Thursday, June 23, 2016

BÙI GIÁNG: NHÀ THƠ VẪN TĨNH NGƯỜI ĐỜI NGHĨ  ĐIÊN!


-LÃO MÓC
 *
Trong bài “tinh thần làm báo của Đỗ Ngọc Yến”, “nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục (NVL) đã viết như sau: “Sắp sang California chơi, tôi không nhất thiết muốn coi truyền hình cũng như đọc báo. Trong trường hợp có ai cho báo đọc, tôi sẽ bắt chước cụ Trần Văn Hương (TVH), ngồi gải háng cho sướng. Còn nếu đọc thì tôi sẽ bắt chước Bùi Giáng. Tôi cầm tờ Người Việt, trịnh trọng mở ra, không đọc, nhưng cầm tờ báo ở thế ngược.
Điều đó biểu tượng cho cái thế giới “Người Việt” ở quận Cam đang bị đảo lộn”.
Chuyện cố Tổng Thống TVH “ngồi rù gải háng dái lăn tăn” thì “biên khảo gia” NVL đã nói rồi. Còn ông  Bùi Giáng đọc báo lộn ngược là ai vậy mà lại được ông NVL bắt chước vậy?

Xin mời độc giả đọc bài viết sau đây:
“Lâu nay, ít người biết thi sĩ Bùi Giáng viết câu thơ: “Còn hai con mắt khóc người một con” là viết cho Hoa hậu Thu Trang ( tên thật là Công thị Nghĩa, người đoạt giải Hoa Hậu đầu tiên, cũng là người bên kia nằm vùng với bí danh Tư Nghĩa ) Câu thơ này nằm trong bài “Mắt buồn” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ thành ca khúc “Con mắt Còn Lại”.

Bùi Giáng say mê Thu Trang khi hoa hậu đã có đứa con trai ngoại hôn với một người đàn ông có gia đình là đạo diễn Tống Ngọc Hạp, vào năm 1957. Ý nghĩa  “Còn hai con mắt” ở đây là hai mắt của Bùi Giáng và “khóc người một con” là khóc Hoa hậu Thu Trang có một đứa con.
Hoa hậu Thu Trang còn là nàng thơ của Bùi Giáng trong nhiều bài thơ khác in ở tập Mưa nguồn xuất bản khoảng năm 1962, như là:
 “ Không biết trời tròn hay méo
Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay
Trời bên kia – nhan sắc ở bên này.”
Bùi Giáng còn có bài thơ mang tên Thu Trang chưa công bố bao giờ, bài này do hoạ sĩ Bửu Ý chép lại cho Thu Trang:

Trang của tờ giấy cũ
Của vầng tóc ban đầu
Trang của hồi vàng tụ
Về mệt mỏi mai sau
Anh nhớ em vô cùng
Đất sầu không xiết kể
Anh kêu gọi mông lung
Trang ồ Trang rất tệ”
Năm 1961, bị lộ, bà Thu Trang trốn sang Pháp.
Ngoài Thu Trang, nghe đồn thi sĩ Bùi Giáng còn mê rất nhiều người, trong đó có Kim Cương, tuy nhiên, theo  ông Nguyễn Thùy( người kề cận thường xuyên với ông Bùi Giáng ) kể : “Một lần tôi theo anh đi ngang qua nhà Kim Cương nơi đường Trương Minh Ký, anh đi qua, đi lại và la lớn:
 “Cô Kim Cương có mấy cái…l, cô Kim Cương có ba cái…; một cái tròn, một cái vuông, một cái tam giác…”.
 Kim Cương trong nhà bỗng mở cửa gọi lớn:
 “Anh Giáng, anh lại đây…”.
 Anh đang do dự, Kim Cương lại gọi:
 “Anh đến đây, Kim nói điều nầy cho nghe…”.
 Anh vừa bước đến, Kim Cương lôi cả anh và tôi vào nhà rồi năn nỉ:
 “Anh Giáng, Kim van anh, anh đừng nói thế nữa. Anh cứ oang oang như thế, bọn trẻ thấy Kim nơi đâu cũng réo như vậy, Kim chịu sao nỗi…”.
 Anh xin lỗi, hứa không nói nữa, rồi uống xong hai chén trà, lại ra đi, Kim Cương giữ lại ăn tối, anh nhất định không chịu.”
Thi sĩ Bùi Giáng là một văn thi sĩ, dịch giả xuất chúng, lúc sống, nhất là lúc ông ( giả ) điên (giả) khùng ( vì một lý do thầm kín nào đó ) thì ít ai đoái hoài, nhưng khi ông nằm xuống thì tự nhiên ông lại đùng đùng nổi tiếng….!
Từ đó, người ta thấy hình ảnh ông xuất hiện khắp nơi từ phòng tranh thêu, tranh vẽ, điêu khắc, và tên ông được nhắc đi nhắc lại trong những huyền thoại, giai thoại…hư hư thật thật trên báo chí sách vở. Nhớ năm nào đó tại trung tâm văn hoá L’Espace, Hà Nội, một số thân hữu của cố thi sĩ Bùi Giáng ra mắt tuyển tập “Đười Ươi Chân Kinh” gồm những bài thơ bài viết được chắt lọc của ông. Sở dĩ người ta đặt cuốn sách có tên kỳ khôi như vậy bởi ông từng có bút hiệu là “Đười Ươi Thi Sĩ”
May, mấy bà già trầu mộ đạo Phật không để ý, chứ không thì phiền biết mấy!”
(Ông Bàng Giúi, tác giả: Thụy Vi).
Chuyện ông Bùi Giáng mê Kim Cương là chuyện có thật và đã được bà “kỳ nữ” này viết trong hồi ký của bà ta. Ông BG này “mê” nhiều người mà toàn là người đẹp kể cả các nữ tài tử điện ảnh như Marilyn Monroe. Theo nick Phiến Ngàn trong “comment” dưới bài viết của ông NVL thì BG là “nhà thơ vẫn  tỉnh người đời nghĩ điên” trong bài thơ như sau:
Cần chi đọc báo ở đời
Nên cầm lộn ngược để người cùng xem 
Phơi ra trước ngực tênh hênh
“Qua” nào thèm đọc chữ lênh kệ thây
Những tay làm báo mỗi ngày
Chuyên đi moi móc chuyện đời khác chi 
Tưởng mình chẳng phải cu li
Nhưng cu gì cũng quả thì vậy thôi
Bây giờ Bùi Giáng chết rồi
Lâu lâu giai thoại có người thòi ra
Biết rồi mới thấy xót xa
Nhà thơ vẫn tỉnh người đời nghĩ điên
Nên thôi nói lắm cũng phiền 
Kiểu Ngô Công Đức huyên thiên được gì
Hay Hồ Ngọc Nhuận cu li
Quý Chung đồng bọn có gì hay đâu
Đời mà biển cả nương dâu
Những tên tưởng tỉnh ai dè đều điên 
Hết xong một cuộc ưu phiền
Nhớ xưa Bùi Giáng có điên bao giờ
Áo xiêm cốt cách làm thơ
Thần tiên cốt cách hiện giờ về đâu
Tìm hoài rồng lộn Monroe
Ai ngờ lại thấy thừa nơi liên tồn”.
*
Có rất nhiều giai thọại về nhà thơ Bùi Giáng khi ông còn sống cũng như khi “đã quá vãng”. Trước tháng 4 năm 1975 cũng như sau ngày miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam.
Hỏi tên, rằng biển xanh dâu 
Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đã xa…”
Theo Lão Móc thì, lục bát của Bùi Giáng xứng đáng “so dây” với thái sơn lục bát Nguyễn Du,  dù ông không cao ngạo như Tố Hữu “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân…/Khúc xưa xin lại so dây cùng người!”
Nghe nói sau tháng 4 năm 1975, BG ra chợ trời ở đường Hàm Nghi thấy người ta bày bán phụ tùng xe đạp trên lề đường, nhà thơ bèn “tự nhiên như người Hà Nội” chơi ngay một cái ghi- đông xe đạp. Người bán hàng theo giựt lại thì nhà thơ la lớn:
“Tui chỉ mới lấy có cái ghi- đông xe mà bị đòi lại, sao người ta lấy cả miền Nam mà chẳng có ai đòi lại?”
Một giai thoại khác là BG đã sửa thơ của Hồ Chủ Tịt. Hồ Chủ Tịt kêu gọi:
“Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào
Bắc Nam sum hợp Xuân nào vui hơn!”
Nhà thơ BG bèn cải biên:
“Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam!”
Sau 41 năm, xem ra hai giai thoại về nhà thơ BG vừa kể trên đã là sự thực. Đảng CSVN không những “đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam” mà còn “đánh cho chết mẹ toàn dân tộc VN”. Không những chúng nó chiếm miền Nam mà chúng nó còn chiếm cả nước VN để đem dâng cho bọn “Tò… Cháu” mà  cả 90 triệu người ở trong nước và 3 triệu người ở hải ngoại không làm gì được chúng nó!
Điên mà như ông này thì “tư cách” còn hơn khối ông bà nhà văn, nhà thơ ở trong nước lẫn hải ngoại.
Và, nếu là vậy thì, “nhà biên khảo” Nguyễn Văn Lục, người kêu gọi “phát huy tinh thần  làm báo của Đỗ Ngọc Yến” còn khuya mới bắt chước được ông “nhà thơ vẫn tỉnh người đời nghĩ điên này!


LÃO MÓC

No comments:

Blog Archive