Tác giả : Trần Hùng | Nguồn: TheSaigonPost | Ngày đăng: 2020-03-21 |
Vào hôm thứ Năm vừa qua, Tập đoàn Luật Berman của Florida đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Tàu cộng, Tập đoàn này cho rằng Tàu cộng đã không báo cáo về căn bịnh cúm Tàu và sau đó nhanh chóng chuyển sang bưng bít thông tin đã tạo ra một "đĩa Petri khổng lồ".
Những đĩa hộp tròn (Petri dish) cấy vi trùng trong phòng thí nghiệm
Trong đơn khiếu kiện Tàu cộng, phía Berman đã tường trình "Tàu cộng và các bị cáo khác biết rằng virus cúm Tàu là nguy hiểm và có khả năng gây ra đại dịch, nhưng hành động chậm chạp, thường xuyên chui đầu xuống cát để núp và / hoặc che đậy nó vì lợi ích kinh tế, chánh trị của chính họ. Hành vi của các bị cáo đã gây ra và sẽ tiếp tục gây thương tích và tử vong cá nhân, cũng như các thiệt hại khác".
Mày chui đầu xuống cát để trốn ư ? |
Một nghiên cứu được phổ biến trong tháng này bởi Đại học South Hampton của Vương quốc Anh chỉ ra rằng nếu Tàu cộng có hành động sớm hơn ba tuần thì sự lan rộng của mầm bịnh sẽ nhỏ hơn đáng kể và số trường hợp mắc dịch sẽ giảm 95%.
Theo một mốc thời gian được biên soạn trong tuần này bởi thông tấn xã Axios , đó là ngày 10/12/2019 rằng các triệu chứng của bệnh lạ bắt đầu được tranh luận với bịnh nhân đầu tiên của Tàu cộng. Sáu ngày sau, các quan chức y tế ở Vũ Hán đã nhận ra rằng con virus của bệnh này kháng lại với các loại thuốc cảm cúm thông thường và có sự liên hệ với một chợ bán thịt động vật hoang dã trong thành phố. Vào ngày 27/12/2019, các nhà chức trách đã được thông báo về loại virus mới này và ba ngày sau đó, hai bác sĩ ở Vũ Hán đã bị Tàu cộng khiển trách vì phát tán thông tin trên mạng WeChat về sự lây lan giống như SARS ,...
Sau đó, một thông báo đã được đưa ra rằng các nhà chức trách đã thấy "không có bằng chứng rõ ràng về việc truyền nhiễm coronavirus từ người sang người", được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhắc lại, ngay cả khi các trường hợp bên ngoài biên giới Tàu cộng bắt đầu được xác định.
Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, tay sai của Tàu Cọng
Ngày hôm sau, trường hợp cúm Tàu đầu tiên được biết đến ở Mỹ là một người đến từ Vũ Hán. Vào ngày 18/01/2020, một bữa tiệc Tết Nguyên đán quy mô lớn đã được phép diễn ra tại Vũ Hán, trong đó hàng chục ngàn người đã tụ tập và có khả năng lây lan virus cúm Tàu theo cấp số nhân. Và khi căn bịnh vượt quá tầm kiểm soát trong những ngày tiếp theo, thành phố Vũ Hán và ba địa phương khác đã bị phong tỏa, trong khi các khu vực khác tiếp tục tập họp đông đảo để ăn mừng năm mới trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, một loạt các tố giác khác đã nói rằng nhiều báo cáo đã được đệ trình lên chính quyền về sự lây lan của virus cúm Tàu vài tuần trước đó, nhưng những tố giác này đã bị dìm tiếng một cách hiệu quả. Tờ London Times cũng tường trình rằng một số công ty dịch tể đã thử nghiệm các mẫu từ các bịnh nhân bị bịnh cúm Tàu ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái và cảnh báo chính quyền về những phát hiện của họ vào ngày 03/01/2020 nhưng đã bị Tàu cộng ra lịnh bịt miệng.
Một số báo cáo cũng nhấn mạnh rằng Tàu cộng đã biết về virus cúm mới ngay từ tháng 11/2019. Theo South China Morning Post , trường hợp đầu tiên được ghi nhận vào ngày 17/11,2019 tại tỉnh Hồ Bắc, với năm trường hợp lây nhiễm mới trung bình mỗi ngày được báo cáo trong những tuần sau đó.
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien, đề cập đến các bác sĩ ở Vũ Hán đã bị chính quền kiểm duyệt, ông tuyên bố rằng việc Tàu cộng che giấu dịch bịnh cúm Tàu trong giai đoạn đầu "gây thiệt hại cho cộng đồng thế giới trong hai tháng liền" và làm trầm trọng thêm sự tắc nghẻn giao thương quốc tế. Hơn nữa, Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul hàng đầu của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã gọi nó là "một trong những vụ che đậy tồi tệ nhứt trong lịch sử loài người. Các quy định y tế quốc tế (IHR) ghi rằng những hành động ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở quốc nội đều trở thành các vấn đề quốc tế".
Ivana Stradner, luật sư quốc tế và chuyên gia an ninh quốc gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) thì cho rằng "Sự chậm trễ của Tàu cộng trong việc báo cáo ổ dịch đã vi phạm luật pháp quốc tế". Dưới giác độ của nữ luật sư này thì các quốc gia có thể kiện Tàu cộng trước các tòa án quốc tế vì vi phạm nghĩa vụ báo cáo sự bùng phát của coronavirus theo IHR. Cô cho hay "Hành vi của Tàu cộng là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu và cấu thành vi phạm Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc, ủy quyền cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hành động để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Các quốc gia và đặc biệt là Hoa Kỳ, có thể phản ứng với sự bùng phát của virus cúm Tàu bằng cách viện dẫn nguyên tắc tự vệ".
Còn theo luật sư David Matas, một luật sư nhơn quyền, tị nạn và nhập cư quốc tế có trụ sở tại Canada, người được chỉ định làm thành viên của phái đoàn Canada tại Hội nghị Liên hợp quốc về thành lập Tòa án hình sự quốc tế, nhấn mạnh rằng Tàu cộng ngoài tư cách là một quốc gia thành viên, còn phải tuân theo Công ước về vũ khí sinh học. Ông nói "Công ước tại Điều I nêu rằng mỗi quốc gia thành viên của Công ước này không bao giờ, trong bất kỳ trường hợp nào, giữ lại vi khuẩn hoặc các tác nhân sinh học khác, hoặc độc tố bất kể nguồn gốc, hoặc phương thức sản xuất ra chúng, không lấy lý do vì mục đích hòa bình mà lưu giữ, bảo vệ chúng . Theo quan điểm của tôi, không báo cáo là một hình thức duy trì vi phạm Công ước. Hoa Kỳ cũng là một quốc gia tham gia hiệp ước. Nếu Hoa Kỳ phát hiện Tàu cộng vi phạm các nghĩa vụ của mình được nêu trong các điều khoản của Công ước như trong việc chậm trễ trong việc báo cáo virus cúm Tàu, thì Hoa Kỳ có thể khiếu nại với Hội đồng Bảo an".
Cũng đồng tình với những quan điểm trên, bà Nitsana Darshan-Leitner, một luật sư có trụ sở tại Israel, người chuyên về việc kiện các chế độ khủng bố và tài trợ cho ISIS nói với Fox News rằng:
- Nói chung, theo công pháp, các quốc gia như Tàu cộng có quyền hưởng luật "Miễn Tố Tối Cao Cho Nước Ngoài", và chính phủ nước ngoài không thể bị đưa ra tòa án thông thường hoặc chịu trách nhiệm về bất cú hành vi nào của họ". - Tuy nhiên, nếu quốc gia đó có hành động giống như ủng hộ khủng bố, thì hành động này bị truy tố trên mặt pháp lý. Một chính phủ tham gia vào sự bất cẩn và sơ suất như che đậy một dịch bệnh có khả năng lây lan trên toàn thế giới thì chính phủ đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- Che đậy và hành động có chủ ý để che giấu một cuộc khủng hoảng y tế chết người không phải là một trong số các hành động được bảo vệ trước pháp lý đối với một quốc gia có chủ quyền hoặc của các nhà lãnh đạo có trách nhiệm.
- Nếu một tổ chức tư nhân như nhà thương hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe của một công ty hóa chất đã biết về một căn bịnh nguy hiểm và rất dễ lây lan và sau đó cố tình che giấu sự tồn tại của nó và che giấu nó khỏi công chúng, họ sẽ phải đối mặt với tội phạm và trách nhiệm trước pháp lý.
- Rõ ràng, Tàu cộng đã ký các hiệp ước và có nghĩa vụ tuân theo luật pháp quốc tế để báo cáo virus cúm Tàu và không được che đậy nó. Tuy Tàu cộng không đổ lỗi cho ai về việc tạo ra virus cúm Tàu, nhưng họ đã không phát ra báo động quốc tế mà lại cố gắng che giấu nó khỏi thế giới.
Darshan-Leitner nhấn mạnh thêm rằng theo quan điểm của bà, đó là "một sự vi phạm lớn về nghĩa vụ và luật pháp quốc tế", và rằng một vụ án có thể được đưa ra tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) nếu nó được chứng minh là bao che và được duy trì bởi các cá nhân cấp cao.
Bà Darshan-Leitner giải thích thêm rằng "ICJ được thành lập như là một diễn đàn dành cho các quốc gia nào tin rằng họ đã bị thương nặng và có nguyên nhân để hành động chống lại các quốc gia khác hầu tìm cách khắc phục. Đây sẽ là một trường hợp hành động đúng kinh điển để chống lại sự liều lĩnh của một chánh phủ nào đó bất chấp luật pháp gây ảnh hưởng và gây tổn hại nghiêm trọng cho các quốc gia trên khắp thế giới. Vấn đề là Bắc kinh có chịu đồng ý với vụ xét xử của ICJ, một vụ án với rất nhiều tổn thất về tính mạng, với hàng ngàn tỷ Mỹ kim thiệt hại và sự hủy diệt kinh tế toàn cầu mà con virus cúm Tàu, hay là Bắc Kinh sẽ không bao giờ đồng ý chịu tham dự vào vụ xét xử này".
Còn theo ông Titus Nichols, một luật sư liên bang và là giáo sư tại Trường Luật Đại học Georgia thì cho rằng, theo thông lệ quốc tế, các chánh phủ nước ngoài được miễn tố khỏi các vụ kiện từ quốc gia sở tại. Tuy nhiên, các tậập thể, gia đình hoặc cá nhân có thể khởi kiện chính phủ Tàu cộng chiếu theo Đạo luật Miễn Tố Tối Cao Cho Nước Ngoài được chính phủ Mỹ đề ra năm 1976 (Foreign Sovereign Immunity Act - FSIA). Ông giải thích "Đạo luật này là phương tiện chính để các dân tộc bị hại kiện chống lại tội ác của nước ngoài hoặc các cơ quan và công cụ của nó".
Như vậy cuộc chiến pháp lý buộc Tàu cộng phải chịu trách nhiệm về hành vi sản xuất vũ khí sinh học đã được khởi động. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian và quyết tâm của các nạn nhân của con virus cúm Tàu mà đặc biệt là chánh quyền của tổng thống Donald Trump. Tin tưởng với mức độ tàn phá về người và của do con virus cúm Tàu gây ra cho nhân loại, tổng thống Donald Trump sẽ đại diện nhân loại để thống lĩnh các lực lượng chấp pháp của thế giới nhanh chóng tiêu diệt Tàu cộng, xóa sổ cnxh quái thai./.
Tran Hung.
No comments:
Post a Comment