Sunday, June 7, 2020

VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ MÀU DA.
Tác giả Dương Hoài LinhNguồnTheSaigonpostNgày đăng: 2020-06-06
Cô da đen đứng giữa đám đông đã nói rất đúng rằng "Da đen giết da đen ở Chicago sao chúng mày không nói gì? Chẳng có ngừoi da trắng nào áp bức tao cả. Tao yêu đất nước này. Tao là người tự do"
Tương tự cũng có thể nói"Da đen giết da đen ở châu Phi dã man, da vàng giết da vàng ở Trung Quốc, Việt Nam..." thường được xem như bình thường vì cùng một sắc tộc. Nhưng xung đột sắc tộc thường là giả, xung đột giữa những kẻ cai trị và người bị cai trị trong cùng một sắc dân mới là lớn.
Chính điều này nên Trung Quốc có 60 triệu người bị thảm sát, Liên Xô 40 triệu và Việt Nam 170.000 người bị giết bởi "chuyên chính vô sản". Những người da đen bị cảnh sát Mỹ lạm dụng vũ lực giết nhầm chẳng đáng kể so với chính họ lạm dụng giết nhân viên cảnh sát và so với biến cố Thiên An Môn, so với việc công an Trung Quốc, công an Việt Nam lạm dụng giết người cùng chủng tộc thì nhỏ như hạt cát.
Nhiều người do không thấy tận mắt thực tế cuộc sống, hang ổ của những băng nhóm tội phạm da đen và nhiều sắc dân khác nên không thông cảm cho cảnh sát Mỹ. Những con hẻm đầy rẫy mại dâm, hút chích ma túy. Những băng nhóm lười biếng ngủ ban ngày, quậy phá vào ban đêm. Những nơi mà cảnh sát lọt vào như vào mê hồn trận... Và tội phạm cũng không dễ dàng đứng yên cho cảnh sát bắt vì chúng có súng, xài chất kích thích và thông thuộc địa hình. Hơn nữa cảnh sát bắt là phải có bằng chứng mới có thể buộc tội trước tòa.
Trong thế giới tội phạm dù có cải cách tư pháp bao nhiêu năm, bao nhiêu lần thì vẫn phải có những trường hợp cảnh sát lạm dụng vũ lực như 4 cảnh sát vừa qua. Bởi nhiều khi cảnh sát bỏ mạng vì hớ hênh khi kiểm soát giấy tờ bị chúng bắn lén, rồ máy xe bỏ chạy cán chết cảnh sát ngã lăn quay ra đường, sử dụng ma túy đá tạo ra hưng phấn và sức mạnh đánh chết, bắn chết cảnh sát. Và cảnh sát cũng chả biết ai là kẻ lương thiện, ai là kẻ giết người không ghê tay để khiến mình ra đi không hẹn ngày về, phủ quốc kỳ để lại những giọt nước mắt của người thân, vợ con. Hành trình làm cảnh sát 30 năm mà mỗi ngày bước chân ra đường là những hiểm nguy luôn rình rập. Và ai dám chắc là trong hành trình ấy không lạm dụng vũ lực với những kẻ không tuân thủ quy tắc để bảo toàn mạng sống cho mình.
Vì vậy trong 10 lần da đen bắn cảnh sát chết phi lý thì cũng có 1 lần cảnh sát bắn, bắt da đen không hợp lý. Và những người da đen lấy cái một lần này để nâng lên thành vấn đề của họ ,gọi là "Black lives matter".
Họ chỉ thấy cái trước mắt mà không hiểu rằng nếu không có cái một lần này (cảnh sát bị bắt giữ, chế tài) thì cảnh sát không thể đối phó tội phạm nguy hiểm và chúng càng lộng hành khiến da đen giết chính da đen nhiều hơn. Tệ nạn cướp của giết người man rợ, coi thường pháp luật xảy ra vì cảnh sát đã quá chán nãn do có thể bị bắn bởi tội phạm và bị bắt giữ bởi lạm dụng vũ lực để trấn áp bạo lực.
Họ không hề biết rằng các băng nhóm tội phạm đủ màu da trên khắp nước Mỹ chỉ chực chờ cơ hội cảnh sát làm sai có cớ để xuống đường thỏa mãn sự hung hãn bạo lực do sử dụng chất kích thích, để cướp bóc nhằm có tiền mua ma túy, cần sa, để trả thù cảnh sát và nền tư pháp, để cảnh sát chùn tay hơn trong những lần sau khi trấn áp chúng.
Và thế là những kẻ đang giương cao tấm biểu ngữ "sinh mạng người da đen đáng giá" trước họng súng của cảnh sát, nhưng "sinh mạng người da đen lại rẻ như bèo" trước họng súng tội phạm. Họ bị tội phạm bắn chết nhiều hơn vì tấm biểu ngữ của mình. Họ kêu gọi công lý từ cảnh sát nhưng khi bị tội phạm lọt vào nhà bắn chết họ mà cảnh sát không thể điều tra ra thì công lý cũng ngủ yên.
Cho nên trong một xã hội pháp quyền, vấn đề luôn có 2 mặt và con người chỉ nhìn thấy một mặt. Họ chỉ lo bị cảnh sát lạm quyền mà không hề lo bị tội phạm lạm dụng vũ khí và chất kích thích. Cảnh sát lạm quyền bị trừng phạt bởi pháp luật, nhưng khi cảnh sát chùn tay thì nguy cơ bị chết dưới tay những kẻ vô chính phủ và mafia của người dân ngày càng tăng lên. Đó là thứ công lý mà họ cần đi tìm.
Dương Hoài Linh

No comments:

Blog Archive