Quan chức Mỹ vạch trần thủ đoạn bành trướng kinh tế của chính phủ Trung Quốc
Theo DKN.tv
Tóm tắt bài viết
- Giá trị cốt lõi mà Trung Quốc chọn để phát triển khác hoàn toàn với Mỹ. Điều này từ lâu đã được minh chứng rõ qua các vấn đề về nhân quyền, và giờ đây càng biểu hiện rõ ràng hơn trong thương mại.
- Giới chức Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi gian lận thương mại của nước này và đây sẽ là một hành trình không khoan nhượng.
- Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường được nhận định là một bẫy nợ cho các nền kinh tế đang phát triển. Nhiều quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ rơi vào cái bẫy mà Trung Quốc giăng ra.
Epoch Times cho hay, trong những năm gần đây, những chiến thuật chủ yếu để bành trướng kinh tế của chính phủ Trung Quốc là: vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, buộc chuyển giao công nghệ để đổi lấy tiếp cận thị trường, dung túng cho các công ty Trung Quốc và mua lại các công ty nước ngoài.
Giới chức Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi gian lận thương mại của nước này.
Trong tuyên bố khai mạc một phiên điều trần về chiến lược đầu tư và thương mại mang tính chất “cướp đoạt” của Trung Quốc hôm 11/7, nghị sỹ Ted Poe nêu rõ, giá trị cốt lõi mà Trung Quốc chọn để phát triển khác hoàn toàn với Mỹ. Điều này từ lâu đã được minh chứng rõ qua các vấn đề về nhân quyền, và giờ đây nó càng biểu hiện rõ ràng hơn trong chính sách thương mại của họ.
Những thủ đoạn nhằm phát triển công nghệ theo chính sách “Made in China 2025”
Các nhà quản lý của Hoa Kỳ ngày càng cảnh giác với các thương vụ mua lại các công ty nước ngoài của Trung Quốc trong những năm gần đây, đồng thời đã ngăn chặn không ít giao dịch thương mại liên quan trước những lo ngại về an ninh quốc gia.
Chính quyền Tổng thống Trump đã phải áp đặt chính sách thuế quan đặc biệt lên hàng hóa Trung Quốc để đối phó với những hành vi “thương mại mờ ám” mà Bắc Kinh sử dụng. Những chiêu thức thương mại này của Bắc Kinh đã làm nền kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ đô la trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Chính sách thuế quan mới chủ yếu nhắm vào các sản phẩm công nghệ được chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn theo chính sách phát triển công nghệ của họ, bao gồm cả chính sách “Made in China 2025” – chính sách của Trung Quốc với tham vọng thống trị 10 ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, robot, các công cụ máy móc tự động và máy bay vào năm 2025.
Ông Poe, chủ tịch Tiểu ban Thương mại, Khủng bố, và Vũ khí hủy diệt thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Có vẻ như Đảng Cộng sản Trung Quốc không muốn đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường nội địa, họ muốn thiết lập một hệ thống cố định toàn cầu nhắm đảm bảo sự thống trị của mình. Và nuôi tham vọng vượt Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự hàng đầu”.
Mặc dù Bắc Kinh đã bắt đầu hạ thấp mục tiêu trong kế hoạch Made in China 2025, điều này không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng của mình. Chính phủ nước này đang gây sức ép lên các công ty trong nước nhằm đẩy mạnh năng suất trong các ngành công nghệ cốt lõi, với yêu cầu phải đạt 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025.
Tháng trước, tập đoàn công nghệ Micron Technology, hãng sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ, đã cáo buộc công ty Vi Mạch Tích Hợp Phúc Kiến Kim Hoa, một công ty quốc doanh của Trung Quốc, ăn cắp bí mật thương mại của mình.
Theo lời ông Ted Yoho, người đứng đầu Tiểu ban Ngoại giao khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc nên hành động một cách quang minh chính đại và tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi muốn thấy Trung Quốc thành công hơn nữa, nhưng là theo cách chính trực, chứ không phải thông qua cưỡng chế, không phải thông qua gian lận”, Yoho nói với NTD, một đơn vị thuộc Tập đoàn Truyền thông Epoch. “Nếu không chúng tôi buộc phải ngăn họ lại,” ông bổ sung, “và tôi hoàn toàn đứng về phía Tổng thống Trump trong chiến lược cân bằng thâm hụt thương mại của Mỹ.”
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không ngừng leo thang trong tháng qua. Đầu tháng 7, Chính quyền Trump đã áp mức thuế quan trị giá 34 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc. Gần như ngay lập tức, Trung Quốc trả đũa bằng một mức thuế quan tương tự. Tiếp sau đó, Hoa Kỳ ngày 11/7 công bố vào áp thêm thuế suất 10% trên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo ông Poe, thuế quan là một trong những biện pháp mà Tổng thống Trump sử dụng để ngăn chặn “hành vi bất hợp pháp và thiếu đứng đắn của Trung Quốc”.”Đây sẽ là một lộ trình dài và không khoan nhượng,” ông nói với NTD.
Chủ tịch Quỹ Sáng kiến và Công nghệ, Robert Atkinson cho rằng Trung Quốc không muốn đàm phán và sẽ cố gắng sử dụng mọi thủ đoạn để gây trở ngại cho các công ty Mỹ. Tuy nhiên, “chính phủ Trung Quốc sẽ phải chịu rất nhiều thiệt hại vì họ vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn so với Hoa Kỳ”, ông nhận định.
Trong trung và dài hạn, ông cho rằng các công ty Trung Quốc có thể sẽ di chuyển chuỗi cung ứng của họ đến những nơi như Việt Nam hay Ấn Độ.
“Trung Quốc sẽ không thể dùng cách đó mãi”, ông nói.
Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường – bẫy nợ cho các nền kinh tế đang phát triển
Bên cạnh kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc còn có sáng kiến Một Vành Đai – Một Con Đường, với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng và củng cố quan hệ đối tác trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu. Dự án này nhằm mục đích làm sống lại và hiện đại hóa con đường tơ lụa cổ đại.
Theo ông Poe, Vành Đai và Con Đường là một cái bẫy nợ đối với những nền kinh tế đang phát triển.
Với sáng kiến này, Trung Quốc đã cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt những nước nghèo trong khu vực Đông Nam Á không có khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 30 năm tới đây.
Trung Quốc đặt các nước nhỏ vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” bằng cách đồng ý cho họ vay những khoản tiền lớn, bất kể chính phủ của quốc gia đó có khả năng trả được nợ hay không. Thực chất, các khoản vay này đều đổ vào các công trình xây dựng có lợi cho Trung Quốc.
“Sau đó, Bắc Kinh lợi dụng các khoản nợ để ép chính phủ các nước đảm bảo quyền lơi của Trung Quốc”, ông Poe nói, “điều này dẫn đến việc chính phủ các nước buộc phải đứng về phía lợi ích của Trung Quốc, hoặc chấp nhận sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên lãnh thổ của mình”.
Điển hình nhất là việc Sri Lanka gần đây đã mất vào tay Trung Quốc một cảng thương mại chiến lược. Những khoản nợ ngập đầu mà chính phủ tiền nhiệm để lại đã buộc chính phủ mới của Syria phải ký một thỏa thuận cho thuê cảng Hambantota 99 năm. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ tiến thêm bước nữa, bằng cách gia tăng áp lực và buộc Syria phải đồng ý cho phép Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân hoạt động trên lãnh thổ Syria.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của bẫy nợ từ Trung Quốc. Một nghiên cứu mới của FT Confidential Research đã chỉ ra rằng các quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng nợ với mức nợ nước ngoài cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.
Lo sợ rơi vào bẫy nợ giống như Sri Linka, nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đang cân nhắc giảm quy mô hoặc hủy những dự án cảng biển, đặc khu kinh tế và đường sắt có đầu tư từ Trung Quốc.
Vào ngày 4/7, chính phủ Malaysia đã đưa ra quyết định dừng 3 dự án với vốn vay từ Trung Quốc, được ký kết từ thời cựu Thủ tướng Najib Razak, trong đó bao gồm tuyến đường sắt bờ biển phía đông trị giá 20 tỷ USD và 2 đường ống dẫn dầu trị giá 2,3 tỷ USD.
Không chỉ riêng Malaysia, chính phủ Myanmar cũng đang đánh giá lại dự án cảng nước sâu có có mức vốn đầu tư 10 tỷ USD mà Trung Quốc cho vay vì lo ngại mức chi phí quá đắt đỏ sẽ dẫn đến nguy cơ dự án vỡ nợ và rơi vào sự kiểm soát của Trung Quốc.
Tuệ Minh
No comments:
Post a Comment