Washington gia tăng giám sát Quỹ hưu trí California đối với các khoản đầu tư vào Trung Quốc.
Trụ sở CaIPERS (Ảnh: Coolcaesar và Wikipedia).
Quỹ hưu trí California hay Hệ thống hưu trí công cộng California (CaIPERS) có trụ sở nằm tại Sacramento, California, đang bị gia tăng giám sát do có các khoản đầu tư đáng ngờ vào Trung Quốc.
Liệu chương trình hỗ trợ Bắc Kinh của quỹ có phục vụ lợi ích cho người về hưu của Hoa Kỳ?
Đại dịch corona virus Vũ Hán đã thúc đẩy nỗ lực của các công ty Mỹ “rút khỏi” các chuỗi cung ứng và hoạt động của họ ở Trung Quốc. Các công ty mới gần đây, đang phải đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào các nhà sản xuất và khách hàng Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, những lo ngại về sở hữu trí tuệ và gián điệp công ty, và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm loại bỏ công nghệ của Hoa Kỳ.
Nhưng có rất ít động lực xung quanh việc “rút khỏi” các đầu tư tài chính. Các quỹ đầu tư và quỹ hưu trí của Hoa Kỳ, nơi quản lý tiền tiết kiệm hưu trí của hàng triệu nhân viên công cộng, thậm chí còn tăng đầu tư vào các công ty Trung Quốc. Đáng chú ý là quỹ hưu trí công cộng lớn nhất nước Mỹ, hệ thống hưu trí nhân viên công cộng California (CalPERS) trị giá 400 tỷ USD với Giám đốc đầu tư là người gốc Hoa (CIO) Bân Mạnh.
Các quỹ hưu trí đầu tư vào Trung Quốc có thể khiến những người về hưu của Mỹ gặp rủi ro, đã thu hút sự chú ý của chính quyền Tổng thống Trump. “Có một số thứ mà chúng tôi đang phải xem xét,” cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, Robert O’Brien, nói tại Quỹ Di sản, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington, vào ngày 11/3. Chính sách đầu tư của CalPERS có nhiều rủi ro. O’Brien nói tại sự kiện: “Chúng ta có những người sẽ dựa vào lương hưu để nghỉ hưu. Việc đầu tư vào các công ty không có GAAP – các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung… và họ không có các yêu cầu báo cáo giống như đối với các công ty Mỹ – là thật đáng sợ.”
Bình luận của ông đã tiếp theo lời kêu gọi trước đó của Nghị sĩ Jim Banks (R-Ind.) rằng Mạnh, giám đốc đầu tư CaIPERS, nên bị sa thải, viện dẫn mối quan hệ của Mạnh với chế độ cộng sản Trung Quốc và liên kết với một chương trình bí mật của Trung Quốc để tuyển dụng nhân tài hải ngoại mà The Epoch Times đã nêu trong một phóng sự hồi tháng 7/2019.
Những khoản đầu tư đáng ngờ
Tối thiểu, các quỹ hưu trí phải cung cấp sự minh bạch xung quanh việc tiếp xúc với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong Báo cáo đầu tư thường niên của CalPERS niên khóa 2018-2019, quỹ hưu trí này đã không tổng hợp các khoản đầu tư theo quốc gia. Một cuộc tìm kiếm cho thấy CalPERS đã bổ nhiệm 240 vị trí nhân sự là người gốc Hoa, trong một danh sách bảo mật tính đến ngày 30/6/2019, tăng 40% so với 172 trường hợp trong năm trước. Các vị trí trải dài từ trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán trong nước và quốc tế, đến đầu tư tư nhân. Một số khoản đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ chế độ Trung Quốc.
Tính đến ngày 30/6/2019, CalPERS đã nắm giữ 5,7 triệu cổ phiếu tại Công ty xây dựng viễn thông Trung Quốc, một công ty kỹ thuật và xây dựng thuộc sở hữu nhà nước đã xây dựng các căn cứ hải quân và quân sự ở vùng Biển Đông có tranh chấp. CalPERS cũng sở hữu cổ phần của một số doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có liên quan đến sáng kiến ”Một vành đai Một con đường” gây tranh cãi của Trung Quốc, bị chỉ trích là cách để Trung Quốc lan rộng ảnh hưởng ra nước ngoài và tạo gánh nặng phát triển cho các quốc gia có nợ không bền vững.
Quỹ hưu trí nắm giữ 63,1 triệu cổ phiếu tại China Unicom, một công ty khai thác viễn thông nhà nước cung cấp mạng lưới điện thoại cố định và di động. China Unicom cung cấp dịch vụ internet cho chế độ cộng sản ở Bắc Triều Tiên. CalPERS, kể từ ngày 30/6/2019, cũng đã nắm giữ cổ phần của Hikvision, một công ty nhà nước chế tạo thiết bị giám sát được sử dụng trong các trại tập trung giam giữ các nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Hikvision đã được thêm vào danh sách đen của chính quyền Tổng thống Trump vào cuối năm ngoái, danh sách các công ty mà Hoa Kỳ cấm làm ăn với khi không có sự chấp thuận của chính phủ. Chưa xác định liệu quỹ vẫn tiếp tục đầu tư vào Hikvision hay không.
Câu hỏi về nghĩa vụ ủy thác
CalPERS đã đi đầu trong nhiều đổi mới của quỹ hưu trí, bao gồm phân bổ lớn cho các loại tài sản thay thế và cuộc chiến của nó để giảm phí và chi phí trả cho các nhà quản lý đầu tư.
Quỹ lương hưu trích dẫn “chương trình đầu tư bền vững” của họ, hỗ trợ cho ESG (đầu tư môi trường, xã hội và quản trị) để đối phó với biến đổi khí hậu. CalPERS dành một trang web cho đầu tư bền vững. Chính sách đầu tư của nó nói rằng các khoản đầu tư “nên tránh vi phạm nhân quyền”, trong khi thật khó để nói như vậy với các hoạt động đầu tư rộng rãi của CalPERS tại Trung Quốc.
Đây là một sự thật không hay ho gì đối với tất cả các nhà quản lý tài sản. CalPERS đã bảo vệ các khoản đầu tư tại Trung Quốc của mình bằng cách đề cập đến “nghĩa vụ ủy thác pháp lý cung cấp an ninh hưu trí” cho những người hưu trí ở California. Nói cách khác, đó là: chúng tôi không quan tâm đến ESG nếu chúng tôi nghĩ rằng đó là một khoản đầu tư tốt.
Người nghỉ hưu cần biết rằng kho bạc hưu trí của họ có thể gặp rủi ro. Mọi công ty lớn của Trung Quốc, đặc biệt là những công ty liên quan đến các lĩnh vực chính sách của Bắc Kinh, như quân đội, an ninh và mạng, đều phải tuân theo chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chương trình nghị sự của Đảng và những chính sách của nó đã ăn sâu vào quá trình kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp, quyền cổ đông và các tiêu chuẩn cần phải tuân thủ là rất lỏng lẻo ở Trung Quốc. Các công ty không tuân theo các tiêu chuẩn quản lý tài chính nghiêm ngặt như của các công ty Hoa Kỳ.
Ví dụ, tất cả các hồ sơ công ty bị giữ chặt ở Trung Quốc. Bạn muốn kiểm tra sổ sách của công ty, và các tài liệu kiểm toán của công ty? Quá khó khăn – đó là những thứ được coi là “bí mật nhà nước”. Còn việc tuân thủ kiểm soát nội bộ, chẳng hạn như tuân thủ Đạo luật Sarbanes-Oxley mà các công ty Hoa Kỳ phải tuân theo? Không, chúng cũng không được áp dụng ở đó.
Một ví dụ là Tập đoàn Lâm nghiệp Trung Quốc. CalPERS nắm giữ 5,3 triệu cổ phiếu của nhà sản xuất gỗ Trung Quốc nhưng bị buộc phải từ bỏ vị trí – mất một khoản lớn – sau khi công ty này bị phát hiện làm sai lệch số liệu tài sản và doanh thu, lừa gạt các nhà đầu tư của công ty niêm yết tại Hồng Kông. Công ty này hiện đã bị thanh lý.
Gian lận kế toán kiểu Enron và WorldCom là phổ biến hơn nhiều giữa các công ty Trung Quốc và gây rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư. Nếu các quỹ hưu trí đơn giản loại bỏ các rủi ro quản trị này, liệu họ có thể duy trì các nghĩa vụ ủy thác?
Việc bị gia tăng điều tra đã khiến CalPERS tạo ra một trang web vào ngày 19/2 để giải thích thêm về các khoản đầu tư mở rộng của Trung Quốc. Thật đáng ngạc nhiên, CalPERS – một trong những nhà đầu tư tổ chức tinh vi nhất – đã vượt qua kiểm soát của các nhà điều hành chỉ số chứng khoán.
CalPERS đã trích dẫn MSCI và FTSE Russell, hai trong số các nhà khai thác chỉ số quốc tế được theo dõi nhiều nhất, để tăng sự phân bổ đầu tư vào các công ty Trung Quốc trong các chỉ số của họ. Quỹ hưu trí lập luận rằng sự gia tăng đầu tư vào Trung Quốc là do theo dõi thụ động các chỉ số thị trường mới nổi được công bố bởi MSCI và FTSE Russell. “Đây không phải là một quyết định chủ động được đưa ra bởi chúng tôi,” các trang của CalPERS giải thích.
Nhưng sự phòng thủ đó là có vấn đề. Các nhà quản lý đầu tư theo dõi một chỉ số không cần bắt chước chỉ số 100%. Và điều đó cũng không phải là những gì CalPERS đã làm. Một phân tích của Yves Smith của blog tài chính ‘Chủ nghĩa tư bản trần trụi’ vào ngày 25/2, dựa trên hồ sơ riêng của CalPERS, cho thấy trái với tuyên bố của mình, quỹ hưu trí không chỉ thụ động chạy theo các chỉ số. Nó xây dựng danh mục đầu tư của riêng mình tách khỏi chỉ số.
Ngoài việc tái cân bằng chỉ số, việc tăng phân bổ vào Trung Quốc của CaIPERS trong nửa cuối năm 2019 cũng là một quyết định có ý thức của quỹ này.
Chương trình “Ngàn nhân tài” của Trung Quốc
Tiếp theo, là vấn đề về tư cách cá nhân của Giám đốc Quỹ đầu tư, ông Bân Mạnh. Trong một báo cáo hồi tháng 7/2019, The Epoch Times đã ghi lại cách mà Mạnh, người giám sát các khoản đầu tư của CalPERS, có mối quan hệ rộng rãi với ĐCSTQ.
Sau vài năm làm việc tại CalPERS, Mạnh đã được Bắc Kinh tuyển dụng vào năm 2015 với tư cách là phó giám đốc đầu tư CIO Cục quản lý ngoại hối (SAFE) trị giá 3 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc.
Mạnh được tuyển dụng theo chương trình săn đầu người của ĐCSTQ (chương trình TTP), nhằm mục đích tranh thủ tài năng khoa học, công nghệ và tài chính nổi tiếng – cả người nước ngoài và những người gốc Hoa – làm việc cho Trung Quốc. Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ gọi TTP là một trong những chương trình gián điệp phi truyền thống của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và chương trình này được công nhận rộng rãi là mối nguy hiểm đối với an ninh kinh tế và quốc gia của Hoa Kỳ.
Trong một bài viết năm 2017 trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, Mạnh được trích dẫn khi nói, “Trong cuộc sống của con người, nếu có cơ hội phục vụ quê hương, trách nhiệm và danh dự đó không thể so sánh với bất cứ điều gì.”
Đây không phải đơn giản là chuyện chuyển đổi công việc. Không thể trở thành một quan chức cấp cao tại SAFE chỉ đơn giản là vì biết đầu tư giỏi. SAFE nhạy cảm về chính trị đối với Trung Quốc hơn nhiều so với CalPERS đối với Hoa Kỳ. Là phó giám đốc CIO của SAFE, Mạnh là người nắm giữ thông tin nhạy cảm của ĐCSTQ và bị buộc tội quản lý các khoản đầu tư dự trữ ngoại tệ rộng lớn của Trung Quốc, một nghĩa vụ mà Bắc Kinh không dành cho bất kỳ ai trừ những người trung thành nhất. Nói cách khác, Mạnh là một thành phần quan trọng của bộ máy tài chính quốc gia của ĐCSTQ.
Sau ba năm hoạt động tại SAFE, CalPERS đã thuê Mạnh trở lại làm CIO vào năm 2018.
Quỹ hưu trí và Mạnh đã không trả lời các yêu cầu bình luận.
Trong một tuyên bố với giới truyền thông, Mạnh thừa nhận ông ta đã được tuyển dụng vào Trung Quốc thông qua TTP nhưng tuyên bố rằng mối quan hệ của ông ta với chương trình đã chấm dứt khi ông ta được tuyển dụng bởi quỹ hưu trí với vị trí CIO mới. Nhưng cho đến nay, những người bảo vệ Mạnh đã không dám dùng ý kiến này nữa.
Người sáng lập công ty quản lý vốn Oaktree, Howard Marks – một nhân vật huyền thoại ở Phố Wall – đã buộc tội Ngân hàng nhắm mục tiêu vào Mạnh là không công bằng, là “bắt bẻ một nhân vật trên cơ sở nguồn gốc quốc gia của họ”. Còn giám đốc điều hành của Tập đoàn Blackstone, Stephen Schwarzman, một cố vấn của Tổng thống Trump, đã gọi Mạnh là “một nhà đầu tư tài năng.”
Marks nói đúng phần nào, Mạnh có thể là một nhà đầu tư có năng lực và tài năng. Nhưng không ai trong số họ bận tâm đến mối lo ngại về việc để một cựu quản lý thân tín của ĐCSTQ điều hành quỹ hưu trí công cộng lớn nhất của Mỹ.
Theo Fan Yu, Epoch Times ngày 15/1/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
Hương Thảo dịch và biên tập
No comments:
Post a Comment