Thursday, January 12, 2023

Phản đối các ông/bà sửa ý sửa lời của nhạc phẩm trước 1975

Câu chuyện đầu năm 2023: phản đối các ông các bà trong lãnh vực văn nghệ tự ý sửa . . . ! Trích: Nói như ca sĩ Trúc Mai, muốn sửa lời thì tự viết nhạc của mình mà hát, sao có quyền lấy bài người khác tự ý làm cái chuyện sửa lời như vậy.

*
Chúng ta nói “không” với những người sửa lời bài “Cánh thiệp đầu xuân”.

Trên các đài truyền hình ở trong nước có hiện tượng các ca sĩ trẻ hát “trực tiếp” các sự kiện bài “Cánh thiệp đầu xuân” của Minh Kỳ, Lê Dinh sửa lời tùy tiện.

Cụ thể:

Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh lính chiến quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm”.

Sửa lộn xộn thành:

Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh “yêu dấu” quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm”.

Sửa xong nó thành vô duyên thúi, “anh yêu dấu” là anh gì?

- Người anh lính chiến: Là một quân nhân VNCH hùng anh, đẹp trai, yêu thương đất nước, tha thiết quốc gia.

- Người anh yêu dấu: Là một khái niệm mơ hồ mang hơi hám cải lương.

Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) giải thích “dấu” là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ “dấu” nghĩa là yêu mến.

Thành ra “dấu” và “yêu” là hai từ có ý nghĩa tương đương và riêng biệt. Nói “yêu dấu” là nói kiểu lặp lại như “an yên” vậy. Chẳng ai nói “Anh yêu dấu em” hết.

Cánh thiệp đầu xuân” có một e nhạc rất tình cảm, chầm chậm nhưng nồng nàn tình cảm, tỉ tê như lời tự sự, nỗi mong chờ, lời chúc của muôn dân trước viễn cảnh sum vầy của tất cả mọi người Việt mà trong đó có một người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa khi xuân về Tết tới.

Anh lính chiến oai hùng chiến trận, hiên ngang lẫm liệt làm khiếp sợ bao kẻ thù, nhưng nhìn ngọn gió bấc trong nắng hoe vàng báo hiệu xuân về, Tết tới thì lòng dạ bồi hồi, bồn chồn, thậm chí rúng động. Năm nào cũng hết năm cũ, đón năm mới, cái Tết nào cũng y xì cái Tết nào, nhưng tâm trạng con người ta lại hoàn toàn khác nhau. Có những cái vui, có những cái buồn, sự háo hức, lòng trần chùng xuống, tình cảm chất ngất một sự sum vầy thiêng liêng.

Người ở hậu phương chúc nhau nhưng không quên “Để người anh yêu lính chiến về gia đình tìm vui bên lửa ấm” . Ai cũng có cha có mẹ, có gia đình, có ông bà, vợ con.

Đó là ước mơ sum vầy của đứa con thơ, của người vợ và người chồng, người cha lính chiến VNCH.

Nhiều ca sĩ thuộc thế hệ “lão thành” được vun bồi từ trước 1975 về trong nước cũng hát sửa lời “Cánh thiệp đầu xuân”, thí dụ bà Giao Linh.

Bên hải ngoại cũng sửa lời luôn, trên Thúy Nga ca sĩ Hương Thủy cũng “người anh yêu dấu” mà không hề áy náy lương tâm con người.

Hương Lan đổi thành “Để người nơi viễn xứ” mà không hề biết mắc cỡ.

Nhạc lính VNCH là một trang sử đầy tình cảm và lòng trắc ẩn, nó đọng lại trong tâm trí người Miền Nam chúng ta mãi mãi không bao giờ phai.

Nhạc Xuân là của lính, là tình yêu của lính với Quốc Gia, là sự chia sẻ tình cảm của người dân với những người con quê nhà đang trấn miền quan tái.

Nhắc lại vài lời để nói với các bạn rằng, người lính VNCH là một di sản vững chắc trong lòng người dân Miền Nam chúng ta.

Tất cả những người lính VNCH đều là Anh Hùng của thời đại.

Thấy hải ngoại hát sửa lời, tự ý thêm lời nhạc vàng cũng ào ào như nước cống tràn lên đường nhiều lắm á. Xuân về, Tết tới bà con hay nghe “Câu chuyện đầu năm” của Hoài An đặng lấy khí thế Nhưng ca sĩ Giao Linh thì hát sửa lời.

Xuân gieo lộc khắp chốn
Xuân đi rồi xuân đến
Cho nhân gian đầy lưu luyến
Đón thư trên trận tiền
Viết thư thăm bạn hiền
Một lời nguyện xin chớ quên

Đổi thành:

Đón xuân trên mọi miền
Viết thư thăm bạn hiền
Một lời nguyện xin chớ quên”

Mọi miền là cái “mẹ” gì? Trên trận tiền mới có ý nghĩa toàn bài chớ. Trong clip của Quang Lê ca sĩ Phương Dung chơi tới bến “đón xuân trên mọi miền” luôn.

Ca sĩ Phi Nhung hát trong nước lại không sửa lời bài “Câu chuyện đầu năm”. Thành ra khen Phi Nhung cái này.

Đan Nguyên hát ở hải ngoại, bầu trời tự do cũng sửa lời thành “Đón xuân trên mọi miền”.

Bài “Lời giã biệt” của Phương Linh. Trước 1975 Hà Thanh ca:

Nơi ấy dù bôn ba đời lính
Anh vẫn còn yêu thuở học sinh”

Ca sĩ Thanh Tuyền trong bản của Thúy Nga hát thành:

Nơi ấy dù xông pha đời lính
Anh vẫn còn yêu thuở học sinh”

Bài “Tôi chưa có mùa xuân” của Châu Kỳ bản thâu âm trước 1975 ca sĩ Hòang Oanh hát nguyên bổn bài nhạc đã in.

Giờ còn nặng hai vai, thân chinh nhân hồ hải
Ôi đất nước hai nơi, xuân đi làm sao tới”

Bản thâu gần đây ca sĩ Hoàng Oanh hát sửa lời thành:

Giờ còn nặng hai vai, thân tha hương hồ hải
Ôi đất nước xa xôi, xuân đi làm sao tới”

Cô Hoàng Oanh không về VN, mắc gì cô sợ chữ “đất nước hai nơi” hả cô? Con thất vọng về cô rồi nha.

Bài “Trời chưa muốn sáng” của Trần Thiện Thanh khi hát ca sĩ Hoàng Oanh sửa lời luôn.

Nguyên bổn:

Lạy Chúa tôi, con người không đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên cao”

Cô sửa thành:

Lạy Chúa tôi, con người ngoan đạo
Con tin có Chúa ngự trên cao”

Người “ngoại đạo” có ý nghĩa trong bài vì là người không có đạo mà tin Chúa nó sẽ khác người “ngoan đạo”.

Lời nhắn gửi tới những ca sĩ “gạo cội” của nhạc vàng : Rất mong quý vị có hát thời giữ nguyên bổn, hát mà tự ý sửa lời nhạc nguyên bổn thì đừng hát.

Thương thì thương, thích thì thích, nhưng cái gì nói thẳng đặng khỏi mích lòng.

Sửa lời là không văn minh, không tôn trọng nguyên bổn, không tôn trọng tác giả, là coi thường người nghe nhạc. Các vị đánh giá dân VN trong nước bộ “đần độn” lắm hay sao mà muốn sửa lời là sửa. Chuẩn mực của nhạc vàng là nguyên bổn, hát đúng lời của tác giả chứ không phải là tiêu chuẩn do người hát quyết định muốn sửa câu, chữ nào là “tùy” người hát. Quyền nghe và định đoạt là của công chúng.

Nói như ca sĩ Trúc Mai, muốn sửa lời thì tự viết nhạc của mình mà hát, sao có quyền lấy bài người khác tự ý làm cái chuyện sửa lời như vậy.

Tại sao nhiều ca sĩ đã 70 tuổi, 80 tuổi xuất thân từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa lại phủ nhận chính mình khi bổn thâu đầu tiên cũng chính mình ca đầu tiên khác và nay thâu lại khác Nghe nhạc nguyên bổn bài nhạc để giữ nguyên cái cảm xúc của người nghe, cắt ra thì đứt khúc không còn giữ được ý muốn truyền đạt của tác giả.

Đọc xong hiểu liền, quá rõ ràng, quá rõ nghĩa, không cần diễn đạt bằng câu nào nữa.

Nghe xong rưng rưng.

Nhạc lính là một di sản lớn, trân trọng viết không bút mực nào tả xiết tưởng nhớ và tri ân những người lính đã bỏ cả tuổi xuân, máu xương cho mảnh đất này.

FB Nguyễn Gia Việt. 

No comments:

Blog Archive