Saturday, April 26, 2025

Cánh tay nối dài của ĐCSTQ vươn vào các đại học Hoa Kỳ bằng các Viện Khổng Tử

FB Uyen Vu

Tại nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, gần như tất cả những cái gọi là Viện Khổng Tử đã bị xoá sổ khỏi các trường đại học Mỹ. Nhưng đến tháng 7/2022, dưới thời Biden, các viện đó lột lớp áo 'Viện Khổng Tử', họ đổi tên nhưng vẫn giữ mục đích cũ và quay trở lại Mỹ, theo một phúc trình của Hiệp hội Học giả Quốc gia.

Trong số 118 Viện Khổng Tử từng tồn tại ở Hoa Kỳ, 104 viện đã đóng cửa và bốn viện đang trong quá trình đóng cửa, theo phúc trình.

Trong số này, “ít nhất 28 viện đã thay thế Viện Khổng Tử của họ bằng một chương trình tương tự và ít nhất 58 viện đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với đối tác Viện Khổng Tử cũ của họ,” theo phúc trình.

Sau khi đóng cửa, một số trường đã chuyển sang hợp tác với các tổ chức khác, như Trung tâm Giáo dục Ngôn ngữ Trung Quốc (CLEC), nhưng vẫn là “Viện Khổng Tử dưới một cái tên khác”. Ví dụ, Đại học Alfred tại New York đã thay thế Viện Khổng Tử bằng một chương trình mới với CLEC vào năm 2022.

Viện Khổng Tử bắt đầu xuất hiện tại Mỹ từ năm 2004, với cái đầu tiên được thành lập tại Đại học Maryland. Đến năm 2019, có 118 Viện Khổng Tử tại các trường đại học và cao đẳng Mỹ, như Đại học Stanford, Đại học Chicago, và Đại học Pittsburgh. Chúng cung cấp các khóa học tiếng Tàu, tổ chức sự kiện văn hóa, và trao học bổng cho sinh viên Mỹ.

Riêng Đại học Harvard đã nhận $250 triệu đô, ngoài ra có East-West Center Asia Institute ở Hawaii, John Hopkins, the Brookings Institute vv…

Các viện này được tài trợ trực tiếp bởi Hanban (nay là Trung tâm Hợp tác và Giáo dục Ngôn ngữ Quốc tế, thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc), một tổ chức liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Hanban cung cấp giáo viên, tài liệu giảng dạy, và kinh phí (thường từ $100 ngàn đến $200 ngàn đô, mỗi năm cho mỗi viện).

Các viện Khổng Tử thực chất là công cụ tuyên truyền mềm của ĐCSTQ, kiểm soát nội dung giảng dạy để tránh các chủ đề nhạy cảm như Tây Tạng, Đài Loan, hay vụ thảm sát Thiên An Môn.

Một báo cáo của Hiệp hội Học giả Quốc gia Mỹ (NAS) năm 2017 cho biết các học viện này thường áp đặt các giới hạn về tự do học thuật, như cấm thảo luận về các vấn đề chính trị mà Trung Quốc coi là nhạy cảm.

Chính phủ TT Trump lo ngại rằng các học viện này được sử dụng để giám sát sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, thu thập thông tin, và gây ảnh hưởng lên các trường đại học Mỹ.

Một báo cáo của FBI năm 2018 cảnh báo rằng các viện này có thể là “mối đe dọa an ninh quốc gia” vì vai trò của họ trong việc mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ.

Các Viện Khổng Tử này không chỉ hoạt động tại Mỹ mà còn bành trướng ra nhiều nước, kể cả ở Việt Nam. Kể từ khi chính quyền TT Trump phanh phui và dẹp bỏ, một số các nước khác cũng cho dẹp các loại viện này. Vì thực tế nó cũng là một thứ 'vành đai, con đường' mềm mại của TQ nhằm thâu tóm và thay đổi sự dè chứng của quốc tế với Tàu cộng.

Theo Wikipedia tính cho tới năm 2019, tổng cộng có khoảng 530 học viện Khổng Tử và hơn 1.100 Lớp Khổng Tử được thành lập tại hàng chục quốc gia. Bắc Kinh đặt mục tiêu là tới năm 2020 sẽ có 1000 Viện Khổng Tử trên thế giới, âm mưu đó đã thất bại, nhưng chắc hẳn nó đã biến tướng thành những trò nham hiểm khác.

Ví dụ TQ có thể dùng tiền để mua chuộc các giáo sư để dạy sinh viên những "điều tốt đẹp về TQ", hoặc mua lại các công trình nghiên cứu của Mỹ qua các gián điệp là giáo sư, học giả, sinh viên người Mỹ nhưng đã bán linh hồn cho Tàu....


No comments:

Blog Archive