Tuesday, June 25, 2024

Chuyện Nhà Tôi

Mẹ tôi

Chuyện ông bà nội cắt cho mẹ tôi đất hương hoả làm nhà, để mẹ tôi lấy chồng làm náo động cả một vùng quê. Trong làng ngoài ngõ khen, chê. Người nhà thì xôn xαo tỵ пα̣пh. Nhà tôi chưα bαo giờ đông đủ đến thế, chẳng biết αi bắn tin, cho dù chẳng ρhải ngày giỗ tết mà các bác, các chú rồi cả các cô về tụ họρ rất đông đủ…

Họ còn về rất sớm chứ không như bαo năm nαy, cúng giỗ gần đến giờ ăn họ mới mò về.

Nhà chα tôi rõ đông αnh em, nhưng khi tôi lớn lên và nhận biết đầy đủ thì các chú, các bác, các cô tôi đã ăn ở riêng tây hết cả.

Nhà còn lại hαi ông bà nội già cả nghễnh ngãng. Mọi việc một tαy mẹ tôi cάпg đáng trông nom.

Chα tôi gần áρ út, nhưng mẹ tôi đầu đội vαi gánh như dâu trưởng trong nhà, cho dù chα tôi không còn nữα. Một năm nhà tôi có tới mười lăm cái giỗ lớn nhỏ. Đám cười, đám khóc người làng, họ tộc đều trông cả vào mẹ tôi.

Ông bác trưởng tôi giàu có lắm. Bác ở bên ρhố nhưng vợ chồng bác chả mấy khi về, nếu có giỗ chạρ đích thân ông tôi ρhải điện cho bác từ mấy hôm trước.

Ông bà vẫn kể cả nhà mỗi bác được học cαo nhất. Bác thoát ly rồi bỏ bẵng bố mẹ và đàn em. Bác giàu nhưng chỉ thu vén cho giα đình riêng, mặc cho bố mẹ vất vả lαm lũ.

Mấy nαy vợ chồng bác ngày nào cũng về từ sáng sớm. Bác gáι đi rα đi vào, mặt khó đăm đăm khi ông tôi ngồi nói chuyện rổn rảng với cάпh thợ xây nhà riêng cho mẹ con ngoài ngõ.

Ngày mαi nhà tôi có giỗ, Mỗi lần giỗ chạρ, mẹ tôi sắρ sαnh mấy ngày trước đó. Người dọn nhà, rửα trước bát đũα.

Đong gạo sắρ đỗ, gà qué nuôi sẵn trong vườn. Đến ngày là tôi cứ việc ngâm gạo, đãi đỗ rồi cùng bà nội thổi xôi, ông nội cắt tiết làm gà đâu đấy chờ mẹ tôi quα chợ muα thêm đồ về tự nấu nướng bày biện rồi chờ các chú các bác ở xα về.

Lần này khác mọi lần giỗ trước, trình tự thì vẫn thế nhưng các bác các chú xα gần mượn cớ nhà có giỗ về nháρ mấy hôm rồi. Họ nói ráo với nhαu ngày mαi nhân dịρ giỗ cụ sẽ họρ giα đình.

Ngαy buổi chiều trước hôm giỗ cụ. Ông bà tôi chỉn chu khăn đống, áo the. Bà tôi ngồi bên ông nội trên sậρ gụ. Chẳng đợi mời nhưng có mặt cả ông bà nội trong nhà là các chú các bác túα đến để ghαnh ghé kiện tụng nhαu.

Ông tôi hắng giọng Ьắt cả nhà trật tự. Sắc mặt ông không buồn, không vui, rất lãnh đạm và lạnh lùng. Ông bảo giá như bαo nhiêu năm nαy, việc chăm sóc chα mẹ mà các αnh chị săm sắn như việc trαnh chiα đất lần này thì quí hoá quá.

Ông còn nói thêm, đúng là người tα chỉ trαnh nhαu chiα tiền chiα bạc chứ chẳng αi trαnh nuôi bố mẹ già bαo giờ.

Đất làng Hoàng quê tôi xưα kiα rộng rãi lắm. Vườn nhà ông nội tôi rộng cả ngàn m2. Nαy ông tuyên bố cho bác trưởng và các chú mỗi người 200m2. Riêng bác trưởng được thêm cái nhà thờ gỗ. Hαi cô mỗi cô 100m. Còn lại ρhần hơn 300m thuộc về mẹ con tôi.

Bác dâu trưởng gào lên: Bố chiα thế là không công bằng! Chồng con là trưởng, thím ấy chồng đã cҺếϮ từ lâu, lại không có con trαi. Giờ thím ấy lấy chồng, mẹ xuất giá, con tá hơm, ông bà còn chiα đất cho thím ấy làm gì…

Chα tôi mất khi tôi mới vừα tròn bα tuổi. Mẹ tôi ở vậy nuôi tôi và chăm sóc bố mẹ chồng. Mẹ tôi cấy cả mẫu ruộng, chăn lợn, chăn gà, buôn thóc gạo hàng xáo, tần tảo tích cóρ để có tiền chi dùng việc nhà. Ông bà tôi đαu yếu luôn, mọi việc bên đây bề nọ đối nội đối ngoại mẹ tôi gánh vác hết vì các chú các bác ở xα, viện cớ rất ít về.

Ông bà nội tôi tҺươпg yêu và biết ơn mẹ tôi nhiều lắm, ông vẫn bảo với bà, nếu không có đứα con dâu này( ý nói mẹ tôi), tôi và bà trông chờ vào lũ con đẻ thì lẽ chưα rα đồng nhưng cũng cơ đơn và mệt mỏi rất nhiều. Vì cả tháng, cả năm, trừ ngày giỗ chạρ, gọi mãi các cô, các chú mới về, mà về thì chỉ ăn rồi bòn mót mαng đi.

Bác dâu trưởng vừα dứt lời thì chú út dưới chα tôi đã lên tiếng, chú cho rằng ông bà tôi cháu trαi đầy rα không tҺươпg đi tҺươпg đứα con dâu với cháu gáι. Rồi thì mẹ tôi và tôi đều lấy chồng, đất hương hoả sẽ sαng tαy người khác. Nào là ông bà lắm bạc nhiều tiền xây nhà cho thiên hạ ở.

Bà nội tôi nãy giờ im lặng, bỗng bà lên tiếng. Bà nói rằng bαo năm nαy hαi thân già là ông bà làm gì rα mà có đồng nào. Vườn tuy rộng nhưng cả năm chỉ vài buồng chuối còi với dăm bα buồng cαu điếc.

Tất tật mấy chục năm nαy ông bà nhờ cả vào mẹ tôi nuôi. Bà còn bảo, mẹ tôi tuy là dâu nhưng mẹ tôi tҺươпg ông bà thật dạ. Làng trên xóm dưới ông bà chả thuα kém αi.

Hαi thân già đαu ốm, con đẻ chưα mấy đứα muα Ϯhυốc thαng tẩm bổ, nhưng mình mẹ tôi lo ông bà không thiếu thứ gì. Bà kể trật trước bà ốm rồi ngã nằm liệt giường nửα tháng.

Ông cũng đαu lưng, chỉ mẹ tôi đêm hôm nâng giấc chăm bẵm đút cho bà từng thìα cháo, từng hớρ nước. Mẹ tôi tắm đẵm gội đầu cho bà lúc nào cũng sạch sẽ thơm tho.

Khi bà ngã Ьệпh, ông điện thoại cho bác cả, bác kêu bác đαng du lịch mãi Phú quốc. Gọi cho các chú chẳng một chú nào về. Giỗ chạρ thì chỉ vác mồm về ăn. Ông còn bảo thóc gạo không tự mọc ở ruộng, gà qué, hoα quả không tự lớn ở vườn mà cho lũ các người ăn.

Rồi ông tôi kể, lần ông ngã bất tỉnh ngoài sân, cũng mαy mà có mẹ tôi cõng đưα ông rα trạm y tế rồi Ϯhυốc thαng chăm bẵm ngày đêm. Từng bước ông tậρ đi, từng thìα cháo bón cho ông lúc ông bên giường Ьệпh là đứα cháu này chứ đâu có thấy thằng con trαi hαy đứα cháu trαi nào..

Ngày mαi mẹ tôi lấy chồng. Mẹ tôi lấy bác hàng xóm sάϮ nhà tôi. Ông bà tôi bảo bác ấy nhân hậu và Ϯử tế, mẹ tôi đúng là có ρhúc có ρhần.

Ông bà tôi sớm thông báo về ngày cưới củα mẹ. Ông bà đứng rα làm dăm mâm gọi là vừα lễ vấn dαnh vừα cưới luôn, các chú bác tôi không một αi đồng ý và về. Ông bà bảo chả cần thiết sự có mặt củα lũ con ghét người yêu củα ấy.

Đời này gặρ được con dâu như mẹ tôi là ρhúc ρhận củα ông bà. Cả thαnh xuân mẹ tôi tần tảo dành cho nhà chồng trong khi chồng cҺếϮ quá lâu rồi. Giờ ông bà đứng rα gả chồng cho mẹ cũng chỉ là đáρ đền lại tý chút công lαo củα mẹ.

Ông tôi còn bảo, mẹ tôi từ khi mới đôi mươi, bước chân về nhà chồng đến giờ lúc nào cũng sống đúng đạo làm con, thì chả lẽ ông bà từng này tuổi đầu lại không một lần sống đúng đạo làm chα mẹ.

Rắc rối chuyện đời.

Câu chuyện đã xảy ra năm 1976, cách đây đã 48 năm, trong “cái-gọi-là” trại học tập cải tạo vùng rừng núi Phước Long! Theo chân ngài Minh Tuệ thì đáng lẽ tôi phải buông bỏ nhưng có lẽ chính vì không thể buông bỏ hết nên tôi chưa thành chánh quả?

Chuyện rắc rối nguyên thủy là do cái tên của tôi. Từ khi sinh ra, và dĩ nhiên, trong giấy khai sinh, tên tôi đã có chữ “Z” sau chữ “D”. Sống gần 30 năm ở cả Hà Nội và Sài Gòn, vẫn không gặp rắc rối gì với cái tên “kỳ quặc” này. Cho đến năm 1975, sau khi Miền Nam bị “xập tiệm” thì tôi mới bắt đầu trải qua những kinh nghiệm không có cách giải quyết.

Một hôm, cán bộ quản giáo gọi tôi lên trình diện trại. Họ hằn học cho biết là tôi vẫn còn “ôm chân đế quốc”! Tôi không hiểu tại sao họ lại “đổ” cho tôi cái tội ôm chân đế quốc. Tôi nói là tôi không hiểu, xin cán bộ giải thích thêm. Ông cán bộ quản giáo đập bàn phẫn nộ hỏi là “Anh có ý gì mà thêm chữ “z” vào trong tên của anh. Trong tiếng Việt đâu có chữ này. Anh có ý chống đối nhà nước hả?” 

Thôi to chuyện rồi, toát mồ hôi! Chỉ vì mình có tên hơi khác lạ so với cái tên “Dương” bình thường mà bị cán bộ gán ghép cho hai cái tội: Ôm chân đế quốc, và chống đối nhà nước. Đúng là “miệng nhà quan có gang có thép”! 

Tôi ôn tồn giải thích là hồi tôi sinh ra, ở Hà Nội có phong trào thêm chữ Z này vào sau chữ D nếu cha mẹ đặt tên con bắt đầu bằng chữ D. 

Cán bộ đập bàn quát: “Tôi không cần biết tên ai thế nào nhưng hôm nay, tôi quyết định anh phải bỏ chữ đó ra khỏi tên của anh”. 

Tôi vẫn cố giải thích: “Thưa cán bộ, tôi thiết tưởng việc tôi có tên lạ như vậy đâu có liên quan gì tới việc tôi đang cố học tập tốt?” 

Cán bộ lại càng tức tối: “Anh còn ngoan cố nữa hả? Một lần nữa, tôi hỏi anh, hôm nay anh có chịu đổi cái tên đó không?” 

Tôi lại phải vớt vát: “Thưa cán bộ, tôi sợ rằng nếu hôm nay tôi sửa cái tên của tôi, nhỡ mai kia có cán bộ khác hỏi tôi tại sao tôi không khai trước sau như một – lúc mới vào trại thì khai tên khác, bây giờ lại khai tên khác? Thì tôi cũng khó trả lời”. 

Ông cán bộ có vẻ suy nghĩ nhưng vì đã lỡ ra oai nên vẫn đưa tôi tờ giấy bảo tôi viết xuống lời cam kết là kể từ hôm nay, tên của tôi sẽ không có chữ “Z”. Ông đứng dậy bỏ đi và hẹn nửa tiếng sau sẽ trở lại. (Có mỗi mấy chữ cam kết mà ông cho tôi tới nửa tiếng thì kể ra ông cũng rộng lượng!)

Tôi ngồi ngậm bút suy nghĩ cách trốn cái việc làm trái khuấy này. Chừng nửa tiếng sau ông trở lại thật. Thấy tôi vẫn chưa viết được chữ nào, ông nổi giận đùng đùng, tát vào mặt tôi một cái. Không chuẩn bị trước cho nên tôi lãnh đủ cú đánh hậm hực đó. Ông hỏi tôi: “Sao, bây giờ anh có chịu viết tờ cam kết không?” Lúc này tôi vẫn lắc đầu, biết là không sao giải thích hoặc tránh né gì được. Đành phải chờ đợi hậu quả vậy.

Quả thực, ông sai mấy người vệ binh lôi tôi ra khỏi phòng, trói tôi vào cái cột và đấm liên tục vào ngực, vào bụng, vào mặt tôi. Hồi còn trẻ, tôi có học võ vẽ vài ngón của hai môn võ Judo và Taekwondo nhưng hình như lúc này cũng không giúp ích gì cho tôi, chỉ còn cách nín thở, chịu đựng. Ngày xưa, ở trong các quân trường, sinh viên sĩ quan đều nhìn thấy khẩu hiệu “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” Hôm nay tôi vừa mất mồ hôi, lại vừa tốn máu!

Đánh đấm một hồi, tôi rũ người ra nên các anh vệ binh hình như không còn hứng thú nữa. Họ lôi tôi xuống “chuồng cọp” và thẩy tôi xuống đó.

Chuồng cọp là một cái hố đào bằng tay, chung quanh có kẽm gai, trên có một miếng tôn làm mái. Chiều dài không đủ cho tôi nằm, chiếu cao không đủ cho tôi đứng. Cứ phải lom khom như vậy. Một chút xíu sau, mệt quá, tôi đành phải ngồi bệt xuống. Khổ nỗi là dưới đáy chuồng cọp lại còn một ít nước mưa đọng lại! Bất cần, đau và mệt quá, tôi cứ ngồi trong tư thế nửa người khô, và nửa người ướt như vậy và thiếp đi.

Sáng sớm, họ đưa cho tôi một nắm cơm gói trong lá chuối xong xốc tôi lên mặt đất, dẫn tôi ra một đống củi của ai đó chẻ và bỏ dở. Các anh quản giáo bảo tôi chẻ tiếp đống củi này xong cho về trại. Nhìn quanh, chỉ thấy một lưỡi búa rìu, đã rỉ sét, rất cùn mà lại không có cán nữa! Đống củi còn lại đó chỉ còn những khúc cong queo, đầy mắt, có con rựa bén cũng khó mà chẻ, huống chi đang trong tình thế tay không! Tôi lại phải ngồi đợi cơn giận kế tiếp của những người quản giáo.

Một lúc sau, có một anh vệ binh đến, hất hàm hỏi tôi: Anh chẻ đến đâu rồi? Tôi phân trần: Tôi không có con rựa để chẻ, các anh chỉ cho tôi lưỡi búa này mà lại không có cán. Tôi không làm gì được. Tôi rất tiếc.

Anh vệ binh ngồi xuống bên tôi hỏi: Anh có biết bài hát Những Đồi Hoa Sim không? Tôi sợ đây là cái bẫy của họ cho nên giả vờ không biết. Anh vệ binh có vẻ thân mật nói: Anh không phải dấu tôi. Tôi biết là trong này, các anh ai cũng biết bài hát này mà. Tôi thấy thái độ của anh chàng này có vẻ vô hại nên tôi hỏi lại: Vậy anh muốn biết bài hát này làm gì? Anh chàng có vẻ tươi hơn một chút. Anh nói: Thực ra một tuần nữa, tôi được đi về phép, tôi muốn chép bài hát này về tặng vợ tôi. Ở ngoài đó ai cũng thích bài hát này nhưng không ai biết trọn lời của nó. Anh giúp tôi được không?

Cơ hội ngàn vàng đến rồi đây! Tôi nói nhỏ với anh, nếu anh cho tôi về trại với anh em, tôi sẽ tìm người bạn nào thuộc bài hát này, tôi sẽ viết lại cho anh.

Anh vệ binh đứng dậy, dẫn đường, đưa tôi trở về trại. Các bạn tôi ra dìu tôi vào láng, giúp tôi lau máu và bôi dầu lên các vết bầm tím của tôi.

Tối hôm sau, anh vệ binh trở lại, tìm tôi và đưa cho tôi cuốn vở học trò còn mới tinh. Anh nói anh chép lời bài hát vào đây cho “em”. Cố viết cho đẹp để em mang về tặng cô vợ mới cưới. Trời đất ơi, hôm nay anh chàng vệ binh này xưng “em” với tôi. Có thật không đây? Dĩ nhiên là bài Những Đồi Hoa Sim tôi thuộc lòng. (Lúc đó chỉ có bài hát nguyên thủy của Dzũng Chinh phỏng theo lời của bài thơ Màu Tím Hoa Sim của nhà thơ Hữu Loan.) Hai ngày sau đo, tôi nằm khểnh, nghỉ ngơi để “dưỡng thương”. (Cái tên của ông Dzũng chinh này cũng có chữ Z đấy, các ông cán bộ không thắc mắc gì được!)

Hai hôm sau, anh vệ binh trở lại tìm tôi, anh ấy mang theo một bịch nylon đựng một ít ruốc (thịt chà bông) và một bịch nhỏ khác, đựng một ít “mì chính”, một thứ phụ gia (bột ngọt) đáng quý của người miền Bắc. Tôi trao lại cuốn vở cho anh. Anh liếc nhìn thấy tôi trình bày rất đẹp, bài hát được viết nắn nót. Anh hài lòng lắm và cầm về.

Đấy âu cũng là câu chuyện rắc rối trong đời tôi nhưng nó cũng có cái kết đẹp vì sau trận đòn bắt tôi phải bỏ chữ Z ra khỏi cái tên của tôi, tên tôi được lan truyền trong giới quản giáo của trại. Khi cần đến việc làm tỷ mỉ, khéo tay là họ lại nhờ đến tôi. Tôi bao giờ cũng lợi dụng việc này, không bao giờ quên “mặc cả” đòi vài ngày nghỉ khỏi lao động trong rừng!

Các bác khi gửi tin nhắn cho tôi, xin nhớ là tên tôi có chữ Z đấy nhá!
(Hình minh họa lấy từ Internet)
Trời Mưa Bong Bóng

Từ đường Cao Thắng tôi cho xe rẽ vào Trần Quý Cáp. Con đường chạy đến công trường Con Rùa với hàng cây thẳng tấp, rơp bóng lá che. Những ngày tháng Sáu trời Sài Gòn đứng gió và hầm hập nóng. Tôi đi, nhưng cũng chẳng biết đi đâu? Thành phố rộng lớn với bao nhiêu con người, bao nhiêu xe cộ cũng là thành phố nhỏ hẹp, túng quẩn nhất. Con đường nào cũng giống con đường nào. Góc phố nào cũng na ná như nhau. Loay xoay là thất lạc, loanh quanh cũng chỉ ngần ấy phố đường. Sài Gòn đi thì không hết, nhưng chỉ quanh quẩn một lối về... Thành phố quen thuộc đến nhàm chán, hôm nay bỗng dưng có một khuôn mặt khác. Khuôn mặt của bịn rịn, của chia tay. Vài ngày nữa là tôi rời nơi này để về dạy học một thị trấn mới, một cuộc đời mới. Nơi tôi chưa từng ghé qua một lần, chỉ thấy trên bản đồ là cửa sông của vùng biển mặn...

Rồi không hiểu sao tôi lại rẽ xe vào Trương Minh Giảng như một phản xạ tự nhiên. Con đường quen thuộc của bao nhiêu lần qua lại, những ngày những tháng và năm. Con đường dẫn về ngã tư Yên Đỗ (Lý Chính Thắng bây giờ). Đang nắng trời Sài Gòn bỗng tối sầm. Mây xám ùn tắc một góc trời. Rồi bất chợt dưng không, mưa bắt đầu rơi hạt. Mưa càng ngày càng lớn và bao phủ cả phố đường. Tôi tấp vội vào một hàng quán bên đường. Quán nước là một chái nhà cơi ra vỉa hè góc đường Yên Đỗ và Trương Minh Giảng (Lý Chính Thắng và Trần Quốc Thảo ngày nay). Cũng có một vài người khách đi đường chạy vội vào đụt mưa như tôi. Chủ quán cà phê lề đường là một người đàn bà đứng tuổi, dáng nhanh nhẹn và vui vẻ. Tôi gọi một ly cà phê nóng và chọn chiếc ghế ngồi nhìn ra mặt đường... Sài Gòn buổi chiều mưa bao giờ cũng man mác lòng người. Những ngày tháng đổi thay, bộ mặt mới của Sài Gòn càng phủ thêm nét thống khổ, đìu hiu khó tả. Mưa tháng Sáu đang tầm tả rồi chợt thưa giọt, theo chiều gió nghiêng nghiêng. Mặt đường nhả hơi nóng, bốc theo từng vệt khói phủ thấp ven lề. Chợt đâu bong bóng nổi phập phồng khi những hạt mưa chạm xuống mặt đường. Mưa bong bóng nhỏ to. Bong bóng mưa cùng khắp. Trời mưa bong bóng... bong bóng phập phồng... Trời mưa bong bóng Sài Gòn!

Chừng như mưa bong bóng làm mưa đều hạt hơn và day dẳng hơn. Tôi ngồi ngẩn ngơ nhìn cơn mưa chiều Sài Gòn mà nhớ thương cơn mưa chiều với một người nào đó. Một người mới hôm qua mà sao lòng đã xa... Một người con gái có khuôn mặt đẹp và bướng bỉnh. Mái tóc dài luôn búi gọn bằng cây bút chì suốt quanh năm, cũng không làm giảm đi nét thanh thoát có chút bất cần của nàng. Người con gái thích bao che người khác hơn người khác che chở cho mình! Bốc đồng hơn con trai, nhưng cũng dễ xiêu lòng, tủi phận hơn con gái. Nàng sẵn sàng đứng phía ngoài mưa tạt để che cho bạn không lấm ướt mưa. "Em thích dầm mưa, thích ướt áo nên anh đừng lo ngại, thắc mắc...", nàng vừa cười vừa nói trong một buổi chiều hai đứa đụt mưa. Mái tóc vướng ướt cả khoảng lưng dài, nàng vẫn dành đứng phía ngoài sát mái hiên chùa trong con hẻm nhỏ. Buổi chiều mưa Sài Gòn tầm tã, dáng người con gái có chút buồn buồn có chút thơ ngây.

- Anh nhìn kìa, mưa bong bóng... Trời mưa bong bóng rồi kìa anh!

Quả thật bên ngoài trời chợt chuyển thành cơn mưa bong bóng. Thật lạ và thật đẹp! Không hiểu sao trước đó tôi chưa hề để ý đến những cơn mưa bong bóng. Hôm nay thì khác, bên cạnh người con gái xinh đẹp này, có lẽ mọi thứ đều trở nên thơ mộng và đáng yêu? Những bong bóng mưa như nhảy múa, vở tan trên mặt đường. Âm thanh cơn mưa như bài hát lúc bổng lúc trầm trong không gian thổn thức.

- Đố anh biết tại sao có mưa bong bóng?

Nàng vừa lắt tay tôi, vừa hỏi. Tại sao có mưa bong bóng, tôi chưa hề nghe và chưa hề biết về điều này? Mà nếu có biết, tôi cũng làm bộ nói không, để được nghe lời thỏ thẻ trả lời. "Anh thật không biết và cũng chưa hề nghe ai nói", tôi đáp lời.

- Là nước mắt của Chức Nữ thương nhớ Ngưu Lang, thương nhớ chồng con mình đó anh!

Tôi không biết có thật vậy hay không về câu chuyện giọt nước mắt của nàng Chức Nữ? Nhưng qua câu chuyện của nàng, tôi chợt thấy những hạt mưa bong bóng rơi buồn và đẹp hơn. Câu chuyện tình buồn của một tiên nữ và người trần gian, câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ... Vài ngọn gió làm cơn mưa chiều thoáng lạnh. Người con gái nhích lại gần tôi hơn. Gần đủ để tôi cảm thấy hơi ấm thịt da thơm ngát mùi con gái. "Hôn em đi anh", giọng nàng chơi vơi thoáng nghẹn. Nụ hôn dài, sâu như đóng kín mọi không gian chung quanh. Mưa thấm ướt môi hôn. Mưa thơm nồng hơi thở... "Đừng để em phải khóc vì trời mưa bong bóng nghen anh!", tiếng nói nàng có chút nũng nịu sau nụ hôn dài. Buổi chiều xuống thấp, cơn mưa bong bóng phập phồng, vở tan trên bờ môi người chất ngất

**** 
"Mưa ngày xưa, rơi trên đường vắng.
Mưa u hoài, vì mong dáng ai.
Mưa ngày xưa từng cơn thương nhớ,
mưa đâu ngờ chúng mình yêu nhau
......
Nhớ, nhớ mưa bong bóng, nhớ dáng em buồn nhớ lệ em tuôn.
Nhớ, nhớ mưa bong bóng, nhớ khi tan trường em sát vai anh..." (*)

Tiếng hát trầm bổng, pha chút khàn đục đầy nội lực và lôi cuốn người nghe từ âm vang đầu đến dòng chữ cuối. Tiếng hát như đưa tôi trở về một thuở nào ký ức của cơn mưa, mưa kỷ niệm... mưa bong bóng. Ngay cả nếu bạn chưa hề chứng kiến, chưa hề để tâm đến những cơn mưa bong bóng quê xưa cũng chừng như đang xuyên qua không gian, xuyên qua thời gian để được sống trong cơn mưa đầy ký ức. Cơn mưa bong bóng, cơn mưa ngày xưa một thời mới lớn, một thời biết nhìn mưa trong cơn mơ mộng đầu đời. Bài hát đưa chúng ta đi dài theo một cơn mưa xưa, một chuyện tình loáng thoáng trôi qua như những hạt mưa bong bóng phập phồng xinh đẹp, vội tan.

Buổi chiều nay, buổi chiều của cơn mưa tháng Sáu mịt mùng bão nổi. Tiếng hát như xô dạt tôi trở về của cơn mưa bong bóng ngày xưa, bên mái hiên chùa nhỏ. Không biết đã bao năm rồi tôi đã quên, đã khuất lấp đâu đó những điều không muốn nhớ. Dù biết nhớ đã khó, nhưng quên cũng không phải điều dễ làm... Thoáng đó mà đã cuối chuyến xe đời. Chuyến xe một chiều không có khúc quanh trở lại. Mỗi một cơn mưa mang theo một kỷ niệm. Và chừng như không một kỷ niệm nào có sự trùng lập bao giờ.

"Mưa ngày xưa, rơi trên đường phố
Mưa vô tình làm ướt áo em.
Mưa ngày xưa , từng cơn không dứt.
Mưa vô tình cho mình quen nhau..." (*)

Tôi không quen người con gái năm ấy vì bởi cơn mưa. Nhưng cơn mưa bong bóng tình cờ đánh dấu mối tình không trọn vẹn. Đã bao nhiêu năm rồi xa cách? Đã bao nhiêu năm rồi không gặp lại? Thời gian cứ như bao giọt mưa bong bóng phập phồng, vỡ tan. Không biết thời gian có lần nào khiến cho nàng khóc vì cơn mưa bong bóng năm nào? Mà chiều nay trong tiếng hát thiết tha của người ca sĩ nơi biền biệt quê nhà, tôi đã để mắt mình rưng rưng lệ. Không phải vì cơn mưa bong bóng. Vì hơn bốn mươi năm qua tôi chưa lần tìm thấy cơn mưa bong bóng trên khắp bước đường lưu lạc. Bao nhiêu cơn mưa xuống đời, tôi vẫn cố tìm. Cố tìm cơn mưa bong bóng ngày xưa. Nhưng chưa bao giờ tôi tìm thấy. Chưa một lần nào tìm thấy mưa bong bóng bao giờ! Có chăng hôm nay, tôi tìm thấy qua tiếng hát khàn đục đầy âm vực của kỷ niệm, của nhớ thương. Tất cả chỉ còn trong nỗi nhớ nhung day dứt, thoảng về làm tôi ngấn lệ.

Tình yêu không phải là thứ ngôn ngữ nói ra, mà là ngôn ngữ để giữ kín! Tôi đã chôn kín hình ảnh đẹp nhất một đời người. Bây giờ người con gái năm xưa đang ở đâu, sống ra sao trong vạn nẽo đường trần hệ lụy. Có còn nhớ cơn mưa bong bóng chiều nào nơi hiên ngôi chùa nhỏ? Có còn tìm thấy những cơn mưa bong bóng bên đời? Hay tất cả đã phôi pha, đã trôi theo những giọt mưa bong bóng một thời đã mất?

"Ai ngờ bong bóng vỡ tan, thôi rồi em đã sang ngang theo chồng.
Trời mưa bong bóng phập phồng em đi lấy chồng để khổ cho nhau.
Anh về ôm mối thương đau, em đi có nhớ mưa nào năm xưa.
Phải chi hôm ấy đừng mưa, phải chi hôm ấy đừng đưa nhau về..." (*)

Nguyễn Vĩnh Long
Durham, North Carolina

(*) Mưa Bong Bóng - nhạc Lý Dũng Liêm, thơ Nhật Kiên Hà
Ba Ơi, Trời Gió…

Hình minh họa: istock.com

Ông Hậu mở closet gần cửa ra vào lấy chiếc áo khoác vắt ra ghế sofa gần đó rồi lấy đôi giày của mình trên kệ giày dép đi vào. Ông vừa “thông báo” với Quỳnh con dâu là ông muốn đi dạo ngoài công viên, con dâu đứng trong bếp dặn dò:

- Ba đi chừng một tiếng về nhà ăn cơm là vừa, chiều nay chồng con đi làm về anh còn ghé tiệm thuốc tây lấy thuốc cho ba.

- Ba biết rồi…

Sau khi đội chiếc mũ beret đen lên đầu ông Hậu bước ra ngoài, thấy lòng thoải mái hẳn ra, ở trong nhà này toàn là “luật lệ” ăn cơm đúng giờ, đi ngủ đúng giấc, con dâu “kiểm tra” ông từng tí một “Ủa hôm nay sao ba tắm trễ, tắm vào buổi tối dễ bị cảm lạnh đó ba.” Con trai cũng “để ý” ông từng tình huống: -“Tối qua ba thức khuya quá, 12 giờ đêm con dậy đi tiểu thấy phòng ba còn sáng đèn. Ba nên ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe”. Ông có niềm vui với computer lúc đọc báo xem tin tức, xem you tube mọi đề tài, lúc nghe nhạc, lúc vào group trò chuyện với bạn bè gần xa, ngồi với computer cả ngày cũng chưa chán. Thế mà con cũng… phê phán.

Có lần ông vào bếp định lấy thứ gì thì con dâu… phát hiện ngay, nó thể hiện chủ quyền:
- Ba cần gì con lấy cho.

Ông khó chịu:
- Chẳng lẽ ba muốn lấy đôi đũa cái chén cũng phải kêu con…

- Con sợ ba chưa quen nhà, không biết chỗ nên con lấy giúp ba cho mau lẹ.

Lúc vợ còn sống ông đã thoải mái biết bao, dù hai vợ chồng chỉ sống trong căn phòng Apartment nhỏ, không nhà to nhà đẹp như của con trai. Ông muốn ăn ngủ, muốn làm gì trong nhà là quyền của ông. Khi bà lâm bệnh nặng trước khi qua đời bà đã khuyên ông nên về ở với gia đình Dũng đứa con trai duy nhất của hai ông bà cho thuận tiện và đỡ tốn kém. Ông thì vụng về, xưa nay toàn bà hầu hạ cơm nước, việc nhà ông không hề biết tới, bà lo ông sống một mình sẽ… khổ, sẽ đơn độc buồn chán, nhất là ông ở xa nhà con cả tiếng đồng hồ lái xe, nếu chẳng may ông có chuyện gì thì con cái không biết được. Thế là sau khi vợ mất ông đã về ở với gia đình con trai được mấy tháng nay.

Ông Hậu thong thả đi bộ tới công viên chỉ cách nhà chừng nửa mile, công viên đẹp với cỏ xanh, cây xanh, có hồ nước trong xanh nhởn nhơ đàn ngỗng bơi lội dưới hàng cây xỏa bóng mát mùa hè.

Ông Hậu rút chiếc iphone trong túi quần ra và bấm gọi cho ông Thuận một người bạn tốt tính hay đùa vui mà ông rất mến và chơi thân từ hồi trung học ở Việt Nam tới giờ cả hai cùng đầu bạc, cùng tuổi 75. Một công đôi việc ông Hậu vừa đi bộ thể dục vừa tha hồ tâm sự với bạn già mà không ngại con cái nghe thấy. Như mấy lần trước ông Hậu lại thở than bị tù túng, bị mất quyền tự chủ khi ở với con. Ông Thuận từ đầu dây bên kia lại an ủi và khuyên:

- Tôi nhận thấy vợ chồng thằng Dũng có chỉ huy gì ông đâu, có nặng nhẹ gì ông đâu. Chắc tại ông chưa quen khi sống với con và mặc cảm tự ái khi phải sống trong nhà con, phải nương tựa con lỡ khi trái gió trở trời. Bạn ơi, khi ta sống riêng thì quyền ta, ta làm chủ, nhưng sống với con cháu thì ta hãy theo nếp sống nhà nó cho đề huề vui vẻ nhé.

Rồi ông Thuận cười ha hả tiếp:
- Tôi đây, mất tự do từ khi thanh xuân mới cưới vợ về cho đến giờ vẫn chịu đựng được nè. Thấy mấy ông già Việt kiều độc thân tung tăng phơi phới về Việt Nam lấy vợ trẻ mà... ham.

Ông Thuận chưa nói hết ý bỗng tiếng phụ nữ réo ầm lên vọng cả vào phôn:
- Ông Thuận đâu rồi, cơm nước tôi dọn ra không ăn đi cho nóng sốt, cả ngày hết ôm cái computer lại ôm cái điện thoại.

Ông Thuận vội vàng xuống giọng nói nhỏ với ông Hậu:
- May quá chắc vợ không nghe thấy tôi vừa nói gì. Mình nói đùa cho sướng miệng chứ vợ nhà vẫn là nhất, dù mụ vợ tôi càng già càng khó tính, dữ như chằng. Tôi bị vợ quản lý mấy chục năm nay, ông mới về ở với con cái mấy tháng mà đã than mất tự do. Thôi, tôi cúp máy ăn cơm kẻo vợ cằn nhằn điếc cả tai.

Ông Hậu cất phôn vào túi và đi bộ vòng vòng quanh bờ hồ. Nãy giờ mải nói chuyện ông Hậu không để ý, bây giờ mới cảm thấy lạnh lạnh cả người, xem ti vi thời tiết hôm nay nhiều gió và lạnh vào buổi chiều, lúc nãy chuẩn bị đi ông đã cẩn thận lấy ngay cái áo khoác bằng da để ra ghế sofa cho khỏi quên thế mà… lại quên, đúng là tuổi già nhớ trước quên sau.

Ông Hậu bực với chính mình và tiếc rẻ giá mà mang theo áo ấm thì ông sẽ đi bộ thoải mái tận hưởng một buổi chiều đẹp dù trời nhiều gió. Gió thổi mạnh, cây cành vi vu theo chiều gió còn ông thì càng lúc càng lạnh, ông không chắc là có thể đi dạo tiếp trong công viên và đi bộ nửa mile về nhà. Đang lúc này thì ông nghe tiếng gọi vọng đến:

- Ba ơi…

Ông ngạc nhiên quay ra thấy con trai đã đậu xe bên lề đường và đang chạy đến, chẳng lẽ nó lại “chỉ huy” ông cái gì đây, chưa đến giờ ông phải về ăn cơm mà .

Dũng đến gần, trên tay cầm theo chiếc áo khoác mà ông đã để quên trên ghế sofa:

- Ba ơi, trời gió...

Ông Hậu khựng người lại ngạc nhiên, Dũng tiếp:
- Trời gió lạnh. Con đi làm về mở cửa thấy cái áo của ba ở ghế, biết ba đi dạo quên mang theo áo ấm nên con mang ra ngay cho ba.

Ông Hậu mặc chiếc áo khoác vào người, thấy ấm hẳn lên, cảm động nhìn con trai:
- Ừ, ba đang lạnh, may quá con đã giúp ba.

- Ba có muốn lên xe về với con bây giờ không?

- Đáng lẽ ba còn đi nửa tiếng nữa cho khỏe, nhưng thôi sẵn đây ba về với con luôn.

Lần đầu tiên ông Hậu không cảm thấy bị con “chỉ huy” khi ông nghe theo lời nó.

Về tới nhà, thằng cu Tí 5 tuổi chạy ra đón cha và ông nội, cu Tí hỏi:
- Ông nội đi ra park phải không?

Ông Hậu gật đầu thế là thằng bé phụng phịu:
- Sao ông nội không rủ cháu đi, cháu muốn ra bờ hồ chơi với mấy con ngỗng trong hồ.

Ông Hậu đã vài lần dắt cháu ra công viên, ông thì tản bộ, thằng cháu thì vui thích chạy tứ tung với những trò chơi của nó. Ông Hậu dỗ dành cháu:

- Hôm nay trời gió lạnh lắm. Mai ông cháu mình sẽ ra công viên.

Được lời hứa của ông nội cu Tí cười hài lòng. Nhìn nét mặt vui của cháu lòng ông Hậu vui theo, chiếc áo khoác chiều nay ông có thể quên nhưng nhất định chiều mai ông sẽ không quên lời hứa với cháu.

Con dâu đang sửa soạn dọn cơm ra bàn, Quỳnh khoe với ba chồng:
- Anh Dũng nói con làm món cá thu kho thơm cho ba. Anh nói ngày xưa má hay nấu món này.

Thì ra con quan tâm đến ông nhiều mà ông không nhận ra, có lẽ chỉ vì mặc cảm ở nhờ nhà nó sống nương tựa vào nó như ông Thuận đã nhận xét. Ông may mắn có đứa con trai hiếu thảo và con dâu hiểu biết, yêu chồng và nể nang cha chồng. Ông Hậu dịu dàng đáp:

- Trời lạnh ăn cá thu kho thơm ngon đấy. Ba không ngờ Dũng nhớ sở thích này của ba.

Con dâu nhớ ra:
- Ba, anh Dũng đã lấy thuốc refill về cho ba, lát ba nhớ uống thuốc.

Con dâu nhắc nhở ông uống thuốc chứ nó “chỉ huy” ông đâu. Ông Hậu trả lời như một đứa học trò ngoan:
- Ba nhớ rồi. Cám ơn con.

Ông đã cảm nhận ra tình cảm yêu thương của con trai con dâu và cả thằng cháu nội bé bỏng Cu Tí nữa, nó luôn quấn quýt bên ông.

Ông biết mình có lỗi, từ lúc về đây ở ông luôn bất bình với con, luôn nhận xét từng hành động lời nói của con dâu và con trai một cách ác cảm.

Ông Hậu thấy mình may mắn khi ông còn sức khỏe, được sống gần con cháu, nghĩ đến ông Thuận tuy than thở vợ dữ như bà chằng nhưng ông Thuận cũng may mắn còn vợ còn chồng lo lắng cho nhau trong khi nhiều người già bệnh hoạn ốm đau nằm một chỗ hay phải sống lẻ loi quạnh quẽ không có một tình thân bên cạnh.

Chiều mai dắt cháu nội ra công viên chơi ông Hậu sẽ gọi phôn cho ông Hậu kể lại tâm tình này.

Buổi tối ông Hậu vào xem computer, ông sẽ nghe lời con trai không thức quá khuya nữa. Con lo cho sức khỏe ông chứ nó có “chỉ huy” ông tí nào đâu.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Đường vui chung bước


Đôi bạn, tranh Nguyễn Đức Tuấn Đạt

Hai đứa cùng lớp từ tiểu học. Nhà Quỳnh Lâm ở gần sân vận động. Nhà tôi ở đường Quang Trung, gần trường Chấn Hưng. Hai đứa đến trường Nữ Tiểu Học từ hai hướng khác nhau. Vậy mà vẫn cứ đi vòng, để cùng đến lớp. Hai đứa vẫn thường tắm chung trước khi rời nhà. Quỳnh Lâm mặc mấy áo đầm kiểu trong báo Thằng Bờm, Thiếu Nhi. Ba tôi bảo thủ, cho tôi diện những kiểu đầm xưa lắc, xưa lơ. Có năm, kiểu áo đầm xoáy, tay cụt rất thịnh hành. Chị Thanh Tâm xin Mạ ra tiệm Ly Ly may cho tôi một áo. Nhưng Ba bắt phải cải biên, tức là phải dài quá gối (đâu còn thuộc họ mini jupe nữa đâu), và tay phải dài che cùi chỏ.

Mùa hè đỏ lửa, Ba ở lại Quảng Ngãi. Mạ đưa các con vô Sài Gòn, tránh lằn tên, mũi đạn. Mạ tôi dẫn tôi lên đường Nguyễn Thông, thăm gia đình Ba Me của Quỳnh Lâm. Gặp lại nhau, tụi tôi vui quá trời. Cuối hè, chiến cuộc dịu bớt. Ba kêu Mạ dẫn các con về lại Quảng Ngãi. Từ đó hai đứa mất tin nhau.

Bị đất Quảng Ngãi hất hủi, mùa hè 1976 Mạ cho chị Thanh Tâm dẫn mấy chị em vô Sài Gòn. Dù tôi không có “hộ khẩu”, chị Thanh Tâm vẫn tìm những trường nào “ngon” cho tôi học. Ban đầu chị chọn trường Gia Long cũ. Sau, chị xin cho tôi vào Marie Curie. Vào trường lớp mới, tình cờ tôi gặp lại Như Loan, một bạn cùng trường ở Quảng Ngãi ngày xưa. Như Loan đã ngồi chung với người bạn thân từ năm trước, ngồi cách tôi hai dãy ghế. Bởi thế, gặp “đồng hương” mà tôi vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Tôi được xếp ngồi cạnh Quang Ngọc Quyên, cô bé nam kỳ rặt, nói chuyện ngọt xớt. Ở Quảng Ngãi bạn bè thân, mày tao với nhau. Ở Sài Gòn, chỉ xưng tên. Có khi, xưng trò với tui. Một hôm giữa giờ ra chơi, tôi bắt gặp một khuôn mặt ngờ ngợ. Chỉ mấy giây sau, chúng tôi nhận ra nhau, Cẩm Vân, nhỏ bạn thân cùng lớp trưng Nữ Trung Học. Nơi “xứ người” có nhau, hai đứa mừng dễ sợ. Cẩm Vân học ban toán lý, gồ ghề quá trời. Giờ chơi, thỉnh thoảng tôi bỏ Ngọc Quyên, “đi hoang” qua lớp 11 C2, tìm Cẩm Vân. Cẩm Vân kể tôi nghe, đã gặp những người Quảng Ngãi nào ở Sài Gòn. Tôi vui mừng, chân cẳng quýnh quíu, khi Cẩm Vân hứa sẽ dẫn tôi đi gặp Quỳnh Lâm. Gặp lại nhau, tôi không hỏi có phải Quỳnh Lâm đã làm bài thơ tặng tôi trên báo Thiếu Nhi. Không quan trọng, chúng tôi có nhau, không sung sướng quá trời đất sao! Tôi học xong lớp 12 B1 ở Marie Curie. Quỳnh Lâm xong trung học ở Nguyễn Thượng Hiền. Hai đứa cùng nhau luyện thi vào đại học. Cùng đậu vào Đại Học Sư Phạm, khoa ngoại ngữ, vào lớp Anh 1B.

Quỳnh Lâm rất “tiên tiến”, đã là đoàn viên. Còn tôi, mấy năm đại học, anh Kiệt, bí thư chi đoàn của lớp, đề nghị làm cảm tình đoàn. Tôi không ưa vào đoàn, nhưng không dám từ chối thẳng, sợ bị trù dập. Tôi rỉ tai Quỳnh Lâm, nếu được, tôi sẽ cố gắng có cảm tình với mấy anh đoàn viên. Nghe đâu ba anh Kiệt “gộc” lắm. Tôi thi vào đại học với lý lịch “công nông”. Ba tôi làm ruộng. Mạ tôi là nội trợ. Tình hình tài chánh của gia đình gần như hoàn toàn suy sụp, sau khi nhà bị tịch thu. Mạ tôi vẫn chèo chống, cho tụi tôi không những chỉ đủ ăn, đủ mặc, mà nhiều khi ăn ngon, mặc đẹp nữa. Lúc có tiếp viện của anh Hải, chúng tôi lại mượt mà hơn. Anh Kiệt biết tỏng tôi không phải con nhà nông. Anh Kiệt kể ra nhân từ với đám năm đứa lóc chóc tụi tôi. Tụi tôi cúp cua giờ Giáo Học Pháp, đi xem xi nê. Tụi tôi chuồn giờ Chính Trị Học, ra ngồi tán láo ở sân giữa của khuôn viên trường. Năm đứa đặt mua ba ly trà đá, vài trái cóc xanh. Chọc ghẹo nhau, lâu lâu rú lên cười. Đang cười, sực nhớ, phải làm thục nữ, cả đám tắt tiếng cười cái phụp (mới mong “chống lầy” được). Con bé bán hàng đặt tên tụi tôi: Mấy chị có giọng cười cụt ngủn. Trốn giờ Tâm Lý Học, tụi tôi đi lậu qua bên Đại Học Tổng Hợp mua bánh bao. Vừa đi, vừa phân tích, ai là tuýp người đa sầu, đa cảm mélancolie, ai là tuýp người lửa rơm frêle. Anh Kiệt biết hết đó chứ. Anh khéo léo nhắc nhở, chứ chưa mạnh tay với tụi tôi bao giờ. Có lần, anh cho cả đám mượn máy cassette và một băng nhạc ngoại quốc.

Thuở ấy, máy và băng nhạc là một xa xỉ phẩm người người mơ ước. Năm đứa chúng tôi tụ trên lò luyện nhân tài của nhà tôi. Cái gác nhà tôi, mùa hè nóng ơi là nóng. Chúng tôi chụm đầu nghe và chép lại lời của những bản nhạc: Imagine, The End of the World, Words. Bản Down Town Petula Clark ca là một thách thức cho tụi tôi. Nhiều chữ ca sĩ hát nhanh quá, tụi tôi cứ phải nghe đi nghe lại hoài. Trong bản Play Me, Neil Diamond hát, có câu “ruột của tụi tôi: You are the sun, I am the moon, You are the words I am the tune,.. Thuở ấy, ai cũng “suy dinh dưỡng” nhạc trầm trọng. Cho nên bản nhạc Việt nào không tả cảnh đào kênh, vét mương, được đón nhận thắm thiết để hát công khai. Nhạc Anh, Pháp thì khỏi nói, làm mọi con tim non thổn thức, dù lắm khi chẳng biết bản nhạc nói gì. Sang Đức, có lần xem show của Neil Diamond trên ti vi, ông ca bài Play Me với một nữ ca sĩ khác, trông có vẻ kỳ cục sống sượng, tôi thất vọng não nề. Phải chi tôi không tình cờ xem được show đó, thì trí tưởng tượng, đôi khi hơi quá phong phú của tôi, vẫn dành cho bản nhạc bao hình ảnh đẹp đẽ, thơ mộng.

Trong lớp có nhiều nhóm nam, nhóm nữ. Tụi tôi năm đứa: Quỳnh Lâm, Lệ Hiền, Cúc, Thu Hảo và tôi, đã khắng khít nhau từ năm thứ nhất. Lệ Hiền và Thu Hảo chăm lo đời sống vật chất cho cả đám. Lệ Hiền làm lớp phó đời sống. Tôi vì vụ hộ khẩu lằng nhằng, nên chẳng bao giờ phiền hà Lệ Hiền về vụ gạo cơm mắm muối. Mỗi lần mua vải xong, Thu Hảo đảm trách “kinh doanh”. Bán vải xong, cả đám kéo nhau đi xi nê, đi ăn chè, ăn gỏi, ăn bao nhiêu thứ hằm bà lằng. Cúc tướng xì trum nhất trong bọn. Gia đình Cúc có vẻ rất khó với Cúc. Nhưng Cúc vẫn có những biểu hiện “cấp tiến” ngầm. Quỳnh Lâm xì xào:
– Coi! Con Cúc nó ghê chưa! Nó mặc áo, mà không xài xú xí gì cả.

Thu Hảo xinh nhất trong đám. Nhưng chưa chắc đã là cao thủ võ lâm, nếu đem so với cặp mắt lá dăm và nước da ngăm ngăm của Cúc.

Trong lớp Anh 1B, Hoàng và Linh dường như nhỏ tuổi nhất bên nam, tức là bằng tuổi tụi tôi. Tôi vẫn xem những người bằng tuổi như em út. Hoàng có mái tóc gợn sóng, hơi giống kép Minh Vương. Linh mang mắt kính, chính hiệu thư sinh bạch diện. Hoàng tính lau chau. Linh chẳng mấy khi thấy mở miệng. Vậy mà hai người lại chơi thân với nhau. Cùng một lúc, Quỳnh Lâm và tôi nhận được hai lá thư tình của Hoàng và Linh. Cả đám xúm lại phân tích mổ xẻ. Linh nắn nót trên vuông giấy trắng: Đêm qua nằm mộng gặp thương thương /Hai má đỏ au đẹp lạ thường.

Lệ Hiền cười hi hí:
– Kỳ cục vậy! Mặt thiếu máu của con Ngọc Thúy làm sao mà đỏ au được hả?

Tôi vừa quê, vừa bực, khi tụi bạn ghẹo tôi là thương thương. Thấy Linh từ xa, tụi nó rù rì:
– Chắc đêm qua nằm mơ gặp thương thương, nên hôm nay mặt mày hí hửng.

Tôi đâm ra khó chịu với Linh. Dầu nghĩ cho kỹ, Linh đâu có tội tình gì. Nhưng số phận của Hoàng thì “oan trái” hơn Linh trăm lần. Hoàng viết đôi lời thương mến bâng quơ, chưa lớn tội. Hoàng kết thúc lá thư tình bằng tựa đề của một bản nhạc: Sealed with a Kiss. Quỳnh Lâm nổi cơn tam bành lục tặc. Cả bọn cười bò lăn. Quỳnh Lâm mặt từ đỏ như vang, chuyển sang vàng như nghệ, khi tụi tôi lải nhải ca, Darling, I promise you this, I send you all my love... rồi cùng lên giọng, sealed with a kiss. Tụi tôi càng ca, Quỳnh Lâm càng tức tối lồng lộn, tung ra những “chính sách thù nghịch” đối với ứng cử viên. Thấy Quỳnh Lâm nộ khí xung thiên, tụi tôi càng mê bài hát dữ, I see you in the sunlight, I hear your voice everywhere... Hổng chừng Quỳnh Lâm đòi tru di tam tộc của Hoàng luôn. Năm 1995 tôi về lại Việt Nam lần đầu. Quỳnh Lâm và một số bạn bè rủ nhau họp mặt. Hoàng bấy giờ thành ông đại thương gia rồi. Tôi muốn ghẹo Quỳnh Lâm có xao xuyến tâm hồn khi gặp lại người xưa không. Linh bận rộn sao đó, không đến được. Uổng chưa, “thương thương” mặt vẫn thiếu máu như xưa, nhưng có mỹ phẩm hỗ trợ, không chừng cũng đẹp lạ thường chứ chẳng chơi.

Mấy năm ở trường Sư Phạm, Quỳnh Lâm lắm khi xất bất xang bang vì vai trò ông Tơ bà Nguyệt cho tôi. Quỳnh Lâm không chỉ mang thư lui tới, mà còn quản lý cả kho thư tình cho tôi nữa. Cứ như ngồi trên đống mìn nổ chậm. Mùa hè, khi về Quảng Ngãi thăm Ba Mạ, phải xa “người ấy” mấy tháng trường. Tôi viết sẵn thư, nhờ Quỳnh Lâm trao lại. Tôi nắn nót với cả tâm tình: Nơi đây không có biển, nhưng đêm đêm tôi vẫn nghe sóng vỗ trong hồn. Tôi nói thiệt đó chứ. Về thăm Ba Mạ thì vui sướng vô kể, tôi chỉ muốn ở luôn lại Quảng Ngãi. Nhưng cũng đôi phút trong ngày, tôi thấy mình ra ngẩn, vào ngơ. Hết hè, vô lại Sài Gòn. Buổi trưa cả đám quây quần bên mấy lon guigoz cơm trộn bo bo. Lệ Hiền nói:
– Nơi đây không có biển.

Cúc tiếp lời:
– Tao vẫn nghe sóng vỗ rì rào.

Tôi rên thầm trong bụng, thôi rồi, nàng tỉ tê không chỉ cho chàng nghe, mà cho cả đám bạn “yêu quỷ” nghe chung. Lúc nhờ Quỳnh Lâm đưa thư, thì thúc, thì hối, bắt chạy có cờ. Đến khi không thích nữa, cũng bắt Quỳnh Lâm phải đóng vai lạnh lùng. Thân chim xanh của Quỳnh Lâm bao lần xém thành chim mía, bị xỏ xâu đem nướng. Những năm cuối của thập niên 70, người Việt, ai nấy tự nhiên thành quân tử ăn chẳng cầu no. Quỳnh Lâm nhai bo bo dài dài. Vậy mà, tướng tá Quỳnh Lâm rất giống kiến càng, rất đô. Mỗi đứa có một chiếc xe đạp. Khi xe Quỳnh Lâm hư, thì tụi tôi phải tính toán ngoằn ngoèo. Từ ngã tư Bảy Hiền, Quỳnh Lâm tìm cách đến nhà Cúc ở Nguyễn Văn Trỗi, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Tôi từ Nguyễn Huỳnh Đức chạy tới Cúc. Từ nhà Cúc, Quỳnh Lâm đạp xe mini của Cúc. Còn tôi chở Cúc ngồi trước dàn ngang của chiếc xe “cuộc”. Cúc xì trum, tôi mới kham nổi. Chớ Quỳnh Lâm thượng lên, sợ gãy giàn xe. Mà sức lực qua cầu gió bay của tôi, đâu làm sao cho bánh xe lăn được. Xe “cuộc” cao nghều, mỗi lần muốn dừng xe, tôi phải tìm lề đường chống chân. Chở Cúc đi, tôi cho Cúc đo sân trường nhiều lần. Khi biết sắp té, tôi nhảy ra được. Còn Cúc, chịu chết, ê ẩm đầu đuôi thủ vĩ. Nhất là quê một cục với những khán giả tình cờ được chứng kiến màn xiếc ngoạn mục của chúng tôi. Bị té nhiều lần, Cúc không muốn cho tôi chở. Mà Cúc lại thiếu thước tấc để trị con ngựa sắt thể thao của tôi. Nếu Cúc đòi chở, tôi không đủ can đảm đưa thân chịu khổ. Cho nên, hễ Quỳnh Lâm không có xe, Cúc đành phải lao vào vòng tay của tôi, van xin tôi chạy cẩn thận.

Một lần, anh Dũng bạn học cùng lớp, ghé nhà Quỳnh Lâm để mượn bài vở. Quỳnh Lâm, mặc “quân phục”, đang lau nhà. Anh Dũng nhận vở trong tay xong, mới tức cảnh làm thơ: Người đi một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn kia mặc quần đùi. Quỳnh Lâm kể cho tụi tôi nghe, mà “hận thù” ngút ngàn. Quỳnh Lâm mau lớn (bề ngang) quá, nên hay mặc quần short (nghe êm tai hơn là quần đùi) ở nhà cho tiện. Chớ tôi, còn mấy cái áo đầm hồi lớp tám, mặc vẫn vừa. Chắc hồi đó Mạ tôi theo nguyên tắc con nít may ra. Chớ không lẽ từ lớp tám đến mấy năm đại học, tôi không lớn được tí tẹo nào sao!

Lên năm thứ tư, chúng tôi có giờ Văn Học Phương Tây do thầy Đức dạy. Thầy Đức du học từ Mỹ về. Thầy nói tiếng Anh như Mỹ, nghe lùng bùng lỗ tai. Thầy dạy hay ghê, mà nói chuyện đời cũng khỏi chê. Thầy cận thị nặng. Sau cặp kính dày cộm, ánh mắt của thầy đôi khi không... sư phạm mấy. Thầy tuổi trạc tứ tuần, vẫn còn lẻ bóng. Một trưa, sau khi đi lậu qua trường Đại Học Tổng Hợp ăn bánh bao, cả đám kéo nhau về phòng vệ sinh ở gần văn phòng khoa Ngoại Ngữ. Thường, tôi vẫn mang tiếng lề mề. Hôm đó, không hiểu sao, tôi ra trước. Gặp thầy Đức đang thơ thẩn trong sân. Thầy hỏi chuyện, trò trả lời. Hai thầy trò cứ giậm chân tại chỗ, xeo xéo trước nhà vệ sinh, hàn huyên. Bốn nàng lấp ló ở cửa, không dám ra. Tôi liếc liếc thấy tình trạng đau khổ của bạn bè, nhưng đâu có chước nào thoát đâu. Thầy kể về thời kỳ thầy ở ngoại quốc. Tôi chưa ra khỏi nước Việt Nam. Nhưng có nhiều tưởng tượng khi đọc thư và xem hình của ông anh gởi về. Thầy thông thái dễ sợ. Nói chuyện với thầy vui quá chừng. Khi thầy đi, cả đám phóng ra phỏng vấn tôi. Tụi nó thất vọng, câu chuyện thầy trò vô thưởng vô phạt, chẳng ăn cái giải gì cả. Phải chi tôi lanh hơn một tí. Hỏi kheo khéo, hông chừng thầy bật mí cho biết chút chút về bài thi. Môn học của thầy thuộc loại rất khó nuốt. Trước ngày rời Việt Nam, tôi đến từ giã thầy và nói đùa, xin gởi gắm đám bạn vàng lại cho thầy. Khi tôi đi rồi, Quỳnh Lâm viết thư tường thuật rằng, thầy chăm sóc Quỳnh Lâm hơi kỹ, làm Quỳnh Lâm nhiều khi muốn dựng tóc gáy.

Quỳnh Lâm và tôi lạc tin nhau nhiều năm. Lệ Hiền ở Úc. Cúc ở Mỹ. Thu Hảo thành trùm sách, giàu sụ. Về Việt Nam năm 1995, tôi chỉ còn Thanh Thúy. Dù Thanh Thúy không học chung ở Đại học Sư Phạm, hai Thúy vẫn rất chi là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Hai đứa thư từ chăm chỉ đều đặn. Thỉnh thoảng, tôi hỏi Thanh Thúy về Quỳnh Lâm. Nhưng xem ra bóng nhạn biệt tăm. Tối nọ, tôi rủ Thanh Thúy thả bộ lại khu nhà Quỳnh Lâm ở hồi xưa, thử thời vận. Tôi chẳng hy vọng gì. Tôi đoán, Quỳnh Lâm chắc không còn ở Việt nam. Chứ Sài Gòn bé tí như vậy, mà chẳng ai gặp Quỳnh Lâm. Hai Thúy giống như Từ Thức trở về. Con đường khu nhà đó, giờ đây tấp nập, hàng quán, cửa hiệu san sát nhau. Đầu hẻm nhà Quỳnh Lâm ngày xưa có tiệm phở với giai thoại lẫy lừng. Cậu con trai tiệm phở, tuổi đôi mươi, dáng người rất hiên ngang, có lẽ do ăn nhiều phở tái nạm gầu sữa béo, hay đứng phụ xắt thịt ở cỗ thớt to tướng. Có tiểu thư đài các nọ, sau khi thưởng thức một tô phở đặc biệt, khoan thai rời tiệm, sàn nhà trơn trợt, cô trượt chân ngã. Đông, tây, nam, bắc không có gì cho cô vịn, chỉ có công tử mặc xà lỏn phở đứng gần đó. Giây phút sinh tử, cô đâu kịp tính toán gì, cô túm lấy cái quởn của chàng. Theo luật sức hút trái đất, quần của chàng rơi xuống, dồn đống trên bàn chân chàng. Hình như chàng đứng đó mấy giây trong y phục chào đời. Từ đó, tiểu thư không dám đi qua khu vực “oan nghiệt”, không chừng từ bỏ luôn món phở ác ôn. 

Nghe Quỳnh Lâm kể chuyện phở, tôi muốn kiến kỳ hình chàng công tử phở. Mà chưa có dịp. Giờ đây tiệm phở đã được thay thế bằng một tiệm áo quần lộng lẫy. Trong hẻm thay đổi nhiều, nhà nào cũng mấy tấm (tôi mới học được từ mới, chữ tấm thay thế cho chữ tầng). Hai đứa đi, cứ nhìn lom lom vào từng nhà. May, mặt mũi hai đứa không đến nỗi gian tà. Chứ không thôi, chắc có người xua chó ra rượt. Đến trước căn nhà hai tầng, nhìn vào có hai, ba cô bé đang ngồi nói chuyện, trông quen quen. Thanh Thúy gọi:
– Em ơi, cho hỏi thăm một tí.

Một cô nhỏ đi ra:
– Ủa, chị Thanh Thúy. Cô nhìn qua tôi, ngờ ngợ. Chị Ngọc Thúy phải không?

– Ừ, Quỳnh Tương hả? Thanh Thúy hỏi.

– Dạ, đúng rồi.

Ba Me Quỳnh Lâm có già hơn xưa, hơn một thập niên rồi còn gì. Bầy em của Quỳnh Lâm đã lớn bộn. Quỳnh Diên gọi điện thoại báo cho Quỳnh Lâm. Khi tôi cầm điện thoại, phút đầu tiên, cả hai dường như khựng lại, không biết bắt đầu từ đâu. Hình như hai đứa đặt một câu hỏi... lãng nhách như sau:
– Ngọc Thúy đó hả? Tao đây.

– Quỳnh Lâm đó hả? Tao đây.

Quỳnh Lâm giờ đã ra riêng. Quỳnh Lâm kéo tôi về nhà để làm tiệc tái ngộ. Mấy bà chị chồng của Quỳnh Lâm họp khẩn cấp. Xem làm những món sơn hào hải vị gì đãi tôi. Mấy chị chưng hửng, khi tôi nói, tôi thích ăn khổ qua xào tỏi. Món này tôi mê theo Mạ tôi. Thấy Mạ thích ăn, thương Mạ quá, nên cũng thích theo. Dần dà, tôi thích món này thật. Quỳnh Lâm bây giờ gầy nhom, chỉ bằng phân nửa của đô lực sĩ Quỳnh Lâm ngày xưa. Hai đứa nói đủ chuyện, đầu cua, tai nheo. Tôi vừa xong đại học. Chưa thật sự bước vào trường đời. Quỳnh Lâm đã hơn mười năm kinh nghiệm gõ đầu trẻ, bây giờ đang là giáo viên của Trường Quốc Tế, ngon lành.
Quỳnh Lâm vẫn cứ lo lắng cho tôi như xưa. Năm 1999, trong chuyến công tác ở châu Á, tôi có đến Việt Nam, Quỳnh Lâm háo hức: “Mày về, trời có sập, tao cũng đi đón.” Tôi về tháng 11, trời trong, biển lặng. Nhưng Quỳnh Lâm bận bất ngờ, không đi đón. Quỳnh Lâm thành người quan trọng rồi. Quỳnh Lâm trao trọng trách cho phu quân. Tôi gặp anh Đức trước đó mấy năm. Chỉ nhớ, đó là một trang công tử, đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu. Nhưng tôi chẳng nhìn thấy anh giữa đám đông xa lạ. Đến khi tìm được tôi, thừa lệnh phu nhân, anh lùa luôn cả đám bạn lau nhau và tôi đến một tiệm ăn. Từ chỗ họp đâu đó, Quỳnh Lâm chốc chốc lại gọi điện thoại đến cho anh Đức điều khiển từ xa. Anh Đức ngồi chịu trận không biết bao lâu, nghe bốn cô nói những chuyện đầu Ngô, mình Sở. Tối mịt, Quỳnh Lâm mới tới được, cứu bồ cho anh Đức.

Quỳnh Lâm cứ chiều chuộng tôi một cách quá đáng. Nghe tôi đến nhà, trong tủ lạnh đầy mít, mãng cầu, chôm chôm, nhãn. Quỳnh Lâm mau mắn trong vai trò làm thư ký, hẹn hò cho tôi, tìm gặp bạn bè cũ, người quen theo đơn đặt hàng của tôi. Lần nào về, tôi cũng nằng nặc đòi Quỳnh Lâm dẫn đi mua sách và mua nhạc. Hai đứa tới tiệm bán dĩa nhạc quen lớn của anh Đức, say sưa lựa. Tiệm dĩa hơi chật cho nên khách vào tiệm, gần như chung vai, sát cánh nhau mà ngồi. Biết vậy, nên tôi cũng không rầy rà gì, khi có người kéo ghế đẩu ngồi sát lưng tôi. Khi tôi trọ trẹ:
– Quỳnh Lâm ơi, mày lấy dĩa này chưa? Có bài Đừng Lừa Dối Nhau, Ý Lan ca, nghe nhức nhối.

– Ủa, chị Thúy, nãy giờ ngồi cạnh đây mà không thấy chị Thúy và Quỳnh Lâm. Anh Đức ngạc nhiên.

Thì ra, quá sức chú tâm vào “nghệ thuật”, nên không ai để ý đến “nhân loại” chung quanh. Sẵn gặp kho bạc, Quỳnh Lâm ưu ái dành cho phu quân cái danh dự thanh toán tiền bạc và rinh đống dĩa về nhà. Quỳnh Lâm nói, để tụi mình còn đi chợ Bến Thành mua quà nữa chứ. Ban đầu tôi định mua ít muỗng sứ để ăn bún phở. Dùng muỗng kim loại làm giảm đi hương vị của thức ăn. Không biết tự lúc nào, tôi đâm ra tẳn mẳn trong nghệ thuật ẩm thực. Chắc là một trong những hiện tượng của mùa thu cuộc đời. Uống nước suối, nước trái cây trong ly thủy tinh mới ngon. Uống trà trong tách sứ nhỏ mới đậm đà. Có lần, nói chuyện chơi với cô bạn đồng nghiệp cùng phòng. Tôi kể, nhà có khách, chồng tôi thảy ra bàn một mớ cốc sứ Villeroy & Boch để uống bia. Tôi thấy vừa tiếc cho cốc, vừa tội cho bia. Bia thì phải uống trong ly thủy tinh cao, to, ít ra phải 300ml. Còn mấy cốc sứ nõn nà, phải để ôm lấy hương ngào ngạt của cà phê. Cô bạn đồng nghiệp là luật sư, lớn hơn tôi vài tuổi, gốc Singapore, sống lâu ở Anh quốc, chồng là bác sĩ người Đức. Máu Âu trong cô mạnh hơn máu Á. Cô bạn đồng nghiệp cười cười:

– Thúy à! Em đừng bận tâm, khi ông xã xài ly tách lộn xộn. Cứ tưởng tượng đi, nếu ông xã em nốc bia thẳng từ trong chai, say ngà ngà, lấy chai bia gõ đầu em, biểu em đi tìm đồ nhắm, lúc đó, em sẽ làm gì?

– Ơ, chị nói cũng phải. Hình như tính em hơi khó không phải chỗ. Rốt cuộc, chỉ làm khổ mình thôi. Tôi gật gù.

Tôi sắm một mớ chén, bát, dĩa sứ Minh Long có mẫu đám cưới Việt Nam. Tôi thích mua ít đũa mun đẹp. Hai đứa thấy hàng đũa có nhiều kiểu mẫu hàng thật đẹp, mà cô hàng mặt mày... bà la sát quá trời. Tôi rờ rờ mấy đôi đũa. Quỳnh Lâm rụt rè:
– Đũa này bao nhiêu một chục đây chị?

Tôi nghĩ thầm, thuờng thì Quỳnh Lâm ăn nói có khẩu khí lắm. Sao hôm nay lúng búng trong mồm, nghe như có... khẩu trang.
– Một trăm tám. “Mụ” bán hàng hét giá.

Tôi tính nhẩm, không biết có nhầm không, tức là gần 30 Đức mã. Thôi đi Tám, đũa mun chớ có phải đũa trầm, đũa quế đâu. Tôi khèo khèo Quỳnh Lâm tính tịnh khẩu và chẩu.
– Ưng bao nhiêu thì trả mở hàng cho tui một tiếng! “Mụ” ra lịnh.

Thiện tai! Thiện tai! Hai ba giờ chiều, mà mụ còn đòi mở hàng. Hai đứa phải hết sức cẩn thận để bảo toàn tính mạng. Quỳnh Lâm lễ phép:
– Dạ, tám chục được không chị?

– Mở hàng gì mà đập đổ vậy! Hai chị có hàng đem bỏ sỉ tui. Giá đó, bao nhiêu tui cũng lấy. Trả thêm một tiếng nữa coi. Mụ đanh đá.

– Dạ, hàng của chị thì đẹp thiệt nhưng tụi em không đủ tiền. Một trăm nha chị.

Thôi, tránh voi chả xấu mặt nào. Hai đứa thiếu đường muốn co giò chạy trốn như trong bài hát Hai Chú Gà Con.
– Thôi, tui bán lỗ để mở hàng đây. Mụ xỉa xói, tay đưa nắm đũa.

Tôi kính cẩn đưa tay đón. Quỳnh Lâm lập cập trả tiền. Hai đứa gần như bay ra khỏi chợ. Hú hồn, hú vía. Về đến nhà, tôi thấy bộ đũa vẫn đẹp, đem ra săm soi, mới hay là bà la sát chỉ đưa có 9 đôi đũa rưỡi. Mụ sư tử cà chớn vô cùng tận.

*
Từ khi trần gian có mặt thư điện tử, tụi tôi liên lạc với nhau hầu như hằng ngày. Thường, tụi tôi viết tiếng Việt không dấu. Khi nào có chuyện quan trọng, sợ hiểu lầm, tụi tôi chêm tiếng Anh trong ngoặc đơn. Một lần Quỳnh Lâm viết: “Anh Duc thich may lam”. Tôi nghĩ bụng, anh Đức kín đáo thiệt. Lúc tôi ở Việt Nam, anh có bao giờ tỏ lộ chút gì để ý đến tôi đâu. Chưa kể, anh có đủ lý do, để không ưa tôi. Vì tôi, Quỳnh Lâm “đì” anh, bắt anh làm trăm công, nghìn chuyện ruồi bu, kiến đậu. Anh gan cùng mình đó chứ! Dám nói với phu nhân rằng, anh thích bạn của phu nhân. Tay hảo hán chứ chẳng chơi. “Anh Duc khen may dep”. Tôi chớp chớp mắt làm duyên, mặc dù chỉ có mình tôi ngồi trước máy tính. Tuổi đời ngày càng mênh mông. Lời khen hiếm hoi như lá thu trong mùa đông. Ủa, có lúc nào anh Đức nhìn tôi kỹ kỹ chút chút đâu, mà có được nhận xét này. Chắc là anh nói không đúng với sự thật. Hề chi! Một lời khen khéo, dù khác với sự thật, vẫn hơn là không có lời nào. Quỳnh Lâm viết tiếp: “ma lai re nua”. Hồn tôi đang trên mây, tưởng tượng mình là mỹ nhân, rớt xuống đất cái bịch. Cái gì! Bộ ảnh gan hùm sao, dám đưa ra nhận xét này. Anh muốn nói là tôi ăn mặc hay ăn nói rẻ tiền đây. Bất kể là ý nào, tôi phải ba mặt một lời, làm cho ra lẽ, chớ ăn nói vậy là... dễ xa nhau lắm đó. “Gap ai anh cung khoe”. Máu Trương Phi trong tôi từ từ hạ xuống. Ơ, bé cái nhầm. Mừng hụt rồi. “May” đây không phải “mày”, là tôi, mà là “máy” chụp hình tôi mua từ Đức về. Thôi thì thôi thế, kiếp sau xin chớ làm người, làm ca-me-rá được chàng care hơn.

Tính tình Quỳnh Lâm thiệt thà như đếm. Đếm như sau: một, hai, ba ...chín, mười, bồi, đầm, già, ách. Tôi có người quen sơ sơ ở Đức về Việt Nam. Tôi nhờ anh ta mang về cho Quỳnh Lâm một chút quà. Gặp gỡ thăm hỏi xong, Quỳnh Lâm nhờ anh cầm qua cho tôi ít quà. Quỳnh Lâm hỏi anh có thể nhận bao nhiêu. Anh nói giơn giỡn: “Bao nhiêu cũng được, miễn dưới 10kg.” Thế là Quỳnh Lâm giả mù sa mưa. Rinh tới một thùng quà độ 9 kg, nhờ anh vác qua Đức cho tôi. Nhờ “đức” thiệt thà của Quỳnh Lâm, mà tôi có thêm mớ sách và băng nhạc. Quỳnh Lâm thuộc tuýp việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Thật ra, Quỳnh Lâm không nhác việc nhà. Nhưng phu quân của nàng quá siêng, quán xuyến mọi việc, cho nên Quỳnh Lâm còn thì giờ, đi vác ngà voi. Quỳnh Lâm sẵn sàng lo toan mọi việc tôi nhờ, hoặc không dám nhờ. Ngoài những “dịch vụ” cho đời sống vật chất, Quỳnh Lâm luôn hăng hái trong công tác “tư vấn” về những tục lụy trần gian. Những lần gặp gỡ nhau, Quỳnh Lâm vẫn hay “răn bảo” tôi. Quỳnh Lâm không phải là “nghị gật” của thời sinh viên nữa, chiều lòng tôi mọi điều. Quỳnh Lâm giờ thành bà giáo già, nghiêm khắc nhắc nhở tôi làm người lớn. Tiểu học, trung học, đại học, trường đời... chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng chứng kiến sự trưởng thành của nhau và sự khôn lớn của chính mình phần nào qua sự quan sát của nhau.

Khả năng viết đọc tiếng Việt không dấu trong email của Quỳnh Lâm xem ra cũng loạng quạng như tài nghệ chạy xe gắn máy của nàng. Nhưng lúc nào tôi cũng hiểu thông-điệp-giáo-dục của Quỳnh Lâm. Tôi bây giờ đã lớn, hay ít ra phải lớn cho bằng Quỳnh Lâm. Hai đứa đã cùng những bước đi từ thuở còn thò lò mũi xanh.

Hơn bốn mươi năm sau, dù không gian cách trở, tôi vẫn thấy được hình ảnh của đôi bạn Quỳnh Lâm - Ngọc Thúy tiếp những bước đi trên con đường vui trước mặt...


– Hoàng Quân

Trích lời ca trong các nhạc phẩm:

Sealed with a Kiss by Peter Udell & Gary Geld
Play Me by Neil Diamond
TUỔI GIÀ, KHI THIẾU MỘT NGƯỜI BẠN ĐỜI.

Trong cuộc sống, nhất là khi về già, một trong những điều quan trọng nhất, đó là có cho mình một người bạn đời. Nếu người ta không may, vì mộ lý do nào đó, ví dụ như ly hôn, hay một trong hai người kia ra đi quá sớm, mà phải sống cuộc đời còn lại một mình đơn lẻ, thì quả là một điều bất hạnh.

Bởi vì, người bạn đời là một trong những yếu tố quan trọng, để quyết định cho bạn có một cuộc sống trong quãng thời gian còn lại, hạnh phúc và viên mãn kể cả khi bạn nghèo, thậm chí nó còn giúp cho bạn kéo dài thêm tuổi thọ.

Thật vậy, các bạn thử nghĩ xem, khi con người ta bắt đầu bước sang cái tuổi xế chiều, với những năm tháng của cuộc đời, mà phải sống trong cô đơn và im lặng, thì sẽ buồn như thế nào.

Đến bữa ngồi ăn một mình, và tối đến đi ngủ cũng một mình, đêm đêm khi tỉnh giấc, nhìn sang bên cạnh cũng chẳng có ai, sáng sáng tỉnh dậy, cũng vẫn chỉ một mình...thì đó là một điều đáng sợ và buồn tủi.

Cuộc đời này, người sống bên bạn lâu nhất, không phải là bố mẹ và con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè, càng không phải là đồng nghiệp hay người yêu, mà chính là người bạn đời. Đấy mới thực sự là người duy nhất chung sống bên bạn suốt đời.

Bạn bè, dù có chân thành đến mấy, cũng không thể ở bên bạn mãi mãi. Bố mẹ, dù có tốt đến mấy, cũng không thể sống với bạn cả đời. Con cái, có thân thương là vậy, cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn, rồi cũng có lúc chúng vỗ cánh bay đi, để có một cuộc sống riêng.

Anh em, dù có là máu mủ ruột thịt thân tình, cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày, cũng không thể chăm sóc bạn những khi "Tối lửa tắt đèn". Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn thường gọi là bạn đời, mới có thể chung sống và bên bạn lúc sớm chiều.

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi nhìn thấy những cụ ông, cụ bà với mái tóc bạc phơ, dắt tay nhau từng bước đi bộ trên đường, tôi rất ngưỡng mộ.

Lúc đó, tôi mới hiểu được rằng, con người ta có được những khoảnh khắc hạnh phúc như vậy, họ đã phải cùng nhau trải qua không biết bao nhiêu những sóng gió gian truân của cuộc đời, để rồi, họ vẫn còn ở bên nhau, tay nắm tay, và cùng nhau đi nốt quãng đời còn lại, cho đến hết cuộc đời của mình.

Đừng vì một điều gì trong cuộc sống, mà đánh mất đi người vợ hay người chồng của mình, người mà hằng ngày vẫn hết mực yêu thương mình nhất. Vì suy cho cùng, họ mới chính là người sẽ ở lại bên bạn, và sống với bạn trong cuộc đời này.

Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời của mình, và trân trọng những gì mình đang có khi còn có thể !!!


Kỹ sư gốc Việt đã từng giúp Obama quyên góp bạc triệu từ bỏ đảng Dân Chủ, qua ủng hộ Trump

Một kỹ sư gốc Việt đã từng giúp Barack Obama quyên góp hằng triệu mỹ kim tuyên bố "ly dị" đảng Dân chủ, qua ủng hộ cựu TT Donald Trump.

Trong một buổi phỏng vấn trên chương trình Jesse Watters Primetime của đài Fox News, bà Allison Huynh đã giải thích nhiều vấn đề trong những năm gần đây dẫn đến chuyện bà từ bỏ đảng Dân Chủ.

Bà Allison Huỳnh là người tạo dựng nên công ty Willow Garage, một công ty chế tạo người máy robotic cùng với chồng cũ là Scott Hassan, một kỹ sư điện toán của hãng Google. Hai vợ chồng bà Huỳny đã từng rổ chức những buổi ăn guyên tiền tranh cử cho cựu TT Obama trong đó người tham dự đóng từ 50,000 tới 100,000 một phần ăn.

"Giống như trong bất cứ trường hợp ly dị khác, không phải chỉ có một lý do mà là nhiếu chuyện dẫn đến kết quả ly dị cuối cùng," bà Allison Huỳnh giải thích trong cuộc phỏng vấn với Jesse Watters, người điểu khiển chương trình.

Đang sinhh sống tại tiểu bang California, bà Huỳnh cho biết đảng Dân Chủ quá chú trọng đến những mục tiêu sai lầm, thay vì lo kiểm soát "tội phạm và làm cho nơi dân cư sinh sống an toàn hơn."

"Những vấn đề chúng ta cần kiểm soát là các tội phạm tàn bạo đang tràn ngập đường phố San Francisco, những người vô gia cư chích ma túy, phóng uế ngay trước mặt tôi và các con tôi, và để cho các tội phạm vô cướp bóc hàng quán, chợ búa làm cho những cơ sở thương mại này phải đóng cửa."

Bà kỹ sư đã từng tổ chức quyên góp cho Obama, bây giờ tự nhận là một người độc lập, không theo đảng chính trị nào hết, nói với phóng viên báo New York Post là mới đây bà tham dự một cuộc quyên góp cho Donald Trump tại Mar-a-Lago và bà rất "ngạc nhiên" khi được tiếp chuyện với cựu TT Trump. Bà cho biết ông Trump rất "linh hoạt, vui vẻ và thông minh."

Bà cho biết thêm, "Tôi rất thích khi thấy ông Trump rất thông suốt về mọi chuyện đang xảy ra trong nước và trên lãnh vực kinh tế. Ông ấy thông suốt mọi chuyện quan trọng trong đời sống: giáo dục, - các con cái của ông đều được giáo dục tốt,- chống tội phạm, di trú và thương mại."

Nhiều nhà tài trợ thuộc đảng Dân Chủ cũng đã lên tiếng sẽ ngưng ủng hộ TT Joe Biden.

Ông Jacob Helberg, cựu tài trợ đảng Dân chủ, mới đây tuyên bố bầy giờ ông sẽ ủng hộ TT Trump. vì ông đã thấy rõ "đảng Dân Chủ đang bị phe cực tả hướng dẫn đường lối hành động.

Monday, June 24, 2024

Các sắc màu cuộc sống Canada

Bản sắc quê hương Việt là gì ?(tt)
Ngoài cái mặc, ngoài lời nói còn phải kể đến cái ăn thường ngày.
.
Những người xa quê cố gắng giữ lại hồn quê trong từng món ăn, những quy tắc mà ông bà ta đúc kết và sử dụng từ bao đời nay.

Khi còn ở Việt Nam, tôi luôn muốn vợ tôi và các con giữ đúng cách nấu nướng của từng món.

Ví dụ canh bí đỏ phải có cây rau ngổ, canh su hào phải có lá thì là, nấu canh bí xanh nhớ đừng nêm nước mắm để không bị chua ...

Thiên cư qua vùng đất mới này thật khó để giữ lại cái hồn của món ăn mà tôi đã được ông bà tôi hay cha mẹ tôi nấu cho ăn.

Ở đây làm sao kiếm được con cua đồng để nấu bát canh rau đay?
Khó mua được quả cà để muối ghém. Thậm chí hạt gạo cũng chẳng dẻo thơm như ở quê.

Muốn ăn chén cơm tấm khi không mua được tấm thì đành vo gạo rồi dể khô chà mạnh cho vỡ đi.

Thế đấy, những khó khăn để gìn giữ bản săc quê hương thật nhiều. Tuy vậy chúng tôi vẫn cố để duy trì càng lâu càng tốt vì những điều tôi thấy tại đất nước này làm tôi e ngại.

Trẻ con Việt sinh ra tại đây không muốn ăn nước mắm, chúng chỉ thích mùi thơm của bơ sữa.

Cha mẹ chúng muốn nấu nướng có mắm sẽ bị chính chúng phản bác.

Rất may cho gia đình chúng tôi là các con tôi mới thiên cư qua đây nên chúng chỉ ăn món Việt.

Vậy nhưng đến đời cháu của tôi thì sao?

Nó có còn thích món phở không và nếu chúng tôi không đạy dỗ chỉ bảo, chúng có thể biết được hương vị thực sự của Phở, bún bò Huế,hay mắm kho không khi mà các nhà hàng Việt ở đây nấu món Việt cho người Canada ăn??

Có một hôm chúng tôi nấu phở và mời cha Sở đến ăn cùng.

Ông ngạc nhiên nhưng không nói khi chúng tôi bày ra 1 chén nhỏ đổ tương vào đổ thêm tương đỏ và gắp từng miếng thịt bò chấm tương ăn riêng.

Ông cố gắng làm theo từng động tác và thưởng thức. Sau này ông tâm sự rằng bây giờ ông mới thực sự thấy cái ngon của phở. Vì trước đây vào nhà hàng, ông múc tương cho thẳng vào tô phở nên chỉ thấy cái ngọt của tương.

Giờ đây ông phân biệt được nước lèo phở nấu xương ống khác với xương đuôi.

Thật hạnh phúc khi món ăn quê hương được đón nhận một cách chân tình từ một ngoại nhân.

Tôi không phản bác các món ăn mới nhưng sự thêm thắt vào có thể phá vỡ cái truyền kỳ từ cha ông,

Ví dụ : tôi chưa bao giờ ăn bún bò tái, tôi không thấy ngon khi ăn bát bún riêu mà có tiết rồi thêm cục chân giò lại chêm vài lát chả ...

Tôi nhớ bát canh bún đỏ có rau muống và rau rút chần sơ trộn lẫn.
Tôi thích cái bánh gai gói trong lá chuối khô thơm thơm.
Cái bánh dày nhân đậu ăn thật thích.
Ở đất nước này sao kiếm được.

Thôi thì cố gắng duy trì sự hiểu biết ở thế hệ con tôi và mong rằng đến đời cháu mình nó không say Hi khi gặp mình, mà chúng sẽ khoanh tay cúi đầu chào: con chào ông bà.

Rảnh thì chia sẻ tâm sự, gạch đá nhận hết.

Chỉ mong có ý kiến phản biện. Thân!

Canada Ngày cuối Xuân 2024
FB Nguyen Hiep


Ảnh sưu tầm 


Blog Archive