Saturday, August 31, 2024

Con Cái Xứ Này!

Tôi biết chị Hồng khi chúng tôi còn sinh hoạt trong cộng đồng người Việt vùng Richmond, Virginia. Chị Hồng là thủ quỹ của hội Người Việt Richmond.

Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Hội Người Việt đều in đặc san Xuân, chị thường nhờ tôi viết bài cũng như giúp chị liên lạc với nhà in CT Printing ở Maryland.

Ngoài thủ quỹ của Hội Người Việt ra, chị Hồng còn được biết đến với vai trò ca đoàn phó trong Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Tánh tình chị dễ mến, hoạt bát, và hòa đồng.

Chị luôn sốt sắng phụng sự trong giáo xứ cũng như cộng đồng, nên được rất nhiều người quý mến. Công việc thường ngày của chị là thư ký cho văn phòng bác sĩ. Tính tới thời điểm bây giờ thì chúng tôi biết nhau cũng hơn hai mươi năm.

Có một ngày, chị Hồng để tin nhắn cho tôi. Chị hỏi:
- Em đang làm gì đó? Em có bận không?

Tôi trả lời:
- Dạ không, em đang rảnh. Em đang nằm lên nằm xuống lướt Facebook cho qua giờ thôi.

- Vậy chị có thể gọi cho em được không?

- Dạ được.

Chuông điện thoại reng, tôi nhấc phone lên, áp vào tai: Bên kia đường dây, giọng nói của chị Hồng nhỏ nhẹ, hỏi:
- Phú, em khỏe không? Lúc này trên Facebook chị thấy gia đình em đi chơi đủ nơi, chị thích lắm...

- Dạ em khỏe. Em cám ơn chị... Hè mà chị, tụi nhỏ được nghỉ học nên tụi em cũng cố gắng “spend time” với tụi nhỏ trước khi chúng lớn.

- Ờ... Chị phục vợ chồng em. Ông xã chị không thích lái xe đường dài, nên chị cũng đành bó tay.

- Dạ.

- Hôm nay chị gọi cho em có tí việc nhờ em tư vấn giùm. Mấy tháng nay chị bối rối quá, nhưng không biết tìm ai tâm sự.

- Dạ, có chuyện gì hả chị? Chị nói đi, nếu giúp được em sẽ sẵn lòng.

- Là cha mẹ, cho chị tham khảo ý của em với nhé. Bé Kim nhà chị muốn nhuộm tóc màu này màu nọ mà chị không thích.

Chị sợ mọi người nói. Hiện giờ thì con bé vẫn còn nghe lời chưa đi nhuộm tóc, nhưng chị không biết được nó sẽ để vậy bao lâu. Chị không muốn làm nó buồn. Nhưng để cho nó nhuộm mấy cái màu nó thích thì chị rất ngại khi cùng con ra đường. Mấy tháng nay nhà chị, nhứt là hai mẹ con, ra vô gặp mặt nhau nhưng cứ hầm hầm làm chị thấy khó chịu quá. Hôm trước chị thấy trong Facebook của em, em cho con trai nhuộm tóc. Cảm nghĩ của em như thế nào, em có thể chia sẻ với chị được không?

Tôi nói với chị Hồng rằng:
- Trường hợp của em cũng giống chị vậy, khi em cho con trai nhuộm tóc. Nhưng con nít bên này không như bên Việt Nam chị à. Mình càng cấm thì nó lại càng muốn làm cho bằng được.

- Bởi vậy chị rầu lắm. Ý em thì sao?

- Em có nói với con em rằng trước khi làm một việc gì đó hãy suy nghĩ cho thật chín chắn. Nó nói trong trường học của nó có rất nhiều bạn để tóc dài, xăm mình, đeo khuyên tai...

- Rồi em nói sao?

- Em nói ba chỉ đồng ý khi con làm với nhiều điều kiện sau: Nếu như không xâm hại cơ thể như và không để lại thẹo hay dấu vết trên người như xăm mình, đeo khuyên mũi, bụng, lưỡi, vv. vv... Hiện giờ con còn ở chung nhà với ba mẹ, nên con phải tuân theo luật lệ của ba mẹ. Nếu con thích xăm mình, đeo khuyên như bạn thì con hãy đợi con 21 tuổi, ra khỏi nhà thì đó là quyền của con. Còn bây giờ thì không được.

- Ờ…

Tôi tiếp:
- Theo em nghĩ thì nếu như bé Kim thích nhuộm tóc, thì chị cứ cho bé làm. Tuổi của bé bây giờ là tuổi nổi loạn, nhất là ở xứ này, một đất nước tự do và cái tôi rất lớn. Biết đâu chị để cho Kim nhuộm rồi một vài hôm nó sẽ chán và đổi lại không chừng. Làm vậy thì hai mẹ con đỡ phải giận nhau. Em kể chị nghe chuyện vui về mái tóc của cậu nhóc nhà em. Mấy lần nhóc nhà em đi trình diễn cho ban nhạc và ngồi chung với bạn bè cùng các trường khác...

Để dễ tìm thấy cu cậu nhất, việc đầu tiên em và vợ em tìm là cái đầu tóc vàng... Với cái đầu tóc vàng khè rất nổi trong đám đông và dễ nhận diện. Mỗi lần thấy cái đầu vàng khè là vợ em hay em kêu lên và nhận ra ngay để chụp hình cu cậu trong đám đông. Coi như cũng là một ưu điểm để nhận diện từ xa.... Vậy, chị đừng phiền vì màu tóc của bé chị nhé.

- Chị hiểu rồi.... Chị cảm ơn em đã dành giờ chia sẻ với chị. Qua tâm tình của em, chị thấy cái hay là: em sống cho gia đình em, chấp nhận con cái trong khuôn khổ. Còn chị cứ mang nỗi buồn và e ngại, lại sợ "dư luận" dị nghị, sao để con như vậy v.v... Chúc em một ngày vui nhe.
- Dạ, em cám ơn chị. Chị cũng vậy nhé.

Cúp phone của chị Hồng xong, tôi chợt nghĩ đến chuyện của mình. Khi tôi để cho bác Ba của con trai tôi nhuộm tóc (bác Ba của cháu là thợ hớt và nhuộm tóc), một vài người trong cộng đồng, gặp tôi, họ trách. Trong một buổi hội chợ, tôi gặp một chú trong cộng đồng, ông ta thấy tôi gọi lại và nói:
- Chú nói cái này… Mày nghe đừng giận.

- Dạ chú cứ nói.

- Chú thấy cháu cũng là một người có tiếng trong cộng đồng mà sao để cho thằng con trai tóc dài thòng bây giờ còn nhuộm vàng, nhuộm đỏ nữa, không giống con giáp nào. Cháu làm vậy dễ ảnh hưởng đến những đứa khác. Ví dụ như con cháu ngoại nhà chú. Nó thấy vậy cũng phân bì bảo sao con của chú Phú nhuộm được còn con thì không? Chú giờ cũng không biết trả lời nó ra sao. Cháu để cho thằng con vậy không hay chút nào hết...

Tôi nhìn người đàn ông nọ, mỉm cười, và trả lời rằng:
- Con nít xứ này mà chú... Mình càng cấm cản, nó càng muốn. Với lại nhuộm tóc chỉ là bên ngoài, một thời gian nó chán nó sẽ đổi lại thôi.

- Nói như mày thiệt hết nói... Tao cũng bó tay luôn. Mày không sợ mặt mũi của mày ở ngoài cộng đồng người ta đánh giá này nọ sao?

- Dạ cháu cảm ơn chú đã quan tâm. Theo cháu thấy thì không quan trọng lắm. Thôi cháu xin phép đi hội chợ ạ!

Nói rồi tôi bỏ đi chỗ khác.

Mấy tuần sau khi nói chuyện với chị Hồng xong, tôi thấy hình đại diện trên Facebook của chị là hình ảnh hai mẹ con trong bộ áo dài Việt rất dễ thương và cười rất tươi. Thấy vậy, tôi có ghi lời bình phía dưới: 

Nhìn hai mẹ con chị cười rất tươi. Bé Kim trong mái tóc màu đỏ hồng cũng dễ thương và cá tính. Mai mốt khi coi lại ảnh cũng có ít nhiều kỷ niệm một thời nha chị...”

Lời bình tôi vừa gửi đi xong chừng vài phút thì tôi nhận được tin nhắn khá dài của chị, nguyên văn như sau: "Chị khóc khi đọc dòng chữ comment của em. Bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái nên người và thành công, nhất là đa số cha mẹ người Châu Á như mình. Chị muốn con cái theo "khuôn khổ" của mình, nhưng bây giờ thì chị khác rồi. Chị học cách đón nhận. Chị vững tâm hơn sau khi nói chuyện với em. Tối hôm kia chị mừng thầm vì đầu tóc nó đang đổi qua màu vàng (dễ nhìn hơn).

Tới khuya, chỉ đóng cửa nhuộm tóc, chị hỏi: Sao kịp giờ con để mai dậy sớm dự Lễ Tốt Nghiệp con? Con bé nói dạ kịp. Nghe vậy chị thở dài một mình.... Hôm ra trường, bé tạo "surprise" cho chị, bé mặc áo dài. Trong khi, trước đó, chị muốn con mặc áo dài cho ngày ra trường không thì bé la lớn lên... Oh, nooooo Mẹ... Có nghĩa là bé biết điều gì chị thích và không thích... Chị thật sự xúc động khi thấy bé Kim mặc áo dài hôm qua. "

Tôi trả lời chị:
- Dạ em rất vui khi cả hai mẹ con chị đã thấu hiểu và thông cảm cho nhau.

- Em đang làm gì? Chị gọi nói chuyện chút có được không?

- Dạ được.

Chị Hồng gọi điện thoại cho tôi. Nhấc phone lên nghe, lời chị tâm sự:
- Chị muốn chia sẻ với em thêm một điều mà chị đang nặng trĩu lòng, đó là bé Kim "support" về chuyện đồng tính luyến ái. Chị hiểu là mình không chống đối, nhưng chị lo môi trường, bạn bè xung quanh, riết nó thấy bình thường thì sao? Và chị đặt câu hỏi, nếu như con mình "bị" như vậy thì sao? vẫn là con mình chứ sao bỏ được... nặng lòng lắm... Trước đây chị hay sợ bé có bạn trai sớm ảnh hưởng đến học, nhưng giờ chưa thấy có bạn lại lo... Em chia sẻ về việc này với chị được không?

- Dạ chuyện này hơi... khó. Vì mình không trong hoàn cảnh đó nên không biết khuyên sao cho đúng. Nhưng theo em nghĩ những việc cha mẹ nên làm trong trường hợp này là: Tìm cách nhẹ nhàng (nhưng tự nhiên) trò chuyện để hiểu thêm về tâm lý của con mình, giúp/khuyên con sinh hoạt vào trong các hội sinh viên của trường đại học, hay một hội đoàn nào đó để mở rộng giao tiếp, … Từ đó con trẻ sẽ tự xác định hướng đi và cách sống phù hợp nhất cho chúng.

- Chị cảm ơn em nhiều nghe. Nói chuyện với em chị cảm thấy nhẹ người lắm, không còn lăn tăn đầu óc suy nghĩ.

- Dạ, em cám ơn chị. Hy vọng là em có thể góp ý đôi chút.

- Con cái ở xứ này thiệt là khổ cho bậc làm cha mẹ.

- Dạ, không riêng gì con chị đâu. Đứa nào cũng vậy đó hết chị, nhất là thế hệ trẻ bây giờ. Thế hệ mà chúng toàn dùng iPhone, máy tính...

- Chị cám ơn em lần nữa nha.

- Em giúp chị nhiều lắm.

- Có gì đâu chị... Mà sẵn đây em hỏi chị chuyện này luôn nhé. Bé Kim nghĩ như thế nào khi thấy chị ủng hộ cựu tổng thống Trump?

- Thôi khỏi phải nói. Có lúc hai mẹ con không nhìn mặt nhau luôn đó chứ. Chính trị cũng như xã hội đã ảnh hưởng mạnh đến bé, bằng chứng từ vụ việc "ghét" Trump cộng thêm vụ George Floyd. Một điểm khác bé lại biết chị "phe" Trump, mẹ con đã từng "tranh cãi" việc này nhưng khó mà dung hòa. Chị chọn im lặng không nói thêm việc này trong gia đình... Bé Kim là một đứa rất ngoan, trước đây luôn làm chị hài lòng. Chị chưa bao giờ phải lớn tiếng hay dùng đòn roi, chỉ cần chị thở dài hoặc cau mày là con bé biết chị không đồng ý một điều gì đó. Khi biết sai luôn miệng nói "Con xin lỗi mẹ, con biết, con hiểu"...

Còn chuyện học hành và chọn trường, chị muốn con đi học trường gần nhà như VCU hay xa một chút thì UVA hay WM, nhưng bé lại chọn trường đại học ở New York. Ban đầu chị không muốn xa con, nhưng chị đổi ý, chấp nhận cho con đi xa. Chị nghĩ môi trường mới, tự lập, trách nhiệm, và đặc biệt tạm xa nhóm bạn ở đây với hy vọng bé sẽ có cái nhìn khác hơn về cuộc sống... Nhưng em có biết con bé chọn ngành học nào không? Đó là “Political Science-Chính Trị Học”! Em là người đầu tiên chị chia sẻ, không hiểu sao chị đặt niềm tin nơi em, thấy cách em yêu quý gia đình và cách giáo dục con chị ngưỡng mộ. Chị nêu vài điểm chính, hy vọng em thử đặt mình vào vai trò của bậc cha mẹ, cho chị lời khuyên.

- Dạ em cám ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ cùng em. Theo em thì tín ngưỡng và chính trị luôn là những đề tài rất nhạy cảm. Nhất là giới trẻ. Giới trẻ họ có những lý tưởng suy nghĩ thoáng hơn những bậc làm cha mẹ đã từng trải. Để "đối phó" với chúng mình nên tìm hiểu coi nó có những suy nghĩ gì. Đôi khi mình cũng muốn nổi điên khi nghe tụi nó, nhưng cũng ráng nghe hết suy nghĩ của nó, rồi mình mới biết đường tính. Khi nói chuyện với chúng, chị đừng nói về mình ủng hộ hay theo một phe phái nào...

Mình hãy ráng giữ trung lập... Đôi khi những suy nghĩ của chúng khác với mình rất nhiều và mình cũng cần phải mềm mỏng còn không thì chúng sẽ nổi loạn... Con cái bên này rất khó theo ý mình vì sự tự do chủ nghĩa cá nhân thoáng, nên muốn biết hay thay đổi suy nghĩ của con, mình nên hiểu rõ chúng muốn và nghĩ gì để dễ cảm thông hơn.

Em nghĩ sau những năm đại học bé sẽ trưởng thành rất nhiều nhất là khi bé đi học xa nhà. Đôi khi làm cha mẹ mình thương chúng quá cũng khổ... Em chắc rằng sau khi học xa nhà chừng một năm bé sẽ khác và sẽ yêu thương cha mẹ nhiều hơn... Còn việc major học, chị yên tâm... Ngành học nào cũng tốt và nếu cháu yêu thích, cháu sẽ thành công. Bên cạnh đó, theo thống kê thì hơn phân nửa các em sẽ đổi ý khi đi đại học chị à.

- Ờ... Cảm ơn Phú nhiều nhé. Chị vẫn tiếp tục cầu nguyện thật nhiều. Chúc em và gia đình luôn vui vẻ nhé. Chị bye em nha.

- Dạ, em chào chị.

Cúp phone của chị Hồng, tôi ngồi thẫn thờ suy nghĩ về những lời khuyên mà mình nói với chị. Tôi không biết là tôi đang khuyên chị hay là những lời nhắn nhủ tới chính mình vì tôi cũng đang làm cha mẹ với những đứa con đang ở tuổi nổi loạn. Đúng là con cái ở xứ này rõ khổ!

Võ Phú

EXCLUSIVE: Meet the Journalist Who EXPOSED Brigitte Macron



CÓ MỘT TẤM LÒNG...!

Người Nhật khi dời trụ điện bằng gỗ đã bị mục nát đề thay bằng trụ điện bê tông thì những người thi công vô tình phát hiện ra trên cây trụ điện gỗ đang có một tổ chim.

Thế là họ vẫn tiến hành trồng cây trụ điện mới và khéo léo để lại đoạn cây trụ điện có tổ chim kia...!

Cũng vậy, người Tây khi làm nhà mái ngói họ thiết kế ra một góc nhỏ có gắn sẵn cái tổ chim để chim thiên nhiên có thể trú ngụ mà không phải cất công sức làm tổ nữa...

Người Nhật còn phải mua ngũ cốc, thóc gạo rải trên các cánh đồng khi mùa đông về, tuyết che trên các cánh đồng cho chim sếu và chim đi cư,
chim trời ăn vì sợ chúng không kiếm được mồi...!

Người Hàn khi thu hoạch trái cây trong vườn lớn. Bao giờ cũng chừa lại một góc nhỏ để chim, sóc...
và người đi đường dùng giải khát...!

Nhân bản đến thế...!

TRUMP HAY KAMALA?

Tạm bỏ qua chuyện 'chính trị lý lịch' hay chính trị phe đảng, nhắm mắt bầu cho phe ta, ta giả dụ có một cử tri tị nạn tỉnh táo, thật tình muốn tìm hiểu khác biệt giữa hai ứng cử viên của hai chính đảng CH và DC, để có thể vào phòng phiếu cuối năm nay, lấy một quyết định sánh suốt, vì quyền lợi cá nhân mình, vì quyền lợi gia đình, bố mẹ, vợ con, cháu chắt của mình, và vì quyền lợi chung của quê hương thứ hai, xứ cho mình dung thân này.

Người cử tri đó muốn quên hẳn những tiểu tiết 'lý lịch' như thói hư tật xấu cá nhân của những ứng cử viên Trump, Vance, Kamala, Walz, để chỉ nhìn vào 'hiện thực đời sống' (mượn tạm cụm từ của cụ TVTích! Mà chưa trả tiền bản quyền tác giả), xem ai sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế của cử tri đó, bỏ qua những hứa hẹn cuội, những xu nịnh mỵ dân, những tuyên truyền lừa dân của cả hai phía, những định kiến phe đảng, những nổ sảng của Trump, những cái cười thô bạo của Kamala.

Làm sao làm được những chuyện này, nhất là trong hỏa mù chính trị, trong tuyên truyền phe đảng phịa nhiều hơn thật của cả hai phe?

Bài này sẽ cố đưa ra so sánh để quý độc giả có thể lựa chọn trong hiểu biết nhiều hơn.

Ta sẽ bàn chi tiết về vài vấn đề quan trọng chính. Bài này được viết cho quý đồng hương tị nạn, do đó chú tâm vào những nhu cầu, những ưu tư của dân tị nạn, không để ý nhiều đến ưu tư của dân Mỹ chính gốc, không nhất thiết giống nhau. DĐTC sẽ bàn qua những ưu tư đó, từng điểm một, theo thứ tự mà DĐTC nghĩ là quan trọng nhất đối với dân tị nạn.

Xin nói ngay, bài viết này dành cho những người muốn cân nhắc chuyện chính sách, còn những người chỉ cần hai tiêu chuẩn 'lý lịch' phụ nữ và da đen, như cụ VVLộc nhà ta thì khỏi cần đọc, cứ nhắm mắt bỏ phiếu cho Kamala, chết bỏ.

Trợ cấp và tiền già
Một số rất lớn dân tị nạn sống nhờ trợ cấp vì lợi tức tương đối thấp hay vì không có lợi tức nào khác vì không đi làm, hay sống bằng tiền già vì qua tuổi 65.

Bất chấp mọi xuyên tạc lừa thiên hạ, trợ cấp hay tiền già tuyệt đối không có thay đổi quan trọng gì bất kể dưới TT Trump hay TT Kamala, nếu mọi chuyện khác đều không thay đổi. Mọi thứ trợ cấp hay tiền già đều là những định chế đã có từ mấy chục năm nay, không có tổng thống nào có thể tăng hay giảm trợ cấp hay tiền già, hay thay đổi điều kiện hưởng nhận tùy hỷ, theo ý muốn cá nhân.

Ở đây, phải nói ngay những quỹ tiền già SSA-SSI hay ngay cả quỹ tiền bảo hiểm y tế như Medicare, Medicaid, đều đang bị đe dọa phá sản vì số người hưởng nhận ngày càng tăng -nhờ tiến bộ y khoa, dân Mỹ sống ngày càng lâu, số người già được hưởng tăng mỗi năm- trong khi số người trẻ hơn phải đóng góp ngày càng giảm -vì ham vui không muốn có con, vì chính sách phá thai thả giàn vô trách nhiệm, số dân trong giới trẻ ngày càng giảm mạnh-. Do đó, muốn những quỹ này trường tồn trong lâu dài, bắt buộc sẽ phải có những cải tổ, thay đổi cần thiết. Nhưng những thay đổi đó sẽ không tùy tiện vào bất cứ cá nhân một tổng thống nào, mà sẽ phải qua những thủ tục cực nhiêu khê, cần có tuyệt đại đa số phiếu của cả hai chính đảng trong quốc hội.

Đó là nói chuyện thực tế, nói chuyện nguyên tắc thì đảng DC luôn luôn là đảng chủ trương vung càng nhiều trợ cấp càng tốt trong khi đảng CH chủ trương càng giới hạn càng tốt.

Đảng DC chủ trương vung trợ cấp không hoàn toàn chỉ vì 'nhân đạo' giúp dân nghèo, mà cũng vì trợ cấp đã trở thành một thứ vũ khí chính trị, hay chính xác hơn, trở thành một thứ nhà tù khổng lồ, một thứ gông tròng vào cổ dân, khiến họ trở thành tù nhân của trợ cấp, tức là nô lệ của đảng DC. Trợ cấp càng nhiều thì gông càng nặng, càng siết chặt vào cổ dân. Trong khi đảng CH chủ trương trợ cấp chỉ là biện pháp giúp đỡ cuối cùng, một thứ lưới an toàn cuối cùng cứu giúp người bị nạn, trong khi cố giúp người dân thoát ra khỏi vòng trợ cấp, càng nhiều càng nhanh càng tốt để có thể tự túc tự cường, tự hào về khả năng tự lực cánh sinh, tự tay làm nên cuộc đời của chính mình, không lệ thuộc vào tiền chìa tay xin xỏ Nhà Nước, xin xỏ Biden hay Kamala hay Newsom.

Trong hoàn cảnh cá nhân, có nhiều người hoàn toàn phải trông cậy vào trợ cấp, không có lựa chọn nào khác, tiêu biểu là rất nhiều dân tị nạn HO qua Mỹ, vừa không thông thạo Anh ngữ, vừa không có khả năng nghề nghiệp cần thiết, cũng vì sức khoẻ yếu kém chẳng những vì cao tuổi mà còn vì bị CS hành hạ tới bến trong cả chục năm tù cải tạo, chưa chết là may. Đó là những người không thể nào sống không trợ cấp, chuyện tất nhiên phải hiểu và thông cảm.

Nhưng cũng có nhiều người vô ý thức, vô trách nhiệm, lười, chỉ muốn kiếm cớ nằm nhà ăn trợ cấp, rồi cũng có những người giả nhân giả nghĩa mở những cơ sở xã hội hay thiện nguyện cuội, trên nguyên tắc có mục đích trợ giúp dân tị nạn, nhưng trên thực tế chỉ là lợi dụng danh nghĩa dân tị nạn để kiếm 'funds' bỏ túi. Hai loại người sau này dĩ nhiên sẽ tìm đủ cách lừa gạt, hù dọa dân tị nạn để họ bầu cho đảng DC, là đảng muốn dùng trợ cấp để nô lệ hóa người dân.

Bảo hiểm y tế
Phe DC xuyên tạc là họ lo bảo vệ bảo hiểm y tế cho cả nước, nhất là dân trung lưu, qua cái gọi là Obamacare, trong khi phe CH chủ trương triệt tiêu Obamacare, bất cần biết giết Obamacare thì cả chục triệu dân sẽ không có bảo hiểm y tế, chết ráng chịu. Đây là loại xuyên tạc rẻ tiền, vô lý nhất, nhưng lạ lùng thay, không ít người tin là thật. Như thể đảng CH gồm những người có thể dửng dưng chống mắt nhìn cả chục triệu người lăn ra chết vì bệnh hoạn vì không có bảo hiểm y tế.

Không sai là đảng CH và nhất là ông Trump, chủ trương đóng cửa Obamacare, chỉ vì đúng như cựu TT Clinton đã nói "So you’ve got this crazy system where all of a sudden 25 million more people have health care and then the people who are out there busting it, sometimes 60 hours a week, wind up with their premiums doubled and their coverage cut in half. It’s the craziest thing in the world".

Câu hỏi là tại sao sau khi ông Trump đắc cử TT, và đảng CH nắm ưu thế trong quốc hội, năm 2017-18, họ đã không thu hồi Obamacare, để mặc cho cả chục triệu dân chết ngay khi đó?

Câu trả lời: chỉ vì nếu thu hồi Obamacare thì bắt buộc phải có hệ thống bảo hiểm y tế khác thay thế, và đảng CH đã không thu hồi Obamacare được vì không có sự đồng ý trên giải pháp thay thế. Nghĩa là cho dù muốn thu hồi Obamacare, nhưng đảng CH hiểu rất rõ chỉ thu hồi được nếu có hệ thống bảo hiểm y tế hữu hiệu khác thay thế. Chứ tuyệt đối không có chuyện đảng CH chủ trương cứ thu hồi, bỏ mặc cho cả chục triệu người chết như đảng DC hù dọa sảng.

Nôm na ra, không có ai phải lo sợ gì hết. Một là Obamacare sẽ còn đó, hai là Obamacare bị thu hồi, thì sẽ có hệ thống bảo hiểm y tế tốt hơn thôi.

Nhìn chung vào tương lai xa, đảng DC và nhất là bà Kamala chủ trương áp đặt một mô thức bảo hiểm y tế theo mẫu Tây Âu, tức là Nhà Nước độc quyền cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho dân cả nước, toàn quyền ấn định giá thuốc, giá bác sĩ và giá bệnh viện, trong khi dân cả nước khỏi phải trả tiền gì hết. Nói cho dễ hiểu, đó là chính sách quốc hữu hóa hay xã nghĩa hóa hệ thống y tế, từ bảo hiểm y tế tới cung cấp dịch vụ y tế cho toàn dân. Tất cả 'miễn phí'.

Tất cả 'miễn phí'? Nghe cứ như thật. Thực tế, trong chế độ đó, đang được thi hành bên Tây Âu, người dân, bất cần biết có bệnh hay không, kể cả các thanh niên trẻ rất khỏe mạnh, không biết cảm cúm sổ mũi là gì, cũng đã phải đóng trước gần nửa tiền lương hay lợi tức cá nhân cho bảo hiểm y tế rồi. Trên cõi đời ô trọc này, chẳng có gì miễn phí hết. Câu hỏi là muốn có chính sách bảo hiểm y tế 'miễn phí' cho cả nước, sẽ tốn bao nhiêu? Pháp có chính sách y tế này, và mỗi người dân phải đóng thuế mỗi năm gần nửa mức lương, bất kể bệnh hay không. Dân Mỹ và dân Việt tị nạn có sẵn sàng đóng gần nửa lợi tức cho Sở Thuế cả đời, cho dù không bệnh hoạn gì không?

Trong khi đó, đảng CH chủ trương duy trì tính đa dạng của hệ thống bảo hiểm và dịch vụ y tế, qua cả trăm công ty bảo hiểm, cả ngàn bệnh viện tư, và cả triệu bác sĩ hoạt động riêng, tất cả bị chi phối bởi luật cung cầu, đưa đến tình trạng cạnh tranh tự do, các bác sĩ, bệnh viện, hãng thuốc ra sức thi đua cung cấp sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất cho thiên hạ.

Muốn biết chính sách nào tốt hơn, chỉ cần so sánh tình trạng y khoa của Mỹ với các xứ tiến bộ nhất Tây Âu. Hầu hết các loại thuốc đều sản xuất ở Mỹ, hầu hết các bệnh viện, đại học y khoa, bác sĩ giỏi nhất thế giới đều là Mỹ, phần lớn các giải thưởng y khoa như giải Nobel đều được bác sĩ Mỹ chiếm, các máy móc, dụng cụ y khoa tân kỳ nhất đều sản xuất ở Mỹ và được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ, những nghiên cứu y khoa lớn nhất, hữu hiệu nhất cũng phát xuất từ Mỹ. Các nhà giàu, tai to mặt lớn của Tây Âu có bệnh nặng, đều đi Mỹ chữa.

Nhiều người đã trách cứ hệ thống y tế Mỹ quá đắt. Không sai. Nhưng thực tế là người dân chẳng phải trả bao nhiêu, phần lớn trả còn ít hơn phải trả bên Pháp hay bên Đức. Chính kẻ này đã từng nằm bệnh viện 5 ngày, hoá đơn bệnh viện là hơn 100.000 đô, đắt thật, nhưng kẻ này chỉ trả tới mức 'tiền túi tối đa' (maximum out-of-pocket) là 1.000 đô. Nếu ở Pháp, thì kẻ này có lẽ cũng phải trả cỡ đó, chứ không hoàn toàn miễn phí đâu; trong khi trước đó, trong khoảng 50 năm đi làm (từ ngày trốn chạy khỏi VN) đã đóng tới nửa mức lương mỗi tháng cho bảo hiểm y tế, không biết tới mấy trăm ngàn đô rồi. Cứ tính đổ đồng giả tưởng, kẻ này lãnh lương trung bình 50.000 đô một năm, trong 50 năm, lãnh tổng cộng 2.500.000 đô, chắc đã phải đóng tiền bảo hiểm y tế ít ra cũng 1.000.000 đô rồi. Trong khi ở Mỹ, tôi đi làm, được hãng mua bảo hiểm y tế, chẳng đóng xu nào, tới khi về hưu cách đây ít năm, phải đóng hơn 100 đô Medicare mỗi tháng, tổng cộng có vài ngàn đô cho tới nay. Mô thức tư bản Mỹ hay xã nghĩa Tây Âu, cái nào có lợi cho cá nhân tôi, một tên dân quèn, hơn?

Thuế
Cuối năm 2017, TT Trump tung ra biện pháp giảm thuế cho cả nước, từ những người giàu nhất cho tới những người trung lưu, và cũng giảm luôn thuế đánh trên các đại công ty. Phe DC tố cáo đây chỉ là chuyện giảm thuế cho nhà giàu, và họ dẫn chứng bằng cách tố cáo một anh Bill Gates chẳng hạn, sẽ được giảm cả triệu tiền thuế trong khi một anh lao động tay chân vất vả chỉ được giảm thuế có vài ngàn, và mấy anh nghèo kiết xác chẳng được giảm xu nào. Cái gian trá trong tố giác trên là ở điểm họ 'quên' là Bill Gates chẳng hạn, sau khi được giảm cả triệu tiền thuế, vẫn phải đóng cả triệu đô thuế, trong khi anh lao động sau khi được trừ vài ngàn tiền thuế chỉ còn đóng vài trăm đô thuế hay thậm chí miễn đóng thuế luôn; và anh nghèo kiết xác từ hồi nào tới giờ chẳng đóng xu thuế nào thì sao có quyền đòi giảm thuế? Đám DC cũng khôn ngoan không nhắc lại đám 1% người giàu nhất, cho dù sau khi được giảm thuế, vẫn đóng góp tới gần một nửa (46%) tổng số thu nhập thuế của cả nước, 10% đóng tới 3/4 (76%) tổng số thu nhập thuế của cả nước, trong khi có tới gần một nửa nước chẳng đóng một xu thuế nào mà lại lãnh hầu hết khối tiền trợ cấp Nhà Nước tung ra.

Nôm na ra, nếu tổng số dân Mỹ là 300 triệu người, thì:

- 3 triệu người giàu nhất đã đóng gần một nửa tổng số thu nhập thuế của cả nước, trong khi 297 triệu người còn lại đóng một nửa còn lại; 3 người đóng bằng 297 người!

- 30 triệu người giàu nhất đóng ba phần tư tổng số thu nhập thuế của cả nước trong khi 270 triệu người còn lại đóng một phần tư còn lại. 30 người đóng gấp 3 lần 270 người!

Thế đấy, nhưng đảng DC vẫn ra rả tố chính sách thuế không công bằng, các nhà giàu phải đóng thuế nhiều hơn nữa nhân danh chính sách thuế công bằng -fair tax. Cái ngu xuẩn là không ai để ý đến chuyện con gà đẻ trứng vàng, bóp cổ nó càng chặt thì nó càng chết sớm, thế thì lấy đâu ra trứng vàng nữa?

Mặt khác, luật giảm thuế đánh trên lợi tức của các đại công ty đã đưa đến hậu quả là các đại tập đoàn đã mang về Mỹ lại hơn 1.000 tỷ tiền lợi tức họ giấu ở ngoài nước Mỹ, mang về để đầu tư lại vào kinh tế Mỹ, giúp mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho cả chục triệu dân Mỹ, bất kể da trắng, da đen, da nâu, hay da vàng.

Luật giảm thuế năm 2018 của TT Trump sẽ hết hạn năm 2025. Nghĩa là qua năm tới, sẽ phải có quyết định gia hạn hay chấm dứt giảm thuế đó để trở về mức thuế cao hơn của thời Obama.

Ông Trump nếu đắc cử, dĩ nhiên sẽ gia hạn, có nghĩa là thuế suất thấp của ông sẽ tiếp tục có hiệu lực. Đi xa hơn nữa, ông Trump cũng đã hứa sẽ ra luật miễn đánh thuế lợi tức trên tiền típ -hay tiền 'boa'- của dân làm việc trong ngành khách sạn và tiệm ăn, là dân sống nhờ tiền típ. Ông Trump cho biết cũng sẽ xét lại việc miễn thuế đánh trên tiền già các cụ cao niên đang lãnh.

Bà Kamala mới đây đã chôm ý kiến miễn thuế trên tiền típ của ông Trump. Ngoài ra, đảng DC từ lâu nay, đã khẳng định sẽ không gia hạn luật giảm thuế của TT Trump. Nghĩa là các thuế suất sẽ trở lại mức cao hơn của thời Obama. Riêng về thuế đánh trên lợi nhuận công ty, bà Kamala đã xác nhận bà sẽ tăng thuế xuất tuy chưa rõ bao nhiêu. Rồi cũng sẽ tăng luôn thuế suất trên lợi nhuận đầu tư, để rồi cuối cùng những nhà giàu sẽ tìm cách không đầu tư ở Mỹ mà đầu tư vào các xứ khác.

Quý cụ vẹt khoan ăn mừng, nhẩy tưng tưng vội vì cho rằng bà Kamala sẽ chỉ tăng thuế các đại tập đoàn hay đại gia chứ dân ti nạn thuộc loại cùng đinh, đâu có bị tăng thuế đâu mà sợ. Chiệng coi dzậy mà hổng phải dzậy đâu, các cụ ơi.

Thứ nhất, các đại công ty chẳng có công ty nào ngu, chịu cong lưng lãnh đủ mức thuế cao hơn mà không tìm cách 'thua me gỡ bài cào'. Tất nhiên là khi thuế suất tăng, họ sẽ có biện pháp hóa giải ngay. Hoặc là sa thải hay giảm lương nhân công -không bao giờ có chuyện các tổng giám đốc và giám đốc tự hạ lương mình đâu-, hoặc là tăng giá sản phẩm để người tiêu thụ -tức là quý độc giả đó- trả thuế giùm họ. Đó là luật bù trừ sơ đẳng nhất.

Thứ nhì, nếu thuế tăng cao quá, khó giảm lương nhân viên hay tăng giá sản phẩm để bù đắp, thì các đại công ty sẽ tìm cách lách thuế, chẳng hạn như mở trụ sở chánh ở đâu Bahamas gì đó, chuyển lợi nhuận qua đó để bớt đóng thuế cho Mỹ, hay đóng cửa bớt các hãng xưởng, cơ sở kinh doanh như trong thời Obama, để rồi nạn nhân chính là dân tiêu thụ và lao động Mỹ thôi.

Kinh tế
Ta đã bàn qua chuyện này tuần trước rồi.

Phá thai
Vấn đề phá thai có thể là vấn đề quan trọng nhất cho phụ nữ Mỹ, đang được liên danh Kamala-Walz cố xuyên tạc, khai thác tối đa để chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử cuối năm nay. Nhưng đây lại có thể là vấn đề có ưu tiên rất thấp trên tuyệt đại đa số các bà tị nạn Việt. Tuy nhiên cũng có thể là vấn đề lớn trong khối các cô gái trẻ, thuộc thế hệ tị nạn thứ nhì, bị ảnh hưởng khá nặng của khối cấp tiến sau cả hai chục năm bị cải tạo tư tưởng trong các trường Mỹ, từ trung học tới đại học.

Liên danh Kamala-Walz không ngưng hù dọa Trump đắc cử sẽ ra luật cấm phá thai tuyệt đối trên khắp nước.

Thứ nhất, ông Trump từ hồi nào tới giờ không bao giờ chủ trương cấm phá thai tuyệt đối, Ông còn công khai chỉ trích luật Florida cấm phá thai sau 6 tuần là quá gắt. Ông đã nói rõ, phá thai là chuyện Tối Cao Pháp Viện đã quyết định là việc của mỗi tiểu bang, TT liên bang không có quyền xía vào.

Thứ nhì, ngay cả nếu ông Trump muốn ra luật gì thì cũng phải qua phê chuẩn của quốc hội, một mình ông Trump không có quyền gì hết. Mà nếu đa số nghị sĩ và dân biểu đồng ý cấm phá thai tuyệt đối, thì đó cũng là tuân theo ý của đại đa số dân thôi.

Trên thực tế, bà Kamala đắc cử, và nếu có được thế đa số trong quốc hội, ta sẽ thấy ngay việc phá thai thả giàn sẽ thành luật trên cả nước.

Chưa gì thì ta đã thấy ngay trong khi đảng DC mở đại hội, thì bên ngoài, đã có mở ra ngay vài cơ sở phá thái miễn phí tại chỗ rồi.

Tin mới: ứng cử viên phó của ông Trump, ông JD Vance đã cho biết nếu quốc hội đưa ra dự luật cấm phá thai toàn diện trên cả nước, ông Trump nếu là TT khi đó, sẽ phủ quyết ngay.

Di dân
Phe DC gân cổ khẳng định họ không muốn cho di dân lậu tràn vào Mỹ. Biden bổ nhiệm bà phó Kamala làm 'sa hoàng', chịu trách nhiệm toàn quyền chặn đứng nạn di dân lậu. Thực tế, 'coi dzậy mà hổng phải dzậy':

Chính quyền Biden thật ra đã mở toang cửa biên giới để đón di dân lậu tràn vào, hy vọng trong tương lai số dân đó sẽ thay thế số cử tri da trắng đang bỏ đảng DC chạy qua phía CH.

Bà Kamala trong gần 4 năm làm sa hoàng lo chuyện biên thùy đã không làm bất cứ chuyện gì, ngoại trừ đi thăm 3 nước Trung Mỹ trong vài ngày, hoàn toàn với zero thành quả, không có hiệp ước nào được ký.

Ông Walz từng hùng hổ tuyên bố "Cho tôi biết bức tường biên giới cao bao nhiêu. Nếu cao 20 feet, tôi sẽ bỏ tiền đầu tư vào công ty làm thang cao 30 feet".

Vài con vẹt cuồng mê Biden đã ồn ào hỏi "Bằng chứng Biden mở cửa biên giới đâu?". Muốn bằng chứng?

Biden chấm dứt việc xây tường biên giới, ra lệnh bán tháo tất cả vật liệu Trump đã mua để xây tường như thanh sắt lớn, xi-măng,... Cả triệu tấn sắt và xi-măng đã được bán đi, không ai biết bán bao nhiêu, tiền thu lại đi vào túi ai.

Texas lập hàng rào kẽm gai dọc biên giới. Biden kiện ra tòa, và một quan tòa DC phán Texas phải tháo gỡ hàng rào kẽm gai đe dọa tính mạng di dân lậu trèo qua; tức là không được cản di dân lậu trèo qua.

Texas đặt phao nổi khổng lồ giữa dòng sông Rio Grande phân chia Mỹ-Mễ. Biden kiện ra tòa vì phao nổi cũng đe dọa tính mạng di dân lậu muốn trèo qua (như trên), và vi phạm luật môi trường (?). Quan tòa DC đồng ý, Texas còn đang kháng cáo, chưa có phán quyết cuối cùng.

Texas đòi di dân muốn xin vào Mỹ phải nằm ở đất Mễ, nộp đơn xin di dân, chờ tới khi được chấp thuận mới được vào Mỹ. Biden kiện, đòi cho di dân vào Mỹ chờ quyết định. Nhưng hầu hết quyết định cần cả năm hay lâu hơn nữa, chính quyền Biden dựa trên lý do không chỗ chứa, thả di dân lậu vào Mỹ sống tại ngoại chờ ngày bị gọi ra tòa di trú. Hầu hết được thả vào Mỹ rồi biến mất hết, hoặc là không nhận được giấy gọi hầu tòa, hoặc là nhận được nhưng vứt thùng rác.

Nếu không phải muốn mở toang cửa biên giới, sao lại kiện đòi bỏ hết những rào cản di dân lậu của Texas?

Việc di dân lậu tràn cả hai chục triệu người qua Mỹ trong thời gian chưa tới bốn năm của Biden, đã gây những đại họa lớn cho Mỹ trong vấn đề an ninh trật tự, trong chi tiêu cảnh sát, chi tiêu giáo dục trẻ em, chi tiêu y tế cho cả triệu dân ốm đau bệnh hoạn, nhất là trong những năm COVID hoành hành khi Biden mới cầm quyền, chi tiêu nuôi di dân lậu, ...

Di dân lậu tràn vào Mỹ có hậu quả ra sao với dân Việt tị nạn?

Di dân tị nạn Việt thế hệ 2 đã rất thành công, không còn cần trợ cấp gì nữa; nhưng tuyệt đại đa số dân tị nạn thế hệ đầu vẫn rất cần trợ cấp, cần tiền già SSA-SSI, cần Medicaid, Medicare. Khi số di dân lậu tràn vào cả mấy chục triệu người, tất cả đều được chính quyền Biden và các chính quyền địa phương như Cali cung cấp đủ loại trợ cấp thì tất nhiên dân tị nạn Việt sẽ lãnh hậu quả. Cái 'bánh' trợ cấp, nếu có thêm cả mấy chục triệu miệng ăn, sẽ có thay đổi: một là Nhà Nước phải làm cho cái bánh to ra, tức là phải tăng thuế, phần lớn trên đầu khối dân trung lưu -cũng là khối dân tị nạn đã thành công phần nào-; hai là phải giảm phần trợ cấp của mỗi người, giảm EBT, giảm SSA, SSI, Medicaid, Medicare, giảm trợ cấp thất nghiệp,... Không có tam thập lục chước nào khác. Chưa kể những hậu quả khác như nạn gia tăng trộm cướp, ma túy, bệnh truyền nhiễm,...

Với cộng sản
Dân Mỹ nói chung không sợ cộng sản lắm tuy không ưa, chỉ vì nói như Kim Dung, "dân Mỹ chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ". Điều lạ đáng nói chính là dân Việt tị nạn CS, sách dép chạy bá thở để trốn CS, thế nhưng bây giờ, no cơm ấm cật, lại quay qua tung hô cái liên danh Kamala-Walz thân cộng nhất lịch sử chính trị Mỹ. Đã thấy quan tài, đã đổ lệ ào ào, lo chạy bá thở qua tới Mỹ, mà lại hô hởi tung hô xã nghĩa Mỹ. Hiểu được chết liền!

Về bà Kamala, trước đây, bà thuộc loại chính khách tàng hình vì chẳng có chính sách gì, chẳng ai biết quan điểm bà như thế nào một cách rõ ràng, cho dù một tổ chức đánh giá chính khách Mỹ đã chấm điểm bà thượng nghị sĩ Kamala Harris như thượng nghị sĩ thiên tả nhất, hơn xa các cụ xã nghĩa Bernie Sanders và Elizabeth Warren. Mới đây, sau khi bà tung ra vài biện pháp kinh tế đầu tiên, thì thiên hạ thấy rõ bộ mặt thật của bà: bà đưa ra sách lược chống lạm phạt, hoàn toàn chép từ sách vở Kinh Tế Chỉ Đạo của Liên Bang Xô Viết: kiểm soát giá cả, bắt bỏ tù những người bán quá giá Nhà Nước ấn định. Luật cung cầu của kinh tế thị trường bị quăng hết vào thùng rác.

Về ông phó của bà, ông Tim Walz: ông này là chính khách Mỹ thân Trung Cộng nhất từ xưa tới nay. Công khai ca tụng Đặng Tiểu Bình dùng xe tăng đàn áp sinh viên nổi loạn đòi tự do tại Thiên An môn ngày 4 tháng 6/1989. Ông Walz bái phục Đặng Tiểu Bình tới độ 5 năm sau, chọn ngày kỷ niệm đổ máu đó làm ngày đám cưới của mình, rồi sau đó, dắt vợ mới đi Trung Cộng hưởng tuần trăng mật. Noi theo gương cụ xã nghĩa Bernie Sanders, qua Liên Xô làm đám cưới, hưởng tuần trăng mật tại 'thiên đàng' cộng sản Liên Xô. Trong hơn ba chục năm qua, ông Walz đã đi TC hơn ba chục lần. Rồi còn hiên ngang ca tụng TC có chính sách công bằng nhất, bác sĩ hay nhân công xây cất cũng chỉ được lãnh 14 ký gạo mỗi tháng, ngang nhau.

Ngược lại, TT Trump là TT duy nhất trong lịch sử cận đại Mỹ đã ra trước Đại Hội Liên Hiệp Quốc, có mặt đại diện Trung Cộng, VC, Cuba,... công khai tố chủ thuyết và chế độ CS tàn bạo, vô nhân nhất lịch sử nhân loại.

Chính sách thân cộng của một chính quyền Kamala-Walz sẽ ảnh hưởng ra sao trên cộng đồng tị nạn? Việc đầu tiên ta có thể tiên đoán ngay là biên giới sẽ mở rộng cửa hơn để đón di dân mới từ TC và VC vào. Cộng đồng tị nạn ta sẽ thấy tràn ngập côn an và dư lợn viên VC tràn vào quậy tan cộng đồng. Dưới chính quyền Kamala-Walz, trong một ngày không xa, cờ đỏ sẽ công khai bay phất phới trên khắp phố Bolsa, Bellaire,... Tượng Trần Hưng Đạo và Quang Trung sẽ được thay thế -hay ít nhất, bổ túc thêm- bằng tượng Cáo Hồ. Bellaire sẽ có thêm phố Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp,... Chẳng mấy chốc, dân Việt tị nạn sẽ nói Inh-Gờ-Lích như Ngờ Xờ Phờ hết: xin xem link dưới đây:


--------------

Khác biệt giữa hai liên danh Trump-Vance và Kamala-Walz rõ hơn ban ngày, tuỳ quý vị lựa chọn thôi.

Vũ Linh
Món hàng không ai mua

Ghi chú: tạp chí Newsweek là tạp chí loa phường nặng, mà ông chủ bút đã từng gọi Obama là 'GOD', tuần rồi đã có bài nhận định về đảng DC hiện nay, với tựa đề là "No One Is Buying it" của nhà báo Josh Hammer. Nhận thấy bài này đưa ra nhiều nhận định không thể nào chính xác hơn, mà lại là từ một tạp chí nổi tiếng loa phường nặng, nên Vũ Linh này đã mạo muội lạm dịch để quý độc giả thưởng lãm.

Xin nói ngay cho rõ, bản dịch này thứ nhất đã không được phép của Newsweek, thứ nhì là 'lạm dịch' của kẻ này, dù nhiều cố gắng, nhưng không nhất thiết hoàn toàn chính xác. Kẻ này xin đính kèm link của bài nguyên tác tiếng Anh của Newsweek, quý độc giả nào có hứng thú, chỉ cần click vào link để đọc nguyên tác.


----------------
Món hàng không ai mua

Không một ai chịu mua những gì Joe Biden, Kamala Harris và đảng Dân Chủ đang rao bán hiện nay.

Đầu tuần rồi, trong đêm khai mạc cuộc nhóm họp ma quỷ tại Chicago mà đám Dân Chủ gọi là đại hội toàn quốc, ông tổng tư lệnh sắp về vườn công khai phủ nhận việc ông đã tức giận với tất cả những người đã cho rằng ông cần phải rút lui sau thảm họa tranh luận tháng Sáu. Đã không có một người nào thực sự tin chuyện này. Trong suốt nhiều tuần sau cuộc tranh luận, trong khi đám truyền thông và giai cấp ưu tú của đảng DC, bu quanh như đám cá tra, Tòa Bạch Ốc đã có thái độ trụ chân một cách thách thức và khẳng định sẽ không đi đâu hết. Biden cuối cùng chịu thua nhưng không ai tin cụ không tức giận đám DC đã đẩy cụ vào phía sau và ép cụ phải đọc bài điếu văn chính trị cho chính cụ -một bài than vãn cay đắng- trên truyền hình quốc gia. Không ai tin cụ đâu, Joe Biden.

Trong đêm thứ nhì của hội nghị ma quỷ thượng đỉnh, cử tri DC nghe rao rảng từ chính miệng tay cộng sản chính gốc Bernie Sanders. Sanders, là người đã đi hưởng tuần trăng mật tại Liên Xô trong cao điểm của Chiến Tranh Lạnh trong khi treo cờ Búa Liềm cộng sản trong văn phòng thị trưởng của ông khi đó, là một tay chuyên gia thao túng đảng DC ngày nay. Trong lời rao rảng, có lúc Sanders đã nói "Tôi muốn tất cả mọi người nhớ lại chuyện của ba năm rưỡi trước". Có thật là đảng DC muốn so sánh thành quả thực sự của Donald Trump với Biden không? Trước khi COVID-19 phá hoại năm cuối của Trump, Nga không đánh Ukraine, Hamas không giết dân Do Thái, kinh tế không bước vào suy trầm, lạm phát không ở mức cao nhất từ bốn chục năm qua, hàng triệu di dân lậu không tràn ngập xứ Mỹ, Mỹ là xứ xuất cảng năng lượng. Không ai tin ông đâu, ông cộng sản ơi.

Sau đó, ngày Thứ Ba, những người tham dự đại hội được nghe từ hai người khổng lồ tối cao đang thực sự kiểm soát đảng cực đoan DC ngày nay: Barack và Michelle Obama. Barack và Michelle cố hun đúc cái hồ hởi giả tạo dành cho bà Harris, bằng cách nhắc nhở lại những ngày vàng son năm 2008 của phép lạ "Hy Vọng" và "Yes, We Can!". Không một người có ý thức chút đỉnh có thể đồng ý với so sánh Barack Obama với Harris. Bỏ qua chính sách cực tả và màu da đậm giống nhau, thiên tài hùng biện Obama không có gì giống bà u mê Cali, chuyên cười hô hố, được ủng hộ ít hơn bệnh dương liễu, chỉ được bổ nhiệm làm ứng cử viên TT của đảng DC sau khi bác Joe bị đảo chánh không đổ máu, vì đảng DC không còn giải pháp nào khác.

Trong bài diễn của ông, Obama đã nhắc lại việc chọn 'ông bạn' Biden đứng cùng liên danh năm 2008 đã là một quyết định hay nhất. Thật ra, họ nghĩ chúng ta ngu tới mức nào? Obama, cho dù không có can đảm công khai nhìn nhận, đã cùng với Nancy Pelosi, là thủ phạm chính trong vụ đảo chánh tháng Bảy. Đúng vậy, Biden đã không thèm ở lại đại hội nghe Obama; cụ đã bay đi Cali nghỉ khỏe. Bà Harris cũng đã bỏ đi Milwaukee đêm Obama đọc diễn văn, cố tránh chọc giận Biden thêm. Như phóng viên Tòa Bạch Ốc của Fox News Jacqui Heinrich đã báo cáo, hai ông bà Obama vẫn chưa lấy lại được cảm tình của Tòa Bạch Ốc của Biden sau vu đảo chánh. Mà họ cũng không nên được như vậy. Không ai mua cái bài hát kumbaya lố bịch của đảng DC. (Ghi chú của DĐTC: kumbaya là loại bài hát của dân Phi châu dành để cầu mong phép lạ của thần thánh; đây là cách tác giả Josh Hammer mỉa mai việc các lãnh đạo DC ca tụng Biden sau khi đuổi cụ đi chỗ khác chơi).

Cuối cùng, một phần lớn của cuộc họp của đám ma quỷ tại 'Thành Phố Gió Mạnh' (Ghi chú của DĐTC: Windy City là biệt danh của Chicago) đã được dành cho việc tung hô gia tài của Biden, được gọi là "yêu nước", "người tốt" đã đặt quyền lợi tổ quốc trên quyền lợi đảng, bằng cách khiêm nhường rút lui khỏi cuộc tranh cử TT. Toàn bộ câu chuyện là nói láo. Biden không hề "vị kỷ" hay "cao thượng" khi rút lui, ông ta bị đảo chánh một cách thô bạo nhất bởi chính các đồng chí của ông. Đảng DC, không giống đảng CH, tin tưởng họ có quyền làm bất cứ chuyện gì để chiếm được thắng lợi. Không có gì tự nguyện hay vị kỷ gì trong chuyện này, chỉ là chuyện một đảng phải làm bất cứ chuyện gì họ nghĩ cần thiết để tối đa hóa hy vọng chiến thắng chống một đối thủ mà họ ngụy tạo là một đe dọa độc đáo cho thể chế dân chủ của chúng ta.

Về chuyện Biden là một "người tốt", đây cũng là nói láo. Đúng vậy, đây là nói láo lớn nhất, thường được lập lại liên tục trong cuộc đời của tôi. Biden không phải là người tốt. Chỉ cần hỏi bà Mary Ellen Bork khi xưa Joe Biden đã hợp tác với Ted Kennedy, tay đã giết Mary Jo Kopechne, để đánh chồng của bà, người được bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện Robert Bork như thế nào, đến độ cái tên 'bork' đã đi vào tự điển tiếng Mỹ, mang nghĩa "đánh tàn bạo". Chúng ta cũng có thể hỏi thẩm phán Clarence Thomas Biden có là người tốt không khi cụ đã là người phổ biến những nói láo thô bỉ nhất của bà Anita Hill. Thêm nữa, có ông bố Mỹ nào có thể nhìn vào Hunter Biden để nói Joe là một ông bố tốt không?

(Ghi chú thêm của DĐTC:

- Năm 1987, TT Reagan bổ nhiệm quan tòa Robert Bork vào Tối Cao Pháp Viện. Ra trước thượng viện để được phê chuẩn, ông Bork bị các nghị sĩ DC, cầm đầu bởi nghị sĩ Joe Biden, khi đó là chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp, đánh tàn bạo, lôi ra hay phịa ra những chuyện cá nhân bẩn thỉu nhất đã bôi bác, với sự phụ họa đồng loạt của truyền thông khi đó. Cuối cùng, ông Bork bực mình, rút tên ra, không nhận đề cử; sau đó thẩm phán da đen Clarence Thomas được đề cử thay thế.

- Thẩm phán Clarence Thomas cũng bị Joe Biden đánh tàn bạo luôn, lôi ra được một bà da đen Anita Hill trước đó làm thư ký cho ông tòa Thomas, ra tố cáo ông Thomas đã sách nhiễu tình dục bà, nhưng cuối cùng, ông Thomas vẫn được phê chuẩn theo đúng làn ranh đảng phái trong thượng viện khi đó)

- Năm 1969, Mary Jo Kopechne là thư ký của thượng nghị sĩ Ted Kennedy. Đi 'ăn chả ăn nem vụng trộm' với Kennedy. Sau bữa tiệc, Kennedy lái xe chở cô đi, vì say, lao xuống con rạch, xe chìm nghỉm. Kennedy lội ra, không thèm cứu cô Kopechne, về nhà, tới sáng mới báo cảnh sát sau khi cô Kopechne đã chết chìm trong xe cả đêm trước.


Friday, August 30, 2024

HUẾ CỦA MỘT THỜI

HUY PHƯƠNG

Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát.

Trong giọng nói, có một cái gì đó gọi là rất Huế, đối với Quảng Nam-Ðà Nẵng, cách nhau một ngọn đèo thì có khác, cũng là điều đương nhiên, nhưng với Quảng Trị, cách mấy mươi cây số đường đồng bằng, giọng Huế không lẫn vào đâu được. Dạ, dạ thưa tiếng nói nhỏ nhẹ dịu dàng.

Vì phải sống trong một hoàn cảnh đặc biệt nên phải kềm giữ sự yên tĩnh, nho nhã theo cung cách quý tộc, quan liêu hay bình dân thôn giã cũng phải nhu mì, gia giáo. Theo các nhà nghiên cứu về thổ âm thì cho rằng, “Ở nơi nước trong thì tiếng nhỏ, ở nơi nước đục thì tiếng tho.ạ” Ðiều rất Huế trong giọng nói này, lâu hóa thành thói quen, được xem là một phong thái lịch sự đặc bi t không đâu có. Làm sao người ta quên được cái tiếng dạ lạ kỳ của người con gái Huế, dạ để khỏa lấp, dạ để từ chối, dạ để đồng ý hay dạ có nghĩa là không gì hết. Làm sao anh chàng trong Quảng ra thi có thể hiểu hay chịu đựng nổi một lối trả lời vô thưởng vô phạt, nhưng nhỏ nhẹ, không thể trách vào đâu của một người con gái Huế mà anh ta muốn làm quen.
-Em tên chi? Dạ!

-Nhà em ở đâu? Dạ!

-Tôi có thể làm quen với em được không? Dạ!

Phải chăng ở nhà trước khi đi Mạ đã dặn không ăn trầu người, đừng để người lân la, trước ngoài sân sau lần vô bếp, tốt hơn hết là cứ dạ cho nhỏ nhẹ, cho lễ phép, cho tới khi mô hết dạ nổi thì thôi. E lệ, khép nép là những đặc tính của người con gái Huế mỗi khi nàng gặp khách lạ như thi sĩ Ðinh Hùng đã ghi lại, “Cô gái Huế đa tình, vành nón nghiêng khép nép.”

Người con gái Huế gặp người lạ, tay thì níu vành nón, sẵn sàng làm mạng che, tay thì quấn tà áo, vừa phòng thủ, vừa tránh những làn gió vô duyên quái ác. Cái thời áo trắng quần trắng đã làm cho bao nhiêu chàng trai phải xốn xang r5ng rời trước cái mờ mờ ảo ảo, nửa che mà nửa không của cái sương khói mờ nhân ảnh đó. Bạn cũng biết là nữ sinh Huế không bao giờ mặc quần đen, cái màu không tinh khiết, tội lỗi đó, có gì thì cũng phải che đậy, ngụy trang cho tới cùng.

Tính cách Huế thường là che dấu hay tự chế những cái phàm tục, bao gồm cả trong cách nói năng, ăn mặc, ứng xử. Khách đến nhà, thì gia chủ hay con cái trong nhà, phải quấn lại mái tóc, mặc vội chiếc áo dài, mới dám bước giáp mặt khách, dù thân hay sơ.

Tội nghiệp cho những người con gái Huế phải sinh ra trong những hoàn cảnh bần hàn, với một hai chiếc áo mà phải thay đổi luôn luôn, cứ bước ra khỏi cổng nhà là phải lên áo dài, bất kể đi đâu. Ngày nay phải chăng sự thanh lịch đó còn lại nơi chiếc áo dài, dù là chiếc áo dài cũ, bạc màu, vá víu của người con gái gánh một mớ bông thọ ra chợ, hay nơi bà bán đậu hũ trên vĩa hè, dù chân thì đi đất, miệng còn bập bập điếu thuốc Cẩm Lệ sâu kèn.

Cái ăn, cái ngủ là cái rất riêng tư của người Huế, nhiều khi phải giấu giếm đến mức sợ sệt, chớ có đột nhập nhà người ta vào cái thời điểm ấy. Cái nghèo muốn giấu đã đành, cái sang trọng, người Huế cũng không muốn cho ai biết. Cũng có khi cái nghèo mà nghèo kiểu cách, nghèo cái kiểu mệ chém củ khoai, buổi sáng trên chiếc mâm đồng chỉ có mấy chén cháo trắng thì gọi là “thời” cháo hoa.

Cái ăn không còn là cái khoái trá có thể hả hê trưng bày ra ngoài mà hình như phải giấu kín đi mới gọi là người nho nhã. Cơm đường, cháo chợ, cách đây vài mươi năm, trong xã hội Huế còn được xem là thứ tầm thường, hèn hạ. Bạn có biết là ngồi quán cà phê cụ Phấn là một sự cách mạng lớn trong xã hội Huế vào những thập niên năm mươi không? Ðến như khi cái xe nước mía từ Saigon du nhập ra Huế quả là đã thay đổi nhiều lắm. Ngay cả vào những năm 1950, Huế cũng chưa bao giờ có cái cảnh ăn đứng góc đường như chúng ta thB 0ờng thấy ở khu Pasteur-Lê Lợi Saigon.

Dân Huế ngày xưa thời phong kiến là vua chúa, quan lại, viên chức triều đình, binh lính và thư sinh, một thời sau đó là quân nhân, công chức và học sinh, sinh viên, không thấy có mấy ngành nghề công nghệ hay thương mãi, con buôn hình như không được trọng vọng mấy trong xã hội nho nhỏ này, cái lối xếp hạng sĩ nông công thương. Các ngành tiểu công nghiệp như chằm nón, đóng khăn, đóng giày, dệt lụa có khi được tuyển chọn từ các địa phương trong cả nước về kinh đô để phục vụ cho giới vua quan, sau đó ra cả cho thứ dân, nhưng không thấy có cơ hội phát triển ra rộng lớn.

Một nơi không có kỹ nghệ, không có nhà máy, không vận dụng nhiều đến cơ khí, thì cũng là một nơi yên tĩnh, nhịp sống lặng lẽ, chậm chạp. Thành phố mang một vẻ cổ kính hiền hòa, và không khỏi đượm một vẻ nghèo khó. Cũng như những thành phố cổ xưa, nhỏ bé khác, Huế như trong một chòm xóm nhỏ mà người dân hầu hết đều biết nhau, và vì sự giao thông hạn chế, chỉ có một chiều ngang theo quốc lộ, một mặt thì ngăn bởi biển, một mặt thì chặn bởi núi, ở đó thành kiến còn nặng nề, cố chấp, ít chấp nhận được cái mới lạ, tân thời. Khoảng năm 1948-49, khi mệ Sen (con vua Thành Thái), một người đàn bà Huế, lần đầu tiên dám lái một chiếc xe hơi Simca Aronde, thì cả thành phố coi đó là một hiện tư ợng dị thường.

Ðến với Huế, người ta như đi trở ngược lại dòng thời gian, ở đây, quá khứ bao trùm lên tất cả. Ở đâu cũng thấy những dấu vết nhắc ta nhớ tới những ngày tháng đã qua. Cung đình, bia mộ, lăng miếu thời Thăng Long hiện hữu trong gần tám thế kỷ, nhưng đã cách xa ta chừng hai thế kỷ, một phần đã mai một theo thời gian. Kinh đô Thuận Hóa thì vẫn còn đây với những di tích, đền đài, lăng tẩm, với những ngàn thông reo, với những bờ tre xanh mướt bên dòng sông Hương lặng lẽ. Những người đã khuất mà hình như linh hồn còn ở đâu đây, phảng phất bóng tinh kỳ hay tiếng trống chiêng, bát nhã, sênh phách cầm ca. Nơi đây, những dấu ấn cB Ba lịch sử còn ẩn hiện trên mỗi bờ thành, góc phố, nơi tấm bia mộ hay trên những lăng tẩm. Nơi đây là dĩ vãng, là tháng ngày qua, người ta về đây là để hồi tưởng, để nhớ nhung. Ở đâu cũng đượm một vẻ buồn, mà người ra đi thường ray rứt muốn có một ngày trở lại. Quê hương là cái gì mà người ta nặng lòng với nó như thế tôi thấy ở đây sao buồn quá! (Ðinh Anh Dũng trong Nhớ Huế).
Quá khứ của Huế được ghi nhận nhiều nhất qua những công trình lăng tẩm mà các vua nhà Nguyễn trước khi băng hà đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ kiểu cách và xứng đáng của một bậc đế vương, từ địa thế, khung cảnh tĩnh mịch đến các kiến20trúc lộng lẫy. Nơi nào cũng là núi rừng bao la, có đại thụ, có hồ sen cùng với tiếng chim, tiếng suối, tiếng thông reo đem lại cái cảm giác dịu dàng thơ mộng và yên tĩnh cho tâm hồn con người.

Huế không những là vùng đất của quá khứ, mà Huế còn như bao phủ bởi những linh hồn quá vãng, là của hương trầm, là của chuông mõ luôn luôn nhắc nhở tới sự hiện diện của những linh hồn oan khuất. Ðó là những linh hồn chưa siêu thoát trong một bề dày của Huế tang tóc, chết chóc, tức tưởi, của những ngày thất thủ kinh đô, khi giặc Pháp tấn công Huế năm 1885, lúc voi ngựa cùng người dày xéo lên nhau thoát ra bốn cổng thành, của giặc giã thanh toán hận thù nhau qua thời đại t=E 1 nguyệt tam vương của Tường-Thuyết, của hàng ngàn cái chết oan khuất giữa ngày Tết Mậu Thân mà máu xương rải rác từ đồng bằng Phú Thứ cho đến khe sâu Ðá Mài, của thây chất thây trên bờ biển Thuận An dưới cơn mưa pháo 75, của hàng trăm thân xác cuốn theo dòng nước lũ của mùa Thu năm Kỷ Mão. Có chỗ nào âm u, sầu thảm hơn Huế với những địa danh Ngã Tư Âm Hồn, Miễu Âm Hồn, cồn chém An Hòa, Mả Ông Trạng hay cả đến cái quán cơm có cái tên ma quái không đâu có là quán cơm Âm Phủ.

Ban đêm, Huế có chỗ nào là không có lập lòe nén hương, xuýt xoa khấn vái, cầu nguyện. Sau tang tóc Mậu Thân, hãy về Huế mà nghe, nửa đêm về sáng, láng giềng, hàng x m vang dậy chuông mõ và tiếng tụng kinh cầu nguyện cho những người đã mất sớm được siêu thăng. Huế là nơi đã trải qua nhiều biến cố đau thương, Huế đã than khóc với những tang tóc và oan khuất sẽ không bao giờ phai lạt. Nơi mỗi khu vườn của Huế đều có mỗi am thờ cho những người khuất mặt, với hoa quả, một cành hoa phượng và một ngọn đèo leo lét. Linh hồn những người khuất mặt hình như vẫn còn lẩn khuất đâu đây.

Ngày xưa mỗi năm vào ngày hai mươi ba Tháng Tư Âm lịch, để ghi nhớ ngày thất thủ kinh đô trong lịch sử, khắp nơi, nhất là ở vùng chợ Ðông Ba, người ta đã dựng trai đàn, chẩn tế suốt một tuần lễ theo nghi thức Phật Giáo đ3 cầu siêu cho những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát. Cũng như ngày lễ Vu Lan ở Huế có phần trọng đại hơn với những nghi lễ cúng cô hồn các đảng thập phương, phóng sanh, phóng đăng để hồi hướng công đức cho tất cả những người đã mất. Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát.

Nói đến Huế, chúng ta liên tưởng đến những cảnh chùa chiền. Không đâu trên đất nước, trong một vùng đất nhỏ hẹp mươi chục cây số vuông, mà có tới trên một trăm cảnh chùa. Ðược cơ duyên như vậy là do từ gần bốn trăm năm trước. Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Ðế, tên húy Nguy ễn Hoàng trong khi vào Nam tìm Hoành Sơn nhất đái để dung thân, đã hạnh ngộ với một bà tiên (hay bụt) trong giấc mơ, chọn đất Hà Khê (Kim Long) để dựng chùa Thiên Mụ. Cho tới những đời vua sau, chùa chẳng những được trùng tu và xây dựng thêm (tháp Phước Duyên xây năm 1844 dưới thời vua Thiệu Trị) mà khắp đất thần kinh, chùa chiền được xây dựng thêm rất nhiều, khiến bây giờ Huế có những cảnh chùa rất đẹp, xét về mặt nguy nga tráng lệ, không thể so với lăng tẩm, nhưng không thiếu khung cảnh u tịch, nên thơ. Báo Quốc, Từ Ðàm, Diệu Ðế, Thuyền Tôn, Tường Vân và nhất là Linh Mụ, là những ngôi chùa đã ghi nhiều kỷ niệm trong lòng dân đất Thuận Hóa, Phú Xuân. Và trong tuổi ấu thơ của mỗi người Huế, ai không ghi dấu lại kỷ niệm của một ngày lên chùa?

Nhớ Huế làm sao khỏi nhớ đến những khu vườn. Vườn là khoảng không gian của thời thơ ấu của mỗi chúng ta, là bóng mát thời trẻ dại, là những nỗi hẹn hò, là những thứ trái cây ngọt ngào hay chua chát mà vẫn mang đầy hương vị của thời mới lớn. Những cây mít, những hàng ổi, những gốc thơm, những chùm khế. Nào nhãn lồng, nào vải trạng, nào là dâu. Có khi là bồ quân, có khi là lựu, có khi là đào. Tuổi ấu thơ và nhất là thời mới lớn, tuổi dậy thì, lòng ai không khỏi ngát hương hoa, trong một khu vườn tĩnh mịch nào đó, với nỗi lòng rung động thuở ban đầu còn trong suốt và đơn giản như những giọt sương mai.

Vườn của những vương phủ với giả sơn, hồ sen, thủy tạ, với những bức bình phong, tường ngăn trang trí bởi những mảnh sứ vỡ làm thành hình Long Lân Quy Phụng hay Mai Lan Cúc Trúc.

Những khu vườn đó đây ở Vĩ Dạ, ở Kim Long, ở Gia Hội, ở Ngự Viên, ở An Cựu là những khu vườn đã mang bao nhiêu lời thơ ý nhạc, mang bao nhiêu tình yêu thuở thiếu thời, là nơi của hẹn hò, mong đợi, thương nhớ

Có phải ngày xưa vườn Ngự Uyển
Là đây ho a cỏ giống vườn tiên
Gót sen nhẹ bước lầu Tôn Nữ
Ngựa bạch buông chùng áo Trạng Nguyên
(Nguyễn Bính)

Vườn Huế ngày Hè còn rộn tiến ve, nhắc nhở tới mùa thi cũng là mùa chia cách. Giữa những buổi trưa yên lặng mùa Hè, một tiếng ve cất lên khởi đầu, rồi muôn ngàn tiếng ve vùng lên phụ họa, tạo nên một khúc hòa tấu, âm thanh lan ra từng vùng rộng lớn. Cùng với hoa phượng nở trên những con đường xứ HuA, tiếng ve đã mang mùa Hè đến bao nhiêu lần trong quãng đời học trò, ghi lại bao nhiêu mối tình, bao nhiêu sum họp và chia ly.

Nhà ở Huế thường làm sâu vào giữa vườn, từ cổng vào nhà có khi phải qua một hàng rào bông cẩn (dâm bụt) hay chè tàu, thỉnh thoảng rắc bởi những sợi dây tơ hồng màu vàng rực. Cậu học trò mới lớn, còn rụt rè, nhút nhát muốn làm quen với cô bé trong nhà làm sao có đủ cam đảm để vượt qua cái con ngỏ dài hun hút đó, hay những đêm trăng, đành thơ thẩn qua lại nơi ngỏ ấy mà ôm mối tình si. Hương trong vườn Huế, có khi là hương bưởi, có khi là hương dạ lý, có khi là hương sói, hương lài, hương mộc lan, cũng có khi là hương sầu 1ông thơm ngát một khung trời thời trẻ dại. Và đêm vườn Huế làm sao có thể thiếu trăng. Trăng lặng lẽ soi những bóng cây trong vườn, trăng lên trên đọt cau, trăng ướt trên ngọn dừa. Và trăng trên sông Hương, trăng trên màu sáng bạc của cầu Trường Tiền, trăng trên mái thuyền, trăng vỡ dưới mái cheo và ánh trăng rung động theo âm thanh của những tiếng hò đêm trên sông.

Huế với những dòng sông chảy ngang dọc tạo cho Huế một vẻ đẹp tươi mát dịu dàng. Huế có con sông Hương lượn lờ qua Lăng Gia Long, Minh Mạng, qua Ðiện Hòn Chén, qua Văn Thánh, Linh Mụ, Kim Long, về Vỹ Dạ, Cồn Hến, Tây Thượng trước khi tới Thuận An. Huế có con sông đào xinh xắn từ cầu ngói Thanh Toàn, qua An CBu về Bạch Hổ nắng đục mưa trong, với con sông từ Gia Hội, ngang qua chùa Diệu Ðế qua Ðông Ba tạo nên cái cảnh “Ðông Ba, Gia Hội hai cầu, ngó vô Diệu Ðế bốn lầu hai chuông,” với con sông đào từ cầu Bạch Hổ, qua Phú Xuân, tới An Hòa. Tất cả dòng sông đó đã ôm ấp Huế, chảy qua những khu nhà vườn, những bậc tam cấp của những khu vườn ven sông, mang những tiếng cười trong trẻo của ai ngày đó vang qua tới bờ sông bên kia. Với những dòng sông như thế, Huế có những con thuyền bềnh bồng trên bến nước, những ngọn đèn hiu hắt bên sông và cả những câu hò vang vọng, mang mang theo sóng nước đi rất xa, và cả với những mối tình chia cắt của ngày nào khi mà “thuyền về Ðại Lược, duyên ngược Kim Long.”

Nhưng cùng theo với những dòng sông đó, mỗi năm cơn bão lụt đã gieo tai họa thảm khốc xuống Huế. Nghèo đói, tai ương hầu như triền miên trên mảnh đất miền Trung cằn cỗi, nhưng Huế chính là tâm điểm của hiểm họa thiên tai. Có nơi nào chịu nhiều nỗi bất hạnh, thống khổ như Huế. Những xác người trôi ra biển cùng với những mái tranh nghèo theo những cơn nước lũ, cơn đói đổ ập lên cả một vùng đất cằn cỗi trong nhiều ngày tháng. Có nơi nào chịu những cảnh chết chất chồng dày xéo, có nơi nào chịu cảnh chết thảm khốc trong những mồ tập thể như Huế. Phải chăng Huế chịu căn nghiệp của cha ông đã thôn tính, tàn sát, đồng hóa cả một Chiêm Quốc trong một thời Nam tiến.

Huế như một người con gái tài hoa mà bất hạnh. Huế là “nơi đi để mà nhớ, không phải ở để mà thương.” Người xa Huế như xa một mối tình không trọn vẹn, nhưng xa rồi, thương nhớ xót xa biết bao nhiêu. Huế là nỗi ám ảnh không rời, Huế là nơi gợi cho chúng ta những giấc mơ xưa không bao giờ thành, là nơi chúng ta thường mong ngày trở lại nhưng không bao giờ đúng hẹn. Chúng ta khó tìm lại những gì của Huế trong thời thơ ấu của chúng ta, như không thể “tắm hai lần trong một dòng sông,” như không thể tìm lại mùi vị của một món ăn ngày trước, hương thơm dịu dàng của một đêm trăng sáng trong vườn xưa, và một mối tình xa xôi đã mờ nhạt.

Điểm báo Pháp Quốc ngày 28 tháng 8, 2024

Kinh tế hụt hơi, Bắc Kinh càng hung hăng nhưng thời thế đã đổi thay

Les Echos ngày 27/08/2024 nhận xét trong lúc kinh tế đang chậm hẳn lại, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Tàu Cộng lần thứ ba lại không đưa ra được cải cách quan trọng nào. Bắc Kinh chọn xuất khẩu làm lối thoát, nhưng thời thế đã thay đổi.

Ảnh tư liệu: Đông đảo ứng viên tìm việc tại một hội chợ việc làm ở Thạch Gia Trang (Shijiazhuang), Hà Bắc, Tàu Cộng. Ảnh chụp ngày 25/02/2018.

Thụy My

Ám ảnh quyền lực, đảng Cộng sản Tàu Cộng không chịu cải cách

Như thường lệ, trước sự mập mờ xưa nay của đảng Cộng sản Tàu Cộng, các nhà phân tích phải xem xét các văn bản để phỏng đoán. Và họ kết luận, những sửa đổi được chờ đợi bấy lâu để đưa kinh tế ra khỏi khủng hoảng ít có cơ được thực hiện. Một số từ khóa cần thiết như « cải cách », « mở cửa », « hiện đại hóa » vẫn có. Như những năm trước, đảng vẫn hứa tạo ra « một không khí thị trường đúng đắn và năng động ». Nhưng trong khi cần đẩy mạnh nhu cầu nội địa, chữ « tiêu thụ » chỉ xuất hiện có 5 lần, chữ « công nghệ » đến 45 lần.

Trên trang Asialyst, nhà Tàu Cộng học Alex Payette đặt câu hỏi, liệu sự rỗng tuếch của các văn bản có phải là kết quả của sự căng thẳng ngày càng lớn trên chóp bu đảng hay không. Chuyên gia nêu ra một số hiện tượng đáng lo của một hệ thống « đã gần hụt hơi », kể cả xung quanh Tập Cận Bình. Trong quý II, GDP Tàu Cộng chỉ tăng 4,7 % so với 5,3 % của quý I. Địa ốc không thoát khỏi khủng hoảng từ hai năm qua dù chế độ rất cố gắng, trong khi lãnh vực này chiếm hẳn 1/4 nền kinh tế quốc gia.

Ở các chế độ tự do, giải pháp là tăng sức mua cho các hộ gia đình để họ đóng vai trò động cơ của nền kinh tế ; trong đó có biện pháp tăng cường an sinh xã hội. Tuy nhiên Bắc Kinh đang đi thụt lùi. Cần hiểu rằng nỗi ám ảnh thực sự là sự sống sót của đảng cộng sản và việc kiểm soát tuyệt đối cả nước. Không thể có chuyện giao phó tương lai GDP Tàu Cộng cho việc tiêu thụ của các gia đình, vì mặc cho bộ máy tuyên truyền quy mô nhất thế giới, người dân không còn lòng tin.

Như vậy chế độ Bắc Kinh vốn lậm vào cơn say đầu tư quá trớn, chỉ còn động cơ cuối cùng là xuất khẩu. Nhưng thời thế đã thay đổi: vào lúc kỹ nghệ Tàu Cộng sản xuất thừa quá nhiều, sự đối đầu với Hoa Kỳ và châu Âu rất rõ ràng. Vì vậy Bắc Kinh vô cùng hung hăng khi Liên Hiệp Châu Âu loan báo các biện pháp tự vệ trước hàng Tàu Cộng bán phá giá - một sự hung hăng bộc lộ tình trạng dễ tổn thương của Bắc Kinh. Tờ báo chơi chữ, dùng câu khẩu hiệu của ông François Hollande « Changement, c’est maintenant » (Bây giờ là lúc phải thay đổi), nhưng thay chữ « changement » (thay đổi) thành « tremblement » (run rẩy).

Cuba: Bán thịt bò cho cá nhân bị bỏ tù

Tại một quốc gia cộng sản khác là Cuba, Nhà nước đang siết chặt thương mại tư nhân, nhưng như vậy lại giúp chợ đen phát triển. Le Figaro thuật lại tại khu phố giàu có Vedado, bà Camila, chủ một « doanh nghiệp nhỏ và vừa » (được gọi tắt là « Mipyme ») bực tức nói, Nhà nước ấn định giá trần một ký thịt gà là 680 peso (2 euro). Bà sẽ không nhập về nữa, hoặc bán theo kiểu khác - có nghĩa là bán chợ đen. Thịt gà đã biến mất khỏi các quầy hàng ở La Habana từ vài ngày qua. Đây là loại protein cần thiết của người Cuba - thịt heo quá mắc, còn thịt bò bị cấm bán cho cá nhân kẻo bị bỏ tù, chỉ được bán cho nhà hàng.

Một khách hàng của Camila nói nếu không có Mipyme thì chẳng có gì để ăn vì đã hai năm không thấy thịt gà trong các cửa hàng quốc doanh, và nhiều tháng qua cũng không có trong tiêu chuẩn phân phối. Nhà nước còn kiểm soát giá xúc xích (1.075 peso tức 3,10 euro một ký), dầu ăn (990 peso tức 2,90 euro/lít), bột giặt (630 peso tức 1,90 euro), sữa bột (1.675 peso tức 5 euro), trong một đất nước mà lương tháng bình quân chỉ có 3 500 peso (10 euro)! Isidro, một cựu kinh tế gia cho biết một ký thịt gà chiếm mất 1/3 lương hưu (13 euro), ông sống được là nhờ tiền con gái từ Ý gởi về.

Đặt ra mức giá trần còn nhằm chống lạm phát đã lên đến 3 con số và chống trốn thuế. Bộ trưởng tài chánh Vladimir Regueiro Ale kêu gọi tố cáo những ai bán quá giá, trên 7.000 thanh tra được khai triển trên cả nước. Nhưng các nhà buôn phải trả tiền mặt bằng đô la hay euro để nhập hàng, họ đành hối lộ thanh tra, có người quyết định rời khỏi đảo quốc. Trên thực tế, sự hiện diện của doanh nghiệp tư nhân là mối phiền hà cho hàng ngàn cửa hàng thực phẩm quốc doanh - không chịu sự kiểm tra và thường bán mắc gấp đôi tư thương.

Telegram, một trắc nghiệm cho quy định kỹ thuật số châu Âu

Trường hợp Pavel Durov, tổng giám đốc mạng xã hội Telegram nổi tiếng bị chính quyền Pháp bắt giữ tiếp tục được các báo đề cập. Xã luận của Le Monde coi « Vụ Telegram là một trắc nghiệm cho Liên Hiệp Châu Âu ». Vụ nàymở lại tranh luận về việc đáp ứng yêu cầu của châu lục trong chống tội phạm, chống bóp méo thông tin và khủng bố.

Trên các mạng xã hội, tự do ngôn luận có thể đến mức như thế nào? Pavel Durov, 39 tuổi, cho rằng cần phải hoàn toàn tự do. Đứng đầu một nền tảng có gần 1 tỉ người sử dụng, nhân danh phản đối kiểm duyệt, ông từ chối việc chỉnh đốn nội dung mà hầu hết các nền tảng khác vẫn làm. Durov cũng không trả lời những câu hỏi của cơ quan chức năng tại nhiều nước. Thái độ này khiến Telegram trở thành con dao hai lưỡi: phương tiện quý giá để các nhà đối lập tránh được sự giám sát của các chế độ độc tài, đồng thời là công cụ cho những kẻ ấu dâm, tội phạm, tin tặc, khủng bố đủ loại tha hồ hoạt động.

Chính phương diện thứ hai này kiến Durov bị bắt, vì tư pháp của Pháp muốn thẩm vấn về những tội phạm thực hiện được nhờ Telegram. Việc tạm giữ 24 giờ lúc đầu được kéo dài thành 96 giờ cho thấy các nhà điều tra quan tâm đến những tội danh quan trọng. Vụ này gây chấn động thế giới mạng, đồng thời là trắc nghiệm về tư pháp và chính trị quan trọng cho Liên Hiệp Châu Âu (EU), mà những năm gần đây đã mạnh tay với các nền tảng kỹ thuật số. Đặc biệt dễ tổn thương trước khủng bố và các chiến dịch bóp méo thông tin nhằm gây bất ổn cho các nước dân chủ, các quốc gia châu Âu buộc phải tăng cường cảnh giác trong sự tôn trọng Nhà nước pháp quyền.

EU phải so găng với các tập đoàn Mỹ vốn đặt nặng tu chính Hiến Pháp về tự do ngôn luận, cũng như chủ trương tự do của Silicon Valley nhằm bảo vệ khả năng sáng tạo và lợi nhuận khổng lồ. Các tập đoàn này chấp nhận đối thoại và rốt cuộc đã thuận theo Digital Services Act - quy định châu Âu về kỹ thuật số năm 2022. Pavel Durov là một trường hợp đặc biệt. Telegram được sử dụng rộng rãi ở Nga kể cả chính quyền, và Matxcơva phản đối việc bắt Durov. Theo Le Monde, có lẽ cần nhắc nhở Kremlin là tại châu Âu không ai có thể đứng trên pháp luật.

Lính quân dịch Nga trong nhà tù Ukraine

Le Figaro gặp gỡ nhiều tù binh Nga trẻ tuổi bị bắt trong cuộc đột kích vào Kursk, hiện bị giam ở tỉnh biên giới Sumy của Ukraine. Có gần 350 lính Nga tại đây, giám đốc trại giam khẳng định họ được đối xử tử tế, khác hẳn với tù binh Ukraine bị Nga ngược đãi. Các quản giáo đôi khi rời khỏi phòng giam để các nhà báo tự do trò chuyện với tù binh Nga. Những câu chuyện của họ cho thấy sự thiếu chuẩn bị và vô tổ chức của quân Nga trước cuộc tấn công bất thần của Ukraine.

Igor và Dmitri chỉ còn hai tháng là xong nghĩa vụ. Nhưng ngày 06/08 được lệnh rút lui, trong tay không vũ khí, cả hai sợ hãi chạy băng qua một cánh đồng bắp, trú ẩn trong một căn nhà bỏ hoang, sống bằng đồ hộp trong 10 ngày. Khi nghe tiếng xe chạy đến, họ nghĩ rằng thế là đời tàn, nhưng người Ukraine kêu gọi đầu hàng, và họ ra hàng ngay chẳng cần suy nghĩ.

Nikolai, nhập ngũ được 14 ngày, bị dụ dỗ là cứ ký hợp đồng rồi quân đội sẽ giải quyết giúp mọi vấn đề. Còn Nikita thì vào lính được một tháng, vì muốn có tiền trả nợ để tránh bị mất nhà, được hứa là cho làm tài xế ở hậu phương. Nhưng cả hai bị đưa ra biên giới mà không được huấn luyện. Nikolai tức giận nói, ngay sau những loạt đạn đầu tiên, viên chỉ huy lấy xe chạy trốn trước, bỏ lính ở lại. « Nay có thể họ nói với vợ tôi là tôi đào ngũ để khỏi trả tiền thưởng ». Một số tù binh Nga không ngần ngại đả kích mạnh mẽ Kremlin.

Trong phòng giam mà Le Figaro và nhiều báo chí quốc tế đến thăm, tù binh ngủ trên cách giường tầng, ti vi chiếu phim truyện Ukraine, sách chất đầy bên cửa sổ. Khi được hỏi riêng lúc không có quản giáo, một tù binh chê đồ ăn dở, tuy nhiên không bị đánh đập và ngủ rất ngon. Nhiều người phàn nàn không được gọi điện thoại cho gia đình, chỉ được viết thư qua trung gian Hồng thập tự quốc tế. Trong một phòng giam khác, không khí như đi nghỉ hè, lính quân dịch Nga cười đùa với quản giáo, chơi domino, đánh cờ. Họ chờ đợi được trao đổi. Một tù binh cho biết đơn vị 40 người chỉ có 13 còn sống, « chiến tranh không phải như trên game Battlefield ».

Israel hùng mạnh, nhưng mãi bất an với hồ sơ Palestine

Tại Trung Đông, Les Echos nhận xét « Sau cuộc tấn công, Israel và Hezbollah hòa dịu tạm thời ». Le Figaro nói về « Thế lưỡng nan của chiến lược Israel ».Vào week-end cuối cùng của tháng Tám, Israel một lần nữa chứng tỏ với các láng giềng - bạn hữu cũng như kẻ thù – về sức mạnh công nghệ và quân sự của mình. Quân đội Israel đã phá hủy các giàn phóng của Hezbollah ở Liban, chỉ vài phút trước khi phe này bắn hỏa tiễn sang Haifa và Tel-Aviv.
Bên cạnh đó là sức mạnh ngoại giao và chính trị, được khẳng định qua mối liên hệ với Hoa Kỳ. Washington luôn bảo vệ đồng minh Israel. Trước hết về quân sự, là việc giao những loại bom tối tân và gởi chiến hạm đến Địa Trung Hải. Về kinh tế, thông qua số viện trợ đáng kể và bảo đảm những món vay của Israel. Về chính trị, Mỹ đã phủ quyết 46 nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án người bạn Israel.

Nhờ thế mạnh của quân đội và toàn dân cùng với quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ, Israel chẳng sợ gì bên ngoài. Iran thậm chí còn không bảo vệ được khách mời chính thức Ismael ­Haniyeh ngay tại thủ đô Teheran trước sự đe dọa của Mossad. Mối nguy của Nhà nước Do Thái là từ bên trong: tại vùng đất Palestine do Israel quản trị, có 7 triệu người Do Thái sinh sống cùng với 7 triệu người Ả Rập, đa số theo Hồi giáo. Thỏa thuận Abraham với các nước Ả Rập như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrein, Maroc, Sudan…mang đầy hy vọng, nhưng Ả Rập Xê Út đã dừng lại sau khi Israel trả đũa vụ thảm sát ngày 07/10.

Trong ngắn hạn, Israel là một Nhà nước hùng mạnh với kinh tế giàu sáng tạo, quân đội hùng hậu, đồng minh đầy uy lực. Nhưng về lâu về dài, phải đối mặt với thế lưỡng nan. Phương Tây đề nghị tạo điều kiện cho việc thành lập một Nhà nước Palestine tại Dải Gaza và Cisjordanie. Nhưng ông Netanyahou đặt vấn đề, ai có thể bảo đảm là người Palestine sẽ không tấn công Israel? Le Figaro cho rằng đã đành như vậy, nhưng một cuộc chiến không hồi kết với người Palestine cũng không mang lại cảm giác an toàn. Nếu muốn lưu danh trong lịch sử, ông phải tìm ra được một giải pháp.

Macron đóng cửa với ứng viên cánh tả

Về thời sự nước Pháp, việc tổng thống Emmanuel Macron bác bỏ ứng cử viên chức thủ tướng của cánh tả, tất nhiên bị nhật báo thiên tả Libération lớn tiếng phê phán. Còn theo nhật báo kinh tế Les Echos, không chỉ vì nhân vật này ít ai biết đến, mà điều quan trọng là chương trình Mặt trận Bình dân Mới áp đặt rất nguy hiểm cho nền kinh tế cũng như về mặt xã hội.

Tổng thống Macron có thể bổ nhiệm một nhân vật « đối lập », tuy nhiên không phải để xóa bỏ tất cả những gì ông đã xây dựng trong bảy năm qua. Thế nhưng bà Lucie Castets, người được cánh tả giới thiệu đã khẳng định sẽ bác toàn bộ, từ thuế khóa, cải cách hưu trí cho đến lương tối thiểu. Có thể bà tin vào chủ trương này, cũng có thể bà là con tin của cực tả. Đối với nhật báo thiên hữu Le Figaro, là cảm giác « vừa nhẹ nhõm vừa mơ hồ ». Sau nhiều tuần lễ liên minh cánh tả gây áp lực, Macron đã đóng lại cánh cửa. Nước Pháp tránh được thảm họa nhưng vấn đề vẫn còn đó, và cần nhanh chóng giải quyết vì lợi ích của đất nước.


Blog Archive