Monday, October 30, 2023

Tucker Carlson Talks Gaza Refugees With Nigel Farage



Hùa Theo Kẻ Dữ!

Tin trong tuần: Hàng ngàn sinh viên biểu tình chống Do Thái, ủng hộ Hamas!

Thời hành pháp Omaba đã mở cửa rộng đón hàng trăm ngàn dân tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi, mà chắc quí vị dư biết là dân Hồi Giáo cực đoan, ủng hộ thánh chiến.

Những người này được cho định cư tập trung tại nhiều vùng như Twin Cities ở Minnesota, mà hậu quả nguy hiểm là họ đã bầu vào Quốc Hội những dân biểu Ilhan Omar, Tlaib... như những con ngựa thành Troy trong lập pháp.

Ở Âu Châu, cũng thế, các chính phủ liberal đã cho nhập cư ồ ạt hàng triệu dân Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi. Bọn này đã trở thành gánh nặng về kinh tế, và mối nguy về chính trị xã hội cho các nước mà nặng nề nhất là Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển...

Rồi từ ba năm nay, Joe Biden mở toang biên giới, cho vào hàng triệu dân bất hợp pháp, mà chắc chắn bọn Hồi cực đoan, bọn Tàu Cộng không dại gì không lợi dụng để xâm nhập!

Nay thì hậu quả đã thấy rõ.

Từ một nước.Mỹ đứng đầu tiêu diệt ISIS, nay là sào huyệt cho bọn khủng bố tha hồ tổ chức biểu tình, có nơi bạo động.. và không biết lúc nào sẽ xảy ra thêm một 9-11.

Họ chống Do Thái, chúng tôi khôg có ý kiến; nhưng khi họ ủng hộ Hamas - là tổ chức khủng bố đã tàn sát dã man 1400 người tại một thị trần biên giới sát dãi Gaza đầu tháng 10 vừa qua - thì rõ ràng họ đã đứng vào hàng ngũ ác quỷ.

Người Do Thái có vài bản tính mà các dân tộc khác không ưa thích, thậm chí thù ghét. Tại Âu Châu, họ bị nhiều dân tộc coi rẻ, bị Hitler và Quốc Xã Đức so với chuột bọ, nên tàn sát, chôn sống, cho vào phòng hơi ngạt, lò thiêu 6 triệu người - gần như hầu hết dân Do Thái sống trong các nước bị Đức chiếm đóng. Đọc truyện Ivanhoe, mới thấy hoàn cảnh đáng thương (cũng khá đáng ghét) của người Do Thái ở Vương Quốc Anh. Do Thái cũng bị ngược đãi ở Nga, Tiệp, các nước Đông Âu. Họ bị ghét vì tính ích kỷ, chỉ biết ham lợi riêng tư, bòn mót, lũng đoạn kinh tế nhưng vô tâm với xã hội tại các nước mà họ cư trú.

Nhưng bù lại, người Do Thái là một dân tộc thông minh, tháo vát, có tinh thần ái quốc, can đảm, giàu ý chí, nghị lực. Nhờ đó, họ đã trở về lập quốc trên mảnh đất của tổ phụ Abraham mà họ bị đuổi ra hàng ngàn năm trước đây. Nhờ đó mà với dân số ban đầu vài ba triệu, một nước tân lập nghèo nàn, nhưng đã chiến đấu và thắng lợi giữ được chủ quyền trước một liên minh các nước Hồi Giáo đông gấp hàng chục lần, giàu hơn trăm lần.

Người Palestine mà hàng ngàn năm trước là dân Philistine, đã chung sống an bình với người Do Thái, cũng được Do Thái nhượng miếng đất rộng ở West Bank và dãy Gaza để lập nhà nước. Nhưng họ chỉ muốn tiêu diệt dân Do Thái, xóa tan nước Israel khỏi bản đồ thế giới. Rất nhiều lần Hoa Kỳ, và các nước Ả Rập Hồi Giáo đứng ra trung gian hoà giải, tìm biện pháp êm đẹp. Nhưng nhóm Hamas cứ tiếp tục những hành vi khủng bố nhắm vào dân Do Thái rồi bắt con tin, dùng dân thường làm mộc che cho họ khi bị Do Thái đánh trả. Và cũng từ việc đó, lại hàm hồ đổ thừa cho Do Thái giết dân thường; cùng một sách vở với bọn Cộng Sản trong chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên.

Tôi có thể không cảm tình với dân Do Thái; nhưng tôi rất ngưỡng mộ họ. Vả lại, dù người Do Thái có đáng ghét đến đâu, cũng không phải là có tôi đáng chết, đáng bị hủy diệt!

Vì thế, suót tuần nay xem truyền hình thấy hàng trăm cuộc biểu tình khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại các đại học nổi tiếng ở Mỹ. lòng tôi sục sôi căm phẫn. Càng buồn hơn khí nghe biết có nhiều thanh niên Mỹ gốc Việt lại hùa theo bọn ủng hộ Hamas. Ở New Mexico, có một nữ dân cử gốc Việt còn trẻ, nhưng lên tiếng đòi cho phép dân tị nạn Palestine vào Hoa Kỳ. Cô này lấy trường hợp tị nạn Việt Nam để làm gương và biện mình cho chủ trương của mình.

Tôi xin gửi lại bài viết về Nguy Cơ Hồi Hoá Âu Châu để quí vị suy nghĩ. Tuy viết từ năm 2016 và về vấn nạn ở Âu Châu; nhưng nay cũng có thể là vấn nạn ở Hoa Kỳ.

Trân trọng.


o0o

Ý kiến của một phụ nữ Việt tị nạn trên đất Belgium

Đăng trên Vietland.net 28-03-2016, 09:32 AM #15

Le Thi’s

Tôi là cư dân ở Belgique, do các điều nghe thấy không thể phủ nhận rằng các tầng lớp người Hồi giáo trong xã hội Bỉ đều có giấc mơ Hồi giáo hoá Âu Châu .

Giấc mơ này họ phổ biến gần như công khai …

Trên xe bus, tôi đã từng nghe họ lớn tiếng phát biểu tư tưởng này, với cách nói, giống như họ được dạy với nhau … , một ví dụ : Một bà Bỉ gốc va chạm phải bà Hồi giáo đội khăn, tôi nghe bà Hồi giáo than phiền, bà Bỉ trả lời : ” Thế sao bà không về nước bà mà sống ” bà Hồi giáo liền trả lời :” Tôn giáo, văn hoá của chúng tôi cao, chính mấy người phải ra sa mạc, biển hay đâu đó, chổ này phải là chổ của chúng tôi .. ”

Người Bỉ gốc không thích cư ngụ bên cạnh người Hồi giáo, họ dọn dần ra ngoại ô sống, vô tình họ tạo ra những khu rộng lớn toàn là người Hồi giáo.

Nơi đây cảnh sát khó mà thực hiện trách vụ thường xuyên trừ phi những chiến dịch rộng lớn.

Các con cháu tôi đi học, ở trường các cấp như mẫu giáo, tiểu học, trung học, buổi ăn trưa đều không có thịt heo như jambon, xúc xích … không biết lịnh từ đâu ra.

Các đảng phái chính trị, họ đi vòng các nhà thờ Hồi giáo để tìm phiếu, và dĩ nhiên người Hồi giáo không bỏ cơ hội lợi dụng … họ được nhận vào làm ở các cơ sở chính quyền mà trong giờ làm việc vẫn giử tập tục đạo Hồi như đàn bà thì đội khăn, đàn ông không bắt tay đàn bà …vv

Họ biễu dương tôn giáo họ như một thách thức.

Về chánh sách xã hội, thiết nghĩ lúc ban đầu nó rất là hữu ích, nó giảm thiểu sự bóc lột trong chế dộ tư bản nguyên thuỷ và nó bài trừ chủ nghĩa cộng sản.

Như chúng ta biết, vào thời gian trước đây, các nước Âu Châu hầu hết đều có thuộc địa .

Điều này làm cho họ giàu, có khả năng bảo bọc người dân từ khi sinh ra cho đến chết mà không cần trông đợi vào sự phát tiển kinh tế.

Nhưng bây giờ thì thuộc địa không còn, dân quen thói chây lười, kinh tế khựng lại, di dân, đông nhất là dân Hồi giáo, lợi dụng tối đa chế độ an sinh xã hội.

Ngoài đường phố không thiếu gì cảnh, một phụ nữ Hồi giáo đẩy xe nôi trên đó có đứa bé đỏ hỏn, người phụ nữ này có thai, bụng đã đội áo, hai bên có hai đứa trẻ hai ba tuổi …

Người Hồi giáo bên xứ họ có quyền có bốn vợ, khi sang Bỉ, người này có quyền mang hết 4 vợ và 4 dòng co , ngay những đứa co , vì lẽ gì không sang Bỉ được, vẫn lảnh được trợ cấp …

Thất nghiệp thì được trợ cấp dài hạn, sức khoẻ thì được bảo trợ gần 100°/° … hậu quả là hiện tại Bỉ mắc nợ như chúa chổm.

Và không có một đàng phái chánh trị nào dám đề xuất một chánh sách an sinh xã hội vừa với khả năng của sứ sở …

Trên báo chí, không hiếm những tin những nhóm trẻ vị thành niên vây đánh cảnh sát. Không có chi lạ là những khủng bố được che dấu bởi cả xóm …

Nhưng có một niềm tin tích cực là Bỉ cũng như Âu Châu không thể nào bị Hồi giáo hoá theo theo tiến trình cải tạo.

Những khủng bố vừa rồi đã đánh thức người Bỉ hiền lành, thờ ơ.

Sunday, October 29, 2023

Cảm nghĩ về cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Việt trên Đài VOA.


Ông Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn sách The Sympathizer (Cảm Tình Viên), cuốn sách nhận được giải Pulitzer hồi năm 2016 vừa có một cuộc phỏng vấn do cơ quan truyền thông VOA thực hiện.

Sẽ không có gì đáng nói nếu ông Việt không có đưa ra những lời phát ngôn vừa thiếu hiểu biết vừa vô trách nhiệm của một người có học vị giáo sư tại trường đại học Nam California (University of Southern California).

Sau khi được tin ông Nguyễn Thanh Việt đoạt giải Pulitzer năm 2016, tôi đã tìm đọc quyển The Sympathizer (Cảm Tình Viên). Chỉ sau khoảng 1/3 quyển sách, tôi thấy thật quá thất vọng. Sách này nhận được giải Pulitzer vì đã khéo léo sáng tác, tưởng tượng (fiction) theo đúng với các nhận định, suy nghĩ, hiểu biết, mong muốn của đa số các sử gia Mỹ thiên tả về cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm (1954-1975). Tuy nhiên, đó không phải là điều chính muốn nói trong bài viết này.

Điểm chính là trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh do VOA thực hiện ngày 21 tháng Mười 2023, được dịch sang tiếng Việt, ông Nguyễn Thanh Việt đã đưa ra nhận định về ngày 30 Tháng Tư 1975, ngày người Việt tỵ nạn Cộng sản thường gọi là Tháng Tư Đen, khi cho rằng, "hàng triệu người Việt ty nạn Cộng Sản phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ".(?)

Trước khi có cuộc phỏng vấn này, một tổ chức của người Do Thái ở New York City, 92NY, đã hủy bỏ buổi nói chuyện với sự tham dự của Nguyễn Thanh Việt vào ngày 20/10/2023, lý do được cho là do ông Việt đã ký vào bức thư ngỏ lên án sự tàn bạo của Do Thái trong cuộc tấn công vào Dải Gaza, khu dân cư của người Palestine.

Ông Việt rời khỏi đất nước, cùng với gia đình chạy trốn chế độ Cộng sản Việt Nam vào những ngày cuối tháng Tư 1975, khi đó ông chỉ mới có 4 tuổi. Ông không hề có một ngày nào, giờ nào sống với chế độ Cộng sản Việt Nam. Ông cũng không lớn lên dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.Sống, đi học từ mẫu giáo, trưởng thành dưới chế độ tự do, dân chủ, nhân bản của Mỹ, trở thành nhà văn, giáo sư đại học, tuy ông không rành tiếng Việt nhưng lại rất can đảm, mạnh mẽ khi đưa ra nhận định, phát biểu về một vấn đề to lớn mà ông hoàn toàn thiếu sự hiểu biết tối thiểu, không có kinh nghiệm sống nào, chưa hề trải nghiệm thực tế một ngày nào. Kiến thức, sự hiểu biết của ông Việt về cuộc chiến Việt Nam 1954-1973 chắc chắn chỉ được thu thập từ các sách vở, tài liệu của các tác giả, sử gia "phản chiến" Hoa Kỳ được giảng dạy, phổ biến trong các trường đại học ở Mỹ này.

Ông Việt nói:
"Những người Mỹ gốc Việt đang tưởng nhớ về những sự mất mát, những sự ngược đãi mà họ phải gánh chịu nhưng chính bản thân họ cũng 'quên mất' những điều mà họ đã gây ra cho người khác và tôi nghĩ rằng chính những người Mỹ gốc Việt đó, những người sống trong tại miền Nam Việt Nam phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề và những hành động của mình tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ. Vậy nên, điều quan trọng ở đây là khi chúng ta ghi nhớ những điều mà 'phía bên kia' gây ra cho mình thì cũng đừng quên những thứ mình gây ra cho với họ".

Hành động của họ ở đây là hành động gì? Có người dân miền Nam, đơn vị quân đội nào đem quân tấn công, xâm chiếm, pháo kích bừa bãi vào xóm làng, trường học miền Bắc không, hay chỉ ngược lại? Chính do âm mưu, chủ trương xâm chiếm miền Nam nên ngay sau khi hiệp định Genève được ký kết và cán binh Cộng sản tập kết ra Bắc theo các điều kiện trong hiệp định, Cộng sản đã âm thầm gài lại cán bộ, chôn giấu vũ khí… để sau đó tìm cách phá hoại hiệp định, đụng ra cái gọi là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" để tấn công vào nền dân chủ non trẻ của miền Nam.

Ông Việt có biết rằng, hồi tháng Ba 1972, quân đội Bắc Việt đã đồng loạt đưa xe tăng T54, hỏa tiễn 122 ly, đại pháo 130 ly, hàng chục sư đoàn quân chính quy vượt sông Bến Hải tấn công vào tỉnh Quảng Trị của miền Nam? Cộng quân Bắc Việt đã pháo kích vô tội vạ vào dòng người dân chạy loạn trên Quốc lộ 1 tạo thành một đoạn đường dài 9 km toàn xác người, đoạn đường sau đó được gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng.

Hay ông Việt lại cho rằng, cộng đồng người Việt hải ngoại phải chịu trách nhiệm về tình trạng đất nước hiện nay vì họ đã để cho xã hội Việt Nam suy đồi, giáo dục tụt hậu, kinh tế yếu kém, tham nhũng tràn lan, công an tùy tiện bắt bớ, giam giữ, kết án bất cứ một ai mà họ muốn…?

Chắc chắn một điều rằng ông Việt không hề biết đến không khí ngột ngạt, tù túng, hoang mang, lo sợ của người dân miền Nam, cảm giác đói triền miên của người dân trên cả nước dưới chế độ Cộng sản Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư 1975 kéo dài đến thập niên 1990 đến độ hàng triệu người phải liều chết vượt biển ra đi tìm đường sống.

Tôi thắc mắc rằng, một người được xem là trí thức có hiểu biết như ông tại sao lại không biết rõ về những chính sách tàn bạo, thất nhân tâm của chế độ Cộng sản, khi họ đã giam giữ hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức, cán bộ hành chánh VNCH trong các trại cải tạo mà không có án; cưỡng bức người dân thành phố đi kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp để hợp thức hóa việc cướp bóc tài sản, nhà cửa, vườn tược, đất đai của người dân miền Nam; cướp vàng, xua đẩy người Hoa ra biển, đuổi về nước…Thay vì lên án, kết tội chế độ Cộng sản Việt Nam gây ra cuộc nội chiến 1954-1975, cướp miền Nam bằng vũ lực rồi đưa đất nước đến tình trạng hiện nay, ông Việt dường như lại trút trách nhiệm đó lên đầu người Việt hải ngoại? Hay ông muốn tìm kiếm tín dụng chính trị (political credit) cho một mục đích nào đó sau này? Hơn nữa, ông lấy tư cách gì để phê phán, kết tội cộng đồng người Việt hải ngoại về những việc họ không có trách nhiệm?

Quyển The Sympathizer được giải Pulitzer hồi năm 2016 thuộc dạng "fiction" tức là hư cấu, không có thật. Là nhà văn, ông Việt có quyền hư cấu một tác phẩm nhưng khi nhận định về tình trạng một xã hội, một đất nước, một cộng đồng, ông Việt cần phải có kinh nghiệm sống thực tế. Ông không thể hư cấu, tưởng tượng ra rồi đưa ra các phát ngôn bừa bãi, thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm như vậy.

Nếu thông thạo tiếng Việt, chịu khó tìm hiểu tài liệu, báo chí, nói chuyện với các bậc cha anh từng tham dự, đổ máu hoặc bỏ lại một phần thân thể cho cuộc chiến Quốc-Cộng, có thể cuốn Cảm Tình Viên này sẽ được viết theo chiều hướng khác và ông Việt sẽ không nhận được giải Pulitzer cao quý này được.

Tôi không nghĩ ông Việt là kẻ "ăn cháo đá bát", tôi chỉ cho rằng ông là một người Mỹ hoàn toàn từ trong tâm thức, chỉ có gốc gác, màu da, dòng máu là "thuần túy Việt Nam". Nói cho dễ hiểu hơn là "ngoài vàng trong lại trắng" như một trái chuối, giờ có được chút danh vọng, địa vị trong xã hội nên ông đã "đại ngôn" về một vấn đề mà ông hoàn toàn thiếu sự hiểu biết tối thiểu.

Ông Việt chẳng những phê phán, nhận định về cộng đồng người Việt hải ngoại một cách ấu trĩ, thiếu hiểu biết mà còn chỉ trích dất nước Do Thái về một cuộc chiến tàn bạo có nguyên do từ tôn giáo cách đây cả ngàn năm giữa hai dân tộc Do Thái-Palestine. Đó chính là lý do mà Tổ chức 92NY ở New York của người Do Thái đã phải hủy bỏ cuộc nói chuyện có sự tham dự của ông.

Lên án tội ác chiến tranh do một bên gây ra trong bất cứ một cuộc chiến tranh nào, nếu không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân là một sự thiếu sót trầm trọng, nếu không muốn nói là thiếu đạo đức, nhất là với một người học vị giáo sư. Ông sẽ truyền đạt sự thiếu hiểu biết hoặc quan điểm méo mó lệch lạc như thế trong giảng đường đại học ở Mỹ hay sao???

Tóm lại,

Lịch sử không thể bị chà đạp, thưa ngài giáo sư!

Nguyễn Tiến Cường (SGN)
 Người Của Mồ Hôi | Nguyễn Ngọc Tư

"Má đẹp nhất là không làm gì. Trời ơi, mấy lúc vậy bả đẹp kinh hồn vía".

---
Nhà kiêm luôn quán nước ngó ra đường, mảnh ruộng cũng nhỏ nằm ngay sau nhà, đủ cơm cho cả năm, nhưng cũng ngốn ngấu nhiều thời gian và tâm sức.

Gần năm năm trở lại đây, mùa nước lên, má con chị thêm dịch vụ cho mấy hội nhóm săn ảnh. Thằng con chèo xuồng đưa khách ra chỗ có chòm thốt nốt soi bóng nước đẹp nhất vạt đồng. Chị, hoặc trụng mấy tô mì cho khách dằn bụng, hoặc làm người mẫu ảnh. Công việc sau khó hơn, nhưng kiếm được nhiều tiền hơn.

Buổi đầu làm mẫu, nửa người dưới chị ngâm trong nước, nhưng nửa trên lại mướt mải mồ hôi. Tóc tai dính bết cả, nhưng mấy anh chụp ảnh nói vậy mới đẹp, càng mồ hôi càng đẹp. Họ nói - không biết thật hay giỡn - mồ hôi mà làm giả, kiểu như vẩy nước vào cũng không đẹp bằng mồ hôi thật, thiếu hơi muối nên nhìn hạt nó không trong và tròn chắc, không đọng lại lâu trên da. Nhưng thằng con chị cãi, đẹp nhất má mình là khi nằm võng nghe cải lương buổi xế trưa, hay khi má gội đầu xong, ngồi hong tóc trước quạt gió, hoặc khi má tắt đèn chuẩn bị dọn quán, chắp tay sau đít nấn ná đứng nhìn ngấn trăng rọi vói vào nhà, kiểu không nỡ nào đóng cửa.

“Trời ơi, mấy lúc vậy bả đẹp kinh hồn vía”, thằng nhỏ vừa ngậm cọng cỏ mần trầu bên mép, vừa nói với mấy tay máy, gạ gẫm họ ghi lại hình ảnh má mình những lúc mà cậu cho là đẹp. Một người trong đám họ cười, mẫu ảnh phải làm gì đó, không ngồi không vậy được đâu.

Người đàn bà trong đó dẫu đang tung chài, hay hái bông điên điển, hay rửa bông súng, kiểu gì thì cũng đẫm mồ hôi, cũng khoe bàn tay tựa cành khô, cũng cái cười xếp nếp nhăn lên mặt nhưng mắt rạng rỡ vô cùng.

Chị không có tên thật trong những bức ảnh đó, họ gọi chị bằng “nét đẹp lao động”, hay “tung chài”, hay “hoa của nước”. Nhưng không hề gì, chị biết kẻ trong ảnh là mình, dù đang làm gì. Cả thằng con chị cũng nhận đó là má mình, “nhưng xấu”. “Má đẹp nhất là không làm gì”, thằng nhỏ nói.

Lâu lâu ai đó gọi khoe ảnh chụp chị được trao giải cao, rồi ai đó khoe chân dung chị được bảo tàng phụ nữ mua lại. “Vậy là ảnh chị được treo ở đó cả trăm năm nữa, cho cháu chắt chị coi”, nghệ sĩ nọ hồ hởi nói qua điện thoại. Đứa con nghe tin tự dưng trong lòng bức bối. Nó cũng không biết mình buồn bực vì lẽ gì. Nhưng một bữa trên đường đi làm hồ, ngang qua bảo tàng nọ, thằng con chị nhận ra, chừng nào cái bảo tàng còn, cái ảnh kia còn treo trên vách phòng trưng bày thì má mình còn dầm trong nước lũ, rửa bùn sình cho bông súng.

(Trích từ một câu chuyện mới của Tư _ Ảnh sưu tầm)

MỘT GÓC TRỜI QUÊ - MƯA ĐẦU MÙA NHỚ CON CÁ RÔ NON

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống, ở quê tôi là mùa cá rô non hay còn gọi là cá rô bí. Những con cá rô cỡ ngón tay màu trắng ánh bạc không biết từ đâu kéo thành bầy đàn chạy như gợn nước trên những thửa ruộng còn đầy cỏ năn xanh bạt ngàn chưa được nhà nông dọn dẹp để gieo mạ, cấy lúa.

Đây là lúc những cơn mưa “dào dẫn” kéo dài, có khi mưa trong nắng và nắng trong mưa, trời đất như ngủ mơ theo những cánh đồng no nước, thơm lồng lộng mùi đất mới. Nếu để ý, sẽ thấy những thửa ruộng ven đường lộ, nước mưa đã đủ độ sâu để lắng lại trên tầng đất bùn pha cát đã trong veo, nhìn thấy được những cánh rong trứng phiêu lãng bám vào chân cỏ dại. Cá rô non cỡ ngón tay kéo từng bầy tìm thức ăn, lượn lờ trong bóng nắng tinh mơ đổ xuống mặt nước lóng lánh. Đây là lúc trẻ con chúng tôi bước vào mùa câu cá rô non.

Thuở đó rất hiếm khi trẻ con mua cần câu ở chợ. Bụi trúc sẵn sau nhà, chỉ cần cầm dao ra, chọn cây trúc nào ở độ già, vỏ ửng vàng chặt bỏ gốc chỉ lấy đoạn thân trúc thẳng nhất để làm cần câu cá rô. Cây trúc vốn tự nó đã thẳng, nhưng muốn có một cây cần câu trúc vừa ý thì gom một đống lá vàng lẫn với cành khô, đốt lên, trước đó đã dùng dao róc sạch hết những mắt nhánh (nhớ róc xuôi chứ dừng róc ngược cây trúc sẽ hư, gãy, hoặc khuyết lóng, cần câu sẽ vứt bỏ hoặc sử dụng cũng không đẹp). Chờ lửa tàn, chỉ còn than hồng là tốt nhất, hơ cây trúc trên lửa than cho nóng chỗ nào cần uốn thắng rồi cẩn thận uốn, nắn cây trúc theo như ý muốn. Thế là ta có cây cần câu trúc dùng câu cá rô hết ý.

Hồi đó chưa có loại dây câu bằng cước (gân) phổ biến như bây giờ mà chỉ có loại nhợ sợi bện màu trắng đục, lưỡi câu cá rô non là loại nhỏ, khi thả xuống ruộng muốn lưỡi câu không bị gió đàn, thổi bay trên ngọn lúa thì cần xỏ vào sợi dây câu một cục chì tròn, nhỏ cỡ viên bi cách phao câu khoảng gang tay. Mồi câu cá rô non “bắt nhất” vẫn là trứng kiến vàng xào dầu dừa với một chút sáp đèn cầy cho sệt lại để dễ móc vào lưỡi câu. Thứ mồi này lũ cá rô non mê nhất, người đi câu chỉ đứng trên bờ ruộng móc mồi, thả xuống là giật mỏi tay.

Muốn thọc trứng kiến vàng phải có một cây sào tre đủ dài để đưa tới ngọn cây có tổ kiến, thường độ dài của cây sào này khoảng 3 mét, buộc kiểu thắt võng 3 sợi dây một cái rổ nhỏ hoặc một cái túi vải, thòng xuống, cách đầu sào 5cm. Khi vào vườn tìm tổ kiến vàng, cứ thấy tổ kiến nào to đưa cây sào thẳng lên tổ kiến, dùng ngọn sào chọc vào, quậy cho trứng kiến lẫn kiến non rơi xuống túi vải phía dưới, thọc chừng 2-3 tổ kiến là đủ để làm một cữ mồi câu cá rô.

Kiến vàng là loại háo chiến, điếc không sợ súng, thà chết để bảo vệ tổ nên khi thọc ổ kiến phải hết sức cẩn thận, nếu có nón bảo hộ càng tốt, nhưng hồi nhỏ thì làm gì có nón bảo hộ, cứ áo sơ mi cỡi ra quấn cổ, quần đùi, chân đất đi lùng tìm tổ kiến vàng. Bởi vậy khi ngước mắt nhìn lên tổ kiến, lũ kiến vỡ tổ liều chết xông thẳng xuống cắn người phá tổ nó, có con kiến vàng chơi ác, không cắn mà… đái vào mắt người phá tổ để trả thù. Nước đái kiến vàng vừa chua vừa cay, rất khó chịu, nếu bị đái một mắt còn tay dụi tay tiếp tục thọc sào, bị đái cả hai mắt chỉ còn cách buông sào mà chạy tìm chỗ có nước sạch để rửa mặt cho bớt rát mà thôi.

Hỗn hợp trứng kiến, kiến non của tổ kiến vàng mang về lựa sạch lá vụn, rác, dùng cái chảo nhỏ bắc lên bếp, đổ khoảng 3 muỗng dầu dừa, khi dầu sôi trút hết hỗn hợp trứng kiến lẫn kiến non vào, cho ít sáp đèn cầy, trộn đều cho đến khi hỗn hợp trong chảo sệt lại, bóp trong mấy ngón tay thấy kết dính là được. Khi đã có mồi trứng kiến vàng, có cần câu trúc, chỉ cần đeo thêm cái giỏ tre nhỏ bên hông để đựng “chiến lợi phẩm” là đủ lễ bộ cho một buổi đi câu cá rô non thú vị. Trứng kiến vàng xào dầu dừa được chất sáp đèn cầy tạo độ kết dính để khi bốc một nhúm, vo tròn trong mấy ngón tay thành cục mồi xinh xắn, thơm lừng, hấp dẫn móc vào lưỡi câu thả xuống mặt nước là lũ cá rô non bu lại tranh nhau đớp “mồi bén”. Người câu cá rô non đầu mùa tha hồ mà giật, chẳng mấy chốc sẽ lưng giỏ cá.

Cá rô non nấu được nhiều món: canh chua nấu lá me non, bông so đũa, kho mẵn hay kho tiêu đều ngon, chiên xù cũng là cách chọn lựa cho bữa cơm quê ăn trong những cơn mưa chớm thu đầy hương đồng gió nội tuyệt hảo. Nhưng đây chỉ là ký ức tuổi thơ chứ bây giờ đồng ruộng quê tôi lớp lên vườn dừa, lớp đào ao nuôi tôm công nghiệp nên cá rô non đầu mùa mưa cũng không còn nơi trú ngụ, chắc lũ cá rô non được sinh ra trên đồng ruộng lại trở về kênh, rạch để ra sông còn người nông dân thì ăn cá rô non nuôi mua ở chợ quê. Trẻ con thôn quê cũng không còn thú vui câu cá rô non đầu mùa mà dán mắt vào màn hình điện thoại để chơi game.

Người ở lứa tuổi tôi ngày xưa chỉ còn sống bằng hồi ức để nhớ lại tuổi thơ tuyệt đẹp của mình với hình bóng đứa trẻ con lên 9 lên 10, thấp thoáng đâu đó trên bờ ruộng xanh cầm cây cần trâu trúc, lon mồi trứng kiến để câu cá rô non đầu mùa cho những bữa cơm quê.

T Kế Tường

Saturday, October 28, 2023

Lòng tốt hiếm có của 3 sinh viên Mỹ

Ba sinh viên tại Mỹ đã rất may mắn khi mua lại chiếc ghế sofa cũ với giá 20 đô la từ một cửa hàng từ thiện. Thật không ngờ là họ đã phát hiện ra 41 nghìn đô được giấu bên trong chiếc ghế cũ này. Tuy nhiên, cả 3 người sau đó lại có một quyết định không ngờ khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Không phải mua vé số, cũng không tham gia một trò chơi may mắn nào, ba sinh viên này đã “nhận” được 41 nghìn đô la (tương đương 900 triệu đồng) khi mua về một món đồ cũ.

Được biết, ba sinh viên này cùng thuê một căn nhà sống cùng nhau ở thành phố New York (My). Và chiếc ghế sofa cũ với giá 20 đô la được mua tại cửa hàng từ thiện, đã vô tình mang đến cho họ số tiền khá lớn, khiến cả ba người đều không thể tin vào sự thật này.

Ban đầu, họ phát hiện ra 700 đô la từ chiếc ghế sofa, nhưng vì nghi ngờ nó có thể sẽ chứa một kho báu lớn hơn thế, nên ba sinh viên này đã tiếp tục tìm kiếm. Quả không sai khi họ đã tìm thấy 41 nghìn đô ngay sau đó. Lúc ấy, cả ba sinh viên đều không thể kìm nén sự bất ngờ và vui mừng.

Thế nhưng, sau vài phút lấy lại bình tĩnh, họ bắt đầu nghĩ đến việc sẽ làm gì với số tiền lớn này. Với một số tiền được xem là từ trên trời rơi xuống, và không phải do tr.ộm c.ắp có được, cả ba người đã nghĩ đến chuyện tiêu số tiền này vào những thứ mình thích.

Tuy nhiên, chiếc phong bì có ghi tên phía ngoài đã thức tỉnh họ rằng đây không phải là số tiền có thể lấy đi tùy tiện, và nó cần được trở về tay chủ nhân của mình. Vậy nên, cả ba người đã quyết định đem câu chuyện này kể cho ba mẹ mình để nhờ người lớn tư vấn cách xử ly' tốt nhất. Và ba mẹ đã cho họ lời khuyên rằng nên giữ im lặng, và đi tìm người chủ của số tiền.

Cuối cùng, họ cũng biết được số tiền này là của một bà lão. Và đây là số tiền mà người chồng quá cố của bà đã để lại cho vợ mình. Nhưng thật không may, trong thời gian bà buộc phải nhập viện để thực hiện ca ph.ẫu thu.ật, thì các con bà lại mang chiếc sofa cũ bán đi để thay vào một chiếc khác mới hơn.

Bà đã rất vui mừng khi nhận lại được số tiền tưởng chừng như không cách nào có thể tìm lại được nữa. Với bà, đây chính là một sự may mắn thật đặc biệt. Và bà đã hậu tạ ba bạn trẻ tốt bụng bằng một bữa tối cùng 3000 đô la thay cho lời cảm ơn.

Tiền là thứ khiến người ta có thể dễ bị làm mờ mắt và nổi lòng th.a.m. Nhưng không phải vì thế mà nó có thể điều khiển nhân cách của một con người. Ba bạn sinh viên trong câu chuyện này chính là những tấm gương sáng về lòng trung thực và dũng cảm vượt qua những lợi ích cá nhân để nghĩ về người khác.

Nguồn internet

Đọc VƯỢT TÙ VƯỢT BIÊN của HUỲNH CÔNG ÁNH

Hình như tôi là người sau cùng đọc bản thảo của anh Huỳnh Công Ánh dù cả hai chúng tôi hiện đang cùng sống chung thành phố New Orleans. Nghe anh nói song song với bản tiếng Việt anh đang tiến hành dịch sang tiếng Anh, với ước vọng người Mỹ và nhất là lớp trẻ Việt Nam đang trưởng thành tại hải ngoại sau này đọc để hiểu rằng muốn có được tự do thế hệ cha anh đã phải đánh đổi những gì.

Khởi đầu cuốn hồi ký là những ngày tan hàng và bỏ súng cuối tháng 3/75 từ cầu Bà Gi Bình Định là hậu cứ của Trung Đoàn 40 Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Khi đơn vị anh nhận lệnh di tản chiến thuật về phía Nam, anh hoàn toàn không biết đó là điểm bắt đầu cho một cuộc ra đi mà mãi hơn 40 năm sau vẫn chưa lần trở lại. Anh kể rất thật, chân thành, không cường điệu hay thêm thắt để biện minh. Đọc hồi ký của anh tôi thấy hình ảnh của mình lúc đó bởi vì ngay tại ngã ba cầu Bà Gi Bình Định này cũng chính là nơi mà vào lúc 12 giờ trưa 31/03/75 tôi rời bỏ đi để khỏi phải chứng kiến một Qui Nhơn đang hấp hối mà không còn ai vuốt mắt.

Sau 30/04/75 khi chiến tranh chấm dứt anh cũng rất ngây thơ gần như là ngây ngô vì có lúc tin rằng khi tiếng súng không còn, chỉ còn lại những người cùng máu đỏ da vàn , kẻ chiến thắng cũng sẽ bắt đầu " nối vòng tay lớn " cho phép người dân được tự do mua bán để mưu sinh. Những ngày đó tôi cũng như anh cũng thầm nghĩ như thế, nên không lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe anh kể anh chạy về nhà nói với vợ là may chiếc áo nhiều túi để đựng vàng làm vốn theo nhà sư Nhật Thường từ Sài Gòn ra Phan Thiết buôn nước mắm. Những vị sư của thời mạt pháp đã vô tình gián tiếp cũng như trực tiếp nhúng tay góp phần vào sự đoạt thắng của miền Bắc Việt Nam. Lịch sử cũng đã cho biết đó là cuộc chiếm đóng bằng vũ lực cộng với máu và nước mắt của cả hai miền.

Những lời mị ngữ chứa đầy phỉnh dụ của cộng sản sau khi chiếm lấy miền Nam trong những ngày tháng 5/75 dành cho quân cán chính của bên thua trận tức VNCH vẫn còn lừa được quá nhiều người. Ngay cả tác giả cuốn hồi ký này cũng phải thú nhận là mình dính tròng. Vì cứ nghĩ ra trình diện mang theo lương thực, vật dụng cá nhân chỉ “học tập cải tạo” trong 10 ngày theo lời kêu gọi, nên anh cũng " hồ hởi phấn khởi " như bao sĩ quan cấp úy khác ra trình diện chính quyền " cách mạng " để rồi rất nhiều người vĩnh viễn bỏ xác nơi chốn rừng sâu nước độc không có ngày về.

Anh đã cho người đọc sống lại tâm trạng hoang mang tột cùng của 42 năm về trước. Lịch sử sai lầm dạy cho những thanh niên thế hệ chúng tôi từng bài học viết bằng máu , nước mắt, tủi nhục và hờn căm. Khi học được bài học đắt giá đó thì mũi súng và cùm gông đã khóa chặt tuổi thanh xuân không còn lối thoát. Khi sự sống bị dồn bước đường cùng, phản xạ của sự tồn sinh đã trỗi dậy vô cùng mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhờ thế mà người đọc mới có cuốn hồi ký này cầm trên tay để nghe anh kể lại cuộc vượt thoát ra khỏi chốn lao tù để đi tìm tự do vô cùng lâm ly gay cấn và hồi hộp giống như đang xem một bộ phim hành động chứ không phải thực tế ngoài đời. Một chuỗi đường dài gian truân qua nhiều trại tù để rồi cuối cùng khi được chuyển vê khu 1 trại Tân Kỳ Nghệ Tĩnh, anh quyết định tổ chức một cuộc vượt thoát. Không chỉ vượt thoát ra khỏi trại tù Nghệ Tĩnh không thôi mà còn phải vượt thoát ra khỏi một nhà tù lớn hơn đó là đất nước Việt Nam đang bị cầm tù bởi chánh quyền cộng sản. Sự sắp xếp chi li cho cuộc vượt thoát nhiều lúc lọt qua như sợi chỉ xõ lỗ kim đã khiến tôi say sưa đọc ngấu nghiến cộng thêm sự tò mò thôi thúc.

Tôi không bị đưa ra Bắc nhưng tôi cũng là một cựu tù bị nhốt sáu năm ở Trại A 30 Tuy Hòa . Những trại tù tập trung khổ sai được thiết lập sau 75 từ Nam ra Bắc đều đúc y khuôn bởi bọn cộng sản nắm quyền cai trị . Tôi không đủ dũng khí như anh để trốn thoát ra khỏi nơi giam giữ , vì tôi không biết trốn đi đâu khi mà toàn cõi đất nước cũng đều đang là nơi giam giữ người dân , trong đó có ba má vợ con tôi . Anh Huỳnh Công Ánh đã gan dạ làm được điều đó sau khi bỏ lại Việt Nam nhiều món nợ ân tình không thể dùng tiền trả được . Món nợ lớn nhất đó là món nợ với người con gái đất Nghệ Tĩnh tên Trần Thị Hoa mà anh đã dùng nguyên chương 9 của quyển hồi ký để nhớ ơn.

Cho dù thương em nhiều lắm
Mà nợ nước còn trĩu nặng hai vai
Nên anh đành lỗi hẹn
Chiều nay, bến bờ lưu vong ngóng về bên nớ
(Lời trong một bài hát của HCA)

Trần Thị Hoa người con gái Nghệ Tĩnh 18 tuổi trong một lần đi xem văn nghệ do tù nhân trình diễn trên sân khấu là lò gạch của Trại tù, đã đem lòng ngưỡng mộ anh chàng ca sĩ bất đắc dĩ đã có gia đình của bên thất trận. Từ sự ngưỡng mộ này Trần Thị Hoa gần như gián tiếp giúp đỡ và tiếp trợ cho chuyến trốn thoát của tác giả. Đó là cái mốc của định mệnh. Đặt giả sử giá như người con gái tên Trần Thị Hoa không tìm cách nhét mảnh giấy vào tay người tù tên Huỳnh Công Ánh thì sự quen biết đã không xảy ra. Sự quen biết đã không xảy ra thì nhà Trần Thị Hoa không phải là nơi để người tù hình sự Nguyễn Đình Chiến làm điểm hẹn với Huỳnh Công Ánh để lên kế hoạch vượt ngục. Nếu đã không có một kế hoạch vượt ngục thì ngày hôm nay chúng ta không có quyển hồi ký này để đọc để cùng thương mến cô con gái lỡ làng khi còn đang tuổi xuân thì phơi phới kia. Đó là duyên mệnh.

Trong cuộc sống của mỗi một chúng ta, ngoài tình yêu nam nữ ra còn có nhiều thứ tình bao dung hơn mà nếu chữ tình đó đem thả xuống dòng nước thì sẽ bị nước cuốn trôi đi. Nếu khắc trên trời xanh thì một ngày nào đó sẽ có những chòm mây bay ngang qua che khuất. Nếu khắc lên hy vọng thì sẽ bị chông gai gập ghềnh trong cuộc sống cản ngăn trắc trở. Chỉ có khắc lên trái tim thì chữ tình kia mới sẽ cùng ta vĩnh cửu. Tôi tin rằng trong trái tim của anh hình bóng người con gái tên Hoa đã hằn chung cùng với những tháng ngày lất lây làm tù nhân trên đất Bắc.

Tác giả còn món nợ ân tình nữa chưa trả được đó là ân tình của vợ chồng người lính nhảy dù tên Cho, người đã cứu mạng anh sau lần vượt biên lần đầu thảm bại. Lần thảm bại đó anh đã có một quyết định tìm sự tồn vong trong đường tơ kẽ tóc. Anh tự cột mình cuốn theo tàu kéo ra xa thà lềnh bềnh trên biển cả mênh mông trong đói lã kiệt sức còn hơn tấp vào bờ để một lần nữa nộp mình cho kẻ địch. Anh phó giao số mệnh cho đấng toàn năng và khẩn thiết van xin. Lời khẩn xin đã được ngài nghe và nhân vật tên Cho xuất hiện. 

Suốt một tuần lễ ăn nhờ ở đậu trong căn chòi nghèo nàn rách nát của vợ chồng ngưòi lính nhảy dù VNCH, những chén cháo mà chị Cho nấu cứu sống anh là những chén cơm phiến mẫu mà thuở hàn vi đã nuôi Hàn Tín trên bước lưu vong sau này làm nên nghiệp lớn. Nhờ sự cứu sống đó mà anh có những khát vọng của ngày hôm nay trên một vùng đất tự do không còn áp bức, nhưng anh vẫn chưa tìm ra ân nhân của mình để đền ơn đáp nghĩa. Chỉ biết người lính tên Cho đó đã cứu anh vì tình huynh đệ chi binh là chiến hữu mà mới ngày nào còn chung màu cờ sắc áo đứng cùng nhau.

Năm 1981 sau 6 năm ở tù tôi được thả về từ Trại A 30. Đó là khoảng thời gian chuyện đi vượt biên như một phong trào. Người người vượt biên, nhà nhà vượt biên và phàm là bất cứ người miền Nam VN nào ai cũng đều mơ ước thoát ra khỏi đất nước đang bị cai trị khắc nghiệt. Tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên mơ ước để chỉ mà ước mơ. Tài sản sau khi ra khỏi tù là hai bàn tay trắng, một chỉ vàng lận lưng cũng không có thì làm sao dám mơ tưởng có một ngày nào được móc nối thoát ra khỏi nơi này? Tôi sống để đầu hàng số mệnh. Cứ mỗi khi nghe ai đó đi vượt biên không bị bắt lại tôi cầu mong an lành đến cho họ. Tôi cũng nghe kể về những chuyến đi không thành, bị lừa gạt, bị cướp biển hãm hiếp, bị phong ba bão táp những chiếc ghe mỏng manh bị nhấn chìm trong lòng biển cả. Tôi chỉ nghe và hình dung rất mơ hồ. Nay được nghe chính anh trực tiếp kể lại từng chi tiết nhỏ trong lần vượt biên lần thứ nhất thảm bại với ba lần bị cướp biển ở chương thứ 13, tôi thật sự hãi hùng. 

Anh đã làm tôi nhớ đến nhân vật Papillon trong Người tù khổ sai của Henry Charrière trong những lần vượt biển để thoát khỏi những hòn đảo giam cầm. Hình ảnh thằng cháu tên Dũng cầm con cá còn sống đưa vô miệng, máu con cá ứa ra hai bên mép, thấy ngọt trong miệng chứ không nghe mùi tanh là một hình ảnh bi tráng chỉ có những ai rơi cùng cảnh ngộ mới thấm thía được điều này. Nó cũng khiến tôi nhớ đến những ngày đầu trong Trại tập trung, chủ trương của những người cai ngục không cho tù nhân dùng muối, phải đốt rễ tranh lấy tro ngâm trong nước cho có vị mặn. Vì thèm muối lâu ngày cho nên sau này khi nhận được những hạt muối đầu tiên tôi cũng đã thử ngậm và lắng nghe vị ngọt của muối thấm vào đầu lưỡi len lỏi qua các kẽ chân răng. Vị ngọt của muối tôi nghĩ chỉ có những tù nhân trong các trại lao nô của cộng sản VN sau 75 mới ngộ ra được điều này.

Trong chuyến vượt biên lần thứ hai của anh, tôi thật sự bị lôi cuốn vào lối kể chuyện chân tình. Tôi vừa bị lôi cuốn vừa tò mò muốn xem kết quả chuyến đi có trót lọt hay không, giống như là đang theo dõi một bộ phim Đại Hàn. Vừa xem vừa mong sao có một happy ending như đa số phim đều kết thúc có hậu như vậy. Thật may mắn sau 5 ngày tàu anh cũng đến được Mã Lai.

Khoảng thập nên 80 - 90 khi còn ở trong nước qua VOA tôi đã nghe đến tên Huỳnh Công Ánh trong phong trào Hưng Ca cùng với Việt Dũng, Nguyệt Ánh, Phan Ni Tấn, Châu Đình An. Những lời ca trong bài hát về quê hương VN khắc khoải đã làm sục sôi dòng máu thời trai trẻ ôm súng nằm rừng. Tôi nghe đến tên anh nhưng không hình dung được và không nghĩ là có một ngày nào đó mình gặp được người nhạc sĩ tài hoa này. Vậy mà chúng tôi đã gặp nhau và sống chung cùng thành phố.

Cơn bão Katrina năm 2005 nhấn chìm New Orleans xuống dòng nước và cuốn trôi nhiều thứ, nhưng lại giạt về đây người nhạc sĩ tài hoa, người tù vượt ngục từ Nghệ Tĩnh của mấy chục năm xưa. Khi anh đến thành phố này gần như là anh làm lại từ đầu. Suy bụng ta ra bụng người, trong bụng tôi đã nghĩ mấy anh chàng có máu nghệ sĩ như Huỳnh Công Ánh mà làm business thì chắc có nước từ chết đến bị thương. Tôi quên lững là tôi đến Mỹ sau anh cả mười mấy năm, kinh nghiệm thích ứng với cuộc sống còn thua anh xa lắc. Anh từng làm chủ này chủ nọ ngay cả chủ nhà hàng và đặc biệt anh đã từng hai lần triệu phú khi còn rất trẻ. Thật vậy vừa quay qua quay lại đã thấy anh có vẻ an bề gia thất tại nơi này. Hai chúng tôi tháng nào cũng gặp nhau ít nhất một lần để sinh hoạt chung trong Hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức Louisiana. Thoắt một cái đã hơn 10 năm anh lập nghiệp ở nơi cùng tôi ở. Thỉnh thoảng anh bay đi đâu đó vì máu vừa giang hồ vừa hiệp nghĩa để vận động gây quĩ cho Tuổi trẻ đang đấu tranh trong nước đòi hỏi nhân quyền, xong anh cũng quay trở lại New Orleans. Sau mỗi lần đi như vậy anh thường sôi nổi kể cho tôi nghe, giống như là chúng tôi đang ở lứa tuổi nào đâu đó của thuở thanh xuân chứ không phải là những ông già người nào trẻ nhất cũng đã sáu mươi.

Nhưng ở tuổi nào cũng vậy, tôi khắc khoải cùng anh. Chúng tôi là những cựu chiến binh chưa làm tròn nhiệm vụ đã được tổ quốc giao cho. Tôi không có đủ khả năng để nhớ và kể lại một chặng đường dài,  nhưng đã có anh làm giùm điều đó. Cuốn hồi ký với những trải lòng không cường điệu không thêm thắt vừa đau đớn vừa bi hùng, anh nói giùm tôi nhiều điều mà tôi cũng muốn nói. Đó là lời ủy thác đến thế hệ mai sau đang sống thành đạt trên xứ người đừng bao giờ quên để tìm lấy tự do, thế hệ cha anh đã từng là như vậy đó.

Quê nhà tôi bên kia đại dương
Cách bên này một bờ biển động
Vành biển máu một thời tang trắng
Phủ lãng quên trên những oan hồn

Quan Dương

*Hình : nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh và Quan Dương tháng 06/22 tại New Orleans

Cộng Nghiệp và Biệt Nghiệp-- Phỏng vấn Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA


DLLM: Cộng nghiệp của thế giới này không chỉ là nghiệp của loài người, mà còn của vạn loài chúng sinh, kể cả côn trùng.

Nếu bốn người đặt tay lên cái bàn này, nó thành vật dùng chung. Như vậy, hành vi này tạo ra cộng nghiệp, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận quả. Còn những việc làm riêng rẽ sẽ tạo ra biệt nghiệp của từng cá nhân.

2. MIKE AUSTIN: Nói cách khác, ngài có cho rằng DNA chính là sản phẩm của cộng nghiệp lẫn biệt nghiệp, thông qua đó mà chúng sinh xuất hiện trong thế giới này?

- DLLM: Tôi không có cơ hội nghiên cứu về DNA. Nó là vật thể, đối tượng nhận biết bởi nhãn thức. Bạn có thể nhìn thấy DNA qua kính hiển vi không?

3. MIKE AUSTIN: Tất nhiên. Có 64 nhiễm sắc thể cấu thành một người. Mỗi nhiễm sắc thể được dàn trải thành hàng ngàn hợp thể gọi là Gen.

DLLM: Đó là vật chất. Một khi đã là vật chất thì có thể phân chia, chiếm chỗ trong không gian, và không thể là thứ bất phân. Bất cứ vật thể nào phân chia được sẽ không có Thức- cái Biết không thể nào hiện hữu. DNA chắc hẳn không có thức, nhưng đóng vai trò nền tảng của sự nhận thức.

4. MIKE AUSTIN: Nếu tự nó không có Thức, cái gì là nguyên nhân tạo ra nó- theo cách thích hợp- để có sự nhận thức?

Ngài nói rằng: khởi nguyên tâm thức vốn không tạo vật thể, vậy điều gì đã tạo DNA vô tri này, rồi đến lượt nó lại tạo thành tâm thức?

DLLM: Cũng tương tự như thị lực. Con mắt là giác quan vật chất, không phải là Thức, nhưng đóng vai trò nền tảng và là tác nhân sinh khởi Nhãn thức.

Bộ não không phải là Thức, nhưng đóng vai trò nền tảng của mọi Nhận thức- là cái gì đó không có hình dáng và màu sắc.

Tuy nhiên, như tôi đã đề cập, nhờ năng lực thiền định, hay tam-muội, bạn có thể đạt tới, hoặc tạo ra một trật tự sắc thể cao hơn.

Có hai dạng Sắc:
1/ dạng có thể quan sát bằng các giác quan,
2/ dạng vi tế, chỉ có thể nhận biết bằng tâm thức.

Vì thế, lửa và nưóc thể được tạo ra do năng lực thiền định. Tuy vậy, chúng có tác dụng đốt cháy hay làm ướt.

5. MIKE AUSTIN: Lửa mà ngài đang nói đến ở đâu?

DLLM: Từ người tu tập về các thứ như: lửa, nước, gió, v.v... Điều này tương tự như bức ảnh (MRI) soi chụp được mà hôm nay chúng ta đã thấy.

6. MIKE AUSTIN: Như vậy, ở mức độ đào luyện tâm linh nào đó, vật chất có thể được biểu hiện ra?

DLLM: Đúng vậy.

7. MIKE AUSTIN: Nhằm mục đích gì?

DLLM: Điều đó tùy động cơ của mỗi người.

8. MIKE AUSTIN: Tôi hiểu rồi. Tôi muốn hỏi ngài vấn đề này: từ khi còn nhỏ, ngài đã rất thích khoa học. Vì sao?

DLLM: Đó là mơ ước của tôi. Đúng vậy. Tôi đã quan sát nhiều tranh ảnh, máy móc và tôi trở nên thích thú. Từ nhỏ tôi đã rất tò mò. Và khi luôn hỏi “vì sao?”, bạn dần dần quan tâm đến khoa học.

9. MIKE AUSTIN: Kể cả khi tìm kiếm nguyên nhân khởi đầu, hay điều gì đó tương tự?

ĐLLM: Nguyên nhân khởi đầu không phải là khoa học. Khoa học đến sau nguyên nhân khởi đầu.

10. MIKE AUSTIN: Cho đến nửa đời, ngài mới rời khỏi cái thế giới không-có khoa học kỹ thuật, để bước vào thế kỷ 20. Sự phát triển, khám phá nào khiến ngài ấn tượng, hay quan tâm nhiều nhất?

DLLM: Hồi nãy tôi đã nói rồi, là cái máy quét MRI. Thật là đặc biệt kỳ diệu. Khi quét qua cơ thể, nó ghi nhận từng cen-ti-mét theo lớp cắt ngang.

11. MIKE AUSTIN: Tại sao điều ấy khiến ngài quan tâm?

DLLM: À, vì nó rất có ích.

12. MIKE AUSTIN: Vì sao phát minh này lại đáng quan tâm nhất?

DLLM: Vì không cần giải phẫu thân người để có ảnh chụp.

13. MIKE AUSTIN: Một số máy móc đã gây nhiều rắc rối, cũng lại giúp ích cho con người. Theo ngài, cách tốt nhất để vận dụng khoa học ky thuật là gì?

ĐLLM: Điều đó tùy vào động cơ thúc đẩy. Cần có sự vừa phải và lòng tốt thì mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp. Thế thôi.

14. MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy thế nào về năng lượng hạt nhân?

DLLM: Tôi nghĩ đó là điều tốt.

15. MIKE AUSTIN: Tại sao?

ĐLLM: Vì nó có ích... nếu bạn sử dụng nó một cách thích hợp.

16. MIKE AUSTIN: Ngài thấy rằng tiềm năng lợi ích của nó vượt hơn sự nguy hiểm sao?

ĐLLM: Mọi thứ đều là Duyên khởi. Bạn thấy đó, năng lượng hạt nhân có hoàn toàn lợi ích không? Tất nhiên không. Nhưng chúng ta đang đề cập đến 1 vấn đề nan giải. Chỉ xét riêng bản thân nó, bạn không thể quả quyết năng lượng hạt nhân là xấu. Cho vậy thì chính bạn là người cực đoan. Bất cứ sự cực đoan nào cũng tai hại.

17. MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về ảnh hưởng rộng hơn của nó? Với nguồn lực nguyên tử mạnh nhất này, rất có thể sẽ huỷ diệt cả thế giới. Ngài có thấy sự nghịch lý chăng?

ĐLLM: Một lần nữa, theo tôi, hoàn toàn tùy thuộc vào kỹ năng của bạn trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân như thế nào. Chẳng hạn như ăn kiêng, nếu không biết cách ăn thích hợp, bạn cũng có thể tự giết mình.

18. MIKE AUSTIN: Trở lại vấn đề đang thảo luận: sự tồn tại và tiến hóa của vũ trụ.

Khoa học phương Tây đã chỉ ra: đời sống trên hành tinh này được phát triển từ dạng thể đơn giản đến dạng thể tinh vi, phức tạp. Ngài có cho rằng dòng tiến hóa này tương tự với quan niệm của đạo Phật về Luân hồi, trong đó các loài hữu tình tái sinh trong vòng luân chuyển đã xác định trước, với những hình thức, dạng sống khác?

ĐLLM: Theo kinh điển đề cập, chúng tôi tin cả hai: dạng sống bậc cao dần thoái hóa, và dạng sống nguyên thủy dần tiến hóa. Ngoài ra, tôi không biết. Cần khảo sát thêm về vấn đề này.

Tôi cho rằng, những điều khác biệt vẫn có thể đồng thời tồn tại. Những gì khoa học đã tìm ra về bản chất của sự tiến hóa có thể là đúng; và một kiểu tiến hóa khác cũng có thể đang tồn tại (song hành).

19. MIKE AUSTIN: Trong kinh điển có nói đến 1 thời điểm cụ thể, 1 mốc cố định hoặc thời kỳ mà không gian và thời gian sẽ trống rỗng- không còn chúng sinh nào hay chăng?

DLLM: Trong kinh PG, điều này được giải thích như sau: Nếu bạn đào sâu xuống lòng đất 1000m, rồi đào rộng ra 1000m, sau đó lấp đầy hố này bằng tóc, mỗi sợi dài 1/2m. Rồi cứ 100 năm, lại lấy đi một sợi tóc, cho đến khi lấy hết số tóc ấy sẽ là khoảng thời gian của một Trung kiếp, và một đại kiếp có 80 trung kiếp. Đại thể như thế.

20. MIKE AUSTIN: Kinh có nói có bao nhiêu đại kiếp không?

DLLM: Ồ, vô lượng đại kiếp, không có giới hạn. Sự hiện hữu tồn tại theo kiểu: trái đất này tan rã, rồi lại hình thành, rồi lại tan rã... diễn ra khắp nơi nơi trong vũ trụ.

21. MIKE AUSTIN: Vậy, không có thời điểm xác định khi nào vòng luân hồi sẽ dừng lại sao? Chẳng phải ngài đã nói, luân hồi sinh tử không có điểm khởi đầu, nhưng có điểm chấm dứt đó sao?

DLLM: Đối với từng cá nhân, nó có chấm dứt. Với toàn thể thì chẳng có khởi đầu và chẳng có kết thúc.

Nếu khảo sát riêng về một người, có thể chấm dứt nguyên nhân khiến người ấy chịu luân hồi sinh tử. Nhưng luân hồi nói chung, thì không có giới hạn, làm sao bạn có thể đặt thời điểm xác định?

22. MIKE AUSTIN: Một câu hỏi cuối. Sinh vật chủ yếu được phân làm hai loại: thực vật và động vật. Thực vật tự sinh tồn từ ánh nắng, đất và không khí. Nhưng động vật dùng thức ăn từ bên ngoài và thường là từ giết hại loài khác. Ngài thấy ý nghĩa tâm linh nào, với thực tế sự sống như thế?

DLLM: (cười lớn). Điều này thật khó. Theo đạo Phật, còn có sự khác nhau dựa trên nền tảng: có là loài 'hữu tình' hay không.

23. MIKE AUSTIN: Thực vật có là loài hữu tình không? Chúng có tình thức không?

DLLM: Thực vật, nói chung, thì không. Nhưng điều phức tạp hơn: loài nào là thực vật thực sự và loài nào là động vật? Cây cối quanh ta có lẽ là thực vật thực sự, xem như không có tình thức. Tuy nhiên, còn có loài thực vật rất khó nói là có tình thức hay không.

Ngay cả khi phân tích cơ thể con người, tôi không biết chắc tế bào nào có tình thức và tế bào nào không.

Theo kinh điển Phật giáo, có 80,000 tế bào có tình thức, tức 80,000 chúng sinh hữu tình, bao gồm cả giun lãi. Tôi nghĩ, thân khó có thể chứa đến 80,000 con lãi- nhìn thấy được bằng mắt thường!

Như tôi đã nói, Không nhất thiết mọi vật có chuyển động đều phải có tình thức,
TỪ SAN DIEGO TỚI RUTLAND

Vợ chồng tôi vừa được mẹ già bảo lãnh qua Mỹ. Dẫu đã qua tuổi xế chiều, sức lực chẳng còn bao nhiêu, có qua cũng chẳng biết làm gì và cũng chẳng làm được gì. Đi, tức là bỏ nhà bỏ cửa, bỏ hết tất cả. Nhưng nghĩ lại, chúng tôi cũng đi vì còn gặp được mẹ và còn gần được mẹ nay đã ở độ tuổi 98, tức cái tuổi gần đất xa trời.

Chúng tôi qua San Diego vì đây là nơi mẹ được định cư theo chương trình HO đã hơn ba mươi năm trước. Lâu nay, đọc tin trên mạng biết rằng San Diego được đánh giá là an bình, cuộc sống hiền hòa và khí hậu trong lành. Thật vậy, bầu trời ở đây trong xanh và đi bộ buổi sớm ngoài đường, mọi người đều chào nhau dẫu không hề quen.

Được một vài tháng thì cô cháu gái sống ở Vermont, một tiểu bang nằm ở bờ đông, sát biên giới Canada, mua vé mời qua chơi vì vào cuối thu trời rất đẹp, lá phong đổi màu, cảnh sắc rất tuyệt vời.

Vậy là chúng tôi “lên đường” qua hai chặng bay từ bảy giờ sáng tới gần sáu giờ tối thì tới được Vermont.

Phải nói là ở đây cảnh sắc đẹp tuyệt vời. Cô cháu gái của tôi sống tại Rutland, một thành phố nhỏ của Vermont, tiểu bang thứ 14 của đất nước Mỹ từ năm 1791. Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây không phải chỉ là cái đẹp của cây lá phong mà là cái đẹp văn hóa của cả một thành phố nầy.

Văn hóa kiến trúc
Cứ cho Vermont là tiểu bang thứ 14 của Mỹ từ năm 1791 theo như lịch sử. Và nếu cũng y như cái mốc lịch sử nầy, thì nhà cửa của thành phố Rutland cũng có thể là xưa tới cả hai trăm năm.

Nhà cửa ở đây, theo tập tục Mỹ, đều được xây dựng bằng khung gỗ và đóng ván ép có trát xi măng bên ngoài. Mái ngói cũng được lợp bằng gỗ. Chỉ có điều là toàn bộ gỗ đều đã được xử lý chống mưa, mối, mọt nên rất chắc và bền.

Có dịp dạo khắp thành phố, sẽ thấy hình thái nhà cửa ở đây rất đa dạng và phong phú nhưng đều mang một sắc thái kiến trúc rất cổ xưa với nhà chính phía trước, xế phía sau là garage. Nhưng garage chỉ làm chỗ chứa đồ linh tinh, còn xe thì để… ngoài sân! Nhà nào phía trước phần lớn cũng đều có dãy hàng hiên với lan can, trên đặt một hoặc hai chiếc ghế tựa làm nơi ngắm nghía hoặc suy ngẫm cuộc đời, y như cảnh thấy trong phim cowboy ngày xưa.

Ngoài ra, theo phong cách chung, nhà nào cũng đều có mảnh sân cỏ rộng phía trước nên khắp nơi đâu đâu cũng thấy màu xanh.

Văn hóa đọc sách
Có một nét đặc biệt nơi thành phố nầy là nền văn hóa đọc sách. Người dân nơi đây ai cũng thích đọc sách. Cứ thử ghé vào thư viện sẽ thấy đầy người dân vào đây đọc sách. Những người lớn tuổi thì dắt cháu, tuổi trẻ thì dắt em. Vì ở đây còn có cả sách cho trẻ em.

Trê em ở đây cũng có học đủ ba năm mẫu giáo, và nói riêng độ tuổi 4 hàng năm đều phải đọc cho đủ 400 quyển sách. Có thấy những quyển sách dành cho các em mà bái phục cho nền giáo dục của nước người. Vì quyển nào cũng đều thích hợp với từng độ tuổi, thiết kế khoa học, hình ảnh đẹp, tạo sự hiểu biết về môi trường sống, môi trường thiên nhiên… cho trẻ.

Ngoài ra, ở khắp nơi còn có những “thư viện” mini, tức những tủ sách dạng tổ chim bồ câu dành cho ai cần thì tới tìm đọc miễn phí, hoặc nếu có dư sách thì cứ bỏ thêm vào, mô hình nầy hiện đang được phát triển tại một số nước.

Văn hóa đường phố
Ngoài khu vực trung tâm thành phố có địa thế bằng phẳng nên đường sá được thiết kế ngang dọc vuông vức, xa khỏi trung tâm, do địa hình đồi núi nên các con đường thường ngoằn ngoèo.

Thích nhất là vào buổi sớm khi dạo bước, toàn bộ đường sá đều sạch sẽ, hai bên đường là những bãi cỏ xanh ngút ngàn, cây phong chuyển màu lá, và người đi đường phía bên kia, ngay cả người đang lái xe, gặp mình cũng đều thân mật giơ tay chào good morning.

Có lần, cũng đang lúc đi dạo buổi sớm, chợt thấy có người dắt chó đi dạo phía bên kia đường bỗng nhiên đứng lại, cho chó vào sâu trong lề. Thì ra, chỉ là sợ chó thấy người lạ mà sủa lên làm phiền. Sau một thoáng, chợt hiểu, mình cũng vội vàng giơ tay chào good morning, và kèm theo thank you.

Chao ôi, nền văn hóa xứ người!
Chuyện Hoa Sữa

Tôi sinh ra và lớn lên ở 1 căn nhà đẹp nhất trên phố Trần Hưng Đạo - biệt thự 41 Trần Hưng Đạo. (Giờ là Đại Sứ Quán).

Tôi yêu Hà Nội từ những bức tranh phố Phái.. từ những bản nhạc của Phú Quang, Hồng Đăng "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm..."

Rồi nhạc của anh Trương Quý Hải cũng nói:
"Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp..."

Hà Nội gắn liền với Hoa Sữa từ văn thơ nhạc hoạ như vậy.... Nó ngọt ngào, thơm dịu...

Khu nhà tôi là 1 biệt thự rộng vài ngàn mét vuông, xung quanh là những cây xanh cao vút trồng từ thời Pháp: thường là cây sấu, cây Nhãn, cây Sung... những loại cây có bóng râm, ít sâu bọ...

Biệt thự rộng nên nhà tôi nhiều gia đình họ hàng ở... Ngày đó tôi độ 10 tuổi...

Một ngày đẹp trời... Chú tôi, một người vốn lãng mạng, thích văn thơ, một ngày bỗng lấy về 1 cây hoa sữa trồng trong sân... Ngay cạnh cửa phòng Mẹ tôi ở tầng 2...

Hoa sữa lên nhanh... lá xanh mướt rất đẹp... vươn lên cửa sổ phòng ngủ nhà tôi, nhìn từ trong ra rất lãng mạn... Cửa sổ thời Pháp làm rộng, thoáng khí, vào mùa Đông gió lùa từng đợt vào nhà...

Mùa hoa sữa đầu tiên cũng là ngày nhà tôi và nhà Chú tôi chửi nhau to lần đầu tiên....

Tôi hồi đó còn nhỏ, chỉ nhớ vài câu mẹ tôi nói: "đm thơm thì vào đây mà ngửi..."

Rồi mẹ tôi cầm dao bầu xuống... chặt lấy chặt để.

Ba tôi thì đang bận ngồi uống rượu với Chú tôi... Ba tôi bảo "Kệ!"

Cây hoa sữa đó chặt thành từng đoạn phơi khô, vài tháng sau Tết làm củi đun bánh chưng, cả nhà lại vui vẻ quây quần bên nhau.

Đêm 30 vừa ăn bánh chưng vừa nhắc lại kỷ niệm... ai nấy đều gật gật "tsb đúng là sợ vãi đái thật nhỉ?!"

Bọn Pháp trông thế thâm thật - trước khi rời bỏ Hà Nội đã cố để lại 1 di chứng... nghĩ ra thâm hơn cả Cao Biền trấn yểm thành Đại La...

Nghe nói Pháp tạo ra hoa sữa với mục tiêu để trói các chiến sĩ cách mạng vào gốc cây rồi bắt khai ra đồng bọn..

Hoa sữa nó giống App AI - chỉ đẹp trong văn thơ tranh ảnh. Chứ với cuộc sống thật của người Hà Nội, nó là sự ám ảnh.

Tôi nghĩ ai muốn thưởng thức mùi hoa sữa thì nên trồng ở đầu Hà Đông, rồi đứng ở mạn Bờ Hồ mà ngửi thì vừa nhất!

--
Nhà ở mấy khu Nguyễn Du, Lò Đúc bị khó bán chính là do Hoa Sữa là vậy...

Tôi có thằng bạn nhà ở Nguyễn Du, cả nhà năm nào cũng đi nghỉ mát 1 lần dài ngày: và lịch nghỉ mát là chọn mùa Hoa Sữa chứ không phải mùa Hè hay Đông gì cả... người Hà Nội có câu "Dạt nhà!" Chính là chỉ cảnh này...

Tôi tra từ điền về bài Hoa Sữa, thì phát hiện ra nhạc  Hồng Đăng viết bài đó để cho bộ phim "Hà Nội mùa Chim Làm Tổ" và lúc đó nhạc  Hồng Đăng CHƯA BIẾT về hoa sữa. Sau này có nhiều vùng như Hải Phòng nghe theo lời mấy ông nhạc  rồi trồng 1 dãy phố hoa sữa (chắc muốn đưa 1 chút Hà Nội đến nơi đó!) Sau này toàn bộ cây đó rồi cũng bị đốn sạch thay bằng hoa Phượng (thật nhân văn )

---
Sau này khi lớn lên, dậy thì rồi, thì mỗi lần tôi nghe thấy ai đó khen mùi hoa sữa thơm, tôi lại nhớ tới lời mẹ tôi lúc cầm dao phay: "Đ M thơm thì vào đây mà ngửi..."

Blog Archive