Mẹ Và Con
Cậu Ba vui vẻ đi đến trước mặt con Diana, bạn gái thằng David, khi nó vừa xuống xe bước vô nhà, cậu nói:
-This is the first time I’ve seen you... How beautiful you are!
Rồi cậu dang rộng hai tay khẽ ôm con bé người gốc Mễ tỏ ý đón chào trân trọng mà chân tình.
Con Diana cảm động ngượng nghịu nói:
-Thanks Uncle!
Hè hè... điệu nầy thằng David đã kể trước cho con Diana nghe về ông cậu nó rồi mà! Sáng nay cả nhà tập trung sớm tại nhà thằng David để đi dự lễ tốt nghiệp kỹ sư ngành computer của nó. Wow! 23 năm rồi sao! Như mới hôm trước, hồi cậu Ba chưa lập gia đình còn đang share phòng ở chung nhà thằng David...
Ngày nào cũng vậy, mỗi sáng sớm cậu Ba đi làm ca đêm về vừa nằm xuống giường sắp ngủ là thấy bàn tay nhỏ xíu múp míp của thằng David lúc đó mới biết đi lẫm chẫm, thò qua khe cửa dưới nền nhà vẫy vẫy. Cậu Ba mắc cười quá với tay lấy một cái bánh biscuit để sẵn trong cái hộp giấy nhỏ trên bàn dí dí vào mấy ngón tay cháu. Dù không trông thấy nhưng nó đã biết cậu cho bánh nên bàn tay nhỏ bé liền nắm lại rồi thụt ra ngoài biến mất. Chuyện nầy đã trở thành “chuyện thường ngày ở... đây” giữa hai cậu cháu. Cậu nó yên tâm thằng bé đang khoe cái bánh cậu cho với mẹ nó đang ngồi may ở phòng ăn nhà dưới. Cậu Ba nghĩ bụng tí nữa thức dậy lấy xe chở nó đi chơi rồi chìm dần vào giấc ngủ, trong khi ngoài kia một ngày mới đang bắt đầu... Thời gian qua rồi dù bao lâu nhìn lại vẫn thấy ngắn và rõ như hôm qua!
Đúng 7 giờ sáng cả nhà lên chiếc xe Sienna 8 chỗ mượn của cậu Chín khởi hành trực chỉ hướng tây đến trường thằng David, riêng thằng David đã đi trước đến trường để chuẩn bị cùng các tân khoa khác.
Thời gian, khoảng cách, đường đi từ nhà thằng David trên đường 13th chỗ cắt ngang đường Beach thuộc Westminster City đến trường California State University Long Beach, search Maps trên Google được coppy lại như sau:, “...11min ( 8.3 miles)... Follow CA-22 W, I-404 N and CA-22 to E Campus Rd in Long Beach”.
Từ hơn 4 năm nay, sáng đi chiều về thằng David không phải ở lại nột trú trong trường nên tiền học bổng (Financial Aid)do chính phủ tài trợ theo chính sách dành cho gia đình có thu nhập thấp, mỗi năm trên 13,000 dollars nó chi dùng vào trả học phí, tiền xăng và sinh hoạt thoải mái. Vả lại tiền nhà, tiền ăn đã có ba má nó lo, nó còn kiếm thêm bằng đi làm part time cho Target. Nó đã có riêng account trong America Bank từ năm lớp 12 nên cu cậu tiêu xài tự do không phải xin xỏ ai.
Cũng từ năm lớp 12 nó đã có bằng lái xe và có xe riêng, nó hay chở thằng em Danny đi Mac Donald, đi In-N-Out mua hamburger với french fried, hay đến tiệm Kentucky mua gà chiên bột nên hai anh em nó hơi bị overweight, bàn tay đứa nào đứa nấy như nải chuối tiêu làm mẹ nó cứ lo bị high cholesterol ( nhưng ông bác sĩ gia đình lạ quá cứ bảo không sao ).
Mới tháng 5 đã thấy hè về trên mấy cây phượng tím đang nở hoa dọc theo hai bên đường trước những sân nhà. Tháng trước phượng đã rụng hết bao nhiêu lá xanh, trơ ra cành màu vàng khô vậy mà vừa qua tháng 5, như chỉ sau một đêm sáng ra đã thấy phượng choàng lên đầu một màu tím sắc xanh của những chùm hoa phượng. Và chưa hết tháng 5 thì phượng đã nở rộ như phượng có bao nhiêu lá thì nay thay bằng bao nhiêu hoa vậy. Cái loài phượng tím một khi đã nở bung rồi thì ngày ngày rụng xuống phủ sáng mặt đường một màu tím xanh bắt mắt. Màu hoa phượng tím gần giống như màu tím hoa sim mà pha sắc xanh hơn, quyến rũ hơn, rất độc đáo và không buồn như màu tím hoa sim trong thơ Quang Dũng.
Rồi đây tháng 5 qua chẳng bao lâu, chẳng mấy chốc, phượng vui quá (ở đây cả giòng họ ve sầu không tồn tại, nên không gian không lê thê vì tiếng ve sầu râm ran một điệu buồn mùa hạ muôn thủa như ở những sân trường xứ Việt mình) ...phượng vui quá! phượng rụng cho hết những chùm phượng tím cuối cùng và phượng trở lại mang sắc lá xanh mát êm đềm. Phượng lại bình thản chờ đến sang năm lại nở hoa mừng những cô cậu học trò sắp vui trọn một mùa hè, hay tốt nghiệp ra trường hòa mình vào giòng xã hội bao la ngoài kia, giã từ một thời sinh viên sôi nổi. Đã vậy mấy hôm nay trời miền Nam California âm u đầy mây đen và nặng như sắp mưa. Trời khoác áo mùa đông lạnh lên miền Nam California này giữa một mùa hè phượng tím mới toanh nên cảnh vật trông thật đẹp, như trong một cuốn phim phương tây lãng mạn.
Miền Nam Cali, nơi có cộng đồng người Việt đông nhất thế giới nơi có phố Bolsa còn được mệnh danh là Little Sài Gòn. Nhưng cảnh vật lại làm cả nhà dễ chịu thêm chứ không gợn chút hoài cảm gì. Nhờ mấy cậu mấy dì thằng David mỗi lần gặp nhau là mải mê làm những “ông tám” “bà tám” chẳng hơi đâu để ý mọi vật chung quanh.
Mấy ông bà tám này vừa lên xe là... “tám” ngay. Nào chuyện bé Jane của cậu Ba đang học lớp 8 tự tập guitar theo youtube có 3 tháng, mà hôm kia đã lên đệm đàn cho một nhóm bạn trong khối lớp 8 hát trong đêm văn nghệ toàn trường bỏ túi của trường Mcgarvin Intermediate (từ lớp 6 đến lớp 8) trước khi chuyển lên trường high school. Trông nó tự nhiên, bản lĩnh làm cậu Ba khoái quá chừng.
Nào chuyện thằng Ryan con dì Bảy, ngang lớp 8 với bé Jane, học tàn tàn chơi là chính lại hay miss homework mà vẫn giữ con A dễ dàng. A! thằng nầy cực kỳ thông minh cậu Ba biết rõ khi còn kèm nó với bé Jane mấy năm lớp dưới, bao giờ cũng vậy giảng một lần là nó hiểu ngay. Mẹ nó đưa phone show cậu Ba có ý khoe thằng con trai quý tử dạo nầy trông ra sao. Chà, trông bảnh trai thiệt, đã ra dáng thanh niên, trông giống “cậu hai trong làng”, tóc tai chải mái láng o. Nó đã to cao hơn hẳn cha nó mà thanh tao, chứ không ục ịch như mấy năm trước. Nghe nói nó cũng là danh thủ basketball trong trường!
Nào chuyện con Vicky con cậu Chín giỏi quá chừng, mới lên lớp 4 mà vừa rồi đã đoạt huy chương đồng giải spelling bee contest (cuộc thi đánh vần tiếng Anh) toàn trường tiểu học (đến lớp 6) và bao nhiêu là chuyện của con cái dì, cậu khác nữa. Không phải đứa nào cũng học hành xuất sắc nhưng nhiều đứa đã tốt nghiệp chuyên viên, có việc làm khá tốt, kinh tế gia đình riêng rất khá... e kể hết ra đây vài trang giấy nữa không xong...
Riêng con nhỏ Diana girl friend của thằng David ngồi im re dưới hàng ghế cuối với thằng Danny “em chồng”, vả lại nó cũng chẳng hiểu “bà con” đang bàn chuyện gì bằng cái thứ tiếng Việt lạ quá, líu lo như chim hót (người ngoại quốc cũng hay nói vậy), ngoài hai tiếng “thưa cô” nó hay chào hỏi bà mẹ chồng tương lai.
Thỉnh thoảng cậu Ba gợi chuyện cho con Diana thoải mái hơn, cậu hỏi:
- What ‘s your major, Diana?
- I’m majoring in pschychology, Uncle.
- You want to be a doctor ?
Con nhỏ tự tin còn nét con nít lắm:
- Yeah, Uncle!
Nó có vẻ hào hứng lên một tí. Chà! Nó muốn làm bác sĩ tâm lý. Nghe nói nó nhỏ hơn thằng David vài tuổi nhưng đã vào đại học sớm 1 năm nên đang theo học năm thứ 3 rồi. Diana dáng cao, nẩy nở, ít nói, hiền hiền với cặp mắt to đen sâu thẳm làm cậu Ba cứ trầm trồ khen mãi. Mấy bà dì và cả bà Ngoại thằng David ai cũng nói “con nhỏ trông giống Ấn Độ quá!”. Suốt buổi sáng trong buổi lễ tốt nghiệp và cả lúc đi ăn nó chỉ cười cười ai hỏi gì nó trả lời nhỏ nhẹ rồi trở lại dáng vẻ chưa được tự nhiên lắm chắc là do lần đầu “ra mắt” mọi người quá đông.
Trước khi đi cậu Ba đưa phong bì mừng thằng cháu tốt nghiệp, cậu nói:
- Cho con dẫn girlfriend đi uống cà phê.
Thằng David làm hề buông thỏng hai tay ra phía trước dáng khòm khòm “thất vọng” ngước cổ cười nói:
- Con có tiền đi làm part time rồi mà cậu?
- Cậu biết rồi, con nhận cho cậu vui.
Thằng David nhận phong bì cúi đầu chắp tay vái cảm ơn cậu (tụi nhỏ bắt chước lối chào Thái Lan sao ta!). Mẹ nó cười nói, “Tụi nó đi ăn uống mạnh ai nấy trả anh ơi... em thấy trong statement nhà bank của thằng David, con Diana ký check trả cho thằng David khi thì 5, 10 dollars khi thì vài chục. Hôm review lại housing (chương trình chính phủ trợ cấp cho gia đình có thu nhập thấp chỉ trả chút ít) ông cán sự xã hội có thắc mắc sao trong statement nhà băng của thằng David hay có nhiều khoản tiền deposit lắt nhắt vậy, em trả lời của con bồ thằng David, nghe vậy ổng cười khì hiểu liền”. “ Hì ... hì... Chuyện tình con nít xứ Mỹ ngộ thiệt!”, cậu Ba cười! Mẹ nó còn hào hứng méc cậu Ba, “Hôm trước con Diana đòi thằng David cho em gái nó theo dự lễ tốt nghiệp, nó nói thẳng phần ăn của hai chị em nó trả, em dặn thằng David biểu con Diana đừng lo để mẹ trả hết. Mà rồi nghĩ sao cuối cùng bữa nay nó không dẫn em nó theo”.
Thằng David sinh ra ở Mỹ là con đầu nên nói tiếng Việt khá lưu loát hơn em nó, thằng Danny. Do thằng David khi còn baby lúc chưa sinh thằng Danny ở nhà với mẹ cả ngày nói chuyện với mẹ nó bằng tiếng Việt. Đến thằng Danny bắt đầu biết nói là đến trường Mỹ rồi về nhà anh em quen miệng nói tiếng Mỹ nên nói tiếng Việt khó khăn hơn anh. Tình trạng nầy là phổ biến trong các gia đình Việt Nam có từ hai đứa con. Đã vậy, càng lớn lên chúng ít khi trò chuyện cùng cha mẹ nên khả năng tiếng Việt chúng yếu dần, nghe nhiều lúc thật ngây ngô. Sau đây là mẩu đối thoại giữa hai cậu cháu lúc cậu Ba cho tiền:
-Mừng con “Đại đăng khoa”, từ từ rồi “Tiểu đăng khoa” hà... hà...
Thằng Tiến nhanh trí nên hỏi liền:
- “Tiểu đăng khoa”?... What does it mean, cậu?
- Là lấy vợ, nhưng lấy vợ thì cậu mừng cũng ok lắm chứ không phải chỉ đủ dẫn girl friend đi ăn vài lần đâu con.
- Wow! dạ con chưa biết.
- Ừ, yêu vui hơn! Một thời để yêu và một thời để nhớ con ơi. Tận hưởng những tháng ngày tuổi trẻ, rồi con sẽ có gia đình riêng cuộc sống sẽ hạnh phúc. Dẫu vui đời sống mới rồi con sẽ vẫn luôn tiếc nuối về những tháng ngày vô tư thời sinh viên, thời còn độc thân. Kỷ niệm sẽ làm tâm hồn con mãi mãi tốt tươi... Những kẻ chối bỏ kỷ niệm luôn luôn là những con người ích kỷ và hèn mọn tâm hồn họ lúc nào cũng khô héo.
- Con không muốn làm người hèn mọn. I’ll get married, buy a house, and treasure my memories from my youth. I want to take care of my mom (Mẹ thằng David khoe thằng David nó nói với con Diana, “mai mốt cưới nhau rồi David sẽ mang mẹ về ở chung vì mẹ bị tật nguyền từ nhỏ chịu thua thiệt mà còn nuôi David ăn học như người ta.”)
- Great! Con giỏi lắm, còn giỏi hơn bao nhiêu người khác. Có những người qua đây từ Việt nam, có người sinh ra ở đây. Họ may mắn thành công ở xứ người nhưng suốt đời họ chỉ là những kẻ nô lệ vật chất khốn khổ. Tiền bạc bó chặt tâm hồn họ rồi. Họ là những lão già Harpagon trong vở hài kịch “Lão hà tiện” của Molière con à.
23 năm! Thời gian qua rồi khi nhìn lại 23 năm hay... 50 năm cũng rõ như mới xảy ra hôm qua. Nếu một chuyện gì đó có nhiều ấn tượng thì sẽ nằm ngủ đâu đó trong tiềm thức chực chờ thức dậy từ một thoáng nhớ thương yêu!
Hồi đó cậu Ba chắc cũng khoảng 10 tuổi. Mẹ thằng David lúc đó mới lững chững biết đi. Con nhỏ bị tật sau một cơn sốt tê liệt. Hồi đó nhà trên đường Nguyễn Thái Học (số nhà 344) trước chợ khu 6 thành phố Quy Nhơn, ba là sĩ quan biệt phái về dạy học ở trường tiểu học Phan Đình Phùng cạnh nhà, ở nhà má có tiệm tạp hóa kiêm bán chè đậu xanh đánh, chè bắp, chè khoai môn ngon nổi tiếng. Nhờ gia đình khá giả nên có điều kiện chữa bệnh cho con nhỏ mà rồi cũng đành chịu chấp nhận để nó mang tật. Gia đình đã có xin cho nó vào chữa trị trong nhà thương của Mỹ một thời gian. Ở đó nó được giải phẫu chân bị liệt mà rồi vẫn không bình thường như trước. Dấu vết đường chỉ khâu kéo một đường dài dài trên bắp chân trái nó theo năm tháng vẫn còn nổi rõ. Sau nầy có ai đó đổ thừa do bị tụi Mỹ giải phẩu làm chân trái con nhỏ teo lại. Không biết có phải vậy không, nhưng rõ ràng tụi Mỹ bị kiếp nạn cứ làm ơn mang oán! Cậu Ba nhớ lại dạo đó mỗi lần vào thăm em trong bệnh viện của Mỹ lại nghe cảm động trong lòng. Mỗi cuối tuần vào chủ nhật trong nhà thay phiên nhau vào thăm và ở lại chơi với con nhỏ cả ngày. Suốt tuần ở với người lạ nên khi có anh vào chơi con bé mừng lắm. Mãi đến chiều cậu Ba ra về con bé òa lên khóc dữ quá làm thằng anh cũng mủi lòng không nỡ bỏ về.
Bệnh viện dã chiến của quân đội Mỹ cũng đóng ở khu 6 cách nhà không xa lắm, thằng anh đi bộ về nhà vừa đi vừa khóc! Vậy mà 23 năm đã trôi qua... Lại nhớ hồi mẹ thằng David lên học cấp 2 cùng lúc cả nhà đã dọn về nhà từ đường phía trong cầu Sông Ngang ngoại ô thành phố Quy Nhơn và ông Ngoại thằng David đi tù cải tạo sau 75 cũng đã trở về. Nhiều hôm ông Ngoại bận gì đó không chở nó đi học bằng xe đạp được thì nó lẳng lặng lê chân đi dọc theo con đường xe lửa trải đá cục lởm chởm xuống tuốt chợ Dinh nơi có trường học cách nhà mấy cây số. Nhưng rồi cũng chỉ cố gắng học xong cấp 2, lớp 9 rồi ở nhà. Học may xong bà Ngoại thằng David về quê bà mượn chiếc máy may thời ông Diệm của ông cậu Bảy em bà, sửa chữa lại cho nó mở “tiệm” tại nhà may hay sửa đồ cho bà con trong xóm. Vậy mà nó còn đào tạo được một con học trò may xóm dưới chớ.
Năm 1982 ông Ngoại thằng David vượt biển qua Mỹ trước với cậu Năm vì thi đậu vào các đại học lớn như Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, Đại học Đà Lạt... mà tụi chính quyền xã ém giấy báo đậu, không cắt hộ khẩu nhập học vì lý lịch xấu quá, bây giờ đã là một kỹ sư kỳ cựu, có chân trong staff của hãng Qualcomm (Qualcomm Incorporated là một công ty bán dẫn toàn cầu nổi tiếng của Mỹ!). Mãi đến 10 năm sau, tháng 3 năm 1992 cả nhà 6 người, kể cả bà Ngoại thằng David, mới đặt chân xuống phi trường Los Angeles nhờ công lao ông Ngoại bảo lãnh qua Mỹ theo diện ODP (Orderly Departure Program, diện đoàn tụ). Ba năm sau nữa gia đình cô Hai rồi gia đình cô Tư cũng lần lượt qua hết bên nầy.
Sau một thời gian học hành rồi ai nấy đều có job vững vàng, lập gia đình rồi mua nhà house cả, riêng mẹ thằng David vì bị tật chỉ đi học ESL(English as a Second Language) một dạo, rồi ở nhà trở lại nghề may cũ. Ở nhà ông Ngoại mua cho hai cái máy may Nhật, một cái máy may một kim một cái overlock may cho các shop may của người Việt mình. Mẹ thằng David ngồi may cả ngày cũng chỉ kiếm đươc vài chục đô, tính ra chưa được 2 dollars 1 giờ, mấy dạo sau nầy lớn tuổi chân bị tật hay hành nhức quá nên không may nữa. Vẫn như những ngày còn ở quê nhà, nhiều lúc một mình ngồi may nó nghêu ngao hát một bài tình ca, điệu bolero thật chậm, kéo dài không buồn không vui.
Sau vài năm ở Mỹ mẹ thằng David an phận lấy người chồng đi theo diện con lai làm nghề check đồ ở shop may. Lúc đó bà Ngoại còn đi cắt chỉ cho mấy shop may nhắm cho. Bà ngoại hay nói nhờ tao mà nay nó có hai thằng con trai “quầm xừ”. “Ừ cũng phải nhưng má ơi thằng nầy hay ba trời quá, nghe nó nói không biết có nên tin được phần trăm nào không!”, cả nhà hay nói đùa. Cũng nhờ mẹ thằng David biết “nắm quyền”, nên kinh tế gia đình cũng ...ok, tuy không khá giả như các anh chị em trong nhà. Được cái ba thằng David mạnh khỏe không hay giận ai lại có tài sữa chữa lặt vặt, nhà ai hư hỏng hay trục trặc gì cũng réo nó. Mà thằng nầy giỏi thiệt, chuyện gì nó cũng học lóm được chứ nó một chữ bẻ đôi không biết có theo khóa đào tạo nào đâu. Mà cái nghề sửa chữa nhà cửa nó theo sau nầy cũng sống được lắm.
Chuyện ba thằng David bền lòng sau nhiều năm bỏ công lần mò đã tìm ra bà mẹ thất lạc từ hồi còn bé làm ai cũng trầm trồ khen! Trước đó tin tức ba thằng David có về bà mẹ chỉ là một tấm hình một bà mẹ trẻ ngồi cạnh lu nước đang múc nước bằng cái gáo dừa tắm cho một thằng nhỏ độ vài ba tuổi, đang đứng trần truồng bên cạnh bụi chuối được phóng to treo trong phòng ngủ. Trông bà Nội thằng David lúc đó khá xinh, bây giờ bà đang sống với một thằng em trai khác cha ở trong Nam. Ba thằng David có về Việt Nam thăm bà mẹ mấy lần và có gởi tiền về cho lai rai, nhất là lúc ốm đau bà hay gọi qua xin tiền con trai. Mẹ thằng David có vẻ không đậm đà gì lắm với bà mẹ chồng thất lạc xa xưa, chỉ là làm cho xong bổn phận con dâu. Cậu Ba có lần khuyên mẹ thằng David, “ bây giờ tìm được bà mẹ rồi, coi như con mầy nó cũng có gốc gác đàng hoàng như ai, vậy là phước lắm”.
Mẹ thằng David hay khoe, “Em hay nhắc ổng gởi tiền về cho bà già hoài chớ”. Ba thằng David trông không giống Mỹ chút nào, mắt không sâu mũi không cao lắm, to con mặt thịt hồng hào, râu cứng như kẽm mọc tua tủa như mạ sau một ngày không cạo... Cả nhà hay chọc vui, “Chắc ông già nó người Mễ!”.
Mà thật ra Mễ nó đâu trắng hồng vậy chắc do nó to con, nặng nề như mấy ông Mễ già hay gặp. Cậu Ba từ khi nghe mẹ nó kể thằng David có con bồ gốc Spanish hay đến nhà chơi cậu ủng hộ hết mình. “Kệ nó... nó thương ai thì cũng mừng cho nó, em dâu tổng thổng Bush con cũng người Mễ, suýt tí nữa là đệ nhất phu nhân nước Mỹ chứ có phải chơi đâu! Nó là nam có lấy ai thì con nó cũng mang họ Nguyễn có mất giống đâu mà lo, mà con Diana xinh xắn, thông minh đang học hành rất xuất sắc ...”, cậu Ba trấn an em gái. Người Việt mình là chúa có máu kỳ thị, tụi Mễ nằm trong mấy sắc dân bị đánh giá thấp. Do tụi Mễ đa số là di dân lậu thích đi làm hơn đi học, hay bia bọt lai rai khi chiều về nên bị mang tiếng là vậy. Nhưng tụi Mễ thích tiệc tùng nhậu nhẹt ồn ào mà ít khi sinh chuyện như người Việt mình!...
Mấy hôm trước bà Ngoại Tiến hỏi :
- Cậu Hiền có đi dự lễ tốt nghiệp cho cháu Tiến không?
Cậu Hiền trả lời liền, giọng thật vui:
- Đi chớ sao không Má, con Sáu nó dẹo dọ mà giờ nuôi được thằng con học ra kỹ sư như ai mình phải đi mừng em cho cháu chớ!”.
Đúng là mẹ thằng Tiến nghe cậu Ba hỏi “Vài bữa thằng David ra trường cho tao đi với” nó mừng lắm vội nói:
- Đi nghen cậu, đi nghen cậu!
- Ừ tới bữa đó tao gọi vào hãng “call sick” một ngày đi cho dzui.
Mà cậu Ba vui thiệt, hôm nay cậu lại xách theo cái camera hiệu Nikon đời D5000 mua ở Cosco theo canh me chụp thằng David. Lúc thì chụp nó theo đoàn tân khoa tiến vào hàng ghế danh dự trước khán đài, lúc thì chụp thằng cháu lên khán đài nhận bằng tốt nghiệp. Vui nhất là lúc kết thúc buổi lễ, cậu Ba xách máy chạy trước đón đường chụp thằng David với con Diana, trông cậu giống như những Paparazzi chạy theo săn ảnh vợ chồng hoàng tử Anh Quốc!
Mr Hi lật tập event program, trên trang bìa trang màu trắng trang nhã có hàng chữ lớn màu nhũ vàng Commencement 2018 và lấy bút chì tra thật chính xác con số tân khoa. Riêng hôm nay: Tuesday, May 22 2018 trường California State University Long Beach, thuộc hệ thống CSU nổi tiếng với 23 trường trên khắp California tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1454 tân khoa cho riêng ngành Engineering (vì trường còn có nhiều phòng ban khác bao gồm nghệ thuật, quản trị kinh doanh, giáo dục, kỹ thuật, y tế và khoa học nhân văn, nghệ thuật tự do, khoa học tự nhiên và toán học). Đa số lấy bằng Bachelor of Computer (cử nhân), riêng Master (thạc sĩ) có 70 người, và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (Doctor of Philosophy, Ph.D.) có 4 người.
Năm nay có 131 tân khoa là người Việt Nam, trong đó đông nhất là họ Nguyễn. Tên David Nguyen ở hàng trên cùng trang 21 thuộc phân ngành COMPUTER ENGINEERING & COMPUTER SCIENCE với bằng cấp là Bachelor of Science Computer Science.
Chương trình buổi lễ bắt đầu chính xác đúng 9 giờ sáng như đã định: Sau phần slide show giới thiệu trường là phần phát biểu ngắn gọn của bà Hiệu trưởng Jane Close Conoley, Ph.D. và ông Timothy P. White, Chancellor trong khi trên nền trời một chiếc máy bay kéo banner hiện rõ hàng chữ chúc mừng. Đến phần chính của chương trình, từng tân khoa với áo mũ xênh xang lần lượt tiến ra khán đài và được hai người nầy bắt tay chúc mừng và trao bằng tốt nghiệp (chỉ là một cuộn giấy tượng trưng còn bằng tốt nghiệp sẽ nhận sau)...
Cứ sau mỗi lần xướng tên một tân khoa liền rộ lên tiếng hò reo từ một nhóm người thân nào đó trong rừng người. Có người huýt sáo miệng. Có người còn thổi kèn nhựa thứ đồ chơi con nít kêu tét tét. Không khí lúc nầy thật náo nhiệt. Người ta thấy nhiều người, với đủ chủng tộc, xách máy ảnh hay phone tay hồ hởi chạy lên sát khán đài để chụp hình hay quay video con em mình. Họ cùng nhau hân hoan vui mừng một cách thoải mái. Mọi người đều bình đẳng tuyệt đối, không ai có chút cảm giác mặc cảm vì màu da đen hay da vàng của mình. Không có sự kỳ thị tồn tại ở đây trong ngày vui nầy. Trong bài phát biểu của bà President Jane Close Conoley có đoạn, “we are confident you will help make our world a better place, just as you have helped make our campus a wonderfully diverse and vibant learning commynity...”.
Quá trưa buổi lễ kết thúc, cả nhà kéo nhau ra cổng trường chụp hình kỷ niệm cho có tên trường cũ rồi chở nhau đến nhà hàng ăn mừng trong khi bầu trời khoác áo mùa đông mát lạnh, giữa một mùa hè làm mọi người ai nấy đều không cảm thấy mệt chút nào. Trên đường đi xe ghé qua nhà chở thêm bà Ngoại thằng David cùng đi vì bà gần 85 tuổi sức khỏe rất yếu không theo dự lễ từ sáng sớm. Bà vẫn còn minh mẫn, rất tâm lý bỏ phong bì mừng cháu 100 đô từ số tiền già hàng tháng bà xài không hết. Làm mẹ thằng David cảm khái nhắc lại ông Ngoại hồi còn sống hay nói “Chừng nào thằng David ra kỹ sư cho ông dự bay?” Vậy mà ông mất đã 5 năm rồi!
Hoan hô nước Mỹ, phần đất đầy ắp cơ hội thăng tiến cho bất kỳ ai từ khắp nơi trên thế giới tìm đến đây sinh sống!
Conguatulations my nephew! I hope you’ll soon find a successful job!
Mr Hi
No comments:
Post a Comment