TIN TỨC - 31/8/2024
CNN PHỎNG VẤN KAMALA
Cuối cùng, chịu không nổi áp lực quá mạnh của ngay cả đám truyền thông loa phường, Kamala đã đồng ý cho CNN phỏng vấn. Một cách tóm gọn nhất, cuộc phỏng vấn có nhiều điểm đáng lưu ý:
Kamala chọn đài tivi cho phỏng vấn: là đài loa phường 'phe ta' nặng, CNN;
Kamala chọn nhà báo phỏng vấn: là bà Dana Bash, một nhà báo loại cuồng chống Trump;
Phải có mặt của ông Walz, kinh nghiệm nhiều hơn, có thể trả lời đỡ hay bào chữa cho bà nếu nói lộn hay cà lăm hay xài 'xà-lát chữ nghĩa' words salad; hiển nhiên vì thiếu tự tin có thể chịu nổi phỏng vấn của nhà báo; bị nhiều phụ nữ công kích, cho rằng việc bám vào ông Walz đưa ra hình ảnh phụ nữ luôn luôn phải bám vào đàn ông để bảo vệ mình, chứ một mình thì không làm nên cơm cháo gì;
Ngoài ra, cũng không được trực tiếp truyền hình, mà chỉ thu hình thu âm trước -buổi chiều- rồi sau khi kiểm duyệt lên kiểm duyệt xuống, mới được phát hình buổi tối.
Ngay cả anh bình loạn gia của CNN, Anderson Cooper cũng phải nhìn nhận việc Tim Walz tham gia phỏng vấn sẽ giảm ít nhất 50% gánh nặng trên đầu Kamala.
Vì cuộc phỏng vấn được CNN đưa lên tivi tối thứ Sáu, quá muộn để DĐTC có bài phân tích kỹ, nên xin cáo lỗi cùng quý độc giả, DĐTC chỉ có thể nói tóm gọn thôi, tuần tới sẽ viết chi tiết hơn về câu chuyện bà Kamala. Mà tóm gọn lại, thì chỉ có 2 điểm nói chung:
Kamala chỉ nói loanh quanh, xoáy vào việc tố khổ, bôi bác Trump, không đưa ra được chương trình hay kế hoạch cụ thể nào ngoài ba điểm mà DĐTC đã bàn qua (tặng 6.000 đô tín dụng thuế cho mỗi đứa con mới sinh; tặng 25.000 đô down payment cho những người mua nhà lần đầu; và áp đặt chính sách kiểm soát giá cả);
Bị chất vấn về những tráo trở, lật ngược quan điểm, Kamala chối, xác nhận bà vẫn cấp tiến cực đoan từ hồi nào tới giờ, không thay đổi. Về điểm này, một bình loạn gia cấp tiến của NBC, bà đen Yamiche Alcindor, đã cho rằng Kamala nói láo, vì sự thật là bà đã thay đổi hẳn quan điểm về một số vấn đề lớn. Phe cáp tiến cực đoan nhất rất bất mãn về việc bà Kamala đang cố lái về phía trung dung, bỏ những quan điểm thiên tả cực đoan trước đây.
Điểm đặc biệt: một chuyên gia tâm lý, Susan Constantine, cho rằng Kamala đã hoàn toàn thiếu tự tin. Trước hết qua việc đòi có ông Walz ngồi đó hỗ trợ tinh thần, ngay cả trong một cuộc phỏng vấn trên đài tivi do chính bà lựa, với một nhà báo thân thiện nhất cũng do chính bà lựa.
Sau đó qua những sự kiện như:
Tránh, không trả lời trực tiếp và cụ thể câu hỏi, mà lo 'trả bài', lập lại những nguyên tắc chung chung tổng quát, hay nhai lại những bôi bác Trump;
Không dám nhìn thẳng mặt người đặt câu hỏi, mà luôn luôn nhìn qua, liếc lại;
Khi trả lời, thường liếc qua ông Walz, như thể muốn hỏi ý hay muốn thấy ông Walz gật đầu ủng hộ.
Báo loa phường New York Times, có bài nhận định dưới tên tác giả Bret Stephens là Kamala đã trả lời hết sức mơ hồ -vague- tới độ trống rỗng -vacuous- luôn. Kamala đã trả lời quanh co về câu hỏi liên quan đến việc bà lật ngược quan điểm về 'fracking' cũng như về chính sách di dân bảo vệ biên giới.
Trong khi đó, CNN kiểm tra sự thật -fact checking- đã tố Kamala nói láo khi bà khẳng định "Tôi đã nói rất rõ trong cuộc tranh luận trên tivi với ông Pence năm 2020 là tôi sẽ không cấm 'fracking' ". Theo CNN, năm 2019, Kamala tuyên bố "Tôi ủng hộ việc cấm fracking". Năm 2020, trong cuộc tranh luận với ông Pence, được hỏi về 'fracking', Kamala đã gian trá trả lời "Biden sẽ không cấm 'fracking' ". Nghĩa là bà tránh né trả lời, nói lên quan điểm của chính bà, mà lại trả lời bằng cách nói Biden sẽ không cấm.
Nhà báo Mark Halperin, cựu giám đốc chính trị của đài loa phường ABC, đã nhận định cuộc phỏng vấn đã là một đại họa cho truyền thông Mỹ khi bà nhà báo Dana Bash chỉ hỏi những câu dễ nhất cho Kamala, gặp quả tang Kamala nói láo cũng phứt lờ bỏ qua, đã vậy mà Kamala vẫn không trả lời được, cứ loay hoay trả bài, lập lại những 'words salad' hoàn toàn vô nghĩa, hay lo bôi bác Trump.
TIN KHÁC VỀ KAMALA
Đòi đổi điều kiện tranh luận
Nhắc lại, trước đây, Biden thách đố Trump tranh luận, rồi Trump mau mắn nhận lời ngay, bất chấp những điều kiện hết sức bất lợi như tranh luận trên các đài tivi loa phường, qua các điều hợp viên do Biden chọn, không có khán giả, micro bị tắt khi một đối thủ đang nói,... Hai cuộc tranh luận, nhưng chỉ mới có một được tổ chức thì Biden đã thua vãi..., tới độ bị đảo chánh, cho về vườn.
Bà Kamala nương theo, đòi Trump phải giữ cam kết, mặc dù Trump chưa hề cam kết bất cứ gì với Kamala. Nhưng không sao, Trump vẫn ô-kê, sẽ tranh luận với Kamala như với Biden. Kamala hồ hởi đấm ngực khoe đã ép không cho Trump trốn chạy. Rồi biểu diễn cái màn mà Mỹ gọi là 'moving goalpost', tức là di chuyển khung lưới của trận đá banh, đòi thêm điều kiện.
Bà Kamala mới đòi thêm nhiều điều kiện: bà phải 1) được ngồi, 2) có quyền chặn cãi khi Trump đang nói, 3) có quyền mang theo giấy tờ, sổ sách, tài liệu cần thiết bà muốn, là điều Biden không đòi hỏi để chứng minh mình đủ trí nhớ để tranh luận không cần tài liệu. Bà Kamala vì từ trước tới giờ ngủ gật, chẳng biết chuyện gì trên trời dưới biển, nên bây giờ đòi phải được mang theo tài liệu, nôm na ra là câu hỏi, câu trả lời do các phụ tá soạn sẵn -hay do ai đó cầm cương ngựa trong hậu trường soạn sẵn?- để bà chỉ cần đọc.
Ông Trump đã đánh tiếng, nếu lại thay đổi điều kiền cho thuận lợi thêm nữa theo kiểu này, có thể ông sẽ không thèm tranh luận luôn. Thực tế, Kamala chỉ mong vậy, để rồi vừa né được ông thần Trump, vừa có dịp khua chiêng trống 'Trump hèn nhát không dám tranh luận' thôi.
Biden cũng thách thức Trump tranh luận trong những điều kiện thuận lợi nhất, hy vọng Trump sẽ bác bỏ, không tranh luận để cụ có dịp bôi bác Trump hèn nhát. Không ngờ Trump bắt ngay tẩy, khiến Biden lòi tẩy 'đuôi thằn lằn', mất job luôn. Ta chờ xem cuộc tranh luận Trump-Kamala.
Đồng minh bào chữa cho Kamala
Sau khi Kamala công bố chính sách kiểm soát giá cả theo mô thức Xô Viết, bị phản đối mạnh, một số đồng minh của Kamala đã phải vặn trẹo quai hàm, tìm cách bào chữa cho Kamala.
Một dân biểu DC bào chữa, cho rằng đó chỉ là thông điệp dùng để nhấn mạnh ý chí của Kamala, nhất quyết chặn lạm phát thôi, chứ không có ý xác nhận bà ta sẽ dùng phương thức của CS. Một dân biểu DC khác biện bạch chúng ta chưa biết chi tiết gì, nên chờ chi tiết rồi bàn kỹ hơn. Một anh khác cho biết đã có tới 37 tiểu bang đã từng có chính sách kiểm soát giá, nhưng tay này không đủ lương thiện để nói cho rõ, các biện pháp kiểm soát giá trước đây đã đường dùng thường chỉ là những biện pháp ngắn hạn, nhất thời để đối phó với một khủng hoảng nào đó, như một vùng bị bão tàn phá, hay bị COVID hoành hành, không bao giờ được dùng như một chính sách kinh tế thường trực.
Bà thống đốc Michigan, Gretchen Whitmer khẳng định thiên hạ đã lo quá xa, bà Kamala chỉ muốn phác họa một kế hoạch một cách tổng quát thôi, "broad strokes".
Kamala không đáng tin
Thăm dò mới của The Economist cho thấy 53% dân Mỹ cho rằng Kamala nói cho người nghe những gì họ muốn nghe, trong khi chỉ có 39% cho Kamala đã chân thật nói theo đúng ý mình.
Trong khi đó, với ông Trump thì trái lại, đa số dân (51%) cho rằng Trump nói những gì ông ta nghĩ, trong khi chỉ có thiểu số (39%) cho rằng ông ta nói những gì người nghe muốn nghe.
Maher nói về Kamala né truyền thông
Danh hài Bill Maher nổi tiếng của đài tivi HBO thuộc loại cáp tiến cực đoan nhất. Tuy nhiên, anh này cũng rất bạo miệng khi cần công kích 'phe ta', là đảng DC. Tuần rồi anh chỉ trích việc Kamala trốn tránh truyền thông, không chịu họp báo hay cho bất cứ nhà báo nào phỏng vấn là việc làm tồi tệ hơn xa, mang ý nghĩa chửi vào mặt truyền thông còn nặng nề hơn việc Trump sỉ vả truyền thông. Theo Maher, Kamala đã nói thẳng vào mặt truyền thông: "Mấy anh chẳng còn nghĩa lý gì đối với tôi hết" ("You don't matter. You're not relevant anymore to me").
Việc Kamala trốn tránh báo chí có lý do rất chính đáng: ngoài việc sỉ vả Trump rồi cười hô hố, Kamala không có gì để nói với báo chí, không có thành tích quá khứ nào để khoe mà cũng chẳng có chương trình kế hoạch nào để rao bán. Chưa kể lỡ có một tay nhà báo khúc mắc nào hỏi lại tài 'leo giường' của bà thì ốm to.
Maher chỉ trích CNN
Trong một cuộc noi chuyện với bình loại gia Kaitlan Collins của đài CNN, anh Maher đã mở đầu câu chuyện bằng cách nói ngay "Tôi là người rất mê coi CNN, như vậy đủ mang rất nhiều ý nghĩa rồi, phải không?". Ý anh ta muốn nói anh ta là bình loạn gia nổi tiếng là cấp tiến cực đoan nhất, khi anh mê coi CNN thì mọi người phải hiểu ngay CNN theo khuynh hướng nào.
Maher nói ai cũng biết khối bảo thủ Mỹ nghĩ gì về tính thông tin phe đảng của CNN, và theo Maher, anh không trách họ được, vì sự thật là vậy. Anh Maher nhắc lại trong suốt 4 ngày Đại Hội, CNN tung ra cả chục nhà báo thay phiên nhau tung hô Kamala-Walz suốt ngày, và nhà báo bảo thủ duy nhất của CNN là Scott Jennings, chỉ được lên nói vài câu ngày cuối cùng sau 11g30 đêm, sau khi bà Kamala đã đọc diễn văn, nghĩa là sau khi cả nước đã tắt tivi đi ngủ vì quá khuya mà cũng không còn gì đáng coi nữa.
TIN VỀ WALZ
Lại một thành tích nói láo của Walz
Trong tiểu sử chính thức được Walz phổ biến cho báo chí, có đoạn ông khoe đã được Phòng Thương Mại Nebraska tuyên dương về công khuyến khích phát triển tiểu thương của tiểu bang năm 2006.
Tuần tồi, ông Barry Kennedy khi đó làm chủ tịch Phòng Thương Mại Nebraska, đã lên tiếng cho biết đây là chuyện nói láo hoàn toàn. Phòng Thương Mại chưa bao giờ vinh danh ông Walz hết, trái lại, năm 2006, cũng là năm ông Walz tranh cử ghế dân biểu, và Phòng Thương Mại khi đó đã công khai hậu thuẫn ứng cử viên đối lập của đảng CH.
Liên danh hài Kamala-Walz hiển nhiên cũng là liên danh của nói láo, bốc phét sảng.
Walz có quan hệ mật thiết với TC
Trang mạng The Daily Caller tuần rồi đã có bài nghiên cứu quan hệ giữa ông phó Tim Walz của Kamala với Trung Cộng, rất chi tiết, mà quý độc giả thông hiểu Anh văn, nên đọc cho kỹ qua link dưới đây:
https://dailycaller.com/2024/08/27/exclusive-tim-walz-history-nonprofit-linked-chinese-intel-agency/
Một cách ngắn gọn nhất: Walz có quan hệ mật thiết với 2 tổ chức của Trung Cộng: Chinese American Association of Minnesota (CAAM) và Overseas Chinese Service Center (OCSC).
CAAM đã nhiều lần tổ chức tiệc gây quỹ vận động tranh cử cho Walz;
OCSC: nhân viên của OCSC được cảnh sát TC huấn luyện về cách theo dõi dân Mỹ gốc Tầu, cũng như chỉ dẫn cho di dân lậu gốc Tầu cách xâm nhập bất hợp pháp vào Mỹ; OCSC là tồ chức trực thuộc Bộ Lao Động Thống Nhất của chính quyền CS Tầu -United Front Work Department (UFWD).
UFWD trực tiếp theo dõi và kiểm soát tất cả các cơ quan truyền thông như báo, radio, TV của dân gốc Tầu trên khắp thế giới, có trách nhiệm xâm nhập và quậy trong các cộng đồng gốc Tầu, đồng thời ăn cắp những kỹ thuật, đặc biệt trong ngành điện toán và trang mạng.
TIN TRANH CỬ
Gió đổi chiều?
Cơ quan thăm dò của chuyên gia Nate Silver công bố thăm dò mới nhất: Trump thắng với 52,4% hậu thuẫn trong khi Kamala được 47,3%. Theo Silver, ngạc nhiên lớn là ngay sau Đại Hội Đảng DC, hậu thuẫn của Kamala đã không tăng như ước đoán. Đáng lo ngại hơn nữa, những thăm dò đã được công bố hầu hết đều ghi thêm vài điểm coi như hậu quả tăng vọt sau đại hội, nhưng đã không xẩy ra. Bây giờ không có, thì trong những ngày tới, mức hậu thuẫn của Kamala sẽ phải điều chỉnh giảm xuống. Tiểu bang sinh tử của Kamala là Pennsylvania, có khuynh hướng vẫn theo Trump.
Gió vẫn vậy?
Trong khi đó thì nhà báo Mark Halperin, cựu giám đốc chính trị của đài loa phường ABC, đã cho rằng những thăm dò cho thấy Kamala đang được ủng hộ mạnh có thể không chính xác, nhất là các thăm dò trong các tiểu bang xôi đậu chiến địa. Tuy Kamala được ghi nhận đang hạ Trump, nhưng những tỷ lệ thắng đều hoàn toàn nằm trong sai xuất thống kê, nghĩa là có thể sai hết. Trước đây, tỷ lệ thắng của Trump đều ngoài sai xuất đó, nghĩa là chính xác hơn. Năm 2016, bà Hillary thắng Trump trung bình cỡ 5 điểm, ngoài sai biệt thống kê, nhưng cuối cùng thua tại tất cả các tiểu bang chiến địa, kể cả Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.
Nôm na ra, những tỷ lệ thăm dò hiện nay cho thấy hai bên ngang ngửa, chưa biết ai thắng. Tuy nhiên, còn hai tháng nữa mới bầu, và trong thời gian đó, cử tri Mỹ sẽ có dịp tìm hiểu nhiều hơn về Kamala. Vấn đề của Kamala là cử tri của bà càng biết nhiều về bà, thì càng bất lợi cho bà. Đó chính là lý do tại sao Kamala trốn né không dám họp báo.
Phe DC cũng ý thức rất rõ mối nguy này nên đã chuẩn bị dùng hệ thống tư pháp đánh Trump mạnh hơn trong những ngày tới: công tố Smith đã truy tố Trump thêm lần nữa, trong khi quan tòa Merchan chuẩn bị tuyên án tù cho Trump.
Lịch bầu cử
Dưới đây là lịch trình ghi rõ những ngày quan trọng cho cuộc bầu cử TT tới, để quý độc giả có dịp theo dõi:
6/9/2024: North Carolina là tiểu bang đầu tiên bắt đầu nhận phiếu bầu bằng thư;
10/9/2024: Tranh luận trực tiếp trên tivi giữa Trump và Kamala;
18/9/2024: Trump sẽ bị tuyên án bởi quan tòa Juan Merchan về vụ bịt miệng Stormy;
20/9/2024: Phiếu bầu bằng thư được chấp nhận trên phần lớn các tiểu bang;
5/11/2024: Ngày bầu cử;
11/12/2024: Hạn chót xác nhận danh sách cử tri đoàn;
17/12/2024: Cử tri đoàn chính thức bầu TT;
3/1/2025: Tân quốc hội khai mạc;
6/1/2025: Tân quốc hội kiểm và xác nhận phiếu cử tri đoàn bầu TT;
20/1/2025: Tân TT tuyên thệ nhậm chức.
Kennedy ủng hộ Trump: hậu quả
Việc ông Robert Kennedy rút lui và ủng hộ ông Trump sẽ có những hậu quả vĩ đại trong những tiểu bang chiến địa then chốt nhất, đó là lời cảnh cáo của bình loạn gia Erin Burnett của đài loa phường CNN.
Theo bà Burnett, ông Kennedy được sự hậu thuẫn trung bình của 5%-6% cử tri Mỹ. Nếu số cử tri này nghe theo ông Kennedy, ủng hộ Trump, thì cán cân sẽ lệch hẳn về phía Trump, khi mà hai bên còn ngang ngửa với nhau trong khoảng trên dưới 2%, như bảng kê dưới đây cho thấy rõ ràng. Chỉ cần mệt nửa số cử tri của Kennedy bỏ phiếu cho Trump thì Kamala sẽ đi bán muối.
Bà Burnett cũng không quên nhắc lại cái tên 'Kennedy' trong chính trị Mỹ khi hai anh em John Kennedy và Robert Kennedy dù sao cũng vẫn là những thần tượng của rất nhiều người Mỹ.
Theo nghiên cứu của cơ quan độc lập không thuộc đảng nào Cook Political Report, 46% cử tri của ông Kennedy sẵn sàng ủng hộ ông Trump trong khi 26% ủng hộ bà Kamala. Những con số này bảo đảm chiến thắng cho Trump trong những tiểu bang chiến địa quan trọng nhất, nghĩa là sẽ mang lại chiến thắng cuối cùng cho ông Trump.
Kennedy giải thích
Ông Robert Kennedy đã lên tiếng giải thích quyết định rút lui để hậu thuẫn ông Trump của ông. Theo ông Kennedy, có rất nhiều yếu tố quan trọng:
Thể chế 'dân chủ' đã biến thành một khẩu hiệu chính trị không có thật; đảng DC dưới chiêu bài bảo vệ dân chủ, đã phá tan nó.
Đảng DC đã tung ra hàng ngũ công tố và quan tòa phe đảng, sẵn sàng tiếp tay loại các ứng cử viên độc lập như tôi, hay tống ứng cử viên đối lập Trump vào tù.
Sau cuộc tranh luận thảm hại, đảng DC đã đảo chánh, đuổi Biden đi để bổ nhiệm người khác thay thế mà không cần bầu bán gì hết, cho dù người thay thế này đã là người không có hậu thuẫn gì hết, đã là ứng cử viên tuột dù đầu tiên khi cuộc bầu sơ bộ năm 2020 chưa bắt đầu.
Bà Kamala đã trốn tránh, không gặp báo chí trong hơn một tháng qua; đây hiển nhiên là hành động phản dân chủ nhất; làm sao cử tri có thể biết bà là ai khi bà trốn trong nhà, ngồi chờ truyền thông phe đảng vận động thay thế cho bà.
Các thăm dò cho thấy nếu ông còn tranh cử tại các tiểu bang chiến địa then chốt, có thể bà Kamala sẽ thắng, là điều ông Kennedy thấy không thể chấp nhận được.
(Trong link trên, có nguyên bài diễn văn của ông Robert Kennedy)
TIN VỀ TRUMP
Bà Gabbard ủng hộ
Bà Tulsi Gabbard là cựu dân biểu Hawaii của đảng DC, đã từng ra tranh cử TT, cạnh tranh với Biden. Sau đó, bà đã chính thức bỏ đảng DC, tuyên bố không theo đảng nào hết, vì bà cho rằng đảng DC đã trở nên thiên tả quá nặng, không thích hợp cho nước Mỹ. Bà cũng là cựu quân nhân Vệ Binh Quốc Gia Hawaii, đã từng tham chiến tại Iraq.
Tuần rồi, bà đã đi nghĩa trang quốc gia Arlington cùng với ông Trump, viếng mộ 2 trong số 13 quân nhân bị chết tại phi trường Kabul trong ngày cuối cùng của cuộc tháo chạy thê thảm khỏi Afghanistan năm 2021 của Biden. Trong dịp kỷ niệm 3 năm ngày 13 quân nhân cuối cùng chết tại Afghanistan, ông Trump là người duy nhất nhắc lại những hy sinh này, và đi viếng mộ trong khi Biden đang 'nghỉ hè' phơi nắng tại Cali và bà Kamala đang đi vận động, lo chửi Trump.
Bà Gabbard đã chính thức tuyên bố hậu thuẫn ông Trump, và hiện đang giúp ông Trump chuẩn bị tranh luận với bà Kamala. Bà Gabbard giải thích việc bà hậu thuẫn ông Trump vì bà thấy rõ ràng ông Trump trong tư cách Tổng Tư lệnh đã coi trọng sinh mạng người lính như thế nào trong khi đã tận dụng mọi phương tiện ngoại giao, đối đầu với các tay độc tài, để bảo vệ hòa bình thế giới.
Bà Tulsi Gabbard là nhân vật DC nặng ký thứ nhì nhẩy rào, ủng hộ Trump, sau ông Robert Kennedy Jr.
Trump lại bị truy tố
Công tố đặc biệt John Smith đã truy tố Trump một lần nữa về tội sách động bạo loạn ngày 6/1/2021. Theo các chuyên gia, việc này xác nhận công tố Smith nhất quyết truy rượt Trump cho bằng được, mang tính trả thù cá nhân nhiều hơn là tìm công lý.
Trả thù cá nhân vì việc ông Smith truy tố Trump tội này đã bị bà quan tòa Eileen Cannon bác bỏ vì bà Cannon cho rằng công tố Smith đã không được bổ nhiệm theo đúng luật, do đó ông hoàn toàn không có thẩm quyền điều tra hay truy tố Trump hay bất cứ ai khác về bất cứ tội gì.
Vụ truy tố này không có cách nào có thể mang ra tòa trước ngày bầu cử. Biết vậy nhưng công tố Smith vẫn truy tố, với hy vọng lôi tên của Trump xuống bùn trong mùa tranh cử sôi động này thôi.
Trump lại bị bôi bác
Nhân dịp kỷ niệm 3 năm việc 13 quân nhân Mỹ bị đánh bom chết tại phi trường Kabul khi Biden tháo chạy khỏi Afghanistan, ông Trump đã được gia đình 2 quân nhân chôn tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington mời chủ tọa lễ đặt vòng hoa tưởng niệm. Trong khi Biden phơi nắng tại Cali và Kamala lo đi vận động, chửi bới Trump.
Truyền thông phe ta, trong một nỗ lực đánh Trump, đã tung tin động trời 'Trump khinh thường quân nhân tử trận', 'vi phạm luật', mau mắn được đám vẹt tị nạn cung cúc nhai lại ngay (luật sư 'vô duyên').
Đó là chuyện một nhiếp ảnh gia của Trump chụp hình buổi lễ đã bị một chị nhân viên phục dịch nghĩa trang ra giựt máy hình, không cho chụp hình, gây ra xô xát ruồi bu giữa hai người. Chị này viện dẫn luật của nghĩa trang cấm không được dùng nghĩa trang để tuyên truyền chính trị, cho dù Trump đã xin được giấy phép chụp hình trước và người phó nhòm này đã được cho phép vào nghĩa trang với máy chụp hình.
Trên căn bản, việc chụp hình tại nghĩa trang là chuyện thường tình, và thiên hạ đã từng thấy cả trăm, cả ngàn bức hình đặt vòng hoa tại nghĩa trang. Nhưng lần này, chị phục dịch dĩ nhiên là người ủng hộ Biden-Kamala, đã tự ý diễn giải việc Trump đặt vòng hoa là 'tuyên truyền chính trị' vi phạm quy luật của Arlignton, nên ra tay giựt máy hình. Việc viện dẫn lý do 'tuyên truyền chính trị' chưa bao giờ xẩy ra, chỉ xẩy ra với đám tay chân DC muốn phá Trump thôi.
Ông phó của Trump, JD Vance đã lên tiếng, cho rằng thật là quái lạ: một chuyện xô xát tép riu hoàn toàn vô nghĩa giữa hai người vô danh, bất thình lình được truyền thông loa phường xé ra thật lớn, như một xì-căng-đan có tầm vóc quốc gia vậy. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi vụ lùm xùm xẩy ra, bộ Quốc Phòng đã cho biết câu chuyện không có gì đáng nói, coi như đã qua. Chị nhân viên phục dịch mà đám vẹt tị nạn hô hoán bị "đám nha trảo Trump hành hung" cũng cho là chuyện chẳng có gì, không có gì để kiện ai hết.
Trump thăm Eden
Tuần rồi, ông Trump đã cùng với đại tá Hùng Cao tới thăm khu Eden của cộng đồng Việt tị nạn tại Falls Church, tiểu bang Virginia, vào tiệm ăn Trường Tiền nói chuyện với một nhóm dân Việt.
Đây là lần đầu tiên một TT Mỹ hay ứng cử viên TT đã chú ý tới cộng đồng tị nạn Việt, đến thăm và nói chuyện với dân Việt tị nạn. Trước đó, Clinton đã đi ăn phở ở chợ Bến Thành, Sàigòn, và Obama ăn bún chả ở Phố Cổ, Hà Nội. Biden chưa bao giờ ghé thăm dân tị nạn. Khi ghé Hà Nội, Biden cũng chỉ đủ thời giờ tới bia kỷ niệm McCain quỳ gối tạ lỗi với VC, để cũng cúi gục đầu xuống xin lỗi VC.
https://www.washingtonpost.com/food/2024/08/26/trump-visit-vietnamese-restaurant/
TCPV LẠI BÁC BỎ SẮC LỆNH CỦA BIDEN
Nhắc lại: cuối năm 2022 có bầu quốc hội lại giữa mùa. Phe DC được tiên đoán sẽ đại bại thê thảm như chưa từng thấy. Biden tá hỏa tìm cách cứu đảng. Vài ngày trước bầu cử, tung ra sắc lệnh xóa hơn 400 tỷ đô nợ sinh viên để chiêu dụ đám sinh viên mượn tiền đi học nhưng không chịu trả. Kết quả, đám sinh viên mắc hỡm, đổ xô đi bầu cho nghị sĩ và dân biểu DC. Đảng DC thoát chết, chỉ mất có vài ghế. Ngay sau bầu cử, hai tá tiểu bang kiện. Lên tới Tối Cao Pháp Viện liên bang, ở đây các thẩm phán ra phán quyết Biden ký sắc lệnh ẩu, vì không có quyền, mà việc xóa nợ phải do quốc hội ra luật.
Biden ngoa cố vì quá cần phiếu của cả trăm ngàn sinh viên, ra sắc lệnh mới, với vài thay đổi nhỏ. Lại bị kiện. Tuần rồi, lên tới TCPV liên bang nữa, và TCPV lại bác bỏ, xác định lại Biden không có quyền. Phán quyết không có chống đối, nghĩa là đã được biểu quyết với tỷ số 9-0.
ZUCKERBERG HỐI HẬN NGHE LỆNH BIDEN
Chủ nhân ông của Facebook, Mark Zuckerberg đã lên tiếng xác nhận khi COVID hoành hành, anh ta đã bị áp lực nặng của chính quyền Biden, kiểm duyệt, đục bỏ những tin tức hay góp ý của cả chục triệu dân facebook, nếu không đi đúng đường hướng của Nhà Nước Biden, đại khái như không được tố Trung Cộng chịu trách nhiệm đẻ ra vi khuẩn Corona, phải đi theo chính sách của Nhà Nước, khi hù dọa mạnh, khi phổ biến tin lạc quan, tùy nhu cầu chính trị của Biden. Anh Zuckerberg đã công khai tỏ ý hối hận và đã cam kết sẽ không để xẩy ra tình trạng này nữa, sẽ không bao giờ tuân theo 'chỉ thị' của Nhà Nước.
Chuyện lạ đáng quan tâm: có phải tay Zuckerberg này ngửi thấy mùi chiến thắng của Trump nên rào trước để sau này có lý do KHÔNG phổ biến tin có lợi cho Trump?
CHÍNH TRỊ 'NÓI MỘT ĐẰNG, LÀM MỘT NẺO' CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ
Đảng DC đổi luật bầu cử của tiểu bang Illinois, theo đó, các ứng cử viên không tham gia cuộc bầu sơ bộ trong đảng, không được ra tranh cử bất cứ chức vụ nào. Đảng CH kiện, cho rằng như vậy là vi phạm quyền của các chính đảng đề cử một người ra tranh cử khi không có ai chịu tự ý ra tranh cử.
Kiện qua kiện lại, lên tới Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Illinois. Ở đây, các thẩm phán ra phán quyết, bác bỏ dự luật của đảng DC, nghĩa là TCPV tiểu bang bắt tất cả các chính khách muốn ra tranh cử bất cứ chức gì, đều phải qua tranh cử vòng sơ bộ trong nội bộ một đảng trước.
Câu chuyện thật quái dị, tiêu biểu cho những cái gì quái dị nhất của xứ Mỹ này: Đảng DC tại Illinois chủ trương cấm không được ra tranh cử bất cứ chức vụ gì nếu không qua vòng sơ bộ. Thế nhưng bà Kamala lại được toàn đảng DC ủng hộ ra tranh cử TT trong khi chẳng qua vòng sơ bộ nào, chẳng được một phiếu sơ bộ nào, không kể 4 phiếu của Obama, Pelosi, Schumer, và Jeffries trong 'bộ Chính Trị' bí mật của đảng DC.
CALI ĐIÊN
Cả hạ viện và thượng viện Cali đã thông qua một dự luật hết sức quái lạ, tuy nhiên vì có vài khác biệt giữa hạ và thượng viện, nên dự luật còn đang được điều chỉnh chi tiết trước khi thống đốc Newsom ký thành luật thật.
Dự luật này đặc biệt nhằm giúp mua nhà, với tiểu bang Cali tài trợ 20% trị giá nhà mua, tới mức tối đa 150.000 đô. Nghĩa là nếu mua nhà 500.000 đô, phải down payment 20% hay 100.000 đô, thì Nhà Nước Cali sẽ trả trọn vẹn tiền down 100.000 đô. Nghĩa là có quyền mua nhà với ZERO down, ở một thời gian, không có tiền trả nợ nhà, chỉ cần khăn gói ra đi, chẳng mất một xu nào. Chỉ có quý độc giả mất tiền vì đóng thuế cho TĐ Newsom có tiền tặng 100.000 đô. Phe CH đã phản đối nhưng vô vọng vì là khối thiểu số trong quốc hội Cali.
Các cụ Việt tị nạn khoan ăn mừng. Dự luật này chỉ áp dụng cho di dân lậu, dân tị nạn ta hổng wa-li-phai. Chỉ wa-li-phai đóng thuế cho Nhà Nước Cali có tiền đãi di dân lậu thôi.
TIN VẮN MỸ
- Khối CH trong hạ viện yêu cầu chính quyền Biden giải thích rõ ràng sao thống kế số người mới có việc làm có thể sai, bị thổi phồng quá nhiều, tới hơn 810.000 người trong 3 năm qua.
- Tiểu bang Texas kiểm tra sổ sách bầu cử, khám phá và loại ra tên của 1,100.000 tên của cử tri 'ma', trong đó có 134.000 người đã dọn ra khỏi tiểu bang Texas, 457.000 người đã thành 'ma' thật, tức là đã chết, và 6.500 di dân lậu không có quyền bỏ phiếu. Bộ Nội Vụ tiểu bang đang đúc kết hồ sơ những di dân lậu đi bầu để chuyển qua Bộ Tư Pháp liên bang để truy tố. Theo các chuyên gia, có rất nhiều triển vọng điều tra sẽ chẳng đi đến đâu hết.
- Một quan tòa liên bang của Texas ra lệnh tạm ngưng không được thi hành sắc lệnh của Biden cho phép di dân lậu được tự động vào quốc tịch Mỹ ngay nếu có người phối ngẫu là công dân Mỹ. Ông tòa cho biết cần thời gian để điều nghiên tính hợp pháp của sắc lệnh này, sau khi 16 tiểu bang khởi kiện chống sắc lệnh này.
TIN VẮN QUỐC TẾ
- Nhà độc tài Nicolas Maduro của Venezuela, mặc dù thất bại trong cuộc bầu cừ, từ chối không nhìn nhận kết quả bầu cử, không rời ghế TT, ra lệnh cảnh sát thẳng tay đàn áp đối lập phản đối. Maduro được hậu thuẫn của quốc hội với tuyệt đại đa số nghị sĩ, dân biểu cùng đảng.
- Pháp đi vào bế tắc chính trị sau khi Thế Vận Hội chấm dứt, khi TT Macron từ chối không bổ nhiệm người được liên minh thiên tả Tân Mặt Trận Bình Dân -New Popular Front- đề cử làm thủ tướng, ông Lucie Castets. Cái tên ông này không, nghe cũng đã nhức đầu rồi: Castets, hay Casse Têtes? Liên Minh chiếm được nhiều ghế nhất nhưng chưa đủ hơn 50% để có thể thành lập nội các với thủ tướng của họ. Đảng của TT Macron về hạng ba, yếu nhất, sau đảng thiên hữu của bà LePen, nhưng Macron lại là TT, có quyền bổ nhiệm thủ tướng. Các cuộc thảo luận chia ghế đang tiếp tục trong hậu trường.
- Do Thái tung ra chiến dịch tảo thanh Hamas lớn nhất từ trước tới giờ, cùng lúc trên nhiều địa điểm của Palestine.
Vũ Linh
No comments:
Post a Comment