Tuesday, April 24, 2018

Văn hoá các nước qua bữa ăn trưa 


April 21, 2018

Chúng ta có thể học được nhiều về văn hóa làm việc của một đất nước thông qua cách người nước đó dùng bữa trưa. Những bữa trưa thường trông như thế nào trên khắp thế giới?

Chúng tôi đã hỏi nhiều người trên khắp thế giới về bữa trưa của họ.

Mukul Paraekh / Mumbai, Ấn Độ: Gọi cơm hộp
 
Salad cà rốt, masala roti và khoai tây suka bhaji 

Hiện có ít thời gian hơn cho bữa trưa ở Mumbai, ông Mukul Paraekh, người thường ăn trưa ở văn phòng trong nửa tiếng, nói. Là quản lý ở một công ty kiểm toán, ông cho rằng nạn tắc đường và tăng áp lực công việc trong thành phố là lý do khiến thời gian của những người làm việc trong thành phố ngày một ít đi. Do vậy, việc có một bữa ăn trưa chóng vánh được coi là ưu tiên hàng đầu.

 
Những hộp đồ ăn nóng, gọi là tiffins, được mang đến văn phòng từ nhà hàng hoặc quán ăn, do người vận chuyển, gọi là dabbawalas, giao nhận. 

Ông thường mang đồ ăn từ nhà, nhưng ngoài ra cũng có lựa chọn khác - một giải pháp độc đáo chỉ có ở Mumbai: những hộp đồ ăn nóng, gọi là tiffins, được mang đến văn phòng từ nhà hàng hoặc quán ăn, do người vận chuyển, gọi là dabbawalas, giao nhận.

 
Các dabbawalas sử dụng hệ thống mã để theo dõi hàng nghìn bữa trưa và có sai sót với tỷ lệ chưa đến 3,4 trên một triệu lần. "Hệ thống mã bí mật này được truyền lại cho người kế tục và công việc kinh doanh được duy trì trong gia đình trong nhiều năm," ông Pareakh, 63 tuổi, nói.

Sarah Gimono / Mbale, Uganda: Mua quầy lề đường 
Một chiếd 'rolex' được làm từ chapati và trứng

Một nơi khác bữa trưa nhanh là ưu tiên hàng đầu là Mbale, Uganda, nơi Sarah Gimono làm quản lý dự án cho một tổ chức phi chính phủ. Cô cho biết việc ăn trưa nhanh giúp mọi người có nhiều thời gian làm việc hơn, và bữa trưa hiếm khi bị bỏ qua.

 
"Bữa tối ít quan trọng hơn ở Uganda so với bữa trưa," người phụ nữ 27 tuổi nói, đồng thời cho biết cô thường dành 30 phút cho bữa trưa ở một nhà ăn gần đó. "Văn hóa ăn trưa ở đây cũng đa dạng, có người ăn ở văn phòng, cũng có người ăn trưa theo nhóm ở nhà ăn gần đó."

 
May mắn cho cô, người thường phải đi thực địa cho các dự án ở Uganda thì một món ăn đường phố rẻ tiền và ngon, như món rolex - một cái chapati được cuộn lại, với nhân bên trong là trứng trộn với hành rán và cà chua - thì nhanh gọn nhất.

Vanessa Monroy / New York, Mỹ: Bữa trưa đơn giản 
Các gói đồ ăn vặt được chọn lựa cẩn thận

Bà Vanessa Monroy, 40 tuổi, chuyên làm công việc dắt chó đi dạo, nói người dân New York có thể dành thời gian nghỉ cả buổi trưa để xếp hàng mua salad hay sandwich. Còn riêng bà mang đồ ăn nhẹ để ăn trong ngày.

 
"Có một bữa sáng ngon ở nhà và mang đồ ăn nhanh trong balo là điều dễ dàng với tôi hơn." Những bữa ăn nhỏ có lợi cho sức khỏe hơn những bữa ăn lớn, bà nói, cho rằng chúng tránh được cảm giác ì ạch sau mỗi bữa ăn thịnh soạn."Đồ ăn nhanh thuận tiện hơn, nhưng chúng không tốt cho sức khỏe," bà nói.

 
Ở Mỹ, mọi người thường dành thời gian cho bữa trưa ít hơn so với các quốc gia khác. Một khảo sát năm 2016 bởi công ty Endenred cho biết 51% những nhân viên tham gia khảo sát dành khoảng 15-30 phút cho bữa trưa, và chỉ có 3% dành trên 45 phút, ít hơn ở Pháp, nơi 43% những người tham gia dành trên 45 phút.

Faith Raagas / Makati, Philippines: Mua ở xe đẩy Jollijeep
 
Món mực sisig, hải sản paella và thịt heo chua ngọt từ quầy Jollijeep 

Lirios Jollijeeps - xe đẩy chở đồ ăn bắt đầu xuất hiện xung quanh thành phố Makati 5 năm trở lại đây. Đây là một phần trong sáng kiến của thành phố để tổ chức lại việc bán hàng rong trên phố, cô Faith Ragaas, quản lý một công ty đầu tư cho biết. Quầy xe yêu thích của cô, Lirios, nằm cách văn phòng chỉ 3 phút đi bộ.

 
"Thay vì đồ ăn chế biến với nhiều dầu mỡ được bán trong túi nhựa trên phố, có một số xe Jollijeeps chuyên bán thức ăn có lợi cho sức khỏe, giống như những bữa trưa ta tự làm ở nhà, và đó là một lựa chọn khác cho những người đi làm bên cạnh việc đến quán ăn" cô nói.

 
Có ba bữa ăn no mỗi ngày là điều rất quan trọng đối với người Philippines. Vì thế mà thời gian dành cho bữa trưa được quy định trong bộ luật lao động, cô nói, 1 giờ nghỉ ngơi cho mỗi ca 8h làm việc.

Francois Pellan / Paris, Pháp: Đi nhà hàng 
 Món cá pollock dọn với rau các loại tại nhà hàng Le Robinet Pháp nổi tiếng với văn hóa ăn trưa thịnh soạn. 

Khảo sát của Edenred cho biết 43% những người Pháp tham gia khảo sát dành 45 phút cho bữa trưa và 72% ăn ở nhà hàng ít nhất một lần một tuần. Nhà thiết kế sản phẩm người Paris Francois Pellan - một hoạ si vẽ tranh minh họa, thường mua đồ ăn từ một siêu thị nhỏ và ăn cùng đồng nghiệp trong nhà bếp của studio.

 
Nhưng họ ăn ở nhà hàng ít nhất một lần trong tuần, mỗi lần trong ít nhất 1 tiếng. Trong công việc, ông và đồng nghiệp thường "nói nhiều và trao điểm quan điểm với mọi người". Cuộc hội thoại kéo dài đến giờ ăn. Đây là một khía cạnh xã hội quan trọng trong đời sống Pháp," ông nói.

 
Người Pháp còn tiêu thụ 11,3% tổng lượng rượu trên thế giới trong năm 2014. "Vào các ngày thứ Sáu, khi chúng tôi thấy thư giãn, chúng tôi tới nhà hàng theo nhóm và uống bia hoặc rượu trong bữa trưa."

Tamar Kassabian / Cairo, Ai Cập: Ăn trưa tại các khu bán đồ ăn 
Món koshari, gồm cơm, đậu lentils, mì pasta, sốt cà chua, đậu chickpea, hành rán và dukkah tại một nhà hàng ở khu vực ăn uống Helioplis

"Tôi không ăn đồ ăn nhanh hay đồ ăn vặt. Hoặc là tôi chuẩn bị đồ ăn sẵn hay mua thứ gì đó từ quán ăn gần đó," Tamar Kassabian, 31 tuổi, quản lý của Citystars Heliopolis, một trong những trung tâm mua sắm lớn nhất Cairo, cho biết.

 
Vì bữa sáng thường có nhiều thịt và được ăn muộn, bà thường ăn trưa lúc 3, 4 giờ chiều và bữa tối lúc 9 giờ hoặc muộn hơn."Nhiều công ty cho phép ăn trưa vào lúc 1-2 giờ chiều, nhưng mọi người thường uống cà phê và ăn sáng hoặc ăn trưa muộn hơn nửa tiếng," bà nói.

 
Từ năm ngoái, bà cho biết, những người đi làm bắt đầu gọi đồ ăn qua các công ty như Yumamia - được biết đến là "dịch vụ vận chuyển đồ ăn (không phải thức ăn tạp)" để các khẩu phần lành mạnh đến văn phòng.

Eliza Rinaldi, São Paulo, Brazil: Mang đồ chuẩn bị sẵn từ nhà 
Bữa trưa của người ăn chay: bí đỏ butternut squash, đậu chickpeas, salad hỗn hợp, hạt hướng dương, cà chua, và một quả trứng quay chín bằng microwave. 

Eliza Rinaldi chuẩn bị nguyên liệu đồ ăn ở nhà và mang đến văn phòng - một đại lý nội dung ở trung tâm São Paulo, nơi cô làm giám đốc nội dung và truyền thông. Đồng nghiệp của Natascha cũng vậy vì "nó tiết kiệm tiền và tốt cho sức khỏe," người phụ nữ 

 
Rinaldi nói thói quen thường ngày của cô không phổ biến ở Sao Paulo, nơi mà bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày. "Phần lớn các công ty cung cấp phiếu thức ăn - như là một phần thù lao - nên mọi người thường ăn ở ngoài."

 
"Mọi người thường làm việc trong nhiều giờ ở São Paulo (từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối), nên việc dành 1 tiếng cho bữa trưa và quay lại làm việc là hợp lý. Mọi người đang cố thay đổi thói quen làm việc trong nhiều giờ, nhưng có một quan điểm truyền thống rằng, nếu bạn không có mặt ở văn phòng, bạn đang không làm việc chăm chỉ," cô nói.

St

No comments:

Blog Archive