Monday, March 31, 2008

Vĩnh Noãn

LTS: Vì sao hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975? Vì sao cả triệu dân Miền Bắc đã bỏ chạy vào Miền Nam năm 1954?

Nhân mùa tưởng niệm tháng tư đen, VB trân trọng đăng tải bài viết của ông Vĩnh Noãn, người đạo diễn cuốn phim "Chúng Tôi Muốn Sống," cuốn phim đầu tiên của VN trình bày về thảm họa cộng sản và ghi lại hình ảnh những người tìm tự do thời 1954. Đặc biệt, ông Vĩnh Noãn trong bài này lần đầu tiên tiết lộ các chi tiết đầy định mệnh khi quay phim nạy.

Bài viết như sạu :

Đầu năm 1954, tôi còn hoạt động trong ngành điện ảnh tại Paris cùng với nhóm Les Films de l'Oliviẹr. Nhân dịp có phái đoàn Việt Nam sang hội nghị với Pháp đang ngụ tại khách sạn Lutecia ở Paris, tôi đến thăm để có dịp gặp lại nhiều người quen như bác sĩ Phan Huy Quát, các ông Bùi Diễm, đại tá Lê văn Kim, Nguyễn Quang Nhạ và nhân viên phụ tá.

Công việc điều đình với chính phủ Pháp vẫn còn kéo dài nên bác sĩ Quát, lúc đó là tổng trưởng bộ Quốc Phòng, ngỏ ý muốn mời tôi về Việt Nam để giúp quân đội thực hiện vài cuốn phim dài chống Cộng. Đại tá Lê văn Kim cũng có nhiều liên hệ với nền điện ảnh Pháp nên đã giới thiệu thêm vài chuyên viên khác, như đạo diễn Jean Leduc và Jacques Lang, cùng theo tôi về Saigon để lo làm các loại phim tài liệu ngắn.

Về Việt Nam mới được vài tháng, chưa tổ chức xong việc quay phim và chưa tìm đủ các phương tiện cùng dụng cụ chuyên môn cần thiết, thì được tin quốc trưởng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng thay thế Hoàng thân Bửu Lộc. Bác sĩ Phan Huy Quát mời tôi lên văn phòng, cho hay là ông sẽ không còn làm tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ mới, nên hỏi xem ý tôi muốn làm gì trong tương lải. Tôi trình bày là hiện nay tôi đã bắt đầu thảo ra một chuyện phim để phổ biến cho dân chúng hiểu về chế độ Cộng Sản, nhưng tôi cần phải nghiên cứu thêm rất nhiều tài liệu và chi tiết.

Vì ông Quát không còn ở trong chính quyền nên mất đi cơ hội làm phim, tôi xin phép trở lại Pháp để tiếp tục hoạt động trong ngành điện ảnh tại đó.

Máy bay Air France chở tôi về đến Paris đêm 14 tháng 7 cùng năm, vào đúng ngày lễ Độc Lập lớn của Pháp và cũng là ngày sinh nhật của tội. Nhìn thấy thiên hạ ăn mừng và khiêu vũ ngay ở ngoài đường rất nhộn nhịp, tôi cũng cảm thấy vui lây, bớt bực mình vì công việc không thành tại quê nhà.

Tuy nhiên sau đó, ý nguyện thực hiện cuốn phim chống Cộng vẫn đeo đuổi tôi, vì từ lúc còn là sinh viên tại Hà Nội năm 1945, tôi đã nếm mùi tra tấn của Cộng sản lúc bị tụ.  Lý do là tôi đã cùng với nhóm anh em trong Đông Dương Học Xá, không chịu chấp nhận đổi tên của tổ chức Tổng Hội Sinh Viên thành Tổng Hội Sinh Viên Cứu Quốc, vì biết chữ "Cứu Quốc" chỉ là một danh từ trá hình của Cộng Sản.

Khi viết xong bản thảo cho câu chuyện phim, tôi trở lại Saigon vào đầu năm 1955 để tìm cách thực hiện ước vọng của mịnh. Tôi tìm đến ông Bùi Diễm và bác sĩ Phan Huy Quát, lúc đó không còn ở trong chính quyền nữa, nhưng họ là những phần tử quốc gia chống Cộng, lại đang được rảnh rang, nên tôi mong họ có thể hợp tác được.

Cuốn phim tôi muốn thực hiện khá vĩ đại đối với Việt Nam, và sự tốn kém sẽ lên quá cao so sánh với các phim trong nước, Vì vậy cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải:

- Lo có số tiền chi tiêu cho mọi việc, từ lúc chuẩn bị quay phim cho đến khi hoàn thành, chi phí về quảng cáo và ẩm thực cho đoàn quay phịm

- Tìm kiếm các dụng cụ máy móc về phần chuyên môn, như máy quay phim, máy thâu thanh, máy phát điện, đèn cỡ lớn, và xe cộ để chuyên chở vân vận

- Mướn chuyên viên, tuyển lựa các tài tử đóng phim, và hằng ngàn dân di cư phụ diển

- Vận động sự giúp đỡ của quân đội về việc sử dụng súng đạn, máy bay, xe thiết giáp, các loại xe quân sự, chất nổ dùng trong lúc thực hiện các trận đánh, và việc tổ chức an ninh cho đoàn quay phịm

- Muốn quay loại phim 35 ly cho dúng tiêu chuẩn quốc tế, tiền ngoại tệ cần phải có khá nhiệu Việc mua cùng in rửa phim và làm ráp nối sẽ rất tốn kém, vì tất cả đều phải làm tại ngoại quộc. Việt Nam lúc đó chưa có phim trường và các máy móc dùng cho loại phim cỡ lớn này.

Thực hiện một phim có tánh cách chống Cộng, trước tiên là đi vận động để được sự giúp đỡ của chính quyền và phòng điện ảnh Hoa Kỳ. Về phía Việt Nam thì không có sự khích lệ nào đáng kể, vì có lẽ chính phủ Ngô Đình Diệm đang có nhiều vấn đề quan trọng khác cần làm, nhất là họ còn phải đương đầu với các tổ chức đối lập trong nước vào thời gian đó.

Nhờ hồi trước lúc làm việc tại bộ Quốc Phòng, tôi có quen với ông Charlie Mertz, giám đốc phòng điện ảnh Hoa Kỳ. Lúc trình bày ý định thực hiện cuốn phim dài chống Cộng và mong được sự giúp đỡ, ông Mertz thích thú ngồi nghe tôi kể sơ lược chuyện phim và hứa sẽ sốt sắng tận tình làm mọi việc trong quyền hạn của mình, với điều kiện là cần có một bản chuyện phim loại phân cảnh bằng Anh ngữ (shooting script) để hiểu rõ nhu cầu nào ông có thể trợ giúp được.

Tôi cũng đem mấy vấn đề khó khăn cần giải quyết đã nói trên ra bàn với ông Mẹrtz. Ông ta có ý kiến là sau khi chuyện phim được chấp thuận, tôi cần phải cùng ông đi qua Phi Luật Tân để giải quyết về vấn đề chuyên viên và máy móc cùng phim trường. Theo ý ông, thì nên tìm thêm một hãng phim tại đấy để làm chung (co- production), nếu họ thích chuyện phim này và nhận thấy có ích lợi cho nước họ, vì trong thời kỳ ấy phong trào chống Cộng tại Phi cũng đang bành trượng. Được như vậy thì mọi chi phí, về dụng cụ và chuyên viên hay in rửa phim, đều do Phi Luật Tân đài thọ.

Tôi trở về bàn tính với ông Bùi Diễm là đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm rồi, vì nếu chuyện phim được chấp nhận thì phần Việt Nam chỉ phải lo cho tiền chi tiêu trong thời kỳ quay phim mà thôi, còn lại các vấn đề tốn kém quan trọng về ngoại tệ đều đã có các tổ chức khác chịu.

Chúng tôi thành lập hãng phim Tân Việt Điện Ảnh, trong đó có bốn người: ông Bùi Diễm, bác sĩ Phan Huy Quát, thương gia Nguyễn Hữu Đạo và tôi.  Ba người trên lo vấn đề tài chánh và tôi thì phụ trách phần thực hiện và viết chuyện phịm.

Lúc đó áp dụng theo hiệp ước ký kết tại Genève năm 1954, phong trào di dân chống Cộng từ Bắc vào Nam đang rầm rộ xúc tiến. Tôi chọn Đà Lạt vì có các trại di cư ở quanh vùng đó, và đến ngụ tại khách sạn Langbian để viết phần phân cảnh cho chuyện phịm.

Trong hai tháng, mỗi ngày tôi đều xuống các trại định cư, nghe họ kể lại cảnh tố khổ hay các việc kinh hoàng dã man đã xẩy ra dưới chế độ Cộng sản. Ghi chép các tài liệu đó cho đến chiều tối trở về, tôi lại bổ túc thêm cho chuyện phim thành hấp dẫn hơn, nhưng phải loại bỏ những cảnh quá tàn nhẫn không thể đem lên màn bạc được.

Chuyện phim và phần phân cảnh được hoàn thành xong, tôi liền trở về Saigon để cấp tốc dịch ra tiếng Anh cùng với các anh em Việt Nam làm tại phòng điện ảnh Hoa Kỳ.

Ông Charlie Mertz muốn góp ý kiến là vào cảnh cuối cùng, lúc đại úy Vinh vượt biên và được tàu chiến của hải quân cứu ở ngoài biển, ông đề nghị chiếc tàu đó treo cờ Mỹ! Tôi đã từ chối và nói rằng làm vậy thì như quảng cáo bán "Coca Cola", sẽ mất giá trị của cuốn phim đối với dân chúng. May thay ông ta không cứng đầu, và đã đồng ý mời tôi cùng đi qua Phi Luật Tân để vận động giải quyết về phần kỹ thuật.

- Ở Manila hơn một tuần lễ, các hãng phim của Phi biết được tin đăng trên báo nên đã liên lạc và đón tiếp tôi rất nồng hậu trong các buổi tiếp tân của họ, cũng như buổi tiệc do đại sứ Cao Thái Bảo tổ chức tại sứ quán Việt Nam, hay hôm gặp gỡ báo chí và các minh tinh điện ảnh Phi do phòng thông tin Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân tổ chức.

Chuyến đi Manila rất thành công, một hãng phim Phi do ông Manuel Conde làm giám đốc nhận lời làm chung (co-production) với Việt Nạm. Chuyên viên và máy móc quay phim do họ đóng góp, còn phần mua và in rửa phim thì được sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Khi cuốn phim thực hiện xong họ được có toàn quyền trên thị trường Phi, còn lại tất cả trên thế giới là của Việt Nạm. Phía Phi Luật Tân họ lấy tên cuốn phim là "Fire and Shadow", vì chuyện được sửa đổi để theo đúng tinh thần dân tộc Phi, thiên nhiều về đạo Ki Tô, và sẽ do ông Conde làm đạo diện

Phía Việt Nam thì chọn tên Chúng Tôi Muốn Sống và do tôi phụ trách. Tiện đây, tôi xin trình bày thêm là sau cuộc trưng cầu ý kiến của trên mấy trăm người, phần đông là dân chúng ở tại Saigon đã lựa tên Chúng Tôi Muốn Sống trong số sáu tên phim được đưa ra, như "Gió và Lửa", "Tình và Máu", "Sóng Đỏ trên đất lành", "Giông tố" vân vân.

Trở về Saigon, vấn đề cuối cùng là cần phải có sự trợ giúp của quân đội Việt Nạm. Ông Bùi Diễm lúc đó làm giám đốc sản xuất cho Tân Việt Điện Ảnh, có quen nhiều với đại tá Edward Lansdale, đang làm cố vấn tối cao cho tổng thống Ngô Đình Diệm, nên ông vận động nhờ ẸL nói giúp, vì chính phủ tỏ vẻ thờ ơ với việc thực hiện phim nạy. Có lẽ vì ông Diễm và bác sĩ Quát là Đại Việt, không cùng "phe ta", mà lại muốn làm điện ảnh chống Cộng để lấy ảnh hưởng trong dân chúng, nên chính phủ Diệm e ngại chẳng.

Tuy vậy sau đó, thiếu tướng Trần Văn Đôn, khi ấy làm tham mưu trưởng quân đội, cho tôi hay là đã chỉ định thiếu tá Nguyễn văn Cư cùng một số sĩ quan đi theo cộng tác với đoàn quay phịm. Mọi nhu cầu cần đến sự yểm trợ của quân đội, thì thiếu tá Cư sẽ liên lạc trực tiếp với bộ Quốc Phòng.

Như vậy, xem như đã giải quyết xong các vấn đề trong giai đoạn vận động và chuẩn bị, bây giờ thì đến lúc phải lo về phần thực hiện cuốn phịm.

Phái đoàn Phi Luật Tân gồm có các tài tử và chuyên viên, tất cả chừng hai mươi ngượ`i. Họ quyết định sẽ đến Saigon trong hai tuần lễ sau, và đem theo các dụng cụ máy móc: camera quay phim là loại Mitchell 35 ly thường dùng trong các phim trường quốc tế, hoàn toàn yên lặng lúc máy chạy, rất cần vì phải lấy âm thanh tại chỗ (direct sound recording). Phần thâu thanh thì dùng máy Ampex với băng cỡ 16 ly chạy cùng tốc độ với camera để tiện cho việc ráp nối sau này. Hồi đó việc thâu lời đối thoại cho ăn khớp (Sỵnc) cùng đúng với lúc tài tử nói thật rất khó làm, chứ không dễ dàng như quay loại video-camera hiện nạy.

Thâu thanh tại chỗ thì cần phải có máy phát điện lớn chạy thật êm, phía Phi Luật Tân không thể đem qua được vì quá nặng nề, nên bên phần Việt Nam phải tự lo liệu lấy.

Quân đội ta có nhiều máy phát điện nhưng động cơ lại rất ộ`n. Tôi phải giải quyết vấn đề ấy, bằng cách cho hàn thêm mấy ống bô xe hơi liên tiếp sau ống khói của máy phát điện, và khi sửa xong, máy chạy nghe thật rất ệm.

Phía Việt Nam cần phải gấp rút tuyển lựa tài tử cho kịp lúc quay phịm. Đặc biệt là thời đó chưa có tài tử chuyên nghiệp, nên tất cả diễn viên đều đóng phim lần đầu tiên trong đời họ. Người Việt Nam ta rất có khiếu về vấn đề này, ngay như đạo diễn lừng danh trên thế giới là ông Joseph L. Mankiewicz, lúc đến Saigon quay phim The Quiet American (Người Mỹ Trầm Lặng) vào đầu năm 1957, mà tôi làm người cộng tác sản xuất cho ông ta ăssociate-producer), cũng công nhận việc diễn xuất rất tự nhiên của các vai phụ tại đây, nhất là không bao giờ ai liếc trộm vào ống kính quay phim, khi họ đã được báo trước là không nên làm việc đó.

Vai chánh nam, đại úy Vinh do Lê Quỳnh đóng, phần hai vai chánh nữ thì lúc diễn xuất thử, Mai Trâm thích hợp với vai Lan vì nét mặt hiền hậu, và vai nữ cán bộ đanh đá, lại hợp cho Thu Trang hợn.

Còn lại các vai phụ như

- Công tố ủy viên: Nguyễn Long Cương

- Đội trưởng đoàn đấu tố Cộng sản: Nguyễn Đức Tạo

- Ủy viên chính trị: Lê Giạng

- Công an: Trần văn Nhơn, và nhiều vai khác mà tôi không còn nhớ tện

Phần chuyên môn về Quay phim: Emanuel Rojạs

- Âm thanh: Flaviano Vilareạl

- Âm nhạc hòa tấu theo nhạc phẩm của Phạm Duy do Restie Umali điều khiện

Địa điểm được chọn để quay phim là Long Hải và Nha Trang, vì cả hai nơi đều có cảnh giống như trong chuyện phim, và lại là vùng có nhiều trại di cư người Bắc, nên rất tiện cho việc nhờ họ làm phụ diện. Đoàn quay phim gồm có gần 100 người, trong đó, các anh em trong quân đội lo về an ninh đã chiếm mất một phần tư, còn lại là tài tử, chuyên viên, nhân viên giúp việc của Việt và Phi và một số người khá đông trách nhiệm về ẩm thực. Phải dùng đến 10 chiếc xe vận tải lớn của quân đội, mới chuyên chở hết được mọi người và dụng cụ của phim đoàn.

Thời gian quay phim mất gần ba tháng. Mọi người đều hăng say làm việc, không quản ngại đến những trận mưa rào như tát nước vào mặt, hay trời nắng chang chang thêm với sức nóng của các ngọn gió từ bên Lào thổi đến như nung đốt rừng núi, làm cho nhiều diễn viên đã phải núp cạnh các xe vận tải để có chút ít bóng mát. Chỉ có lúc tắm biển vào buổi chiều khi mặt trời lặn, là lúc xả hơi vui vẻ cho mọi người sau một ngày công lao cực nhọc.

Mỗi ngày ai cũng đều phải thức dậy từ lúc mờ sáng để chuẩn bị những việc cần thiết phải làm của mình. Nhóm này thì lo máy móc dụng cụ quay phim, kẻ kia lo nấu nướng đồ ăn cùng nước uống cho mọi ngượi. Diễn viên thì lo phần áo quần cùng hóa trang, nhất là phải học thuộc lòng các câu đối thoại. Đạo diễn và giám đốc thu hình chăm chú cùng nhau bàn tán, về các góc cạnh hay các đoạn phải quay phim trong hôm đó. Kỹ sư âm thanh thì chọn chỗ để máy điện, cần phải đặt máy ấy nằm nơi ngược chiều gió tránh khỏi bị ồn lúc thâu tiếng nói. Mỗi người mỗi việc, sáng nào cũng thật là bận rộn và nhộn nhịp lo cho công tác của mình.

Có rất nhiều chuyện vui, buồn, hồi hộp, lo lắng hay tang tóc đã xẩy ra trong lúc quay phim này. Tôi xin kể lại vài câu chuyện bên lề ở hậu trường mà dân chúng chưa được nghe đến, dĩ nhiên là nên khởi đầu với chuyện vui:

- Trong lúc quay trận đánh phục kích đoàn xe Pháp gần đèo Mo Lang ở phía đông Nha Trang, chúng tôi chỉ tìm có được một kiều dân Pháp còn ở tại vùng đó, nên nhờ anh ta đóng vai người lính Pháp lái chiếc chiến xa dẫn đầu đoàn xẹ. Việc anh ấy phải làm là lúc nghe tiếng mìn nổ thì thò đầu ra khỏi xe và la lớn: "Les Viet-Minh attaquent!" (Việt Minh tấn công!) Rồi sau đó, anh ta phải gục đầu xuống làm như bị trúng đạn, nên ói máu mồm rạ. Đến lúc quay thật, mọi chuyện xẩy ra như đã được dự định, nhưng lúc anh lính Pháp gục đầu xuống chết, thì mồm lại không có tí máu nào chảy rạ. Khi hỏi lý do vì sao thì anh ta nhe răng cười, nói là lúc ngậm chocolat trong miệng giả làm máu, vì ngon quá, nên anh đã nuốt hết mất không còn giọt nào. Trận đánh thực hiện thật quá tốn kém, không thể nào quay lại được vì thiếu một chi tiết nhỏ đó, nên đành phải chịu.

- Buồn là người phụ tá của anh chuyên viên xảo thuật Totoy Torrenta, lúc pha thuốc súng cho trận đánh tại Nha Trang, đã bị cháy phỏng nặng vì làm xẹt lửa trên sân đá tuy dùng cái chày bằng gổ để trộn các chất nộ. Anh ấy đã được chở cấp tốc về Manila để điều trị.

- Hồi hộp trong khi thực hiện trận phục kích, là lúc đem cả đoàn xe thiết giáp lên vùng rừng núi của đèo Mo Lang (dường mòn Hồ Chí Minh). Con đường nhỏ quanh co ở trên đèo ấy, có một cái cầu sắt với tấm bảng đề là sức lượng của cầu chỉ chịu nổi tối đa là 15 tấn. Chiếc chiến xa dẫn đầu của đoàn quay phim thì nặng đến 25 tấn! Nếu lái qua mà cầu sập thì cả đoàn quay phim sẽ bị kẹt lại trên núi này, nhất là lúc đêm xuống thì rất nguy hiểm vì đây là vùng có Việt Cộng. Quyết định cuối cùng là vẫn phải liều cho lái xe qua cầu. Tim tôi đập mạnh như muốn nhảy ra ngoài lồng ngực khi nhìn chiếc xe tank to lớn, xích sắt kêu ken két, chậm chạp bò từ từ qua chiếc cầu nhỏ bé ấy.

- Hồi hộp thêm là lúc chuẩn bị quay cảnh phi cơ Pháp bay là xuống bắn đoàn dân di cự. Tôi đánh điện về Saigon xin gởi ra Nha Trang hai chiếc phi cơ quân sự loại thường dùng để bắn phá hay ném bọm. Lúc phi cơ đến phi trường, tôi lên xem ở phía trong thì sợ hết hồn, vì họ chất đầy bom thật loại 100 kí! Tôi yêu cầu cho cất tất cả bom ấy vào kho ngay vì nguy hiểm cho việc quay phịm. Anh phi công nhờ tôi phải chỉ rõ những việc cần phải làm, nhất là định bay thấp xuống chỗ nào và xa mặt đất bao nhiêu thưởc. Tôi ngồi cạnh người phi công để bay thử đến địa điểm quay phịm. Tôi chưa bao giờ đi loại phi cơ quân sự nhào lộn kiểu này, nên bị choáng váng buồn nôn nói không ra lời! Thế mà đến lúc quay thật thì anh phi công tuổi trẻ tài cao này, lại biểu diễn phi cơ bay xuống quá thấp gần mặt đất cho thêm phần hào hứng, đến nỗi chiếc dù to che ánh mặt trời của máy quay phim, bị gió của động cơ máy bay cuốn đi mất!

- Hồi hộp hơn nữa là lúc người yêu của tôi là nữ tài tử Mai Trâm, diễn xuất cảnh nữ cán bộ Lan cướp súng để bắn mấy người cộng sản. Cây súng đó là loại súng máy thời Pháp loặi FM), nặng 30 kí và sức đạn giật lại vào tay rất mạnh. Với thân hình nhỏ bé, lại phải ôm cây súng quá nặng để chạy ra bãi cỏ bắn máy bay Pháp, rồi quay ngược lại bắn mấy người cán bộ, nên lúc quay xong màn đó, tay Mai Trâm đã phải băng bó mất mấy ngày vì ngón tay bóp cò súng bị rách toé máu ra!

- Lo lắng và sợ nhất là trong khi quay trận đánh phục kích ở trên đẹo.  Số chất nổ và đạn dược sử dụng hơn mười ngàn kí, số đạn xảo thuật thì rất ít vì quá tốn kém để chế tạo, còn lại đều là dùng đạn thật. Nếu có sự rủi ro nào xẩy ra, thì trách nhiệm sẽ quá nặng nề cho phim đoạ`n.

Ngay như lúc quay màn tiêu hủy quân cụ địch quân, phi đạn súng không giật băzooka) cũng là loại thật, nên chiếc xe bị bắn trúng đã nổ tung lên tan nát!

- Một việc tang tóc không ngờ đã xẩy ra trong lúc chúng tôi đang quay phim tại Long Hải. Đoàn quay phim lúc đó đang chuẩn bị nghỉ ăn cơm trưa, thì được tin là chiếc xe ẩm thực, lúc tài xế lái qua vùng núi đá, đã bị lật rơi xuống gần bãi cát và kết quả là có vài người bị thương cùng một người bị xe đè chết. Tôi vội vã phóng xe đến chỗ xẩy ra tai nạn, thì mới thấy người bị xe đè chết chính là anh bạn thân của tôi tên là Lê văn Phấn, hoạt động trong ngành điện ảnh, mới từ Paris trở về. Anh ta được tin tôi đang làm phim nên đến Long Hải, xin cùng đi nhờ xe ẩm thực, để ra thặm. Thật là một sự bất hạnh đau đớn mà bao năm qua, hình ảnh người bạn trẻ đẹp trai quý mến này, vẫn còn ghi nhớ mãi trong ký ức tội.

Quay hết xong cuốn phim và gửi qua Manila để in và rửa thì lại gặp một vấn đề khác là việc nối ráp phim: không một ai ở phim trường Phi Luật Tân hiểu tiếng Việt và phần phim về âm thanh họ đã in ra, để lộn xộn không biết đâu mà ráp nối với phần có hình ạnh. Thông thường thì phần ráp nối sơ bộ được làm xong thì đạo diễn mới xem lại và sửa đổi cho đúng ý mịnh. Trong tình thế này, tôi lại phải bay qua Manila để lo cho toàn diện phần ráp nối cùng âm thạnh. Chuyến qua Phi Luật Tân này có thêm nhà văn Nguyễn Tú cùng đi để giúp về phần đối thoại của phịm. Như thế lại mất thêm gần hai tháng nữa thì cuốn phim mới được hoàn thành để đem ra chiếu ở các rạp.

Ngày đầu tiên, phim Chúng Tôi Muốn Sống ra mắt ở Saigon tại rạp Đại Nạm. Dân chúng kéo nhau đi xem đông quá nên thiếu chỗ ngội. Lúc chiếu đến cảnh tố khổ, bỗng nhiên rất nhiều người trong rạp bị quá xúc động, cùng nhau đứng dậy, hô to lên nhiều lần "Đả đảo! Đả đảo Cộng Sản!" Thật là một sự bất ngờ thú vị, và tinh thần chống Cộng đó vẫn còn được kéo dài cho đến ngày hôm nạy. Trên phương diện chính trị và lịch sử, mục đích của cuốn phim này là để nói lên cho dân chúng hiểu, lý thuyết mà đảng Cộng Sản đã đem ra áp dụng một cách cuồng tín tại Việt Nam, thật quá tàn bạo và độc ác đối với con dân trong nước vì đã sát hại bao nhiêu đồng bào vô tội.

Chuyện phim phơi bày giai đoạn đẫm máu của chính sách cải cách điền địa và giai cấp đấu tranh, đã chứng minh là không thành phần nào trong xã hội Việt Nam có thể sống nổi với chính sách này. Từ giai cấp trí thức, quân nhân tham gia kháng chiến nhưng liên hệ với thành phần địa chủ, cho đến các cán bộ có tinh thần quốc gia nhưng không mù quáng theo chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế, và ngay cả đến giai cấp bần cố nông đã được họ giải phóng, tất cả mọi người, đều bị lợi dụng kiểu vắt chanh bỏ vỏ, bị khủng bố hay thủ tiêu, nếu không triệt để chỉ trung thành phụng sự cho Đảng mà thội. Chính sách cải cách điền địa bắt đầu ở ngoài Bắc từ năm 1953 cho đến 1957, họ đã giết hại mấy trăm ngàn nhân mạng một cách oan uổng và vô ích.

Vì vậy nên sau đấy, chính ông Hồ Chí Minh cũng đã công nhận sự sai lầm tai hại ấy, nên ra lệnh bãi bỏ chính sách đấu tố địa chủ và cách chức tổng bí thư Trường Chinh, người chỉ huy phong trào đó. Phim Chúng Tôi Muốn Sống ra đời vào năm 1956, có thể một phần nào đã ảnh hưởng đến quyết định này.

Theo sự tìm hiểu của tôi sau này, thì việc chấm dứt phong trào cải cách điền địa, chỉ vì đảng Cộng Sản đã nhận thấy họ đang thi hành một chiến lược sai lầm vì nước ta không có giai cấp thợ thuyền vô sản như ở bên Ngạ. Họ áp dụng lý thuyết giai cấp đấu tranh một cách đần độn và quá khích tại Việt Nam, một nước sống nhờ nông nghiệp, mà lại đem ra đấu tố giai cấp địa chủ và phú nông, để gây ra sự căm thù và oán hận trong giới nông dân, thì họ làm sao còn có điểm tựa ở chốn thôn quê cho sự tồn tại của quân du kịch. Vào cuối năm 1954, cả triệu người rời bỏ miền Bắc vào Nam chống Cộng Sản đã chứng minh việc đó .

Nói tóm lại, phim Chúng Tôi Muốn Sống đã đi vào lịch sử của điện ảnh Việt Nạm Tuy không thành công lắm trên phương diện tài chánh vì thị trường Việt Nam quá nhỏ hẹp, mặc dù phần đông người Việt thời đó đều muavé đi xem phim nậ`y. Hơn nữa, lại là loại phim có tánh cách tuyên truyền nên không chiếu thương mại ở ngoại quốc được, nhưng về mục đích chống Cộng thì lại thành đạt vẻ vang khắp nở.

Cuốn phim đó đã được giải thưởng Chính Trị của đại hội Điện Ảnh Đông Nam Á tại Seoul Đại Hàn năm 1967, và lại là cuốn phim được chọn để trình chiếu trong đại hội Chống Cộng Thế Giới ở Dallas Texas cho các phái đoàn của một trăm nước đến xem vào ngày 12-11-1985, dưới sự chủ tọa của trung tướng chủ tịch John K. Singlaụb.

Sau đó, phim ấy còn được chiếu tại Tòa Bạch Ốc thời tổng thống Reagan, cho các nhóm sinh viên học ngành chính trị, do ông Rudy Beserra, giám đốc phòng Liên Lạc Dân Sự tổ chức .

Đây là một cuốn phim độc nhất được sản xuất từ thời đó cho đến bây giờ, đã giúp cho nhiều người hiểu rõ thêm về một chế độ bạo tàn mà cho đến nay, bao người bỏ nước ra đi tìm tự do, vẫn còn thấy thấm thía và đau lòng.

Chúng ta nên nhìn Cộng Sản như đám mây đen bay qua, và Tự Do thì như ánh mặt trời cần thiết cho muôn loại. Thế hệ trẻ của Việt Nam ở trong và ngoài nước, mới lớn lên trong vài thập niên qua, phần lớn đều không hiểu Cộng Sản là gì, nhưng đâu có kẻ nào muốn sống dưới đám mây đen tối, vì ai cũng thích thoải mái vẫy vùng tự do dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời.

Mây đen bay qua rồi trời lại sáng, đó là định luật tự nhiên của tạo hóa.


No comments:

Blog Archive