Thương vụ Greenland: Ông Trump có tầm nhìn chiến lược
Tóm tắt bài viết
- Cách đây hơn 100 năm, các nhà phê bình Mỹ đã chỉ trích Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln vì mua mảnh đất xa xôi lạnh giá Alaska. Thế nhưng, thực tế đã chứng mình điều ngược lại, bên dưới lớp băng của vùng lãnh thổ mới là những mỏ vàng lớn, đem lại cho Mỹ nguồn lợi khổng lồ.
- Ngày nay, giới truyền thông lại cười nhạo Tổng thống Trump về đề nghị mua đảo Greenland mà quên mất rằng, chính nước Mỹ đã từng muốn mua Greenland trước khi mua Alaska.
- Không riêng Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác cũng để mắt đến hòn đảo giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược của Đan Mạch. Nếu ông Trump thực hiện thành công thương vụ này, Greenland có thể sẽ trở thành một Alaska thứ hai.
Tổng thống Hoa Kỳ muốn mua một địa khu băng giá ở phía bắc của nước ngoài. Các nhà phê bình chế nhạo nó là vô lý và lãng phí. Thế nhưng, ông vẫn thực hiện và theo Sarah Palin – cựu thống đốc tiểu bang Alaska, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng Hoà năm 2008, vụ mua bán này là một trong những thương vụ bất động sản thông minh nhất lịch sử bởi nó đã mang đến sức mạnh và sự thịnh vượng cho nước Mỹ.
Điều trên không phải nói về việc tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump đề xuất mua đảo Greenland của Đan Mạch gần đây, mà là vụ mua lại Alaska từ Nga vào năm 1867 của tổng thống thứ 17 Abraham Lincoln.
Bà Sarah Palin nhận định, nếu Tổng thống Trump có thể thực hiện một thương vụ khác tương tự như thế thì đây là phước lành mà Thượng đế ban cho. Lãnh thổ Greenland rộng hơn 800.000 dặm vuông (2,1 triệu km2), lớn bằng một phần tư diện tích nước Mỹ. Đây chắc chắn là một Alaska khác mà chưa được khai thác để trở nên giàu có. Theo Bà Palin, giới truyền thông chỉ trích Tổng thống Trump mà không tiếp thu bài học từ lịch sử nước Mỹ. Cựu thống đốc bang Palin cho biết, Mỹ đã muốn mua Greenland trước khi mua Alaska.
Trở lại năm 1867, nỗ lực để mua được Alaska là sản phẩm đầy trí tuệ của Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ, ông William Seward, người được tổng thống Mỹ thời đó là Abraham Lincoln bổ nhiệm. Seward có được hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của lãnh thổ. Ông hiểu rằng, việc sở hữu mảnh đất có thể dùng làm căn cứ quân sự tiền tuyến cho Hoa Kỳ thì quốc gia không còn là bệ phóng cho kẻ thủ tiềm năng.
Với chiến lược đó, ý tưởng đầu tiên của Seward là mua Greenland nhưng Đan Mạch đã không bán. Seward tiếp tục tìm kiếm những mảnh đất khác. Ông đã hướng tầm nhìn tới vùng lãnh thổ mà các nhà thám hiểm gọi là “miền biên tuyến cuối cùng” – Alaska. Sa hoàng đã bán rẻ miền đất xa xôi với diện tích 1,5 triệu km2 này cho Seward với giá khoảng 7,2 triệu đô. Thoả thuận thông minh này đã đem lại cho nước Mỹ một lãnh thổ rộng lớn, giàu có và an toàn hơn.
Bà Palin bình luận, bây giờ các nhà phê bình vẫn tiếp tục những gì họ đã làm, đó là chỉ trích. Việc mua Alaska cũng đã từng bị đả kích là “sự dại dột của Seward” hay “hộp băng của Seward”. Nhưng rõ ràng Alaska không phải là “hộp băng”, nó là một mỏ vàng theo đúng nghĩa đen. “Sự dại dột của Seward” rốt cuộc đã trở thành món quà từ Chúa.
Các nhà phê bình ngừng cười nhạo vào năm 1896 khi vàng được phát hiện ở Yukon. Alaska trở thành huyết mạch giàu có, thậm chí nó đã thu hút một người đàn ông nhập cư đến từ Đức, Frederick Trump – cha của tổng thống Trump bây giờ. Có lẽ, gia tộc Trump có truyền thống để mắt đến những bất động sản giá trị ở những vùng lạnh giá, Sarah Palin đánh giá.
Quay trở lại với vùng đất mà Seward để mắt lúc đầu, Greenland có giá trị kinh tế bởi hòn đảo giàu tài nguyên thiên nhiên. Ngoài tiềm năng dầu khí và sự phong phú của ngư nghiệp, Greenland còn có quặng sắt, chì, kẽm, vàng và uranium. Nhưng có lẽ, theo ông Palin, điều quan trọng nhất là khu vực bắc cực và Greenland dồi dào các nguyên tố đất hiếm, nguyên liệu chính để sản xuất ra nhiều linh kiện từ chíp máy tính cho tới sợi quang, tên lửa…
Bà Palin cho biết, Mỹ cần nguyên tố đất hiếm để sản xuất trang thiết bị cho quân đội. Và đáng chú ý khi nói điều này là, nước Mỹ hiện đang đối mặt với sự nguy hiểm khi phụ thuộc vào nguồn cung cấp kim loại đất hiếm từ Trung Quốc, kẻ đối đầu chiến lược của quốc gia. Trung Quốc nắm được điểm yếu của Mỹ về vấn đề này. Breitbart, John Carney đã báo cáo vào tháng 5 năm ngoái, Bắc Kinh đe doạ “vũ khí hoá” sự phụ thuộc của Mỹ về đất hiếm như là đòn bẩy chống lại Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Trung Quốc có để mắt tới Greenland không? Trên thực tế, Trung Quốc đã có những hoạt động thương mại lớn ở đó và giành được quyền khai thác đất hiếm. Không nghi ngờ gì, Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ tài nguyên tại hòn đảo Đan Mạch. Chính quyền Bắc Kinh khá công khai với kế hoạch biến Greenland thành một phần chiến lược trong tham vọng “Con đường Tơ lụa Bắc Cực”. Trung Quốc hào hứng đề nghị xây dựng các sân bay quốc tế, và tất nhiên đó là để kiểm soát.
Trung Quốc hiểu rằng Greenland có ý nghĩa quan trọng và muốn có được chỗ đứng ở hòn đảo này. Ở trên là đỉnh của thế giới, có một vị trí chỉ huy trên Bắc Băng Dương và cách Nga không xa. Sarah Palin và nhiều chuyên gia dự đoán Bắc Băng Dương sẽ trở thành một tuyến đường biển quốc tế quan trọng và Greenland sẽ có được lợi thế to lớn.
Theo bà Palin, Greenland là vị trí chiến lược mà Mỹ chọn đặt căn cứ quân sự ở cực bắc. Căn cứ không quân Thule ở phía tây bắc của đảo Greenland rất quan trọng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ. Việc kiểm soát một vị trí chiến lược cho phép Hoa Kỳ thiết lập căn cứ tiền phương, ngăn chặn đối thủ làm điều tương tự.
Vì vậy, cựu thống đốc tiểu bang Alaska kết luận Greenland có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh quốc gia cũng như sự phồn thịnh kinh tế. Bà cũng hy vọng tổng thống nước nhà có thể khiến Greenland vĩ đại trở lại và nếu một toà tháp Trump được xây dựng ở đây thì điều đó thật tuyệt vời.