Vì sao nhà khoa học Pháp đoạt giải Nobel qua đời trong sự vắng bóng truyền thông?
Liên Thư Hoa • Thứ Hai, 21/02/2022
Nhà khoa học người Pháp Luc Montagnier, người đoạt giải Nobel nhờ phát hiện ra HIV, mới đây đã qua đời trong sự vắng lặng. Hầu hết các đài truyền thông Pháp đều không đưa tin về sự kiện này, và điều này được cho là có liên quan đến lập trường của ông vào cuối đời: Khẳng định virus Trung Cộng (virus COVID-19) đến từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và phản đối vắc-xin.
GETTY IMAGES
Vài ngày sau khi ông Montagnier qua đời, ông Jean-Christophe Fromantin, Thị trưởng thành phố Neuilly, Pháp, thông báo rằng ông Montagnier, người đoạt giải Nobel y học năm 2008, đã qua đời tại Paris vào ngày 8/2 ở tuổi 89. Ông nói với các phóng viên rằng ông đã nhận được giấy chứng tử của ông Montagnier.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ca ngợi đóng góp của ông Montagnier trong cuộc chiến chống lại HIV. Ông Macron nói rằng căn bệnh này vẫn là một trong những thách thức y tế và khoa học lớn nhất của thế kỷ 21 và gửi lời chia buồn tới gia đình của ông Montagnier.
Thông tin tức thời duy nhất về việc ông Montagnier qua đời chỉ xuất hiện trên tờ France Soir và trang web chống tiêm chủng bắt buộc “le media en 442”.
Ngày 9/2, tờ France Soir đưa tin, Giáo sư Montagnier đã qua đời tại Bệnh viện Hoa Kỳ ở vùng đô thị Neuilly-sur-Seine. Người bạn đời của ông, bà Gérard Guillaume, cho biết ông đã ra đi thanh thản bên cạnh các con của mình.
Cùng ngày, trang web “le media en 442” đã đăng một bài viết nói rằng Giáo sư Montagnier phản đối việc tiêm chủng bắt buộc toàn dân vắc-xin COVID-19, cũng như phản đối tiêm chủng cho trẻ em. Lập luận của ông rằng virus Trung Cộng đến từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã bị “các bác sĩ có xung đột lợi ích” miệt thị và “các nhà báo” phỉ báng, nhưng “cho đến cuối cùng, ông đã chiến đấu dũng cảm vì khoa học và phải trả một giá đắt”.
Giải Nobel cho việc phát hiện ra HIV
Ông Montagnier từng là Giáo sư xuất sắc tại Queen’s College thuộc Đại học Thành phố New York và Viện Pasteur ở Paris. Sự nghiệp của ông được dành cho nghiên cứu virus, cống hiến nổi bật nhất là việc đồng phát hiện ra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) vào năm 1983, ông đã được trao giải Nobel Sinh học cùng với nhà khoa học Françoise Barré-Sinoussi vào năm 2008 hoặc các giải thưởng y học.
Ông Montagnier sinh ngày 18/8/1932 tại thị trấn Chabris của Pháp. Bố của ông là nhân viên kế toán, mẹ là nội trợ, ông là con một. Chịu ảnh hưởng từ người cha thích làm các thí nghiệm khoa học, từ nhỏ ông Montagnier đã có hứng thú với khoa học, ông nội qua đời vì căn bệnh ung thư trực tràng đã thôi thúc ông dấn thân vào con đường y học.
Ông Montagnier học tại Đại học Poitiers, Đại học Paris và Đại học Sorbonne, nơi ông nhận bằng Cử nhân Khoa học Tự nhiên, Cử nhân Khoa học và Tiến sĩ Y khoa.
Năm 1960, ông được bổ nhiệm làm nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), sau đó ông đến London trong ba năm rưỡi để nghiên cứu tại Hội đồng Nghiên cứu Y khoa ở Carshalton.
Từ năm 1963 đến 1965, ông Montagnier làm việc tại Viện Virus học ở Glasgow, Scotland. Năm 1964, ông và nhà khoa học Ian MacPherson đã khám phá ra vật chất tuyệt vời để nuôi cấy tế bào ung thư – Agar. Kỹ thuật của họ đã trở thành tiêu chuẩn phòng thí nghiệm để nghiên cứu ung thư và sự biến đổi tế bào.
Từ năm 1965 đến năm 1972, ông Montagnier là giám đốc phòng thí nghiệm tại Viện Radium (sau đó được đổi tên Viện nghiên cứu Curie) tại Orsay.
Năm 1972, ông thành lập và trở thành giám đốc Khoa Ung thư Virus của Viện Pasteur. Trong thời gian đó, ông tập trung vào việc nghiên cứu retrovirus là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Vào những năm 1980, đại dịch AIDS bắt đầu phát triển. Năm 1983, ông Montagnier và hai đồng nghiệp đã chiết xuất mô nuôi cấy từ các hạch bạch huyết của một người bị nhiễm AIDS. Họ đã tìm kiếm và phát hiện bằng chứng về enzyme phiên mã ngược, hay còn gọi là retrovirus. Họ đã phân lập được một loại virus được gọi là LAV (virus liên quan đến bệnh hạch), sau này được đổi tên thành HIV theo một thỏa thuận quốc tế, tức virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Vào tháng 4/1986, ông Montagnier và các đồng nghiệp đã phát hiện ra một loại virus HIV thứ hai, tương tự nhưng không giống với virus HIV, được gọi là HIV-2.
Vào giữa những năm 1980, đã có tranh cãi về các bằng sáng chế xét nghiệm HIV. Ông Robert Gallo, một nhà virus học tại Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda (tiểu bang Maryland), đã công bố việc phát hiện ra virus HIV vào tháng 4/1984 và được cấp bằng sáng chế cho xét nghiệm này, trong khi Viện Pasteur, theo phát hiện trước đó của ông Montagnier về HIV đã xin cấp bằng sáng chế.
Sau đó, hai bên đã có một cuộc tranh luận kéo dài xem ai là người phát hiện ra đầu tiên, và cuối cùng xác định rằng nhóm của ông Montagnier là những người đầu tiên phân lập được virus HIV. Năm 2008, Ủy ban Nobel đã trao giải thưởng lớn này cho ông Montagnier và các cộng sự của ông.
Cho rằng virus Trung Cộng có thể đã vô tình thoát ra khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán
Sau khi virus Trung Cộng bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Ấn Độ Delhi đã xuất bản một bài báo phiên bản in trước bioRxiv vào ngày 30/1/2020, tuyên bố rằng virus Trung Cộng có chứa gen AIDS. Bài báo này gây chấn động toàn cầu và bị bao vây công kích, và tác giả sau đó đã rút lại bản thảo.
Vào ngày 17/4 cùng năm, ông Montagnier khẳng định kết luận của tờ báo trên trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CNews của Pháp, ông khẳng định rằng virus Trung Cộng đã được chèn vào chuỗi HIV vào một cách nhân tạo. Ông tin rằng virus có thể đã vô tình lọt ra từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, nơi một loại vắc-xin phòng bệnh AIDS đang được phát triển.
Ông Montagnier nhấn mạnh rằng ông chỉ nói một sự thật, ông không biết người thao túng là ai hoặc mục đích của người đó là gì, và ông sẽ không cáo buộc bất cứ ai. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng có người muốn phát triển một loại vắc-xin AIDS, cho nên đã đã thêm gen HIV vào trong virus corona mới.
Theo điều tra Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), việc thành lập Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán có thể tra ngược lại từ năm 2004, tức là sau khi sự bùng phát của virus SARS ở Trung Quốc vào năm 2003, Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Chirac và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã quyết định cùng nhau chống lại căn bệnh truyền nhiễm, vì vậy họ đã ký thỏa thuận thỏa thuận giúp ĐCSTQ xây dựng Phòng thí nghiệm P4.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các chuyên gia về chiến tranh vi khuẩn học của Pháp đã phản đối việc này. Tổng thư ký Bộ Quốc phòng và An ninh Quốc gia Pháp (SGDSN) lo rằng Phòng thí nghiệm P4 có thể trở thành một kho vũ khí sinh học, nhưng Chính phủ Pháp vẫn đưa kế hoạch trên vào thực tế. Phòng thí nghiệm Vũ Hán được hoàn thành vào năm 2015 và mở cửa vào năm 2018. Nhưng sau khi phòng thí nghiệm được xây dựng, nước Pháp bị loại ra ngoài và 50 nhà nghiên cứu được Pháp cử đến vốn dự kiến sẽ ở đó trong 5 năm đã không bao giờ thực hiện chuyến đi.
Báo cáo điều tra của RFI chỉ ra, ngay từ đầu, đã có những nghi ngờ về độ tin cậy của phòng thí nghiệm Vũ Hán. Theo Washington Post đưa tin, Sau khi đến thăm phòng thí nghiệm vào tháng 1/2018, các thành viên của đại sứ quán Mỹ đã cảnh báo Washington rằng phòng thí nghiệm P4, nơi nghiên cứu các virus corona trên dơi, đã không thực hiện các biện pháp an toàn đầy đủ.
Bị cộng đồng khoa học gạt ra ngoài lề vì phản đối vắc-xin
Nhiều đồng nghiệp của ông Montagnier đã bị sốc và phẫn nộ trước việc ông chuyển sang thực hiện các thí nghiệm độc đáo sau khi ông kết thúc nghiên cứu liên quan đến HIV của mình. Năm 2009, ông công bố một thí nghiệm trên tạp chí do mình sáng lập, khẳng định rằng DNA phát ra bức xạ điện từ. Ông cho rằng một số DNA của vi khuẩn tiếp tục phát tín hiệu sau khi lây nhiễm đã được loại bỏ.
Ngoài ra, ông đã lên tiếng phản đối vắc-xin. Vào tháng 5 năm ngoái, ông nói trong một video rằng kế hoạch vắc-xin là một “sai lầm không thể chấp nhận được” vì nó có thể khiến virus đột biến, từ đó thúc đẩy sự lan truyền thông tin sai lệch về vắc-xin virus Trung Cộng.
Vào tháng 1 năm nay, ông đã xuất bản một bài bình luận trên The Wall Street Journal, đồng tác giả với giáo sư luật Yale Jed Rubenfeld, chỉ trích Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc ban hành quy định về vắc-xin bắt buộc.
Bài viết nói rằng: “Trong trường hợp không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc-xin có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, thì việc chính phủ bắt buộc thực hiện tiêm chủng là vô lý, không thể chấp nhận được về mặt pháp lý và đi ngược lại lợi ích cộng đồng.”
Ông Montagnier cho rằng phần biến đổi nhân tạo của virus Trung Cộng có thể dần biến mất trong quá trình lây truyền, và ngay cả khi không áp dụng biện pháp nào, tình hình vẫn có thể được cải thiện.
Theo Liên Thư Hoa, Epoch Times
nguồn trithucvn.org.
No comments:
Post a Comment