Ðức Bà Guadalupe
(Ðức Bà Ðạp Ðầu Rắn)
Mể-Tây-Cơ năm 1531
BBT : Hôm qua, ngày 12 tháng 12 là ngày mà giáo hội Công Giáo dành riêng để tôn vinh Đức Bà Guadelupe. Vậy Đức Bà Guadelupe là ai ?? Vì sự lợi ích cho những kẻ hữu thần có lòng tin, chúng tôi xin phổ biến bài viết dưới đây về phép lạ của Đúc Mẹ Guadelupe (xảy ra ở Mexicô năm 1531)
Lời của Ðức Ba nói cùng Juan Diego:
“Hảy biết rõ rằng Ta là Ðức Maria hằng Trinh Nguyên và hoàn hảo, là Mẹ của Thiên Chúa Chân Thật .. nơi đây ta sẽ tỏ cho nhân gian thấy và ban tình yêu của ta, lòng thương cảm, sự giúp đở và bảo vệ của ta cho họ. Ta là Mẹ đầy lòng thương xót của các con, Mẹ của tất cả những ai yêu mến ta, những ai khóc xin với ta và những ai đặt lòng tin tưởng ở ta. Ở nơi đây ta sẽ nghe được sự khóc than và những sầu muộn của họ... những nhu cầu và bất hạnh của họ... Hảy lắng nghe và ghi nhớ vào lòng rằng .... Ðừng bị rối trí và đè nặng bởi đau buồn. Ðừng sợ bệnh hoạn hoặc phiền toái, lo âu và đau đớn. Không phải Ta đến đây là Mẹ của các con sao? Không phải các con đang ở dưới bóng và sự che chở của Ta sao? Ta không phải là nguồn mạch sự sống của các con sao? Các con không phải đang ở trong nếp áo của Ta và trong vòng tay khép lại của Ta sao? Các con còn cần gì khác nữa đây?”
-----------*******------------
Vào năm 1521, Thủ đô của Ðế Quốc Aztec trong Vùng Mesoamerica của Tân Thế Giới (Trung Mỹ) rơi vào tay của các lực lượng Tây-Ban-Nha. Chừng 20 năm sau, 9 triệu dân cư của vùng đất này đã quy chánh vào Thiên Chúa Giáo, một dân tộc mà trước đó hàng thế kỷ đã thờ lạy tà thần và theo đạo tế sinh, giết người để tế lễ. Chuyện gì đã xảy ra khiến có được một sự cải tà quy chính vô tiền khoáng hậu trong lịch sữ và khó tin đến như vậy ?
Năm 1531, một “Bà từ Thiên Ðàng” đã hiện ra với một người thổ dân Indian nghèo khổ tại Tepeyac, một ngọn đồi ở phía Tây Bắc của thành phố Mexicô, bà cho biết mình là Mẹ của Thiên Chúa Chân Thật, bảo ông này đi nói với vị Giám Mục xây cất một thánh đường tại địa điểm đó và để lại một chân dung của mình in lên như một phép lạ trên tấm áo choàng của ông, một loại áo phẩm chất tồi làm bằng vải sợi cây xương rồng thường sẽ bị mục nát sau 20 năm, nhưng đã không có dấu hiệu hư mục gì sau 469 năm và hiện nay vẫn thách thức mọi giải thích khoa học về nguồn gốc của nó.
Và trong chân dung in trên áo này, đôi mắt của Ðức Mẹ đã phản ánh những gì đã xuất hiện trước mặt Ðức Mẹ vào năm 1531.
Thông điệp tình yêu và thương cảm của Ðức Mẹ, với lời hứa rộng rãi giúp đỡ và chở che cho toàn thể nhân loại, cũng như câu chuyện của các lần hiện ra đã được mô tả trong tập “Nican Mopohua”, một tài liệu được viết vào thế kỷ thứ 16 bằng ngôn ngử Nahuatl.
Có đầy đủ lý do để tin rằng tại Tepeyac, Ðức Mẹ Maria đã đến trong thân xác thật đầy vinh quang của mình, đã sắp đặt bằng đôi tay thật của mình những đóa hoa hồng đựng trong áo choàng của ông Juan Diego khiến cho sự hiện ra của Ðức Mẹ trở thành rất đặc biệt..
Một bản liệt kê nhiều không tưởng nổi về các phép lạ chửa lành bệnh và sự can thiệp do Ðức Mẹ làm. Hằng năm, ước chừng 10 triệu người đã đến viếng Vương Cung Thánh Ðường của Ðức Mẹ, đã biến thành phố Mexicô thành thánh địa của Ðức Maria quen thuộc nhất đối với dân chúng trên hoàn vũ, và là một thánh đường Công Giáo được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới sau cung điện Vatican.
Ðã có 24 giáo hoàng công khai cung vinh Ðức Bà Guadalupe. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Ðệ Nhị đã ba lần kính viếng Thánh Ðịa của Ðức Mẹ: lần đầu tiên là chuyến giáo hành ngoài phạm vi Rome của ngài vào năm 1979, và hai chuyến kế tiếp vào năm 1990 và 1999.
Ngày lễ của Ðức Bà Guadalupe được mừng vào ngày 12 tháng 12 hằng năm. Vào năm 1999 trong chuyến giáo hành lần thứ ba của ngài tại thánh địa của Ðức Mẹ, Giáo Hoàng Gioan Phaolô Ðệ Nhị đã tuyên bố trong buổi lễ Misa Long Trọng tại Vưong Cung Thánh Ðường của Ðức Bà Guadalupe rằng ngày 12 tháng 12 là ngày Lễ trong Lịch Phụng Vụ cho toàn thể lục địa. Và cũng trong chuyến viếng thăm này, Giáo Hoàng Gioan Phaolô Ðệ Nhị đã ký thác sự sống còn của mình trong sự che chở đầy yêu thương của Ðức Mẹ, và đặt sinh mạng của những trẻ nít dưới sự chăm sóc từ mẩu của Ðức Mẹ, đặc biệt là những đứa bé đang lâm nguy bị giết khi chưa ra chào đời.
Câu chuyện Ðức Mẹ hiện ra được tường thuật bởi ông Antonio Valeriano, một thổ dân Indian thông thái vào giữa thế kỷ 16 trong tác phẩm Nican Mepohua bằng tiếng Nahuatl, sau đây là bản dịch bằng tiếng Anh:
[ .....Mười năm sau khi thành phố Mexicô bị đánh chiếm, chiến tranh đã đến hồi chấm dứt và hòa bình đã trở lại trong dân chúng, và trong khung cảnh này đức tin đã bắt đầu đâm chồi dẩn đến sự am hiểu về Thiên Chúa Chân Thật. Vào thời buổi đó, năm một nghìn năm trăm ba mươi mốt, trong những ngày đầu của tháng 12, xảy ra có một ông ngườì Indian nghèo khổ tên là Juan Diego, được biết là gốc vùng Cuautitlan, nhưng về mặt tinh thần thì lại thuộc về giáo xứ Tlatilolco.
Vào một ngày thứ bảy, trước lúc rạng đông, ông đang đi trên đường đến nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa và đi mua sắm. Khi vừa đến chân đồi Tepeyacac thì mặt trời ló dạng và ông ta nghe được tiếng ca từ phía đỉnh đồi, nghe giống như tiếng hót của nhiều loại chim quý. Ðôi khi các giọng ca này dừng lại và nghe ra như thể núi non đang đáp vọng lại. Tiếng líu lo nghe dịu ngọt và khoái cảm, hay hơn cả loài chim coyoltototl và tzinizcan và những loại chim quý khác. Ông Juan Diego dừng lại để nhìn và tự bảo: “Thật may quá, sao ta lại có diểm phúc được nghe như thế này? Có lẽ ta mơ chăng? Ta đang tỉnh thức hay sao? Ta đang ở đâu đây? Có lẽ ta đang được ở trên Thiên Ðàng của trần gian mà người xưa đã từng kể lại chăng? Có lẽ ta đang ở trên trời thật chăng? Ông nhìn quanh về hướng đông, lên phía đỉnh đồi từ đó vang xuống tiếng ca quý hóa của thiên đình, và rồi tiếng ca bổng ngưng lại và đồi núi im lặng. Rồi ông ta nghe vọng từ trên đỉnh đồi xuống một giọng nói với ông: “Juanito, Juan Dieguito.” Thế là ông mạo hiểm đi lên nơi mà ông ta được gọi đến. Ông chẳng hoảng sợ chút nào mà ngược lại quá vui mừng. Khi đến đỉnh đồi, ông thấy một Bà đứng ở đó và bảo ông đến gần. Khi đến gần, ông cảm thấy quá kỳ diệu trước sự vỉ đại siêu phàm của bà; áo của bà sáng chói như mặt trời, mỏm đá dưới chân của bà phát ra những tia óng ánh giống như một chuổi đá quý, và đất ở đó tỏa màu giống như cầu vồng. Các bụi cây mezquites, nopales và các loại khác mọc ở đó đều giống như ngọc bích, màu lá giống như ngọc lam với các cành và gai góc lấp lánh như vàng. Ông khum mình trước mặt bà và nghe lời bà nói, êm dịu và lịch thiệp giống như từ một người rất yêu chuộng và muốn dổ dành mình. Bà nói: “Juanito, đứa con khiêm nhượng nhất của ta, con đang đi đâu vậy?” Ông trả lời: “Thưa Ðức Bà của con, con phải đi đến nhà thờ của thành phố Mexicô ở tại vùng Tlatilolco để theo học những điều thánh do các cha, những vị thừa sai của Chúa dạy dổ cho chúng con.” Và Ðức Mẹ lại nói tiếp: “Này con, đứa con khiêm nhượng của ta, hảy biết và hiểu rõ rằng Ta chính là Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Thiên Chúa Chân Thật, của Ðấng Tạo Dựng nên mọi sự, Chúa của trời và đất. Ta ước có một đền thờ được xây cất mau chóng tại đây để nơi này ta có thể bày tỏ và trao tất cả tình yêu, lòng thương cảm, sự giúp đỡ và che chở cho con, vì ta là mẹ đầy lòng thương xót của con, và cho tất cả các cư dân của vùng đất này và những ai khác đang yêu mến ta, kêu đến ta và đặt lòng tin ở ta. Ở đây ta sẽ lắng nghe những than van của chúng và chửa lành mọi sự khốn khó đau thương và sầu muộn của chúng. Và để hoàn tất những điều mà lòng từ tâm của ta sẽ ban phát, con hảy đi đến dinh của đức giám mục thành phố Mexicô và con sẽ nói với ngài rằng Ta đã bày tỏ lòng ước muốn lớn lao của Ta là ở nơi đây trên đồng bằng này, một đền thờ được xây cất cho Ta, con sẽ kể lại một cách chính xác mọi điều con đã thấy và khen ngợi, và những gì con đã nghe. Hảy yên tâm là Ta sẽ rất biết ơn con và sẽ thưởng công con bởi vì Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc và xứng đáng với phần thưởng cho sự cố gắng và cực nhọc mà con sẽ đón nhận khi làm việc của Ta giao phó. Con đã nghe xong mệnh lệnh của Ta, vậy con khiêm tốn của Ta, hảy đi và hảy cố gắng hết sức mình.”
Ðến đây thì ông ta cúi rạp mình trước Ðức Mẹ và nói: “Kính Ðức Bà, con sẽ đi và làm theo lịnh của Ðức Bà, giờ đây con phải ra đi, con là tôi tớ thấp hèn của Ðức Bà.” Rồi ông ta xuống núi để đi mua sắm và đi theo lộ lớn để đến thành phố Mexicô.
Sau khi đã vào thành phố, không chậm trể, ông đi thẳng đến tòa giám mục là nơi mà Ðức Cha Juan de Zumarraga, một tu sĩ dòng Phanxicô vừa mới đến nhậm chức. Ðến nơi, ông ta cố gắng xin gặp ngài, ông trình bày với những kẻ thừa hành hảy thông báo cho ngài biết, và sau khi chờ đợi thật lâu thì ông ta được gọi cho biết là đức giám mục ra lệnh cho ông vào. Khi vào trong, ông cúi sấp mình, và quỳ gối trước mặt ngài, ông đã chuyễn lời của Ðức Mẹ, ông cũng đã kể hết những gì ông đã ngưởng mộ, thấy và nghe được. Sau khi đã nghe xong lời kể lể và thông điệp do ông chuyển lại, một câu chuyện khó tin, thì Ðức Giám mục nói: “Con cứ trở lại đây nhé, và ta sẽ vui lòng lắng nghe con nói chuyện. Ta sẽ xem xét lại ngay từ đầu và sẽ cho con biết những suy nghĩ của ta về những ước nguyện mà con đã đến đây để chuyển đạt cho ta.” Ông ta ra về lòng đầy sầu muộn vì thông điệp do ông chuyển đã không được thực hiện dưới mọi hình thức nào.
Ông trở về nhà trong cùng ngày. Ông đã đến ngay tận đỉnh đồi, gặp Ðức Mẹ của thiên đàng đang chờ đợi ông ngay tại điểm mà trước đó đã ông đã thấy người. Gặp Ðức Mẹ, ông sấp mình xuống và nói: “Thưa Ðức Bà, con đã đi đến nơi Bà bảo con đến để làm theo lệnh của Bà. Con đã gặp khó khăn nhiều khi vào phòng khách của Ðức Cha, con đã gặp ngài và đã trình bày cho ngài thông điệp của Ðức Bà giống như lời căn dặn của Ðức Bà. Ngài đã vui lòng đón tiếp con, đã lắng nghe kỷ lưởng, nhưng khi ngài trả lời thì xem ra ngài đã không tin vào con chút nào. Ngài nói : “Con cứ trở lại đây nhé, và ta sẽ vui lòng lắng nghe con nói chuyện. Ta sẽ xem xét lại ngay từ đầu và sẽ cho con biết những suy nghĩ của ta về những ước nguyện mà con đã đến đây để chuyển đạt cho ta.” Theo cách ngài nói thì con hoàn toàn hiểu được rằng ngài cho những gì con nói về việc xây cất một thánh đường chỉ là sự bịa đặt của con chứ không phải là do mệnh lệnh của Ðức Bà. Vì vậy con khẩn nài Ðức Bà hảy giao phó việc chuyển đạt thỉnh cầu này cho một người nào khác có uy tín, được mọi người biết đến và kính trọng để họ có thể được tin tưởng, còn con đây chỉ là đứa vô loại, con chỉ là một sợi dây thừng nhỏ, một cái thang bé tí, là cái chót đuôi, ngọn lá, thế mà Ðức Bà lại gởi con đi đến chỗ mà con chẳng bao giờ dám đặt chân tới. Xin tha thứ cho con về tội đã tạo sự khó chịu lớn lao cho Ðức Bà và xin đừng nổi giận.”
Ðức Trinh Nữ trả lời: “Con à, chắc con cũng biết ta có nhiều tôi tớ và người chuyển tin mà ta có thể giao phó nhiệm vụ chuyển sứ điệp và ước vọng của ta, nhưng chính vì sự cặn kẻ trong lời thỉnh cầu và trợ giúp của con và qua sự trung gian của con mà ước nguyện của ta mới được thi hành đúng đắn. Ta khẩn nài con, và nghiêm chỉnh ra lệnh cho con hảy đi gặp Ðức Giám Mục một lần nữa vào ngày mai. Con đi trong danh nghĩa của Ta và hảy nói cho ngài biết trọn vẹn ước nguyện của Ta là muốn ngài khởi sự xây cất một đền thờ mà Ta đã xin nơi ngài. Con lập lại cho ngài biết chính Ta là Ðức Maria Ðồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa đã sai con đến gặp ngài.”
Juan Diego trả lời: “Kính Ðức Bà, Con sẽ vui vẻ ưng thuận đi làm theo lệnh của Bà. Con sẽ không thiếu sót thi hành dưới bất cứ điều kiện nào, dù cho hoàn cảnh có khốn đốn đến đâu. Con sẽ đi làm điều ước nguyện của Bà, nhưng có lẽ người ta sẽ không thích nghe con nói, hoặc nữa là họ chịu nghe nhưng cũng không tin con. Chiều mai vào lúc mặt trời lặn, con sẽ trở về mang theo kết quả về câu trả lời của ngài giám mục. Bây giờ con xin ra về, và trong lúc này xin Bà hảy nghỉ ngơi.” Thế là ông trở về nhà và nghỉ đêm.
Ngày hôm sau, nhằm ngày Chúa Nhật, trước khi mặt trời mọc, ông ra khỏi nhà và đi về phía Tlatilolco để học đạo và trình diện để được điểm danh và sau đó là đi gặp ngài giám mục. Khoảng gần 10 giờ, sau khi đã xem lễ xong và được điểm danh và khi mà đám đông đã tản mác, ông liền đi đến dinh của Ðức Giám mục. Vừa tới nơi ông ta liền hăng hái tìm gặp ngài nhưng phải gặp rất nhiều khó khăn. Ông quỳ xuống trước mặt ngài, buồn rầu và khóc than khi trình bày mệnh lệnh của Ðức Mẹ từ thiên đàng, mong rằng Thiên Chúa sẽ làm cho ngài tin vào những gì ông nói về nguyện vọng của Ðức Trinh Nữ mà xây một đền thờ cho Người tại nơi mà Người đã muốn. Ngài Giám Mục muốn chắc chắn cho nên đã hỏi về nhiều điều như việc ông đã gặp Ðức Mẹ ở đâu và Ðức Mẹ giống như thế nào, và ông ta đã mô tả kỷ lưởng hết mọi chuyện cho ngài giám mục. Dù cho sự giải thích cặn kẻ của ông về dung nhan và những điều ông đã chiêm ngưởng cho thấy đó chính là Ðức Trinh Nữ Mẹ Ðấng Cứu Chuộc, nhưng ngài vẫn không đặt nặng lòng tin vào đó và nói rằng không phải chỉ vì lởi yêu cầu của ông ta mà ngài phải làm theo những lời ông đòi hỏi, mà cần thiết là phải có một dấu hiệu để ngài tin là ông ta được Ðức Mẹ từ Thiên Ðàng gởi tới. Vì thế Juan Diego nói với ngài Giám Mục: “Thưa Ngài, dấu hiệu mà ngài muốn là cái gì để con trở về nói với Ðức Bà từ Thiên Ðàng, đấng đã sai con đến đây.” Ðức Giám Mục thấy rằng ông ta ăn nói chắc nịch, không loay hoay ở một điều nào cho nên đã cho ông về. Liền ngay sau đó ngài ra lệnh mấy người trong số gia đinh đáng tin tưởng đi theo dỏi để xem ông ta đi đâu, trò chuyện và gặp những ai. Ông Juan Diego đi thẳng ra đường. Khi vừa băng qua vực và đến gần cầu Tepeyacac, thì họ đã mất hút bóng của ông. Họ tìm tòi khắp nơi nhưng không thấy ông ở đâu cả. Họ trở về, không những bởi chán nãn mà còn tức giận vì bị thất bại. Cũng vì thế họ đã dèm pha với Ðức Giám Mục rằng ngài đã bị Ông Juan Diego phỉnh phờ và khuyên ngài đừng nên tin vào ông. Họ nói ông ta chỉ phịa ra những điều ông nói hoặc là ông ta đã mộng mị mà thôi. Họ lập kế rằng nếu ông ta trở lại thì họ sẽ bắt giữ ông ta lại và trừng phạt thích đáng để khỏi đi phỉnh phờ và nói láo nữa.
Trong lúc đó thì Juan Diego gặp gở Ðức Trinh Nữ kể lại câu trả lời của Ðức Giám Mục. Khi nghe xong, Ðức Mẹ nói: “Ðược rồi, vậy ngày mai con sẽ trở lại đây để con có thể đem đến cho đức giám mục dấu hiệu mà ngài đòi hỏi. Với dấu hiệu này thì ngài sẽ tin con, không còn nghi ngờ con. Con thương mến cua ta, ta sẽ thưởng công cho con về công lao khó nhọc phải đi xin xỏ vì danh ta. Thôi, con hảy về đi. Ngày mai ta sẽ đợi con ở chỗ này.”
Ngày hôm sau, nhằm ngày thứ hai là ngày mà Juan Diego phải đem một dấu hiệu để làm cho người ta tin ông thì ông lại không trở lại chỗ cũ được vì ngày hôm qua khi ông trở về nhà, ông cậu của ông là Juan Bernardino bị bệnh và trở nên trầm trọng. Và đến khuya thì ông cậu yêu cầu ông ta phải đi đến giáo xứ Tlatilolco vào sáng sớm để mời cha về cho ông xưng tội vì ông tin chắc ông sẽ chết không hy vọng gì có thể chổi dậy và lành bệnh. Ngày thứ ba, trước rạng đông, ông Juan Diego ra đi từ nhà để đến Tlatilco mời cha, và khi đến gần ngả ba đường chỗ dốc dẩn lên đỉnh đồi Tepeyacac thì ông ta tự bảo: “Nếu mình cứ đi tới thì Ðức Bà sẽ thấy mình và có thể sẽ cầm chân mình lại để bắt mình mang dấu hiệu đến cho ngài giám mục như đã sắp đặt trước, còn mình thì phải gấp rút đi gọi cha kẻo ông cậu chờ đợi.” Vì vậy, ông ta đã đi vòng quanh đồi để Ðức Mẹ khỏi trông thấy. Thế nhưng ông lại thấy Ðức Mẹ đi từ đỉnh đồi xuống và tìm gặp ông ở lưng đồi, Ðức Mẹ nói: “Cái gì đó con? Con đang đi dâu vậy?” Ông ta có bị phiền muộn, xấu hổ hoặc sợ hãi chăng? Không. Ông ta cúi mình xuống chào Ðức Mẹ và nói: “Kính chào Ðức Bà, Bà có khỏe không. Con sắp làm cho Bà buồn bực đây. Bà biết không, một đứa con của bà đang lâm bệnh rất nặng, đó là ông cậu của con, ông ta bị bệnh dịch và sắp chết. Con đang đi đến nhà của Bà ở Mexicô để gọi một ông cha để cho ông cậu xưng tội và ban phép giải tội cho ông bởi vì từ khi sinh ra cho đến nay, chúng con luôn giữ đúng việc đạo cho giờ chết. Con đi nhưng con sẽ trở lại rất mau để còn chuyển lời của Ðức Bà nữa. Bà hảy tha thứ cho con và kiên nhẩn chờ con. Con không phỉnh Bà đâu. Sáng mai con sẽ gấp rút trở lại.”
Sau khi nghe Juan Diego nói, Ðức Trinh Nữ trả lời: “Này con, hảy nghe ta nói và đừng nên sợ hãi lo âu gì. Ðừng để lòng bối rối. Ðừng sợ cái bệnh đó hoặc bất cứ sự bất ổn nào. Ta đây không phải là Mẹ của các con sao? Không phải các con đang ở dưới sự bảo bọc của ta sao? Phải chăng ta không phải là súc khỏe của các con ? không phải các con được hạnh phúc núp dưới tà áo của ta sao? Các con còn ước mong điều gì nữa? Ðừng bị sầu muộn lo lắng bởi bất cứ gì. Ðừng có đau buồn vì cơn bệnh của ông cậu, ông ta không chết đâu mà hảy tin là giờ đây ông ta đã lành bệnh rồi.” (Và ngay lúc đó thì ông ta đã được lành bệnh như sau này người ta kể lại)
Khi Juan Diego nghe Ðức Mẹ Thiên Ðàng nói như vậy thì ông ta rất yên tâm và sung sướng. Ông xin được ra đi để đến gặp Ðức Giám mục hầu mang dấu hiệu hoặc bằng chứng làm cho ngài tin. Ðức Mẹ bảo ông hảy đi lên đỉnh đồi nơi trước đây đã từng gặp Ðức Mẹ. Ðức Mẹ nói: “Này con, hảy leo lên đỉnh đồi nơi trước đây ta đã gặp và ra lệnh cho con, con sẽ thấy nhiều hoa dại ở đó. Hảy ngắt và gom chúng lại và mang xuống đây cho ta.”
Lập tức Juan Diego leo lên đồi và khi đến đỉnh, ông ta kinh ngạc thấy rất nhiều loại hoa hồng quý thuộc giống đại đóa Castilla, đang nở rộ giữa mùa đông, thời điểm mà chúng chưa thể đâm chồi, hoặc những chồi non sẽ bị đông cứng bởi tiết giá lạnh. Hoa tỏa hương thơm bát ngát và lóng lánh sương mai giống như những hạt trân châu quý giá. Ông ngắt chúng, gom lại và đặt vào trong chiếc áo choàng tilma của mình. Ðỉnh đồi không phải là chỗ cho các loại hoa mọc vì gồm toàn khe đá chỉ thích hợp cho gai góc và những bụi xương rồng, thỉnh thoảng cũng có một vài bụi cỏ, nhưng đến tháng 12 thì mọi cây cỏ đều phải chết vì đông lạnh. Ông lập tức mang các hoa hồng xuống đồi và đem lại cho Ðức Mẹ. Ðức Mẹ cầm chúng lên xem rồi bỏ chúng lại trong chiếc áo tilma và nói với ông: “Con à, những hoa hồng này là bằng chứng và dấu hiệu mà con sẽ mang lại cho đức Giám Mục, con sẽ nhân danh ta mà nói rằng ngài hảy nhìn nơi những đóa hồng này để biết được ý nguyện của ta và hảy làm đúng theo ý nguyện đó. Con là đại sứ của ta, đáng tin tưởng nhất. Ta nghiêm ngặt ra lệnh cho con là chỉ mở tấm áo choàng của con và tiết lộ những gì nó chứa đựng trước mặt đức giám mục mà thôi. Con sẽ kể cho ngài nghe hết mọi chuyện, từ việc con leo lên đỉnh đồi, đi hái hoa, cho đến những gì con đã chiêm ngưởng ca ngợi để khiến ngài ủng hộ xây cất thánh đưòng mà ta đòi hỏi.”
Sau khi nhận lịnh của Ðức Mẹ, ông đã ra đại lộ đi thẳng đến Mexicô. Lòng vui mừng và vững tâm trước thành công sắp đạt được, ông cẩn thận nâng niu tấm áo choàng không dể những vật chứa đựng trong đó rơi rớt ra ngoài, vừa đi vừa thưởng thức mùi hương hoa thơm ngát tỏa ra.
Khi đến dinh thự của ngài Giám Mục, ông gặp đám gia nhân, xin xỏ họ cho gặp ngài nhưng chúng làm ngơ như không nghe thấy, có lẽ vì còn quá sớm, hoặc họ đã biết ông là kẻ quấy nhiểu, đã làm phiền họ và hơn nữa họ đã được nghe các tôi tớ khác kể chuyện đi theo dỏi ông và đã mất hút dấu vết của ông.
Ông đã chờ đợi rất lâu. Khi đám gia nhân thấy ông đứng một cách thảm thương chờ đợi để được gọi vào và xem ra đang mang một cái gì trong tấm áo choàng thì chúng xà tới để tìm coi. Ông Juan Diego thấy rằng khó bề che dấu được họ vì có thể sẽ bị họ xô đẩy và húc thụi cho nên đã hé mở áo choàng ra. Và khi thấy được những hoa hồng đại đóa Castilla nở tươi tốt giữa mùa đông, thơm ngát và quá đẹp thì chúng kinh ngạc. Chúng muốn giựt ra một vài đóa nhưng qua ba lần xông xáo chúng vẫn không lấy được, bởi vì khi chúng toan nắm được thì chúng không còn thấy được hoa thật mà chỉ là những hoa được in vào hoặc thêu lên áo mà thôi. Chúng liền chạy vào báo cho đức giám mục biết về những gì chúng đã thấy và cho biết cái ông Indian, người trước đây đã nhiều lần đến, đang mong được gặp ngài và xem ra đang có chuyện gì thích đáng để gặp ngài.
Vừa nghe xong, Ðức Giám Mục biết rằng cái mà ông ấy đang mang theo là vật chứng để xác nhận điều mà ông ta đã yêu cầu. Ngay tức thì ngài ra lệnh đón ông vào. Ông Juan Diego quỳ xuống trước mặt ngài giám mục như vẫn thường làm và kể những gì ông đã nghe thấy với lời yêu cầu của Ðức Mẹ. Ông nói: “Thưa đức cha, con đã làm điều mà ngài dặn, con đã đi và nói với Ðức Bà, Ðức Thánh Maria Mẹ Chúa Trời rằng ngài đòi hỏi một dấu hiệu để ngài tin con hầu xây một thánh đường ở nơi mà Ðức Bà muốn có, và con cũng nói với Ðức Bà là con đã hứa với ngài là con sẽ đem trở lại cho ngài một dấu chứng cho lời nguyện ước của Ðức Bà như ngài đòi hỏi.
Ðức Bà đã ưu ái chấp thuận lời yêu cầu của ngài là sẽ ban một dấu chứng. Sáng sớm hôm nay Ðức Bà bảo con đi gặp ngài và con đã nhắc là con cần có dấu chứng để ngài tin con, và Ðức Bà nói sẽ ban cho con. Ðức Bà bảo con lên đỉnh đồi nơi mà con đã quen gặp bà để ngắt những đóa hồng Castilla. Dù con biết rằng đỉnh đồi không phải là nơi để hoa mọc nhưng con vẫn đi lên đó. Và khi con tiến thấu đỉnh đồi thì con tưởng đã vào được thiên đàng vì quanh con toàn là những hoa hồng tuyệt đẹp giống Castilla phủ sương óng ánh. Sau khi đã cắt xong và đem xuống thì Ðức Bà đã cầm chúng trong tay và đặt chúng lại trong tấm áo choàng của con. Ðức Bà bảo con đem chúng đến cho ngài và con đã làm như vậy để ngài thấy chúng như là dấu hiệu mà ngài đòi hỏi để làm đúng theo lời ước nguyện của Ðức Bà và cũng để cho thấy là những gì con nói và lời nhắn nhủ của Ðức Bà là thật. Vậy ngài hảy nhìn đây. Xin ngài hảy đón nhận chúng.”
Ông mở rộng tấm áo choàng và rãi xuống nền nhà các hoa hồng dủ loại thuộc giống Castilla, và bổng chốc xuất hiện trên tấm áo choàng của ông hình vẻ quý hóa của Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa mà hiện nay đang được cất giữ tại thánh đường Tepeyacac, được gọi là ảnh Ðức Bà Guadalupe.
Khi Dức Giám Mục nhìn được hình ảnh trên tấm áo thì ngài và những người có mặt đều sụp quỳ xuống và họ bổng thấy được Ðức Mẹ thực sự và hết lòng chiêm ngưởng ca ngợi. Nhưng khi họ đứng dậy để nhìn thêm thì họ rùng mình và không còn thấy nữa, họ buồn bả nhận ra rằng họ chỉ nhìn thấy được Ðức Mẹ thật sự bằng tâm trí mà thôi chứ không bằng mắt thường được. Ðức Giám Mục buồn rầu chảy nước mắt cầu nguyện và nài xin ơn tha thứ vì đã không tận tình lo lắng cho lời ước nguyện và yêu cầu của Ðức Mẹ.
Khi ngài đứng dậy, ngài đã gở tấm áo choàng ra khỏi cổ của ông Juan Diego đã được in hình ảnh của Ðức Mẹ Thiên Ðàng và ngài đã đem nó để đặt trong nhà nguyện riêng của ngài. Ông Juan Diego đã ở lại trong nhà của đức giám mục thêm một ngày nữa theo lời yêu cầu của ngài. Ngày hôm sau, đức giám mục nói với ông: “Ông hảy chỉ cho chúng tôi biết nơi Ðức Bà Thiên Ðàng muốn dựng đền thờ của Bà ở đâu.” Tức thì ông ta mời mọi người có mặt đi theo ông.
Khi Juan Diego đã chỉ xong nơi Ðức Mẹ muốn xây dựng thánh đường thì ông ta cáo lỗi xin được trở về nhà để thăm ông cậu Juan Bernardino đã bịnh nặng lúc ông rời nhà đi Tlatilolco để mời cha cho xưng tội và ban phép giải tội cho ông cậu. Ðức Mẹ đã nói với ông là ông cậu đã được cho lành bệnh. Nhưng các người đó đã không để ông đi một mình mà cùng đi theo về nhà với ông.
Khi về thấu nhà thì họ thấy ông cậu không bệnh hoạn gì cả mà lại rất vui sướng. Ông ấy rất kinh ngạc khi thấy cháu mình được nhiều nguời đi theo và tôn trọng và hỏi vì sao được vinh dự ấy thì ông Juan Diego đã kể hết mọi chuyện cho ông ta nghe. Ông cậu lúc đó liền cho biết chuyện đó là thật vì chính trong dịp này mà ông ta được lành và chính ông cũng được nhìn thấy Ðức Mẹ cùng một cách như đã hiện ra với người cháu của ông và cũng được Ðức Mẹ cho biết là đã gởi người cháu đi Mexicô để gặp Ðức Giám Mục. Ðức Mẹ cũng bảo ông cậu hảy đi gặp đức giám mục để nói cho ngài biết những gì ông đã thấy và giải thích về trường hợp ông ta được chửa lành, và Ðức Mẹ sẽ được gọi bằng danh hiệu Thánh Maria Hằng Trinh Nguyên Guadalupe.
Ông Juan Bernardino được đưa đến trước đức giám mục để báo tin và làm chứng. Cả hai cậu cháu là khách mời đến ở nhà đức giám mục trong nhiều ngày cho đến khi thánh đưòng dâng hiến cho Nữ Vương xứ Tepeyacac được khởi công xây ở chỗ mà Juan Diego đã gặp Ðức Mẹ.
Ðức Giám Mục đã chuyển chiếc áo mang hình ảnh của Ðức Mẹ Thiên Ðàng từ nhà nguyện riêng của ngài qua nhà thờ chính để mọi nguời chiêm ngưởng. Toàn thể đô thị đều nô nức, họ đến để xem và ca ngợi hình ảnh linh thiêng đó và cầu xin. Họ thích thú về việc Ðức Mẹ đã hiện ra và làm phép lạ tạo nên bức hình vì không một người sống nào có thể vẻ được một hình ảnh quý giá như vậy............]
Guadalupe có nghĩa gì ?
Tại sao Mẹ Maria khi hiện ra với một thổ dân Indian tại xứ Mexicô vừa mới bị xâm lăng đã dùng thổ ngữ để nói chuyện với ông mà lại muốn được gọi là Guadalupe, một tên bằng tiếng Tây Ban Nha?
Có phải Ðức Mẹ muốn nói đến bức tượng Ðức Bà Guadalupe làm phép lạ do Ðức Giáo Hoàng Gregory trao tặng cho Giám Mục thành Séville và tượng này đã bị thất lạc trong vòng 600 năm rồi được tìm thấy lại vào năm 1326 do một ngưòi chăn bò tên là Gil Cordero dưới sự hướng dẩn của Ðức Mẹ hiện ra? Tên của bức tượng được đặt theo tên của làng Guadalupe nơi mà bức tượng được tim thấy lại.
Nguồn gốc của cái tên Guadalupe đã là một sự tranh luận lâu nay. Nhưng người ta tin rằng cái tên này đã được phát âm do dịch thuật từ tiếng Nahuati qua tiếng Tây Ban Nha của những chữ được Ðức Trinh Nữ dùng khi hiện ra cùng ông Juan Bernardino, cậu của ông Juan Diego. Người ta tin rằng Ðức Mẹ đã dùng chữ coatlaxopeuh của tiếng Aztec Nahuati mà cách đọc nghe giống y như chữ Guadalupe của tiếng Tây Ban Nha. Chữ coatlaxopeuh gồm hai phần: coatla có nghĩa là con rắn và xopeuh có nghĩa là đạp nát. Vậy Ðức Mẹ chắc đã tự gọi miình là “Ðấng Ðạp Nát Con Rắn”.
Thần Rắn Quetzalcoatl
Chúng ta chắc còn nhớ rằng thổ dân Aztecs hằng năm đã hiến tế tối thiểu 20.000 sinh mạng đàn ông đàn bà và trẻ con cho thần rắn Quetzalcoatl của họ. Vào năm 1487, chỉ trong 4 ngày hành lễ dâng một đền thờ mới cho thần rắn tại Tenochtitlan, đã có 80.000 người bị bắt và giết chết làm sinh mạng tế thần.
Hẳn nhiên là trong trường hợp này Ðức Bà đã đạp nát con rắn, và một vài năm sau đó hàng triệu người đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo.
Dân nghèo Macehualli
Sau khi phép lạ Guadalupe xảy ra thì ông Juan Diego được dời vào ở trong một căn phòng đính liền với nhà nguyện nơi mà hình tượng thánh được cất giữ. Ông đã trao lại hết của cải của mình cho người cậu và sống hết chuổi đời còn lại của mình truyền bá về chuyện phép lạ cho người dân bản xứ.
Ông chết vào tháng 5 năm 1548, hưởng thọ 74 tuổi.
Ông Juan Diego yêu mến sâu xa Mình Thánh Chúa cho nên đã được phép đặc biệt của đức giám mục rước lễ ba lần trong một tuần, một chuyện rất ngoại lệ vào thời buổi ấy.
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Ðệ Nhị đã ca ngợi Juan Diego về đức tin đơn sơ của ông được nuôi dưởng bởi giáo lý căn bản và nêu hình ảnh của ông làm gương mẩu cho lòng khiêm nhượng cho mọi người trong chúng ta (ông đã nói với Ðức Mẹ rằng: “Con đây chỉ là đứa vô loại, con chỉ là một sợi dây thừng nhỏ, một cái thang bé tí, là cái chót đuôi, một ngọn lá”)
Hình ảnh “một người đàn ông có râu” trong con mắt phải Theo sự khám phá của nhiều khoa học gia đã khám xét hình tượng Ðức Bà Guadalupe thì chúng ta có thể nhìn thấy được ở những điểm chính xác trong đôi mắt của Ðức Mẹ (như ở trong mắt người sống), phản chiếu lên những hình ảnh mà theo sự phân tích tỉ mỉ là rất phù hợp với hình thể và kích thước của những khuôn mặt người ta đứng ngay trước ảnh tượng.
Bóng dáng người đàn ông có râu trong con mắt phải của hình
Ngôi tân thánh đường hiện nay đã được xây cất lên vị trí của Vương Cung Thánh Ðường Cũ dựng lên vào đầu thế kỷ 16 và hoàn tất vào năm 1709. Khi Ngôi thánh đường cũ bị lún và trở nên nguy hiểm thì một kiến trúc tân kỳ được gọi là Vương Cung Thánh Ðường Mới được dụng lên ở kế cận. Bức hình nguyên thủy của Ðức Bà Guadalupe được dời qua thánh dường mới .
Bóng dáng người đàn ông có râu trong con mắt phải của hình
Vào năm 1929, ông Alfonso Marcie, nhiếp ảnh gia chính thức của Vương Cung Thánh Ðường Guadalupe ở thành phố Mexicô, đã tìm thấy đưọc một hình ảnh rõ ràng giống như của một người đàn ông có râu phản chiếu trong con mắt phải của Ðức Trinh Nữ. Mới đầu ông không tin những gì xuất hiện trước mắt ông. Làm sao có thể như vậy đưọc ? Một người đàn ông có râu trong đôi mắt của Ðức Trinh Nữ ? Sau khi đã quan sát tỉ mỉ những bức hình chụp trắng đen, ông đã không còn nghi ngờ gì nữa cho nên đã báo cho giới thẩm quyền của Vương Cung Thánh Ðường biết. Ông được lệnh phải giữ im lặng về chuyện đó và ông đã tuân lời.
Khoảng trên 20 năm sau, vào ngày 29 tháng 5 năm 1951, ông Jose Carlos Salinas Chavez khi quan sát một hình chụp của khuôn mặt Ðức Bà Guadalupe, đã tái khám phá hình phản chiếu xem ra là một người đàn ông có râu trong con mắt phải của Ðức Trinh Nữ và cũng tìm thấy nó trong con mắt trái nữa.
Và kể từ đó, nhiều người đã có dịp khám xét kỷ lưởng đôi mắt của Ðức Trinh Nữ trên chiếc áo choàng tilma, gồm khoảng trên 20 y sĩ và bác sĩ nhản khoa.
Người đầu tiên vào ngày 27 tháng 3 năm 1956 là Bác sĩ Javier Torroella Bueno, bác sĩ nhản khoa danh tiếng. Ðọc bản báo cáo đầu tiên về đôi mắt trên hình tượng do một y sĩ tường trình, ông xác nhận là có sự phản chiếu tam ảnh (Samson-Purkinje effect) một đặc tính của đôi mắt con người và nhận định rằng những hình ảnh phản chiếu đó đã ở đúng vị trí mà chúng thường phải xuất hiện qua sự phản chiếu tam ảnh, và sự méo mó của những hình ảnh phù hợp với độ cong của giác mạc.
Cùng năm đó một chuyên viên nhản khoa khác, Bác sĩ Rafel Torrija Lavoiguet đã khám xét ảnh tượng với máy ophthalmoscope tường tận từng chi tiết, ông đã thấy rõ ràng có hình ảnh của mặt người trên giác mạc của cả hai mắt, có vị trí và sự méo mó như ở trong mắt người bình thường, và đặc biệt ghi nhận một sự thể hiện độc đáo của đôi mắt: Ðôi mắt xem ra “sống động” lạ thường khi được khám xét.
Nhiều cuộc khám nghiệm khác bởi chuyên viên nhản khoa lên đôi mắt của hình Ðức Mẹ trên chiếc áo choàng tilma đã được thực hiện sau hai lần đầu tiên này. Với ít nhiều chi tiết, tất cả các chuyên viên đó đều đồng ý với những kết luận đã nêu trên.
Nhưng một loại phân tích mới mẻ và kỳ diệu trên đôi mắt đã được thực hiện vào năm 1979 khi tiến sĩ Vật lý Jose Aste Tonsmann tốt nghiệp Ðại học Cornell, đã dùng máy IBM để chụp lại với mật độ cao hình nguyên mẩu của khuôn mặt hiện trên áo choàng tilma. Và sau khi đã lọc những vết nhiểu trên hình để làm cho hình được rõ hơn, ông ta đã khám phá ra những điều kinh ngạc là không những chỉ có “hình người” rõ ràng trong đôi mắt mà còn có những khuôn mặt khác nữa phản ánh trong đôi mắt Theo Tiến sĩ Tonsmann, từ trái sang phải chúng ta có thể thấy hình của “người Indian”, “Giám Mục Zumarraga”, “Người thông dịch viên”, “Ông Juan Diego đang trưng bày chiếc áo choàng tilma” và phía dưới là “gia đình”.
Tiến sĩ Aste Tonsmann đã cho ấn hành tập “El Secreto de sus Ojos” gồm những nghiên cứu cuối cùng của ông trên đôi mắt ở trên hình của chiếc áo choàng tilma với đầy đủ chi tiết và hình ảnh.
Có lẽ một trong những khía cạnh kỳ diệu của tập nghiên cứu này là lời kết luận của ông nói rằng “Đức Bà Guadalupe không những để lại cho chúng ta hình ảnh lạ lùng của người như là bằng chứng của việc người hiện ra mà còn có những thông diệp quan trọng nữa. Những thông điệp này được dấu trong đôi mắt của bức hình cho đến thời đại của chúng ta khi mà kỷ thuật tân kỳ cho phép chúng ta khám phá ra chúng và cũng là lúc mà loài người cần đến chúng nhất. Ðó là trường hợp hình ảnh của một gia đình ở trung tâm của mắt Ðức Trinh Nữ được tìm thấy khi mà thế giới hiện đại đang xúc phạm cuộc sống gia đình một cách nghiêm trọng. Hình ảnh của nhiều khuôn mặt xem ra là của một gia đình gồm có những trẻ em và một bé sơ sinh được mang đàng sau lưng của một người phụ nữ như người ta thường làm ở thế kỷ 16, xuất hiện ngay giữa tròng mắt như được trình bày trong hình chụp con mắt phải của Ðức Trinh Nữ mà Tiến sĩ Tonsmann đã làm rõ lên để trông thấy dễ dàng hơn.
Ðấng bảo vệ hài nhi trong bào thai.
Chúng ta đọc Thánh kinh trong sách Lêvi, Thiên Chúa phán cùng Môisen về tội ác nghiêm trọng sát tế trẻ em cho thần Molech, một tập tục của dân Canaan giết con nít để tế thần Molech. Những nạn nhân nhỏ bé đã bị giết và thiêu để tế lễ (Lêvi 20:1-5 và18-21)
Ở Mỹ Châu, năm thế kỷ trước, những lễ nghi tàn bạo sát tế sinh mạng con người đã được áp dụng tại đế quốc Aztec. Khoảng 20.000 đến 50.000 người bị tàn sát hằng năm. Những nghi lễ này còn kiêm cả việc ăn thịt các tứ chi của con người. Hầu hết những kẻ bị hy sinh này là dân nô lệ hoặc bị bắt bớ, ngoài đàn ông còn có đàn bà và trẻ con. Sử gia Ixtlilxochitl người Mể ước tính khoảng 1 trong 5 trẻ em của xứ Mexicô đã bị sát tế. Ðỉnh cao của những lễ nghi giết người này xảy ra vào năm 1487 vào dịp lễ dâng hiến một đền thờ mới xây cất và trang trí bằng những hình tượng rắn, đó là đền Huitzilopochtli tại vùng Tenochticlan (bây giờ là thành phố New Mexicô) và trong một buỗi tế lễ kéo dài 4 ngày 4 đêm dưới nhịp đánh liên tục của những hàng trống khổng lồ bọc bằng da rắn, lãnh tụ Tlacacellel kẻ thờ phượng ma quỷ đã chủ tọa buổi tế sinh tàn sát hơn 80.000 người.
Và Ðức Bà Guadalupe đã đạp nát con rắn vào năm 1531.
Và hôm nay, Con Rắn xưa kia quả là đang thi hành những đòn mạnh tấn công vào mạng sống con người. Hàng triệu bào thai đang nằm trong bụng mẹ bị giết hàng năm bằng những thể thức không những hợp pháp mà còn được chính thức ủng hộ và tài trợ ở một số quốc gia. Trong nhiều trường hợp, các thể thức đã theo đúng trình tự của những buổi sát tế cho thần Molech xưa kia, đó là giết và đem thiêu các hài nhi.
Người Phụ Nữ mình mặc áo mặt trời, hình ảnh của Ðức Bà Guadalupe, Ðấng bảo vệ các hài nhi trong bào thai, lại sẽ nghiến nát con rắn này.
Vương Cung Thánh Ðường Guadalupe
Ngôi tân thánh đường hiện nay đã được xây cất lên vị trí của Vương Cung Thánh Ðường Cũ dựng lên vào đầu thế kỷ 16 và hoàn tất vào năm 1709. Khi Ngôi thánh đường cũ bị lún và trở nên nguy hiểm thì một kiến trúc tân kỳ được gọi là Vương Cung Thánh Ðường Mới được dụng lên ở kế cận. Bức hình nguyên thủy của Ðức Bà Guadalupe được dời qua thánh dường mới .
Ðược xây cất từ năm 1974 đến 1976, Vương Cung Thánh Ðường Mới được kiến trúc sư Pedro Mamarez Vasquez vẻ kiểu, nó có nền hình tròn để hình tượng của Ðức Trinh Nữ được nhìn thấy trong thánh đường từ mọi phía. Một Cây Thánh Giá trần tượng trưng cho sự phục sinh của Ðức Kitô. Vị trí của ca đoàn là ở giữa khoảng cung thánh và giáo dân để chỉ rằng ca đoàn cũng là thành phần của tín hữu. Bên cạnh thánh đường là những nhà nguyện Santisimo và Thánh Giuse. Bảy chiếc cửa trước của thánh đường là để gợi ý đến 7 cổng của thành thánh Jerusalem ở trên trời mà Chúa Kitô đã nói tới.
--------------
No comments:
Post a Comment