Thursday, June 30, 2016

Nên thủ sẳn 4 viên ASPIRIN( loại 75 hay 81 mg ) 

Tôi xin thuật lại câu chuyện "tai biến mạch máu não " (AVC hay là stroke) vừa xảy ra cho tôi cách đây vừa tròn hai tháng.

Lúc ấy, khoảng 4 giờ chiều, tôi đang đi trên vĩa hè một con đường ở Paris cách nhà tôi chừng 100m, bỗng nhiên tôi cảm thấy chân phải rất yếu, tôi chưa kịp ngồi xuống thì đã ngã xuống đất rồi, những người qua đường đỡ tôi đứng dậy và tôi tỉnh lại ngay. Tôi trở về nhà, nhưng không yên tâm, nên tôi gọi xe cấp cứu đến chở đi nhà thương (Hôpital Européen Georges Pompidou). Nơi đây bác sĩ khám và bảo tôi làm những cử động để biết xem có bị stroke hay không (như giơ hai tay lên, cười, thè lưỡi ra, đi theo một đường thẳng,....), sau độ nửa giờ, họ bảo tôi không có gì cả vả cho tôi về nhà. Nhưng sau đó độ 1 giờ thì tôi cảm thấy cánh tay phải rất nặng và không giơ tay lên được! Bấy giờ là khoảng 6 giờ chiều. Tôi lại gọi xe cấp cứu đến và đồng thời báo cho con tôi (Hùng, bác sĩ đang làm việc tại nhà thương Pitié Salpètrière, Paris), Hùng bảo tôi nếu có aspirine thì uống liền 3 viên, nhưng tôi không có sẵn, xe cấp cứu tới và chở tôi đến một nhà thương Sainte Anne, chuyên về stroke, Hùng cũng đến ngay tại nhà thương này.

Lập tức họ làm IRM (Imagerie par Résonnance Magnétique) cái đầu tôi. Sau 20 phút họ cho biết là có một mạch máu nhỏ bị nghẽn (bloquée par un caillot), tức thì họ đưa tôi lên phòng và cho tôi uống 4 viên thuốc làm cho máu loãng (clopidogrel, thuốc này giống như aspirine nhưng dành cho những người alergique à l'aspirine, như tôi). Tôi ngủ cho đến 12 giờ khuya thì thức giấc, tôi thử giơ cao cánh tay mặt, Dieu Merci! Tôi đưa tay lên xuống được như thường ! Thanks to God !

Họ đang tìm nguyên nhân tại sao tôi bị một caillot làm nghẽn mạch máu như thế, vì chỉ những người bị cholestérol cao, bị high blood pressure, hoặc triglyceride, còn tôi thì không có như thế, ngày 8 juillet này họ sẽ gắng cho tôi một cái máy Holter ("Holter" or occasionally ambulatory electrocardiography device), để theo dõi nhịp tim của tôi xem có gì bất bình thường không.

Qua kinh nghiệm này tôi khuyên anh chị em cao tuổi như bọn mình, luôn luôn cần có trong người sẵn 4 viên aspirine (75mg), hoặc clopidogrel nếu allergic to aspirin), phòng khi bị AVC như tôi thì có ngay
Những quy định về hàng hóa 
khi mang vào nước Úc.

I. Những hàng hóa phải khai báo: Những phẩm vật này phải khai báo và kiểm tra bởi cơ quan kiểm dịch để tìm ra dấu hiệu của sâu bọ và bệnh tật. Một số phẩm vật có thể cần trị liệu trước khi được mang vào

.1. Thức ăn:
– Thức ăn nấu và sống và những thành phần của chúng;
– Các loại rau và trái cây khô đều phải được làm và đóng gói có tính cách thương mại;
– Những sản phẩm cá và đồ biển khác dưới dạng tươi và khô;
– Mì, bún và gạo;
– Thịt chà bông;
– Thức ăn được đóng gói kể cả thức ăn và súp của hãng hàng không;
– Hương liệu, đồ gia vị và bột nêm;
– Dược thảo và thuốc cổ truyền, thuốc nam, thuốc bổ và trà thuốc;
– Đồ ăn vặt;
– Bánh qui, bánh ngọt và mứt kẹo;
– Trà, cà phê, và những đồ uống có chất sữa kể cả sữa bột của em bé;
– Thức ăn được gói bằng lá chuối đều bị hạn chế;

Những sản phẩm từ mứt đều bị cấm sang Úc

2. Những sản phẩm từ thú vật:
– Lông, xương, sừng và ngà;
– Da, da sống, và bộ da lông thú (kể cả trống và khiên bằng da thú);
– Len, lông cừu, sợi dệt và lông thú;
– Chim và thú nhồi bông (phải được thuộc da hoàn toàn. Một số có thể bị cấm theo đạo luật bảo vệ thú hiếm);
– Các loại vỏ ốc kể cả dùng làm nữ trang và vật kỷ niệm, và các loại vỏ ốc lượm ở bờ biển hay dưới biển (san hô và một số vỏ ốc bị cấm theo những luật lệ được bảo vệ thú hiếm);
– Những sản phẩm từ loại ong kể cả sáp ong và tổ ong (phấn hoa thì bị hạn chế);
– Những dụng cụ máy móc đã dùng cho thú vật kể cả dụng cụ thú y  và thuốc cho thú y, đồ nghề chuyên môn xén hay làm thịt, yên cương ngựa, và lông nhốt thú vật hay chim.
– Những loại thuốc thú y cần có giấy phép nhập cảng.

Quần áo làm từ lông thú sẽ bị vứt bỏ

3. Những sản phẩm từ thảo mộc:
– Phẩm vật làm từ gỗ và đồ gỗ chạm trổ, kể cả đã được sơn rồi hay những thứ sơn mài, (vỏ cây sẽ được gỡ ra hay cần điều trị)
– Đồ tạo tác hay thủ công làm từ vật liệu thảo mộc, thảm, túi sách và những thứ khác làm từ vật liệu thảo mộc, lá lược của cây dương xỉ hay lá cây (hàng hóa làm từ cây chuối bị hạn chế);
– Những sản phẩm rơm và đóng gói bằng rơm;
– Hàng hóa đồ đạc bàn ghế làm bằng mây tre;
– Hoa khô ướp với hương liệu và vỏ dừa;
– Hàng hóa gồm có chứa hột ngũ cốc, vỏ ngũ cốc hay dồn đầy bằng hạt giống;
– Đồ trang trí giáng sinh, vòng hoa và đồ trang sức;
– Bông hoa khô và sản phẩm trang hoàng bằng hoa;
– Hoa tươi và vòng hoa quàng cổ (loài hoa có thể được trồng bằng thân cây chẳng hạn như hoa hồng, giống cẩm chướng và giống hoa cúc đều bị cấm);

Sản phẩm làm từ thực vật đều không được mang vào Úc

4. Những hàng hóa khác:
– Sản phẩm thủ công và đồ chơi làm từ thú vật hay vật liệu thảo mộc;
– Vật liệu cho phòng thì nghiệm và sinh vật kể cả các mẫu về y khoa và thú vật;
– Những dụng cụ cắm trại và thể thao đã sử dụng bao gồm lều, xe đạp, dụng cụ đánh gôn và câu cá;
– Dày dép và quần áo đã bị ô uế vì dính đất, phân hay vật liệu thảo mộc;

II. Những loại hàng hóa quý vị không thể mang vào Úc: Những phẩm vật bị hạn chế nghiêm ngặt và không thể mang vào nước Úc vui lòng bỏ chúng vào những thùng rác kiểm dịch trong phi trường.

1. Trứng và các sản phẩm làm từ trứng:
– Tất cả trứng tươi, đã nấu chín, xấy khô và thành bột, và những sản phẩm có chứa trứng chẳng hạn như bánh trung thu;
– Tất cả các sản phẩm làm từ sữa (ngoại trừ từ một quốc gia được xem như không bị chứng bệnh lở mồm long móng súc vật) kể cả những sản phẩm tươi và khô có chứa chất sữa chẳng hạn như cà phê gồm tất cả ba thành phần thực phẩm;
– Loại sữa bột cho em bé phải có em bé đi theo thì được mang vào;

Bạn không được phép mang trứng sang Úc

2. Những sản phẩm từ thịt không đóng hộp:
– Tất cả các sản phẩm tươi, khô, đông lạnh, nấu được hun khói, được muối hay những sản phẩm thịt được bảo quản – từ tất cả các loại thú vật;
– Những sản phẩm đóng gói và được niêm kín rút hết không khí kể cả các loại mì và súp có chứa thịt vụn;
– Thịt gà vụn, thịt bò khô, thịt chà bong đóng gối không có tính cách thương mại;
– Bánh Trung thu có thịt heo hay loại thịt khác;
– Xúc xích thịt heo;
– Tất cả các loại thức ăn cho súc vật kể cả những đồ nhai sống hay đồ hộp;

Xúc xích và lạp xưởng cũng nằm trong danh sách bị cấm

3. Trái cây và rau:
– Tất cả các loại rau và trái cây tươi đông lạnh kể cả giống cam quít, chuối, bưởi, quả hồng, quả vải, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, trái thanh long, trái cây ho đua, nhãn, mít, và khế;
– Lá chuối và khoanh chuối chiên;

Úc Châu
Trái cây và rau cải có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nước Úc

4. Vật liệu thảo mộc:
– Tất cả thảo mộc có rễ không dính đất cát và trồng trong chậu, thảo mộc để trang hoàng, dây leo, cành cây, cây nho, rễ cây, củ, rễ củ, thân rễ, thân cây, vỏ cây và loại thảo mộc có thể nẩy mầm;
– Là chuối, thuốc lá thô, cây tre may mắn, hột cà phê xanh;

5. Hạt giống và quả:
– Hạt giống các loại rau, hạt giống bông hoa và hạt giống trồng, một số hạt giống đóng gói có tính cách thương mại, những hạt giống không rõ lai lịch, hạt trang sức, hạt cho chim ăn;
– Trái thông, hạt ngũ cốc, bắp rang;
– Hạt đậu sống, kể cả đậu tương và hạt dẻ;

6. Những thú vật sống:
– Tất cả các loại động vật có vú, chim, trứng chim và tổ chim, cá, rắn, rùa, tắc kè, bò cạp, giống lưỡng cư, loại tôm cua và sâu bọ;

7. Thảo dược và thuốc cổ truyền:
– Tất cả cách trị liệu và thuốc men làm từ hay có chứa vật liệu làm từ thú vật, ví dụ: nhung nai, gạc nai, dương vật nai, ản phẩm làm từ móng chân súc vật, tổ chim, mỡ/thịt ếch. Giun đất xấy khô, xác xúc vật bị khô, ruột vịt, bao tử vịt, gân, rùa và tắc kè;
– Tất cả cách trị liệu và thuốc men làm từ hay có chứa vật liệu thảo mộc bao gồm nấm nâu đen và vỏ cây;
– Phấn hoa của loài ong;

III. Những điều cần lưu ý:

1. Biết khai báo hoặc biết ý thức: 
Hiện nay tất cả hành lý đều được nhân viên kiểm dịch và chó kiểm dịch kiểm tra quang tuyến hay qua màn ảnh khi đến Úc. Nếu quý vị không khai báo hay không hủy bỏ những phẩm vật phải kiểm dịch, hay khai man:
– Quý vị sẽ bị bắt;
– Quý vị có thể bị phạt $220 tại chỗ; hay
– Quý vị có thể bị truy tố và bị phạt trên $60.000,00 và nguy cơ bị phạt tới 10 năm tù;

2. Một vài hướng dẫn giúp quý vị lúc đến:
– Biết trách nhiệm đóng gói hành lý của mình để có thể khai báo các phẩm vật trên tờ khai báo của hành khách một cách chính xác;
– Đọc các nhãn hiệu trên những bao bì đóng gói thực phẩm để bảo đảm chúng không chứa đựng những thành phần bị cấm;
– Chuẩn bị sẵn sàng những phẩm vật mà quý vị cần phải khai báo để tiện việc khám xét;
– Hàng loạt các loại thực phẩm và sản phẩm nhập cảng đáp ứng với những điều kiện, quy tắc nghiêm ngặt về kiểm dịch đều có ở Úc;

3. Các lễ hội văn hóa và kiểm dịch:
Thông thường các du khách hay những công dân Úc lúc bay về mang theo thức ăn, quà cáp hay những đồ vật kỷ niệm để chào mừng các mùa lễ hội hay văn hóa cùng với gia đình và bạn bè. Nhưng rất tiến một số phẩm vật này bị hạn chế hay phải giữ lại vì nguy cơ về kiểm dịch. Xin vui lòng không mang vào những loại phẩm vật này. Đa số những phẩm vật này đều có thể mua tại Úc
– Lễ hội: Những phẩm vật bị cấm quý vị không thể mang theo
– Tết Nguyên Đán: Bánh làm từ gạo có thịt
– Thức ăn bao bằng lá chuối
– Tết Trung Thu: Bánh Trung thu có chứa trứng hay thịt
– Bánh bao có chứa thịt
– Thịt heo và thịt gà
– Trái cây tươi bao gồm giống bưởi, hồng vàng và khế;
– Hội đua thuyền rồng: Bánh bao làm từ gạo có trứng hay thịt
– Valentine’s Day: Bông tươi (hoa tươi)
– Lễ Phục sinh: Trứng luộc chín, vỏ trứng được sơn, vẽ, rơm, rạ
– Mùa Xuân: Bông, hoa, hạt giống rau cả, củ trồng
– Lễ Giáng sinh: Quà cáp có chứa hay làm bằng các phẩm vật bị giới hạn;
– Đồ trang hoàng Giáng sinh kể cả trái thông, vòng nguyệt quế và rơm;
– Loại tùng bách, loại vân sam, cây nhựa ruôi, nhánh tầm gửi dùng trang trí giáng sinh
– Hòm mây dùng cho Giáng sinh có chứa thức ăn bị hạn chế chẳng hạn như thịt và những sản phẩm làm từ sữa.

4. Những hình ảnh chụp của chó tại chỗ kiểm dịch: 
Quý vị có thể gặp chó kiểm dịch ở chỗ bàn quay lấy hành lý. Chúng được huấn luyện đặc biệt để khám xét hành lý có thức ăn, vật liệu thảo mộc hay các sản phẩm làm từ thú vật. Nếu quý vị thấy một chú chó kiểm dịch đang hoạt động quanh quẩn nơi quý vị, xin vui lòng để túi sách của quý vị xuống đất để được kiểm tra. Một chú chó sẽ ngồi bên cạnh túi sách của quý vị nếu nó ngửi thấy mùi vị của phẩm vật bị hạn chế – gồm cả thức ăn mà quý vị có thể đã để trong túi sách trước đây. Một nhân viên kiểm dịch có thể hỏi về những thứ đựng trong túi sách của quý vị và kiểm soát không để quý vị mang vào Úc những phầm vật gây nguy cơ về kiểm dịch.


Trích từ Annie Nguyen (Theo AQIS)

Wednesday, June 29, 2016

Cái Đồ Trâu Ngựa
.
Hóa ra trên đời này không chỉ có Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều tiên mà còn có thêm một dân tộc khác cũng ngu là Venezuela.
Tương tự như vô số những người đàng ông (không ra gì) khác, tôi cũng hay chửi thề, rượu chè và cờ bạc. Tựa như đường vào tình yêu, đường vào trường đua (và đường vào bầu cua) có trăm lần thua có một lần huề! Tôi thua đều đều, tất nhiên, kể cả những lần tin tưởng một trăm phần trăm là mình sẽ thắng. Mới đây chớ đâu, trong trận banh giữa Venezuela và Argentina, có cha liều lĩnh chấp trước hai trái. Thấy ăn là cái chắc nên tôi bắt liền.  

Kết quả, nói chính xác hơn là hậu quả: Argentina thắng với tỉ số 4/1. Đ ... mẹ, tôi thua đậm, và thua đau mà không hiểu vì răng? Đội Venezuela chơi đâu có dở, cớ sao tôi bị một cú nặng nề như Trời giáng (nguyên cả tháng lương hưu) vậy cà?

Coi đi coi lại trận bóng đôi lần, tôi mới tìm ra được nguyên nhân. Té ra không phải vì đấu pháp, hay đội hình  gì cả mà chỉ vì cái tâm lý bất an của những cầu thủ thuộc bên thua cuộc thôi. Họ ra sân với nét mặt âu lo, và muộn phiền, thấy rõ.

Cuộc tranh tài diễn ra tại tại vận động trường Foxborough, Massachusetts, vào hôm 18 tháng 6 năm 2016. Trước đó ba hôm, tờ Guardian đã buồn bã đi tin: “Thành phố Venezuelan thiết quân luật sau nạn trộm cướp tập thể”. Venezuelan city under effective curfew after mass looting.”

Qua ngày hôm sau, cũng The Guardian (lại) ái ngại cho hay tiếp: “We are like a bomb: food riots show Venezuela crisis has gone beyond politics.”

Đội tuyển của quốc gia Venezuela còn lòng dạ nào mà thi tài khi biết rằng đất nước đang ở trong tình trạng như một quả bom ... sắp nổ. Họ thua là phải. Tui ... cũng vậy luôn!
VENEZUELA-POLITICS/MILITARY
Ảnh: CBC

Cùng lúc, trên trang trang Fee Foundation for Economic Education, tác giả Jeffrey Tucker đưa ra nhận xét:

Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội.” (How To Create Starvation in 2016”. Bản dịch của Phạm Nguyên Trường “Làm sao tạo ra được nạn đói vào năm 2016”).

Ô thì ra Venezuela cũng theo C.N.X.H. (y) như nước ta vậy.Thảo nào màWikipedia tiếng Việt (giọng Hà Nội) dành cho “đất nước anh em” những lời lẽ vô cùng tốt đẹp:

Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay, đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.”

Trang Bảo Tàng Phụ Nữ Việt Nam còn có nhiều lời tình nghĩa (thắm thiết) hơn nữa:

  • Trong thời kỳ đất nước ta còn chìm trong khói lửa chiến tranh, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là trên đất nước Venezuela (Nam Mỹ) xinh đẹp. Tiêu biểu cho tình đoàn kết ấy là sự kiện du kích quân Venezuela đã bắt sống trung tá tình báo Mỹ Michael Xmolen năm 1964 để đòi Mỹ - Nguỵ đánh đổi và thả Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi của Việt Nam. Từ những năm 1989, hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và lần lượt mở các đại sứ quán ở tại Việt Nam (2005) và Venezuela (2006).

  • “Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi  nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình.”

Tuy nói vậy (“bổ trợ nhau trên con đường phát triển”) chớ không phải vậy đâu. Giữa lúc ở Venezuela “người dân phải bới rác tìm đồ ăn” thì không thấy Việt Nam, và những nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, “bổ trợ” cái con tự do gì ráo. Làm bộ bầy tỏ chút tình cảm quan ngại cũng không luôn.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi13kKWtGjDl7GmpZ7_0nvxaJK8h0Ey86QG9hG2nP6ppPWqlz46JwjF79ZwCxs4FPQXhzOwYOU8qL1jJAnSdHiVDJYi180CEV1x2hDq7wuGXTlJ16bzWwB39EyTRUcscDxCJ05IgMX5Nas/s1600/Venezuela-2.jpg
"Chủ nghĩa xã hội Venezuela": người dân phải bới
rác tìm đồ ăn. Ảnh & chú thích: phamnguyentruong
.
Sợ mình sơ sót, và cũng ngại sự xuyên tạc (của những thế lực phản động nước ngoài) nên tôi tìm vào trang mạng của Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Venezuela để xem thêm tin tức. Tiếc thay, tôi không tìm được gì khác ngoài “Lời chào của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la,” với những lời lẽ vô cùng hoa mỹ như sau:

Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la là hai nước anh em, tuy xa cách về địa lý nhưng gần gũi về tấm lòng. Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi  nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989 và đã nhanh chóng phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt việc duy trì thường xuyên các cuộc thăm viếng và tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã cho phép đạt được nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác song phương quan trọng. Nhiều dự án hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang được triển khai tích cực và hiệu quả, góp phần bổ trợ nhau trên con đường phát triển của mình. 
Trên tinh thần đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn về đất nước và con người, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta... 
 ĐẠI SỨ NGÔ TIẾN DŨNG

Tuy ông Dũng khẳng định “Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la luôn là địa chỉ tin cậy và cầu nối quan trọng giúp nhân dân hai nước” nhưng khi vào phần tin Về Vê-nê-xu-ê-la  của trang vietnamembassy-venezuela chỉ thấy vỏn vẹn có bốn chữ, cùng một cái chấm than thôi: Không có tin nào!

Sao mà làm biếng dữ vậy, cha nội? “Nhân dân hai nước luôn có tình cảm hữu nghị và gắn bó bởi nhiều điểm tương đồng về lịch sử, chính trị và xã hội”; vậy mà Đại sứ quán Việt Nam tại Vê-nê-xu-ê-la hiện nay “không có tin nào” trong khi nước bạn sắp bùng nổ đến nơi (“ready to explode”)  theo như cách dùng chữ của BBC!

Sự kiện này khiến tôi nhớ đến bảng xếp hạng, về chỉ số tử tế (GCI) hồi năm 2014.

https://i1.wp.com/cdn.static-economist.com/sites/default/files/imagecache/original-size/images/2014/06/blogs/graphic-detail/20140628_gdc925_0_0.png

Blogger Nguyễn Văn Tuấn đã có nhận khá thú vị xét rằng:

“Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”

Trong đám “đầu trâu mặt ngựa” này (ngó bộ) tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn còn bỏ sót hơi nhiều, trong đó có Venezuela - hạng thứ 117/125. Thiệt là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

Thời đại này không còn chỗ cho đám đầu trâu mặt ngựa (ngu xuẩn, ác độc, tham lam, bất nhân và bất nghĩa) nắm quyền. Nay mai là ngày tàn của CNXH ở Venezuela. Ngày mốt sẽ đến lượt VN thôi!

Có ai còn nhớ cái… mọng dừa?


Đối với người dân được sinh ra ở miền Tây, cây dừa đã gắn bó với cuộc sống lao động của người dân quê tự bao đời. Biết bao món ăn lấy nguyên liệu từ trái dừa ta được lan truyền giới thiệu đến khắp bạn bè trong và ngoài nước. Còn đối với đám trẻ quê, cái mọng dừa (còn gọi là phổi dừa) đã gắn liền với biết bao kỷ niệm thân thương trên quê hương có tán dừa rợp bóng.
Co ai con nho cai… mong dua? - Anh 1
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cây dừa đã ăn sâu vào trong tiềm thức đối với người bình dân miền Tây, dừa như một biểu trưng đặc biệt cho vùng đất và con người sinh sống ở nơi này. 

Thân dừa tuy không thể đóng đồ như nhiều loại gỗ quý khác nhưng có thể làm cột, làm kèo giúp người dựng nhà, dựng cửa. 

Lá dừa dùng để làm chổi quét nhà hay dùng để nhóm bếp, thổi lửa, nấu cơm. 

Trái dừa quê tuy mộc mạc nhưng thịt rất béo dùng làm nguyên liệu để chế biến thành những đặc sản đặc trưng của vùng quê miệt Cửu Long này.
Co ai con nho cai… mong dua? - Anh 2
Dừa lên tược càng cao thì mọng dừa càng lớn
Ai đã từng đến miền Tây, chắc hẳn không thể nào quên được vị ngọt của nước dừa ta, uống vào mà nghe mát rượi tận đáy lòng. Quả dừa cò có một bộ phận rất đặc biệt mà bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra ở miền Tây cũng đều biết, đó là cái mọng dừa. Khi trái dừa khô nảy mầm (còn gọi là lên mọng) thì bên trong sọ dừa có nổi lên một “u” tròn chính giữa có màu trắng hơi vàng. Thỉnh thoảng, bọn “con nít” chúng tôi ra vườn để lục tìm trái dừa nằm khuất trong đám cây, kẹt lá rồi mang về nhờ mẹ bổ ra lấy mọng mà ăn. Mọng dừa xôm xốp, ngọt ngon kích thích vị giác người dùng nhất là đối với lũ trẻ chúng tôi.
Co ai con nho cai… mong dua? - Anh 3
Cái mọng dừa tròn vo, ngon nhất là bằng quả trứng
Bất kỳ một trái dừa nào đến đúng thời điểm đều cho ra cái mọng nhỏ nhắn, xinh xinh. Thế nhưng, không phải lúc nào chúng tôi cũng được thưởng thức cái món quà đặc biệt mà trái dừa mang lại. Bởi, nếu dừa mới khô thì sẽ được mang đi bán, còn dừa dành làm giống thì lúc đó mọng dừa đã già đi và ăn sẽ mất ngon. Có chăng, đó là những trái dừa khô rụng xuống nơi kín đáo không được phát hiện, lâu ngày sẽ cho ra cái mọng tròn to, lúc đó chúng tôi ra vườn nhặt dừa bổ đôi lấy cái mọng để dùng.
Co ai con nho cai… mong dua? - Anh 4
Mọng dừa có mùi vị ngọt lành, ăn hoài mà không biết chán
Nhớ lại những ngày đói kém, những khi rảnh rỗi, bọn “con nít” chúng tôi thường tụm năm tụm ba đi đến các vườn dừa để tìm dừa khô bổ ra lấy mọng mà ăn. Mọng dừa bổ đôi có màu trắng tinh bắt mắt, ăn vào nghe ngọt mát biết chừng nào! Mọng dừa là kết tinh của vị ngọt nước dừa xen lẫn với cái vị béo của cơm dừa nên ăn ngon hết ý, khó có thứ quà nào có thể sánh kịp.
Thế rồi, dừa khô còn sót trong vườn cũng hết, chúng tôi bèn leo lên cây để hái dừa rồi giấu kỹ trong bụi cây hoặc chôn dừa xuống đất. Lâu lâu, lại đến những nơi ấy để lục lọi tìm lại những quả dừa “ăn trộm” rồi bổ mọng để ăn. Đã qua bao năm, tôi vẫn không sao quên được những lúc cùng chúng bạn ngồi dưới bóng dừa ăn mọng, tiếng cười nói xôn xao vang vang cả xóm.
Thời gian lặng lẽ trôi đi, cuộc sống cứ mãi xoay vần, đôi khi con người ta quên bẵng đi những điều gọi là kỷ niệm. Tôi cũng vậy, lớn lên đi học, đi làm, những ký ức về quê hương vô tình trôi mãi về quá khứ để giờ nhắc lại mà buồn đến nao lòng. Nhớ lắm mùi vị ngọt mát, thanh tao của cái mọng dừa giữa những trưa hè đầy nắng. Giọng đùa lao xao của đám trẻ quê mà giờ chắc chỉ còn lại trong miền ký ức xa xôi, thăm thẳm.

Blog Archive