Saturday, March 28, 2020

Chuyên gia Mỹ: Phải chấm dứt sự phụ thuộc đầy rủi ro của Mỹ vào vật tư y tế Trung Quốc

Tổng thống Trump đi thăm phòng thí nghiệm sinh học hôm 3/3/2020 tại Viện Y tế Quốc gia (ảnh: Nhà Trắng chụp bởi Shealah Craighead).

Bà Adriana Cohen, nhà bình luận truyền hình Mỹ nổi tiếng, cho rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã cho thấy sự phụ thuộc đầy rủi ro của Mỹ vào thuốc và vật tư y tế của Trung Quốc, phải chấm dứt.

Theo bà Cohen, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn đang phá vụn nền kinh tế Mỹ, khiến cuộc sống gặp nguy hiểm và làm hỏng toàn bộ cách sống của người dân Mỹ, “sẽ đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh rằng chính phủ Mỹ phải ngừng phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia nước ngoài khác, để mua thuốc, vật tư y tế hoặc bất kỳ sản phẩm của chuỗi cung ứng nào hoặc thành phẩm cần thiết cho sự sống còn của chúng ta”. 

Bà Cohen cho rằng đó cũng là vấn đề an ninh quốc gia. Nếu các thành viên của quân đội Mỹ và những người hỗ trợ các lực lượng quân đội Mỹ không được tiếp cận với thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), thuốc cứu người và các nhu yếu phẩm khác trong đại dịch – và kết quả là không chống nổi nó, thì “chúng ta đặt an ninh quốc gia của mình trước nguy cơ từ những đối thủ nước ngoài, những kẻ có thể lợi dụng tình hình”. Theo bà Cohen, ông Rosemary Gibson, một cố vấn cấp cao về các vấn đề chăm sóc sức khỏe tại Viện nghiên cứu Đạo đức sinh học Hasting Center, và là đồng tác giả của cuốn sách “China Rx:

Exposing the Risks of America’s Dependence on China for Medicine” [Tạm dịch: “Trung Quốc Rx: Phơi bày những rủi ro về sự phụ thuộc của Mỹ đối với y học Trung Quốc”], đã cảnh báo các nhà lập pháp năm ngoái rằng: “Thuốc có thể được sử dụng như một vũ khí chiến tranh chống lại Mỹ”.

Về vấn đề này, hãng truyền thông Politico cũng cảnh báo, rằng “nguồn cung cấp có thể bị giữ lại. Thuốc có thể được sản xuất với các chất gây ô nhiễm gây chết người hoặc được bán mà không có bất kỳ loại thuốc thực sự nào trong đó, khiến chúng không hiệu quả”. Bà Cohen cho rằng không có gì bí mật khi nói rằng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức nguy hiểm về một loạt các loại thuốc như thuốc kháng sinh, ibuprofen, penicillin và acetaminophen.

Trong một bức thư gửi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar và FDA vào năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley, lưu ý: “80% các thành phần dược phẩm thiết thực là được sản xuất ở nước ngoài, phần lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) chỉ kiểm tra 1/5 cơ sở sản xuất thuốc cho con người, đã đăng ký ở nước ngoài vào năm ngoái”.

Cảnh báo về những rủi ro liên quan đến sản xuất dược phẩm của nước ngoài, Thượng nghị sĩ Grassley, đại diện cho tiểu bang Iowa này, tuyên bố: “Tôi khuyến khích các hoạt động thể hiện của chính quyền, bao gồm việc kiểm tra không báo trước tại các cơ sở sản xuất nước ngoài để xác định xem họ có đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn dược phẩm cần thiết hay không, duy trì, xét nghiệm và bảo vệ chống hàng giả”. Bà Cohen nhận định: “Xét bối cảnh chúng ta biết rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự khởi đầu COVID-19, và việc xử lý và che đậy sau đó của họ, gây ra tác hại không thể khắc phục được đối với Mỹ, Châu Âu và toàn cầu, đây có phải là đối tượng mà chúng ta muốn họ kiểm soát chuỗi cung ứng y tế quan trọng của chúng ta hay không? Tuyệt đối không”.

Theo bà Cohen, người dân Mỹ cũng không muốn phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nước ngoài nào khác về các loại thuốc hoặc thiết bị y tế, có khả năng cứu sống người như khẩu trang, găng tay, máy thở hoặc các sản phẩm quan trọng khác. “Điều này bao gồm Ấn Độ, khi chính phủ của họ vừa tuyên bố cấm xuất khẩu hydroxychloroquine, một loại thuốc sốt rét, mà chúng ta được cho là nó có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh nhân bị mắc virus corona”, bà Cohen lưu ý.

Cuối cùng bà Cohen kêu gọi “Chính quyền TT Trump và Nghị viện phải đặt ưu tiên hàng đầu, làm việc cùng với khu vực tư nhân, để tăng cường mạnh mẽ sản xuất thuốc ở trong nước. Tương lai của đất nước này đang bị đe dọa, và đơn giản là không có thời gian để lãng phí”.

Theo Fox News
Duy Nghĩa dịch và biên tập

No comments:

Blog Archive