhiều lần bị phản bội chua cay. Tôi xin nói một vài ưu điểm của chó và con người lợi dụng các ưu điểm này để bắt chó phục vụ cho mình. Hai ưu điểm quan trọng của chó là sự TRUNG THÀNH và sự CANH GIỮ.

Chó có bản năng canh giữ, bảo vệ và báo động cho chủ. Chó được huấn luyện chu đáo (biệt danh K-9 hay Quân Khuyển) đã góp công sức lớn lao cho chiến trận, truy tầm thủ phạm, cùng các đồ quốc cấm. Nhiều con chó nổi tiếng với chiến công hiển hách, khi chết cũng được mồ yên mả đẹp, lập bia, truy điệu v.v… như một quân nhân.

Đặc biệt trước Hiệp Định Genève 1954, ở miền Nam ít có người ăn thịt chó nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi có đa số tín đồ PGHH. Trong Lời Khuyên Bổn Đạo, Đức Thầy không cho phép tín đồ ăn thịt ba con vật vốn gắn bó chặt chẽ cuộc sống vật chất lẫn tình cảm với người dân nông thôn: TRÂU, CHÓ, BÒ.

Trâu bò là hai đại gia súc giúp cày cấy, chuyên chở nông phẩm, có giá trị lao động rất lớn nếu lạm sát sẽ tổn hại nặng nghề nông vào thời bấy giờ Việt Nam còn là xứ thuộc địa Pháp và đang nhiễu nhương giặc giã. Vai trò của chó vào thời nầy cũng không kém phần quan trọng là canh giữ xóm làng, báo động gian phi, trộm đạo nhất là ban đêm khi nông dân thường tự bảo vệ an ninh địa phương bằng tầm vông, giáo mác…

Chó trung thành vô điều kiện. Do bản năng trung thành, chó KHÔNG BAO GIỜ PHẢN CHỦ, trừ khi nó điên cắn bậy, cắn càn mà thôi. Đói hay no, được trìu mến hay bị ngược đãi chó lúc nào cũng vẫy đuôi mừng chủ cho nên nếu người nào biểu lộ bản tánh nầy của chó thì bị cho là NGU TRUNG, tức trung thành một cách mù quáng, bất phân biệt chủ phải trái, hiền từ hay gian ác…. ; Đây là hạng người bị đầu độc tư tưởng hay bị bùa mê thuốc lú mà một chiến hữu hay gọi là lọai “MẶT NGƯỜI TIM CHÓ” hiện không thiếu trong cộng đồng NV Tỵ Nạn CS hải ngọai.

Ngược lại lọai người ngu trung là lọai người PHẢN BỘI với đầu óc rất tỉnh táo, sáng suốt ở ngôi vị làm… “thầy” dạy đạo lý cho thiên hạ. Hạng “thầy” này sống bình an trong chùa, miễn ra trận mạc trong suốt cuộc chiến Việt Nam tàn khốc.

Hạng “thầy chùa” nầy sống sung sướng nhờ sự cúng dường hậu hỉ của bá tánh là thân nhân ruột thịt của các anh chiến sĩ VNCH đang dầm sương, dãi nắng, đổ máu xương chống lại giặc Cộng ngòai tiền tuyến. Nhưng hạng “thầy chùa” nầy lại nhẫn tâm biến thành những tên GIẶC THẦY CHÙA, phản bội Ân Đàn Na Thí Chủ (*) tức là những người Phật tử VNCH thường xuyên đến chùa lễ Phật, cúng dường nuôi sống chúng và đau đớn nhất là chúng đã PHẢN THẦY:

1. Chúng phản bội Quốc Gia, quậy nát hậu phương VNCH, trở giáo mác, lựu đạn, AK 47, B 40… hướng sau lưng chiến sĩ VNCH. Chúng ăn cơm gạo Quốc Gia nhưng góp công lớn cho giặc Cộng. Ngày 30-4-1975, bọn giặc thầy chùa này mừng đón “quân giải phóng VC” và sau đó mừng sinh nhật Hồ Chí Minh, tức thờ Đại Ác Ma Cộng Sản.

2. Chúng phản bội Đức Thế Tôn, trắng trợn và công khai phá họai Phật Giáo khi chúng đem bàn thờ Phật từ chùa, tư gia ra đặt ở lề đường, đội nắng hứng mưa, bụi bậm hôi thối bên cạnh cống rãnh, bãi rác. Chúng còn giết người hết sức dã man bằng nướng sống thịt người trong lửa đỏ mà chúng dám huyênh hoang là…cúng dường Tam Bảo (!?)

Tội ác tày trời như thế, khi chết chắc chắn bọn giặc thầy chùa nầy chỉ còn con đường là nối đuôi, kéo nhau xuống Ngục A Tỳ muôn kiếp. Thế mà chúng không ngượng miệng luôn la làng lên rằng chúng vì Đạo Pháp và Dân Tộc để lừa bịp lịch sử.

Chó trung thành theo bản năng nhưng không bao giờ phản chủ, còn chúng – tập đòan Giặc Thầy Chùa đã PHẢN BỘI có hệ thống, phản bội từ Đức Phật Tổ thiêng liêng xuống đến hạng chúng sanh phàm phu mà chúng luôn tự nhận là “lãnh đạo tinh thần” của họ! Ngày xưa, chúng là ai, bây giờ chúng là ai, xin miễn nói tên, chỉ nhắc tới chúng nhân đề tài CHÓ và nhớ lại câu viết trên bàn của anh lính VNCH thuộc QĐ IV: “Từ ngày tôi giao tiếp với người, tôi chỉ thích… chó”!

Tuấn Phan
- Một thiện nam trong tôn giáo nhà Phật và nạn nhân VC (với sự đồng lõa của GHPGVNTN).

(*) Ân ĐÀN NA THÍ CHỦ: Đối với những kẻ xuất gia quy y đầu Phật, phụ vào những ân huệ đã thọ như đã nói trên [của đồng bào và nhân lọai – TP], họ còn phải trực tiếp chịu ân của đàn na thí chủ, nghĩa là những thiện nam tín nữ có hảo tâm cung cấp những vật dụng cần thiết cho họ. Họ nhờ đến hột cơm, miếng vải, đến thuốc men để sanh sống. Rốt lại họ phải nhờ đến sự nuôi dưỡng hòan tòan của những kẻ tốt lòng.

Với quần sanh, họ mang cái ân rất nặng nên họ phải dìu dắt sinh linh đi tầm Chân Lý đặng đáp tạ tấm lòng chiếu cố của Thiện Tín. (- Lời Đức Thầy)
MẪU TIN NHỎ VỀ VC NẰM VÙNG - Thích Quảng Ba và Lưu Tường Quang

Kính gởi các anh chị Bảo vệ Chính nghĩa diễn đàn
Theo như yêu cầu, nhóm ACT đã gỉai mã đươc, 2 vấn đề quan trọng sau đây:

-1/- Tác giả Tâm Nguyện, chính là Luật sư Lưu Tường Quang, cánh tay mặt của TQ3, là quân sư vạch ra các kế hoạch, được TQ3 phong cho danh hiệu : Đệ Nhất nhân sĩ Phật Tử Úc Đại Lợi

-2/- Tài liệu giả mạo tuồng chữ của, Thầy Quãng Độ đầu hàng CS, là do TQ3, nhận được từ, văn phòng Toà đại Sứ VC, tại Canberra, vào thời điềm Vesak 2008, nhằm chuẩn bị cho kế hoạch, tung hoả Mù, cùng với các cơ sở Truyền thông trong nước, đánh phá mãnh liệt để tiêu diệt GHPGVNTN, sau đó sẽ thành lập Tổng hội Phật giáo, mà TQ3 sẽ là Phó tổng hội chủ đặc trách hải ngoại. Nhưng âm mưu này đã bị bại lộ.

Nay, TQ3 chỉ Thị cho Thích Viên Thành và Thích Giác Tín mới đây giả mạo email của Thầy Không Tánh, để tung tài liệu giả mạo này lên mạng.

Trân trọng kính chào, quyết tâm tiêu diệt CS, giải phóng quê hương.
Act2

Blog Archive