Tuesday, March 31, 2020

Úc cần học gương Nam Hàn


Cổ Nhuế

Trong những ngày cuối tháng Hai, số người dính con Corona ở Nam Hàn từ hàng chục đã vọt lên hàng ngàn. Thật vậy, chỉ trong một ngày 29 tháng Hai đã có thêm 909 người dính. Con số này thật ghê hồn so với dân số chừng 50 triệu ở phiá Nam bán đảo Triều Tiên.

Vậy là chính phủ Nam Hàn lập tức ra tay. Và ra tay mạnh mẽ. Kết quả: bốn ngày sau đó, số người dính con Corona chỉ tăng lên phân nửa. Và cứ thế mỗi ngày một giảm xuống phân nửa. Vào thứ Hai đầu tuần này, ở Nam Hàn chỉ có thêm 64 người mắc dịch. Nghĩa là chưa bằng tổng số người mắc dịch trong cả tháng Ba năm nay. Khi dịch nhem nhúm ở Nam Hàn thì cũng bắt đầu lan ra ở Ý. Chuyện gì xảy ra kế tiếp cho 60 triệu người dân Ý thì thế giới đều biết. Chỉ trong một ngày Chủ nhật đầu tuần này Ý đã chết 793 người. Cũng trong ngày ấy ở Nam Hàn chỉ có 2 người chết vì bị con Corona cắn.

Khi năn nỉ người Úc tuân theo các lệnh giới hạn do chính phủ liên bang ra – ông Daniel Andrews, thủ hiến Victoria, đã nói ‘if people don’t want to take my word for it, turn your TV on – have a look at Italy, have a look at Spain, have a look at France, nếu người dân không muốn nghe lời tôi nói thì xin bật máy truyền hình mà coi chuyên xảy ra ở Ý, Tây ban nha và ở Pháp’. Chắc bẩm bạn đọc Việt Luận đã coi những thước phim ghê hồn chiếu lại cảnh bên trong bệnh viện Ý và hàng dãy dài quan tài chờ sẵn…

Thế giới được quyền theo chưn Nam Hàn hay theo chưn Ý. Nếu nước nào muốn theo chưn Ý thì cần đóng ngay thật nhiều quan tài. Ngược lại, nước nào chọn con đường Nam Hàn đã đi thì đây là những bước chưn. Những bước chưn này thật dễ dàng: Một là nhanh chóng ra tay. Hai là: cho thật đông người thử và theo dõi người đã dính. Ba là toàn dân đồng lòng uýnh con Corona.

Thời sự hôm nay xin được nói qua từng bước chưn Nam Hàn.

Một là nhanh chóng ra tay

Chỉ một tuần lễ sau khi có người Nam Hàn đầu tiên dính con Corona — lúc đó vào cuối tháng Giêng, chính phủ Hán Thành gặp các công ty dược phòng và yêu cầu họ lập tức sản xuất thật nhiều bộ đồ nghề (kit) để thử con Corona. Chỉ cần sản xuất bộ đồ nghề thô sơ nhất. Chính phủ còn nhanh chóng bỏ bớt thủ tục rườm rà để các công ty rộng tay sản xuất. Trong khi đó, ở Úc có hãng bia sẵn sàng chế thuốc rửa tay thì than trời vì phải chờ 55 ngày mới được các quan trong bàn giấy ở Úc đóng con mộc tổ. Hu! Hu.

Trong vòng hai tuần lễ đầu tiên, số người bị nghi dính con Corona chỉ hàng chục thì mỗi ngày Nam Hàn đã làm được hàng trăm bộ đồ nghề để thử. Mỗi ngày Nam Hàn sản xuất một nhiều bộ đồ nghề này. Hiện nay, Nam Hàn làm ra ít nhất mỗi ngày 100 ngàn bộ đồ nghề sống chết này. Và ít nhất 17 nước trên thế giới đã muốn mua đồ nghề thử con Corona ‘Made in Korea’. Vậy là không những Nam Hàn cứu dân mình mà còn kiếm ra tiền nhờ … con Corona!

Ở Úc, nhiều người e rằng mình dính con Corona đã chạy xin được thử. Tiếc thay! vì không có đủ bộ đồ nghề nên nhiều nơi đã từ chối. Thí dụ nghị si Rex Patrick đã xin thử vì đã tiếp xúc với nghị si Andrew Bragg đã bị từ chối, mặc dù chính ông Andrew Bragg đã dính…Cho đến chiều tối thứ Hai đầu tuần này, bác si phụ tá trưởng ban y tế Paul Kelly mới nới lỏng điều kiện để được thử. Trước đây, chỉ người mới du lịch từ mấy nước có đông người mắc dịch mới được thử. Nay ai có triệu chứng (hình như) cũng được thử.

Nhanh chóng tìm dụng cụ đã thử con Corona, Nam Hàn cũng rất nhanh cô lập con quỷ quái ác này. Ở thành phố Daegu có 2 triệu rưỡi dân bị coi là ổ dịch vì giáo phái Shincheonji không chịu cho tín đồ đeo mặt nạ và cứ tiếp tục ngồi gần nhau khi hành lễ. Chính phủ Nam Hàn đã mạnh tay với giáo chủ Shincheonji bằng cách doạ truy tố về tội giết người. Mạnh tay là chìa khoá thành công khi uýnh con Corona.

Rõ ràng, Nam Hàn đã đánh phủ đầu con Corona. Đánh ngay từ khi nó chưa xuất hiện. Ngược lại, Úc và các nước phương Tây …. (Thôi! chả nói nhiều. Nói thêm chỉ buồn thêm …)

Hai là: cho thật đông người thử và theo dõi người đã dính

Nhờ có nhiều bộ đồ nghề để thử con Corona, Nam Hàn đã thử hơn 300 ngàn người. Nếu tính tỷ lệ, số người được thử ở Nam Hàn đông gấp 40 lần so với dân Mỹ. Ngoại trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wha đã nói với phóng viên đài BBC: Thử quan trọng vì giúp sớm khám phá, giảm bớt lan tràn và nhanh chóng chữa trị. Ông này khẳng định người Nam Hàn ít mất mạng vì con Corona là nhờ có đông người được thử. Ở bển có hơn 9 ngàn người dính con Corona mà đã có hơn 3 ngàn rưỡi người bình phục.

Tất cả người sống ở Nam Hàn đều được thử con Corona (nếu muốn), kể cả người ở lậu. Khi thử, không ai phải trả một cắc. Ở Nam Hàn có đến 600 địa điểm thử con Corona. Ở địa điểm thử, người dân bước vào một cái khung trông như cái nhà nho nhỏ để gọi điện thoại công cộng. Y tá đứng bên ngoài dùng bộ đồ nghề thử nước bọt, đờm…. và gởi cho phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Nam Hàn còn lập ra 50 chỗ thử ‘drive-through’, nghĩa là tài xế lái xe qua và ngồi yên trong xe mà vẫn được thử. Khi thử, người ta chỉ cần mất chừng 10 phút và trong vòng vài tiếng đồng hồ sau đó là có kết quả. Ngoài các địa điểm thử con Corona, chính phủ Nam Hàn còn dùng nhiều máy quay phim ở các nơi có đông người như văn phòng, khách sạn, nhà ga, phi trường, vân vân để đo nhiệt độ của người dân. Nhiều nhà hàng ở Nam Hàn còn đo nhiệt độ của khách trước khi họ bước vào. Úc mà làm thế thì các nhóm tranh đấu cho nhân quyền la làng.

Ở Úc, thoạt đầu chỉ những du lịch về từ mấy nơi có đông người mắc dịch và những ai tiếp xúc với người bị dính mới được thử. Vào thứ Hai đầu tuần này, chính phủ đã nới lỏng điều kiện này. Cho đến nay ở Úc đã có gần 150 ngàn người được thử con Corona (0.5% dân số). Trong nay mai chắc chắn chính phủ Úc sẽ thử cho nhiều người hơn vì nghe nói vừa tới Úc thêm 63 ngàn bộ đồ nghề để thử. Số này cộng thêm chừng trăm ngàn đã nhập kho Úc vào tuần trước. Dù sao Úc cũng vẫn chỉ vuốt đuôi con Corona; trong khi Nam Hàn đánh phủ đầu ngay khi con quỷ này chưa ló đầu ra. Ngoài ra, có lẽ chính phủ sẽ khuyên dân Úc đeo mặt mạ. Cũng vào đầu tuần này ông tổng trưởng y tế Greg Hunt cho hay mới về Úc thêm 30 triệu mặt mạ và từ nay cho đến cuối tháng Tư Úc sẽ có chừng 54 triệu mặt mạ. Một lần nữa Úc chỉ vuốt đuôi con Corona.

Ở bển, rủi có ai bị nghi dính con Corona, lập tức được chữa trị. Đầu tiên là cô lập. Ai bị cô lập thì phải gắn một app vào máy điện thoại di động. App này sẽ báo động khi người đó vượt qua những giới hạn. Nếu phạm luật cô lập, người dân Nam Hàn có thể bị phạt lên đến $2,000 Đô la. Nếu bị nặng, người mắc dịch được đưa thẳng vào bệnh viện. Trường hợp chỉ bệnh nhẹ thì có thể phải vào những trung tâm ‘sống cô lập’. Ở Nam Hàn bây giờ 99% người mắc dịch chỉ bệnh nhẹ.

Hơn nữa, chính phủ theo dõi những nơi người bị dính đã qua, những người đã tiếp xúc. Nam Hàn theo dõi bằng cách lấy lời khai đã vậy mà con coi lại những thước video đã quay trong mấy tuần qua, kiểm soát các nơi người ấy rút tiền từ máy ATM nào,và coi đường đi nước bước của họ đã ghi trong máy GPS và điện thoại di động. Ông ngoại trưởng Nam Hàn không giấu diếm khi ví von ‘Chúng tôi theo dõi con vi khuẩn này giống như thám tử điều tra tội phạm’. Nhờ vậy, bác sỹ có thể vạch ra những đường đi nước bước con quỷ quái ác này đã qua.

Trong khi có nước giấu diếm, Nam Hàn công khai số người mắc dịch. Ở trong khu vực nào có người bị dính thì điện thoại di động của tất cả người dân sống trong vùng đó rung lên, báo tin ‘có người bị dính’. Ngoài ra, chính phủ lập ra nhiều trang Web, trang Facebook và nhiều app gắn vào máy điện thoại di động để cập nhập tin tức. Cập nhật từng giờ. Từng phút. Hơn nữa, chính phủ còn cho người dân biết bệnh nhân ấy đã qua những nơi nào, có đi xe buýt, xe lửa hay máy bay nào. Họ đã lên xe xuống ngựa ở chỗ nào, hồi mấy giờ, vân vân. Toàn là những chuyện rất riêng tư nên có lẽ dân Úc sẽ mạnh mẽ phản đối!

Nhờ các biện pháp rất mạnh mẽ và minh bạch kể trên, ở Nam Hàn chỉ có 120 người hui nhị tì vì bị con Corona cắn. Còn người bình phục lên đến hơn 3 ngàn rưỡi. Một điều chúng ta hay quên là không phải ai dính là tiêu đời. Thông thường 80 % người dính chỉ bệnh nhẹ. 20% còn lại bệnh nặng. Số người phải nằm trong phòng cấp cứu khá thấp. Và chưa tới 3% đi đứt. Úc còn may mắn với số người mất mạng rất thấp nhưng nhịp độ người dính khá chóng mặt.

Ba là toàn dân đồng lòng uýnh con Corona

Chính phủ Nam Hàn thường xuyên nhắc nhở người dân mang mặt mạ, giữ vệ sinh, giữ khoảng cách an toàn và hướng dẫn phải làm gì khi e rằng mình bị dính. Chính phủ Hán Thành đã động viên được toàn dân như thể đất nước lâm nguy. Ngược lại, chính dân chúng Nam Hàn cũng nhất lòng nghe theo. Các cuộc thăm dò dân ý cho thấy dân Nam Hàn ủng hộ các biện pháp mạnh do chính phủ đưa ra. Nhờ tin tưởng chính phủ, ở Nam Hàn không có nạn dân chúng vét hét hàng hoá trong siêu thị như đã xảy ra ở Úc và nhiều nước phương Tây khác. Thật vậy, người sống Úc và nhiều nước phương Tây khác đã vét sạch giấy vệ sinh, thức ăn, thuốc men (và bia) khỏi kệ hàng vì không tin tưởng vào chính phủ. Chính phủ và chủ tiệm có nói gì nói mà kệ hàng còn trống trơn thì có nói cũng bằng thừa. 

Ở Mỹ, tổng thống Donald Trump phải ký nghị định ngăn chận nạn đầu cơ tích trữ. Ông bộ trưởng tư pháp Mỹ William Barr nói ‘Nếu nhà quý vị chứa đầy giấy vệ sinh chúng tôi không ‘ke’. Nhưng nhà quý vị thành cái kho chứa mặt nạ thì coi chừng có tiếng gõ cửa à nghe’. Vậy là Mỹ dám cử đặc nhiệm truy lùng mặt nạ như đã cử hùng binh dũng tướng sang tận Iraq truy lùng ‘vũ khi giết người hàng loạt’ lắm đa.

Ở Nam Hàn, trong thời đại thổ tả, an toàn của xã hội phải được đặt lên trên quyền tự do cá nhân — đó là nhận xét của ông ngoại trưởng Kang Kyung-wha.

Kinh nghiệm Nam Hàn

Thế giới đang mắc dịch. Mỗi nơi áp dụng những biện pháp chống dịch khác nhau. Trong số này, thành công là ở Nam Hàn. Sao các nơi khác không học kinh nghiệm ở bển? Thật ra trước hàng hàng lớp vi khuẩn Vũ Hán xâm nhập vào xã hội, người ta chỉ có ba cách phản ứng: một là khoang tay cho nó cắn chết. Hai là dùng biện pháp mạnh chận nó ngay khi nó chưa lú đầu. Ba là để cho nó tràn vào từ từ. Hình như Úc theo lối thứ ba. 

Thủ tướng Scott Morrison nói nhiều đến mấy chữ ‘flatten the curve’. Nghĩa là Úc chịu cho con vi khuẩn này vào đây cắn người Úc. Nhưng chỉ được cắn từ từ để cho các bệnh viện Úc có chỗ chứa. Vì theo đường lối, chính phủ Úc từ từ ra những biện pháp từ ‘level 1’ sang ‘level 2’ và chậm chạp vài ba ngày mới thêm một ‘level mới’. Ngược lại, Nam Hàn lập tức dùng biện pháp mạnh. Người Úc có thể cười vì ở bển vi phạm quyền riêng tư của người dân.

Nam Hàn không phải là nước giàu như Úc nhưng biết dùng những gì có trong tay. Để thử con Corona, Úc đang loay hoay chế ra bộ đồ nghề đắt tiền. Trong khi đó, Nam Hàn đã bắt đầu với một đôi găng tay và cục bông goòng. Phương tiện rất hạn hẹp nhưng đồng lòng rất mênh mông. Chính phủ mạnh mẽ và nhanh chóng ra biện pháp. Và toàn dân đồng lòng với chính phủ. Trong khi đó, Úc bắt đầu bằng lời khuyên ‘tự cô lập’, ‘tự giữ khoảng cách’, ‘tự ….’, và ‘tự…’. Đến khi có đông người không ý thức trách nhiệm với cộng đồng, Úc mới cử cảnh sát hay doạ phạt nặng.

Cuối cùng, có lẽ Úc cũng phải áp dụng gần hết biện pháp mạnh như Nam Hàn đã làm ngay từ đầu. Vì chậm chạp, đại dịch ở Úc có thể kéo dài lâu hơn và tác hại về nhân mạng cũng như về kinh tế sẽ nặng hơn.

Cổ Nhuế
Source:vietluan.com.au
Vài kỷ niệm với DANH CA THÁI THANH

Luật Sư Trần Hữu Trung
Năm 1966, tôi trúng tuyển vào làm xướng ngôn viên đài Tiếng Nói Tự Do – Voice of Freedom – hay gọi tắt là đài VOF. Đài này qui tụ một số nhà văn, nhà báo, nhạc si và ca sĩ nổi tiếng. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là tiếng hát “vượt thời gian” của danh ca Thái Thanh với chương trình “Lời Trong Đêm”. Trong mục này, Thái Thanh tâm tình với các anh bộ đội miền Bắc.
Với giọng đọc hấp dẫn lôi cuốn, với những nhạc phẩm tình cảm do giọng ca hàng đầu trình bày, chương trình này làm cho bộ đội miền Bắc rất ghiền và nghe lén, theo anh Lê Tuấn, người cùng khởi đầu với tôi tại đài trước Nguyễn Hữu Công và Phạm Long.
Nguyễn Hữu Công hiện điều hành đài phát thanh Little Saigon tại Cali.
Phạm Long thường xuất hiện trong các đài truyền hình Việt Nam, cũng tại Cali.
Sau một thời gian làm xướng ngôn, chúng tôi được theo học một khóa đạo diễn phát thanh (producer) do đài VOA (Voice of America) tổ chức tại đài phát thanh Sàigòn.
Sau khóa học, tôi được giao làm producer, phụ trách chương trình nhạc cổ điển Tây phương do anh Lê Gia Thầm biên soạn. Nữ ca sĩ Kim Vui cũng là nữ tài tử nổi tiếng làm xướng ngôn, đọc chương trình.
Khi tôi vào đài, chương trình “Lời Trong Đêm” của Thái Thanh do nữ kịch sĩ Kiều Hạnh làm producer. Kịch sĩ Kiều Hạnh lấy ông Phạm Đình Sỹ là anh cả của Thái Thanh.
Nghệ sĩ Kiều Hạnh thỉnh thoảng đi đóng phim. Khi bác bận đi quay phim, tôi được giao làm producer cho chương trình Thái Thanh. Vì thế, tôi có dịp nói chuyện với bà.
Thái Thanh có lối nói chuyện rất lôi cuốn và duyên dáng. Bà có những nhận xét tinh tế về cuộc sống. Theo bà, vợ chồng cần có một khoảng cách xa nhau trong ngày, buổi tối hội ngộ mới đầy ý nghĩa.
Thái Thanh và các con ở một căn nhà rất xinh tại đường Lê Thánh Tôn, gần nhà thương Đồn Đất xưa.
Khi tôi lại thăm, bà dắt một vòng đi xem nhà. Trên lầu, khi chỉ tay vào phòng ngủ rất rộng so với tiêu chuẩn ở Sàigòn bấy giờ, trông rất “hoành tráng”, Thái Thanh khôi hài: “Đây là phòng ngủ của hoàng đế Neron”.
Vài năm sau khi tôi vào làm trong đài, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, tức Hoài Bắc và anh Hoài Trung cùng Thái Thanh hợp thành ban văn nghệ trên sân khấu của nhà hàng “Đêm Màu Hồng” trên đại lộ Nguyễn Huệ Sàigòn. Nhà hàng này là tầng trệt của khách sạn Catinat. Ông chủ nhà hàng là dân biểu Trần Quý Phong, một người ái mộ danh ca Thái Thanh.
Tôi đến nhà hàng được nghe anh Hoài Trung hát “Bên Cầu Biên Giới”, anh Hoài Bắc chơi guitar, ngất ngưởng với ly ruợu và tất nhiên có tiếng hát lanh lảnh, lôi cuốn của Thái Thanh. Sau đó là giọng ca mạnh, đầy sức sống của một ca sĩ lớn là Lệ Thu.
Anh Hoài Trung cùng trong ban thực hiện chương trình với tôi tại đài Tiếng Nói Tự Do. Anh nói Thái Thanh và Lệ Thu là hai tiếng hát độc quyền của nhà hàng “Đêm Màu Hồng”. Anh tiết lộ, mỗi cô được trả 250,000 đồng một tháng. Thời đó, lương một công chức bình thường chưa tới 10,000 đồng. Như vậy, một công chức phải đi làm cả hai năm mới gần bằng thu nhập của hai danh ca miền Nam trong một tháng.
Hát hay, tiếng tăm lừng lẫy, duyên dáng lại nói chuyện lôi cuốn, tinh tế, thông minh nên Thái Thanh có nhiều quý ông ái mộ, phải nói là mê mệt.
Đứng đầu bảng là nhà văn Mai Thảo. Mỗi lần Mai Thảo vào trong đài, gặp Thái Thanh cùng thâu chương trình, tôi thấy hai người nói chuyện rất tương đắc. Mai Thảo có thái độ rất kẻ cả đối với các ca si đàn em của Thái Thanh. Tôi nghe ông hỏi một ca sĩ trẻ: “Em không chào anh à?”. Còn với danh ca Thái Thanh, ông cười cười nói nói coi như không biết thời gian là gì. Đúng là ông “vượt thời gian”.
Chính Mai Thảo là tác giả của nhận xét giọng ca “vượt thời gian” của Thái Thanh. Cụm từ của Mai Thảo nay đã thành biệt danh của Thái Thanh.
Còn nữa, để ca tụng lối diễn tả sống động của giọng ca Thái Thanh, Mai Thảo viết: “Giọng ca có da có thịt”, nhưng câu này ít được trích dẫn.
“Vượt thời gian” nay đã đi vào ngôn ngữ Việt Nam. Vì thế, người ta hay nói giễu những anh trốn nợ không trả tiền là những anh có món nợ “vượt thời gian”.
Một gương mặt nổi tiếng khác của Sàigòn cũng là người mê Thái Thanh như điếu đổ, nhưng là yêu một chiều thôi. Chàng giữ kín mối tình. Đó là quái kiệt Trần Văn Trạch.
Từ bé còn ở tiểu học, tôi đã thấy người ta mê lối trình diễn đầy hài hước của Trần Văn Trạch như khi ông hát: “Cái Telephone, Chuyến Xe Lửa Mồng Năm….”. Rồi giọng ông trầm ấm trong mỗi buổi truyền thanh trực tiếp cuộc sổ xố của đài Phát Thanh Sàigòn “Xổ số quốc gia, giúp đồng bào ta, mua lấy cửa nhà, giàu sang mấy hồi….”.
Sau này lớn lên, khi là sinh viên, tôi rất hâm mộ giọng miền Nam, ấm, vang của Trần Văn Trạch khi ông hát “Chiều Mưa Biên Giới”.
Mới đây tôi đọc một bài báo, ký giả hỏi Thái Thanh về người có mối tình câm lặng với bà. Danh ca trả lời rằng bà cũng đoán thế. Bà rất nể trọng tài năng và tư cách của nghệ si Trần Văn Trạch.
Theo nhạc si Nguyễn Quý Lãm, có một nhạc sĩ khá nổi tiếng cũng mê Thái Thanh như điếu đổ. Cụ Nguyễn Quý Lãm nay đã trên 90. Cụ ở gần nhà tôi và là thân chủ của tôi. Cụ Lãm chơi đàn violin rất nổi tiếng tại Sàigòn. Cụ dạy nhạc cho các con của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến và bà xã Ái Minh.
Theo cụ Lãm, người nhạc sĩ đa tình vô cùng cái mộ Thái Thanh là nhạc sĩ Võ Đức Thu.
Trên Việt Luận, Khánh Ly cho rằng Thái Thanh là ngọn hải đăng của cô. Còn theo Lệ Thu, chỉ có một mình Thái Thanh là tiếng hát vượt thời gian.
Trước đây, tôi đọc một bài báo khá dài đăng trên Việt Luận do ông Đỗ Tiến Đức, cựu Giám đốc trung tâm điện ảnh miền Nam trước 1975, viết về Thái Thanh. Theo ông, chúng ta nên cám ơn Thái Thanh vì bà đã đem tiếng hát tô đẹp đời sống của chúng ta.
Xin mượn nhận xét trên của ông Đỗ Tiến Đức để vĩnh biệt một tiếng hát đã tô đẹp đời sống của chúng ta.                                                  
Luật Sư Trần Hữu Trung
Sydney, tháng 03/2020
Mộng Bá Chủ Thế Giới của Hán Cộng


Hơn ba năm về trước, trước những lo ngại của thế giới về chủ nghĩa “American First” của TT Trump, Tập Cận Bình được ca ngợi khi thể hiện quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa. Ba ngày trước khi TT Donald Trump nhậm chức, ở diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Tập được đón nhận với những tràng vỗ tay thật nồng nhiệt sau bài diễn văn của ông: "Bằng cánh tay rộng mở, chúng tôi sẽ chào đón các quốc gia châu Phi lên chuyến tàu của sự phát triển Trung cộng".

Với dân số đông nhất hành tinh 1,4 tỉ người, nền kinh tế của Trung cộng đã vựợt qua Nhật Bản, đứng hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Nhưng chưa muốn dừng lại ở đây, trong nỗ lực muốn vươn lên qua mặt Hoa Kỳ để trở thành một cường quốc thế giới, Trung cộng đã vẽ lại 'Một Vành Đai, Một Con Đường' như thuở xưa đã dùng chinh phục Âu Châu cổ, siêu dự án này được coi là một loại kế hoạch Marshall của Trung cộng. Và siêu dự án này đã tiến vũ bão về phía trước như một cơn sóng cả, mà không một nguyên thủ quốc gia nào có đủ tài năng để ngăn cản nổi. Nhưng thật không may cho Trung cộng, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm -- sau khi trở thành người lãnh đạo của nước Mỹ và thế giới, TT Donald J. Trump đã phá tan ảo vọng bất lương này của chúng ra thành mây khói.

Từ khi Trung cộng đụng độ với Mỹ về chính sách kinh tế và thương mại, TT Trump đã làm cho thị trường chứng khoán của Trung cộng đổ nhào mất cả mấy ngàn tỷ dollars dự trữ, số thất nghiệp lên đến hàng triệu triệu, vô số hãng xưởng phải đóng cửa hoặc rời khỏi Trung cộng. Ngay cả những dự án đầu tư thâm độc đối với thế giới thứ ba, đẩy họ rơi vào “bẫy nợ” khi vay tiền của các ngân hàng do Đảng Cộng sản Trung cộng kiểm soát, với mục đích chiếm lấy các hải cảng để hợp thức hóa việc mở rộng phương tiện quân sự, cũng bị Hoa Kỳ ngăn chặn bít lối (như Sri Lanka đã phải nhượng cho Bắc Kinh quyền kiểm soát một cảng nước sâu 99 năm).

Những công trình đầu tư bạc tỷ ở Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Đông, Âu Châu… cũng bị Mỹ bẻ gẫy nhỏ ra từng khúc nhỏ. Trung cộng đã lợi dụng việc mở rộng biên giới tự do của Liên Âu để cho dân tàu di dân tràn vào khắp nước Pháp, Anh quốc, Đức, Ý… là những quốc gia giàu kỹ nghệ tân tiến nằm trong khối G-7 (khi Anh rời bỏ Liên Âu đã làm cắt đứt một mắt xích kết nối ở Âu Châu khởi nguồn từ nước Ý của chúng). Ở Ý, Trung cộng đã xuất cảng một khối lượng nhân công khổng lồ cho ngành dệt và da thuộc, họ lập ra những khu chế xuất gắn mác Made in Italy nhưng do Trung cộng làm ra.

Với chính sách quan thuế cứng rắn của TT Trump, đã làm cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng bị chậm yếu, và suy sụp tệ hại. Từ đây niềm tin vào phiên bản toàn cầu hóa của Tập cũng bị suy yếu chạm đến tận đáy. Cộng thêm tình hình trong nước đang bị hỗn lọan vì cơn dịch tả heo đã thổi bay hơn 500 triệu con, dẫn đến việc khan hiếm thịt heo trầm trọng trong ngày Tết.

Có phải vì lo sợ cái ghế hoàng đế của mình bị lung lay, lo sợ bị mất mặt với thế giới, mất điểm với người dân trong nước, và cũng muốn giựt sập Hội nghị thượng đỉnh G-7, nên Tập đã cố tình tung ra cái vũ khí ác độc nôm na gọi là Wuhan Virus?

Wuhan Virus rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, và nhất là nó có khả năng lan nhiễm vô cùng nhanh chóng. Theo thống kê, hiện nay thiệt hại lớn nhất bởi Wuhan virus lại chính là các nước thuộc thành viên của G-7. Ý có tỷ số thương vong cao nhất, và Hoa Kỳ kinh tế bị thiệt hại nhất.

Một điều rất đáng chú ý là số lượng bị nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong nặng nhất bởi Wuhan Virus ở Hoa Kỳ lại là những khu vực trọng yếu nhất của nền kinh tế, tài chính và kỹ nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ, đó là California, New York, và Washington. Cả ba tiểu bang này đều có dân số Tàu cộng cư trú rất cao, tập trung tại các khu China Town.

New York là một trung tâm uy quyền về thương mại, tài chính và chứng khoán, cũng là nơi dự trữ tiền và vàng lớn nhất thế giới. Có Sở giao dịch chứng khoán New York, và Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. NY cũng là kinh đô của ngân hàng, công ty tài chính, các mạng lưới phát thanh, truyền hình và hoạt động nghệ thuật sân khấu hàng đầu của Hoa Kỳ. California có kỹ nghệ khoa học tiên tiến cao nhất thế giới, cũng là tâm điểm tinh hoa của các phát minh ứng dụng hàng đầu cho thế giới. Washington có trụ sở nghiên cứu và sản xuất phi cơ dân sự, phi cơ quân sự, hỏa tiễn tinh khôn, những phát minh hàng đầu của ngành quốc phòng Hoa Kỳ.

Đại dịch Wuhan Virus đã làm cho tất cả các hoạt động của 3 khu vực này gần như bị tê liệt hoàn toàn trong mấy tháng nay. Nếu cứ tiếp tục kéo dài thêm nữa thì sự thiệt hại sẽ kinh khủng khó lường cho nền kinh tế của Hoa Kỳ (nói riêng) và các quốc gia G-7 (nói chung), vì những liên quan thương mại lẫn nhau.

Hôm 25/03, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói sau cuộc họp nhóm G-7 là: “Đảng Cộng Sản Trung cộng là mối đe đọa quan trọng cho sức khỏe và đời sống của chúng ta”. Và Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã nói với các thành viên thuộc chính phủ rằng Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với "phán xét" khi cuộc khủng hoảng Wuhan Virus kết thúc. Và ông còn nói rằng Anh quốc cũng sẽ xem xét lại mối bang giao với Trung cộng sau khi đại dịch chấm dứt. Những viên chức trong chính phủ Anh quốc cũng lên tiếng cáo buộc rằng, Trung cộng hiện đang cố gắng tìm cách mở rộng sức mạnh về kinh tế, thông qua việc cung cấp trợ giúp cho các quốc gia khác đang cố gắng chống lại đại dịch Wuhan Virus. Và Anh quốc sẽ không đứng yên để cho phép một nhà cầm quyền chuyên hoạt động bí mật và hủy hoại nền kinh tế thế giới, và rồi sau đó quay trở lại làm như không có việc gì xảy ra.

Có phải do tham vọng bành trướng làm bá chủ thế giới của Trung cộng bị sụp đổ, nên Trung cộng đã rải Wuhan virus với âm mưu làm suy yếu Hoa Kỳ và G-7, để vực lại uy thế cũng như vực lại nền kinh tế kiệt quệ của chúng hay không? Có phải vì Tập đã coi bộ mặt chính trị của Tập cao giá hơn sinh mạng của con người?

Hy vọng chúng ta và những người vô tội đã bị chết oan uổng bởi vi khuẩn cúm Tàu sẽ nhận được sự phán xét công bằng đối với Trung cộng, khi cơn đại dịch vi khuẩn cúm tàu này đi qua.

MAGA 4Ever!
TQ xuất hiện làn sóng "Xin lỗi nước Mỹ" ---
Bill Clinton  ai???

Bill và Hillary Clinton 

Bill Clinton là một gã đàn ông rất may mắn, đi ăn tèm lem bên ngoài, có chị vợ đi theo... hốt.

Cặp bài trùng này quả là hiếm thấy. Nếu không có tham vọng quyền lực một ngày làm Madame President, Hillary chưa chắc nhẫn nhịn như vậy.

Gerald Ford có đôi mắt nhìn người rất hay, khi cất nhắc lứa tiếp theo cho đảng Democrats, ông đã nói Bill Clinton cần phải đi chữa trị chứng nghiện tình dục. Trong quyển sách của mình, Write it when I'm gone, gần như là một dự đoán nhân sự cho nhiều năm sau, ông cũng nói Bill Clinton là người "never miss a dress in a party".

Tình sử của anh Bill thì rất sôi động. Sơ qua là thế này, anh học rất giỏi, anh được đưa sang Oxford học với học bổng Rhode Scholarship, đây là học bổng danh giá nhất được trao cho những tiềm năng lãnh đạo trong khối Anglosphere. Anh sang đó được vài tháng thì cưỡng đoạt một cô sinh viên, Oxford quá ngán, anh bị đuổi về mà không có bằng cấp nào hết. Đây là trường hợp duy nhất của Rhode Scholarship.

Sau khi về Mỹ, anh xin lại vào học Luật tại Yale. Lúc anh ra tranh cử thống đốc, anh lại quen trò cũ - cưỡng đoạt rất nhiều thuộc cấp, nhưng họ vì đổi lại ảnh hưởng với anh thống đốc tương lai, nên đều chấp nhận cho qua. Cho tới khi anh cặp với cô Gennifer Flowers, làm cô này có thai, anh nghe vậy đưa cô 200$ nói đi ...take abortion.

Cũng có chuyện anh tìm cách cưỡng đoạt cô Broadrick - là y tá mến mộ anh Bill mà tình nguyện cho chiến dịch, anh làm môi trên cô này bị thương, rồi cưỡng đoạt nhiều lần. Sức vóc cô chịu không nổi, cô đành buông xuôi, phải nhờ bạn tới mang đi. Chị vợ thuê người cãi thay cho chồng, lý lẽ rằng "nếu không đồng ý sao còn nằm im" - lý lẽ rằng đây là một "consensual intercourse".

Cô nàng này thua kiện, chưa kể chị Hill còn lợi dụng phe phái trong IRS điều tra thuế của nơi cô Broadrick này làm việc, cô bị uy hiếp tinh thần, mất việc, bỏ chồng, rồi đâm ra chán đời sau đó. Năm 2008, cô gửi Hillary bức thư "Do You Remember" rất nổi tiếng, vì Hillary tranh cử dưới chiêu bài bảo vệ... nữ quyền.

Tới cô Paula Jones, anh Bill dụ cô vào phòng riêng, rồi bắt cô... "kiss it". Cô lôi anh ra tòa, theo đuổi vụ kiện trong 4 năm, anh Bill thua kiện, phải trả cho cô $800,000. Trong lúc điều tra vụ này thì mới lòi ra vụ Monica Lewinsky. Nói chung, con người có khuôn mặt đào hoa thì có một loại tính cách rất đáng sợ là predator.

3 loại tính cách đáng sợ nhất trong nghiên cứu tội phạm học là Egomaniac, Paranoid, and Predator. Anh Bill có cái 1 và 3, cộng với sự thông minh thiên phú, cái gì anh cũng dám làm.

“Lời nguyền đỏ” đã ứng với Thụy Sĩ

Ngày 31/3, Thụy Sĩ được công bố số ca nhiễm nCoV ở nước này là 16.176 người chiếm 0.187% dân số (dân số hơn 8.6 triệu người vào tháng 12/2019) cao hơn cả tỷ lệ của Ý là 0.171% với 101.739 ca nhiễm (dân số hơn 59,1 triệu vào tháng 12/2019). 

Điều này cho thấy ‘lời nguyền đỏ’: “Bất cứ ai gần gũi với Trung Quốc thì người đó sẽ gặp xui xẻo” vẫn đang cho thấy sự đúng đắn.
Bản đồ mật độ nhiễm virus Trung Cộng ở Thụy Sĩ. (Ảnh: wikipedia)

Ba ngày trước khi số ca nhiễm vượt mốc 10.000 người, Thụy Sĩ đã tỏ ra hoảng loạn và chính phủ phải bắt đầu kêu gọi người dân nên ở nhà, cấm các nhóm tụ tập hơn 5 người, thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, v.v..

Kể từ Thế chiến thứ hai đến nay, quân đội Thụy Sĩ chưa bao giờ phải huy động, và chỉ đặt ở chế độ phòng thủ cơ bản. Nhưng với tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng hiện nay, các binh sĩ đã được điều động để giúp đỡ các nhân viên y tế tuyến đầu chiến đấu chống dịch.

Khi dịch bệnh đã phủ sóng khắp thế giới hơn nửa tháng nay, nhiều ngành công nghiệp đã phải cay đắng bật khóc trước một nền kinh tế đang bị đả kích nghiêm trọng. Chính phủ Thụy Sĩ và ngân hàng trung ương phải bơm hàng khối tiền để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của một nền kinh tế đang xuống dốc.

Trong các đợt thăm dò ý kiến của người dân, Thụy Sĩ trong nhiều năm liền đều được ca ngợi là quốc gia phù hợp để con người sinh sống nhất trên thế giới. Nơi non xanh nước biếc này còn tụ hội những thương nhân giàu có cùng những nhà quyền quý nổi tiếng trên thế giới. Thế nhưng, đất nước tươi đẹp này hiện giờ đang phải chịu sự tàn phá giày vò từ virus TQ. Vậy thì tai họa này bắt nguồn từ đâu?

Vào tháng 3/2019, thành viên của nhóm G7 là Ý đã bất chấp phản đối của đồng minh để trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết dự án “Một vành đai – một con đường” của TQ. Tiếp bước Ý, Thụy Sĩ là quốc gia thứ hai ở châu Âu ký kết dự án này.

Quân đội Thụy Sĩ tham gia hỗ trợ y tế. (Ảnh: Aboluowang)

Cảng Địa Trung Hải của Ý là một đầu mối then chốt dọc theo tuyến đường ‘Một vành đai – một con đường’, thuận tiện cho hàng hóa Trung Quốc xuất hiện nhanh chóng tại các khu trung tâm mua sắm nhộn nhịp ở Tây Âu. Thế nhưng làm thế nào một quốc gia lục địa không nằm dọc theo lộ tuyến của ‘Một vành đai – một con đường’ như Thụy Sĩ lại có thể hỗ trợ và tham gia vào dự án này của TQ?

TQ từ lâu đã luôn thèm muốn vị thế quốc tế đặc biệt của Thụy Sĩ. Thụy Sĩ có ngành công nghiệp dịch vụ tài chính uy tín nhất thế giới, Thụy Sĩ có thành phố quốc tế Geneva – là nơi tập trung của nhiều tổ chức quốc tế. Đây là những giá trị cực lớn đối với dự án “Một vành đai – một con đường”.

Năm 2013, trong dự án “Một vành đai – một con đường” của mình, TQ đã đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank), đến năm 2015, Thụy Sĩ và Anh là hai quốc gia phương Tây đầu tiên trở thành thành viên sáng lập.

Năm 2014, Hiệp định thương mại tự do giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc có hiệu lực, Thụy Sĩ trở thành “Quốc gia đầu tiên ở châu Âu đồng thời là một trong 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới ký kết hiệp định thương mại tự do quan trọng với Trung Quốc”.

Năm 2017, Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ lúc đó là bà Doris Leuthard đã có buổi hội kiến với ông Tập Cận Bình cùng nhiều nguyên thủ quốc gia khác đến tham dự Diễn đàn Hợp tác Quốc tế “Một vành đai – một con đường” tại Trung Quốc.

Người dân đeo khẩu trang tại thành phố Geneva. (Ảnh: AFP)

Trong Hội nghị thượng đỉnh “Một vành đai – một con đường” tổ chức lần thứ hai tại Bắc Kinh vào tháng 4/2019, Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Thụy Sĩ ông Ueli Maurer và Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ hợp tác kinh tế trong dự án “Một vành đai, một con đường”. Theo thông tin do Bộ Tài chính Thụy Sĩ công bố, bản ghi nhớ này nhằm tăng cường thương mại, đầu tư và tài trợ các dự án giữa Trung Quốc và Thụy Sĩ như một quốc gia thứ ba dọc theo “Một vành đai – một con đường”.

Ý ôm lấy “Một vành đai, một con đường” đã tạo ra sức ảnh hưởng chính trị nhất định cho các nền kinh tế lớn của phương Tây tham gia vào dự án này. Nhưng sự hỗ trợ của Thụy Sĩ càng đóng một vai trò to lớn hơn nữa. Sự tham gia tích cực của Thụy Sĩ đang phát đi một thông điệp với ngoại giới rằng “các nước châu Âu thích nghi tốt với sáng kiến này”, giúp cho TQ càng thuận tiện hơn trong việc lôi kéo những quốc gia đang cảm thấy ‘không có ly' do gì để từ chối những lợi ích này’.

Ý là quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất ở châu Âu, và Thụy Sĩ đang tiếp bước theo sau. Tình hình ở hai quốc gia này đã góp phần chứng thực cho ‘lời nguyền đỏ’: “Bất cứ ai gần gũi với TQ thì người đó sẽ gặp xui xẻo”.

VietBF@sưu tập
BẢN TIN ĐẶC BIỆT # 4: 31/3/2020

CẬP NHẬT THỐNG KÊ


Tin xấu lớn là con số người bị nhiễm tăng nhanh tại Mỹ, đưa Mỹ lên hàng đầu trên thế giới. Bà Hillary đã là người đầu tiên reo hò mừng rỡ. Bà tuýt ngay:

Đó là bà Hillary vui mừng khi con số nhiễm ở Mỹ đạt kỷ lục đứng hạng nhất. Ít ngày nữa, khi số người chết ở Mỹ lên mức hạng nhất, thì bà càng hớn hở hơn nữa. Càng nhiều người bị nhiễm rồi bị chết, bà càng mừng vì có dịp công kích Trump.

Thật ra, nói Mỹ đứng đầu thế giới là chuyện bá láp khi chẳng ai biết rõ tình trạng như thế nào bên Trung Cộng. Không ai tin Trung Cộng có ít ca nhiễm và ít người chết hơn Mỹ. Trong một xứ với gần một tỷ rưỡi dân mà chỉ có hơn 3.200 người chết là chuyện Kim Dung cũng chưa đủ tưởng tượng để nghĩ ra.

Có một cách lượng giá ‘tình hình chiến sự’ chống COVID của Âu Châu và Mỹ. Dân số cả Âu Châu (740 triệu) lớn hơn gấp hai lần dân số Mỹ (330 triệu), trong khi số ca nhiễm của cả Âu Châu (330.000 ca) cũng lớn gấp hai lần số ca của Mỹ (160.000 ca). Tỷ lệ dân số bị nhiễm của Âu Châu là 0,05%, ngang với 0,05% của Mỹ; nhưng tỷ lệ tử vong bên Tây Âu là từ hơn 6% (Anh, Pháp) tới 11% (Ý), trong khi tỷ lệ tử vong của Mỹ là 1,8%. Sự khác biệt nói lên rất rõ tính hữu hiệu của hệ thống y tế Mỹ so với hệ thống y tế xã nghĩa Âu Châu.

Tin tốt lớn là tại Mỹ, số người được chữa khỏi đang tăng nhanh gấp đôi số ca bị nhiễm và số tử vong. Cho tới ngày 28/3, có 2.522 người khỏi bệnh, qua ngày 30/3, đã lên tới 5.245 người, tăng 108% trong khi số ca bị nhiễm tăng 46%, và số tử vong tăng 65%. Trong 3 ngày qua, tỷ lệ khỏi so với số ca nhiễm đã tăng từ 2,4% lên tới 3,3%.

Tin xấu khủng khiếp là số tử vong của Mỹ có thể lên tới từ 100.000 đến 200.000 người. Tất cả cần tuyệt đối tuân thủ lệnh cấm cung và cách ly của các chính quyền địa phương.

CORONAVIRUS: NHỮNG Ổ TẤN CÔNG MỚI

Thống kê mới về cuộc chiến chống COVID cho thấy hai ổ phát tác bệnh dịch mạnh nhất trong những ngày/tuần tới sẽ là New Orleans và San Francisco, tuy vẫn còn thua xa thành phố New York.

Ngày 16/2 vừa qua là ngày thành phố New Orleans tổ chức lễ hội gọi là Mardi Gras, với cả triệu du khách từ khắp nơi đổ đến coi diễn hành và ăn nhậu, trong đó tất nhiên đã có không biết bao nhiêu người đã bị nhiễm rồi mà không biết.

Thị trưởng New Orleans, bà DC da đen LaToya Cantrell đã nhất quyết tố cáo TT Trump là thủ phạm vì trước đó đã không báo cho bà biết là có bệnh dịch để bà hủy buổi lễ hội.

Ngày 16/2 tháng Hai, dịch COVID chưa tấn công Mỹ, chưa ai biết gì nhiều, Dow Jones còn đang leo thang lên tới đỉnh 29.500 điểm ngày 17/2; đến hai tuần sau mà vẫn chỉ có 15 ca với 1 người chết. Dù vậy, TT Trump đã có biện pháp đề phòng hai tuần trước khi ông cấm không cho những người từ Trung Cộng vào Mỹ và bị TTDC ồn ào tố cáo kỳ thị và hù dọa ngay. Nếu bà Cantrell thực sự chú ý thì đã phải cứu xét quyết định này của TT Trump và có biện pháp nào đó nếu cần.

Thật ra, nếu khi đó TT Trump cảnh giác bà, thì bà cũng sẽ vẫn tổ chức vì thành phố sẽ thu được cả trăm triệu đô, không thể bỏ qua được, và chắc chắn khi đó bà đã lớn tiếng công kích TT Trump hù dọa vì nhu cầu tranh cử.

Mẫu số chung của các chính khách là luôn luôn tìm cách đổ thừa khi chuyện xấu xẩy ra, nhưng đấm ngực rất mạnh khi gặp chuyện tốt.

Nếu San Francisco là ổ phát tác thì cũng không phải chuyện lạ khi đó cũng là nơi có Chinatown lớn thứ nhì trên đất Mỹ, sau New York. Với gần cả nửa khu đóng cửa về Tầu ăn Tết.

CHỮA TRỊ CHỐNG COVID

Cơ quan FDA đã chính thức phê chuẩn việc dùng một vài thuốc chống sốt rét để trị COVID, là thuốc chloroquine phosphate và hydroxychloroquine sulfate. Đây là hai loại thuốc TT Trump đã nêu tên từ mấy tuần trước. Sự phê chuẩn này có tính cách khẩn cấp và giới hạn vì có nhiều điều kiện. Cần phải do bác sĩ cho toa chứ không được tự ý uống lung tung, hại nhiều hơn giúp.

Hai công ty thuốc Johnson & Johnson, và Moderna đã ký hợp đồng với chính phủ Mỹ để nghiên cứu và sản xuất thuốc ngừa COVID đầu năm tới 2021. Cần ghi nhận đây là thuộc ngừa cho tương lai lâu dài, không phải là thuốc chữa trị ngay bây giờ.

Tin ‘hành lang’ chưa được xác nhận là xông hơi theo kiểu các cụ ta, hay ngay cả theo kiểu Âu Mỹ qua các ‘vaporiser’ với chất bạc hà, cam, chanh,… có bán tại các tiệm thuốc tây cũng có thể giúp phần nào.

Xông hơi không đủ khả năng giết vi khuẩn, nhưng có thể làm vi khuẩn yếu đi, sẽ dễ bị diệt hơn qua các thuốc khác.

DĐTC loan tin này với sự dè đặt vì không kiểm chứng được. Quý độc giả cần tham khảo bác sĩ của mình.

CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU VIỆC BÌNH THƯỜNG HÓA

Theo Washington Post, một nhóm chuyên gia đang tích cực nghiên cứu kế hoạch và cách thức mang nước Mỹ trở về cuộc sống bình thường, ít tai hại nhất. Tình trạng cấm cung cả nước là chuyện không ai nghĩ có thể là giải pháp kéo dài quá lâu vì sẽ tiêu diệt kinh tế tức là triệt tiêu cả nước luôn.

TT Trump cho biết ông khuyến cáo duy trì những luật cách ly cho tới ít nhất cuối tháng Tư này trong khi bác sĩ Fauci cho biết vẫn phải theo dõi tình hình.

Những biện pháp đang được nghiên cứu chi tiết cũng là những biện pháp kẻ này đã viết qua trong bài Bình Luận tuần này cách đây mấy hôm: “Tại sao không mở lại kinh tế trong một giới hạn nào đó, chẳng hạn như cho phép những người trẻ, khỏe mạnh đi làm, tất cả phải mang khẩu trang khi ra đường, nhưng cấm cung những người có nhiều rủi ro bị nhiễm, lớn tuổi hay đã có bệnh và trẻ con nhỏ tuổi? Hay chỉ cấm ra khỏi nhà tùy khu vực thay vì cấm cả tiểu bang?”.

TT TRUMP CHO PHÉP GỌI LẠI CỰU QUÂN NHÂN

TT Trump đã chấp nhận cho bộ Quốc Phòng kêu gọi cựu quân nhân tình nguyện trở lại quân ngũ để giúp trong cuộc chiến chống COVID hiện nay.
Đã có ít nhất 10.000 cựu quân nhân tình nguyện xin trở về quân ngũ.

Cho đến nay, TT Trump đã huy động hơn 15.000 Vệ Binh Quốc Gia trên toàn quốc để giúp đối phó với dịch, một số lớn lo xây các bệnh viện dã chiến, nhất là tại New York.

MÁY THỬ NGHIỆM MỚI

Báo USA Today loan tin viện nghiên cứu Abbott Labs đã làm được máy thử nghiệm nhỏ bằng cái máy nướng bánh mì -toaster- trong nhà, có thể có kết quả trong 5 phút nếu bị nhiễm, hay 13 phút nếu không bị nhiễm. Công ty cho biết sẽ sản xuất cấp tốc để có thể thử nghiệm 50.000 ca một ngày, bắt đầu từ tuần tới.

Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc FDA đã phê chuẩn máy này.

NEW YORK KHÔNG XÀI MÁY BƠM HƠI THỞ

TT Trump trong một cái tuýt, đã tố giác tiểu bang New York đã giữ trong kho cả ngàn máy thở ventilators mà chính quyền liên bang đã gửi cho, không chịu mang ra xài.


Thống đốc New York Andrew Cuomo đã nhìn nhận chuyện này có thật, nhưng bào chữa ông muốn giữ trong kho vì hiện nay chưa cần đến khi cuộc tấn công của vi khuẩn chưa lên tới đỉnh cao mà ông tiên đoán sẽ xẩy ra trong vòng vài tuần nữa.

Thật là một giải thích quái lạ nhất. Có máy thử nghiệm để chữa bệnh mà không xài, để thiên hạ bị nhiễm rồi chết hàng loạt, rồi giải thích là số bị nhiễm chưa đủ mức cần xài. Chẳng lẽ thống đốc không muốn lấy máy ra để chặn sự phát tác của dịch, mà lại chống mắt ngồi coi thiên hạ chết, cố tình cất máy thử cho con số nạn nhân tăng lên tới mức ông cho là đỉnh thì mới xài sao?

Con số mới nhất, New York đã có hơn 60.000 người bị nhiễm và 1.100 người chết. Vậy mà thống đốc vẫn cho là chưa cần máy thở, là dụng cụ chữa trị quan trọng nhất. Phải đợi tới khi nào? Khi có 10.000 người chết? Hay 100.000 người?

Một quyết định ngu xuẩn nhất nếu không muốn nói là nham hiểm, mà TTDC im re, trong khi ra rả sỉ vả TT Trump lơ là, chậm chạp, bất tài,…

Ghi chú: quý độc giả sẽ không bao giờ thấy CNN chỉ trích thống đốc Andrew Cuomo đâu, vì em ruột thống đốc là Chris Cuomo, anh bình loạn gia suốt ngày chửi TT Trump trên CNN.

Anh Chris Cuomo vừa tung tin giựt gân mới: TT Trump sẵn sàng hy sinh người già để cứu kinh tế. Một tin từ trên trời rớt xuống, không cần bất cứ bằng chứng nào.

CNN và TTDC đang tung hô ‘ngôi sao’ mới Andrew Cuomo mà họ cho là có thể sẽ thay thế cụ lẩm cẩm Biden để ra đấu võ cùng TT Trump. TT Trump, ‘danh bất hư truyền’, đã đổ dầu vào lửa, nhận định ông Cuomo sẽ là một ứng cử viên khá hơn cụ Biden cho đảng DC.

BÁO ĐỘNG VỀ MÁY THỞ MÀ KHÔNG AI ĐỂ Ý

Một bài dài trên Fox đã cho biết các chính quyền Mỹ đã được báo động về tình trạng thiếu máy thở từ năm 2003, nhưng từ đó đến nay, cả ba tổng thống Bush con, Obama và Trump đều không làm gì hết.

Trường hợp TT Bush con được giải thích là ông quá bận với cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo quá khích.

Trường hợp của TT Obama (với cụ Phó Biden) trầm trọng hơn khi vừa nhậm chức, ông đã bị H1N1 tấn công năm 2009 và MERS đánh năm 2012, những vẫn chẳng làm gì hết. Đã vậy, có bao dự trữ chiến lược về găng tay, khẩu trang, máy thở còn lại,... cũng xài hết ráo, mà không bổ sung lại, để rồi bây giờ tố TT Trump thiếu chuẩn bị.

TT Trump thì nhậm chức ba năm nay nhưng chưa có dịch nào đánh cho tới nay, nên cũng không chú tâm.

MỸ CÓ CẢ TRIỆU MẶT NẠ NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC DÙNG

Tin báo WaPo cho biết có ít nhất một kho chứa 1,5 triệu mặt nạ N95, nhưng không ai được sử dụng vì… quá hạn, tại tiểu bang Indiana.

Chuyện báo WaPo không bàn là ngay tại Cali, là thành trì kiên cố nhất của khối cấp tiến của thống đốc DC Gavin Newsom đã có không phải 1,5 triệu, mà tới 21 triệu khẩu trang quá hạn nằm trong nhà kho. Gấp 14 lần con số của Indiana, nhưng WaPo lôi chuyện Indiana ra nói vì đó là tiểu bang mà PTT Pence trước đây đã là thống đốc. Vẫn chỉ là một cố gắng bôi bác chính quyền Trump như thông lệ.

Bộ Y Tế và bộ An Ninh Lãnh Thổ đang tìm cách mang các kho này ra phân phát cho những ai đang cần, nhưng không làm được, chỉ vì luật lệ rườm rà từ đời nào đó cấm không cho chính phủ sử dụng hàng ‘quá hạn’.

Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích chuyện phi lý này vì mặt nạ thì làm sao có quá hạn được, nhất là nhiều cơ quan có sẵn thuốc khử trùng để tẩy trùng nếu có trên mặt nạ. Hiện nay, không ai biết có cách nào mang cái kho này ra sử dụng được, ngoài cách thay đổi luật, là điều không dễ dàng và mất thời giờ điều đình với các dân biểu, nghị sĩ, nhất là khối DC đang cố chống phá TT Trump bằng mọi cách.

Đây là một bằng chứng cụ thể khác của những luật lệ rườm rà hết sức vô lý trong chế độ Nhà Nước Vú Em mà TT Obama đã củng cố tối đa trong tám năm của ông. TT Trump trong ba năm qua đã gỡ bỏ cả ngàn nhưng vẫn còn cả vạn chưa xóa bỏ được.

TC BÁN HÀNG DỎM MÀ THẾ GIỚI VẪN PHẢI MUA

Tây Âu trong cơn khủng hoảng dịch, đã hối hả đặt mua cả trăm triệu bạc tiền dụng cụ thử nghiệm từ TC. Kết quả đã là một tai họa.

Tây Ban Nha, Tiệp Khắc và Hòa Lan đã trả lại cả ngàn máy thử nghiệm do TC sản xuất vì tỷ lệ chính xác chỉ có dưới 20%. Tức là thử 10 lần thì 8 lần kết quả sai.

Đây là một gáo nước lạnh đổ lên đầu phe cấp tiến trong xã nghĩa Tây Âu khi dư luận ồn ào ca tụng việc TC cung cấp máy thử cho Âu Châu là một đóng góp vĩ đại và gương mẫu của Trung Cộng vào nỗ lực chống vi khuẩn chung của cả nhân loại. Báo Washington Post đăng bài của cựu đại sứ của TT Obama tại Nga, ca tụng Trung Cộng đã là một gương sáng mà Mỹ nên học theo.

Chính quyền TC trước đây đấm ngực khoe công, bây giờ uốn lưỡi giảng giải đây là hàng của các công ty tư nhân Tầu, không liên hệ gì đến chính phủ.

Dù vậy, Mỹ cũng vẫn vừa nhận được 10 triệu găng tay cho bệnh viện, và 130.000 khẩu trang N95 mà Mỹ đặt mua từ Trung Cộng. Đây là số hàng đầu tiên, và sẽ còn có khoảng 20 đợt tương tự trong những ngày tới. Những hàng này không phải là máy thử nghiệm hay máy thở nên dù có sản xuất tại TC thì cũng không hại như máy thử nghiệm.

Việc Mỹ vẫn lệ thuộc vào hàng sản xuất tại TC là hậu quả tất nhiên của chính sách kinh tế của TT Obama, chấp nhận sách lược ‘gia công’ của các đại công ty Mỹ, bán cái cho TC việc sản xuất hàng hóa cho các nước chậm tiến vì giá thành thấp và lợi nhuận cao.

CDC BỊ CẮT NGÂN SÁCH

Phe DC, đồng minh TTDC, và nhất là cụ Biden, nhất loạt lên án TT Trump phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ COVID tấn công nước Mỹ.

Cái tội lớn nhất là đã cắt ngân sách của các cơ quan lo phòng bệnh, kiểm dịch, đặc biệt là Trung Tâm Kiểm Dịch, Center for Disease Control, CDC.

Nếu quý độc giả muốn hiểu rõ vấn đề thì đây là sự thật: chính quyền Obama, mà cụ Biden làm phó tông tông, đã liên tục đề nghị cắt tiền các cơ quan này, và đã thực sự cắt tiền trong các ngân sách trong suốt mấy năm cuối trào.

Theo nghiên cứu của hãng thông tấn Associated Press, không phải là cơ quan truyền thông có cảm tình gì với TT Trump đâu, đây là những con số chính thức về những cắt ngân sách của CDC:

- 2011: ngân sách của CDC là 6,46 tỷ đô, với 317 chương trình y tế khác nhau.
- 2012: TT Obama cắt 72 triệu;
- 2013: cắt 569 triệu;
- 2014: cắt 270 triệu;
- 2015: cắt 414 triệu;
- 2016: (không rõ?);
- 2017: cắt 251 triệu (đây là ngân sách cuối cùng của TT Obama, được thảo tháng 7/2016, trước cuộc bầu cử tổng thống năm đó).

Trong khi đó, ngân sách của CDC trên thực tế đã tăng dưới trào TT Trump:

- 2019: tăng 262 triệu;
- 2020: tăng 420 triệu.

Ý ĐẠT KỶ LỤC KINH HOÀNG

Ngày Thứ Bẩy vừa qua, Ý đã đạt kỷ lục hơn 10.000 người chết, cao nhất thế giới, không kể con số thấp hơn của Trung Cộng mà không ai tin.

Ý đã có những biện pháp kiểm soát gắt gao nhất thế giới. Cấm không ai được ra đường, nếu bị bắt sẽ bị phạt 3.000 Euros. Nếu bất đắc dĩ phải lái xe ra đường, bắt buộc không được quá hai người trong xe, một người lái, và một người ngồi ghế sau, cả hai phải đeo mặt nạ.

Dù vậy, tỷ lệ bị nhiễm và tử vong vẫn cao nhất (11%) vì hệ thống y tế bết bát nhất thế giới, thiếu tất cả mọi thứ như bệnh viện, bác sĩ, thuốc men, máy thở, máy thử nghiệm, khẩu trang,… Một kết quả của hệ thống y tế quốc doanh theo chủ trương xã nghiã văn minh của Tây Âu.

Các xứ Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Tây Ban Nha,… đều có số nhiễm và tử vong cao hơn gấp bội Mỹ. Tỷ lệ tử vong trung bình 5%-6%.

TTDC VẪN XUYÊN TẠC

TTDC tiếp tục loan những tin bi quan nhất trong khi vẫn tràn ngập bài công kích TT Trump, đủ kiểu, đủ chuyện. TTDC ngày càng hoảng hốt khi thấy các thăm dò đưa ra hình ảnh một TT Trump đang săn tay áo đánh nhau với vi khuẩn, được hậu thuẫn ngày càng cao của dân Mỹ.

Trong cái rừng tin kinh hoàng, cũng có tin TT Trump khuyến cáo duy trì các biện pháp cách ly tối thiểu cho tới ít nhất là cuối Tháng Tư. WaPo dĩ nhiên mỉa mai TT Trump lại phải tháo lui vì đã bốc phét quá trớn khi trước đây ông cho biết sẽ tháo gỡ những biện pháp cấm cung trước Lễ Phục Sinh.

Vẫn lập luận xuyên tạc cố hữu. Trước đây TT Trump đã nói rất rõ ông “rất thích (would love to) có thể tháo bỏ bớt những biện pháp quá gắt, tuy nhiên mọi sự sẽ tùy thuộc tình hình trong hai tuần tới”. Tất cả băng video cũng như bài báo về câu tuyên bố của TT Trump vẫn còn đó, nhưng TTDC và vài cụ thông ngôn, vẫn khư khư tố TT Trump nói chắc như đinh đóng cột sẽ gỡ bỏ hết các biện pháp cách ly trước Lễ Phục Sinh, để vi khuẩn tự do hoành hành. Dĩ nhiên với chủ ý công kích TT Trump. Bây giờ, TT Trump khuyến cáo duy trì cách ly tới cuối tháng thì lại quay qua bôi bác TT Trump de lui, chứng tỏ ông chẳng biết mình đang làm gì.

Ở đây cần ghi nhận là tổng thống chỉ có quyền khuyến cáo hay đưa ra những hướng dẫn thôi, chứ việc ra lệnh cấm cung hay tháo gỡ thuộc thẩm quyền các chính quyền tiểu bang và địa phương.

Đài CBS ngày 25/3 loan tin COVID tấn công Mỹ tàn bạo, nhất là tại New York, với cảnh bệnh viện bị tràn ngập vì quá tải.

Có vấn đề gì không? Thưa quý vị, hình ảnh CBS đưa lên không phải là hình ảnh bệnh viện Mỹ tại New York ngày 25/3, mà là của bệnh viện của Ý ngày 22/3.

Như vậy có đúng theo định nghĩa fake news chưa nhỉ?


KHI BÁC SĨ BÀN CHUYỆN KINH TẾ

Trong giới y khoa, đã có rất nhiều bác sĩ đã về hưu, tình nguyện ra làm việc lại với các bệnh viện hay bộ Y Tế để giúp chống dịch. Bên Anh, chính phủ đã kêu gọi các bác sĩ về hưu ra làm việc lại, cũng ra lệnh các sinh viên y khoa năm cuối bỏ học, bỏ thi đi làm việc tại các bệnh viện ngay. Hơn bao giờ hết, lúc này là lúc thế giới cần bác sĩ nhất, kể cả bác sĩ đã về hưu.

Nhưng cần bác sĩ để giúp phòng và chữa bệnh dịch, chứ không cần họ ngồi chê bai chỉ trích chuyện chính chị chính em, công kích các tổng thống và thủ tướng đang bù đầu cứu dân, hay giảng giải về suy trầm hay suy thoái kinh tế mà họ hoàn toàn mù tịt, mù tịt chẳng những trên phương diện chuyên môn, mà còn mù tịt vì họ không có những dữ kiện kinh tế mà các tổng thống hay thủ tướng đang cân nhắc. Mà hình như đây lại là thú vui của một nhóm bác sĩ tỵ nạn về hưu rất rảnh, muốn kiếm chuyện bàn, tiêu khiển qua ngày.

Chuyện tiếu lâm là một quyết định kinh tế của một quốc trưởng, làm việc với cả chục, cả trăm chuyên gia kinh tế tài chánh thượng thặng nhất nước, nghiên cứu cả triệu dữ kiện, lại bị một vài ông tuy có bằng vĩ đại là bác sĩ y khoa cách đây nửa thế kỷ nhưng chưa học qua lớp kinh tế mẫu giáo, công kích là sai lầm, hay tế nhị hơn là… đáng lo. Quý cụ đó quên mất cái lo của quý cụ, tổng thống và các chuyên gia đã lo trước từ khuya rồi. Mà chẳng phải là TT Trump không đâu, mà cả TT Pháp, thủ tướng Anh, thủ tướng Đức, thủ tướng Nhật, thủ tướng Canada, cả chục thống đốc ngân hàng trung ương trên thế giới, cả World Bank và IMF,… tất cả đều sẵn sàng tung cả tỷ tỷ ra để cứu nguy kinh tế thế giới. Chưa hết đâu, quốc hội Mỹ đang nghiên cứu một gói kích cầu kinh tế không biết mấy ngàn tỷ nữa đó, các cụ ơi.

Như đã viết trên bài về hậu quả kinh tế của vi khuẩn tuần này, ông Ben Bernanke, cựu chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã cho rằng Mỹ sẽ trực diện suy thoái kinh tế khá nặng nhưng cũng rất ngắn hạn và cũng sẽ phục hồi rất nhanh.

Một ‘đại bác sĩ’ tỵ nạn phán Mỹ là xứ “trên răng dưới lựu đạn”, nên cái gói kích cầu của Trump sẽ khiến cả nước nổ tan tành. Xin lỗi ông bác sĩ, Mỹ không phải, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là xứ ‘trên răng dưới lựu đạn’. Kinh tế Mỹ là kinh tế mạnh và chắc nhất thế giới, từ tài nguyên thiên nhiên đến tài trí của dân đến sáng suốt của lãnh đạo, từ lãnh đạo chính trị đến lãnh đạo kinh tế, tài chánh, kinh doanh, khoa học, y tế, giáo dục,… không một xứ nào khác so sánh được, đã trải qua một suy trầm khổng lồ kéo dài 3 năm, (1929-30-31) và qua 33 suy thoái, lần cuối cùng là 2008-09, nhưng vẫn là đại cường kinh tế mạnh nhất thế giới.

Kẻ này xin có lời khuyến cáo cụ tỵ nạn tại Mỹ lo sợ tiền tung ra như vậy sẽ rất tai hại, là cụ có cách giúp giảm tai hại: cụ chỉ cần hoàn trả cái chi phiếu cụ sắp nhận được về lại cho Sở Thuế IRS thôi và cổ võ các lão đồng chí của cụ cũng làm như vậy. Cụ dám làm không, thưa cụ? Hay là tiền của ông ‘Đô-La Chum’ dù sao cũng vẫn thơm lắm, bất kể hại tới đâu.

Trong tất cả các nghề, bác sĩ chắn chắn là cao cả, đáng tôn kính hơn hết vì nghề của họ là đi cứu người. Chuyện họ không lo cứu người mà lo làm ‘bà Tám’ thì là chuyện khác.

Vũ Linh
VỊ TỔNG THỐNG CÔ ĐƠN..

Image may contain: 2 people, possible text that says 'PRAY FOR PRESIDENT TRUMP God, help me to save our nation and protect the American people Amen.'
Đứng trước đại nạn dịch Viêm Phổi Vũ Hán đang bủa vây nước Mỹ và cả Thế Giới.

***TT.Trump những ngày qua đã không ngừng viết những lời Tweet lạc quan khuyến khích toàn dân cùng nhau đoàn kết vượt qua những khó khăn hiện nay.

***Tiền giúp đỡ dân Mỹ chống dịch Chinese virus TT.Trump đã nâng lên $2000 một người và dành thêm 300 tỷ giúp tài trợ các doanh nghiệp nhỏ.

***Mặc cho phía Đảng Dân Chủ cố tìm cách trăm phương ngàn kế để đổ lỗi cho ngài và hãm hại ngài.

***Mặc cho đám truyền thông nhà báo không ngừng đưa những thông tin giả dối xuyên tạc về ngài.

***Mặc cho thằng Tàu Cộng chơi trò đểu đã lật đổ nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đỉnh cao mà ngài đã gầy dựng nên gần 4 năm qua.

TT.Trump vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không hề sợ hãi, không lùi bước trước những khó khăn. Ngược lại, ngài đã không ngừng thúc đẩy lòng nhiệt huyết yêu nước của dân Mỹ. Ngài đang gìn giữ đất nước đoàn kết sát cánh bên nhau vượt qua cơn đại dịch và đã mang Thượng Đế trở về lại trong trái tim mỗi người chúng ta.

WE LOVE YOU MR PRESIDENT!
God bless you and God bless America 🇺🇸♥️🇺🇸
CHIÊM NGHIỆM CÂU: "TRỜI KÊU AI THÌ NẤY DẠ" .

'' Trời kêu ai nấy dạ'' là một câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe nhiều người dùng. Câu này được sử dụng khi nào ?

Đó là khi một người nào đó cảm thấy cái chết của một số người khác hay của chính họ thật quá dễ dàng và đơn giản, và con người dường như nhỏ bé trước tiếng gọi của tử thần.

Như khi thấy một người nào đó đang đi đường trong mùa mưa bão, bỗng đâu một nhánh cây văng ra và bay đập vào đầu người ấy rồi mất mạng. Hoặc giữa dịch bệnh, biết bao nhiêu con người, vậy mà tự nhiên người kia vô tình gặp gỡ người bệnh dịch, rồi bị người ấy lây bệnh, điều trị không khỏi, và mất mạng......

Đứng trước nhiều trường hợp bất khả kháng vậy, con người thường nói một câu an ủi là :

''Thôi trời kêu ai thì nấy dạ, hay sống chết có số'' .
'' Hãy cứ an vui mà sống đi, không nên quá lo lắng ''.

Rõ ràng, với câu nói này thì ít nhiều gì cũng làm cho người nói và người được nghe yên tâm phần nào, an ổn và vui vẻ sống tiếp trước những thiên tai, dịch bệnh, hay các rủi ro,....

Nhưng sự thật thì có một ông trời nào quản lý về thọ mạng của con người hay không? Vấn đề này có lẽ chúng ta sẽ bàn trong một chủ đề khác.

Tuy nhiên có một điều chắn chắn là thọ mạng của một người bị chi phối bởi nhân quả sống của người ấy trong vô lượng kiếp sống trong quá khứ, và tiếp tục ở kiếp hiện tại này. Thậm chí cả hình thức chết cũng bị chi phối bởi nhân quả sống của người ấy. Như người thì chết đuối, người tai nạn, người bị dao đâm, người bị đạn bắn, người trúng độc, người bị treo cổ, người bị ám sát, người bị hãm hiếp, người bị nhiễm virus corona, ...Tất cả đều do nhân quả riêng của mỗi người mà ít ai giống ai.

Một số nhân nếu gieo để được thọ mạng dài hoặc có cái chết an ổn là:

1. Sống với Tâm Từ, Tâm Bi

2. Sống mà không làm tổn hại mạng sống các loài khác.

3. Thường bố thí thuốc men, đồ ăn cho chúng sinh khác đang cần.

4. Người thường có thói quen đi phóng sinh cứu vật, giúp người hoạn nạn,...

5. Người nào hay ăn chay, ít ăn mặn, cũng được quả phúc sống thọ.

6. Người mở quán chay, khuyên người ăn chay, bớt sát sinh,... Cũng được quả sống thọ.

7. Người sống biết giữ gìn bảo vệ môi trường như hạn chế thải rác nhựa, đổ xà phòng, hoá chất độc ra môi trường.. Người sống tốt như thế cũng là đang gieo nhân thọ mạng dài hơn.

8. Người yêu thiên nhiên, thích trồng rừng, bảo vệ cây cối,.. Người này cũng đang gieo nhân thọ mạng dài... 

Nói chung sẽ còn rất nhiều nhân nữa. Và ngược những nhân trên, thì đang gieo nhân để có thọ mạng ngắn lại.

Việc pha trộn các hành động sống của một con người như thế trong vô lượng kiếp sẽ hình thành nên thọ mạng của một con người trong kiếp hiện tại. Tuy nhiên, ở kiếp hiện tại chúng ta vẫn có thể tu tập các thiện nghiệp để bổ xung vào quả thọ mạng mà chúng ta đã gieo ra trong vô lượng kiếp.

Tuy nó ít so với một chuỗi dài sự sống chúng ta đã gieo ra trong vô lượng kiếp, nhưng đây là cách tốt nhất mà một người hiểu đạo có thể làm, mà không có cách nào khác tốt hơn. Tuy hơi muộn, nhưng người nào bắt đầu đi thì sẽ tốt hơn rất nhiều so với một người sống buông xuôi mà chẳng làm gì cả.

Như Nhiên - TTT
Namo Buddhaya
Quyền được thử (Right to Try)

Đó là một khoảnh khắc xúc động vào ngày 30/05/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ôm chặt lấy Jordan McLinn, một cậu bé đang chiến đấu với chứng rối loạn cơ bắp quái ác, nói lời động viên: "Nếu ông nhìn được [ngon lành] như thế, ông đã là Tổng thống từ mười năm trước. Nếu ông có khuôn mặt đó. Nếu ông có mái đầu tóc đó, ông đã là tổng thống lâu rồi. Thật tuyệt."

Ngay trước đó, ông đã ký thông qua luật Quyền được thử (Right to Try), cho phép các bịnh nhân nan y như Jordan được tiếp cận các biện pháp điều trị y tế đang trong giai đoạn thử nghiệm mà chưa được Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm (FDA) phê duyệt. Nó giúp bỏ qua quá trình kiểm nghiệm và chuẩn thuận tốn nhiều thời gian và thủ tục pháp lý của FDA, để các bác sỹ nhanh chóng tiến hành điều trị cho các bịnh nhân nan y đang gánh chịu đau đớn, giúp họ có thể sớm thử nghiệm các loại thuốc có khả năng cứu sống họ mà không cần phải chờ đợi nhiều năm để loại thuốc đó được bán rộng rãi trên thị trường, khi mà họ có thể đã yên giấc ngàn thu trong một nghĩa trang nào đó.

"Hàng ngàn người Mỹ mắc bịnh nan y cuối cùng sẽ có hy vọng, và cơ hội chiến đấu [với bịnh tật], và tôi nghĩ đó sẽ là cơ hội tốt hơn để họ sẽ được điều trị, họ sẽ được giúp đỡ, và có thể ở với gia đình họ dài lâu hoặc có thể chỉ là được ở lại lâu hơn." - Ông Trump tuyên bố lý do tại buổi lễ ký thông qua luật.

Thời điểm đó, ông Trump cũng hứng chịu rất nhiều chỉ trích vì quyết định táo bạo của mình, nhiều người lên án ông vì đã mang đến "hy vọng giả tạo" (false hope). Nhưng đối với các đối với các bịnh nhân nan y, những người không có nhiều lựa chọn trong thời khắc sanh tử, đó thực sự là một tia sáng cuối đường hầm, một hy vọng thiết thực trong hành trình mưu cầu sự sống mong manh.

Hiện tại, chuyện tương tự đang lặp lại trong tâm bão của đại dịch Chinese virus. Tuần trước, Tổng thống Trump thắp lên hy vọng khi loan báo thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine và chloroquine cùng thuốc kháng sinh azithromycin "có cơ hội thực sự là một trong những nhân tố đóng vai trò thay đổi cuộc chơi lớn nhứt trong lịch sử y học." Ngay sau đó, FDA đã chuẩn thuận việc sử dụng chloroquine làm dược phẩm điều trị thử nghiệm cho các bịnh nhân nhiễm Chinese virus. Một lần nữa, truyền thông dòng chánh chỉ trích ông kịch liệt vì "dám qua mặt chuyên gia". Một lần nữa, các bịnh nhân TDS (Trump Derangement Syndrome) lên án ông vì đã lại mang đến "hy vọng giả tạo".

Nhưng, với sự cương quyết của mình, ông Trump kêu gọi hành động: "Hãy cùng chờ xem nó hiệu quả ra sao. Có thể có. Cũng có thể không.", đồng thời khẳng định: "Tôi đã chỉ đạo FDA loại bỏ các quy tắc rườm rà và thủ tục quan liêu để công việc có thể tiến hành nhanh chóng, mau lẹ."

Tố chất của một lãnh đạo hàng đầu là trực giác nhạy bén và khả năng ra quyết định (make decision) trong hoàn cảnh khó khăn dưới áp lực cao, đồng thời là tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm (responsibility) và giải trình (accountability) cho những hệ quả của quyết định đó. Và ông Trump đã cho thấy bản lãnh của một nhà lãnh đạo quyết đoán là như thế nào!

Để rồi hôm nay, sau những ngày thử nghiệm lâm sàng với kết quả khả quan, FDA đã chánh thức chuẩn thuận việc sử dụng khẩn cấp hai loại thuốc hydroxychloroquine và chloroquine trong việc điều trị bịnh do Chinese virus gây ra. Theo đó, các loại thuốc này sẽ được phân phối và kê toa một cách thích hợp cho các bịnh nhân trên 13 tuổi, bởi các bác sỹ chuyên khoa. Mặc dù, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ thừa nhận, vẫn cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng để cung cấp thêm bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị của hai loại thuốc này, nhưng có thể thấy, như lời Bộ trưởng Alex Azar: "Tổng thống Trump đang tiến hành mọi bước đi có thể để bảo vệ người Mỹ khỏi Coronavirus và mang đến cho họ hy vọng."

Và trên cả hy vọng, đó còn là Quyền được thử, Quyền mưu cầu sự sống!

(Fb Minh Pham)
Thụy Điển sử dụng chiến lược miễn dịch cộng đồng

Không phong tỏa, không cách ly, chỉ đưa ra lời khuyên, Thụy Điển dường như không công khai nhưng đã thể hiện chiến lược miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19.

Theo Wall Street Journal (WSJ), các khu trượt tuyết, nghỉ dưỡng, nhà hàng vẫn mở cửa, cuộc sống ở Thụy Điển diễn ra một cách bình thường với các khu mua sắm chật kín người.

Ít người biết rằng Thụy Điển đã ghi nhận 4.028 ca nhiễm Covid-19 và 146 ca tử vong, tính đến ngày 30.3.

Sau khi Anh đã phải thay đổi chiến lược, áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc, Thụy Điển và Hoà Lan là những quốc gia hiếm hoi còn lại ở châu Âu có cách tiếp cận khác biệt với đại dịch.

Thụy Điển chỉ khuyến cáo người dân thận trọng, đưa ra các chỉ dẫn và còn lại trông chờ vào hi vọng, xem vài tuần trước chuyện gì sẽ xảy ra, theo WSJ.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven.

Sau một mùa đông dài, đường phố ở thủ đô Stockholm phủ kín bởi những quán cà phê, quán bar ngoài trời. Người dân Thụy Điển tận hưởng những ngày cuối tuần thư giãn, tập trung ở khu phố cổ để đón thời tiết ấm áp.

Thụy Điển cho đến nay chỉ áp đặt lệnh cấm tụ tập hơn 50 người, yêu cầu nhà hàng, quán bar chỉ phục vụ cho khách hàng có chỗ ngồi, tránh tình trạng tập trung quá đông.

Theo WSJ, dù không thừa nhận, Thụy Điển đang áp dụng chiến thuật hướng đến miễn dịch cộng đồng, vừa xây dựng hàng rào tự nhiên ngăn virus, vừa tránh để những hệ quả của đại dịch ảnh hưởng đến kinh tế.

Hiện chưa rõ cách tiếp cận của Thụy Điển có thành công hay không, nhưng 4.028 ca nhiễm Covid-19 trên tổng số 10 triệu dân là tương đối lớn. Một quốc gia ở châu Âu khác là Áo có số dân 8,8 triệu người, ghi nhận 9.200 ca nhiễm Covid-19 và đã ban bố tình trạng phong tỏa.

Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học thuộc Cơ quan Y tế Công đồng Thụy Điển nói rằng để virus lây lan với tốc độ chậm nhất, hạn chế tối đa tác động đến người già và người dễ bị tổn thương. Đây là cách để cộng đồng hình thành kháng thể tự nhiên.

Hai tuần tới sẽ xác định liệu cách tiếp cận của Thụy Điển có thể thành công, hoặc là mọi thứ sẽ diễn ra bình thường, hoặc là chính phủ Thụy Điển phải áp đặt các biện pháp siết chặt mới”, bác sĩ Cecilia Söderberg-Nauclér, công tác tại bệnh viện Karolinska, nói.

Cô dự đoán chính phủ sẽ phải áp đặt biện pháp siết chặt vì tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Thụy Điển không xét nghiệm, không cách ly các ca nhiễm nên rất khó chặn đứng bệnh dịch.

Thụy Điển hiện khuyến cáo người dân nếu có triệu chứng nhiễm virus thì hãy ở nhà. “Chúng tôi muốn giảm tốc độ lây lan của bệnh dịch đến khi đạt đỉnh, và nếu mức đỉnh không quá nghiêm trọng thì mọi chuyện sẽ diễn ra bình thường”, chuyên gia Tegnell nói.

Khác với làn sóng phản đối ở Anh, một cuộc khảo sát hồi tuần trước cho thấy 80% người dân Thụy Điển ủng hộ cách chống dịch của Thủ tướng Stefan Löfven, trong đó ông Löfven kêu gọi sự tự giác của người dân.

Ở Stockholm, nhiều người đã chủ động tránh nơi đông người hơn. Hoạt động vận tải công cộng chỉ còn hoạt động với công suất bằng 50% so với bình thường.

Vấn đề nằm ở chỗ khác biệt văn hóa giữa Thụy Điển và các quốc gia châu Âu khác như Italia. Ở Thụy Điển, các thế hệ trong gia đình không tương tác, tiếp xúc với nhau nhiều, từ đó tốc độ lây lan virus cũng rất khác, theo WSJ.

Người Thụy Điển cũng có thói quen sống riêng, dù là ở một mình, hơn là quây quần bao gồm nhiều thế hệ trong cùng một mái nhà.

Mặc khác, giới chức Thụy Điển cũng phải cân nhắc hệ quả của việc phong tỏa so với những tổn thất kinh tế. Nói cách khác, nếu tình hình không trở nên nghiêm trọng, giới chức Thụy Điển sẽ không áp đặt biện pháp mạnh chống virus.

“Đây là một cách tiếp cận tiềm ẩn rủi ro đối với người dân”, Joacim Rocklöv, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Umeå, một trong số những người chỉ trích chiến lược chống dịch của chính phủ, nói. “Thật rủi ro khi để người dân tự quyết định sự an toàn của bản thân mà không có bất ky` hạn chế nào”.

Ông Rocklöv nói theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng chỉ càng tạo sức ép cho hệ thống y tế và kết quả là có một lượng lớn người tử vong.

VietBF © sưu tầm

Blog Archive