Tuesday, July 31, 2018

DÂN NHẬT BIỂU TÌNH: KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI HỖ TRỢ VIỆT NAM. MỘT ĐẤT NƯỚC YẾU KÉM MỌI MẶT, THAM NHŨNG TRÀN LAN.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố sẽ hộ trợ Việt Nam mọi mặt từ kinh tế đến khí tài quân sự nếu căng thẳng tại Biển Đông trở thành chiến tranh khiến dân chúng Nhật phẫn nộ và biểu tình khắp các con phố ở Kyoto. 

Dân Nhật cho rằng không việc gì phải đi hỗ trợ một đất nước yếu kém mọi mặt, tham nhũng tràn lan... việc hỗ trợ sẽ mang lại nguy hiểm với chính người lính, người dân Nhật trong khi điều đó (chiến sự ở Biển Đông) không liên quan gì đến Nhật. Trong cuộc biểu tình, họ dùng loa hô vang "giúp Việt Nam để người dân Việt Nam sang đây phá hoại nước Nhật" (dân Nhật cho rằng người VN qua Nhật chỉ để ăn trộm ăn cắp, bỏ trốn ở lại khi hết hạn visa lưu trú)


Họp Mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển



TQLC Co Thanh Quang Tri
Thủy Quân Lục Chiến VNCH tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị (15 tháng 9 năm 1972).

Viet ve nuoc My 2
Họp mặt 46 năm sau tại San Jose, cùng đồng ca bài Cờ Bay.

 ***
Ngôi nhà tôi ở từ khi sinh ra cho tới khi rời Việt Nam nằm đối diên với một hãng bào chế thuốc Tây tại Sài gòn. Hãng có cơ sở rất lớn nên trước năm 1975 lính Việt Nam Cộng Hòa thường mượn chỗ đó để đóng quân. Nhìn ngắm các anh lính một cách tò mò và thán phục là một phần của tuổi thơ tôi. Tôi nhớ có người vui vẻ, xởi lởi, có người nghiêm nghị, trầm tư. Có người mặc quân phục trơn màu lá rừng, có người mặc rằn rinhư da cọp, có người loang lổ hoa rừng. Nhưng họ đều giống nhau ở chỗ còn rất trẻ.

Ngày 30 tháng 4, 1975, người lính Cộng Hòa cuối cùng tôi thấy là một người đã chết, nằm ngay dưới dốc cầu Phan Thanh Giản, phía xa lộ Biên Hòa. Nghe nói đó là một anh lính trẻ vừa tự sát. Ai đó đã phủ lên mình anh một tấm poncho, chỉ còn thò ra đôi giày mốc thếch bụi đường. Nỗi thương xót đã thắng niềm kinh hãi, tôi đi qua, đi lại nơi đó tới mấy lần. Tôi tự hỏi anh là ai, và trong giây phút này có những người nào đang mong ngóng anh? Anh nằm đó giữa Sài gòn hoảng loạn, cùng lúc đó, tất cả tin yêu quanh tôi dường như sụp đổ...

Rồi tôi vượt biển sang Mỹ. Từ đó, tôi miệt mài đi học, đi làm. Một ngày kia,giật mình nhìn lại thì đã hơn bốn mươi năm từ ngày mất miền Nam. Những em bé ngày ấy, có tôi trong đó,đã trở thành tuyến đầu của những thế hệ Việt Nam lưu vong.

Tôi tự hỏi mình đã gom góp được bao nhiêu hiểu biết từ các thế hệ đi trước để truyền lại cho con cháu mai sau. Vàthảng thốt nhận ra rằng, ngoài những kỷ niệm mong manh ngày thơ, tôi biết rất ít về những người lính chiến, lớp người đã một thời chung vai gánh sự sống còn của Việt Nam Cộng Hòa để tôi được sinh ra trong tự do, và được học những bài đức dục cơ bản làm vốn vào đời.

Cũng may, trong thời đại internet, tôi đã dễ dàng tìm thấy những bài viết của lính. Tôi tìm hiểu về chiến sử của Việt Nam Cộng Hòa, không qua sách của người Mỹ mà qua tâm tình của những người đã đổ máu ngoài mặt trận. Tôi đa học được khá nhiều. Từ những điều đơn giản như cấu trúc của một sư đoàn cho tới những điều ít người biết như những chi tiết về các trận đánh được ghi lại bằng những người có mặt tại chiến trường.

Tôi đã có dịp quen biết với các chiến sĩ của nhiều binh chủng, được thân tình gọi họ bằng Bác, bằng Chú, bằng Anh, và được hân hạnh dự những cuộc họp mặt của họ.

Lần tôi tham dự gần đây nhất là Đại Hội Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Việt Nam với chủ đề “Về Đây Anh” tại San Jose, California. Buổi họp mặt này nhằm kỷ niệm 64 năm ngày thành lập binh chủng TQLC (1954-2018) và 46 năm ngày tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị (15 tháng 9 năm 1972).

*
Phố San Jose Năm Hai Ngàn Mười Tám
Đón chờ anh quý chiến hữu Mũ Xanh
Những người lính đã một thời lưu sử:
Giặc kinh hoàng khiếp đảm gọi tên anh

(Mũ Xanh Tuấn TT)

Chiều Chủ Nhật, ngày 8 tháng 7, 2018, đã gần sáu giờ mà nắng Hè vẫnrỡ ràng. Địa điểm Unify Event Center hơi khuất nhưng Ban Tổ Chức đã chu đáo cắm Cờ Vàng tận sát đường. Thấy bóng cờ, chúng tôi reo lên vì sẽ không lạc lối.

Xe vừa vào bãi đậu, tôi thấy một người lính mặc quân phục màu lá rừng. Lưng ông còng, ông phải tựa người lên một chiếc xe đẩy nhưng vẫn từng bước chầm chậm tiến về phía hội trường cùng với nhóm người chung quanh.

Hội trường rất rộng nhưng đã đầy kín. Hơn sáu trăm người đang chào hỏi nhau, chuyện trò rộn rã. Những vị chủ tiệc trong quân phục vằn đenđã già đi khá nhiều (so với ký ức của con bé hơn bốn mươi năm trước) nhưng vẫn rắn rỏi và còn nhiều nét ngang tàng của thời Cọp Biển lẫy lừng. Đặc biệt là có khá nhiều nữ quân nhân tươi cười, rạng rỡ nhưng không kém phần oai phongtrong bộ áo rằn.

Ban Tiếp Tân trong trong áo dài xanh lá mát mắt, chạy lăng xăng lo mọi việc. Tôi đoán phần lớn họ là vợ - những “cái cò lặn lội bờ sông” - của TQLC.

Theo lời chia sẻ của các Mũ Xanh, vì TQLC là đơn vị tổng trừ bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên ở đâu có chiến sự ác liệt là có họ đến hỗ trợ. Các tiểu đoàn phải chia nhau hành quân liên miên trên khắp bốn quân khu, vì thế, lính ngay trong cùng một lữ đoàn cũng ít gặp nhau. Có những người bạn từ thủơ ấu thơ, nghe tin nhau cùng vào TQLC nhưng vì người đi Quái Điểu, người vào Mãnh Hổ, kẻ theo Kình Ngư nên từ khi vào lính cho tới lúc mất nhau cũng chưa được một lần gặp lại. Bây giờ, người Mũ Xanh trẻ nhất cũng ngoài sáu mươi và người cao tuổi nhất đã lên trên hàng tám. Họ về bên nhau để tìm lại chính mình của thời thanh xuân rực rỡ, để cùng chửi thề với “thằng” bạn từng nằm đâu lưng trong cùng một hố chiến đấu, và để kết thân với những chiến hữu từng biết tên mà chưa biết tính.

Vì tôi là lính áo rằn
Ra đi nào biết mấy trăng mới về

(Cố Trung Tá Mũ Xanh Lê Hằng Minh)

Đã đọc ít nhiều các câu chuyện của Sư Đoàn TQLC, tôi quý trọng các Mũ Xanh mà không cần khoác lên họ hình ảnh “siêu nhân” mình đồng, da sắt. Tuy vậy, khi gặp mặt, tôi vẫn có chút ngạc nhiên vì sự bình dị, nhẹ nhàng của họ, nhất là của những “Đại Bàng” (1).

Dù trong bộ quân phục áo rằn huyền thoại, các Mũ Xanh trông vẫn rất bình thường, không “Râu hùm, hàm én, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” chi cả. Tôi cố đọc tên từng người trên túi áo để kết nối từng khuôn mặt với những điều mà tôi nhớ được. Đây là Đại Tá Ngô Văn Định, một trong những người hùng của mặt trận Quảng Trị. Đây là Đại Tá Tôn Thất Soạn, người Chiến Đoàn Trưởng đã chỉ huy nhiều chiến thắng lẫy lừng. Đây là Thiếu Tá Phạm Cang, Tiểu Đoàn Trưởng của Hùm Xám, người đã chạy đôn đáo để lo cho anh em trong những giờ phút cuối cùng tại bãi biển Thuận An. Đây là Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh, Tiểu Đoàn Trưởng của Mãnh Hổ đã chiến đấu đến viên đạn chót trong ngày cuối của “tháng Ba gãy súng” (2). Đây là Thiếu Tá Lê Quang Liễn, một Mũ Xanh nổi tiếng bất khuất dù trong ngục tù Việt Cộng. Và, người mà tôi gọi là chú Cấp, là Thiếu Tá Tô Văn Cấp, một Đại Đội Trưởng của Tiểu Đoàn Trâu Điên đã đánh tan nát Cộng quân tại Sài gòn năm Mậu Thân, 1968. Và còn rất nhiều vị nữa mà tôi chưa kịp nhận ra trong 162 Cọp Biển ngày hôm ấy.

Ngồi ơ chiếc bàn gần sân khấu có hai vị phu nhân của hai Cố Tư Lệnh TQLC Lê Nguyên Khang và Bùi Thế Lân. Rải rác trong phòng còn những goá phụ và con cái của các chiến sĩ đã hy sinh từ mấy chục năm trước. Những bà vợ đến để giữ mãi tình thân trong gia đình TQLC, những người con tìm về đe åhiểu thêm về những tháng ngày mà họ chưa được biết vì còn quá nhỏ, quãng thời gian mà cha của họ đã từng sống, chiến đấu, và tự hào.
 
*
Bát thập vấn vương đời quân ngũ
Bao năm “Cọp Biển”, đó là danh
Ưỡn ngực nhìn quanh đời, chẳng thẹn
Nước mắt rơi chỉ khóc bạn mình

(Mũ Xanh Bồng Sơn)

Đúng 6 giờ 30 phút, lễ rước cờ bắt đầu. Hai lá quốc kỳ Việt, Mỹ được hai chiến sĩ Mũ Xanh dương cao, lá quân kỳ của TQLC được ủy thác cho đại diện của Young Marines, thế hệ con cháu của TQLC Việt Nam.

Lễ chào cờ được diễn ra hết sức trang trọng, và tiếp theo là lễ tưởng niệm các anh hùng, tử sĩ đã ngã xuống trong suốt sáu mươi bốn năm TQLC Việt Nam chiến đấu cho lý tưởng Quốc Gia. Đại diện của mười chín tiểu đoàn đem mười chín vòng hoa lên bàn thờ. Sau đó Đại Tá Ngô Văn Định, Đại Tá Tôn Thất Soạn, và Thiếu Tá Lê Quang Liễn, Tân Tổng Hội Trưởng của Tổng Hội TQLC Việt Nam, đặt thêm một vòng hoa kết hình quốc kỳ Việt Nam với hàng chữ “Tổ Quốc Ghi Ơn” ở giữa.

Không khí trang nghiêm phăng phắc, chỉ có những câu thơ và lời diễn văn đầy thương tiếc vang vang. Lúc đó, có lẽ những Cọp Biển đang nhớ lại những năm tháng mà cái chết đến với họ nhanh như gió thoảng. Vừa mới đó cười vui, mắt sáng rực, long lanh đầy nhiệt huyết, chỉ vài tiếng đồng hồ sau đã gục ngã để người ở lại ngơ ngác hỏi nhau “Mất rồi sao?”

Trong tiếng kèn đồng thê thiết, hàng trăm Cọp Biển đứng nghiêm giơ tay chào. Có những cánh tay hơi run, phải chăng những vết thương năm xưa cùng dấu thời gian đã làm mỏi vai chiến sĩ hay vì họ đang rơi nước mắt trong lòng?

Sau phần nghi lễ, tiết mục mở đầu cho buổi sinh hoạt là hoạt cảnh cắm cờ trên Cổ Thành Quảng Trị. Đoàn chiến sĩ ôm súng chạy lên, tung người phóng lên mặt thành (sân khấu) để cắm cờ trong tiếng đạn réo đì đùng. Thì ra nhiều Cọp Biển vẫn còn nhanh nhẹn và dẻo dai lắm lắm! Niềm tự hào của Binh Chủng TQLC ngời ngời trên mặt từng người trên sân khấu khi họ say sưa phất cờ trong tiếng hát Cờ Bay vang cả khán phòng.

Nhưng “càng vinh quang thì càng nhiều khăn tang”(3), chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị là thành tích lẫy lừng nhất nhưng cũng bi tráng nhất trong quân sử của TQLC.

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào, quỳ hôn đất thân yêu …” phải đọc và biết về trận Quảng Trị, người ta mới thấm thía câu hát đó. Đường lên Cổ Thành đã phải mở bằng máu của chiến sĩ từ mọi quân binh chủng, từ Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân, Tổng Trư Bị Nhảy Dù và TQLC, tới các đơn vị yểm trợ như Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Công Binh và cả Đồng Minh. Cuối cùng, TQLC đã ác chiến trong suốt 51 ngày, giành từng căn nhà, nhích từng tấc đất để đánh bật Cộng quân ra khỏi Quảng Trị.

Khi ngọn cờ đã được các chiến sĩ TQLC cắm trên mặt thành, họ mới có dịp để nước mắt rơi nhòe nhoẹt trên những khuôn mặt đen thui bụi và khói súng. Lúc đó họ mới biết mình được sống và mới có dịp ôm nhau khóc thương 3658 đồng đội– khoảng một phần tư Sư Đoàn TQLC - đã gục xuống trong gần hai tháng tận cùng máu lửa.

Bản đồng ca kế tiếp là bài hát “Về Đây Anh”, do Thanh Tâm phổ nhạc từ cảm xúc của Mũ Xanh Tuấn TT dành cho chủ đề họp mặt. “Những chiến công ngày qua là máu xương bạn ta”, lời hát đã nhắc - một lần nữa - điều mà người lính không bao giờ quên. Khi gặp nhau, người sống nhắc mãi những kỷ niệm với người đã ngã xuống bởi vì trong lòng họ những chiến hữu thân thiết như ruột thịt đó chỉ “mờ đi chứ không bao giờ chết”. (4)

Trong buổi họp mặt, tôi đã học hỏi được nhiều điều.

Tôi kính phục khi nghe Đại Tá Đồ Sơn Ngô Văn Định giới thiệu quân kỳ TQLC đã được 8 lần tuyên dương trước Quân Đội, được mang những dây biểu chương màu anh dũng bội tinh, màu quân công bội tinh, màu bảo quốc huân chương, và màu tam hợp. Ông nhấn mạnh: “Mồ hôi, máu, và nước mắt của anh em đã tô đậm thêm những nét hào hùng cho quân sử và quân kỳ của Binh Chủng TQLC Việt Nam.”

Tôi cảm động khi thấy các Mũ Xanh không gọi nhau bằng tên mà bằng biệt hiệu truyền tin. Tango, Đồ Sơn, Sài Gòn, Tây Đô, Long Hồ, Cần Thơ, Bồng Sơn…, những cái tên nghe đầy hào hùng, nhưng khi phát ra trên môi người TQLC thì tràn vẻ thân yêu, gần gũi. Như thể khi ở bên nhau, con người của gia đình, của đời sống thanh bình nhường chỗ cho một nửa khác trong họ bừng dậy. Bừng dậy những người trai sẵn sàng đi vào chỗ chết để lấy lại đất, để giải vây cho đồng đội. Bừng dậy những khi họ gào tên nhau qua máy truyền tin, vượt trên tiếng đạn bom gào xé, để tìm nhau cùng đánh giặc. Bừng dậy những lúc họ thì thào tên nhau và được thêm sức mạnh khi nghe thấy nhau trong những lúc ngặt nghèo giữa vòng vây giặc thù.

Tôi nể trọng khi thấy rằng sau bao cay đắng, thất vọng khi bị ép buộc buông súng, các chiến sĩ Mũ Xanh vẫn sắt son với lý tưởng Tự Do và vẫn khắc khoải về vận mệnh nước nhà “Là thành viên của Hội TQLC, chúng tôi không chấp nhận chế độ Cộng Sản dưới bất cứ hình thức nào”(Thiếu Tá Lê Quang Liễn) và “Thế hệ kế tiếp sẽ là những nhân tố quyết định để giải trừ chế độ CS” (Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh, trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội“Về Đây Anh”)

Buổi họp mặt năm 2018, cũng như những buổi họp mặt trước đây ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, là lúc để các Mũ Xanh cùng vui và cùng trân trọng rằng họ còn sống để tìm đến nhau sau hơn hai mươi năm chiến tranh khủng khiếp và mười mấy năm tù đày khổ sai. Đại Tá Đồ Sơn nói tiếp:“Gặp nhau để trao gửi tình đồng đội và tình chiến hữu đã một thời chinh chiến bên nhau từ Cà Mau ra Bến Hải. Chúng ta còn có cơ hội gặp nhau và thư qua, thư lại được là quý lắm rồi”. Không biết tôi có tưởng tượng hay chăng, nhưng tôi nghe giọng ông có đôi lần nghẹn lại.

Buổi họp mặt còn là dịp để các chiến hữu từ nhiều binh chủng gặp lại nhau. Một chú Bộ Binh ngồi cùng bàn đã kể cho tôi nghe là nhiều lần trong các buổi họp mặt của các binh chủng, có những người bạn mấy chục năm bặt tin, đã ôm chầm nhau rồi hỏi “Mày còn sống đó sao?!”
 
*
Măng non những tưởng tre già khóc
Tương phùng chợt đến tựa chiêm bao

(Mũ Xanh Tây Đô)

Hai câu thơ trên là của Thiếu Tá Tây Đô Lâm Tài Thạnh viết về cảm xúc khi gặp lại mẹ già trên đường trốn thoát về Sài gòn sau khi bị giặc bắt làm tù binh năm 1975.

Thì ra gian khổ từng ngày, chết chóc kề bên chỉ làm cho các Mũ Xanh cứng cỏi chứ không hề lạnh lùng. Họ yêu từng tấc đất, từ miền Trung đạn bom cày nát tới miền Nam sông lạch dịu hiền. Họ yêu gia đình bằng tình cảm sâu nặng nhiều khi chưa kịp nói. Khi có dịp cầm bút, họ kể chuyện, rất thật, rất chân thành và cảm động.

Tôi biết ơn họ nhiều hơn khi hiểu rằng dù vang danh thiện chiến, người TQLC cũng chỉ là người bình thường với đau khổ, nhớ thương, và sợ hãi.

Mày có biết không, có những lần cái chết nó gần đến nỗi tao còn nghĩ rằng nó là nhân tình chung thủy không rời. Lúc nào cũng cận kề với những thằng lính mũ xanh của tụi mình, lúc nào cũng sẵn sàng mở vòng tay chào đón bọn mình. Sự sống chỉ là một thứ không tưởng…

(Mũ Xanh Nguyễn Đức Hùng)

Tôi hiểu rằng TQLC không phải là đoàn quân bách thắng, nhưng tôi kính họ không chỉ vì hào quang của Đông Hà, Quảng Trị… Tôi kính họ bội phần vì họ đã liên tiếp đứng dậy chiến đấu sau những hy sinh, gian khổ mà nếu không nghe chính họ kể thì tôi không thể nào tưởng tượng nổi.

Tôi cảm động khi gặp mặt những người đã cho tôi niềm tự hào về quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Trước đây, tôi rất thích và cảm phục câu chuyện một người lính của một đất nước nào đó đã quay trở lại chiến trường tìm bạn trong lửa đạn. Nay tôi đã có dịp biết về những giờ phút hoảng loạn cuối tháng 3, 1975 trên bờ biển Thuận An nước Việt. Lúc một chiếc tàu vào đón quân đưa về Đà Nẵng, Thiếu Tá Lê Quang Liễn, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 7, ôm xác người em trai bơi ra tới tàu, gởi xác em tại đó, rồi nhảy xuống biển bơi trở lại.

Sau này khi được hỏi tại sao ông quay lại trong khi người ta tranh nhau chạy, khi địch đang xiết vòng vây ở chung quanh, ông trả lời đơn giản “lính tôi còn trên bờ, tôi phải trở lại để sống chết với anh em.” (ghi lại bởi Mũ Xanh Cần Thơ)

Sau bao năm tháng gian khổ, sau những chiến thắng lẫy lừng, cuối cùng các chiến sĩ TQLC đành gẫy súng trong uất hận vì Đồng Minh phản bội. Giờ thứ 25, nhiều Mũ Xanh còn bị bỏ rơi, còn phải trải qua những khổ nạn tưởng chừng quá sức chịu đựng của con người.

Rồi những mãnh hổ sa cơ bị bắt làm tù binh đã phải chịu “sự nhục nhã đến ê chề, tủi thẹn đến tê tái cả người”(5), đã phải chịu hành hạ tàn bạo trong tù khổ sai. Càng bất khuất, oai dũng thì càng uất ức khi phải bó tay vì vận nước. Với tôi, những khổ nhục mà các chiến sĩ đã phải nghiến răng chịu đựng trong nanh vuốt của Việt Cộng cũng đáng trọng chẳng kém gì những vũng máu họ đã đổ ra trên chiến trường.

Cho tới bây giờ, lòng của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn chưa được hoàn toàn bình yên. Trong cát bụi của những ngọn đồi dọc biên giới Hạ Lào có xương thịt của biết bao đồng đội. Mấy trăm bộ xương còn nằm đâu đó trên bãi biển Thuận An. Máu của mấy ngàn chiến sĩ đã thắm đất chung quanh Cổ Thành Quảng Trị. Xương máu của họ đã bồi đắp - theo nghĩa đen – cho Miền Nam Việt Nam. Bây giờ, nơi đó đang bị bọn cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bán đứng trong kế hoạch công khai bán cả nước Việt Nam cho Trung Cộng.

Chắc là có nhiều lúc họ thấy cay đắng lắm.

Tuy vậy, các Mũ Xanh vẫn sống đẹp trong hoàn cảnh hiện tại. Họ vẫn chia sẻ thu nhập khiêm tốn của những “người lính già” để cưu mang anh em thương phế binh và cô nhi của TQLC còn kẹt lại. Cọp Biển vẫn tổ chức họp mặt gần như mỗi năm dù công việc tổ chức rất bộn bề, nhất là khi hầu hết Ban Tổ Chức đã vượt qua ngưỡng bẩy mươi. Và còn nữa, họ vẫn hướng về tương lai, vẫn làm mọi cách trong khả năng của họ để giúp đỡ, giáo dục Young Marines, nói riêng, và thế hệ trẻ gốc Việt, nói chung.

Cám ơn đại hội “Về Đây Anh” cho tôi hân hạnh được gặp các chiến sĩ Mũ Xanh. Gặp để thấy rằng sau mấy chục năm dâu biển đớn đau, họ vẫn gắn bó, đùm bọc, hy sinh,và làm việc vì nhau. Trong từng cử chỉ, lời nói, tôi thấy các Mũ Xanh rất quý trọng nhau bởi vì mỗi người đều xứng đáng được kính trọng.

Ở Hoa Kỳ, người ta nói người đi sau thành công vì đã được bắc thang bằng vai của những người đi trước. Tôi nghĩ, thế hệ được sinh ra, lớn lên từ miền Nam chinh chiến điêu linh như tôi, ngày nay nếu thành công là vì chúng tôi đã được bắc thang bằng hơn ba trăm ngàn xác tử sĩ cũng như máu, nước mắt, và vô vàn đắng cay của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa còn sống.

Cám ơn các Bác, các Chú, các Anh, những người đã hy sinh cả cuộc đời để giữ Miền Nam Việt Nam. Cám ơn những tử sĩ đã ngã xuống. Cám ơn những vợ góa, con côi đã chịu thiệt thòi, đau khổ. Và, muôn ngàn tạ ơn những cha yếu, mẹ già đã cạn nước mắt khóc thương, trông đợi.

Tôi mong rằng thế hệ chúng tôi sẽ cố gắng sống, làm việc, và đóng góp xứng đáng với những gì chúng tôi đã nhận.

Tôi ước mong rằng chúng tôi sẽ có đủ kiến thức, khả năng, và nhân duyên để truyền cho thế hệ tới những hiểu biết về quân sử Việt Nam Cộng Hòa được viết một cách chính xác và thiêng liêng từ những kinh nghiệm máu lệ của các chiến sĩ tại chiến trường.

Khi biết và hiểu những sự thật lịch sử, tôi tin rằng người ta sẽ nhận ra và nhớ mãi rằng: thành tựu và hạnh phúc của mỗi người tỵ nạn gốc Việt đều được vun tưới bằng cay đắng, hy sinh của nhiều thế hệ từ quê hương Việt Nam kém may mắn. Đó là món nợ mà người cho vay không hề nghĩ tới, nhưng người vay cần ghi khắc để đền đáp lại cho quê cha đất tổ mai sau.

Khôi An



Chú Thích:

(1) Đại Bàng: cách các chiến sĩ TQLC gọi cấp chỉ huy.

(2) Tháng Ba Gãy Súng: Tác phẩm của Cố Nhà Văn/Chiến Sĩ TQLC Cao Xuân Huy

(3) Trích “Cháu Rất Hãnh Diện Về Cha” của Thiếu Tá Mũ Xanh Tô Văn Cấp.

(4) Tướng MacArthur: “Old soldiers never die; they just fade away”.

(5) Trích “Phương Nam, Ánh Sao Nơi Cuối Trời” của Thiếu Tá Mũ Xanh Lâm Tài Thạnh.
BÀI THƠ "KỶ VẬT CHO EM"


Nhận được email của anh Nguyễn Hòa đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ "Kỷ vật cho em" mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975, thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không?

Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy! Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi", để tặng người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Âu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ, chồng của nhà văn Nhã Ca) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang báo này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài của tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương, Vương Thị Ái Khanh và Phạm thị Âu Cơ.

Khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc với duy nhất tên ông, tôi không có phản ứng gì. Nhưng tôi có người bạn làm việc ỡ hãng tin THT đã đưa vấn đề tác quyền lên trang tin tức của 1 tờ báo đại ý "Tác giả Kỷ vật cho em" sẽ kiện nhạc sĩ Phạm Duy ra tòa. Tiếp theo là tờ tuần báo Sân Khấu Truyền Hình của Phan Bảo Quân cho in nột bài viết đề cập tác quyền và tên Linh Phương phải được để là đồng tác giả bản nhạc "Kỷ vật cho em".

Thời đó ở Sàigon có trên 20 tờ Nhật báo và 30 tờ Tuần báo và rất nhiều Tạp chí, bán Nguyệt san, Nguyệt san. Và chuyện tác quyền giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đều có bài viết, thư nhạc sĩ Phạm Duy gởi tôi, thư tôi trả lời... hầu hết trên báo chí lúc ấy.

Cuối cùng thì một người cháu của nhạc sĩ Phạm Duy là Phạm Duy Nghĩa tìm gặp tôi tại địa chỉ 104/231 đường Yersin nhà người bạn thân của tôi là Vũ Trọng Quang.

Phạm Duy Nghĩa đưa tôi đến phòng trà ca nhạc Đêm Màu Hồng nơi ban Thăng Long thường xuyên trình diễn.

Ở đây, tôi và nhạc sĩ Phạm Duy đã có sự thông cảm với nhau về vấn đề bài thơ "Kỷ vật cho em". Nhạc sĩ Phạm Duy chở tôi trên chiếc xe "trắc xông" đen đến phòng trà ca nhạc Queen Bee do nhạc sĩ Ngọc Chánh làm chủ. Ở Queen Bee, nhạc sĩ Phạm Duy đã giới thiệu tôi trước công chúng về tác giả bài thơ "Kỷ vật cho em". Sau cái bắt tay giữa tôi và nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Ngọc Chánh, quái kiệt Trần văn Trạch, nữ ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài thơ phổ nhạc này.

Sáng hôm sau, tôi đến tư gia của nhạc sĩ Phạm Duy ở 215 E/2 đường Chi Lăng Phú nhuận ăn cơm và ký hợp đồng bài thơ "Kỷ vật cho em" tại đây. Trong bản hợp đồng tiền tác quyền là 30,000 đồng (thời điểm đó giá vàng - nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10,000 đến 12,000 đồng) nhưng thực tế thì nhạc sĩ Phạm Duy trả tôi 50,000 đồng (30,000 đồng chèque nhận ở Pháp Á Ngân hàng - 20,000 tiền mặt).

Lúc bản "Kỷ vật cho em" được hát là lúc cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên dữ dội, nên đã gây những chấn động lớn lao vào tâm hồn của những Quân nhân Sàigòn cũng như trong tầng lớp dân chúng. Như trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy phát hành ở hải ngoại đã dành chương 20 viết về "Kỷ vật cho em" và tác giả có đoạn.... 

"Tôi hát bài này trước tiên ở phòng trà Ritz của Jo Marcel với ban nhạc Dreamers rồi hầu hết các ca sĩ từ Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Lan và Nhật Trường đều thu thanh vào băng nhạc. Bài hát trở thành một hiện tượng lớn thời đó. Ở phòng trà - khi ca sĩ hát bài đó lên bao giờ cũng có sự náo động nơi khán thính giả, nếu là thường dân thì phản ứng cũng vừa phải, nhưng vì hồi đó dân nhà binh ở 4 vùng Chiến thuật về Sàigòn là đi phòng trà và khi trong đám thính giả có 1 sĩ quan đi nghỉ phép hay 1 thương phế binh là có sự phản ứng ghê hồn nơi người nghe. Có thể nói bài này gây một không khí phản chiến nhưng có một cái gì cao hơn chính trị. Nó nói đến định mạng của con người VN mà ai cũng phải chấp nhận cuộc chiến tranh càng ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là cuộc hành quân Lam Sơn 719 qua bên kia Hạ Lào".

Có nguồn tin tôi đã nằm lại ở Hạ Lào, không biết xuất phát từ đâu và cái chết của Linh Phương, tác giả "Kỷ vật cho em" còn có bài viết của tác giả Trần Tường Trình đăng trên nhật báo Sóng Thần của Chu Tử và một số phân ưu chia buồn trên các báo khác. Rồi mặt trận Kampuchea bùng nổ - tôi lại được khai tử lần nữa tại chiến trường này.

Lúc đó anh Thiện Mộc Lan, ký giả báo Đuốc Nhà Nam đã có công tìm sự thât về cái chết của tôi. Sau nhiều ngày tìm hết chỗ này đến chỗ khác qua nhiều người, ký giả Thiện Mộc Lan đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Duy - như tác gỉa bài báo kể... Chúng tôi chợt nhớ nghĩ đến nhạc sĩ Phạm Duy, hy vọng rằng giữa nhạc sĩ và nhà thơ có nhiều liên hệ từ "Kỷ vật cho em" ra đời , thế nào nhạc sĩ Phạm Duy cũng biết rõ về Linh Phương. Khi nghe chúng tôi báo tin Linh Phương chết, nhạc sĩ Phạm Duy sửng sốt. "Linh Phương mới thăm tôi cách đây nửa tháng mà... lẽ nào... như vậy được. Ôi dzời, tôi nghĩ anh ta chưa chết đâu...".

Được nhạc sĩ Phạm Duy ghi cho địa chỉ, ký giả Thiện Mộc Lan tìm đến tư gia nhà thơ Vũ Trọng Quang và gặp tôi tại đây.

Báo Đuốc Nhà Nam đã đăng loạt bài 4 kỳ báo qua những tít:- Nhà thơ có nhiều huyền thoại, tác giả "Kỷ vật cho em" Linh Phương còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi.
- Liên lạc khắp nơi Đuốc Nhà Nam mới tìm ra tông tích tác giả "Kỷvật cho em".
- Linh Phương thích làm thơ nhưng không mang danh thi sĩ.

Thực ra, không chỉ bài thơ "Kỷ vật cho em" tốn nhiều giấy mực báo chí, mà còn có 2 bài thơ đăng cùng một số báo trên tờ tuần báo Khởi Hành của Hội văn nghệ sĩ Quân Đội Sàigon đó là bài thơ "Bài cho chiến trường Đông Dương" nói về cái chết của người Việt Nam trên đất Kampuchea, Hạ Lào và bài thơ "Từ giã bọn mày" nói về thân phận của những lao công đào binh. Tôi chỉ còn nhớ 3 khổ thơ của bài này như sau: 

Từ giã bọn mày 

Từ giã bọn mày tao lên núi 
Mặc áo lao công đập đá xây thành
Làm bạn vắt mòng chống với muỗi 
Đáp lũy thông hào chờ cuộc giao tranh
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt 
Vỏ đạn đồng rơi rớt giữa quê hương 
Từ giã bọn mày tao đi nhặt nốt 
Dưới ruộng - dưới đồng - những máu - những xương 
Từ giã bọn mày xin đừng đưa tiễn 
Dù một lần
Trở về cố hương - Operation Homecoming

By Ian Bui
July 18, 2018

Hãy tưởng tượng bạn đang bị nhốt trong một cái chuồng; hãy tưởng tượng chung quanh chuồng đầy mùi xú uế; hãy tưởng tượng những thức ăn hư thúi bạn phải ăn có nhiều dòi bọ đến độ nếu bạn chỉ nuốt phải vài con thôi là kể như bạn có phước; hãy tưởng tượng bạn biết rõ mình có thể chết bất cứ lúc nào, tuỳ hứng của gã cai tù; hãy tưởng tượng ngày này qua ngày khác bạn bị tra tấn cả thể xác và tâm lý, bằng những thủ đoạn không phải để bẻ gãy xương mà là tinh thần của mình. Làm tù binh cộng sản Bắc Việt là như vậy đó.

Rồi hãy tưởng tượng, sau nhiều năm tháng đằng đẵng đầy thất vọng, một hôm bạn được họ cho mặc bộ quần áo mới tinh, đứng xếp hàng chờ chiếc phi cơ của quân đội Mỹ đáp xuống để đưa bạn về nhà. Đó là Chiến Dịch Trở Về Cố Hương.”

Andrew H. Lipps, “Operation Homecoming: The Return of American POWs from Vietnam”

Hanoi Hilton (Hoả Lò) nơi giam giữ tù binh Mỹ thời chiến tranh.

Sử gia Andrew Lipps đã mô tả như thế trong quyển sách của ông về Chiến Dịch Homecoming. Vào ngày 12 tháng 2, 1973, chuyến bay đầu tiên của Không Quân Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Gia Lâm, Hà Nội, để rước một nhóm tù binh chiến tranh (Prisoners of War—POW) gồm 40 người từ khám Hỏa Lò, biệt danh Hanoi Hilton. Ông Lipps đã có mặt hôm đó để chứng kiến nỗi vui mừng không thể tả xiết của những người tù binh khi cánh cửa chiếc C-141 vừa đóng lại và máy bay sửa soạn cất cánh. Không biết ai đó đã ghi lên cửa phòng lái dòng chữ “Hanoi Taxi”, và biệt danh đó đã được gắn liền với chiếc phi cơ vận tải mang số hiệu 66-0177 này cho tới ngày nó được về hưu năm 2006. Ngày nay chiếc Hanoi Taxi đã được bảo tồn và trưng bày tại Bảo Tàng Không Quân Quốc Gia ở thành phố Dayton, Ohio, như chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử đầy đau thương và mất mát.

Ngày 14 tháng 2, 1973 (Valentine’s Day), Hanoi Taxi đáp xuống Travis Air Force Base, California, chính thức đánh dấu ngày trở về của các cựu tù binh cộng sản. Trên chuyến bay đầu tiên đó là những người hoặc bị ở tù lâu nhất hoặc bị thương nặng nhất cần cứu chữa gấp. Người đầu tiên bước ra khi phi cơ đáp xuống California là Phó Ðề đốc James Bond Stockdale, nhân vật về sau được đề cử làm phó tổng thống trong liên danh của ông Ross Perot năm 1992.

Cựu tù binh Mỹ reo mừng khi chiếc Hanoi Taxi vừa cất cánh

Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm ấy đã có tất cả 54 chuyến bay do một phi đoàn C-141 đảm nhiệm, chở được tổng cộng 591 tù binh cộng sản về Mỹ. Trong số đó có 69 người bị Việt Cộng cầm tù ở miền Nam được trả về từ Lộc Ninh, 9 người được trả về từ Lào, và thêm 3 người từ Trung Quốc được tiếp nhận tại Hongkong. Trong số 591 tù binh đó có 325 người phục vụ trong Không Quân, 138 người trong Hải Quân, 77 người trong Bộ Binh và 26 người trong Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra còn có 25 người là thường dân làm việc cho các cơ quan Mỹ tại Việt Nam. Nhiều người sau khi trở về vẫn ở lại trong quân đội để tiếp tục phục vụ, chẳng hạn như ông John McCain – sau này làm đến Thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona và từng được Ðảng Cộng Hoà đề cử ra ứng cử Tổng thống năm 2008.

Người bị tù ngắn nhất là 33 ngày, người bị tù lâu nhất là 3,113 ngày. Trung bình họ bị nhốt khoảng 1,476 ngày (4 năm) và hầu như ngày nào cũng bị tra tấn. Trong tù họ tự đặt ra một số kỷ cương để giúp mọi người giữ vững tinh thần và ý chí. Chẳng hạn như tất cả đều đồng ý rằng nếu được thả họ sẽ cho người ở tù lâu nhất hoặc bị bệnh nặng nhất về trước, và cứ tuần tự như thế. Hoặc là họ sẽ nhất quyết từ chối nếu được thả sớm, vì họ biết Hà Nội sẽ dùng những chiêu trò đó để tuyên truyền cho chế độ.
Hanoi Taxi tại Bảo Tàng Không Quân, sau khi được sơn lại giống mẫu thời chiến tranh

Nhưng cũng vì vậy mà đã xảy ra một câu chuyện mang tên “The Kissinger Twenty”. Một hôm, bỗng dưng có hai mươi tù nhân được ra lệnh thả, nhưng nhiều người trong số đó chưa thâm niên đủ để về trước, nên cả nhóm quyết định từ chối không chịu về vì sợ bị làm mồi cho tuyên truyền cộng sản. Bọn Bắc Việt bỡ ngỡ, không hiểu tại sao mấy tên Mỹ này lại khùng quá như vậy. Họ nào biết rằng những quân nhân này đã có thỏa thuận ngầm với nhau từ trước. Oái oăm ở chỗ lý do những tù nhân này có tên trong danh sách phóng thích ngày hôm ấy là chỉ vì ông Kissinger, do không biết gì hết về bí mật trong tù, đã bốc đại tên hai mươi tù binh trong một cuộc thương thuyết nào đó với phía Bắc Việt. Sau khi hai mươi người này được giải thích nguyên do, và được sự chấp thuận của tù binh sĩ quan cao cấp nhất tại Hỏa Lò, họ mới chịu được thả ra với điều kiện phía Bắc Việt không được chụp hình họ. Ðủ biết tinh thần kỷ luật của các tù binh Mỹ trong tù cộng sản cao cỡ nào!

Năm năm trước đây, nhân dịp 40 năm kỷ niệm Operation Homecoming, một cuộc họp mặt các cựu tù binh đã được tổ chức tại Thư Viện Richard Nixon ở California. Thiếu tá Lee Ellis, người từng ngủ ở Hanoi Hilton hơn 5 năm, trong một cuộc phỏng vấn đã có lời nhắc nhở đến người dân Mỹ như sau: 

Hãy luôn luôn nhớ đến sự tự do. Mấy năm trời tôi không được nhìn thấy mặt trời mọc, không được nhìn thấy sao đêm. Khi được thả về tôi quý những điều đơn giản ấy vô cùng, và tôi rất biết ơn những người đã tranh đấu để cho chúng tôi có được sự tự do như ngày hôm nay. Các bạn đừng bao giờ xem thường hoặc quên đi điều đó.”

Đại uý Không Quân Robert Parsels được tiếp nhận tại phi trường Gia Lâm

Năm nay, nhân dịp 45 năm Trở Về Cố Hương, khoảng 140 cựu-POW sẽ tựu về thành phố Frisco, phía Bắc Dallas, trong một cuộc họp mặt dài bốn ngày từ 15 tới 19 tháng 8. Ngoài những buổi hội thảo, họ sẽ được mời đến thăm trang trại của ông Ross Perot. Ðặc biệt nhất cho người Việt là sẽ có một buổi ăn trưa do Hội Cựu Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt đứng ra tổ chức vào ngày 17/8. Hội Trưởng Tanner Ðỗ, một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Iraq và Syria, hiện cư ngụ tại hạt Collin County, đã nảy ra ý kiến này để vinh danh các cựu tù binh cộng sản, những người từng đã một thời hy sinh rất nhiều cho nền tự do dân chủ của VNCH chúng ta. Ðồng thời, đài phát thanh VAE (Voice of Arts & Entertainment) của cô Ý My cũng sẽ góp phần quảng bá và livestream chương trình này trên Internet và Facebook.

Ban tổ chức rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà mạnh thường quân và cơ sở làm ăn trong vùng. Trong số báo tới chúng tôi sẽ có một bài phỏng vấn anh Tanner Ðỗ, mời quý độc giả đón xem.

Sư Đoàn 1 TQLC vinh danh các cựu tù trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm Operation Homecoming

Liên lạc: 
Tanner Đỗ: 512-426-1636

** Có tin cho biết: Trong số những tù binh được giao trả, duy nhất có một Vị Trung Úy Phi Công Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị Trung úy Phi công VNCH đã từng sát cánh với những người bạn tù này và về sau đã được những người bạn tù trân quý ... Mr. Perot giúp đỡ lúc mới đến USA, hiện ông đang có 2 người con, con gái lớn xuất thân từ US Air Force Academy (Trung tá Không Quân Hoa Kỳ) và con trai kế xuất thân từ US Military Academy (Thiếu Tá Lục Quân Hoa Kỳ). 

** Tin cập nhật: Chúng tôi được một vị Niên Trưởng của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa cho biết, vị Trung Úy đó là: Phi công Khu trục Nguyễn Quốc Đạt, thuộc Phi đoàn 516 / Không đoàn 41 / Sư đoàn 1 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, căn cứ tại Đà Nẳng. Ông cũng có người em là Bác Sĩ Nguyễn Quốc Khoa, từng hành nghề ở Falls Church, Virginia.
Đói, hàng đàn kangaroo kéo vào thủ đô Canberra kiếm thực phẩm


July 30, 2018
Một đàn kangaroo trong sân cỏ ở Canberra. (Hình: Twitter)

CANBERRA, Úc (NV) — Hàng đàn kangaroo đang kéo vào gặm nát các bãi cỏ trong thủ đô Canberra của Úc, không chừa sân banh, nhà dân, vệ đường hay bất cứ nơi nào, vì tình trạng thiếu thốn thức ăn trầm trọng.

Người dân Canberra trước đây vẫn đưa lên trang mạng các hình ảnh “dễ thương” của kangaroo nhảy qua hàng rào của họ lúc thám hiểm thế giới bên ngoài nơi sinh sống của chúng.

Nhưng nay, tình trạng này trở nên nguy hiểm cho kangaroo vì nguy cơ bị xe đụng phải và những phiền toái khi đời sống người và vật va chạm với nhau.

Bản tin CNN nói rằng thời tiết quá lạnh mùa Đông này, cùng với tình trạng quá khô ráo và không có mưa trong Tháng Sáu và Tháng Bảy khiến cỏ không mọc và kangaroo không có gì để ăn.

Do có khoảng 30 khu vực sống thiên nhiên dành cho loài thú này quanh Canberra, nay người ta thấy chúng lũ lượt kéo về thành phố kiếm ăn.

Dân chúng được khuyến cáo không lái xe gần khu vực có nhiều cỏ xanh tươi vào lúc khuya hay hừng sáng để tránh đụng phải kangaroo đi thành từng đoàn, do một con đực đầu đàn hướng dẫn.

Theo một bản báo cáo đưa ra vào năm 2016, tại Úc có hơn 44 triệu con kangaroo, trong khi dân số quốc gia này là 24 triệu người. (V.Giang)
Image may contain: 6 people, people smiling, text

Sunday, July 29, 2018

Cuộc Đời Cho Mượn


Vĩnh Tường 1/12/2018 (re-posted)

Chúng tôi từ Châu đốc, núi Sam đến Hà nội băm sáu phố phường trong thời gian cho phép chỉ vỏn vẹn ba tuần kể cả thời gian trên máy bay khứ hồi. Ở trạm nào chúng tôi cũng phải gói ghém thật gọn và vội vã tiếp tục lên đường. Không giống như nhiều anh chị em về Việt nam để thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh hay tung tiền mua vui. Đối với chúng tôi đây thật sự là một chuyến đi thăm. Chúng tôi về thăm nước non mình xưa có rừng vàng, biển bạc, ruộng đồng thẳng cánh cò bay; thăm đường sá, phố phường; thăm trường cháu con ta đang học xem người ta đang dạy chúng những gì; thăm người công nhân phố thị bon chen và thăm anh em nhà nông chân lấm tay bùn đang đếm tháng năm chồng chất đói nghèo. Thời gian tuy ngắn, rất ngắn nhưng chúng tôi cũng có chút thu hoạch hy vọng có thể giúp gì cho những ai chưa từng về thăm Việt nam.

Núi Sam sát biên giới Campuchia. Chiều hôm ấy, trời mưa phùn u ám, tuy có phần kém đi sức thu hút nhưng cuối cùng chúng tôi cũng lần bước lên đến đỉnh núi. Hai bên là những khóm cây tầm vông thẳng như đũa cùng những bụi bờ tái sinh khá rậm rạp nhưng vẫn còn dấu tích rừng nguyên sinh đã bị khai thác từ lâu. Dọc theo con đường nhỏ dẫn lên đỉnh núi Sam bên phải lăng thoại Ngọc Hầu, du khách không khỏi bị bao vây bỡi những cò mồi xem bói, thợ chụp ảnh, người bán vé số, các gánh hàng rong, người tàn tật ăn xin và cả những em nhỏ thiếu niên nữa. Lời kêu nài, mời mọc dai dẳng thật khó làm ngơ. Nào hàng trang sức rẻ tiền, mũ nón, lượt cài, chuỗi hạt, vé số, nhang xin xăm Bà Lớn, xin lộc Phật giải nạn cầu may! Lời van nài cứ nhét vào tai cùng với hàng dúi vào tận túi hay đưa lên sát trước mặt. Lời kể lể, rên than của người ăn xin khắp nơi động đến cả cây cỏ vô tình như còn râm rỉ bên tai. Nào là “…để kiếm chén cơm!” “… từ sáng đến giờ chưa ai mở hàng!... Giúp giùm!...Tội nghiệp con mà, chú ơi!...” “Xăm Bà linh lắm! Mua nhang!...” Thời gian để thưởng thức cái đẹp của núi rừng nhiệt đới yên tĩnh trong sương mù cũng bị quấy động, phải dành cho việc bố thí người tàn tật và từ chối những lời mời - phải nói là lời nài nỉ thật dai. 

Thoát khỏi vòng vây trên đường để rồi cuối cùng lên đến đỉnh núi ngay ở bệ Bà Chúa Xứ, không đành lòng khi thấy mấy chú chim có vẻ xơ xác trong chiếc lồng son của một người gạ bán để khách phóng sanh, làm phước, chúng tôi lại mua mỗi người một lồng. Trả tiền xong, chúng tôi hớn hở mở cửa lồng. Lòng tôi thấy lâng lâng hớn hở với hình ảnh đàn chim sẽ mừng lắm khi được phóng thích và chúng sẽ tung cánh tự do bay đúng “như loài của nó”. Nhưng tôi lại tức thì hụt hẫng vì một nỗi buồn chua xót đột nhiên dâng lên trong lòng! Chim không còn bay được nữa! Tôi phải bắt nâng ra từng con và bỏ lên cành cây nhỏ gần đó và chúng tôi phất tay, luôn miệng bảo chúng: “Bay đi! Bay đi!”. Nhưng không, chúng đứng còn không vững! Một thoáng sau tôi mới hiểu vì sao! Tôi nhìn mấy chiếc lồng chim còn lại và nhìn anh bán chim kỹ hơn trước. Lòng tôi thấy lay động thương yêu không riêng gì đến bầy chim mà cho cả những con người. Tôi quay lưng nhìn xa xa về phía cánh đồng mênh mông trong mưa phùn và chỉ nhận ra một cách lờ mờ về ranh giới Việt nam Campuchia trong biển nước.

Từ Châu đốc tiếp tục đi ra Hà nội. Chúng tôi không ngớt trằm trồ về những đổi mới trước mắt cùng chuyện lạ bên tai.

Sài gòn, ai thay tên, ai gọi mặc ai, cái tên Sài gòn đã dính chết trong lòng tôi. Trên các giấy tờ hay vé maý bay bây giờ ghi tên khác nhưng khi đọc thì mắt và miệng tôi có thói quen không đồng bộ vẫn cứ đọc là Sài gòn. Sài gòn bây giờ đã cho tôi thêm những hình ảnh khó quên. 

Những “nùi” dây điện như cả nghìn sợi chỉ rối cuộn nhau thành chùm lòng thòng khi cao trên mái nhà, khi rất thấp vừa tầm tay với khắp nơi trong thành phố. Kỹ sư và thợ điện Việt nam ngày nay thật là tài tình! tài không tưởng tượng nổi! Thảo nào ở nơi đỉnh cao trí tuệ có khác! Chắc họ phát minh được máy rà xác định dòng điện nào, về đâu chứ làm sao con người có thể mắc nối và sửa chữa khi cần. Hơn nữa tôi nghe nói ở xứ sở có nền văn minh xã hội xã hội chủ nghĩa người ta không thèm xài điện thấp 110 volt yếu xìu đâu, người ta xài điện cao thế 220 volt không hà! Mạnh lắm! Theo chỗ tôi biết ở xóm nhỏ xíu gần nhà bà con chúng tôi đã có ít nhất hai người bị nướng trong nhắy mắt mà không cần tí lửa nào và một người sém chết ở đó! 

Tiếng còi hụ cấp cứu cách chúng tôi vài chiếc xe ở phía sau làm chúng tôi phải ngắt ngang câu chuyện văn minh về điện. Bác tài của chúng tôi tỉnh bơ, từ từ nhả ga, nhấp thắng như thường lệ. Trước, sau, hai bên xe lớn, xe nhỏ, nhiều nhất là xe gắn máy dày đặc, chen nhau san sát như nêm. Còi cấp cứu vẫn liên tục hụ te-tò-te nhưng dường như không ai buồn để ý! Nghe một hồi tôi cảm thấy quen tai, lòng thấy hơi chai đi, không còn nôn nao mấy và tưởng chừng như đang nghe mấy chiếc xe đồ chơi của mấy đứa cháu. Tiếng còi báo lệnh của nó không át nổi ngàn tiếng còi lớn nhỏ đang hét đinh tai cùng hoà với bim-bim, bo-bo hay bíp-bíp, te-te nghe như tiếng ếch nhái, ễnh ương trỗi nhạc bên ruộng đồng, hay bờ ao khóm chuối ở ngọai thành về đêm. Chúng tôi ngoái cổ lại xem, cùng thở ra, lắc đầu và cùng cười thông cảm: Thiệt là hết cách! Bác tài thêm vào “bó tay!”; mình cứ chạy “vô tư” công an cũng chịu thua mà! Từ ấy chúng tôi học thêm được các từ mới ngồ ngộ trong xã hội, xã hội chủ nghĩa. Chưa bao giờ thấy việc cấp bách như thế mà người ta phải đầu hàng vì hết đường chọn lựa. Thật tội cho những ai đang cần chiếc ambulance mà không biết lựa lúc! Lúc này người ta đang bận rộn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa mà! 

Chúng tôi cùng công nhận, đồng bào mình ở đây lái xe giỏi hơn tài xế ở các nước một bực rất xa đấy. Ở nước ngoài người ta chạy xe nhiều nhất cũng chỉ có hai chiều nhưng ở đây người ta chạy đến bốn năm chiều; họ luồn lách ngang dọc rất tài tình. Thật đáng phục! Lại còn đèn hiệu thì đóng ngay bên đầu xe chứ không phải bên kia ngã tư. Mỗi lần chờ đèn xanh tài xế phải ngoái cổ lại xem.
















Nói đến giao thông, chúng tôi lấy làm lạ khi thấy những tấm bản xanh hình chữ nhật ghi tên thành phố ở dưới và bảng nào cũng có một vạch đỏ gạch chéo qua hình các hình cao ốc lớn nhỏ màu trắng. Bác tài cho biết đó là dấu hiệu “xóa sổ!”. Anh giải thích chúng tôi mới hiểu; thì ra đây cũng là một sản phẩm nữa của “đỉnh cao trí tuệ”. Ngay các ranh giới thành phố hay địa phương đều có một tấm bảng,.Ví dụ, thay vì ghi là chào mừng quan khách đến thành phố “Cao!” thì chỉ cần ghi tên thành phố “Đỉnh” ở ngay đó cùng với dấu gạch xóa để cho khách biết: à! thì ra vừa rồi mình đã đi qua thành phố “Đỉnh” mà cho đến bây giờ, khi qua rồi mình mới biết tên! Thông minh! Thật không hổ danh xưng là người “Đỉnh cao trí tuệ” chỉ xã hội ấy mới có! Lần sau chị tôi về thăm chị bảo là không hiểu sao người ta đã xóa cả dấu gạch và tên địa phương. Hình như họ đang sửa lại cái “đỉnh cao” gì đó!

Xe chạy chậm hơn người đi bộ; nhờ thế chúng tôi có dịp quan sát toàn cảnh. Riêng tôi, người hay nhìn chung toàn khung cảnh. Tôi nhận ra một điều khá thú vị, tôi im lặng một lúc lâu làm mọi người trong xe ngạc nhiên. Trước mắt, tôi đang ngắm một bức tranh tả thực cảnh sinh hoạt trong đó kẻ đi bộ, người chạy xe gắn máy đông nghẹt và người người đều mang khẩu trang, có người bịt cả mặt chỉ còn hai lổ mắt đen – khiến tôi liên tưởng con người đang sống trong thời kỳ phải bịt miệng. Phải, người ta có thể cho rằng đây là chuyện thường chỉ vì mục đích vệ sinh, tránh bụi, đề phòng dịch bệnh lây nhiễm và dừng suy nghĩ ngay ở đó. Còn đầu óc tôi lại không chịu dừng. Đúng vậy, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng sự đồng tình của một lượng người cả xã hội như thế không phải là một hiện tượng dị thường khiến người ta phải giật mình sao? 

Tôi nhớ không rõ trước hay sau đợt Linh Mục Ng.Văn Lý bị bịt miệng trước toà, cả thế giới đều biết thì đến dịch cúm gia cầm và rồi mọi người đều đua nhau tự bịt miệng. Lúc bấy giờ luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn văn Đài cũng gây được chú ý, chấn động dư luận là những người có tên trên trường đấu tranh cho lẽ phải, công bằng, tự do, dân chủ. Sự kiện đấu tranh hư thực thế nào thì tôi không dám quả quyết. Nhưng tôi chỉ thoáng nghĩ đến hiện tượng nổi bật và sự đồng âm với từ ngữ nào đó có ý nghĩa khác. Tôi thường hay đùa với bạn bè rằng: “Văn Lý” mà bị bịt miệng cũng như cái văn vẻ, tốt đẹp của lẽ phải, công lý đã bị bóp nghẹt. Có Văn Đài đồng nghĩa với có diễn đàn cao rộng phổ biến cái vẻ đẹp tinh thần trong trời đất, trong nhân gian. Công nhân (Lê Thị Công Nhân) là người cầm búa trên lá cờ đảng Cộng sản, là thành phần chủ lực mà rục rịch hun khói thì ắt bên trong nền tảng đang có vấn đề. Bất kỳ những gì xảy ra trước mắt đều có lý do của nó. Thấy khói thì ta biết ngay là có lửa đâu đó chưa kể đến do đâu và cái gì đang cháy; nước nổi bọt, sình lên hay có mùi xú uế chắc chắn là nước không bình thường cũng như dân gian không phải đã nói hễ có “chuồn chuồn bay thì bão” đó sao!

Ra ngoài thành, dọc theo Quốc lộ 1 quán xá mọc lên san sát, quái lạ nhất là quán võng: ‘Cà Phê Võng’; thay vì bàn ghế, trong quán chỉ thấy những trụ và võng giăng đu đưa chằng chịt. Quán thuộc loại này nhiều đến độ những ai nhạy cảm sẽ cảm thấy rùng mình khi nghĩ đến một hiện tượng, có thể nói là một điềm quái dị chưa từng thấy trong nhân gian! Khi tạm dừng, nghỉ chân mà người người muốn nằm đu đưa trên những chiếc võng ấy quả thật là không bình thường, không phải là thong dong, an bình nhàn hạ mà là hiện tượng suy yếu, bạc nhược, hoặc là một điềm báo có điều không ổn! Tôi có cảm giác về sự sống của một loài cây khi nhìn cành lá hoa quả và cả sâu rầy trên đó. Và tôi có cảm giác về tinh thần hay thể xác của con người bạc nhược đang đòng đưa đến mức kỳ quái lạ thường. Chịu khó trầm tư một lúc có lẽ ai cũng sẽ thâm cảm cái tuyệt diệu của lẽ đạo bất biến qua những hiện tượng nổi lên đến mức bất bình thường như những điềm báo này và không khỏi buồn, lo cho tương lai của quê hương, cho dân tộc mình.

Phố cổ Hội an, lần đầu tiên qua đây, phố cổ Hội an thật sự đã khiến lòng tôi thấy nhẹ nhàng như vừa trút bớt những nỗi buồn canh cánh cứ chất chồng nặng trĩu do những gì chúng tôi đã thấy trong những ngày đường đã qua. Phố cổ Hội an vẫn còn giữ được nét đặc trưng lịch lãm mấy trăm năm của nó bên dòng sông Thu bồn phẳng lặng hiền hoà. Nhà phố rất thấp, mái kiến trúc theo kiểu nhật thời xưa lợp ngói âm dương, rất nhiều nhà trên mái đã phủ rêu xanh nhiều lớp. Sinh hoạt ở đây rất thong thả chậm chạp không tấp nập, hối hả như ở các thành phố tân thời.. 

Ai đã đi qua chùa cầu để lòng buông thả nhìn theo dòng suối chảy ra sông Thu Bồn phía trước chắc chắn sẽ không khỏi thầm cảm phục sự kiến tạo của người xưa. Nhất là bên kia cầu cả một làng hội hoạ gây cho người ta cái cảm giác thư thả nhẹ nhàng và lòng mang máng thân quen từ thuở nào. Có lẽ do lối kiến trúc của dãy phố, không cầu kỳ, cao rộng, uy nghi với những đường nét sắc bén, tương phản, tách biệt mà ngược lại nhà phố ở đây vừa thấp vừa gọn gàng, ấm cúng gợi lên cảm giác rất hài hoà, thân mật. Từ ngoài hiên đến bên trong toàn là tranh, có cả giá và tranh các hoạ sĩ đang vẽ. Không phải là từ nội dung tranh vẽ mà là cảnh phố cổ Hội An đã mang lại cho tôi cảm giác êm đềm khó kiếm trong suốt những ngày đi thăm từ nam ra bắc.

Qua khỏi cầu Hiền Lương chúng tôi là không khỏi ngạc nhiên; trước mắt chúng tôi làng mạc vắng vẻ, nhà cửa thưa thớt, không có dấu tích hoang tàn của chiến tranh nhưng là cảnh thôn quê của một thời kỳ xa xưa nào đó khác với hình ảnh quê nhà lúc tôi còn bé trước đây hơn năm mươi năm. Trong tôi thoáng hiện một cảm giác như mình đi lạc vào xứ nào xa lạ trong chuyện phim. Có điều đặc biệt khiến tôi nhận ra một bước nhảy vọt không cần trải qua quá trình phát triển tiệm tiến tự nhiên của xã hội. Đó là hình ảnh một cậu bé đang chăn mấy con trâu bên lề đường. Cậu ta mặc quần đùi, đầu đội nón cối, đi chân không và đang nói chuyện với ai đó bằng cellular phone. 

Mây đen kéo đến thật nhanh, trời tối sầm như đang đe doạ mưa bão lớn. Bác tài không chịu dừng cho tôi chụp tấm hình kỷ niệm “thiếu nhi bên kia cầu Hiền Lương”

Mưa bay không dứt. Vài xóm nhà tranh chen lẫn trong lùm bụi cùng với con đường nhô lên giữa cánh đồng mênh mông như biển nước đục. Cùng vài chiếc xe khác, anh em người tài xế dừng xe, tạm nghỉ trước sân một quán ăn lẻ loi bên đường. Chiếc xe van của chúng tôi đang núp dưới tàng cây trứng cá. Gió giật từng cơn. Mấy cành cây liên tục dập trên mui xe như thầm bảo chúng tôi nên tiếp tục đi qua khỏi nơi này. Giá mà gió mạnh hơn ập tới thì chắc chắn người ngựa chúng tôi đều bị quẳng xuống nước không còn biết bám víu vào đâu. 

Trời sắp tối, mấy chiếc xuồng ba lá đáng thương dập dềnh đó đây trong mưa gió mịt mù trông không rõ người chèo. Đột nhiên có người đang dầm mưa gõ cửa, làm cho chúng tôi giật mình. Tôi dán mắt vào kính mới nhận ra là một thiếu phụ răng hô, mặt hơi hốc hác đang trùm chiếc áo mưa của bộ đội. Vừa nói cô vừa chỉ vào quán. Nhích cửa kính xuống một chút chúng tôi mới nghe được cô nói giọng địa phương có lẽ là Quảng bình. Cô tả các món ăn và không ngừng mời gọi. Nghe giọng chưa quen, tiếng được tiếng mất; chúng tôi chỉ hiểu phần nào ý của cô. Bên trong quán, bàn ghế ươn ướt, nền đất nhèm nhẹp nước mưa và bùn đất do giày dép mang vào. Đó đây mấy chiếc đèn manchon quá cũ không đủ soi rõ các món ăn trên những dãy bàn dài. Khách chen chúc nhau, kẻ ngồi người đứng, có người ngồi xổm trên ghế. Tiếng nói chuyện, tiếng kêu gọi thức ăn bằng nhiều âm giọng của nhiều miền khác nhau thật náo nhiệt. Khói và hơi nước nhà bếp ngay bên bàn ăn cuộn lên nghi ngút như người ta đang tắm hơi. Mùi dầu mỡ, cá, thịt có sống có chín, mùi lẩu mắm xen lẫn mùi mắm nêm trong môi trường ẩm ướt cùng lúc bốc lên. 

Anh em chú tài xế, chủ xe gọi thức ăn và ở đó dùng xong bữa. Chúng tôi chi tiền xong, vội xin phép cáo lui vì vừa ăn trên xe, bụng chưa thấy đói. Đóng cửa xe bịt bùng, chúng tôi mở nồi cơm nguội và hộp cá khô chiên giòn mặn mà, chén một bữa ngon lành trong cái lạnh mùa mưa. Mọi thứ chị tôi đã chuẩn bị sẵn trước khi về Việt nam gồm nhiều hộp cá khô chiên giòn và những thứ dùng một lần như tô, dĩa muỗng, nĩa nhựa, giấy lau… Chất đề kháng trong cơ thể lâu nay không dùng e đã quá hạn, mất hiệu lực và sợ dịch bệnh làm trở ngại chuyến đi nên trong suốt cuộc hành trình chúng tôi không dám dùng cao lương mỹ vị của xã hội bên kia. Đến bây giờ, khi ngồi lại nói chuyện về Việt nam chúng tôi lại mang chuyện “du lịch cá khô” ra đùa với người chị nuôi thật đáng quí.

Chúng tôi tiếp tục hành trình ra thăm Hà nội 36 phố phường – nơi có tên trong lịch sử, vịnh Hạ Long, Chùa Hương cùng một số nơi khác. Khi gần đến chùa Hương vào thời điểm đó, hai bên đường ngỗn ngang những gạch ngói, cành cây khô, gỗ đá người ta dùng để chắn không cho xe chạy qua lúa thóc đang phơi. Chúng tôi đi nhằm ngày thường trong tuần và không có lễ hội nên không phải chen chân. Trước khi vào chùa, người ta phải đi bằng đò dọc sông Yến vĩ có người gọi là Suối Yến. Ba người chúng tôi trên chiếc xuồng nhỏ do một tay chèo. Lúc này trên sông chỉ có vài chuyến đò chở du khách. Hai bên đò là mấy chiếc xuồng của các cô chụp ảnh đuổi theo tranh nhau mời gọi, nài nỉ cho đến hơn nửa quảng đường. 

Chúng tôi nhờ anh chèo chậm lại, có dịp thả tâm hồn chìm sâu trong cảm giác êm đềm thanh thản trên dòng suối. Mặt nước phẳng lặng trong xanh, một ít hoa súng đỏ thẩm vẫn còn lại sau mùa thu chen lẫn trong đàn vịt trắng đang thả mình bên hàng cây mọc thẳng từ dưới nước. Có đoạn hai bên bờ sông là ruộng đồng ngát xanh chạy thẳng đến chân dãy núi chập chùng. 

Anh chèo đò hỏi thăm chuyến du lịch làm tôi quay lại với thực tế. Anh mặc áo bộ đội đã bạc màu và quần tây, trên đầu cũng là chiếc nón cối đã bong vải - chiếc nón mà mấy ngày qua chúng tôi thấy quen mắt ở khắp nơi. Tôi dè dặt bắt chuyện hỏi thăm đời sống của anh cũng như dân quanh vùng. Anh chẳng ngại kể cho tôi nghe hoàn cảnh sinh hoạt của gia đình riêng. Câu chuyện thật hư không rõ nhưng làm cho chúng tôi cảm động, khiến chúng tôi móc bóp cho anh một số tiền sau chuyến chèo hai chiều hoàn tất.

Chúng tôi hỏi về Hà nội và Vịnh Hạ long nơi mà chúng tôi vừa đi qua, anh bảo là anh chưa bao giờ biết. Từ nhỏ đến lớn dù có ước mơ nhưng chưa bao giờ anh ra khỏi tỉnh. Những gì anh biết được chỉ từ loa phóng thanh tin tức hàng ngày ở làng và những buổi họp nhân dân do cán bộ đảng tổ chức. Ti vi là cái gì chứ? Lâu lắm mới có một đôi dịp xem ké qua cửa sổ của nhà người giàu có, hầu hết là bà con cán bộ. Anh có hai đứa con, một trai, một gái chúng cùng anh làm nghề “đánh bắt”. Hỏi ra mới rõ là mò cua, bắt ếch, bắt cá ban ngày và cả ban đêm. Anh khoe là vừa rồi sắm được một “máy phát điện” để thắp đèn đi soi mà cha con anh đã chắt mót dành dụm cả năm trời. Thì ra “máy phát điện” của anh chỉ là cái bình acquy, anh kể nó là tài sản nuôi sống gia đình. Anh bảo hai đứa con anh làm nghề đã thành thạo lắm rồi. Chúng tôi đinh ninh là chúng đã lớn nhưng sự thật thì ngược lại. Anh tiếp tục nói rất tự nhiên: một đứa mười tuổi, đứa kia vừa lên tám. Chúng học đến lớp hai cả đấy. Học hành thêm làm gì khi chi phí học hành cao hơn cả miếng ăn chỉ để sống. Mẹ của chúng phải tuân theo kế hoạch tránh thai theo “tư vấn” của cán bộ. Cán bộ y tế đã làm việc đặt vòng. Cái vòng ác nghiệt ấy chẳng bao lâu sau đã giết mẹ sắp nhỏ chết tức tưởi vì những biến chứng của nó. 

Chuyện trò qua lại khiến tôi thấy dạn hơn. Tôi xin được chia buồn cùng anh và xin trao đổi: thật ra cái chết của chị không phải do ở chiếc vòng. Chiếc vòng chỉ là một phát minh khoa học vô tri, vô giác. Lợi hại là do con người. Cái chết ấy là bằng chứng không phải một mà là của hai chiếc vòng: một chiếc của quyền lực và một chiếc của sự dốt nát, thiếu hiểu biết về việc sử dụng cùng với sự nghèo khổ, thiếu tiền bạc và thuốc men. Anh im lặng một lúc làm tôi hơi lo, e là mình lỡ lời. Nhưng rồi anh thở ra và cũng cho là phải: “Giá mà tôi khả năng và được quyền không làm theo thì…!” 

Để trả lời câu hỏi thăm của, anh về phía chúng tôi, tôi cũng không ngại cho anh biết tất cả sự thật về đời sống tự do và giá trị con người ở nơi nước người mà bây giờ thuộc của cả chúng tôi. Ở đó có nhiều đảng nhưng con người không thuộc về đảng nào cả. Từ khi chúng tôi đến đó tay không cũng như anh; chúng tôi ở nhờ nước người mà bây giờ hơn nửa vòng trái đất chúng tôi có thể về thăm đất nước này và còn có thể giúp anh chút tiền để giúp anh và các cháu bé vuợt qua một ngày khốn khó. Vừa nói xong, tôi vội mở bóp cho anh một số tiền gấp đôi phần tiền công chèo của anh sau khi chia cho bản quản lý.

Lần đầu tiên trên đường ra Hà nội, qua thành phố Vinh hay Hải phòng, tôi cảm thấy như mình đang lạc khi sang nước khác khi thấy hai bên đường đầy bảng quảng cáo thịt chó, thịt mèo, phở chó, phở mèo; lẩu, bún, cơm thịt chó, thịt mèo. Tôi lấy đó làm đề tài bắt chuyện với một tài xế taxi trong khi chúng tôi đi dạo cho biết 36 phố phường. 

Phố cổ bây giờ đã hoàn toàn thay đổi, các hàng chỉ còn cái tên còn hàng hoá thì không còn rặc như xưa: hàng chiếu, hàng bông, hàng bạc, hàng mắm, hàng giày … 

Nghe nói giọng nam và nhận ra chúng tôi là người từ nước ngoài anh tài xế bắt chuyện hỏi thăm đời sống và luật lệ nước ngoài. Một lần nữa tôi có dịp nói sự thật thao thao về giá trị nhân phẩm và quyền con người ở nước người mà bây giờ là của chúng tôi. Là người dân thường, tôi không biết và không đá động gì đến chính trị chính ơi gì cả. Khi anh hỏi chúng tôi rằng bà con mình về đây đã đi thăm lăng bác chưa. Có lẽ vì quen sống với sự thật nên tôi buộc miệng trả lời trước khi suy nghĩ rằng câu trả lời rất có thể làm cho anh thấy đắng. Hoặc cũng có thể tôi cố ý tránh tiếng gọi ấy đã thành quen vì thực ra không phải là của tôi. “Dạ tôi có một người bác là anh của cha tôi - theo cách gọi của người miền Nam – nhưng ông ấy còn sống nhăn cho nên không có lăng tẩm gì cả.” Nhưng anh lại tưởng tôi không hiểu ý nên lặp lại: “Bác Hồ ấy cơ!”. Đột ngột làm tôi thấy hơi lúng túng. Tôi phải tiếp: “Ờ ờ… chúng tôi đã là người nước ngoài những gì không thuộc về mình làm sao chúng tôi dám nhận dù chỉ là tiếng gọi, không khéo anh lại chê rằng chúng tôi thấy người sang bắt quàng làm họ. Tôi nghĩ là mình không nên gọi ông ta bằng cái thứ bậc có tính cách gia đình như anh vừa gọi.” Sau khi vu vơ đánh trống lãng vài câu nữa rồi chúng tôi vội vã xuống xe trả tiền, cho thêm - miễn thối và chúc anh một ngày tốt đẹp.

Rồi một hôm, trên xe taxi lẻ, chúng tôi gặp người khách trẻ chừng ba mươi tuổi, cô ta có dáng người làm việc văn phòng. Sau khi bác tài hỏi địa chỉ đến chúng tôi mới biết cô là cô giáo. Chúng tôi và anh tài xế bắt chuyện hỏi thăm qua lại đời sống nghề giáo và việc dạy học mới biết cô đi xa là vì sau khi ra trường gia đình không có đủ khoản 30 triệu đồng nên mới phải đi xa và dạy cấp một trong lúc cô tốt nghiệp dạy cấp ba! 

Tôi cải lại: “Bộ cô nói chơi? Từ khi loài người bắt đầu biết dạy và học đến nay không phải ngành giáo là mẫu mực nhất trong các ngành sao? Ngày xưa khi xã hội chưa mấy văn minh, người ta đã coi trọng giáo dục đến mức xem thầy dạy học ở vị trí sau ông vua rồi mới đến cha – Quân-Sư-Phụ. Lẽ nào bây giờ lại khác?” 

Cô không ngại kể hết các thứ tôi chưa từng nghĩ tới. Kể cả việc thầy cô mất phẩm hạnh đối xử bất nhân với học sinh là chuyện thường tình… Cái cội nguồn gốc rễ thăng hoa con người đã bị sâu đục, mục ruỗng thì “còn gì nữa đâu!” “Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu!” Còn mong gì hơn! Tôi bất giác thở dài! Nhưng ngạc nhiên gì chứ? Buồn làm gì chứ? Bỏ đi! Không phải đây là lý do mà chúng ta liều thân bỏ tất cả để ra đi sao?

Chúng tôi không quên vào thăm gia đình chị bạn ở miền Nam đã lâu không liên lạc. Chị mừng rối rít; thời gian gặp nhau như không đủ vào đâu để chúng tôi tâm sự. Nhưng khá đủ để chúng tôi đúc kết một chuyến về thăm. 

Chị than thở việc làm ăn của gia đình chị cũng như hầu hết những người làm ăn chân chính dường như có chu kỳ - năm trồi năm sụt thất thường. Người ta thường đổ tội cho con buôn hoặc những năm sau này cứ trút tội lên kinh tế hoàn cầu suy sụp! Phần chị thì có lúc sém bị mất nhà và không còn gạo để ăn. Chị bỏ vốn và thế chấp sổ đỏ (quyền sử dụng nhà) để đầu tư vào việc làm ăn. Khi giá đường ào ào lên cao, ngân hàng nhà nước mở cửa cho vay dễ dàng. Gia đình chị bỏ công làm mía. Được một năm bội thu gia đình mừng rỡ. Đến năm sau tiếp tục trồng mía khi thu hoạch thì giá đường hạ nhưng phải năn nỉ bán đổ bán tháo để trả nợ ngân hàng không thì mất nhà. Năm sau gốc mía còn, lẽ ra được ăn nhưng giá đường hạ đến mức không đủ trả công và các chi phí cho ra thành phẩm. Người ta đốt mía bỏ vì mía quá rẻ, cho không ai lấy. Đến lượt tiêu hay cà phê cũng thế! Chị than là mãi không gặp thời. 

Tôi không biết an ủi làm sao nhưng đã cho chị mấy câu hỏi. 

Thứ nhất, ngân hàng thuộc về ai, ai quyết định thời hạn? 

Thứ hai, giá cả thu mua hàng xuất cảng như đường, cà phê, tiêu, cá, mắm vân vân…ai quyết định? Nếu do con buôn thì sau khi mua của chị họ đem đi đâu? 

Thứ ba, kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn, dài hạn do ai làm ra? 

Thứ tư, hợp đồng với nước ngoài do ai? 

Chị có thể nói là do ông Xoài hay bà Ổi, ngành này hay ngành kia nhưng tất cả đều sai. Nếu tôi cho chị vay tiền, tôi quyết định giá hàng của chị, mua hay không tùy tôi, thời gian tôi cho người của tôi gõ cửa lấy tiền do tôi quyết định thì chị sẽ thế nào? Chỉ có tôi hợp đồng với nước ngoài và chỉ có tôi biết. Không phải chị chết chắc rồi sao? Chị và kế hoạch của chị chỉ là con cá đang bơi trong chậu đang chờ tôi đem lên thớt mà thôi. Khi có gì chị cho là oan thì chị cứ việc đi kiện. Kiện ông Xoài, bà Ổi trực tiếp ở địa phương làm thiệt hại cho chị. Đơn của chị lên cho cùng là cũng vào tay tôi. Nên nhớ ông Xoài bà Ổi là người của tôi. Nếu chúng làm sai thì tôi xử lý nội bộ nghiêm minh lắm. Chúng tôi chịu trách nhiệm chung hoặc tôi sửa lại luật lệ cho nó trở nên hợp pháp thôi. Đặt luật lệ và thi hành cũng do tôi nốt. Tôi thừa biết người ta thường cứ nhìn gần nên không thấy xa, tham trâu bò mà quên đám ruộng cho nên tôi lấy ruộng và cho họ trâu bò. Họ chỉ còn cách đi cày cho tôi để kiếm cơm mà thôi. Thế đấy, cuộc đời có một, không hai có được bao nhiêu cái 5 năm, 10 năm mà họ vẫn cho tôi mượn để thí nghiệm bỡi vì tất cả đều thuộc về tôi. Hễ sai thì tôi sửa lại có gì đâu naò!

Nghe radio trên xe, có người bảo rằng kế hoạch xuất khẩu lao động cần phải được nâng lên thành chính sách và khẩn trương thực thi có kế hoạch… nghe như một lô từ ngữ lặp đi lặp lại như cơm bữa như bài thuộc lòng của học sinh tiểu học (cấp một). Nghe đến đây làm tôi sực nhớ lại một kỷ niệm làm tôi se lòng, khó quên. 

Lúc đang học lớp năm, tôi có chị bạn lớn hơn tôi chừng ba tuổi. Chị là con nuôi của gia đình kế bên – nói là con nuôi chứ kỳ thực vì con gia đình nghèo khó, đông con, chị được cha mẹ gửi vào ở giữ ba đứa bé - đứa bồng, đứa dắt, đứa chạy chơi lung tung. Tuy gặp gia đình tử tế không đến nổi đối xử tệ với chị nhưng chị phải làm việc quá sức. Người chị gầy gò trông rất thảm, chị thường than với tôi chị rất mệt. Vì thường xuyên giúp chị tự học chữ, tập đọc nên tôi được gia đình chị xem như con. Họ thường tâm sự họ rất buồn vì phải để chị ấy đi ở kiếm sống và bớt phần ăn của gia đình. 

Ngày nay nghe người ta đưa con dân còn sức khỏe ra nước ngoài làm lao động, làm mướn. Những người ra đi phải chăng là hạng chuyên gia, bác sĩ, kỷ sư đi bán chữ, hái tiền ở nước người hay chỉ là những người kiếm sống bằng sức lực lao động tay chân. Nếu vậy thì không thể trách người ta có thể nghĩ là vì nghèo khó phải đi ở cho nước người, làm cu-li để kiếm sống, hy vọng nuôi gia đình qua khỏi cảnh đói nghèo và tăng thu nhập cho nhà nước! Thế nghĩa là thế nào? 

Ngày xưa gia đình lỡ gặp cảnh nghèo đói, bần cùng, bất đắc dĩ phải cho con đi ở đợ. Chỉ một đứa thôi cũng quá đủ cho cả xóm làng, dòng họ đau buồn, tủi hổ! Ngày nay, dân mình đi “......” tập thể – xin quí vị điền vào từ thích hợp để tôi khỏi bị người ta cho rằng tôi quá lời. Một dãi non sông từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau, rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, ruộng đồng cò bay thẳng cánh giờ ở đâu? Khi chúng ta mất miền nam, chúng ta đã để lại nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên từ rừng thiêng đến tận đáy biển; để lại nguyên cơ sở vật chất, tiền vàng. Toàn bộ di sản cha ông trong tay nhà nước mới kể cả lực lượng bao triệu người dân lành, bà con miền nam của chúng ta có tinh thần tự do, có trình độ văn hoá và có giáo dục. 

Hơn nửa thế kỷ qua bao triệu người dân lành, bao triệu thanh niên đã chết khi chưa trọn cuộc đời và hơn 80 triệu đồng bào bắc-nam - một lực lượng lao động có thể xẻ núi lấp sông, nhất hô bá ứng, khom lưng cúi đầu, gọi dạ bảo vâng không một lời dám cãi vì một ngày mai tươi sáng, một ngày hứa hẹn thiên đàng trên trái đất! Di sản trong tay khổng lồ thế đó, lực lượng lao động trong tay lớn thế đó mà đến nay đất nước, xã hội, con người ra thế đó! Đồng bào ruột thịt của chúng ta ra thế đó! Trái nghịch làm sao! 

Người Việt hải ngoại chỉ có hơn triệu người ra đi tay trắng, túi không tiền, nhà không có ở, tiếng người không thông thạo, muôn vàn khó khăn. Thế mà nay có thể nuôi cả nước hơn tám chục triệu dân, hàng năm gửi về hàng tỉ bạc! Người có lòng hãy thử hỏi tại sao? Mắt ở đâu mà không nhìn sự thật! Trí ở đâu mà không suy nghĩ cho cùng! Đây là sự thật giữa ban ngày tự nó nói lên chứ không phải là thế lực thù địch nào cả! 

Lịch sử một dân tộc kiên cường, một dân tộc thông minh, hiếu học và anh hùng ở đâu? Đồng bào mình, hàng triệu người chưa chắc đã thuộc hết địa danh trong nước; đất đai Việt nam đâu đến nổi thiếu? Thống nhất! hơn ba mươi mấy năm rồi mà nay dân mình còn tiếp tục cho mượn cuộc đời để thực thi chính sách “…………”này hay thí nghiệm kế hoạch 5 năm, 10 năm kia! 

Lại nữa, nay còn có cơ quan mới – cái gọi là là “ban tư vấn phụ nữ”! Người ta đã nâng lên thành tổ chức cho chị em phụ nữ làm vợ - nói đúng hơn là bán… nuôi miệng, nuôi gia đình, nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài! Chị em phụ nữ phải khỏa thân để cho đàn ông nước ngoài tuyển chọn! Trời ơi! Thế mà người ta vô cảm, thản nhiên như đang làm đại lý bán khoai sắn, khoai lang! Lòng ai chai đá không đau khi thấy nhân phẩm của chị em, con em phụ nữ Việt nam của mình đã sa sút đến ngần ấy! Thế là hết! Biết nói gì đây! “Quốc quốc” ơi! Hỏi có đau lòng chăng hởi con “quốc quốc”!

Kết thúc chuyến về thăm, lòng tôi càng cảm thấy xót xa khi những hình ảnh không đáng phải có của dân mình cứ hiện lên bắt tôi phải so sánh với cuộc sống của dân ở nuớc người. Tôi không giúp gì được và tôi cũng như hàng triệu người khác, không có quyền lực hay thế lực nào để gọi là “thù địch hay chống phá” mà chỉ có trái tim biết yêu thương và khắc khoải đợi chờ - đợi chờ một ngày mới cho dân mình có cuộc sống thật sự xứng đáng. 

Tôi chỉ biết cầu nguyện! Cầu nguyện cho lòng người kể cả những kẻ nắm quyền cai trị biết yêu thương để trí họ trở nên sáng suốt để nhận ra rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa đích thực khi con người sinh ra để sống chứ không phải để chuẩn bị sống vì cuộc đời chỉ có một chứ không có bản sao. 

Xin cầu nguyện cho họ sáng suốt để nhận ra vì cớ gì trong lúc nhân loại đang có quyền sống đời của mình thì dân Việt lại cứ tiếp tục phải cho mượn cuộc đời để thí nghiệm học thuyết? Cho vay, cho mượn vật chất theo lẽ thường phải có thời hạn huống chi là đời người. Và hãy cùng tôi cầu nguyện cho con người biết đạo lý này mà tự hỏi chừng nào mới đến ngày đáo hạn để dân mình được lấy lại cả vốn lẫn lời, xây dựng lại cuộc sống ấm no hạnh phúc và chợt tỉnh mà tự hỏi ngày ấy sẽ đến như thế nào?

Vĩnh Tường  

Blog Archive