Friday, April 13, 2018

Thụy Điển điều tra gián điệp theo dõi người Tây Tạng lưu vong


Một tòa án Thụy Điển đã buộc tội một cư dân gốc Tây Tạng tội theo dõi những người lưu vong cho chính phủ Trung Quốc, báo Guardian (Anh) đưa tin.
Các công tố viên quốc gia nói người đàn ông 49 tuổi  bị nghi ngờ cung cấp cho chính phủ Trung Quốc thông tin về gia đình, tình trạng nhà ở và kế hoạch du lịch của “những người có tầm quan trọng đối với chế độ Trung Quốc”. Người này đang làm việc cho tờ Tiếng nói Tây Tạng,
Theo công tố viên Mats Ljungqvist của Thụy Điển, người đàn ông này đã liên lạc với các quan chức Trung Quốc ở Ba Lan và Phần Lan. Ông ta được trả 50.000 krona (135,4 triệu VNĐ) cho mỗi lần báo. Ông Ljungqvist nói người đàn ông này đã được cài cắm sâu trong cộng đồng Tây Tạng ở Thụy Điển.
“Đây là một tội phạm rất nghiêm trọng”, ông nói với các phóng viên. Tuy nhiên, cho đến nay công tố viên vẫn không công bố danh tính của nghi can.
Các cáo buộc làm leo thang quan hệ căng thẳng giữa 2 quốc gia sau khi Trung Quốc giam giữ người bán sách người Thụy Điển Gui Minhai(Quế Dân Hải).
Vụ việc xảy ra khoảng 2 tháng sau khi người bán sách người Thụy Điển Quế Dân Hải bị lôi ra khỏi một đoàn tàu ở Trung Quốc trước mặt các viên chức lãnh sự Thụy Điển.
3 tuần sau, ông Quế xuất hiện trên truyền hình nhà nước và nhận tội với những hành vi phạm tội không xác định, một sự thừa nhận mà các nhà hoạt động nhân quyền cho biết dường như là một lời buộc tội theo kịch bản của nhà cầm quyền.
Cho đến nay ông Quế vẫn bị giam giữ. Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallström gọi cách đối xử của Trung Quốc với ông Quế là “không thể chấp nhận”. Ông Quế được cho là bị bệnh thần kinh, nhưng không được phép đi khám bác sĩ.
Các nhà phê bình chỉ trích Thụy Điển không đủ cứng rắn đối với Bắc Kinh trong vụ ông Quế Dân Hải, người đã phát hành sách về giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc.
Thụy Điển có khoảng 140 người lưu vong Tây Tạng và đang chịu áp lực ngày càng tăng, theo Cộng đồng Tây Tạng ở Thụy Điển (TCS).
Jamyang Choedon của TCS nói với tờ Local của Thụy Điển: “Rõ ràng là có những gián điệp do Trung Quốc gửi tới các cộng đồng Tây Tạng, nhưng đây là lần đầu tiên người ta chính thức điều tra”.
Những người Duy Ngô Nghĩ lưu vong sống ở Thụy Điển trước đây đã miêu tả họ bị áp lực phải gián điệp với nhau. Một người Duy Ngô Nhĩ đang tìm kiếm quy chế ty nạn nói với đài phát thanh Thụy Điển trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2012 rằng cảnh sát Trung Quốc đã tiếp cận gia đình cô ở Tân Cương, và nói rằng cô đã bị buộc tội làm rò rỉ bí mật nhà nước. Nếu cô trợ giúp việc cung cấp thông tin, cáo buộc với cô sẽ nhẹ hơn.
Tsering Tsomo, Giám đốc Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ, cho biết các quan chức lãnh sự Trung Quốc sẽ từ chối visa cho những người Tây Tạng lưu vong cùng với gia đình vẫn còn ở Tây Tạng để thuyết phục họ cung cấp thông tin về người khác.
“Họ không muốn kích động chính phủ Trung Quốc, vì vậy phải làm điều họ không thích chỉ để có thị thực”, cô nói.
Cô Tsomo cho biết những người khác bị gây sức ép bởi Mặt trận Thống nhất Việc làm Trung Quốc – cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các vấn đề liên quan đến người Hoa ở nước ngoài.
“Trong cộng đồng Tây Tạng đều phổ biến nhận thức này, Mặt trận Thống nhất rất tích cực trong việc cài cắm các gián điệp trong cộng đồng Tây Tạng. Họ có thể là người Tây Tạng, người Trung Quốc … có thể là bất cứ ai “, cô nói.
Trung Dung

No comments:

Blog Archive