Friday, September 30, 2016

Cho Người Mỹ Share Phòng





Anh Tư Tổn đi làm về, vừa mở cửa bước vào nhà, bỗng giật mình khi thấy chị Tư đang ngồi bất động nơi phòng khách, không mở TV, không mở nhạc, im lặng. Cảm thấy có điều gì không ổn, anh liền lên tiếng hỏi:

- Ủa! Sao hôm nay em đi làm về sớm vậy?

- Hồi sáng, khi anh đi làm rồi, em gọi vào sở xin nghỉ bệnh ngày hôm nay đó chớ!

Anh Tư có vẻ sốt ruột, để chùm khoá xe lên “coffee table” rồi ngồi xuống cạnh vợ, cầm tay chị Tư, ân cần hỏi:

- Em thấy trong người thế nào? Ngày mai, anh xin sở nghỉ; chở em đi khám bác sĩ nhé!

- Không có gì đâu anh, em chỉ bị nhức đầu, chóng mặt chút đỉnh thôi mà. Thêm nữa, năm nay em có nhiều giờ nghỉ bịnh, nghỉ một ngày, em cũng còn hơn bốn mươi giờ nghỉ bệnh nữa đó. Nhân đây, em có chuyện nầy muốn bàn với anh.

Tư Tốn sửa lại thế ngồi và nói:

- Chuyện gì vậy? Anh nghe đây. Nhìn em sao có vẻ quan trọng vậy!

Chị Tư chậm rãi đáp lời chồng:

- Hồi trưa nay, con Út ở trường về, nó có thưa với em là ngày mai, nó xin dọn ra ở với cô bạn cùng lớp cho gần trường đó anh. Nó nói từ nhà mình đến trường đại học UCLA mất gần cả tiếng, đó là chưa kể hôm nào có kẹt xe trên freeway 10 là phải bỏ lớp học hôm đó. Tối nay, nó sẽ thưa với anh chuyện dọn ra riêng. Em có giải nghĩa hơn thiệt với con, nhưng Út quả quyết dọn ra. Em sốt ruột quá, biết giờ nầy anh sắp về, em ra ngồi đây chờ anh để hỏi ý anh, bàn với anh, làm thế nào cản nó, chứ em không tài nào thuyết phục Út ở lại với chúng ta.

Anh Tư không tiếp ngay lời vợ, nét mặt trông vẽ buồn, ra chiều suy nghĩ lung lắm, mắt nhìn xa xôi. Một chốc, anh mới ngập ngừng rồi nói một hơi dài:

- Ừ! Út đã muốn dọn ra, thì mình không nên cản nó. Anh thấy nhiều gia đình Mỹ ở đây, có con đến 18 tuổi, chúng vừa tốt nghiệp trung học, vừa bước vào năm thứ nhất đại học, vừa học, vừa kiếm việc làm “part-time”, có việc làm rồi, chúng xin dọn ra riêng, để được tự do, và làm việc gì theo ý thích của mình, không bị ràng buộc, ngăn cấm. Người Mỹ họ đều vui vẻ chấp nhận. Họ cũng rất tôn trọng những người biết tự lập, biết tự vươn lên khi gặp những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Có lẽ đã tới lúc mình phải bắt chước họ. Thôi để con dọn ra, đừng cản trở, nó buồn tội nghiệp!

 Nghe chồng nói, chị Tư thở ra. Anh Tư trầm ngâm rồi an ủi vợ:

- Anh còn nhớ có lần anh đọc tiểu sử của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Ông dược mọi người dân Mỹ yêu mến, tôn sùng. Tại thủ đô nước Mỹ có đài tưởng niệm ông. Ông không những được sự khâm phục về tài lãnh đạo nước Mỹ trong thời gian nội chiến Nam Bắc xảy ra năm 1861 và chấm dứt 1865, ông còn được sự khâm phục về tinh thần tự lập lúc còn thơ ấu. Gia đình ông rất nghèo, mẹ mất sớm khi ông còn rất trẻ, cha ông đau ốm quanh năm, ông không có dịp may để đến trường như những đứa trẻ cùng tuổi. Ông tự tìm tòi học hỏi để biết chữ, và làm đủ thứ nghề lao động chân để kiếm sống. Khi trưởng thành, ông vừa làm việc, vừa ghi tên học luật khi có thời gian rảnh. Ông đã trở thànht Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ như em đã rõ.

Út xin dọn ra là rất tốt cho con về tinh thần tự lập khi nó trưởng thành đối đầu với cuộc sống. Út đã chịu ở với chúng ta từ khi tốt nghiệp trung học cho đến bây giờ, cũng là điều mừng rồi.

Anh Tư ngẫm nghĩ một chốc rồi nói tiếp:

- Không rõ cái “ job partime” của nó, có đủ chi phí các thứ khi dọn ra riêng không? Con cần giúp đỡ điều gì, chúng ta sẵn sàng giúp nó nghe em.

Hai vợ chồng anh Tư cùng hai con vượt biên từ bờ biển Kiên Giang qua đảo Paulo Bidong năm 1983. Chuyến vượt biên, mười chết, một sống, hải hùng trên biển cả, gia đình nào đã từng vượt biên đều hiểu rất rõ. Sự sống còn khi đến được bến bờ tự do, đó là một may mắn hiếm có, và là một ân sủng của Thượng đế ban cho, không phải ai cũng được như vậy. Sau khi vợ chồng và hai con đến đảo, và tạm trú ở đây một thời gian, gia đình anh chị được một nhà thờ Tin Lành Methodist bảo lãnh, và nhờ biết chút tiếng Anh, tuy không lưu loát; nhưng cũng nghe hiểu được, biết được những gì Mỹ nói, Mỹ viết.

Qua chín tháng huấn nghệ ở trường dạy nghề, chị Tư được nhà thờ dẫn dắt xin được công việc thư ký kế toán (book-keeper). Anh Tư có công việc thợ điện tử ở một công ty gần nhà. Hai con nhỏ, Tấn lên bảy, Đồng Nai lên sáu, được đến trường học. Nhờ ăn xài tiện tặn, làm việc chăm chỉ, không bỏ một giờ “over-time” nào khi sở cần, sau tám năm, anh chị để dành tiền “down” được căn nhà bốn phòng trong khu yên tĩnh, an ninh.

Năm 1991, chị Tư có bầu sinh thêm cháu gái Út tên Tina, hiện cháu đang học năm cuối ở đại học UCLA ngành kế toán. Cháu thường nói với anh chị là sau khi tốt nghiệp sẽ học thêm thi lấy bằng CPA (Certified Public Accountant), và sẽ xin việc “ full time” ở sở thuế liên bang IRS. Hiện giờ, anh Tấn và chi Đồng Nai của Út đã lập gia đình, có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp ở UC Irvine, mua nhà dọn ra riêng từ nhiều năm rồi, chỉ còn lại Út còn nấn ná ở lại với cha mẹ, giờ xin dọn ra riêng làm anh chị Tư bối rối, không vui.

*

Sau khi Út dọn ra, căn nhà đã trống vắng lại càng càng trống vắng hơn.

Một hôm, nhân lúc đi “super market,” chị Tư đang đứng sắp hàng chờ trả tiền, tình cờ trông thấy chị Sáu Nails đang đẩy xe chợ đi vào. Chị Sáu liền lên tiếng:

- May quá! Gặp bà ở đây, tôi chờ bà xong, chúng ta ra bãi đậu xe, tôi có chuyện muốn nhờ bà.

Gặp nhau nơi “parking lot”, chị Sáu Nails liền nói ngay:

- Chủ nhật rồi, ông nhà tôi gặp anh Tư nơi “Home Depot, ảnh cho biết cháu Út nhà bà đã dọn ra riêng rồi phải không?

- Ư! Nó dọn ra gần tháng nay rồi, để cho gần trường học đó mà.

- Như vậy nhà bà trống tới ba phòng.

- Trống có một thôi. Ổng phòng, tôi phòng. Phòng kia để computer, và để sách báo cho ổng. Lớn tuổi rồi, chúng tôi ngủ riêng cho rộng rãi, thoải mái.

Chị Sáu vừa vỗ vào vai chị Tư Tổn, vừa hào hứng nói:

- Hay lắm! Hay lắm!

Rồi chị Sáu vào đề ngay, và nói một hơi dài:

- Hồi mới học xong lớp Nails, tôi có đi làm xuyên bang ở North Calorina, và có quen thân cô bạn trẻ người Mỹ trắng, độc thân, tuổi cỡ cháu Út nhà bà tên Carol. Carol hiền lành, dễ mến, bà gặp sẽ thích đó. Cô ta vừa có “good job” ở đây, cô tìm thuê nhà nhưng hỏi ra vùng nầy tiền thuê nhà quá đắt, chung cư một phòng ngủ giá tới 1900 đô- la/ tháng, chưa kể tiền an ninh, tiền deposit, tiền associate, tiền hai tháng ứng trước v…v… tới gần 9000. Cô nhờ tôi kiếm chỗ tử tế, đàng hoàng để “share” phòng một thời gian tạm trú cái đã, rồi sẽ tính sau. Tôi có hỏi mấy bà bạn Mỹ tôi quen, không ai có phòng dư. Hiện Carol đang tạm ngụ ở “motel. Tôi định chiều nay đi chợ về; rồi mới điện cho bà hói chuyện “share “ phòng cho Carol đấy. May gặp bà ỏ đây. Thật quí hoá vô cùng ! Bà nghĩ thế nào?.

- Chuyện đó tôi phải về bàn, và hỏi ý kiến nhà tôi cái đã, rồi sẽ cho bà rõ.

*

Từ ngày Carol về trú ngụ nhà anh chị Tư, không khí trong nhà vui hẳn lên. Sự buồn bã thiếu vắng Út của hai vợ chồng dần dần vơi đi. Thỉnh thoảng, ban đêm hay ngày nghỉ, Carol nhờ chị dạy thêm tiếng Việt, tập nói, tập viết. Ba Carol hiện là Mục sư, tiếng Việt ông rất thạo, ông giảng kinh thánh cho người Việt Nam bằng tiếng Việt. Carol học tiếng Việt từ cha mình nên giờ nàng biết bập bẹ chút ít. “Share” phòng nơi nhà anh chị Tư, đây là cơ hội rất tốt cho nàng trau dồi thêm tiếng Việt.

Carol là người Mỹ chăm chú học tiếng Việt làm chị Tư nhớ lại câu chuyện xảy ra ở quê nhà năm nào. Hồi tháng 8 năm 1990, chị lấy phép thường niên của sở về thăm mẹ già ở Sa Đéc. Một hôm, cô em ruột tên Mười rủ chị đi chợ Cái Tào (Sa Đéc) mua thực phẩm, mua xong, cùng ngồi xề ăn hột vịt lộn nơi gánh hàng của bà Chín Nhiều. Bỗng có một cô ăn mặc thời trang đến ngồi đối diện, mặt mũi sửa sang, cắt xén như người mẫu, lấy tay chỉ vào thúng hột vịt lộn, rồi hỏi bà Chín bằng tiếng Anh (broken English).

- Những thứ đó là thứ gì vậy hả bà?

Bà Chín không rõ cô ấy hỏi gì, nhìn hai chị em như cầu cứu. Cô Mười là dân địa phương, biết tỏng cô nầy; nhưng không quen. Cô Mười có tiếng ngang tàng, lại có võ nghệ, nổi máu nóng giang hồ, mắng thẳng vào mặt ả:

- Đó là cái hòn d… của thằng cha mầy đó! Đồ rở. Đóng kịch vừa thôi. Cút đi. Mới đi khỏi đất nước vài chục năm mà đã quên tiếng Việt!

Cô ả ngạc nhiên, nhìn hai chị em như nhìn người từ hành tinh vừa rớt xuống trái đất, thấy cô Mười tướng tá to con, nét mặt hung dữ như sắp gây chuyện muốn đánh lộn, tưởng là dân xã hội đen, cô ta bèn đứng dậy, không kịp chào bà Chín, vội bỏ đi một mạch. Chị Tư ôn tồn nói với em:

- Kệ người ta. Có thể là cô ấy quên tiếng Việt thật đó em. Sao em dễ nổi nóng vậy?

– Em còn lạ gì con nhỏ đó! Hồi năm 1981, nó cùng chồng mua giấy tờ của Việt cọng; giả làm người Việt gốc Hoa, rồi vợ chồng nó vượt biên bán chính thức, (tức là đóng vàng cho Việt cọng để chúng cho vượt biên, không bị bắt bớ, giam cầm), qua đươc Hoa Kỳ, không biết đang làm bà gì bên đó, bây giờ về thăm quê; làm bộ quên tiếng Việt mới lạ! Thỉnh thoảng nó cũng nói tiếng Việt, nhưng giả ú a, ú ớ, ngọng ngịu, tiếng được, tiếng mất như trẻ con mới tập nói. Nó thường xài tiếng Việt trộn lẫn với tiếng Anh, làm dân quê có người phải tiếp xúc, buôn bán, trao đổi với nó, họ cứ phải đoán chừng những gì nó muốn nói. Ba năm trước đây, nó cũng đã về đây rồi. Người dân quê ở đây họ dễ tin, và dễ bỏ qua; nhưng phần em. Em ghét cay, ghét đắng cái loại người cố quện cội nguồn như vậy. Hôm nay, cô ả may mắn đấy vì có chị đi với em, em nhịn, nếu không thì nó không yên với em đâu.”

Cô Carol không những chăm học tiếng Việt, cô còn là người rất sùng đạo. không sáng Chúa Nhật nào là cô không đi nhà thờ cầu nguyện. Thường ngày Chúa Nhật, anh Tư hay ngủ nướng, lười đi nhà thờ, chị Tư thui thủi đi một mình, nay có Carol là bạn đồng hành, nên chị vui lắm. Nói cười luôn miệng.

Anh Tư thấy vậy, bỏ tật ngủ nướng theo vợ và Carol đi nhà thờ. Cô Carol còn có một thói quen nửa làm chị Tư chú ý, và noi theo, là mỗi sáng cô thức dậy lúc 6 giờ, thay áo quần thể dục, đi bộ quanh “block “ chừng nửa tiếng, về nhà tắm, dùng điểm tâm oat-meal với sữa. Xong trang điểm qua loa, mặc “suite”, lái xe đi làm. Hai vợ chồng anh chị không hẹn cùng tham gia đi bộ mỗi sáng với Carol. Từ hôm đó sức khoẻ anh chi Tư tiến bộ rõ rệt, và đặc biệt là chị Tư xuống cân thấy rõ.

Cho người Mỹ “share” phòng như cô Carol thật quí hóa và may mắn thay.

Nguyễn Hữu Thời
Vợ Chồng Clinton Trong Vụ Whitewater 

Đỗ Văn Phúc 

Một chính khách nổi tiếng đã ví họ: “Không phải là cặp vợ chồng bình thường, mà là một cặp bài trùng hợp tác làm ăn” *(They are not a couple, but the business partners.) Đúng thế, điểm qua nửa thế kỷ từ khi Hillary tốt nghiệp đại học, làm việc từ ngành Luật cho đến nay, qua 16 năm làm Đệ Nhất Phu Nhân của Tiểu Bang rồi Liên Bang, 8 năm làm Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng Ngoại Giao, các hoạt động của bà ta và chồng đều có dính líu đến những vụ làm tiền nhờ vào địa vị và thế lực chính trị chứ không phải do khả năng kinh doanh. Người Việt gọi việc này là Hối Mại Quyền Thế. 

Ông Priesbus Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà cũng đã nói về bà Hillary Clinton: “làm chính trị vì lợi nhuận riêng, coi chức vụ Tổng Thống để vắt ra tiền” (She practices politics for her own gains… The oval office is a cash cow). Câu nói này rất đúng khi nhìn vào số tiền trong tài khoản riêng 45 triệu đô la, cộng với hàng trăm (hay cả tỷ) trong trương mục của tổ chức Clinton Foundation thì phải thừa nhận họ làm tiền dễ dàng và quá nhanh chóng. 

Có thể đã có nhiều vụ nho nhỏ khi bà Clinton làm việc cho tổ hợp Rose Law Firm trong lúc chồng thì làm từ Giám Đốc Sở Tư Pháp Tiểu Bang cho đến chức Thống Đốc Tiểu Bang Arkansas. 

Nhưng nổi bật là vụ bê bối Whitewater. Whitewater là gì? Whitewater là một vụ scandal khá trầm trọng trong đó cả hai vợ chồng Clinton có dính dấp. Nhưng do thế lực quá lớn khi ông Bill làm Tổng thống, họ đã thoát nạn. Chỉ có các cộng sự viên là bị truy tố, tù đày và có những cái chết mờ ám như để bịt miệng. 

Lúc đó, Bill Clinton là Giám Đốc Sở Tư Pháp Tiểu Bang Arkansas. Whitewater là tên gọi của một công ty phát triển địa ốc ghi danh với tên chính thức là The Whitewater Development Corporation, nơi cặp bài trùng Bill và Hillary Clinton và các cộng sự viên là vợ chồng Jim và Susan McDougal đã có những đầu tư vào những thập niên 1979- 1980. 

Jim McDougal vừa là cộng sự viên về kinh doanh, vừa là Phụ Tá Kinh Tế cho Clinton khi ông này làm Thống Đốc Arkansas. Vợ Bill, bà Hillary Clinton cũng là luật sư trong Tổ Hợp Rose Law Firm đã dùng hiểu biết về luật để luồn lách, che đậy những việc phi pháp mà đã có sự điều tra kéo dài trong nhiều năm, đưa đến việc kết án tù nhiều người và cuối cùng dẫn đến những cái chết bí ẩn của vài người có dính líu. 

Riệng vợ chồng Bill Clinton thì do thế lực to lớn - từ Thống Đốc Tiểu Bang Arkansas và sau đó đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ - nên đã an toàn. Vào tháng 3 năm 1992, nhân mùa tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ, tờ báo New York Times đăng lên một bài viết về việc đầu tư thất bại của ông Clinton (lúc đó là Thống Đốc Tiểu bang Arkansas) và vợ là Hillary trong tổ hợp Whitewater Development Corporation. Bà L. Jean Lewis, một điều tra viên của tổ hợp Resolution Trust Corporation đã tìm tòi trong sự thất bại của công ty tài chánh có tên Madison Guaranty Savings and Loan, do vợ chồng Jim và Susan McDougal làm chủ. Bà khám phá ra sự móc nối giữa công ty này và vợ chồng Clinton. 

Vào ngày 2 tháng 9, 1992, bà đệ nạp hồ sơ hình sự đến cơ quan FBI có đưa tên hai vợ chồng Clinton vào danh sách nhân chứng. Dù Công Tố Liên Bang tại thành phố Little Rock và FBI từ chối truy tố, bà Lewis vẫn quyết theo đưổi sự vụ. Trong các năm từ 1992 đến 1994, bà đưa ra thêm nhiều tài liệu buộc tội Clinton và kêu gọi Bộ Tư Pháp phải xét đến. Sự vụ nổ ra ngoài công luận và năm 1995, Thượng Viện đã lập Ủy ban Whitewater và mời bà Hillary Clinton ra điều trần. 

Ông David Hale, vào tháng 11, 1993, người khởi tố vợ chồng Clinton về tội hình sự khai rằng vợ chồng Clinton đã ép buộc ông ta phải cho Susan McDougal vay một món nợ bất hợp pháp 300 ngàn đô la. Susan là người hợp tác với Clinton trong vụ Whitewater có liên quan đến đất đai. Suốt vụ kiện có nhiều diễn biến mà chúng tôi không cần phải dài dòng ở đây. Nhưng kết quả vụ kiện cho thấy bà Susan đã bị Ủy Ban U.S. Securities and Exchange Commission điều tra và kết tội về vai trò của họ trong vụ Whitewater. Ông Jim Guy Turker, người kế vị Bill Clinton trong chức vụ Thống Đốc Arkansas cũng bị kết án 4 năm thử thách (probation). 

Clinton thoát tội vì những người ủng hộ ông ta đã cho rằng David Hale đã không nêu tên Clinton khi khởi đầu vụ kiện; và sau 3 lần thẩm vấn, các nhân viên thẩm vấn kết luận không đủ yếu tố để buộc tội. Bà Susan McDougal ở tù 18 tháng thì được chính Bill Clinton ân xá trước khi ông ta hết nhiệm kỳ.

Whitewater xảy ra như thế nào? Vào thời gian 1977-1979, Bill Clinton làm chức Giám Đốc Tư Pháp của Arkansas, hai vợ chồng còn nghèo. Họ sống trong một căn nhà nhỏ 980 Sq ft ở một khu Hillcrest tại thành phố Little Rock. Lương của Bill hồi đó khoảng 26500 đô la mỗi năm, Hillary thì làm luật sư trong tổ hợp Rose Law Firm, lãnh 24500 đô la mỗi năm. Lợi tức gia đình tổng cộng là 51 ngàn/năm (tương đương 186 ngàn vào thời điểm hiện nay). 

Sau khi ông Clinton đắc cử Thống Đốc, số lương tăng lên nhiều gấp bội. Nhưng họ còn muốn nhiều hơn nữa. Do đó, bằng quyền thế trong tay, họ phải tìm cách đầu tư kiếm thêm tiền. Bill quen biết với vợ chồng Jim McDougal và từng có những đầu tư nhỏ hợp tác với ông này từ 1977. 

Đầu năm 1978, hai cặp vợ chồng này vay một khoản nợ 203 ngàn đô la để mua một khu đất rộng 230 mẫu tây ở bờ nam sông White River gần Flippin, trong dãy núi Ozark, Arkansas. Mục đích là sau đó phân chia ra các lô để xây các căn nhà nghỉ mát cho những người từ Chicago và Detroit với những thuận lợi như thuế nhẹ, có nơi câu cá, chèo thuyền và ngoạn cảnh núi non. Họ dự trù giữ khu đất vài năm rồi bán lại để kiếm lời. 

Sau đó, ngày 18 tháng 6, 1979, họ thành lập công ty cổ phần Whitewater Development Corporation, trong đó 4 người có số cổ phần bằng nhau. Cũng khoảng thời gian đó thì mức thuế tăng lên rất cao, đến gần 20%. Không có người nào muốn mua các căn nhà nghỉ mát. Bốn người bàn nhau xây một căn nhà mẫu để đó chờ thời. 

Năm 1980, Khi Bill Clinton ra tái tranh cử Thống Đốc nhiệm kỳ 1981-1983 và thất bại, Jim McDougal cũng mất chức Phụ Tá về Kinh Tế cho Thống Đốc. Jim nhảy vào ngành ngân hàng, mua lại Bank of Kingston và Woodruff Savings & Loan năm 1982, sau đó đổi tên thành Madison Bank & Trust và The Madison Guaranty Savings & Loan. 

Năm 1985, Jim tổ chức một cuộc quyên góp để giúp cho Clinton trả món nợ vay khi ra tranh cử. Năm 1985, khi McDougal tham gia một dự án Castle Grande, cần gần 2 triệu để mua khu đất 1000 mẫu tây phía nam thành phố Little Rock, ông ta đã nhờ nhiều người gây thêm quỹ và chuyển tiền bất hợp pháp qua lại giữa các ngân hàng và các nhà đầu tư để tránh sự điều tra. Việc làm phi pháp này có bàn tay của luật sư Hillary Clinton. 

Các cộng sự của bà Hillary trong Rose Law Firm như ông Webster Hubbell sau khi Bill đắc cử, đã được bổ nhiệm Phụ Tá Bộ Trưởng Tư Pháp; ông Vince Foster và William Kennedy đều làm Phụ tá cố vấn cho Toà Bạch Cung. Hubbell sau đó bị kết án và chết trong tù, Foster thì tự sát. Cả hai người này và 6 người khác từng làm việc với Clinton đều chết một cách bí ẩn. 

Chính phủ Liên Bang đã Phản Ứng Thế Nào? Năm 1986, khi Liên Bang nhận thấy việc mờ ám, đã đánh giá dự án Castle Grande là dự án ma, coi tất cả số tiền đầu tư là do từ công ty tài chánh Madison của chính Jim. Lúc đó, Jim đã từ chức khỏi công ty này, và người kế vị là Seth Ward phải hứng chịu cuộc điều tra. Castle Grand đã nhận hơn 2 triệu đô la tiền commission và chi phí cho các nhân viên của Madison, cũng như chi phí cho tổ hợp luật sư Rose Law Firm. Tổng cộng khoảng 4 triệu đô la từ ngân sách chính phủ. Tiếp theo là sự phá sản của công ty Madison Guaranty. Chính phủ phải nhảy vào để điều hành nhằm cứu vãn. Vào thời kỳ khủng hoảng về tài chánh của nước Mỹ, tổng số tiền mà chính phủ mất vào vụ này là 73 triệu đô la. Những chi tiết về vụ này khá nhiều và rối rắm. Quý vị muốn tìm hiểu cặn kẽ, xin vào tìm trong hàng trăm tài liệu trên các trang web. Vợ chồng Clinton khai mất từ 37 ngàn đến 69 ngàn trong vụ đầu tư vào Whitewater. Một bản điều tra của Pillsbury kết luận rằng Jim McDougal là vai chính trong vụ, còn Bill Clinton chỉ là vai thụ động. 

Nhưng như thế không có nghĩa là Bill Clinton không có tội gì. Báo New York Times trong thời gian Bill tranh cử Tổng Thống năm 1992 đã hỏi ông ta về vụ thất bại của Whitewater. Do sự lưu ý của New York Times, Bộ Tư Pháp đã mở cuộc điều tra, trong khi áp lực từ truyền thông càng ngày càng tăng. 

Ngày 22 tháng 4, 1994, Hillary Clinton mở cuộc họp báo ngay trong phòng ăn dành đãi quốc khách trong toà Bạch Cung. Bà chỉ nhận rằng hai vợ chồng bà chỉ là vai phụ và không làm điều gì sai trong vụ Whitewater. Nhưng bà cũng thú nhận rằng những lời giải thích trước đây của mình là mơ hồ. Theo yêu cầu của Tổng Thống Clinton, bà Bộ Trưởng Tư Pháp Janet Reno đã bổ nhiệm Công Tố Viên Robert Fiske để mở cuộc điều tra mới về những vụ chuyển tiền của Whitewater. 

Việc điều tra đã khui ra hai chuyện: 
1.- Ông Clinton đã gây áp lực với David Hale để có một khoản nợ mà chính Bill Clinton và các chủ nhân của Madison Guaranty được thu lợi. 

2.- Ngân hàng Arkansas đã che đậy các dịch vụ chuyển ngân có liên quan đến chiến dịch tranh cử Thống Đốc của Bill Clinton. Vào tháng 5, 1994, Công Tố Viên Fiske đã ra lệnh cho hai vợ chồng Clinton phải giao nộp tất cả các tài liệu có liên quan đến Madison Guaranty trong một thời hạn 30 ngày. Nhưng Clinton báo cáo rằng hồ sơ đã bị mất hết. Thực ra, thì hồ sơ vụ Whitewater được Maggie William, Chánh văn phòng của Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton cất giữ trong 1 két sắt, sau đó bàn giao cho luật sư riêng của Clinton. Gần 2 năm sau, một nhân viên trong Toà Bạch Cung tìm thấy các hồ sơ của Rose Law Firm về các chi thu này trong tư dinh của vợ chồng Clinton. 

Qua năm 1994, một ủy ban gồm 3 vị thẩm phán đã giao cho ông Kenneth Starr thay thế ông Robert Fiske tiếp tục điều tra vụ Whitewater. Lý do của sự thay thế này là vì ông Fiske được sự bổ nhiệm của bà Janet Reno, là Bộ Trưởng Tư Pháp dưới quyền Tổng Thống Bill Clinton, vì thế chắc chắn sẽ có vấn đề thiên vị (Conflict of interest) Qua cuộc điều tra, David Hale đã có những lời khai cho rằng ông Bill Clinton đã dùng thế lực của một Thống Đốc, ép buộc ông ta cho bà Susan McDougal vay một món nợ bất hợp pháp là 300 ngàn đô la. Clinton dĩ nhiên chối phăng việc này. Hale bị phạt giam 21 ngày trong tù. Công tố Starr sau đó vào năm 1997, đã soạn thảo bản văn gửi lên Quốc Hội đề nghị bãi chức Tổng Thống của Bill Clinton với tội danh Perjury (gian dối với pháp luật) với những chứng cờ rõ ràng, đáng tin cậy. 

Trên tập san The American Spectator, ông Theodore B. Olson viết nhiều bài báo tố cáo Bill Clinton về những việc làm phi pháp. Việc này nằm trong một kế hoạch mà ông gọi là "Arkansas Project". Những bài đầu tiên đăng tải vào tháng 2, 1994, nêu ra hàng loạt những việc phạm pháp (criminal) của Clinton và các đồng lõa. Vào tháng 12, 1994, một thành viên trong vụ án là Webster Hubbell nhận tội gian lận thuế vụ và chuyển đi những thư từ gian lận. Vào tháng tư 1998, khi vụ Bill Clinton gian dâm với Monica Lewinsky nổ ra, việc điều tra vụ Whitewater bị khựng lại. Và cũng là lúc vai trò đại bồi thẩm (grand jury) của Starr gần hết thời hiệu. Các can phạm Hubbell, Jim Guy Tucker, Susan McDougal trở chứng, từ chối không chịu hợp tác trong vụ điều tra nữa. Cuộc điều tra được kết thúc vào tháng 5, 1998 chỉ buộc tội Susan McDougal mà thôi do bà ta từ chối không chịu khai hữu thệ những gì liên quan đến Bill Clinton. Susan bị giam tù 18 tháng trong đó có 8 tháng bị biệt giam. Sau đó, Bill Clinton dùng quyền Tổng Thống ân xá cho bà ta. 

Bản báo cáo do Starr phổ biến vào tháng 9, 1998 có ghi các tội mà Bill Clinton đã vi phạm (trong đó có luôn tội gian dâm với Lewinsky). Vào tháng 2, 1996, bà Hillary Clinton ra khai trước đại bồi thẩm về các việc diễn ra ở Whitewater. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ mà một Đệ Nhất Phu Nhân bị toà triệu tập ra khai báo. Bà ta chối tất cả các cáo buộc về việc vay tiền bất hợp pháp của ngân hàng. Có đến 15 người, trong đó có vợ chồng McDougal, Webster Hubbell (lúc đó là cố vấn trong Bạch Cung) và Thống Đốc Arkansas Jim Guy Tucker đều bị buộc các tội cấp liên bang. Clinton đã ân xá cho 4 trong số 15 người bị giam tù. Dưới đây là danh sách 15 người dính líu bị kết án tù bởi 40 tội danh khác nhau: 

1. Jim Guy Tucker: Thống Đốc Arkansas , mất chức (gian lận, 3 counts) 
2. John Haley: luật sư của Jim Guy Tucker (gian thuế) 
3. William J. Marks, Sr.: đồng sự trong doanh nghiệp của Jim Guy Tucker (âm mưu) 
4. Stephen Smith: cựu phụ tá của Thống Đốc Bill Clinton (âm mưu). Được Bill Clinton ân xá. 
5. Webster Hubbell: người ủng hộ Bill Clinton, đồng sự của Hillary trong Rose Law Firm. (gian lận) 
6. Jim McDougal: Chủ nhà băng, đồng sự trong doanh nghiệp của Clinton. (18 felonies, varied) 
7. Susan McDougal: Vợ của Jim (nhiều gian lận về tín dụng). Được Bill Clinton ân xá. 
8. David Hale: Chủ nhà băng, ủng hộ Clinton. (âm mưu và gian lận) 
9. Neal Ainley: Giám đốc ngân hàng Perry County Bank (yểm trợ cho Clinton trong mùa tranh cử) 
10. Chris Wade: chuyên viên địa ốc trong Whitewater (nhiều gian lận về tín dụng). Được Bill Clinton ân xá. 
11. Larry Kuca: chuyên viên địa ốc trong Madison Guaranty (nhiều gian lận về tín dụng) 
12. Robert W. Palmer: Người lượng giá trong Madison Guaranty (Appraiser) (âm mưu). Được Bill Clinton ân xá. 
13. John Latham: Madison Bank CEO (gian lận ngân hàng) 
14. Eugene Fitzhugh: Whitewater (hối lộ) 
15. Charles Matthews: Whitewater (hối lộ) 

Quốc Hội đã làm những gì trong vụ Whitewater? Quốc hội lưỡng viện cũng mở các cuộc điều tra song song với các cuộc điều tra của Starr và Fiske. Ủy Ban Tài Chánh Hạ Viện cũng dự tính mở cuộc điều trần vào tháng 3 năm 1994, nhưng phải hoãn lại đến tháng 7 vì có những văn thư xung khắc từ ông Henry Gonzalez, Chủ Tịch Ủy ban Ngân Hàng thuộc Đảng Dân Chủ gửi cho Dân Biểu Jim Leach thuộc Đảng Cộng Hoà. Ở Thượng Viện, Ủy Ban về Ngân Hàng, Gia Cư và Đô Thị cũng mở cuộc điều trần vào tháng 7, 1994. Cuộc điều trần của Ủy Ban điều tra về Whitewater kéo dài trong 13 tháng với 300 giờ của 60 kỳ họp. Bản điều tra dày 10 ngàn trang khai báo và 35 ngàn trang phỏng vấn với lời khai của 250 người. Cũng như vụ Email và vụ Benghazi của Hillary Clinton. Vụ Bill Clinton cũng bị Phe Cộng Hoà lên án, trong khi phe Dân Chủ thì ra sức bào chữa. 

Sau cùng, ngày 18 tháng 6, 1996, Ủy Ban Đặc Biệt của Thượng Viện về vụ Whitewater ra một báo cáo dày 800 trang trong đó chỉ kết tội Bill Clinton một cách nhẹ nhàng là: “Sử dụng quyền hạn một cách sai lầm, vượt quá giới hạn của thẩm quyền và có ý che dấu sự thật ("an American presidency [that] misused its power, circumvented the limits on its authority and attempted to manipulate the truth"). 

Đối với Hillary Clinton thì bị nhiều chỉ trích hơn về những hành vi sai trái. Để bênh gà nhà, phe Dân Chủ đã cho rằng bản báo cáo này là phóng đại, trò phù thủy, và thủ đoạn chính trị ("a legislative travesty", "a witch hunt", "a political game”) 

Vào tháng Ba, 1992, trong kỳ tranh cử Tổng Thống, Bill Clinton thú nhận có khai gian khoản tiền khấu trừ (deduction) khi khai thuế năm 1984, 1985. Đó là khoản tiền trả tiền lời của Công Ty Whitewater mà Clinton đã man khai tiền do cá nhân ông ta trả. Gần hai năm sau thì Clinton mới hoàn trả cho Sở Thuế Liên Bang số tiền khai gian này. Đó là lúc mà các Ủy Ban Điều Tra sắp sửa nhìn vào hồ sơ vụ Whitewater. Với phe Dân Chủ, họ coi vụ này như một đòn chính trị nhằm hạ đối thủ, trong khi phe Cộng Hoà thì vô cùng bất mãn khi vợ chồng Bill Clinton nhờ thế lực và phe đảng mà thoát lưới pháp luật. Đối với công chúng, thì vụ việc kéo dài đến 4 năm trời có quá nhiều chi tiết rối rắm khó hiểu thấu đáo. 

Hiện nay, nhóm Judicial Watch cũng mở lại hồ sơ này để kiện Hillary Clinton. Trong cuốn truyện trẻ em nhan đề Cuộc Phiêu Lưu của Pinocchio của nhà văn Ý Carlo Collodi, nhân vật chính là chú bé Pinocchio được đẽo ra từ một khúc gỗ biết nói. Do bản chất còn sơ khai, khờ khạo nhưng chú rất liếng thoắng và nói láo tài tình. Mỗi lần chú nóí láo, cái mũi của chú dài thêm 1 gang. Khi bà Clinton nhiều lần nói láo về chuyện email, tờ báo Washington Post đã vẽ hình hí hoạ với khuôn mặt của bà trên đó có những cái mũi dài của Pinocchio. 

Nhưng qua những câu chuyện kiếm tiền bất chính của cặp vợ chồng Clinton, tôi lại liên tưởng đến hai nhân vật phụ cũng trong truyện Pinocchio. Đó là anh chàng cáo John the Fox và cô mèo Gideon the Cat. Cặp nam nữ này chuyên nghề lừa bịp, đã theo sát Pinocchio và dụ dỗ chú bé nhiều lần để sau cùng đoạt hết số tiền dành dụm của Pinocchio.


Nắm tay…


Nắm tay…
Phan
Là đàn ông nên chuyện bắt tay thường tình đến chẳng ai nhớ là đã từng bắt tay ai. Rồi xã hội văn minh lên, thời đại bình đẳng hơn. Mọi người dần quen mắt với hình ảnh phụ nữ bắt tay nam giới trên truyền hình, nơi công cộng, trong sở làm, đồng nghiệp nam nữ bắt tay nhau trong nhà máy, bạn bè nam nữ bắt tay nhau khi gặp lại… Nhưng tôi lại cảm nhận từ bàn tay nữ giới qua cái bắt tay của họ là họ nắm tay người đối diện một cách rất phụ nữ chứ không hoàn toàn xã giao như cái bắt tay của đàn ông.
Có lẽ chiều qua, mọi người ra về vui vẻ với cuối tuần nghỉ lễ. Riêng tôi đem về nhà cái nắm tay của bà bạn làm chung trong hãng. Trước hết, tôi không biết bà bao nhiêu tuổi, là người gì, chồng con ra sao, vui buồn tâm tư, hoàn cảnh thế nào… Thú thật không ưa tính nết bà nên tôi không quan tâm. Chỉ biết bà nói tiếng Anh rất khó nghe, đến ông sếp người Mỹ còn ngán bà phân bua, nên tôi sợ hơn nữa vì bà hay nói nhỏ với tôi mới khổ. Khổ nhất là hôm bị cô em người Việt bắt quả tang bà dúi tiền vô tay tôi, rồi lại thì thầm vào tai tôi… Cô tra khảo mãi là chuyện gì, nhưng tôi không nói được vì biết cô cũng không ưa bà. Nói làm sao được với nỗi khổ của người khác ngoài sự thấu hiểu và chia sẻ.
Trời ơi, khi thương củ ấu cũng tròn/ khi ghét bồ hòn cũng méo. Tôi ước gì bà ấy biết và hiểu câu tiếng Việt đó để giữ thân làm việc chung với người Việt mà tánh bà lại ưa than phiền người này với người kia. Tánh tình gì mà càm ràm tới chính mình cũng không tha, cứ mỗi lần bà làm sai, tôi nhắc nhở bà làm việc phải tập trung hơn. Bà cằn nhằn luôn cả bà, “Ông có biết là tôi giận tôi lắm không, tôi chẳng làm được việc gì cho đúng cả!” Rồi bà khóc.
Từ đó, tôi cẩn thận hơn với những đôi mắt không ưa bà để cho bà mượn năm đồng đi ăn trưa, mười đồng đi chợ chiều, hai chục đổ xăng giữa tuần… Bà phiền đến tôi muốn đưa bà đi chỗ khác để tôi hết bị sếp trên càm ràm vì bà làm thì dở, hay quên, thiếu sót, sai lộn… Bà chỉ giỏi nhất là làm chậm vô địch và than phiền người khác. Nhưng lòng tôi lại chùng xuống khi nghĩ đến khả năng mất việc của bà sẽ cao lắm nếu đẩy bà đi chỗ khác.
Trời thương đôi bạn già nên cho lắm lúc bà cũng dễ thương ra phết, nữ tính bể bờ. Như hôm sáng sớm, bà đến chỗ tôi, cười một nụ bát quái trận đồ, rồi hỏi tôi màu son môi có hợp với bà không? Trời ơi, tôi bị say sóng thần tới hấp hối. Bà đi rồi, người bạn trẻ ngồi bên lên tiếng, “Đúng là con mẹ điên!” Nhưng tôi thương bà lắm, từ hôm bà hồn nhiên đi vào tim tôi, “hôm qua tôi làm bánh, may là kịp nhớ đến ông chứ không thì mấy đứa con tôi đã ăn hết…” Bà cho tôi cái bánh gói trong miếng lụa hồng. Làm tôi ăn thì sợ câm với bùa mê Ả rập. Nhưng ai lại vứt bỏ một tấm lòng.
Đến hôm đám trẻ tựu trường, bà lại nói nhỏ với tôi, bà cần mượn tôi hai trăm để sắm sửa cho tụi nhỏ chút đỉnh tựu trường. Lòng tôi bâng khuâng xa, nhớ những năm sau biến cố ở quê nhà. Mẹ tôi xuôi ngược chợ sáng chợ chiều để may cho con cái áo lành, mua cho đôi giày mới để đi tựu trường. Người mẹ nào rồi cũng về trời, nhưng lòng mẹ tại thế truyền đời những vất vả, lo toan. Những lúc bà rối trí, bù đầu với mọi người la làng bà làm chậm, làm sai… làm cản trở công việc của họ. Tôi đến giúp bà một tay cho kịp supply cho mọi người bớt ồn. Qua vai bà thấp thoáng hình ảnh mẹ tôi đổ xà bông giặt vào nồi cá kho hôm 30 tháng 04 năm 1975 mà cứ ngỡ là đường. Đầu tóc mẹ tôi cũng rối bời, ngơ ngác, lạc thần ánh mắt khổ đau của người mẹ với bầy con nhỏ.
Tôi đưa bà hai trăm như tạ ơn những người mẹ, nên chỉ nói được với bà hai điều, “một là không cần trả tiền lời cho tôi. Hai là bao giờ có thì trả, không cần thiết.”
Nhưng chiều qua bà gởi lại tôi hai trăm, chúc tôi về nghỉ lễ vui vẻ. Tôi yên tâm khi nghe bà nói, mấy tuần nay chúng ta làm thêm giờ nhiều. Tôi để dành được nên xin gởi lại ông. Tôi không muốn cầm lại từ khi cho vay vì cứ nghĩ trong đầu, trong đời đã nhận nhiều vất vả, lo toan từ lòng mẹ, sao không trả cho lòng mẹ lo toan, vất vả khác cũng là trả, đâu nhất thiết phải trả đúng mẹ mình. Tôi thấy tường u mê thủng một lỗ kim. Chỉ cần nhỏ lại lòng ích kỷ bằng sợi chỉ là chui qua được. Tôi cảm ơn bà lắm! Những chiều về muộn trời chao đảo cánh chim đơn. Tôi nghĩ người mẹ nào cũng là những vất vả cả đời để lo toan từng ngày cho đàn con vong ơn. Nhưng liệu bà có hiểu khám phá mới của tôi không? Cái lỗ mọt có thể làm đắm thuyền thì cái lỗ kim có thể làm xập đổ bức tường u mê. Nhưng cái bà ấm ớ như mảnh lụa hồng gói cái bánh vàng mỡ gà thơm phức đi tặng cho đời mà chẳng hiểu đời là bể khổ…
Nhìn đi nhìn lại chỉ còn tôi với bà trong chỗ làm. Mọi người đã ra cửa cả rồi. Tôi cứ ngập ngừng hai ba lần không nói được câu, “Thôi, bà cũng về nghỉ lễ vui vẻ đi. Chuyện nhỏ không cần ơn nghĩa nhiều.” Nhưng bà cứ nắm tay tôi làm không nói được. Ông sếp đã có mặt ở công tắc đèn, chỉ đợi hai chúng tôi rời chỗ làm là ông tắt đèn để về nghỉ lễ. Nhưng ông sếp đứng lặng thinh chờ đợi. Ông biết tôi thấy ông, nên ông kiên nhẫn. Nhưng bà cứ nắm tay tôi như xạc điện; luồng cảm ơn chân thành, lòng biết ơn không quên, tình cảm nhớ mãi…
Tôi không biết bàn tay mình còn mấy ngón trong tay bà càm ràm. Chỉ thấy đời nhạt thết những lời răn vì người ta vẫn ưu ái người này, ghét bỏ người kia đến quên cả phận người đều bơi chung trong bể khổ. Chia nhau que diêm thắp sáng linh hồn, niềm tin trong khó nghèo cần hơn cái pháp danh, tên thánh…
Tôi lái về nhà, bỏ cuộc vui với mấy ông bạn đã hẹn hò từ trưa. Định gọi chúc lễ vui vẻ cho người bạn vừa gởi điện thư chúc lành cho tôi những ngày nghỉ. Những ngày kế đó sẽ chúc sau. Ngần ấy đã đủ cho những ngày nghỉ tủm tỉm cười với người tử tế quá sinh nghi!
Về ngồi trong những ngày. Nhìn từng hôm nắng tàn… Có lẽ cái nắm tay cũ nhất mà tôi còn nhớ được là năm tôi sắp đi học. Thường thì tôi phải ở nhà – dưới sự trông coi của bà vú. Nhưng hôm đó tôi được ra chơi chỗ cha mẹ tôi có cái xưởng trên bờ dưới bến. Những ghe chuối từ đâu chả biết, cứ nối đuôi nhau cặp bến sau nhà. Thế là nhiều người khuân vác những quầy chuối thật to, họ đi trên miếng ván dài như làm xiếc. Tôi lõ mắt trông chờ ai đó té xuống sông để cười vỡ bụng. Nhưng chẳng có ai té ngã cả.
Rồi tôi vào nhà xem những người ra chuối. Một quầy chuối to đến cả chục nải, nhưng chỉ lấy hai, ba nải to trái nhất. Đến những người khác đóng chuối vào thùng gỗ thưa, chêm rơm cho êm. Rồi lại những người khuân vác cũ, họ chất những thùng chuối lên xe vận tải. Đầy xe thì tài xế nổ máy, lái đi. Xe khác lại nối đuôi trên bờ như ghe này nối đuôi ghe khác dưới bến…
Chả có gì vui hơn miếng ván dài từ ghe bắc lên sàn gỗ sau nhà. Tôi đợi hết người lớn thiu thiu ngủ trưa, tôi làm nhà ảo thuật một mình. Nhưng trọng lượng của tôi không đủ nặng để tạo ra độ nhún theo mỗi bước chân. Tôi đi xuống ghe nó không nhún; tôi cố vác một quầy chuối để mình nặng hơn thì không nổi. Tôi. Tôi chỉ có cái bóng mình ngắn ngủn trên miếng ván đòn làm bạn, nhưng hai đứa cũng nghĩ ra được cách tăng trọng lượng. Tôi trở lên nhà thử sức, thì khuân nổi một cái thùng không. Tôi mừng vui với cái thùng gỗ mỏng đóng ô ca-rô thì mình vẫn thấy đường đi, là miếng ván đòn để đừng bước trật chân mà rớt xuống sông.
Thế mà miếng ván đòn vẫn không nhún. Tôi quyết định tự nhún… bằng cách nhắm mắt lại! Tôi thật sự có cảm thấy miếng ván đòn trũng xuống theo bước chân tôi, rồi trồi lên theo bước tiếp. Thích quá. Tôi bước nhanh chân cho nó nhún nhanh hơn.
Tôi bước xuống sông.
Là trẻ con miền sông nước thì ba tuổi đã lội như rái. Tôi năm, sáu tuổi, sắp đi học rồi thì qua sông một mình là chuyện nhỏ. Nhưng ngặt cái lời trù ẻo cho người ta té thì mình ngã. Mà ngã khỏi bơi luôn vì cái thùng gỗ cứ trùm lên đầu tên gian ác ốc tiêu.
Khi bản năng đạp tung được cái thùng gỗ thì vừa lúc hết hơi, bụng đã uống đầy nước sông quê hương nên tôi đi thăm hà bá. Nhưng bỗng thấy lờ mờ trên ván đòn có một bàn tay vươn ra. Tôi cố ngoi lên bằng được để nắm bàn tay ấy.
Bàn tay người cứu mạng nay đâu? Giá gặp lại con gái bà chủ ghe chuối năm xưa thì lấy thân đền đáp cũng cam lòng. Nhưng nợ trả được chứ ơn thì chỉ mang suốt đời này thôi. Cứ nhớ bàn tay cứu mạng nhỏ nhoi mà chừa gian ác lớn, hết dám trù ẻo ai trong đời phất phưởng nữa.
Ngoài kia nắng tàn, mây trôi gió ngàn. Cảm giác ngày mai không phải đi làm len lỏi vào từng mạch máu. Làm nhớ quá đi thôi cái nắm tay thị thành,
Tuổi nhỏ qua nhanh như mưa nắng quê nhà. Chiến tranh leo thang xé nát những vùng quê. Tôi về thành đi học. Chiều Sở thú thích lắm. Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thật thơ mộng với tuổi học trò hay do con gái bên trường Trưng Vương đẹp nức nở… Nên mấy thằng Vỏ Trứng Thối (Võ Trường Toản) cứ chiều là ngẩn tò te như Huy Cận đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ, từ đàn anh Đệ Tam, Đệ Nhị, tới mấy thằng nhóc con Đệ Thất, Đệ Lục… đều treo ngược linh hồn ở cành cây hết trọi. Vì thế mà tôi tông vô xe hơi, chứ không phải xe hơi đụng tôi.
Trời ơi thảm họa. Con ngựa sắt của chàng dũng sĩ tí hon đã què chân trước là cái bánh xe đạp đã hình số 8. Dũng sĩ không què nhưng ê mông, đau điếng với đầu gối, cùi chỏ đỏ khé. Phần tiếc cái xe đạp là gia tài nên tôi nhắm mắt dưỡng thần, mặc người ta nói tôi đau tới ngồi luôn dưới mặt đường trước phủ thủ tướng mà không biết xấu hổ nam nhi.
Rồi người đàn ông rất lịch sự trong trí nhớ tôi. Ông bước xuống xe để đỡ tôi đứng dậy. Tôi nhớ đã bảo ông, “Chờ cháu chút. Cháu không bị gãy chân đâu. Chỉ đau thôi.” Ông khom người xuống, định bồng bế tôi vô lề đường. Tôi cũng không chịu.
Nhưng định mệnh đến thì phải cúi đầu. Ai mà ngờ được định mệnh là trong xe có con Tiểu Long Nữ bên Trưng Vương. Nó mở cửa sau, bước xuống xe làm lóa mắt như xe chở mây, mây bay ra kìa… Đẹp não nùng hơn mấy bà chị bên ấy nhiều. Dương Quá mê liền cái giọng ngọt lừ như nước mía ép ở hồ bơi Yết Kiêu, “anh chảy máu rồi đó cha ơi! Chở anh đi nhà thương mau đi cha.”
Rồi Tiểu nói với Dương, “anh đau lắm phải không! … em xin lỗi.” Tiểu chìa cả hai tay cho Dương, “anh ráng đứng lên đi…”
Tôi nắm bàn tay nhỏ bé nhưng nỗi nhớ lâu dài vì bàn tay biết nói. Chỉ một cái siết tay yếu xìu con gái mà hết đau. Nhưng lại rất đau khi lạc mất tay nhau theo cuộc đổi đời. Mấy mươi năm rồi vẫn nhớ hơi ấm bàn tay thay băng đầu gối cho tôi những chiều tan trường về. Vết thương da thịt không muốn lành thì lên sẹo, vết thương lòng không sẹo nên rỉ máu tháng năm, cứ hè về lại nhớ đến lần đó chia tay, gió đêm không nhiều sao lá rơi bay/ đường dài suốt như đêm dài thao thức…
Cái nắm tay giữa người với người lạ lắm! Điện thân tương hợp là chan hoà ngay, quý mến nhau sâu… cứ như quen thuở nào. Cái nắm tay giữa người với người không duyên cũng nợ nói gì nhân duyên. Nhớ tôi nằm mê man mấy ngày vì sốt rét khi đi dạy học xa. Tay thằng bạn thay cho cái áo đẫm mồ hôi lúc nửa đêm thật chan chứa ân tình như trăng côi cút lùa vào cửa sổ. Tay cô giáo phòng bên thay cho cái khăn hạ nhiệt trên trán lại thấy mát lòng như uống nước chanh mùa hạ. Nhưng cái nắm tay trong cơn mê sảng của người vượt sóng băng rừng đến ngay. Vì mấy thằng bạn tôi sợ tôi chết quá nên đánh điện tín gấp.
Tôi hôn mê rất sâu vì đâu có thuốc men gì. Cứ vắt sức trẻ ra mà chịu đựng những cơn sốt hết nóng rồi lạnh đến mơ hồ, ảo giác… Nhưng chỉ cái nắm tay đúng người tôi mong là đả thông kinh mạch, sốt rét lùi xa… để chiều còn ra biển ngắm mặt trời lặn. Thì ra buồn chán, tuyệt vọng, cả bệnh hoạn… nếu nắm được bàn tay cho ta cảm giác được che chở, thấu hiểu, chia sẻ… những buồn đau vơi đi nhiều lắm!
Khác với cái bắt tay xã giao của nam giới. Tôi cảm nhận nữ giới, họ nắm tay người đối diện hơn là bắt tay. Cái nắm tay của nữ giới như được đặc ân từ tạo hóa cho họ biết diễn tả, bàn tay họ biết truyền đi những thông điệp, chứ không đơn giản chỉ là bắt tay đồng lõa của đàn ông.
Lâu rồi, trên báo Science có bài viết về đôi “dã nhân phương nam – southern apes” được cho là thủy tổ của loài người vì họ đã sống cách nay tới hai triệu năm. Nhưng độc đáo nhất của phát hiện năm 2008 của những nhà khảo cổ vẫn là đôi bàn tay với ngón cái thon dài chứ không ngắn và cục mịch như những giả thuyết khác về thủy tổ loài người. Chiếc cổ tay của bộ xương nữ giống y như của loài người ngày nay. Đôi bàn tay của người nữ hai triệu năm trước đã được các nhà khoa học diễn tả rất khoa học là khéo léo vô cùng. Không chỉ biết xài dụng cụ mà còn biết chế tạo ra dụng cụ để xài… Nên chẳng lạ gì thêm hai triệu năm sau, đôi tay người nữ biết nói, biết diễn tả.
Tiếc là người đời hời hợt nên không chú ý mấy đến phần đẹp nhất trên cơ thể người nữ là đôi tay của họ. Nơi ta có thể nhận biết những điều không chót lưỡi đầu môi, “em yêu anh lắm!” rất khó nói bao nhiêu thì thật lòng bấy nhiêu qua cái nắm tay thật nhẹ nhưng ấm áp của nàng.
Phan

Thursday, September 29, 2016

TÌM HIỂU "THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA”             
                                          

Nếu ta ta thu nhỏ nhân loại thế giới thành 1 làng nhỏ có 100 người thì ta sẽ có:

  * 57 người Châu Á, 21 người Châu Âu, 14 người Châu Mỹ và 8 người Châu Phi.

  * Trong đó chia ra: 52 Phụ nữ, 48 Đàn ông, 70 người da màu, 30 người da trắng.

  * Về tài sản có: 6 người sở hữu 59% tổng số tài sản của cả Làng và cả 6 người đều là người Mỹ.

Trong số 100 người của làng sẽ như sau:

· 80 người sẽ không có nhà ở cho đúng nghĩa một căn nhà.
· 70 người mù chữ
· 60 người sẽ không được ăn no.
· 01 người sẽ chết trong đêm nay.
· 02 trẻ em được sinh ra trong ngày.
· Chỉ có 1người có trình độ đại học trở lên.
· 01 người có máy tính.
· 09 người thất nghiệp

Nhìn thế giới một cách cụ thể như thế, bạn sẽ thấy rằng bạn hạnh phúc hơn nhiều người, và chúng ta cần thông cảm, chia sẻ, thân ái vì loài người vẫn còn quá nhiều bất công, khoảng cách giữa giầu nghèo quá lớn, và thiếu thốn tri thức đến mức không thể tưởng tượng.

Nếu bạn có 1 căn nhà, trong tủ lạnh có thức ăn, bạn được ăn mặc tử tế…bạn đã giàu có hơn 75% nhân loại.

Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, có tiền trong túi.. bạn đã thuộc vào 8% những người đầy đủ trên thế giới.

Nếu bạn đã từng được đi học, đang đi học, bạn biết chữ, bạn thực sự may mắn hơn ít nhất 800 triệu người.

Nếu bạn có việc làm, bạn hạnh phúc hơn 600 triệu người đang thất nghiệp (hiện ở Mỹ có 14,6 triệu người.)

Nếu bạn lành lặn, bạn đã may mắn hơn hàng chục triệu ngừơi bị thương tật, khuyết tật và khiếm thị.

Nếu sáng nay, bạn thức dậy khoẻ mạnh nghĩa là bạn đã sung sướng hơn hàng ngàn  người vừa chết đêm qua.

Nếu bạn chưa bao giờ trải qua chiến tranh, bạn chưa từng hấp hối vì thương tật và đói khát, chưa từng bị mất tự do trong nhà tù, thưa bạn, bạn thật sự có thể tự hào bạn là người hạnh phúc và may mắn hơn 500 triệu người trên hành tinh còn nhiều đau thương tang tóc này.
     
Nếu bạn được đọc tài liệu này,đọc những dòng chữ này, bạn đã hạnh phúc thêm một lần nữa vì:

1.   Đã có một người bạn nào đó đã quan tâm đến bạn đã tặng bạn tài liệu này để bạn có dịp… nhìn lại mình để thấy mình là người may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều người.! 

2. Bạn sẽ không còn than vãn, bạn khổ quá, bạn không được may mắn như người khác.
       
3. Bạn sẽ không còn trách đời, trách cha mẹ, trách số phận, trách Chúa, trách Phật vv… đã đối xử không công bằng với bạn, vì bạn vẫn còn thiếu nhiều món chưa mua sắm được, bạn vẫn chưa bằng người lối xóm, người đồng nghiêp ,hoặc người bà con của bạn.
     
4 Và bạn hãy nhớ rằng: nơi bạn đang sinh sống, xung quanh bạn và thế giới này, vẫn còn quá nhiều nơi còn chiến tranh, thương tật, thiếu thốn, nghèo khổ, đói rét, bệnh tật, khiếm thị và đang hấp hối ở đâu đó…
    
Đã có biết bao người hy sinh, đóng qua nhiều thế hệ để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Hồ Minh Châu

Giấy phép và biệt phủ với cái chuồng gà

Chưa có một nơi nào giấy phép lại nhiều như ở VN hiện nay. Có vô số thứ phải xin cấp giấy phép. Giấy phép mẹ giấy phép con, chỉ còn thiếu giấy phép cháu... chắc cũng sắp ra đời; giấy phép như lá mùa thu vẫn là chưa đủ, giấy phép rất nghiêm nhưng chưa minh; giấy phép vừa ra đã lạc hậu bất khả thi phải thu hồi; giấy phép có phong bì đi nhanh như sóc, không phong bì chậm như rùa hoặc không cho; giấy phép con đi chậm hơn giấy phép to; giấy phép cho đại gia nhanh hơn giấy phép cho dân… Ôi sao mà đau đầu quá. Dân cứ việc la, cứ việc kiện như kiện củ khoai.


Căn biệt thự tráng lệ của chủ tịch Phạm Hồng Hà tại thành phố Hạ Long

Thời gian này lại rộ lên chuyện người dân bị chính quyền cưỡng chế, bắt ngưng xây dựng dù chỉ là làm cái chuồng gà, trong khi đó đại gia xây biệt phủ to đùng chềnh ềnh giữa phố thì cứ xây chẳng cơ quan nào đụng tới. Chuyện ngược đời này chẳng phải chỉ có ở một nơi heo hút nào đó mà ở hầu hết mọi nơi. Người dân gọi là “thời đại đồ đểu này chuyện gì cũng này chuyện gì cũng có thể xảy ra dù là chuyện vô lý nhất thế giới”.
S dĩ dư luận đang sôi sục bởi một ông được gọi là nhà văn xây cái chuồng gà bị chính quyền ngăn cấm, ông la làng trên báo khiến mọi người bàn tán lung tung, người dân còn đồng tình tố cáo những chuyện lâu nay được  “giữ bí mật” nay bị “bật mí”. Đó là những cái biệt phủ to tướng thì không phải xin phép. Xin nói về chuyện làm chuồng gà trước.
Nhà văn Hoàng Quảng Uyên (tên thật Hoàng Dương Quý, sống ở Cao Bằng) đang rất phẫn nộ về việc các cơ quan chức năng không trả lời dứt khoát chuồng gà và hàng gạch giữ đất mà ông muốn xây có thuộc diện phải cấp phép hay không?
Trong khi đó, chính quyền nơi đó yêu cầu xây một viên gạch có vữa đã phải xin phép, dẫn đến việc “công trình” bị ngưng trệ đến nay đã gần 2 tháng.
Đơn xin cấp phép xây chuồng gà của nhà văn Hoàng Quảng Uyên
Trong thư ngỏ gửi ông Nguyễn Hoàng Anh, bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, ông Uyên cho biết ngày 13-4, ông xây một hàng gạch cao 25cm, dài 45m để giữ đất khỏi đổ ở thửa đất mà ông có giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Theo ý định ban đầu của ông Uyên, sau khi xây xong tường gạch sẽ làm một cái chuồng gà. Ông Uyên kể: Trong lúc thi công, ông Lê Hồng Hà - chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Phường Sông Bằng, TP Cao Bằng - dẫn cán bộ đến yêu cầu ngừng vì không có giấy phép.
Tôi có thắc mắc xây một hàng gạch cao 25cm vẫn phải xin phép ư, ông chủ tịch phường cho biết dù là xây chuồng gà chuồng lợn hay một viên gạch có vữa đều phải xin phép. Tôi mới phải đi xin giấy phép xây một hàng gạch và cái chuồng gà”. 

Trong hồ sơ mà ông Uyên gửi tới các báo có nhiều văn bản của Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Cao Bằng và UBND P.Sông Bằng trao đổi về việc có cấp phép cho ông Uyên xây chuồng gà và hàng gạch hay không!
Đến ngày 25-5, Phòng QLĐT có văn bản cho biết: “Quy định hiện hành không nêu rõ, không hướng dẫn cụ thể với loại công trình này. Phòng QLĐT đã trao đổi và đề nghị Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng Cao Bằng kiểm tra thực tế hiện trạng và hướng dẫn Phòng QLĐT có cơ sở giải quyết. Trong thời gian chờ đợi đề nghị ông Hoàng Quảng Uyên không tự ý thi công công trình nêu trên”.
Xin xây hàng gạch, chuồng gà: 4 cơ quan giải quyết
Theo ông Uyên, khi gửi đơn đến UBND phường đề nghị cấp phép xây dựng hàng gạch và chuồng gà, ông đã nghĩ không thể nào có chuyện lạ kỳ này.
Nhưng ông chủ tịch phường lại bút phê vào đơn xin cấp phép của tôi là chuyển Phòng QLĐT xem xét, tạo điều kiện. Phường cũng có văn bản cho rằng căn cứ Luật xây dựng năm 2014 thì “công trình” của tôi không thuộc diện được miễn cấp phép.
Văn bản cũng nói rằng một cá nhân/tổ chức đặt 1 viên gạch để xây dựng gắn liền trên đất cũng phải thông báo và xin phép chính quyền địa phương.
Tính từ khi tôi khởi công xây hàng gạch đến nay là gần hai tháng đã có bốn cơ quan nhà nước tham gia giải quyết vụ xây dựng chuồng gà và hàng gạch này”.
Ngày 7-6, Phòng QLĐT TP Cao Bằng có công văn trả lời ông Uyên rằng công trình xây dựng chuồng gà không đủ điều kiện cấp phép vì lý do “không thể hiện rõ vị trí xây dựng trên mặt bằng lô đất, nền đất yếu không bảo đảm cho công trình...”.
Ông Uyên kết luận: “Ông chủ tịch P.Sông Bằng bắt tôi phải xin giấy phép khi xây chuồng gà nhưng Phòng QLĐT lại không cấp phép vì không tìm thấy trong các điều luật có hướng dẫn cụ thể về việc cấp giấy phép xây dựng chuồng gà tức là không đủ điều kiện!?”.
Theo tôi, ông Uyên là anh dân đen lại quên cái phong bì thì “không đủ điều kiện xây chuồng gà” là đúng rồi. Ông là nhà văn còn lên tiếng được còn anh dân đen thì tịt ngòi. Nếu ông là con quan hay đại gia thì chẳng ai hoạnh họe, chẳng ai đụng tới dù ông xây cái biệt thự cho bồ nhí. Tôi nêu vài bạn đọc đã bình luận trên báo:
-  Bạn Ngọc Hân viết: Nhân dân đóng thuế để nuôi những cán bộ này ư? Xây một hàng rào cao 25 cm, dài 40 m và một cái chuồng gà mà 4 cơ quan giải quyết 2 tháng không xong? Trời ơi là Trời !!! Chuyện có thật vậy không hả Trời ???
- Bạn  Đồ... viết:  Quái! Tui không biết là mình đang sống ở thời kỳ nào đây? Phong kiến hay đồ đá, đồ đồng, đồ đất, ... (hay đồ đểu)?
- Bạn ký tên THƯỜNG DÂN  viết: “Không còn gì để nói nữa. Các cơ quan công quyền ở VN có lẽ không còn gì để làm, năng lực cũng chỉ giải quyết cái chuồng gà, trại vịt thôi!”.
Bạn đọc đã thấy người dân nói gì, tôi không phải bình luận gì thêm.
Trở sang chuyện xây biệt phủ không phép. Vố số chuyện xây biệt phủ, biệt thự không cần phép đã từng xẩy ra. Toàn quan to súng ngắn về hưu, hạ cánh an toàn lúc đó mới xây biệt phủ phè phỡn suốt cuộc đời đến đời con đời cháu đã bị phanh phui hoặc chưa bao giờ bị lôi ra ánh sáng. Các quan vẫn không sợ, vẫn tỉnh bơ như không có chuyên gì xảy ra. Bởi các quan đương quyền là “con cháu các cụ cả” nên mới có câu “nhất quan hệ , nhì hậu duệ, ba tiền tệ, bốn đàn em, còn tri thức thì mặc kệ”.
Một thí dụ cụ thể như chuyện lạ ở tỉnh Cao Bằng.
Giám đốc sở xây biệt phủ không phép.
Gần đây, dư luận địa phương xôn xao về độ “chịu chơi” của vị giám đốc sở. Biệt phủ này có diện tích hàng ngàn m2 được cho là của một vị giám đốc sở có nhiều hạng mục xây dựng trái phép tại phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế).

Cổng vào khu biệt phủ được xây dựng trái phép của vị giám đốc sở

Nhiều người dân cho rằng, vì “sở thích trồng cây cảnh và chăn nuôi”, ông S. đã  thu mua hàng ngàn m2 đất tại số nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) để xây biệt phủ. Hai bên cổng vào được chủ nhân xây dựng, tạo tác thành hai đồi nhỏ, trên phần đất bồi đắp là hai cây gỗ sưa lớn, quý hiếm. Bên phải cổng vào được chủ nhà dựng một căn nhà gỗ 3 gian và một cái chòi lớn, nhìn ra hồ.
Cùng với hệ thống kiến trúc bằng gỗ với các đường nét chạm, khắc tinh xảo thì nhiều người đến đây cũng không khỏi ngỡ ngàng trước hệ thống cây xanh, cây cảnh được trưng khắp đường đi, lối lại...
Toàn bộ khuôn viên trang trại với diện tích hàng ngàn m2 là của một vị giám đốc đương nhiệm. Khoảng 3-4 ngày ông S. về thăm trang trại của mình một lần. Những ngày bình thường, trang trại này được giao cho bảo vệ quản lý.
Trang trại do mẹ vợ đứng tên 
Truy tìm nguồn gốc thì căn nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương) do bà Trương Thị Kim (mẹ vợ của vị giám đốc) đứng tên “đăng ký” số nhà (bà này là chủ). Quan địa chính cũng như nhiều quan khác dại gì đứng tên, rồi lại phải “kê khai tài sản” lôi thôi lắm, lòi cái đuôi ăn hối lộ ra. Cứ để mấy ông bà anh chị em khác đứng tên là huề cả làng, trên giấy tờ hẳn hoi, đúng pháp luật, đố anh nào làm gì được. 

Một góc biệt phủ của ông Giám Đốc Sở

Ông Nguyễn Quốc Hữu, cán bộ Địa chính - xây dựng phường Thủy Phương xác nhận, đến nay công trình chưa được cấp phép xây dựng*
Theo ông Hữu, trước đây, bà Trương Thị Kim nhận quyền chuyển nhượng đất của nhiều nhà dân xung quanh để tạo không gian làm trang trại. Thông tin xác nhận từ UBND phường thì tổng diện tích đất của bà Kim là 6.782 m2. Ông Hữu nhấn mạnh:
“Xét về luật, công trình xây dựng dù lớn, nhỏ cũng đều phải có giấy phép. Không có giấy phép là vi phạm pháp luật”.
Ông Ngô Văn Tài, Phó chủ tịch phường Thủy Phương cho biết, bà Kim quê ở Quảng Nam, ra sinh sống tại phường từ năm 2007.

Ông Phó chủ tịch phân trần:
"Sau khi có phản ánh việc bà Kim xây dựng công trình trái phép, lãnh đạo địa phương đã cử cán bộ về ghi nhận hiện trạng, tiến hành lập biên bản sự việc. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra, chúng tôi không tìm thấy chủ nhà nên vẫn chưa thể lập biên bản" !
Còn ông Nguyễn Quốc Hữu, cán bộ địa chính phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) nói, khi kiểm tra, xác định một số công trình vi phạm của bà Kim được xây dựng từ đầu năm nay.Ông cán bộ này đổ thừa:
"Chúng tôi đã lập biên bản, đình chỉ thi công công trình và trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong việc này, có sự thiếu sót của cán bộ phường trong việc kiểm tra hoạt động xây dựng".
Thế là cả hai ông cán then chốt của địa phương vô tội. Một ông “không tìm thấy chủ nhà” nên không thể lập biên bản. Vậy chủ nhà trốn đi đâu? Một ông cho đó là “thiếu sót của mấy anh đan em cán bộ Phường”. Cái kiểu chạy tội, đổ thừa cho cấp dưới đã trở thành cái “mốt thời thượng” của các quan ở VN. Quan nào cũng thanh liêm cả, hết lòng phụng sự… cái túi tiền giấu quanh đâu đó.

Ngay cả mấy đại gia không chức tước cũng xây dựng không phép.
Cụ thể như biệt thự của nữ Việt kiều Võ Thị Thu Hương (phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) xây dựng không phép và sai phép. Thửa đất mà bà Hương xây nhà ở và nhà trọ thuộc đất quy hoạch làm đường giao thông và sân bóng nên địa phương chỉ cấp giấy phép xây dựng tạm đối với đất ở. Riêng đất nông nghiệp nghiêm cấm xây dựng. Tại khu vực này, bà Hương có gần 1.200 m2, trong đó đất thổ cư chỉ gần 230 m2. Bà Hương được cấp phép xây tạm nhà ở nhưng xây sai giấy phép. Ngoài ra, bà Hương còn xây trên 100 phòng trọ trên đất nông nghiệp, lấn mương rạch công cộng.
Vụ việc nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Không chỉ ở chỗ sai phạm chình ình như “con khủng long” ngay giữa TP Cần Thơ, việc cưỡng chế phá bỏ vô cùng lãng phí của cải của xã hội mà câu hỏi nhức nhối nhất là tại sao biệt thự “khủng” của nữ Việt kiều lại “mọc” được giữa TP Cần Thơ? Không ai trả lời câu hỏi này.

Vấn đề ở đây là xây cái chuồng gà và cái chòi vịt giữa đồng thì bị cưỡng chế và truy tố. Cón xây biệt thư to đùng không phép thì chính quyền ở đâu? Cấp phép tạm sao lai xây biệt thự? Có lẽ cán bộ bị cận thị chăng?
Môt người dân cho biết: “Tôi là dân đen xây cái nhà cấp bốn để ở gần khu vực biệt thự của bà Hương, tôi bị lập biên bản 4 lần từ khi đổ vật liệu”.

Đấy là chuyện của thời đại này như một bạn đọc đã viết: “Quái! Tui không biết là mình đang sống ở thời kỳ nào đây? Phong kiến hay đồ đá, đồ đồng, đồ đất, ... (hay đồ đểu)?.
Có bao nhiêu người Việt Nam sống trên đất VN tự hỏi mình như thế? Chắc không nhiều lắm, chỉ chừng… 90 chục triệu người thôi, trong số đó có tôi.
Văn Quang

Blog Archive