Wednesday, July 25, 2018

Nghị Quyết 3.8 và Vụ kiện Phỉ báng: Nguyễn Tâm kiện Lê văn Ấn &Võ tư Đản

Quang Minh

Lời dẫn nhập: Ngày 19.7.2018 lúc 10 giờ tại tòa Thượng Thẫm San Jose, một lần nữa lại "hearing" vụ Nguyễn Tâm kiện Lê Văn Ấn và Võ Tử Đản. Đây là một vụ kiện quái đản. Một lần nữa xin đăng lại bài viết của tác giả QUANG MINH, PHÂN TÍCH ĐẦY ĐỦ vụ kiện để quý độc giả gần xa đọc và nhận định. Người ta, những kẻ bưng bợ VC lại lên án kẻ viết lên lời công đạo.
Tuy vậy, cho đến khi nào nghị quyết 3.8 được sửa đổi hoặc là Nguyễn Tâm sẽ phải trả giá sự man trá trước tòa án Hoa Kỳ, chúng tôi mới chấm dứt phản đối những kẻ phản bội người Việt Tị nạn Cọng Sản.
 
Xin cám ơn tác giả QUANG MINH đã bỏ công nói lên lời công đạo.  (Lê Văn Ấn và Võ Tử Đản).
Phần I. Tính cách pháp lý của Nghị Quyết 3.8
Tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản ở San Jose ủy quyền cho L/s Nghị viên Nguyễn Tâm vận động các nghị viên Khu vực 7 của Hội Đồng Thành Phô (HĐTP) San Jose để có một nghị quyết giống như nghị quyết của thành phố Westminster : “Cấm cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên khắp lãnh địa của thành phố”. Nghị viên Nguyễn Tâm đâ vận động các đồng viện nhóm họp để thảo luận, biểu quyết và ban hành Nghị quyết 3.8 với nội dung như sau:
“ Hội Đồng thành phố chống đối việc treo cờ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên các cột cờ của thành phố “
“ The City expresses opposition to the display of the flag of the Socialist Republic of Vietnam at any city owned flag pole”
Được biết Nghị Quyết 3.8 đã bị Cộng Đông người Việt tỵ nạn CS ở San Jose phản đối và chỉ trích quyết liệt trong những buổi hội thảo cũng như trên các diễn đàn điện tử của người Việt hải ngoại. Lý do: “ Theo nhận định của người viết, việc cấm treo cờ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) trên cột cờ của thành phố thuộc khu vực 7 là một việc làm chẳng những không thực tế mà còn bất hợp pháp vì Nghị Quyết không được Quốc Hội Liên Bang hay Quốc Hội Tiểu Bang California ủy nhiệm quyền làm luật!”
1.Việc ban hành nghị quyết 3.8 là một việc làm không thực tế.
Từ trước đến nay, việc treo cờ đỏ sao vàng trên cột cờ các công sở của tiểu bang California dường như chưa bao giờ xẩy ra hoặc được Hội Đồng Thành Phố San Jose đặt thành vấn đề, ngoại trừ vào ngày lễ hội, ở một vài trường tiểu học, nơi có đông đảo trẻ em con cái của những gia đình có cha mẹ từng là nạn nhân của chế độ Cộng Sản Vịệt Nam đang theo học. Tuy nhiên, qua diễn đàn điện tử, người viết được biết những vụ việc như vậy đã được giải quyết êm thấm và chấm dứt ngay sau khi phụ huynh học sinh trình bầy lý do tại sao không nên treo cờ đỏ sao vàng trên cột cờ của nhà trường. Đến nay, việc cấm treo cờ đôt nhiên sôi động trở lại do sự can dự trực tiếp của Hội đồng Khu vực 7 qua Nghị Quyết 3.8 mà nội dung của nó chẳng những không giúp cho việc duy trì trật tự của cơ quan hành chánh địa phương, trái lại, Nghị Quyết còn đưa đến sự nứt rạn trầm trọng giữa người dân và người đại diện do chính họ bầu ra, đến nỗi tác giả của nghị quyêt phải nhờ đến công lý can thiệp!
2. Việc ban hành nghị quyết 3.8 là một việc làm bất hợp pháp.
Nghị Quyết 3.8 do Hội Đồng Khu vực 7 ban hành mà tên gọi chính thức của Nghị Quyết là byelaw. Byelaw là một đạo luật địa phương do Hội đồng địa phương ban hành nhưng muốn hợp pháp, nó phải được Quốc Hội Liên Bang hay Quốc Hội Tiểu Bang Hoa Kỳ ủy nhiệm quyền làm luật (delegated legislation) thì mới có hiệu lực chấp hành (Byelaw can be made by local authorities under power confers by an Act of Parliament to have a force of law)
Mặt khác, vế phương diện nội dung, byelaw cũng cần phải có lý do chính đáng mới hợp pháp, cho nên, tòa án đôi khi buộc phải lên án những quy tắc hay nghị quyết thuộc loại này, mặc dù hợp pháp về phương diện hình thức, nhưng nội dung lại thiếu lý do (unreasonableness) hay lý do không chính đáng (improper purpose) mà vẫn được cơ quan quyết nghị (Hội đồng thành phố hay Hôi đồng Quận) ban hành. Gặp trường hợp này, tòa buộc phải tuyên phán những quy tắc hay những quyết nghị ấy bất hợp pháp. Tòa cho rằng, khi biểu quyết một đạo luật, nhà làm luật không hề có ý định ủy nhiệm cho địa phương cái quyền ban hành một nghị quyết nào mà nội dung của nó lại không rõ ràng hay vô lý. Phán quyết của tòa cho thấy hợp pháp tính của nghị quyết còn phải lệ thuộc vào nội dung của nó, nói khác đi, nội dung của nghị quyết có hợp lý thì nghị quyết mới hợp pháp (As with other kinds of administrative action, the courts must sometimes condemn rules or regulations for unreasonableness. In interpreting statute, it is natural to make assumption that Parliament could not have intended powers of delegated legislation to be exercised unreasonably, so that the legality of the resolutions becomes dependent upon their content.)
3. Nghị Quyết 3.8 đã vi phạm vào hai nguyên tắc pháp lý sau đây:
(1). Về hình thức, nghị quyết không được Quốc Hội ủy quyền ban hành luật địa phương;
Sở dĩ Quốc Hội bó buộc phải ủy quyền làm luật cho các cơ quan quyết nghị địa phương là vì chính địa phương mới là nơi phát sinh ra các vụ vi phạm liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, phương hại đến cuộc sống an lành của người dân. Vì thế, chính quyền địa phương cấn phải có quyền khẩn cấp ban hành luật để ứng phó kịp thời với những xáo trộn bất ngờ xẩy ra. Nhờ vậy, đạo luật mới có thể giúp cho công việc điều hành guồng máy hành chánh địa phương hoạt động điều hoà, ngăn cấm hay triệt tiêu những hành vi phá rối an ninh trật tự, gây thiệt hại hay gây phiền hà cho người dân, tỷ dụ như cấm để chó chạy rông trên vỉa hè thành phố, cấm xả rác bừa bãi nơi công cộng, cấm chạy xe đạp trên các vỉa hè, đậu xe hơi choán lề đường, mở radio lớn tiếng sau 10 giờ đêm…
(2). Về nội dung, nghị quyết phải có lý do chính đáng, chẳng hạn như tại sao phải cấm treo cờ đỏ sao vàng trên các cột cờ của thành phố? cấm ai không được treo cờ đỏ sao vàng ?
4. Do tính cách bất hợp pháp nêu trên, nghị Quyết 3.8 phải được Hội Đồng thành phố khu vực 7 thu hồi, nếu không, người dân khu vực 7 phải mang nghị quyết ra tòa để xin tiêu hủy.
Tóm lại, nghị Quyết 3.8 phải được sự ủy nhiệm quyền làm luật của Quốc Hội tiểu bang mới hợp pháp vì luật ủy quyền thường được kèm theo những hình phạt cảnh sát để áp dụng cho kẻ vi phạm. Có hợp pháp, nghị quyết mới có hiêu lực chấp hành để hậu thuẫn cho guồng máy hành chánh đia phương hoạt động điếu hòa cũng như giúp cho địa phương phòng ngừa hay kịp thời triệt hạ những sự quấy nhiễu của những kẻ xấu tại những nơi này. Byelaw có thể được định nghĩa đầy đủ như sau:
“ It is a form of delegated legislation by an Act of Parliament which confers a wide power upon a town or a district council to make byelaw for the good rule of the whole or any part of the town or district, as the case may be, and for the prevention and suppression of nuisance therein”
Vì vậy, có thể nói rằng chính Nghị Quyết 3.8 đã gây bất ổn, phiền hà cho người dân địa phương bởi vì kể từ khi nghị quyết 3.8 được ban hành, người dân ở nhiều nơi trong thành phố phàn nàn rằng có nhiều ngưòi đã ngang nhiên, giữa ban ngày, cầm cờ đỏ sao vàng hay mặc áo đỏ đính sao vàng đi khơi khơi trong những khu thương mại của thành phố.
Rõ ràng là tác giả của Nghị Quyết 3.8 khó có thể giải thích thỏa đáng những vấn đề xẩy ra nêu trên khiến người dân địa phương không còn cách nào khác là phải yêu cầu Hội Đồng thành phố khu vực 7 thu hồi Nghị quyết 3.8, nếu không, người dân buộc phải khởi tố xin tiêu hủy Nghị Quyết vì cơ quan ban hành nghị quyết đã hành động lạm quyền (to institute an action seeking annulment of Regulation 3.8 for ultra vires):
a/. trước tòa dân sự (nếu Quốc gia theo hệ thống Tục lệ Pháp như Anh Mỹ, Úc, Canada (ngoại trừ Quebec) và các cựu thuộc địa của nước Anh. b/. trước tòa án hành chánh địa phương hay trước Tham Chính Viện (Conseil d’Etat ) nếu Quốc Gia theo hệ thống Dân Luật (Civil law) như Pháp và các cựu thuộc địa của Pháp.
Cần lưu ý ở đây là Pháp và các cựu thuộc địa không xử dụng luật ủy quyền cho các Bộ và các Hội Đồng địa phương như ở Anh. Ở Pháp, việc chi tiết hóa các đạo luật của Quốc Hội được gọi là quyền lập quy (pouvoir règlementaire (power to make regulations). Theo Hiến Pháp của nước Pháp, quyền lập quy được trao cho Tổng Thống và Thủ Tướng ban hành bằng Sắc Lệnh (Décret).
5. Ý kiến của người viết về Byelaw của các tiểu bang ở Hoa Kỳ.
Dù đã tìm kiếm trong sách luật ở thư viện nơi người viết đang định cư cũng như trên Internet, người viết không tìm thấy một đạo luật nào của Quốc Hội Liên bang hay Quốc Hội Tiểu bang Hoa kỳ đã ủy nhiệm quyền làm luật cho các Hội Đồng địa phương, cũng như án lệ nào của tòa dân sự tiểu bang đã từng ra phán quyết về vấn đề ủy quyền làm luật cho các cơ quan quyết nghị địa phương, ngoại trừ một bài viết có tựa đề ‘Article on Delegated legislation US and UK ‘của tác giả Michael Asimov đăng trên Internet, bàn về sự khác biệt giữa một số từ ngữ được xử dung trong luật hành chánh của hai quốc gia Anh, Mỹ như Resolution, Decision, Order, Circular…
Tựa đề của bài viết cho thấy ở Hoa Kỳ cũng có luật ủy nhiệm quyền làm luật cho cơ quan hành chánh Trung Uơng và Hội Đồng dân cử địa phương như ở bên Anh. Mặt khác, theo Pháp chế sử của Hoa kỳ và kế đó là điều 22 khoản 2 Bộ Dân luật của tiểu bang California, các tòa dân sự ở Hoa Kỳ có thể áp dụng luật dân sự cũng như án lệ dân sự của nước Anh cho những trường hợp đặc biệt sau đây:
(1). “Trước ngày ban hành bản Tuyên ngôn độc lập vào năm 1776, những người Anh định cư ở Hoa Kỳ đã thỏa thuận với nhau rằng: “Tục lệ pháp của nước Anh, cùng với những đạo luật viết đã ban hành ở nước Anh đều là những luật lệ sẽ được đem áp dụng chung cho các nhóm định cư, ngoại trừ những đạo luật viết đã được ban hành để áp dụng riêng cho họ. Họ cũng thỏa thuận với nhau rằng Tục lệ pháp của nước Anh sẽ không đem ra áp dụng nếu tỏ ra không thích hợp với tình hình của địa phương, nơi những người Anh đang định cư.
(Even before independence, the American settlers were agreed that in principle the English Common Law, along with statutes already enacted in England, should be the law of the several colonies, apart from any statutes which had been passed for them. But it was also recognized that the English Common Law should not be applied to the extent that it was unsuited to local condition in the colonies).
(2). Bộ Dân Luật California, điều 22 khoản 2 cũng quy định như sau: “ The Common Law of England, so far as it is not repugnant to or inconsistent with the constitution of the USA or the constitution or laws of this state is the rule of decision in all the courts of this state”. (Tục lệ pháp của nước Anh nếu không đối nghịch với bản Hiến Pháp của Hoa kỳ hay tương phản với Hiến Pháp hay luật pháp của Tiểu bang thì được xem như qui tắc chung có thể mang ra áp dụng cho những phán quyết của các tòa án dân sự tiểu bang )
Như vậy, hai ông Lê văn Ấn và Võ tư Đản có thể thỉnh cầu tòa ưu tiên phán quyết về tính cách hợp pháp hay bất hợp pháp của Nghị Quyết 3.8 trước khi xét đến lỗi phỉ báng mà nguyên đơn Nguyễn Tâm đã cáo buộc cho họ.
 6. Nghị Quyết 3.8 và “Học thuyết lạm quyền” (Resolution 3.8 and the Ultra vires doctrine) trong Hệ thống pháp luật Anh Mỹ. .
Việt quyền’ hay ‘lạm quyền’ được tạm dịch từ tiếng La Tinh ultra vires sang Anh ngữ là ‘beyond the power’ để miêu tả một hành vi của cơ quan công quyền (a public authority), của một công ty (a company) hay một cơ quan, đoàn thể (a body) hành động vượt quá giới hạn cho phép của đạo luật hướng dẫn hoạt động của các cơ quan này. Nếu các cơ quan nói trên có những hành động vượt khỏi khuôn khổ cho phép của đạo luật thì những hành động này đều được xem như bất hợp pháp và vô giá trị. Đó chính là trường hợp xẩy ra đối với nghị quyết 3.8
Theo học thuyết lạm quyền (the ultra vires doctrine), một cơ quan hành động theo sự hướng dẫn của luật pháp, chỉ có thể làm những gì nếu được luật cho phép (Under the ultra vires doctrine, a body acting under statutory power can only do those things the statute authorises it to do).
Luật sư Nguyễn Tâm tốt nghiệp đại học luật của Tiểu Bang California và cũng là người đã từng hành nghề Luật sư tại Tiểu Bang này từ năm 1992 trước khi trở thành Nghị viên khu vực 7 của thành phố San Jose, lẽ đương nhiên đương sự phải hiểu rõ cái nguyên tắc pháp lý quan trọng này trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ, theo đó: “Người dân có quyền làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm (đây là quyền tự do cần thiết của người dân thường). (Everything which is not forbidden is allowed: an essesntial freedom of the ordinary citizen).
Các quan chức công quyền chỉ có thể làm những gì nếu được luật pháp cho phép” (Everything which is not allowed is forbidden: used to apply to public authorities.)
Khi Nghị viên Nguyễn Tâm được đồng bào khu vực 7 yêu cầu vận động để khu vực có được một Nghị Quyết cấm treo cờ đỏ sao vàng trên toàn lãnh địa của thành phố, lẽ ra đương sự phải giải thích cho các thành viên trong Cộng đồng hiểu rằng Hội Đồng không có quyền làm như vậy vì chưa có luật ủy quyền cho Hội Đồng được ban hành byelaw “cấm cờ đỏ sao vàng được treo trên các cột cờ của thành phố ”, cho nên, Hội Đồng thành phố không thể ban hành nghị quyết theo như lời yêu cầu của quý vị được.
Như vậy, mọi người sẽ hiểu và chắc chắn sẽ không có vấn đề đụng chạm đáng tiếc nào xẩy ra sau đó. Thế nhưng, thay vì giải thích cho đồng bào hiểu như vậy, nghị viên Nguyễn Tâm, do vô tình hay hữu ý, đã đứng ra vận động các đồng viện của ông ban hành Nghị Quyết 3.8 ‘ Cấm treo cờ đỏ sao vàng trên các cột cờ của thành phố, một nghị quyết chẳng những bất hợp pháp về hình thức, khuyết điểm về nội dung, nghị quyết còn kèm theo những sơ hở khiến cho kẻ xấu có thể lợi dụng sơ hở này, mang cờ đỏ sao vàng treo khắp nơi trong phạm vi lãnh địa của thành phố, ngoại trừ trên các cột cờ của thành phố đúng theo sự cho phép của ‘học thuyết việt quyền : , “ người dân có quyền treo cờ ở những nơi mà luật pháp không cấm” !!!
Đây chính là lý do tại sao nhà văn Lê văn Ấn tức Kiêm Ái, người sớm cảm nhận được sự nguy hại của Nghị Quyết 3.8 có thể gây xáo trộn cho tình trạng an ninh ở địa phương, không nén được tức giận, đã phải thốt lên: “Chúng tôi cực lực tố cáo tên Nguyễn Tâm Đâm Dao Vào Tim Người Việt Chống Cộng.
Nghị viên Nguyễn Tâm giải thích thế nào với Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CS và trước cơ quan tư pháp, về công việc mình làm, trái với các nguyên tắc pháp lý nêu trên, cộng thêm vào đó là sự thụ động khó hiểu của đương sự trước lời kêu gọi của ông Lê văn Ấn về nghị quyết 3.8 phải được thu hồi ngay để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xẩy ra sau này, nhưng lời yêu cầu hợp lý ấy không được phúc đáp!
Tưởng cũng cần lưu ý Nghị viên Nguyễn Tâm rằng ông Lê văn Ấn, sau đó, cũng đã yêu cầu Hội Đồng Thành Phố San Jose, cơ quan chủ quản của Hội Đồng khu vưc 7, thu hồi Nghị Quyết 3.8 nhưng rất tiếc, chính quyền này cũng không đáp ứng lời yêu cầu hữu lý của ông Ấn. Lại có ý kiến của một người dân địa phương kêu gọi Nghị viên Tâm rút đơn kiện vì cho rằng việc kiện tụng như vậy sẽ có hại sự nghiệp chính trị của ông, nhưng nghị viên Tâm tin tưởng rằng việc làm của ông là chính đáng nên đương sự đã bỏ ngoài tai lời yêu cầu hợp lý này.
Tuy nhiên, nếu am tường thủ tục tố tụng hành chánh, hai ông hay bất cứ người dân nào cư ngụ trong phạm vi lãnh thổ của khu vực 7 đều có quyền mang Nghi Quyết 3.8 ra trước tòa án dân sự, mà khu vực 7 thuộc thẩm quyền tài phán, để xin tiêu hủy.
7. Tóm tắt về Nghị Quyết 3.8
Nghị quyết 3.8 đã vi phạm vào 2 nguyên tác pháp lý căn bản sau đây:
Về phương diện hình thức :
. Nó không được quốc hội liên bang hay tiểu bang ủy nhiệm quyền ban hành luật địa phương;
. Nó vi phạm học thuyết lạm quyền trong hệ thống pháp luật Anh -Mỹ, theo đó ‘Người dân được quyền làm những gì mà luật pháp không cấm; nhân viên công quyền chỉ có thề làm những gì được luật pháp cho phép’.
Về phương diện nội dung:
. Nghị quyết thiếu lý do hay có lý do nhưng lý do không chính đáng. . Vì lợi ich của luật pháp, nghị quyết cần phải được thu hồi.
Phần II. Vụ kiện Nguyễn Tâm kiện Lê văn Ấn và Võ tư Đản
1. Tòa Thượng Thẩm Santa Clara đã phổ biến nhiệm vụ của tòa trên Internet như sau:
The Superior Court of Santa Clara serves the public by providing equal justice for all in a fair accessible effective efficient and courteous manner by resolving dispute under the law consistently, impartially and independently and by instilling public trust and confidence in the court.
2. Đôi điều về “the Superior Court of Santa Clara” và luật phỉ báng của tiểu bang California.
(1). The Superior Court of Santa Clara được Bộ luật dân sự của tiểu bang California giải thích là ‘the Trial Court of Santa Clara’. Sau đây là hệ thống các tòa án của tiểu bang California:
Supreme Court I
Appeal Courts I
Superior Courts (Trial Courts)
Trial court có nghĩa là tòa án xử về nội dung của vụ kiện, nói cách khác, trial court là một loại tòa án có nhiệm vụ quyết định về mọi vấn đề sự kiện (point of fact) và luật điểm (point of law) của vụ kiện (Trial court is a court which determines all issues of law and fact arising in the case).
(2). Định nghĩa trên cho thấy Superior Court of Santa Clara, trên danh nghĩa là một tòa Thượng Thẩm nhưng trên thực tế, nhiệm vụ của tòa này không khác gì một Tòa Sơ Thẩm của Việt Nam Cộng Hòa trước kia, nghĩa là Superior Court of Santa Clara cũng xét xử cả về sự kiện lẫn luật điểm y như tòa sơ thẩm của VNCH, nhưng với thẩm quyền rộng rãi hơn tòa Sơ thẩm VNCH về giá ngạch vụ kiện cũng như về việc ấn định số tiền bồi thường cao hơn thẩm quyền của tòa Sơ thẩm.
Cao đến mức nào, luật không quy định rõ nhất là khi số tiền bồi thường lại được định đoạt theo bình quyết (verdict) của bồi thẩm đoàn lên tới nhiều triệu mỹ kim, vượt quá giá trị tài sản của người thất kiện dưới sự hướng dẫn của vị thẩm phán chủ trì phiên tòa!
Mặc dầu vậy người thất kiện cũng không nên tuyên bố khánh tận bời lẽ việc thi hành án sẽ không xẩy ra nếu bản án đã tuyên cho thấy có sự sai lầm về luật điểm, có thể kháng cáo lên tòa Phúc thẩm. Khác với phán quyết của các tòa Hình thường được thi hành ngay, phán quyết của tòa Hộ, như vụ kiện về phỉ báng chẳng hạn, sẽ không có vấn đề bên thất kiện phải thanh toán án phí cũng như các khoản tiền bồi thường sau khi có bản án của tòa xử về nội dung, nếu như phán quyết cho thấy bản án đã tuyên có sự sai lầm về sự kiện hay luật điểm. Trong trường hợp này, bên thất kiện có quyền kháng cáo bản án lên tòa trên, việc thi hành án, vì vậy, phải tạm ngưng để chờ phán quyết chung cục của tòa trên. Về hộ vụ, chỉ khi nào thất kiện ở giai đoạn cuối cùng của hệ thống pháp đình (tòa Phá án hay Tối Cao Pháp Viện) người thất kiện mới buộc phải trang trải các khoản án phí và tiền bồi thường thiệt hại cho bên thắng kiện.
(3). Tại các quốc gia tự do trên thế giới theo hệ thống Dân luật, việc bồi thường danh dự thường khi chỉ là $1 và bản án của tòa được trích đăng trên 3 tòa báo hàng ngày.
xxx
3. Các yếu tố về lỗi phỉ báng trong chứng từ 1 do nghị viên Nguyễn Tâm tự đề xuất bất hợp pháp vì chúng không phải là những yếu tố luật định của tiểu bang California!
Ngày 10/2/2017, nghị viên Nguyễn Tâm nạp đơn khởi tố hai ông Lê văn Ấn và Võ tư Đản ra trước Superior Court of Santa Clara vì đương sự cho rằng phát biểu của các bị đơn trong chứng từ 2 mang lời lẽ mạ lỵ, phỉ báng đương sự .
Chứng từ 2. . “ Chúng tôi cực lực tố cáo tên Nghị viên Nguyễn Tâm Đâm Dao Vào Tim Người Việt Chống Cộng..
. Việt gian Nguyễn Tâm dùng Nghị Quyết 3.8 để cấp tự do cho Việt Cộng được phổ biến lá cờ máu của Việt cộng khắp thành phố San Jose, ngoại trừ cột cờ thuộc công sở thành phố San Jose.
. Việt gian Nguyễn Tâm đã toa rập với Chris Le và đồng bọn để hợp pháp hóa lá cờ máu Việt cộng tại thành phố San Jose.
. Tên Nguyễn Tâm đã hèn nhát đổ tội cắt xén Nghị Quyết của thành phố Westminster lên đầu Ủy Ban Định Chế thành phố San Jose
. Đồng hương Việt Nam chống cộng ở San Jose ủy thác cho Nguyễn Tâm vận động để San Jose có một quyết nghị giống như ở Westminster ‘cấm cờ Việt Cộng’, Nguyễn Tâm lợi dụng lòng tin của đồng hương đổi ‘cấm cờ việt cộng’ thành ‘Việt cộng được cắm cờ tự do ở khắp nơi ở San Jose.
. Thi Trưởng Westminster Trí đức Tạ đã trao trứng cho ác, Nghị Quyết của Westminster trắng, Việt gian Nguyễn Tâm đã biến thành đen
. Đáp theo yêu cầu của Bác Võ tư Đản yêu cầu các đoàn thể có phản ứng tích cực đề nghị lên Hội Đồng Thành Phố San Jose dẹp bỏ Nghị Quyế3.8 với nội dung có lợi cho Việt Cộng mà tên Việt gian Nguyễn Tâm đã làm hại chúng ta.”
Xin hẹn quý đoc giả bài viết tiếp theo
Kiêm Ai.
Lời phát biểu trong chứng từ 2 được nghị viên Nguyễn Tâm dịch ra Anh ngữ :
. Exhibit 2 We vehemently accuse this boy councilman Tam Nguyen HAS STABBED INTO THE HEARTS OF THE ANTI-COMMUNIST VIETNAMESE. . Traitor Tam Nguyen used the Resolution 3.8 to provide freedom to the Vietnamese Communists to promote their bloody flag everywhere in San Jose except those flag poles belonging to the City of San Jose
. Traitor Tam Nguyen conspired with Chris Le and his gang to legalize communist bloody flag in the City of San Jose . This boy Tam Nguyen has cowardly blamed the mutilation of the Westminster Resolution on the City Council to discard Resolution 3.8 with its content promoting the communists that the traitor Tam Nguyen has betrayed us. (Kiem Ai).
4. Lời phát biểu của bị đơn Lê văn Ấn trong chứng từ 2 có thực sự là lời lẽ nhục mạ, phỉ báng nguyên đơn hay không?
Lời lẽ nhục mạ và phỉ báng ấy như thế nào, vi phạm vào điều khoản nào trong bộ Dân luật của tiểu bang California thì không thấy nguyên đơn nói đến! Vì thế, những lời lẽ của bị đơn Lê văn Ấn chỉ trích thái độ của nguyên đơn được đề cập đến trong chứng từ 2 không thể được xem là những yếu tố về lỗi phỉ báng được luật của tiểu bang nhìn nhận để rồi căn cứ vào đó mà xét xử vụ kiện bởi lẽ: “
Tòa Thượng thẩm Santa Clara chỉ xét xử vụ kiện theo luật của tiểu bang chứ không xét xử vụ kiện< theo luật của nguyên đơn do nguyên đơn tự đề xuất ra trong chứng từ 1” !
Một vài từ ngữ trong chứng từ 2 được nguyên đơn dịch sang Anh ngữ, mang ý nghĩa khác hằn với ý nghĩa của tiếng Việt, được nguyên đơn gán cho chúng mang lời lẽ phỉ báng cần được giải thích và điều chỉnh cho phù hợp với ý nghĩa thực sự của chúng trong tiếng Việt: Chẳng hạn như ở đoạn 1 của chứng từ 2, bị đơn dùng từ ngữ tố cáo (to denounce) để phê bình công khai và nghiêm khắc việc nguyên đơn ban hành nghị quyết 3.8 mà không được ủy nhiệm quyền của Quốc Hội tiểu bang là sai lầm hay có ác ý.
Tố cáo (to denounce ) means to criticize severely and publicly a person because he feels strongly that the claimant is wrong or evil) while buộc tội (to accuse) means to charge someone of doing something wrong or breaking the law and he says or tells them that he believes that they did it
Trong hiện vụ ông Lê văn Ấn chỉ tố cáo việc làm của Nghị viên Nguyễn Tâm là sai lầm và ác độc chẳng khác gì đương sự cầm dao đâm vào tim người Việt chống cộng chứ bị đơn không buộc tôi nguyên đơn là đã đâm dao vào tim người Việt chống cộng. Câu dịch này nên đổi lại như sau:
We criticize severely and publicly Councillor Tam Nguyen because the promulgation of resolution 3.8 by him was wrong or evil as if he had stabbed into the hearts of the anti- communist Vietnameses” .
Từ Việt gian được nghị viên Nguyễn Tâm dịch sang Anh ngữ là ‘Traitor’
Từ ngữ Việt gian trong tiếng Việt cũng như Traitor trong tiếng Anh đều có nhiều nghĩa nên cần phải tìm hiểu ý nghĩa thực sự của nó theo từng trường hợp một .
Trong tiếng Việt, một người được gọi là Việt gian nếu người này có hành động phản bội tổ quốc của mình (if he is guilty of betraying his country), phản bội bạn bè hay phản bội một lý tưởng (he is guilty of betraying friends or betraying a cause).
Trong tiếng Anh, chữ Traitor cũng được dùng để chỉ những người phản bội tổ quốc. phản bội lý tưởng (a cause) phản bội bạn bè (a friend).
Như vậy, từ ngữ Việt gian hay Traitor được bị đơn xử dụng đến trong Exhibit 2 chỉ có nghĩa là người có hành động phản bội ‘Cộng Đồng người Việt chống cộng’ (guilty of betraying the anti- communist vietnameses) mà thôi. 
5 . Tại sao nói những yếu tố về lỗi phỉ báng của nghị viên Nguyễn Tâm nêu ra trong Exhibit 1 bất hợp pháp ?
Nguyên đơn cho rằng trong bằng chứng 1, bị đơn đã phỉ báng nguyên đơn khiến danh dự của nguyên đơn bị thương tổn nhưng tuyệt nhiên nguyên đơn không trưng dẫn được nguyên văn lời lẽ phỉ báng ấy như thế nào, chúng có đầy đủ các yếu tố được luật phỉ báng tiểu bang California qui định hay không ? Ta cần chứng minh nguyên đơn đã hoàn toàn sai lầm về điểm này như sau:
(1). Lỗi phỉ báng của tiểu bang California được án lệ cùng các điều 44, 45a, 46 Bộ Dân luật tiểu bang định nghĩa như sau :
. a publication of a statement of fact
. that is false
. unprivileged
. has a natural tendency to injure or which causes spread damage and
. the defendant’s fault in publishing the statement amounted to at least negligence….
(2). Lỗi phỉ báng gồm có 2 loại: phỉ báng bằng lời nói (slander) và phỉ báng bằng chữ viết (libel)
Nếu phỉ báng là slander, bị đơn chỉ phải trả bồi thường thiệt hại nhưng nếu là phỉ báng libel, thì ngoài số tiền bồi thường thiệt hại, bị đơn còn phải chịu thêm một hình phạt câu thúc thân thể nữa(imprisonment).
(Defamation which consists of both lible and slander, as defined by case law and statute in California: Code Civil, Sections 44, 45a and 46) (3). Về phương diện pháp lý, nếu vụ kiện liên quan đến nhân vật của quần chúng hay liên quan đến vấn đề được quần chúng quan tâm thì gánh nặng dẫn chứng sẽ do nguyên đơn phải chứng minh rằng lời lẽ này không đúng sự thật. (As a matter of law, in case involving public figure or matters of public concern, the burden is on the plaintiff to prove falsify in defamation action (Wizam Aldine v. City of Oakland, 47 Cal. App. 4th 364 (1966). (4). Trường hợp vụ kiện chỉ liên quan giữa tư nhân với nhau, gánh nặng dẫn chứng sẽ do bị đơn đảm trách. (In case involving matters of purely private concern, the burden of proving truth is on the defendant (Smith v. Maldonado, 72 Cal App. 4th 637 (Cal CT. App. 1999) Trong đơn khởi tố đệ nạp tòa ngày 10/2/2017, nguyên đơn cho rằng lời lẽ phát biểu của bị đơn Lê Văn Ấn trong Exhibit 2 mang tính chất phỉ báng đương sự nhưng nếu đọc kỹ người đọc sẽ không tìm thấy bất cứ đoạn nào trong chứng từ 2 có các yếu tố phỉ báng được qui định trong các điều 44 45a và 46 bộ Dân Luật của Tiểu Bang California! (5) unprivileged (không được hưởng đặc quyền). Cần xem lại bản án báo Người Việt k/ báo Saigon nhỏ để xem tòa giải thích những loại người nào không được huởng đặc quyền và ý nghĩa của từ ngữ sơ xuất, bất cẩn (negligence) được áp dụng cho ai và trong trường hợp nào. Ngoài ra, trong vai trò là người của quần chúng (public figure), nguyên đơn còn có bổn phận phải chứng minh những sự kiện (facts) nào theo luật của tiểu bang California mới cấu thành lỗi phỉ báng của bị đơn, còn cái gọi là lỗi phỉ báng do nguyên đơn tự tạo ra trong chứng từ 1 (the wrong of defamation created by the defendant in Exhibit 1 must be found in Statute and caselaw of California Courts but not thestatement in Exhibit 2): - that there is an actual defamatory statement by the defendants against the Claimant (Plaintiff) - that the defamatory statement was false, - that the defamatory statement could expose the claimant to hatred, ridicule or contempt, cause him to be shunned, or injure him in his political career. - that the claimant must also prove that the defendants have acted with malice or negligence 7. Tóm tắt. (1). Những yếu tố của lỗi phỉ báng do nghị viên Nguyễn Tâm tự đề xuất trong chứng từ 1 để khởi tố hai ông Lê văn Ấn và Võ tư Đản ra tòa hoàn toàn bất hợp pháp bởi lẽ tòa Thượng Thẩm Sanra Clara chỉ xét xử vụ kiện phỉ báng theo các yếu tố luật định chứ không xét xử theo các yếu tố do tụng phương tự đề xuất như trường hợp của nghị viên Nguyễn Tâm!
(2). Trong đơn khởi tố kèm theo chứng từ 1 để tố cáo hai ông Lê văn Ấn và Võ tư Đản phỉ báng nguyên đơn, người ta không thấy tên ông Võ tư Đản! Như vậy, rõ ràng là nghị viên Nguyễn Tâm đã vu khống ông Võ tư Đản đã phỉ báng đương sự bằng chữ viết và hành động này của nghị viên Nguyễn Tâm đã phương hại đến danh dự của đương sự. Ong Đản có quyền đưa nội vụ ra tòa và thỉnh cầu tòa tuyên phán Nguyễn Tâm phải bồi thường danh dự cho ông một số tiền là $1,000.000.00 (một triệu) kèm theo một hình phạt câu thúc thân thể do tòa định đoạt.
Về phần ông Lê văn Ấn, từ ngữ việt gian được gán cho đương sự chỉ có nghĩa là nghị viên Nguyễn
Tâm đã phản bội Cộng Đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản theo như người viết đã giải thích ở trên nên không thể xem chúng như lời lẽ phỉ báng nguyên đơn chiếu theo các điều 44, 45a, 46 bộ Dân Luật và án lệ của Tiểu bang California.
Kết luận Thật tình người viết không hiểu lý do tại sao vụ kiện lại được tòa Thượng Thẩm Santa Clara chuyển lên tòa Phúc thẩm để quyết định mặc dầu vụ kiện chưa được đưa ra tranh luận trong một phiên tòa công khai như đã qui định trong trát đòi bị đơn ra hầu tòa, do đó không thể tiếp tục trình bầy ý kiến cho đến khi vấn đề được sáng tỏ.  
Quang Minh

No comments:

Blog Archive