Monday, March 31, 2008



CONG DONG TIBET&VIET NAM BIEU TINH TRUOC TRU SO THE VAN QUOC GIA PHAP (COSF) TAI PARIS 31.03.2008
Phỏng Vấn Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh
VOA, 25/12/2007

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, một người từng được biết đến dưới danh hiệu là Bomb Lady, sau biến cố 11/09/2001, khi Hoa Kỳ bị tấn công. Bà đã dẫn đầu toán khoa học gia và chuyên viên Bộ quốc phòng Hoa Kỳ để chỉ trong 67 ngày, chế tạo được loại bom áp nhiệt có khả năng công phá vào các hang động, hầm hố để quân đội Mỹ sử dụng trên chiến trường Afghanistan, giúp tiết kiệm xương máu cho rất nhiều chiến binh Hoa Kỳ trong công tác truy lùng quân khủng bố trong vùng núi non hiểm trở đầy hang động.

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh

Ngoài ra, bà còn là người đứng đầu một công trình khác sắp sửa được quân đội Mỹ đem sử dụng ngay trên chiến trường, đó là phòng thí nghiệm lưu động, để xác định ngay tại chỗ lý lịch các nghi can bị bắt. Mới đây, bà đã được tổ chức Partnership for Public Service trao tặng huy chương cao quí 'Phục Vụ Quốc Gia' (Service to America Medal). Lan Phương của ban Việt ngữ đài VOA đã tiếp xúc với khoa học gia Dương Nguyệt Ánh và ghi lại như sau :

Ngoài vũ khí sử dụng trên chiến trường, một trong những vấn đề ưu tư của các lực lượng Mỹ sau khi bắt những kẻ tình nghi khủng bố tại hiện trường là : nên trả tự do hay nên giam giữ ? Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh giải thích về hệ thống nhận diện quân khủng bố mà bà đang giúp triển khai và kiện toàn như sau.

Bà Ánh nói : " Đây là một dự án thiết kế những phòng giảo nghiệm cho chiến trường để mà giúp nhận diện quân khủng bố. Trước hết, Ánh phải nói ngay là những kỹ thuật như lấy dấu tay hoặc là mẫu DNA hay là các vết tích khác để điều tra tội phạm không phải là một chuyện mới. Như quí vị đã biết là những kỹ thuật này đã được cảnh sát sử dụng từ lâu nay rồi. Cái mới là làm sao để ứng dụng những kỹ thuật này cho chiến trường và vì vậy phải làm sao để thiết kế hóa lại vì nhiều lý do : thứ nhất là chiến trường thì mỗi ngày có hằng hà sa số những thứ mà mình có thể giảo nghiệm được để tìm tung tích quân khủng bố, thí dụ như mảnh bom, mảnh mìn trong những vụ đặt bom ở bên đường, gài bom trong xe hay những vũ khí tịch thu được và những thứ khác nữa mà mình có thể thu lượm được, bản đồ ở trong một chiếc xe hay căn nhà nào đó. Thành ra không phải chỉ có vài ba mẫu dấu tay hay DNA như là một vụ án mạng ở trong nước. Tiến trình phân tích phải thật nhanh vì số lượng quá nhiều mà chuyên viên thì rất là ít oi. Vì thế các loại máy móc, dụng cụ phải được thiết kế khác với một phòng giảo nghiệm của cảnh sát ở trong nước. Thêm nữa chiến trường Iraq là một chiến trường lưu động, thành ra tôi muốn là các phòng thí nghiệm cũng phải lưu động. Cái ý niệm của tôi là thực hiện những phòng giảo nghiệm như là những cái hộp. Khi cần thì gửi những cái hộp mà tôi gọi là lab in the box đến một địa điểm nào đó ở chiến trường. Mở hộp ra thì bên trong nó là cả một phòng giảo nghiệm sẵn sàng rồi, đầy đủ dụng cụ máy móc, ngay cả máy biến điện riêng và hệ thống truyền tin qua hệ thống vệ tinh. Như thế công binh của chúng ta không mất thì giờ xây cất xong rồi phải lắp máy, ráp bàn đóng ghế, bắt dây điện, bắt hệ thống truyền tin ... Vì thế phòng giảo nghiệm khi gửi đến chiến trường, mở hộp ra thì nó là cái phòng giảo nghiệm sẵn sàng để mình có thể hoạt động ngay, thay vì phải đợi cả 5, 6 tháng sau là ít. Đến khi xong sứ mạng thì chỉ việc xếp cái hộp lại và đem về lại Hoa Kỳ hay là đem đến một địa điểm khác hoặc là một chiến trường khác. Hơn nữa, mỗi một cái hộp là một loại giảo nghiệm khác nhau, hoặc là dấu tay, hoặc là DNA, hoặc là đầu đạn ... nếu mình cần loại giảo nghiệm nào thì mình gửi loại hộp đó đi, và những hộp này có thể nối kết với nhau giống như những đồ chơi Lego của trẻ em, thành ra có thể nối hộp này với hộp kia thành những phòng thí nghiệm lớn hơn nếu mà mình cần".

Khi được hỏi đây là sáng kiến của bà hay được chỉ thị của bộ quốc phòng để thực hiện, bà cho biết các kỹ thuật để nhận diện thì đã có từ lâu và đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên đem phòng giảo nghiệm đến tận chiến trường là sáng kiến do chính bà đề xuất. Bà cho biết khoảng thời gian kể từ lúc bà đề nghị với bộ cho đến khi được chấp nhận là 6 tháng, sau đó bà đã thành lập toán chuyên viên để cùng nhau thực hiện đề án. Hiện giờ thì phòng thí nghiệm lưu động này sắp được đưa ra sử dụng vào đầu năm 2008.

Toàn thể tiến trình mất một khoảng thời gian chừng một năm. Tuy nhiên, kích thước của phòng thí nghiệm lưu động này vẫn còn khá lớn, ít nhất là 20 feet, tức là từ 5 cho đến 6 mét. Sau đó, toán chuyên viên sẽ tìm cách thu nhỏ để chỉ còn kích thước như một túi đeo lưng.

Đây là kỹ thuật được áp dụng cho những nghi can mà dấu tích sinh học và những chi tiết liên hệ đến họ đã được đưa vào kho dữ kiện của hệ thống điện toán rồi, nhưng đối với những tên khủng bố mới được tuyển mộ, chưa có dữ kiện gì về họ được thu thập thì phòng thí nghiệm này giúp ích được những gì ?

Bà Ánh nói : "Nếu mà mình chưa có chứng tích gì như chị nói, giả sừ như người nào mới bắt đầu gia nhập vào tổ chức khủng bố chẳng hạn, thì chúng ta không có cách nào để biết cả. Hiện giờ ở bên Iraq, quân đội thường xuyên thu thập những mẫu sinh học của nhiều người vì bên Iraq họ thành lập những cái mấu để mà kiểm soát giao thông hay trước khi vào một vùng an ninh mà mình gọi là Green Zone thì tất cả những người đi qua cái trạm kiểm soát đó, chúng ta đều lấy mẫu sinh học của họ, tàng trữ vào trong data base đó. Lúc thì lúc đầu chỉ để tham khảo thôi, chứ mình chưa có biết là họ có làm gì đáng tình nghi hay không nhưng mà sau đó mình cứ tiếp tục thu thập những mẫu sinh học đó và mình có những softwares, những phương cách để so sánh dữ kiện rồi từ đó mình mới có thể để ý, chú ý đến một người nào đó hay một nhóm người đặc biệt nào đó và theo dõi họ".

Với một gia đình tương đối đông con, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà luôn luôn được sự chung sức của phu quân trong việc dạy dỗ con cái, chăm sóc gia đình và được chồng con thông cảm mỗi khi bà phải lao mình vào những dự án gấp rút hầu giúp cho binh sỹ Mỹ đang phải đương đầu với những hiểm nguy ngoài chiến trường. Tuy nhiên sau những tháng phải làm việc cật lực như vậy, bà thường có một thời gian dài để hồi sức và cùng với gia đình nghỉ ngơi để đền bù cho sự vắng mặt thường xuyên trong những lúc công việc dồn dập.

Với trọng trách nặng nề, Ở lứa tuổi 47, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh vẫn giữ được gương mặt tươi sáng và dáng dấp khỏe mạnh, trẻ trung. Làm thế nào bà có thể giữ được sức khỏe cá nhân về cả tinh thần lẫn thể chất ?

Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà là người không để ý đến sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, nhờ được đức lang quân luôn luôn chăm sóc cho sức khỏe của vợ con, để ý từng ly từng tý đến cách ăn uống sao cho hợp dinh dưỡng, rau trái và sữa thật nhiều, và cứ cách 2 ngày cả gia đình còn ăn chay một ngày.

Riêng về sức khỏe tinh thần, bà cho biết bà là người có khả năng cao trong cách đối phó với những áp lực của công việc và đời sống. Làm được như vậy bà phải có những bí quyết. Trước hết, đối với những chuyện bình thường, bà quyết định rất nhanh, và đã quyết định rồi thì không thắc mắc, ân hận nữa, kể như xong, để đỡ mất thời giờ, không tự dằn vặt mình một cách vô ích vì tự dằn vặt mình sẽ làm tổn hại rất nhiều cho khả năng chịu đựng áp lực. Còn đối với những chuyện không thể quyết định nhanh chóng được thì sao ?

Bà Ánh nói : "Có những chuyện mà mình không có thể nào suy nghĩ nhanh hay quyết định nhanh được ; như nghiên cứu về khoa học kỹ thuật chẳng hạn. Nhiều khi mình trông đợi thí nghiệm sẽ ra một đàng nhưng nó lại ra đàng khác. Mình còn phải suy nghĩ nhiều, còn phải tính lại hay mình hiểu lầm hoặc là mình tính equation nhầm chẳng hạn ... mình đặt phương trình không đúng hay là tại sao, hay là mình quên một dữ kiện nào về vật lý hay hóa học cho nên mình tính một đàng mà nó đi một nẻo chẳng hạn. Những cái chuyện đó dĩ nhiên là mình không giải quyết được thật nhanh hay suy nghĩ được thật nhanh. Nhưng mà tôi có thêm một bí quyết khác là không bao giờ tôi bỏ thì giờ hay để tâm trí suy nghĩ vào một vấn đề nào lâu quá vài tiếng đồng hồ. Sau đó thì tôi xếp nó lại qua một bên để tôi làm chuyện khác. Nhưng mà trước khi xếp nó lại hay trước khi đi ngủ chẳng hạn, thì tôi dặn tôi là mình còn chuyện đó ngày mai phải suy nghĩ tiếp, giống như là mình tự bảo tiềm thức của mình là 'thôi mình đi ngủ đây', nhưng tiềm thức của mình vẫn làm việc ; và phần nhiều như vậy thì đến sáng ngày hôm sau lúc leo lên xe đ làm thì tự nhiên mình nghĩ tới những chuyện cũ và phần nhiều là mình nghĩ ra được thêm những vấn đề mới mà tối hôm qua mình nghĩ mãi không ra".

Mới đây, tờ Newsweek có tường trình về buổi lễ trao tặng huân chương 'Phục Vụ Quốc Gia', ghi lại rằng bà đã đứng lên cảm tạ sự hào hiệp và lòng, nhân ái của nước Mỹ đã cho bà và gia đình bà đến tỵ nạn và gia đình bà đã nhận được rất nhiều giúp đỡ trong giai đoạn đầu ở xứ sở mới. Sau đó bà phát biểu rằng : 'Có một nhóm người đặc biệt mà tôi mang ơn mắc nợ rất nhiều. Đó là 58 000 người Mỹ mà tên tuổi của họ được khắc trên bức tường kỷ niệm chiến tranh Việt Nam và 260 000 quân nhân miền Nam Việt Nam đã hy sinh để những người như tôi có một cơ hội thứ nhì được sống trong tự do. Xin thượng đế ban phúc lành cho tất cả những ai sẵn sàng chết cho tự do, nhất là cho những ai sẵn sàng chết cho tự do của người khác. Xin cảm tạ quí vị'.

Tờ Newsweek viết tiếp : 'Và cám ơn bà Ánh Dương. Xin nhắc bà rằng món nợ đã trả xong, kể cả vốn lẫn lời !'
Vĩnh Noãn

LTS: Vì sao hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975? Vì sao cả triệu dân Miền Bắc đã bỏ chạy vào Miền Nam năm 1954?

Nhân mùa tưởng niệm tháng tư đen, VB trân trọng đăng tải bài viết của ông Vĩnh Noãn, người đạo diễn cuốn phim "Chúng Tôi Muốn Sống," cuốn phim đầu tiên của VN trình bày về thảm họa cộng sản và ghi lại hình ảnh những người tìm tự do thời 1954. Đặc biệt, ông Vĩnh Noãn trong bài này lần đầu tiên tiết lộ các chi tiết đầy định mệnh khi quay phim nạy.

Bài viết như sạu :

Đầu năm 1954, tôi còn hoạt động trong ngành điện ảnh tại Paris cùng với nhóm Les Films de l'Oliviẹr. Nhân dịp có phái đoàn Việt Nam sang hội nghị với Pháp đang ngụ tại khách sạn Lutecia ở Paris, tôi đến thăm để có dịp gặp lại nhiều người quen như bác sĩ Phan Huy Quát, các ông Bùi Diễm, đại tá Lê văn Kim, Nguyễn Quang Nhạ và nhân viên phụ tá.

Công việc điều đình với chính phủ Pháp vẫn còn kéo dài nên bác sĩ Quát, lúc đó là tổng trưởng bộ Quốc Phòng, ngỏ ý muốn mời tôi về Việt Nam để giúp quân đội thực hiện vài cuốn phim dài chống Cộng. Đại tá Lê văn Kim cũng có nhiều liên hệ với nền điện ảnh Pháp nên đã giới thiệu thêm vài chuyên viên khác, như đạo diễn Jean Leduc và Jacques Lang, cùng theo tôi về Saigon để lo làm các loại phim tài liệu ngắn.

Về Việt Nam mới được vài tháng, chưa tổ chức xong việc quay phim và chưa tìm đủ các phương tiện cùng dụng cụ chuyên môn cần thiết, thì được tin quốc trưởng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng thay thế Hoàng thân Bửu Lộc. Bác sĩ Phan Huy Quát mời tôi lên văn phòng, cho hay là ông sẽ không còn làm tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ mới, nên hỏi xem ý tôi muốn làm gì trong tương lải. Tôi trình bày là hiện nay tôi đã bắt đầu thảo ra một chuyện phim để phổ biến cho dân chúng hiểu về chế độ Cộng Sản, nhưng tôi cần phải nghiên cứu thêm rất nhiều tài liệu và chi tiết.

Vì ông Quát không còn ở trong chính quyền nên mất đi cơ hội làm phim, tôi xin phép trở lại Pháp để tiếp tục hoạt động trong ngành điện ảnh tại đó.

Máy bay Air France chở tôi về đến Paris đêm 14 tháng 7 cùng năm, vào đúng ngày lễ Độc Lập lớn của Pháp và cũng là ngày sinh nhật của tội. Nhìn thấy thiên hạ ăn mừng và khiêu vũ ngay ở ngoài đường rất nhộn nhịp, tôi cũng cảm thấy vui lây, bớt bực mình vì công việc không thành tại quê nhà.

Tuy nhiên sau đó, ý nguyện thực hiện cuốn phim chống Cộng vẫn đeo đuổi tôi, vì từ lúc còn là sinh viên tại Hà Nội năm 1945, tôi đã nếm mùi tra tấn của Cộng sản lúc bị tụ.  Lý do là tôi đã cùng với nhóm anh em trong Đông Dương Học Xá, không chịu chấp nhận đổi tên của tổ chức Tổng Hội Sinh Viên thành Tổng Hội Sinh Viên Cứu Quốc, vì biết chữ "Cứu Quốc" chỉ là một danh từ trá hình của Cộng Sản.

Khi viết xong bản thảo cho câu chuyện phim, tôi trở lại Saigon vào đầu năm 1955 để tìm cách thực hiện ước vọng của mịnh. Tôi tìm đến ông Bùi Diễm và bác sĩ Phan Huy Quát, lúc đó không còn ở trong chính quyền nữa, nhưng họ là những phần tử quốc gia chống Cộng, lại đang được rảnh rang, nên tôi mong họ có thể hợp tác được.

Cuốn phim tôi muốn thực hiện khá vĩ đại đối với Việt Nam, và sự tốn kém sẽ lên quá cao so sánh với các phim trong nước, Vì vậy cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải:

- Lo có số tiền chi tiêu cho mọi việc, từ lúc chuẩn bị quay phim cho đến khi hoàn thành, chi phí về quảng cáo và ẩm thực cho đoàn quay phịm

- Tìm kiếm các dụng cụ máy móc về phần chuyên môn, như máy quay phim, máy thâu thanh, máy phát điện, đèn cỡ lớn, và xe cộ để chuyên chở vân vận

- Mướn chuyên viên, tuyển lựa các tài tử đóng phim, và hằng ngàn dân di cư phụ diển

- Vận động sự giúp đỡ của quân đội về việc sử dụng súng đạn, máy bay, xe thiết giáp, các loại xe quân sự, chất nổ dùng trong lúc thực hiện các trận đánh, và việc tổ chức an ninh cho đoàn quay phịm

- Muốn quay loại phim 35 ly cho dúng tiêu chuẩn quốc tế, tiền ngoại tệ cần phải có khá nhiệu Việc mua cùng in rửa phim và làm ráp nối sẽ rất tốn kém, vì tất cả đều phải làm tại ngoại quộc. Việt Nam lúc đó chưa có phim trường và các máy móc dùng cho loại phim cỡ lớn này.

Thực hiện một phim có tánh cách chống Cộng, trước tiên là đi vận động để được sự giúp đỡ của chính quyền và phòng điện ảnh Hoa Kỳ. Về phía Việt Nam thì không có sự khích lệ nào đáng kể, vì có lẽ chính phủ Ngô Đình Diệm đang có nhiều vấn đề quan trọng khác cần làm, nhất là họ còn phải đương đầu với các tổ chức đối lập trong nước vào thời gian đó.

Nhờ hồi trước lúc làm việc tại bộ Quốc Phòng, tôi có quen với ông Charlie Mertz, giám đốc phòng điện ảnh Hoa Kỳ. Lúc trình bày ý định thực hiện cuốn phim dài chống Cộng và mong được sự giúp đỡ, ông Mertz thích thú ngồi nghe tôi kể sơ lược chuyện phim và hứa sẽ sốt sắng tận tình làm mọi việc trong quyền hạn của mình, với điều kiện là cần có một bản chuyện phim loại phân cảnh bằng Anh ngữ (shooting script) để hiểu rõ nhu cầu nào ông có thể trợ giúp được.

Tôi cũng đem mấy vấn đề khó khăn cần giải quyết đã nói trên ra bàn với ông Mẹrtz. Ông ta có ý kiến là sau khi chuyện phim được chấp thuận, tôi cần phải cùng ông đi qua Phi Luật Tân để giải quyết về vấn đề chuyên viên và máy móc cùng phim trường. Theo ý ông, thì nên tìm thêm một hãng phim tại đấy để làm chung (co- production), nếu họ thích chuyện phim này và nhận thấy có ích lợi cho nước họ, vì trong thời kỳ ấy phong trào chống Cộng tại Phi cũng đang bành trượng. Được như vậy thì mọi chi phí, về dụng cụ và chuyên viên hay in rửa phim, đều do Phi Luật Tân đài thọ.

Tôi trở về bàn tính với ông Bùi Diễm là đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm rồi, vì nếu chuyện phim được chấp nhận thì phần Việt Nam chỉ phải lo cho tiền chi tiêu trong thời kỳ quay phim mà thôi, còn lại các vấn đề tốn kém quan trọng về ngoại tệ đều đã có các tổ chức khác chịu.

Chúng tôi thành lập hãng phim Tân Việt Điện Ảnh, trong đó có bốn người: ông Bùi Diễm, bác sĩ Phan Huy Quát, thương gia Nguyễn Hữu Đạo và tôi.  Ba người trên lo vấn đề tài chánh và tôi thì phụ trách phần thực hiện và viết chuyện phịm.

Lúc đó áp dụng theo hiệp ước ký kết tại Genève năm 1954, phong trào di dân chống Cộng từ Bắc vào Nam đang rầm rộ xúc tiến. Tôi chọn Đà Lạt vì có các trại di cư ở quanh vùng đó, và đến ngụ tại khách sạn Langbian để viết phần phân cảnh cho chuyện phịm.

Trong hai tháng, mỗi ngày tôi đều xuống các trại định cư, nghe họ kể lại cảnh tố khổ hay các việc kinh hoàng dã man đã xẩy ra dưới chế độ Cộng sản. Ghi chép các tài liệu đó cho đến chiều tối trở về, tôi lại bổ túc thêm cho chuyện phim thành hấp dẫn hơn, nhưng phải loại bỏ những cảnh quá tàn nhẫn không thể đem lên màn bạc được.

Chuyện phim và phần phân cảnh được hoàn thành xong, tôi liền trở về Saigon để cấp tốc dịch ra tiếng Anh cùng với các anh em Việt Nam làm tại phòng điện ảnh Hoa Kỳ.

Ông Charlie Mertz muốn góp ý kiến là vào cảnh cuối cùng, lúc đại úy Vinh vượt biên và được tàu chiến của hải quân cứu ở ngoài biển, ông đề nghị chiếc tàu đó treo cờ Mỹ! Tôi đã từ chối và nói rằng làm vậy thì như quảng cáo bán "Coca Cola", sẽ mất giá trị của cuốn phim đối với dân chúng. May thay ông ta không cứng đầu, và đã đồng ý mời tôi cùng đi qua Phi Luật Tân để vận động giải quyết về phần kỹ thuật.

- Ở Manila hơn một tuần lễ, các hãng phim của Phi biết được tin đăng trên báo nên đã liên lạc và đón tiếp tôi rất nồng hậu trong các buổi tiếp tân của họ, cũng như buổi tiệc do đại sứ Cao Thái Bảo tổ chức tại sứ quán Việt Nam, hay hôm gặp gỡ báo chí và các minh tinh điện ảnh Phi do phòng thông tin Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân tổ chức.

Chuyến đi Manila rất thành công, một hãng phim Phi do ông Manuel Conde làm giám đốc nhận lời làm chung (co-production) với Việt Nạm. Chuyên viên và máy móc quay phim do họ đóng góp, còn phần mua và in rửa phim thì được sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Khi cuốn phim thực hiện xong họ được có toàn quyền trên thị trường Phi, còn lại tất cả trên thế giới là của Việt Nạm. Phía Phi Luật Tân họ lấy tên cuốn phim là "Fire and Shadow", vì chuyện được sửa đổi để theo đúng tinh thần dân tộc Phi, thiên nhiều về đạo Ki Tô, và sẽ do ông Conde làm đạo diện

Phía Việt Nam thì chọn tên Chúng Tôi Muốn Sống và do tôi phụ trách. Tiện đây, tôi xin trình bày thêm là sau cuộc trưng cầu ý kiến của trên mấy trăm người, phần đông là dân chúng ở tại Saigon đã lựa tên Chúng Tôi Muốn Sống trong số sáu tên phim được đưa ra, như "Gió và Lửa", "Tình và Máu", "Sóng Đỏ trên đất lành", "Giông tố" vân vân.

Trở về Saigon, vấn đề cuối cùng là cần phải có sự trợ giúp của quân đội Việt Nạm. Ông Bùi Diễm lúc đó làm giám đốc sản xuất cho Tân Việt Điện Ảnh, có quen nhiều với đại tá Edward Lansdale, đang làm cố vấn tối cao cho tổng thống Ngô Đình Diệm, nên ông vận động nhờ ẸL nói giúp, vì chính phủ tỏ vẻ thờ ơ với việc thực hiện phim nạy. Có lẽ vì ông Diễm và bác sĩ Quát là Đại Việt, không cùng "phe ta", mà lại muốn làm điện ảnh chống Cộng để lấy ảnh hưởng trong dân chúng, nên chính phủ Diệm e ngại chẳng.

Tuy vậy sau đó, thiếu tướng Trần Văn Đôn, khi ấy làm tham mưu trưởng quân đội, cho tôi hay là đã chỉ định thiếu tá Nguyễn văn Cư cùng một số sĩ quan đi theo cộng tác với đoàn quay phịm. Mọi nhu cầu cần đến sự yểm trợ của quân đội, thì thiếu tá Cư sẽ liên lạc trực tiếp với bộ Quốc Phòng.

Như vậy, xem như đã giải quyết xong các vấn đề trong giai đoạn vận động và chuẩn bị, bây giờ thì đến lúc phải lo về phần thực hiện cuốn phịm.

Phái đoàn Phi Luật Tân gồm có các tài tử và chuyên viên, tất cả chừng hai mươi ngượ`i. Họ quyết định sẽ đến Saigon trong hai tuần lễ sau, và đem theo các dụng cụ máy móc: camera quay phim là loại Mitchell 35 ly thường dùng trong các phim trường quốc tế, hoàn toàn yên lặng lúc máy chạy, rất cần vì phải lấy âm thanh tại chỗ (direct sound recording). Phần thâu thanh thì dùng máy Ampex với băng cỡ 16 ly chạy cùng tốc độ với camera để tiện cho việc ráp nối sau này. Hồi đó việc thâu lời đối thoại cho ăn khớp (Sỵnc) cùng đúng với lúc tài tử nói thật rất khó làm, chứ không dễ dàng như quay loại video-camera hiện nạy.

Thâu thanh tại chỗ thì cần phải có máy phát điện lớn chạy thật êm, phía Phi Luật Tân không thể đem qua được vì quá nặng nề, nên bên phần Việt Nam phải tự lo liệu lấy.

Quân đội ta có nhiều máy phát điện nhưng động cơ lại rất ộ`n. Tôi phải giải quyết vấn đề ấy, bằng cách cho hàn thêm mấy ống bô xe hơi liên tiếp sau ống khói của máy phát điện, và khi sửa xong, máy chạy nghe thật rất ệm.

Phía Việt Nam cần phải gấp rút tuyển lựa tài tử cho kịp lúc quay phịm. Đặc biệt là thời đó chưa có tài tử chuyên nghiệp, nên tất cả diễn viên đều đóng phim lần đầu tiên trong đời họ. Người Việt Nam ta rất có khiếu về vấn đề này, ngay như đạo diễn lừng danh trên thế giới là ông Joseph L. Mankiewicz, lúc đến Saigon quay phim The Quiet American (Người Mỹ Trầm Lặng) vào đầu năm 1957, mà tôi làm người cộng tác sản xuất cho ông ta ăssociate-producer), cũng công nhận việc diễn xuất rất tự nhiên của các vai phụ tại đây, nhất là không bao giờ ai liếc trộm vào ống kính quay phim, khi họ đã được báo trước là không nên làm việc đó.

Vai chánh nam, đại úy Vinh do Lê Quỳnh đóng, phần hai vai chánh nữ thì lúc diễn xuất thử, Mai Trâm thích hợp với vai Lan vì nét mặt hiền hậu, và vai nữ cán bộ đanh đá, lại hợp cho Thu Trang hợn.

Còn lại các vai phụ như

- Công tố ủy viên: Nguyễn Long Cương

- Đội trưởng đoàn đấu tố Cộng sản: Nguyễn Đức Tạo

- Ủy viên chính trị: Lê Giạng

- Công an: Trần văn Nhơn, và nhiều vai khác mà tôi không còn nhớ tện

Phần chuyên môn về Quay phim: Emanuel Rojạs

- Âm thanh: Flaviano Vilareạl

- Âm nhạc hòa tấu theo nhạc phẩm của Phạm Duy do Restie Umali điều khiện

Địa điểm được chọn để quay phim là Long Hải và Nha Trang, vì cả hai nơi đều có cảnh giống như trong chuyện phim, và lại là vùng có nhiều trại di cư người Bắc, nên rất tiện cho việc nhờ họ làm phụ diện. Đoàn quay phim gồm có gần 100 người, trong đó, các anh em trong quân đội lo về an ninh đã chiếm mất một phần tư, còn lại là tài tử, chuyên viên, nhân viên giúp việc của Việt và Phi và một số người khá đông trách nhiệm về ẩm thực. Phải dùng đến 10 chiếc xe vận tải lớn của quân đội, mới chuyên chở hết được mọi người và dụng cụ của phim đoàn.

Thời gian quay phim mất gần ba tháng. Mọi người đều hăng say làm việc, không quản ngại đến những trận mưa rào như tát nước vào mặt, hay trời nắng chang chang thêm với sức nóng của các ngọn gió từ bên Lào thổi đến như nung đốt rừng núi, làm cho nhiều diễn viên đã phải núp cạnh các xe vận tải để có chút ít bóng mát. Chỉ có lúc tắm biển vào buổi chiều khi mặt trời lặn, là lúc xả hơi vui vẻ cho mọi người sau một ngày công lao cực nhọc.

Mỗi ngày ai cũng đều phải thức dậy từ lúc mờ sáng để chuẩn bị những việc cần thiết phải làm của mình. Nhóm này thì lo máy móc dụng cụ quay phim, kẻ kia lo nấu nướng đồ ăn cùng nước uống cho mọi ngượi. Diễn viên thì lo phần áo quần cùng hóa trang, nhất là phải học thuộc lòng các câu đối thoại. Đạo diễn và giám đốc thu hình chăm chú cùng nhau bàn tán, về các góc cạnh hay các đoạn phải quay phim trong hôm đó. Kỹ sư âm thanh thì chọn chỗ để máy điện, cần phải đặt máy ấy nằm nơi ngược chiều gió tránh khỏi bị ồn lúc thâu tiếng nói. Mỗi người mỗi việc, sáng nào cũng thật là bận rộn và nhộn nhịp lo cho công tác của mình.

Có rất nhiều chuyện vui, buồn, hồi hộp, lo lắng hay tang tóc đã xẩy ra trong lúc quay phim này. Tôi xin kể lại vài câu chuyện bên lề ở hậu trường mà dân chúng chưa được nghe đến, dĩ nhiên là nên khởi đầu với chuyện vui:

- Trong lúc quay trận đánh phục kích đoàn xe Pháp gần đèo Mo Lang ở phía đông Nha Trang, chúng tôi chỉ tìm có được một kiều dân Pháp còn ở tại vùng đó, nên nhờ anh ta đóng vai người lính Pháp lái chiếc chiến xa dẫn đầu đoàn xẹ. Việc anh ấy phải làm là lúc nghe tiếng mìn nổ thì thò đầu ra khỏi xe và la lớn: "Les Viet-Minh attaquent!" (Việt Minh tấn công!) Rồi sau đó, anh ta phải gục đầu xuống làm như bị trúng đạn, nên ói máu mồm rạ. Đến lúc quay thật, mọi chuyện xẩy ra như đã được dự định, nhưng lúc anh lính Pháp gục đầu xuống chết, thì mồm lại không có tí máu nào chảy rạ. Khi hỏi lý do vì sao thì anh ta nhe răng cười, nói là lúc ngậm chocolat trong miệng giả làm máu, vì ngon quá, nên anh đã nuốt hết mất không còn giọt nào. Trận đánh thực hiện thật quá tốn kém, không thể nào quay lại được vì thiếu một chi tiết nhỏ đó, nên đành phải chịu.

- Buồn là người phụ tá của anh chuyên viên xảo thuật Totoy Torrenta, lúc pha thuốc súng cho trận đánh tại Nha Trang, đã bị cháy phỏng nặng vì làm xẹt lửa trên sân đá tuy dùng cái chày bằng gổ để trộn các chất nộ. Anh ấy đã được chở cấp tốc về Manila để điều trị.

- Hồi hộp trong khi thực hiện trận phục kích, là lúc đem cả đoàn xe thiết giáp lên vùng rừng núi của đèo Mo Lang (dường mòn Hồ Chí Minh). Con đường nhỏ quanh co ở trên đèo ấy, có một cái cầu sắt với tấm bảng đề là sức lượng của cầu chỉ chịu nổi tối đa là 15 tấn. Chiếc chiến xa dẫn đầu của đoàn quay phim thì nặng đến 25 tấn! Nếu lái qua mà cầu sập thì cả đoàn quay phim sẽ bị kẹt lại trên núi này, nhất là lúc đêm xuống thì rất nguy hiểm vì đây là vùng có Việt Cộng. Quyết định cuối cùng là vẫn phải liều cho lái xe qua cầu. Tim tôi đập mạnh như muốn nhảy ra ngoài lồng ngực khi nhìn chiếc xe tank to lớn, xích sắt kêu ken két, chậm chạp bò từ từ qua chiếc cầu nhỏ bé ấy.

- Hồi hộp thêm là lúc chuẩn bị quay cảnh phi cơ Pháp bay là xuống bắn đoàn dân di cự. Tôi đánh điện về Saigon xin gởi ra Nha Trang hai chiếc phi cơ quân sự loại thường dùng để bắn phá hay ném bọm. Lúc phi cơ đến phi trường, tôi lên xem ở phía trong thì sợ hết hồn, vì họ chất đầy bom thật loại 100 kí! Tôi yêu cầu cho cất tất cả bom ấy vào kho ngay vì nguy hiểm cho việc quay phịm. Anh phi công nhờ tôi phải chỉ rõ những việc cần phải làm, nhất là định bay thấp xuống chỗ nào và xa mặt đất bao nhiêu thưởc. Tôi ngồi cạnh người phi công để bay thử đến địa điểm quay phịm. Tôi chưa bao giờ đi loại phi cơ quân sự nhào lộn kiểu này, nên bị choáng váng buồn nôn nói không ra lời! Thế mà đến lúc quay thật thì anh phi công tuổi trẻ tài cao này, lại biểu diễn phi cơ bay xuống quá thấp gần mặt đất cho thêm phần hào hứng, đến nỗi chiếc dù to che ánh mặt trời của máy quay phim, bị gió của động cơ máy bay cuốn đi mất!

- Hồi hộp hơn nữa là lúc người yêu của tôi là nữ tài tử Mai Trâm, diễn xuất cảnh nữ cán bộ Lan cướp súng để bắn mấy người cộng sản. Cây súng đó là loại súng máy thời Pháp loặi FM), nặng 30 kí và sức đạn giật lại vào tay rất mạnh. Với thân hình nhỏ bé, lại phải ôm cây súng quá nặng để chạy ra bãi cỏ bắn máy bay Pháp, rồi quay ngược lại bắn mấy người cán bộ, nên lúc quay xong màn đó, tay Mai Trâm đã phải băng bó mất mấy ngày vì ngón tay bóp cò súng bị rách toé máu ra!

- Lo lắng và sợ nhất là trong khi quay trận đánh phục kích ở trên đẹo.  Số chất nổ và đạn dược sử dụng hơn mười ngàn kí, số đạn xảo thuật thì rất ít vì quá tốn kém để chế tạo, còn lại đều là dùng đạn thật. Nếu có sự rủi ro nào xẩy ra, thì trách nhiệm sẽ quá nặng nề cho phim đoạ`n.

Ngay như lúc quay màn tiêu hủy quân cụ địch quân, phi đạn súng không giật băzooka) cũng là loại thật, nên chiếc xe bị bắn trúng đã nổ tung lên tan nát!

- Một việc tang tóc không ngờ đã xẩy ra trong lúc chúng tôi đang quay phim tại Long Hải. Đoàn quay phim lúc đó đang chuẩn bị nghỉ ăn cơm trưa, thì được tin là chiếc xe ẩm thực, lúc tài xế lái qua vùng núi đá, đã bị lật rơi xuống gần bãi cát và kết quả là có vài người bị thương cùng một người bị xe đè chết. Tôi vội vã phóng xe đến chỗ xẩy ra tai nạn, thì mới thấy người bị xe đè chết chính là anh bạn thân của tôi tên là Lê văn Phấn, hoạt động trong ngành điện ảnh, mới từ Paris trở về. Anh ta được tin tôi đang làm phim nên đến Long Hải, xin cùng đi nhờ xe ẩm thực, để ra thặm. Thật là một sự bất hạnh đau đớn mà bao năm qua, hình ảnh người bạn trẻ đẹp trai quý mến này, vẫn còn ghi nhớ mãi trong ký ức tội.

Quay hết xong cuốn phim và gửi qua Manila để in và rửa thì lại gặp một vấn đề khác là việc nối ráp phim: không một ai ở phim trường Phi Luật Tân hiểu tiếng Việt và phần phim về âm thanh họ đã in ra, để lộn xộn không biết đâu mà ráp nối với phần có hình ạnh. Thông thường thì phần ráp nối sơ bộ được làm xong thì đạo diễn mới xem lại và sửa đổi cho đúng ý mịnh. Trong tình thế này, tôi lại phải bay qua Manila để lo cho toàn diện phần ráp nối cùng âm thạnh. Chuyến qua Phi Luật Tân này có thêm nhà văn Nguyễn Tú cùng đi để giúp về phần đối thoại của phịm. Như thế lại mất thêm gần hai tháng nữa thì cuốn phim mới được hoàn thành để đem ra chiếu ở các rạp.

Ngày đầu tiên, phim Chúng Tôi Muốn Sống ra mắt ở Saigon tại rạp Đại Nạm. Dân chúng kéo nhau đi xem đông quá nên thiếu chỗ ngội. Lúc chiếu đến cảnh tố khổ, bỗng nhiên rất nhiều người trong rạp bị quá xúc động, cùng nhau đứng dậy, hô to lên nhiều lần "Đả đảo! Đả đảo Cộng Sản!" Thật là một sự bất ngờ thú vị, và tinh thần chống Cộng đó vẫn còn được kéo dài cho đến ngày hôm nạy. Trên phương diện chính trị và lịch sử, mục đích của cuốn phim này là để nói lên cho dân chúng hiểu, lý thuyết mà đảng Cộng Sản đã đem ra áp dụng một cách cuồng tín tại Việt Nam, thật quá tàn bạo và độc ác đối với con dân trong nước vì đã sát hại bao nhiêu đồng bào vô tội.

Chuyện phim phơi bày giai đoạn đẫm máu của chính sách cải cách điền địa và giai cấp đấu tranh, đã chứng minh là không thành phần nào trong xã hội Việt Nam có thể sống nổi với chính sách này. Từ giai cấp trí thức, quân nhân tham gia kháng chiến nhưng liên hệ với thành phần địa chủ, cho đến các cán bộ có tinh thần quốc gia nhưng không mù quáng theo chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế, và ngay cả đến giai cấp bần cố nông đã được họ giải phóng, tất cả mọi người, đều bị lợi dụng kiểu vắt chanh bỏ vỏ, bị khủng bố hay thủ tiêu, nếu không triệt để chỉ trung thành phụng sự cho Đảng mà thội. Chính sách cải cách điền địa bắt đầu ở ngoài Bắc từ năm 1953 cho đến 1957, họ đã giết hại mấy trăm ngàn nhân mạng một cách oan uổng và vô ích.

Vì vậy nên sau đấy, chính ông Hồ Chí Minh cũng đã công nhận sự sai lầm tai hại ấy, nên ra lệnh bãi bỏ chính sách đấu tố địa chủ và cách chức tổng bí thư Trường Chinh, người chỉ huy phong trào đó. Phim Chúng Tôi Muốn Sống ra đời vào năm 1956, có thể một phần nào đã ảnh hưởng đến quyết định này.

Theo sự tìm hiểu của tôi sau này, thì việc chấm dứt phong trào cải cách điền địa, chỉ vì đảng Cộng Sản đã nhận thấy họ đang thi hành một chiến lược sai lầm vì nước ta không có giai cấp thợ thuyền vô sản như ở bên Ngạ. Họ áp dụng lý thuyết giai cấp đấu tranh một cách đần độn và quá khích tại Việt Nam, một nước sống nhờ nông nghiệp, mà lại đem ra đấu tố giai cấp địa chủ và phú nông, để gây ra sự căm thù và oán hận trong giới nông dân, thì họ làm sao còn có điểm tựa ở chốn thôn quê cho sự tồn tại của quân du kịch. Vào cuối năm 1954, cả triệu người rời bỏ miền Bắc vào Nam chống Cộng Sản đã chứng minh việc đó .

Nói tóm lại, phim Chúng Tôi Muốn Sống đã đi vào lịch sử của điện ảnh Việt Nạm Tuy không thành công lắm trên phương diện tài chánh vì thị trường Việt Nam quá nhỏ hẹp, mặc dù phần đông người Việt thời đó đều muavé đi xem phim nậ`y. Hơn nữa, lại là loại phim có tánh cách tuyên truyền nên không chiếu thương mại ở ngoại quốc được, nhưng về mục đích chống Cộng thì lại thành đạt vẻ vang khắp nở.

Cuốn phim đó đã được giải thưởng Chính Trị của đại hội Điện Ảnh Đông Nam Á tại Seoul Đại Hàn năm 1967, và lại là cuốn phim được chọn để trình chiếu trong đại hội Chống Cộng Thế Giới ở Dallas Texas cho các phái đoàn của một trăm nước đến xem vào ngày 12-11-1985, dưới sự chủ tọa của trung tướng chủ tịch John K. Singlaụb.

Sau đó, phim ấy còn được chiếu tại Tòa Bạch Ốc thời tổng thống Reagan, cho các nhóm sinh viên học ngành chính trị, do ông Rudy Beserra, giám đốc phòng Liên Lạc Dân Sự tổ chức .

Đây là một cuốn phim độc nhất được sản xuất từ thời đó cho đến bây giờ, đã giúp cho nhiều người hiểu rõ thêm về một chế độ bạo tàn mà cho đến nay, bao người bỏ nước ra đi tìm tự do, vẫn còn thấy thấm thía và đau lòng.

Chúng ta nên nhìn Cộng Sản như đám mây đen bay qua, và Tự Do thì như ánh mặt trời cần thiết cho muôn loại. Thế hệ trẻ của Việt Nam ở trong và ngoài nước, mới lớn lên trong vài thập niên qua, phần lớn đều không hiểu Cộng Sản là gì, nhưng đâu có kẻ nào muốn sống dưới đám mây đen tối, vì ai cũng thích thoải mái vẫy vùng tự do dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời.

Mây đen bay qua rồi trời lại sáng, đó là định luật tự nhiên của tạo hóa.


Nghị Quyết 36 và Người Việt Tị Nạn Cộng Sản
--------------------------------------------------------------------------------


Trần văn Thìn - Việt Báo

Trước sự lớn mạnh về tinh thần lẫn vật chất và tiềm năng chính trị của các cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản trên thế giới, đảng CSVN muốn dùng tiền bạc, chất xám, ảnh hưởng chính trị tại quốc gia sở tại của các cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản này làm lợi cho chúng thay vì trở thành nguồn thách thức quyền lực của chế độ CSVN. Do vậy đảng CSVN đã và đang ra sức đánh phá các cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản để gom các cộng đồng này vào tay chúng. Việc này thể hiện rõ qua Nghị Quyết 36 của đảng CSVN ban hành năm 2004 nhắm vào các cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản. Đảng CSVN đã và đang chỉ thị đảng viên và các nhóm Việt gian tay sai tại hải ngoại phải triệt để thi hành nghị quyết 36 trong năm 2008 này.

Nội dung nghị quyết 36 nhắm vào các mục tiêu:

1) Thanh Thiếu Niên: Đưa sách vở, truyền thông tuyên truyền của đảng CSVN ra hải ngoại để dạy dỗ các trẻ em và giới trẻ VN Tị Nạn. Ru ngủ giới trẻ rằng các thế hệ người lớn chống cộng quá khích, là bám vào quá khứ, là đảng CSVN đang thay đổi tốt rồi vậy hãy hợp tác với đảng CSVN để phát triển đất nước. Khi VN phát triển tốt, kinh tế mạnh thì tự do dân chủ sẽ có.

2) Truyền Thông: Kiểm soát hoàn toàn tư tưởng của người Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản bằng cách nắm tối đa hệ thống truyền thông của Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản. Qua các cơ sở này, VC và tay sai tuyên truyền làm lợi cho đảng CSVN, đồng thời dùng các cơ sở truyền thông này đánh phá những tổ chức hay các cá nhân chân chính đang tranh đấu chống lại chế độ CSVN.

3) Tổ Chức Cộng Đồng: Phá nát các cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản ra từng mảnh để người Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản không trở thành một khối thống nhất vững mạnh có thể thách thức quyền lực của đảng CSVN.

4) Chính Trị: Mua chuộc các chính trị gia bản xứ cũng như đưa người chen chân vào hệ thống chính trị tại địa phương nơi có người Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản cư ngụ để tạo thế lực chính trị trong chính trường nhằm kiếm sự yểm trợ của giới chính trị gia này cho đảng CSVN. Từ từ, VC và tay sai sẽ dùng các chính trị gia này để vô hiệu hóa các cuộc tranh đấu của các tổ chức, hội đoàn chống cộng tại địa phương này.

5) Tình báo: Dùng người Việt Tị Nạn để thành những gián điệp chính trị, kinh tế, kỹ thuật, quân sự, ngoại giao cho VC tại nước sở tại.

Nghị Quyết 36 Đang Được Thực Hiện Ra Sao?

1) Hiện nay VC đang từ từ đưa sách vở của họ vào các trường Việt Ngữ do các tổ chức tư nhân cũng như tôn giáo điều hành. Chúng cũng đang làm giới trẻ thờ ơ với công cuộc tranh đấu cho Tự do, Dân chủ tại VN hay biến giới trẻ thành kẻ đối đầu với cha anh trong công cuộc chống cộng.

2) VC đang tung ra cả hàng trăm triệu đô la để mua chuộc các cơ sở truyền thông, vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy thỉnh thoảng lại có cơ sở truyền thông nào đó tại hải ngoại nói hay đăng những bài có lợi cho VC.

3) Những ý tưởng hòa hợp hòa giải, đối thoại với VC đang được làm sống lại qua những tay sai Việt gian của chúng. Bọn này ngang nhiên tổ chức hay tham dự các buổi tiệc do các nhân viên tòa đại sứ hay lãnh sự quán VC khoản đãi. Đôi khi chúng còn công khai tham dự tiệc tiếp đón các viên chức cao cấp của VC như Chủ tịch, Thủ tướng sang thăm các quốc gia sở tại.

4) Ở đâu có sẵn một cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản thì ở đó đã và đang đẻ ra một tổ chức cộng đồng khác. Nhiều tổ chức tranh đấu chính trị có sẵn đã bị chẻ làm đôi, làm ba. Khi các cộng đồng hay tổ chức này bị chúng đánh cho yếu đi hay tan vỡ thì chúng dùng tiền, đàn em để tiếm danh tổ chức hay cộng đồng này.

San Jose Và Nghị Quyết 36

Chúng ta thấy VC và tay sai Việt gian đang ra sức tung những đòn hiểm độc nhắm vào cộng đồng VN Tị Nạn CS tại San Jose để thực thi nghị quyết 36. Những mục tiêu trong nghị quyết 36 của VC đang được thể hiện rõ nét nhất tại San Jose qua biến cố chính trị liên quan tới danh xưng Little Saigon hơn 3 tháng qua. Trong vụ này, tiếng nói của đa số Người Việt Tị Nạn CS muốn có danh xưng Little Saigon không được chính quyền địa phương lắng nghe.

Tại sao Việt Cộng và tay sai chọn San Jose làm trung tâm điểm để thi hành nghị quyết 36 ?

San Jose được mệnh danh là Thủ Đô Chính Trị của Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản, trong khi Nam Cali được mệnh danh là Thủ Đô Văn Hóa của Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản. San Jose gần ngay San Francisco, thành phố rất thiên tả, nơi đặt trụ sở của tòa Lãnh Sự VC. San Jose là thí điểm và là mục tiêu đầu tiên bằng mọi giá VC và tay sai phải thực thi thành công nghị quyết 36. Một khi VC thành công tại San Jose, chúng sẽ lần lượt tấn công cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản tại Orange County, Houston và dần dần chúng sẽ lấn chiếm những cộng đồng khác. Chính vì vậy, cuộc tranh đấu cho chữ Little Saigon tại San Jose là việc rất quan trọng, không thể coi thường được. Nó cần được Người VN Tị Nạn CS tại San Jose và các vùng phụ cận cũng như các cộng đồng VN Tị Nạn CS khắp nơi cùng tham gia và yểm trợ tối đa.

Cách thức tấn công của VC và tay sai sẽ có thể xảy ra tại San Jose và các nơi khác trong tương lai như sau:

1) Mua chuộc một số người dân địa phương tại một vài khu vực dân cư hay khu thương mại treo cờ máu VC để khiêu khích cộng đồng VN. Nếu chúng ta tới khu vực đó biểu tình la hét thì sẽ làm ồn ào khu vực này khiến cư dân vùng này mất cảm tình với chính nghĩa chống cộng của chúng ta. Chúng có thể làm việc này tại nhiều khu vực trong địa phương để chúng ta mất thời giờ và nhân lực biểu tình, phản đối.

2) Tiếp tục đánh phá mạnh mẽ các tổ chức chống cộng chân chính bằng cách cho đẻ thêm nhiều tổ chức vớ vẩn để cạnh tranh với các tổ chức chân chính nhằm tạo phân hóa và làm hao tổn tiềm lực của người Việt Tị Nạn CS.

3) Tiếp tục dùng các phương tiện truyền thông do chúng đang nắm để bôi nhọ các cá nhân hay đoàn thể uy tín, gây phân hóa, tạo mâu thuẫn trong hàng ngũ Người Việt Quốc Gia Tị Nạn CS hầu làm nản lòng những người đang tranh đấu cho Tự do, Dân chủ, Độc lập của dân tộc. VC và tay sai biết rằng chúng không thể khống chế hay nắm hoàn toàn được cộng đồng
Người Việt Tị Nạn CS cho nên mục đích chính yếu của chúng là:

a) Phá nát cộng đồng khiến cho đa số thầm lặng của tập thể Người Việt Tị Nạn CS chán nản buông xuôi, nhất là giới trẻ đầy nhiệt huyết sẽ chán nản với công cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ cho dân tộc đang do thế hệ cha anh đi tiên phong.

b) Bôi nhọ những Người Việt Tị Nạn CS, có uy tín đang tranh đấu chống CS, làm họ chán nản bỏ cuộc, làm cho những Người Việt Tị Nạn CS có lòng với dân tộc nhưng nhút nhát sẽ càng có lý do quay lưng lại với công cuộc tranh đấu cho dân tộc.

c) Chứng minh với chính quyền và dân bản xứ rằng Người Việt Tị Nạn CS là đám ô hợp, chia rẽ, ham danh, không thực lực. Vì thế, khi bàn tới chuyện VN, người Mỹ hãy nói chuyện với những cá nhân, tổ chức do chúng dựng lên hay tiếm danh, thay vì nói chuyện với các đại diện chân chính của các tổ chức hay cộng đồng Người Việt Tị Nạn CS.

Cách thức đối phó của chúng ta:

1) Khi bị VC và tay sai khiêu khích, tấn công, chúng ta phải phản ứng quyết liệt và không nhượng bộ. Nhưng phải luôn luôn sáng suốt và bình tĩnh đối phó những đòn tấn công thâm hiểm này của VC và tay sai. Đừng hành động hấp tấp, thiếu thống nhất, thiếu kế hoạch kẻo sẽ mang nhiều thất bại lớn lao.

2) Để ý tới những bài vở của con cháu mình tại các trường Việt Ngữ. Quan tâm hướng dẫn giới trẻ trên con đường tranh đấu cho Tự do, Dân chủ tại VN.

3) Luôn đặt cá nhân mình dưới quyền lợi của tập thể. Luôn luôn biết tương nhượng và lắng nghe ý kiến của nhau. Phải biết tôn trọng ý kiến của tập thể. Khi ý kiến của tập thể khác với ý kiến của cá nhân mình, đừng vì tự ái cá nhân hay nghe những lời xúi bậy để chống phá ý kiến tập thể, từ đó làm cho tổ chức bị đổ vỡ, tạo ra sự chia rẽ nội bộ rồi chia rẽ cộng đồng.

4) Khi anh em, đoàn thể hay cộng đồng bạn bị bôi nhọ hoặc bị tấn công, chúng ta phải can đảm mạnh dạn đứng lên bảo vệ tới cùng. Binh bạn hôm nay chính là bảo vệ cho chính mình, tổ chức của mình và cộng đồng mình ngày mai.

5) Tạo những sự liên hệ mật thiết với giới chính trị địa phương rồi Tiểu bang, Liên bang và các cộng đồng bạn. Hãy cho họ thấy tình trạng thiếu tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN, qua đó, họ sẽ thông cảm tại sao chúng ta chống cộng quyết liệt như vậy. Nói cho các giới chức địa phương biết những kế sách và nhân sự đang hoạt động cho VC để phá nát cộng đồng, từ đó cảnh cáo họ là một khi cộng đồng VN Tị Nạn CS bị đám VC và tay sai khiêu khích, phá nát, gây bất ổn thì an ninh, ngân sách và sự phát triển của thành phố cũng bị ảnh hưởng lây. Nhất là cảnh báo cho họ biết rằng khi tay sai VC làm những hành động khiêu khích cộng đồng Người Việt Tị Nạn CS thì cộng đồng sẽ phản ứng rất mạnh bằng cách tổ chức những cuộc biểu tình lớn, liên tục và như vậy thành phố sẽ phải chi ra những khoản tiền lớn giữ an ninh cho các cuộc biểu tình này. Hãy đưa vụ biểu tình chống Trần Trường hơn 50 ngày ở Nam Cali làm thí dụ cho họ thấy quyết tâm chống cộng của chúng ta ra sao và thành phố ở Nam Cali phải trả biết bao nhiêu tiền cho vụ này.

6) Trong các giới chức địa phương hay Tiểu bang, Liên bang, có nhiều người cảm thông và yểm trợ hết mình cho chính nghĩa của chúng ta mà không đòi hỏi gì hết, nhưng cũng có người yểm trợ chúng ta vì quyền lợi của họ. Do vậy khi vận động giới chức chính trị địa phương hay cao cấp hơn, đừng hoàn toàn đặt niềm tin trọn vẹn vào họ. Chúng ta phải có kế hoạch phòng bị để vào phút chót nếu họ có phản bội lại ta hay không làm theo lời hứa hẹn thì chúng ta cũng kịp thời chống đỡ. Khi nói chuyện với họ, họ có thể cam đoan chắc chắn sẽ yểm trợ chính nghĩa của ta, nhưng biết đâu bọn tay sai VC vận động họ vào phút chót với nhiều hứa hẹn béo bở, họ phản bội lại thì chúng ta lấy gì mà chống đỡ kịp thời?

7) Khi tranh đấu ngoài cộng đồng, chúng ta luôn giữ thái độ ôn hòa nhưng kiên quyết. Đừng để truyền thông ngoại quốc hay các cộng đồng bạn có những cái nhìn bất lợi cho chính nghĩa của ta. Qua cách biểu dương lực lượng, ý chí trong trật tự, ôn hòa và tôn trọng pháp luật, dân chúng, giới chính trị địa phương hay cao hơn nữa sẽ nhìn thấy sự đồng lòng, tinh thần kỷ luật, tôn trọng pháp luật của ta, như thế họ sẽ nể phục và yểm trợ cộng đồng chúng ta. Ta nên nhớ là một đám đông lớn nhưng ô hợp có thể gây tiếng vang ồn ào nhưng sẽ không tạo sự nể phục bằng một nhóm nhỏ nhưng có quyết tâm, có lãnh đạo, hành động có kỷ luật và trật tự.

Đặc biệt xin có vài lời đối với những người sinh hoạt trong các đoàn thể chống cộng: Nếu quý vị không quan tâm tới hay không yểm trợ những sinh hoạt chống cộng tại cộng đồng địa phương quý vị đang sinh sống, vì coi những trò phá hoại cộng đồng của VC và tay sai là chuyện nhỏ, và rằng quý vị đang lo làm những chuyện đại sự lớn hơn, đó là trực tiếp lật đổ chế độ VC tại ngay VN thì xin quý vị hãy trả lời hai câu hỏi sau:

Nếu cộng đồng VN Tị Nạn CS bị VC và tay sai khống chế thì chúng có để quý vị yên thân để lo đại sự tiêu diệt chúng bên VN không?

Nếu cộng đồng VN Tị Nạn CS bị VC và tay sai phá cho tan vỡ thì quý vị lấy hậu phương nào để yểm trợ nhân lực, tài lực, thế quốc tế cho quý hoạt động tại tiền phương bên VN để lật đổ VC?

Vài lời đối với những người buôn bán trong cộng đồng: Cơ sở làm ăn của quý vị phát triển là nhờ có đa số đồng bào VN Tị Nạn CS lui tới mua bán. Một khi cộng đồng chúng ta bị VC phá nát hay khống chế thì đồng bào sẽ bỏ đi nơi khác hay không tới những khu buôn bán của người Việt Nam nữa, lúc đó thương vụ của quý vị sẽ sút giảm. Thêm nữa khi khống chế được cộng đồng rồi, VC và tay sai âm thầm bắt quý vị đóng hụi chết cho chúng gọi là quỹ xây dựng quê hương, lúc đó quý vị tính sao đây?

Vài lời đối với những người VN Tị Nạn CS Thờ Ơ: Chúng ta bị VC trù dập, đàn áp dã man vì thế chúng ta phải liều chết hay đau lòng rời xa quê hương mồ mả tổ tiên sang xứ người định cư. Chúng ta tưởng đã thoát ách CS, ai ngờ VC dai như đỉa. Chúng tiếp tục bám chúng ta để vắt máu. Nay chúng đi thêm một bước mạnh bạo hơn nữa, đó là tìm cách phá nát cộng đồng chúng ta sinh sống để chúng có thể tiếp tục khống chế chúng ta một lần nữa. Lần này chúng ta hết đường chọn lựa. Vì sự an bình của chính chúng ta và con cháu, chúng ta chỉ còn cách đứng lên cùng đồng bào VN Tị Nạn CS đập tan âm mưu muốn khống chế cộng đồng của VC và tay sai.

Kết luận:

Để phá tan nghị quyết 36 mà VC và Việt gian tay sai đang ra sức thực hiện trong năm nay, chúng ta phải kiên quyết nhưng khôn ngoan, sáng suốt, bình tĩnh đối phó, phải có kế sách tiến thoái thích hợp trong từng trường hợp. Trước hết mọi người Việt Tị Nạn CS phải coi công cuộc tranh đấu chống sự phá hoại cộng đồng ta đang sinh sống do VC và tay sai phát động là việc an nguy của chính ta và con cháu mình.

Và trên hết, chúng ta phải đặt cái tôi, quyền lợi cá nhân, tổ chức dưới quyền lợi của tập thể, phải thống nhất ý chí, biết lắng nghe nhau và đoàn kết lại thành một khối vững chắc. Đừng vì cái chức danh chủ tịch nọ, trưởng ban kia đầy hão huyền, đừng vì không được đọc một bài diễn văn, đừng vì ghen tị anh em khác được khen tặng còn ta thì không, đừng vì xích mích cá nhân mà phá nát tổ chức, cộng đồng mình đang sinh hoạt. Nếu không, phòng tuyến chống cộng tại địa phương ta cư ngụ sẽ bị VC và tay sai phá vỡ. Như thế, một ngày rất gần kề, khi mở mắt ra, chúng ta sẽ thấy cờ máu VC tràn ngập chung quanh. Lúc đó chúng ta có hối hận, cố công gầy dựng lại tổ chức hay cộng đồng thì đã quá muộn. Quá muộn! Vì chúng ta đã bị VC và tay sai khống chế mất rồi!

Sunday, March 30, 2008

Anh Hùng Hay Phản Bội? - Heroism Or Betrayal? ANNE KHÁNH VÂN .

Việt Báo Thứ Bảy, 3/29/2008, 12:24:00 PM
Tác giả: Anne Khánh-Vân
Bài số 2263 - 1620840-vb7290308

Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, Anne Khánh Vân hiện sống tại miền Đông và làm việc cho AECOM, một công ty quốc tế. Cô là tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài mới lần này của cô kể về buổi ra mắt sách của tác giả Andrew Wiest, cuốn “Vietnam’s Forgotten Army- Heroism and Betrayal in the ARVN” ở Virginia. “Ông Wiest thuộc lớp tuổi không can dự gì tới chiến tranh Việt Nam. Khánh-Vân cũng vậy. Nhưng giống mà cũng khác. Ông Wiest là người Mỹ. Việt Nam dù chiến tranh hay hoà bình, bất quá với ông chỉ là một đề tài... nghiên cứu.” Khánh Vân viết, khi biến tựa đề cuốn sách thành... câu hỏi.
Một tình cờ đặc biệt, nhân vật chính trong sách của Andrew West được kể trong bài này, ông Trần Ngọc Huế, là một trong ba diễn giả tại cuộc thuyết trình hội thảo về “Sự Thật Tết Mậu Thân 68” khai diễn tại Việt Báo Gallery trưa Thứ Bẩy tuần này.


*

Tựa đề "Vietnam's Forgotten Army - Heroism and Betrayal in the ARVN" của tác giả Andrew Wiest khiến Khánh-Vân tò mò… Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Khánh-Vân chỉ mới vào đời có... 8 tháng, chưa đạt mức "9 tháng dò dò biết đi." Làm sao hình dung nổi một quân lực bị bỏ quên của Việt Nam Cộng Hòa ra sao, rồi người anh hùng và kẻ phản bội trong cái quân lực ấy là thế nào.

1. Ra mắt sách “Vietnam’s Forgotten Army”: Giáo sư sử học Andrew West và nhân vật chính trong sách, Trung tá Trần Ngọc Huế cùng các đồng đội Việt Mỹ của ông. Ông Trần Ngọc Huế, là một trong ba diễn giả tại cuộc thuyết trình hội thảo về "Sự Thật Tết Mậu Thân 68" tại Việt Báo Gallery trưa Thứ Bẩy tuần này.

Xem thêm về tác giả: Ông ta sinh năm 1961. Vậy là chiến tranh Việt Nam đã có từ trước khi ông ta vào đời. Lúc nó kết thúc, ông ta chỉ mới 14 tuổi, còn lâu mới đến tuổi nhập ngũ. Tuy hơn nhau cả chục tuổi, nhưng cái ông Wiest này và Khánh-Vân vẫn cùng lứa tuổi không thể dự phần vào cuộc chiến. A, thì ra ông ta thuộc một thế hệ mới của người Mỹ muốn nhìn lại chiến tranh Việt Nam. Để xem ông ta nhìn ra sao.
Chính điều này đã khiến Khánh-Vân quyết định đến dự buổi ra mắt sách của ông tại thành phố Falls Church, VA, Chủ Nhật, 17 tháng Hai, 2008 vừa qua.
*
Ngồi ở những hàng ghế đầu trong buổi ra mắt sách là các nhân vật quan trọng: Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, ông Thiếu Tướng hồi hưu Creighton Abrams –con trai cố Đại Ttướng Abrams, tư lệnh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam -ông Trung Tướng hồi hưu William J. Bolt - nguyên cố vấn đơn vị Hắc Báo tại Huế hồi Tết Mậu Thân, tác giả, các nhân vật chính trong sách, các đồng đội Việt - Mỹ của họ và giới truyền thông. Về phía người Việt, có giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, chị Dương Nguyệt Ánh… Phần đông khách đến tham dự ở độ tuổi chú bác của Khánh-Vân. Số ít người trẻ trang lứa Khánh-Vân, có thể đoán là con cháu của khách có mặt.

Cái đinh của buổi ra mắt sách dĩ nhiên phải chính là tác giả. Ông Andrew Wiest là một giáo sư tiến sĩ sử học có tiếng, đồng giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Tranh và Xã Hội tại đại học Southern Mississippi. Tại đại học, ông dạy về chiến tranh Việt nam và đã đích thân đưa các sinh viên của ông viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu chiến trường của hơn 30 năm trước. Ông Wiest kể lại rằng tại Việt Nam, ông đã tình cờ gặp bác Phạm Văn Đính, một người từng là Trung Tá Trung Đoàn Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã đầu hàng cộng quân trong trận "mùa hè đỏ lửa" năm 1972 tại Quảng Trị. Trước khi phải đầu hàng, bác Đính từng được đại tướng Abrams -tư lệnh Mỹ tại VN- trao tặng nhiều huy chương cao quý của quân lực Mỹ. Đơn vị của bác Đính từng lập chiến công lớn tại nhiều chiến trường, từ trận đánh nổi tiếng Hambuger Hill (Đồi Thịt Băm, đã được dựng thành phim) tới trận Mậu Thân tại Huế.

"Tôi thấy ông ta đúng là một bí ẩn phải tìm hiểu," tác giả Andrew West kể rằng ông đã vận động mời được bác Đính từ Việt Nam sang Hoa Kỳ để trả lời phỏng vấn và chuyện trò đầy đủ hơn; đồng thời ông cũng đi hỏi rất nhiều người về bác Đính. "Tất cả đều bảo tôi nếu muốn hiểu rõ hơn về câu chuyện của Đính thì phải tìm cho ra một người tên Trần Ngọc Huế." Họ là đồng đội của nhau, từng chiến đấu bên nhau, nhưng kết thúc cuộc đời binh nghiệp khác nhau.

Tác giả Andrew Wiest đã tìm bằng được bác Huế, phỏng vấn thêm hàng chục nhân chứng liên hệ, và bỏ ra 7 năm dài để hoàn tất tác phẩm "Vietnam’s Forgotten Army". Bìa cuốn sách có hình hai sĩ quan VNCH đứng bên nhau cùng nhận huân chương Mỹ do Tướng Abrams gắn thêm trên ngực áo đã mang đầy huân chương chiến công. Hai người ấy là bác Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính, một người là anh hùng, một người là phản bội. Bác Huế đang sống tại Virginia; còn bác Đính thì sau khi thăm Hoa Kỳ, trở về Việt Nam và qua đời.
Buổi ra mắt sách và chuyện trò qua thứ tự nhiều mục, nhưng Khánh-Vân nhớ nhất khi người đồng đội Mỹ của bác Trần Ngọc Huế, cựu trung tá David Wiseman, kể lại những kỷ niệm cũ.

Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Hạ Lào, 1971, sau khi Trung Đoàn trưởng Trần Ngọc Huế bị trọng thương, trung đoàn biệt kích Hắc Báo của bác đã bị bao vây. Để không gây cản trở cho đồng đội trên đường rút lui, bác Huế đã ra lệnh đồng đội hãy để bác lại một mình ở trận địa. Bác Huế bị bắt làm tù binh và mất tích. D. Wiseman sau đó đã về Mỹ và làm việc trong Tổng Hành Dinh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Mọi người cứ nghĩ bác Huế đã chết nhưng người đồng đội D.Wiseman này thì không tin như vậy. Vì luôn nhớ lời đã hứa với bác Huế sẽ giúp đỡ gia đình bác Huế nếu bác có mệnh hệ gì nên ông đã miệt mài dò tìm tung tích bác Huế, kể cả sau khi Saigon thất thủ 1975. Ông cứ mang hình bác Huế đến hỏi khắp các gia đình thuyền nhân và cựu quân nhân Việt Nam trong nước Mỹ, nhất là vùng Virginia...

Ròng rã gần 20 năm... giờ "linh" cuối cùng đã đến. Tháng 7, 1990, ông Wiseman dự một dạ tiệc dành cho Gia Đình Tù Nhân Chính Trị. Trong buổi tiệc, khi tấm ảnh bác Huế được chuyền đi từng bàn thì một cựu tù nhân, ông Ngô Đức Ấm -anh họ của bác Huế gái- đã nhận ra bác Huế và xác nhận với ông Wiseman rằng bác Huế bị tù 13 năm và đã được thả; hiện đang cư ngụ tại Saigon.

Bác Huế vô cùng xúc động khi nhận được thư của người đồng đội Mỹ. Ông Wiseman vẫn nhớ những thói quen cũ của bạn; ông hỏi trong thư viết cho bác Huế, "Ông còn hút thuốc Salem như trước không? Ông cần gì?" - Bác Huế trả lời: "Tôi chỉ cần tự do!"

Cựu trung tá Wiseman, sau đó đã huy động nhiều bạn bè, tiến hành làm thủ tục HO giúp mang bác Huế cùng gia đình sang Mỹ. Trong suốt thời gian chờ đợi được sang Mỹ, hàng tháng ông Wiseman đã lén lút gửi về cho bác Huế 100 đô để giúp bác sinh sống và làm giấy tờ. Hơn một năm sau, gia đình bác Huế lên máy bay sang Hoa Thịnh Đốn. Ông Wiseman đến thăm, một tay xách bao gạo, tay kia bao nước mắm...

Bác Huế đã mượn của State Department $4,000 đô để mua vé máy bay cho gia đình sang Hoa Kỳ. Không đầy một năm sau, gia đình bác Huế đã đi làm và hoàn lại $4,000 cho State Department. Năm 1992, bác Huế và gia đình đã được người Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ mời đến trong buổi lễ phục hồi 2 huy chương US Bronze và US Silver Star - Silver Star là huy chương cao quý nhất mà chính phủ Hoa Kỳ có thể trao tặng cho một người ngoại quốc.

Khánh-Vân nhìn bác Huế và người đồng đội Mỹ đứng bên nhau kể chuyện cũ mà lòng không khỏi xúc động. Những người đồng đội khác màu da, khác tiếng nói này thương quý và tương trợ nhau như anh em vì họ có cùng một lý tưởng và đã anh dũng chiến đấu, sống chết cho lý tưởng ấy.

Cầm cuốn sách trong tay, Khánh-Vân đọc lời tựa sách do Thượng Nghị Sĩ Jim Webb viết, "Câu chuyện của Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính không là những câu chuyện dễ cảm nhận. Một người đã trả giá đắt cho lòng trung thành nhưng lòng luôn thanh thản về danh dự; người kia, ngược lại đã chọn con đường ít đau đớn hơn, nhưng lại phải đối diện với hồi cuối phức tạp."

Từng là một Thuỷ Quân Lục Chiến trong chiến tranh Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb có nhiều bạn chiến đấu người Việt. Năm 1991, sau khi từ Việt Nam trở về, ông đã viết cho The New York Times "Our Saigon Friends Still Need Help" (By James Webb; Published: April 29, 1991, Kỷ niệm 30 tháng Tư 1991) và là một trong những ân nhân của chương trình HO. Tôi nhớ anh Lê Q. Tùy, người bạn thân gần với Thượng nghị sĩ, đã có lần kể với tôi như vậy.

TNS Jim Webb cũng là người đã ký thư can thiệp với Toà Lãnh Sự Mỹ ở Saigon, giúp Khánh-Vân trong 10 ngày có thể làm xong thủ tục đưa được ba má từ Saigon sang Hoa Kỳ để kịp dự họp mặt Viết Về Nước Mỹ tháng 8 năm 2007. Trong buổi ra mắt sách, Khánh-Vân đã có dịp được cám ơn ông khi trò chuyện. Thật bất ngờ khi thấy vị Thượng Nghị Sĩ nguyên Bộ Trưởng Hải Quân, nhà văn, đạo diễn danh tiếng của nước Mỹ, không chỉ nói giỏi tiếng Việt mà còn biết... xem tướng. Ngay khi thấy Khánh-Vân tới chào, ông hỏi:
"Gia đình cô có phải gốc bắc 54 không... vì khuôn mặt cô có nét người bắc?" TNS Jim Webb vừa nói bằng tiếng Việt, vừa đưa tay lên diễn tả khuôn mặt.
Khánh-Vân thưa với ông rằng mình có mẹ là bắc kỳ 54 và ba là nam kỳ.
Nếu "nửa Nam nửa Bắc" như Khánh-Vân mà khuôn mặt lộ nhiều nét bắc kỳ hơn thì rõ ràng "gen" bắc kỳ hơi... trội. Chuyện này mà kể lại cho cho ông ngoại... bắc kỳ di cư của mình nghe, chắc ông ngạc nhiên lắm. Khánh-Vân nghĩ, và nhớ ông ngoại…
*
Sau khi đã rời khỏi buổi ra mắt sách, hình ảnh ông ngoại, khuôn mặt ông, vóc dáng ông, cùng mấy chữ "Anh hùng và phản bội" trong tựa đề cuốn sách, không hiểu sao vẫn theo Khánh-Vân mãi.
Trước hết, xin sơ lược về ông ngoại bắc kỳ di cư của Khánh-Vân.

Bỏ cả nhà cửa quê hương, di cư vào tận miền nam để lánh nạn mà lánh cũng không nổi. Đó là lời than của ông ngoại mà Khánh-Vân thường nghe từ nhỏ. Cái nạn mà ông ngoại muốn lánh là nạn cộng sản đang độc quyền cai trị cả nước theo kiểu của họ. Khi khôn lớn hơn, Khánh-Vân hiểu thêm vậy.

Trong số con cháu ông bà ngoại, có 4 người chết vì Cộng sản; những người còn sống sót thì đều đã ít nhiều ngồi tù. Có lần Khánh-Vân hỏi mẹ, "Tại sao ông ngoại chửi Cộng sản hoài vậy? Con có cảm tưởng ông ngoại đau cái gì dữ lắm..." Nghe mẹ kể lại những chuyện từ đời xửa đời xưa, Khánh-Vân mới phần nào hiểu thêm về ông ngoại của mình. Trước khi căm thù cộng sản, chính ông từng hoạt động với họ.

Đó là chuyện từ cái thời của "ba ngày lễ lớn", mà như bọn học trò cùng trang lứa tại Saigon sau 1975, Khánh-Vân từng phải học thuộc lòng. Đại khái, theo sử sách cộng sản, đó là ngày cách mạng tháng Tám, 19-8, ngày Việt Minh dành được chính quyền; tiếp theo là mùng 2 tháng 9 năm 1945, ngày "Bác Hồ" tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà; rồi tới ngày toàn quốc kháng chiến, ngày bùng nổ cuộc chiến tranh Pháp-Việt.

Vào cái thời xa xưa kể trên, vì thiết tha với viễn ảnh một nước Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc, ông ngoại đã hoạt động rất gắn bó với phía Việt Minh. Công việc của ông lúc ấy là trông coi thuốc men trong ngành quân y Pháp. Nhờ vị trí này, ông đã tìm mọi cách gom "thuốc tây" –thuốc men của Pháp- để chuyển ra chiến khu tiếp tế cho Việt Minh. Thuốc men trong bệnh viện thường xuyên được thay thế mỗi khi gần hết "đát". Vì trong nghề, ông biết số thuốc này vẫn còn hiệu nghiệm cả một năm sau ngày hạn. Thay vì phải huỷ thuốc, ông kín đáo gom lại. Số thuốc này được gửi giúp các anh em Việt minh đau bệnh trong rừng núi.

Trong vài năm cuối cuộc chiến, chính phủ kháng chiến của Việt Minh dần lộ diện là cộng sản, thi hành nhiều biện pháp tàn bạo. Hàng loạt sự việc không ngờ đã xảy ra và gia đình người thân của ông ngoại Khánh-Vân bị Việt Minh đối xử tồi tệ: đốt nhà, bắt người và chôn sống… Ông ngoại bắt đầu hiểu bộ mặt thật của Cộng Sản và căm thù từ đó.

Là dân miền Nam từng phải qua thời trung học dưới chế độ cộng sản, Khánh-Vân vốn dị ứng với hai tiếng "anh hùng." Nào "chủ nghĩa anh hùng cách mạng," nào "bộ đội anh hùng," "nhân dân anh hùng," nào "ra ngõ gặp anh hùng, vào nhà gặp dũng sĩ…" Mọi loa đài sách báo cứ thế mà ra rả suốt ngày, nghe tới phát ớn. Vậy mà không hiểu sao khi dự buổi ra mắt sách "Vietnam's Forgotten Army - Heroism and Betrayal in ARVN", mấy tiếng "anh hùng và phản bội" tự nhiên thấy sống động trở lại. Và khi nhớ ông ngoại, Khánh-Vân bỗng thấy mình muốn hỏi: Ông ngoại thân yêu của con, ông là anh hùng hay là kẻ phản bội?

Ông ngoại đã làm việc trong quân y viện Pháp để thu gom thuốc tây tiếp tế cho Việt Minh. Nhìn từ phía người Pháp, việc làm của ông là phản bội. Nhìn từ phía Việt Minh, việc làm của ông là anh hùng. Vậy là cùng một người, một việc, có thể vừa là anh hùng, vừa là kẻ bội phản, tuỳ theo cách nhìn từ hai phía khác nhau.

Ông đã từng cùng hoạt động với Việt Minh, từng là anh hùng theo cách nhìn của họ, nhưng rồi chính ông cũng đã rời bỏ họ. Khi Việt Minh chiếm miền Bắc, ông phải bỏ quê hương, mang cả gia đình di cư vào Nam và đã lên án "bọn Cộng Sản chỉ vắt chanh bỏ vỏ, không từ một thủ đoạn tàn ác nào để đạt được mục đích." Như vậy thì với cả hai phía, ông ngoại Khánh-Vân đều có thể vừa là anh hùng, vừa là kẻ bội phản.

Nhưng nếu câu hỏi "anh hùng hay phản bội" có thể đặt ra với ông ngoại bắc kỳ di cư của Khánh-Vân, tại sao lại không thể đặt ra cho Việt Minh Cộng Sản?

Hãy đối chiếu danh nghĩa, lời nói và việc làm. Từ 1945, họ gọi tên nước là "Việt Nam dân chủ cộng hòa" thêm cái đuôi dài thoòng "Độc lập tự do hạnh phúc." Từ 1975, họ đổi tên nước là "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam." Thực tế trước cũng như sau, chỉ thấy một chế độ độc đảng, bầu cử kiểu đảng cử dân bầu, quốc hội dơ tay theo lệnh Đảng, toà án tuyên án theo lệnh Đảng. Quan chức bố uan chức con đều thành tư bản đỏ. Dân Saigon đang bàn tán vụ “cậu ấm đỏ” của một vị lãnh đạo mua trọn khu cả khu thương mại lớn với giá nửa tỷ đô la Mỹ. Cả guồng máy kinh tế chạy kiểu tư bản thời kỳ còn hỗn mang. Vậy là đối với những danh xưng mà chính họ tự nhận, họ là anh hùng hay phản bội?

Đảng cộng sản luôn tự xưng là Đảng của giai cấp công nhân, nông dân.

Công nhân trong nước đang bị những chủ hãng Đại Hàn, Đài Loan đối xử tàn bạo, đánh đập, mắng chửi. Khi phải đình công, kêu gọi sự can thiệp... họ không những không được nhận bất kỳ sự bênh vực nào mà còn bị nhà nước cho công an đàn áp những người công nhân biểu tình này.

Với nhà nước cộng sản, công nhân thực tế chỉ là một món hàng rẻ mạt để chiêu dụ đầu tư ngoài quốc, hoặc để "xuất khẩu lao động." Cả trăm ngàn công nhân nam nữ đã được xuất khẩu bừa bãi, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Đâu rồi, cái đảng của công nhân?

Công nhân đã vậy, nông dân ra sao? Trong thời gian qua, bà con cô bác từ nhiều tỉnh thành như Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Bình Thuận, Bình Phuớc, Tiền Giang, An Giang... và ngay chính các quận trong Saigon, thường xuyên vô Saigon, ra Hà Nội khiếu kiện đất đai. Họ dựng các mái che nắng, giăng cao các biểu ngữ tỏ rõ sự phẫn nộ do bị áp bức, cưỡng chế, chiếm đoạt đất đai, nhà cửa... Tiếng kêu của họ, kêu hoài... không thấu... Hình ảnh những kỳ biểu tình này được phổ biến rộng rãi trên nhiều trang web.

"Đất đai ruộng vườn của chúng tôi bị ‘ép mua’ với giá không đủ làm lại chuồng bò..." - Nhiều bà con nông dân nằm lê lết ở góc đường Hoàng Văn Thụ và Hồ Văn Huê, đường đi từ phía sân bay Tân Sơn Nhất ra huớng Phú Nhuận, đã than thở như thế trong kỳ biểu tình hồi tháng 7 năm 2007 vừa qua. Nhiều người cho biết họ thuộc gia đình cách mạng, thương binh liệt sĩ; trong thời chiến họ từng là những bà mẹ lội núi băng rừng mang thức ăn cho chính những cấp lãnh đạo bây giờ. Vậy mà "các ông ấy đành lòng đối xử với chúng tôi như thế."

Các ông mà những người nông dân này nhắc đến, có bao giờ tự hỏi họ là anh hùng hay phản bội?

Sách vở cộng sản thường ca là Đảng ta dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc. Đánh Tây, đánh Mỹ, hai triệu người chết cũng chỉ vì hai tiếng độc lập. Lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, Ải Nam Quan, Bản Giốc đã thành đất Trung Quốc, vùng biển Trường Sa đã bị Trung Quốc công khai sát nhập vào quận Nam Sa. Thanh niên sinh viên biểu tình phản đối thì bị công an dẹp. Tệ đến mức có ông làm quan truyền thông tới chức Tổng Biên Tập mà chỉ vì đăng bài viết bảo vệ chủ quyền Trường Sa mà mất chức luôn.

Ngọn cờ độc lập của Đảng nay ở đâu? Anh hùng hay phản bội?
*
Tác giả sách "Vietnam’s Fogotten Army", ông Adrew Wiest thuộc lớp tuổi không can dự gì tới chiến tranh Việt Nam. Khánh-Vân cũng vậy. Nhưng giống mà cũng khác. Ông Wiest là người Mỹ, Việt Nam dù chiến tranh hay hoà bình, bất quá với ông chỉ là một đề tài... nghiên cứu. Là người Việt, dù sống bên Tây hay bên Mỹ, Việt Nam đối với Khánh-Vân vĩnh viễn là quê hương. Khánh-Vân không thể bình tâm "nghiên cứu" nó như một đề tài, mà luôn hướng về nó, với biết bao thương nhớ, lo âu.

Sau buổi ra mắt sách của ông Wiest, tôi đã có dịp chuyện trò với chị Dương Nguyệt Ánh, nhà khoa học của lục quân Hoa Kỳ mà tôi rất ngưỡng mộ. Hai chị em ngồi trước những hàng ghế trống trong hội trường, chị nói, "Cái quan trọng là mình đừng lệ thuộc vào ai." Câu nói của chị, cũng như cái tựa đề sách "Anh hùng và phản bội", lại lập tức làm Khánh-Vân nghĩ tới Việt Nam.

Ôi, cái đất nước thân thương trong tay một chế độ lừa bịp. Hơn nửa thế kỷ rồi, từ thời ông ngoại bắc kỳ di cư của tôi, nhiều thế hệ đã bị đánh thuốc độc bởi thứ chủ nghĩa kì dị tự xưng là khoa học. Biết đến bao giờ Việt Nam mới thật sự mạnh giỏi? Biết đến bao giờ người Việt mới có thể thật sự tự hào về đất nước của mình?

Biết đến bao giờ?
VÀI LỜI THÔ THIỂN NHÂN BÀI VIẾT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN
Trần Thân Yên

Giá mà CS đừng định mang Trịnh Công Sơn ra tán dương thì TCS và những gì liên hệ đến ông đều được coi như một trong các đề mục tiêu biểu cho một thời đã qua. Ông và những người trong hàng ngũ của ông đã làm xong nhiệm vụ giúp CS hoàn thành sứ mạng chiếm trọn quyền cai trị nước VN cho nên ngay chính những kẻ từng sử dụng họ cũng đã, từ lâu, gạt họ qua một bên. Dĩ nhiên những người như chúng ta - trong tư cách nạn nhân - cũng không còn lý do gì để nói tới họ nữa. Sự kiện TCS được nói tới qua việc nhạc của ông vẫn được hát và ca tụng, tên tuổi ông vẫn được vài nhà báo vốn nổi tiếng chống cộng (bằng những lời lẽ đao to búa lớn) thỉnh thoảng mang ra biện hộ … chỉ nói lên được một điều: đó là cái tâm rất mực dễ dãi của những người mệnh danh là “quốc gia”, mà đúng ra phải nên gọi là những người không CS bất kể họ có “chống” hay “không chống CS.

Không phải bỗng nhiên những người không CS được coi là dễ dãi. Trong cuộc tranh đấu, vừa đối đầu với ngoại nhân vừa chống CS (sau nầy gọi là “thù trong giặc ngoài”) lịch sử ghi lại rất nhiều trường hợp xử sự, nếu không cho là ngây thơ thơ thì cũng phải nói là dễ dãi, của lãnh tụ các đảng phái không CS.

Hợp tác với CS, bị CS lừa dối (Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh), thậm chí bị bán đứng (Phan Bội Châu), bị các đoàn quân CS chận đánh (trường hợp các đạo quân của Việt Quốc và Đại Việt trên đường rút sang Trung Hoa), bị chính các thủ lãnh CS ra lịnh thủ tiêu (Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Huỳnh Phú Sổ, Ngô Đình Khôi, Trương Tử Anh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm) … vậy mà các đảng phái không CS vẫn cứ tiếp xúc và cứ ước mong được hợp tác với CS (Trần Trọng Kim khi lập chánh phủ sau cuộc đảo chánh của Nhật và Dương Văn Minh vào lúc sắp tan hàng là hai trường hợp điển hình). Phe “ta” dường như cứ kỳ vọng vào huyết thống và dân tộc để mong cầu hợp tác, gọi là “để đoàn kết xây dựng đất nước”, cho nên đã có vẻ như hoàn toàn không biết (dù biết rất rõ) rằng CSVN là một nhánh của CS Đệ Tam, được thành lập và yểm trợ để thực thi các chánh sách của CS Quốc Tế chớ không phải của đất nước và dân tộc VN.

Thành thử trong quá trình hoạt động, các đảng phái không CS vẫn cứ lơ là trong công tác chuẩn bị đối đầu thực sự với CS. Điều nầy giải thích tại sao cứ mỗi lần CS mở chiến dịch khủng bố những người không CS thì phe “ta” đều chỉ biết lánh mặt hoặc bỏ trốn với hi vọng mong manh là sẽ được dung tha.

Lịch sử thời chống thực dân Pháp không hề ghi lại bất cứ trường hợp nào mà trong đó các đảng phái không CS cũng thành lập các đội võ trang để kéo nhau đi thanh toán các phần tử CS. Dĩ nhiên là nồi da xáo thịt. Dĩ nhiên là nội chiến. Nhưng thử hỏi còn cách nào hay hơn để bảo vệ mạng sống chính mình hầu nhờ đó mà còn tiếp tục sống để tranh đấu cho một đất nước không CS?

Liệu có phương thức nào hữu hiệu hơn để ngăn chận một kẻ sát nhân đã nhứt quyết phải giết mình cho bằng được? Các lãnh tụ không CS đã cố gắng thuyết phục để hòa giải. Họ đã thất bại. Các lãnh tụ không CS đã mời gọi CS làm việc chung. Họ cũng đã thất bại. Các lãnh tụ không CS đã yêu cầu được chia sẻ quyền hành với CS. Họ vẫn thất bại.
Đảng CS muôn đời chỉ nhắm một mục tiêu duy nhứt. Đó là độc quyền và độc đảng cai trị. Gán cho CS bất cứ ý đồ nào khác hơn thế thì đều là ngây thơ. Nhắm mục tiêu tối hậu đó, CS không những chỉ giết những người không theo họ mà thậm chí còn giết luôn cả những đồng đảng mà tỏ ý bất phục (Nguyễn Bình, Lý Văn Sáu) hoặc ít nhứt cũng cho đi “an trí” nếu không thể giết (Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Định, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng). Còn trường hợp nào chứng tỏ đầu óc vô luân, bất nhơn và vô đạo của CS hơn trường hợp Trường Chinh làm ngơ cho đảng mang cha mẹ y ra đấu tố rồi sát hại?. Mà một khi đã giết được cha mẹ (để được Mao chịu cho lên làm Tổng Bí Thư Đảng trong trường hợp Trường Chinh) thì có lý do gì để những người không CS tin là CS sẽ tha cho mình?

“Bà Mẹ Chiến Sĩ” Nguyễn Thị Năm mang cúng cả gia tài để nuôi CS (được cả Hồ Chí Minh ban khen) mà cũng vẫn bị mang ra đấu tố và sát hại; hơn 200 sinh viên ở Hà Nội tỏ ý bất phục, không muốn đi lính “sinh Bắc tử Nam”, đã bị tướng Phùng Thế Tài dụ bắt và xử bắn toàn bộ để làm gương; thì thử hỏi những kẻ theo CS làm dáng, hay làm tay sai, hay để được nhứt thời nổi tiếng … tỉ như đám mệnh danh là “thành phần thứ ba” ở miền Nam có nghĩa lý gì đối với CS? Đám nầy chỉ bị CS cho “phục viên” sau khi cờ đỏ được kéo lên ở Saigon thì đã là một may mắn.

Ai còn muốn tin vào lòng nhân của người CS thì nên tìm đọc, và đi xem cuốn phim Katyn, ghi lại sự kiện Stalin đã ra lịnh hạ sát toàn bộ từ 21000 tới 25000 tù binh quân cán chính Ba Lan hồi năm 1940 tại cánh rừng Katyn. Những người nầy, gồm cả mấy tướng lãnh Ba Lan bị quân Liên Xô bắt sau khi chiếm Ba Lan năm 1939. Và nếu muốn biết thêm nữa về cái ác của CS thì nên đọc trọn cuốn “Mao, The Unknown Story” của vợ chồng bà Jung Chang (Trương Nhung) và ông Jon Halliday. Stalin là thầy và là chỉ huy tối cao trong khi Mao Trạch Đông thì chẳng những là bậc thầy mà còn là cấp chỉ huy trực tiếp của CSVN, đặc trách chỉ đạo CSVN trong cuộc chiến từ năm 1945. Đọc để thấy rằng trong guồng máy CS, không tàn ác thì không thể được tín cẩn. Và nếu không được tín cẩn thì chẳng những sẽ không thể lên cầm quyền mà có khi còn bị chính đồng đảng thanh toán nữa cũng chưa chừng. Và đọc để đừng ngạc nhiên khi thấy tại sao CSVN đã dễ dàng đập đầu và chôn sống cả chục ngàn dân cố đô Huế hay xả súng giết chết cả chục ngàn dân Quảng Trị trên đoạn quốc lộ 1 (mà về sau mệnh danh là “Đại lộ kinh hoàng”) khi họ bỏ trốn quân CS.

Tất cả đều là sự thật phi tuyên truyền. Có điều là vì chúng ta thuộc loại “tự do dân chủ” nên cả đời cứ lớ ngớ chẳng tin (gọi là “bán tín bán nghi”) và rồi cứ cả đời bị bịp. Tỉ như đã từng có cả khối người (mệnh danh là “promo Tây”) lập luận theo lời ông Mérillon rằng “mình có làm gì đâu mà phải bỏ chạy” cho đến nỗi nhiều người đã chẳng kịp chạy theo ông Đại Sứ đã bị CS cho hát xiệc ngay từ đầu nữa. Thậm chí nhiều người đã mất cả nhà cửa vợ con và thiếu điều mất cả sanh mạng, mà rồi giờ nầy, ngồi ở một chỗ an toàn nào đó, vẫn cứ lớ ngớ không tin cho đến khi bị gạt cả chục triệu dollars rồi bị đưa ra tòa, hoặc cho đến khi bị ném từ 10 tầng lầu cao xuống đất. Vợ của người bị ném thì được nghe giải thích là chồng bà té. Người bị trấn lột toàn bộ sự sản thì được giải thích là vì thiếu thuế (may mà còn chạy thoát).

Cái tâm cảm của người không CS nó kì kì, theo kiểu rất là “tự do dân chủ”. Khi yên ổn làm ăn nhờ có người xả thân chống Cộng để bảo vệ mình thì lờ đờ viết báo phản kháng chế độ (Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan) hoặc cực lực biểu tình đòi bãi chức chánh phủ Thiệu vì tội tham nhũng (Trần Hữu Thanh). Nhưng, cũng vốn “tự do dân chủ”, những người đó đều đã được dung dưỡng, coi như để làm màu cho một chế độ cần có đối lập hầu chứng minh cho người Mỹ thấy “sản phẩm VNCH” do tiền Mỹ yểm trợ không thể nào thuộc loại độc tài chuyên chế mà phải là một thứ tương tự như Mỹ. Điều chẳng may là chính cái áp lực Mỹ (bằng đồng dollar) đã là một trong những nguyên nhân – nếu không muốn nói là “nguồn cơn” – đưa chúng ta đến chỗ bị xóa sổ. Đây là điều rất đáng nói.

Trong trận chiến Yom Kippur (sau nầy còn được gọi là “Cuộc chiến 6 ngày” hồi năm 1967) bộ tư lịnh quân lực Israel đã tuyệt đối cấm tất cả báo chí (nhứt là báo Mỹ) ra tận chiến trường để thu thập tn tức. Tất cả đều chỉ được đến hậu tuyến và chỉ được loan tin theo bản tin chiến sự do quân lực của tướng Moshe Dayan cung cấp. Tuyệt nhiên không có một phóng viên Mỹ nào chửi bới chánh phủ Israel đã hạn chế quyền săn tin của họ. Ngược lại, trong cuộc chiến VN, phóng viên Mỹ toàn quyền đi bất cứ đâu, ngay cả lởn vởn đi trước cả lực lượng hành quân. Hậu quả là đã có trường hợp tư lịnh VN phải hủy bỏ cuộc hành quân chỉ vì tin tức xuất phát đã được loan báo trước khi lực lượng tiền phương lên đường. Tai hại hơn nữa, những nhận xét phiến diện của báo chí Mỹ, tỉ như bảo rằng binh sĩ VNCH “thỏ đế”, hoặc những bài viết hay hình ảnh tố cáo sự tàn ác của binh lính VNCH (hình vài binh sĩ Biệt Động Quân đeo một xâu lỗ tai của địch quân hoặc hình Tướng Loan xử bắn tại mặt trận một đặc công CS) mà không cần nói rõ rằng trong cả một chiến đoàn chỉ có một hai người lính đeo cái xâu lỗ tai đó, hay xác nhận rằng kẻ mà ông Loan xử tử tại mặt trận cũng chính là kẻ đã chỉ huy đám lính CS vừa xâm nhập một trại cảnh sát, giết chết một số thân nhân cảnh sát trong trại kể cả trọn gia đình của một Trung Tá thuộc cấp của ông Loan. Mọi người đều đã biết những bài viết và những hình ảnh loại nầy tai hại như thế nào cho chính nghĩa đấu tranh của người Việt miền Nam.

Cái khác biệt giữa Israel với VNCH nằm ở chỗ Israel đủ mạnh (nhờ đám tài phiệt Jewish vốn vẫn nắm hầu bao kinh tế các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan) trong khi mình thì suốt đời ăn nhờ dollar Mỹ. Cho nên họ làm mạnh được mà ta không làm được. Cho nên một xứ toàn sa mạc với khoảng 7 triệu dân mà đủ sức đối đầu từ thuở lập quốc với cả trăm triệu kẻ thù Ả Rạp lúc nào cũng muốn xóa tên họ trên bản đồ trong khi 20 triệu người không CS ở miền Nam VN lại trở thành một khối chiến bại và lưu vong, suốt ngày cứ phải ra rả biện minh cho cái lý do hiện diện của mình trên đất khách (rằng chúng tôi ly hương là vì yêu tự do dân chủ chớ chẳng phải vì miếng ăn). Một dạo (quí vị chắc còn nhớ) quân khủng bố cướp máy bay rồi sát hại hành khách khắp nơi. Bọn nầy sau đó vẫn tiếp tục … sống nhăn (có khi còn vòi được một mớ dollar) nhờ cướp máy bay Mỹ. Trái lại thì đã không hề có một tên khủng bố nào cướp máy bay của hãng El Al mà còn sống: có kẻ bị bắn chết ngay trên máy bay, có đám bị thanh toán toàn bộ sau khi máy bay đáp xuống, có bọn bị giết chung với nhiều hành khách ngay cả sau khi đã đã tới một nước khác. Biệt kích Isael không tha bất kỳ ai dám cướp máy bay Israel bất chấp phải hi sinh bao nhiêu hành khách. Đó chính là lý do mà thậm chí đám cuồng tín như những kẻ thù của Israel cũng hết dám lộng hành.

Nhưng Israel làm được mà VNCH mình thì không làm được. Mình yếu từ hồi nẵm, ngay cả từ thời Tây. Trong một lần nói chuyện riêng sau khi đã vào nhà già, Trung Tướng Mai Hữu Xuân tiết lộ ông đã từng bắt sống Lê Duẩn nhưng rồi đã bị người Pháp buộc phải thả ra. Chỉ cần so với sự kiện CS không hề tha bất cứ ai sau khi đã bị họ phong là “Việt gian” (như những người không CS đã dẫn chứng) thì cũng thấy rằng trong một cuộc đối đầu sanh tử, phe mình bao giờ cũng trọng chữ “sanh” hơn, dù là đối với những kẻ thù lúc nào cũng sẵn sàng thủ tiêu mình. Hãy thử tưởng tượng điều gì xảy ra nếu đám lính của ông Duẩn bắt sống được ông Xuân? Phe mình lúc nào cũng sợ mang tiếng ác. Ngược lại thì đối phương lại coi ác là phương tiện chuẩn mực và hữu hiệu nhứt. Cho nên mới chỉ hó hé viết văn làm thơ chống đối (coi lại thì cũng chẳng thấy họ chống đối gì ghê gớm cho lắm) là đã rũ tù (Nguyễn Chí Thiện) hoặc bị trù dập đến chết (Phan Khôi, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán). Chúng ta chẳng những không thể ác được mà lại còn rất nhởn nhơ. Thí dụ như các nhân vật mà mấy tháng nay được nói tới mãi (sau khi CS ăn mừng “chiến thắng Mậu Thân”) như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân … ở Huế, hay Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Kim Cương, Trần Ngọc Châu, Đinh Văn Đệ, Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Lương, Trịnh Công Sơn, Trí Quang, Nhất Hạnh … ở Saigon, thì đều là những người có hồ sơ an ninh. Nghĩa là lai lịch và hoạt động CS của họ đều đã được cơ quan an ninh biết rõ. Hỏi “tại sao không nhốt” thì câu trả lời là “không có lịnh” hoặc “tụi Mỹ nó đâu có cho mình làm”. Bởi thế mới có cái hiện tượng gọi là “nhạc Trịnh” với toàn những bài ca ru ngủ, nếu không phản chiến, được phổ biến tùm lum (ngay cả trên các cơ quan truyền thông của chánh phủ).

Cái khác với CS, đồng thời cũng là nhược điểm của phe “ta” nằm ở chỗ chúng ta chống Cộng nho nhã quá. Làm như mình chỉ “cầu vừa đủ xài” theo kiểu dân Nam Kỳ soạn mâm ngũ quả mang cúng Tết (có thêm “thơm” nữa thì tốt, không có thì cũng chẳng chết thằng Tây say nào). Nói cách khác, phe mình tuồng như chỉ muốn van kẻ thù để yên cho mình là ổn rồi. Thỉnh thoảng kẻ thù (hoặc tay sai) có láo lếu thì đều được “xính xái”. Thí dụ như “xính xái” cho dân giàu miền Nam tiếp tục chuyển ngân (bằng những đồng dollar xin xỏ của Mỹ) sang Pháp cho đám con em ra đi từ Saigon nhưng đã chuyển sang cầm cờ biểu tình ủng hộ CS ở Paris. Bây giờ khi nhà cầm quyền Hà Nội muốn suy tôn công đức của Trịnh Công Sơn thì chúng ta khởi sự làm “cho ra lẽ” những hành tung gọi là “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” của ông nầy từ thời 40 năm trước. Xét cho cùng, CS tôn vinh TCS thì cũng y như đã từng tôn vinh Phạm Xuân Ẩn hay Đinh Văn Đệ trước đây. Tất cả đều chỉ là những cán bộ CS đã có công giúp đảng chiếm được cả nước vậy thôi. Đầu đảng ủy lạo lâu la (có thể nói là truy thưởng trong trường hợp TCS) thì có đâu là chuyện lạ? Còn nếu bảo rằng TCS là một anh ba xạo, kê khai thành tích láo lếu để tự xiển dương công đức của đương sự với đảng mà đương sự đã nguyện cúc cung thì đó là chuyện riêng của đương sự, ăn thua chi tới mình (bởi phe mình đã từng biết rõ hành tung của đương sự từ khuya rồi mà). Riêng trong trường hợp TCS, cái bậy của “phe mình” là chẳng những đã để yên cho y tự tung tự tác mà còn rất nhẹ dạ giúp cho y hoàn thành điệp vụ một cách hết sức dễ dàng, ngay cả bằng làn sóng phát thanh và truyền hình của chánh quyền. Lỗi đó hoàn toàn không phải của TCS. Sau năm 1975, khi mà mọi hành tung của TCS được phanh phui và xác nhận thì nhạc của ông vẫn tiếp tục được tán dương trong cộng đồng người tị nạn CS. Ngay bây giờ quí vị vẫn có thể đọc được những bài báo ca ngợi TCS và nhạc của đương sự trên những tờ báo tự nhận là có lập trường dứt khoát chống cộng (có đôi nét khôi hài nữa khi thấy có tác giả mấy bài báo “ca” TCS cũng chính là tác giả những bài báo mắng mỏ thậm tệ những bài báo lẫn những hình ảnh đăng tải trên một tờ báo khác bị tác giả cho là “ăn bã CS để ca ngợi CS và phỉ báng cộng đồng người Việt tị nạn”)

Trong hơn 30 năm qua – kể từ những trang báo nguệch ngoạc do người tị nạn ấn hành lúc mới đến miền đất mới – chúng ta đã đổ tội cho Mỹ “đâm sau lưng chiến sĩ”, đã đổ tội cho chánh phủ của ông Diệm là độc tài gia đình trị và chánh phủ của ông Thiệu là hủ hóa và tham nhũng đến mức đã để vợ con mang thuốc tây bán cho CS (và rồi nổi lên chống cả hai chánh phủ đó). Chỉ chưa thấy chúng ta qui trách cho mình. Thử nêu một câu hỏi hoàn toàn có tính giả thuyết như vầy: giả tỉ đến ngày nay mà tiếng súng vẫn còn ầm vang trong nước mình và TCS vẫn còn an nhiên soạn nhạc thì liệu chúng ta có sẽ tiếp tục ca hát và quảng bá “nhạc Trịnh” như chúng ta đã từng ca hát và quảng bá cho tác phẩm và tên tuổi ông ta hồi mấy chục năm trước hay không dù đã biết thừa nhạc của ông bất lợi cho cuộc chiến chống Cộng của mình?

Theo thiển ý, câu trả lời của nhiều người vẫn là “có” bởi vì chúng ta vốn là những con người phóng khoáng, tự do dân chủ và do vậy mà rất ghét kìm kẹp. Đó là nét chính phân biệt giữa ta và địch (có người còn thậm chí biện giải rằng vì không muốn giống Cộng nên chúng ta mới chống Cộng). Lại nữa, ai mà nỡ ngược đãi một thiên tài bao giờ??!! Sau cùng, xin chấm dứt bằng một tiết lộ nho nhỏ (để chứng tỏ cái tâm quảng đại của phe mình), liên quan tới một trong hai thủ phạm đã ra tay sát hại GS Nguyễn Văn Bông. Người nầy, năm ngoái sang Mỹ du hí, đã được khá nhiều người trong hàng ngũ chống Cộng tiếp đón. Ngay ở thủ đô Washington chớ không phải ở Montréal như TCS. Ông Bông lúc bị giết là lãnh tụ Đảng Cấp Tiến và là Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh của VNCH – nghĩa là một nhân tài thuộc nhóm lãnh tụ của khối dân VN không CS.

Thành ra cho dù không có đạo, có lẽ chúng ta nên bắt đầu tụng câu “mea culpa” riêng trong trường hợp TCS trong khi vẫn tiếp tục “bảo quản” đức tính quảng đại đối với kẻ thù, nho nhã trong cách xử sự với đám tay sai của kẻ thù và dễ dãi đối với những kẻ đã từng có lúc chẳng gớm tay sát hại mình. Bởi đó chính là những đặc trưng của tập thể những người yêu tự do như người Việt miền nam chúng ta. Nghĩ lại thì chúng ta còn hay hơn chính người Mỹ ở đây: hồi thế chiến 2, chánh phủ Mỹ đã bắt cả khối kiều dân Nhật, “quay” họ lại trong những vòng rào kẽm gai để cô lập họ trong sa mạc vì sợ họ làm nội tuyến cho Nhật. Nghĩa là Mỹ hãy còn kém mình một nước về mặt dễ dãi với kẻ thù.

Blog Archive