"Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tái phân phối của cải bằng cách lấy tài sản của 1% những người siêu giàu trên thế giới và chia đều cho tất cả mọi người?"
1/ Trả lời bởi: Joe James (https://qr.ae/pNy8kR)
Đưa mỗi người trên trái đất một con gà.
-75% người biết rằng con gà quay thì ngon, nên quyết định mang con gà đi quay và có bữa ăn tối thịnh soạn. Hôm sau, họ lại đói.
-24% người nhận ra rằng con gà có thể đẻ trứng. Vì vậy, họ nuôi nó và lấy được một quả trứng mỗi ngày trong vài năm, cho đến đi con gà này chết.
-1% còn lại tìm ra rằng nếu ghép đôi gà trống và mái với nhau, họ có thể có đàn gà con. Chỉ trong vài năm, họ có dư thừa lượng gà và trứng để ăn.
Vì vậy, nếu bạn làm chuyện chia đều tài sãn, sẽ chẳng có gì xảy ra cả. Mọi thứ trên thế giới sẽ quay trở về lúc đầu.
2/ Trả lời bởi: César Neves (https://qr.ae/pNy8kG)
Có một câu chuyện như thế này:
- Một ngày đẹp trời, thầy giáo bỗng nhiên muốn làm 1 thứ gì mới lạ. Cuối giờ làm bài kiểm tra, ông thông báo:
“Để công bằng, thầy sẽ cộng điểm của tất cả các em, chia lấy trung bình để cho mổi người cùng một điểm số”.
Đương nhiên, học sinh sáng dạ nhất không vui và đa số học sinh lười biếng thì trong lòng nở hoa.
- Trong bài kiểm tra thứ hai, thầy giáo lại làm vậy và điểm trung bình giảm đi. Lần này, học sinh giỏi không còn nỗ lực làm bài vì nỗ lực của họ không được công nhận.
- Đến bài kiểm tra thứ ba, điểm trung bình quá thấp và tất cả lớp phải học lại.
- Tại sao? Đơn giản vì học sinh giỏi không còn cố gắng chăm chỉ và học sinh lười biếng lại lười biếng hơn khi biết sẽ được giúp đỡ.
Do đó, sự chăm chỉ cần được công nhận và người lười biếng cần nỗ lực hơn. Tôi không đề cập đến những ngoại lệ như: người dùng thủ đoạn bất chính kiếm tiền hay người không thể lao động vì nhiều ly do.
- Nếu lấy những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người kiếm được để chia cho người (có thể) không xứng đáng, thì thay vì giúp ổn định xã hội, ta sẽ càng khiến nó mất cân bằng.
3/Trả lời bởi: Rob Weir (https://qr.ae/pNy84L)
- Chúng ta sẽ sớm quay lại tình trạng bây giờ, chắc chắn chỉ trong vòng một thế hệ.
-Vấn đề ở đây là người ta nghèo vì họ không có phương tiện kiếm tiền. Tặng khoản tiền lớn đột ngột thì họ sẽ tiêu xài hết, mà không hề làm việc năng nỗ hơn. Hết tiền, họ lại nghèo. Tương tự, người giàu dư dả vì họ có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà các cá nhân khác muốn mua. Lợi thế này sẽ không mất đi khi họ bị lấy mất 1 phần của cải (đương nhiên, việc mất của cải liên tục sẽ làm giảm động lực lao động của họ và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực cho tất cả mọi người, bao gồm cả người nghèo).
- Có nhiều nguồn dữ liệu về hiện tượng này. Một nghiên cứu về người trúng xổ số ở Florida, cho thấy những người này có tỉ lệ phá sản cao gấp đôi bình thường. (Why Lottery Winners Go Bankrupt)
Một nghiên cứu khác về sự kiện rút thăm tái phân chia đất đai tại Georgia vào năm 1832. Theo dõi tình trạng kinh tế của hộ gia đình qua nhiều thế hệ, để xem người đã thắng phần đất trở nên giàu có hay không. Và kết quả là không. (Would a Big Bucket of Cash Really Change Your Life?)
Ví dụ khác về sự tái phân phối đất ở Zimbabwe. Ruộng đất của người giàu có bị tịch thu và đem chia cho người nghèo. Điều này đã dẫn tới nạn đói diện rộng vì người nghèo không biết cách tận dụng mảnh đất được cấp cho. (After Zimbabwe's Land Revolution, New Farmers Struggle and Starve)
* Ảo tưởng về việc tái phân chia của cải phần nào giải thích sự thất bại trong nhiều thập niên, khi những nước phát triển cố gắng viện trợ cho nước nghèo hơn.
* Thể chế quan trọng. Văn hóa quan trọng. Thói quen, Pháp luật và Giáo dục quan trọng. Còn của cải ư? Chúng ta đang nhầm lẫn kết quả với nguyên nhân. Buộc con gà trống gáy ò ó o để mong mặt trời mọc.
QR
Fb Hoang Giang)
No comments:
Post a Comment