Bị suy thận mãn tính vì quá ham bổ sung vitamin D
Nghe lời một nữ chuyên gia, người đàn ông đã uống 8 viên vitamin D mỗi ngày để xương chắc khỏe nhưng không ngờ lại phải nhận cái kết đắng.
Một người đàn ông 54 tuổi giấu tên đến từ Canada đã trở về sau chuyến du lịch Đông Nam Á với tình trạng sức khỏe vô cùng tồi tệ. Ông đã phải đến gặp bác sĩ, vì những triệu chứng kinh khủng chưa từng xảy ra trước đây. Tại phòng khám, ông chia sẻ rằng đã được một chuyên gia gợi ý các phương pháp thay thế như vi lượng đồng căn để điều trị bệnh. Nữ chuyên gia này đã khuyên người đàn ông uống 8 viên vitamin D mỗi ngày, trong khi mỗi viên của thương hiệu ấy chứa 500IU.
Điều này khiến tổng lượng vitamin D nạp vào cơ thể ông là 4000IU – mức tối đa được NHS khuyến nghị tại Anh cho liều lượng một ngày. Nhưng, người đàn ông đã vô tình mua một sản phẩm vitamin D khác để thay thế, với lượng vitamin D mỗi viên là 1000IU. Vậy nên ông đã uống quá liều vitamin D liên tục trong suốt 2 năm rưỡi.
Sức khỏe của người đàn ông trở nên tồi tệ hơn sau khi được nghỉ và đến Đông Nam Á tắm nắng trong suốt 2 tuần – vì tiếp xúc với ánh nắng khiến cơ thể sản xuất thêm vitamin D và làm tình trạng sức khỏe tệ đi trông thấy.
Các xét nghiệm y tế cho thấy mức độ creatinine trong máu người đàn ông đang leo thang – một dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Mức độ creatinine của ông đã tăng từ mức cơ bản 100 μmol / L trước chuyến đi, thành 132 μmol / L. Các bác sĩ sau đó đã tìm thấy sự tích tụ nguy hiểm của vitamin D và canxi trong máu, điều có thể khiến suy giảm chức năng thận. Bác sĩ nghĩ rằng anh ta bị mất nước hoặc say nắng, nên yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc tăng huyết áp và thuốc lợi tiểu.
Nhưng sau 4 tuần, mức độ creatinine trong bệnh nhân đã tăng lên tới 376 μmol / L, dù không có biểu hiện nào rõ ràng. Bệnh nhân đã được chuyển đến một chuyên gia về thận.
Bệnh nhân đã được hỏi về nền tảng sức khỏe và được yêu cầu ngưng dùng chất bổ sung và ăn thực phẩm giàu canxi. Anh ấy cũng được kê thuốc và tư vấn cách giảm độc tính cho thận. Sau gần một năm chẩn đoán, nồng độ canxi và vitamin D của anh đã trở lại bình thường, nhưng anh ấy đã mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn 3B.
Bác sĩ Bourne Auguste – một bác sĩ chuyên khoa thận tại Bệnh viện Đa khoa Toronto, cho biết họ rất lo ngại bởi những người khác cũng có thể mắc lỗi sai tương tự. Bác sĩ Auguste nói với Global News:
“Bệnh nhân nghĩ rằng vitamin thì vô hại. Và theo logic của ông ấy, càng uống nhiều vitamin D thì xương sẽ càng chắc khỏe.
Thận có vai trò quan trọng trong việc khiến vitamin D trở nên hữu ích, bằng cách chuyển đổi nguồn thành một chất xúc tác giúp cơ thể dễ hấp thụ canxi và phốt pho hơn. Độc tính ở vitamin D rất hiếm, nhưng sự phổ biến rộng rãi của nó trong các loại thuốc không kê đơn có thể gây ra các rủi ro đáng tiếc.”
Bao nhiêu vitamin D là đủ?
Những người trên 5 tuổi nên cân nhắc bổ sung vitamin D hàng ngày với khoảng 10 microgam (400 IU), nhưng thường đến mùa hè thì mọi người sẽ hấp thụ đủ vitamin D. Phụ nữ có thai và cho con bú, người già, trẻ em từ 11 đến 17 tuổi sử dụng thực phẩm chức năng được khuyến cáo không nên dùng quá 4000 IU vitamin D mỗi ngày.
Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi không nên có uống hơn 2000 IU mỗi ngày.
Em bé dưới 12 tháng không nên uống hơn 1000 UI mỗi ngày.
Cơ thể bạn sẽ không tạo ra quá nhiều vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng hãy luôn bảo vệ làn da thật ky trước khi ra nắng.
Suy thận mãn tính là gì? Làm sao để phát hiện?
Bệnh thận mãn tính, hay còn gọi là suy thận mãn tính là sự mất dần chức năng của thận.
Thận của chúng ta lọc các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu trước khi chúng được bài tiết thành nước tiểu. Thận cũng duy trì huyết áp. Khi xảy ra suy thận, thận không thể hoạt động đúng cách và chất thải nguy hiểm sẽ tích tụ dần trong cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh suy thận ngày càng tăng khi bạn già đi. Tình trạng này phổ biến ở người châu Á và người da đen.
Suy thận thường không gây ra bất ky triệu chứng nào cho đến khi đạt đến giai đoạn “tiên triển”. Căn bệnh này có thể được phát hiện sớm thông qua xét nghiệm máu và nước tiểu.
Các triệu chứng của bệnh suy thận bao gồm:
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Ăn mất ngon;
- Mệt mỏi;
- Gặp vấn đề về giấc ngủ;
- Thay đổi số lần đi tiểu (tăng hoặc giảm);
- Tinh thần giảm sút;
- Co giật hoặc chuột rút cơ bắt;
- Sưng bàn chân và mắt cá chân;
- Ngứa dai dẳng;
- Đau ngực (nếu chất lỏng tích tụ xung quanh niêm mạc của tim);
- Khó thở (nếu chất lỏng tích tụ trong phổi);
- Huyết áp cao khó kiểm soát;
- Tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Tuy nhiên, thay đổi lối sống và các loại thuốc có thể ngăn chặn căn bệnh trở nên tồi tệ hơn, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu:
- Đọc ky hướng dẫn của các loại thuốc không kê đơn;
- Giảm lượng thuốc giảm đau (vì chúng có thể gây tổn thương thận);
- Duy trì cân nặng phù hợp;
- Không hút thuốc lá.
Theo Hà Vũ (dịch theo Sohu)
No comments:
Post a Comment