Chứng Tích Từ Lời Khai Của James Comey Trước Quốc Hội
Thứ Bảy vừa qua (ngày 8 tháng 12/2018), Quốc hội HK đã công bố một bản sao lời khai của gồm 234 trang của James Comey trước Ủy ban Tư pháp và Giám sát của Hạ viện một ngày trước đó. Comey là cựu Giám đốc FBI, người đã bị đuổi ngày 9 tháng 5/2017.
Mặc cho Comey múa mép trước ống kính cho hả hơi sau khi bị đàn hặc một ngày. Dù tuyên truyền bạo phổi như thế nào, mấy trăm dân biểu, nghị sĩ DC và TTTT sẽ không đủ mền để trùm hết dân nửa nước HK vì bình dân HK còn có bản sao tuyệt đối đáng tin cậy từ phía Quốc hội về cuộc diện đã xảy ra để rộng đường suy xét.
Đây là bản tóm tắt các khoảnh khắc đáng chú ý từng trang kèm theo để bình dân có thể tự đọc. Dĩ nhiên nó không mô tả thái độ của Comey khi nói lời thật, lời không thật như thế nào. Phần này để bình dân tự gẫm.
Phần 1: Việc điều tra Hillary Clinton
Comey xác nhận rằng cặp tình nhân FBI đã gây nhiều gút mắc, Peter Strzok và Lisa Page đều đã tham gia cả cuộc điều tra vụ email của bà Hillary Clinton và nhóm điều tra các mối liên quan Trump – Nga. (trg 18)
Bối cảnh: Sau khi Tổng thanh tra Bộ Tư pháp phát giác Strozok và tình nhân Page đã trao đổi nhiều tin nhắn (tweets), và email có nội dung chống báng, miệt thị. Chẳng hạn, những email tấn công ông Trump, nói rằng Hillary sẽ đánh bại ông Trump “100 triệu trên 0”. Email gọi Hillary là “Tổng thống”. Strozok và Page rời khỏi FBI vào đầu năm nay trong khi cuộc luận tội đang diễn ra.
Comey nói rằng ông sẽ không cho phép Strzok và Page tham gia cuộc điều tra email Hillary nếu ông biết những trao đổi riêng tư ấy của họ (trg 18)
Bình dân thấy không: Điều đó chứng tỏ là cuộc điều tra email của bà Hillary đã diễn ra không còn có giá trị gì bởi nó đã thực hiện bởi những người đã thiên vị rõ ràng bằng chính lời của họ qua giấy trắng mực đen hàng loạt và hàng loạt tweets và emails. Nhưng cuộc điều tra thực sự đã diễn ra và kết quả cho đến nay vẫn còn là câu hỏi chưa được trả lời: Tại sao bà Hillary không bị vô tù khi mà các chứng cứ rành rành ra như thế?
Phần 2: Về Bộ Trưởng Tư pháp Loretta Lynch [Obama]
Comey cho biết cuộc gặp gỡ giữa bà Bộ Trưởng Tư pháp Loretta Lynch và cựu Tổng thống Bill Clinton năm ngày trước khi FBI phỏng vấn Hillary Clinton là có vấn đề, đã có “dấu chứng không thích hợp”. Comey đã trực tiếp thừa nhận rằng ông đã không tìm hiểu nội dung cuộc trò chuyện (trg 33-34)
Comey nói rằng ông ta được biết về “tài liệu” nếu được công khai, “sẽ bị sử dụng tạo mối nghi ngờ về việc bà Lynch đã hành động thích hợp hay không” trong cuộc điều tra Hillary (trg.35). Ông Comey đã không nói tài liệu dính líu đến những gì.
Bối cảnh: Lần đấu tiên Comey tiết lộ “tài liệu” dính đến bà Lynch trong sách của ông. Theo một báo cáo trên CNN, tài liệu có thể đề cập đến các cuộc thảo luận giữa Lynch và nhân viên của bà Amanda Renteria hoặc cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân chủ, bà Đại diện Debbie Wasserman Schultz. Tuy nhiên, bà Lynch đã từ chối thảo luận về bất kỳ khía cạnh nào của cuộc điều tra với họ.
Comey cho biết đã có “sự xuất hiện mâu thuẫn hoặc [Lynch] có sự thoả hiệp bằng các nào đó” (trg 48)
Comey cũng nói rằng bà Lynch đáng lẽ nên tự rút lui khỏi cuộc điều tra của bà Clinton (trg 77).
Comey nói rằng ông đã nêu lên mối quan ngại của mình về tính khách quan của bà Lynch với Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe, và bà Lynch sau đó đã “tóm tắt và phỏng vấn về bản chất của tài liệu đó” bởi McCabe và những người khác (trg 36).
>> McCabe đã chiến đấu với sự thiên vị của chính mình vì vợ ông, Jill McCabe, một ứng cử viên chính trị, nhận được một số tiền lớn của chiến dịch từ những mối quan hệ với với bà Clinton.
Phần của bình dân có thể hỏi: Cuộc điều tra tội về email của bà Clinton do những nhân vật chủ chốt như Bộ trưởng Tư pháp Lynch, Phó giám đốc FBI McCabe, Trưởng ban điều tra phản gián, Strzok và luật sư FBI, Page. Tất cả đều lấm lem với những mâu thuẫn lợi ích, hoặc thiên vị. Comey cũng bày tỏ đã không quan tâm đến câu hỏi liệu cuộc trò chuyện trên đường băng phi trường của bà Lynch với Bill Clinton và từ chối rút lui khỏi cuộc điều tra của bà có thể gây ra sự cản trở công lý hay không?
Vậy thì liệu cuộc điều tra nói trên có kết quả đúng chí công vô tư của luật pháp của một nước xưa nay là mẫu mực vĩ đại không? Những ai bợ đỡ DC, thiên vị Clitnon có cần phải xem lại mình đang nói gì hay không?
Phần 3: Cuộc phỏng vấn bà Hillary
Comey cho biết ông không biết người soạn thảo các câu hỏi cho cuộc phỏng vấn FBI của Hillary Clinton. Ông nói ông đã không đọc. FBI đã không ghi lại cuộc phỏng vấn. Comey cho biết ông cũng không nhớtại sao cuộc phỏng vấn của bà Clinton đã không được tiến hành trước một bồi thẩm đoàn (trang 38).
Comey nói rằng ông không biết chắc chắn lý do tại sao các nhân chứng trong cuộc điều tra email của bàClinton không bị trát hầu tòa và thẩm vấn trước bồi thẩm đoàn. Ông nói rằng ban điều tra củaFBI cho rằng không cần thiết (trg 212)
Comey sau đó đã nói với Tổng thanh tra Tư pháp rằng trước cuộc phỏng vấn bà Hilarry, ông đã không nghĩ rằng có bất kỳ “điều gì ở đó” (Comey nói rằng ông không nhớ đã nói điều này với Tổng thanh tra, nhưng đã đồng ý rằng ông đã nói điều đó bởi vì nó có ghi lại chính xác trong phiên bản) (trg 39) – Như thế rõ ràng có nghĩa là hết chối cãi được.
Comey nói rằng thực tế ông đã soạn thảo bản ghi chú kết luận bà Clinton không bị truy tố, hai tháng, trước cuộc phỏng vấn của FBI đối với bà, không chỉ định rằng ông đã định kiến về sự vụ trước khi sự thật được phơi bày (trg 42). (Như thế thì điều tra cái gì? Và để làm gì? Và ông Trump đuổi cổ đâu có oan chút nào?)
Comey nói rằng ông không biết liệu có ai ở FBI hay Bộ Tư pháp (DOJ) đã chia sẻ các câu hỏi cho bà Clinton trước với các uật sư của bà là Cheryl Mills hay luật sư Heather Samuelson (trg 211).
Bối cảnh: FBI đã cấp cho Miller và Samuelson miễn tố và cho phép họ cùng ngồi vào cuộc phỏng vấn của FBI đối với Clinton.
Comey nói rằng sự việc “rất khác thường” đối với FBI đã cho phép Mills và Samuelson ngồi vào cuộc phỏng vấn bà Clinton của FBI “vì ý tưởng như là khi không biết những chuyện của người khác, người ta không thể cùng nhau tạo chuyện của họ” Comey không nhớ tại sao sự sắp xếp được cho phép. Ông nói rằng quyết định này được đưa ra bởi Bộ Tư pháp, không phải FBI, mà là FBI đã không phản đối. Comey nói rằng ôngkhông nhớ rằng liệu cá nhân ông ta, có biết về sự sắp xếp đó không (trg 202-204).
Bình dân HK có thể hỏi:
1. Đã soạn trước kết luận hai tháng trước khi điều tra thì điều tra cái gì nữa?! Phim hài như thế thiên hạ chỉ ngượng chứ cười làm sao được?
2. Theo lời Comey nói rằng Bộ Trưởng Tư pháp Lynch có mâu thuẫn tiềm ẩn liên can đến vấn đề (vì đã gặp riêng chồng của nghi can Hillary [Bill Clinton] ở đường băng phi trường để bàn chuyện mà bà trả lời là chỉ hỏi thăm cháu ngoại! … ), và đáng lẽ bà ta nên tự rút lui, không rõ tại sao cơ quan Bộ Tư pháp của bà,, được cho những cơ hội quan trọng trong thủ tục làm việc của FBI, và tại sao Comey - một Giám đốc FBI – không đi sâu thêm vào cuộc điều tra liên can đến một phụ nữ hầu như có thể sẽ là tống thống mới?
3. Comey cũng không biết những gì, nếu có bất cứ điều gì, mà FBI đã hỏi Hillary Clinton về cuộc gặp gỡ của chồng bà với BT Tư pháp Lynch năm ngày trước đó (trang 45). Comey và các đặc vụ FBI trong vụ án Hillary đã tỏ ra thiếu sự nghi vấn về cuộc họp bất thường ấy – mà chính Comey nói rằng ông thấy rất có vấn đề, làm cho ông phải giữ “khoảng cách” với bà Lynch. FBI đã không hề đặt câu hỏi ông và bà Clinton hay bà Lynch về cuộc thảo luận riêng dị thường ấy. Có bao nhiêu người tin rằng trong khi điều tra đang tiến hành, mà người chóp bu cuộc điều tra đi gặp thân nhân bị can để nói chuyện cháu ngoại? Hay là hứa hẹn gì khác? Biết đâu là cho qua vì nhất định Hillary sẽ thắng như Strzok nói “1 triệu trên”, và khi đó bà sẽ tiếp tục chức gì cao hơn?
4. Lại nữa, cuộc phỏng vấn của FBI đối với bà Clinton, không ghi chép, không ghi âm, không thu hình gì cả, giữa mấy người thân cận được miễn tố ngồi chung với nhau một đoàn với FBI. Và LƯU Ý là không có câu hỏi nào được ghi lại trong bản tóm tắt phỏng vấn của FBI.
Như vậy thì có khác nào cả băng ngồi uống cà phê kể chuyện đi du lịch, hay hỏi thăm gia đình, chứ thẩm vấn cái gì? Còn bao nhiêu cái không nhớ, không biết của ông Comey đã để lại câu hỏi rằng nhiệm vụ của ông ta là gì?! Một lần nữa, trong nhiều lần cho thấy cuộc điều tra email chỉ là diễn hài không hơn không kém. Luật lệ HK bây giờ cũng có vây có cánh đến lộ liễu như thế là cùng!! Và phải chăng luật lệ chỉ để kiềm chế CH, hay ông TT Trump mà thôi?
Comey nói rằng ông không nhớ FBI có hỏi nhân viên Bộ Ngoại giao Bryan Pagliano, ai đã hướng dẫn ông ta thiết lập máy chủ riêng bất thường của Clinton hay không. Comey nói rằng ông không nhớ Paul Combetta là ai (trang 199-201).
>> Combetta đã tham gia vào việc bảo trì ít nhất một trong các máy chủ riêng của Clinton. Và hắn ta phá hủy bằng chứng email mà trát tòa đòi, sau đó bị coi là đã nói dối với FBI về việc này.
Bối cảnh: FBI đã cho Pagliano, Combetta và các cộng sự khác của bà Clinton miễn truy tố. Thông thường, miễn trừ được cấp để đổi lấy thông tin nhằm truy tố những người khác, nhưng rốt cuộc không lấy được thông tin nào từ các quan chức được miễn tố trong cuộc điều tra email của bà Clinton. Như thế là đã bắt lươn đàng đuôi, là phủi tay lên bờ. Tuyệt vời như thế mà bà Clinton còn đòi gì nữa ở Comey hay đoàn FBI “của mình”?
Comey nói rằng ông không nhớ tại sao FBI cấp quyền miễn tố cho Pagliano (trang 199-201).
Comey nói rằng ông không biết FBI có phỏng vấn quan chức Bộ Ngoại giao Patrick Kennedy hay không (trang 204).
Comey thừa nhận rằng cố vấn tổng quát của FBI James Baker ban đầu tin rằng việc buộc tội Hillary Clinton vi phạm các luật khác nhau liên quan đến việc quản lý trái phép thông tin mật là hợp lý (trang 230).
>> Sau đó Baker thay đổi ý kiến.
Comey nói rằng ông không thấy có thêm lý do nào để điều tra việc xử lý email đã được phân loại của Hillary Clinton và tự cho rằng “Không có người nghiêm túc nào nghĩ rằng có trường hợp có thể truy tố” (trg 84)
Phần 4: Cuộc điều tra Nga
Comey cho biết lần đầu tiên ông có được thông tin về những người Mỹ có thể đã làm việc với người Nga vào tuần cuối tháng 7 năm 2016 khi “một quốc gia đồng minh” đã báo cáo các cuộc trò chuyện của đại sứ của họ tại London với cộng sự viên của chiến dịch Trump, các cuộc thảo luận là về những email bị đánh cắp mà người Nga có, sẽ gây hại cho Hillary Clinton.
FBI đã mở một cuộc điều tra đối với “bốn người Mỹ.” Comey sẽ không nêu tên họ. Ông nói rằng “ít nhất một số người Mỹ” đã liên kết với chiến dịch Trump nhưng khẳng định rằng cuộc thăm dò không phải đối với ông Trump hay chiến dịch của Trump (trg 23, 79, 136-138, 140, 142, 161).
Bối cảnh: Trong khoảng thời gian này, FBI báo cáo đã nộp đơn lên Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài để nghe lén bốn người Mỹ. Thẩm phán toà Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISC) đã từ chối đơn xin.
Comey nói rằng bất cứ ai tại FBI thu thập thông tin trước tuần cuối cùng của tháng 7 năm 2016, ông đã không biết hoặc bây giờ không nhớ. Nếu luật sư cố vấn tổng quát của Comey, Baker đã nhận được thông tin trước thời điểm này trực tiếp từ công ty luật của Ủy ban Quốc gia Dân chủ Perkins Coie, thì Comey nói rằng ông đã không biết về điều đó và Baker đã không thông báo cho ông. Comey không nghĩ đáng chú ý đến mức Baker sẽ giấu ông bí mật này (trang 23, 79, 136-138, 140, 142).
Comey sau đó nói FBI lần đầu tiên biết được bằng chứng đáng tin cậy rằng người Nga đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử với việc tung ra giữa tháng 6 năm 2016 “các email bị đánh cắp của đảng Dân chủ” bởi Guccifer 2.0 và trang web của DCLeaks, (trang 148).
Comey nói ông không biết về bất kỳ nỗ lực nào của Bộ Tư pháp hay FBI nhắm vào chiến dịch Trump hay ông Trump (trg. 66). Comey nói rằng cả các chiến dịch của Clinton và Trump đều không phải là đối tượng của một cuộc điều tra phản gián của FBI (trang 77-78). Comey cho biết FBI và Bộ Tư pháp (DOJ) không bao giờ điều tra ông Trump vì mục đích chính trị. Ông nói rằng ông biết không có yêu cầu nào do chính quyền Obama như vậy (trang 162).
Comey nói rằng ông không biết người soạn thảo tài liệu FBI khởi xướng cuộc điều tra Nga (trang 24).
>> Chính Peter Strzok là người soạn thảo tài liệu. (người đã thiên vị, chống đối, phỉ báng ông Trump và bợ đỡ TT tương lai Hillary Clinton, mà ông gọi là sẽ đánh bại Trump “1 triệu trên 0”)
Comey nói rằng ông không nghĩ rằng ông đã từng đọc tài liệu của FBI khi khởi động cuộc thăm dò và không nhớ rằng FBI đã “xác quyết” (trang 24, 26-27, 30).
>> Một “xác quyết” (predicate) là sự biện minh hoặc làm cơ sở. FBI bị cấm khởi xướng điều tra căn cứ trên trực giác hoặc hoài nghi và phải tuân theo các quy trình nghiêm ngặt.
Bình dân có thể xem và suy gẫm: Với tư cách là Giám đốc FBI, Comey nói rằng ông đã không đọccác tài liệu mở ra những gì được cho là một trong những cuộc điều tra quan trọng nhất của FBI, và ông không biết lý do nào để mở cuộc điều tra này.
Khi được hỏi về ý nghĩa của sự “thông đồng” thì Comey nói rằng nó không cấu thành tội phạm và từ này không có ý nghĩa đặc biệt nào về mặt ngôn ngữ của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (trang 27). Comey nói rằng người Nga đã âm mưu giúp đỡ Trump và làm tổn hại Hillary Clinton (trang 85-86).
Bình dân có thấy không? Thật là mâu thuẫn khi một mặt, ông ta đã không đọc, không biết lý do nào sinh chuyện điều tra, mặt khác lại chủ quan, hồ đồ cho rằng Nga âm mưu giúp đỡ Trump và làm tổn hại bà Tổng thống tương lai. Và cho dù, Nga đã làm như thế vì mục tiêu riêng của quốc gia họ, cũng như Obama vận động ở Israel để hạ Thủ tướng Netanyahu trong cuộc bầu cử ở Israel, thì lý do gì lại chụp mũ thông đồng – cái mà ông Trump không hề có, để khởi xướng cuộc điều tra gần hai năm nay chứ hả?
Phần 5: Về Trung tướng Michael Flynn
Bối cảnh: Tổng thống Trump và Comey đã ăn tối riêng tư vào tháng 2 năm 2017. FBI đang điều tra Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung tướng Michael Flynn về các cuộc thảo luận mà Flynn đã có với Đại sứ Nga. Các cuộc thảo luận không bị coi là bất hợp pháp, nhưng TT Trump đã phải sa thải Flynn vì ông nói dối với Phó Tổng thống Mike Pence về họ. Trump nói rằng ông cần “lòng trung thành” của Comey. Và vào một dịp khác, TT Trump đã nói với Comey rằng Flynn là một “người tốt” và “tôi hy vọng ông có thể bỏ qua”. Comey ghi nhận rằng Flynn là người tốt. Comey nói rằng ông đã xem ý kiến của Trump, như một mệnh lệnh không chính đáng để ngăn chặn cuộc điều tra của FBI về Flynn (trang 81, 99, 102-103).
Comey nói rằng các ý kiến của tổng thống là đủ tiềm năng khởi động một cuộc cản trở điều tra tư pháp. Comey nói rằng ông không nhớ chắc rằng liệu ông có mở một cuộc điều tra như vậy không, nhưng ông không nghĩ như vậy. Comey nói rằng lệnh của ông Trump không có tác dụng. Khi được hỏi liệu ông có bị cản trở không, Comey nói ông không chắc nhưng ông không nghĩ như vậy. Khi được hỏi về một tuyên bố tương tự Tổng thống Obama đưa ra trong một trường hợp khác, Comey nói rằng ông đã không coi đó là điều gây cản trở (trang 81, 99, 102-103).
Comey nói rằng ông đã viết một bản ghi nhớ về lệnh của ông Trump, và triệu tập một cuộc họp để thông báo cho nhân viên FBI cao cấp. Ông đã không cảnh báo Bộ trưởng Tư php Jeff Sessions. Comey nói rằng, vì ông biết rằng ông Sessions sẽ tự rút lui khỏi vấn đề Nga trong vài ngày nữa. Comey nói rằng ông không nhớ người đã nói trước với ông rằng Sessions có thể sẽ sớm rút chân (trang 192).
Comey cho biết ông đã quyết định giữ thông tin về chỉ thị của ông Trump vào “ngăn riêng”, cho đến khi những thay đổi nhân viên trong tương lai được thực hiện tại Bộ Tư pháp.
Đến lượt bình dân suy gẫm:
Lời của Comey cho thấy, ông đã không tuân theo cái mà ông tự cho là lệnh – nhưng thật ra không phải là lệnh - của tổng thống. Tuy dùng chữ theo cảm tính hay trực giác để khởi tạo cuộc điều tra là điều cấm kỵ trong FBI, Comey đã không bao giờ phản đối, khuyên bảo, yêu cầu làm sáng tỏ hoặc thảo luận vấn đề với ông Trump; thay vào đó, ông giả vờ rằng mọi thứ đều ổn và đồng ý rằng Flynn là một người tốt. Từ đó trở đi TT Trump không hề có lời nào thăm dò, tìm hiểu về kết quả của cái mà Comey NGHĨ là “lệnh” của ông. Tức là TT Trump, nói rồi bỏ qua. Nhưng đến bây giờ, Comey mới cho rằng hai trong số cấp trên cũ của mình, Lynch và Trump, đã có những hành động phi đạo đức hoặc không đúng đắn; tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, Comey tiếp tục phục vụ và chỉ tiết lộ mối quan tâm của mình sau khi bị ông Trump sa thải.
Comey nói rằng ông không nhớ có nói chuyện với các đặc vụ FBI đã phỏng vấn Flynn hay không. Comey nói rằng các đặc vụ kết luận Flynn đã nói dối họ, nhưng Flynn đã không phô bày bất kỳ biểu hiện bình thường nào về việc nói dối (tr. 105-106).
Bình dân đã rõ, ông Trump đã phòng ngừa đám “khẩu Phật tâm xà” nên đã khéo chọn lời nói để không mắc tội. Ông cần “lòng trung thành” của một thuộc cấp, và “HY VỌNG có thể bỏ qua cho một ngưòi tốt” đều là chuyện bình thường như ăn uống, tắm rửa hàng ngày mà ai cũng không tránh khỏi. Dù truyền thông hay chính trị bệnh hoạn cỡ nào cũng không thể biến nó trở thành có tội được, bởi đơn giản rằng: “lòng trung thành” mới chỉ có ba chữ, còn thừa chỗ trống, tha hồ cho ngưòi ta vẽ; lòng ai có rắn thì vẽ thêm rắn, tâm hiền hoà thì vẽ ra ông bụt, tư tưởng đẹp thì vẽ thêm hoa, tất cả đều “tùy”. Nhưng không ai có thể chứng minh được ông Trump đã bảo ai phải làm bậy; còn việc bỏ qua cho Flynn hay không tuỳ ở cách xử lý của Comey, không ai cấm người ta cái quyền “hy vọng”. Comey cho rằng đó là “lệnh” cũng chỉ là tùy. Còn nhớ khi đó DC và TTTT ngày đêm khua chiêng gõ trống rùm beng, buộc tội ông Trump, nhưng rồi đâu cũng vào đó chỉ vì nó không thật, màu mè ma quái bôi lên canvas là hình tượng từ bên trong họ chứ không phải của ông Trump. Một chuyện buồn cười trôi qua và cứ thế đến nay không biết bao nhiêu lần như thế!
Phần 6: Hồ sơ Steele của DC
Comey nói rằng ông chưa bao giờ gặp Christopher Steele (trang 109, 114).
>> Steele là cựu điệp viên Anh, tác giả của hồ sơ bậy bạ chống phá, bôi bẩn ông Trump, mà FBI đã trình bày trước tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISA) để có được những đoạn nghe lén về cộng sự viên Carter Page của ông Trump.
Comey nói rằng ông không biết FBI đã dựa vào Steele trong bao lâu và không biết chi tiết về các thỏa thuận của FBI với các nguồn (trang 109, 114).
Comey nói rằng với tư cách là Giám đốc FBI, ông không bao giờ biết rằng Steele làm việc cho một công ty nghiên cứu đối lập chính trị được thuê bởi một công ty luật do Ủy ban Quốc gia Dân chủ trả tiền. Comey tin rằng đảng Cộng hòa đã lần đầu tiên tài trợ hồ sơ trước Đảng Dân chủ (trang 112).
>> Đảng Cộng hòa đã yêu cầu tách khỏi dự án nghiên cứu đối lập trước khi Steele được thuê bởi đảng Dân chủ. – Như thế có có phải Comey đã chơi trò đổ đổ đồng, trộn cát vào cơm của người khác để không ai ăn được.
Comey nói ông không nghĩ rằng Steele có bất kỳ hiểu biết trực tiếp nào về thông đồng, phối hợp hoặc âm mưu giữa chiến dịch Trump và Nga (trang 123-124).
Comey nói rằng ông không chắc chắn làm thế nào hồ sơ Steele đã đến tay FBI. Comey nói rằng ông không biết những bước mà FBI đã thực hiện để xác minh thông tin của Steele, trước hoặc sau khi FBI trình bày trước tòa án FISA. Ông nói rằng FBI vẫn là nơi đánh giá thông tin nhiều tháng sau khi sử dụng nó tại tòa án. Comey nói rằng FBI đã nỗ lực xác định các nguồn của Steele, nhưng ông không nhớ họ có thể làm được hay không (trang 115, 118).
Comey nói rằng ông đã xem xét và ký phép vào ngày 21 tháng 10 năm 2016, ứng dụng nghe lén của FBI chống lại Carter Page. Comey nói rằng ông không biết chi tiết, ông chỉ cần ký tắt thủ tục. Ông không nhớ liệu giấy tờ có hoàn toàn là “sự ứng dụng được xác minh” hay không. Comey nhớ rằng FBI cáo buộc là Page đang làm việc cho hoặc với chính phủ Nga, nhưng Comey không nhớ liệu sự ứng dụng có đề cập đến xác suất có thể xảy ra hay không (trang 113, 121, 123).123).
Bình dân suy gẫm:
Vấn đề “xác minh” hồ sơ rất quan trọng. Các nguồn tin tình báo cho biết việc trình bày một sự kiện không xác minh trước tòa án FISA vi phạm Quy trình gọi là Wood Procedures nghiêm ngặt của FBI, được cài đặt để ngăn FBI được quyền nghe lén dựa trên thông tin sai lệch hoặc nghi vấn. Dường như Comey hoặc bất kỳ ai khác không nhận thức về các quy tắc quan trọng này của FBI hoặc cách làm của FBI rõ ràng đã vi phạm các quy tắc. Comey đã thực hiện “không dính dáng” một cách đáng ngạc nhiên về mặt giám sát khi nói đến việc nghe lén, gây tranh cãi đối với một cộng tác viên chiến dịch chính trị trong năm bầu cử.
Khi Comey ký lệnh nghe lén, ông nói rằng sự chứng thực của FBI về thông tin của Steele chỉ “ở giai đoạn sơ khai” hoặc chỉ có thể “chứng thực tối thiểu”. Comey thừa nhận rằng ông đã ký lệnh nghe lén như “đã xác minh” mặc dù thông tin không xác minh được
Ông nói rằng ông đã làm như vậy bởi vì thông tin đến từ “một nguồn đáng tin cậy” với “một bản ghi theo dõi tốt” (trang 126). Bằng những thứ vu vơ, mơ hồ, không lấy gì chứng thực như thế mà nhẫn tâm, dám mở chiến dịch chụp mũ hại người, thì ngoài ngửa mặt than trời, bình dân còn cách nào khác hơn chăng?
Comey nói rằng đối với FBI không quan trọng khi nói với tòa án FISA rằng đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa đã tài trợ hoặc thu thập bằng chứng được đưa ra cho cuộc nghe lén; tòa án chỉ cần báo cáo rằng có thể có những động lực chính trị hay không (trang 145). Comey nói rằng ông không biết FBI có nghĩa vụ pháp lý phải trình lên tòa án bất kỳ bằng chứng nào cho thấy mục tiêu có thể vô tội hay không, nhưng ông nói là vấn đề thuộc “tin cậy”, FBI nên nói với tòa án về những điểm mạnh và sai sót của bằng chứng (trang 132).
Comey nói rằng ông đã không biết và vẫn chưa biết liệu Steele có bị chấm dứt làm nguồn cho FBI hay không (trang 125-126).
>> Steele bị chấm dứt làm nguồn vào cuối năm 2016 sau khi rò rỉ thông tin hồ sơ chống Trump không đúng cách cho báo chí. Sau khi chấm dứt, FBI vẫn sử dụng ông ta làm nguồn, có thể không đúng cách.
Bối cảnh: Thượng nghị sĩ Charles Grassley (R-Iowa) và Lindsey Graham (R-S.C.) đã đưa Steele đến FBI và Bộ Tư pháp để các cáo buộc tội hình sự nhiều tháng trước nhưng được biết không thấy có hành động nào.
Comey nói rằng ông không biết liệu Steele có mối quan hệ công việc với luật sư của Bộ Tư pháp Bruce Ohr hay không. Comey nói rằng ông không biết có đúng là Ohr sẽ được sử dụng như mối liên lạc để cung cấp thông tin cho lệnh FISA hay không. Comey nói rằng ông không biết ai sẽ chấp thuận Ohr tham gia vào dây chuyền và không biết bất cứ lúc nào khi điều đó xảy ra (trang 130-131).
Bối cảnh: Vợ của Ohr, Nellie, làm việc cho cùng một công ty nghiên cứu đối lập cũng như Steele: Fusion GPS.
Comey nói rằng ông nghĩ Trump đã sa thải ông vì cuộc điều tra Nga của FBI (tr. 159). Ông không biết nếu Trump sa thải ông sẽ cấu thành sự cản trở công lý (tr. 30), và ông không nhớ ông có nói chuyện với McCabe vào ngày ông ta bị đuổi hay không(tr. 101).
Sau khi bị sa thải, Comey nói rằng ông đã không nói chuyện với Trump hoặc Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. Ông nói rằng ông đã không nói chuyện với Mueller trước khi Mueller trở thành Luật sư đặc biệt (trang 139).
Comey nói rằng ông kết bạn với Bill Barr, ứng cử viên mới cho Bộ trưởng Tư pháp của Trump. Comey nói rằng Barr phù hợp với công việc và ông đánh gía cao về ông ấy (trang 92-92).
Comey nói rằng ông và Mueller không phải là bạn bè. “Tôi rất ngưỡng mộ người đàn ông đó, nhưng tôi không biết số điện thoại của ông ấy, tôi không bao giờ đến nhà ông ấy, tôi không biết tên con của ông ấy. Tôi nghĩ rằng tôi đã ăn chung một bữa một mình với ông ta trong một nhà hàng. Tôi thích ông ấy ... Tôi là một cộng sự của ông ấy, người mà tôi rất ngưỡng mộ. Chúng tôi không phải là bạn bè trong bất kỳ ý nghĩa xã hội nào” (trang 60-62).
>> Comey và Mueller đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm. Comey từng giữ vai trò giám sát viên Mueller, khi Comey ở Bộ Tư pháp và Mueller đứng đầu FBI. Không có quan hệ gì với nhau thật sao? Điều này không biết có bao nhiêu phần đáng tin?
Bình dân nghĩ xem:
Xem hết phiên bản điều trần của Comey, người dân HK nghĩ gì nếu không phải là giới hữu trách đã lạm quyền và luật lệ đã trở thành vây cánh của kẻ bất lương? Những sai lầm, tắc trách và cả mưu ý bất nhân, tai hại cho đất nước như thế có khác nào đặt các nhà vệ sinh di động ngay trước mũi của dân chúng.
Qua cả trên dưới hai trăm lần “không nhớ” “không biết “ liệu có bao nhiêu người tin ông Comey có trí nhớ quá kém và kém hiểu biết đến như thế?
Từ vụ điều tra email phía bà Hillary Clinton, đến đối với Trump khi được lưu nhiệm nhưng lại thủ kỹ, khác với kiểu đối xử với chủ cũ [Obama], Comey đã quá rõ ràng là người làm việc dưới quyền, vây quanh một bầu đoàn thiên vị, tắc trách, không đáng tin cậy và nguy hiểm. Ngăn trở điều tra, là chuyện tính sau bởi chính mình cũng không có chủ ý ngăn trở, và cũng chẳng có gì để phải ngăn trở thì ông Trump còn sợ gì. Hơn nữa cho dù cho Comey lưu nhiệm, phía ông Trump cũng bị chụp mũ điều tra. Như vậy, hỏi xem có bao nhiêu chủ nhân trên đời này không đuổi quách cho rảnh tay, đỡ phải lo mắc nạn nuôi ong tay áo.
Comey, FBI và Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều bước đáng ngờ và bất thường trong cuộc điều tra email Hillary có lợi cho Hillary. Comey nói rằng ông cực kỳ quan ngại đến mâu thuẫn thực sự hoặc nhận thấy của Bộ trưởng Tư pháp Lynch. Tuy nhiên, không ai đặt câu hỏi liệu sự cản trở công lý tiềm ẩn là một vấn đề trong trường hợp đó hay không.
Trong khi đó, ông Trump là một tổng thống dân cử một cách minh bạch rõ ràng và đang bù đầu với hàng nghìn công việc sửa sang, xây dựng, đối đầu trong ngoài một đất nước lũng đoạn từ trên xuống dưới, một thế giới hỗn loạn khắp nơi, nhưng lại bị trù dập, ngăn trở không ngừng. DC chỉ muốn và quyết tâm lật đổ ông Trump, tức là lật đổ kết quả bầu cử 2016 mới vừa. Cánh tả còn đe doạ bất kỳ ai cộng tác làm việc với chính quyền đương thời bất kể là trước đây họ kính nể cỡ nào.
Thử hỏi, Hoa Kỳ còn đâu là công lý mà nói?!
Vĩnh Tường
No comments:
Post a Comment