Saturday, November 19, 2022

Giới Tài Phiệt Tinh Hoa Thoái Hóa Hoa Kỳ

Đỗ Ngọc Hiển
Cựu Giáo Sư Kinh Tế Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
(Biên khảo)

LỜI MỞ ĐẦU
Kính thưa Quý vị đồng hương thân mến,

Từ lâu lắm, người viết cứ nghe thấy nhiều người đồn đại về nhóm “Tài Phiệt Hoa Kỳ” giàu có và quyền lực. Họ là những ai và mọi biến cố chính trị kinh tế và quân sự trên khắp thế giới đều đổ lên đầu họ và cho họ là thủ phạm gây ra, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.

Chiến tranh Việt Nam, đế chế cộng sản Nga Xô tan rã với bức tường Bá Linh sụp đổ, các cuộc chiến tranh vùng Trung Đông như ở Iraq, Afghanistan, Kuwait và các cuộc đảo chính và nội chiến trong nhiều quốc gia trên toàn cầu đều cho là có bàn tay phù thủy lông lá của nhóm “tài phiệt Hoa Kỳ” nhúng vào, là chủ mưu hay khuyến khích. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay không phải là một ngoại lệ.

Nhiều người còn cho rằng những biến cố trên xảy ra không phải là ngẫu nhiên mà đã nằm trong chính sách và kế hoạch của nhóm tài phiệt Hoa Kỳ từ nhiều năm trước đã được nghiên cứu bởi các trung tâm nghiên cứu (Think Tanks) chiến lược như viện Brookings, công ty Rand do nhóm tài phiệt chỉ đạo.

Chủ đề này cứ làm người viết thắc mắc hoài và nhiều quý vị đồng hương, kể cả người viết, sự sụp đỗ miền Nam Việt Nam, 1975, do nhóm tài phiệt Mỹ chủ trương qua chính quyền Mỹ, vì không còn là con tốt cần thiết cho quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á nữa.

Thật may mắn, người viết mới tìm đọc được một sơ đồ của nhóm “Tư Bản Tinh Hoa Hoa Kỳ” phác họa những liên hệ trong nhóm này trong cuốn sách “Tinh Hoa Thoái Hóa” (Elite Deviance) của tác giả David R.Simon.

Thực là khủng khiếp! Đó là một mạng lưới liên hệ hổ tương làm ăn của không biết bao nhiêu công ty kinh doanh giàu có, các tổ chức, định chế, cơ quan truyền thông đại chúng, các đại học, công ty luật pháp, các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, chính quyền và đảng phái chính trị v..v.. bao trùm sinh hoạt của toàn thể xã hội Hoa Kỳ. Xin xem sơ đồ đính kèm.

Rất tiếc, mạng lưới liên hệ làm ăn chằng chịt, nhưng tổ chức rất khoa học của các thực thể (Entities) trên đây do nhóm “Tài Phiệt Tinh Hoa Thoái Hóa” Hoa Kỳ ngày càng trở nên thoái hóa và biến thái không mang lại sự phát triển kinh tế, an ninh và hòa bình cho Hoa Kỳ nói riêng và cho toàn thế giới nói chung mà người viết đề cập trong bài biên khảo này.

A- Lý thuyết “Tinh Hoa Thoái Hóa” (Elite Deviance)
của nhóm “Tài Phiệt Tinh Hoa Hoa Kỳ” (A theory of Elite Deviance)

Trong mọi hình thức, sự thoái hóa của nhóm Tinh Hoa hiện nay là một vấn nạn quan trọng trong xã hội Hoa Kỳ và trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là có một sự nhất trí thế nào là thoái hóa. Ý niệm làm sai (wrong doing) của nhóm tinh hoa, tội ác của giới chỉ huy (white- collar) và những khái niệm tương tự là mục tiêu cho các cuộc tranh luận trong những Khoa Học Xã Hội (Social Sciences) hiện nay. Các nhà Hình Pháp Học (Criminologists) và các sinh viên chuyên học về Công Lý Tội Phạm (Criminal Justice) cá nhân chỉ chú trọng tới các Tội Phạm Cá Nhân (Individual Criminals) trong các cuộc nghiên cứu. Hệ thống công lý tội phạm đã được thiết lập nhằm bảo đảm các quyền của những bị cáo và không tìm ra những nguyên nhân hay phương thức để ngăn cản các hành động tội phạm. Như là kết quả của những thiên kiến trong xã hội Hoa Kỳ, các khoa học xã hội chỉ đặc biệt chú trọng tới những tội ác cá nhân, quyền hạn cá nhân và các trường hợp cá nhân. Đặc biệt đây là trường hợp tội phạm trên đường phố (chẳng hạn giết người, trộm cướp, cướp bóc gia cư và hảm hiếp) được chú trọng nhiều bởi các cơ quan thực thi luật pháp như cảnh sát, tòa án, nhà tù v..v.. Tội ác đường phố cũng được đặc biệt chú tâm bởi các nhà hình pháp học và các ngành công lý tội phạm (Criminal Justice).

Điều này không có nghĩa là tội ác thành phố không quan trọng, nhưng thực ra tội ác đường phố, tội phạm có tổ chức (Organized Crime) và sự thoái hóa, biến chất của giới tinh hoa liên hệ mật thiết với nhau. Thực ra vấn nạn tội phạm tại Hoa Kỳ bắt rể từ một hệ thống trong đó các tội phạm đẳng cấp xã hội thấp, tội phạm có tổ chức, khu vực công tham nhũng và các công ty thoái hóa cộng tác với nhau vì mục đích lợi ích và quyền lợi.

Từ đó giả thuyết rằng tội phạm và sự thoái hóa của giới tinh hoa là một khuôn mẫu xã hội, là một hiện thực. Điều này có nghĩa là các yếu tố xã hội tạo ra tội ác bởi các cá nhân và các tổ chức. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong xã hội Hoa Kỳ chính là Cơ Cấu Quyền Lực (Power Structure) tại Hoa Kỳ.

B- Cơ Cấu Xã Hội Hoa Kỳ: Giới Tinh Hoa Quyền Lực
(The US Social Structure: The Power Elite)

Quan điểm cơ cấu xã hội Hoa Kỳ mà mọi người đều ủng hộ do cố tác giả C. Wright Mills đã đề xuất. Ông cho rằng những cơ cấu định chế chính yếu của đời sống Mỹ tạo ra giới tinh hoa quyền lực của các công ty lớn nhất, chính quyền liên bang và quân lực.

Các định chế có thế lực này do nhóm tinh hoa lãnh đạo, những người mà địa vị của họ trong công ty mang lại cho họ sự giàu có, quyền lực và uy thế của bất cứ vị thế nào trong quốc gia. Ở dưới giới tinh hoa quyền lực này là một nhóm công ty truyền thông đại chúng phụ. Nguồn quyền lực của truyền thông là những thông tin tách biệt rõ ràng giữa giới tinh hoa và giới bình dân trong xã hội Hoa Kỳ. Một nhóm báo chí lớn tại Hoa Thịnh Đốn hằng ngày chờ đợi những tuyên bố từ nhóm tinh hoa chính trị. Ngoài ra, 90% các tin tức thương mại được truyền đạt trên hệ thống truyền hình ở những giờ cao điểm được bảo trợ bởi 500 công ty lớn nhất của quốc gia.

Thế giới kinh doanh, chính trị vá quân sự liên hệ với nhau theo nhiều cách. Phần lớn các thành viên trong nội các là những người giữ chức vị cao trong các công ty lớn và trở lại sau khi dã thôi phục vụ trong chính quyền. Nhiều quan chức ở Ngũ Giác Đài, dân sự và quân sự sau khi về hưu đều làm cho các công ty sản xuất khí giới.

Những liên hệ hổ tương này có nghĩa là sự thoái hóa hay biến chất trong nhóm tinh hoa thường liên quan tới hai hay nhiều tổ chức, nghĩa là một hay nhiều công ty với một hay nhiều cơ quan công quyền. Quyền lực và tài sản tư nhân tập trung trong tay giới tinh hoa. Những định chế này cùng nhau quyết định các mục tiêu xã hội chính yếu, các ưu tiên và các chánh sách ảnh hưởng lớn tới những định chế gọi là ở đẳng cấp thấp xã hội thấp hơn (nghĩa là gia đình, tôn giáo và giáo dục). Giới tinh hoa thống trị các định chế xã hội đẳng cấp thấp và như vậy định hình sắc thái xã hội Hoa Kỳ.

C- Chứng cớ về giới Tinh Hoa Quyền Lực
(The Evidence for a Power Elite)

Tại Hoa Kỳ giới tinh hoa làm chủ cả khối tài sản kếch xù mà còn cả khả năng làm những quyết định tới khối dân thường (Non Elites) về quyền chính trị (Political Power) của họ. Các nghiên cứu cũng cho biết giới tinh hoa kiểm soát các tài nguyên như giáo dục, uy thế, địa vị, khả năng lãnh đạo, kiến thức về tiến trình chính trị, khả năng truyền thông và các tổ chức.

Ngoài ra, giới tinh hoa Hoa Kỳ phát xuất từ các tầng lớp cao trong xã hội và những người này làm chủ và kiểm soát phần lớn các định chế xã hội trong kỹ nghệ, thương mại, tài chánh, giáo dục, quân sự, truyền thông, các hoạt động dân sự và luật pháp.

Những chứng cớ quyền lực của giới tinh hoa Hoa Kỳ gồm :
1/ Một nghiên cứu gần đây cho biết giới tinh hoa nắm giữ 5,416 chức vụ cao cấp nhất quốc gia trong lãnh vực kinh tế, chính quyền, quân sự , truyền thông, luật pháp, dân sự và các định chế giáo dục. Số viên chức cao cấp này chiếm vài mươi phần ngàn của 1% dân số.

2/ Giới tinh hoa làm chủ một tài nguyên khổng lồ, tập trung trong tay một số gia đình. Năm 2005, 10% dân số sở hữu 69.8% tổng tài sản gia đình, đứng thứ nhì trong các quốc gia dân chủ tân tiến.

3/ Một phần trăm (1%) người giàu nhất tại Hoa Kỳ, sở hữu 33.4% khối tài sản thuần (Net wealth) gồm hơn một phần hai tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên giàn chứng khoán.

4/ Trong Kỹ Nghệ, 100 trong 200,000 công ty kiểm soát 55% tài sản kỷ nghệ. Tám trăm công ty lớn nhất thâu dụng 1 trong 5 công nhân trong lực lượng lao động dân sự.

5/ Trong Chuyên Chở và Tiện Ích Công Cộng, 50 trong số 67,000 công ty kiểm soát trên 75% tổng tài sản của đường hàng không, hỏa xa, viễn thông, các công ty điện lực và khí đốt.

6/ Trong Ngân Hàng, 25 trong số 12,000 ngân hàng kiểm soát trên 50% tổng tài sản ngân hàng. Ba trong số các ngân hàng này: Bank of America, Citicorp và Chase Manhattan kiểm soát gần 20% trong tổng tài sản ngân hàng nói trên.

7/ Trong Bảo Hiểm, 10 trong 2,048 công ty kiểm soát trên 1/2 tổng tài sản bảo hiểm. Hai công ty bảo hiểm lớn nhất Prudential và Metropolitan Life chiếm trên 3/4 tổng tài sản bảo hiểm nói trên.

8/ Trong Truyền Thông, năm 1983, 50 công ty truyền thông kiểm soát phần lớn mạng lưới tin tức Hoa Kỳ. Ông Ben Bagdikian đã lên tiếng “báo động” (Alarmist) trong cuốn sách của ông “Độc Quyền Truyền Thông” (The Media Monopoly). Ông Bagdikian cho biết chỉ 5 công ty truyền thông khổng lồ Hoa Kỳ, CNN/Time Warner, ABC/Disney, NBC/GE, CBS/Vincom và FOX/News Corp, kiểm soát hầu hết kỹ nghệ truyền thông tại Hoa Kỳ.

Các công ty truyền thông thường được coi chỉ khác một phần nào với các công ty khác vì chỉ đưa tin tức và tiêu khiển. Nhưng thực sự là các công ty truyền thông lớn “chia sẻ các thành viên trong ban giám đốc điều hành” (Board of Directors) với rất nhiều công ty lớn khác, gồm các ngân hàng, các công ty đầu tư, các công ty dầu hỏa, các công ty y tế và dược phẩm và các công ty kỹ thuật.

a- Tổ hợp ABC/Disney
Tổ hợp này có liên hệ với 34 công ty lớn khác qua việc chia sẻ các thành viên trong ban giám đốc điều hành như Boeing, FedEx, NorthWest Airline, City National Bank, Staples, Sun Microsystems, Edison International v..v..

b- Tổ hợp NBC/GE (General Electric)
Tổ hợp mày có liên hệ với 43 công ty lớn khác qua việc chia sẻ các thành viên trong ban giám đốc điều hành như Chase Manhattan Bank, Cocacola, Dell computer, Home Depot, Fiat, Honeywell Morgan Chase & Co, Kellogg. Planet Hollywood, Internet Security Systems.. v..v..

c- Tổ hợp CBS/Vincom.
Tổ hợp này có liên hệ với 40 công ty lớn khác qua việc chia sẻ các thành viên trong ban giám đốc điều hành như Amazon.com, American Express, Atlas Air, CVS, Dell Electronic Data Systems, Morgan Chase & Co, Pfizer, New York Stock Exchange, Cardinal Health, Prudential Insurance ..v..v..

d- Tổ hợp CNN/Time Warner.
Tổ hợp này có liên hệ với khoảng 38 công ty lớn khác qua việc chia sẻ các thành viên trong ban giám đốc điều hành như Allstate Insurance, American Express, Chevron, Citi Group, FedEx, Hilton Hotels, New York Stock Exchange, Pepsico, Sears, Dell Computer, Pfizer, XO communications ..v..v..

e- Tổ hợp FOX/ News Corp.
Tổ hợp này có liên hệ với khoảng 30 công ty lớn khác qua việc chia sẻ các thành viên trong ban giám đốc điều hành như British Airway, Allen & Company, Gateway, Worldcom, New York Stock Exchange, Philip Morris, Six Flags, Valence Technology, Bayou Steel Corporation..v..v..

D- Phân loại sự Thoái Hóa của giới Tinh Hoa.
(The classification of Elite Deviance)

Tựa vào tiêu chuẩn 3 loại “Tổn Hại” (Harms) dưới đây, sự “Thoái Hóa” sẽ được phân loại. Các tiêu chuẩn gồm :

1-Tổn Hại Thể Lý (Physical Harms) gồm tử vong hoặc chấn thương thể xác hay bệnh tật

2-Tổn Hại Tài Chánh (Financial Harms) gồm trộm cướp, gian lận và các hình thức gian trá gần như gian lận khiến các giới đầu tư và tiêu thụ mất vốn mà không nhận được tài hóa và dịch vụ cung ứng.

3-Tổn Hại Đạo Đức (Moral Harms) là tính chất của sự thoái hóa của nhóm tinh hoa điều hành các định chế công quyền và công ty kinh doanh tạo ra một mô thức lãnh đạo tiêu cực làm tăng sự thoái hóa, mất lòng tin, hoài nghi và mất thiện cảm trong giới bình dân (giới trung lưu và tầng lớp thấp hơn).

Tựa vào ba tiêu chuẩn trên, tổn hại thể lý, tài chánh và đạo đức, sự thoái hóa được chia thành 3 loại :

1-Các hành động tạo Độc Quyền Kinh Tế (Acts of Economic Domination)
2-Các Tội Ác của Chính Phủ và Sự Kiểm Soát của Chính Phủ (Crimes of Government and Governmental Control).
3-Sự thoái hóa của giới tinh hoa là sự Chối Bỏ các Nhân Quyền Căn Bản (Elite Deviance as a Denial of Basic Human Rights).

E-Hậu quả của sự Thoái Hóa của giới Tinh Hoa.
(Consequences of Elite Deviance)

Hầu hết các chuyên gia cho rằng sự thoái hóa của giới tinh hoa là một hiện tượng trong xã hội Hoa Kỳ. Hãy xem xét các điểm sau đây :

1- Ước tính rằng mỗi năm con số người chết vì bệnh tật và thương tích do việc làm trong các công ty gấp 5 lần (khoảng 100,000 tới 200,000 người) số người chết bị giết do tội phạm đường phố.

2- Sự tin cậy của cộng chúng vào giới tinh hoa kinh tế và chính trị tại Hoa Kỳ suy giảm trầm trọng vì sự thoái hóa và biến chất của giới tinh hoa.

Ngoài ra, nhiều nhà Hình Pháp Học (Criminologists) tin rằng sự thoái hóa và biến chất của giới tinh hoa tạo ra sự khích lệ hay suy luận cho nhóm bình dân (Non Elites) phạm pháp vì tư lợi.

3- Quyền lực của giới tinh hoa giúp định hình luật lệ tội phạm và thực thi pháp luật đưa tới những câu hỏi liên quan tới các thiên kiến sắc tộc và giai cấp của hệ thống pháp lý truyền thống cho rằng vấn nạn tội phạm của giới tinh hoa tại Hoa Kỳ với tội phạm đường phố đồng hành tồn tại và phát triển.

4- Tổn phí tiền bạc (Monetary Costs) do sự suy thoái của nhóm tinh hoa đã góp phần đáng kể tới nạn lạm phát, ước tính từ 17.7 tới 231 tỷ đô la mỗi năm qua sự gia tăng giá cả của tài hóa và dịch vụ.

5- Sẽ được chứng minh rằng sự thoái hóa của giới tinh hoa là nguyên nhân quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của tội phạm có tổ chức tại Hoa kỳ bởi giới tinh hoa kinh tế và chính trị.

F- Diễn giải tổng quát sơ đồ nhóm Tinh Hoa Tư Bản:
Các liên hệ trong Nhóm Tinh Hoa Cầm Quyền

(Trích dịch trong cuốn sách “State and Ruling Class in Corporate America của tác giả G.William Domhoff).

Kính thưa quý vị đồng hương thân mến,
Người viết xin mạo muội diễn giải tổng quát dưới đây “Sơ đồ Nhóm Tinh Hoa Tư Bản”, các liên hệ trong nhóm Tinh Hoa Cầm Quyền (The Capitalist Elite: Links among the Ruling Elite) Xin xem sơ đồ đính kèm.

Trước hết xin quý vị người đọc lưu ý “Trung Quốc” ở chóp bu sơ đồ là do người viết thêm vào và sẽ được đề cập tới trong “Lời Cuối” theo quan điểm cá nhân của người viết.

Trước hết có hai loại đường dây liên hệ, một đường dây liên hệ ảnh hưởng thường và một đường dây liên hệ có tiền bạc ($).Đường dây liên hệ có tiền bạc thể hiện được hình thức sở hữu chủ, tài trợ, bảo kê hay tặng dữ hay cho vay ..v..v..

1/ Các công ty giàu có gồm các công ty sản xuầt tài hóa và dịch vụ chính, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Các công ty giàu có gồm 5 đường dây liên hệ, gồm ba đường dây liên hệ bằng tiền bạc với đảng phái chính trị Dân Chủ và Cộng Hòa, các quỹ Tinh Hoa và các Đại Học Tinh Hoa, và hai đường dây liên hệ ảnh hưởng tới truyền thông đại chúng và các hội đoàn tinh hoa.

2/ Các công ty luật tinh hoa có đường dây liên hệ với các công ty giàu có, truyền thông đại chúng và các đại học tinh hoa.

3/ Các quỹ tinh hoa có đường dây liên hệ tiền bạc với các hội đoàn tinh hoa.

4/ Các hội đoàn tinh hoa có đường dây liên hệ ảnh hưởng tới ngành hành pháp, chính quyền trung ương qua việc cung cấp các thành viên trong nội các.

5/ Các đại học tinh hoa có đường dây liên hệ ảnh hưởng các trung tâm nghiên cứu.

6/ Các nhà quản trị phần lớn là các chủ nhân thành lập công ty có phần hùn lớn qua trái phiếu nằm trong hội đồng quản trị (Board of Trustees) đưa ra đường lối và các chính sách của công ty.

Thưa quý vị người đọc, theo thiển ý người viết, nhìn vào sơ đồ “Nhóm Tinh Hoa Tư Bản” không có một cá nhân tinh hoa, một công ty khổng lồ, một tổ chức, một cơ quan, một tổ chức tinh hoa nổi trội nắm giữ quyền lực tối thượng xã hội Hoa Kỳ, mà đó là một “khối quyền lực” vô hình qua một mạng lưới liên hệ hổ tương có ảnh hưởng bao trùm toàn diện đời sống kinh tế chính trị và xã hội Hoa Kỳ. 

Người viết cũng lưu ý quý vị rằng tổng thống và đảng phái chính trị cũng nằm dưới sự điều khiển và chỉ đạo của”khối quyền lực vô hình” này.
(sơ đồ kèm theo attach)

G- Các trường hợp bê bối tham nhũng và tội ác tiêu biểucủa nhóm Tinh Hoa  Tư Bản Hoa Kỳ

Người viết xin trích dịch chỉ một vài trường hợp bê bối và tội ác tiêu biểu trên các bình diện sau đây:

I/ Trên bình diện chính trị.
1- Một trường hợp gian lận phiếu bầu tiêu biểu xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống giữa George W. Bush và Al Gore. Đây là một cuộc bầu cử tổng thống sát nút nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Phó Tổng Thống Al Gore hơn thống đốc Texas George W.Bush 500,000 phiếu nhưng vẫn thất cử.

Trong đêm bầu cử Bush thắng Al Gore rất khít khao ở Florida nhưng vì gian lận như 32,000 phiếu phần lớn là người da đen bị từ chối quyền bỏ phiếu, mặc dầu họ đã ghi tên, nhưng tên của họ không được cộng vào danh sách người bỏ phiếu. Tại nhiều địa hạt Dân Chủ cuộc bỏ phiếu chấm dứt sớm. Nhiều thùng phiếu tìm thấy ở những nơi bí mật sau cuộc bầu cử.

Một số các cuộc điều tra sau bỏ phiếu bởi ủy ban về các quyền dân sự (Civil Rights) Hoa Kỳ, các nhà báo điều tra và một số người khác cho biết có nhiều hành vi bất hợp pháp ở Florida. Cuối cùng ở Florida Bush hơn Al Gore 800,000 phiếu và lấy được số phiếu cử tri đoàn nhờ những mánh khóe gian lận của Jeb Bush, em trai của George Bush đang là thống đốc tiểu bang Florida.

2- Môi trường tham nhũng trong chính trị - Ngành Lập Pháp.

* Quốc hội với 535 thành viên thâu dụng hơn 25.000 nhân viên phục vụ và yểm trợ tốn kém 1 tỷ đô la mỗi năm.

* Có nhiều giảm thiểu, miễn trừ thuế và khai thuế miễn phí do cơ quan thuế vụ (Internal Revenue Service-IRS) thực hiện cho các thành viên quốc hội.

* Hành lang nghệ thuật quốc gia (National Gallery of Arts) cho các thành viên Quốc Hội mượn các bức tranh nguyên thủy để trang hoàng các văn phòng riêng của họ.

* Sau khi rời Quốc Hội, các thành viên có thể đem bàn ghế văn phòng về nhà xử dụng. Các thành viên Quốc Hội và nhân viên văn phòng được cung cấp đường dây điện thoại xa không giới hạn miễn phí, ngay cả khi gọi từ tư gia.

* Thành viên Quốc Hội về hưu nhận được 100,000 đô la từ chính phủ và nhận được 108,000 đô la bưu phí bằng tiền thuế của dân.

* Thành viên Quốc Hội được hưởng bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khác miễn phí bằng tiền thuế của dân.

* 19 thành viên Hạ Viện thăm viếng Saudi Arabia và Israel tốn kém 322,402 đô la, tiền thuế của dân. Có trên 50 thành viên Quốc Hội, thượng nghị sĩ cũng như dân biểu liên hệ làm ăn với Trung Quốc trở nên giàu sụ, gây tác hại cho Hoa Kỳ và giúp Trung Quốc phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự gần đây. Các tác nhân tiêu biểu gồm gia đình Joe Biden, Dianne Feinstein, Mitch Mc Connell.

3- Môi trường bê bối và tham nhũng trong chính trị – Ngành Hành Pháp

* Trong vài thập niên qua, hai tổng thống George W.Bush và Joe Biden, các ông chủ tòa Bạch Ốc, nhờ gian lận đã thắng cử. Trường hợp của George W.Bush đã được đề cập ở trên. Gần đây Joe Biden thắng cử cũng nhờ gian lận tại các tiểu bang chiến lược (Swing States) như Pennsylvania, Wisconsin, Michigan nhờ bỏ phiếu bằng thư và việc kiểm phiếu và đếm phiếu qua máy Dominion do công ty Trung Quốc sản xuất đã cài sẵn bộ phận thay đổi số phiếu tại hai trung tâm theo dõi và kiểm soát ở Đức và Ý.

* Thái độ tranh cử (Campaign Conduct) bẩn thỉu thường xảy ra trong các cuộc bầu cử tổng thống. Các cuộc tranh cử chính trị có những hành vi phi pháp và thiếu đạo đức, được thực hiện bởi các ứng cử viên và các người ủng hộ nhằm tạo ra ưu thế hơn đối thủ qua các hành động như gián điệp, mua chuộc, phá hoại, khích động quần chúng ..v..v..

Mục đích chính của những chiến thuật này là làm giảm uy tín của đối thủ bằng cách moi móc tung ra các tin đồn về tư cách và đạo đức cá nhân về dâm ô, hoặc chụp mũ là cộng sản hay tội phạm ..v..v..

* Vai trò tiền bạc giữ một vai trò quan trọng trong các cuộc tranh cử liên bang, tiểu bang và địa phương. Trong các cuộc bầu cử tổng thống gần đây, tiền bạc hình như quyết định ai thắng thua.

Dân chủ là một hệ thống chính quyền tượng trưng cho ý nguyện của người dân. Trong lý thuyết mọi người có quyền đóng góp tiền bạc cho đảng chính trị mà họ lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế những cá nhân và các tổ chức giàu có đóng góp nhiều tiền nhất tạo ảnh hưởng tối quan trọng tiến trình chính trị.

Có hai nhóm chính yếu đóng góp tiền bạc cho hai đảng chính trị Cộng Hòa và Dân Chủ. Thứ nhất là nhóm kinh doanh và các cá nhân tùy thuộc vào các khế ước ký kết với các cơ quan chính quyền để tồn tại và thành công. Nhóm thứ hai gồm các viên chức chính quyền, nạn nhân của sự cưỡng đoạt chính trị (Political extortion) bị buộc phải đóng góp vào quỹ tranh cử của đảng mình chọn.

* Sự đóng góp tiền bạc từ ngoại bang cũng đóng một vai trò không kém quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ gần đây, tuy bị cấm vì phi pháp theo luật pháp Hoa Kỳ.

Đây là trường hợp liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống của Bill Clinton năm 1992. Bill Clinton quen biết nhà tỷ phú Nam Dương Mochtar Riady, Hoa Kiều, khi còn làm thống đốc tiểu bang Arkansas trong một cuộc họp mặt các cựu sinh viên đại học Harvard ở Little Rock tiểu bang Arkansas. Riady là tổng giám đốc nhiều ngân hàng và dự án phát triển ở Trung Quốc nên có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo Trung Quốc.

Cơ quan tình báo Trung Quốc đánh mùi được thống đốc Arkansas, một chính trị gia sáng giá sẽ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1992, nên ngầm yêu cầu Mochtar Riady tích cực yểm trợ tài chánh cho đảng Dân Chủ và Bill Clinton. Riady đã dung John Huang là cánh tay mặt để gây quỹ. John Huang là người Trung Quốc có quốc tịch Mỹ năm 1977. Huang là đảng viên Dân Chủ, một thành viên trong ủy ban Quốc Gia Dân Chủ, cũng có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo Trung Quốc từ năm 1970.

John Huang là một tay gây quỹ đại tài đã tài trợ cho đảng Dân Chủ nói chung và Bill Clinton nói riêng. Sự tài trợ phần lớn do Riady và và một số nhà tài phiệt Trung Quốc đóng góp với 10 triệu đô la trong kỳ bầu cử 1992 của Bill Clinton. Vì Huang có công trong việc gây quỹ nên Riady ngầm áp lực với Hillary cho Huang giữ chức vụ Phụ Tá chính cho Tổng Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ nhằm thu thập các tài liệu mật trong bộ cung cấp cho Trung Quốc. Âm mưu gài người nầy Riady gọi là “Người của tôi trong chính phủ Hoa Kỳ” (My man in the American Government). 

Về trường hợp của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, người viết không biết có bàn tay lông lá Trung Quốc ủng hộ trực tiếp đảng Dân Chủ và Joe Biden không, nhưng theo người viết, chắc chắn có sự yểm trợ tài chánh gián tiếp qua bàn tay của Hunter Biden dưới nhiều hình thức thông đồng với Trung Quốc.

* Tình trạng “Nhà Nước Ngầm” (Deep states) phát triển mạnh và tràn lan trong các bộ ngành đặc biệt trong 8 năm cầm quyền của Barack Obama-Joe Biden và Hillary Clinton như là Tổng Trưởng Ngoại Giao đầy quyền lực. Trong nhiều bộ ngành, các viên chức Dân Chủ cao cấp đấu đá lẫn nhau tranh dành quyền lực và địa vị qua các vụ tham nhũng và mua chuộc bằng tiền bạc.

Nhà nước ngầm là một thực thể. Nhóm nầy không muốn bị phanh phui và chịu trách nhiệm. Nhà nước ngầm là một tổ chức phi pháp nhưng rất có tổ chức và đặc biệt giỏi bảo vệ mình bởi các cơ quan giám sát. Các nhà nước ngầm hiện diện ngay trong cơ quan thuế vụ IRS bộ Tư Pháp-DOJ, bộ Ngoại Giao và các bộ ngành khác. Tất cả các bộ (Departments) thâu dụng các nhân viên được trả lương cao và vai trò chính yếu của họ là giúp giữ kín các hành động của nhà nước ngầm khỏi sự nhòm ngó của Quốc Hội và công chúng.

Mỗi bộ đều có chương trình nghị sự riêng mà họ tin rằng không thể bị chế ngự bởi tiến trình dân chủ. Mỗi bộ đều có nhiều nhân viên nghĩ rằng họ đáng được tăng lương thường xuyên dù làm ít công việc so với các công ty tư nhân.

* Các cơ quan phi chính trị như FBI, CIA cũng có đầy dẫy bê bối tham nhũng và bao che.

Trường hợp James Comey, giám đốc FBI, ngăn chặn không cho điều tra gần 25 nghìn điện thư tư của Hillary Clinton và ém nhẹm “hồ sơ bẩn” (Dirty Dossier) giả mạo kết tội ban tranh cử của Donald Trump đã thông đồng với Putin giúp Trump thắng cử năm 2016. Gần đây, FBI cũng cấm cho phanh phui chiếc laptop chứa đầy tin tức làm ăn bất chính với Trung Quốc và các phim ảnh dơ bẩn trong cuộc sống thác loạn của quý tử Hunter Biden vài tuần lễ trước ngày bầu cử tổng thống năm 2020.

* Nền Giáo Dục Hoa Kỳ hiện tại xuống cấp và nguy hại cho tương lai đất nước với học thuyết “Chủng tộc phê phán” (Critical Race Theory-CRT) trong các trường bậc tiểu, trung học và đại học. Nguyên nhân là do cái chết của tên tội phạm da đen George Floyd được thổi phồng và kích động bởi nhóm “Black Lives Matter và Antifa” đứng lên chống đối rồi đập phá các bức tượng vĩ nhân, các tòa nhà liên bang và cuối cùng đưa tới tội ác cướp bóc của cải tại các cửa tiệm tiểu thương trong các tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm quyền như California, Washington, Minnesota v..v.. Những cuộc sách động xuống đường đập phá của hai bọn này được tài trợ bởi tên tỷ phú đốn mạt George Soros, chủ nhân công ty Coca-Cola, gốc Do Thái, một đảng viên Dân Chủ cấp tiến đậm màu sắc xã hội chủ nghĩa.

Học thuyết "chủng tộc phê phán" gây chia rẻ và hận thù giữa các sắc dân trong Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

* Biên giới phía Nam nước Mỹ mở toang chào đón các di dân bất hợp pháp tràn vào tự do với gần 3 triệu người trong gần 2 năm qua của giới chính trị tinh hoa Dân Chủ, chủ chốt là Joe Biden, nhằm kiếm phiếu và đưa Hoa Kỳ tiến lên xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Tội ác xóa bỏ một phần biên cương quốc gia đã gây ra biết bao nhiêu thảm cảnh chết chóc, giết người, trộm cướp đường phố và xâm nhập tư gia, cùng các băng đảng buôn bán ma túy và trẻ em. Nguy hại nhất là sự xâm nhập với số lượng lớn chất độc hại Fentanyl đã giết hàng trăm ngàn thanh thiếu niên nam nữ trong năm qua tại Hoa Kỳ.

Thưa quý vị người đọc thân mến, trên đây chỉ là một ít trích dẫn trên một số phương diện khoảng 10% các trường hợp giới chính trị tinh hoa và nhóm tinh hoa tư bản Hoa Kỳ gây ra những xáo trộn, tội ác và thiệt hại cho tuyệt đại đa số 99.9% dân chúng bình thường (non-elites) trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay.

II/ Trên Bình Diện Kinh Tế.
1- Nạn Độc Quyền (Monopolies)
Nền kinh tế tư bản thị trường cạnh tranh tự do Hoa Kỳ nay đã chuyển thành nền kinh tế tư bản độc quyền (Monopoly Capitalism). Karl Marx, hơn 100 năm trước đây đã dự đoán đúng hiện trạng này. Ông lập luận khi các xí nghiệp tự do ngày càng phát triển lớn hơn sẽ cố gắng loại bỏ đối thủ hoặc mua lại các xí nghiệp cạnh tranh nhỏ hơn.

a/ Thị trường tự do cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho giới tiêu thụ và xã hội. Nhờ có cạnh tranh giới tiêu thụ có nhiều tài hóa cùng loại để lựa chọn và giá cả tương đối hạ, và vì cạnh tranh, phẩm chất của tài hóa ngày càng tốt hơn.

Đối với xã hội, kỹ thuật sản xuất ngày càng tân tiến hơn cần thiết cho sự phát triển kinh tế nói chung.

b/ Trái lại, nạn độc quyền mang lại nhiều tai hại cho giới tiêu thụ vì không có sự lựa chọn, chỉ có một loại tài hóa duy nhất. Để có doanh lợi tối đa mà không cần sản xuất nhiều, bằng cách giới hạn số lượng tài hóa cung ứng cho thị trường và tăng giá cao, giới tiêu thụ bắt buộc phải mua vì cần, không có lựa chọn.

c/ Để chống lại độc quyền, năm 1890, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật Sherman Act ấn định tiền phạt 50,000 đô la và 1 năm tù. Năm 1974 tăng lên 3 năm tù, 100,000 tiền phạt đối với cá nhân và 1 triệu đô la đối với công ty sản xuất. Năm 1990, tiền phạt tăng lên 350,000 đô la đối với cá nhân và 10 triệu đối với công ty và 3 năm tù.

Một số trường hợp tậu mãi tiêu biểu như sau. Năm 2004-2005 Sony mua MGM với 3 tỷ đô la, K. Mart mua Sears với 11 tỷ, Sprint mua Nextel với 35 tỷ, Johnson & Johnson mua Guidant với 25.4 tỷ, Proctor và Gamble mua Gillette với 35 tỷ, SBC mua AT&T với 16 tỷ và Verizon mua MCI với 6.6 tỷ đô la.

2. Bán Độc Quyền (Olygopolies hay Cartels)
Vì năm 1890 Quốc Hội đưa ra đạo luật Sherman Act phạt tù và tiền các vi phạm độc quyền, nên một số công ty lớn, sau khi đã loại bỏ các công ty cạnh tranh nhỏ sản xuất cùng loại tài hóa, ngấm ngầm tụ họp lại thành những tổ hợp (Cartels) bán độc quyền. Cũng như nạn độc quyền, bán độc quyền không có lợi cho giới tiêu thụ vì họ cũng có thể ngấm ngầm thông đồng với nhau để ấn định số lượng tài hóa và giá cả trong thị trường. OPEC là một tổ hợp dầu hỏa tiêu biểu. Cũng vì vậy sau này, nằm trong đạo luật chống độc quyền Sherman Act, 1890, có thêm luật chống bán độc quyền Anti-Trust Law.

Tại những siêu câu lạc bộ giới hạn (Super Club Exclusive) hay tại các sân gôn (Golf) cực sang một số các tổng giám đốc trong tổ hợp bán độc quyền họp mặt và ngấm ngầm thương thảo với nhau về chính sách chung có lợi cho toàn tổ hợp, ấn định giá và số lượng.

3. Tội ác của giới Tài Phiệt Tinh Hoa Mỹ.
a/ Ấn định giá cả (Price Fixing)
* Tội phạm lớn và duy nhất trong thập niên qua của một công ty liên quan tới mưu đồ định giá quốc tế về một số thuốc bổ (vitamins) là công ty Hoffmann La Roche bị phạt 500 triệu đô la, số tiền phạt lớn nhất từ xưa đến nay.

* Cũng vậy, giữa năm 1997 và 2000, năm công ty sản xuất dĩa nhạc và nhiều cửa hàng bán lẻ tăng giá bán gây thiệt hại 480 triệu đô la cho giới tiêu thụ và sau thương lượng với cơ quan chính quyền giảm xuống 5 đô la cho một dĩa nhạc.

* 29 công ty chính yếu là General Electric và Westinghouse phạm tội thông đồng ấn định giá và chia sẻ thị phần dụng cụ điện tử trị giá 1.7 tỷ đô la hàng năm, kiếm được số lợi nhuận khổng lồ.

b/ Tăng giá bán (Price Gouging)
* Vì mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa (Maximum Net Profit) nhiều công ty tư nhân lợi dụng bất cứ lý do thuận lợi nào tăng giá bán tài hóa và dịch vụ tới mức cao nhất có thể, khoảng 25%. Giới tiêu thụ có lợi tức thấp là nạn nhân của các nhà buôn (merchants), ngân hàng, công ty tài chánh và chủ đất..v..v..

* Lợi dụng các biến cố đặc biệt để tăng giá. Vì 4 vụ thiên tai cơn lốc, văn phòng giám sát các dịch vụ tiêu thụ (Consumer Affairs) tại Florida nhận được 3,000 vụ khiếu nại về tăng giá tại các cây xăng, nhà trọ (motels) và các cửa hàng bán lẻ.

c/ Quảng cáo lừa bịp (Deceptive Advertizing)
Một trong các chủ đích của kinh tế tư bản là bành trướng. Mọi công ty sản xuất ngày càng muốn tăng số lượng tài hóa cung cấp cho thị trường tiêu thụ để gia tăng mức lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu trên, các công ty phải thuyết phục được giới tiêu thụ mua số hàng hóa thặng dư (surplus) qua các chương trình khuyến mãi, phần lớn là giả tạo. Năm 2000, chi phí cho quảng cáo lên tới 200 tỷ đô la.

* Cơ quan Giám Sát Thương Mại Liên Bang (Federal Trade Commission) xem xét lại 300 trường hợp quảng cáo giảm cân (Weight Loss) đăng tải trên các hãng truyền thông đại chúng chính yếu và cho biết phần lớn các quảng cáo giảm cân là lừa bịp.

* Hãng bia Coors Light phải xóa bỏ quảng cáo “Mùi vị từ dãy núi Rockies” (A Taste from The Rockies) bao lâu cho rằng nước xử dụng đến từ Virginia.

* Công ty General Nutrition Centers phải nộp phạt 2.4 triệu đô la về các khiếu nại sức khỏe liên quan đến 40 loại sản phẩm bán trên thị trường.

d/ Gian lận (Fraud)
Gian lận liên quan tới ăn cắp tiền bạc hay các vật quý giá trị qua lừa bịp, nói dối hay trình bày sai sự thật.

* Năm 2002, bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã thiết lập cơ quan “Lực lượng đặc biệt thanh tra gian lận công ty” (Corporate Fraud Task Force) và năm 2007 cơ quan này đã buộc tội 1,100 trường hợp phạm pháp của các công ty kế toán gồm 4 giám đốc kỳ cựu của Enterasys Networks, Inc vì gian lận kế toán, hai giám đốc của Converse Technology.Inc liên quan đến việc niêm yết các cổ phần mua bán trên giàn chứng khoán.

* Tháng 3/2002 một công ty dây cáp có trụ sở ở tiểu bang Pennsylvania cho gia đình Rigas vay nhiều tỷ đô la. Gia đình này sau đó từ bỏ quyền kiểm soát công ty gia đình Adelphia, xù nợ 7 tỷ đô la và khai vỡ nợ theo chương II bảo vệ phá sản. Tác giả David Simon còn tường thuật hàng ngàn vụ gian lận khác trên mọi lãnh vực trong nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ trong cuốn sách của ông (Elite Deviance).

e/ Thoái Hóa Công Ty: Tổn thương con người (Corporate Deviance: Human
Jeopardy)

e.1/ Tổn thương cá nhân (Individual Jeopardy)
* Sản phẩm thiếu an toàn. Ủy Ban Giám Sát An Toàn Sản Phẩm Quốc Gia (The National Commission on product Safely) cho biết 20 triệu người Hoa Kỳ bị thương tích tại tư gia như là hậu quả của các sự kiện ngẫu nhiên liên quan tới sản phẩm tiêu thụ trong số đó 110,000 người bị bất khả dụng vĩnh viễn và 30,000 bị chết. Tổn phí cho chết chóc, thương tích và thiệt hại tài sản vừa được ước đoán khoảng 700 tỷ đô la hằng năm bởi ủy ban giám sát an toàn sản phẩm Hoa Kỳ (CPSC)

Năm 2005, các nhà chế tạo đã tự nguyện thâu hồi 397 sản phẩm, số thu hồi tự nguyện cao nhất báo cáo với CPSC trong 10 năm liên quan tới 15 loại xe hơi chạy trên các địa hình nguy hiểm (hazardous all-terrain vehicles) và 10 loại bình điện tái sử dụng (rechargeable). Có 6 nhà chế tạo khác trong năm 2005, không báo cáo những sản phẩm có khuyết điểm đã biết cho CPSC và phải nộp phạt 8.8 triệu đô la do sự quên lãng có dụng ý.

* Kỹ nghệ xe hơi (The Auto Industry)
Tháng 3/2007, hãng xe Ford thâu hồi để sửa lại 109,664 Crown Victoria của lực lượng cảnh sát liên quan tới vết nứt niềng bánh xe tạo ra mất hơi nhanh chóng khi truy đuổi ở tốc độ cao.

Cuối năm 2006, nhóm Chrysler thâu hồi để sửa 489,000 xe, gồm kiểu mẫu Liberty, Dodge Durango và Dodge Avenger gia đình (Dodge Avenger Sedan).

Một cuộc nghiên cứu của hãng bảo hiểm Allstate kết luận rằng bao khí an toàn (Air-bag) nếu được lắp ráp như một tiêu chuẩn an toàn cho các loại xe sẽ làm giảm 65% tử vong. Năm 1975, có 27,200 trường hợp tử vong vì không có túi khí an toàn.

* Sản phẩm sức khỏe (Health Products)
Nhiều công ty dược phẩm đã quảng cáo nhiều sản phẩm để gia tăng sức khỏe mà được biết là nguy hiểm. Năm 2005, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm (Food and Drug Administration) đưa ra những kế hoạch thiết lập các ban theo dõi độc lập giám sát sự an toàn các dược phẩm có giấy bác sĩ. Cơ quan FDA đã chấp thuận hai dược phẩm Vioxx và Celebrex mặc dầu nhiều nghiên cứu cho biết hai sản phẩm này có thể gây ra tai biến mạch máu não và đột quỵ tim. Hai dược phẩm này liên quan tới hơn 55,000 tử vong.

* Kỹ nghệ thực phẩm là một ngành kinh doanh lớn. Để đạt được nhiều lợi nhuận, nên ít quan tâm tới sức khỏe của giới tiêu thụ vì bị thoái hóa và biến chất. Thực phẩm dơ bẩn (Food Pollution) thể hiện theo nhiều cách. Theo nhiều nguồn tin cho biết khu nuôi súc vật và các cơ xưởng đóng thịt hộp ở tiểu bang Chicago xử dụng thịt hư thối và các nguyên liệu nguy hiểm (chuột và phân) trong xúc xích (sausage) và chuột chạy tràn lan trên các đống thịt trong các kho chứa bị hở.

* Các công ty thực phẩm xử dụng nhiều chất phụ hóa học (Chemical Additives) để làm giàu, tăng sức hấp dẫn đối với giới tiêu thụ và đã kiếm được mức lợi nhuận cao. Sodium Nitrate và Nitrite được thêm vào để giữ cho thịt đỏ tươi. Nitrates cũng được dùng để bảo trì cá xông khói (smoked fish)

* Trẻ em là một thị trường quan trọng và các nhà sản xuất thực phẩm đã chi tiêu nhiều triệu đô la để quảng cáo nhằm thu hút và mê hoặc giới trẻ. Các công ty thực phẩm, qua các cuộc nghiên cứu, tin rằng các chương trình quảng cáo thực phẩm ảnh hưởng rất lớn trên giới trẻ. Một cuộc khảo cứu về giới trẻ từ lớp 1 tới lớp 6 cho biết 75% nhóm này yêu cầu cha mẹ chúng mua thực phẩm ngũ cốc (cereal) mà chúng thấy quảng cáo trên truyền hình.

* Kỹ nghệ thuốc lá (Tobacco Industry) đã gây ra biết bao nhiêu tử vong và bệnh tật cho dân chúng Hoa Kỳ. Thuốc lá gây ra nhiều tổn hại tới rất nhiều cơ phận con người như tim, phổi, gan, lá lách.. v..v.. Qua nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, hội đồng bác sĩ phẫu thuật đưa ra các kết quả sau :

Trẻ sơ sinh từ các bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai có cân nặng nhẹ hơn và sự phát triển thể lý và tinh thần chậm hơn trẻ sơ sinh từ các bà mẹ không hút thuốc lá.

Hút thuốc chiếm 25% trong tổng số trường hợp đột quỵ tim. Người hút thuốc hai bao một ngày có tỷ lệ 100% nguy cơ tử vong hơn là người không hút thuốc.

Nhiều cá nhân nghiện rượu chết vì các bệnh tật liên quan tới thuốc lá hơn là từ nghiện rượu. Hút thuốc đặc biệt nguy hiểm trong các ngành sơn, cao su, ngành dệt và các kỹ nghệ hóa học.

Thuốc lá chịu trách nhiệm trên 30% trong các loại ung thư và gần như một trong năm tử vong tại Hoa Kỳ mỗi năm. Hút thuốc giết 400,000 người Hoa Kỳ và tốn kém 18 tỷ đô la tiền thuế của dân và hơi thuốc (second-hand smoking) giết chết thêm 50,000 người.

Tốn phí tài chánh về thuốc lá ngày càng gia tăng. Trong suốt cuộc sống, những người hút thuốc trước đây và hiện tại đã làm tăng thêm chi phí sức khỏe 501 tỷ đô la. Medicare phải trả 10 tỷ đô la tổn phí thuốc lá hằng năm và Medicaid trả hơn 12.9 tỷ hằng năm.

Bốn chất hóa học trong thuốc lá gây ra sự nghiện ngập.
* Môi trường làm việc nguy hiểm cũng là một tội ác kinh tế các công ty sản xuất thường vi phạm. Trong nền kinh tế tư bản, chi phí nhân công trong sản xuất chiếm hơn phân nửa tổng sản phí như tiền lương và chi phí bảo trì môi trường làm việc ..v..v..

Môi trường làm việc nguy hiểm nhất là trong kỹ nghệ khai thác hầm mỏ như than đá tại một số tiểu bang như Pennsylvania, West Virginia và Montana.

Nhiều chủ nhân nhà máy chế biến, hầm mỏ không coi trọng sự an toàn của công nhân và sau nhiều cuộc tranh đấu bạo động, nghiệp đoàn lao động mới đạt được thành công liên quan tới việc tăng lương, các lợi ích phụ và môi trường làm việc an toàn hơn.

Năm 2006, có hơn hai tá thợ mỏ chết trong tai nạn môi trường làm việc, và trong năm này cũng xảy ra một vụ nổ kinh hoàng tại chỗ làm việc tại hầm mỏ Sago, tiểu bang West Virginia làm chết 24 công nhân mỏ.

e.2/ Tổn thương cộng đồng (Collective Jeopardy)
Tổn thương cộng đồng liên quan đến ba lãnh vực sau đây:

* Sự hâm nóng toàn cầu (Global Warming) ngày càng trở nên nguy hiểm cho toàn thế giới.

Sự hâm nóng toàn cầu xảy ra khi khí thải của cái gọi là nhà xanh (so-called green house) như carbon dioxide (Co2) thoát ra vào không khí, phần lớn từ xe cộ và các xưởng máy kỹ nghệ (industrial factories). Những khí thải này tạo ra một lớp bao phủ gây ra sức nóng trong không khí và làm tăng nhiệt độ trái đất.

* Sự phí phạm tài nguyên (Wasting Resources) cũng là một tổn thương cộng đồng. Từ khi trái đất xuất hiện, hàng tỷ năm trước đây, hệ thống sinh thái hoạt động tùy thuộc hổ tương và tương đối không bị xáo trộn bởi bàn tay con người. Nhưng các phát triển đủ loại gần đây đã làm ô uế môi trường sống và làm kiệt quệ tài nguyên.

Tài nguyên quặng mỏ gần như tương đối không được khai thác một trăm năm qua. Tổng sản lượng quặng mỏ trong 30 năm qua lớn hơn tổng sản lượng từ thiên niên kỷ Đồng Thau (Bronze Age) cho tới thế chiến II.

Hoa Kỳ là người tiêu thụ theo đầu người (Per Capita) cao nhất thế giới về tài nguyên thiên nhiên. Với chỉ 5% dân số thế giới, Hoa Kỳ tiêu thụ 30% tài nguyên năng lượng thế giới. Trong trường kỳ, các xã hội có kỹ thuật cao sẽ bị tổn thương vì ba lý do. Trước hết, tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt vì không được tái tạo và các loại nhiên liệu khác như ánh nắng mặt trời, gió và thuỷ triều chưa có khả năng thay thế. Thứ đến, việc khai thác của các cường quốc kỹ nghệ, gây ra sự bất mãn và bạo lực tại các quốc gia có giàu tài nguyên chưa khai thác và sau cùng, chiến tranh có thể xảy ra giữa các cường quốc tranh giành khai thác tài nguyên ở các quốc gia kém mở mang nhưng có trữ lượng tài nguyên lớn như ở Phi Châu.

* Làm ô uế môi trường sống (Polluting the Environment) cũng là một tổn hại cộng đồng. Sự tấn công vào môi trường là kết quả của sự bùng phát dân số, mức tiêu thụ cao và sự lệ thuộc vào kỹ thuật ngày càng gia tăng. Đây là khuynh hướng quốc tế. Không những ngày càng nhiều xã hội có kỹ thuật khai thác trái đất hữu hiệu hơn mà hầu hết mọi nơi, số người hay thực thể khai thác càng gia tăng, làm ô uế khí quyển, nước và đất đai.

Sự ô uế nhiệt lực (thermal) xảy ra dưới hai hình thức. Thứ nhất, sự sa thải nhiệt lực từ điện lực làm tăng sức nóng của nước ảnh hưởng tới cá và đời sống thực vật dưới biển và thứ đến làm tăng sức nóng trong khí quyển.

* Đời sống hoang dã (Wildlife) cũng bị phá hoại trầm trọng. Trong hệ thống kinh tế tư bản, kinh doanh tư nhân làm các quyết định dựa trên mục tiêu lợi nhuận. Đã có nhiều cuộc tranh luận giữa các chuyên gia liên quan đến sự bất cân bằng giữa phát triển kinh tế và sự bảo tồn sinh thái hoang dã tại Hoa Kỳ hiện nay.

Trong lãnh vực khai thác hải sản, có những lạm dụng và phạm pháp trong ngành đánh bắt cá cận và viễn duyên đe dọa tới những loại hải sản có nguy cơ tuyệt chủng như một vài loại cá voi và rùa quý hiếm. Những vi phạm khai thác liên quan tới vấn đề trái mùa và kích thước từng loại hải sản được bắt. Đạo luật các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng (The Endangered Species Act) đã hết hiệu lực 1992, tuy rằng hầu như vẫn còn tác dụng. Một thí dụ điển hình đạo luật này cho phép một loại rùa biển được thoát khỏi lưới bắt tôm trong vùng Đông Nam Hoa Kỳ.

Trong lãnh vực khai thác rừng lấy gỗ làm bột giấy và trong kỹ nghệ xây cất như ở tiểu bang Oregon và Washington cũng có những thể hiện bê bối và sai phạm gây ra nạn đất lở và lụt lội các tỉnh lân cận. Chương trình đô thị hóa của nhiều tiểu bang đã thu hẹp diện tích sinh sống của các thú hoang như voi hùm .v..v..

III/ Trên Bình Diện Ngoại Giao.
Tội ác Quốc tế (International Crimes)
Tội ác quốc tế của chính quyền Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trực tiếp tới các công dân ngoại quốc. Chiến tranh là một thí dụ điển hình mà một chính phủ chủ tâm sát hại công dân của quốc gia khác. Những hành động khác gần như chiến tranh của một chính phủ đối với chính phủ của một quốc gia khác như bế quan thương mại (Trade Embargo), bán vũ khí, và mưu đồ thuộc địa đều có tác hại. Người viết đề cập tới hai loại tội ác mà chính phủ Hoa Kỳ thực hiện đối với các quốc gia khác gồm, sự can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và tội ác chiến tranh.

A- Sự can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác (US Intervention in the Domestic Affairs of other nations).

Hoa Kỳ sẽ phản ứng thế nào nếu người ngoại quốc ám sát một tổng thống Hoa Kỳ ? Chuyện gì xảy ra và nếu các viên chức ngoại giao gây ảnh hưởng tới kết quả của một cuộc bỏ phiếu ? Hoặc chuyện gì xảy ra nếu một thế lực ngoại quốc đứng về một phía trong cuộc tranh cãi nội bộ bằng tiền và vũ khí? Dĩ nhiên người Hoa Kỳ không bỏ qua những toan tính này của người ngoại quốc, ảnh hưởng tới công việc nội bộ của Hoa Kỳ.

Các hành động như vậy được coi như là hành động chiến tranh đế quốc. Dĩ nhiên, thực là trớ trêu đó lại là hành vi của Hoa Kỳ, đã và còn tiếp tục vi phạm đối với các quốc gia khác như là một phần của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.

Năm 1975 Ủy Ban Chọn Lựa Thượng Viện về Tình Báo (The Senate Select Committee on Intelligence) cho biết các hoạt động của cơ quan tình báo Trung Ương (Central Intelligence Agency-CIA) trong thời gian 13 năm như sau :

* Từ giữa năm 1960 và 1965, CIA đã khởi động 8 cuộc ám sát Fidel Castro, thủ tướng của Cuba. Các mưu toan sát hại không thành công này gồm chất độc giết chết tức thời Lethal Botulinum Toxin bỏ trong hộp thuốc lá xì gà của Castro và mướn bọn Mafia đầu độc ông.

* Năm 1975 Ủy Ban nói trên tìm thấy chứng cớ thuyết phục cao các thành viên CIA ra kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Congo (Zaire) Patrice Lumumba theo lệnh của Tổng Thống Eisenhower.

* Hoa Kỳ được ám chỉ đã sát hại nhà độc tài Dominican Rafael Trujillo, Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam và Tướng Rene Schneider của Chí lợi (Chile)

* Năm 1985, giám đốc CIA, William Casey dàn xếp vụ ám sát Mohammed Hussein Fadlallah, một nhà lãnh đạo Lebanese Shiite Muslim với sự cộng tác tình báo của Saudi Arabian. trong cuộc âm mưu áp sát ở Beirut, 80 thường dân vô tội bị chết vì bom nổ.

Thưa quý vị, người viết còn nghi ngờ Hoa Kỳ nhúng tay vào cuộc lật đổ sát hại vợ chồng tổng thống Park Chung Hy ở Nam Hàn, giết Masaysay và lật đổ nhà độc tài Marcos của Phi Luật Tân, Shah Hoàng của Iran và cái chết của Đại Tướng Đỗ Cao Trí của Việt Nam Cộng Hòa.

B- Tội Ác Chiến Tranh (War Crimes)
Thưa quý vị đồng hương thân mến, theo quan điểm cá nhân người viết, các cuộc chiến tranh do giới tài phiệt tinh hoa thoái hóa Hoa Kỳ gây ra qua các chính quyền phát xuất từ hai nguyên nhân: ý thức hệ chính trị và kinh tế.

1/ Ở Nam Việt Nam, chiến tranh ý thức hệ là một điển hình khi Hoa Kỳ tham gia không có sự đồng ý của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Chính quyền Nam Việt Nam chỉ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ viện trợ tích cực và tối đa về vũ khí và tài chánh để chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt chứ không mời gọi chính quyền Hoa Kỳ đem quân tham gia. Hoa Kỳ đã xử dụng Nam Việt Nam như một tiền đồn để chận đứng làn sóng đỏ cộng sản tràn xuống vùng Đông Nam Á.

Cuộc chiến tranh Afghanistan cũng vậy, là do sự khác biệt ý thức hệ giữa Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo phương tây và ngòi nổ là vụ máy bay do Bin Laden chỉ đạo công phá bằng máy bay tòa nhà tháp đôi của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (WTO) ở Nữu Ước và Ngũ Giác Đải (Pentagon) tại Washington D.C. Đây là một cuộc chiến tranh trả thù.

2/ Cuộc chiến tranh ở Iraq là do yếu tố kinh tế. Đó là vì nhu cầu xăng dầu tại Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh ở Iraq do Bush cha và Bush con chỉ đạo. Tổng Thống George H.W. Bush (Bush cha) tấn công Iraq để giải phóng Kuwait khỏi bàn tay Saddam Hussein vì để bảo vệ nguồn cung cấp dầu hỏa. Tổng Thống George W.Bush (Bush con) tấn công Iraq lần hai cũng nhằm mục đích trên, vì Iraq cũng có trữ lượng dầu hỏa lớn ở vùng do nhóm tự trị Kurd kiểm soát. Quý vị nên nhớ rằng đế chế Bush (Bush Empire) ở Texas kinh doanh ngành dầu hỏa, chiếm một thị phần quan trọng ở Hoa Kỳ.

Các tội ác chiến tranh ở Iraq gồm:

* Chính phủ Hoa Kỳ thuê mướn tư nhân thực hiện các nhiệm vụ trước đây giao phó cho quân đội như quản lý các nhà tù, lực lượng cảnh sát ..v..v..Những người được thuê mướn này là những cựu quân nhân, cựu cảnh sát và lính đánh thuê sử dụng trước đây ở Nam Phi Châu (South Africa) Chile và Yugoslavia.

* Ước tính có 500,000 dân sự vô tội bị chết như là kết quả của cuộc chiến tranh và chiếm đóng của Hoa Kỳ trong đó gồm cả các chính trị gia, giới trí thức, khoa học gia và giới hàn lâm viện.

* Hoa Kỳ tiếp tục xử dụng chất Uranium đã hết hạn ở Iraq. Chất phóng xạ này chứa trong các viên đạn gây ra các bệnh ung thư theo cơ quan Y Tế Quốc Tế (WHO) cho biết chất phóng xạ xâm nhập cơ thể qua hệ thống hô hấp gây hại cho tủy xương, hệ thống hạch và thận.

Thưa quý vị, còn nhiều tội phạm nữa do chiến tranh gây ra, người viết chỉ nêu ra một vài trường hợp tiêu biểu được trích diễn từ cuốn sách “Nhóm Tinh Hoa Thoái Hóa” (Elite Deviance) của tác giả David R Simon.

IV/ Trên Bình Diện An Ninh Quốc Phòng (National Defense).
Tổng hành dinh Quân Sự -Kỹ Nghệ (Military Industrial Complex). Tổng hành dinh An Ninh Quốc Phòng, tức Bộ Quốc phòng đặt tại Ngũ Giác Đài ở Washington. DC, còn gọi là Tổng Hành Dinh Quân Sự - Kỹ Nghệ (Military Industrial Complex)

1/ Ngân sách Bộ Quốc Phòng.
* Từ năm 1945 tới 1977, Hoa Kỳ đã chi tiêu cho quốc phòng 1,500 tỷ đô la. Một ngàn tỷ nữa được tăng thêm trong hai nhiệm kỳ 1981 – 1989 của Tổng Thống Ronald Reagan. Ngân sách quốc phòng trong năm tài chánh 1996 la 265 tỷ đô la, 7 tỷ cao hơn số tiền Ngũ Giác Đài yêu cầu.

* Lực lượng quân sự Hoa Kỳ có 1.5 triệu quân nhân tại ngũ và chi phí cho lực lượng này chiếm 30% ngân sách quốc phòng. Ngoài ra năm 1992, chi tiêu cho số nhân viên dân sự về hưu phục vụ cho bộ quốc phòng và số cựu quân nhân là 16.1 tỷ đô la. Cuối cùng cũng trong năm 1992, chi tiêu cho cơ quan cựu quân nhân (Veterans Administration) là 34 tỷ đô la.

* Lãnh vực kỹ nghệ gồm hơn 100 nhà thầu sản xuất vũ khí, quân trang và quân dụng cho bộ quốc phòng. Năm 1973 có 3,233 nhân viên cao cấp về hưu trong chính phủ phục vụ cho các nhà thầu này. Giữa năm 1979 và 1983, có thêm 1,455 người nữa mang cấp bậc đại tá trong quân đội.

* Năm 1992, có 12 đại học cộng tác với bộ quốc phòng và mỗi đại học nhận được 10 triệu đô la tiền bảo trợ.

2/ Thiết lập căn cứ quân sự ngoại quốc. Những quốc gia nào đồng ý nhận viện trợ Hoa Kỳ sẽ được bảo vệ bởi một mạng lưới quân sự thế giới. Năm 1988, Hoa Kỳ sở hữu 360 căn cứ quân sự trong 40 quốc gia với 1/3 nhân viên quân sự đồn trú tại các quốc gia này.

3/ Can thiệp quân sự. Từ sau thế chiến II, quân đội và lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ liên quan tới 215 vụ gọi là phô trương sức mạnh và can thiệp quân sự như ở Korea, Lebanon, The Dominican Republic, Việt Nam, Grenada, Nicaragua, Persian Gulf và Bosnia.

Thưa quý vị đồng hương, ngoại trừ những điều mà tác giả đề cập trên đây trên mọi bình diện, còn có những bê bối (Scandals) lớn vang danh khét tiếng ở nội địa và trên thế giới như Watergate, Iran Contra, Contragate, Filegate, Pardongate, Chinagate, Cattlegate, Lootergate, Travelgate, Benghazi, Clinton-Lewinsky, Clinton Foundation ..v..v..

V/ Trên bình diện Giáo Dục và Đạo Đức.
A- Trên bình diện Giáo Dục.
Thật là mâu thuẫn và nguy hiểm, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một cái nôi qui tụ cả trăm cộng đồng sắc dân lớn nhỏ và nhân vụ cái chết của tên tội phạm da đen George Floyd bởi cảnh sát viên da trắng, phong trào “Black Lives Matter” lại được đảng Dân Chủ khuyến khích khởi động trở lại và chủ động đưa học thuyết “Sắc tộc phê phán” (Critical Race Theory) vào chương trình giáo dục bậc tiểu và trung học, đại học và trong quân đội gây chia rẽ và hận thù sắc tộc.

Joe Biden và đảng Dân Chủ từng lải nhải tuyên truyền rằng họ là lực lượng vô địch duy nhất đưa lại đoàn kết dân tộc, thế mà lại chủ trương và phát động chủ thuyết sắc tộc phê phán. Đây là tội ác của nhóm cầm quyền tinh hoa thoái hóa và biến chất Hoa Kỳ.

B- Trên phương diện Đạo Đức.
Đạo luật hợp thức hóa “Đồng tính Nam Nữ và chuyển giới” do Barack Obama đã ký ban hành đi ngược lại quy luật thiên nhiên “âm dương” liên quan tới hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, nền tảng căn bản và nguyên thủy của một tổ chức xã hội trên khắp thế giới dù là còn man rợ sơ khai hay văn minh. Đây cũng là một tội ác của nhóm chính trị trí thức đã thoái hóa và biến chất trong xã hội tư bản Hoa Kỳ.

Nhân danh “Tự Do và Văn Minh” chống lại quy luật thiên nhiên và nền đạo đức nhân loại phổ quát, giới trẻ Hoa Kỳ hiện nay tôn thờ một cuộc sống thác loạn tự do sống chung sinh con đẻ cái vô tội vạ và vô trách nhiệm, không cần các nghi thức dân sự, giấy giá thú và nghi thức tôn giáo thiêng liêng. Ở với nhau vài năm thấy chán lại đi tìm của lạ do đó có biết bao bà mẹ đơn độc (single mom) có con dại bị bỏ rơi không được nuôi dưỡng đầy đủ và giáo dục đàng hoàng. Phần lớn các em này khi lớn lên trở thành tội phạm, ít đứa thành đạt trong xã hội. Tình trạng này đang tăng lên theo cấp số nhân khi người mẹ còn trẻ lại đi kiếm bồ mới và người bố cũng thế, rồi lại đẻ con và cứ tiếp tục như vậy.

Hậu quả là các bệnh tật nguy hiểm như HIV bùng phát giết chết biết bao nhiêu người, và trong thời gian dài dân số lành mạnh giảm, và dân số bệnh hoạn tăng mạnh tạo ra gánh nặng trầm trọng cho xã hội.. Người viết không có ác cảm với giới đồng tính và chuyển giới, nhưng quyết liệt phản đối việc hợp thức hóa.

Trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay, gọi là “tự do và văn minh” nhất thế giới, nạn ly dị và ly thân phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới văn nghệ và giới những giàu có. Ngày nay trai gái lấy nhau do những cảm xúc bồng bột của con tim hơn là sự suy nghĩ chín chắn của lý trí. Sự tôn thờ cuộc sống vật chất quá đáng cũng góp một phần.. Hôn nhân không còn được coi là linh thiêng nữa mà chỉ là một khế ước xã hội. Thích thì ở, chán thì chia tay. Chung sống với nhau lâu đâm ra nhàm chán và các khuyết điểm của mỗi bên bắt đầu lộ diện gây ra xung khắc không thể hàn gắn. Lý do chính yếu là thiếu sự thông cảm, tha thứ và cố gắng điều chỉnh, đòi hỏi người phối ngẫu phải toàn diện, còn mình thì khỏi.

Quý vị cũng nên nhớ trường hợp này đúng với nam giới hơn. Nam giới thường gặp cuộc khủng hoảng giữa đời sống (Mid-Life-Crisis). Khoảng 50 tuổi, người đàn ông khi đã có chức vị trong xã hội, cuộc sống vật chất ổn định, con cái sắp hay đã trưởng thành, cảm thấy hết trách nhiệm, nên cuộc sống gia đình giữa vợ chồng đã sống chung nhiều năm trở nên tẻ nhạt và khô khan. Ăn cơm nhà hoài thấy chán, nên thích ăn phở người hàng xóm, lạ và hấp dẫn hơn. Đây là nguyên nhân chính gây ra đổ vỡ gia đình. Người đàn bà vì sợ hậu quả mang thai bất ngờ, lý do tôn giáo, danh giá gia đình nên thường kiểm soát được cuộc khủng hoảng giữa đời sống này.

Nói tóm lại, của “lạ” là nguyên nhân chính yếu của người đàn ông, gây ra đổ vỡ gia đình. Người đàn ông thường dùng hai phương thức giải quyết sự nhàm chán cuộc sống gia đình. Những người không sợ bệnh tật thì đi tìm các cô gái bán hoa, tuy không gây cảm xúc nhiều. Những người sợ bệnh tật thì đi kiếm tình nhân gây nhiều cảm xúc khoái lạc, tệ hơn nữa có ông chồng còn mồi chài em hay chị vợ, ngay cả người giúp việc nhà, mặc dầu những đối tượng này xấu hơn bà vợ nhà về nhan sắc cũng như tính tình. Dân gian thường nói “ăn vụng bao giờ cũng khoái hơn”.

Thưa quý vị, cuộc đời là thế ! Tình trạng ly dị hay ly thân phổ biến trong các nước Âu Mỹ giàu có, ở thành thị hơn là thôn quê và hơn so với các quốc gia nghèo và chậm tiến. Do đó các quốc gia theo Hồi Giáo tố cáo các quốc gia dân chủ tư bản Âu Mỹ là những quốc gia có nền văn hóa vật chất sa đọa cần phải bị diệt trừ.

Thưa quý vị đồng hương, mô thức tổ chức chính trị và kinh tế “Tư bản – Dân chủ” Hoa Kỳ tồi bại gây ra nhiều tội ác nội địa và quốc tế như tác giả David Simon phác họa mà tại sao ai nấy trên toàn thế giới muốn được nhập tịch Hoa Kỳ và sinh sống tại đây. Câu trả lời là của thủ tướng Anh Quốc Churchill, một nhà lãnh đạo nổi danh số một thế giới, nếu người viết không lầm ông nói “Nền chính trị dân chủ và kinh tế tư bản Hoa Kỳ là Ít Xấu nhất” so với các mô hình tổ chức xã hội có trước đây và hiện nay, như thể chế vua chúa với giới quý tộc, độc tài cá nhân như ở Nga, Bắc Hàn và độc tài đảng trị như Trung Quốc và Việt Nam.

Trong các cái xấu, ta phải chọn cái “Ít Xấu nhất”

Người viết thường phát biểu trước đây trong nhiều bài tham luận chính trị và kinh tế Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là thiên đàng hạ giới, mơ ước bởi tuyệt đại đa số người trên toàn thế giới. Chúng ta cũng cần phải công bằng xét xem nền chính trị dân chủ và nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ có những ưu điểm nào.

1- Nền Chính Trị Dân Chủ.
Nói một cách tương đối, ngoại trừ cuộc nội chiến Nam Bắc, 1860 về nạn nô lệ, nền Chính Trị Dân Chủ Hoa Kỳ trong lịch sử đất nước 248 năm qua tương đối khá ổn định. Có những cuộc nổi loạn địa phương như trường hợp James Watts, một tên tội phạm bị cảnh sát viên da trắng áp đảo gây thương tích ở tiểu bang California đã lâu lắm trong thập niên 1980. Người da đen biểu tình phản đối và đòi công lý cho James Watts đưa đến những cuộc phá phách, đập phá các cửa tiệm buôn bán, cướp bóc và hôi của.

Gần đây cũng xảy ra vụ bạo loạn ở Seattle, tiểu bang Washington và ở tiểu bang Minnesota nhân vụ George Floyd bị chết bởi một viên cảnh sát da trắng. Tại Seattle nhóm Black Lives Matter và Antifa nhân cơ hội này, tạo bạo loạn, đập phá một số cơ sở liên bang, các tượng đài kỷ niệm các vĩ nhân lịch sử, đập phá các cửa tiệm tiểu thương và thương xá hôi của, chiếm một vài khu phố làm sào huyệt khủng bố trong hơn 2 tháng trời.

Và gần đây nhất, vụ biến động tại Quốc Hội, điện Capitol, cực kỳ quan trọng vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, ngày Quốc Hội tuyên bố ai, Joe Biden hay Donald Trump đắc cử tổng thống năm 2020. Sự kiện này có nhiều tranh cãi ai là chủ mưu gây ra. Những người ủng hộ vả theo đảng Dân Chủ thì cho là do Tổng Thống Donald Trump kích động để chống lại kết quả bầu cử cho là gian lận. Những người ủng hộ và theo đảng Cộng Hòa thì lại đưa ra giả thuyết chính đảng Dân Chủ và những người ủng hộ ngầm sắp xếp tạo ra biến cố chính trị này.

Như quý vị biết, chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi đang chỉ đạo ban điều tra vai trò của cựu tổng thống Donald Trump trong vụ này. Kết quả không biết đi đến đâu và còn kéo dài trong nhiều thời gian.

Hoa Kỳ không có các vụ đảo chính cướp chính quyền như ở Thái Lan, Miến Điện và trong một số quốc gia ở Phi Châu hay Nam Mỹ.

2- Nền Kinh Tế Tư Bản Hoa Kỳ.
a/ Người viết xin trở lại ý thức hệ cộng sản do Friedrich Engel (1820-1895) và Karl Marx (1818-1883) chủ xướng. Karl Marx trong cuốn “Tư Bản Luận” (Das Kapital) đã chỉ trích gay gắt hệ thống kinh tế tư bản bóc lột và phi nhân tính trên hai điểm “Trị giá thặng dư” (Surplus Value) qua việc bóc lột tiền lương nhân công và vai trò chủ nhân ông trong các công ty gia đình trong thời ông và nhất là thời kỳ cách mạng kỹ nghệ (Industrial Revolution) năm 1848 tại Anh Quốc. Theo người viết, Marx đã dự đoán sai hai điểm trên vì quên rằng xã hội luôn luôn thay đổi, có những quyền lực ngầm chưa lộ diện. Marx không ước đoán được sự xuất hiện quyền lực kinh tế và chính trị của các “nghiệp đoàn lao động” hiện nay. Ngày nay mức lương bổng và quyền lợi lao động phần lớn đều được thương thảo bởi giới chủ và nghiệp đoàn lao động có vũ khí nguy hiểm là các cuộc đình công “làm áp lực”.

b/ Thứ đến, phần lớn các công ty sản xuất lớn và quan trọng hiện nay không còn là kinh doanh gia đình mà dưới hình thức các Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (Limited Corporation) được dân chủ hóa qua thị trường chứng khoán. Các thành viên trong hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành thường là sáng lập viên và sở hữu chủ vốn ban đầu. Khi công ty bành trướng phải cần nhiều vốn hơn, nên phải bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cho đại chúng và các định chế tài chánh như ngân hàng, các công ty bảo hiểm.

Nói khác đi, sở hữu chủ đã bị phân tán. Các thực thể cá nhân hay định chế ngày nay cũng là chủ nhân của công ty. Tuy nhiên, các quản trị viên, và giám đốc điều hành bao giờ cũng giữ lại đa số 51% sở hữu chủ công ty để bảo đảm quyền quyết định đường hướng và các chính sách quản trị công ty. Các cổ đông được chia cổ lợi (dividend) hằng năm và cũng có quyền lực giới hạn trong “Đại hội đồng cổ đông” được tổ chức hằng năm để bầu lại thành viên hội đồng quản trị mới. Các cổ đông có quyền lực giới hạn, ít khi chiếm được đa số 51% vì ít người đến tham dự mà thường nhờ các quản trị viên đại diện bỏ phiếu thay cho họ. Do đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành thường được lưu nhiệm hàng năm, trừ khi công ty bị thua lỗ trầm trọng nhiều năm liên tiếp, có nguy cơ bị phá sản.

c/ Nền kinh tế tư bản Hoa Kỳ tạo ra một thiên đàng hạ giới về cuộc sống vật chất. Quý vị cứ nghĩ xem có tài hóa tiêu thụ nào mà quý vị muốn mua không có trên thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ. Có thể nói là thượng vàng hạ cám đều có mặt. Thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ cung cấp dồi dào các tài hóa tiêu thụ với giá phải chăng, có thể khá rẻ so với các quốc gia ở Âu Châu hay Gia Nã Đại, và lại có phẩm chất cao. Những gì làm tại Hoa Kỳ (Made in USA) đều được mọi người trên thế giới ưa chuộng, như quần áo, giầy dép, đồ điện tử .v..v…Người viết có mấy người bà con ở Pháp và Gia Nã Đại khi du lịch tới Hoa Kỳ với một va li nhưng lúc về thì với hai hay ba vali đồ đạc mua sắm.

d/ Giới tiêu thụ Hoa Kỳ được thưởng thức những gì ngon, quý và đắt nhất nhập cảng từ ngoại quốc như cua (king crab) từ Canada, tôm cá từ Ecuador, tôm hùm từ Việt Nam và hoa trái từ các quốc gia vùng Đông Nam Á, như nhãn, vải, xoài , chôm chôm và bưởi từ Việt Nam, Thái Lan, chuối từ Nam Mỹ.

e/ Không có một quốc gia nào trên thế giới, mà người tiêu thụ có thể mua được chiếc xe hơi mới hay cũ dễ dàng như ở Hoa Kỳ miễn là có việc làm. Cũng không có nơi nào một gia đình có tới 2 hay 3 xe hơi mới hay cũ chạy trên một mạng lưới xa lộ rộng, sạch sẽ và tân tiến như ở Hoa Kỳ.

f/ Dịch vụ y tế hết chỗ chê. Ai bị thương tích trầm trọng do bất cứ tai nạn gì, hoặc ốm đau nặng cứ gọi 911 là có xe cứu thương đến chở tới nhà thương gần nhất, bất kể là công dân Hoa Kỳ, hay di dân lậu, sẽ được nhập viện cứu chữa trước khi tính đến chuyện chi phí bác sĩ, nhà thương và thuốc men ai sẽ trả.

g/ Những tiện ích công cộng như chuyên chở công cộng với hệ thống xe buýt (buses) chạy trong hay xuyên thành phố rất đúng giờ, được tương đối bảo trì tốt, sạch sẽ có máy lạnh và sưởi ấm theo mùa, ít khi bị chết giữa đường. Điện nước và hơi đốt ít khi bị cắt ngoại trừ khi bị hư hại bởi thiên tai như mưa bão ngập lụt, cháy rừng hay động đất. Nếu có xẩy ra, thì cũng được công ty tư nhân này sửa chữa mau lẹ tối đa. Dĩ nhiên chi phí tiện ích công cộng cũng phải được thanh toán sòng phẳng đúng hẹn.

C- Trên bình diện Tinh Thần.
Thưa quý vị đồng hương thân mến, theo quan điểm chủ quan của người viết, bản “Hiến Pháp” của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một tuyệt phẩm với 27 tu chính án trong đó 10 tu chính án đầu tiên tạo nên “Bản Nhân Quyền” (Bill of Rights) bảo đảm các quyền căn bản của con người như các quyền tín ngưỡng, mang súng, tự do ngôn luận và mưu cầu hạnh phúc cá nhân .v..v..

Kể cả 6 năm (1959-1965) như là du học sinh và 42 năm định cư tại Hoa Kỳ như một người tị nạn chính trị, người viết đã sinh sống tại Hoa Kỳ 48 năm, hơn nửa đời người, người viết chưa bao giờ bị quấy rầy, bị hạch sách và bị gây khó dễ bởi nhà cầm quyền trừ hai lần bị nhân viên cảnh sát chận xe lại để phạt vì không dừng hẳn xe lại trước vạch đỏ khi quẹo phải và qua ngã tư đường có vạch đỏ 4 phía.

Quyền tự do ngôn luận đã bảo vệ người viết trong hai năm qua, đã viết nhiều bài tham luận (Một Góc Nhìn) chỉ trích các chính sách chính trị và kinh tế sai lầm của cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, George W.Bush, Barack Obama, và Tổng Thống Joe Biden đương nhiệm. Cho tới lúc đang viết bài này, mạng sống người viết vẫn được an toàn không ai hay cơ quan chính quyền nào gọi điện thoại hăm dọa bằng lời nói hay hành động. Thật là một điểm son tuyệt vời của quyền tự do ngôn luận ở Hoa Kỳ. Nếu người viết là một công dân lên tiếng chỉ trích chính quyền như ở Nga hay Bắc Hàn, Trung Hoa hay Việt Nam chắc chắn người viết sẽ ở tù rục xương và có thể bị đi mò tôm không chừng.

Giấc mơ Hoa Kỳ (American Dream) cũng là một điểm son trong đời sống Hoa Kỳ. Mọi người sinh ra đều bình đẳng trước cơ hội và xã hội Hoa Kỳ có quá nhiều cơ hội trên nhiều phương diện.

Nếu có tinh thần tự lập đứng trên đôi chân của mình, có tinh thần cầu tiến, óc sáng tạo, yêu thích làm việc, biết bắt nắm cơ hội, kiên nhẫn, thất bại không bỏ cuộc, đứng dậy chờ thời làm lại và dĩ nhiên phải có sức khỏe tương đối tốt, quý vị sẽ đạt được giấc mơ triệu hay tỷ phú, hay ít nhất có cuộc sống khá giả. Thực tế đã chứng minh trong 47 năm tị nạn, nhiều người Việt Nam đã thực hiện thành công “Giấc Mơ Hoa Kỳ” trong nhiều lãnh vực.

LỜI CUỐI
Thưa quý vị đồng hương thân mến, lời cuối sau đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của người viết. Trên đây là bộ mặt trái xấu xa khủng khiếp của hệ thống chính trị dân chủ và kinh tế tư bản cạnh tranh tự do Hoa Kỳ mà tác giả David Simon cho biết. Từ bản chất, theo người viết, hệ thống này không xấu xa và tệ hại như vậy. Tất cả là vì con người hành xử, chính con người tạo ra hệ thống đó. Người viết còn nhớ, có lẽ là Lenine, ông nói “Tên tư bản (Capitalist) để làm giàu hắn không ngần ngại bán cả cha mẹ hắn”. Vậy nguyên nhân ở đâu ? Đó là “Lòng tham Tiền Bạc và Quyền Lực không đáy của con người”.

Thưa quý vị đồng hương, đó là lý do tại sao người viết thêm hai chữ “Trung Quốc” lên chóp bản sơ đồ “Giới Tài Phiệt Tinh Hoa Thoái Hóa Hoa Kỳ”. Theo thiển ý người viết, không một lực lượng nào có nhiều tiền như đảng cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của nhóm chóp bu ủy viên trung ương đảng có thể tức khắc huy động được một số tiền lớn để mua ảnh hưởng chính trị và kinh tế từ giới tài phiệt và chính quyền thoái hóa Hoa Kỳ, vì lợi dụng được yếu điểm, lòng tham vô đáy của giới này, tiêu biểu như Bill Clinton, George W.Bush, Barack Obama, Joe Biden, Nancy Pelosi, Mitch Mc Connell, Bill Gates và nhiều nhân vật khác, người viết đã nêu tên trong bài biên khảo “Bắt Tại Trận” trước đây.

Thực tình người viết không có ác cảm và chống đối giới tài phiệt thoái hóa Hoa Kỳ ngày càng muốn làm giàu hơn. Điều này dễ hiểu, hẳn nhiên là vì quyền lợi cá nhân, nhưng họ còn có trách nhiệm với giới cổ đông lớn nhỏ đã góp vốn qua cổ phiếu mua trên giàn chứng khoán. Những cố đông lớn nhỏ này là đồng chủ nhân của công ty kinh doanh ngày nay.

Giới đáng trách là bọn viên chức chính quyền tinh hoa thoái hóa và biến chất. Bọn này là những chính trị gia chuyên nghiệp thoái hóa trong cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa bị mua chuộc và điều khiển bởi giới tài phiệt kinh doanh.

Nếu có một chính quyền bởi dân, do dân và vì dân đích thực, thảm trạng chính trị và kinh tế Hoa Kỳ hiện nay không xảy ra. Quả thực người viết không có thiện cảm với giới chính trị gia chuyên nghiệp. Tuyệt đại đa số trong nhóm này làm chính trị là để làm giàu và thu tóm quyền lực. Tuyệt đại đa số trong nhóm này là mị dân và lưu manh, hứa thật nhiều mà chẳng làm được nhiều việc ích nước lợi dân. Đây là tình trạng phổ quát trên khắp thế giới, không riêng gì tại Hoa Kỳ.

Vậy thang thuốc cứu chữa thảm trạng hiện tại của xã hội Hoa Kỳ là gì ?

Thưa quý vị đồng hương thân mến, quả thực người viết hết sức bi quan và không có chút hy vọng cải thiện được thảm trạng xã hội Hoa Kỳ hiện nay mà chỉ đặt niềm tin và hy vọng vào giới trẻ tương lai qua một bài thuốc sau đây:

1- Tạo ra một nền giáo dục hướng tới nền đạo đức Đông Phương “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” và lấy mục tiêu “Chân Thiện Mỹ” là kim chỉ nam trong cuộc sống cá nhân và xã hội qua một chương trình “Công Dân Giáo Dục” lành mạnh đặt nặng vào lòng yêu nước thương nòi ngay từ cấp mẫu giáo và trung tiểu học đã bị xóa bỏ trong nền giáo dục Hoa Kỳ nhiều năm nay. Phải cấp thiết đầu tư vào giáo dục giới trẻ cho tương lai. Giới tinh hoa tài phiệt và chính quyền thoái hóa hiện nay cũng không còn nhiều thời gian để hoành hành. Tất cả cũng gần xuống lỗ cả rồi.

2- Phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang, cảnh sát, quân đội và các cơ quan chuyên biệt độc lập như Federal Bureau of Investigation (FBI) và Central Intelligence Agency (CIA). Đặc biệt quân đội phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành bảo vệ Hiến Pháp.

3- Cần một nhà lãnh đạo tài đức bảo thủ độc lập và là tỷ phú yêu nước thương dân đích thực không bị mua chuộc và lệ thuộc vào giới tài phiệt để tranh cử. Nhà lãnh đạo này cũng cần được chống lưng (backed) bởi một lực lượng bảo vệ những giá trị bảo thủ truyền thống từ giới trung lưu da trắng theo Thiên Chúa Giáo (Christian) trước đây mấy thập niên chiếm 65% dân số, nay chỉ còn 52% dân số theo các nhà nghiên cứu chính trị gần đây.

4- Đưa Thiên Chúa trở lại học đường và tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài. Tôn giáo phải là kim chỉ nam giúp con người không rơi vào vòng tội lổi tham sân si.

5- Xóa bỏ ngay học thuyết “phê phán chủng tộc” gây hận thù và chia rẽ (Critical Race Theory) trong học đường, quân đội và xây dựng một phong trào hay một hội “phụ huynh học sinh quốc gia” để bảo đảm một nền giáo dục trong sang và tân tiến.

Thưa quý vị, thang thuốc này chỉ nhằm giảm bớt thảm trạng xã hội Hoa Kỳ hiện nay và nhằm vào giới trẻ tương lai để điều chỉnh và thanh tẩy những bê bối tham nhũng và tội ác mà giới tinh hoa tài phiệt và chính quyền đang gây ra trong xã hội Hoa Kỳ hiện nay, lúc đó Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mới là Thiên Đường Hạ Giới đích thực.

Kính chào

Garden Grove, ngày 5 tháng 11/2022

Nguồn Tài liệu:
- Elite Deviance - David R Simon
- The Bush Crime Family - Roger Stone
- The Deep State - Jason Chaffetz
- Red Handed - Peter Schweizer

No comments:

Blog Archive