Tuesday, October 31, 2017

HAI CON NHÃI RANH

 Trần Trung Chính


Từ điển tiếng Việt định nghĩa:.
NHÃI : bé con hay động vật còn nhỏ, chẳng đáng phải chú ý. Thí dụ: sợ gì thằng nhãi ấy.
NHÃI CON: trẻ nhỏ, con vật còn ít tuổi (hàm ý khinh thường)
NHÃI RANH: người còn nhỏ tuổi, trẻ tuổi, chưa hiểu biết gì.
Trần Kiều Ngọc
.
Nancy Nguyễn
.
Người viết chọn NHÃI RANH để chỉ đến 2 người trẻ đang là đề tài bàn luận trong cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại đó là Luật Sư Trần Kiều Ngọc và Nancy Nguyễn (không rõ học vị và tình trang gia đình của Nancy Nguyễn). Mặc dù có học vị và ăn nói lưu loát cả 2 ngôn ngữ Anh – Việt, người viết xếp loại 2 người này là NHÃI RANH vì cả 2 chưa hiểu biết gì Cộng Sản nhất là Cộng Sản Việt Nam.
Cuối thập niên 1950, một y sĩ quân y của Australia (có tham dự trận chiến Triều Tiên 1950 – 1953) viết một quyển sách về Cộng Sản mà dịch giả Việt Nam dịch ra tựa đề BẠN ĐÃ HIỂU GÌ CỘNG SẢN ĐỂ CÓ THỂ TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN ? (người viết đọc quyển sách dịch này vào năm 1968). Tựa đề là như vậy, nhưng khi đọc xong, độc giả không trở thành Đảng Viên Cộng Sản mà lại “Chống Cộng Sản” tích cực và hữu hiệu hơn.
Bác sĩ Trần Văn Tích đã góp ý và nêu nhận định của ông trên bài viết, vì ông có quá nhiều kinh nghiệm và từng trải trong công việc chống Cộng , chính thái độ tự cao tự đại xem thường phản ứng của người Việt Hải Ngoại của 2 nhãi ranh này đã khiến người viết lên tiếng trong bài viết này.
Một số ủng hộ viên của 2 con nhãi ranh này biện luận trên các diễn đàn internet cho rằng những “cô chú bác…lớn tuổi không nên đánh phá những công việc làm của những người trẻ “ mà phải nên nhẹ nhàng chỉ bảo những thiếu sót, những thiếu kinh nghiệm (đó là chưa kể có những trẻ con sống lâu năm kêu gọi hãy cùng ĐỒNG HÀNH với giới trẻ!sic!)…Bản thân người viết bài này bác bỏ những luận điệu ru ngủ và bao che kẻ gian “không chống Cộng mà chỉ chống cái Ác” như vậy.
Nhà cách mạng Lý Đông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, năm sinh 1920, trước 1945 đã viết sách chính trị và học thuyết chính trị rất được các bậc thức giả kính nể. Ông cũng là sáng lập viên của DUY DÂN QUỐC DÂN ĐẢNG. Năm 1946, ông bị Hồ chí Minh và Đảng Cộng Sản sát hại, hưởng dương 26 tuổi. Cùng thời gian đó lãnh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng là ông Trương Tử Anh cũng bị sát hại cùng với các chiến sĩ các đảng phái Quốc Gia khác. Tôi gọi những chiến sĩ Quốc Gia bị VC giết hại là những người ĐỒNG HÀNH với nhau đi trên con đường mưu tìm Độc Lập cho nước Việt.Trong khi đó, Giáo Hội PG Ấn Quang lại cộng tác với VC mà chính nhà sư Thích Huyền Quang tuyên bố Phật Giáo Việt Nam “đồng hành” với Cách Mạng !!! (thời điểm vào khoảng những năm đầu của thập niên 1980).
Cá nhân người viết bài có bày tỏ suy nghĩ của mình với anh Nguyễn Như Quỳnh – Đại Úy khối Chiến Tranh Chính Trị của Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa rằng nhiều người cùng hướng tới mục tiêu và mục đích cao đẹp như các chiến sĩ các đảng phái Quốc Gia thời 1945 – 1946 thì mới xứng đáng mang danh xưng ĐỒNG HÀNH, chớ còn mấy ông sư của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đi theo bọn VC cướp của giết người khủng bố sát hại dân lành với những thủ đoạn ghê rợn thì là ĐỒNG LÕA với kẻ ác mới đúng.
Thế hệ của mẹ tôi (bà sinh năm 1920), không được đi học cao như thế hệ phụ nữ cùng thời với tôi (năm sinh của tôi là 1950), mẹ tôi cũng chưa bao giờ đọc Tư Bản Luận của Marx – Engels, chưa bao giờ đọc Lenin Toàn Tập, Stalin Toàn Tập hay Mao Trạch Đông Tuyển Tập…nhưng nhận định của bà đúng 100%, bà mẹ tôi nói : “ những tên Cộng Sản đem đấng sinh thành ra vu cáo và đấu tố đều là những quỷ sứ đáng bịgiết bỏ để khỏi làm hại thêm nhiều người khác, còn những tên khoa bảng đậu 2-3 bằng tiến sĩ nhưng tán dương cái gọi là Cuộc Cách Mạng Long Trời Lở Đất thì đều là LŨ NGU ĐẦN hết cả.”
Năm 1978, khi bị bắt cầm tù tại trại Bình Điền – tỉnh Bình Trị Thiên (về tôi vượt biên trái phép qua ngả Khe Sanh – Lao Bảo), tôi được Thiếu Tá Trần Công Nhượng – Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến của Sư Đoàn 1 Bộ Binh giới thiệu và quen biết một nhân vật đặc biệt. Thiếu Tá Nhượng nói: “đây là một trung đội trưởng Nghĩa Quân của quận Phú Thứ - tỉnh Thừa Thiên. Anh này có tên ngắn nhất Việt Nam, cả họ và tên chỉ có 5 mẫu tự, nhưng ý nghĩa thì dài nhất Việt Nam vì không biết khi nào chấm dứt, tên anh là LÊ THÊ”. Anh là con người đặc biệt vì trong nhiều năm liên tiếp được đề cử là CHIẾN SĨ XUẤT SẮC của Quân Đoàn 1 vào Sài Gòn được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban thưởng huy chương và bằng khen, chiêu đãi tại DINH ĐỘC LẬP rồi sau đó được sang Đài Bắc du lịch và thăm viếng đảo quốc ĐÀI LOAN.
Người viết xin tóm lược một phần cuộc điều tra của ”chấp pháp” (danh xưng của viên chức Cộng Sản phụ trách việc điều tra thẩm vấn) với anh Lê Thê :
-CP(viết tắt của Chấp Pháp) : anh là tên lính ngụy ác ôn , đã giết hàng nghìn chiến sĩ Cách Mang…
-LT : mấy ông bây giờ thắng tụi tui rồi, muốn nói sao thì nói chớ làm gì có chuyện tui giết được mấy ngàn chiến sĩ Cách Mạng…
-CP : anh lại ngoan cố chạy tội chớ gì, nếu anh không giết, chảng lẽ tất cả các chiến sĩ Cách Mạng chết vì rắn cắn hay sao ?
-LT : chuyện rắn cắn thì tui không biết, chớ ông nói chuyện vô lý tui không chịu . Mấy ông có súng ở trong bưng ra kiếm tui, gặp nhau ai bắn nhanh thì sống,ai bắn chậm thì chết, chớ tui đâu có bắn người tay không. Chuyện vô lý thứ hai là nếu tôi giết được cả ngàn chiến sĩ Cách Mạng, thì người ta ban thưởng lên chức tới Thiếu Tá, Trung Tá rồi …chứ có đâu chỉ là anh lính làng cả chục năm nay như vậy.
-CP : cứ cho là một mình anh không giết được cả ngàn chiến sĩ Cách Mạng, nhưng anh gọi pháo binh, máy bay trợ giúp anh thì sao?
-LT : tụi tui lính làng chỉ có khoảng 25 – 30 người, mà mấy ông đi động quá thì tôi phải gọi pháo binh với máy bay yểm trợ chớ. Phải chi mấy ông cho tui biết trước thì tui lánh mặt đi chỗ khác thì đâu có sao…
CP: thôi im đi, không cho anh biết trước mà đại đội quân Cách Mạng chỉ còn 2 người sống sót. Cho anh biết trước thì chắc là đại đội chết hết không còn ai…
Cuộc thẩm vấn thị uy chả đi đến đâu vì tù nhân Lê Thê cứ trả lời tửng tửng nhất quyếtkhông nhận tội gì cả. Anh cho tôi biết anh không sợ gì hết vì nếu VC muốn giết anh thì chúng đã giết từ khi mất HUẾ  (HUẾ mất ngày 24 tháng 3 năm 1975) rồi. Trả lời kiểu tửng tửng như vậy thì chúng sẽ chỉ thẩm vấn một lần rồi thôi, còn nếu run sợ nhận tội rồi xin khoan hồng thì sẽ bị hạch hỏi hoài.
Nhận xét của người viết :
Những người tù nếu bị mất sức đề kháng của ý chí thì sẽ bị ăn hiếp đe dọa hoài hoài, Thí dụ minh họa : một anh tù hình sự vì ăn trôm quà tặng của Trung Tá Trại Trưởng Trại Cải Tạo (ông này đem 2kg tiêu mà trại trồng để lên Huế tặng cho Đại Tá  Trưởng Ty Công An). Vì không bắt được quả tang nên bọn vệ binh xúm nhau đập anh tù hình sự này, mới bị đấm đá vài cái, anh tù hình sự nói: “các anh đánh tôi kiểu này thể nào tôi cũng chết, vậy xin cho tôi ngó mặt các anh thật kỹ và muốn biết tên của từng anh…” . Bọn công an nhao nhao hỏi lại: “ngó mặt rồi hỏi tên tụi tao để làm chi vậy?”. “Tôi xuống địa ngục trước, mấy anh sẽ xuống sau, chừng đó tôi sẽ đi kiếm mấy anh để trả đũa chuyện bữa nay mấy anh đánh tôi tới chết” . Tuy là đảng viên Cộng Sản Sản không tin vào chuyện tâm linh, nhưng nghe nói xuống địa ngục anh tù này sẽ đi kiếm để trả thù thì mấy tên công an VC cũng ớn ớn. Que sera sera ! thế là anh tù hình sự khỏi phải bi tra tấn mà chỉ bị nhốt trong nhà tù nghiêm giam có 2 tuần thôi.
Bọn VC địa phương thù oán anh Lê Thê nhưng không biết anh ở đâu nên có đi tìm nhưng không kiếm ra, số là ngày 18 tháng 3 năm 1975, liên trung đội Nghĩa Quân của chi khu Phú Thứ được lệnh tăng phái cho chi khu Nam Hòa. Hết đạn nên anh Lê Thê và các bạn bị bắt làm tù binh. Vì sợ bị phản công, nên VC đưa tù binh qua Lào giam giữ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng VC anh cũng không hay biết gì hết (sau đó bọn VC mở loa bắt tất cả tù binh nghe, anh Lê Thê mới biết tin). Mãi tới gần 01 năm sau, số tù binh bị chuyển qua Công An coi giữ nên khó có thể trả thù cá nhân như lúc buổi giao thời.
Anh Lê Thê tâm sự với tôi anh chỉ học tới lớp ba trường làng và tình nguyện đi lính Nhảy Dù từ 1957. Sau 1960, MTGPMN ra đời, bọn VC địa phương giết người khủng bố với bản án gắn trên ngực nạn nhân là tay sai Mỹ Diệm. Anh Lê Thê biết những người bị giết không phải là tay saI MỸ - DiỆM gì hết (vì họ mù chữ) chẳng qua họ chịu khó làm ăn nên có của. Bọn VC địa phương bắt ép họ phải “đóng thuế”, họ không chịu nên chúng giết người ta. Cái gì ban phép cho chúng làm chuyện bậy bạ đó ? Cây Súng và Mã Tấu. Vì vậy anh Lê Thê trình với cấp chỉ huy của Nhảy Dù là đơn vị Nhảy Dù không có anh, không sao, nhưng làng xã và thân nhân bạn bè trong làng cần người như anh bảo vệ họ. Thế là anh về làng gia nhập lính Dân Vệ (tên cũ của Nghĩa Quân).
Anh Lê Thê cho biết từ 1960 đến 1975 anh vẫn sống vững vì phân biệt rõ ràng BẠN – THÙ, gặp VC là anh bắn trước không lôi thôi quyến dụ gì hết. Ưu điểm của anh là chưa bao giờ bắn nhầm vào thường dân vô tội, anh nói là người địa phương nên Ông nội của thằng VC anh còn biết, huống hồ là nó.
Tôi hỏi anh tại sao hồi Tết Mậu Thân 1968, người Huế bị VC giết và chôn sống tới 7,000 người như vậy. Anh nói những người bị giết vì chưa hiểu VC, như anh nếu VC kêu trình diện anh không bao giờ trình diện mà anh sẽ ngồi nhà mang vũ khí chờ VC tới kiếm .Khi bọn VC tới kiếm,anh sẽ nổ súng giết ít nhất 3-5 thằng, rồi anh sẽ bị chúng giết nhưng lợi điểm là vợ con còn chôn được thân xác của mình. 7 ngàn người đi trình diện ở Huế hồi Mậu Thân vì nghĩ rằng bọn VC sẽ để cho mình sống nhưng kết quả là bi giết hết cả . Đã không giết được thằng VC nào cả mà thân xác cũng chẳng biết bị giết ở đâu khiến thân nhân vợ con không biết đằng nào mà tìm.
Nêu 2 trường hợp điển hình kể trên tôi muốn độc giả hiểu cho rằng những người chống Cộng quyết liệt và hữu hiệu đều không phải xuất phát từ khoa bảng chữ nghĩa, họ chống Cộng vì bản thân họ đã từng trải nghiệm hay họ có kinh nghiệm về Cộng Sản từ những điều họ quan sát qua những nạn nhân của Cộng Sản. Họ không có khả năng viết sách, không có khả năng diễn thuyết, không có khả năng tuyên truyền khuyến dụ người khác nhưng họ không NGU. Trái lại những kẻ tự hào là có khoa bảng, bằng cấp đại học của Anh, Pháp, Mỹ…nhưng theo đuôi VC lại là những tên NGU XUẨN + ĐẦN ĐỘN nhất thế giới. Danh sách tôi liệt kê sau đây tuy nhiều nhưng chắc chắn chưa đủ (quý độc giả có thể thêm vào danh sách này những tên khoa bảng ngu xuẩn + đần độn mà tôi còn thiếu sót. Xin cảm ơn trước) :
1) Võ Nguyên Giáp 2) Hồ chí Minh 3)Nguyễn Mạnh Tường 4) Trần Đức Thảo 5)Huỳnh Tấn Phát 6) Dương Quỳnh Hoa 7) Trương Như Tảng 8) Nguyễn Hữu Thọ 9) Phùng Văn Cung 10) Phạm Thị Thanh Vân (tức là Bà Ngô Bá Thành) 11) Lý Chánh Trung 12) Nguyễn Văn Trung 13) Châu Tâm Luân 14) Tố Hữu 15) Xuân Diệu 16) Lưu Trọng Lư 17) Phạm Huy Thông 18) Nhất Hạnh 19) Thích Trí Quang 20) Đặng Xuân Khu (bí danh Trường Chinh) 21)Nguyễn Hữu Hạnh 22)Ngô Vĩnh Long  23) Vũ Đức Vượng 24) Nguyễn Hữu Liêm 24)Lý Khôi Việt 25)Lê Trọng Văn 26) Vũ Hạnh 27)Sơn Nam 28)Thích Đôn Hậu 29) Thích Huyền Quang 30)Chân Tín 31) Nguyễn Ngọc Lan 32)Phan Khắc Từ 33)Vương Đình Bích 34)Trần Chung Ngọc 35) Hoàng Phủ Ngọc Tường 36) Hoàng Phủ Ngọc Phan 37) Nguyễn Khoa Điềm 38) Võ Đình Cường (lưu ý : số thứ tự là do người viết nhớ tới ai thì thêm vào trước sau, chứ không phải những người mang số lớn thì NGU ít hơn những người mang số nhỏ)………
Bà bác của tôi có thằng con trai lớn đi du học Âu Châu từ 1971 (người miền Bắc gọi anh của bố và anh chị của mẹ là bác), sang đó nghe theo lời dụ dỗ của “sinh viên yêu nước” nên sau 30 tháng 4 năm 1975, tên VC này viết thư “đấu tố” 2 ông bà bác của tôi như là : “tại sao bố mẹ nghe theo lời quyến dụ của Mỹ - Diệm mà di cư vào Nam để cho con không có cơ hội cống hiến phần đóng góp của mình vào công cuộc chống quân Mỹ xâm lược”. Bà bác của tôi tức giận quá, bà nói với đám con cháu như chúng tôi : “tao mà biết nó thành VC thì tao đã bóp mũi giết nó từ lúc mới đẻ ra, để bây giờ khỏi phải tức giận và nhất là nó sống rồi sẽ làm hại nhiều người khác”.
Bà bác của tôi là chị lớn của mẹ tôi, sau 20 tháng 7 năm 1954, bà ở lại để đưa vàng vòng của bà ngoại tôi ủy nhiệm để trao lại cho cậu út tôi theo kháng chiến chống Pháp từ 1946 lúc mới 15 tuổi.
Tưởng sao, cậu út của tôi từ chối nhận số vàng vòng này vì đã có Đảng và Nhà Nước lo rồi, không cần đến chị. Lúc đó, bà hết hồn vì thằng em của mình mà còn đối xử với mình như vậy thì ở lại chắc chắn là chết. Sau đó, cả gia đình bà bỏ lại ruộng vườn nhà cửa,trốn thoát khỏi Bắc Giang về Hà Nội rồi mua giấy tờ của những con buôn, tìm đường xuống Hải Phòng và theo giòng người di cư mãi tới 1956 mới vào đến Vũng Tàu. Năm 1977, cậu út của tôi vào Nam thăm gia đình 2 bà chị, bà bác tôi “khen đểu” ông cậu tôi qua câu nói : “nhờ cách đối xử của cậu hồi 1954 mà gia đình của chị được vào Nam sống tự do thoải mái không bị đấu tố, con cái được đi du học và được lên đại học”. Ông cậu tôi ngồi im thin thít không dám hó hé một tiếng phân trần nào cả. Ở chơi chừng một tháng, trước khi về Bắc, cậu tôi xin bác tôi cái xe Honda của thằng VC đang du học bên Âu Châu, bác tôi nói móc : “chị tưởng là Bác và Đảng lo cho cậu hết rồi mà, cậu đâu có cần chị nữa…”
2 con nhãi ranh cho rằng “ thế hệ trước làm sai đến độ mất nước để thế hệ trẻ phải lưu vong” thì đúng là vừa hỗn láo vừa ôm cái NGU ĐỘC QUYỀN. Hỗn láo giống hệt thằng VC con bà bác tôi chất vấn “tại sao bố mẹ nghe lời quyến dụ của Mỹ Diệm di cư vào Nam…_ vừa NGU ở chỗ là nếu bố mẹ của 2 con nhãi ranh không lưu vong thì thân phận của chúng chỉ là osin lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hay ở tại VN thì đi lươm ve chai với móc bọc nylon ở các bãi rác chứ làm gì được ăn học để trở thành Luật Sư, Bác Sĩ…
Chủ trương KHÔNG CHỐNG CỘNG – CHỈ CHỐNG CÁI ÁC để phù hợp với chiêu bài Phong trào Nhân Bản mà giới trẻ phát động, lại càng bày ra cái NGU BÌNH PHƯƠNG vì bọn VC là QUỶ SỨ từ hơn 60 năm nay rồi, bọn VC không phải là Người thì 2 chữ Nhân Bản chẳng có ý nghĩa gì cả. Khi đi học,mặc dù chưa được học tới bậc Kỹ Sư hay Bác Sĩ thì học sinh lớp 11 và 12 đều biết rằng có những thứ không được phép sờ mó vào để lấy kinh nghiệm. Thí dụ như chất phóng xạ hay dòng điện cao thế,những thứ này chạm vào là chết ngay lập tức không có cơ hội sống còn để rút kinh nghiệm.
2 con nhãi ranh tuổi đời suýt soát trên 30 không thể kêu gọi các bác các chú giúp đỡ chỉ bảo gì hết: chạm vào những thứ nguy hiểm thì vong mạng là điều chắc chắn (tuy sinh mệnh thân xác vẫn còn đó nhưng sinh mệnh lịch sử thì đã chết cứng ngắc).
Năm 1998, khi Nguyễn Cao Kỳ bày tỏ thái độ “bưng bô nịnh bợ” mấy thằng VC, luật sư Nguyễn Hữu Hiệu có làm một bài thơ ngắn có tựa đề TỪ ÔNG XUỐNG THẰNG (luật sư Nguyễn Hữu Hiệu cho biết là ông “nhại” theo bài thơ TỪ NGƯỜI XUỐNG VƯỢN của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện). Luật sư Hiệu còn giải thích thêm là phải gọi Nguyễn Cao Kỳ là THẰNG vì y ta không xứng đáng để gọi là ông.
Tương tự như vậy tôi gọi là 2 CON NHÃI RANH vì “lập trường và quan điểm chính trị “ của họ không đáng để tôi  gọi là CÔ hay là BÀ. Và tôi cũng không đưa ra những chi tiết về đời tư cá nhân vì không phải là điều tôi cần diễn đạt trên bài viết này.
25 thế kỷ trước, triết gia Lão Tử có mở lớp dạy học để truyền bá học thuyết VÔ VI của Đạo Lão, có một anh thư sinh đến xin ghi danh học (không phải là Đăng Ký như bọn VC hay sử dụng). Anh này ngông nghênh tự mãn vì quả thật cái gì anh ta cũng biết. Lão Tử mời ngồi và tự tay rót nước đãi khách.Anh thư sinh ngạc nhiên vì ly thì nhỏ bé mà Lão Tử cứ rót hoài, nước chảy cả ra ngoài, anh thư sinh nói : thưa thầy, ly đã đầy nước, xin đừng rót thêm” . Lúc đó Lão Tử mới nói : “cái đầu nhà người đã đầy giống như ly nước kia vậy, không còn chỗ để mà chứa những cái khác đâu. Đi về nhà đi, khỏi cần học thêm nữa làm chi cho mất thì giờ và tốn tiền vô ích”
Khẩu khí và động thái ứng xử đáp trả của 2 CON NHÃI RANH cũng tự mãn giống như anh chàng thư sinh trong điển tích mà tôi vừa nêu, tôi biết chắc là họ sẽ không có thái độ cầu thị từ những thế hệ mà họ đã chê bai nhất là họ lại được những CON NÍT SỐNG LÂU NĂM hỗ trợ bằng những bài văn đao to búa lớn mang hơi hướm của những du đãng đứng bến tại xa cảng miền Tây. Cho nên tôi cũng như bác sĩ Trần Văn Tích và những độc giả đứng đắn khác không mong chờ nhận được NHỮNG BẢN XUỐNG TIẾNG của phe nhóm này. Trái lại tôi phỏng đoán sẽ nhận được nhiều BẢN LÊN TIẾN BÊNH VỰC 2 CON NHÃI RANH, có điều nếu đủ bản lãnh viết được NHIỀU BẢN LÊN TIẾNG thì đừng mang họ TRẦN và họ NGUYỄN. nên đổi qua họ ĐẶNG (con cháu của ĐẶNG XUÂN KHU) hay họ CÀ(con cháu của CÀ CHỚN) thì tốt hơn. Giữ họ Trần và họ Nguyễn thì chỉ làm cho các vị anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương TRẦN QUỐC TUẤN và Quang Trung Hoàng Đẽ NGUYỄN HUỆ nổi giận mà thôi..
Viết xong tại San José ngày29 tháng 10 năm 2017
Trần Trung Chính

Monday, October 30, 2017

Nước Mỹ Là Nhà Của Mị



Nước Mỹ của Mị bây giờ là một khoảnh sân sau nhà lem nhem cỏ chỗ xanh chỗ vàng, có nơi trụi lủi vì Mị không dám tưới nước nhiều. Mị ở miền Nam bang California mà. Ở California thì phải cẩn thận tưới tiêu, không được lãng phí nước vì hạn hán. Có dạo, họ còn giới hạn hẳn việc sử dụng nước trên mỗi đầu người.

Mị chịu khó dùng nước tiết kiệm. Rửa rau quả thì Mị cũng cho nước vào xô mang ra tưới rau. Kế bên vạt cỏ lem nhem ấy là góc rau Việt Nam của Mị. Có cà, có hẹ, có cải bẹ xanh, có ngò rí, có ớt chỉ thiên, có rau dấp cá, có hng lủi, hung cây, bạc hà, nha đam, còn có cả vài ngọn gừng xanh mướt mà Mị vùi vào đất những củ gừng đã lên mầm mang ra từ bếp. Đất đai, cây cối cũng như tình cảm con người, phải chăm sóc, nâng niu, vun đắp thì đất mới màu mỡ, cây mới ra hoa kết trái, tình cảm mới trở nên thân thiết, bền lâu.

Mị có biết chi nhiều về nước Mỹ đâu. Ngày xưa ở Việt Nam thì Mị cũng không ngáo ngơ lắm đâu. Tuy Mị không bon chen được mấy với các kiểu “con nhà có điều kiện” theo cách nói của bọn trẻ bây giờ thì Mị cũng có công việc kha khá, tiếng Anh cũng nói được ít nhiều. Mị học Đại Học Tổng Hợp khoa Ngoại Ngữ. Là Đại Học Văn Khoa ngày xưa thời cha mẹ của Mị. Nhưng mười bốn năm trước, Mị quởn quá không biết làm chi, thế là có một anh chàng tự xưng là nhạc sỹ, mắt nâu, tóc nâu, mũi két về xin cưới Mị là Mị đồng ý ngay và đi Mỹ luôn cho biết với người ta.

Một chiều tháng 10  mười ba năm trước, Mị đến Mỹ. Sau khi đã ói sạch mấy chục bao nylon trên chuyến bay từ Việt Nam sang Đài Loan và từ Đài Loan sang San Francisco thì Mị quá đuối luôn. Các cô chiêu đãi viên hàng không liền yêu cầu Mị ngồi yên đấy ôm… cái bụng bầu, các cô kêu người cho xe đẩy Mị ra cảng. Mị ngại quá, nhưng đi thì sợ té. Ôi dào ơi, cái anh đẩy xe, người cũng nhỏ thôi mà khỏe phết. Anh ý đẩy Mị ngồi một xe lăn, một bác nữa xe lăn kế bên đi phom phom một hơi là tới cổng hải quan.

Sau khi lảo đảo trình giấy xong thì Mị cũng được ra cửa gặp chồng Mị. Suy nghĩ đầu tiên của Mị về cái phi trường San Francisco là, “chời ơi nó xấu quắc”. Mị có đi nước ngoài rồi nhé. Mị từng đi Singapore và Malaysia theo tour. Ôi phi trường hai xứ ấy nó to và đẹp lắm. Cái phi trường San Francisco này sau nó xám xịt thế kia. Nhưng Mị chẳng nghĩ được chi nhiều nữa. Mị đói. Cứ nghĩ bà bầu 24 tiếng không ăn gì, ói suốt cả chặng bay dài xuyên đại dương bao la thì… đói phải biết.

Chiều tháng 10 đó, Mị bận quần áo thì mỏng để đi đường xa cho thoải mái mà đi bộ trong cơn gió lúc giao mùa của thành phố biển San Francisco, Mị lạnh khủng khiếp. Mị lấy chồng My, mà lại lấy một ông ở cái thành phố bé tí tẹo, có năm ngàn dân và trong số đó có hai người Việt Nam nên ông ấy chả biết quái gì về phụ nữ Việt Nam sợ lạnh như Mị. Ông ấy còn bảo gió biển rất thoáng mát. Ôi, lúc ấy Mị chỉ muốn khóc mà bận run lập cập nên không khóc nổi a. May mà chỉ đi 10 phút là đến một tiệm ăn của người Hoa, Mị vào kêu một tô phở, đúng, phở nhé. Mị ăn trong 5 phút, cái tô không mà còn bốc khói. Mị xoa bụng nghĩ, một quãng đời mới đã bắt đầu.

Sau khi được tô phở giúp cho tỉnh táo thì Mị lên xe về nhà mới. Nhà mới của Mị thuộc vùng Sonoma County, có Napa Valley, thung lũng trồng nho làm rượu nổi tiếng của bang California cách thành phố San Francisco về hướng đông bắc. Làm sao Mị có thể quên được quãng đường đêm thăm thẳm ngày đầu tiên trên đất Mỹ. Nhìn quãng đường thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài xe ngược chiều mới thấy ánh đèn xe, còn thì mỗi xe của Mị bon bon trên đường, một mình. Mị cứ thắc mắc mãi, quái, cái xứ Mỹ này giàu có thế sao lại không có nổi một cây cột đèn đường thế kia?

Nói về giao thông phải công nhận đường xá ở Mỹ đẹp quá xá đẹp. Mị ở Mỹ đã mười ba năm và vẫn không thôi ngưỡng mộ hệ thống đường xá của Mỹ. Họ thiết kế và qui hoạch cực kỳ cẩn thận.  Các xa lộ rộng thênh thang với nhiều làn xe lưu thông mỗi chiều. Hệ thống biển báo, chỉ đường hết sức rõ ràng và thuận tiện. Đặc biệt có nhiều nút giao thông bao gồm có khi cả hai ba tầng với các xa lộ tỏa đi nhiều hướng khác nhau. Các loại xe hơi với nhiều hiệu khác nhau mà ngày còn ở Việt Nam, Mị cứ tưởng trên đời này chỉ có mỗi hai ba hạng xe Nhật, Mỹ rất phổ biến với người Việt Nam.

Đến giờ Mị vẫn còn thói quen nhìn hiệu xe, kiểu xe khi đi đường và Mị phát hiện hàng ngàn chiếc xe lưu thông trên đường mà Mị gặp mỗi ngày khi đi làm, gần như chư bao giờ Mị thấy hai chiếc xe có cùng kiểu dáng và màu sắc trong một ngày. Thế mới thấy rõ rằng người Mỹ tiêu thụ xe hơi nhiều nhất thế giới và hệ thống giao thông phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng xe cá nhân vẫn không ngừng phát triển.

Đấy, cứ nói tới giao thông của Mỹ và xe hơi là Mị thích ghê gớm, khéo lại sa đà vào. Mà Mị ham lái xe lắm. Cứ nghĩ đến lúc ngồi sau tay lái vi vu là sướng hết người. Sinh con chỉ mới có một tháng thôi, là chồng Mị cho Mị tập lái xe. Thằng bé con của Mị ngủ ngoan lắm, cứ nằm trong ghế dành cho trẻ em mà ngủ. Thế là Mị hăm hở lên ghế tài xế, chồng Mị bảo “cover the break” ý là đạp chân lên thắng í, thì mới gạt cần số được, nhưng Mị nào hiểu. Mị cứ tưởng như cái thuở Mị chạy xe gắn máy bon bon khắp Sài Gòn, chỉ cần để chân hờ trên thắng thôi, hễ cần thì đạp thắng. Thế nên, ông chồng thử xe thì không sao, mà tới phiên Mị ngồi vào thì cần số cứng ngắc, không gạt tới gạt lui gì được. Sau chừng ba mươi phút, chồng Mị bắt đầu chửi thề, còn Mị thì mếu máo chắc là Mị làm hư xe của lão í. Cuối cùng chồng Mị phát hiện ra Mị chỉ để cái chân hờ trên cái thắng thôi, không có đạp nên cần số gạt hổng được. Vì Mị hiểu “cover” là “che lên” chứ nào hiểu chi mô. Thế là lão cứ cười miết tới tận mấy năm sau vẫn còn lôi ra chọc quê Mị.

Ôi chao, cuối cùng sau 6 tháng vất vả dạy Mị lái xe thì chồng Mị bảo, chồng phải kêu thầy dạy Mị chứ huyết áp chồng Mị bắt đầu không kiểm soát được rồi. Thế là chồng Mị thuê một anh chàng trẻ trung hết sức đẹp trai dạy Mị lái xe, ngại quá Mị hay thích trai đẹp mà. Cuối cùng, Mị cũng có được bằng lái xe sau hai lần thi lái.

Ngày đầu tiên Mị chạy xe một mình trên đường, cảm giác tự do choáng ngợp. Ôi hai chữ Tự Do. Làm sao có thể hiểu được hết niềm vui của Tự do khi chưa từng nếm trải cảm giác tù túng, đến cả đi chợ cũng phải chờ người khác, đi bác sỹ cũng phải lệ thuộc vào giờ giấc và ý muốn của người khác. Và sau khi Mị hăm hở, hí hửng lái xe một vòng thành phố, hết sức tự tin Mị lái xe thẳng vào … khung cửa garage. Chưa kể Mị quen cái kiểu chạy xe hỗn loạn của Sài Gòn, nên đang chạy mà thấy anh nào lấp ló đứng chờ ngay bảng dừng xe là Mị ngoan ngoãn dừng lại nhường đường khiến mấy lần Mị xém bị điếc tai vì xe sau nó bóp kèn inh ỏi. Hóa ra, bên Mỹ này có luật đường ưu tiên mà. Vi phạm thì không những bị phạt mà lỡ gây tai nạn thì tiền bảo hiểm xe tăng lên nhiều nên người ta chấp hành luật nghiêm chỉ lắm. Đúng là muốn xã hội trật tự thì luật pháp phải nghiêm minh. Mị thấy mình an tâm hẳn, không phải sợ cảnh đi đúng luật mà còn bị ăn vạ bắt đền.

Nhưng rồi giai đoạn suy thoái kinh tế bắt đầu. Nó ảnh hưởng ghê gớm đến nhà của Mị. Vợ chồng con cái phải bán nhà ở miền Bắc, dọn xuống miền Nam Cali ở. Mị tuy phải bán nhà nhưng lòng mừng hí hửng. Bởi vì chỗ Mị ở tuy đẹp nhưng vắng vẻ. Muốn ăn thức ăn Việt Nam thì khó kinh khủng và có thì cũng không ngon. Đi xuống San Jose thì cũng xa hơn hai tiếng lái xe nên hiếm khi được đi. Ngày Mị mới sang, bà con bạn bè không ngại đường xá xa xôi đến thăm, mang theo cho Mị gạo, nước mắm, bún khô, mỳ gói, lạp xưởng, túm lại là thức ăn khô các loại. Mọi người về rồi mà Mị còn tưởng mình là mới được tiếp tế nhu yếu phẩm giống tù học tập cải tạo ngày xưa. Nhà Mị có các cậu đi học tập cải tạo nên biết cảnh ấy. Nhưng giờ Mị ở Mỹ rồi, mà sao giống dữ đa.

Bây giờ Mị đã ở Miền Nam Cali, tháng 10 mà trời nắng như thiêu đốt. Nếu như các tiểu bang ở Miền Đông nước Mỹ phải thường xuyên đối mặt với lốc xoáy và bão lụt thì California nổi tiếng với những trận động đất và cháy rừng. Khi đang gõ những dòng này thì Mị cũng đang theo dõi một trận cháy đồi cỏ chỉ cách nhà Mị có ba mươi phút chạy xe thôi. Tại Miền Bắc, nơi thành phố Santa Rosa và khu vực Napa Valley vừa hứng chịu một đợt hỏa hoạn kinh hoàng thiêu trụi nhiều ngôi nhà, vườn tược và nhiều người chết nữa. Tội quá.

Nước Mỹ, sau mười ba năm đã là nhà của Mị. Là tình yêu mỗi ngày một lớn lên trên mảnh đất này. Là nơi mà Mị có thể dựa vào nỗ lực của bản để từng ngày an cư lạc nghiệp. Ngày mới sang, Mị nghe hàng xóm hỏi “When will be your due date?” Mị thắc mắc trong bụng “Không dưng hỏi mình ngày trả hóa đơn là sao ta?” , nhưng giờ Mị đã là Thông dịch viên Tòa Án của California.

Ngày Mị đứng trên tầng 14 của tòa nhà liên bang ở San Diego, ngắm nhìn thành phố nhộn nhịp phía xa xa, nghĩ mình có thể trở thành thông dịch viên ngày hôm nay cho thẩm phán liên bang, Mị tự hào về mình nhưng đồng thời cũng cảm thấy mình vô cùng may mắn khi có cơ hội phát triển năng lực cá nhân trên mảnh đất xa xôi nhưng đã trở thành thân thuộc.

Nơi đây có gia đình của Mị, nơi đây có tình yêu của Mị, nơi đây có sự nghiệp của Mị. Nơi đây, là NHÀ của Mị.

Quynh Gibney
Câu chuyện 'Một người cha, một người mẹ thành công'


Image result for mother and daughter photos
Tôi là một người mẹ 71 tuổi đã nghỉ hưu, còn con gái tôi năm nay 35 tuổi.

Khi tôi bắt đầu về hưu cũng là lúc con gái lập gia đình. Đối với vợ chồng tôi, nó luôn là viên ngọc quý được chúng tôi nâng niu chăm bẵm; bởi vậy khi con thành thân, một cách rất tự nhiên tôi thấy mình có trách nhiệm chăm sóc tổ ấm mới này.

Ban đầu tôi hy vọng chúng sẽ về ở với vợ chồng tôi, nhưng ông nhà lại cho rằng
 “Hai đứa cần có không gian riêng để tự lập”.

Thế nên, để tiện chăm sóc các con chúng tôi dọn tới khu dân cư gần nhà con đang sống. Và cứ đều đặn, mỗi sáng tôi chạy qua nhà giúp bọn trẻ chuẩn bị đồ ăn và dọn vệ sinh, chiều đến thì nấu bữa tối và lại đợi tới khi hai vợ chồng nó đi ngủ tôi mới về nhà mình.

Cuộc sống của tôi cứ êm đềm trôi qua như vậy, cho đến một ngày…

Hôm ấy, tôi dậy sớm đi chợ mua thức ăn mang tới nhà con, nhưng khi đến nơi lại không thể mở cửa để vào nhà. Không phải tôi mang nhầm chìa khóa, mà đơn giản là con rễ đã thay ổ khóa khác. Tôi phải gọi mãi con rễ mới ra mở cửa và giải thích: “Gần đây toà nhà xảy ra nhiều vụ trộm, nên…”

Tối hôm đó con gái qua nhà đưa cho tôi chiếc chìa khóa mới. Lúc ấy, trong tâm tôi có đôi chút khó chịu, nhất là khi con gái tôi nói nhỏ: “Mẹ đừng để chồng con biết nhé!”. Tôi hiểu rằng sự việc không còn đơn thuần như tôi nghĩ lúc trước.

Ngày hôm sau, tôi tới nhà con gái sớm hơn mọi ngày với lỉnh kỉnh đồ ăn thức uống. Vừa tới cửa tôi nghe tiếng tranh luận vọng ra: “Chắc chắn là em đưa chìa khóa cho mẹ rồi, phải không?”

Rồi một tràng những lời phàn nàn của con rễ vang lên sau cánh cửa, khiến tôi đứng mãi như trời trồng. Thật chẳng ngờ tất cả công sức và tình yêu thương mà người mẹ vợ như tôi đã dành cho chúng lại được đền đáp bằng những lời chỉ trích nặng nề như vậy. Và làm tôi thấy chua xót hơn, đó là con gái tôi chỉ biết ậm ừ rồi trả lời rằng: “Đó là mẹ em, anh bảo em phải làm thế nào?”

Tôi lủi thủi xách túi thức ăn thẫn thờ quay trở về. Nhìn thấy ông nhà, tôi tủi thân đến mức nước mắt lưng tròng: “Ông à, sao tôi cực quá vậy? Nó là con gái duy nhất của tôi, tôi toàn tâm toàn ý lo cho chúng từ bữa ăn tới giấc ngủ, vậy mà cái tôi nhận được lại là thế này đây, tôi đã làm gì sai hả ông?”

Ông nhà chỉ bật cười rồi vỗ nhẹ vào vai tôi: “Thật là mấy đứa trẻ không hiểu chuyện, bà cứ để đó có dịp tôi sẽ nói chuyện với chúng. Mà bà này, bà thử nhìn những người bạn già của chúng ta xem, có mấy ai như bà không? Họ đều thong dong tự tại, gần thì đi thăm thú các tỉnh thành, xa thì ra nước ngoài du lịch. Còn bà cả ngày chỉ loanh quanh chợ búa, lọ mọ cơm nước cho con cái, vì chúng mà tôi với bà đã lạc hậu so với những người bằng tuổi rồi đấy”.

Từng lời của chồng như cơn mưa mùa hạ khiến tôi bừng tỉnh. Chẳng lẽ tôi lại không muốn ra ngoài du lịch thăm thú đó đây hay sao? Nghĩ vậy, tôi gật đầu đồng tình với ông.

Sau đó, ông nhà sắp xếp đưa tôi tới vùng thảo nguyên rộng lớn nghỉ dưỡng vài ngày. Ông còn dẫn tôi tới thăm trang trại dê và bò sữa. Được tận mắt chứng kiến quá trình dê mẹ sinh con và cho con bú, tôi bất giác thấy xúc động nghẹn ngào.

Chồng tôi vừa nhìn vừa chỉ vào đàn dê đang gặm cỏ. “Dân du mục quanh năm đều di chuyển từ chỗ này tới chỗ khác. Nếu như dê mẹ cũng giống như bà, việc gì cũng không thể buông tay thì dê con sao có thể sống nổi? Hơn nữa, có ai muốn được gả cho chú dê còn chưa cai sữa về tinh thần không?”

Tôi quay sang, thấy ông nhà cười một cách đầy ngụ ý, chỉ một câu nói của ông đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều.

Chồng tôi tiếp tục: “Tình mẫu tử chân chính là một quá trình rút lui khéo léo”, nói rồi ông mở điện thoại rồi đọc cho tôi nghe một bài viết..

 “Những bậc cha mẹ không muốn tách rời khỏi con cái khi chúng đã trưởng thành. Họ lầm tưởng đó là vì yêu con, nhưng thực tế lại vô tình điều khiển con một cách toàn diện…”

Tôi liếc mắt lườm chồng: “Ý ông tôi chính là người mẹ như vậy hả?”.

Chồng tôi bật cười vỗ vỗ vai tôi và nói: “Bà hả, bà thuộc loại có thể cứu vãn được!”

 ***
Sau chuyến du lịch trở về, việc đầu tiên tôi làm là gọi điện cho con gái và nói rằng tôi muốn tới nhà nó một chuyến. Hôm ấy tôi đã chia sẻ lại hành trình ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mình, rồi nghiêm túc nói với chúng:

“Mẹ chuẩn bị lui về tận hưởng hạnh phúc những năm tuổi già.. Sau này, có lẽ mẹ sẽ không thường xuyên tới nhà con nữa, mà cho dù có tới thì mẹ sẽ gọi điện báo cho các con trước”.

Con gái nhìn tôi, lúng túng một hồi lâu rồi hỏi: “Mẹ, mẹ giận chúng con à?”

“Mẹ đâu có giận, chỉ là mẹ đang học cách tận hưởng tuổi già thôi con à”.

Con gái ôm chầm lấy tôi làm mắt tôi ươn ướt bùi ngùi.

Có người đặt ra câu hỏi:
“Cha mẹ sinh con ra để làm gì? Để có người nối dõi tông đường hay có người chăm sóc khi về già?”.

Có rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng câu trả lời cuối cùng khiến nhiều người suy nghĩ là: “Vì để trả giá và để tận hưởng”.

Các bậc cha mẹ, xin đừng coi con cái là điều quan tâm duy nhất trong cuộc đời, đừng vì con cái mà khép lại cánh cửa giao tiếp với xã hội, cũng đừng vì con cái mà bỏ lỡ niềm đam mê sở thích của bản thân mình.

Có người nói:
“Có một kiểu cha mẹ làm tôi vô cùng kính phục, đó là người dành cho con tình yêu thương mạnh mẽ khi con còn bé, rồi khi con lớn lên lại học cách buông tay một cách khéo léo. ‘Chăm sóc’ và ‘chia xa’ đều là nhiệm vụ mà mỗi người làm cha làm mẹ cần hoàn thành với con cái”.

Làm cha mẹ là cả một chặng hành trình dài mà phụ huynh chúng ta cần có cả lòng bao dung và trí tuệ... Không chỉ đơn thuần là nuôi dạy con, mà trong rất nhiều thời khắc của cuộc sống cần biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lùi..

Chúng ta không mong cầu con trở nên hoàn hảo, cũng không cần chúng phải nuôi dưỡng khi về già, chỉ cần chúng có thể sống độc lập và giữ trọn lòng hiếu thuận với cha mẹ, vậy là bạn đã làm một người cha, người mẹ thành công rồi đó.
Ngôn ngữ thời đại HCM!

- Đi xâm lăng nó gọi là “giải phóng”. 

- Cướp tài sản của dân nó gọi là “đánh tư sản mại bản”.

- Nó bỏ tù người ta thì nói là cho đi “học tập”.

- Người yêu nước nó gọi là “phản động”.

- Mấy thằng bán nước cho Tàu nó gọi là nhà “cách mạng”.

- Làm việc gì nó cũng chạy sang hỏi ý kiến Tàu, nó gọi như vậy là “độc lập”.

- Dân lên tiếng, bị bịt mồm và bắt bỏ tù ( “đi học tập) và đánh đập, nó gọi đó là tự do.

- Nó chọn người xong bắt dân bỏ phiếu bầu nó gọi là “dân chủ”.

- Phiên toà không cho dân chúng tham dự nó gọi là “phiên toà công khai”.

- Tiền tham nhũng nó gọi là tiền “bồi dưỡng”.

- Nhận một cô gái làm con nuôi rồi làm cho con nuôi phình bụng và bịt râu giả dạng thường dân đấu tố ân nhân mình cho tới chết nó gọi là “đạo đức cách mạng”.

- Xúi con cái đấu tố cha mẹ tới chết nó gọi là “cải cách ruộng đất”.

- Giàu có, sung túc như ở miền Nam trước năm 75 nó gọi là “phồn vinh giả tạo”.

- Đói nhăn răng như ở miền Bắc  trước 75 nó gọi là “thiên đường XHCN”.

- Những tên nằm trên lưng nhân dân bắt nhân dân cõng đi làm cho khỏi ướt chân, nó gọi là “đầy tớ nhân dân”.

- Quan VC qua Nhật ăn cắp bị bắt nó gọi là “gặp sự cố”. 

- Tàu của  bọn Chệt xâm phạm lảnh hải, bắn giết ngư dân ta nó gọi là "tàu lạ".

Những người chiến đấu bảo vệ tự do nó gọi là “tay sai đế quốc”..

- Kẻ thù của dân tộc nó gọi là “láng giềng tốt”.

- Ân nhân chữa bệnh cho nó, dạy dỗ con cháu nó, nó gọi là “giặc xâm lăng”…..

- Bịp bợm, xão quyệt theo "quy trình" là “đặc sản” của VC.

Ngô Du Trung.

Sunday, October 29, 2017

Tài liệu được giải mật


Thưa quý vị, quý bạn,

Tiện nhân xin phép viết thêm một chút về cố tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, sau bài “Marcus Brutus” -đã gửi cách đây mấy hôm.

Hôm qua, tổng thống Trump cho phổ biến 2,800 tài liệu, đã được bảo mật trong bao năm qua, về vụ ám sát tổng thống John F Kennedy xảy ra ngày 22/11/1963 tại Dallas, TX. Tòa Bạch Ốc giữ lại một số tài liệu trong vòng sáu tháng, theo yêu cầu của FBI và CIA, bởi “lý do an ninh quốc gia”, TT Trump nói. Điều này khiến một số sử gia, nghiên cứu gia, học giả và giáo sư đại học thất vọng, và, dĩ nhiên, như thường lệ, lớn tiếng chỉ trích ông về đủ chuyện, lần này, vì những tài liệu được phổ biến không có gì mới mẻ, kích thích cho họ. Tiện nhân cũng đọc một bài, được đăng tải ngày 26/10, kể lại tỉ mỉ vụ đảo chánh và giết cụ Diệm, viết bởi một người An Nam ký tên Lữ Giang (có g), nhân việc ông Trump cho phổ biến tài liệu được giải mật, cũng nhảy vào đánh hôi, theo đóm ăn tàn, cùng với bọn nhà báo Mỹ bị bệnh Leftist-Anti-Trumpist-hết-thuốc-chữa, bày đặt chê bai ông “lấy le” [sic], một cách vô lý, kỳ cục.

Tuy nhiên, sáng nay, thứ sáu 27/10, tiện nhân đọc được một bài báo Mỹ (nhưng rất tiếc không thể post toàn bài lên email vì không biết cách làm và computer của tiện nhân được chế tạo vào cuối thế kỷ XIX). Bài báo, viết ngày hôm nay, do AP cung cấp và Fox News đăng tải, không ghi tên tác giả, có tựa đề“JFK files: Documents reveal new information surrounding president’s death”. Theo đó, thì Giám đốc FBI, J. Edgar Hoover rất tức giận được tin Lee Oswald, thủ phạm giết JFK, bị Jack Ruby bắn chết trong khi hai tay bị còng, tại Ty Cảnh sát Dallas, mặc dù trước đó ông đã dặn họ phải bảo vệ an ninh cho Oswald. Ông nói: “Oswald having been killed today after our warnings to the Dallas Police Department was inexcusable.” Oswald chết, cuộc điều tra bị bế tắc. Và câu hỏi quan trọng được đặt ra: Y hành động một mình hay theo lệnh của một nhóm người âm mưu giết JFK?

Phần tổng thống Johnson thì tin có một âm mưu, theo The New York Post tường thuật. Richard Helms, Giám đốc CIA dưới thời Johnson nói cựu tổng thống [NLGO: tức Johnson] nói ông tin rằng Kennedy bị giết vì bị trả thù cho vụ ám sát tổng thống Nam VN Ngô Đinh Diệm [NLGO nhấn mạnh] (“Johnson also believes in conspiracy theories himself, The New York Post reported. Richard Helms, the CIA director under Johnson, said the former president said he believed Kennedy was killed in retaliation for the assassination of South Vietnamese President Ngo Dinh Diem”). Đó là tin rất sốt dẻo, và khá lạ lùng, đối với nhiều người và riêng cá nhân tiện nhân.

Đó cũng là tin làm tiện nhân rất thắc mắc: Tin vịt, fake news à la CNN, nghe qua rồi bỏ?, tiện nhân tự hỏi. Hay là tin có thật, nhưng các chi tiết chưa được tác giả bài báo phổ biến đầy đủ? Chưa nói đến tính cách phi lý của sự việc báo thù cho cụ Diệm, có vài nghi vấn cần được giải tỏa: 

(1) Ai là người cầm đầu âm mưu giết JFK: Liên Xô, Cuba, hay Tàu Cộng, theo vài dư luận đồn đãi [NLGO: làm sao bọn Cộng sản lại “thương” một người quốc gia -cụ Ngô- chống chúng nó “cực kỳ”]? 

(2)Hay người Mỹ “hoài Ngô” [đến độ có thể giết cả tổng thống mình để trả thù]? 

(3) Hay tay chân bộ hạ VN của cụ ở Mỹ [nếu thật, thì những kẻ này tài giỏi hơn mafia nhiều, qua mặt cả FBI, CIA]? 

(4) Hay Johnson [mà Liên Xô kết án, không có bằng cớ, chính là người đã nhúng tay vào máu của Kennedy] là kẻ đã phản chủ mình vì thương tiếc cụ Diệm đến thế [một cách vô lý, khó tưởng tượng]? V.v...

Cái chết của tổng thống Kennedy, xảy ra chưa đầy một tháng sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, gây bàng hoàng xúc động cho cả thế giới. Lúc ấy tiện nhân còn đi học, và báo chí VNCH, lấy tin theo báo chí Mỹ, chỉ tường thuật từng chi tiết vụ ám sát, mà không đặt ra giả thuyết nào cả.

Tiện nhân còn nhớ mẹ của tiện nhân, một phụ nữ nội trợ chất phác, suốt đời chỉ lo cho chồng con, không biết chính trị là gì, không phải Cần Lao, hay gốc Bắc di cư, nhưng rất thương tiếc cụ Ngô, trong bữa ăn tối, khi nghe tin Kennedy bị ám sát, đã đột ngột phát biểu, như theo trực giác tự nhiên, một câu đơn giản, bình dân: “Ác giả ác báo”.

Điều mà, bây giờ, tiện nhân và nhiều người gọi một cách văn hoa hơn là karmaHoặc là sự báo thù, nhãn tiền hay không. Của Định Mệnh. 

Portland, thứ sáu 27/10/2017
NLGO
Mê Phây




Image result for facebook photo

Mười năm trước khi mới có phong trào email, hắn mê dữ lắm. Email đối với hắn là niềm vui. Đó là nguồn gốc của bài Niềm Vui I Meo. Mấy năm gần đây, lại có phong trào facebook. Thế là hắn có thêm niềm vui mới: Mê Phây.

Phây (Facebook) là một website trên internet do anh chàng tuổi trẻ đẹp trai có tên Mark Zuckerberg nghĩ ra và tạo thành. Nhờ ăn tiền quảng cáo trên trang nầy mà Mark trở nên giàu “nứt đố đổ vách” không thua tỉ phú Bill Gates hay Warren Buffett. Còn tỉ phú cỡ Donald Trump thì tài sản không ăn nhằm gì so với tay Mark nầy.

Vậy thì facebook là gì mà người ta lại quảng cáo và nộp tiền cho Mark?

Facebook là nơi mọi người có thể mở cho mình một account (tài khoản) nối liền với email của mình. Dịch chữ tài khoản thật ra cũng không đúng vì đây không dính líu gì tới tiền bạc và không phải là tài khoản ngân hàng mà chỉ là tài khoản cá nhân. Ở đó, mọi người có thể viết bài, đăng hình ảnh của mình để giới thiệu với bạn bè, người thân hay … người lạ trên trang của mình. Người ta nói facebook là “mạng xã hội” vì qua đó mọi người có thể liên lạc với nhau và thông tin với nhau về mọi thứ trên đời.

Facebook hay hơn email ở chỗ là người xem có thể phê bình, bàn tán… về một bài viết, một tấm hình, một video mà bạn mình đăng lên.

Từ lúc hắn có account trên facebook thì trở nên “mê phây”. Mỗi khi mở vi tính hay điện thoại thì chuyện đầu tiên hắn coi, chính là có ai “like” hay bàn tán gì về bài viết, hay tấm hình mà hắn mới đăng lên ngày hôm qua. Sau đó hắn đọc bài và hình ảnh của các bạn khác. Bài nào hay, hình nào đẹp thì hắn bấm nút “like” (có sẵn trên phây) để khích lệ. Đôi khi hắn còn “share” tức là đăng bài viết mà hắn thích đó trên trang của mình. Còn nếu hình vui thì hắn bấm vào một hình nhỏ (icon) có miệng cười toe toét thể hiện mình đang cười. Ngoài ra còn có icon hình trái tim (yêu rồi), mặt buồn (khi có tin buồn)… và nhiều hình khác để người xem có thể thể hiện tình cảm của mình sau khi xem…

Mỗi khi đi du lịch, hắn thường viết phóng sự chuyến đi và đăng lên trang phây của hắn để mọi người cùng đọc. Bạn hắn còn hay hơn, khi đi chơi, họ chụp hình (hoặc quay video) xong là từ điện thoại cầm tay, họ gởi liền lên phây, nghĩa là bạn thấy gì thì mình thấy cái đó ngay tức thì. Cái nầy gọi là live stream. Thông tin đi nhanh hơn gió!

Facebook còn có messenger nghĩa là hai (hay nhiều người) có thể “chat” chít (tán dóc) với nhau mà người khác không biết. Ứng dụng của facebook nhiều lắm, kể không hết.

Facebook cũng giới thiệu cho hắn những người mà họ nghĩ có thể là bạn của mình để mình kết thân. Nhờ có facebook, hắn đã tìm lại được rất nhiều bạn cũ, bà con xa, đôi khi là những người mà hắn thầm yêu trộm nhớ hồi còn trẻ. Vì vậy, hắn có dịp tán dóc với những người mà lúc đó hắn chỉ mơ có dịp “nắm được tay nàng”… Thật ra, y ta đã già rồi, gặp bạn cũ nói chuyện chơi, nhắc chuyện xưa thôi chớ bây giờ ai cũng ván đã đóng thuyền, nào có mơ chi!

Rồi dây mơ rể má, người nầy giới thiệu người kia, bây giờ bạn “ảo” của hắn còn nhiều hơn bạn thật. Hắn không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể có bạn để tán dóc, liên lạc và bình luận đủ thứ.

Ngoài chuyện gia đình, bạn bè… từ từ, facebook trở nên một nơi để người ta bàn đủ thứ chuyện xã hội, chánh trị, thời sự… Facebook đã trở thành một loại báo “lề trái” khiến những chánh quyền độc tài phải làm “tường lửa” để ngăn chặn. Mấy vụ cách mạng hoa hồng ở các nước Á Rập bùng nổ chính là do facebook là trung gian. Từ đó, chữ facebook có thêm một từ mới để mô tả là: “mạng xã hội”.

Thế nhưng facebook cũng là nơi “gió tanh mưa máu” và có thể xảy ra nhiều lường gạt. Có khi bọn xấu ăn cắp hình ảnh và tin tức của một người rồi làm một trang y hệt. Với trang giả mạo đó, bọn chúng tìm cách dụ dỗ những người bạn “khờ” của mình mà gạt tiền (do đó người ta khuyên mình không nên đăng những hình ảnh nhạy cảm trên “phây”!). Ở nước ngoài còn có gạt tình nữa, vì tin lời bọn xấu trên phây, có vài bạn trẻ đã bỏ nhà theo bọn chúng rồi bị lừa tình, đoạt tiền…

Facebook là một nơi có thông tin tự do. Nó như một tờ báo tổng hợp. Trước đây,  mỗi thành phố có vài ba tờ báo, để có hình ảnh, bài vở tin tức in báo, rồi mướn đưa được tờ báo đến người đọc, phải qua biết bao khâu in ấn cực nhọc, lâu lắt. Facebook hiện có hơn một tỷ tài khoản trên khắp thế giới, có nghĩa là có tới một tỷ tờ báo tư nhân, viết bằng đủ loại ngôn ngữ, không nhà nước độc tài nào có thể kiểm duyệt nổi.

Người Việt, kể cả trong nước ngày nay có thể xem tin mật về Hội Nghị Thành Đô hay tin về Trịnh xuân Thanh, xả thải của Formosa… trong khi ấy thì tại Việt Nam, 700 tờ báo khác im re. Người dân ở các nước không có tự do báo chí thì khoái facebook vì ở đó họ có thể xả ra những điều họ muốn nói.

Nhưng bạn cũng có thể gặp tin giả, tin thất thiệt… Nhiều con vịt hay “nói thiên nói địa, tào lao xí cố” nhiều nhứt trên face. Người đọc cần tỉnh táo để biết đâu là chánh đâu là tà. Những thông tin nầy lan nhanh lắm vì một đồn mười, mười đồn trăm… chỉ một thời gian ngắn thì ai cũng biết. Nhanh hơn báo chí và truyền hình rất nhiều, thành ra những chánh quyền độc tài rất sợ facebook vì nó moi móc những chuyện xấu của họ.

Bên cạnh facebook còn có một website khác cũng là mạng xã hội là Twitter. Chắc bạn biết chuyện ông Donald Trump hay lên mạng nầy để viết phát biểu vào lúc 3 giờ khuya. Sau khi ông viết xong là có cả đám phóng viên, “dư luận viên”, của ổng chực chờ để tiếp tay và gởi tùm lum, và chỉ vài giờ sau là cả thế giới đều biết ông ta viết cái gì. Ông nầy biết sử dụng mạng xã hội để tự quảng cáo cho mình nhờ vậy mà giới trẻ biết đến không cần tốn tiền quảng cáo trên báo chí truyền thống. Đó chính là một trong những cách giúp ông ta kiếm phiếu và đắc cử tổng thống Mỹ, một chức vụ nhiều quyền lực nhứt trên thế giới.

Đối với hắn, từ ngày có facebook, hắn vui vẻ hẳn lên. Hắn yêu đời và phấn chấn hơn. Hắn mê phây lắm. Thậm chí có khi ngồi chờ vợ đi mua sắm thì hắn cũng mở điện thoại ra để coi có ai nhắn tin gì trên phây hay không (facebook có mục nhắn tin và có thể xem trên điện thoại thông minh). Đúng là mê phây!. Thảo nào vợ hắn hay hỏi: “Không biết trên phây có cái gì mà ông mê quá?”. Chàng ta chỉ im lặng mỉm cười tình tứ với vợ mà không nói gì.

Thời đại mới có “đồ chơi” mới. Trước đây hắn mê “meo” bây giờ mê “phây”. Hắn không mê rượu, mê cờ bạc, hay mê gái. Thôi đành cho phép hắn mê “phây” một niềm đam mê chắc không có hại gì cho lắm ngoại trừ mắt hắn bắt đầu mờ, bụng hắn bắt đầu phệ vì ngồi lâu bên máy tính./.

Minh Tâm

Văn hóa kinh doanh của người Đức: Bất kể hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bại


Source:Daikynguyen

Là một đất nước có nền kinh tế hùng mạnh và dựa nhiều vào thương mại, ngoại thương, Đức luôn được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả.
Những nhà nghiên cứu về thị trường mong muốn có được lợi nhuận thì phải phù hợp và hòa nhập được với văn hóa của người bản địa. Sự khác biệt lớn trong văn hóa kinh doanh mà các doanh nhân gặp phải thường là về phong cách kinh doanh, thái độ đối với sự phát triển mối quan hệ đối tác, nguyên tắc đúng hẹn, phong tục tặng quà…
Khi bạn có ý định kinh doanh ở Đức, hiểu về văn hóa kinh doanh của người Đức là một yếu tố cần thiết hàng đầu giúp bạn có thể hợp tác thành công với đối tác của mình.
Thương mại, ngoại thương, Đức luôn được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Ảnh youtube.com
Bất kể một hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong đàm phán kinh doanh
Doanh nhân Đức không xem tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ là tìm lợi ích kinh doanh mà tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới là thiên chức của nhà doanh nghiệp Đức.
Doanh nghiệp Đức không cạnh tranh nhau bằng giá rẻ mà chỉ cạnh tranh bằng phẩm chất sản phẩm. Họ tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh với một mức độ cần phải có và sẵn sàng chuyển phần lớn lợi nhuận để đầu tư vào phẩm chất sản phẩm, phục vụ hậu mãi, nhằm đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững.
Những trường dậy nghề ở Đức luôn có môn học về đạo đức kinh doanh. Một trong hai trường dạy nghề đầu tiên nổi tiếng ở Berlin đã lấy lời của Christian Beuth để làm khẩu hiệu:
Trường này chỉ dành cho những người rất có khả năng, siêng năng, có tư cách đàng hoàng và có đạo đức; những người khác sẽ bị đuổi học. Được gia nhập trường là một sự tuyên dương. Sự siêng năng kinh doanh không thể không đi kèm với đạo đức. Nhà trường không có hình phạt nào khác là buộc thôi học.
Chính vì coi trọng và ưu tiên các giá trị đạo đức trong kinh doanh, nên nếu làm ăn với người Đức, bạn đừng hy vọng những “chiêu trò” nhằm thu được lợi ích ngắn hạn, xâm hại đến lợi ích của người khác, chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua phẩm chất sản phẩm, dịch vụ sẽ thu hút được sự chú ý của họ trong đàm phán kinh doanh.
Hối lộ và tham nhũng
Theo như trang đánh giá www.transparency.org, Đức đạt 79/100 điểm về việc chống tham nhũng và chỉ số tham nhũng là 13/176. Lĩnh vực xây dựng và đấu thầu được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm nhằm cắt giảm nạn tham nhũng trong và ngoài nước. Các luật chống tham nhũng áp dụng nghiêm ngặt cho các hoạt động kinh tế trong nước. Đức đã phê chuẩn Công ước về chống hối lộ năm 1998 qua đó làm giảm việc hối lộ của các quan chức nước ngoài của công dân Đức và các công ty ở nước ngoài.
Hầu hết các chính phủ và chính quyền địa phương đều liên kết với nhau để luân phiên nhân sự ở các khu vực dễ bị tham nhũng. Cán bộ Chính phủ bị cấm nhận quà tặng liên quan đến công việc của họ. Chính phủ Đức đã truy tố hàng trăm vụ tham nhũng trong nhiều năm qua. Vì thế khi làm ăn, giao thương với người Đức, nếu có ý định “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” thì bạn sẽ có nhiều khả năng đánh mất niềm tin của họ vì đó không phải là hành vi được ủng hộ trong kinh doanh ở đất nước này.
Khi hợp tác kinh doanh ở Đức bạn không thể nghĩ đến “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” vì nó không có tác dụng. Ảnh amazon.com
Doanh nghiệp và chính phủ cùng hợp tác bảo vệ môi trường
Chính phủ Đức nhìn nhận vô cùng nghiêm túc về vấn đề môi trường, việc thúc đẩy liên minh hợp tác giữa các Đảng, giữa doanh nghiệp và chính phủ trong những năm qua đã tác động to lớn đến mục tiêu chính sách về năng lượng và môi trường. Từ việc loại bỏ dần năng lượng hạt nhân để thúc đẩy hiệu suất năng lượng và tái tạo năng lượng, Đức trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh Châu Âu về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế. Nước Đức cũng đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về khai thác và sử dụng năng lượng gió.
Năm 2000, chính phủ đã thành lập một cơ chế chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong 15 năm tới. Chính phủ cũng đang nỗ lực để đáp ứng cam kết của EU đối với việc bảo vệ thiên nhiên. Vì thế những hoạt động kinh doanh có yếu tố bảo vệ hoặc gây ít tác hại tới môi trường sẽ được cộng thêm điểm trong thứ tự ưu tiên của đối tác Đức.
Vạch rõ giới hạn và tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định
Xét về nhiều góc độ thì người Đức được đánh giá là bậc thầy trong việc lập kế hoạch. Người Đức suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, ky càng. Thận trọng trong việc lập kế hoạch giúp cho người Đức luôn có phương án tối ưu nhất trong cả kinh doanh và cuộc sống, họ luôn đặt mình vào trong một giới hạn an toàn.
Người Đức suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, ky càng. Ảnh mshoagiaotiep.com
Mọi việc trong cuộc sống và công việc của người Đức hầu hết đều được vạch rõ và điều chỉnh bởi những quy định, ví dụ: thông qua luật pháp, nguyên tắc và thủ tục. Đó là những điều hết sức rõ ràng trong quản ly' kinh tế, chính trị và môi trường xã hội công bằng. Người Đức tin tưởng rằng việc vạch rõ ranh giới giữa người với người, giữa những địa điểm và những sự việc là một con đường vững chắc nhất để đưa con người tuân thủ theo những nguyên tắc và quy định trong cuộc sống. Trong văn hóa kinh doanh của người Đức thì điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc.
Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón mặc dù họ có thể đưa ra phương án giải quyết ngay lúc đó. Kinh doanh là một công việc được xem là rất nghiêm túc, và người Đức sẽ không đánh giá cao nếu bạn đưa ra nhiều phương án bổ sung, thay thế, điều đó thường bị xem là một kế hoạch không chuyên nghiệp.
Nguyên tắc đúng giờ
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình, hay quan niệm người quan trọng thì phải xuất hiện sau cùng sẽ phản tác dụng đối với người Đức.
Người Đức cảm thấy thoải mái với việc tổ chức và phân chia rõ ràng từng phần công việc để kiểm soát nó một cách hiệu quả. Họ quản ly' thời gian rất cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt, họ luôn lên lịch trình và viết nhật ky' công tác để theo dõi và quản ly' chi tiết từng giai đoạn công việc theo tiến độ thời gian. Tàu điện ngầm đến và rời ga đúng giờ từng phút, các dự án được lên lịch trình và xây dựng bằng biểu đồ quản ly chi tiết, cẩn thận. Việc bạn đến muộn dù chỉ là vài phút khi gặp gỡ với người Đức cũng thể hiện ra sự thiếu tôn trọng đối với đối phương, do vậy bạn đừng trễ hẹn khi có cuộc gặp với họ. Nếu vì một ly' do nào đó mà bạn đến trễ, hãy gọi điện và giải thích cho họ về tình huống khiến bạn trễ hẹn. Để có một cuộc hẹn thể hiện sự tôn trọng với đối tác, bạn hãy đến sớm 5 đến 10 phút.
Để có một cuộc hẹn thể hiện sự tôn trọng với đối tác, bạn hãy đến sớm 5 đến 10 phút. Ảnh amazon.com
Văn hóa tặng quà
Người Đức thường không có thói quen tặng quà cho đối tác kinh doanh. Người ta thường chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh, bỏ bớt các thủ tục, nghi thức, nghi lễ như tặng quà cho đối tác khi đi công tác kinh doanh. Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động xã hội thì việc tặng quà vẫn là một việc làm tương đối phổ biến. Sau đây là những gợi ý quan trọng khi chúng ta xem xét tới việc tặng quà:
Một khách hàng nghĩ tới việc tặng một món quà thì nên lựa chọn những món quà nhỏ những có phẩm chất tốt, không quá đắt đỏ. Bạn có thể tặng quà ngay tại buổi họp kinh doanh, mà món quà đó là những dụng cụ văn phòng có thể dùng ngay trong công sở, ví dụ như những cây bút có phẩm chất  tốt mang hình ảnh hay thương hiệu của công ty bạn.
Khi được mời tới thăm nhà một đối tác kinh doanh người Đức, bạn có thể mang theo hoa, rượu vang, socola, hoặc những món quà nhỏ đặc trưng cho vùng quê hay quốc gia của bạn.
  • Hoa không được gói bằng số lẻ, không phải bọc gói, tránh mua 13 loại hoa hoặc 13 bông hoa hồng đỏ, tuy nhiên quy tắc này lại không áp dụng cho 1 bó hoa mà được gói và bó do người bán hoa.
  • Không tặng hoa hồng đỏ vì nó biểu tưởng cho sự lãng mạn
  • Không tặng hoa cẩm chướng vì nó tượng trưng cho tang tóc
  • Không tặng hoa Ly hoặc hoa cúc vì chúng được dùng trong đám tang
Người Đức thường mở quà ngay khi nhận được, đây cũng nét chung của những người Châu Âu khác trong văn hóa nhận quà.
Những món quà nhỏ và ý nghĩa có thể sử dụng được trong công việc là những món quà được ưu tiên khi chon lựa quà tặng gặp khách hàng. Ảnh pinterest.com
Lịch sự và đẹp mắt trong trang phục công sở
Diện mạo và khả năng thuyết trình là những điểm quan trọng của người Đức, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh thực tế. Ngay cả những bộ trang phục thường ngày của họ cũng sạch sẽ, gọn gàng và chỉnh chu. Sau đây là những cách ăn mặc phù hợp của người Đức khi tham gia vào công việc sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cách ăn mặc của họ
Trang phục được làm bằng những chất liệu tốt là rất quan trọng, ăn mặc tùy tiện và cẩu thả trong cả trang điểm đối với nữ giới đều không được đánh giá cao.
Doanh nhân nên mặc complet tối màu, âu phục, cà vạt và áo sơ mi trắng. Phụ nữ cũng là những chân váy tối mầu và áo trắng, hoặc bộ veste công sở. Ảnh brainyquote.com
Trang phục công sở ở Đức được thiết kế rất lịch sự, theo mẫu quy định. Doanh nhân nên mặc complet tối màu, âu phục, cà vạt và áo sơ mi trắng. Phụ nữ cũng là những chân váy tối mầu và áo trắng, hoặc bộ veste công sở, những trang phục này được áp dụng cho cả thời tiết hơi nóng một chút. Khi làm việc với người Đức, bạn không nên cởi áo choàng hay tháo cà vạt trước họ. Phụ nữ được quy định là không trang điểm đậm hoặc đeo những bộ trang sức lớn lộng lẫy. Tuy nhiên bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy một người mang tất trắng với giầy và trang phục tối màu.
Tịnh Tâm

Blog Archive