Thursday, February 12, 2015

Việt Nam: Nỗ lực giữ quyền kiểm soát quá khứ

Thomas A. Bass

Nguồn: Vietnam’s concerted effort to keep control of its past (<= For English please click on this link)

Washington Post 01 tháng 2, 2015
Thomas A. Bass là một phóng viên điều tra và là giảng viên Anh ngữ tại State University of New York, thành phố Albany.
alt
Thomas A. Bass

Năm năm trước đây, tôi bắt đầu một cuộc thí nghiệm – không phải do chính mình thực hiện – để nghiên cứu tình hình kiểm duyệt ở Việt Nam.

Vào năm 2009, tôi đã ký hợp đồng xuất bản một trong những cuốn sách của tôi ở Hà Nội. Được gọi là “The Spy Who Loved Us,” cuốn sách nói về Phạm Xuân Ẩn, nhà báo Việt Nam danh tiếng nhất trong chiến tranh Việt Nam. (Ông kết thúc sự nghiệp báo chí của mình với chức vụ trưởng phòng của tạp chí Time ở Sài Gòn). Chỉ sau chiến tranh chúng ta mới biết được rằng Ẩn là một điệp viên Cộng Sản đã nhận được hàng chục huy chương quân sự và đã phục vụ chế độ Bắc Việt như là một vũ khí bí mật chết người!

Người ta có thể nghĩ rằng một cuốn sách nói về một “Anh hùng Quân đội Nhân dân” sẽ không gặp phải khó khăn nào khi xuất bản tại Việt Nam, nhưng sự thật là không có gì xuất bản tại Việt Nam mà không bị kiểm duyệt.

Trong vòng năm năm qua, tôi đã chứng kiến việc người ta cắt xén cuốn sách của mình. Sau cùng, khi bản dịch được công bố vào năm 2014, tôi đã bay ra Hà Nội để gặp gỡ những người đã kiểm duyệt [sách của] tôi – hoặc ít nhất nửa tá người trong số họ chịu nói chuyện với tôi.

Đây là những người tốt, những người dũng cảm, những người sẵn sàng thừa nhận hiện trạng [kiểm duyệt]. Đứng đằng sau họ là đạo quân vô hình hoạt động bao trùm xã hội Việt Nam.

Các nhà kiểm duyệt [sách] của tôi, nhiều người trong số họ đồng thời giữ vai trò biên tập viên và nhà xuất bản, tạ lỗi vì những gì họ đã phải thực hiện. Họ hy vọng mọi việc sẽ được cải thiện trong tương lai, nhưng khi mà Việt Nam và Trung Quốc đang ném vào tù ngày càng nhiều các nhà báo, blogger, và các nhà văn khác, ngọn triều đang chảy ngược!

Đây chính là lý do tại sao tôi đã quyết định cho thực hiện một bản dịch chính xác của cuốn sách và xuất bản song song cả hai phiên bản kiểm duyệt [của Việt Nam] và bản không kiểm duyệt [trên liên mạng]. Những văn bản liên hệ đã được phát hành trực tuyến vào tháng 11 năm 2014 (trên mạng Pro & Contra), cùng với các tài liệu bổ túc do tổ chức quốc tế Chỉ số về Kiểm Duyệt (Index on Censorship) phát hành trong tuần này.

Các nhà kiểm duyệt cắt xén những gì từ sách của tôi?

* Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu” Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc quãng thời gian ông theo học ngành báo chí ở California. Ông chỉ được phép “hiểu” Hoa Kỳ. 

* Tên tuổi và ý kiến của những người Việt lưu vong bị loại bỏ. 

* Bất cứ những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc hay đề cập đến các hành động hối lộ, tham nhũng hoặc phi pháp của viên chức nhà nước cũng bị cắt bỏ. 

* Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị tướng vĩ đại đã đưa Việt Nam đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 và đã bị thất sủng trước khi ông qua đời vào năm 2013, cũng bị loại bỏ khỏi nội dung cuốn sách.

Những sự kiện phổ biến đã bị cắt ra khỏi lịch sử Việt Nam: 

* “Chiến dịch vàng” năm 1946 (1), khi Hồ Chí Minh trả một khoản hối lộ lớn cho Trung Quốc để họ rút lui khỏi miền Bắc Việt Nam; 

* chiến dịch cải cách ruộng đất thất bại trong thập niên 1950;
 
* cuộc di tản của các “thuyền nhân” sau năm 1975; 

* chiến tranh năm 1978 tại Campuchia; 


* chiến tranh biên giới chống Trung Quốc năm 1979. 


* Nam tiến, hành trình lịch sử về phía Nam của người Việt, trong đó họ phấn đấu dọc dãy Trường Sơn, xâm chiếm các lãnh thổ của người Thượng, người Chăm, người Khmer và của các “dân tộc thiểu số,” cũng đã bị cắt. 


* Ước muốn cuối cùng của Ẩn, là được hỏa táng và tro cốt của ông rải trên sông Đồng Nai, đã biến mất. Chúng được thay thế bởi một đoạn mô tả khung cảnh lễ quốc táng với bài điếu văn do người cầm đầu ngành quân báo đọc.

Ngoài ra còn có một danh sách dài các “lỗi” trong bản dịch của Hà Nội, trong đó các nhà biên tập người Việt của tôi hoặc đã một cách thành thật hoặc cố ý hiểu lầm,

* chẳng hạn như “người viết mướn,” “phản bội,” “hối lộ,” “phản quốc,” “khủng bố,” “tra tấn,” “các tổ chức bình phong,” “dân tộc thiểu số” và “những trại cải tạo.”

* Người Pháp không được phép dạy dỗ người Việt bất cứ điều gì. Người Mỹ cũng không.

* Việt Nam chưa bao giờ sản xuất dân tị nạn; nó chỉ tạo ra người định cư.

* Những qui chiếu xem chủ nghĩa cộng sản như một “thần tượng sụp đổ” đều bị cắt.

* Việc Ẩn mô tả mình như một trí óc Mỹ ghép vào cơ thể Việt  đã bị cắt. Thật ra, tất cả các lời đùa cợt của ông đều bị cắt, đó là chưa kể đến những phân tích của ông về cách người cộng sản thay thế nhà nước cảnh sát trị của Ngô Đình Diệm với một nhà nước công an trị của chính họ.

* Cho tới phần cuối cuốn sách, toàn bộ các trang ghi chú và các nguồn dẫn cũng biến mất.

Trong thực tế, những thay đổi quỉ quyệt nhất đã xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ. Ẩn được sinh ra ở vùng ngoại ô Sài Gòn. Ông ta là người miền Nam. Nhưng ngôn ngữ miền Nam và các đặc ngữ văn hóa khác đã bị cắt tỉa ra khỏi văn bản và thay thế bởi ngôn ngữ của những người miền Bắc lấn chiếm Sài Gòn vào năm 1975. Chế độ kiểm duyệt liên quan đến việc kiểm soát chính trị và khẳng định quyền lực, nhưng trong trường hợp này, nó đồng thời liên quan đến việc kiểm soát ký ức, lịch sử, và ngôn ngữ [của một dân tộc].

Bằng cách ghi nhận những sự kiện này, tôi không có ý phàn nàn là mình đã gặp phải những khó khăn đặc biệt nào. Các tác giả Việt Nam bị đẩy vào im lặng và lưu vong đã phải chịu đựng thống khổ gấp bội phần. Tôi chỉ tô đậm những thực tế của một chế độ kiên quyết bảo vệ đặc quyền của mình. Ở Việt Nam, quá khứ và cung cách bạn đề cập đến nó đều là tài sản của nhà cầm quyền.

T. M.

(1) Có lẽ tác giả Thomas Bass lầm với Tuần lễ Vàng do Hồ Chí Minh phát động vào năm 1945? (chú thích của người dịch)

__,_._,___

Vietnam’s concerted effort to keep control of its past

 February 1

Thomas A. Bass is an investigative reporter who teaches English and journalism at the State University of New York at Albany.
Five years ago I began an experiment — not of my own devising — to study censorship in Vietnam. In 2009, I signed a contract to publish one of my books in Hanoi. Called “The Spy Who Loved Us,” the book tells the story of Pham Xuan An, Vietnam’s most celebrated journalist during the Vietnam War. (He ended his career as bureau chief for Time magazine in Saigon.) Only after the war did we learn that An had received a dozen military medals as a communist spy and served as North Vietnam’s deadliest secret weapon.
One might think that a book about a “Hero of the People’s Armed Forces” would be published in Vietnam without difficulty, but nothing is published in Vietnam without being censored. For five years, I watched people nip and tuck my book. When a translation was finally published in 2014, I flew to Hanoi to meet my censors — at least the half-dozen who would talk to me. These were the good guys, the brave ones, who were willing to acknowledge the situation. Behind them stood the faceless phalanx that operates throughout Vietnamese society.
My censors, several of whom doubled as my editors and publishers, apologized for what they had to do. They hoped things would improve in the future, but as Vietnam and China throw an increasing number of journalists, bloggers and other writers in prison, the tide is flowing in the opposite direction. This is why I decided to commission an accurate translation of my book and publish side-by-side editions of both the censored and uncensored versions. These texts were released online in November, with the international organization Index on Censorshipreleasing more material this week.
What did the censors cut from my book? Pham Xuan An is not allowed to “love” the United States or the time he spent studying journalism in California. He is allowed only to “understand” the United States. Removed were the names of exiled Vietnamese and their comments. Also removed was any criticism of China or mention of bribery, corruption or malfeasance on the part of public officials. Even Vo Nguyen Giap, the great general who led Vietnam to victory over the French at Dien Bien Phu in 1954, was cut from the narrative, having fallen from favor before his death in 2013.
Known events were excised from Vietnamese history: the Gold Campaign of 1946, when Ho Chi Minh paid a large bribe to the Chinese to get them to retreat from north Vietnam; the failed land reform campaigns of the 1950s; the exodus of the “boat people” after 1975; the 1978 war in Cambodia; the 1979 border war against China. The nam tien, the historic southward march of the Viets, in which they worked their way down the Annamite Cordillera, occupying territory formerly held by Montagnards, Chams, Khmers and other “minority peoples,” was cut. An’s last wishes, that he be cremated and his ashes scattered in the Dong Nai River, disappeared. They were replaced by a scene describing his state funeral, with the eulogy delivered by the head of military intelligence.
There is also a long list of “errors” in the Hanoi translation, words that my Vietnamese editors have either genuinely or purposefully misunderstood, such as “ghost writer,” “betrayal,” “bribery,” “treachery,” “terrorism,” “torture,” “front organizations,” “ethnic minorities” and “reeducation camps.” The French are not allowed to have taught the Vietnamese anything. Nor are the Americans. Vietnam has never produced refugees; it only generates settlers. References to communism as a “failed god” were cut. An’s description of himself as having an American brain grafted onto a Vietnamese body was cut. In fact, all of his jokes were cut, not to mention his analysis of how the communists replaced Ngo Dinh Diem’s police state with a police state of their own. By the end of my book, entire pages of notes and sources had disappeared.
In fact, the most insidious changes occur at the level of language. An was born outside Saigon. He was a southerner. But the language of the south and other cultural terms were pruned from the text, replaced by the language of the northerners who overran Saigon in 1975. Censorship involves political control and the assertion of power, but in this case it also involves control of memory, history and language.
I am not claiming any special hardship by noting these facts. Vietnamese authors driven into silence and exile have suffered far more grievously. I am merely highlighting the realities of a regime intent on defending its prerogatives. In Vietnam, both the past and the way you talk about it are the property of the state.


No comments:

Blog Archive