Song Chi
…nếu cả dân tộc không làm gì, chỉ ngồi chờ đợi, hết chờ cho đảng cộng sản thay đổi, lại mong chờ Mỹ giúp một tay, thậm chí mong cho Trung Quốc sụp đổ trước để chế độ cộng sản Việt Nam sụp theo, thì cái ngày ấy chắc là… còn lâu lắm
Theo dõi từ các hoạt động "kỷ niệm, chào mừng" của nhà cầm quyền Việt Nam cho đến tin, bài của người Việt trong và ngoài nước về ngày 30 tháng Tư năm nay sẽ thấy hơn hẳn từ quy mô cho đến số lượng. Các báo, đài lớn ở bên ngoài như BBC, RFA, Người Việt… còn tổ chức mời mọi người viết bài về ngày này. Cũng dễ hiểu. Năm nay là đúng 40 năm xảy ra biến cố lớn nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại : 30/04/1975-30/04/2015.
40 năm đối với lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc là một quãng thời gian ngắn như một cái chớp mắt, nhưng nếu so với dòng chảy hối hả của thế giới thì 40 năm qua biết bao sự kiện lớn lao đã xảy ra. Quan trọng nhất, cả một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũ đứng đầu là Liên Xô đã sụp đổ, thế giới không còn chia thành hai phe cộng sả n-tự do đối đầu nhau nữa.
Trên thế giới bây giờ cũng không còn là sự đối đầu hay chiến tranh về ý thức hệ mà là tôn giáo với những mối nguy từ các lực lượng Hồi giáo cực đoan, hoặc cạnh tranh về vị trí địa chính trị , về quyền lực trong đó Trung Quốc đã kịp thời trở thành một cường quốc rủng rỉnh tiền bạc, không ngừng gia tăng sức mạnh quốc phòng và ấp ủ một tham vọng quyền lực to lớn là một mối nguy khác…Trong cái dòng chảy đầy ắp sự kiện ấy, Việt Nam 40 năm qua đang đứng ở đâu, tiến hay lùi, nằm trong luồ ng hay ở ngoài rìa ?
Câu hỏi đầu tiên 40 năm ai nhớ ai quên ?
Đối với đa số người Việt sống ở trong nước, nhất là thế hệ lớn lên hoặc sinh ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, có lẽ cái ngày này cũng chỉ là một dịp lễ, mấy năm gầ n đây lại được nghỉ ngơi dài ngày h n trước kia, tha hồ vui chơi, xả hơi…Đối với cái số đông luôn tự dặn mình đừng quan tâm đến chính trị ấy, chiến tranh trong quá khứ hay mọi nguyên nhân, hệ quả từ đó, thực trạng hay thậm chí cả tương lai đất nước…dường như họ đều muốn gạt bỏ sang một bên cho nhẹ đầu. Họ còn phải chạy theo cơm áo gạo tiền hàng ngày, lo vun quén cho bản thân, gia đình, rồi tương lai của con cái, tuổi già…Họ không muốn nghĩ, muốn nhớ nhiều.
Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam và phần lớn những kẻ hưởng bổng lộc lớn từ chế độ này thì không quên. Mỗi lần 30 tháng Tư về là một dịp để nhà cầm quyền tìm mọi cách nhắc nhở với người dân những "chiến công" lẫy lừng đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, thống nhất đất nước củ a đảng cộng sản. Khi thực tế Việt Nam hôm nay về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, chất lượng sống của người dân… đều tụt hậu quá xa ngay cả so với các nước trong khu vực, chứng tỏ sự thất bại không thể bào chữa, đổ thừa bằng bất cứ lý do nào của đảng cộng sản trong 40 năm cầm quyền sau chiến tranh, thì họ càng phải bám vào những "chiến thắng, chiến công" trong quá khứ để tiếp tục lừa dối người dân về tính chính danh, vai trỏ không thể thay thế của đả ng cộng sản.
Những người lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hôm nay, một mặt thì quỵ lụy, mong đợi vào sự phát triển trong mối quan hệ với Mỹ để có thể nhờ Mỹ mà khống chế phần nào mối nguy bị xâm lược từ Trung Quốc, nhưng cứ hễ có dịp là lại tưng bừng kỷ niệm thời đánh Mỹ . Một mặt thì họ kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ , mặt khác, tiếp tục ăn mừng chiến thắng. Cứ thử nhìn vào "8 công trình Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành mừng 40 năm thống nhất" (báo VietNamExpress) chẳng hạn, hết 5 công trình là ghi nhớ chiến công cách mạng. Thực chất là sự lãng phí tiền bạc, cứ tìm mọi cách vẽ vời để ăn vào ngân sách, vào tiền thuế của nhân dân.
Ở một đầu cực khác, những người không thể quên là những người của "bên thua cuộc" cùng con cháu của họ. Những con người còn sống sót sau những năm tháng trong các trại học tập cải tạo, bị cưỡng chế nhà cửa, bị lùa đi kinh tế mới, bị mất sạch tài sản sau những đợt đổi tiền hay đánh tư sản mại bản, những tháng năm đói rách, bị phân biệt đối xử theo chủ nghĩa lý lịch, rồi sống sót sau những chuyến vượt biển kinh hoàng và bắt tay làm lại từ đầu trên nước người…Họ , gia đình họ, con cháu họ tất nhiên chưa quên.
Nhưng ngày càng nhiề u những thành phần khác trong xã hội, từ thái độ bàng quan về chính trị, không nghĩ ngợi nhiều về cái ngày 30 tháng Tư hàng năm, thậm chí vui mừng, kiêu hãnh ban đầu do được tuyên truyền, đã dần dần mất vui, cay đắng, chua xót, thậm chí ân hận.
Họ là những người đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh đánh lại Mỹ và miền Nam ruột thị t, đã góp phần tạo dựng nên cái chế độ này. Và khi thông tin đa chiều cũng như thực tế xã hội giúp họ thức tỉnh, để nhận ra mình bi lừa, dân tộc này bị lừa, con đường đi của đất nước dưới sự cầ m quyền của đảng cộng sản đã hoàn toàn sai lầm ngay từ đầu cho đến tận bây giờ, không chỉ đã gây ra những hậu quả khủng khiếp cho đất nước, dân tộc mà còn đẩy Việt Nam bị lệ thuộc nặng nề về mọi mặt vào Trung Quốc.
Họ là những người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên dưới mái trường xã hội Việt Nam, bản thân và gia đình hoàn toàn không dính dáng gì đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đã thấy, đã nhận ra. Có thể nhìn thấy sư đa dạng ấy từ xuất thân của các tác giả trong loạt bài viết về ngày 30 tháng Tư năm nay hay trên các trang mạng xã hội.
Càng nhìn thấy thực tế xã hội Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước khác, sự phát triển, mức độ văn minh, đời sống tự do dân chủ no ấm bình an của người dân các nước, người Việt càng ngậm ngùi thương cho số phận của Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Cũng có nhiều người tỏ ý chê trách người Việt Nam sao cứ mãi gậm nhấm quá khứ, nuôi giữ thù hận, sao không biết hòa giải hòa hợp, bỏ qua tất cả để bắt tay xây dựng đất nước, hoặc ngạc nhiên sao nhà nước này hòa giải với Mỹ với Tàu còn nhanh và dễ hơn với chính đồng bào mình ?
Thông thường trong đời sống của một cá nhân, người ta sẽ dễ quên đi quá khứ hơn khi nào cái hiện tại tốt đẹp hơn, hoặc chí ít cũng không tệ hơn. Mở rộng ra một dân tộc cũng không khác.
Từ những người phải chịu thiệt thòi trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay khi bản thân hay gia đình họ từng đóng góp xương máu cho chế độ này nhưng lại bị gạt ra một bên, bị đối xử bất công trong khi những kẻ cơ hội, không đổ một giọt máu nào lại leo sâu trèo cao hưởng mọi phú quý, cho đến nhữ ng người mà gia đình thuộc về bên thua cuộc, phải bỏ nước ra đi… Tấ t cả có lẽ sẽ vui lòng chấp nhận những mất mát, thua thiệt, đau khổ của cha ông, gia đình mình, nế u 40 năm qua đảng cộng sản thực sự đưa Việt Nam trở thành một nước giàu mạnh trong khu vực, độc lập về chính trị, toàn vẹn về lãnh thổ ; ngưở i dân ngay cả nếu chưa được được hưởng mọi quyền tự do dân chủ 100% nhưng chí ít, được sống trong no ấm, thịnh vượng, xã hội công bằng và tôn trọng luật pháp (như dân Singapore chẳng hạn). 40 năm qua người Việt Nam không phải vẫn tìm mọi cách bỏ nước ra đi, và khi đi ra bên ngoài không phải nhục nhã vì cứ mỗi lần thế giới đưa tìn về Việt Nam là toàn những tin tức không hay… Nếu được như thế, tin rằng người Việt sẽ bỏ qua mọi nỗi niềm cá nhân, cùng hợp sức với đảng cộng sản để xây dựng đất nước.
Đến tận bây giờ , với những ai có hiểu biết, tất cả "công trạng" của đảng cộng sản mà họ luôn tuyên truyền hết cỡ là dối trá, là bóp méo lịch sử . Sự thật về "cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền từ tay thực dân Pháp", vì sao phải dẫn đến 9 năm chống Pháp, tên gọi, mục đích, ý nghĩa thực sự của cuộc chiến tranh đánh Mỹ , hay có cần thiết phải thống nhất bất chấp cái giá phải trả là quá đắt, cái sự thống nhất ấy có phải là mong muốn của dân miền Nam và thống nhất để làm gì khi đất nước như ngày hôm nay v.v… Và tất cả những điều mà đảng cộng sản Việt Nam lâu nay đang làm thực chất đi ngược hoàn toàn với lý thuyết xã hội chủ nghĩa, lý thuyết cộng sản chủ nghĩa, hay những lý tưởng mà họ rêu rao lúc đầu sẽ xây dựng một xã hội dân chủ gấp ngàn lần xã hội tư bản, một xã hội làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu…Bây giờ những cái "đổi mới" trong kinh tế, đời sống xã hội lại chính là tự sự sửa sai, đi lại con đường làm ăn kinh tế thị trường tư bản mà họ đã phá bỏ trước đây, đánh Mỹ để bây giờ lại quay sang cầu cạnh Mỹ …
Chính tất cả những nghịch lý ấy làm cho nỗi đau trong lòng những người Việt đau đáu với thực trạng đất nước càng thêm đau, càng thêm ân hận, tiếc nuối, phẫn nộ …
Và cũng vì vậy mà người Việt chưa thể quên ngày 30 tháng Tư. Ngay trong những người đã rời nước ra đi từ lâu, có một đời sống ổn định, thoải mái ở nước ngoài, có ai bắt họ phải ngày đêm theo dõi tình hình ở Việt Nam, phải khổ tâm ?
Còn nói đến chuyện vì sao 40 năm kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc mà vẫn không làm được thì lại càng dễ hiểu.
Thực sự thì giữa người Việt với nhau, chẳng có gì phải hòa giải hòa hợp cả. Chỉ có đảng cộng sản mới phải hòa giải hòa hợp với dân tộc Việt Nam vì mọi sự chia rẽ, mất mát, thương đau là do đảng cộng sản gây ra. Nhưng liệu đảng cộng sản có thực lòng muốn hòa giải hòa hợp và liệu người dân có chấp nhận, khi mà cái đảng cầm quyền ấy vẫn là một đảng độc tài toàn trị, tham nhũng lộng quyền, tàn phá đất nước, hèn với giặc ác với dân, tiếp tục để mất dần lãnh thổ lãnh hải vào tay Trung Quốc ?
Có lẽ chỉ khi nào đảng cộng sản sụp đổ, một chính thể mới tự do dân chủ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập được thiết lập thì mọi chuyện tức khắc được hóa giải.
Cũng như chỉ khi nào đất nước thoát khỏi cảnh tụt hậu về mọi mặt như hiện nay thì khi ấy người Việt mới thôi viết về những nỗi đau của ngày 30 tháng Tư .
Nhưng nếu cả dân tộc không làm gì, chỉ ngồi chờ đợi, hết chờ cho đảng cộng sản thay đổi, lại mong chờ Mỹ giúp một tay thậm chí mong cho Trung Quốc sụp đổ trước để chế độ cộng sản Việt Nam sụp theo thì cái ngày ấy chắc là… còn lâu lắm. Thậm chí có khi không còn một nước Việt Nam nữa !
Nguồn: Thông Luận
No comments:
Post a Comment