Cuộc thảm sát tại Huế bị lãng quên
Tôi đã về hưu trong năm 2000 và nay hoàn toàn tự do, nên không phải nói như giới truyền thông thường nói liên hệ đến nghiệp vụ, như là “đã được bật đèn xanh.” Cái sự thể hạn chế việc báo cáo về cuộc giết hại ở Huế là một sự che dấu có chủ ý đã làm tôi khó chịu kể từ khi tôi còn là một phóng viên trẻ của UPI khi được đọc những báo cáo tóm tắt về cuộc thảm sát.
Đó là một việc giết hại có hệ thống ít nhất là 2,810 thường dân ở Huế (và, theo học giả về Việt Nam Douglas Pike, có thể lên tới con số 5,700 người), bao gồm các người ngoại quốc, các nhà trí thức, các lãnh đạo tôn giáo và chính trị và nhiều người khác, rõ ràng đã được thực hiện bởi các Việt Cộng địa phương hơn là bởi các bộ đội chính quy của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (ghi chú của người dịch: người Mỹ thường gọi Việt Cộng (VC) để chỉ những tên Cộng Sản hoạt động tại miền Nam, để phân biệt với những tên Cộng Sản từ miền Bắc xâm nhập).
Sau khi cái nấm mồ chôn tập thể đầu tiên được khám phá vào ngày 26 Tháng Hai, 1968, lúc cuộc giao tranh ở Huế đã chấm dứt, cuộc thảm sát kinh hoàng ở Huế dường như đã bị gạt ra ngoài các sự tường thuật của báo chí chính yếu – và chưa hết, qua nhiều năm, tôi để ý thấy câu chuyện vẫn bị lãng quên.
Việc thiếu tường thuật này đã cho tôi thấy rằng vai trò của báo chí như là người giám sát lịch sử đã thay đổi một cách dữ dội kể từ khi tôi gia nhập ngành báo chí…
Riêng về tấm ảnh của Adams, nó cần có cả ngàn lời để diễn tả nó cho chính xác. Cuộc hành quyết đã xảy ra trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và đã làm cho nhiều người tự hỏi là Hoa Kỳ có nên ủng hộ một chính quyền coi việc giết người như một trò vui hay không. Người đã bóp cò súng đó là Nguyễn Ngọc Loan, một vị tướng trong ngành cảnh sát miền Nam Việt Nam, đã từ trần ở Virginia trong năm 1998. Nhưng cuối cùng ông đã trở thành một người bạn của Adams. Người nhiếp ảnh gia đã bày tỏ sự hối hận trong lời phân ưu Tướng Loan rằng việc giết người và kẻ giết người đã bị hiểu sai lạc. Adams nói, “Tôi không thích nhìn thấy ông ấy ra đi như thế, khi mà người ta vẫn còn chưa biết gì về ông ấy.” Ông ta đã gọi (Tướng) Loan là “một anh hùng” và nói rằng nước Mỹ hãy nên khóc. Tôi không biết chắc là Adams có ý nói rằng chúng ta nên khóc trước cái chết của Tướng Loan, hay qua cái bất công về sự tường thuật việc hành quyết trên đường phố 30 năm trước.
Người đàn ông bị Tướng Loan giết là một phiến quân VC, người đã vừa sát hại một sĩ quan cảnh sát và gia đình của người này. Người lính đối phương trong trang phục thường dân, có thể đã làm cho hắn bị xử tử một cách hợp lệ trong nhiều cuộc chiến tranh của Mỹ trước đây. Điều đó không phải để nói rằng việc giết người đó là chính đáng. Đáng lý ra, người đàn ông nên bị bắt giữ để xét xử. Nhưng tấm hình một mình nó đã để lại cái cảm tưởng là Tướng Loan là một tên sát nhân lạnh lùng (coldblooded killer), trong khi đó sự thật ông là một con người khác hẳn. Ông đã quá tức giận bởi sự tàn sát mà tên tù binh đã thực hiện.
Tôi ngạc nhiên thấy rằng cái ấn tượng về cuộc chiến Việt Nam trong ý thức của quần chúng trong nhiều thập niên thường thiên về một phía. Tường thuật một cuộc chiến không phải là điều dễ dàng, nhưng nó lại tương đối dễ dàng ở Việt Nam. Một vài hạn chế đặt cho các phóng viên ở chiến tranh Đông Nam Á rất là nhỏ so sánh với những quy định đã được đặt ra cho những cuộc chiến trước kia. Phóng viên trong các cuộc chiến tranh trước bị hạn chế nghiêm ngặt bởi các qui luật quân sự, như việc nơi nào họ được phép đến và cái gì họ được phép đưa tin. Hành động kiểm duyệt là việc bình thường.
Chẳng hạn như trong Thế Chiến II và chiến tranh Cao Ly, các phóng viên được coi như là một bộ phận quân sự, thành viên của đơn vị. Họ cũng mặc quân phục, nhưng trái ngược ở Việt Nam phần nhiều các phóng viên thích mặc áo ký giả và thường phục hơn. Trong thời gian đầu của cuộc chiến, các phóng viên thường được coi như là cái đuôi của quân khuyển. Cái đuôi có thể đã có một đời sống riêng ở Việt Nam, vì nó chỉ vẫy đuôi về một phía. Một thí dụ điển hình tương phản về cách giải quyết của giới truyền thông qua các cuộc thảm sát ở Mỹ Lai và ở Huế.
Nếu những sự tàn ác khác không được báo cáo, như cuộc nổ súng ở Mỹ Lai đã xảy ra trong một thời gian dài, tôi có thể hiểu được tại sao. Bạn không thể biết được tất cả mọi sự. Tuy nhiên, biết một điều gì đó và không báo cáo nó lại là một vấn đề khác. Vì những lý do thực tiễn việc giết hại ở Huế đã không được báo cáo.
Trong khi đó, vụ Mỹ Lai vẫn không để cho chúng ta yên. Năm 1998, 30 năm sau vụ Mỹ Lai, cả nước lại chú ý đến tin về một người tên là Hugh Thompson. Thompson là một phi công trực thăng, được vinh danh là người đã cứu sống những người ở Mỹ Lai thoát khỏi sự tàn sát từ những đồng đội Mỹ. Câu chuyện được kể ở khắp nơi, ca tụng hành động anh hùng của Thompson ở trong “một trong những thời kỳ đen tối của quân sử Mỹ,” và còn thêm rằng “có một chút tia sáng là: câu chuyện ít được biết của Thompson.” Câu chuyện của Thompson quả ít được biết đến, nhưng hầu như lại còn ít được biết đến hơn nữa là cuộc thảm sát ở Huế đã xảy ra hai tháng trước cả vụ Mỹ Lai.
Sự thiếu tường thuật phải chăng bắt nguồn từ một quan niệm? Tôi không dám chắc như vậy. Tôi nghi ngờ rằng nhiều phóng viên trẻ hơn, trong khi biết rất rõ về Mỹ Lai, cũng biết khá nhiều về cái thời kỳ đen tối của Huế như dư luận chung. Có thể những phóng viên lớn tuổi hơn cũng vậy. Tuy nhiên, người ta muốn bỏ qua vì nghĩ rằng các phóng viên muốn giữ câu chuyện về Huế được chôn vùi giống như số phận các nạn nhân kém may mắn của nó. Một lý do để tôi nói lên điều này nữa là con số người chết trong nhiều báo cáo lại khác nhau, với vụ Mỹ Lai con số thường được gia tăng, trong khi đó vụ giết người ở Huế theo báo chí con số lại bị giảm đi.
Theo bản tin AP ngày 13 Tháng Ba, 1998, đánh đi từ Hà Nội nói về một cậu bé từng được Thompson cứu sống. Bản tin nói rằng tổng cộng có 504 người chết tại Mỹ Lai, theo con số của Việt Nam đưa ra. Trong khi đó bản tin của CNN nói về buổi lễ vinh danh Thompson ở Mỹ Lai lại báo cáo rằng xướng ngôn viên trong ngày lễ đã kể rằng “người Mỹ xâm lược đã giết hại 407 người” trong ngôi làng hẻo lánh, mà nay đã có một nhà bảo tàng trưng bày những hình ảnh về cuộc thảm sát.
Các bạn thấy đó, địa danh Mỹ Lai đã được liên hệ đến vụ thảm sát, nhưng Huế chỉ được coi như một ”bãi chiến trường” không nhắc nhở gì đến cuộc thảm sát thường dân bị Cộng Sản bắt ở thành phố này…
Porter đặt câu hỏi về những con số chính thức được đưa ra cho rằng có gần 5,000 người bị giết ở Huế. Không chỉ thắc mắc, ông còn viết rằng, “có những bằng chứng đầy đủ để kết luận rằng sự việc được mang đến cho công luận Mỹ bởi những cơ quan tuyên truyền của miền Nam Việt Nam và Mỹ không đúng với sự thật, mà ngược lại, đó là kết quả của một sự vận động chiến tranh chính trị bởi chính quyền Sài Gòn, được tô vẽ thêm bởi chính phủ Mỹ và đã được giới báo chí Mỹ chấp nhận mà không hề thắc mắc.”
Porter không chỉ là người duy nhất có học vị có cái quan điểm như vậy. Cũng có một số người khác như Grover Furr, một thành viên trong Phân Khoa Anh Ngữ của trường đại học Montclair ở New Jersey, nơi ông giảng dạy về chiến tranh Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo của nhà trường, ông đã nói rằng “cái gọi là cuộc thảm sát” chỉ là “ngụy tạo bởi CIA và tình báo của Nam Việt Nam.” Furr còn nói trong tờ báo rằng vụ thảm sát Mỹ Lai là “trên nguyên tắc, không phải là một ngoại lệ.”
Trong khi sưu tầm cho bài báo này, tôi đã điện thoại cho Furr và yêu cầu ông ta cung cấp những nguồn tin về lời tố cáo của ông. Ông đã viện dẫn bài viết của Porter. Câu hỏi đặt ra hôm nay là: Những sự tố cáo của Porter có được chấp nhận không cần phê phán của giới báo chí Mỹ không?
Những sử gia hàng đầu như Stanley Karnov đã từ lâu chấp nhận cái sự thật về cuộc thảm sát, trong khi đó cái dòng tin chính thống lại hầu như im lặng. Có lần tôi cố gắng nói với vị trưởng phòng của tôi ở New York để đưa tin về vụ thảm sát ở Huế, đã được bà trả lời rằng, “Các chàng trai của chúng ta đâu có làm chuyện đó,” – ý bà nói là các người lính My – như ám chỉ rằng bởi vì vụ thảm sát Huế được thực hiện bởi “những chàng trai của họ” chứ không phải là của chúng ta, nên nó chẳng xứng đáng để được đưa tin.
- Thêm vào đó, người ta cũng chẳng coi việc tàn sát ở Huế như là một tin tức sốt dẻo. Về việc này, tôi có thể hiểu được phần nào, qua công việc của tôi với AP, tôi đã phải đọc bảy tờ báo mỗi ngày. Trong 10 năm sau cùng, số lượng tin tức liên quan đến Huế có thể đếm được trên đầu ngón tay, hầu hết chỉ liên quan đến những cuộc giao tranh. Nếu chúng có đề cập đến vụ thảm sát thì cũng chỉ phớt qua. Một vài bản tin chỉ vắn tắt nói rằng chính phủ (Cộng Sản) Việt Nam ngày nay không muốn đề cập đến vụ giết người, một sự tránh né một cái tin quan trọng đối với họ. Điều này càng nổi bật khi ngày nay có nhiều viện bảo tàng ở Việt Nam được lập ra để đề cao cái mà nhà cầm quyền Cộng Sản gọi là “Cuộc Chiến Tranh Chống Mỹ…”
Sự thiếu đưa tin đã đi vào toàn thể giới truyền thông trong nước. Các độc giả và thính giả đã kết luận thế nào khi họ biết được sự việc đẫm máu ở Huế qua các nguồn tin khác hơn là từ giới truyền thông chính thống? Quả đã có nhiều nguồn tin khác, đặc biệt là hiện nay có rất nhiều người Việt Nam sinh sống tại Mỹ. Mặc dù tôi biết rằng điều này không ảnh hưởng đến tin tức, nhưng tôi cảm thấy những người tị nạn có thể đã hài lòng về sự tò mò của tôi ít ra là đối với một phần trong công việc của Porter.
Porter nhấn mạnh rằng những báo cáo ban đầu căn cứ vào những tài liệu bắt được của Cộng Sản mà các giới chức Mỹ đã diễn dịch ý nghĩa không đúng. Sự tranh luận của ông đặc biệt căn cứ vào câu “Chúng tôi loại trừ (eliminate) 1892 công chức.” Porter viết rằng “chữ ‘diết’ (hay diệt?) (có lẽ là ‘giết’- tác giả viết sai chính tả?) được dịch ra tiếng Anh là ‘loại trừ’ (eliminate) phải được hiểu có nghĩa là ‘tiêu diệt’ (destroy) hay ‘vô hiệu hóa’ (neutralize) theo nghĩa quân sự, hơn là mang nghĩa là ‘giết’ (kill) hay ‘thanh toán’ (liquidate).” Ông bạn Việt Nam láng giềng của tôi đã nói mà không hề biết nội dung bài báo nói rằng chữ ‘diết’ có nghĩa là “kill” (giết) hay “exterminate” (tàn sát). Porter thì giải thích rằng “loại trừ” (eliminate) không có nghĩa rằng các nạn nhân đã bị giết hại. Theo ông, họ có thể bị loại ra khỏi cuộc chiến vì bị bắt, bị thương, hay bị chết trong lúc giao tranh.
Ngoài những người Mỹ gốc Việt, các phóng viên ngày nay còn có những nguồn thông tin từ hàng ngàn cựu chiến binh đã tham gia trận đánh Huế có thể kể lại. Chẳng hạn như ông bạn hàng xóm của tôi, Dan Diridoni, nguyên là Hạ Sĩ Nhất của Tiểu Đoàn 9 Công Binh thuộc Sư Đoàn 1 TQLC. Ông đang giúp cho Jean Shellenbarger thu thập những tài liệu cho một cuốn sách viết về TQLC. Ông nhớ lại, “Một trong những điều buồn nhất mà tôi đã nhìn thấy là ở một ngôi giáo đường. Đó là đã có khoảng từ 100 đến 150 người đã bị thảm sát trong nhà thờ này.”
Ngoài ra, thời gian qua đã lâu và ngày nay nhiều hồ sơ mật về Huế cũng đã được bạch hóa. Chắc chắn các phóng viên có thể thu thập được nhiều thông tin về Huế căn cứ vào Bộ Luật Về Tự Do Thông Tin. Để thực hiện, họ có thể đặt câu hỏi một cách nghiêm túc rằng bộ máy tuyên truyền quân sự của miền Nam Việt Nam đã thổi phồng quá đáng sự tàn ác, hay đó là hành động điên rồ của binh lính (Cộng Sản) chứ không phải do lệnh từ Bắc Việt…
Trong sự nghiên cứu của riêng tôi, tôi đã tìm thấy một cuộc nghiên cứu trong năm 1970 của công ty Rand Corporation thực hiện cho chính phủ Mỹ liên hệ đến Huế. Trong số các báo cáo có đề cập đến một cuốn sổ tay của một cán binh đối phương đã tham gia cuộc hành quân ở Huế.
Theo các nhà nghiên cứu Rand, cuốn sổ tay đã nói đến cái “chiến thắng vĩ đại” mà trong đó “hơn 3,000 người của VNCH , kể cả vị phó tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, đã bị giết.” Nó cũng nói rằng, “toàn bộ hệ thống chính quyền bù nhìn từ xã lên tới tỉnh đã bị hủy diệt hoặc bị tan rã.” Cuốn sổ tay, theo cuộc nghiên cứu, bắt được vào ngày 22 Tháng Sáu, 1968, không bởi các lực lượng của VNCH, mà bởi các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ.
Tuy nhiên, những gì đã xảy ra ở Huế đó ngày nay vẫn chỉ là một công trình nghiên cứu cũ mốc đã 30 năm qua. Cựu Phó Tổng Thống Al Gore đã làm sống lại một niềm vui và như muốn mở lại cuộc điều tra khi ông trả lời phỏng vấn của tạp chí Rolling Stone trong cuộc vận động tranh cử tổng thống vào năm 2000. “Những ai trong chúng ta chống lại chiến tranh hoàn toàn sai lầm khi tin rằng Việt Cộng là một lực lượng cách mạng dân tộc muốn quê hương thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang. Họ hoàn toàn chỉ là một công cụ của Quân Đội Bắc Việt,” ông đã nói như vậy khi hồi tưởng thời gian phục vụ tại Việt Nam.
Mặc dù tin tức nơi các cột báo vẫn im lìm, nhưng đã có nhiều lá thư đôi khi xuất hiện trên các trang thư độc giả. Một thí dụ điển hình như trên tờ Register-Guard ở Eugene, tiểu bang Oregon, ngày 6 Tháng Hai, 1998, Donald May, tự nhận là một cựu binh của Sư Đoàn 101 Không Kỵ đã viết, “Vụ thảm sát Mỹ Lai vẫn còn là một nhắc nhớ ám ảnh đầy thất vọng, nhưng trong khi đó việc thảm sát ở Huế vẫn còn bị lãng quên bởi giới báo chí và dân chúng Mỹ vẫn chưa được biết đến.”
No comments:
Post a Comment