Friday, March 31, 2023

Khi Bài Hát Trở Về

Giới thiệu: Sửa lời nhạc trở thành một hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam, sửa do chỉ thị, sửa để được hát, sửa để khỏi bị làm khó dễ, sửa để kiếm sống v.v.. 

Tuy nhiên, có một nhạc phẩm rất phổ biến nhưng không ai sửa đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011). Nhạc phẩm này được hát vang trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội trong hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Cộng bành trướng từ đầu thập niên 2000 đến nay. Nhạc phẩm được giữ nguyên vẹn bởi vì bài hát được cất lên từ tuổi trẻ, từ những tấm lòng Việt Nam yêu nước trong sáng, không vụ lợi, không nịnh đảng, không vì tiền.

Nhân ngày giỗ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, 27 tháng 3, mời đọc lại bài viết Khi Bài Hát Trở Về.

*
Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân (Tôn Thất Lập), Tổ quốc ơi ta đã nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.

Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.

Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng.

Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng đạo, Du ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tỵ nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: 

“…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. 

Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông Bộ trưởng Bộ Chiêu hồi nào đặt hàng hay một ông Tổng ủy trưởng Dân vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.

Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngả, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngả của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.

Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc. Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt. Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình.

Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo dục và Thanh niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm. Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của “mùa hè đỏ lửa” chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. 

Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng ngày qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.

Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt.

Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim.

Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng.

Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước? (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Dậy mà đi, Nối vòng tay lớn của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.

Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.

Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử.

Sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

Trần Trung Đạo

45 Năm Chính Sách “Triệt Người”


Giáo sư Lê Xuân Khoa, cựu phó Viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn (Ảnh: Uyên Nguyên)

Trong hồi ký Viết trên gác bút, nhà văn Nguyễn Thụy Long (cháu ruột nhà văn Nguyễn Bá Học, người nổi tiếng với câu “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”), kể lại thảm cảnh một vụ tịch thu sách năm 1975 sau khi chính quyền mới tiếp quản Sài Gòn: “Một cửa hiệu chuyên cho thuê truyện tại đường Huỳnh Quang Tiên bên cạnh nhà thờ Ba Chuông tại Phú Nhuận phát nổ khi đoàn thu gom sách mang băng đỏ xâm nhập tiệm. Ông chủ nhà sách mời tất cả vào nhà. Rồi một trái lựu đạn nổ. Chuyện xảy ra không ai ngờ. Đương nhiên là có đổ máu … Cả chủ tiệm cũng mạng vong”...

Câu chuyện ông chủ hiệu sách uất ức thà chết còn hơn nhìn “băng đỏ” gom và ném sách đi đốt chỉ là một trong những bi kịch của miền Nam sau 1975. Không chỉ đốt sách, con người cũng bị triệt, đến tận cùng. Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, bác sĩ, kỹ sư… đều bị tống đi học tập cải tạo. Miền Nam không chỉ đột nhiên rơi vào tình trạng thống khổ cùng cực mà còn chứng kiến những cảnh không thể tưởng tượng: phu nhân đại tá đi bán rong, vợ giáo sư buôn vỉa hè, thầy giáo mưu sinh bằng xích lô, ký giả chạy xe lam, con sĩ quan xếp hàng mua từng ký gạo …

Những hình ảnh đã đột ngột làm biến dạng miền Nam sau 1975. Những câu chuyện trải dài theo ký ức và nghe (tưởng chừng) “phi thực tế” đến nỗi những thế hệ sau này khi được nghe kể, nghĩ chắc hẳn là chuyện bịa. Đã có cả trăm quyển sách viết về những câu chuyện này, từ đi tù cải tạo đến vượt biên bỏ mạng. Nhắc lại không phải “đào xới” chuyện cũ. Để thấy rằng, “di sản” 1975 đến giờ vẫn tiếp tục còn sau 45 năm. Chính sách triệt tiêu con người sau 1975 vẫn tồn tại. Đó mới là điều cần nói.

Trong số “đối tượng” hứng chịu sự trả thù vô lý và nghiệt ngã, có những trí thức đỉnh cao mà trí tuệ họ xứng đáng đại diện cho dân tộc Việt. Có lẽ không gương mặt nào trong Bộ Chính trị hoặc nhân vật nào trong “nội các” CSVN hiện tại có thể so với những bậc trí thức VNCH về trình độ lẫn nhân cách. Điều đáng tiếc nhất là một số trí thức này đã phải “trả giá” cho lòng yêu nước, chỉ bởi họ quá yêu nước, khi họ chọn ở lại mà không đi nước ngoài sau 1975, với niềm tin ngây thơ vào chế độ mới và với nhiệt tâm đóng góp tái thiết sau chiến tranh. Quê hương, với họ, là nước nhà; là đất nước và mái nhà.

GS Nguyễn Duy Xuân (trái) và GS Phạm Hoàng Hộ

Sinh năm 1929 tại Cần Thơ, giáo sư Phạm Hoàng Hộ có bằng Cử nhân khoa học, thủ khoa Thực Vật học, Paris; bằng Cao học Vạn Vật học, Paris; bằng Thạc sĩ/Agrégé Vạn vật học; bằng Tiến sĩ Khoa học/Vạn vật học, Paris. Giáo sư Hộ từng là giám đốc Hải học viện Nha Trang; Khoa trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn; Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục; Viện trưởng sáng lập Viện Đại học Cần Thơ… Ông cũng là Hội viên Hội Thực vật học Pháp; Hội viện Hội Tảo học Quốc tế; Hội viện Hội Viện trưởng Đại học Quốc tế; Cố vấn Môi sinh Uỷ ban Quốc Tế Sông Mekong… 

Giáo sư Hộ chính là người vận động cho bằng được việc thành lập ngôi trường đại học đầu tiên ở miền Tây vào giữa thập niên 1960. Đó là Viện Đại học Cần Thơ, nơi canh nông trở thành môn khoa học chính quy được đào tạo như một chuyên ngành đại học.

Sau 9 năm sống dưới chế độ mới (CSVN), giáo sư Hộ, từ khát vọng, trở nên thất vọng ! Môi trường giáo dục bị thay đổi hoàn toàn. Nó bị cào xé rách nát để thay bằng chiếc áo thô đính băng đỏ. Ý nghĩa và triết lý giáo dục khai phóng bị vất xó. Theo lời kể của bác sĩ Ngô Thế Vinh, năm 1977, giáo sư Hộ phải học lớp chính trị 18 tháng về “chủ nghĩa xã hội khoa học”. Không chấp nhận chương trình giáo dục bị “đảng hóa”, giáo sư Hộ phản đối quyết liệt. 

Cuối cùng, năm 1984, khi được Chính phủ Pháp mời sang thỉnh giảng, giáo sư Hộ quyết định ở lại Paris. Tại Pháp, ông vùi mình vào Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris (thuộc hệ thống Đại học Sorbonne), miệt mài làm việc suốt sáu năm, bổ túc cho công trình Cây Cỏ Việt Nam của ông – một công trình đồ sộ có giá trị đến mức giới thực vật học thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ.

Nhắc đến giáo sư Hộ, không thể không nhắc đến giáo sư Nguyễn Duy Xuân. Không như giáo sư Hộ, giáo sư Xuân có số phận cay nghiệt gấp nhiều lần. Từng được giáo sư Hộ mời về Viện Đại học Cần Thơ thay mình ở ghế viện trưởng, giáo sư Xuân tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học Vanderbilt-Hoa Kỳ. Giáo sư Xuân cũng là vị Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Một bài báo trên Thanh Niên (28-4-2015) nhắc lại: 

“Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, trước ngày 30-4-1975, những người nào có chức sắc ở Viện Đại học Cần Thơ đều được cấp một tấm giấy coi như giấy thông hành để ra nước ngoài khi có biến cố. Với chức vụ tương đương bộ trưởng, giáo sư Nguyễn Duy Xuân có thể ra nước ngoài bất cứ lúc nào nếu muốn nhưng ông vẫn ở lại Việt Nam”.

Không chỉ không được trọng vọng, giáo sư Xuân còn bị tống đi tù, bị giam tại trại Hà-Nam-Ninh. Cuối cùng, năm 1986, giáo sư Xuân bỏ mạng chốn thâm sơn cùng cốc. Nhắc lại điều này, bác sĩ Ngô Thế Vinh không giấu được chua xót: 

“Tôi không thể không tự hỏi nếu không có 11 năm giam hãm đầy đọa độc ác và vô ích của những người cộng sản thắng cuộc, nếu giáo sư Nguyễn Duy Xuân, một tiến sĩ kinh tế tài ba và giàu lòng yêu nước, vẫn tiếp tục ở lại xây dựng Viện Đại học Cần Thơ với nhịp độ 1966-1975 thì không biết Viện Đại học Cần Thơ và ĐBSCL sẽ phát triển và tiến xa tới đâu”…

(Ảnh: Uyên Nguyên)

Sẽ phát triển và tiến xa tới đâu, nếu Việt Nam sau 1975 trân trọng trí tuệ và tài năng của các trí thức như giáo sư Phạm Hoàng Hộ, giáo sư Nguyễn Duy Xuân, giáo sư Lê Xuân Khoa, cụ Bùi Diễm, bác sĩ Ngô Thế Vinh, giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, ông Đỗ Văn Thảo (cựu Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng Quốc Gia; bị đi “cải tạo”), giáo sư Vũ Quốc Thông (Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn, cũng bị đi tù) …..? 

Sẽ còn phát triển và tiến xa tới đâu, nếu chế độ đang cai trị – luôn dễ bị “kích động” một cách thái quá cái gọi là “tự hào dân tộc” – biết dùng hiền tài, để sự tự hào có phần đóng góp của những trí thức đỉnh cao và trí thức đúng nghĩa ! Trí thức chân chính là những người không chỉ “thể hiện” lòng yêu nước bằng ngôn từ. Họ là những người không bao giờ ngưng bồn chồn lo lắng cho sự tụt hậu nước nhà cùng sự lấn át ngoại bang.

Trong bài viết trên tờ Một Thế Giới ngày 2-2-2017, tác giả Lê Học Lãnh Vân thuật lại tâm sự của giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong một lần gặp ông tại Pháp giữa thập niên 1980: 

“Nhiều người Trung Quốc từ đại lục và cả từ Đài Loan, Singapore đã đến tìm học các bộ sưu tập thực vật Đông Dương của Pháp. Tôi không biết họ có chủ trương gì đó không. Tài nguyên nước mình, mình phải biết. Mình không biết mà người ta biết thì người ta xài hết của dân mình. Lãnh vực nào cũng vậy, riết rồi người ta áp chế mình, ăn trên ngồi trước, còn mình cắm đầu dưới đất, tiếng là có độc lập mà còn thua hồi thuộc Pháp !”…

Bác sĩ Ngô Thế Vinh (Ảnh: Quảng Pháp)

Cách đây hai năm, khi nghe giáo sư Lê Xuân Khoa vừa trải qua ca phẫu thuật ngặt nghèo, tôi đã vào viện thăm. Ông nằm giữa đống dây nhợ gắn quanh gần như kín người. Không thể nói vì miệng mũi còn vướng ống, ông ra hiệu cho cô con gái lấy tấm bảng. Ông viết, chỉ một câu, nhưng nghe nặng trịch, mỗi chữ như một nhát búa: “ Tôi lo mất nước về tay Tàu rồi ! ”. Và ông rươm rướm. Nằm trên giường bệnh, thập tử nhất sinh, ông chẳng nghĩ gì khác ngoài quê hương. Ông không lo gì khác ngoài cái lo “mất nước” , về sự lệ thuộc gần như toàn diện của Việt Nam với Trung cộng. Bao nhiêu người trong hệ thống lãnh đạo Việt Nam XHCN hiện tại có thể bị đánh thức lòng tự ti dân tộc bởi nhát búa lương tri của một vị trí thức gần 90 tuổi như giáo sư Lê Xuân Khoa ?

Chưa ai thống kê cho thấy hiện có bao nhiêu trí thức kiều bào vang danh nước ngoài nhưng không được mời về hoặc họ không buồn về. Thậm chí có những người bị cấm về, dù hệ thống tuyên truyền chế độ luôn ra rả về sự “trân trọng đón chào” trí thức hải ngoại. Một số trí thức đã quyết định không về ! Họ không tin và họ có đủ bằng chứng để không tin nhà cầm quyền CSVN. Khi những Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Chu Hảo … còn là “thành phần phản động” thì không ai còn ngây thơ để ngộ nhận sự “thành thật” của nhà cầm quyền đối với trí thức. 45 năm sau 1975, chế độ cai trị vẫn tiếp tục chính sách “triệt người”, “triệt” cả chính người của họ. Trí thức muốn đóng góp và xây dựng nhằm thay đổi chính sách đã và sẽ không có cơ hội !

Một trong những trí thức mà khi tiếp xúc, tôi luôn nhìn thấy sự nhiệt tình dữ dội của ông dành cho nước nhà. Nói chuyện với ông có cảm giác như đang ngồi trước một sinh viên tràn đầy nhiệt huyết, dù ông đã gần 80 tuổi. Đó là bác sĩ Ngô Thế Vinh. Ông là một trong những người Việt Nam luôn nặng tình với miền Tây, với đồng bằng sông Cửu Long, một cách bền bỉ, dù quê quán ông ở Hà Nội. Ông là tác giả quyển khảo cứu Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng. Ông cũng là tác giả quyển Mekong, dòng sông nghẽn mạch… Việt Nam không chỉ có dòng Mekong nghẽn mạch. Việt Nam đang bị nghẽn cả dòng trí tuệ của các bậc trí thức minh tuệ-hùng tâm.

Mạnh Kim
Tháng Ba Nhớ Lại…

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Dân Đà Nẵng, Huế và nhiều thành phố khác ở miền Trung trong cảnh tháo chạy (Getty Images)

Năm 1975, tôi đang học dở dang niên học lớp 10, chưa kịp đến Hè. Mới giữa Tháng Ba, lễ Hai Bà Trưng và ngày truyền thống của trường với cái tên mới: Nữ Trung Học Hồng Đức Đà Nẵng, được tổ chức ba ngày. Có hội chợ, cắm trại, có đêm văn nghệ lửa trại thật nhiều kỷ niệm. Niềm vui chưa tròn, sân trường chưa kịp dọn dẹp dấu vết mấy ngày hội hè đã tràn ngập những đoàn người từ Quảng Trị và Huế lê thê lếch thếch bồng bế nhau chạy tránh bom đạn. Trường đóng cửa để dành phòng học làm nơi tạm cư cho đồng bào.

Tôi nghe ba má bàn tán tìm cách di tản vào Sài Gòn vì quân đội mình từ Kontum, Ban Mê Thuột đang như rắn mất đầu chạy về Nha Trang. Tình hình an ninh đất nước thật hỗn loạn. Tôi vội vàng xuống trường để rút hồ sơ, chẳng còn một bóng dáng thầy cô nào ở đây. Phòng học vụ đã bị dân chúng phá cửa vào, giấy tờ rách nát ngổn ngang, không cách gì tìm kiếm được. Ngoài sân trường, những tờ bích báo mới đem dự thi hôm Lễ Truyền Thống nay đã bị đem ra làm vách ngăn cho những hố vệ sinh. Hình ảnh ngôi trường và những dãy phòng học thân yêu, khoảng sân rợp lá bạc hà thấp thoáng những tà áo dài trắng đã không còn nữa, trái tim tôi như tan nát.

Ngày 26, tin tức trên đài phát thanh loan báo quân đội Bắc Việt đã chiếm thành phố Huế. Ba tôi thất vọng, bỏ ý định di tản vì theo ông, đã mất Ban Mê Thuột và thành phố Huế thì đi đâu cũng vậy thôi. Cả nhà lo âu, mọi người nhìn nhau cùng hoang mang cho một viễn ảnh không mấy khả quan.

Tôi đạp xe vào nhà nhỏ bạn cùng lớp là Kim Liên. Tôi gọi Liên ơi, Liên hỡi, không có ai trả lời. Gia đình nó đã dọn đi mất tiêu, nhà trống hoang. Dòm vào cửa sổ phòng khách nhà bạn đang còn mở, tấm hình của ba má Liên được lồng kiếng thường treo trên tường không còn nữa. Tôi thẫn thờ nhìn lên cây mận trước sân nhà, ngay trước cửa phòng của nó, những chùm trái non mơn mởn vẫn đong đưa trên cành. Nước mắt tôi ứa ra.

Dân Đà Nẵng chạy trốn cộng sản; ngày 28 Tháng Ba 1975 (ảnh: Jack Cahill/Toronto Star via Getty Images)

Tôi đi ra đường, từ Trần Cao Vân xuống ngã tư Quân Cụ, rẽ phải qua đường Khải Định. Phố phường đông đúc nhưng điêu tàn, xơ xác, như không còn sức sống. Dân chúng từ các nơi đang chạy về lũ lượt, những ánh mắt hớt hải, những khuôn mặt mang nét hoảng loạn, dọc lề đường hàng đống những bộ quân phục, những cái bi đông của lính, nón sắt… vương vãi. Vài đám tranh giành hôi của, đang đánh nhau ở ngã tư chợ Cồn. Kho gạo đường Duy Tân bị dân chúng phá cửa vào, người ta chen nhau giành giật, không kể già trẻ lớn bé. Có người vừa vác bao gạo ra tới cửa đã bị kẻ mạnh hơn cướp chạy.

Xuống đến bờ sông Hàn thì tình hình càng thê thảm. Người ngồi, kẻ nằm dọc theo bờ sông, quang cảnh hỗn loạn. Người ta chen nhau tìm đường xuống ghe để ra biển vì nghe đâu đường bộ đã bị phong tỏa ở Quy Nhơn. Ai cũng hy vọng xuống tàu ra biển vào được Sài Gòn thì mới yên. Sài Gòn… Ôi! Sài Gòn, niềm hy vọng của người dân cả nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng.

Tôi thất thểu trở về, dọc đường lại chứng kiến bao cảnh người di tản nằm la liệt, những cụ già lụm cụm, những em bé ngơ ngác. Người ta đùm túm nhau không biết sẽ đi về đâu. Có nhiều gia đình tài sản mang theo vỏn vẹn cái tượng Đức Mẹ, hoặc Phật Bà Quan Âm. Người ta ôm khư khư như đang bảo vệ mạng sống của mình, dường như tín ngưỡng là nơi bám víu cuối cùng của con người lúc tuyệt vọng. Tôi như kẻ không hồn, ngơ ngác giữa cơn hấp hối của thị xã.

Trong những giờ phút cuối cùng này, ba má tôi lúc nào cũng khư khư cái radio, lắng nghe tin tức từ đài BBC, VOA với chút hy vọng mong manh vào những đổi thay ở giờ cuối. Giấy tờ quan trọng được ba tôi sắp đặt lại một nơi an toàn, má tôi thì thắp nhang khấn vái tứ phía.

Buổi tối, thỉnh thoảng có tiếng đạn pháo kích từ xa vọng lại, tuyệt đối không thấy ánh hỏa châu. Thị xã Đà Nẵng dường như bị bỏ ngỏ. Đêm đêm, đài BBC đưa tin có rất nhiều người xuống tàu vào Nam tìm đường sống. Nhiều người đã bỏ mình giữa biển vì tàu đắm, nhiều người di tản bằng đường bộ thì bị trúng mìn, bị pháo kích, chết nhiều lắm.

Trưa ngày 29, xôn xao tin đồn cộng sản Bắc Việt đã vào đến Nam Ô. Khoảng hai giờ chiều, tôi ra trước sân nhà nhìn ra đường, lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy những người lính của phía bên kia. Trên những chiếc xe mang biển số rất lạ là những khuôn mặt còn non choẹt. Nón cối, dép cao su đen, quân phục thì rộng thùng thình, nước da người nào người nấy tai tái, hình ảnh của họ gieo vào tâm trí tôi nỗi chán chường, thất vọng.

Tôi lặng người nhìn những đoàn xe đi qua, và… không biết chuẩn bị từ bao giờ, cũng có nhiều người đứng hai bên lề đường, những cánh tay đeo băng đỏ đưa lên vẫy vẫy, hò reo. Buổi chiều hôm đó, một ngày cuối Tháng Ba trời Đà Nẵng bỗng dưng đổ mưa. Trong cơn giãy chết của thị xã, cơn mưa không lớn, những hạt mưa chưa đủ làm ướt mặt đất chỉ bốc lên cái mùi hơi đất nồng nồng. Tôi nghe cay ở mắt và lòng tôi cũng như đang giãy chết.
Ngoại ô Sài Gòn; ngày 28 Tháng Ba 1975 (ảnh: Jack Cahill/Toronto Star via Getty Images)

Một tháng sau, nghe tin Sài Gòn, vùng đất cuối cùng cũng mất. Lính tráng, dân chúng tìm mọi cách thoát thân, một số tướng lãnh đã tìm đến cái chết để bảo toàn khí tiết. Thế là bao nhiêu hy vọng, mong đợi cuối cùng cũng đã tan vỡ. Và… bao nhiêu mộng ước thời thanh xuân của lứa chúng tôi cũng đã tàn theo vận nước.

Mùa Hè đến sớm với những buổi lao động dọn vệ sinh trường lớp rồi cũng qua mau. Ngôi trường Nữ Trung Học thân yêu trở thành nơi ở của cán bộ trước khi trường được đổi thành trường Cao Đẳng Sư Phạm. Thời gian sau, nhiều lần đi ngang trường xưa, nhìn những hành lang trên tầng lầu phơi đầy áo quần tôi không khỏi ngậm ngùi, ngơ ngác, tất cả như chỉ là một giấc mơ.

Một giấc mơ không đẹp, không ươm đầy mộng mị, không óng ả hạnh phúc nhưng lại là một giấc mơ khó quên. Tôi không thể nào quên. Hai năm cuối cùng bậc trung học, tôi được xếp vào học ở trường trung học Phan Châu Trinh, ngôi trường lớn nhất thành phố từ trước đến nay. Hai năm vật lộn với sắn khoai, bo bo và “chủ nghĩa xã hội”, tôi ra trường và bắt đầu vào đời với nhiều đắng cay của một người có lý lịch phải đứng bên lề của hàng ngũ trí thức. Kể từ ngày trường học đóng cửa và nhà tù mọc lên như nấm khắp nơi từ Nam ra Bắc.

Tôi sống lây lất, dật dờ như thế đến mười chín năm. Mười chín năm quá đủ để tôi thấm hiểu thế nào là cuộc sống của kẻ lâm vào cảnh nước mất, nhà tan. Cứ mỗi năm khi Tháng Ba về, đọc báo, nghe tin tức nói về những tiến bộ mới mẻ ở quê nhà, những đổi thay của Đà Nẵng, tôi không khỏi mường tượng đến hình ảnh một chiều Tháng Ba năm xưa, khi một con bé mới mười bảy tuổi, là tôi, đứng ngơ ngác nhìn cảnh hấp hối của Đà Nẵng, nước mắt nhòe khuôn mặt. Cảm giác đớn đau đó cứ mãi ám ảnh tôi. Tôi cứ luôn nghĩ về những oan khiên của đồng bào đã bỏ mạng oan ức vì bom đạn vốn vô tình. Nghĩ đến những nghiệt ngã của dòng đời kể từ dạo đó khiến biết bao gia đình rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Con lạc cha, vợ mất chồng, kẻ vùi thân nơi biển cả, người lưu lạc xứ xa, kẻ trở về tàn phế bịnh hoạn.

Tháng Ba của tang tóc và chia lìa, vậy mà Tháng Ba năm nào ở Đà Nẵng, người quê tôi cũng hân hoan chào đón, đốt pháo, treo cờ. Có phải người ta đã thật sự quên, hay tôi đã già cỗi khi nhắc nhớ hoài đến chuyện biển dâu?
Vượt biên: Những ngày vất vưởng ở đảo

Bài 1: Khi con người lâm vào cảnh đói
Giai đoạn cuộc khủng hoảng cơn lốc thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản đã mang đến vô vàn bi kịch khủng khiếp (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)

Tàu hải quân Mã Lai chặn chiếc tàu vượt biển của chúng tôi khi vào gần đến bờ lúc khoảng 8 giờ sáng ngày 8 Tháng Hai 1979, cho biết có lệnh cấm không cho bất cứ tàu vượt biên nào vào bờ của Mã Lai, tuy nhiên sẽ kéo tàu chúng tôi đến một nơi an toàn dành cho người tị nạn.

Trong lúc hai bên trao đổi, người trên tàu hô hào cùng nhau gom số nhẫn, vòng, vàng, đôla còn lại sau trận cướp, được hơn hai ngàn đô và vài chục chiếc nhẫn vàng, đưa sang bên tàu hải quân Mã để mong họ nhận lấy rồi cho tàu chúng tôi vào bờ. Bên tàu hải quân nhất định không nhận. Đây là một điểm son chứng tỏ những quân nhân ấy không tham lam vì tiền.

Thế là chiếc tàu sắt tuần dương ấy dùng hai dây thừng thật to cột mũi chiếc tàu tị nạn và kéo ngược ra hải phận, đồng thời yêu cầu tàu chúng tôi phải mở máy chạy với tốc lực cao để nương theo vận tốc kéo khá nhanh của tàu hải quân trong cuộc hải hành này.

Thời gian bị kéo tàu trôi qua thật chậm chạp và thật căng thẳng. Tất cả mọi người trong tàu đều im lặng và trên nét mặt hiện rõ đầy nỗi lo âu và sợ sệt. Tôi cùng số người tổ chức chủ động, ở kế bên người tài công trong suốt thời gian ấy, vừa theo dõi hướng của la bàn, vừa bàn bạc những trường hợp nào có thể xảy ra: Có thể bị kéo khỏi hải phận Mã rồi bỏ chúng tôi lại ngoài hải phận quốc tế? Chuyện này không xảy ra sau khi trời đã sụp tối. Vậy tàu Mã sẽ kéo đi đâu?

Theo la bàn thì chếch về Tây Nam, đã qua khỏi Thái Lan rồi, vậy thì chỉ có thể là Indonesia, mà thời vượt biên ấy, rất ít tin tức về người vượt biển thẳng đến “In-Đô”, nên chúng tôi thật lo lắng, chỉ còn niềm tin và hy vọng dù sao tàu chiến Mã sẽ không bỏ chúng tôi chết chìm nếu tàu bị lật hay bể rã, vì chiếc tàu chúng tôi tuy đã mở hết tốc lực chạy vẫn bị kéo hơn sức chạy ấy và thân tàu cứ một lúc lại kêu lên răng rắc, chưa kể nơi bị nước tràn vào dưới đáy tàu chỉ được đóng vá tạm thời bằng miếng ván mỏng, thủy thủ dưới hầm máy phải liền tay tát nước phụ cho chiếc bơm chạy liên tục bơm nước ra.

Tàu bị đứt dây kéo lần đầu vào khoảng giữa khuya. Tàu Mã vòng lại, cột dây kéo tiếp. Khoảng ba giờ sáng, tàu chúng tôi bị bể một máy vì chạy hết tốc lực trong nhiều giờ, sức kéo của tàu Mã chậm lại. Khoảng 5 giờ sáng trên biển còn âm u chưa ló dạng Mặt trời thì chúng tôi nhìn thấy vệt quét của ngọn hải đăng, liền sau đó một chút, tàu hải quân Mã Lai chặt dây kéo, bỏ đi. Tàu chúng tôi thả neo, tắt máy để xem tình trạng máy tàu. Sáu piston bể một còn năm, phải sửa để chạy tạm năm máy.

Lúc ấy nước tràn vô lòng tàu khá nhanh, ngập cao lấn lên nền máy tàu, nhóm thanh niên thay phiên liên tục tát nước nhanh tay vì bơm cọ đã bị nghẹt. Cuối cùng máy tàu chạy lại, chúng tôi quyết định nhắm hướng ngọn hải đăng chạy tới. Mặt trời lên, nhìn thấy dạng ngọn đảo hải đăng, khoảng 8 giờ sáng tàu cặp gần sát đảo, không dám vào bờ vì quá nhiều san hô chung quanh, neo cách bờ khoảng trăm mét, chuẩn bị dùng những can nhựa không còn nước để làm bè, ưu tiên chuyền con nít đàn bà vào bờ. Sau đó sẽ lủi tàu vào bờ đá rồi đục thủng tàu, vì sợ sẽ bị lùa lên tàu đuổi ra khơi trở lại.

Đó là ngày 9 Tháng Hai 1979. Trong ngày ấy, thêm chiếc tàu mang tên Rạch Giá, dài khoảng 19 mét, hơn tàu số 0269 Bạc Liêu của chúng tôi hai mét, tôi đã quên là chiếc tàu này có bị hải quân Mã kéo như số phận của tàu chúng tôi không, chỉ nhớ chiếc Rạch Giá này có một nhân vật tên tuổi là Dân Biểu Trần Ngọc Châu. Sau này ở Cali, con trai ông, nhà văn Trần Trúc Giang, trở thành bạn tôi.

Tàu chúng tôi tổng cộng 354 người được kiểm danh sau khi bình yên lên đảo. Hôm sau, thêm một chiếc ghe nhỏ từ Vũng Tàu, gồm hơn 10 thanh niên trai tráng khỏe mạnh, chiếc ghe này bị gãy chân vịt, được thay bằng một chiếc giá múc canh bằng nhôm đập dẹp chế biến thành. Đó là ba chiếc ghe tàu tị nạn đầu tiên đến nhóm đảo Jemaja mà sau đó được đưa về đảo Letung rất xa tuy cũng nắm trong quần đảo này.

Xin được mở ngoặc để nói thêm về tổng số 354 người của tàu 0269: Tàu chúng tôi thuộc diện đăng ký “bán chính thức” của người Hoa hồi hương, gia đình tôi hùn tiền vào và Ba tôi đứng ra lo phần máy tàu cùng thủy thủ đoàn. Số người trên giấy tờ khoảng 250 người (tôi đã quên con số chính xác).

Khi tàu ghé vào trạm hải quân ở sông Ông Đốc để xuất trình giấy tờ trước khi ra khơi, trong khi chờ đợi duyệt khám, cả chục chiếc ghe chở đầy người từ đâu bỗng xuất hiện cặp vào tàu tới tấp, bị túi sẵn sàng, họ lẹ làng nhảy lên tàu rồi lẫn nhanh vào đám đông trên sàn và nhảy xuống hầm tàu ngồi lẫn lộn cùng người dưới đó, là số người lo lót cho hải quan tại đây, chờ cơ hội tàu đăng ký ghé trạm kiểm soát là tràn lên “đi chui”, cả trăm người như vậy mới nâng con số lên 354 và làm tàu khẳm be.

Chúng tôi được biết hòn đảo hải đăng bé tí này có tên là Mang Kai, trên chiếc tháp rọi đèn có hai người lính Indonesia canh trực và có máy đánh morse, nên chúng tôi soạn một nội dung bằng Anh ngữ, nhờ anh binh sĩ trực gởi về cấp trên, đại khái như sau: “Chúng tôi là những người tị nạn cộng sản vượt biển tìm tự do, may mắn đến được bến bờ tự do của quốc gia Indonesia tại hòn đảo Mang Kai. Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm tạ đến chính quyền Indonesia và rất mong được chính quyền chấp thuận cho chúng tôi tạm tá túc trong khi chờ đợi được một quốc gia tự do nhận cho vào tị nạn.”

Cũng nhờ bức “điện tín” tri ân này mà sau đó từ nhóm đảo Letung Jemaja, tàu chúng tôi được ưu tiên dời về Tanjung Pinang, một đảo quận lỵ lớn có trại chuyển tiếp đi định cư.

Sát mé bờ đảo Mang Kai, nơi chúng tôi đổ bộ lên và ngủ ngay tại đó, có một mạch nước ngọt ngầm, phun chảy lên mặt đất giống như một vòi phông-tên chảy nước yếu ớt. Nhờ mạch nước nhỏ bé này, chúng tôi có nước ngọt để uống và nấu nướng dã chiến. Hai hôm sau, đêm 11 Tháng Hai, xuất hiện một nhóm quân đội đi đến, mặc áo bông Dù, đội bê rê xanh lá cây đậm, trang bị súng trường.

Khoảng 11 giờ đêm, mọi người đang say ngủ thì bị họ dựng dậy, có thông dịch tiếng Anh, bảo chúng tôi tất cả đi ra khỏi chỗ ngủ, tụ họp ngoài chỗ bãi biển cách nơi ngủ không xa lắm, hành lý để tại chỗ để họ khám xét, và xin mọi người đừng sợ. Tất cả người tị nạn có mặt trên đảo tuân hành, họ khám xét có lẽ để tìm vũ khí súng ống nếu có, ngoài ra không ai bị mất một món đồ nào. Sau đó họ cho biết ngày mai sẽ có tàu đến đưa chúng tôi đến một đảo khác, có điều kiện sinh hoạt an toàn hơn, nước uống đầy đủ hơn, có thực phẩm. Rồi họ từ giã rút đi, có lẽ về nơi tháp hải đăng trên núi.

Bốn năm giờ chiều hôm sau, một chiếc tàu gỗ to loại tàu buôn chở hàng hóa, tiến vào Mang Kai rồi neo cách bờ khoảng trăm mét vì san hô. Có một người lính đi theo tàu ấy, các thủy thủ thì dùng chiếc xuồng nhỏ kéo theo tàu để chở con nít, nữ giới và người già, người không biết bơi, chuyển ra tàu của họ, còn lại thanh niên và đàn ông khác thì phải bơi ra, đồ dùng thì bè ra.

Chiếc tàu hàng này chở chúng tôi đến đảo Letung khoảng 4giờ sáng hôm sau, cặp vào cầu tàu khá lớn, khá dài, cho chúng tôi đổ bộ lên và tạm tập trung nơi bến tàu ấy chờ sáng.

***
Mặt trời lên đã cao, cả nhà tôi tập trung dưới một vòm chòi mát khá to nơi đầu cầu sát mé biển. Gió biển thổi dìu dịu, tôi nằm đu đưa trên tấm võng dù mắc giữa hai cột căn chòi, coi chừng mớ đồ đạc gia sản nằm ngổn ngang trên mặt sàn bến. Mùi cà phê theo cơn gió nhẹ cứ thỉnh thoảng lại phất qua mũi tôi. Chỉ độ khoảng 10 ngày từ khi đặt chân xuống tàu đến giờ, thiếu vắng cà phê chừng thời gian ngắn ngủi thế, thế mà cái mùi nó bay bay qua mũi mình, mất dạy thiệt! Nó làm nổi lên cơn thèm thuồng đến bủn rủn. Mọi người đi chung đã vào xóm tìm cách đổi đôla và họ đi vô quán nhâm nhi thưởng thức cà phê buổi sáng cùng những gói thuốc lá thơm lừng. Tôi chẳng có đồng đô nào, đành nằm chịu trận cơn thèm.

Một lúc sau, cậu Long, người em của thím tư tôi, đi chung tàu, xong cà phê quán về đi ngang thấy tôi nằm cong queo trên võng, cậu hỏi sao không đi cà phê, tôi đáp con hổng có tiền, cậu trợn mắt nhìn sững tôi vài giây, có lẽ ngạc nhiên tôi không tiền, rồi móc gói commando đầu lọc chìa tới tôi, hút đi mầy, đi theo tao. Cậu kéo tôi dậy, choàng vai tôi đi về phía quán cà phê. Cậu gọi cho tôi một ly ca cao sữa vì phe ta đã uống hết cà phê của quán. Mùi thơm bốc khói của ly ca cao sữa ấy tôi nhớ đời, bây giờ kể lại, tôi vẫn mường tượng được cái mùi thơm tho và đầy mang ơn đối với cậu Long.

Đối diện với cầu tàu Letung xéo về bên mặt khoảng 20 độ là một mô đảo nhỏ nhắn, trồng đầy dừa, xung quanh mé bãi mọc um tùm những gốc cây mắm đầy rễ nhô cao khỏi mặt nước, và một vòng cung núi thâm thấp bọc sau lưng hòn đảo này. Đảo nhỏ này có tên Berahala mà sau này có biệt danh là “Đảo Ruồi”, là hòn đảo mà những người tị nạn được chở từ đảo Mang Kai về sẽ cho hết qua đó tạm trú.

Về sau đổ thêm người thì tổng số cao nhất khoảng 2,300 người, chật ních. Cũng nhìn từ hướng cầu tàu Letung nhìn tới, đằng sau đảo Berahala về phía tay trái một chút, xa khoảng cây số, là một đảo nhỏ hơn Berahala, tên Toley, là nơi đổ khoảng hơn ngàn người tị nạn lên đó sau khi Đảo Ruồi chật ních chỗ.

Sau khi dân tị nạn được đưa sang Berahala, mọi người tự động tìm địa thế để “cắm dùi” làm nơi ở. Chỉ hai ba hôm sau, mọi trái dừa trên cây sạch bách; mọi cây mắm đều bị đốn đến tận gốc để dành làm củi chụm. Bấy giờ bên Letung nhìn sang không còn um tùm những bụi cây mắm mà chỉ thấy toàn những mái lều nylon cùng khắp. Những gốc rễ chùm của cây mắm sát mé biển biến thành “cầu phóng uế”, bãi biển trở thành bãi nghỉ mát Vũng Tàu, đầy người tắm biển và nằm phơi nắng hay thong thả dạo rong chơi.

Riêng tôi, nhớ hoài một kỷ niệm ban đầu với Berahala, đó là mấy đêm đầu tiên, tôi xách thùng đi “dợt” sạch họ hàng nhà “cua núi”, là những con cua hiền lành làm hang sống trên đất khô cạnh những hang hốc đá. Chúng đã hy sinh làm lương thực tươi trong mấy ngày đầu chưa xoay ra thực phẩm. Cứ nghĩ lại thì hối hận vì nhẫn tâm “ruồng bố” sát hại chúng. Như vậy mới biết, không cái xấu ác nào xấu hơn xấu đói, khi con người lâm vào cảnh đói thì vật đành phải dưỡng nhân. Có thể vì nỗi ám ảnh này, mãi đến giờ tôi tránh ăn cua, tôi không còn vào chợ mua cua sống về sực nữa.

Bài 2: Thạch Sanh phá sơn lâm
Giai đoạn cuộc khủng hoảng cơn lốc thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản đã mang đến vô vàn bi kịch khủng khiếp (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)

Sau gần một tuần ở dưới những tấm nylon giăng trên những cọc cây mắm làm mái nhà che nắng che sương, ba tôi thấy không ổn. Mọi người án binh bất động mấy ngày liền vì suy đoán rồi tin tưởng “phái đoàn Mỹ” sẽ “đến ngay” để đưa họ vào “trại tị nạn” chứ làm sao có thể bỏ họ khơi khơi trên một đảo nhỏ xíu toàn cây dừa cây mắm, nhất là không thực phẩm và không có nguồn suối nước ngọt nào cả.

Giữa Letung và Berahala có một khoảng bãi đáy cát bằng phẳng khá cao, khi nước ròng sát, mặt nước chỉ ngang lưng quần, một vài ngày trong tháng thì nước ròng sát đáy, lộ hẳn lối đi. Nhờ vậy, người tị nạn lội qua lối bãi cạn ấy sang Letung, lên núi nơi người dân chỉ dẫn có suối, nên xúm nhau mang can thùng đi lấy nước suối về dùng. Cứ đến lúc nước ròng thì nhìn thấy lũ lượt đoàn người tải nước, vác cây.

Ba tôi nhận thấy không ổn nên sau vài ngày chờ đợi phái đoàn Mỹ bằng ảo tưởng, ông quyết định bắt đám thanh niên trong nhà lội sang Letung, lên rừng đốn cây và kéo lá dừa khô rụng về… cất nhà! Ông bảo dù cất chưa xong, rồi đi cũng được, chứ không thể kéo dài chịu trận gió mưa lạnh lẽo dưới tấm nylon che thấp lè tè như vậy. Thế là mỗi ngày, 6-7 thanh niên trong nhà, tay can, tay dao tay búa, lội qua Letung lên rừng làm Thạch Sanh phá sơn lâm. Ba tôi ra lệnh cho mấy Thạch Sanh này, dù cây lớn cây bé cho kèo cột gì cũng phải chọn cây vừa dài vừa thẳng mới đốn.

Cây rừng mọc khít khao chằng chịt, cột bó cây dài cho lên vai vác đi, tới mấy khúc ngoặt xuống núi thật là khổ ải. Lá dừa khô rụng dưới gốc rất nhiều, cây nào cũng có 4,5 tàng lá khô rụng nằm chờ sẵn. Tôi chặt bỏ phần bẹ cho khỏi cồng kềnh rồi dùng dây rừng cột mớ tàu lá dính chùm lại, nhấc lên kê vai gánh, tay nắm nuột dây rừng cột bó, ghì chặt rồi ra sức bước kéo lê.

Khi về gặp lúc thủy triều đang lên, nước đã khỏi đầu khoảng một vói tay, lại chảy khá mạnh, hai chân tôi đạp nước hết sức mà không bè đi nổi đám lá quá lớn và quá nặng, tôi cùng đám lá có chiều hướng trôi tuột về hướng đáy sâu nếu chậm trễ. Không làm sao hơn, bèn hít hơi nín thở lặn xuống, hai chân đi bường dưới đáy để kéo bó lá nặng nề sao cho qua được bên kia bờ. Thằng tui trồi lên lặn xuống mười mấy hơi dài, hai bắp chuối bị cá rỉa lia chia vì đạp trúng mấy bụi san hô làm nhà của chúng, tui sắp xỉu thì đáy cát tới chỗ lên dốc sắp qua bờ bên kia, hú hồn hú vía.

Sáng hôm sau tháo bó lá ra để phơi nắng, đếm được 60 cọng tàu dừa, hèn chi nó nặng chình chịch. Khi lượm gom lại được nhiều thì ham, cột gấp kéo về, vì rừng bắt đầu âm u tối, vác lên vai nặng trĩu, nghĩ tại mình mệt sức nên thấy nặng. Sáng nay đếm 60 tàu lá thì đúng là nặng thiệt, hèn gì lúc vác xuống tới bãi cát ướt, mặt cát hít mớ ngọn lá làm lôi nó bá thở!

“Nhà chúng tôi” gồm nhiều gia đình cùng đi chung vượt biển, tổng cộng 32 người ở chung một nhà, chưa kể nhóm gia đình con người cô (chị ruột ba tôi), gia đình bên vợ chú Tư (em ruột kế ba tôi) ở rải rác gần đó, cộng thêm vào lên đến năm mươi mấy mạng. Đông người như thế, dĩ nhiên căn nhà cất phải lớn, đúng vậy, nhà tôi sau một tuần lễ cất xong trở thành lớn nhất đảo, đẹp nhất đảo, cất không khác một căn nhà lá to ở quê nhà, bên hông có thêm chái bếp rộng rãi, và có nhà tắm riêng, củi rừng chặt thành khúc vừa chụm, vừng xung quanh trong vách bếp.

Vậy là bà con ta bắt chước cất nhà ở cho ấm cúng. Thế là nhà to nhà nhỏ nhà cao nhà thấp nhà tí hon mọc lên khắp đảo. Tuy vậy vẫn còn một ít chòi nylon lẹp xẹp của mấy thanh niên độc thân “con bà phước”, có thể vì họ khỏe mạnh chịu đựng nổi gió sương, nhu cầu căn chòi quá đủ để che mưa nắng chờ phái đoàn.

Trước khi phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến hai tuần sau đó, sinh hoạt tìm thực phẩm hàng ngày quả là một tấn tuồng đầy náo loạn trông xót xa! Số là, người dân bản xứ sống nơi nhóm đảo nhỏ bé này họ quá nghèo, thức ăn đa phần là cá biển từ những người đi câu bằng xuồng độc mộc, chiếc xuồng này thật mỏng manh bé tí, trước sau ngồi được hai người.

Họ đi câu từ khuya, đến sáng chỉ được một số cá nhỏ, xâu 3,4 con bằng bàn tay làm một chùm, cá nhỏ cỡ ba ngón tay thì 5,6 con; lớn cỡ bắp tay thì họ bán tính con. Người tị nạn thấy họ chèo xuồng về thì ngoắc ghé vô để mua cá. Người bản xứ chất phát thiệt thà, nào giờ bán xâu cá giá 100 pat thì nói 100 (thí dụ), rồi người tị nạn giành nhau mua, giành giật đến làm lật chìm xuồng câu, ông câu bị nhào xuống biển, chìm mất luôn bao nhiêu xâu cá.

“Cá mất tật mang” nên về sau họ không chèo vào sát bờ, ở xa xa giơ lên mấy chùm cá, ai mua thì cầm tiền lội ra, không đủ cá bán nên giá một xâu từ 100 pat lên dần mỗi ngày, 200, 300 đến 500. Năm trăm pat lúc ấy tương đương 500 đồng Việt Nam trước 1975. Gói thuốc đầu lọc Hero = 100 pat. Gói Commando = 150. Dĩa cơm trắng có một con cá chiên nhỏ = 300. Đại khái thí dụ vậy.

Từ cầu tàu Letung đi thẳng vào xóm là con đường tráng xi măng bề ngang khoảng hơn một thước, đủ cho xe hai bánh chạy ngược chiều, đó là xóm chợ chính, nhà cất dọc hai bên. Đi thêm khoảng 500 mét là cuối xóm, bắt đầu nhà thưa thớt và là đường đất đi dần lên núi. Ngoài đầu xóm, có một tiệm ăn duy nhất, tiệm có cái tủ lạnh chạy bằng dầu lửa, mỗi ngày cung cấp vỏn vẹn được vài vỉ nước đá chỉ dành riêng cho thực khách đặc biệt. Đi qua tiệm ăn vài căn bên kia đường là một quán chạp phô của người Tàu.

Tiệm này trở thành nơi quan trọng nhất, nhất là có bán nước mắm là món ai cũng lo sợ không có khi đi khỏi Việt; nào là nơi đổi đôla lấy tiền Indo; đương nhiên có một số thực phẩm khô rất cần thiết như mì gói, cá mòi, đậu, bột khô, có ít rau quả như rau lang, bí, khoai mì, khoai lang, hành lá v.v… Tiệm này về sau là nơi cung cấp thực phẩm cho toàn dân tị nạn từ các đảo tị nạn xa hơn đổ tới để mua về dự trữ, như Airaya, KuKu, là hai đảo mỗi đảo chứa đến 5, 7 ngàn người lúc đó.

Qua tin tức từ đài BBC (radio người tị nạn mang theo), được biết sau khi các nước nhận người Việt tị nạn họp tại Genève, Thụy Sĩ, đã cùng quyết định chọn đảo Galang của Indonesia làm nơi tập trung cho người vượt biển kể từ Tháng Giêng 1979, không cho vào Mã Lai và Thái Lan nữa, vì số người tị nạn hiện ở hai nước ấy đã quá đông, hai quốc gia này không muốn chứa thêm.

Đó là lý do vì sao tàu của chúng tôi bị hải quân Mã chặn lại và kéo sang hải phận Indonesia, cũng như nhiều thuyền ghe vượt biển sau đó đều cùng chung số phận. Chưa kể tại một số trại ở Mã Lai, chính quyền địa phương cho sửa sang các tàu thuyền của người tị nạn còn tốt, rồi lùa người trong trại lên tàu để kéo qua Indonesia. Do đó, số ghe tàu bị kéo về hướng nhóm đảo Letung Jemaja, bị tập trung nhiều nhất ở Airaya trước, đầy rồi đổ sang đảo KuKu cách đó không xa, một hòn đảo lớn hơn Airaya, nơi đảo này, người tị nạn khi đi vào rừng khám phá ra những ổ súng phòng không của Nhật hồi Đệ nhị Thế chiến còn bỏ lại ở một vài cứ điểm trên đảo Kuku.

Ban đêm ở Berahala ra sao? Những lều, nhà leo lét ánh đèn dầu. Bãi đối diện nhìn sang cầu tàu Letung là nơi vui chơi sinh hoạt về đêm. Người chủ tiệm cà phê bên Letung đã nhanh chóng nhảy qua hòn đảo tị nạn mở ngay một quán lều cà phê. Khi người Việt tị nạn đầu tiên tới Letung, buổi sáng sớm mà tôi nằm tòn teng trên chiếc võng ấy, họ đi tìm quán cà phê thì quán ở đây chỉ bán ca cao là chính. Việt ta bèn trổ tài pha cà phê dợt, truyền nghề ngay tức khắc cho chủ quán để có ly cà phê; dạy luôn phải pha một bình trà dành cho khách “xúc miệng” sau khi đã nhâm nhi thưởng thức ly cà phê, nhấn mạnh là trà cho uống “free” và bắt buộc phải có đối với khách cà phê, không có trà là sorry… mất khách!!

Quán cà phê bán đến 10 giờ đêm. Đối với Letung, 10 giờ đêm là khuya lắm rồi, đối với phe ta thì cũng tạm đủ để ngồi phì phèo điếu thuốc, nhâm nhi tán dóc “bàn chiện” tương lai nào Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Đức v.v. Xa xa vào trong thì nhạc cassette văng vẳng nho nhỏ, hoặc vọng cổ hoặc Chế Linh rên rỉ “Sơn trắng đầu ông ngoại”, “Đêm buồn tỉnh lẻ” “Căn nhà ngoại ô”, lâu lâu nghe được mấy bản Trịnh Công Sơn “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về”…

Tôi nằm đu đưa trên chiếc võng dưới ánh sáng lù mù của chiếc “đèn cóc” dã chiến làm bằng cái lon nhôm nước ngọt, bỗng thấm thía và “thương làm sao” từng lời từng chữ Việt Nam trong mấy bản nhạc rỉ rả ấy, “cái” cải lương vọng cổ mình đã bỏ quên, “cái” sên sến mình thường né tránh hay chê bai, giờ đây sao mấy thứ chữ nghĩa bị dè bỉu ấy nó lại tràn trề ý nghĩa và nghe quá hay ho, thấm vào lòng, vào hồn, vào máu, làm cho ngậm ngùi, bâng khuâng, mơ màng, mông lung… giống như đang nhớ về một người tình vừa chia ly cách biệt… Buồn như thế mà không có một điếu thuốc, nỗi buồn càng ray rứt đau đáu làm sao…

Dù sao thì tôi cũng có vài hình ảnh, những ấn tượng đẹp đẽ ngay buổi ban đầu ở Letung. Thứ nhất, ly ca cao và điếu thuốc thơm đầu tiên khi đặt chân lên đảo; thứ hai, sau đêm được tàu hàng chở về Letung, lính hải quân huy động thanh niên lên tàu hàng trở lại đảo Mang Kai để kéo hai chiếc tàu lớn Rạch Giá và Bạc Liêu về Letung.

Sau khi đẩy kéo hai tàu vượt biển ra khỏi đám san hô, các thanh niên bị bắt leo lên hai tàu ấy, riêng tôi, nhanh trí nói láo không biết lội nên trèo lên xuồng nhỏ cùng mấy thủy thủ Indo về tàu kéo, chỉ mình tôi duy nhất nên lên tàu họ xong, tôi được ưu đãi một đĩa cơm trắng có đổ lên mặt một về “cá cơm” nhỏ xíu chiên dòn.

Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn được một dĩa cơm ngon đến như thế, ngon đến nhớ đời. Nhưng phải nói hình ảnh đẹp nhất và đầy ấn tượng nhất, là trong lúc lội lên núi lấy nước suối, trên đoạn đường quanh co gai góc ấy, tôi lần đầu tiên nhìn thấy lại nét an bình trên từng ngọn cỏ, từng đóa hoa, từng cành lá. Gợi lại cho tôi thời thơ ấu còn sống nơi đồng nội mà sau đó một lúc, còn thấy những hình chụp đăng trên tờ Thế Giới Tự Do về cảnh thiên nhiên của miền Nam nước Việt.

Bài 3: Tôi làm ông lái đò
Những thuyền nhân may mắn sống sót và được cứu (ảnh: Fred Ihrt/LightRocket via Getty Images)

Từ khi tôi sống ở Sài Gòn (1965) cho mãi đến khi vượt biển 1979, hầu như cây cỏ đều phủ lên một lớp ảm đạm không khác gì gương mặt người dân lành phải chịu đựng cảnh chiến tranh. Chỉ duy nhất khi tôi lập gia đình năm 1973, tuần trăng mật ở Đà Lạt mới cho tôi nhìn thấy nét bình an trên ngàn hoa ngọn cỏ.

Tôi đã dừng chân đứng sững khá lâu, vừa ngắm những bông hoa rừng man dại hồn nhiên trong cảnh trời đất hòa bình xứ người, vừa rộn ràng bâng khuâng hồi tưởng về một thời an lành nơi quê nhà xa xưa, mà giờ đây trên bước đường lưu lạc, biết ngày nào mới có thể trở về lại quê hương, và cỏ hoa nơi quê hương ấy không biết rồi đây trong cảnh thái bình có phục hồi lại được nét thanh thản tươi đẹp, hay cũng vẫn nghèo nàn hiu hắt như người dân nghèo dưới chế độ cộng sản.

Tôi sực nhớ ra rồi đọc câu thơ của Nguyễn Đức Sơn trước bụi hoa rừng, mỉm cười cay đắng “Đụ mẹ cây bông, mầy không lao động, không cho trổ bông”. Nếu mấy cây bông rừng này biết nghe và hiểu được bài thơ ngắn này chắc cũng chua xót giùm cho bông hoa nước Việt trong thời chiến tranh súng đạn.

Ở Berahala, tôi quen anh bạn người Indo tên Marcel, làm nghề tài công lái tàu buôn từ Terempa đến Letung. Anh nói tiếng Anh kha khá, tôi có thể nói chuyện bình thường với anh. Trong khi chờ đợi chuyến hải hành rời LeTung, anh sang Berahala để cho biết người Việt và tìm mua vòng vàng giá rẻ về Terempa bán lại. Tình cờ anh ghé vào nhà chúng tôi, rồi có lẽ thích cái không khí nhà này, nhất là sau khi được mời ăn cơm ăn mấy món cá kho kiểu Việt lạ miệng, nên từ đó cứ mỗi tuần một chuyến hàng, anh đều ghé đến nhà tôi ở chơi.

Anh rủ tôi ra quán café ngoài bãi, tôi cười, nói tôi không có tiền uống café, anh nói anh trả tiền. Sợ buồn lòng người khách bản xứ, tôi cùng anh thả ra bãi, trời sụp tối đã có gió mát. Anh hút Gudang Garam không đầu lọc, khói thuốc mùi hăng hắc như đốt vỏ cây quế, lâu lâu rít mạnh nghe nổ lắc bắc. Anh nói mai về Terempa vài hôm trở lại, hỏi tôi cần gì sẽ mua cho (vì biết tôi không tiền). Tôi xin anh một gói thuốc vấn hiệu Durian (mùi sầu riêng và rẻ tiền) và vài viên kẹo nếu có thể để cho mấy đứa nhỏ.

Từ dịp ấy, anh tỏ ra thân tình với tôi. Vài lần sau trở lại, anh ngỏ ý sẽ thương lượng với người sĩ quan hải quân coi trùm tại Letung, lấy một chiếc ghe vượt biển còn tốt, anh sẽ lái và chỉ dẫn cho tôi để làm “lái đò” đưa rước khách qua lại Letung và Kuku, nếu làm, tôi và Sến (thằng em bà con đi cùng) mỗi ngày lãnh mỗi đứa 800 pat, còn lại bao nhiêu thì về nộp cho ông trùm hải quân, dầu tàu thì ông trùm đổ. Đây là cách duy nhất tôi có thể kiếm ra tiền, lại giúp được thêm cho vợ chồng thằng em, nó cũng hổng tiền y chang tôi. Vậy là tôi rủ Sến, sáng mai hai thằng tui cùng Marcel khởi hành.

***
Chiếc ghe Marcel lấy làm đò dài khoảng tám mét, bánh lái tàu bằng chiếc cần gặt qua gặt lại, máy 2TGK, số ghe là PT-86, PT là Phan Thiết, chiếc ghe nhỏ này đi vượt biên từ Phan Thiết. Một điều nên nhắc lại, từ khi người tị nạn tới Letung, đổi đôla lấy tiền pat của Indonesia, họ làm cho “thị trường tiền tệ” của Letung trở nên khan hiếm tiền, nhất là giấy 100 và 50, tờ tiền lớn nhất là 500. Khi tôi ra hành nghề “ông Lái Đò” lúc ấy đã có hai đò từ Airaya, còn Kuku thì chưa.

Marcel lái, tôi đứng kế bên để nghe anh chỉ dẫn. Từ cầu tàu đâm thẳng ra biển khoảng vài trăm mét rồi lái chếch về bên trái. Chừng 20 phút, anh chỉ tay nói “nhìn thấy mỏm đá ngầm đen ấy thì nhắm ngay nó chạy tới. Thấy nó gần tàu rồi, vòng ngược kim đồng hồ theo nó rồi đi thẳng. Độ 15 phút sau, lại gặp một mỏm đảo tương tự, lại chạy tới hướng đó rồi quẹo thêm lần nữa (tôi đã quên trái hay phải), rồi chạy thẳng khoảng 10 phút thì đến Kuku. Kuku là một hòn đảo không bãi lài như Berahala, nước sâu và nhiều san hô nên khi nước ròng, sắp vào đảo phải chạy thật chậm và nhìn xuống san hô để tránh. Neo ghe không sát bờ, lội vào hay nhờ xuồng độc mộc ra đón. Thời gian đò tôi chạy một chuyến mất khoảng 45 đến 55 phút.

Vậy là hôm sau, hai anh em tôi bắt đầu ra nghề… đón khách. Sến trên ghe, tôi quần xà lỏn áo thun, đầu chơi cái nón vải cho giống lơ xe đò. Vậy mà tôi lội lên lội xuống năm lần bảy lượt cái đoạn từ cầu tàu tới tiệm chạp phô giữa xóm chợ, mồ hôi đổ lộp độp vẫn chưa đủ can đảm để há miệng la to kêu khách: “Letung Kuku! Letung Kuku! Đò chạy liền, đò chạy liền!” vì hình như có một cái gì nghèn nghẹn ở cổ họng, nó giống như một nỗi nghẹn ngào, một nỗi đau, một tủi thân tủi phận làm sao đó mà cái cổ họng không phọt ra tiếng rao được.

Cuối cùng tôi tự mắng mình “chiện nhỏ này mà mày không làm được mai kia tới xứ người mày làm được cái gì hở thằng khốn nạn!” Bấy giờ cái cổ họng nó mới chịu nghe lời, không những thế, nó còn la to hơn hai tay mời đò cũ kia.

Đò mới nên khách chỉ cỡ nửa đò, khoảng 30 người, nhưng đã đậu bến gần tiếng đồng hồ, hai đò kia đã tách bến trước đó; và có lẽ hết khách đi chợ rồi, đành rời bến thôi. Sến thả tàu chạy chầm chậm chờ tôi thu tiền khách. Như đã nói, tiền trăm lẻ rất hiếm, đò một chuyến 150 pat, khách đưa tờ 500, phải hỏi nếu khách mai còn đi tiếp thì ghi giấy còn dư lại 350, hoặc muốn “thối” bằng mì gói thì gói 50, thuốc Hero thì gói 100. Khách đã quen chuyện này khi mua sắm ở chợ quán nào cũng vậy thôi, nên không ai khó chịu cả, mọi việc êm xuôi.

Lịch trình đò chạy như sau: Sáng sớm đò đưa người từ Letung qua Kuku để tìm hoặc thăm thân nhân bên đó, cộng thêm số khách bên Kuku tới Letung ngủ lại để sáng đi chợ rồi trở về. Xế trưa rước khách từ Kuku qua Letung cũng tương tợ, nhưng phần chính là họ đi mua thực phẩm ở tiệm chạp phô. Hôm nào có tin người tị nạn mới được đổ tới Kuku thì anh em tôi làm một chuyến đò chiều rời LeTung, vài khách cũng được, chạy qua Kuku. Tối neo đò, Sến ngủ giữ.

Tôi lội vào bờ, lên suối tắm rồi đi lòng vòng hỏi thăm tin tức này nọ, rồi tối tới quán cà phê do con của tiệm café ở Letung bành trướng sang Kuku vì làm ăn phát đạt ở Berahala. Tại quán này, tôi tình nguyện làm bồi bàn buổi tối để khi quán dọn dẹp nghỉ bán, tôi được tặng một ly trà đường, rồi được mang cây đàn guitar cũ kỹ của anh con chủ tiệm ra ngồi ngoài mấy gốc dừa gần đó, đàn lẳng tẳng cho quý chủ nhân thưởng thức, cho thằng tui đỡ “buồn xa xứ”.

Tui được thu xếp cho ngủ trên chiếc ghế cây dựa sát tấm vách lá vừng lửng lơ, cuộn mình như con tôm càng, mượn đỡ tờ báo đắp thêm, làm một giấc tới 5 giờ sáng thì lặng lẽ bò dậy, ra bãi, mướn chiếc xuồng mộc cho hai người khách lên ngồi rồi tôi ùm xuống nước lội đẩy “taxi” ra đò cho khách leo lên. Cứ thế, 40 bận được 80 khách thì đầy đò, trả tiền thuê xuồng cho ông cậu, ông cậu thấy run lập cập môi xanh lè bèn tội nghiệp thằng nhỏ, kêu lên xuồng mộc chèo ra đò cho lên.

Thay được cái áo thun khô là vừa nhổ neo vừa thu tiền khách, trong bụng mừng rơn, nhờ tị nạn mới tới nên chở khẳm đò, được tới 80 khách. Vậy là tới Letung hai anh em sẽ tự thưởng mỗi thằng một dĩa cơm cá chiên, mà hạnh phúc nhất là sẽ mua được ly nước cam có bỏ vài viên đá cục bán mắc tiền hơn 2-3 ly không đá. Đó là nhờ quen với anh con chủ quán mới được ưu tiên như vậy đó nghe!

Tôi hành nghề “ông lái đò” được đúng hai tuần lễ thì em Ngoan, cô em út của tôi qua đời vì sốt xuất huyết não, em chỉ hưởng dương được 9 tuổi đầu. Em bắt đầu bị sốt, đến ngày thứ ba thì ba tôi gặp vị bác sĩ duy nhất tại Letung, mới ra trường nên hành nghề tại đảo nhỏ này, và đương nhiên thiếu kinh nghiệm về những tiền triệu chứng của xuất huyết não.

Ba tôi cùng mấy bác sĩ đi chung tàu đề nghị vô nước biển cho em vì nhà có mang theo được một số chai, phòng khi có xảy ra trường hợp cần đến, nhưng bác sĩ trẻ này không đồng ý, vì định bệnh em Ngoan nhiều lắm chỉ là sốt rét. Qua ngày thứ năm, ngày 15 Tháng Năm 1979 thì quá trễ, em bị làm kinh, cả người bị uốn giật dữ dội, máu trào ra cửa miệng rất nhiều, da vàng như sốt rét, em rơi vào tình trạng mê man, rồi tối ngày thứ năm ấy em dứt thở, trong cơn đau đớn vô cùng vì co giật.

Chiếc tàu 0269 của chúng tôi trước đó, khi mới lên Berahala vài hôm, cũng đã mất một bé trai độ hai ba tuổi, là cháu nội của một người Tiều, bạn cùng xứ sở với ba tôi. Vì em còn quá nhỏ nên gia đình chỉ âm thầm chôn cất em không bia mộ, để mong em sớm đầu thai kiếp khác. Ở đây, tôi muốn nói thêm một điều mà hầu như tàu ghe vượt biển nào cũng có, là khi nào đến bờ bình yên thì hình như chiếc nào cũng đều có hy sinh cho “Thần Biển” ít nhất một sinh mạng; là những câu chuyện mang tính huyền bí mà tôi được nghe nhiều người vượt biển kể, tôi rất tiếc không kể lại.

Mấy thanh niên đi chiếc Vũng Tàu tấp vào đảo Mang Kai cũng lên Berahala và dựng lều ở gần ngay cạnh “nhà” tôi. Anh Bi lớn tuổi nhất làm trưởng nhóm đó, rồi sau khi Liên Hiệp Quốc tiếp tế đồ ăn đến Berahala mỗi tuần, nhóm thanh niên này trở thành nhóm khuân vác lương thực của đảo. Chính tay anh Bi tẩn liệm cho em Ngoan, rồi cả nhóm ấy tình nguyện cùng gia đình tôi, lo phần đào huyệt mộ cho em, sau khi ba tôi nhờ ông chủ tiệm chạp phô người Tàu bên Letung tìm xin cho em miếng đất làm nơi chôn cất. Đó là một xẻo đất lưng chừng trên núi.

Khi chôn cất, ba tôi hứa trước phần mộ em Ngoan, khi ba định cư yên ổn rồi, ba sẽ có ngày trở lại mang em về nơi ấy để sum họp cùng gia đình, ba không để em lẻ loi lạnh lẽo nơi này. Lời hứa của ba tôi đã được ông thực hiện mười năm sau đó, sau khi ông vào được quốc tịch Hoa Kỳ. Ông cùng Tuấn, em trai tôi, sang Indonesia, rồi đến Tanjung Pinang, là đảo lớn như một tỉnh lỵ, từ đây có thể tìm tàu đi Letung.

Rất tiếc ông đã hết sức mà không tìm được tàu nào thuê đi Letung, khiến ông rất buồn, buộc phải trở về Mỹ. Sau này ông bảo ông nghiệm lại về chuyến đi tìm con ấy, có lẽ do em Ngoan linh thiêng không muốn ông phải mệt nhọc thêm trong tuổi già sức yếu, nên khiến cho ông tìm hỏi rất nhiều mà không ai biết đảo Letung ở nơi đâu cả, thật vô lý!

Phần mộ em Ngoan là đầu tiên, sau đó khi có người tị nạn mất, tập trung chôn cạnh kề đó, là hình ảnh do chị Oanh chụp mà tôi xem được sau 30 năm nơi xứ người, trong đó tình cờ khám phá ra có phần mộ tên em Ngoan, tình cờ hơn, bức ảnh chụp lúc chị đích thân đang sơn đồ lại tên em Ngoan trên tấm bia mộ đá. Tiếc thay, ba tôi vừa qua đời không lâu, chắc chắn nếu ông còn sống sẽ bị xúc động mạnh và sẽ tìm mọi cách để thực hiện tiếp lời hứa của một người cha. Sau đó gia đình tôi vì không có người theo chị Oanh trong chuyến đi kế tiếp vào Tháng Tư 2010, nên gửi tiền nhờ chị khi đến Letung giùm thay mặt gia đình, xây lại phần mộ cho em. Có lẽ chị vừa rời khỏi Letung không bao lâu lại có chuyến đi “Về bến tự do 8” vào Tháng Ba 2010 do “Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam” tổ chức.

***
Em Ngoan tôi vừa mất được một tuần thì chiếc tàu 0269 được chính quyền địa phương Letung thông báo sẽ được ưu tiên chuyển về Tanjung Pinang, thành phố có trại tập trung lớn, để từ đây được phỏng vấn và lập hồ sơ định cư. Trước đây, phái đoàn Liên Hiệp Quốc chỉ đến Letung hay các đảo Airaya, Kuku để lấy danh sách, lời khai cá nhân hay gia đình mà thôi. Vào ngày 22 Tháng Năm 1979, toàn bộ người của tàu 0269 được đưa lên một chiếc tàu hàng to chở về Pinang.

Lúc đó, nhà tôi khiêng theo hai băng-ca lên tàu, là người em trai út 11 tuổi và thằng cháu 3 tuổi, cả hai đang trong tình trạng sốt nặng, đang vô nước biển, bị nghi cũng là triệu chứng của sốt xuất huyết. Thật hú vía và thật may mắn, hai đứa bé với giấy giới thiệu của bác sĩ ở Letung nên được chuyển vào bệnh viện ở Pinang lập tức khi tàu vừa cặp bến. Qua trường hợp tử vong của em Ngoan, vị bác sĩ trẻ ở Letung đã tỏ ra hối hận, và từ đó trở nên rất tích cực, tham khảo những lời cố vấn của các bác sĩ tị nạn, sẵn sàng chữa trị theo đề nghị của bác sĩ Việt thừa kinh nghiệm tại Việt Nam.

Mọi người tị nạn khi lên tàu Indonesia đều bị đưa xuống dưới khoang hầm. Riêng tôi tỏ ra dạn dĩ, lên khoang trên, la cà với mấy thủy thủ, nói chuyện qua lại với họ bằng ít tiếng Indo lỏm bỏm, rằng có mấy người “bạn Indo” thân tình trên đảo, làm mấy anh Indo này có thiện cảm, dễ dãi cho tôi đi tới lui dòm ngó trong tàu. Đây là lần thứ hai tôi chính mắt nhìn thấy phòng máy tàu của họ, máy to và mới, có thêm một máy sơ-cua, khiến tôi hình dung đến những chiếc “tàu cướp” Thái Lan, với máy móc như thế làm sao nó không mạnh và không chạy nhanh được!

Như hai chiếc tàu Thái cặp vào hai bên hông tàu chúng tôi để nhảy sang chặt dây cướp hết tất cả mọi hành lý cột trên sàn và nóc tàu. Chúng cặp kè như thế để tàu vượt biên không chạy được, và mỗi khi sóng nhồi tàu chúng va vào tàu Việt cũ kỹ nhỏ bé thì ván tàu con này kêu răng rắc, những thanh niên trên tàu chúng tôi phải đứng dọc hai bên be tàu dùng tay đỡ chịu cho giảm mức độ va chạm mạnh bạo vào thành tàu.

Đêm đó, khi mọi người ngủ yên, tàu chạy khá nhanh ở độ gài bình tốc, tôi nằm xỏ tay chân vào dây ràng chằng chịt những kiện hàng trên nóc mui tàu to rộng. Bầu trời đầy đặc sao sáng, gió biển ban đêm vào tháng năm không lạnh lắm. Ngửa mặt lên trời, trong lòng thật quá nhiều điều nghi nan và hỗn độn.

Nghĩ đến bến bờ Pinang sắp đến, không thể nào hình dung sẽ ra sao. Những điếu thuốc vấn “sầu riêng” cứ lát lát bập bùng đóm lửa, có lẽ đóm lửa nhỏ bé gần gụi này mới soi thấy bao nỗi lo âu trong ánh mắt người thanh niên tị nạn này, nhưng nó không thể nào ủy lạo được điều chi, nó chỉ làm được điều duy nhất là khi khói thuốc thấm vào óc não thì nó cho cảm giác bình tĩnh, ấm áp, hiện hữu.

Tôi xin dừng ở đây, chỉ ghi thêm cái cảm giác đầu tiên khi đến Tanjung Pinang, là từ nay trở đi không còn thèm nước đá nữa; thứ nhì là có thuốc lá đủ loại: Lucky, Pall Mall, Dunhill, 555…, Mỹ, Ăng-Lê đủ thứ; thế giới văn minh đã trở lại: đèn điện đầy đường; và xe hơi, xe gắn máy tràn ngập. Tôi đã được trả về lại thế giới văn minh…

Lê Giang Trần

Blog Archive