Sunday, February 27, 2022

Gary Brooker, trưởng ban nhạc rock Procol Harum, qua đời ở tuổi 76

Gary Brooker, của ban nhạc Procol Harum, nổi tiếng với một trong những bản nhạc lâu đời nhất của thập niên 1960, “A Whiter Shade of Pale,” đã qua đời. Ông ấy đã 76 tuổi.

Thành viên trong ban nhạc của ông cho biết Brooker đã qua đời tại nhà riêng vào thứ Bảy, sau khi đã được điều trị bệnh ung thư.
Gary Brooker (thứ hai bên trái) với Procol Harum - Ảnh: Ivan Keeman / Redferns
Brooker sinh ra ở London là ca sĩ và người chơi keyboard của ban nhạc, đã đạt được thành công vang dội với đĩa hát đầu tiên, "A Whiter Shade of Pale." Với màn độc tấu organ mang hương vị Baroque và đoạn mở đầu đầy bí ẩn - bài hát đã trở thành một trong những giai điệu đặc trưng của “Summer of Love” của năm 1967.

"A Whiter Shade Of Pale" đã được Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vinh danh vào năm 2018.

Mời quý vị và các bạn nghe lại bài ca "Một thời vang bóng này",


10 bê bối tại Olympic Bắc Kinh 2022

Vivian Đỗ
Sau hơn hai tuần tổ chức, các cuộc tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 cũng đến hồi kết. Có lẽ đây là một trong những sự kiện thể thao gây tranh cãi nhất ở thời điểm hiện tại bởi câu chuyện không chỉ xoay quanh các trận thi đấu mà còn là vấn nạn nhân quyền tồi tệ dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trước thềm lễ bế mạc ngày 20/2, mời độc giả cùng Trí Thức VN điểm lại 10 sự kiện được cho là những bê bối “có một không hai” của Thế vận hội này.

1. Thế vận hội mùa đông đầu tiên không có tuyết
Olympic Bắc Kinh 2022 là thế vận hội mùa đông đầu tiên trong lịch sử dựa hoàn toàn vào tuyết nhân tạo. Lượng tuyết này đã huy động đến 400 máy tạo tuyết chạy liên tục. Theo ước tính của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), để sản xuất đủ tuyết phục vụ Thế vận hội cần dùng đến 49 triệu gallon nước – tương đương với lượng nước uống trong ngày của gần 100 triệu người và đủ để lấp đầy 3.600 bể bơi cỡ trung bình.

Việc tuyết nhân tạo được phủ khắp nơi cũng đã dấy lên nỗi bất an cho các vận động viên (VĐV). Theo VĐV người Pháp Clement Parisse, loại hình tranh tài trên nền tuyết nhân tạo không phải là hiếm tuy nhiên, nguy cơ chấn thương cũng rất cao.

Cô Laura Donaldson, VĐV trượt tuyết tự do người Scotland, đã phản đối việc dùng tuyết nhân tạo: “Nếu các máng trượt được tạo thành từ tuyết nhân tạo, thành và sàn máng trở nên rất cứng. Điều đó thật sự nguy hiểm cho các VĐV, một số người đã thiệt mạng.”

Được biết địa điểm diễn ra Olympic Bắc Kinh từng là một khu đất hoang công nghiệp lớn bị đóng cửa vào năm 2011 và hiện đang được tái sử dụng như một điểm thu hút khách du lịch.

2. Nước dột lênh láng, chảy “như thác” tại làng Olympic Bắc Kinh
Mới đây, VĐV trượt tuyết băng đồng người Phần Lan, cô Katri Lylynpera đã đăng tải trên Instagram cá nhân những hình ảnh cho thấy nước rò, chảy lênh láng “như thác” từ trần nhà xuống, tại làng Olympic mùa đông Bắc Kinh.

Cô Lylynpera đã gửi thông điệp SOS trong video, với một chữ đơn giản là “giúp đỡ” (HELP), và nói đùa “thác nước đẹp đấy!”

Không lâu sau, Lylynpera nhận được thông điệp từ BTC Olympic Bắc Kinh, yêu cầu xóa ngay lập tức các video khỏi trang cá nhân, nếu không sẽ phải “lãnh hậu quả”.

Sự cố “nhà dột” này góp thêm vào loạt các hình ảnh đáng xấu hổ của chính quyền Bắc Kinh gần đây, vốn đang phải đối mặt với chỉ trích vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ, và nghi vấn thiên vị có lợi cho VĐV nước chủ nhà tại Thế vận hội.

3. Chế độ dinh dưỡng của VĐV nước ngoài không được đảm bảo
Như đã biết, VĐV tham gia Olympic cần phải duy trì được thể trạng tốt nhất sẵn sàng cho thi đấu. Tuy nhiên trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, các VĐV nước ngoài tại Bắc Kinh đã được cung cấp những bữa ăn không đạt tiêu chuẩn. VĐV hai môn phối hợp người Nga kể lại rằng họ cho cô ăn mì Ý sốt thịt và khoai tây trong cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối suốt năm ngày liên tiếp. Cô viết: “Tôi bị đau bụng, người rất xanh xao và có những quầng đen rất lớn xung quanh mắt. Tôi muốn tất cả những điều này kết thúc. Tôi khóc mỗi ngày. Tôi vô cùng mệt mỏi.” Bên cạnh đó, điều kiện phòng ốc cũng không hợp vệ sinh, không có thiết bị tập luyện; Internet hầu như không có hoặc rất yếu.

Huấn luyện viên đội trượt tuyết núi cao người Đức, ông Christian Schwaiger chỉ trích: “Đồ ăn của Olympic rất đáng ngờ vì nó hoàn toàn không phải là một bữa ăn. Không có đồ ăn nóng, chỉ có khoai tây chiên, một số loại hạt và chocolate, ngoài ra không có gì khác. Điều này cho thấy sự thiếu quan tâm của ĐCSTQ đối với các môn thể thao thành tích cao.

Ông Schwaiger nói với tờ “The Sun” của Anh rằng: “Hầu như mọi môn thể thao Olympic đều yêu cầu các VĐV phải ăn nhiều. Nếu các VĐV không ăn đủ, thành tích của họ sẽ bị ảnh hưởng, cho dù là trong quá trình thi đấu hay tập luyện.”

Đội của Hoa Kỳ thì may mắn hơn vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng, và mang theo một số thức ăn nhanh, như mì Ý đóng gói có thể nấu chín bằng nước nóng.

4. Nhà báo Hoà Lan bị an ninh xua đuổi khi đang phát sóng trực tiếp Olympic Bắc Kinh
Vào tối thứ Sáu (ngày 4/2), trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Sjoerd den Daas, phóng viên trú tại Trung Quốc của Đài Phát thanh Công cộng Hoà Lan (NOS), đã bị xô đẩy bởi một người đàn ông mặc thường phục đeo phù hiệu đỏ của phía Trung Quốc, bị cưỡng chế phải rời khỏi cảnh quay khi đang phát trực tiếp Thế vận hội. Cảnh tượng này khiến nữ MC Hoà Lan trong trường quay ngẩn người vì bất ngờ.

Trả lời về vụ việc, người phát ngôn của IOC, ông Mark Adams cho biết: “Những việc này xác thực là đã xảy ra, tôi nghĩ đó là một sự việc đơn lẻ. Tôi hy vọng đó là một sự việc đơn lẻ, chúng tôi sẽ đảm bảo với các bạn rằng trong phạm vi cho phép các bạn có thể tiếp tục công việc của mình.”

Tuy nhiên phóng viên Sjoerd đã đăng trên Twitter rằng: “Mấy tuần nay, chúng tôi cũng như vài đồng nghiệp nước ngoài, khi đưa tin về các chủ đề liên quan đến Thế vận hội, đã nhiều lần gặp phải sự cản trở, phá rối của cảnh sát. Do đó, rất khó để coi sự việc tối qua (ngày 4/2) là một sự cố đơn lẻ như IOC đã tuyên bố.”

Tờ NOS cũng đã tweet: “Các phóng viên của chúng tôi … đã bị an ninh kéo khỏi máy quay. Thật không may, điều này đang dần trở thành hiện thực hàng ngày đối với các phóng viên ở Trung Quốc.”

5. Chính quyền Bắc Kinh thu hút lượng lớn các “VĐV nhập tịch”
Việc Trung Quốc sử dụng lượng lớn “VĐV nhập tịch” tại Thế vận hội Mùa đông đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi bởi các kênh truyền thông nước ngoài. Ngày 9/2, Washington Post đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc đang phụ thuộc hơn bao giờ hết vào các VĐV nhập tịch để tham gia những môn thể thao mà trước đây họ khó có thể giành huy chương, bao gồm trượt băng nghệ thuật, khúc côn cầu trên băng và trượt tuyết.

Tờ Washington Post dẫn lời bình luận viên thể thao Sean Wang của Bắc Kinh, cho biết trọng tâm tìm kiếm của Trung Quốc chủ yếu là các VĐV gốc Hoa, bởi vì “đối với những người dân Trung Quốc bình thường, nếu đội tuyển quốc gia của chúng ta hoàn toàn do những gương mặt không phải người Trung Quốc tập hợp lại, đặc biệt là hội thể thao mùa đông được tổ chức trên sân nhà, điều này có thể khiến người khác khó chấp nhận.

Tuy nhiên cách các “VĐV nhập tịch” này bị đối xử tại Bắc Kinh lại không giống nhau, người thắng được tung hô, người thua thì bị sỉ vả. Cô Eileen Gu (Cốc Ái Lăng) là VĐV trượt tuyết tự do người Mỹ gốc Hoa, được truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là “Công chúa trên tuyết” hay “cô gái thiên tài”. Cô đã được làm đại diện cho nhiều nhãn hàng ở Trung Quốc. Trong nội dung thi trượt tuyết tự do vào ngày 8/2, Eileen Gu đã giành chức vô địch, và thông tin ngay lập tức bùng nổ trên Internet, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin “Eileen Gu làm nên lịch sử”.

Lúc này, truyền thông nước ngoài lại chú ý đến một VĐV nhập tịch khác là Zhu Yi (Chu Dị). Kể từ sau khi bị ngã trên sân thi đấu Thế vận hội, Zhu Yi đã bị chế giễu và liên tiếp bị châm biếm, bị chửi đổng trên mạng xã hội Trung Quốc. Những người theo chủ nghĩa dân tộc đã xúc phạm vì cô nói tiếng phổ thông Trung Quốc không lưu loát, đặt câu hỏi liệu cô có thích hợp để thi đấu tại Thế vận hội, đồng thời còn chế nhạo cô “hãy học tốt tiếng Trung Quốc trước, rồi mới nói về yêu nước”. Ngày 7/2, Zhu Yi thừa nhận rằng những bình luận xúc phạm trên mạng xã hội Trung Quốc đã gây rất nhiều áp lực cho cô.

Ngoài ra, sự bất cập của Trung Quốc trong cách xử lý các “VĐV nhập tịch” cũng đã dẫn đến những trường hợp kỳ lạ, chẳng hạn như thủ môn khúc côn cầu trên băng nữ, cô Kimberly Newell được sinh ra tại Canada, cho biết cô không được phép dùng tiếng Anh để trả lời phóng viên khi xuất hiện trên truyền thông sau trận đấu ngày 6/2.

6. Nơi tra tấn tù nhân lương tâm chỉ cách khu vực thi đấu 16km
Ngày 8/2/2022 vừa qua, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center) có trụ sở tại New York đã công bố một bản đồ số tương tác, cho thấy các “điểm nóng” về bức hại và tra tấn người tập Pháp Luân Công tại Bắc Kinh, và khoảng cách của chúng tới những địa điểm diễn ra các cuộc thi đấu Olympic.

Một số “điểm nóng” gần nhất có thể liệt kê như: Trung tâm giam giữ Triều Dương, cách Sân vận động Quốc gia 16km; Trung tâm phân phối lao động cưỡng bức Bắc Kinh, cách Sân vận động Trượt băng Quốc gia 19km; Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà Bắc Kinh, cách Sân vận động Trượt băng Quốc gia 19km…

Trên bản đồ tương tác, người dùng có thể bấm vào từng trung tâm giam giữ hoặc nhà tù, và xem thông tin về cơ sở, cũng như các trường hợp nổi bật về bức hại và tra tấn người tập Pháp Luân Công từng diễn ra tại các địa điểm này. Một số hình thức tra tấn được liệt kê như: kéo căng cơ thể, treo người, đánh đập, bức thực, sốc điện bằng dùi cui, đâm vật nhọn vào các điểm nhạy cảm, cưỡng bức tiêm thuốc…

Được biết trước khi Olympic Bắc Kinh 2022 diễn ra, chế độ cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch “duy trì ổn định xã hội” mới, trong đó đặc biệt tập trung đàn áp người tập Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác tại 3 khu vực diễn ra các cuộc thi Olympic là Bắc Kinh, Diên Khánh (Tây Bắc ngoại ô Bắc Kinh), và Trương Gia Khẩu (tỉnh Hà Bắc).

Trang Minghui.org, một cổng thông tin của Pháp Luân Công ở hải ngoại, đã tiết lộ tài liệu “Công khai thông tin ngân sách của Sở Công an Trương Gia Khẩu năm 2020”, đề cập đến việc tăng kinh phí cho công tác an ninh của Thế vận hội Mùa đông 2022. Trong số đó, cột “Quỹ Công tác An ninh Quốc gia Đặc biệt” cho thấy Pháp Luân Công được liệt vào mục tiêu tấn công đầu tiên.

7. ĐCSTQ bất chấp mọi thủ đoạn để giành được huy chương
Vào ngày 7/2, hai VĐV trượt băng tốc độ cự ly ngắn Hwang Dae-heon và Lee June-seo của Hàn Quốc đã bị hủy thi đấu do phạm quy trong trận bán kết 1000m nam. Trong trận chung kết tiếp theo, Lưu Thiếu Lâm (Liu Shaolin Sándor) người Hungary vượt qua vạch đích đầu tiên, nhưng kết quả đã bị loại và huy chương vàng rơi vào tay á quân người Trung Quốc.

Giới truyền thông Hàn Quốc bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ của họ với những từ như “sốc, tức giận và vô lý”, cáo buộc các trọng tài của Olympic Mùa đông đã thiên vị Trung Quốc. Cả Hàn Quốc và Hungary đều đệ đơn khiếu nại lên Liên minh Trượt băng Quốc tế (ISU), nhưng cả hai đều bị bác bỏ. Do đó, đội tuyển Hàn Quốc quyết định đâm đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thể thao Quốc tế (CAS) và kháng nghị với ông Thomas Bach, Chủ tịch IOC.

Trong trận trượt băng tốc độ cự ly ngắn 2.000m nội dung đồng đội hỗn hợp diễn ra tối ngày 5/2, đội Trung Quốc ban đầu để thua Hungary và Mỹ ở bán kết. Nhưng sau khi kháng cáo, trọng tài đã tua lại màn hình và nhận định Hoa Kỳ và Nga phạm lỗi với đội Trung Quốc. Vì vậy, đội Trung Quốc đã được thăng hạng vào trận chung kết và cuối cùng đã đánh bại Ý để giành Huy chương vàng.

Các nữ VĐV đến từ Đức, Áo, Na Uy và Nhật Bản, bốn quốc gia có thế mạnh về môn nhảy trên băng, đã bị truất quyền thi đấu vì lý do trang phục không phù hợp.

Ngày 7/2, Mạng tin Seoul của Hàn Quốc đăng một bài viết với tiêu đề “Hãy để nước chủ nhà Trung Quốc ẵm hết huy chương”, nhưng cả bài chỉ có 10 câu, mỗi câu đều là “Hãy để nước chủ nhà Trung Quốc ẵm hết huy chương.”

Nhà bình luận Nhật Bản Cao Phong Nhất cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng ĐCSTQ có thể đã hối lộ trọng tài, là một trọng tài, lẽ ra nên công bằng, nhưng từ biểu hiện của trọng tài, rõ ràng là họ thiên vị đội Trung Quốc. “Tôi nghĩ rằng ĐCSTQ bất chấp mọi thủ đoạn để lôi kéo và lừa dối, cũng như ngang nhiên tận dụng Thế vận hội để thể hiện sức mạnh của mình. Bởi họ tin rằng thế giới bên ngoài không có cách nào để đối phó với họ.”

8. Ngôi sao quần vợt thế giới người Trung Quốc mất tích, sau đó xuất hiện lại và tuyên bố giải nghệ
Bành Soái là tay vợt đơn số 14 thế giới và là nhà vô địch đôi nữ tại Giải vô địch quần vợt Wimbledon, giải đấu quần vợt lâu đời và có uy tín. Năm ngoái, cô đăng trên mạng xã hội rằng ông Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc, đã tấn công tình dục cô, bài đăng nhanh chóng bị gỡ bỏ và Bành Soái sau đó cũng mất tích.

Trước sức ép của cộng đồng quốc tế, vào ngày 7/2, Bành Soái xuất hiện trở lại, trả lời phỏng vấn với tờ báo thể thao L’Equipe của Pháp dưới sự “tháp tùng” của các quan chức ĐCSTQ. Tờ L’Equipe tiết lộ, thủ tục cho cuộc phỏng vấn lần này rất phức tạp. Bành Soái chỉ có thể trả lời bằng tiếng Trung do quan chức Ủy ban Olympic Trung Quốc đi cùng phiên dịch lại. Có nghĩa là Bành Soái không được phép sử dụng tiếng Anh hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác để đảm bảo rằng các quan chức Trung Quốc và giám sát hậu trường có thể nghe hiểu được; còn khi các quan chức Trung Quốc phiên dịch lại thì đó có thể là lời gốc của Bành Soái, hoặc có thể được sửa đổi. Các quan chức Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát nội dung các câu trả lời.
Bành Soái nói rằng cô đã gặp mặt ông Thomas Bach, Chủ tịch IOC, tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Trong cuộc phỏng vấn, Bành Soái một lần nữa phủ nhận việc mình bị tấn công tình dục, cô cũng tuyên bố từ giã quần vợt và nói rằng cuộc sống của mình không có gì đặc biệt. Gần đây, trong một lần ngồi cạnh ông Thomas Bach cùng xem VĐV Eileen Gu giành huy chương vàng tại Olympic, Bành Soái được bắt gặp đang mặc trang phục với biểu tượng yêu nước của Trung Quốc.

9. ĐCSTQ chọn VĐV Duy Ngô Nhĩ làm người cầm đuốc Olympic
Trong bối cảnh cộng đồng phương Tây và các nhóm nhân quyền cáo buộc Chính phủ Trung Quốc về tội ác diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, tại lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2022, Bắc Kinh đã cố tình sắp xếp cho VĐV người Duy Ngô Nhĩ – Dinigeer Yilamujiang và VĐV người Hán – Zhao Jiawen (Triệu Gia Văn) cùng nhau thắp đuốc, làm dấy lên những nghi vấn về việc chính trị hóa thể thao.

Ngày 6/2, báo chí nước ngoài tiết lộ rằng Dinigeer Yilamujiang đã lặng lẽ “biến mất” khỏi ánh đèn sân khấu sau khi thắp đuốc. Tờ WSJ của Mỹ chỉ ra, Yilamujiang là người giành huy chương đầu tiên của Trung Quốc trong một sự kiện trượt tuyết băng đồng quốc tế, và cũng là một VĐV yêu thích giành được huy chương. Tuy nhiên, trong trận thi đấu vào ngày 5/2, cô chỉ đứng thứ 43, đứng thứ 3 trong số 4 VĐV Trung Quốc. Sau đó, cô cùng 3 VĐV khác của Trung Quốc vội vã rời hiện trường qua “khu hỗn hợp”, khiến hơn 10 nhà báo Trung Quốc và nước ngoài phải chờ đợi hơn 1 tiếng đồng hồ trong giá lạnh.

Mặc dù Yilamujiang “chuồn” mất khỏi tầm mắt của các phóng viên truyền thông nước ngoài, nhưng cô vẫn nhận lời phỏng vấn của truyền thông Đại Lục. Khi Yilamujiang xuất hiện trên truyền hình, truyền thông nhà nước Trung Quốc lập tức phát cảnh quay người nhà cô hoan hô khi xem chương trình phát sóng.

Một bài viết được đăng trên tờ Nhật báo Tân Cương (tờ báo do ĐCSTQ quản lý) đã trích lời của Yilamujiang nói, “Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm những gì có thể cho tôi, và bây giờ tất cả những gì tôi phải làm là tập luyện chăm chỉ và giành vinh quang cho đất nước.” Mẹ của cô thậm chí còn ca ngợi chính quyền Bắc Kinh: “Cảm ơn đất nước đã giao cho con gái tôi một sứ mệnh quan trọng như vậy.”

Về vấn đề này, dư luận cho rằng mọi thứ đều là sự sắp xếp “tài tình” của chính quyền ĐCSTQ, và đang diễn kịch cho cộng đồng phương Tây xem.

Ngoài ra, Twitter đã xóa khỏi nền tảng đoạn video ngắn quay cảnh vận động viên người Duy Ngô Nhĩ thắp sáng ngọn lửa Olympic kèm theo bình luận của người dẫn chương trình NBC về cáo buộc của Hoa Kỳ trước tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ.

NBC lấp lửng thừa nhận rằng họ đã hành động phụ thuộc vào Bắc Kinh sau khi được IOC hoặc các đại diện của tổ chức này vận động hành lang. Nhưng cả Twitter và IOC đều khoa trương rằng họ làm như vậy vì bảo vệ “luật bản quyền”.

Nhà văn Mỹ Jackson Richman đã lên Twitter chia sẻ phần bị xóa của đài NBC về lễ khai mạc. Tuy nhiên, video này hiện đã bị chặn.

Vận động viên người Đức, cô Geisenberger và vận động viên Nils van der Poel của Thụy Điển, mỗi người giành được 2 huy chương vàng tại Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, đã chỉ trích vấn đề nhân quyền của Trung Quốc sau khi trở về nước.
Cô Natalie Geisenberger năm 2017.

Geisenberger năm nay 34 tuổi, hiện là cảnh sát. Cô đã giành huy chương vàng nội dung trượt băng đơn nữ tại Olympic Mùa đông Bắc Kinh vào ngày 8/2. Khi truyền thông hỏi cô về nhân quyền ở Trung Quốc, Geisenberger nói rằng cô phải cẩn trọng về thời gian và địa điểm phát ngôn, cô ấy sẽ bình luận về Trung Quốc sau khi rời khỏi đây.

Sau khi về nước, ngày 16/2, Geisenberger nói trong một chương trình trò chuyện trên “Đài truyền hình số 2 của Đức” (ZDF) rằng dù biết về vấn đề nhân quyền và vấn đề môi trường tại địa điểm thi đấu, nhưng gia đình đã làm rất nhiều để hỗ trợ cô trong quá trình rèn luyện. Bởi vậy sau khi cân nhắc, cuối cùng cô vẫn quyết định tham gia. Khi hoàn thành nhiệm vụ và trở về nước, cô quyết định “từ giờ sẽ không bao giờ đến Trung Quốc nữa.”

Gần đây, vận động viên Thụy Điển, anh Nils van der Poel, 25 tuổi đã giành được 2 huy chương vàng trượt băng tốc độ 5.000m và 10.000m nam tại Olympic Mùa đông Bắc Kinh, và thành công trở thành người phá kỷ lục thế giới cũng như kỷ lục Olympic. Trước Thế vận hội Mùa đông, giới truyền thông Thụy Điển từng hỏi quan điểm của Nils van der Poel về Olympic Bắc Kinh. Khi đó, anh đang tập huấn ở Đức. Anh nói với giới truyền thông rằng có vẻ không khôn ngoan khi sắp vào Trung Quốc mà lại chỉ trích chế độ nước này. Tuy nhiên, anh ấy cũng hứa sẽ nói với giới truyền thông rằng anh ấy nghĩ gì khi trở về Thụy Điển sau trận đấu. Sau khi trở về, Nils van der Poel đã thẳng thừng chỉ trích rằng để một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như Trung Quốc đăng cai Thế vận hội là điều cực kỳ vô trách nhiệm.

10. ĐCSTQ vướng nghi án thu thập DNA của VĐV
Tờ South China Morning Post đưa tin rằng Trung Quốc đang tuyển chọn các VĐV trong nước dựa trên cấu trúc DNA của họ và nếu điều này vẫn chưa đáp ứng đủ tham vọng chiến thắng của chính quyền, thì các VĐV sẽ tiếp tục trải qua những cuộc huấn luyện khắc nghiệt. Một cựu VĐV trượt băng nghệ thuật người Trung Quốc đã mô tả việc đào tạo một cách mất nhân tính mà cô ấy phải chịu đựng. Cô thường xuyên bị đánh bởi đế đựng giày bằng nhựa sau khi phạm lỗi, và bị đá rất mạnh bằng mũi giày trượt băng có răng cưa đến mức ống chân của cô bị chảy máu và để lại sẹo trong nhiều năm.

Ngoài ra, ĐCSTQ cũng vướng phải nghi án thu thập DNA của các VĐV nước ngoài để thí nghiệm ra những siêu chiến binh Trung Quốc. Bà Patricia Adams, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Probe International có trụ sở tại Canada cho rằng, ĐCSTQ “rất có thể” sẽ thu thập DNA của các VĐV có thành tích tốt nhất tại Thế vận hội.

Họ [ĐCSTQ] đang tiến hành xét nghiệm hàng ngày… và hoàn toàn không có sự giám sát nào đối với việc sử dụng các sản phẩm của họ,” bà Adams phát biểu trong một hội thảo trên web hôm 26/1 trên chương trình “Vạch trần Trung Quốc Cộng sản” của EpochTV.

Trong sự kiện trực tuyến, ông Stephen Yates, giám đốc điều hành của công ty tư vấn DC International Advisory đã nói về mối đe dọa khi chế độ Trung Quốc thu thập hàng loạt thông tin cá nhân và dữ liệu sức khỏe. Các quan chức và chuyên gia Hoa Kỳ trước đây từng gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tích lũy một cơ sở dữ liệu lớn bao gồm thông tin cá nhân và sức khỏe của người Mỹ, có thể được sử dụng để tăng cường hệ thống trí tuệ nhân tạo và lĩnh vực y học, cũng như hỗ trợ các hoạt động gián điệp và quân sự.

Theo ông Yates, ĐCSTQ có thể sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ để tạo lợi thế cạnh tranh cho các VĐV của họ, hoặc tăng cơ hội chiến tranh tâm lý. Ông Yates nhấn mạnh, mối nguy hiểm nằm ở chỗ ĐCSTQ sử dụng bộ dữ liệu này cho các mục đích phi đạo đức.

Trung Quốc đã vũ khí hóa trí tuệ nhân tạo và rất nhiều nghiên cứu khác về quá trình con người, theo những phương thức mà các nước văn minh không cho phép. Vì vậy chúng ta không có cách nào thực sự biết được điều u tối gì đang chờ đợi ở tương lai,” ông bày tỏ.

Vivian Đỗ
LỖI TẠI TÔI MỌI ĐÀNG

Tác Giả: Phạm Văn Thành

Miền Nam Việt Nam thất thủ lúc gần trưa ngày 30 tháng Tư 1975 đã kéo theo nhiều di lụy bi tang thương trong đó nổi bật nhất là chuyện tàu Việt Nam Thương Tín đã vượt thoát được cộng sản vào cái ngày đen đủi đó từ Sàigòn và đã cập bờ đảo Guam (căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương) mang theo hơn 600 người miền Nam tị nạn cộng sản vào tháng 5/1975.

Thế nhưng 6 tháng sau tức tháng 10 cùng năm 1975, tàu Việt Nam Thương Tín lại quay trở về với việt cộng, lần này mang theo hơn 1.600 người, để rồi khi cập bờ biển Nha Trang, con tàu đã được công an, du kích cộng sản “chờ đón” và toàn thể hơn 1.600 người hồi hương đã bị việt cộng lột quần áo, tịch thu tư trang và tống giam vào trại tù A20 Xuân Phước, Phú Yên theo danh xưng “tù chính trị” (trại tù A20 Xuân Phước còn có hỗn danh: Thung Lũng Tử Thần, bởi đây là nơi tử địa đã đoạt mạng không biết bao nhiêu tù nhân xấu số dưới chế độ bạo tàn phi nhân cộng sản Việt Nam).

Từ đó tới nay đã 4 chục năm chẵn, quái lạ thay, tuy khá nhiều người trong số ngàn người lâm nạn nói trên vẫn còn sống sót và đang sinh sống tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Tự Do ở phương Tây… lại chẳng có mấy ai công tâm viết lại Sự Thực tàn nhẫn này cho sử sách được ghi.

Có một vài dòng kể chuyện nhưng hầu hết là những tự sự manh mún riêng tư kể lể than thở trong phạm vi cái tôi nhỏ nhoi riêng tư của những cá nhân…

Vì thế chúng tôi, Thư Viện Phạm Văn Thành, sau khi lọc lựa và hiệu chỉnh, xin trình bạn đọc diễn biến tóm gọn sự kiện qua vài ghi nhận tạm gọi là “sử liệu” đáng tin cậy về câu chuyện không thể tin được về con tàu Việt Nam Thương Tín từ 3 phía:

– Phía người quốc gia bị nạn: M Ngọc Phan và nhạc sĩ Trường Sa

– Phía người ở bên kia vĩ tuyến (thời điểm tháng Tư đen 1975): Nhà báo Huy Đức.

– Phía truyền thông: Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do (RFA)

1. M Ngọc Phan (không rõ là tên hay bút danh, không xác định năm tháng viết những dòng kể dưới đây…)

10:30 sáng ngày 30/04/1975, với danh nghĩa Tổng Thống, cựu Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

Trước đó không đầy 24 giờ, Dương Văn Minh đã ký cho Nguyễn Hữu Chung một Sự Vụ Lệnh đưa chiếc tàu Việt Nam Thương Tín đi, và một Sự Vụ Lệnh cho Nguyễn Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam đưa một số vàng tồn trữ ở Ngân Hàng này xuống tàu Việt Nam Thương Tín để khỏi lọt vào tay cộng sản.

Nguyễn Hữu Chung đến Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam định lấy vàng đem đi, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo và Thống Đốc Lê Quang Uyển nhất định không chịu trao, vì muốn giữ lại trao cho việt cộng để lấy điểm. Bàn cãi nhau trong vòng 1 tiếng đồng hồ, Nguyễn Hữu Chung không thuyết phục được Nguyễn Văn Hảo và Lê Quang Uyển, nên Nguyễn Hữu Chung phải lật đật xuống tàu Việt Nam Thương Tín để ra đi.

Tàu Việt Nam Thương Tín ra đến sông Lòng Tảo bị cộng quân nã B-40 vào hông tàu, làm thủng một mảng lớn. Nhà Văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống ở Sàigòn đã bị đạn B-40 của cộng quân giết chết trên tàu Việt Nam Thương Tín.

Khi cập bến đảo Guam, phần do nội tuyến việt cộng tuyên truyền, phần vì ly biệt người thân, 1652 người đã chấp nhận lên tàu Việt Nam Thương Tín quay trở lại Việt Nam, vào tháng 10/1975, dưới sự điều khiển của Hải Quân Trung Tá Trần Đình Trụ.

Kể từ khi cộng sản chiếm đóng miền Nam, nhiều người đã hậm hực tiếc rẻ không chạy thoát trước ngày 30/04, ra nước ngoài. Vì thế, mọi người đã sững sờ khi nghe tin hơn 1600 người “đòi về” với chế độ cộng sản chứ không thèm ở trên xứ tự do! Người Mỹ trên đảo lúc đó đã tìm đủ mọi cách để dỗ dành, chìu chuộng để họ ở lại nhưng không được. Họ nhất quyết tin tưởng nếu “thành tâm” về với cộng sản như vậy, họ sẽ được cộng sản đãi ngộ tử tế và coi như anh hùng!

Lúc đó, người nào cũng hy vọng là sự trở về của họ sẽ được cộng sản thích thú chấp nhận và đãi ngộ tử tế.

Người Mỹ thì biết những người trở về sẽ vô cùng cực khổ vì thiếu thốn nên đã trang bị cho họ đủ thứ mùng mền, chăn gối, lương thực ê hề. Có người đã ví người Mỹ cho nhiều vật dụng như cho con gái về nhà chồng!

Nào ngờ đâu khi tàu Việt Nam Thương Tín cập bến Nha Trang, việt cộng đã cho lột sạch sẽ quần áo và của cải trước khi đưa tất cả vào trại giam ngoại trừ một bé trai 7 tuổi. Mỗi người phải trút bỏ hết quần áo và được cấp phát 2 bộ quần áo cũ hay quần áo tù. Cộng sản làm như vậy để tiện lục soát trong quần áo và tịch thu toàn bộ của cải, kể cả những bộ quần áo của người tị nạn.

Kết quả là mỗi người được cộng sản đón bằng cái còng số 8, bất kể đàn bà trẻ con! Tất cả phải lột sạch quần áo để công an khám người, khám tóc tìm cái gì có thể giấu được. Quần áo bị tịch thu để công an có thời giờ lục soát kỹ càng và lấy luôn. Trong số những người về có tới 400 sĩ quan cảnh sát, và mấy trăm sĩ quan quân đội.

Đàn bà và trẻ con bị giam tối thiểu 9 tháng, những người khác từ 5 năm trở lên, tùy theo thành phần, lý lịch. Một số lớn bị tình nghi do CIA “cài” về để làm gián điệp, tình báo thì còn bị giam lâu hơn! Riêng cựu Trung Tá Trụ đã bị tù 13 năm. Cuối cùng ông được trả tự do và ông cùng với gia đình đã được định cư tại Hoa Kỳ qua diện HO năm 1990.

Thân nhân gia đình của những sĩ quan trở về đã thất vọng và nguyền rủa chồng họ không tiếc lời. Báo hại những người vợ nghèo nàn này còn phải lo tiền bạc đồ ăn đi thăm nuôi. Nhiều bà đã quá giận bỏ chồng khiến cho gia đình tan nát. Các “nạn nhân” chỉ còn cúi đầu sống trong sự tiếc hận, tủi hổ với lương tâm và với mọi người, và tiếc nuối một dịp may đã mất đi vĩnh viễn.

Trong số những người trở về Việt Nam trên tàu Việt Nam Thương Tín cũng có nhiều hoàn cảnh thương tâm. Thí dụ như nhạc sĩ Trường Sa (*). Trả lời phỏng vấn của Thy Nga RFA 2008-12-07, ông cho biết:

Khi đó, tôi là chỉ huy trưởng cái đoàn hộ tống công-voa các thương thuyền của các nước đi tiếp tế cho chính quyền Lon Nol tại Cam Bốt. Ngày 29 thì tôi ở Vàm An Long trên sông Cửu Long. Khi mà tôi liên lạc với các cấp chỉ huy của tôi thì người ta đi hết rồi, thành ra đêm hôm đó, tôi dùng một chiếc tàu nhỏ trở về Sàigòn nhưng không vô được bên trong nữa. Và từ đó, tôi gặp chiến hạm từ Sàigòn đi ra, tôi lên chiến hạm, đi tới đảo Guam luôn. Khi lên tàu, tôi tìm khắp trên các chiến hạm đang di tản, không có gia đình tôi. Không liên lạc được với gia đình, vợ con tôi ở Sàigòn. Tôi không bỏ rơi gia đình trong cảnh khó khăn như thế. Khi đến đảo Guam thì tôi xin Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc can thiệp cho tôi trở về Việt Nam. Hoàn cảnh nào, tôi cũng chấp nhận hết. Vì vậy, tôi theo tàu Việt Nam Thương Tín trở về Việt Nam. Khi tàu tới Nha Trang, việt cộng bắt tôi lên ty Cảnh Sát cũ tại Nha Trang ở đó 2 tháng, rồi chuyển ra trại A20 Phú Khánh. Một thời gian ngắn sau thì chuyển ra Bắc, trại Nghệ Tĩnh đến năm 1984, mất cả thảy 9 năm! Chỉ vì đã ra đi, rồi lại trở về.

Năm 1986 thì tôi vượt biên, bị bắt. Từ cửa biển vào Mỹ Tho, dọc đường tôi bị đánh dữ lắm. Họ giam tôi 45 ngày trong xà lim tối, sau đó, họ cho ra lao động. 2 năm sau thì thả tôi về. Đến tháng 04/1989, tôi tiếp tục đi nữa. Lần này thành công, tôi cùng 3 con đến Pulau Bidong, phải chờ 28 tháng, mới được Gia Nã Đại nhận vào.

Giống như nhạc sĩ Trường Sa, ông M Ngọc Phan cũng vì vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, nên đã từ đảo Guam trở lại Việt Nam trên tàu Việt Nam Thương Tín để rồi trải qua 6 năm tù đầy trong trại tù cải tạo của cộng sản và 12 năm sau, ông và gia đình mới vượt biên thành công, đến được Hoa Kỳ như ông kể trong đoạn hồi ký sau đây:

Vào đầu tháng 04/1975, căn cứ Hải Quân Phú Quốc cấm trại 100% vì tình hình đất nước càng lúc càng mịt mờ, tôi đưa vợ con lên tàu vào đất liền để rảnh tay lo nhiệm vụ của một sĩ quan luôn luôn chấp hành lệnh cấp trên.

Bé Dương mới hơn 2 tuổi và vợ lại gần sanh, nên tôi nghĩ không gì tốt và an toàn hơn là gửi cả về bên Ngoại ở Rạch Giá, để có người giúp đỡ lúc sanh nở.

Ngày 29/04 thì tình hình đã rối beng lên, tất cả tàu trong căn cứ được lệnh nhổ neo, tôi đi theo chiếc Tuần Duyên Hạm HQ600. Mặc dầu đã cố gắng liên lạc về Rạch Giá với gia đình, nhưng làm sao mà kịp được nữa!

Lệnh đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh như nhát chém cuối cùng cắt đứt hy vọng của mọi người. Ngồi trên boong tàu nhìn về quê hương mà nước mắt tôi chan hoà. Thôi thế là hết! Thế là tán gia vong quốc.

Trước đấy hơn một tháng, đã có biết bao công chức, lính tráng di tản về hòn đảo cuối vùng đất nước này, nên HQ cố gắng hết sức để đưa họ ra khơi, mà lúc này cũng chưa ai biết sẽ đi về đâu.

Tàu tôi đã chuyển rất nhiều chuyến ra Tuần Dương Hạm. Tôi chứng kiến bao cảnh thương tâm vợ chồng con cái la khóc vì lạc nhau, thảm cảnh tai nạn khi chuyển lên tàu lớn, có người rớt xuống biển mà không thể nào vớt được. Trong hoàn cảnh hỗn quan hỗn quân ấy, tôi đã hết lòng giúp đỡ mọi người, những ghe nhỏ từ đảo Phú Quốc hay từ Rạch Giá chạy ra chở đầy người, nhưng vợ con mình thì lại không thấy đâu!

Hạm trưởng ra lệnh chạy về hướng Tân Gia Ba, ba ngày sau tàu cặp bến thì tôi chuyển qua chiếc HQ 229 để đi Subic Bay - Phi Luật Tân. Nơi đây tôi đã đứng nghiêm, đau lòng tham dự lễ hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà trên con tàu, tháo cặp lon trên vai áo bạc màu, làm thủ tục ở đây 20 ngày rồi lên máy bay qua đảo Guam.

Suốt những ngày ở trại Asan, tôi thẫn thờ như kẻ không hồn, lạc lõng giữa những người đồng số phận lưu vong. Chỉ có một số người may mắn đầy đủ gia đình, họ mau mắn tiến hành thủ tục định cư càng sớm càng tốt.

Nhìn cảnh gia đình họ mà tôi thèm thuồng và tủi cho thân phận mình. Tuy nhiên tôi vẫn lo làm giấy tờ để đi định cư mà lòng thì ngao ngán. Rồi đây trên xứ người, trơ trọi một thân một mình, không cha mẹ anh em, vợ con thì mình sẽ sống ra sao. Càng nghĩ càng buồn. Đêm đêm tôi ra ngồi sát bãi biển, mắt đăm đắm nhìn về hướng quê nhà, nơi có người cha già yếu, vợ dại con thơ đang lo lắng không biết tôi sống chết ra sao. Tôi nhớ đến miền quê nghèo mà mình đã sống từ nhỏ, có bà con lối xóm đầy ấp tình người, luôn luôn thuận hoà và bảo bọc nhau trong mọi hoàn cảnh ngặt nghèo. Nhất là bây giờ không biết vợ tôi sanh nở có mẹ tròn con vuông hay không. Mình đi rồi thì mẹ con nó lấy gì sanh sống và tồn tại đây.

Tôi nhớ tới cuộc di cư mà cha mẹ mình đã trải qua 20 năm về trước mà lòng não nề. Trong một nước mà còn không thể gặp nhau, huống hồ bây giờ tôi ra nước ngoài thì biết bao giờ gặp lại.

Đến cuối tháng Sáu, trong trại có tin đồn là nếu ai muốn về Việt Nam thì chính phủ Mỹ sẽ cho về. Tôi nghe một cách lơ là vì cho rằng khó có chuyện đó xẩy ra, nhưng càng lúc tin đồn càng lớn mạnh, một người quen nói với tôi là rất nhiều người đã ghi danh để trở về.

Cùng lúc ấy, có một nhóm khá đông hàng ngày tụ tập trước Văn Phòng Đại Diện, biểu tình yêu sách “được mau trở về Việt Nam vì nước nhà đã được độc lập, đã hết chiến tranh rồi. Hoà bình đến thì nước nhà cần bàn tay của mọi công dân”. Cho đến lúc này, việc định cư của tôi vẫn còn mù mờ, không có tin tức gì cả. Tinh thần tôi dao động, khủng hoảng, đắn đo không biết tính sao.

Nếu đi định cư thì chắc chắn là phần vật chất thì no ấm rồi đó, nhưng về tinh thần thì có gì bù đắp được, khi không có gia đình và một người thân nào ở bên cạnh. Nhưng trở về thì sẽ ra sao ? Họ có bắt bớ tra tấn tù đày gì không? Tôi trằn trọc thao thức nhiều đêm để quyết định cho hướng đi của cuộc đời mình.

Người xưa đã nói: Thà chết một đống, còn hơn sống một người. Cả gia đình tôi còn ở miền quê hương ấy, tôi lại là con trai cả, có nhiệm vụ với nguyên một đại gia đình và với vợ con. Nhất định mình phải trở về, không lẽ bây giờ họ thắng rồi, mà lại “Đánh kẻ chạy lại”. Cùng lắm là sau vài tuần điều tra, thấy chẳng có gì là họ cho về với gia đình chứ cơm đâu mà nuôi mãi.

Đọc lịch sử thế giới ai cũng thấy rằng người thắng trận bao giờ cũng mã thượng, như cuộc chiến Nam Bắc ở Hoa Kỳ 1861-1865, Bắc Quân thắng trận nhưng lính Nam Quân vẫn an lành trở về nhà, cả hai miền đều chung sức làm nên nước Mỹ ngày càng cường thịnh. Rồi như nước Nhật, nước Đức kia, thua trận thê thảm năm 1945 mà được cựu thù giúp đỡ, nên chỉ chừng một thập niên sau là trở thành những cường quốc ngay. Việt Nam chắc hẳn cũng thấy ra điều đó. Nhất định là mình phải trở về. Nghĩ vậy nên khi tôi bước lên tàu Việt Nam Thương Tín mà lòng khấp khởi.

Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín đã vào hải phận Vũng Tàu. Hôm đó là ngày 29/09/1975 có trên dưới 1450 hành khách, với rất nhiều lương thực và hành lý do chính Phủ Hoa kỳ trao tặng gồm chăn màn, quần áo và thuốc men như những món quà của người đi xa mang về cho gia đình…

Không biết tại sao mà liên lạc từ trước rồi, mà mãi ngày hôm sau mới thấy hai chiếc tàu Hải Quân bây giờ trương cờ đỏ sao vàng ra đậu cách đó khoảng 200m, rồi họ bắc ống dòm nhìn sang chăm chú. Mấy tiếng đồng hồ sau mới ra hiệu hướng dẫn chiếc Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung.

Bây giờ thì nỗi lo lắng đã hiện lên nét mặt nhiều người, nhưng ai cũng nán lòng chờ đợi vì chưa biết rồi ra sẽ như thế nào.

Ngày hôm sau thì tàu cập bến Nha Trang. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân nơi tôi theo học còn đây, mà sao phố phường im vắng như thành phố chết? Tất cả mọi người lớn bé đều bị dồn lên xe bít bùng mà chở về Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân Đoàn II cũ. Lúc này thì ai cũng lờ mờ nhận thấy rằng khốn nạn đến nơi rồi!

Mọi người phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào những căn barrack.

Nhớ mới đây, thực phẩm ở trại Mỹ ê hề thịt trứng, nho cam mà bây giờ chỉ có cá mối ươn kho mặn là chính, thỉnh thoảng mới được ca canh nấu bằng rau muống hoặc rau cải già. Mỗi ngày một nhóm phải đi khai báo lý lịch trên Phòng Chấp Pháp: Trước đây làm chức vụ gì trong Nguỵ Quyền, hoạt động ra sao, trong bao nhiêu năm… Mỗi người được phát một số tờ sơ yếu lý lịch và ít tờ giấy trắng để viết lời khai. Cán bộ thì ông nào ông nấy mặt lạnh như tiền, cặp mắt thò lỏ ra như mắt chuột và hàm răng thuốc lào thì cứ vẩu tướng mãi lên, họ luôn luôn nói lải nhải câu: “Nếu các anh thành thật khai báo, thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho về”.

Bây giờ thì cái câu ông Thiệu nói, nó hiển hiện lên trí óc mọi người: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Về sau này ai cũng hiểu rằng đám cán bộ này thuộc Cục Tình Báo Nước Ngoài thuộc Bộ Công An.

Suốt 2 tháng trời, tinh thần mọi người trở về đều bị khủng bố, ép cung, còn về vật chất thì quá thiếu thốn, cực khổ. Những giòng nước mắt hối hận đêm đêm ứa ra mà không ai dám than với ai, chỉ thầm đấm ngực ăn năn “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.

Họ chụp mũ mọi người là CIA, Mỹ gài lại Việt Nam phá hoại, chống phá nhà nước. Không biết bao nhiêu lần tôi phải giải thích tại sao tôi lại trở về.

Tôi kể về nỗi nhớ nước thương nhà, lưu luyến vợ con và gia đình, nhưng những con người không có trái tim đó họ không chịu hiểu. Điều phiền muộn nhất cho mọi người là về đến nước nhà rồi mà không ai được liên lạc với gia đình. Chúng tôi cũng biết chắc rằng người thân cũng lo lắng rất nhiều vì mình biệt vô âm tín.

Vài tháng sau thì đàn bà con nít đã được thả ra, nhưng hơn 500 sĩ quan, cảnh sát hoặc những người làm bên ngành An Ninh bị tách riêng ra. Đến đầu năm 1976 thì tôi bị chuyển đến trại A30 Xuân Phước ở gần Tuy Hoà để “cải tạo lao động” với câu quen thuộc cũ: “Nếu các anh cải tạo tốt, lao động tốt, học tập tốt thì đảng và nhà nước sẽ khoan hồng cho các anh về”. Chẳng còn ai tin những lời hứa hẹn này và câu sau của ông Thiệu lại vang vọng: “Hãy nhìn kỹ những gì việt cộng chúng làm”.

Tôi nghe nói những người từ cấp Đại Úy trở lên đã bị chở ra ngoài Bắc, riêng những người thuộc Ban Đại Diện tàu này thì đã bị đưa về khám Chí Hoà từ những ngày đầu. Chắc chắn là họ thê thảm rồi chứ không được tưởng thưởng vì đã đem về cho việt cộng một con tàu đâu.

Thời gian tù đày càng ngày càng vô vọng vì tù mà không có án, thân thể hao mòn vì thiếu thốn. Sự đói khát, kiểm thảo, phê bình, lao khổ trong tù thì đã có quá nhiều người nói đến, kể ra chỉ rườm lời. Tôi xuống tinh thần rồi đổ bệnh tưởng không qua khỏi.

Sự hối hận này so với những người khác cũng chưa thấm vào đâu, nhất là những người vì ngây thơ, đã chia tay với gia đình khi ở bên trại mà trở về một mình. Càng những ông khi biểu tình đòi về to mồm thế nào, thì sự hối hận càng tăng thêm độ nặng chừng đó. Họ không dám nhìn ánh mắt những bạn đồng tù…

2. Trích trang 19 sách “Bên Thắng Cuộc” (TẬP 1: GIẢI PHÓNG – PHẦN I: MIỀN NAM) của Huy Đức (xuất bản và ra mắt ở ngoại quốc 2012, sách điện tử do Amazon phát hành dưới hình thức Kindle theo Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2012-12-13)

Việc đưa vào tù hàng trăm nghìn con người đã buông súng hoặc không hề cầm súng, không bằng một bản án của toà, sau ngày 30-4-1975, và đặc biệt, câu chuyện đưa 1.652 con người trên tàu Việt Nam Thương Tín vào tù được kể lại sau đây, thật khó để nói là may mắn.

Trưa 29-4-1975, Dân Biểu Nguyễn Hữu Chung có được một “sự vụ lệnh” do Tổng Thống Dương Văn Minh ký cho phép tàu Việt Nam Thương Tín thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Sáng 30-4-1975, khi con tàu này ra tới cửa sông, đã bị B40 bắn theo, giết chết nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm nhật báo Sống. Con tàu Việt Nam Thương Tín và hàng nghìn người nằm đợi ở đảo Guam gần năm tháng. Sự chờ đợi trước một tương lai vô định trong khi vợ con, cha mẹ vẫn đang kẹt lại quê nhà đã khiến cho nhiều người muốn quay lại Việt Nam, nơi mà họ tin là đã bắt đầu thống nhất và chắc chắn có hoà bình.

Một trong số ấy là Đại Úy Tình Báo Võ Tính. Ông Võ Tính được người Mỹ tạo điều kiện đưa toàn bộ gia đình di tản. Tuy nhiên, cha ông nói: “Tao chờ đến ngày đất nước thống nhất, tại sao tao phải đi khi ngày đó gần kề”. Còn cha vợ ông thì khi đó đang mong hai người con trai tập kết từ năm 1954 trở lại. Ông Võ Tính đã định ở lại Việt Nam, nhưng vào những ngày cuối tháng 4-1975, người Mỹ khuyến cáo là sẽ vô cùng nguy hiểm. Ông Tính được đưa ra Phú Quốc và khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông được đưa ra Hạm Đội 7 để rồi sau đó tới Guam. Cũng như nhiều người lính khác, Đại Úy Võ Tính không chắc có bị “việt cộng” trả thù trong khi, từ trong thẳm sâu, ông nhận thấy chỉ có Việt Nam mới là tổ quốc. Không tìm được lý do hợp lý để bỏ nước, bỏ cha mẹ già, người vợ trẻ và 3 đứa con thơ, Đại Úy Võ Tính đã tham gia vận động để người Mỹ cho phép những người Việt quay lại Việt Nam bằng con tàu Việt Nam Thương Tín.

Ngày 29-9-1975, sau khi Cao Ủy Tị ạn Liên Hiệp Quốc nhận được sự đồng ý của Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam, tàu Việt Nam Thương Tín rời Guam trong một buổi lễ tiễn đưa trang trọng: Có những phụ nữ mặc áo dài, chào cờ và được truyền hình Mỹ tường thuật. Hải Quân Trung Tá Trần Đình Trụ được ủy nhiệm chỉ huy chuyến trở về của con tàu này.

Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín về đến hải phận Vũng Tàu. Mãi tới hôm sau, hai tàu Hải Quân treo cờ đỏ sao vàng mới chạy ra và dừng lại cách tàu Việt Nam Thương Tín gần 200m. Những người lính Hải Quân dùng ống nhòm quan sát rất kỹ và sau mấy giờ, họ hướng dẫn tàu Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung. Những người trở về bắt đầu linh cảm điều gì đó bất thường nhưng họ vẫn còn hy vọng và vẫn còn chờ đợi.

Tới Nha Trang, tàu bị dẫn vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Tất cả mọi người đều bị dồn lên những chiếc xe bít bùng và khi được chở tới Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân Đoàn II thì mọi người được lệnh “phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào phòng giam”. Trừ một đứa bé khi ấy 7 tuổi, tất cả đều phải đi tù, người ít nhất 9 tháng, người lâu nhất – Trung Tá Trần Đình Trụ – phải ở tù tới 13 năm.
—oo0oo—

3. Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm – Hoà Ái, phóng viên RFA 2015-03-16

Chiếc tàu mang tên Việt Nam Thương Tín chở hơn 600 người di tản vào ngày 30/4/1975 và đã quay lại Việt Nam với số lượng người hơn gấp đôi so với lúc ra đi 6 tháng trước đó. Số phận của những người trở về này ra sao sau 40 năm?

Trong số các chiếc tàu rời cảng Sàigòn chở người di tản trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam thì tàu Việt Nam Thương Tín luôn được nhắc đến trong suốt 40 năm qua bởi vì đây là chiếc tàu độc nhất quay trở về.

Thương thuyền Việt Nam Thương Tín có trọng tải hơn 6 ngàn tấn với hơn 600 người bắt đầu cuộc hành trình vào ngày 30/4/1975. Khi tàu chạy được 7 hải lý trên sông Lòng Tảo đến khu vực rừng Sát thì bị trúng 3 viên đạn pháo B40 gây thiệt mạng cho nhà văn Chu Tử và 1 cháu bé. Mặc dù con tàu bị hư hại nhưng cuối cùng vẫn cập bến Apra, đảo Guam an toàn.

Trong thời gian con tàu Việt Nam Thương Tín có mặt ở đảo Guam, một số những người Việt tạm cư ở đây lên tiếng muốn trở về Việt Nam với lý do gia đình cùng người thân còn ở Việt Nam và còn vì các nguyên nhân khác. Nhiều người tuyệt thực biểu tình yêu cầu nguyện vọng của họ được chính phủ Hoa Kỳ đáp ứng. Mặc dù có rất nhiều lời khuyên can ngăn không nên trở về vì sẽ gặp nhiều rủi ro với chính phủ mới do đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền nhưng cuối cùng khoảng 1600 người, trong đó hơn 100 người đã định cư ở vùng Bắc Mỹ đến Guam để hồi hương. Chính phủ Hoa Kỳ chọn chiếc tàu Việt Nam Thương Tín và chỉ định Hải Quân Trung Tá Trần Đình Trụ lái chiếc tàu này trở về Việt Nam.

Trao đổi qua điện thoại với Hoà Ái, ông Trần Đình Trụ chia sẻ đến đảo Guam một mình vì khi rời Việt Nam trong chuyến công vụ trên chiến hạm Hải Quân nên ông quyết định trở về dù đã tiên liệu được phải trả một cái giá nào đó, có thể là tù đày vài ba năm do ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nhưng vẫn có cơ hội cho một cuộc sống về sau cùng với những người thân.

Cựu Hải Quân Trung Tá Trần Đình Trụ cho biết con tàu Việt Nam Thương Tín được trang bị đầy đủ xăng dầu, thực phẩm không những cho cuộc hải trình trở về Việt Nam mà còn đủ cho thời gian con tàu quay đầu trở lại đảo Guam nếu những người trên tàu thay đổi quyết định.

Không gặp trở ngại nào như lúc rời Việt Nam vào ngày 30/4, con tàu Việt Nam Thương Tín sau 2 tuần đã về đến Vũng Tàu an toàn. Thế nhưng số phận của khoảng 1600 người trên tàu, kể cả phụ nữ và trẻ em lại không được an toàn như vậy. Tất cả họ bị đưa vào trại giam. Ông Trần Đình Trụ kể lại:

Tâm trạng con người ta khi mất tất cả, đất nước mất; gia đình, vợ con, sự nghiệp, nhà cửa, tất cả mất hết thì tôi không tha thiết gì cuộc sống bên Mỹ. Thành ra tôi quyết định về, dù chết cũng về. Về tới Việt Nam thì đương nhiên công an đưa tôi vào trại giam liền. Thực ra tôi về vì gia đình tôi còn ở Việt Nam nhưng những người cộng sản nghi ngờ tôi từ bên Mỹ về thì Mỹ giao cho tôi công tác nào đó. Họ nghi ngờ như vậy cho nên họ điều tra về vấn đề này. Sau đó, họ điều tra rất nhiều, rất lâu, mấy tháng liên tiếp ngày nào cũng gọi tôi lên. Sau cùng họ chẳng tìm ra được nguyên nhân gì cả, chỉ vì lý do gia đình thôi. Sau đó họ đưa tôi vào những trại giam ở miền Trung và miền Bắc. Tôi ở 13 năm. Lúc tôi được về thì tương đối cũng không gặp trở ngại gì cả nhưng mọi hoạt động của tôi vẫn có người theo dõi”.

Trường hợp tiếp mà chúng tôi ghi nhận được cũng từ trên chiếc tàu Thương Tín trở về và bị nói làm việc cho CIA là của ông Trần Đẹt. Ông này người gốc Khmer, hiện ở Sóc Trăng.

Là cận vệ của Chỉ Huy Trưởng Chi Cảnh Sát Quận Mỹ Xuyên, Tỉnh Ba Xuyên, Đại Tá Lê Trường Xuân vào thời điểm 30/4/75, Trung Sĩ Trần Đẹt được lệnh đi theo người chỉ huy của mình xuống tàu Việt Nam Thương Tín để chuyển vùng chứ không hề biết là đi di tản ra khỏi Việt Nam. Quyết định trở về Việt Nam với hy vọng gặp lại vợ và 4 người con nhưng ông Trần Đẹt bị bắt giam ngay sau khi con tàu cập cảng ở Nha Trang vào ngày 15/10/75. Ông Trần Đẹt phải chịu gần 5 năm tù ở trại A20 Phú Khánh vì “Họ nói mấy anh chạy đi nước nào thì còn khoan hồng chứ đi Mỹ trở về thì toàn là CIA cài lại”.

Rồi số phận của nhiều người trong số 1600 người trên con tàu Việt Nam Thương Tín cũng lần lượt được trở về đoàn tụ cùng gia đình, ông Trần Đẹt thì khoảng gần 5 năm, ông Trần Đình Trụ mất 13 năm trường. Và một lần nữa, nhiều người trong số họ lại rời Việt Nam ra đi đến Hoa Kỳ định cư trong những năm đầu thập niên 90. Ông Trần Đình Trụ cùng gia đình đến Mỹ năm 1991.

Tuy nhiên cũng vẫn có nhiều trường hợp không may mắn như gia đình ông Trần Đình Trụ. Gia đình ông Trần Đẹt bị kẹt lại Việt Nam vì tờ khai hộ khẩu có vấn đề. Ngày-tháng-năm ông Trần Đẹt trình diện công an địa phương hồi cuối năm 1980 không được ghi trong tờ khai hộ khẩu của gia đình nên khi đi phỏng vấn thì trong tờ khai hộ khẩu chỉ có năm 1977 khi gia đình của ông được cấp hộ khẩu mới mà thôi nên đối chiếu với thời gian ghi trên giấy ra trại cải tạo không phù hợp. Ông Trần Đẹt nhớ lại:

“Bị trục trặc giấy cải tạo với tờ khai hộ khẩu. Hồi tôi nộp hồ sơ thì tờ khai hộ khẩu là C4, không có ghi ngày tháng mình nhập khẩu. Tới khi đổi tờ khai hộ khẩu mới thì tên tôi bị (Công an địa phương) ghi nhập khẩu năm 1977 nên khi đi phỏng vấn không kiểm tra được. Như thế này, mời phỏng vấn là 10/10/1995. Giấy phỏng vấn ghi mùng 10 nhưng (bưu điện chuyển) về tới tay tôi là mùng 9 thì thu sếp hồ sơ không kịp. Lên phỏng vấn thì bị sai hồ sơ hộ khẩu với giấy cải tạo. Tôi khiếu nại thì họ kêu bổ túc hồ sơ. Tôi lên Sàigòn bổ túc hồ sơ mấy lần mà không được. Phái đoàn Mỹ chất vấn giấy cải tạo với tờ khai hộ khẩu không khớp với nhau. Họ căn cứ theo tờ khai hộ khẩu còn giấy cải tạo thì bị nghi là giấy cải tạo giả”.

Gia đình ông Trần Đẹt nhờ 1 người quen cùng xóm biết tiếng Anh giúp làm đơn khiếu nại gửi đến Lãnh Sự quán ở Thái Lan. Sau đó, gia đình nhận được thông báo hồ sơ được lưu trong vòng 5 năm đến năm 2000 ở Lãnh Sự quán TP. HCM cho việc khiếu nại nhưng vì nghèo khó nên gia đình đành phải bỏ cuộc. Và công an địa phương lập biên bản thu hồi hết 6 hộ chiếu của gia đình.

Hiện ông Trần Đẹt, 68 tuổi, với vóc dáng 44 kg, làm công việc bốc vác gạo và chở gạo thuê ở chợ, kiếm được khoảng 50 đến 60 ngàn đồng, tương đương gần 3 đô la cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày.

Kể từ ngày đặt chân lên con tàu Việt Nam Thương Tín đến nay đã gần tròn 40 năm, nay ông Trần Đình Trụ hài lòng với cuộc sống ở Hoa Kỳ nhưng vẫn mong một ngày trở về khi Việt Nam thật sự có tự do-dân chủ.

Còn ông Trần Đẹt dù phải an phận với cuộc sống gian nan nơi quê nhà nhưng luôn hy vọng có được một cuộc sống mới bên kia bờ Thái Bình Dương. Ở tuổi gần đất xa trời, cả ông Trần Đình Trụ và ông Trần Đẹt đều mong đợi ước vọng của họ thành sự trước khi nhắm mắt xuôi tay.

* Nhạc sĩ Trường Sa tác giả những nhạc phẩm lừng danh: “Một Mai Em Đi”, “Rồi Mai Tôi Đưa Em”, “Mùa Thu Trong Mưa”, “Xin Còn Gọi Tên Nhau”…

Thư Viện Phạm Văn Thành
TIN TỨC – 26/2/2022

TÓM LƯỢC VÀI TIN MỚI NHẤT VỀ CHIẾN TRANH UKRAINE
- Nga tiến đánh Ukraine qua ba ngõ chính: từ Belarus băng biên giới tới sát thủ đô Kyiv, từ khu ly khai Luhansk phiá đông Ukraine, và từ bán đảo Crimea phía đông nam Ukraine, tuy nhiên nhiều tiếng nổ đã được ghi nhận trên hơn 20 thành phố, không rõ do pháo kích, hỏa tiễn hay bom từ đám nằm vùng.

- Có tin hơn 100 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng và hơn 300 đã bị thương trong những đụng độ với lính Nga.

- Quân đội Nga đã tới sát thủ đô Kyiv, còn cách trung tâm chưa tới 20 dặm. Quân Nga pháo kích loạn đả vào các khu dân sự. Kyiv có thể thất thủ trong một hai ngày.

- Tuy nhiên, cũng có tin cuộc tiến quân của Nga chậm hơn dự tính vì đã gặp chống cự mạnh của quân Ukraine.

- TT Ukraine đã ra lệnh phát súng cho dân và kêu gọi dân Ukraine chống cự Nga đến cùng.
Kyiv: kẹt xe khi dân di tản; nhà dân bị pháo kích

- Quân Nga đi hành quân mang theo máy hỏa thiêu xác chết, hiển nhiên để che giấu thiệt hại lính Nga, cũng có thể để giết và đốt xác lính Ukraine. Có tin từ chính quyền Ukraine là cả ngàn lính Nga đã thiệt mạng.

- TT Zelensky của Ukraine chỉ trích NATO bỏ rơi Ukraine, cho Ukraine chiến đấu một mình.

- Mỹ cho biết sẵn sàng bốc TT Zekensky ra khỏi xứ bất cứ lúc nào.

- TT Pháp Macron, bị chỉ trích đã bị Putin lừa khi đứng ra làm trung gian giữa Nga-Mỹ, đã nhìn nhận ông đã bị Putin lừa gạt. Hiển nhiên, Macron chưa phải đối thủ của Putin.

- Dân Nga xuống đường biểu tình chống Putin tại Moscow, hơn 1.000 người đã bị bắt.

- Các tòa đại sứ Nga bị dân biểu tình chống đối trên cả chục thủ đô trên thế giới.
New York biểu tình chống Nga

- Cụ Biden ra lệnh phong tỏa, đóng băng tài sản 6 ngân hàng Nga tại Mỹ, gửi 6 máy bay phản lực và vài trăm lính qua Đức, và hùng hổ khẳng định Mỹ thề sẽ bảo vệ từng tấc đất của NATO. Nghe rất oai, nhưng Putin không hề có ý định đụng tới NATO.

- Rồi ngay sau đó cụ Biden lại tuyên bố: “không ai mong đợi các biện pháp trừng phạt sẽ cản được Nga xâm lăng”. Thế thì ban hành những biện pháp đó ra làm gì?

- TT Putin đã lên tivi kêu gọi quân nhân Ukraine bỏ vũ khí và về nhà, “drop your guns and go home”. Nếu chống cự thì Ukraine sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm để máu đổ. Xử thế đúng như quân ăn cướp.

- TT Putin cho biết đang nghiên cứu việc ban hành một số biện pháp trả đòn những biện pháp trừng phạt của Mỹ và Âu Châu.

- TT Putin tuyên bố sẵn sàng ‘nói chuyện với Kiev về việc giải giới quân sự toàn thể Ukraine’.

- Cuba, Nicaragua, Venezuela, và Syria đã lên tiếng ủng hộ Nga. Trung Cộng và Bấc Hàn im re, bận nghiên cứu phản ứng của thế giới và Mỹ để tính chuyện Đài Loan và Nam Hàn.Tuy nhiên, tin mới nhất cho biết Tập Cận Bình ra lệnh ngưng giao dịch với hai ngân hàng lớn nhất của Nga tại TC.

- Bà Hillary Clinton nói Trump phải chịu trách nhiệm vụ Putin đánh Ukraine (?!).

- Hàng loạt bài báo của các cơ quan truyền thông phe ta đã hấp tấp viết bài biện bạch, bào chữa cho cụ Biden, và quái lạ thay, cũng đổ thừa lỗi tại Trump.

- Nghị sĩ CH Mitt Romney, một người có thù cá nhân với ông Trump, đã cho rằng Putin đánh Nga là do chính sách America First của TT Trump (hiểu được chết liền?!)

- Hãng máy bay Mỹ Delta chấm dứt hợp tác trao đổi hành khách với hãng máy bay Nga Aeroflot, hành khách từ Mỹ đi Nga chỉ mua được vé Delta bay tới Moscow thôi, đi nơi khác không được, phải mua vé với Aeroflot; ngược lại, hành khách từ Nga qua Mỹ mua vé qua Aeroflot tại Nga cũng không chuyển qua máy bay Delta đi nơi khác của Mỹ được.

ĐÀI LOAN CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH
TT Thái Anh Văn của Đài Loan đã ra lệnh cho quân lực Đài Loan sẵn sàng ứng chiến, tiếp theo việc quân Nga công khai xâm chiến Ukraine trước sự kiện cả thế giới chống mắt nhìn, hay chính xác hơn, bàn thảo về việc cấm không cho vài ngân hàng Nga làm ăn và cấm vài đại gia Nga không được du lịch qua các xứ của họ.

Tuy nhiên, bà Thái Anh Văn cũng đủ tế nhị để không tố cáo đích danh Trung Cộng có thể đánh, mà chỉ lấy lý do tình hình bất ổn của thế giới thôi.

Dù vậy, các mạng truyền thông xã hội -social media- đã ào ạt công kích bà và cảnh cáo Đài Loan, trong khi báo chính thức của Nhà Nước TC giữ im lặng, không công kích và không loan tin gì về quyết định của bà TT Đài Loan.

XE TẢI MỸ CHUẨN BỊ VÀO THỦ ĐÔ
Những người chống việc ép buộc chích ngừa tại Mỹ đã theo gương Canada, chuẩn bị một cuộc biểu dương lực lượng chống ép buộc chích ngừa tại thủ đô Washington.

Một đoàn xe tải đang chuẩn bị đi xuyên bang, bắt đầu từ thành phố Barstow, Cali, đi tới thủ đô. Tuy nhiên những người tổ chức cho biết sẽ không vào ngay thủ đô mà sẽ chặn xa lộ 395 hay 495 đi ngang thành phố. Chưa rõ đoàn xe sẽ gây tắc nghẽn xa lộ hoàn toàn như bên Canada hay chỉ gây khó khăn, kẹt xe thôi. Theo chương trình dự tính, đoàn xe này sẽ tới bao vây thủ đô ngày 1/3/2022 là ngày cụ Biden sẽ ra trước lưỡng viện đọc Báo Cáo Tình Trạng Liên Bang.

Quốc hội học được bài học, đã ra lệnh cho khoảng 800 quân nhân trong Vệ Binh Quốc Gia đến bọc giây kẽm gai và trấn đóng chung quanh quốc hội.

TỐI CAO PHÁP VIỆN BÁC ĐƠN CỦA TT TRUMP
Nhắc lại, Ủy Ban Điều Tra của hạ viện về vụ biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021 đã đòi Tòa Bạch Ốc phải cung cấp cả triệu trang tài liệu mật của TT Trump và các phụ tá liên quan đến biến cố này. Cụ Biden mới đầu đồng ý trao hết, nhưng sau đó, nghĩ lại, điều đình với phe DC trong ủy ban và được thỏa thuận cho giữ lại ít tài liệu gọi là ‘liên quan đến an ninh quốc gia’, còn lại, cụ Biden ra lệnh cho Sở Văn Khố trao hết cho ủy ban.

TT Trump kiện, dựa trên nguyên tắc đây là những tài liệu thuộc ‘đặc quyền của hành pháp', cần phải bảo mật như Hiến Pháp cho phép, để tổng thống và các phụ tá có thể tự do thảo luận những vấn đề quan trọng mà không sợ rắc rối với tư pháp và chính trị.

Kiện lên kiện xuống, lên tới Tối Cao Pháp Viện. Ở đây họ phán chiếu theo Hiến Pháp, tổng thống đương nhiệm là người có quyền quyết định tài liệu nào có thể được công bố, tài liệu nào cần giữ bí mật. Do đó, TCPV đã bác đơn khiếu nại của TT Trump và cụ Biden có toàn quyền trao cho hạ viện bất cứ tài liệu nào cụ muốn. Không rõ TCPV đã biểu quyết theo tỷ lệ nào.

Đây là kẽ hở lớn trong Hiến Pháp khi không đề cập đến quyền hạn của cựu tổng thống. Theo thông lệ, những tài liệu của cựu tổng thống thường được công bố sau cả chục hay cả trăm năm, sau khi cựu TT đã qua đời. Bây giờ, cựu TT Trump còn sống mà lại là người lãnh đạo khối đối lập, còn có thể ra tranh cử tổng thống nữa, do đó, cụ Biden đã khai thác một kẽ hở của Hiến Pháp để diệt trừ một đối thủ chính trị.

Quyết định của TCPV hiển nhiên rất bất lợi cho TT Trump, nhưng cũng mở toang cửa cho phe CH khi họ thắng cử, chiếm lại được Tòa Bạch Ốc và quốc hội, sẽ tha hồ công bố các tài liệu mật liên quan đến các quyết định của cụ Biden. Phe CH cho biết nếu thắng quốc hội, họ sẽ thành lập ngay ủy ban để điều tra về 1) cuộc rút quân khỏi Afghanistan, 2) nguồn gốc vi khuẩn COVID, và 3) khủng hoảng di dân.

Như đã viết nhiều lần trên diễn đàn này, các chính trị gia không bao giờ nghĩ xa hơn cuộc bầu cử tới, do đó, không thể đòi hỏi cụ Biden nghĩ xa hơn.

CÔNG TỐ ĐIỀU TRA TRUMP TỪ CHỨC
Hai công tố DC của tiểu bang New York đang điều tra hồ sơ thuế của TT Trump đã từ chức, tuy cuộc điều tra vẫn tiếp tục.

Ông xếp của hai công tố trên, tân công tố quận -District Attorney- Alvin Bragg là người cầm đầu cuộc điều tra cho biết ông ‘không có hứng thú điều tra’ về Trump như công tố tiền nhiệm Cyrus Vance trước đây. Hai ông từ chức dĩ nhiên đã không nói gì thêm, nhưng có thể hiểu sau 3 năm chui vào tìm rác, đã chẳng tìm ra được rác rến gì đáng kể. Bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang New York, bà Letitia James, là người kiên trì chống Trump đến cùng, sẽ tiếp tục cuộc điều tra một mình, không có sự hợp tác của công tố Bragg. Hoặc bà sẽ phải bổ nhiệm công tố mới.

BIDEN BỔ NHIỆM THẨM PHÁN TCPV
Cụ Biden sẽ chính thức bổ nhiệm bà quan tòa Ketanji Brown Jackson vào Tối Cao Pháp Viện thay thế thẩm phán Stephen Breyer về hưu.
Đây là những gì Diễn Đàn Trái Chiều đã viết về bà Jackson cách đây hai tuần:

“Bà Jackson mới được cụ Biden bổ nhiệm vào tòa kháng án District of Columbia thay thế ông tòa Merrick Garland được bổ nhiệm làm bộ trưởng Tư Pháp. Bà được điểm lớn với phe cấp tiến là đánh Trump rất mạnh, nhưng có điểm hại là kinh nghiệm quá mỏng, mới vào tòa phá án chưa tới một năm, và quan trọng hơn nữa, thành kiến quá lớn của bà đối với TT Trump đã khiến nhiều phán quyết của bà bị Tối Cao Pháp Viện lật ngược lại.

Dù sao thì người được cụ Biden đề cử có thể sẽ được phê chuẩn không mấy khó khăn. Đối với phe DC thì dĩ nhiên là họ sẽ xếp hàng sau lưng một bà thẩm phán đen, chẳng một người nào dám hó hé chống đối. Đối với phe CH, thay thế ông cấp tiến Breyer bằng một người cấp tiến khác, dù là phụ nữ da đen, không phải là một cuộc chiến sinh tử mà chống đối chỉ mất thêm hậu thuẫn của phụ nữ và dân đa đen, một cuộc chiến không đáng đánh”.

Bà Jackson xuất thân là một luật sư của Nhà Nước liên bang -federal public defender- lãnh lương công chức chuyên phụ trách bào chữa miễn phí cho những vụ án hình sự cho dân không có tiền thuê luật sư, hiển nhiên không phải là đại luật sư chuyên gia về luật Hiến Pháp hay những vụ kiện tụng lớn. Tuy nhiên, bà đã được cụ Biden thăng chức lớn khi bổ nhiệm bà thay thế quan tòa Merrick Garland, và bây giờ bổ nhiệm vào TCPV.

Bà Jackson đã ra hàng loạt phán quyết bất lợi cho TT Trump. Từng ra phán quyết bắt một cựu phụ tá của TT Trump, ông McGahn phải nghe lệnh của hạ viện đòi ông ra làm nhân chứng trong vụ đàn hặc Trump. Trong phán quyết, bà viết đại khái “lịch sử 250 năm của Mỹ xác nhận tổng thống không phải là vua”. Phe DC đã luôn luôn dùng câu này để truy rượt Trump. Bà cũng là quan tòa đã chặn lệnh trục xuất di dân lậu của TT Trump. Mới đây nhất, bà là quan tòa đã ra lệnh Tòa Bạch Ốc phải nộp cho ủy ban điều tra của hạ viện tất cả hồ sơ của TT Trump mà ủy ban đòi hỏi. Bà cũng đã nhiều lần gửi tiền yểm trợ Obama, Hillary và Biden. Không ai có thể nói bà Jackson ‘phi chính trị’ hay trung lập. Bà được coi như một trong những quan tòa thiên tả tích cực nhất và được hậu thuẫn mạnh của tất cả các tổ chức thiên tả Mỹ.

Bà Jackson có một ông bác (hay chú? "uncle") đang bị án tù chung thân vì là một tay tổ buôn ma túy trong khối dân da đen.

Ông chồng bà Jackson là da trắng, anh em song sinh với anh rể của cựu dân biểu CH Paul Ryan, cựu chủ tịch hạ viện và cựu ứng cử viên phó cùng liên danh với ông Mitt Romney.

Việc bà Jackson được thượng viện phê chuẩn coi như sẽ không khó khăn gì. Như đã viết, tất cả các nghị sĩ DC sẽ ủng hộ, và nhiều nghị sĩ CH không ưa Trump hay phải ra tranh cử trong khu có nhiều dân da đen, cũng sẽ ủng hộ. Chỉ cần 50 phiếu là xong.

GIÁ XĂNG CALI TĂNG VỌT
Giá xăng tại một cây xăng trung tâm Los Angeles hôm thứ Tư vừa qua đã vọt lên trên 6 đô một ga-lông.
Hình của đài tivi ABC

CẢNH SÁT SEATTLE GẶP KHÓ KHĂN
Tuần rồi, diễn đàn này có loan tin thị trưởng Seattle xin cấp ngân sách để thu dụng thêm cảnh sát giữ an ninh cho thành phố, bị nạn trộm cướp, giết người hoành hành cả hai năm nay, sau khi phòng trào cắt ngân sách cảnh sát thành công khi ngân sách cảnh sát bị giảm mạnh và nhiều cảnh sát từ chức hay bị cắt giảm vì không đủ ngân sách.

Bây giờ có tin thêm là nỗ lực thuê thêm cảnh sát của Seattle đang gặp khó khăn lớn là không có bao nhiêu người tình nguyện tham gia làm cảnh sát.

Đúng là không có cái ngu nào bằng cái ngu cắt giảm cảnh sát để làm vừa lòng đám nổi loạn. Mà lại là chuyện… đã xẩy ra thật!

WAPO: 10 NGÔI SAO SÁNG CỘNG HOÀ
Báo Washington Post đã nêu tên 10 ngôi sao sáng của đảng CH và đánh giá khả năng đắc cử tổng thống của họ. Dưới đây là danh sách, xếp theo tứ tự ít hy vọng nhất cho đến nhiều hy vọng nhất. Đứng đầu với nhiều hy vọng nhất là TT Trump dĩ nhiên khi ông này vẫn được hậu thuẫn của ba phần tư cử tri CH.

10. Mike Pompeo, cựu ngoại trưởng;

9. Chris Sununu, thống đốc New Hampshire;

8. Glenn Youngkin, tân thống đốc Virginia;

7. Ted Cruz, thượng nghị sĩ Texas;

6. Tim Scott, thượng nghị sĩ da đen South Carolina;

5. Donald Trump Jr., con trai lớn của TT Trump;

4. Mike Pence, cựu phó TT;

3. Nikki Haley, bà cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc;

2. Ron DeSantis, thống đốc Florida;

1. Donald Trump.

CNN LÀM VIỆC
Báo New York Times loan tin bà Allison Gollust, giám đốc Tiếp Thị của CNN đã bị CNN sa thải. Theo tin của NYT, bà Gollust bị sa thải vì CNN mới khám phá ra trước đây, khi CNN phỏng vấn trực tiếp cựu thống đốc New York, ông Andrew Cuomo trên đài CNN, thì bà Gollust đã gặp ông Cuomo trước khi phỏng vấn, và đã cung cấp cho ông biết những câu hỏi nào sẽ được hỏi, để ông Cuomo có thể chuẩn bị câu trả lời chu đáo và ăn khách nhất. Hiển nhiên đây là cách làm việc không thể nào phe đảng hơn, cũng không thể nào coi thường khán giả hơn, vi phạm những nguyên tắc báo chí sơ đẳng nhất.

Bà Gollust cũng là người tình bí mật của ông Jeff Zucker, tổng giám đốc của CNN mới bị ép từ chức vì xì-căng-đan gian díu với bà Gollust.
Bà Gollust và ông Zucker


CẬU ẤM HUNTER BỊ RẮC RỐI TO
Cậu ấm Hunter Biden đang bị hai Ủy Ban An Ninh Lãnh Thổ và Ủy Ban Tài Chánh của thượng viện điều tra về các hoạt động doanh thương của cậu trong thời ông bố còn là PTT dưới thời Obama. Có hai vấn đề quan trọng là các giao dịch với Ukraine qua công ty dầu khí Burisma, và các giao dịch kinh doanh khác với Trung Cộng. Đặc biệt là việc tài phiệt đỏ Ye Jianming đã trả 100.000 đô, một trong 4 vụ thanh toán tiền bạc mà bộ Tài Chánh cho là ‘mờ ám’ cần điều tra.

Chưa hết. Cậu Hunter còn đang bị hai bà ‘đào’ cũ kiện, đòi trả tiền nuôi dưỡng gì đó, một trong hai bà có con với cậu (mới đầu, cậu chối quan hệ, nhưng bị bắt thử nghiệm DNA và khám phá ra đứa con đúng là con của Hunter). Có thể tòa sẽ bắt cậu khai đầy đủ tài sản và lợi tức, và nộp giấy khai thuế cả mấy năm nay để quyết định cậu phải trả bao nhiêu tiền cho hai bà này. Nếu có điều tra chi tiết thì những kinh doanh với Ukraine và Trung Cộng sẽ phải công khai hóa nhiều chi tiết đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trong câu chuyện cậu Hunter lem nhem này, người đang run hơn cầy sấy lại chính là cụ Biden, vì có thể nhiều chuyện lem nhem trong hậu trường mà tác giả Peter Schzeiwer vừa khui ra trong cuốn sách mới nhất của ông.

‘THỨC TỈNH’ NGU XUẨN
Có một thi bơi lội nữ giữa các đại học, về nhất là hai chị Lia Thomas và Iszac Hening.

Có vấn đề gì? Chỉ là hai ‘chị’ vô địch này đều vạm vỡ to con gấp mấy lần các thí sinh khác, nên đương nhiên khỏe hơn nên về nhất. Hai ‘chị’ là hai ‘chị’ chuyển giới.

Lia Thomas là một anh đực rựa từ ngày cha sanh mẹ đẻ cho tới khi lớn lên, thích bơi lội, nhưng thi đâu về chót đó, bèn nghĩ ra cách, uống thuốc gì đó, đi mổ, cắt hay ghép những gì cần thiết và tuyên bố đổi thành phụ nữ, đi thi với các cô sinh viên thật. Kết quả, đại thành công, thi lội nơi đâu cũng đoạt giải nhất.

Chị Isazc Hening thì trái lại, là nữ từ ngày cha sanh mẹ đẻ, nhưng lạ thay, lại to con vạm vỡ, khỏe như đàn ông, nên bất thình lình đi mổ, cắt hay ghép những gì cần thiết để chuyển giới thành đàn ông. Trong khi chờ đợi thành đàn ông thật thì vẫn đi thi lội với phụ nữ.

Bây giờ, hai chị chuyển giới đó sẽ vào chung kết, lội đua với nhau xem ai về nhất.

Chuyện chỉ có ở Mỹ.
Trái: chị Thomas; phải, chị Hening

Câu chuyện thi đua bơi lội giữa vài trường học tự nó không quan trọng. Tuy nhiên, lại nêu lên một vấn đề đang làm khối cấp tiến ‘thức tỉnh’ và cả đảng DC cũng như cụ Biden bối rối không biết được mà... gỡ rối. Một bên là quyền của phụ nữ, một bên là quyền của chuyển giới, hai bên đang đụng độ nẩy lửa trong khi hai bên cũng lại đều là ‘đối tượng con cưng’ của khối cấp tiến và đảng DC.

Tòa Bạch Ốc từ chối không trả lời câu hỏi cụ Biden nghĩ sao.

CẬP NHẬT COVID




Tóm lược:
- Dịch COVID vẫn tấn công tuy tỷ lệ gia tăng đã giảm khá mạnh, số gia tăng nhiễm chỉ còn 0,7% so với hơn 10% cách đây hơn một tháng.

- Tổng số người mới bị nhiễm trong tuần qua chỉ là hơn 530.000 người so với 6,5 triệu trung tuần tháng Giêng.

- Số người chết trong tuần qua là hơn 14.500 so với 15.500 tuần trước.

Ai cần chích mũi thứ tư?
Nhiều nghiên cữu mới cho biết thuốc chích ngừa, cho dù chích đủ ba mũi, đã chứng tỏ không hữu hiệu gì trong việc chống nhiễm dịch Omicron. Tuy chích ngừa không cản được việc bị nhiễm, nhưng cũng có công dụng là giảm nguy cơ tai hại của dịch, giảm nhu cầu phải vào bệnh viện điều trị và nhất là giảm số tử vong. Nghĩa là chích ngừa đủ ba mũi vẫn có thể bị nhiễm như thường, chỉ là không nặng quá và không chết. Ngoại trừ đối với những người cao niên -trên 65- và những người đã mang nhiều bệnh nặng như cao máu và cao đường, yếu phổi, yếu tim.

Cơ quan kiểm dịch của Mỹ đang nghiên cứu việc chích mũi thứ tư cho những người nhiều rủi ro trên, vì theo các nghiên cứu, mũi thứ ba bắt đầu giảm hiếu lực sau một tháng, và sau bốn tháng thì hầu như không còn hiệu lực nữa.





 Anh chuẩn bị chích mũi thứ tư

Anh Quốc đang chuẩn bị kế hoạch chích ngừa COVID mũi thứ tư cho tất cả những người cao niên từ 75 tuổi trở lên, trong khi sẽ mạnh tay thu hồi những biện pháp ngừa dịch mạnh nhất, như bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, bớt cách ly, dễ dãi hơn cho các tiệm ăn, quán bar, và các sinh hoạt cộng đồng.

Nữ hoàng Anh bị nhiễm
Nữ hoàng Anh đã bị nhiễm dịch, tuy những triệu chứng thấy được khá nhẹ, như cúm thường thôi, và bà vẫn có được ít hoạt động như thông lệ.

Được biết trước đó, thái tử Charles cũng đã bị nhiễm và đã tự cách ly một thời gian.

South Carolina ra luật trừng phạt kinh doanh sa thải nhân viên
Tiểu bang South Carolina ra dự luật mới theo đó các cơ sở kinh doanh như khách sạn, tiệm ăn, tiệm bán lẻ,… luôn cả các bệnh viện tư, nếu sa thải nhân viên vì họ không chịu chích ngừa, sẽ bị phạt 7.500 đô cho mỗi nhân viên bị sa thải.
https://www.breitbart.com/politics/2022/02/22/south-carolina-bill-would-penalize-businesses-7500-per-employee-fired-over-vaccine-mandate/?utm_source=newsletter&utm_medium=email&utm_term=daily&utm_campaign=20220222

Vũ Linh

Blog Archive