Tuesday, March 24, 2020

Vài điều thấy được qua nạn dịch COVID-19

Trần Phố Hội

Đọc cập nhật trên website của World Health Organization (WHO) ngày 21/3/2020 thấy Singapore có 432 người bị nhiểm và 2 người mới chết, Taiwan có 153 người bị nhiểm và 2 người chết, Italy có 53578 người bị nhiểm và 4,825 người chết. Những số liệu này làm cho tôi suy tư, tại sao Italy ở tận bên trời Âu mà bị nhiểm và chết nhiều đến thế còn Singapore và Taiwan ở gần China mà lại bị nhiểm ít và chết ít như thế?

Đọc tin trên Internet thì thấy một bài trên báo National Post của Canada nói về sự thành công của Singapore và Taiwan trong việc kiểm soát sự truyền nhiểm COVID-19 mà không cần phải đóng cửa trường học, không đóng cửa nhà hàng, v.v..., họ vẫn sống gần như bình thường.

Một điều làm cho tôi ngạc nhiên và thất vọng là thấy ông Tổng Giám Đốc (Director-General) của WHO và ông Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc đã ca ngợi China về việc ngăn chặn COVID-19 mà không thấy khen hai quốc gia nhỏ bé này! Phải chăng khen China chỉ là ngôn ngữ “ngoại giao”? nếu vậy thì đã đến lúc loại bỏ thứ ngôn ngữ này vì nó chỉ dùng và có lợi cho các chính trị gia, nó sẽ làm cho người nghe không biết đâu là sự thật; và đã đến lúc các vị có chức quyền và trách nhiệm ở các quốc gia và ở Liên Hiệp Quốc phải nói thẳng, nói thật. 

Hôm nay, 21/3/2020, lại thêm bà bộ trưởng Y tế của Canada ca ngợi China về việc ngăn chận COVID-19 trong cuộc họp báo hàng ngày của chính phủ! Thật là vô lý khi các chính khách đang cầm quyền và có trách nhiệm rất lớn trong việc ngăn chận sự lan truyền của COVID-19 lai khen ngợi China là tội phạm đã vô trách nhiệm để xảy ra COVID-19 rồi dấu nhẹm tin tức khi virus lan truyền ra khắp nơi khiến thế giới không thể ngăn chặn kịp thời.

Những người ca ngợi China này làm tôi nhớ lại lá thư ngỏ có tựa đề “Sự thật về Việt Nam-The Truth About Vietnam” đăng trên New York Times ngày 24/6/1979 của các phần tử chống Chiến Tranh VN, trong đó phần kết luận như sau “Vietnam now enjoys human rights as it has never known in history as described in the International Covenant on Human Rights: the right to a job and safe, healthy working conditions, the right to join trade unions, the right to be free from hunger, from colonialism and racism. Moreever, they receive -without cost- education, medicine and healthcare, human rights we in the United States have yet to achieve”.

Ca tụng những gì trong các nước độc tài toàn trị như China, Việt Nam mà mình không biết chắc, không phối kiểm được là sai lầm nghiêm trọng không thể tha thứ được, và lá thư ngỏ “The Truth About Vietnam” trên đây ca tụng chính quyền cộng sản Việt Nam năm 1979 đã làm cho người đọc coi khinh đám thiên tả đã ký trong thư vì họ qúa khờ khạo, ngu dốt.

Mấy ngày qua nhiều quốc gia đóng biên giới, và ngày thứ Sáu 20/3/2020 ba tiểu bang Illinois, New York và California của Hoa kỳ đã ra lệnh dân phải ở nhà, hầu hết các viên chức y tế cao cấp và các nguyên thủ quốc gia đều khuyên không nên ra khỏi nhà nếu không có chuyện vô cùng cần thiết, tránh tụ họp đông người và nên giữ khoảng cách hai thước; vậy mà bãi biển ở Florida đông người như kiến, đa số là sinh viên học sinh (thế hệ tương lai của đất nước!), họ tắm biển, xem văn nghệ, ăn nhậu như một ngày lễ hội; và ở Canada thì tôi thấy cảnh người xếp hàng dài đứng chen chúc với nhau trước tiệm bán rượu, beer chờ tiệm mở cửa! Phải chăng đối với những người này thì rượu, beer là nhu yếu phẩm không thể thiếu được? Nền giáo dục nào đã dạy những đám người này xử sự như vậy?

Ưu điểm của Singapore và Taiwan trong việc chống COVID-19:

· dùng những biện pháp mạnh và sáng tạo để kiểm soát bệnh dịch ngay từ đầu

· những người đến từ Wuhan đều phải qua health screenings

· hạn chế du lịch những người đến từ lục địa China, trong khi WHO cho rằng việc này không cần thiết

· thực hành một cách nghiêm khắc việc cô lập những người có hay có thể có COVID-19, phạt nặng những người vi phạm

· họ tổng hợp dữ kiện du lịch và y tế rồi phổ biến tài liệu này giúp cho nhanh chóng xác định trường hợp bị lây

· Taiwan and Singapore có cơ quan duy nhất ở cấp trung ương để lo y tế cho mọi người, khác với Canada có đến 13 cơ quan y tế (10 provinces and 3 territories) nên nổ lực bị phân tán và các biện pháp nhằm kiểm soát sự truyền nhiễm COVID-19 khác nhau từ tỉnh bang này sang tỉnh bang khác.

Sự hợp tác và phản ứng của dân chúng Singapore và Taiwan:

· thay vì thiếu thận trọng, khinh suất, họ làm ngược lại và nghiêm chỉnh thi hành ngững biện pháp của chính phủ

· hầu hết những người đi ra ngoài đều mang khẩu trang

Thông thường thì có hai biện pháp để giải quyết một vấn nạn do con người gây ra hay liên quan đến con người: giáo dục và trừng phạt. Taiwan and Singapore làm cả hai rất tích cực và nghiêm chỉnh, còn Canada (và có thể Tây Âu và Hoa Kỳ?) thì chỉ lo phần giáo dục và xem nhẹ sự trừng phạt.

Ba bốn thập niên trước đây thì Japan, các quốc gia Tây Âu, Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand là những nước văn minh, giàu có; họ là mẫu mực của thế giới, là thần tượng của biết bao dân tộc khác. Nay tình trạng ấy đã thay đổi. Nhìn những biện pháp đối phó với COVID-19 của các chính phủ này và nhìn phản ứng cũng như sư hợp tác của người dân thì thấy đẳng cấp và dân trí của những quốc gia này không còn như xưa. Ngày nay họ nên duyệt lại sự tự tôn, nhìn vào thực tế và học hỏi những điều hay của vài quốc gia nhỏ bé ở Á Châu như Taiwan, Singapore hay South Korea.

Sau khi học hỏi những hướng dẫn và kinh nghiệm của Taiwan và Singapore để chống trả thành công và kết thúc nạn dịch COVID-19, thế giới nên đến Singapore để học hỏi những chính sách, biện pháp nhằm giải quyết tệ nạn ma túy, một tệ nạn đã có rất lâu, đã giết chết nhiều người hơn COVID-19, và sẽ trở nên đại họa cho các thế hệ tiếp nối trong tương lai.

Nạn dịch COVID-19 là một thảm trạng đau thương của thế giới, nhất là Italy với 4,825 người chết (793 chết trong ngày 21/3), Spain với 1,378 người chết, Iran với 1,556 người chết; nhưng đây lại là một kinh nghiệm quý báu cho China. Đến lúc này China đã biết được sự thiệt hại vô cùng to lớn do COVID-19 gây ra và biết điều khiển nó phần nào. It năm sau biết đâu sẽ có COVIA-24, COVIM-29, hay COVIS-49?

Trần Phố Hội

No comments:

Blog Archive