Ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ mức độ siêu giàu của quan chức Trung Quốc
Ngân hàng Thụy Sĩ đã thông qua một cuộc cải cách cơ chế vào năm ngoái và hứa sẽ công bố các tài khoản không phải là của công dân nước này. Số tiền gửi của các tài khoản từ Trung Quốc được tiết lộ cho thấy mức độ giàu khó có thể hình dung của một tầng lớp người Trung Quốc.
Ngày 6/5/2014, Thụy Sĩ đã ký một thỏa thuận tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính châu Âu, đồng ý trao đổi thông tin toàn cầu. Theo tiêu chuẩn mới về Thỏa thuận Thông tin, truyền thống bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng tại các ngân hàng trong hàng trăm năm qua tại Thụy Sĩ đã kết thúc, và UBS sẽ dần dần trao đổi dữ liệu tài khoản tài chính của khách hàng với các quốc gia. Sau khi tin tức này lan truyền đã thu hút sự chú ý lớn trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, vì người dân Trung Quốc tin rằng các quan chức tham nhũng Trung Quốc đều có nhiều tiền trong các ngân hàng Thụy Sĩ.
Các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có khoảng 5.000 tài khoản tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Thành viên của các nhóm lợi ích như Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang đều có tài khoản tiền gửi bí mật ở Thụy Sĩ, theo Secret China.
Ngày 3/8, ông Gia Cổ Khang, thành viên của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, nguyên Giám đốc Sở Tài chính, và nhà kinh tế trưởng của Viện Kinh tế Cung cấp Trung Quốc, đã đăng một tin tức gây sốc trên Weibo:
“Thật khủng khiếp!, ngân hàng Thụy Sĩ thông báo rằng 100 tài khoản tiền gửi của Trung Quốc có giá trị tổng cộng 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ. Tất nhiên, dữ liệu thực sự vẫn chưa được nghiên cứu. Nhưng điều này thực sự đáng suy ngẫm. Nếu nó là sự thật, sẽ khủng khiếp như thế nào, lòng người sẽ căm phẫn thế nào”. Ngay lập tức thông tin này thu hút được sự chú ý của xã hội Trung Quốc, Secret China cho biết.
Bài viết này ban đầu được xuất bản bởi một tài khoản tự gọi là “Lân Lân bàn chuyện tài chính kinh tế”. Bài viết cho biết: Vào ngày 17/4/2019, ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã công bố một tin tức gây sốc rằng sự giàu có của một số người hiện đang gửi tiền tại UBS đã đạt đến mức báo động. Khoảng 100 người Trung Quốc, đã gửi 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ tại UBS. Tuy nhiên, UBS đã không công bố những người này đang làm gì, cũng như tên họ cụ thể.
Theo thống kê của truyền thông Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có GDP là 82,7 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2018 và doanh thu tài chính quốc gia là 18 nghìn tỷ nhân dân tệ. Nói cách khác, 100 người Trung Quốc có tiền trong các ngân hàng Thụy Sĩ nói trên, đang chiếm khoảng 10% GDP quốc gia và 43% doanh thu tài chính.
Ông Gia Cổ Khang sau đó đăng trên Weibo rằng ông chỉ chia sẻ bài viết trên chứ không hoàn toàn đồng ý với bài báo.
Kế đến, một người có tầm ảnh hưởng trong giới tài chính đã xác minh rằng vào tháng 10/2018, Tập đoàn UBS công bố “Báo cáo tỷ phú 2018 – Tầm nhìn mới và thế kỷ Trung Quốc” trên trang web chính thức của một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC. Báo cáo cho biết, tính đến năm 2017, có 373 tỷ phú ở Trung Quốc, hầu hết là từ các ngành công nghệ và bán lẻ. Họ có tổng tài sản là 1,12 nghìn tỷ đô la (khoảng 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ).
Báo cáo của UBS có con số 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng đây là tổng số tiền gửi của 373 tỷ phú Trung Quốc tại UBS.
Vào tối 4/8, ông Giả một lần nữa đăng tin nhắn trên Weibo và chuyển tiếp báo cáo trên: “Đã xác minh. Bài đăng này dường như giúp làm rõ một số tình huống”, ông viết.
Bài đăng của ông đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc và tất nhiên câu hỏi lớn nhất vẫn là những ai sở hữu các tài khoản tiền gửi khổng lồ ở Thụy Sĩ.
Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu, Hoa Kỳ tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Phân tích được lan truyền rộng rãi vào thời điểm đó cho thấy chính quyền Tổng thống Trump có một loại vũ khí sắc bén là công bố tài sản của các quan chức Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Những người khác nói đùa rằng một khi Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc, thì con tin lớn nhất của ĐCSTQ là ở Hoa Kỳ. Bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia tập trung nhiều con em lãnh đạo Trung Quốc nhất trên thế giới.
Vào ngày 3/10/2018, truyền thông Hồng Kông tiết lộ rằng nhiều quan chức cấp cao và tướng lĩnh quân sự của ĐCSTQ đang có những khoản tiền gửi khổng lồ ở Hoa Kỳ. Một số nhà lãnh đạo có tài sản hơn một nghìn tỷ nhân dân tệ và người thân của họ cũng đã di cư sang Hoa Kỳ. Ly hôn được sử dụng như một vỏ bọc trong trường hợp này.
Theo một cuộc khảo sát do người dân Trung Quốc thực hiện, 91% thành viên của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã di cư ra nước ngoài hoặc nhập quốc tịch nước ngoài, 88% con của các thành viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã di cư ra nước ngoài. Cuộc khảo sát cũng cho biết theo dữ liệu hiện tại, 84,35% cán bộ ở mức hoặc trên cấp cục có hộ chiếu nước ngoài, Sound of Hope đưa tin.
Theo dữ liệu được liệt kê bởi Tổ chức Carnegie Hoa Kỳ vì Hòa bình Quốc tế, kể từ năm 1990, thiệt hại kinh tế trực tiếp do các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ gây ra là từ 98,75 tỷ đến 127 tỷ nhân dân tệ.
No comments:
Post a Comment