Tuesday, January 31, 2023

Thảm sát Half Moon Bay: Cướp 7 mạng người chỉ vì bị sếp ép trả $100

Nguồn: Báo Người Việt Ngày đăng: 2023-01-31

SAN METEO COUNTY, California (NV) — Nghi can bị buộc tội giết bảy người tại hai trang trại trồng nấm ở khu vực Half Moon Bay, miền Bắc California, khai nguyên nhân là bị người sếp ép phải trả $100 để sửa chữa một máy nâng pallet (kệ chất hàng) bị hư tại nơi làm việc, theo AP.

Công Tố Viên Steve Wagstaffe, thuộc Biện Lý Cuộc San Mateo County, xác nhận với truyền thông hôm Thứ Sáu, 27 Tháng Giêng, rằng nghi can Chunli Zhao vô cùng tức giận với vụ đòi tiền, và đương sự khai bị một đồng nghiệp đổ lỗi đã gây ra một vụ đụng xe ủi đất và chiếc xe nâng pallet.
Nghi can Chunli Zhao. (Hình: Shae Hammond/Pool/AFP via Getty Images)

Qua điều tra sơ khởi, cảnh sát cho biết nghi can Zhao, 66 tuổi, đã bắn chết bốn đồng nghiệp và làm bị thương nhân viên thứ năm tại trại trồng nấm California Terra Garden vào hôm Thứ Hai, 23 Tháng Giêng. Ngay sau đó, hung thủ đi đến Concord Farm gần đó, nơi từng làm việc trước đây, bắn chết thêm ba đồng nghiệp cũ.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình KNTV-TV tại tòa án hôm Thứ Năm, nghi can nhận đã thực hiện vụ xả súng vì bị bắt nạt và phải làm việc nhiều giờ trong các trang trại cũng như những lời phàn nàn của mình bị phớt lờ.

Nghi can Zhao nói với đài truyền hình rằng ông ta đã ở Mỹ được 11 năm và có thẻ xanh.

Hung thủ sống cùng vợ ở Half Moon Bay, và có một cô con gái 40 tuổi đang ở Trung Quốc.

Nhà chức trách nêu tên sáu nạn nhân thiệt mạng như sau: Zhishen Liu, 73 tuổi, ở San Francisco; Marciano Martinez Jimenez, 50 tuổi, ở Moss Beach, California; Aixiang Zhang, 74 tuổi, ở San Francisco; Qizhong Cheng, 66 tuổi, ở Half Moon Bay; Jingzhi Lu, 64 tuổi, ở Half Moon Bay; và Yetao Bing, 43 tuổi, không rõ nơi cư trú.

Còn nạn nhân thứ bảy thiệt mạng là Jose Romero Perez. Trong khi nạn nhân thứ tám bị thương và sống sót là Pedro Romero Perez. 

(MPL) [kn]

KGB Defector Yuri Bezmenov's CHILLING Warning to America!!!



Nước Mỹ Còn Hay Sẽ Mất ???

Tác giả : Sơn Hà Nguồn: Tiếng Lòng Ta Ngày đăng: 2023-01-31

Bán nguyệt san The New American, số ra đầu tháng 11-2022, bài tổng hợp của Luis Miguel trích dẫn theo lời tiên đoán của Martin Armstrong, một chuyên gia kinh tế thường xuyên đưa ra các dự đoán về nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới. Armstrong đã tiên đoán chính xác cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Từ đó, lời tiên đoán của Armstrong về nước Mỹ, nói rằng, năm 2032, nước Mỹ sẽ biến mất

Tệ hơn, Armstrong còn e rằng, nước Mỹ sẽ không có cuộc bầu cử vào năm 2024.
Trước khi có lời tuyên bố của Tổng thống Trump sẽ ra tranh cử vào năm 2024, công chúng Hoa Kỳ có phần lo lắng khi nghe những lời tiên đoán của ông Martin Armstrong. Tuy nhiên, người ta còn hy vọng rằng, một khi có sự trở lại của Tổng thống Donald Trump, biết đâu xã hội Hoa Kỳ còn cơ hội được cứu vãn.

Điều gì đã làm cho Martin Armstrong đi đến sự tiên đoán trong vài năm nữa, nước Mỹ sẽ vỡ tan tành và biến mất?

Tai Hại Vì Công Chúng Mất Niềm Tin
Ông Armstrong nói, tình trạng tham nhũng tràn lan, bầu cử gian lận trắng trợn, khiến dân chúng thất vọng và không còn tin vào hệ thống lãnh đạo. Đó chính là động lực làm tiêu tan nước Mỹ. 

Tuy nhiên, đang lúc lo lắng tình trạng đen tối của xã hội, người ta cảm thấy có một chút hy vọng sau khi nghe Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tranh cử vào năm 2024.
Các dữ kiện và chuyển động gần đây cho thấy, sự trở lại của Tổng thống Trump có thể là điều kiện cần phải có cho xã hội. Chuyện thắng thua chưa vội bàn.

Những người theo phái bảo thủ cảm thấy có hy vọng vì ông Trump là người dám đương đầu với bọn bất lương, là bọn đang đục khoét tài sản của người dân một cách trắng trợn, qua các vụ tham nhũng vĩ đại. Nếu đảng Cộng Hoà mạnh mẽ lật mặt nạ những tên chính trị và nhà giàu lưu manh chuyên lừa đảo, đang dần dần đưa ra ánh sáng, thì đất nước này còn có cơ may sống còn.

Những người theo phe cấp tiến hay còn gọi là thiên tả, thì vẫn tung hô theo kiểu của “tinh tú môn”, nhất định ủng hộ bọn gian manh để nó chia phần, để kiếm sống qua ngày. Bọn bất lương đang ở các vị trí cầm quyền nếu không bị đưa ra trước vành móng ngựa, hoặc chúng nó quyền biến thoát khỏi vòng luật pháp, thì xã hội này sẽ chìm đắm trong vũng lầy, ứng nghiệm với lời tiên đoán của Martin Armstrong.

Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Greg Hunter’s USA Watchdog”, Armstrong nói rằng, “Gian lận trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ lớn đến mức gần như không thể dự đoán… Nếu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ công bằng, đảng Cộng Hòa sẽ giành chiến thắng ở Hạ viện và Thượng viện. Nhưng chuyện cũng chưa đến hồi kết, ai biết được? Bởi vì sự tồi bại bắt nguồn từ trên cao của hệ thống quyền lực. Cho nên kết quả thắng thua [trong cuộc bầu cử] không quan trọng. Rồi sẽ có không bên nào chấp nhận kết quả cuộc bầu cử. Đó là vấn đề”.

Ông Armstrong kể lại vài trường hợp kỳ lạ đã xảy ra cho các vụ bầu cử qua thư bưu điện. Có những người đã qua Canada sinh sống mà vẫn nhận được phiếu bầu cho tiểu bang Pennsylvania. Theo ông Armstrong, chính sự bê bối, không minh bạch trong phương pháp bầu cử làm sói mòn lòng tin của công chúng. Họ đang chứng kiến bọn bất lương chiếm dần các vị trí lãnh đạo để thao túng và xé nhỏ nước Mỹ.

Ông nói, với cái đà này, “Hoa Kỳ sẽ không tồn tại sau năm 2032. Nước Mỹ đang bị hủy diệt. Sau năm 2028 và 2029, chúng ta phải xây dựng lại từ đầu”.

Về mặt kinh tế, ông Armstrong dựa vào kinh nghiệm và mô hình kinh tế do ông thiết lập, gọi là Economic Confidence Model, thì nền kinh tế sẽ phát triển trong chu kỳ khoảng 9 năm sẽ phải đến lúc khủng hoảng. Mô hình này được rút từ kinh nghiệm của người cha là luật sư và kinh nghiệm của ông nội của ông, người đã mất hết tài sản trong cuộc sụp đổ thị trường chứng khoáng năm 1929.

Ông Armstrong cảnh báo về dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tiền tệ đang xảy ra và cuộc khủng hoảng trái phiếu (bond) đang xảy ra ở Anh Quốc.

Sau các phân tích và tổng hợp, ông nhìn thấy sự bất ổn ngay trong nội địa của nước Mỹ vào năm tới. Ông diễn giải rằng, có các nỗ lực dồn hết sức để loại bỏ Trump và các lãnh tụ khác trên thế giới, là những ai chủ trương độc lập dân tộc, không ăn khớp trong chương trình nghị sự “xanh” của bọn bất lương.

Biến Đổi Khí Hậu Là Vũ Khí của Bọn Bất Lương
Theo ông Armstrong thì, “Đây là một nỗ lực trên toàn thế giới. Họ phải loại bỏ Trump. Kế đó là Bolsonaro (Ba Tây), là người cản đường. Sau đó là Nga và Trung Cộng. Tôi nghĩ… nên nhìn lại lịch sử 50 năm qua thì sẽ thấy…”.

Thế Lực Đen Tối chủ trương phải có một “cuộc chiến biến đổi khí hậu”. Chúng nó đòi hỏi cắt giảm khai thác dầu mỏ càng nhiều càng tốt, vì nó làm ô nhiễm môi trường và “biến đổi khí hậu”. Đối với những người theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa thế giới đại đồng, chương trình nghị sự về “biến đổi khí hậu” luôn luôn là phương tiện để tiến tới việc thiết lập một Trật Tự Mới cho Thế Giới, với một chính phủ toàn năng bao trùm cả thế giới.

Chiêu bài của bọn bất lương này là, các sinh hoạt của con người luôn luôn sản xuất các chất thải làm ô nhiễm môi trường. Do đó, chính phủ đương nhiên có trách nhiệm điều chỉnh mọi khía cạnh trong cuộc sống của con người; từ việc trồng trọt, chăn nuôi đến việc vận chuyển, nhà ở, thực phẩm,… Bọn đầu xỏ bất lương không muốn để yên cho các vị lãnh đạo chủ trương độc lập dân tộc, vì nó đi ngược lại chủ trương xoá bỏ biên cương để tiến tới “thế giới đại đồng”. Ai chủ trương “America First” là phản động, là một “thuyết âm mưu”.

Nếu tiên đoán của Armstrong ứng nghiệm thì nó bắt đầu từ kết quả của cuộc bầu cử năm 2020, đến nay vẫn còn tranh cãi. Trước khi có cuộc bầu cử 2020, các tổ chức: Transition Integrity Project (TIP) là tổ chức có liên hệ với Open Society Foundations của George Soros, và học viện The Berggruen Institute, có liên hệ chặt chẽ với Trung Cộng, đã vạch ra kế hoạch của bọn thiên tả và Nhà Nước Ngầm, về một số chiến thuật, là làm sao bảo đảm Biden thắng cử; bằng cách cho bầu phiếu bằng thư, đàn áp ngôn luận trên mạng xã hội, và tạo ra các “bất ổn trên đường phố”.

Sáng lập viên của TIP, Nils Gilman nổi giận, đòi thanh toán viên chức an ninh thời Tổng thống Trump là ông Michael Anton vì ông đã tố cáo âm mưu của TIP. Rồi một tổ chức mang tên “Shut Down DC” sẵn sàng gây xáo trộn ngay tại thủ đô Washington, DC, nếu tổng thống Trump không “chấp nhận rút lui”. Ông Armstrong nói, có một điều chắc chắn, dù ông Trump có chấp nhận thua, ông cũng không được để yên. Những hành động phản đối, chống lại các kế hoạch của bọn bất lương đều bị xem là “thuyết âm mưu” (conspiracy theories), do những người bảo thủ sáng tác(!)

Điều Nào Là Thuyết Âm Mưu?
Những gì không phù hợp với các chủ trương đường lối của bọn thiên tả, đều bị cho là “thuyết âm mưu”.

Chẳng hạn, sự việc tạo ra tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh COVID-19 (còn gọi là dịch Vũ Hán), để ngăn cản dân chúng tụ tập, không nên ra đường, tất cả phải ở trong nhà, làm việc cũng tại nhà và bầu cử cũng phải bỏ phiếu qua thư bưu điện. Ai phản đối việc này thì bị cho là tác giả của “thuyết âm mưu”. Kết quả của cuộc bầu cử là các lá phiếu qua thư bưu điện đã quyết định sự chiến thắng của phe tả. Biden đã thắng cử nhờ vào những lá phiếu này, đúng theo sự toan tính của bọn bất lương.

Thắng cử xong chính phủ Biden đã ra lệnh đóng cửa trường học, công tư sở phải đóng cửa và nhân viên làm việc tại nhà,… Ai phản đối thì bị xem là tác giả của “thuyết âm mưu”. Chính phủ Biden chặn ngay sự khai thác dầu khí ngay tại Hoa Kỳ. Ai phản đối thì bị xem là tác giả của “thuyết âm mưu”.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ, chính phủ Biden tuyên bố vẫn còn dịch bệnh (đủ loại bệnh khác nhau) để tiếp tục bỏ phiếu qua thư bưu điện. Chính phủ tuyên bố xoá nợ cho sinh viên để thu hút phiếu bầu của giới sinh viên. Ai phản đối thì bị xem là tác giả của “thuyết âm mưu”.

Bọn Thiên Tả Mới Là Tác Giả Của “Thuyết Âm Mưu”
Kết cuộc là gì? Lấy được phiếu xong chẳng ai được xoá nợ. Bởi vì COVID-19 bắt dân chúng ở nhà làm cho hàng trăm ngàn cơ sở thương mại lớn nhỏ phải đóng cửa. Kinh tế trở nên tồi tệ và nạn lạm phát tiếp tục gia tăng. Dầu mỏ không khai thác trong nội địa khiến xăng dầu lên giá. Học sinh không được đến trường sinh ra tệ nạn bỏ học, bệnh tâm thần, trầm cảm,… xảy ra cho thanh thiếu niên; xã hội xáo trộn. Không chích ngừa thì bị đuổi việc, sinh ra nạn thất nghiệp lan tràn. Trong quân đội cũng có hiện tượng tương tự. Nhưng rồi, chích ngừa COVID-19 cũng không ngăn chặn bệnh dịch.

Đó là tổng hợp các yếu tố làm cho dân chúng Hoa Kỳ mất niềm tin, trước tiên là các cuộc đầu phiếu; và sau đó là không còn tin vào khả năng lãnh đạo của chính phủ. Người ta nhìn ra được đâu là “thuyết âm mưu”, và ai đúng là thủ phạm.

Động lực gây nên những điều tội tệ đến từ nhóm nhà giàu lưu manh. Bọn này là thế lực đen tối cấu kết với bọn thiên tả, đứng sau chính phủ bù nhìn Biden. Chúng nó chủ trương làm cho nước Mỹ biến mất và thiết lập một chính phủ ăn trùm cả thế giới, không biên giới.

Sự trở lại của Tổng thống Trump và sự thay đổi sinh hoạt trong các mạng xã hội là chỉ dấu hy vọng cho công chúng ở Hoa Kỳ và thế giới. Nhưng chưa đủ. Ngay từ bây giờ, những người Mỹ yêu nước, nếu vẫn trùm chăn, không chuẩn bị để đối phó với các âm mưu phá hoại cuộc bầu cử 2024, thì nước Mỹ sẽ không có ông Trump, và sự tiên đoán của Martin Armstrong sẽ ứng nghiệm. 

Nước Mỹ sẽ biến mất vào năm 2035. Và nó sẽ xảy ra ngay trước mắt, chẳng phải do “thuyết âm mưu” nào cả.

Sơn Hà (Dec-2022)

Nikola Tesla SOLVED our ENERGY problem, then he was SILENCED



9 cách sử dụng chanh để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp

Chanh không chỉ là nguyên liệu cho nước giải khát mùa hè, loại quả họ cam quýt này có công dụng nhiều hơn thế. Chanh mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và sắc đẹp, từ phòng chống ung thư đến điều trị sẹo mụn.

Dưới đây là 9 cách sử dụng chanh giúp bạn khỏe mạnh từ trong ra ngoài:

1. Chanh có đặc tính chống ung thư
Chanh có rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá như vitamin C, canxi, sắt, magiê, kali và chất xơ. D-limonene trong vỏ chanh cũng có đặc tính chống ung thư. Nó đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư vú, gan, phổi và các bệnh ung thư khác. Do đó, chanh là loại thuốc tuyệt vời bảo vệ cơ thể bạn một cách tự nhiên và hiệu quả.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chiết xuất của nước ép trái cây họ cam quýt rất quan trọng và được cân nhắc sử dụng làm chất bổ trợ trong các liệu pháp điều trị ung thư hiện đại. Nước chanh rất giàu vitamin, giúp bao bọc, bảo vệ tế bào của bạn khỏi hư hại, hạn chế nguy cơ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác.
(Ảnh: Shutterstock)

2. Xóa nếp nhăn tự nhiên
Bạn không thể ngưng quá trình lão hóa, nhưng bạn có thể sử dụng chanh để làm mờ nếp nhăn và cải thiện tình trạng da mặt. Một nghiên cứu cho thấy dầu quả chanh có khả năng làm giảm tổn thương do oxy hóa trên bề mặt da. Vitamin C trong chanh sẽ khuyến khích da sản xuất collagen và phục hồi độ đàn hồi. Các enzyme tự nhiên trong nước chanh thì có khả năng làm se khít lỗ chân lông.

Để chăm sóc da tại nhà, bạn hãy cắt một lát chanh rồi xoa lên các nếp nhăn trong vài phút hoặc nghiền vỏ chanh ra làm mặt nạ. 

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology), các bước chăm sóc da chống lão hóa sẽ mang lại hiệu quả sau ít nhất 1 tháng. Vì vậy, bạn không cần lo lắng nếu lúc mới dùng chanh mà da mặt không mịn màng như ý.
(Ảnh: Shutterstock)

3. Uống nước chanh để giảm cân
Không có loại thực phẩm hay đồ uống nào giúp bạn giảm hàng chục cân một lúc. Nhưng một số loại có tác dụng bổ trợ cho quá trình giảm cân lành mạnh, lâu dài. Uống một ly nước hoa quả giàu vitamin C không sợ bị dư thừa năng lượng hay tăng cân, bởi vốn dĩ năng lượng của nó đã rất thấp. Không những thế, vitamin C còn có công dụng giúp cơ thể chuyển hóa lượng mỡ nhanh hơn. Một lon Coca Cola 330ml có 140 calo, nước ép táo trên 100ml có 46 calo, nước chanh pha với nước có 0 calo. Bạn chỉ cần tạo thói quen vắt một ít nước chanh hoặc cắt vài lát chanh vào cốc nước lọc là đã giúp cơ thể nhẹ nhàng đi phần nào.
(Ảnh: Shutterstock)

4. Nước chanh giúp giải độc gan
Chất pectin trong chanh giúp nhũ hóa dầu và loại bỏ chất thải từ ruột. Chất choline trong lecithin và các loại dầu trong vỏ hoa quả họ cam quýt giúp quá trình giải độc gan hoạt động hiệu quả hơn. Uống nước chanh là cách đơn giản giúp giải độc gan và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Đây là một thức uống đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể làm tại nhà.

Nguyên liệu:

1 quả chanh

Nửa ly nước

1 muỗng cà phê lecithin (hoặc một quả trứng sống)

2 – 3 muỗng cà phê bơ dừa nguyên chất (hoặc dầu ô liu nguyên chất)

1 viên vitamin E

1 nhúm gừng tươi

Cách làm: Trộn tất cả các thành phần trong một phút, để vào tủ lạnh rồi uống vào ngày hôm sau. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống một nửa hỗn hợp trước khi ăn sáng.
(Ảnh: Shutterstock)

5. Tăng cường chức năng não và giảm căng thẳng
Kali trong chanh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng não. Theo nghiên cứu, kali có khả năng kích hoạt các tế bào thần kinh liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc tích cực. Nếu dùng chanh thường xuyên, bạn sẽ thấy tinh thần khoan khoái và bớt cảm giác lơ đễnh trong ngày. Một quả chanh chứa 187% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, bạn nên cho chanh vào đồ uống khi thấy thời tiết âm u hoặc khi mọi người xung quanh bị ốm.

(Pixabay)

6. Làm mờ vết cháy nắng
Dưa chuột và chanh là những chất tẩy trắng tự nhiên sẽ làm giảm màu đỏ trên da. Vitamin C trong chanh giúp bổ sung dinh dưỡng cho da, đồng thời làm đều màu da. Để làm mờ vết cháy nắng, bạn hãy hòa 1 muỗng nước chanh, nước hoa hồng và nước dưa chuột với nhau. Ngâm một miếng vải sạch/bông tẩy trang vào hỗn hợp rồi đặt trực tiếp lên vết cháy nắng trong 30 phút.

7. Nước chanh có thể cầm máu mũi
Nước chanh là biện pháp khắc phục hiệu quả cho những trường hợp chảy máu mũi khẩn cấp. Việc bạn cần làm là đổ 1-2 giọt nước chanh tươi vào mỗi lỗ mũi. Đừng xì mũi ngay vì bạn có thể thổi bay cục máu đông, khiến máu mũi tiếp tục chảy. Do tính axit cao của nước chanh, máu sẽ ngừng chảy gần như ngay lập tức. Vitamin C cũng sẽ tăng cường sức mạnh cho các mao mạch máu bên trong mũi của bạn.
(Ảnh: Shutterstock)

8. Làm mờ sẹo mụn
Vitamin C và axit citric trong chanh rất hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá nhỏ và sẹo mụn. Vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen, kích thích sự hình thành các tế bào da mới, giữ da mịn màng, săn chắc. Axit citric giúp làm sạch các tế bào da và rửa trôi tạp chất. Tác dụng kháng khuẩn của nước chanh giúp bạn giết chết vi khuẩn gây mụn trứng cá.

Chanh cũng là một chất tẩy trắng tự nhiên nên nó sẽ giúp làm mờ các vết thâm và sẹo. Việc bạn cần làm là trộn nước cốt chanh với dầu dừa nguyên chất rồi thoa lên các khu vực cần điều trị. Sau ba phút, bạn hãy rửa sạch mặt bằng nước ấm và tiếp tục quy trình chăm sóc da bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nước chanh với dầu hạnh nhân để làm giảm vết thâm và duy trì làn da khỏe mạnh. Bạn nên ngừng sử dụng nước chanh khi thấy xuất hiện triệu chứng dị ứng như da mẩn đỏ và ngứa.
(Ảnh: Shutterstock)

9. Chanh kết hợp mật ong điều trị đau họng
Chanh có nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có đặc tính kháng khuẩn.

Nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dược chất có lợi, mật ong thường xuyên được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm họng ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi. Thường xuyên sử dụng mật ong khi viêm họng có thể làm giảm ho, đau họng vào ban đêm, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và giúp bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.

Kết hợp chanh mật ong chữa viêm họng bằng cách: Chuẩn bị một ly nước ấm, pha thêm một ít nước cốt chanh cùng 1 thìa cà phê mật ong vào và uống vào mỗi buổi sáng. Nếu bạn dùng chanh đào thì hãy thái lát, cho vào lọ rồi đổ mật ong vào trộn đều. Có thể thêm một chút đường phèn vào hỗn hợp chanh đào mật ong và ngâm trong khoảng 1-2 tháng là có thể dùng được.
(Ảnh: Shutterstock)

Bạn có thể ngậm từng lát chanh đào mỗi ngày hoặc ngậm nuốt từ từ 1-2 muỗng nước cốt, sẽ thấy các cơn đau họng giảm hẳn. Nếu không có chanh đào, mật ong, bạn có thể làm món chanh muối.

Cách làm như sau: Ngâm 1kg chanh vào nước muối trong 30 phút rồi rửa sạch, chần sơ chanh với nước sôi, ngâm chanh với nước lạnh pha 3 thìa phèn chua qua đêm, vớt chanh ra và xếp vào lọ, hòa nước đun sôi để nguội với 1kg muối trắng và đổ vào lọ thủy tinh, ngâm khoảng 1 tháng là dùng được. Mứt chanh không chỉ là món ăn vặt thông thường mà còn có tác dụng giảm đau họng và ho khan kéo dài. Ngoài ra mứt chanh còn cung cấp đường, vitamin và năng lượng cho cơ thể, giúp giảm tình trạng mệt mỏi do viêm họng gây ra.

Theo Bright Side
Minh Minh

nguồn trithucvn.org.

Jacques Brel - Ne Me Quitte Pas


Monday, January 30, 2023

Người Đi Qua Nhà Tôi

Một ngày như mọi ngày... Từ sáng sớm hơi sương còn lãng đãng trong không gian tĩnh lặng, một bóng người lầm lủi lê chân từng bước, từng bước khập khểnh đi ngang qua sân trước nhà tôi. Từ cửa sổ thư phòng nhìn ra ngoài, hình bóng một người đàn ông trạc tuổi lục tuần ẩn hiện sau hàng cây cảnh trước sân nhà. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, dù nắng mưa hay rét mướt, người đàn ông này vẫn xuất hiện với cây gậy trên tay chống đỡ tấm hình hài gầy guộc, tật nguyền, vẫn chiếc nón lưỡi trai che đầu mưa nắng, vẫn chiếc áo khoác xanh cũ kỷ phai màu và cái túi xách nhỏ mang vai. Thoạt đầu tôi cứ tưởng ông ta là một người vô gia cư hay một người hành khất lang thang trên con đường vô định...

Hỏi ra mới biết ông ta là một người tù cải tạo qua định cư tại Hoa Kỳ dưới dạng tị nạn chính trị sau khi vượt biên qua ngả Thái Lan. Ông đi một mình để lại vợ con ở quê nhà. Qua Mỹ ông bắt đầu làm việc kiếm sống. Nhưng không may ông bị tai nạn lao động gãy một chân nên từ đó không kiếm được việc làm. Ông sống với sự trợ cấp của chính phủ. Nơi ở của ông là một căn phòng nhỏ thuê lại của chủ nhà. Ông sống cô đơn không người thân, không bạn bè, thậm chí ông không có đến một phương tiện gì để giải trí như TV, Radio... Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày thầm lặng bên lề xã hội. Mặc dù tật nguyền ốm yếu, ông cũng tự lo lấy đời sống qua ba việc rất đỗi bình thường: đi chợ mua thức ăn nấu sẵn, tự giặt giũ quần áo và tối đến là lên giường ngủ. Vợ ông ở Sài Gòn đã đi lấy chồng và không còn liên lạc với ông nữa. Ông cũng không có đủ khả năng để bảo lãnh hai đứa con qua Mỹ, đành âm thầm sống một mình trong cô đơn giữa một xã hội văn minh vốn có sẵn nhiều phương tiện kỹ thuật tân tiến.

Đã mấy năm nay, mỗi sáng sớm tôi vẫn thấy ông đi ngang qua nhà tôi, một mình lủi thủi lê bước chân khập khểnh, tay tựa trên chiếc gậy mong manh như thân xác gầy gò, xanh xao không còn sinh lực của ông. Ông bước đi chậm rãi, luôn luôn cúi mặt xuống đất không nhìn lên trời, có lẽ ông không muốn nhìn thấy cảnh đời bon chen xuôi ngược để cho cõi lòng mình được yên bình thanh thản. Hình như chiếc mũ lưỡi trai chụp trên đầu cũng đồng tình với ông, nó che khuất tầm nhìn lên của ông. Sáng sớm ông đi và đến xế trưa ông mới trở về. Ông sống nơi phồn hoa đô hội mà cầm bằng như ở chốn lâm tuyền. Ông chỉ biết một con đường từ nhà ông đến chợ và trở về. Đôi khi mỏi mệt ông dừng chân trước sân nhà tôi để ngắm những bông hoa cây cảnh trong vườn. Ông chiêm ngưỡng thật lâu những cánh hoa màu đỏ thắm của cây lựu nở rộ vào mùa xuân. Có thể màu đỏ thắm của hoa lựu làm ông nhớ lại màu hoa phượng vĩ trước sân trường ghi dấu ấn những kỷ niệm êm đềm của thời dĩ vãng, thời học sinh thơ mộng xa xưa...

Mùa Đông năm nay ở Dallas thời tiết khá lạnh không như những năm trước đây và kéo dài rất lâu. Ban đêm hàn thử biểu xuống 25 – 28 độ F, ban ngày lên chút đỉnh đến 30 – 40 độ F. Ngồi trong xe còn phải mở máy nóng. Thế nhưng ông vẫn mặc chiếc áo mỏng với chiếc quần kaki cũ kỷ và vẫn bình thản đi đi về về bất chấp cái lạnh buốt xương. Ông phải đi để mua thức ăn hàng ngày đã nấu sẵn ở chợ; ông không biết làm bếp, và bà chủ nhà không cho ông sử dụng tủ lạnh để trữ thức ăn. Hoàn cảnh của ông thật bi đát. Cảm thông cảnh ngộ của ông, tôi đem tặng ông chiếc áo khoác bằng nĩ và một cái khăn choàng giúp ông đỡ lạnh. Ông vui vẻ nói lời cám ơn.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu chuyện xảy ra bên Trung Quốc nói về tình cảm của con người với nhau. Ngày xưa đời Tam Quốc, nơi vườn đào, ba người bạn cùng thề sống chết có nhau, đó là Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi. Khi Quan Vân Trường bị lầm kế của Lữ Mông là tướng Đông Ngô và bị giết chết, Trương Phi vì nóng nảy bị thuộc hạ là Phạm Cương, Trương Đạt đâm chết trong lúc say rượu rồi cắt đầu đem dâng cho Đông Ngô, còn Lưu Bị vì nóng lòng báo thù cho hai em, bị kế hỏa công của Lục Tốn đốt 700 dặm trại, tổn thất nặng, phải lui về Bạch Đế thành mang bệnh mà chết. Trong thơ có câu:

Nguyện thề sanh tử bạn hiền,
Lưu, Quan, Trương nợ đào viên nặng thề”.

Thế rồi tự nhiên tôi liên tưởng đến câu chuyện ngày xưa kể về hai nhân vật điển hình nói về sự giàu có và nghèo hèn: Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình vốn là con nhà giàu có, còn Dương Lễ thì xuất thân trong chốn bần hàn. Nhưng Lưu Bình đối đãi với Dương Lễ rất thân tình mật thiết, xuất tiền nuôi Dương Lễ lo trau dồi đèn sách. Đến khoa thi cả hai cùng lên đường ứng thí. Dương Lễ được chấm đậu bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt trở về. Vì ỷ mình giàu có, không chăm học hành, Bình vẫn thi rớt luôn. Bình lại có tính hào phóng, ăn tiêu phung phí tiền của không tiếc tay. Gặp khi loạn lạc, tài sản bị mất hết, quá sa sút. Lưu Bình bèn tìm đến để nhờ Dương Lễ giúp đỡ. Tuy ra làm quan Dương Lễ vẫn nhớ đến người bạn cũ, nay nghe Lưu Bình đến lấy làm mừng rỡ. Nhưng Dương Lễ vốn biết tính bạn hay chơi bời lêu lổng, chẳng chịu học hành, kịp nghĩ lại muốn tìm cách khéo léo khuyên bạn. Dương Lễ liền giả vờ lãnh đạm, tiếp rước Lưu Bình một cách lơ là. Cho lính lệ mời Lưu Bình ra ở nhà ngoài, dọn toàn là cơm hẩm với những món ăn xoàng, lại cho uống nước lã. Nghĩ tủi thân và giận người bạn vong ân bội nghĩa, Bình liền bỏ ra về. Về dọc đường Bình gặp một người đàn bà còn trẻ và đẹp hỏi han gợi chuyện. Bình bèn đem những gì buồn tủi kể hết cho nàng nghe. Nghe xong, nàng tỏ ý muốn giúp đỡ tiền bạc cho Bình ăn học. Nàng cho biết nếu Lưu Bình chịu nghe lời nàng, cố gắng trau dồi kinh sử, đạt được chữ công danh làm cho người bạn vong ân bội nghĩa Dương Lễ sáng mắt ra, chừng ấy nàng sẽ xin theo chàng suốt đời sửa túi nâng khăn. Lưu Bình đang cơn bơ vơ, nghèo túng, đành ưng chịu. Sau đó Lưu Bình ngày đêm mài miệt học hành, một phút không rời sách vở. Ít lâu sau, gặp kỳ thi, Lưu Bình liền ra ứng thí. Lưu Bình đã thi đỗ nhưng khi về nhà thì người đàn bà kia bỏ đi mất tăm dạng. Bình vô cùng đau đớn vì yên chí thi đỗ sẽ làm vừa ý người đẹp và có dịp rửa được mối hờn xưa. Trong dịp này, Dương Lễ vội cho người mang lễ vật đến chúc mừng và khẩn khoản mời Lưu Bình đến chơi. Ban đầu Lưu Bình định từ chối không nhận lễ mừng và quyết không bao giờ bước chân đến dinh của Dương Lễ nữa. Nhưng Lưu Bình lại muốn xem Dương Lễ còn giở trò gì nên cũng gắng gượng đến thăm Dương Lễ. Lưu Bình nghĩ thầm sẽ tìm ra những lời cay cú nặng nề mắng vào mặt tên phản bạn kia mới hả tức ngày trước. Khi Lưu Bình đến, Dương Lễ đã vui mừng ra tiếp rước một cách nồng hậu rồi lại cho người thiếp ra chào Lưu Bình. Bấy giờ Lưu Bình mới tỉnh ngộ: Thì ra người đàn bà đẹp đến giúp Lưu Bình tiền bạc và dùng lời lẽ khuyến khích Lưu Bình ăn học bấy lâu nay chính là nàng Châu Long, hầu thiếp của Dương Lễ. Thế là tình bạn tâm giao càng thêm mật thiết. Về sau, để nói về tình bạn gắn bó người ta thường dùng truyện Lưu Bình Dương Lễ để dẫn giải. Có câu:

Dù cho vật đổi sao dời,
Lưu Bình Dương Lễ đời đời thâm giao.

Mùa Đông rồi cũng qua đi qua đi, mùa Xuân lại đến. Những cây cảnh trước nhà tôi đã cùng với tiết Xuân đâm hoa nở nhụy. Cây lựu đã nở rộ những chùm hoa đỏ rực tươi thắm như mời gọi khách qua đường dừng chân chiêm ngưỡng. Nhưng mùa Xuân năm nay, từ cửa sổ thư phòng nhìn ra vườn, tôi không còn thấy bóng dáng người đàn ông đi ngang qua nhà tôi nữa.

Lê Quang Sinh
Mùa Xuân Năm Ấy

Hình tác giả cung cấp.

Sau vài lần vượt biên thất bại, ông anh thứ năm của tôi đến được Songkhla, Thailand. Trong lá thư gửi về, anh kể chuyến tàu của anh trải qua bao biến cố hãi hùng, cướp bóc, hải tặc, và cuối lá thư, anh nhấn mạnh, một câu mà viết cả chục lần: “Đàn bà con gái đừng bao giờ vượt biên”. Ý của anh là nhắn nhủ tôi đấy, vì chuyến đó tôi đòi đi theo nhưng ba tôi không cho vì lo cho tôi hiểm nguy nơi biển cả.

Lên cấp ba, ước mộng vượt biên trong tôi cũng nguôi ngoai, khi trong xóm có vài gia đình cho con cháu ra khơi, đi không đến nơi mà về cũng chẳng tới chốn, tội nghiệp họ, niềm hy vọng ngày càng mong manh, đợi chờ trong mỏi mòn thật đáng sợ.

Lúc ấy, cũng có phong phanh các mối đi theo tàu viễn dương, bằng tàu sắt bự, khỏi lo tàu chìm không sợ hải tặc. Một chị quen với gia đình tôi đến rủ rê tôi đi. Đại khái, tàu sẽ đậu ở Cảng Sài Gòn, chờ khi thuận tiện sẽ đưa mình trốn dưới hầm, sau khi hải quan kiểm tra xem xét, tàu nhổ neo là an toàn thoát nạn, chỉ việc lên boong tàu ngắm biển uống bia với các anh thuỷ thủ, rồi khi gần đến MãLai (hoặc Thailand, Indonesia, Philippines) họ thả mình xuống với cái phao vào bờ. Vì tàu viễn dương chuyên buôn lậu hàng hoá nên mỗi chuyến chỉ nhận vài người, với giá đắt gấp mấy lần so với đi vượt biên “kiểu ra biển bình thường bằng ghe”.

Chị em tôi nghe xong, thấy có điều không ổn. Trước tiên phải nằm dưới hầm chứa hàng của tàu, có khi phải nằm vật vờ cả 1-2 tuần, cũng nguy hiểm chớ chẳng đùa. Rồi sau đó nếu vượt qua cửa ải hải quan, lên boong “ngắm biển với các thuỷ thủ”, có thiệt không đó, liệu mấy ảnh uống bia xong có… tha cho mình không nà?! Cuối cùng là thả mình xuống biển với cái phao, dù là gần bờ, nhưng cũng sợ lắm. Còn nữa, một thân một mình, (vì họ thả mỗi người một nơi khác nhau) vào bờ biển xứ lạ biết ăn nói làm sao, chưa kể gặp kẻ xấu. Tôi thà đi theo cả nhóm đông người vượt biên trên tàu gỗ, rồi cùng san sẻ mọi may rủi sống chết có nhau vẫn hơn chứ.

Khi tôi đã an tâm chờ giấy tờ bảo lãnh ODP thì giữa năm học lớp 12, thằng em họ, con ông chú ruột mang đến cho tôi một “thương vụ” bất ngờ. Vũ, vai em nhưng lớn hơn tôi một tuổi, hai chị em ngang ngửa tuổi chơi thân với nhau.

- Chị nè, em có thằng bạn lai Mỹ rất thân từ nhỏ vì chung xóm chung trường, em sẽ giới thiệu chị làm kết hôn giả với nó, xuất cảnh bằng máy bay. Nói trước cho chị đỡ bị "sốc", nó lai Mỹ đen... thui đấy. Chịu không?.

Tôi mừng húm nhưng cũng đắn đo:
- Mỹ đen trắng gì cũng được, chỉ là kết hôn trên giấy tờ thôi mà. Nó là người thế nào, con cái nhà ai, nếu là dân lông bông thì có cho thêm vàng chị cũng không dám dính vào đâu.

- Chị khỏi lo nhe, học xong cấp Hai nó nghỉ học đi làm xí nghiệp phụ giúp kinh tế gia đình. Thằng Bê là đứa bạn hiền lành, là đứa con ngoan dễ thương nhất mà em từng gặp trên cõi đời này. Bê sống với cha mẹ nuôi từ lúc mới được sinh ra. Hai ông bà nhân hậu thương yêu Bê hết lòng.

- Vậy thì em gặp Bê và ba má Bê nói chuyện hồ sơ, giá cả thế nào nha. Thời buổi này con lai cao giá lắm, bao người ngắm nghé, sẵn sàng chi nhiều tiền, không biết chị có cơ may... trúng tuyển không?

Vũ lạc quan:
- Bê thân với em, ba má Bê quen với má em, bảo đảm vụ này sẽ thành công.

Tôi kể với gia đình, cả nhà rất mừng và đồng ý "phương án" này, hy vọng tôi sẽ thoả được ước mơ mà khỏi phải gian nan trên biển cả.

Dù đã biết trước Bê lai Mỹ đen mà lần đầu tiên Bê đến nhà, tôi vẫn ngỡ ngàng, mấy đứa trẻ con hàng xóm kéo nhau theo chân Bê đứng thập thò trước cửa nhà tôi, chúng nhìn Bê như nhìn một “vật thể lạ” từ hành tinh khác. Mái tóc của Bê quăn tít và to xù, tròn xoe trên đầu, làn da đen bóng loáng, nhưng bù lại đôi mắt Bê đẹp và hiền lành, thêm nụ cười rất dễ mến.

Hôm ấy là ngày 23 đưa ông Táo về trời, tôi mời Bê và Vũ ở lại dùng cơm. Suốt bữa ăn, chúng tôi nói chuyện vui vẻ và tôi cảm thấy mến Bê. Bê không giống như một vài con lai khác mà tôi đã gặp. Là một người hiền lành, chân thật, có lẽ Bê được giáo dục bởi gia đình cha mẹ nuôi. Sau bữa cơm, tôi mang dĩa kẹo thèo lèo từ bàn cúng ông Táo ra nhâm nhi với trà sen, sau đó, ba đứa rủ nhau ra Ngã Tư Xóm Mới ăn chè, ngắm nhìn thiên hạ đi mua sắm Tết. Chỉ hơn nhau một vài tuổi nên chúng tôi rất thoải mái cười đùa rôm rả. Trời chiều tối thật đẹp, Vũ đề nghị ba đứa chạy xe vòng ra Xa Lộ Đại Hàn đón gió đêm cuối năm mát rượi.

Trước khi chia tay về nhà, Bê nói đã bàn bạc với ba má chuyện cùng tôi làm hồ sơ xuất cảnh, chờ qua Tết sẽ tiến hành như thỏa thuận.

Chiều ngày 30 Tết, Bê lại đến nhà tôi. Tôi ra mở cổng, gặp ngay lũ trẻ con bám theo Bê, lần này chúng quen với Bê lắm, cười nói, hỏi han và sờ mó Bê rất tự nhiên, thân thiện. Mấy bà hàng xóm lại có dịp xôn xao, bỗng dưng có một chàng Mỹ lai da đen, “bạn” của cô Loan, xuất hiện trong hẻm nhỏ xíu này, họ không xúm vào bàn tán, thêm mắm thêm muối cho thêm phần hấp dẫn gay cấn thì tôi đi bằng đầu! Thây kệ, ai nghĩ gì thì nghĩ, tôi sẵn sàng... đạp trên dư luận vì “giấc mơ Mỹ Quốc” của tôi.

Bê “điệu nghệ” mang theo hộp mứt và hộp trà đáp lễ, vì hôm qua khi gia đình tôi nấu xong nồi bánh chưng, tôi đã mang đến biếu gia đình Bê một cặp bánh kèm theo bịch lạp xưởng.

Tôi và Bê ngồi ăn mứt uống trà mà nghe cả tiếng đám con nít chộn rộn chen lấn nhau ngoài cổng, giành giựt chỗ đứng nhìn vào nhà như đang... xem phim, bà chị của tôi phải ra dàn xếp đám nhóc tì vì sợ Bê buồn. Nhưng Bê chỉ có chút mắc cỡ khi nói chuyện với tôi, cười hiền hòa chứ không ngại ngùng vì đám đông ngoài kia.

Khi tiễn Bê ra về, thì hỡi ơi, ngoài cổng không chỉ có đám con nít mà mấy bà mấy chị bán quà vặt quanh hẻm có mặt đầy đủ. Họ nhìn Bê và tôi với ánh mắt tò mò vui vẻ, rồi họ rộn ràng nối đuôi nhau tiễn Bê dắt chiếc xe đạp ra tận đầu ngõ.

Ngày Mồng Ba Tết, như đã hẹn trước, gia đình tôi làm bữa cơm mời gia đình Bê đến để bắt đầu chuyện làm hồ sơ. Tôi hồi hộp như... cô dâu chờ mong nhà trai đến rước. Mấy “bà Tám” trong xóm cứ việc dòm ngó đoán già đoán non đi nhé, một ngày không xa tôi bay đi Mỹ tha hồ mà ghen tị. "Ông mai" Vũ cũng đã đến nhà tôi chờ gia đình Bê. Tôi vui mừng ra đón, chỉ có ba má Bê, tôi hỏi:

- Ủa, Bê không đến hả hai bác?

- Nó …bận... công chuyện đột xuất!

Tôi và Vũ đều ngơ ngác, Bê bận chuyện gì nhỉ? Vào bàn tiệc, ba tôi vừa dứt lời chào thì má Bê lên tiếng trước:

- Chúng tôi có chuyện cần thưa với gia đình.

Giọng điệu nghiêm nghị, quan trọng làm cả nhà tôi lo lắng. Ba tôi nói:
- Có gì khúc mắc thì anh chị cứ nói.

- Dạ, chúng tôi không muốn tiếp tục chuyện làm giấy tờ hôn thú giả nữa.

Tôi giật mình hụt hẫng và thất vọng. Thì ra thế, nên Bê không thèm đến dù đã hứa hẹn chắc như đinh đóng cột. Tôi nói nhỏ với Vũ:

- Miếng ăn đưa lên tới miệng còn làm rơi đấy nhé, thế mà bảo đảm thành công.

Vũ bối rối:
- Em không hiểu tại sao Bê đổi ý nhanh quá.

Ba tôi hơi bất ngờ, nhưng rồi khoát tay:
- Tưởng gì, gia đình anh chị là chỗ thân quen với gia đình Vũ cháu tôi, coi như bữa nay chúng ta gặp gỡ, vui ngày mồng 3Tết, không sao cả.

Ba má Bê nhìn nhau đẩy qua đẩy lại, cuối cùng Ba của Bê e dè nói:
- Dạ thưa, không phải thế, sự thực là … là…thằng Bê nó muốn … làm hôn thú thật với cháu Loan, làm đám cưới thật rồi cùng nhau đi Mỹ, không biết ý cháu đây thế nào?

Nghe tới đây, cả nhà tôi im re vì quá bất ngờ. Vũ nhìn tôi, tôi nhìn Vũ, rồi Vũ ghé tai tôi trêu chọc:

- Bữa chiều Ba Mươi thằng Bê đến nhà, chị đãi nó món gì?

- Thì cũng nước trà và mấy món mứt dừa mứt bí.

- Vậy chị có… bỏ bùa yêu không đó, em phải gặp Bê để hỏi cho rõ, mới gặp vài lần mà yêu là sao, coi chừng sau này... ân hận không kịp!

Tôi nhăn nhó:
- Giờ này mà còn đùa được nữa hở!?

Cũng may, ba tôi mau mắn cứu nguy cho tôi:
- Chuyện này không có trong dự định đôi bên, thôi anh chị cho cháu vài ngày suy nghĩ rồi sẽ báo cho bên đó biết.

Tôi chỉ vừa 18 tuổi đầu, chưa hề biết yêu đương, còn ham vui với sách vở bạn bè, dẫu trong trường trong lớp, tôi có mến chàng nào đó học giỏi, chàng nào đó cũng thích con bé răng khểnh “nhìn hay hay”, nhưng chỉ dừng lại ở đó, và mau chóng quên lãng theo các kỳ thi cuối năm. Cũng có vài anh hàng xóm để ý cô em láng giềng là tôi nhưng tôi chưa thật sự yêu ai, chưa có một mối tình nào như tôi hằng mơ ước, nên thơ lãng mạn, tìm hiểu, hẹn hò rồi đi đến hôn nhân, chớ không thể nhảy giai đoạn như gia đình Bê đề nghị.

Sau khi nhận câu trả lời từ phía gia đình tôi, Bê tránh gặp mặt Vũ, mấy lần Vũ đến nhà đều bị Bê từ chối gặp, Vũ nhờ ba má Bê năn nỉ cỡ nào cũng không có kết quả. Vũ vẫn không bỏ cuộc, rủ tôi đi cùng:

- Tại chị mới ra nông nỗi này, chị phải đi theo em, đành phải dùng... "mỹ nhân kế" vậy!

Cứ như tôi là kẻ có tội, nên phải đền tội, mà tôi thấy mình cũng ... có tội, dù chẳng biết tội gì, bèn líu ríu đi theo Vũ. Cứ ngỡ rằng giống như trong bài hát “nếu có lần Loan gõ cửa đến thăm” thì Bê sẽ động lòng mở cửa, nào ngờ đâu, tôi và Vũ còn bị “hành hạ” đứng lâu hơn giữa trời trưa nắng chang chang, rồi hai chị em tự giác ra về, (người gì mà giận hờn lâu dữ hổng biết!?).

Vài tháng sau gia đình Bê lặng lẽ xuất cảnh, không báo cho Vũ và cả tôi lại càng không được cho biết (đương nhiên rồi).

Mấy đứa nhóc tì trong xóm hỏi tôi:
- Chị ơi, anh Mỹ đen tóc xù đâu rồi?

- Chị ơi, tụi em khoái anh Maradona hàm răng trắng bóc của chị lắm đó!

Có bà hàng xóm còn nửa đùa nửa thật, mỉa mai “móc lò” tôi nữa chớ:
- Tui tưởng cô Loan bay qua tới Mỹ rồi, sao vẫn còn ở đây vậy cà?

Kể từ khi Vũ giới thiệu “hợp đồng” với Bê, tôi đã rất “sang chảnh”, đối xử với chòm xóm ... tử tế hơn thường lệ, từ ông già bà cả, các chị sồn sồn, cho đến đám trẻ con hỉ mũi chưa sạch, để “ban bố” ân huệ hầu lưu lại trong tâm trí họ niềm luyến tiếc khi tôi âm thầm “biến mất” khỏi xóm. Tôi sung sướng tưởng tượng phút giây mọi người lé mắt bu lại xem hình tôi từ Mỹ gửi về, và tôi còn dự định gửi ké thùng quà của ông anh mấy hộp nho khô đãi cả xóm nữa cơ! Đúng là “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, và ông bà mình nói chẳng sai tẹo nào, “thấy 30 chưa phải là Tết”.

Vũ thì bứt rứt, quay qua đay nghiến tôi:
- Lỗi tại em, lỗi tại em! Đang yên đang lành, giới thiệu chị làm chi, giờ mất luôn thằng bạn hiền!

- Lỗi tại chị, lỗi tại chị mọi đàng em ơi. Chị biết làm gì hơn ngoài việc xin lỗi em, chị có muốn kết cục như vậy đâu chớ!

Tôi chỉ buồn chứ không giận, vì Bê có lòng tự trọng, đàng hoàng. Nếu Bê cứ để tôi làm giấy tờ rồi qua trại chuyển tiếp ở Philippines “cưỡng ép” tôi, vì trên giấy tờ chúng tôi là “vợ chồng”, nhưng Bê đã làm theo con tim, không muốn đưa tôi vào chuyện đã rồi, hoặc van xin tình yêu miễn cưỡng. Tôi cũng mong Bê hiểu cho tôi, không vì tấm vé đi Mỹ mà giả dối đồng ý kết hôn rồi sau này kiếm cớ chia tay như nhiều trường hợp đã xảy ra.

Đã bao nhiêu năm trôi qua, tôi ở Canada, Vũ ở Arlington, Texas, mỗi khi chị em gặp nhau lại nhắc về Bê, về những ngày xưa của một thời tuổi trẻ, với niềm tiếc nuối là đến nay vẫn chưa tìm được Bê ở nơi đâu trong 50 tiểu bang của Mỹ Quốc này?

Mỗi mùa Xuân về Tết đến, Bê có bao giờ nhớ về một mùa xuân xa lắc xa lơ thuở ấy, có tôi, trong một “thương vụ” ngắn ngủi nhưng đã khiến trái tim Bê rung động lần đầu trong đời!?

Riêng tôi vẫn thì thầm câu hát ...“ Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa...”

Là mùa Xuân tuổi Mười Tám, mùa Xuân tôi được quen biết Bê và bâng khuâng cảm động tình yêu "sét đánh" của Bê dành cho tôi.

Mong rằng dù mộng không thành cho cả hai, vì lúc ấy mỗi người một giấc mộng khác nhau, nhưng kỷ niệm mùa Xuân năm đó còn đẹp mãi. Tôi cũng tin rằng Bê là người chăm chỉ, tốt bụng, chắc chắn đang có cuộc sống bình an, hạnh phúc, và sẽ có một ngày như tôi và Vũ thường mơ ước:

Bê ơi trái đất vẫn tròn,
Chúng mình... ba đứa sẽ còn gặp nhau!

Edmonton Xuân Quý Mão 2023
Kim Loan

Sunday, January 29, 2023

Nơi tôi về -- Phần 2

Tiểu chủng viện thừa sai Kontum, vẻ hài hòa của lối kiến trúc Pháp và nhà Rông cao nguyên, hiện là nơi du khách đến thăm nhiều nhất. Khởi công năm 1935. Hoàn thành năm 1938. Tòa nhà được dựng lên bằng gỗ Chít, cộng với đất và rơm. Mối mọt không ăn được.

Bốn người chúng tôi ở lại Kontum và Pleiku một thời gian khá dài, không khí miền cao nguyên dầu sao cũng trong lành và mát mẻ hơn ở Sài Gòn. Chúng tôi đi thăm lại những nơi trong thời niên thiếu đã đi qua, viếng đền Đức Mẹ Măng Đen phía Bắc Kontum với bức tượng Mẹ bị cụt cả hai bàn tay do chiến tranh. Chúng tôi trở về mái trường xưa, chủng viện thừa sai Kontum và ở lại nơi này 4 ngày, nhìn lại ngôi nhà nguyện nhỏ bé, từng lớp học thân thương, căn phòng ngủ ngày xưa chúng tôi trùm mền, lén thày giám thị, lấy đậu phộng và khoai lang deo ra ăn. Nhìn lại chốn xưa mà lòng dâng lên biết bao cảm xúc buồn vui thời học trò.

Pleiku bây giờ không còn là thành phố sương mù, không thể nào hình dung ra một thành phố “đi dăm phút trở về chốn cũ”. Em Pleiku giờ đã hết “má đỏ môi hồng” vì xe cộ chật kín, phun khói đầy trời; nữ sinh không còn e ấp tà áo dài trắng ngày xưa bước chân sáo tung tăng đến trường. Ngôi nhà thờ “Quân Đội” to lớn trang nghiêm ngày xưa, giờ tràn ngập những thiếu niên khăn quàng đỏ, cứ mỗi chiều tối, họp nhau hô to khẩu hiệu vang trời. Chính quyền chiếm lấy nơi thờ phượng làm cung văn hóa thiếu nhi tỉnh Gia Lai.

Người ở đâu về đông quá. Phố xá chen chúc, xe cộ tấp nập. Người ngoài Bắc di cư vào Nam ào ạt với lượng người còn đông hơn dân Bắc đi tàu há mồm vào Nam năm 1954; lạ một điều là không có di dân theo chiều ngược lại từ Nam ra Bắc, nơi khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản được rêu rao là cái nôi giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân và cũng là nơi đem lại tự do hạnh phúc đầu tiên cho miền Bắc.

Một buổi tối, chúng tôi dạo phố thăm Chợ Mới, ngôi chợ lớn nhất của Pleiku. Tôi muốn nhìn lại nơi chốn mà năm 1988 tôi đã từng ăn, ngủ hằng đêm, chờ xe cá ở Quy Nhơn lên để khuân vác và cân cá thuê cho chủ vựa. Cố tìm kiếm mà cũng không thể nào nhận ra đâu là cái sạp cá ngày xưa mình từng ở. Đứng thẫn thờ, ngó quanh. Những thước phim dĩ vãng quay về.

Ngày đó, vợ chồng ông bà chủ vựa cá nhận cho tôi giúp việc và cho tôi ngủ lại trong một cái sạp bằng gỗ khoảng 10 mét vuông, cửa và vách là những miếng ván dài được ghép vào với nhau trượt trong những cái khe, dựng đứng lên. Ông bà chủ đã gởi gắm tôi cho ông nhân viên an ninh đi tuần chợ ban đêm nên tôi không lo bị công an hốt về đồn. Đêm về, những cơn gió lạnh miền cao nguyên xuyên qua khe hở, thổi se sắt qua vách ván, tôi nằm co ro bên trong, điếu thuốc cháy đỏ trên môi, ngẫm nghĩ sự đời dâu biển mà thương cho số phận hẩm hiu của mình.

Đêm nào cũng vậy, khoảng 2 hay 3 giờ sáng, bạn hàng từ Quy Nhơn lên, đập rầm rầm vào vách ván kêu tôi thức dậy cân cá. Trời rét căm căm, tôi miễn cưỡng chui ra khỏi tấm mền ấm áp. Chiếc áo len lúc nào cũng trên người, kể cả lúc đi ngủ, tôi chỉ cần xỏ chân vào đôi dày bốt cao cổ, găng tay cao su màu vàng, và cái áo mưa khoác lên người, vội vàng lao ra chiếc xe ba-lua (poids-lourd) để vác những cần xé cá trên vai chạy thật nhanh về sạp cá, trong khi nước đá tan chảy, nhỏ ròng ròng trên cổ, trên vai, ướt hết bên ngoài áo mưa.

Cần xé cá ướp đá càng làm tăng cái lạnh nửa đêm về sáng của Pleiku, tôi cố tập quen dần tuy răng vẫn đánh bò cạp, hai hàm răng lập cập va vào nhau nghe lách cách. Cái khổ nhất của nghề cân cá không phải là dậy sớm, lạnh run, khuân vác cực khổ mà là những cái gai ngạnh cá đâm vào đầu ngón tay. Những ngón tay tê cóng khi bới đá bào ra để bốc cá chuyển qua cần xé của mình, dù cẩn thận đến thế nào, những gai ngạnh của cá cũng xóc vào đầu ngón tay nhức tới óc. Không lúc nào tôi thấm thía hai chữ “tê tái” như lúc đó. Ngón tay đau buốt “tê” cóng, mặt “tái” nhợt đi vì lạnh.

Dưới ánh đèn lù mù của bóng đèn điện, tôi và anh phu khuân vác bên bà chủ xe cá, xỏ cái đòn vào cái móc cân, cả hai nhấc cần xé cá lên cân để bà chủ kéo trái cân. Bà chủ cá và tôi cùng ghi chép vô cuốn sổ riêng của mình số lượng và trọng lượng của mỗi cần xé, để khi xong sẽ so sánh với nhau. Chúng tôi phải làm thật nhanh, không được nghỉ ngơi vì bà chủ xe cá còn phải giao cho các vựa cá khác.

Tiếng kêu của bạn kéo tôi trở về thực tại. Chúng tôi đi ra khỏi Chợ Mới đến ngã tư khu phố lớn Hoàng Diệu và Võ Tánh, ngày nay họ đặt tên mới là Hùng Vương và Hoàng Văn Thụ. Nhà tôi nằm gần ngã tư này, đối diện kho gạo Trần Tỷ là kho gạo lớn nhất miền cao nguyên ngày đó. Tôi cố hình dung ra ngôi nhà ngày xưa của mình ở đâu, phải mất nhiều lần đi qua lại, tôi mới nhận ra vì người chủ mới đã xây nó lên thành nhà lầu ba tầng. Một nỗi buồn sâu đậm len vào hồn khiến tôi thẫn thờ mất một lúc.

Chúng tôi ở lại Pleiku thêm hai ngày rồi thuê một tài xế và một chiếc xe Toyota Innova 7 chỗ, tiếp tục hành trình trên quốc lộ 19, sẵn ghé thăm hai người bạn học ngày xưa. N. K. An làm nghề xay lúa gạo và Bok N. Đ.Trường, hiện là linh mục quản nhiệm giáo xứ Ayunpa ở Phú Bổn.

Thị trấn Phú Bổn ngày xưa được nhiều người biết đến trong cuộc di tản ngày 14 tháng 3 năm 1975 từ quân đoàn II. Đoàn người di tản từ Pleiku trên quốc lộ 19 hướng về Nha Trang, đến đoạn Phú Bổn thì không đi được nữa vì quân lính cộng sản miền Bắc chặn ngang. Cả đoàn mấy chục ngàn người dân vô tội, đói ăn, mệt mỏi, lê thê lếch thếch, phải dừng lại giữa đường, cuối cùng phải cắt rừng mà đi qua con tử lộ 7B oan nghiệt, xác chết chồng lên nhau do quân lính phía Bắc bắn giết bừa bãi thường dân và cũng do chết đói, chết khát. Khi ấy, tôi chỉ là một thiếu niên di tản trong đoàn người Exodus khốn khổ đó. Những điều tôi đã trải qua và trông thấy trên đoạn đường này 47 năm trước, vẫn còn hằn lại trong tâm khảm tôi nỗi ám ảnh cho đến hết cuộc đời mình.

Con đường đi Phú Bổn vẫn còn xấu, nhiều đoạn đầy ổ gà, ổ voi, có đoạn đang sửa chữa nhưng không hề có bảng cảnh báo nguy hiểm. Anh tài xế cho hay nhiều người dân chạy xe máy ban đêm đã lọt hố chết trên đoạn đường này mà chẳng ai chịu trách nhiệm. Mấy nhà thầu thích đào đường lên rồi bỏ đó như một kiểu ăn vạ, mặc cho dân than phiền cho đến khi chính quyền địa phương chịu không nổi vì dân chửi, phải kêu nhà thầu tới sửa chữa thì họ mới có tiền.

Bây giờ trong nước lạ lắm, món ăn gì cũng đều được tôn lên hàng “đặc sản”, nghe rất kêu nhưng thật ra chẳng có gì là đặc biệt. Bok Trường hỏi chúng tôi có muốn thử món “bò một nắng” chấm với “muối kiến vàng” mà dân ở đây gọi là đặc sản của Phú Bổn. Nghe nói thịt bò, thịt heo sống mà phơi một nắng, nướng lên chấm với muối kiến vàng; chúng tôi không ai dám ăn, nhưng chúng tôi vẫn liều nếm thử đặc sản muối kiến vàng vì tự biết bụng dạ mình không quen, lỡ giữa chiến trường “thọ tiễn” của Tào Tháo, bị ngài rượt sát đít thì biết chạy đi đâu.

Việt Nam bây giờ tràn lan hàng giả, son phấn dầu thơm giả, que thử covid-test giả, thậm chí cơm chúng ta đang ăn cũng giả; một hôm chúng tôi đưa mắt dõi theo một bóng hồng nhún nhẩy đi qua với những đường cong tuyệt mỹ đong đưa lên xuống, tôi chợt khám phá ra một “bộ phận” không ít phụ nữ trong nước bây giờ cũng xài đồ giả … nói theo văn chương trong nước, đây chỉ là có tính cách “cục bộ”, nghĩa là chỉ có “một bộ phận” ngườì đàn bà vẫn thích xài hàng giả thôi. May mắn thay, tôi cũng được an ủi khi biết rằng đồ giả vẫn có thể là “đồ tốt” và rất có ích cho con người khi nhìn bác tài xế tháo hàm răng giả ra cọ rửa sau bữa ăn, vừa đánh răng vừa huýt sáo véo von, thế mới tài!

Muối kiến vàng. Góc trái phía trên, thấy rõ đầu con kiến Vống trên cây Xoài. Loại muối này dùng để chấm với thịt bò/heo phơi một nắng. Đặc sản của Phú Bổn.

Khi bàn về kinh tế của một đất nước, người ta thường trích dẫn cuộc sống người dân, công ăn, việc làm, nhà cửa, và phương tiện công cộng người dân có thể sử dụng hằng ngày. Cái đập vào mắt chúng tôi nhiều nhất là nhà cửa, phố xá mà trong nước gọi là bất động sản. Trong nước hiện nay có hai thế lực bất động sản mạnh nhất được bảo kê bởi nhà nước là Sun Group của ông Lê Viết Lam và Vin Group của ông Phạm Nhật Vượng. Cả hai ông nhà giàu mới nổi này đều người ngoài Bắc từng đi lao động hợp tác, sống và làm ăn ở Ukraine trở về. Họ ngầm đồng ý chia nhau mỗi người hùng cứ một phương, không dẵm chân lên nhau.

Ai đã từng về Việt Nam mà không biết hay không từng đi chơi khu công viên (theme park) Bà Nà Hills ở thành phố Đà Nẵng của tập đoàn Sun Group, hệ thống cáp treo, các địa điểm vui chơi ở đây, tất cả đều do họ xây dựng lên nhái theo phong cách Châu Âu. Đa số khách đến thăm Bà nà Hills là người châu Á từ các nước láng giềng của Việt Nam và người Việt trong nước, họ thích thú ngắm nhìn những tòa lâu đài “made-in-Vietnam” rẻ tiền, vì du lịch tại chỗ tốn ít tiền hơn nhiều so với đi ra nước ngoài.

Từ Phú Quốc cho đến Quảng Ninh, ngoài Bắc và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước, nhiều dãy nhà trải dài cả 2,3 cây số, được xây cất rất đẹp, theo phong cách Châu Âu, 3, 4 tầng lầu ngay trên những đường phố chính được trải nhựa mới tinh, mà chẳng thấy có người ở hay chứng tỏ đã có người mua. Mỗi căn được rao bán từ 20 tỷ cho đến 40 tỷ đồng Việt Nam ($800,000 - $1,6 millions). Khu The Grand World ở Phú Quốc thuộc tập đoàn Vin Group, rộng 85 mẫu đất, toàn những căn nhà nguy nga với giá 40 tỷ đồng một căn. Nếu chụp hình đưa lên mạng, nói đây là một thành phố châu Âu, ai cũng phải tin.

Ngoại trừ con đường chính trong The Grand World là có người ở và tấp nập người qua lại, phía trong, dân cư rất thưa thớt, lèo tèo vài nhà có người đang sống thì có đèn điện, các nhà khác tối om, không ai ở. Họ chỉ cho phép xe điện là phương tiện di chuyển duy nhất trong đây. Một cái hồ nhân tạo khá lớn ở khu trung tâm, điện sáng trưng, bao quanh là nhà dân và cũng là tiệm buôn bán và nhà hàng, vài đêm một tuần, có màn trình diễn một “show” 45 phút gọi là The Color of Venice để phô trương cái phồn hoa giả tạo.

Đây là màn múa của các vũ công Việt Nam, được sự hỗ trợ của ánh sáng, âm thanh, và các vòi phun nước giống như ở sòng bài Las Vegas. Tôi thất vọng vì họ nhảy múa quá dở, vũ công ăn mặc theo kiểu phương Tây, nhưng trình diễn rất vụng về. Ánh sáng không nhịp nhàng với vũ điệu, âm thanh quá ồn ào. Tôi chỉ cầu mong cho nó kết thúc sớm để tôi khỏi bị tra tấn cái lỗ tai. Tôi tự hỏi ai là người dám bỏ ra 1 triệu 6 đô la ($1.6 millions) chỉ để sống trong khu “sang trọng” không có 1 chút gì Việt Nam, và để mỗi đêm bị tra tấn bởi âm thanh nhức óc như thế này.

Tôi cho rằng những cán bộ điều hành nhà nước và các kỹ sư xây dựng đô thị người Việt Nam hiện nay đều tốt nghiệp từ những trường đại học “KINH-THẾ” ở trong nước mới có thể nghĩ ra kiểu làm kinh tế như vậy. Tôi chắc họ đi theo mô hình của công ty địa ốc vừa sập tiêm Evergrande bên nước Tàu. Quan chức bắt tay với tài phiệt thân hữu, xoay đất ruộng rẻ mạt, thành đất vàng đô thị, để các tập đoàn “mafia” này xây nhà bán theo phương châm “có làm mới có ăn”. Quan chức có thực hiện công trình thì mới có lại quả, được chia phần trăm.

Cách điều hành đất nước và làm kinh tế của Việt Nam hiện nay đều bắt chước theo cách quản lý của nước đàn anh Tàu. Trung ương ra nghị quyết, chỉ thị, địa phương phải thi hành sao cho đạt chỉ tiêu là tệ nhất, còn thường là vượt chỉ tiêu theo phép thần thông biến hóa của từng viên bí thư địa phương.

Hiện nay, Tàu là nước có hệ thống xe lửa tốc hành (Bullet- trains) lớn và dài nhất, các khu đô thị, thương xá cũng to lớn và đẹp nhất thế giới mà không ai biết là số nợ xấu mượn nhà bank đã vượt quá mức cho phép nên Trung Cộng chịu không nổi, phải dừng lại chương trình con đường Tơ Lụa từ Á sang Âu. Ai từng đi du lịch Trung cộng đều biết có những khu đô thị ma không có người ở.

Một ví dụ điển hình là đoạn đường sắt Metro Hà Nội, tuyến đường Cát Linh – Hà Đông, được xây dựng bởi nhà thầu Trung cộng, dài 13.1 Km, gồm 12 trạm, tốc độ tối đa 80 Km/giờ. Chi phí hoàn thành cao gấp 3,4 lần dự tính, có thể nói mắc nhất trên thế giới, theo Báo Điện Tử đảng cộng sản Việt Nam đưa tin. Họ dự đoán khoảng 4.9 triệu khách trong một tháng, nhưng chỉ chưa đến 800.000 khách xử dụng tàu điện vì tò mò. Dân Việt Nam chỉ thích đi xe gắn máy riêng chứ không thích metro vì bất tiện.

Chúng tôi đến tận nơi và leo lên đi thử. Con tàu rất tầm thường không có gì đặc biệt, hành khách thưa thớt nhưng vẫn phải hoạt động dù bị lỗ nặng nề, lại một kiểu cách có làm mới có ăn, cha ông mình vẫn dạy như thế. Tôi hỏi một cặp vợ chồng trẻ đi với đứa con trai, lý do gì anh thích đi tàu điện này. Anh cho biết đứa con trai mê đi tàu điện có máy lạnh mát mẻ mà lại vui được gặp bạn bè, thay vì ở nhà chật chội và nóng nực, giá tàu lại rẻ mạt.

Sau đó, cậu hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đến Phở Thìn nổi tiếng ở phố Cổ Hà Nội. Cậu khoe đây là một trong hai tiệm phở nổi tiếng nhất ở đây, tiệm kia là Phở Lý Quốc Sư. Đây là 1 tiệm phở tồi tàn nằm ngay trong con hẻm chật chội, họ dẫn chúng tôi ngồi vào một cái bàn có mấy cái ghế gỗ nhỏ xíu. Sau khi gọi món phở, tôi đứng dậy kiếm nhà vệ sinh. Họ chỉ sâu vô phía trong hẻm cách đó chừng 10 thước. Vừa bước vào một cái vách ngăn không có cửa là một cảnh tượng tôi không thể nào quên. Phải diễn tả là một bàn cầu ngập ngụa phân và mùi xú uế xông lên ngạt thở. Tôi quay ngoắt ra ngay lập tức, ráng nhịn, trở lại nhìn tô phở, tôi không thể nào ăn nổi vì hình ảnh vừa nhìn thấy. Ôi thủ đô ngàn năm văn vật của Việt Nam.

Dọc đường đi miền Trung, chúng tôi đáp tàu lửa toa giường nằm vì nó chạy dọc theo bờ biển ra tới Hội an, Đà Nẵng. Tuy chậm nhưng chúng tôi có thể ngắm phong cảnh và quan sát đời sống người dân rõ ràng hơn. Đa số những làng mạc và thị trấn đi qua, nhà cửa bình thường, chỉ lác đác vài căn nhà lầu vươn lên cao coi rất lạc điệu, nhưng mấy cái cổng chào thì được xây to lớn không cần thiết, người trong nước gọi là “hoành tráng”. Trên cổng chào lúc nào cũng có hàng chữ đỏ to tướng “độc lập-tự do-hạnh phúc” mà tính tôi lại thật thà như đếm nên diễn dịch ra là độc lập trừ (-) tự do và trừ (-) hạnh phúc vì trước các chữ tự do và hạnh phúc có hai cái dấu trừ (-) lừng lững trước mắt.

Tàu lửa đi ngang qua sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, tỉnh Quảng Trị. Cây cầu lịch sử chia đôi Nam Bắc vẫn còn đó, không còn xử dụng, coi như là một chứng tích của cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Trước năm 1975, tôi còn nhỏ, chưa đi lính, nên không hình dung được sự căng thẳng ở đây ra sao. Bây giờ bên phía Bắc cây cầu, họ dựng lên một cổng chào và một bảo tàng viện, một cái đài cao lớn nhiều bậc cấp với hàng chữ “cột cờ giới tuyến” và lá cờ đỏ búa liềm bay phất phới, còn phía Nam, đìu hiu, không có gì.

Chúng tôi về Việt Nam vào lúc dịch bệnh đang hoành hành bên Trung cộng nên các địa điểm du lịch không bị tràn ngập du khách Tàu, nghe nói họ không được lịch sự cho lắm, mà lại xả rác bừa bãi. Trung cộng vừa mở cửa từ ngày 8 tháng 1-2023, cho dân Tàu đi tự do vì chính sách Zero-Covid của họ thất bại não nề. Người dân như những con chim bị nhốt trong lồng, giờ bung ra đi khắp nơi trên đất nước Việt Nam và thế giới. Không biết họ sẽ còn gieo rắc con Covid này đến nơi nào trên quả địa cầu này.

– Nguyễn Văn Tới

Phụ lục hình ảnh:
 
Tàu metro Cát Linh-Hà Đông vắng khách.
 
 Hồ nước nhân tạo với màn trình diễn nhạt nhẽo The color of Venice, Phú Quốc.
Khu phố chính The Grand World, Phú Quốc. Một căn nhà trị giá 40 tỷ đồng VN.
Biết rồi... khổ lắm...

Con gái của tôi, làm Registered Nurse trong một bệnh viện. Bữa đó, nó bước vào phòng thăm một bệnh nhân nam, cỡ tuổi gần 70, đang truyền đạm truyền nước vì gặp vấn đề tiêu hoá, đúng lúc bác ấy đang facetime nói chuyện với người ở nhà bằng Tiếng Việt. Nó sinh ra ở Canada, nhưng có khiếu Tiếng Việt, nghe và nói khá rành rẽ, chỉ có đọc và viết thì nó không biết. Hai bố con ông bệnh nhân nói qua nói lại những gì, nó nghe và hiểu hết. Người con gái hỏi bố:

– Ba thấy có gì khó chịu hay thắc mắc thì cứ hỏi “mấy con y tá” ở đó nghen ba, xứ này không phải bên Việt Nam, y tá hay bác sĩ gì đi nữa đều chiều chuộng bệnh nhân hết lòng với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, ba đừng ngại gì hết á!

– Ba biết rồi, nhưng tiếng Anh của ba nửa nạc nửa mỡ, thậm chí mỡ còn nhiều hơn nạc, chả biết họ có hiểu không?

– Vậy “con y tá” phòng của ba là người già hay trẻ, người da trắng, da đen hay Châu Á mình?

– Ba cũng không biết vì cô ấy đeo khẩu trang kín mít, nhưng có vẻ còn trẻ…

– Thôi ba cho con nói chuyện với “con nhỏ y tá” xem sao!

Nó cầm phone, tưởng người con nói chuyện thay bố của mình vì ông bố khả năng English yếu kém, ai dè tiếng Anh của chị này cũng chẳng khá hơn là bao, phát âm sai tùm lum tè le, không đầu cũng không đuôi, nói chung là broken English mà nó thường nghe của các bà các bác người Việt lớn tuổi (trong đó có… má nó), nên nó thấy tội và đành để lộ “thân phận”:

– Dạ cô cứ nói Tiếng Việt, con hiểu được ạ!

– Dữ ác hôn! Sao nãy giờ hổng nói, làm cô mỏi cái miệng quá trời hà!

Hỏi han tình hình của bố xong xuôi, cô ấy bắt đầu mục… tám tám, em bao nhiêu tuổi, làm đây lâu chưa… Nó bèn lịch sự đáp rằng, trong giờ làm việc nên không nói nhiều được cô nhé, dạ bye bye, chúc cô một ngày an lành. Vừa dứt phone, nó quay sang bác bệnh nhân đang nhìn nó mỉm cười thân ái:

– Con nói Tiếng Việt giỏi ghê! Con có đi học lớp Việt Ngữ hả?

– Dạ không, chỉ là ba má con nói tiếng Việt ở nhà, con cũng có đi nhà thờ người Việt, dạy giáo lý, nên con cũng biết chút đỉnh.

Thế là bác ấy… có đà, rồi tiếp tục “sứ mệnh tám dang dở” của người con hồi nãy, bắt đầu chương trình điều tra lý lịch ba đời, nào là ba má con bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, hồi ở Việt Nam thì ở đâu, qua đây năm nào, vượt biên hay bảo lãnh… bla… bla… bla. Nó vừa làm việc vừa cố gắng trả lời ngắn gọn tất cả vì nể nang người lớn, chớ nó sanh ra bên Canada, chưa quen với việc “hỏi thăm kỹ càng” từ một người xa lạ, và cuối cùng thì cũng đến cái câu… quen thuộc của người Việt Nam:

– Con làm lương bao nhiêu dị?

– Dạ, đủ sống!

– Đủ sống là sao?

– Dạ, là không dư không thiếu!

– Nhưng cụ thể là bao nhiêu?

– Dạ đây là “bí mật” của con! (lẽ ra nói “riêng tư” nhưng nó không rành lắm, nên dùng chữ “bí mật”).

Nghe nó nói “bí mật” rồi mỉm cười tiếp tục làm việc, coi bộ khó điều tra được “số lương” của nó, bác ấy cũng hơi ngại, nên một lát sau, trước khi nó ra khỏi phòng, bác ấy chuộc lỗi bằng một câu chúc:

– Thôi, nhân dịp năm mới Quý Mão đã đến, bác theo phong tục của dân tộc mình khi gặp người mới quen, bác chúc con luôn thành công trong công việc, mọi sự như ý nhé!

Gì chớ chúc nhau bằng tiếng Việt thì nó rành từ bé (hồi đó mỗi lần Tết đi lễ nhà thờ, nó biết chúc Tết những người lớn tuổi trong giáo xứ bằng Tiếng Việt, ai cũng thích và tặng tiền lì xì), nó liền vui vẻ đáp lễ, chúc bác ấy một lời chúc rất thực tế:

– Con cám ơn bác, con chúc bác nhiều sức khoẻ, và mau rời khỏi bệnh viện.

Câu chúc này là thật lòng, nó sinh ra lớn lên xứ này, không biết móc mỉa gì đâu nhé!

Nhỏ em xóm cũ bên Việt Nam nghe tôi kể lại mẩu chuyện trên, nó góp chuyện:

– Té ra, dân Việt mình ở đâu cũng giống nhau chị hén? Không tò mò không… ăn cơm được hay sao á! Để em kể chị nghe, con gái em cũng mới lấy chồng, đi làm, mà bà hàng xóm bên cạnh cứ theo hỏi suốt: lương vợ chồng mày nhiêu? Dạ đủ sống! Đủ sống là sao? Dạ là đủ ăn, khi nào tăng ca thì mới dư chút đỉnh. Vậy tăng ca được nhiêu tiền? Dạ tuỳ tăng ca ngày thường hay cuối tuần! Ngày thường bao nhiêu cuối tuần bao nhiêu! Con gái em đành phải nói ra cho xong nợ: cuối tuần thì 500, ngày thường thì 200 (ngàn), vậy mà chưa thoát nghen chị. Vậy có thường xuyên tăng ca không? Dạ tuỳ mùa. Mùa này tăng ca nhiều không, tuần mấy lần …Con gái em mất hết kiên nhẫn, nổi đoá, tóm lại là bác muốn biết gì nói thẳng ra luôn đi !? Thì tại mày bảo “đủ sống” không rõ ràng nên tao phải hỏi tới, làm gì dữ vậy, quan tâm thôi mà, nếu mày nói ngay từ đầu thì đỡ mất thời giờ cả đôi bên!

– Trời đất! Vậy là bà tám đó dí con em vào đường hẻm cụt luôn hả?

– Thì đó! Bên nước ngoài thì người Việt cũng tò mò nhưng còn biết dừng lại như cái bác bệnh nhân của con gái chị, còn bên đây thì khỏi nói chị ơi, tò mò mới là cuộc sống! Không tò mò… hổng phải Dziệt Nam!

Hỏi thăm nhau, quan tâm lẫn nhau là phép lịch sự, là một nét đẹp truyền thống của người Việt chúng ta. Nhưng đôi khi, sự quan tâm quá mức cần thiết, không hợp người hợp cảnh, thì sự quan tâm sẽ trở nên …tò mò, làm cho người đối diện khó chịu, không tự nhiên.

Không biết người Mỹ người Canada thì sao, chớ dân Việt mình hễ biết ai là muốn biết đầy đủ ngọn ngành, gia đình bao nhiêu người, chồng con ra sao, mấy đứa con học hành như nào, lấy chồng lấy vợ ra sao, bên sui gia làm gì, bên đó có mấy người con, học hành tới đâu… Nói chung là bất tận cái vòng câu hỏi muôn đời không dứt.

Ngoài câu hỏi “phổ biến”: lương bao nhiêu, còn có vài câu hỏi khác, cũng rất ư là “quan tâm sâu sa” vào đời tư người khác. Đó là câu hỏi: “Có người yêu chưa, bao giờ cưới”. Chu choa ơi, gặp nhau một lần cũng hỏi, năm sau gặp lại nhau cũng hỏi lại y chang câu hỏi cũ, năm sau nữa cũng lại hỏi nữa, cứ làm như đời này không còn gì để hỏi.

Người ta lấy nhau rồi, thì có ngay câu hỏi tiếp theo: “bao giờ có baby”, năm nay hỏi, năm sau hỏi tiếp, năm sau nữa hỏi nữa, quẩn quanh mấy điệp khúc “quan tâm sâu sắc” quen thuộc ấy.

Thời đại ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người chọn lựa cuộc sống độc thân vui vẻ, và nhiều cặp vợ chồng, cũng vì nhiều lý do khác nhau, chọn lựa đời sống hôn nhân không con cái (no kidding). Do vậy, nếu không là những người ruột rà trong gia đình, thì đừng nên có những câu hỏi làm khó nhau như thế.

Giờ đây khi mùa dịch phai tàn, chúng ta trở lại cuộc sống bình thường như trước đây, được tụ tập tiệc tùng ăn uống. Nếu gặp ai đó (lâu quá chưa găp từ mùa dịch), tay mắt mặt mừng, bốn mắt nhìn nhau không có gì để nói, thì xin nói về thời tiết, nói về thức ăn, bâng quơ chuyện đó đây, rồi rủ nhau chạy ra dàn karaoke ngân nga vài bản nhạc, chớ đừng tỏ ra quan tâm bằng những câu hỏi “nhạy cảm” như vừa kể ở trên, vì có thể sẽ làm người khác không thoải mái, và biết đâu, lại chạm vào vết thương đau của người ta …

Yêu nhau như thế bằng mười ghét nhau!

– Kim Loan

Blog Archive